Thẻ: Hiểu Biết Thường Thức

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 08.12.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 08.12.2019

in PHỤ NỮ on 2 Tháng Mười Hai, 2019

Chúa nhật 08.12.2019

  1. Đề tài: SỨC MỚI.
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 40.
  3. Câu gốc: “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Ê-sai 40:31).
  4. Đố Kinh Thánh: Theo chủ đề ngày họp bạn.
  5. Thể loại: Họp bạn – Đố Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

  1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban Phụ nữ của các Hội Thánh tham dự họp bạn.
  2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện các ban Phụ nữ họp lại để cùng hoạch định chương trình và phân chia công tác.

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫn chương trình, ẩm thực… mỗi ban chịu một số tiết mục, nên mời một người soạn và đố Kinh Thánh.

  1. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Bài ca mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, kịch, trò chơi lớn…
  2. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi nhóm để chuẩn bị các giấy màu thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi màu là một nhóm. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh, để mọi người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư ký nhóm điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.
  3. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải thích hợp cho giờ thông công sau đó.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh.

+ Mỗi ban phụ nữ nên cử ra một đại diện tham gia ban giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm điểm được chính xác và công bằng.

+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Sau đó tổng kết và phát thưởng.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Nếu tóc bạn bị bạc sớm: Bạn hãy dùng lá dâu tằm + lá mè, hai thứ bằng nhau, nấu với nước vo gạo nếp, để nguội gội đầu hàng ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 13.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 13.10.2019

in PHỤ NỮ on 8 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 13.10.2019 (Chúa Nhật Thiếu Niên Tin lành)

  1. Đề tài: THIẾU NIÊN TIN LÀNH.
  2. Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 3:14-17; Truyền đạo 11:9-10; Tít 2:6-8.
  3. Câu gốc: “Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét” (Truyền đạo 11:9).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 42-44.
  5. Thể loại: Kịch

* CHỈ DẪN: KỊCH.

  1. Mời ban Thiếu niên trong Hội Thánh nhóm chung với ban Phụ nữ và mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình:

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, ban hướng dẫn ban Phụ nữ và ban Thiếu niên họp lại để giao cho mỗi ban vài vở kịch ngắn với đề tài về “Thiếu niên Tin lành”. Các ban về tập dợt trước. Tùy theo số nhóm của 2 ban mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 10 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia xen lẫn người của ban Phụ nữ và ban Thiếu niên ra làm 4 nhóm và cho ngồi riêng từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Thiếu niên Tin lành”. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

+ Giới thiệu nội dung vở kịch.

+ Diễn kịch.

+ Đúc kết.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5 phút hoặc 10 phút) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên (phụ nữ và thiếu niên) đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.


* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

GIỎ HOA THÁNG NĂM VÀ SỰ THA THỨ

Tôi nhớ lại rất rõ hôm đó là ngày 1/5, khi tôi đang học lớp 5. Năm đó tôi phải đối đầu với một thách thức liên quan đến người bạn thân yêu nhất của tôi. Bạn ấy sống tại ngôi nhà đối diện, và chúng tôi đã cùng sát cánh bên nhau đến trường hàng ngày, từ lớp một đến giờ.

Pam lớn hơn tôi một tuổi, nhưng cô ấy đã bắt đầu thay đổi những sở thích mà chúng tôi đã có cùng với nhau. Có một gia đình mới chuyển đến thị trấn nhỏ của chúng tôi, và Pam đã không còn chơi thân với tôi như trước kia. Cô dành nhiều thời gian hơn cho những người bạn mới này. Điều này khiến tôi bị tổn thương ghê gớm.

Khi mẹ tôi hỏi tôi con có mang giỏ hoa 1/5 đến nhà của Pam không thì tôi đã đáp lại một cách giận dữ: “Chắc chắn là không”. Mẹ tôi dừng lại, cúi xuống và ôm tôi vào lòng. Mẹ bảo tôi đừng lo, tôi sẽ có thêm nhiều người bạn khác trong suốt cuộc đời.

“Nhưng Pam đã là người bạn tốt nhất của con” tôi khóc và nói. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tôi, lau nước mắt cho tôi, mẹ nói rằng hoàn cảnh thay đổi và con người cũng thay đổi. Mẹ giải thích rằng điều vĩ đại nhất mà bạn bè có thể cho nhau đó là hãy tạo cho nhau có cơ hội để lớn lên, để thay đổi, để phát triển toàn vẹn thành con người Chúa muốn. Và đôi khi, điều đó có nghĩa là người bạn đó sẽ chọn kết bạn với những người bạn khác.

Mẹ tiếp tục giải thích rằng tôi cần tha thứ cho Pam vì đã làm tổn thương tôi, và tôi có thể bày tỏ sự tha thứ bằng việc tặng giỏ hoa 1/5 cho bạn ấy. Đó là một quyết định thật khó, nhưng tôi đã làm được. Tôi đã làm thêm một giỏ hoa đặc biệt nữa với rất nhiều hoa màu vàng vì tôi biết Pam rất thích. Tôi nhờ 2 em gái cùng mang giỏ hoa của sự tha thứ này đến nhà Pam. Từ chỗ ẩn nấp, chúng tôi thấy Pam nâng niu bó hoa lên, âu yếm ngửi nó, và nói to để chúng tôi có thể nghe thấy: “Cảm ơn bạn, Susie! Hy vọng rằng bạn sẽ mãi nhớ tới tôi”.

Ngày hôm đó tôi đã có một quyết định thay đổi cả cuộc đời: Tôi đã quyết định luôn luôn giữ tình bạn thật thân thiết ở trong trái tim mình.


NGHE LỜI MẸ DẶN

Nhà tôi nghèo, ba mất sớm. Mẹ làm nghề nuôi tằm rồi dệt thành vải. Tiền nuôi sống hai mẹ con và lo cho tôi ăn học là số tiền bán vải kiếm được.

Cùng theo mẹ đến trường vào giờ mẹ đi bán vải ngoài chợ. Giờ ra về, mẹ tôi đã chờ ngoài cổng trường tự bao giờ. Trên tay lúc nào cũng có quà bánh mà tôi thích.

Mà trẻ con nhà quê thì sở thích cũng đơn giản. Một cái bánh cam, một cái bánh ít, hay con tò he bằng đất đã là món quà quý lắm rồi. Tôi nhảy chân sáo lại bên mẹ và tíu tít khoe đủ thứ. Mẹ cười, ậm ừ rồi hôn lên tóc tôi.

Tuổi thơ tôi lớn lên bên mẹ. Tôi thương mẹ lắm, vì thế chẳng bao giờ dám làm mẹ buồn cả. Tôi lờ mờ hiểu rằng mình là người đàn ông duy nhất trong gia đình. Do vậy tôi phải biết nghe lời và chăm sóc mẹ.

Có một lần, vì mãi chơi, tôi sợ mẹ buồn nên tìm cách nói dối. Qua ngày hôm sau tôi lo sợ và chắc rằng mình sẽ bị ăn đòn vì tội dối trá. Thế nhưng mẹ tôi chẳng hề la mắng gì cả. Mẹ ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi, ngẫm nghĩ một lát và nói:

– Con ơi! Con có nhớ cha không?

Tôi hơi ngỡ ngàng nhưng nhanh nhảu trả lời:

– Con nhớ lắm mẹ ạ. Nhiều lúc thấy cha của bạn mà con khóc thầm vì nhớ đến cha.

Mẹ tôi buồn buồn và nói tiếp:

– Con nhớ lúc hấp hối cha đã dặn gì không? Cha đã dặn con phải sống dũng cảm, suốt đời phải là người chân thật, không được dối trá.

– Mẹ ơi! Người chân thật nghĩa là gì hả mẹ? Tại sao họ không được nói dối?

Mẹ tôi hôn lên tóc tôi và nói:

– Con ơi! Người chân thật khi buồn muốn khóc là khóc, khi vui muốn cười là cười, yêu ai thì cứ bảo là yêu, ghét ai thì cứ bảo là ghét. Cho dù ai có dụ dỗ hay dọa nạt cũng không nói vui thành buồn, không nói ghét thành yêu. Cho dù phải nguy hiểm đến tính mạng cũng không đổi trắng thay đen.

– Thưa mẹ, con đã hiểu. Con xin lỗi mẹ vì hôm qua con đã là đứa nói dối. Con đã ham chơi với bạn, không lo học lại còn nói dối mẹ. Con sẽ không làm cho mẹ buồn nữa, con hứa luôn nghe lời cha dạy.

Từ đó khi có ai hỏi tôi: – Con thương ai nhất? Nhớ lời cha dạy, tôi trả lời: – Con thương mẹ và những người chân thật nhất.

Có người không tin, lắc đầu cho rằng tôi là một con vẹt nhỏ. Chỉ biết nói lên những điều mà mình chẳng hiểu gì cả. Tuy nhiên những lời cha dạy bảo đã in sâu vào tâm trí tôi rồi. Đó là phương châm sống cho cả cuộc đời tôi sau này.


CHUYỆN CỦA VIỆT

Việt là một cậu bé mồ côi bố từ nhỏ, mẹ của cậu thì đau ốm triền miên, hai mẹ con sống bằng đồng tiền ít ỏi mà mẹ cậu kiếm được bằng việc bán rau hàng ngày ở chợ. Những ngày mưa gió mẹ trở bệnh thì hai mẹ con phải nhịn ăn…

Ở tuổi của Việt các bạn khác được đến trường, còn Việt phải phụ mẹ đi mua rau, rồi đi làm mướn cho người ta vào mùa thu hoạch để kiếm thêm tiền mua gạo. Việt nhìn những người bạn đồng lứa tuổi được bố mẹ đón về từ trường học, Việt nói với chính mình: Sao ông trời bất công với mình thế nhỉ? Có những người thì sung sướng từ khi còn rất bé cho đến khi lớn, ăn những bữa cơm ngon, thức ăn dư thừa. Còn mình, ước ao một bữa ăn ngon cũng không được. Việt vừa đi vừa khóc…

Trang trên đường đi học về, cô bé nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát: “Chúa yêu em lòng em vui thay…”. Thấy Việt đang khóc, Trang hỏi: “Việt, sao bạn lại khóc, có ai bắt nạt bạn à”.

Việt: “Không có ai bắt nạt tôi nhưng tôi thấy tủi thân vì hoàn cảnh của mình. Các bạn được sinh ra trong gia đình khá giả, có bố mẹ, được học hành đầy đủ, còn tôi mồ côi lại nhà nghèo không được đi học. Người ta thường hắt hủi và ghét bỏ tôi, không một ai thương tôi hết…”.

Trang: “Việt ơi, có một Đấng rất yêu thương bạn mà bạn chưa biết đó thôi”.

Việt: “Đó là ai vậy bạn? Tôi có thấy ai đối xử tốt với tôi đâu? Bạn là người bạn đầu tiên lắng nghe tôi nói chuyện đấy”.

Trang: “Có một Đấng cũng luôn luôn lắng nghe bạn đấy, Việt à”.

Việt: “Bạn làm tôi tò mò quá. Ai mà yêu tôi, và luôn lắng nghe tôi vậy, sao tôi không biết”.

Trang: “Đó là chính là Thượng Đế, Việt à. Mà Đấng đó người Tin Lành như Trang gọi là Đức Chúa Trời. Ngài yêu thương tất cả mọi người. Và bởi sự yêu thương của Ngài, Ngài ban Chúa Giê-xu xuống thế gian, đã chịu chết trên thập tự giá để tha tội lỗi cho chúng ta đấy. Ngài chính là Đấng yêu thương bạn, luôn lắng nghe bạn, và gìn giữ bạn”.

Việt: “Vậy ư? Thượng đế yêu tôi lắm sao?”

Trang: “Chúa Giê-xu muốn tất cả chúng ta trở lại với Ngài, và khi chúng ta trở lại với Ngài, chúng ta được trở nên con cái của Chúa. Chúng ta gọi Ngài là Cha”.

Việt: “Tôi cũng muốn trở nên con của Chúa Giê-xu. Tôi phải làm thế nào để được trở thành con của Chúa?”

Trang: “Tôi sẽ đưa bạn đến nhà thờ, và gặp Mục sư, ông sẽ cầu nguyện cho bạn tiếp nhận Chúa, và trở nên con cái Chúa”.

Việt: “Ừ, được đấy. Trang đưa tôi đến gặp Mục sư đi”.

Trang: “Sẵn sàng thôi. Bây giờ Việt đi cùng Trang nhé!”

Việt hớn hở cùng Trang đến nhà thờ. Trang đưa Việt vào gặp ông mục sư.

Sau khi giãi bày thêm về đạo Chúa, ông Mục sư hướng dẫn Việt cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Bây giờ Mục sư vỗ vai Việt và nói: “Con đã trở nên con cái của Chúa sau khi con cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Chúc mừng con. Mỗi sáng Chúa nhật con đến nhà thờ vào học Kinh Thánh với Trang và các bạn nhé”. Việt chào Mục sư rồi ra về lòng lâng lâng vui sướng, mong mau đến Chúa nhật được đi học Kinh Thánh tại nhà thờ.

Sáng Chúa nhật, Trang dẫn Việt vào lớp giới thiệu bạn mới cho cô giáo và cả lớp biết.

Cả lớp vui mừng và ai cũng ôm lấy Việt.

Việt vui lắm, và em khóc. Việt nói với cô giáo: “Chưa khi nào em nhận được tình yêu thương như thế này… Em hạnh phúc lắm cô à”.

Việt ra về, nhảy chân sáo về nhà và hát bài hát vừa được tập sáng nay: “Chúa yêu em lòng em vui thay!”

Kể từ đó, Việt không còn cô đơn, buồn tủi nữa. Cứ mỗi buổi chiều thứ năm, Việt đến nhà thờ tập hát ca ngợi Chúa, và sáng Chúa nhật, Việt đi học Kinh Thánh và thờ phượng Chúa với các bạn. Việt đang cầu nguyện xin Chúa sớm nói cho mẹ Việt biết Chúa và tin Chúa như Việt.


NHỮNG VẾT THẸO TRONG CUỘC ĐỜI

Cách đây vài năm, vào một mùa hè nóng bức ở miền Nam bang Florida, một cậu bé quyết định ra bơi ở cái hồ nhỏ bên cạnh nhà. Trong lúc vội vàng muốn nhảy xuống bể nước mát, cậu bé chạy ra cửa sau, để lại quần áo, giày vớ ở đó rồi chạy đi. Cậu nhảy ùm xuống nước và bơi thẳng về phía giữa hồ mà không hề biết rằng có một con cá sấu đang bơi ngược lại từ bờ bên kia.

Cha cậu đang làm việc ở sân sau, chợt trông thấy một cảnh tượng quá sức hãi hùng, đứa con trai mình và cá sấu đang bơi ngày một gần nhau hơn. Trong nỗi hoảng sợ, ông chạy về phía hồ nước, la lớn hết sức gọi cho con trai. Nghe tiếng cha, cậu bé chợt nhận ra mối hiểm nguy cận kề và lập tức quay đầu bơi hết tốc lực vào bờ, nơi cha mình đang lo lắng gào thét.

Nhưng đã quá trễ. Ngay khi cậu sắp đến được với cha, con cá sấu đã đến kịp cậu bé. Từ trên bờ, người cha chộp lấy cánh tay đứa con trai, nhưng con cá sấu đã ngoặm vào chân cậu. Thế là bắt đầu một cuộc chiến giằng co lạ thường giữa hai bên.

Tuy rằng con cá sấu mạnh sức hơn người đàn ông nọ, nhưng tình thương mãnh liệt của một người cha khiến ông không buông tay chịu thua. May mắn, có một người nông dân lái xe đi ngang qua, nghe tiếng kêu la thất thanh, đã vội lái chiếc xe tải lao tới, ông ta lấy súng và bắn chết con cá sấu.

Điều lạ lùng là sau nhiều tuần lễ chữa trị trong bệnh viện, cậu bé cuối cùng đã sống sót. Đây quả là phép lạ. Tuy vậy, đôi chân của cậu có những vết thẹo khủng khiếp bởi cuộc tấn công dữ dội của con cá sấu. Và, trên cánh tay cậu, cũng có những vết xước dài và sâu, do móng tay của người cha đã bấu vào thịt của cậu khi ông cố sức giành giật cậu con trai với cá sấu hung dữ.

Một phóng viên báo chí đã tìm đến phỏng vấn cậu bé từng trải qua cơn bi kịch khủng khiếp nọ, và anh đề nghị rằng cậu có thể cho mọi người xem những vết sẹo của vụ cá sấu tấn công hay không. Cậu bé kéo ống quần lên. Và rồi, với sự tự hào không giấu được, cậu nói, “Nhưng hãy nhìn vào cánh tay của cháu. Cháu có những vết sẹo lớn ở trên cánh tay nữa. Cháu mang những vết thẹo này vì cha cháu đã nhất định không buông cháu ra cho cá sấu”.

Bạn và tôi có thể cũng giống cậu bé này. Chúng ta cũng có những vết sẹo, không phải do cá sấu, nhưng do những quá khứ đau buồn. Có những vết thẹo xấu xí và làm cho chúng ta phải hối tiếc. Nhưng, cũng có những vết thẹo do Đức Chúa Trời đã không buông ta ra. Giữa cơn khủng hoảng, đấu tranh của chúng ta, Ngài ở đó và nắm giữ lấy chúng ta.

Thánh Kinh dạy rằng Chúa yêu chúng ta. Bạn là một đứa con của Ngài. Ngài muốn bảo vệ chúng ta và ban cho ta đầy đủ trong mọi sự. Nhưng thỉnh thoảng, chúng ta cũng tự mình bơi vào những hoàn cảnh nguy hiểm mà không biết chuyện gì đang đợi mình phía trước. Cái hồ bơi của cuộc đời này đầy những hiểm nguy, và chúng ta quên mất kẻ thù đang chờ đợi cơ hội để tấn công. Nếu bạn có những vết sẹo bởi tình yêu Chúa, thì hãy thật sự biết ơn Ngài. Bởi Chúa đã không và sẽ không bao giờ buông ta ra. Như trong Thi thiên 139:5 “Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, đặt tay Chúa trên mình tôi”.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Muốn giấm chua lâu: Hãy cho vào giấm một số tỏi và ớt, giấm sẽ chua đến 4, 5 tháng.

– Để cơm nấu chín, không bị thiu nhanh: Khi nấu cho thêm vài lát gừng hoặc ít giấm, lúc hong cơm lại, cho thêm tí muối. Cơm sẽ bảo quản từ 2 đến 3 ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 06.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 06.10.2019

in PHỤ NỮ on 1 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 06.10.2019

1. Đề tài: SỐNG THEO THÁNH LINH.

2. Kinh Thánh: Rô-ma 8:1-11.

3. Câu gốc: “Vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Giêxu Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết” (Rô-ma 8:2).

4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 39-41.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

CHỦ ĐỀ: SỐNG THEO THÁNH LINH.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

Thời gian: 90 phút.


I. CHUẨN BỊ.

– Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu hỏi và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

II. THỰC HIỆN.

  1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.                                                                                                   a. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm………. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………….. 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận….. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.                                                                                                                                a. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: SỐNG THEO THÁNH LINH.

– Thưa các bạn! Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng nếu muốn có một đời sống Cơ Đốc nhân hiệu quả hay là phước hạnh thì đời sống đó phải biết sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Mời chị em tham gia vào chương trình sinh hoạt nầy để biết được làm thế nào để có một đời sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.

b. Xuất phát.

NHD cho các nhóm xuất phát bằng trò chơi: Chanh Chua.

– Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, xen kẽ người của các nhóm. Tay phải người nầy để lên lòng bàn tay trái của người kia. NHD đứng giữa hô:

NHD                 Tất cả     

Chanh               Chua

Cua                    Kẹp

* Lưu ý: Mọi người được quyền rút tay ra khỏi lòng bàn tay người bên cạnh khi NHD hô xong cua-kẹp. Ai bị kẹp sẽ bị loại. Sau một vài vòng chơi (quy định trước), nhóm nào có số người còn lại đông nhất là thắng.

– Nhóm thắng cuộc sẽ được nhận mật thư trước và tập trung nhóm lại để giải mật thư.

* Mật thư 1: HAYX CHO BIEETS NGUOWIF SOONGS THEO THANHS LINH SEX NHAANJ DDUOWCJ DDIEEUF GIJ?

– Chìa khóa: Chữ điện tín.

Ö Trạm 1.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

* Xin xem Kinh Thánh Rô-ma 8:1-4.

  1. Tại sao người ở trong Chúa thì không còn bị đoán phạt?
  2. Đức Chúa Trời đã làm gì cho con người khi con người bất lực trong tội lỗi?
  3. Muốn nhận được sự cứu rỗi chúng ta phải làm gì?

* Mật thư 2: GIF QUAR HAAUJ LAAYS NHAANJ SEX THITJ XACS THEO SOONGS NGUOWIF HIEEUR TIMF HAYX

– Chìa khóa: Cá lội ngược dòng.

Ö Trạm 2.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Là Cơ Đốc nhân thì chúng ta phải sống như thế nào?
  2. Đời sống chỉ sống theo xác thịt, thì có đem sự ích lợi gì cho chúng ta không? Hay chỉ là niềm vui tạm bợ?
  3. Qua bài học nầy bạn cần phải thay đổi thái độ của mình như thế nào để đem đến sự ích lợi cho tâm linh?

* Mật thư 3: LAMF GIF THEES DEER NAOF TIN NHAANJ VAF BIEETS VIEECJ DUOWCJ DOWIF TOOI CHO DDANG LAMF SOONGS VAF THEO LAMF THANHS CHUAS LINH.

– Chìa khóa: Ăn miếng nhả miếng.

Ö Trạm 3.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Người sống theo Thánh Linh, và sống theo xác thịt sẽ khác nhau ở điểm nào? (Rô-ma 8:9).
  2. Bạn có đang sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh không?

– NHD phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban Phụ nữ tóm lược lại bài học sống theo Thánh Linh.

– Kêu gọi các ban viên học tập để có thể luôn sống trong sự dẫn dắt của Thánh Linh để nhờ đó mà mỗi chúng ta thật sự kinh nghiệm về ơn của Đức Chúa Trời dành cho mỗi chúng ta.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Mục sư Bob Mumford ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana là một Mục sư khác thường. Nhiều người gọi ông là Mục sư tuyên úy của đường Bourbon. Thay vì quản nhiệm một Hội Thánh, Mục sư Mumford đã được Chúa Thánh Linh kêu gọi một cách đặc biệt vào chức vụ nầy. Mục sư hằng ngày giới thiệu về Chúa cho những khách qua lại trên đường Bourbon. Đây là một con đường lừng danh về những quán rượu, phòng trà, đĩ điếm, cướp bóc, và tội ác.

Mục sư kể lại chuyện có lần ông gặp một khách lạ trên đường Bourbon, Thánh Linh bảo Mục sư phải nói về Chúa cho người đó. Mục sư liền đi theo ông ấy đến tận nhà. Mục sư gõ cửa nhà để xin vào. Khi cửa được mở, Mục sư bắt đầu làm chứng về Chúa cho chủ nhà. Chủ nhà lập tức đóng cửa bỏ vào nhà. Vì vâng lời Chúa Thánh Linh, Mục sư không dám tự ý bỏ đi. Ông ngồi trước cửa nhà cầu nguyện lớn tiếng. Những người lân cận nghe tiếng ông và hé cửa nhìn. Chủ nhà từ trong nhà nhìn ra thấy nhiều người nhìn vào nhà ông thì lấy làm ngại, nên mở cửa để Mục sư Mumford vào. Được biết chủ nhà là một thương gia độc thân rất giàu, nhưng cuộc sống chẳng có niềm vui và hy vọng. Chỉ một giờ sau, trái tim lạnh lùng của người nhà giàu đó đã gặp Chúa Giê-xu và tìm được hy vọng trong Ngài.

Mục sư Mumford đã vâng theo tiếng Chúa Thánh Linh và Ngài đã dùng ông để đem hy vọng đến cho người khác.


I. ĐƯỢC BUÔNG THA KHỎI TỘI LỖI (Rô-ma 8:1-4).

Trong câu 1, Phao-lô bắt đầu chữ “cho nên” để nói lên kết quả của sự cứu rỗi nơi Chúa Giê-xu. Những ai tin nhận Ngài làm Cứu Chúa trong đời sống mình sẽ tránh được sự phán xét trong ngày sau rốt. Người Việt chúng ta có quan niệm “Công thưởng, tội đền”. Tức là chúng ta được khen thưởng khi lập công và phải đền tội khi phạm lỗi. Và vì một số người chưa biết nhiều về sự dạy dỗ của Chúa qua Thánh Kinh, nên họ có ý lên án Đạo của Đức Chúa Trời là không công bằng. Thật khó cho họ chấp nhận ơn phước tha tội của Chúa trên những kẻ tin Ngài.

Một số người khác dù đã đến với Chúa rồi nhưng vẫn thấy sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu chưa đủ. Họ tìm cách nầy hay cách nọ để làm giảm tội của mình. Thật họ là những người có thiện chí, nhưng sai lầm vì không hiểu biết chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Cặp vợ chồng nọ đã phải ra tòa vì tội cấm quẹo trái trên đường. Sau một thời gian biện luận không xong cho vợ mình, người chồng thưa với vị thẩm phán rằng: “Thưa chánh án, tôi biết nhà tôi quẹo như thế là trái luật, nhưng chính tôi là người ngồi cạnh bảo nhà tôi quẹo trái. Vậy xin chánh án hãy bắt tội tôi mà tha cho vợ tôi”. Người chồng nầy có ý yêu vợ nhưng không biết luật pháp của chính quyền. Bởi thế mọi chúng ta cần biết mình là một tội nhân Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23), chúng ta không thể tự cứu lấy mình được. Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi” (Ê-sai 64:6). Vì tất cả mọi công đức của chúng ta chỉ như chiếc áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là Đấng công bình nên mọi tội lỗi của chúng ta phải bị trừng phạt. Nhưng Cứu Chúa Giê-xu đã xuống thế gian để chịu trừng phạt thay cho chúng ta nơi thập tự giá. Vậy nên những ai tin Ngài không còn bị luật pháp lên án nữa vì luật pháp của Thánh Linh đã xưng họ là công bình.


II. HẬU QUẢ CỦA LỐI SỐNG XÁC THỊT (Rô-ma 8:5-8).

Gia đình nọ có ba người con, người con trưởng sống buông tuồng không nhìn biết Đức Chúa Trời. Ngày ngày, anh cứ say sưa và chỉ nghĩ đến mình. Cô con út đã bỏ Chúa để theo đạo chồng. Gia đình cô giàu có, những đứa con của cô bề ngoài trông lễ độ. Cô con gái giữa là vợ một Mục sư. Gia đình đủ ăn, họ sống vui tươi luôn trong lời dạy của Kinh Thánh.

Nếu đặt câu hỏi trong ba người con của gia đình nầy, ai là người hạnh phúc nhất? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời ở đâu? Phao-lô cho biết: “Kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh” (c.5). Ba người con của gia đình ấy đại diện cho hai lối sống tương phản với nhau. Rất khó để chúng ta phân tích được đâu là lối sống theo Thánh Linh, bởi chúng không có biên giới, không có hình thể rõ rệt để có thể đo lường. Theo câu chuyện trên người anh cả say sưa ích kỷ dễ cho chúng ta nhận thức. Còn cô em út được hưởng mọi sự tốt lành từ tiền của, đến con cái thì ta đánh giá ra sao? Cô vợ Mục sư có thật là theo Chúa hay theo chồng? Chúng ta không có quyền đánh giá ai, chỉ một mình Chúa là Đấng thẩm định bởi Ngài biết mọi sự. Ở đây Phao-lô khuyên chúng ta nên xét lấy mình, hầu tránh được đoán xét của Chúa. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an” (c.6).

Một luật gia nổi tiếng hỏi sinh viên của ông: “Sau khi lấy xong bằng luật sư các bạn sẽ làm gì?” Một sinh viên trả lời: “Tôi sẽ làm luật sư để có nhiều tiền”. Luật sư hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Anh sinh viên im lặng như hiểu thấu bài học quý giá của thầy mình. “Đoạn, sự chết và âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai” (Khải huyền 20:14). Đó là sự trừng phạt đời đời cho những ai sống bởi công đức riêng, khước từ sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu.


III. KẾT QUẢ CỦA LỐI SỐNG THEO THÁNH LINH (Rô-ma 8:9-11).

Những nông trại tại Hoa Kỳ thường đốt các ấn đồng mà làm dấu trên gia súc của họ để họ có thể nhận diện khi chúng thất lạc.

Phao-lô khuyên chúng ta nên xét xem mình có ấn chứng hiện hữu của Chúa Thánh Linh trong đời sống chưa? “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh” (c.9). Phao-lô muốn mọi chúng ta tự hỏi: Tôi đã thật sự tin nhận Chúa Giê-xu làm Người Chủ duy nhất chưa?

Một vị Mục sư giảng Lời Chúa trên đài phát thanh kể. Có lần kia ông được điện thoại của một thính giả, xin cầu nguyện tin Chúa sau bài giảng của ông. Thính giả đó là một bà cụ bảy mươi tuổi, bà đi nhóm thờ phượng hằng tuần từ khi còn bé. Trong quá khứ bà nghĩ: bất cứ ai đi nhà thờ thường xuyên là đủ tiêu chuẩn để trở nên con cái Đức Chúa Trời. Nhưng ý niệm ấy thật quá sai lầm. Vì bà cụ chưa lần nào ăn năn tội và mời Chúa Thánh Linh vào làm chủ đời sống bà. Nay bà cụ mời Chúa Thánh Linh vào đời sống, một kinh nghiệm bình an lạ thường tràn ngập lòng bà. Nhiều người vì cảm tình với Hội Thánh, hay có lần nào đó đã cầu nguyện tin nhận Chúa, họ đi nhóm hằng tuần, nhưng vẫn giữ đạo cũ của họ. Đối với những người ấy Chúa Giê-xu chỉ là một trợ thần trong số các thần mà họ đang tôn thờ. Chúa Giê-xu phán: “Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ Ta và đạo Tin lành mà mất sự sống, thì sẽ cứu” (Mác 8:34-35). Từ khi tin Chúa đến nay bạn có sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh chưa? Sống theo sự hướng dẫn của Thánh Linh là sống “Đầu phục”, “Vâng lời” Chúa dạy. Đây là vấn đề then chốt đưa người tin đến mối liên hệ khắng khít với Đức Chúa Trời. Mục tiêu chính của người “Đầu phục” Chúa là làm vinh hiển danh Ngài. Chúng ta biết chắc những người đó sẽ được Chúa gìn giữ, ấn chứng bởi Thánh Linh và làm hữu hiệu đời sống họ.

Chúng ta biết lời dạy của Chúa qua Thánh kinh nhưng lắm lúc chúng ta không đủ sức làm trọn. Người sống theo Thánh Linh cũng là người biết nhờ cậy sức toàn năng của Ngài để ham mến sự Ngài ham mến, có bình an trong hoạn nạn, có ánh sáng của Chúa khi cuộc đời tối tăm. Kết quả của người sống theo Thánh Linh là được dự phần hy vọng sống lại với Chúa. Đời sống họ là một bằng chứng sống về sự hiện hữu của Thần Đức Chúa Trời giữa thế gian nầy. “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Phi-líp 2:5-8).

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để luộc lòng heo được ngon, trắng, giòn: Khi luộc lòng heo không nên cho muối vào mà cho cục phèn chua chừng nửa lóng tay, rồi bỏ lòng heo vào.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 29.09.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 29.09.2019

in PHỤ NỮ on 23 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 29.09.2019

1. Đề tài: TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM.

2. Kinh Thánh: Công vụ 27:1-28; 28:21-31.

3. Câu gốc: “Phaolô ở trọn hai năm tại một nhà trọ đã thuê. Người tiếp rước mọi người thăm mình, giảng về nước Đức Chúa Trời, và dạy dỗ về Đức Chúa Giêxu Christ cách tự do trọn vẹn, chẳng ai ngăn cấm người hết” (Công vụ 28:30-31).

4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 36-38.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 19.07.2019.

– Đề tài 1: Khi sống trong hoàn cảnh thuận lợi, ta mới có thể rao giảng về Tin Lành cứu rỗi cho người khác.

– Đề tài 2: Dầu gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, ta cũng phải rao giảng về Tin Lành cứu rỗi cho người khác.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đây là chặng cuối trong cuộc đời truyền giáo của Phao-lô. Theo lời kêu nài được xét xử trước mặt hoàng đế, người ta đưa ông đến La-mã. Chuyến đi nầy đầy gian nan, nguy hiểm nhưng cũng nhờ vậy mà quyền năng của Chúa được bày tỏ qua chức vụ của Phao-lô.

Điều làm cho Phao-lô dễ chịu là thầy đội, người có nhiệm vụ giải ông đến La-mã, đã tỏ ra nhân từ, tử tế với ông. Ngoài ra, trong chuyến đi nầy còn có thêm A-ri-tạc, có lẽ là người tình nguyện đi theo để phục vụ Phao-lô. Điều làm Phao-lô vui mừng hơn hết là được tự do rao truyền Tin lành.


I. TẠO NHỊP CẦU ĐỂ RAO GIẢNG TIN LÀNH (Công vụ 28:21-22).

Sau khi đến Rô-ma, kinh đô của đế quốc thời bấy giờ được ba ngày. Phao-lô liền mời các trưởng lão người Do-thái tại đó đến nhóm lại. Ông kể cho họ nghe thế nào ông phải chịu xiềng xích mà đến Rô-ma, và người ta buộc tội ông vô cớ thế nào.

Các trưởng lão cho biết tại Rô-ma họ chẳng có tin tức hoặc thư từ gì nói xấu về Phao-lô. Dầu vậy, họ cũng cảnh giác Phao-lô rằng Cơ Đốc giáo mà ông đang theo là đạo bị nhiều người chống nghịch. Phao-lô thấy các trưởng lão Do-thái nhầm lẫn về Cơ Đốc giáo và chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời nên ông khuyến khích họ trở lại để gặp ông hầu được dịp nghe cắt nghĩa thêm về sự cứu rỗi của Ngài. Qua lời Kinh Thánh, chúng ta thấy thái độ của các nhà lãnh đạo tôn giáo Do-thái tại Rô-ma có phần cởi mở hơn nhiều người ở nơi khác. Đối với Phao-lô họ không có thành kiến nhưng họ sẵn sàng để nghe ông nói.

Thật một tâm tình truyền giáo cao độ đã thể hiện qua đời sống của Phao-lô. Khi đứng trước những kẻ chống đối hay hiểu sai lệch về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, ông đã từ tốn, cởi mở và tạo một dịp tiện để họ được nghe về tin mừng. Ông đã đem đến cho họ hy vọng về chương trình cứu chuộc nhân loại của Đức Chúa Trời.


II. RAO TRUYỀN TIN LÀNH CHO MỌI NGƯỜI (Công vụ 28:23-29).

Đến ngày hẹn, các trưởng lão Do-thái và nhiều người theo
Do-thái giáo tụ họp lại tại nhà riêng của Phao-lô để nghe ông bày tỏ chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Từ sáng đến chiều, Phao-lô cứ làm chứng và giảng đạo Chúa cho họ. Ông bắt đầu từ Môi-se và các Đấng tiên tri mà gắng sức khuyên bảo họ một cách rõ rệt. Phao-lô minh chứng rằng Tin lành của Đấng Christ là sự ứng nghiệm đầy trọn của Cựu Ước và những lời tiên tri, là hy vọng của người Do-thái.

Dựa trên Cựu Ước, ông giảng giải từng giai đoạn lịch sử của dân Do-thái tỏ ra rằng là Con Đức Chúa Trời: “Là Tin lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các Đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh về Con Ngài, theo xác thịt bởi dòng dõi vua Đavít sanh ra, theo thần linh của thánh đức thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết” (Rô-ma 1:2-4a).

Phao-lô dùng Kinh Thánh để chứng minh, để rao truyền Tin lành của Đức Chúa Trời cho các trưởng lão Do-thái, giúp mỗi chúng ta ngày nay biết sắp xếp thì giờ mình, để được gần Lời sự sống của Đức Chúa Trời để chúng ta có thể dùng Lời ấy tỏ bày con đường cứu rỗi cho người lạc mất.

Khi nghe Phao-lô làm chứng và rao giảng, một số người đã mềm lòng tin nhận Chúa, một số khác không tin. Hễ ai tin thì được phước, còn kẻ chẳng tin tự đánh mất phần phước hạnh của mình từ Đức Chúa Trời. Khi một người khước từ Lời Chúa là họ đã tự đóng cửa cứu rỗi phước hạnh cho linh hồn mình.

Bài học lựa chọn của hai nhóm người nghe lời giảng của
Phao-lô, nhắc chúng ta đến trách nhiệm rao truyền Tin lành của Cơ Đốc nhân, chứ không phải trách nhiệm vào sự cứng lòng của những kẻ chẳng tin.

Sau khi dùng lời tiên tri để nhắc nhở người Do-thái về sự cứng lòng của họ, Phao-lô đã tuyên bố: “Sự cứu rỗi này đã sai đến cho người ngoại, những người đó sẽ nghe theo vậy” (Công vụ 28:28).

Đoạn Kinh Thánh sống động nầy của sách Công vụ được nối tiếp trước bao nhiêu tấm gương truyền giáo cho các dân tộc trên thế giới. Chúng ta nhận được thách thức gì trong công tác rao truyền Tin lành cho những chủng tộc, màu da và ngôn ngữ khác trên thế giới? Bạn, tôi, và Hội Thánh bạn đã góp phần gì trong việc rao truyền Tin lành cho mọi dân tộc? Tôi với bạn có thể góp phần ấy ngay bây giờ trong lời cầu nguyện cho các giáo sĩ và dâng hiến cho công tác của họ. Đó cũng là cách bạn có thể tiếp tay trong việc truyền giáo.


III. RAO TRUYỀN TIN LÀNH TRONG HOÀN CẢNH GIỚI HẠN (Công  vụ 28:30-31).

Kinh Thánh cho biết Phao-lô đã lưu lại Rô-ma hai năm trong hoàn cảnh của một người tù bị giam lỏng và tự tìm kiếm mưu sinh cho mình. Dầu vậy, Phao-lô vẫn mở rộng cửa nhà trọ mình để tiếp rước mọi anh em trong các tầng lớp xã hội đến thăm ông. Trong hai năm ấy nhờ quyền năng của Chúa giúp ông, ông nắm lấy cơ hội “giảng về nước Đức Chúa Trời, và dạy dỗ về Đức Chúa Giêxu Christ cách tự do trọn vẹn, chẳng ai ngăn cấm người hết” (c.31).

Phao-lô có thật nhiều lý do để biện minh về cảnh tù tội, thiếu thốn, cô đơn, chống đối, hay sự khó khăn tại Rô-ma để từ chối công tác truyền giáo. Nhưng quyền năng Chúa vượt quá sự hiểu biết và suy tưởng của chúng ta. Phao-lô đã được Chúa biến đổi từ một người cuồng nhiệt chống Ngài trở nên một người rao giảng Tin lành của Ngài. Ông không để mất một dịp nào trong việc rao truyền ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Phao-lô đã chân thành ủy thác đời sống mình vào Cứu Chúa Giê-xu và một lòng truyền bá danh Ngài. Ông trung tín rao truyền Tin lành trong cái giới hạn có được của ông, điều này dạy ta luôn sẵn sàng nắm lấy mọi dịp tiện mình có để rao giảng Tin lành hầu đưa nhiều người đến với Chúa.

Mặc dầu bị giam giữ ở trong một hoàn cảnh giới hạn mọi bề, Phao-lô đã tận dụng tất cả thì giờ mà Chúa ban cho ông. Bên cạnh việc giảng và dạy, Phao-lô đã viết rất nhiều thư tín cho các Hội Thánh tại Rô-ma, ông đã viết thư Phi-líp, Ê-phê-sô, Cô-lô-se và Phi-lê-môn. Ngày nay khi đọc lại những bức thư của ông, chúng ta cũng nhận được những phước hạnh như các tín hữu trong thế kỷ đầu tiên. Phao-lô đã trung tín trong việc truyền bá Phúc Âm qua sự tự do hữu hạn mà ông có được. Dầu bị tù tội, nhưng ông không quên công tác mà Chúa giao cho ông. Noi gương Phao-lô, chúng ta cũng phải tận dụng mọi cơ hội có được để rao truyền Tin lành của Chúa cho những người chưa biết Ngài. Nếu chúng ta chờ cho đến khi mình có một cơ hội hoàn mỹ để làm chứng cho Chúa, e rằng chúng ta sẽ không làm được bao nhiêu và cơ hội sẽ qua đi. Phao-lô đã bắt đầu cuộc hành trình của ông với Chúa trên con đường đi
Đa-mách. Cuộc hành trình của ông từ Đa-mách đến Rô-ma được mô tả trong sách Công vụ các sứ đồ. Sự trung tín của Phao-lô trong việc truyền giáo trên mọi giai đoạn của cuộc hành trình là duyên cớ thúc đẩy chúng ta phải thực hành.

Còn bạn, đối với việc làm chứng nhân cho Chúa thì sao? Trong cuộc hành trình của cuộc đời mình, bạn có suy nghĩ đến những phương cách nào có thể dùng để rao truyền Phúc Âm của Chúa không? Mong rằng Chúa sẽ ban cho bạn sự dạn dĩ để nắm lấy mọi dịp tiện làm chứng cho Ngài.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Cách nấu thịt bò mau mềm: Thịt bò mua về, đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, hôm sau mới đem ra chế biến. Hoặc khi hầm thịt nên cho vào nồi một ít nước trái thơm hay vài muỗng giấm ăn, thịt sẽ mau mềm.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 08.09.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 08.09.2019

in PHỤ NỮ on 3 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 08.09.2019

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ III.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 8.
  3. Câu gốc: “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao; sự oai nghi Chúa hiện ra trên các từng trời!” (Thi thiên 8:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 22-28.
  5. Thể loại: Sinh nhật (Ca ngợi – Cảm tạ).

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong Quý 3 (tháng 7,8,9) trước một tuần lễ; bổ sung tên những người còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-têm… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

THẮP NẾN SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầu vào như nến bằng giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

Ví dụ về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống một lượt 2 ly nước”, hoặc “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời người hát tặng bạn một bài”…


* TRÒ CHƠI DÀNH CHO TẬP THỂ.

CHÚA CHỮA LÀNH

– Cách chơi: NHD chỉ vào đầu mình và nói: “Chúa chữa đầu tôi” mọi người lập lại và xoa vào đầu. NHD chỉ vào bụng: “Chúa chữa bụng tôi” mọi người xoa bụng và lập lại.

Sau đó NHD có thể chỉ vào bụng mà nói: “Chúa chữa đầu tôi”. Mọi người phải xoa bụng và nói: “Chúa chữa bụng tôi”. Ai làm hoặc nói sai sẽ bị phạt.

DÂNG HIẾN.

– Cách chơi: chia số người thành nhiều nhóm.

NHD thông báo một thiên tai vừa xảy ra hoặc một người hoạn nạn cần sự cứu trợ. Ban cứu trợ cần một số vật dụng như: giầy, dép, sổ, viết, hoa, lá… Sau tiếng còi xuất phát quyên góp, nhóm nào về trước và mang nộp đủ số lượng là nhóm ấy thắng cuộc.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để cá hấp, thịt hấp được tươi ngon: Khi hấp cá thịt, nên chờ nước sôi mới cho cá, thịt vào. Tránh thêm nước trong quá trình hấp.

– Để cá chiên rán thơm, bùi: Trước khi rán nên xóc cá với chút giấm, để 5 phút mới cho vào chảo dầu.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 01.09.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ 01.09.2019

in PHỤ NỮ on 26 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 01.09.2019

  1. Đề tài: ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG KHỦNG HOẢNG.
  2. Kinh Thánh: Công vụ 21:17-40; 22:25; 23:11,37-39a.
  3. Câu gốc: “Hãy giục lòng mạnh mẽ, ngươi đã làm chứng cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem thế nào, thì cũng phải làm chứng cho Ta tại thành Rô-ma thế ấy” (Công vụ 23:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 19-21.

5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: PHỎNG VẤN.

  1. Chọn một người đóng vai Phao-lô, và một người làm phóng viên.
  2. Dựa trên tài liệu tham khảo, phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra những câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và trả lời đều phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.
  3. Trong phần đúc kết, “Phao-lô” sẽ tóm tắt nội dung bài học và đưa ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của Lời Chúa vào đời sống hằng ngày. Sau đó, tất cả đứng lên và mời một người thay mặt các bạn cầu nguyện.

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

(Sau khi người hướng dẫn giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới đi lên và Phao-lô bước ra).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Phao-lô!

– Phao-lô: Chào các cháu!

– Pv: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho ban phụ nữ trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng và hoan nghênh cụ. Cháu xin phép hỏi cụ về những điều cụ phải đương đầu với những người đã chống đối cụ?        

– Phao-lô: Được, cháu cứ hỏi.

– Pv: Xin cụ cho chúng cháu biết sau khi rời thành Sê-sa-rê cụ tới thành Giê-ru-sa-lem thì có điều gì xảy ra?

   – Phao-lô: Khi ta tới Giê-ru-sa-lem điều đầu tiên ta nhận được đó là tấm lòng của anh em, họ vui mừng tiếp rước ta. Ta thuật lại cho anh em tại đó những công việc Chúa làm trên các xứ thuộc dân ngoại thì họ hết sức vui mừng cảm tạ Chúa.

– Pv: Cám ơn Chúa, thật Ngài đã làm những công việc tuyệt vời trên các xứ Ê-phê-sô, Trô-ách… và cho tới ngày nay cánh tay quyền năng của Ngài cũng đang tiếp tục làm những công việc tuyệt vời và vĩ đại cho chúng ta.

– Thưa cụ, ngoài sự vui mừng của dân thành Giê-ru-sa-lem thì còn điều gì nữa không?

– Phao-lô: Các nhà lãnh đạo Hội Thánh lo lắng cho ta vì có một số lời đồn đại rằng: Phao-lô dạy người tin từ bỏ luật Môi-se, không làm phép cắt bì cho con mình, và không ăn ở theo thói tục Giu-đa nữa… Họ cho biết ta sẽ gặp khó khăn với nhóm người quá khích chống đối.

– Pv: Trong hoàn cảnh đó, các vị lãnh đạo Hội Thánh tại
Giê-ru-sa-lem và cụ đã phải làm gì thưa cụ?

– Phao-lô: Để tránh xung đột nầy, các lãnh đạo Hội Thánh khuyên ta đưa bốn người Gờ-réc có mắc lời thề nguyện đến đền thờ để chịu cạo đầu, may ra nhờ việc ấy có thể đánh tan những thành kiến và sự hiểu lầm về ta.

– Pv: Lúc đó, cụ có ngần ngại gì không và cụ thực hiện lời yêu cầu đó như thế nào?

– Phao-lô: Đứng trước một số anh em còn nặng gánh cổ truyền và các thói tục Giu-đa, ta vui lòng chấp thuận họ cùng những dị biệt đó. Ta chấp nhận lời đề nghị của Gia-cơ và các trưởng lão đưa bốn người bạn có mắc lời thề nguyện đến đền thờ chịu lễ tinh sạch theo luật pháp Môi-se.

– Pv: Việc làm đó chắc là các người Giu-đa quá khích sẽ chấp nhận và vui vẻ với cụ lắm, phải không thưa cụ?

– Phao-lô: Không hề như các cháu nghĩ. Họ không những không chấp nhận mà còn tệ hại hơn thế nữa. Khi một người Giu-đa quá khích thấy ta trong đền thờ thì liền xui dân chúng dấy loạn và bắt ta.

– Pv: Thật là vô lý. Họ lấy lý do gì mà hành động như vậy thưa cụ?

– Phao-lô: Họ cho rằng ta nghịch cùng dân sự, nghịch cùng luật pháp Đức Chúa Trời. Và làm ô uế nơi thánh khi ta dẫn mấy người Gờ-réc vào đền thờ.

– Pv: Sau đó họ có làm gì tiếp theo không thưa cụ?

– Phao-lô: Họ hiệp lại và bắt ta, kéo ra khỏi đền thờ, và họ đóng cửa đền thờ lại.

– Pv: Thưa cụ, khi việc đó xảy ra, cụ đã nghĩ gì và làm gì?

– Phao-lô: Trong thời điểm khủng hoảng đó, ta không thể làm gì, vì ta biết rằng, Đức Chúa Trời biết hết mọi sự và Ngài sẽ bảo vệ con cái Chúa theo cách của Ngài.

– Pv: Vâng thưa cụ, chúng cháu được nghe rất nhiều về cuộc đời hầu việc của cụ, trong thời điểm lúc bấy giờ đã có nhiều sự bách hại xảy ra cho cụ vì cớ công việc Chúa. Cụ có thể mô tả cho chúng cháu biết cụ thể những sự việc đã xảy ra sau khi cụ bị bắt không ạ?

– Phao-lô: Lúc đó chúng bắt được ta và đang kiếm cớ để giết ta nhưng chính Chúa đã có cách để giải cứu ta.

– Pv: Thưa cụ, Chúa đã giải cứu cụ bằng cách nào ạ?

– Phao-lô: Lúc chúng đang tìm cách giết ta thì liền có quan quản cơ đến, khi họ đang đòi giết ta thì viên quan nầy đã cho trói ta lại và khiêng ta ra khỏi đám đông đang la ó đó.

– Pv: Thế họ đã khiêng cụ đi đâu?

– Phao-lô: Họ đã khiêng ta vào đồn và ta đã xin quan quản cơ cho ta được nói.

– Pv: Cụ đã nói gì với họ.

– Phao-lô: Ta kể lại điều Chúa đã hiện diện với ta như thế nào và Ngài đã cứu ta ra làm sao? Ta giảng về Chúa Giê-xu cho họ.

– Pv: Sau lời giảng của cụ thì tình hình lúc đó ra làm sao?

– Phao-lô: Chúng chịu nghe ta nói đến đó, thì vùng kêu lên rằng: Hãy cất người ấy khỏi thế gian! Nó chẳng đáng sống đâu! Chúng kêu la, cởi áo, hất bụi bay lên giữa khoảng không. Và quan quản cơ đã truyền đem ta vào nhà. Chúa dùng quan quản cơ bảo vệ mạng sống ta.

– Pv: Quả thật Chúa luôn luôn bên cạnh chúng ta và Ngài giúp đỡ chúng ta đúng thời điểm của Ngài. Sau những lần bách hại như thế, Chúa muốn cho con cái Ngài kinh nghiệm Ngài rõ ràng hơn đúng không thưa cụ?

– Phao-lô: Đúng như thế đấy các cháu ạ. Trong sự hầu việc Chúa, chúng ta có thể gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà nản lòng… chính Đức Thánh Linh vùa giúp chúng ta, thêm sức lực cho chúng ta mạnh mẽ tiếp tục làm chứng cho Chúa ở những nơi Chúa muốn.

– Pv: Xin cụ cho chúng cháu một số lời khuyên qua bài học Kinh Thánh hôm nay!

– Phao-lô: Cơ hội ta gặp được các cháu tại đây hôm nay, ta cũng muốn cho các cháu biết kinh nghiệm của ta trong cuộc đời hầu việc Chúa… Không phước hạnh thiên thượng nào lớn hơn là được hầu việc Đấng yêu thương, năng quyền… là Cha của chúng ta. Và trong bước đường hầu việc Ngài, thì không thể tránh khỏi được những khó khăn, thử thách… Nhưng chúng ta tin rằng, Đức Chúa Trời có chương trình tốt lành cho chúng ta, Ngài luôn đi bên cạnh chúng ta, gìn giữ, giúp đỡ chúng ta. Đức Chúa Trời yên ủi chúng ta, luôn giúp chúng ta có đủ sức lực đương đầu với khủng hoảng và giục lòng chúng ta tiếp tục ham thích làm chứng cho Chúa.

– Pv: Cám ơn cụ đã dành thì giờ trò chuyện với chúng cháu, và cho chúng cháu biết thêm những kinh nghiệm quý báu trong cuộc đời hầu việc Chúa của cụ. Nguyện Chúa ở cùng cụ luôn!

– Phao-lô: Cảm ơn các cháu.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Thưa các bạn!

Chúng ta vừa nghe cụ Phao-lô nói về đề tài “Đương đầu với khủng hoảng” và những lời khuyên quý báu của cụ. Nguyện Chúa Thánh Linh giúp các bạn năng lực để làm theo những sự dạy dỗ qua bài học hôm nay. Mời các bạn đứng lên và mời cụ Phao-lô cầu nguyện cho chúng cháu.


* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong Phi-líp 2:8, Phao-lô có viết về Đấng Christ như sau: “Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”. Ngay sau đó, Phao-lô diễn tả ảnh hưởng của Chúa trên đời sống của mình trong thư Phi-líp: “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Giê-xu Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và lập lên trên đức tin; cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong cõi chết” (Phi 3:8-11).

Trong tinh thần đó, Phao-lô trở lại Giê-ru-sa-lem. Ông vừa mới hoàn tất chuyến du hành truyền giáo lần thứ ba. Bây giờ Chúa hiện đến cùng ông mà phán rằng: “Hãy giục lòng mạnh mẽ, ngươi đã làm chứng cho ta tại thành Giê-ru-sa-lem thể nào, thì cũng phải làm chứng cho ta tại thành Rô-ma thể ấy” (Công vụ 23:11). Dầu biết rằng có bao nhiêu nguy hiểm đang chờ đón, hoạn nạn đang bủa vây, Phao-lô vẫn can đảm dấn thân. Biết là nguy hiểm mà vẫn tiến đến chỗ nguy hiểm để xả thân phục vụ! Không mấy ai có thể làm được như vậy.

I. CHẤP NHẬN NHỮNG DỊ BIỆT (Công vụ 21:26).

Khi đến Giê-ru-sa-lem, Phao-lô và đoàn truyền giáo được Hội Thánh tiếp đón rất nồng hậu. Họ nức lòng ngợi khen Chúa qua những lời chứng của Phao-lô, thế nào Chúa đã dùng ông trong việc rao giảng Tin lành. Giây phút vui mừng qua nhanh khi Gia-cơ và các trưởng lão lại nghe có lời cảnh cáo về một số tin đồn sai lầm của người Giu-đa đối với sự dạy dỗ của ông. Họ có nghe rằng
Phao-lô đã dạy dân Giu-đa ở khắp nơi bỏ luật pháp Môi-se, và phép cắt bì theo thói tục của người Giu-đa. Để đánh tan những hiểu lầm ấy trong dân sự, họ khuyên ông đưa bốn người Gờ-réc có mắc lời thề nguyện đến đền thờ để chịu cạo đầu, may ra nhờ việc ấy có thể đánh tan những thành kiến và sự hiểu lầm về Phao-lô.

Đứng trước một số anh em còn nặng gánh cổ truyền và các thói tục Giu-đa, Phao-lô vui lòng chấp thuận họ cùng những dị biệt đó. Ông chấp nhận lời đề nghị của Gia-cơ và các trưởng lão đưa bốn người bạn có mắc lời thề nguyện đến đền thờ chịu lễ tinh sạch theo luật pháp Môi-se. Hành động của ông chứng tỏ ông cũng là người tôn trọng luật pháp.

Trong Hội Thánh việc đồng ý hay bất đồng quan điểm hoặc suy nghĩ của các hội viên là việc không tránh được. Chúa tạo mỗi chúng ta có những đặc tính khác nhau, đến từ những hoàn cảnh khác nhau. Những khác nhau được gọi chung là “những dị biệt”. Những dị biệt trong vòng các tín hữu trong Hội Thánh, có thể đưa đến tình trạng bất đồng và xung đột.

Phao-lô đã giúp mỗi chúng ta trong cách cư xử trước những dị biệt của anh em mình. Phao-lô đã tự quên mình để tìm xem ý Chúa muốn ông phải làm gì hơn là tranh cãi để chứng minh ý kiến của mình là đúng. Phao-lô nghĩ đến anh em mình hơn là những dị biệt của họ.


II. ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG LỜI VU KHỐNG (Công vụ 21:27-30).

Sau bảy ngày trong hạn kỳ của lễ tinh sạch gần mãn, thì một biến động đã xảy đến cho Phao-lô. Khi một số người Giu-đa quá khích ở A-si đến thủ đô, thấy Phao-lô trong đền thờ bèn xúi cả dân trong thành dấy loạn nghịch cùng Phao-lô. Họ buộc tội ông đã giảng dạy khắp thiên hạ nghịch cùng luật pháp và tục lệ Do-thái, buộc tội ông dẫn người ngoại vào đền thờ làm ô uế nơi thánh của họ.

Người Giu-đa muốn lấy cớ ấy để nhờ người Rô-ma cất lấy mạng sống của Phao-lô. Đứng trước động lực độc ác của một số người quá khích, có thể làm cho chúng ta giật mình, và hỏi tại sao những việc như thế có thể xảy ra cho một nhà truyền giáo đầy nhiệt tâm và tận tụy như Phao-lô. Nếu xét về bối cảnh và lịch sử Do-thái thời bấy giờ, hy vọng chúng ta tìm được câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt ra. Người Do-thái rất bảo thủ và kiêu hãnh về tôn giáo Giu-đa của họ. Họ bảo thủ vì không muốn ai thay đổi bất cứ những gì mà ông cha họ để lại. Họ kiêu hãnh vì họ là dân tộc được Chúa chọn đặc biệt mang sứ điệp cứu rỗi của Ngài đến cho mọi dân tộc. Vì quá bảo thủ, họ đánh mất sự cảm thông, bởi kiêu hãnh, họ quên mất nhiệm vụ truyền giáo. Chẳng những thế, họ còn ganh cả những ai có lòng muốn đưa người khác đến sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Là nạn nhân những ganh ghét, ác cảm và kiêu hãnh tôn giáo đó, Phao-lô thấy trách nhiệm yêu thương của ông nặng nề hơn đối với dân tộc ông. Đứng trước những lời vu khống vô cớ, ông yên lặng và phó mình cho Đức Chúa Trời, Đấng thành tín đã gọi ông.

III. ĐỐI DIỆN VỚI BẮT BỚ VÀ ĐÁNH ĐẬP (Công vụ 21:31-35).

Trong lúc toàn dân như điên cuồng trước lời xui giục của nhóm người quá khích để hại Phao-lô. Tiếng đồn đến tai quan quản cơ, người lập tức bắt quân lính và cai đội kéo đến để xem chuyện gì xảy ra. Viên quản cơ nghi Phao-lô là duyên cớ của cuộc bạo loạn ấy nên quan truyền xích Phao-lô lại, trong khi những kẻ vu khống đánh đập ông một cách tàn nhẫn thì cứ ngang nhiên đi đứng tự do.

Đứng trong cơn khủng hoảng của Phao-lô, nhiều người trong chúng ta có thể hỏi “Chúa ở đâu?”, “Ngài đang ở đâu?”, “Tại sao Ngài không có mặt trong những khó khăn của đời con?”. Không chỉ riêng những ai trong cảnh bắt bớ, tù đày, áp bức, đòn vọt nghi ngờ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, đôi khi đêm dài trằn trọc hoặc trước những quặn thắt nhức nhối không rời khỏi ta, hay những lúc gia đình đổ vỡ hoặc ly tan chúng ta thường hỏi “Chúa ở đâu?” Nhưng đứng trước những cơn khủng hoảng này, Phao-lô biết và thấy rõ được bàn tay của Đức Chúa Trời đang ôm trọn ông trong lúc Ngài yên lặng nhất. Dù phải qua những kinh nghiệm khổ đau trên thể xác, ông biết Chúa đang ở cùng ông để làm trọn mục đích của Ngài.

IV. BIỆN MINH CHO SỰ THẬT (Công vụ 21:37-39).

Khi được quân lính Rô-ma đưa đến trước quan quản cơ, Phao-lô dùng tiếng Hy-lạp (Gờ-réc) nói với quan, vì đó là ngôn ngữ của giới trí thức thời bấy giờ. Quan quản cơ ngạc nhiên bởi thoạt đầu ông cứ ngỡ Phao-lô là một loạn tướng hung dữ có bốn ngàn thuộc hạ người Ai-cập (câu 38). Phao-lô xin phép quan quản cơ để biện minh cho chính mình. Khi được phép, Phao-lô bình tĩnh đưa ra những sự thật về mình. Mặc dầu có những đe dọa, khủng hoảng nguy hiểm đến tính mạng, ông luôn chân thật, lịch sự bày tỏ về mình.

Qua bài học vui lòng chấp nhận những dị biệt, Phao-lô giúp mỗi người chúng ta thấy được mình cần có một thái độ ôn hòa như ông, trước những khủng hoảng tương tự. Khi rao giảng về Chúa, chúng ta cũng sẽ gặp nhiều chống đối, không tin, đôi lúc còn làm khó dễ. Khi Chúa Giê-xu làm chứng với mọi người Ngài là ai, từ đâu đến và đến với mục đích gì. Nhiều người nghe đã không tin chính Ngài là Thượng Đế từ trời đến để giải bày chương trình cứu rỗi của Thượng Đế cho nhân loại. Chúng ta nghĩ những khủng hoảng ấy đã đến với Chúa thế nào. Dù vậy Ngài vẫn tiếp tục rao truyền lẽ thật cho đến giờ phút cuối cùng trên thập tự. Nhìn về bàn tay giải cứu của Chúa trên mạng sống Phao-lô, nhắc chúng ta về quyền năng của Chúa, giúp chúng ta hầu việc Chúa cách mạnh mẽ và hết lòng. Ngài sẽ hành động qua mọi hoàn cảnh của cuộc đời để làm trọn ý Ngài trên đời sống của chúng ta.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Muốn thịt luộc thơm ngon: Khi luộc thịt, hãy cho vào nồi chút bột ngọt, chút đường, chút muối và vài lát hành xắt mỏng, thịt sẽ rất thơm và ngon.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 18.08.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 18.08.2019

in PHỤ NỮ on 19 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 18.08.2019

  1. Đề tài: ĐIỀU LÀM THỎA LÒNG.
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 55:1,3,6-11.
  3. Câu gốc “Sao các ngươi trả tiền mua đồ không phải là bánh? Sao các ngươi đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no?” (Ê-sai 55:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng hiến, cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tư tưởng gia Oscar Wilde có lần đã nói “Người sống trong thế gian phải đối diện với hai thảm kịch: Một là không có được điều mình muốn có, và điều còn lại là muốn có được điều mình muốn có”. Chúng ta nghĩ như thế nào về câu nói có tính cách nghịch lý nầy? Riêng tôi, tôi thấy Oscar Wilde đã nói hoàn toàn đúng. Nhận xét của ông là một từng trải khi ông quan sát kỹ đời sống con người. Lão Tử cũng có lần nói: “Con người đau khổ vì bắt cái hữu hạn chứa đựng cái vô hạn”. Người Việt của mình cũng có nhiều câu rất hay, đơn giản, nhưng ý rất thâm sâu. Thí dụ như câu: “đứng núi nầy trông núi nọ”, hoặc câu: “được đó quên đăng, được trăng quên đèn”. Những câu nói nầy nói lên điều gì? Phải chăng là ám chỉ việc không thỏa lòng trong đời sống con người. Tệ hại hơn là câu “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tình bạn là mối liên hệ thâm tình, thế mà khi giàu họ cũng đổi để cho thích hợp với địa vị, cuộc sống phú quý của họ. Vợ chồng là tình sâu, nghĩa nặng mà cũng vì giàu sang nhiều người bỏ chồng, đổi vợ để thỏa mãn sự khát khao phát xuất từ lòng ích kỷ của mình. Từ đó, tranh chấp, hận thù, đổ vỡ, chia ly xảy ra, làm tan nát không biết bao nhiêu gia đình. Đức Chúa Trời từ trên cao, nhìn thấy suốt sự đau khổ đầy tính chất phi lý nên Ngài đã đặt câu hỏi nầy: “Sao các ngươi trả tiền để mua đồ không phải là bánh? Sao đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no?” (Ê-sai 55:2). Một số người làm việc đầu tắt mặt tối mà quên cả bổn phận trong gia đình. Lời Chúa trong phần Kinh Thánh hôm nay thật là quý báu cho mỗi chúng ta. Đó là lời mời gọi vô cùng quý báu xuất phát từ tình yêu vô bờ bến của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy suy gẫm đoạn Kinh Thánh nầy để rút ra những bài học hữu ích cho đời sống tâm linh của chúng ta.


I. HÃY MUA ĐIỀU TỐT NHẤT (Ê-sai 55:1).

Thế nào là điều tốt nhất? Để trả lời câu hỏi nầy chúng ta cần biết một điều: Đó là sự khác biệt giữa điều mình muốn và điều mình cần. Có nhiều người đã điên cuồng tìm mọi cách, kể cả bất chính để thỏa mãn điều mình muốn. Than ôi! “Túi tham không đáy”, ai có thể làm cho nó đầy được? Bởi đó mà có câu chuyện “Ăn Khế Trả Vàng”. Qua câu 1, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta đến với Ngài; đến với nguồn nước sống để được thỏa mãn điều mình cần. Thật sự cần, mãi mãi cần. Tiên tri đã diễn đạt lời mời ân cần của Chúa qua cách dùng ngôn ngữ trong giới thương mại để giúp người nghe hiểu rõ được sứ điệp vô cùng quan trọng nầy. Chữ “mua” phản nghĩa với chữ “bán”, như vậy thế nào là “Mua mà không cần tiền?” Đây là điều khó cho người mua hiểu được. Nhưng nếu ai hiểu được thì đó là một phước hạnh vô cùng cho họ, vì họ sẽ nhận thức ra rằng Đức Chúa Trời đã yêu thương họ, thương xót họ khi Ngài đã ban Con Một của Ngài là Cứu Chúa Giê-xu, Đấng đã trở nên nguồn nước sống, đời đời, sung mãn cho những ai tìm đến với Ngài (Giăng 7:37-38). Tại sao? Vì tiền không thể nào mua được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Thế tại sao không dùng chữ “cho” để thế chữ “mua”? Ê-sai đã không dùng chữ “cho” để thế chữ “mua” vì một lý do hết sức là thâm thúy. Con người có thể đến với Đức Chúa Trời để nhận được sự cứu rỗi. Bởi vì chính Chúa Giê-xu đã trả giá cho linh hồn của chúng ta bằng huyết của Ngài rồi, nên chúng ta không cần phải trả cho Đức Chúa Trời điều gì cả. Chỉ cần lấy đức tin để tiếp nhận. Giăng 3:16 chép rằng: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài; hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.


II. ĐỂ CÓ SỰ BẢO ĐẢM ĐỜI ĐỜI (Ê-sai 55:3).

Để con người có được một đời sống sung mãn, tràn đầy hạnh phúc, hy vọng và niềm vui, con người phải từ bỏ những điều ham muốn quá đáng và phi lý của mắt mình, của tai mình. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta ba điều:

(1) Hãy nghe bằng tai thuộc linh.

(2) Hãy nghe bằng thái độ ân cần, chăm chú (nghiêng tai).

(3) Hãy đến thật gần Đức Chúa Trời để nghe (vì Ngài không nói với mọi người nhưng nói với mỗi tấm lòng, với từng cá nhân).

Tóm lại, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải có ý thức để nhận biết mình sai lầm, từ đó sẽ dẫn đến sự ăn năn, hối cải, cuối cùng lấy đức tin tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Đó là phương cách duy nhất và không có một cách nào khác để con người có sự đảm bảo đời đời.

III. ĐƯỢC SỰ CHỈ DẪN TRỌN VẸN (Ê-sai 55:6-7).

Đã nêu lên ví dụ để chúng ta biết muốn thay đổi đời sống, tín ngưỡng để có sự cứu rỗi đời đời là một điều khó. Đó là thí dụ về yến tiệc lớn (Lu-ca 14:17-18). Ê-sai đã đưa ra những sự chỉ dẫn hết sức thiết thực nhằm giúp chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Thứ nhất người đó phải “tìm kiếm”. Vì sao? Vì “Nước Thiên đàng giống như của báu chôn trong đám ruộng kia” (Mat 13:44). Không thấy giá trị nước trời, con người sẽ không hết lòng tìm kiếm. Thứ hai, người đó phải “kêu cầu”. Vì sao? Vì “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa sẽ mở cho” (Mat 7:7). Lý do là Chúa không ép buộc một ai nhận ơn cứu rỗi, mà Ngài chỉ cho những ai hết lòng cầu xin mà thôi.


1. BIẾT MỘT KẾ HOẠCH TỐT HƠN (Ê-sai 55:8-9).

Có nhiều người do dự không chịu đến với Chúa một cách mạnh dạn, dứt khoát là vì họ không am tường chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Và họ không biết chắc hiệu năng của sự cứu rỗi mà Chúa đã hứa ban cho họ. Theo quan niệm thông thường thì cái gì càng quý thì phải mua càng đắt. Không có cái gì quý mà người ta cho không cả. Vì vậy họ tìm mọi cách, hy sinh, chịu khổ, tu hành, làm công đức, lần chuỗi, tụng niệm với hy vọng rằng mình sẽ đạt được điều mình muốn để bước vào Thiên đàng hoặc Niết bàn hoặc Bồng lai tiên cảnh khi mình lìa bỏ cuộc sống phàm tục. Hiểu rõ những cố gắng vô vọng của con người, Đức Chúa Trời khuyên họ nên nhận thức rằng nếu họ không thể đo lường sự cao xa của đất trời, sự rộng lớn của vũ trụ thì cũng đừng đoán định đường lối Chúa, chỉ nên lấy đức tin chấp nhận mà thôi.

2. MỘT SỰ BẢO ĐẢM THỎA LÒNG (Ê-sai 55:10-11).

Dùng hai thí dụ rất tượng hình, Ê-sai cho chúng ta thấy giá trị sự tin quyết trong Lời của Chúa, “mưa” và “tuyết” mà Đức Chúa Trời đã ban cho nhân loại để bảo tồn thiên nhiên, và Lời Chúa cũng sẽ được ban cho để bảo tồn đời sống tâm linh con người. Lời Chúa sẽ đem đến những hiệu năng siêu việt, những thành quả muôn đời.

a. Đức Chúa Trời đã ban cho ta nhu cầu tâm linh quý báu và chân thật. Hãy khuyến khích người chưa tin tìm đến Ngài để được một đời sống thỏa lòng (Ê-sai 55:1).

b. Lời hứa về một đời sống thiêng liêng trong Chúa Cứu Thế sẽ giúp mỗi người hết lòng tìm kiếm Ngài.

c. Lời hướng dẫn tường tận về chương trình (Ê-sai 55:3) cứu rỗi sẽ nâng đỡ người chưa tiếp nhận Chúa thêm mạnh dạn tin nhận Ngài.

d. Sự nhận thức về sự khôn ngoan kỳ diệu của Đức Chúa Trời giúp người nghe biết hạ mình để nghe lời chỉ dạy của Chúa hầu cho họ có được đời sống sung mãn.

e. Nhận thức giá trị quyền năng của lời chia sẻ Tin lành cho mọi người, đặc biệt là những linh hồn chưa có sự cứu rỗi.


* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản thịt: Nếu bạn không có tủ lạnh, muốn giữ thịt tươi
3-4 ngày. Khi mua thịt về, bạn ngâm thịt vào nước phèn chua (10g phèn/1 lít nước chín để nguội). Sau một giờ lấy ra xát muối rang, tán nhỏ vào khắp miếng thịt, đem treo chỗ thoáng. Hoặc gói thịt vào khăn vải nhúng giấm, để qua đêm thịt vẫn tươi ngon.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 11.08.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 11.08.2019

in PHỤ NỮ on 6 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 11.08.2019

  1. Đề tài: HỌC HỎI LẪN NHAU.
  2. Kinh Thánh: Công vụ 18:1-24; 19:6.
  3. Câu gốc: “Vậy, người khởi sự giảng cách dạn dĩ trong nhà hội. Bê-rít-sin và A-qui-la nghe giảng, bèn đem người về với mình, giãi bày đạo Đức Chúa Trời cho càng kỹ lưỡng hơn nữa” (Công vụ 18:26).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 16-18.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.

  1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
  2. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
  3. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (Nêu sự việc đã xảy ra).

– Câu hỏi suy luận (Tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (Ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

  1. Thảo luận: Để giờ học Kinh Thánh có kết quả, ủy viên linh vụ và các trưởng nhóm nên cùng học với nhau trước để nắm vững nội dung của buổi học, nhờ đó các nhóm trưởng sẽ tự tin khi hướng dẫn nhóm mình và không lệch mục tiêu ban đầu.
  2. Thời gian học Kinh Thánh.
  3. 5 phút giải thích và chia nhóm.
  4. 20 phút thảo luận.
  5. 10 phút tường trình.
  6. 5 phút đúc kết.
  7. Giải thích: Đọc phần Kinh Thánh làm nền, giải thích phương pháp học, đọc câu hỏi rồi tiến hành chia nhóm.
  8. Chia nhóm: Tùy theo số ban viên, có thể chia thành nhiều nhóm từ 5 đến 10 người.
  9. Vị trí: Ủy viên linh vụ sắp xếp chỗ học Kinh Thánh cho các nhóm.
  10. Bài học: Giao phần tài liệu và câu hỏi đã soạn trước cho các trưởng nhóm.
  11. Trưởng nhóm và thư ký nhóm: Trưởng nhóm phải được chọn trước để cùng học với Ủy viên linh vụ, nhiệm vụ chính của trưởng nhóm là đưa ra câu hỏi và gợi ý để các bạn trả lời, hướng dẫn buổi thảo luận đi đúng mục tiêu. Thư ký nhóm được cử ra để ghi lại kết quả của buổi thảo luận và tường trình trong giờ đúc kết.
  12. Giờ tường trình và đúc kết: Các thư ký nhóm lần lượt trình bày kết quả giờ học Kinh Thánh của nhóm mình. Sau đó, Ủy viên linh vụ sẽ đúc kết để nhẹ nhàng sửa lại những điểm sai, nhấn mạnh những sự dạy dỗ quan trọng và kêu gọi ban viên làm theo sự dạy dỗ nhận được qua buổi thảo luận.

* Câu hỏi học Kinh Thánh:

  1. Xem Công vụ 18:1-17 cho biết:

(1.1) Xin bạn cho biết A-bô-lô là người như thế nào?

(1.2) Theo Kinh Thánh mô tả sự “khéo nói và hiểu Kinh Thánh” của A-bô-lô có nghĩa gì?  

 (1.3) Bạn học được điều gì qua tinh thần rao giảng đạo Chúa của A-bô-lô?

  1. Xem Công vụ 18:26 cho biết:

(2.1) Khi nghe A-bô-lô giảng dạy về đạo Chúa, A-qui-la và
Bê-rít-sin đã làm gì với A-bô-lô?

(2.2) Vì sao A-qui-la và Bê-rít-sin phải làm vậy với A-bô-lô? Xin cho biết thái độ của A-bô-lô khi được A-qui-la và Bê-rít-sin giúp đỡ?

(2.3) Bạn học được gì qua tinh thần hầu việc Chúa của A-qui-la, Bê-rít-sin và của A-bô-lô?

III. Xem Công vụ 19:8-12 cho biết:

(3.1) Khi Phao-lô đi đến nơi nào giảng đạo thì ông thường lưu lại nơi đó rất lâu để làm gì?

(3.2) Việc nầy sẽ đem lại ích lợi gì cho người mới tin?

(3.3) Theo bạn, muốn cho người khác hiểu biết lẽ đạo cách rõ ràng thì bạn phải giúp đỡ cho họ bằng cách nào?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Hôm nay chúng ta học chuyện Bê-rít-sin và A-qui-la. Sau khi nghe A-bô-lô giảng họ đã đưa A-bô-lô về nhà mình để giãi bày đạo Chúa cách kỹ càng. Tinh thần hiếu học là tinh thần rất tốt. Là anh chị em trong Chúa, chúng ta cần học tập lẫn nhau. Nếu để ý kỹ chúng ta sẽ thấy, nghe được những điều hay của người khác để dùng làm bài học cho mình.

  1. NHU CẦU HỌC HỎI (Công vụ 18:24-25).

Sau khi truyền giáo tại A-thên, Phao-lô đi đến Cô-rinh-tô và ở lại một năm rưỡi (Công vụ 18:1-17). Từ đó ông đi thuyền đến Ê-phê-sô với A-qui-la và Bê-rít-sin là những người mà ông đã có dịp ở chung tại Cô-rinh-tô. Ông để hai người ở lại Ê-phê-sô còn ông đi thăm viếng các Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem và An-ti-ốt.

Ê-phê-sô là một thành phố rộng lớn với 300.000 dân ở bờ biển phía Tây thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ê-phê-sô là thủ đô của Tiểu Á thuộc đế quốc La-mã. Trong khi Phao-lô vắng mặt, có một người tên là A-bô-lô đến viếng Ê-phê-sô.

A-bô-lô là một người Do-thái được sinh trưởng tại A-léc-xan-tri là một thành phố rộng lớn với hơn sáu trăm ngàn dân thuộc đủ mọi chủng tộc bao gồm người Ai-cập, La-mã, Hy-lạp, Do-thái và là một trung tâm văn học đương thời.

A-bô-lô là một tay “khéo nói và hiểu Kinh Thánh… Người đã học đạo Chúa; nên lấy lòng rất sốt sắng mà giảng và dạy kỹ càng những điều về Đức Chúa Giê-xu, dẫu người chỉ biết phép báp-têm của Giăng mà thôi” (Công vụ 18:24).

Nguyên văn của “khéo nói” cũng có nghĩa là uyên bác và hùng biện. A-bô-lô được học tập từ trường đại học danh tiếng A-léc-xan-tri và cũng có thể là nơi đó ông đã tập luyện tài diễn thuyết và hùng biện của mình. Ông cũng là người “hiểu” Kinh Thánh. Có thể ông đã học tập Cựu Ước từ lúc còn thơ ấu và cứ tiếp tục học cho đến trưởng thành. Quá khứ và sự hiểu biết của ông đã giúp ông trở nên một nhân vật đáng kể trong việc mở mang Nước Trời.

Ngày nay, có thể chúng ta không biết tương lai sẽ đem lại cho mình điều gì, tuy nhiên nếu chúng ta cứ nắm lấy mọi cơ hội để học tập và trau dồi tài khéo chắc Chúa sẽ dự bị cho chúng ta những công tác thích hợp với khả năng mình. Mỗi một người trong chúng ta nên có một nền học vấn như A-bô-lô, hiểu biết Kinh Thánh, uyên bác trong sự học tập và sốt sắng nói về Chúa cho người khác. Chúng ta không biết A-bô-lô tin Chúa ở đâu lúc nào, dẫu sao A-léc-xan-tri là một thành phố rộng lớn có đông người Do-thái, có thể một tín hữu nào đó từ Pha-lê-tin đến để truyền đạo Chúa cho ông. Trong lúc nầy ông chỉ biết có báp têm của Giăng mà thôi, A-bô-lô cần học hỏi nhiều hơn nữa về Đấng Christ hầu cho sự hiểu biết của ông được trọn vẹn. Tuy là ông chỉ biết Chúa qua sự học hỏi, chưa hiểu gì về Đấng Christ, nhưng điều mà chúng ta có thể học hỏi nơi ông là lòng sốt sắng rao truyền đạo Đức Chúa Trời của ông.

   2. GIÚP NGƯỜI KHÁC HỌC (Công vụ 18:26).

Tôi có nghe chuyện của một ông cụ kia khi được hỏi rằng có việc gì cụ đã làm khiến cụ ghi nhớ lâu nhất? Cụ trả lời rằng cụ nhớ nhất là lúc có một cậu bé đến hỏi cụ chỉ đường cho cậu, và khi cậu bé vừa đi vừa hát trên con đường mà ông cụ chỉ cho, cụ cảm thấy trong lòng lâng lâng sung sướng. Mỗi người trong chúng ta đều có một cơ hội nào đó để giúp những người khác trên chặng đường đời của họ. A-qui-la và Bê-rít-sin đã có cơ hội để ghi lại một phần kinh nghiệm lâu dài trong cuộc đời của A-bô-lô. Mặc dầu A-bô-lô là một người trí thức còn A-qui-la và Bê-rít-sin chỉ là hai người may lều, nhưng họ đã khôn ngoan giúp đỡ A-bô-lô hiểu biết về Chúa và tiếp nhận Ngài. A-bô-lô dầu là trí thức, ông vẫn có tinh thần chịu học hỏi, không tự cao, kiêu ngạo nên Tin lành của Chúa đã thấm nhuần vào ông và ông trở nên một người kết quả cho Chúa.

III. KẾT QUẢ CỦA SỰ HỌC HỎI (Công vụ 18:27-28).

Sau khi A-bô-lô hiểu rõ sứ điệp của Cơ Đốc giáo, ông đi đến
A-chai. Có thể A-bô-lô đã nghe nhiều lần về vùng đất này, nên ông quyết định đến đó để giảng dạy. Khi đến A-chai, việc đầu tiên mà ông làm là giúp anh em tín hữu tại đó. Ông đã nhờ Chúa mà “bổ ích cho kẻ đã tin theo” (c.27).

Từ thư thứ nhất của Phao-lô cho Hội Thánh Cô-rinh-tô, chúng ta được biết A-bô-lô đã ở lại Cô-rinh-tô một thời gian. Phao-lô nhắc lại công tác của A-bô-lô như sau: “Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới…” (1Cô-rinh-tô 3:6). Một công tác quan trọng khác của A-bô-lô tại Cô-rinh-tô là hầu việc Chúa giữa những người chưa biết Ngài. Cũng như tại Ê-phê-sô, A-bô-lô đến nhà hội của người Do-thái và “bẻ bác” người Do-thái về sự cứng lòng của họ.

Một trong những ân tứ Chúa ban cho A-bô-lô là tài hùng biện trước công chúng. Ông đã dạn dĩ trình bày minh bạch Tin lành của Chúa trong các nhà hội Do-thái. Ông hiểu rõ Kinh Thánh nên ông đã “bày tỏ” cho người ta thấy rằng: Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ. Có thể ông đã căn cứ vào những lời tiên tri của Cựu Ước để chứng tỏ cho người ta thấy rằng chính Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a mà Cựu ước đã đề cập đến.

  1. TÌM KIẾM NHỮNG NGƯỜI NÀO CẦN HỌC HỎI (Công 19:1-6).

Trong lúc A-bô-lô hầu việc Chúa tại Cô-rinh-tô, Phao-lô đi trở lên phương Bắc rồi trở xuống thành Ê-phê-sô, nơi ông đã từng đến trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Lần nầy Phao-lô quyết định ở lại lâu hơn. Trong những ngày đầu tiên Phao-lô giúp cho các môn đồ của Giăng chịu báp têm nhân danh Đức Chúa Giê-xu. Sau khi
Phao-lô đặt tay trên họ, họ được đầy dẫy Thánh Linh, họ nói tiếng ngoại quốc và nói tiên tri.

Nhờ có tinh thần khiêm nhường học hỏi, các môn đồ của Giăng đã nhận được những ân tứ vô cùng đặc biệt từ Đức Thánh Linh.

Trong hai năm Phao-lô và những bạn đồng lao làm việc ròng rã, siêng năng đến nỗi “Mọi người ở trong cõi A-si, hoặc người Giu-đa hay là người Gờ-réc đều nghe đạo Chúa”. Chúng ta không rõ
Phao-lô đã dùng phương pháp nào trong việc quảng bá Lời Chúa cho dân chúng; nhưng điều chúng ta đọc thấy ở đây là ông đã “dạy dỗ hằng ngày” (Công vụ 19:9). Nhóm lại ở nhà thờ để học Lời Chúa mỗi ngày là điều khó thực hiện đối với những gia đình tín hữu phải làm lụng suốt cả tuần lễ. Tuy nhiên nếu Hội Thánh có nhiều gia đình tín hữu ở rải rác trong thành phố, mỗi gia đình có thể luân phiên tiếp đón bạn hữu đến học Lời Chúa tại nhà riêng của mình. Như vậy, việc học Lời Chúa hằng ngày có thể thực hiện được. Bạn cũng hãy xét xem gia đình bạn có thể mở rộng để đón lớp Kinh Thánh tư gia một tháng một lần hoặc hai tuần lễ một lần chưa? Chắc chắn bạn sẽ được phước lớn từ nơi Chúa và là nguồn phước cho nhiều người khác nữa.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản trà: Trà gói kỹ, cất vào tủ lạnh, trà sẽ giữ được mùi trong một thời gian dài. Hoặc cho trà vào lọ thiếc có lót bằng sành sứ, không nên cho vào lọ thủy tinh, để nơi thoáng.

 

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 03.02.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 03.02.2019

in PHỤ NỮ on 2 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 03.02.2019

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ I.

  2. Kinh Thánh: Thi-thiên 139:13-16.
  3. Câu gốc: Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm” (Thi thiên 139:14).
    1. Đố Kinh Thánh: Tít 1-3.
    2. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

    * CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi – Cảm tạ).

    1. Mỗi quí, tổ chức một buổi sinh nhật cho các bạn sinh trong quí đó. Sinh nhật của quí 1 dành cho các bạn sinh trong tháng 1, 2, 3, quí 2 (tháng 4, 5, 6), quí 3 (tháng 7, 8, 9), quí 4 (tháng 10, 11, 12).
    2. Với những người không nhớ ngày sinh, xin lấy ngày tin Chúa, hoặc bất kỳ ngày tháng nào có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ để làm sinh nhật.
    3. Thư ký ghi vào sổ và giao danh sách các ban viên có ngày sinh nhật trong quí cho thủ quỹ để mua quà. Thủ quỹ mua quà nhiều hơn số cần phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quí đó. Món quà nho nhỏ và có thể để dành lâu ngày (cây viết bi…).
    4. Mời những người “sinh nhật” lên phía trên. Toàn ban Phụ nữ hát chúc mừng và cầu nguyện đặc biệt cho họ. Nếu có bánh sinh nhật thì tất cả những người sinh nhật cùng cầm dao và cắt bánh trước khi cầu nguyện.
    5. Tặng quà cho mỗi người sinh nhật.
    6. Mời từng người “sinh nhật” có lời cảm tạ Chúa hoặc hát tôn vinh Ngài – Có thể mời các bạn cùng hát bài thánh ca mà mình thích.
    7. Trò chơi và ăn bánh sinh nhật.

    * TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

    THẮP NẾN SINH NHẬT.

                – Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

    Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầu vào như nến bằng giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

    Ví dụ: Về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống một lượt 2 ly nước”, hoặc “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời người hát tặng bạn một bài”…

    – Cách chơi: NHD mời từng người có ngày sinh trong quí lên và chọn cho mình một cây nến. Tìm xem cây nến có chứa điều gì bí ẩn và khi tìm ra được hãy đọc lớn điều bí ẩn đó lên và thực hiện.

    * TRÒ CHƠI TẬP THỂ.

    LỤT ĐẠI HỒNG THỦY

    Cách chơi: Vẽ 2 vòng tròn đồng tâm (lớn hoặc nhỏ tùy theo số lượng người chơi). Vòng này cách vòng kia khoảng 0,6m. Chia làm 3 khu vực. Vòng trong cùng là “con tàu”; khoảng cách từ vòng trong ra vòng ngoài là “núi”; và khoảng cách bên ngoài 2 vòng tròn là “mặt đất”. NHD bắt đầu kể chuyện nước lụt thời Nô-ê. Đang khi kể, NHD bất chợt hô lên chữ “nước dâng lên”, thì tất cả mọi người tham gia đứng bên ngoài phải nhảy lên “núi” hoặc NHD hô chữ “ngập lụt” thì tất cả phải nhảy vào trong “tàu”; tương tự “nước cạn” thì mọi người phải nhảy xuống “mặt đất” (nhảy ra ngoài hai vòng tròn). Ai không nhảy vào kịp hoặc nhảy lộn là người thua cuộc.

    * Lưu ý: Để giúp cho trò chơi thêm sinh động hơn, thì NHD nên vẽ vòng tròn nhỏ hơn một tí so với lượng người tham gia; đồng thời thường xuyên hô lớn những chữ như “dâng lên”, “ngập lụt”, hay “nước cạn” một cách bất thình lình trong lúc kể chuyện.

    * HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC

    Trị mụn trứng cá.

    Đừng nên nặn khi mụn còn non, sẽ để lại vết thâm trên da. Hãy để mụn già, lấy móng tay khẽ ấn vào chân mụn sẽ lôi ra được một ngòi cứng và trắng. Sau đó lấy alcol 90o mà thoa lên.


CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 27.01.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 27.01.2019

in PHỤ NỮ on 2 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 27.01.2019

  1. Đề tài: CA NGỢI CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Thi-thiên 90:12-17.
  3. Câu gốc: “Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan” (Thi-thiên 90:12).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Đố Kinh Thánh – Sinh hoạt.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh – Sinh hoạt.

  1. ĐỐ KINH THÁNH

Người đố Kinh Thánh: Soạn khoảng 5-10 câu đố. Có thể soạn câu đố Kinh Thánh theo phương cách sau đây:

  1. Đố lật mau: Nêu tên sách, đoạn, câu Kinh Thánh. Ai đọc lên trước sẽ được điểm.
  2. Đố tìm: Nêu lên sự kiện hoặc đọc lên câu Kinh Thánh, rồi yêu cầu các bạn tìm địa chỉ (sách, đoạn, câu.)
  3. Đố đối chiếu: Đọc lên câu Kinh Thánh trong các đoạn đang đố và yêu cầu tìm câu có ý tương tự trong một nơi khác của Kinh Thánh. Hoặc đọc một câu Kinh Thánh – ngoài các đoạn đang đố – và yêu cầu tìm câu có ý tương tự trong các đoạn đang đố.
  4. Đố cử điệu: Ra cử điệu (kịch câm) theo ý nghĩa của câu Kinh Thánh và yêu cầu các bạn tìm câu Kinh Thánh.
  5. Đố hình vẽ: Vẽ lên bảng ý nghĩa câu Kinh Thánh và yêu cầu các bạn tìm câu Kinh Thánh.
  6. Đố con số: Ghi lên bảng hay tờ giấy các con số muốn đố. Ví dụ: 5, 2, 5.000, 12 – Trả lời: Mác 6:38-40.
  7. Đố liên hệ: Ví dụ:

Tôi là vợ của Y-sác (Trả lời: Tôi tên là Rê-bê-ca).

Gia-cốp là chồng của chúng tôi (Chúng tôi là Lê-A, Ra-chên, Bi-la và Xinh-ba).

Gô-li-át đã chết bởi tay tôi (Tôi là Đa-vít).

  1. Đố ca dao, tục ngữ: Ví dụ: “Thương cho roi cho vọt” – Hê-bê-rơ 12:6.
  2. Đố mẫu tự: Ví dụ: A. Trả lời: A-đam – B. Trả lời: Bê-tên.
  3. Đố Thánh ca: Nêu lên địa chỉ câu Kinh Thánh (Thi-thiên 119:105) và yêu cầu tìm ý nghĩa đó trong một bài Thánh ca (TC 432). Người tìm được phải hát 1 câu trong bài Thánh ca đó. Hoặc đàn một bài Thánh ca (TC 362) và yêu cầu các bạn tìm ra câu Kinh Thánh có ý tương tự (Ê-sai 6:8).
  4. Đố chữ: Viết câu Kinh Thánh lên bảng, nhưng không theo thứ tự hoặc bỏ sót nhiều chữ.
  5. Đố trí nhớ: Nêu lên sự kiện hoặc đọc lên địa chỉ câu Kinh Thánh. Yêu cầu các bạn trả lời (không được lật Kinh Thánh).
  6. Đố vui (đố mẹo): Để tạo không khí vui tươi ở cuối giờ đố Kinh Thánh.

Vd 1: Trong Kinh Thánh ông nào nhiều thẹo nhất? – Đa-vít.

Vd 2: Tiên tri nào làm bột ngọt? – A-mốt (Bột ngọt A-One).

Vd 3: Ai hát dở nhất trong Kinh Thánh? – Ca-lép.

  1. SINH HOẠT.

Người lo sinh hoạt có thể soạn ra một số trò chơi hoặc tham khảo các trò chơi sau đây:


ĐOÁN BẠN

* Cách chơi: Một người được chọn ra giữa vòng, bịt mắt. Tất cả còn lại vừa hát vừa đi về bên phải. NHD ra lệnh ngưng bài hát và dẫn người bịt mắt đến một người nào đó, để hai người nói chuyện, hỏi thăm… Người không bịt mắt (con dê) phải giả giọng để người bịt mắt không nhận ra. Sau vài ba câu hỏi, người bịt mắt phải đoán xem người nào đã tiếp chuyện với mình.

TÌM CHIÊN ĐẦU ĐÀN

* Cách chơi: Một người được cử ra khỏi khu vực chơi làm chủ chiên, người điều khiển chỉ định một người làm chiên đầu đàn và tất cả cùng hát đồng thời làm các động tác của chiên đầu đàn. Trong vòng 2 hoặc 3 bài hát, chủ chiên phải chỉ đúng con chiên đầu đàn. Khi chỉ đúng chiên đầu đàn, người điều khiển sẽ thổi một tiếng còi và chiên đầu đàn phải chạy quanh vòng tròn để tránh chủ chiên đang rượt bắt. Tất cả các con chiên khác vẫn tiếp tục hát.

THẬT THÀ

– Cách chơi: Chia thành hai nhóm bằng nhau, đứng thành hàng ngang đối diện nhau, cách khoảng 6 hoặc 7m. Mỗi người góp vào giữa một chiếc dép. NHD thổi còi, người đứng đầu chạy nhanh về đống dép, dùng chân tìm đúng chiếc dép của mình (không được lấy dép người khác), kẹp vào hai đầu gối nhảy về đập vào vai người thứ hai. Người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Nhóm nào xong trước là thắng cuộc.

* Lưu ý:

– Tất cả các động tác chỉ được dùng chân, cấm dùng tay.

– Khi kẹp được dép vào đầu gối, nhảy về chỗ, nếu bị rớt, tự động dùng đầu gối kẹp dép lại rồi tiếp tục nhảy.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC

Tự làm mặt nạ không cần tốn nhiều tiền.

Lòng trắng trứng gà: Khi dùng trứng gà, lấy tay quẹt lòng trắng còn xót nằm trong vỏ trứng là đủ làm mặt nạ chống vết nhăn rồi.