Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 08.09.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 08.09.2019

in PHỤ NỮ on 3 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 08.09.2019

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ III.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 8.
  3. Câu gốc: “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao; sự oai nghi Chúa hiện ra trên các từng trời!” (Thi thiên 8:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 22-28.
  5. Thể loại: Sinh nhật (Ca ngợi – Cảm tạ).

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong Quý 3 (tháng 7,8,9) trước một tuần lễ; bổ sung tên những người còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-têm… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

THẮP NẾN SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầu vào như nến bằng giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

Ví dụ về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống một lượt 2 ly nước”, hoặc “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời người hát tặng bạn một bài”…


* TRÒ CHƠI DÀNH CHO TẬP THỂ.

CHÚA CHỮA LÀNH

– Cách chơi: NHD chỉ vào đầu mình và nói: “Chúa chữa đầu tôi” mọi người lập lại và xoa vào đầu. NHD chỉ vào bụng: “Chúa chữa bụng tôi” mọi người xoa bụng và lập lại.

Sau đó NHD có thể chỉ vào bụng mà nói: “Chúa chữa đầu tôi”. Mọi người phải xoa bụng và nói: “Chúa chữa bụng tôi”. Ai làm hoặc nói sai sẽ bị phạt.

DÂNG HIẾN.

– Cách chơi: chia số người thành nhiều nhóm.

NHD thông báo một thiên tai vừa xảy ra hoặc một người hoạn nạn cần sự cứu trợ. Ban cứu trợ cần một số vật dụng như: giầy, dép, sổ, viết, hoa, lá… Sau tiếng còi xuất phát quyên góp, nhóm nào về trước và mang nộp đủ số lượng là nhóm ấy thắng cuộc.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để cá hấp, thịt hấp được tươi ngon: Khi hấp cá thịt, nên chờ nước sôi mới cho cá, thịt vào. Tránh thêm nước trong quá trình hấp.

– Để cá chiên rán thơm, bùi: Trước khi rán nên xóc cá với chút giấm, để 5 phút mới cho vào chảo dầu.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI.01.9.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI.01.9.2019

in NAM GIỚI on 26 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 01.09.2019.

  1. Đề tài: TÌNH YÊU THƯƠNG TỐI THƯỢNG.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 13:4-7.
  3. Câu gốc: “Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự” (1Cô-rinh-tô 13:7).
  4. Đố Kinh Thánh: 2Giăng, 3Giăng, Giu-đe.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.01.9.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.01.9.2019

in Thanh niên on 26 Tháng Tám, 2019

 Chúa nhật 01.9.2019.

  1. Đề tài: TỘI NHÂN ĐƯỢC CỨU.
  2. Kinh Thánh: Giăng 8:1-11.
  3. Câu gốc: “Ta cũng không định tội ngươi, hãy đi, đừng phạm tội nữa” (Giăng 8:11b).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 01.09.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 01.09.2019

in PHỤ NỮ on 26 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 01.09.2019

  1. Đề tài: ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG KHỦNG HOẢNG.
  2. Kinh Thánh: Công vụ 21:17-40; 22:25; 23:11,37-39a.
  3. Câu gốc: “Hãy giục lòng mạnh mẽ, ngươi đã làm chứng cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem thế nào, thì cũng phải làm chứng cho Ta tại thành Rô-ma thế ấy” (Công vụ 23:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 19-21.

5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: PHỎNG VẤN.

  1. Chọn một người đóng vai Phao-lô, và một người làm phóng viên.
  2. Dựa trên tài liệu tham khảo, phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra những câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và trả lời đều phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.
  3. Trong phần đúc kết, “Phao-lô” sẽ tóm tắt nội dung bài học và đưa ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của Lời Chúa vào đời sống hằng ngày. Sau đó, tất cả đứng lên và mời một người thay mặt các bạn cầu nguyện.

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

(Sau khi người hướng dẫn giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới đi lên và Phao-lô bước ra).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Phao-lô!

– Phao-lô: Chào các cháu!

– Pv: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho ban phụ nữ trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng và hoan nghênh cụ. Cháu xin phép hỏi cụ về những điều cụ phải đương đầu với những người đã chống đối cụ?        

– Phao-lô: Được, cháu cứ hỏi.

– Pv: Xin cụ cho chúng cháu biết sau khi rời thành Sê-sa-rê cụ tới thành Giê-ru-sa-lem thì có điều gì xảy ra?

   – Phao-lô: Khi ta tới Giê-ru-sa-lem điều đầu tiên ta nhận được đó là tấm lòng của anh em, họ vui mừng tiếp rước ta. Ta thuật lại cho anh em tại đó những công việc Chúa làm trên các xứ thuộc dân ngoại thì họ hết sức vui mừng cảm tạ Chúa.

– Pv: Cám ơn Chúa, thật Ngài đã làm những công việc tuyệt vời trên các xứ Ê-phê-sô, Trô-ách… và cho tới ngày nay cánh tay quyền năng của Ngài cũng đang tiếp tục làm những công việc tuyệt vời và vĩ đại cho chúng ta.

– Thưa cụ, ngoài sự vui mừng của dân thành Giê-ru-sa-lem thì còn điều gì nữa không?

– Phao-lô: Các nhà lãnh đạo Hội Thánh lo lắng cho ta vì có một số lời đồn đại rằng: Phao-lô dạy người tin từ bỏ luật Môi-se, không làm phép cắt bì cho con mình, và không ăn ở theo thói tục Giu-đa nữa… Họ cho biết ta sẽ gặp khó khăn với nhóm người quá khích chống đối.

– Pv: Trong hoàn cảnh đó, các vị lãnh đạo Hội Thánh tại
Giê-ru-sa-lem và cụ đã phải làm gì thưa cụ?

– Phao-lô: Để tránh xung đột nầy, các lãnh đạo Hội Thánh khuyên ta đưa bốn người Gờ-réc có mắc lời thề nguyện đến đền thờ để chịu cạo đầu, may ra nhờ việc ấy có thể đánh tan những thành kiến và sự hiểu lầm về ta.

– Pv: Lúc đó, cụ có ngần ngại gì không và cụ thực hiện lời yêu cầu đó như thế nào?

– Phao-lô: Đứng trước một số anh em còn nặng gánh cổ truyền và các thói tục Giu-đa, ta vui lòng chấp thuận họ cùng những dị biệt đó. Ta chấp nhận lời đề nghị của Gia-cơ và các trưởng lão đưa bốn người bạn có mắc lời thề nguyện đến đền thờ chịu lễ tinh sạch theo luật pháp Môi-se.

– Pv: Việc làm đó chắc là các người Giu-đa quá khích sẽ chấp nhận và vui vẻ với cụ lắm, phải không thưa cụ?

– Phao-lô: Không hề như các cháu nghĩ. Họ không những không chấp nhận mà còn tệ hại hơn thế nữa. Khi một người Giu-đa quá khích thấy ta trong đền thờ thì liền xui dân chúng dấy loạn và bắt ta.

– Pv: Thật là vô lý. Họ lấy lý do gì mà hành động như vậy thưa cụ?

– Phao-lô: Họ cho rằng ta nghịch cùng dân sự, nghịch cùng luật pháp Đức Chúa Trời. Và làm ô uế nơi thánh khi ta dẫn mấy người Gờ-réc vào đền thờ.

– Pv: Sau đó họ có làm gì tiếp theo không thưa cụ?

– Phao-lô: Họ hiệp lại và bắt ta, kéo ra khỏi đền thờ, và họ đóng cửa đền thờ lại.

– Pv: Thưa cụ, khi việc đó xảy ra, cụ đã nghĩ gì và làm gì?

– Phao-lô: Trong thời điểm khủng hoảng đó, ta không thể làm gì, vì ta biết rằng, Đức Chúa Trời biết hết mọi sự và Ngài sẽ bảo vệ con cái Chúa theo cách của Ngài.

– Pv: Vâng thưa cụ, chúng cháu được nghe rất nhiều về cuộc đời hầu việc của cụ, trong thời điểm lúc bấy giờ đã có nhiều sự bách hại xảy ra cho cụ vì cớ công việc Chúa. Cụ có thể mô tả cho chúng cháu biết cụ thể những sự việc đã xảy ra sau khi cụ bị bắt không ạ?

– Phao-lô: Lúc đó chúng bắt được ta và đang kiếm cớ để giết ta nhưng chính Chúa đã có cách để giải cứu ta.

– Pv: Thưa cụ, Chúa đã giải cứu cụ bằng cách nào ạ?

– Phao-lô: Lúc chúng đang tìm cách giết ta thì liền có quan quản cơ đến, khi họ đang đòi giết ta thì viên quan nầy đã cho trói ta lại và khiêng ta ra khỏi đám đông đang la ó đó.

– Pv: Thế họ đã khiêng cụ đi đâu?

– Phao-lô: Họ đã khiêng ta vào đồn và ta đã xin quan quản cơ cho ta được nói.

– Pv: Cụ đã nói gì với họ.

– Phao-lô: Ta kể lại điều Chúa đã hiện diện với ta như thế nào và Ngài đã cứu ta ra làm sao? Ta giảng về Chúa Giê-xu cho họ.

– Pv: Sau lời giảng của cụ thì tình hình lúc đó ra làm sao?

– Phao-lô: Chúng chịu nghe ta nói đến đó, thì vùng kêu lên rằng: Hãy cất người ấy khỏi thế gian! Nó chẳng đáng sống đâu! Chúng kêu la, cởi áo, hất bụi bay lên giữa khoảng không. Và quan quản cơ đã truyền đem ta vào nhà. Chúa dùng quan quản cơ bảo vệ mạng sống ta.

– Pv: Quả thật Chúa luôn luôn bên cạnh chúng ta và Ngài giúp đỡ chúng ta đúng thời điểm của Ngài. Sau những lần bách hại như thế, Chúa muốn cho con cái Ngài kinh nghiệm Ngài rõ ràng hơn đúng không thưa cụ?

– Phao-lô: Đúng như thế đấy các cháu ạ. Trong sự hầu việc Chúa, chúng ta có thể gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà nản lòng… chính Đức Thánh Linh vùa giúp chúng ta, thêm sức lực cho chúng ta mạnh mẽ tiếp tục làm chứng cho Chúa ở những nơi Chúa muốn.

– Pv: Xin cụ cho chúng cháu một số lời khuyên qua bài học Kinh Thánh hôm nay!

– Phao-lô: Cơ hội ta gặp được các cháu tại đây hôm nay, ta cũng muốn cho các cháu biết kinh nghiệm của ta trong cuộc đời hầu việc Chúa… Không phước hạnh thiên thượng nào lớn hơn là được hầu việc Đấng yêu thương, năng quyền… là Cha của chúng ta. Và trong bước đường hầu việc Ngài, thì không thể tránh khỏi được những khó khăn, thử thách… Nhưng chúng ta tin rằng, Đức Chúa Trời có chương trình tốt lành cho chúng ta, Ngài luôn đi bên cạnh chúng ta, gìn giữ, giúp đỡ chúng ta. Đức Chúa Trời yên ủi chúng ta, luôn giúp chúng ta có đủ sức lực đương đầu với khủng hoảng và giục lòng chúng ta tiếp tục ham thích làm chứng cho Chúa.

– Pv: Cám ơn cụ đã dành thì giờ trò chuyện với chúng cháu, và cho chúng cháu biết thêm những kinh nghiệm quý báu trong cuộc đời hầu việc Chúa của cụ. Nguyện Chúa ở cùng cụ luôn!

– Phao-lô: Cảm ơn các cháu.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Thưa các bạn!

Chúng ta vừa nghe cụ Phao-lô nói về đề tài “Đương đầu với khủng hoảng” và những lời khuyên quý báu của cụ. Nguyện Chúa Thánh Linh giúp các bạn năng lực để làm theo những sự dạy dỗ qua bài học hôm nay. Mời các bạn đứng lên và mời cụ Phao-lô cầu nguyện cho chúng cháu.


* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong Phi-líp 2:8, Phao-lô có viết về Đấng Christ như sau: “Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”. Ngay sau đó, Phao-lô diễn tả ảnh hưởng của Chúa trên đời sống của mình trong thư Phi-líp: “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Giê-xu Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và lập lên trên đức tin; cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong cõi chết” (Phi 3:8-11).

Trong tinh thần đó, Phao-lô trở lại Giê-ru-sa-lem. Ông vừa mới hoàn tất chuyến du hành truyền giáo lần thứ ba. Bây giờ Chúa hiện đến cùng ông mà phán rằng: “Hãy giục lòng mạnh mẽ, ngươi đã làm chứng cho ta tại thành Giê-ru-sa-lem thể nào, thì cũng phải làm chứng cho ta tại thành Rô-ma thể ấy” (Công vụ 23:11). Dầu biết rằng có bao nhiêu nguy hiểm đang chờ đón, hoạn nạn đang bủa vây, Phao-lô vẫn can đảm dấn thân. Biết là nguy hiểm mà vẫn tiến đến chỗ nguy hiểm để xả thân phục vụ! Không mấy ai có thể làm được như vậy.

I. CHẤP NHẬN NHỮNG DỊ BIỆT (Công vụ 21:26).

Khi đến Giê-ru-sa-lem, Phao-lô và đoàn truyền giáo được Hội Thánh tiếp đón rất nồng hậu. Họ nức lòng ngợi khen Chúa qua những lời chứng của Phao-lô, thế nào Chúa đã dùng ông trong việc rao giảng Tin lành. Giây phút vui mừng qua nhanh khi Gia-cơ và các trưởng lão lại nghe có lời cảnh cáo về một số tin đồn sai lầm của người Giu-đa đối với sự dạy dỗ của ông. Họ có nghe rằng
Phao-lô đã dạy dân Giu-đa ở khắp nơi bỏ luật pháp Môi-se, và phép cắt bì theo thói tục của người Giu-đa. Để đánh tan những hiểu lầm ấy trong dân sự, họ khuyên ông đưa bốn người Gờ-réc có mắc lời thề nguyện đến đền thờ để chịu cạo đầu, may ra nhờ việc ấy có thể đánh tan những thành kiến và sự hiểu lầm về Phao-lô.

Đứng trước một số anh em còn nặng gánh cổ truyền và các thói tục Giu-đa, Phao-lô vui lòng chấp thuận họ cùng những dị biệt đó. Ông chấp nhận lời đề nghị của Gia-cơ và các trưởng lão đưa bốn người bạn có mắc lời thề nguyện đến đền thờ chịu lễ tinh sạch theo luật pháp Môi-se. Hành động của ông chứng tỏ ông cũng là người tôn trọng luật pháp.

Trong Hội Thánh việc đồng ý hay bất đồng quan điểm hoặc suy nghĩ của các hội viên là việc không tránh được. Chúa tạo mỗi chúng ta có những đặc tính khác nhau, đến từ những hoàn cảnh khác nhau. Những khác nhau được gọi chung là “những dị biệt”. Những dị biệt trong vòng các tín hữu trong Hội Thánh, có thể đưa đến tình trạng bất đồng và xung đột.

Phao-lô đã giúp mỗi chúng ta trong cách cư xử trước những dị biệt của anh em mình. Phao-lô đã tự quên mình để tìm xem ý Chúa muốn ông phải làm gì hơn là tranh cãi để chứng minh ý kiến của mình là đúng. Phao-lô nghĩ đến anh em mình hơn là những dị biệt của họ.


II. ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG LỜI VU KHỐNG (Công vụ 21:27-30).

Sau bảy ngày trong hạn kỳ của lễ tinh sạch gần mãn, thì một biến động đã xảy đến cho Phao-lô. Khi một số người Giu-đa quá khích ở A-si đến thủ đô, thấy Phao-lô trong đền thờ bèn xúi cả dân trong thành dấy loạn nghịch cùng Phao-lô. Họ buộc tội ông đã giảng dạy khắp thiên hạ nghịch cùng luật pháp và tục lệ Do-thái, buộc tội ông dẫn người ngoại vào đền thờ làm ô uế nơi thánh của họ.

Người Giu-đa muốn lấy cớ ấy để nhờ người Rô-ma cất lấy mạng sống của Phao-lô. Đứng trước động lực độc ác của một số người quá khích, có thể làm cho chúng ta giật mình, và hỏi tại sao những việc như thế có thể xảy ra cho một nhà truyền giáo đầy nhiệt tâm và tận tụy như Phao-lô. Nếu xét về bối cảnh và lịch sử Do-thái thời bấy giờ, hy vọng chúng ta tìm được câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt ra. Người Do-thái rất bảo thủ và kiêu hãnh về tôn giáo Giu-đa của họ. Họ bảo thủ vì không muốn ai thay đổi bất cứ những gì mà ông cha họ để lại. Họ kiêu hãnh vì họ là dân tộc được Chúa chọn đặc biệt mang sứ điệp cứu rỗi của Ngài đến cho mọi dân tộc. Vì quá bảo thủ, họ đánh mất sự cảm thông, bởi kiêu hãnh, họ quên mất nhiệm vụ truyền giáo. Chẳng những thế, họ còn ganh cả những ai có lòng muốn đưa người khác đến sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Là nạn nhân những ganh ghét, ác cảm và kiêu hãnh tôn giáo đó, Phao-lô thấy trách nhiệm yêu thương của ông nặng nề hơn đối với dân tộc ông. Đứng trước những lời vu khống vô cớ, ông yên lặng và phó mình cho Đức Chúa Trời, Đấng thành tín đã gọi ông.

III. ĐỐI DIỆN VỚI BẮT BỚ VÀ ĐÁNH ĐẬP (Công vụ 21:31-35).

Trong lúc toàn dân như điên cuồng trước lời xui giục của nhóm người quá khích để hại Phao-lô. Tiếng đồn đến tai quan quản cơ, người lập tức bắt quân lính và cai đội kéo đến để xem chuyện gì xảy ra. Viên quản cơ nghi Phao-lô là duyên cớ của cuộc bạo loạn ấy nên quan truyền xích Phao-lô lại, trong khi những kẻ vu khống đánh đập ông một cách tàn nhẫn thì cứ ngang nhiên đi đứng tự do.

Đứng trong cơn khủng hoảng của Phao-lô, nhiều người trong chúng ta có thể hỏi “Chúa ở đâu?”, “Ngài đang ở đâu?”, “Tại sao Ngài không có mặt trong những khó khăn của đời con?”. Không chỉ riêng những ai trong cảnh bắt bớ, tù đày, áp bức, đòn vọt nghi ngờ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, đôi khi đêm dài trằn trọc hoặc trước những quặn thắt nhức nhối không rời khỏi ta, hay những lúc gia đình đổ vỡ hoặc ly tan chúng ta thường hỏi “Chúa ở đâu?” Nhưng đứng trước những cơn khủng hoảng này, Phao-lô biết và thấy rõ được bàn tay của Đức Chúa Trời đang ôm trọn ông trong lúc Ngài yên lặng nhất. Dù phải qua những kinh nghiệm khổ đau trên thể xác, ông biết Chúa đang ở cùng ông để làm trọn mục đích của Ngài.

IV. BIỆN MINH CHO SỰ THẬT (Công vụ 21:37-39).

Khi được quân lính Rô-ma đưa đến trước quan quản cơ, Phao-lô dùng tiếng Hy-lạp (Gờ-réc) nói với quan, vì đó là ngôn ngữ của giới trí thức thời bấy giờ. Quan quản cơ ngạc nhiên bởi thoạt đầu ông cứ ngỡ Phao-lô là một loạn tướng hung dữ có bốn ngàn thuộc hạ người Ai-cập (câu 38). Phao-lô xin phép quan quản cơ để biện minh cho chính mình. Khi được phép, Phao-lô bình tĩnh đưa ra những sự thật về mình. Mặc dầu có những đe dọa, khủng hoảng nguy hiểm đến tính mạng, ông luôn chân thật, lịch sự bày tỏ về mình.

Qua bài học vui lòng chấp nhận những dị biệt, Phao-lô giúp mỗi người chúng ta thấy được mình cần có một thái độ ôn hòa như ông, trước những khủng hoảng tương tự. Khi rao giảng về Chúa, chúng ta cũng sẽ gặp nhiều chống đối, không tin, đôi lúc còn làm khó dễ. Khi Chúa Giê-xu làm chứng với mọi người Ngài là ai, từ đâu đến và đến với mục đích gì. Nhiều người nghe đã không tin chính Ngài là Thượng Đế từ trời đến để giải bày chương trình cứu rỗi của Thượng Đế cho nhân loại. Chúng ta nghĩ những khủng hoảng ấy đã đến với Chúa thế nào. Dù vậy Ngài vẫn tiếp tục rao truyền lẽ thật cho đến giờ phút cuối cùng trên thập tự. Nhìn về bàn tay giải cứu của Chúa trên mạng sống Phao-lô, nhắc chúng ta về quyền năng của Chúa, giúp chúng ta hầu việc Chúa cách mạnh mẽ và hết lòng. Ngài sẽ hành động qua mọi hoàn cảnh của cuộc đời để làm trọn ý Ngài trên đời sống của chúng ta.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Muốn thịt luộc thơm ngon: Khi luộc thịt, hãy cho vào nồi chút bột ngọt, chút đường, chút muối và vài lát hành xắt mỏng, thịt sẽ rất thơm và ngon.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI.25.08.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI.25.08.2019

in NAM GIỚI on 19 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 25.08.2019.

  1. Đề tài: ÂN TỨ CỦA MỌI ÂN TỨ.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 12:28-13:3.
  3. Câu gốc: “Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi” (1Cô-rinh-tô 13:3).
  4. Đố Kinh Thánh: 1Giăng 4-5.
  5. Thể loại: Thảo luận.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.25.08.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.25.08.2019

in Thanh niên on 19 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 25.8.2019.

  1. Đề tài: ÂN ĐIỂN.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:2-4; Hê-bơ-rơ 12:15-17; 2Cô-rinh-tô 12:5-10.
  3. Câu gốc: “Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cô 12:9a).
  4. Đố Kinh Thánh: Đa-ni-ên 7-12.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 25.08.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 25.08.2019

in PHỤ NỮ on 19 Tháng Tám, 2019

  1. Đề tài: NGƯỜI NỮ ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI SỬ DỤNG.
  2. Kinh Thánh: Công vụ 9:36-39.
  3. Câu gốc: “Tại thành Giốp-bê, trong đám môn đồ, có một người đàn bà tên là Ta-bi-tha, nghĩa là Đô-ca; người làm nhiều việc lành và hay bố thí” (Công vụ 9:36).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Họp bạn

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

  1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban phụ nữ của các Hội Thánh khác tham dự họp bạn.
  2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện các ban phụ nữ họp lại để cùng hoạch định chương trình và phân chia công tác:

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫn chương trình, ẩm thực… Mỗi ban chịu một số tiết mục.

  1. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Bài ca mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, đố Kinh Thánh, kịch, trò chơi lớn…
  2. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi nhóm để chuẩn bị các màu giấy thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi màu là một nhóm. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh, để mọi người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư ký nhóm điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.
  3. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải sử dụng phù hợp cho giờ thông công sau đó.

    A. ĐỐ KINH THÁNH.

+ Mỗi ban phụ nữ nên cử ra một đại diện tham gia ban giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm điểm được chính xác và công bằng.

+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Sau đó tổng kết và phát thưởng.

+ Người đố Kinh Thánh nên soạn khoảng 5-10 câu đố theo chủ đề ngày họp bạn. Có thể soạn theo phương cách sau đây:

  1. Đố lật mau: Nêu tên sách, đoạn, câu Kinh Thánh. Ai đọc lên trước sẽ được điểm.
  2. Đố tìm: Nêu lên sự kiện hoặc đọc lên câu Kinh Thánh, rồi yêu cầu các bạn tìm địa chỉ (sách, đoạn, câu)
  3. Đố đối chiếu: Đọc lên câu Kinh Thánh trong các đoạn đang đố và yêu cầu tìm câu có ý tương tự trong một nơi khác của Kinh Thánh. Hoặc đọc một câu Kinh Thánh – ngoài các đoạn đang đố – và yêu cầu tìm câu có ý tương tự trong các đoạn đang đố.
  4. Đố cử điệu: Ra cử điệu (kịch câm) theo ý nghĩa của câu Kinh Thánh và yêu cầu các bạn tìm câu Kinh Thánh.
  5. Đố hình vẽ: Vẽ lên bảng ý nghĩa câu Kinh Thánh và yêu cầu các bạn tìm câu Kinh Thánh.
  6. Đố con số: Ghi lên bảng hay tờ giấy các con số muốn đố. Ví dụ: 5, 2, 5.000, 12 – Trả lời: Mác 6:38-40.
  7. Đố liên hệ: Ví dụ:

Tôi là vợ của Y-sác (Trả lời: Tôi tên là Rê-bê-ca).

Gia-cốp là chồng của chúng tôi (Chúng tôi là Lê-A, Ra-chên, Bi-la và Xinh-ba).

Gô-li-át đã chết bởi tay tôi (Tôi là Đa-vít).

  1. Đố ca dao, tục ngữ: Ví dụ: “Thương cho roi cho vọt” – (Hê-bơ-rơ 12:6).
  2. Đố mẫu tự: Ví dụ: A. Trả lời: A-đam – B. Trả lời: Bê-tên.
  3. Đố Thánh ca: Nêu lên địa chỉ câu Kinh Thánh (Thi-thiên 119:105) và yêu cầu tìm ý nghĩa đó trong một bài Thánh ca (TC 432). Người tìm được phải hát một câu trong bài Thánh ca đó.

Hoặc đàn một bài Thánh ca (TC 362) và yêu cầu các bạn tìm ra câu Kinh Thánh có ý tương tự (Ê-sai 6:8).

  1. Đố chữ: Viết câu Kinh Thánh lên bảng, nhưng không theo thứ tự hoặc bỏ sót nhiều chữ.
  2. Đố trí nhớ: Nêu lên sự kiện hoặc đọc lên địa chỉ câu Kinh Thánh. Yêu cầu các bạn trả lời (không được lật Kinh Thánh).
  3. Đố vui (đố mẹo): Để tạo không khí vui tươi ở cuối giờ đố Kinh Thánh.

Vd 1: Trong Kinh Thánh ông nào nhiều thẹo nhất? – Đa-vít.

Vd 2: Tiên tri nào làm bột ngọt? – A-mốt (Bột ngọt A- One).

Vd 3: Ai hát dở nhất trong Kinh Thánh? – Ca-lép.


B. SINH HOẠT.

TAM SAO THẤT BẢN.

– Cách chơi: NHD cho các bạn chơi ngồi thành vòng tròn. NHD trao cho một trong các bạn một câu Kinh Thánh nào đó để truyền thông với nhau. Khoảng 3 phút sau, NHD thổi một tiếng còi kết thúc. Người nào vẫn còn đang nói cho bạn mình thì người đó phải bị loại; trường hợp đã nói xong, thì người vừa mới được nghe phải trình bày lại câu Kinh Thánh đó thật đúng. Nếu sai thì người đó phải bị loại. Trò chơi được lặp lại nhiều lần sau đó.

* Lưu ý: NHD nên chọn câu Kinh Thánh đơn giản, không quá dài.

HÃY NHÌN XEM!

– Cách chơi: Cho các bạn tham gia đứng thành vòng tròn. NHD chọn một người ra trước vòng tròn để quan sát vị trí các bạn thật kỹ, sau đó bịt mắt người này lại khoảng 1 – 2 phút. Sau đó mở khăn bịt mắt cho người này và yêu cầu tìm xem bạn nào đã thay đổi vị trí đứng trong vòng tròn. Nếu bạn nào bị phát hiện, phải ra thay thế làm người quan sát.  

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để trái cây không bị thâm đen sau khi gọt vỏ: Trước khi gọt, cần chuẩn bị một tô nước muối nhạt, sau khi gọt xong cho trái cây vào trong nước muối, ngâm vài phút rồi vớt ra để ráo, xếp ra đĩa. Trái cây sẽ giữ độ trắng như ban đầu.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 18.08.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 18.08.2019

in PHỤ NỮ on 19 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 18.08.2019

  1. Đề tài: ĐIỀU LÀM THỎA LÒNG.
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 55:1,3,6-11.
  3. Câu gốc “Sao các ngươi trả tiền mua đồ không phải là bánh? Sao các ngươi đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no?” (Ê-sai 55:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng hiến, cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tư tưởng gia Oscar Wilde có lần đã nói “Người sống trong thế gian phải đối diện với hai thảm kịch: Một là không có được điều mình muốn có, và điều còn lại là muốn có được điều mình muốn có”. Chúng ta nghĩ như thế nào về câu nói có tính cách nghịch lý nầy? Riêng tôi, tôi thấy Oscar Wilde đã nói hoàn toàn đúng. Nhận xét của ông là một từng trải khi ông quan sát kỹ đời sống con người. Lão Tử cũng có lần nói: “Con người đau khổ vì bắt cái hữu hạn chứa đựng cái vô hạn”. Người Việt của mình cũng có nhiều câu rất hay, đơn giản, nhưng ý rất thâm sâu. Thí dụ như câu: “đứng núi nầy trông núi nọ”, hoặc câu: “được đó quên đăng, được trăng quên đèn”. Những câu nói nầy nói lên điều gì? Phải chăng là ám chỉ việc không thỏa lòng trong đời sống con người. Tệ hại hơn là câu “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tình bạn là mối liên hệ thâm tình, thế mà khi giàu họ cũng đổi để cho thích hợp với địa vị, cuộc sống phú quý của họ. Vợ chồng là tình sâu, nghĩa nặng mà cũng vì giàu sang nhiều người bỏ chồng, đổi vợ để thỏa mãn sự khát khao phát xuất từ lòng ích kỷ của mình. Từ đó, tranh chấp, hận thù, đổ vỡ, chia ly xảy ra, làm tan nát không biết bao nhiêu gia đình. Đức Chúa Trời từ trên cao, nhìn thấy suốt sự đau khổ đầy tính chất phi lý nên Ngài đã đặt câu hỏi nầy: “Sao các ngươi trả tiền để mua đồ không phải là bánh? Sao đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no?” (Ê-sai 55:2). Một số người làm việc đầu tắt mặt tối mà quên cả bổn phận trong gia đình. Lời Chúa trong phần Kinh Thánh hôm nay thật là quý báu cho mỗi chúng ta. Đó là lời mời gọi vô cùng quý báu xuất phát từ tình yêu vô bờ bến của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy suy gẫm đoạn Kinh Thánh nầy để rút ra những bài học hữu ích cho đời sống tâm linh của chúng ta.


I. HÃY MUA ĐIỀU TỐT NHẤT (Ê-sai 55:1).

Thế nào là điều tốt nhất? Để trả lời câu hỏi nầy chúng ta cần biết một điều: Đó là sự khác biệt giữa điều mình muốn và điều mình cần. Có nhiều người đã điên cuồng tìm mọi cách, kể cả bất chính để thỏa mãn điều mình muốn. Than ôi! “Túi tham không đáy”, ai có thể làm cho nó đầy được? Bởi đó mà có câu chuyện “Ăn Khế Trả Vàng”. Qua câu 1, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta đến với Ngài; đến với nguồn nước sống để được thỏa mãn điều mình cần. Thật sự cần, mãi mãi cần. Tiên tri đã diễn đạt lời mời ân cần của Chúa qua cách dùng ngôn ngữ trong giới thương mại để giúp người nghe hiểu rõ được sứ điệp vô cùng quan trọng nầy. Chữ “mua” phản nghĩa với chữ “bán”, như vậy thế nào là “Mua mà không cần tiền?” Đây là điều khó cho người mua hiểu được. Nhưng nếu ai hiểu được thì đó là một phước hạnh vô cùng cho họ, vì họ sẽ nhận thức ra rằng Đức Chúa Trời đã yêu thương họ, thương xót họ khi Ngài đã ban Con Một của Ngài là Cứu Chúa Giê-xu, Đấng đã trở nên nguồn nước sống, đời đời, sung mãn cho những ai tìm đến với Ngài (Giăng 7:37-38). Tại sao? Vì tiền không thể nào mua được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Thế tại sao không dùng chữ “cho” để thế chữ “mua”? Ê-sai đã không dùng chữ “cho” để thế chữ “mua” vì một lý do hết sức là thâm thúy. Con người có thể đến với Đức Chúa Trời để nhận được sự cứu rỗi. Bởi vì chính Chúa Giê-xu đã trả giá cho linh hồn của chúng ta bằng huyết của Ngài rồi, nên chúng ta không cần phải trả cho Đức Chúa Trời điều gì cả. Chỉ cần lấy đức tin để tiếp nhận. Giăng 3:16 chép rằng: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài; hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.


II. ĐỂ CÓ SỰ BẢO ĐẢM ĐỜI ĐỜI (Ê-sai 55:3).

Để con người có được một đời sống sung mãn, tràn đầy hạnh phúc, hy vọng và niềm vui, con người phải từ bỏ những điều ham muốn quá đáng và phi lý của mắt mình, của tai mình. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta ba điều:

(1) Hãy nghe bằng tai thuộc linh.

(2) Hãy nghe bằng thái độ ân cần, chăm chú (nghiêng tai).

(3) Hãy đến thật gần Đức Chúa Trời để nghe (vì Ngài không nói với mọi người nhưng nói với mỗi tấm lòng, với từng cá nhân).

Tóm lại, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải có ý thức để nhận biết mình sai lầm, từ đó sẽ dẫn đến sự ăn năn, hối cải, cuối cùng lấy đức tin tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Đó là phương cách duy nhất và không có một cách nào khác để con người có sự đảm bảo đời đời.

III. ĐƯỢC SỰ CHỈ DẪN TRỌN VẸN (Ê-sai 55:6-7).

Đã nêu lên ví dụ để chúng ta biết muốn thay đổi đời sống, tín ngưỡng để có sự cứu rỗi đời đời là một điều khó. Đó là thí dụ về yến tiệc lớn (Lu-ca 14:17-18). Ê-sai đã đưa ra những sự chỉ dẫn hết sức thiết thực nhằm giúp chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Thứ nhất người đó phải “tìm kiếm”. Vì sao? Vì “Nước Thiên đàng giống như của báu chôn trong đám ruộng kia” (Mat 13:44). Không thấy giá trị nước trời, con người sẽ không hết lòng tìm kiếm. Thứ hai, người đó phải “kêu cầu”. Vì sao? Vì “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa sẽ mở cho” (Mat 7:7). Lý do là Chúa không ép buộc một ai nhận ơn cứu rỗi, mà Ngài chỉ cho những ai hết lòng cầu xin mà thôi.


1. BIẾT MỘT KẾ HOẠCH TỐT HƠN (Ê-sai 55:8-9).

Có nhiều người do dự không chịu đến với Chúa một cách mạnh dạn, dứt khoát là vì họ không am tường chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Và họ không biết chắc hiệu năng của sự cứu rỗi mà Chúa đã hứa ban cho họ. Theo quan niệm thông thường thì cái gì càng quý thì phải mua càng đắt. Không có cái gì quý mà người ta cho không cả. Vì vậy họ tìm mọi cách, hy sinh, chịu khổ, tu hành, làm công đức, lần chuỗi, tụng niệm với hy vọng rằng mình sẽ đạt được điều mình muốn để bước vào Thiên đàng hoặc Niết bàn hoặc Bồng lai tiên cảnh khi mình lìa bỏ cuộc sống phàm tục. Hiểu rõ những cố gắng vô vọng của con người, Đức Chúa Trời khuyên họ nên nhận thức rằng nếu họ không thể đo lường sự cao xa của đất trời, sự rộng lớn của vũ trụ thì cũng đừng đoán định đường lối Chúa, chỉ nên lấy đức tin chấp nhận mà thôi.

2. MỘT SỰ BẢO ĐẢM THỎA LÒNG (Ê-sai 55:10-11).

Dùng hai thí dụ rất tượng hình, Ê-sai cho chúng ta thấy giá trị sự tin quyết trong Lời của Chúa, “mưa” và “tuyết” mà Đức Chúa Trời đã ban cho nhân loại để bảo tồn thiên nhiên, và Lời Chúa cũng sẽ được ban cho để bảo tồn đời sống tâm linh con người. Lời Chúa sẽ đem đến những hiệu năng siêu việt, những thành quả muôn đời.

a. Đức Chúa Trời đã ban cho ta nhu cầu tâm linh quý báu và chân thật. Hãy khuyến khích người chưa tin tìm đến Ngài để được một đời sống thỏa lòng (Ê-sai 55:1).

b. Lời hứa về một đời sống thiêng liêng trong Chúa Cứu Thế sẽ giúp mỗi người hết lòng tìm kiếm Ngài.

c. Lời hướng dẫn tường tận về chương trình (Ê-sai 55:3) cứu rỗi sẽ nâng đỡ người chưa tiếp nhận Chúa thêm mạnh dạn tin nhận Ngài.

d. Sự nhận thức về sự khôn ngoan kỳ diệu của Đức Chúa Trời giúp người nghe biết hạ mình để nghe lời chỉ dạy của Chúa hầu cho họ có được đời sống sung mãn.

e. Nhận thức giá trị quyền năng của lời chia sẻ Tin lành cho mọi người, đặc biệt là những linh hồn chưa có sự cứu rỗi.


* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản thịt: Nếu bạn không có tủ lạnh, muốn giữ thịt tươi
3-4 ngày. Khi mua thịt về, bạn ngâm thịt vào nước phèn chua (10g phèn/1 lít nước chín để nguội). Sau một giờ lấy ra xát muối rang, tán nhỏ vào khắp miếng thịt, đem treo chỗ thoáng. Hoặc gói thịt vào khăn vải nhúng giấm, để qua đêm thịt vẫn tươi ngon.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.18.8.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.18.8.2019

in Thanh niên on 12 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 18.8.2019.

  1. Đề tài: ĐỨNG VỮNG TRONG SỰ TỰ DO.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 4:8-11; 5:1.
  3. Câu gốc: “Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa” (Ga-la-ti 5:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Đa-ni-ên 1-6.
  5. Thể loại: Hướng dẫn Học Kinh Thánh.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA BAN NAM GIỚI.18.8.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA BAN NAM GIỚI.18.8.2019

in NAM GIỚI on 12 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 18.08.2019.

  1. Đề tài: ÂN TỨ TRONG SỰ GÂY DỰNG HỘI THÁNH.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 12:12-30.
  3. Câu gốc: “Anh em là thân của Đấng Christ, và là chi thể của thân…” (1Cô-rinh-tô 12:27).
  4. Đố Kinh Thánh: 1Giăng 1-3.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

Read More