Chuyên mục: Thanh niên

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 28.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 28.07.2024

in Thanh niên on 23 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 28.07.2024.

  1. Đề tài: CHÚA BAN CHO SỰ SUNG MÃN
  2. Kinh Thánh: Ê-phê-sô 3:14-21.
  3. Câu gốc: “Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết, và huỷ diệt, còn Ta đã đến để chiên được sự sống, và sự sống sung mãn” (Giăng 10:10).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: CHÚA BAN CHO SỰ SUNG MÃN.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ hoặc trong phòng nhóm.

– Thời gian: 1h30’.

  1. Chuẩn bị.

– Chia ban Thanh niên ra thành 3-4 nhóm. Mỗi nhóm cử một trưởng nhóm và một thư ký nhóm.

– Nhóm dựa theo phần Kinh Thánh làm nền và tài liệu tham khảo để thảo luận và trả lời đầy đủ các câu hỏi của bài học tại các trạm.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, viết.

– Xem trước (Ê-phê-sô 3:14-21).

Trưởng nhóm điều khiển ban viên giải mật thư và hướng dẫn thảo luận. Thư ký nhóm ghi chép lời giải.               

  1. Thực hiện.
  2. Thông báo cuộc thi và thể lệ.
  3. Cuộc thi.

– Hàng ngũ trật tự và báo cáo số nhóm viên khi đến mỗi trạm.

– Chấp hành đúng theo yêu cầu tại mỗi trạm.

– Tất cả ban viên tham gia hết mình.

– Thời gian để thực hiện yêu cầu tại mỗi trạm là 15’.

  1. Chấm điểm tại mỗi trạm.

– Hàng ngũ trật tự, báo cáo nghiêm chỉnh …….. 10 điểm.

– Giải mật thư chính xác …………………………….. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất…………………………………… 10 điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ………. 10 điểm.

(Thiếu một người trừ 1 điểm).

  1. Diễn tiến trò chơi.

– NHD đọc lại khúc Kinh Thánh theo (Ê-phê-sô 3:14-21) cho ban cùng nghe.

– NHD cho các nhóm xuất phát bằng trò chơi “Kiến tha lâu đầy tổ” để nhận mật thư 1.

– Vạch một đường thẳng làm vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát khoảng 5m, đặt một thau nước và một cái chai nhỏ miệng (số thau và chai tương ứng với số nhóm). Các nhóm đứng hàng dọc trước vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh, từng người của mỗi nhóm chạy lên dùng tay vốc nước cho vào chai. Người lên đầu tiên chạy về đập tay vào người thứ hai, người thứ hai mới được chạy lên thực hiện như người thứ nhất. Cứ tiếp tục như vậy, cho đến khi tất cả số người trong nhóm đều tham gia. Nhóm nào thực hiện nhanh thì sẽ đem chai nước của nhóm mình giao cho NHD và nhận được mật thư. Nhóm nào nhận được mật thư thì tập họp nhóm lại và nhanh chóng bắt tay vào việc giải mật thư.

NHD sẽ dành một phần thưởng nhỏ cho “kiến” nhóm nào “tha” về “tổ” nhiều nước nhất.

* Mật thư 1: LỜI CẦU NGUYỆN CỦA AI?

– Chìa khóa: Chặt đầu, chặt đuôi.

Trạm 1: LỜI CẦU NGUYỆN CỦA PHAO-LÔ.

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và đánh dấu X trước câu đúng.

  1. Phao-lô cầu nguyện điều gì?

– Cầu nguyện cho ông.

– Cầu nguyện cho dân Y-sơ-ra-ên.

– Cầu nguyện cho tất cả mọi người đều nhận được quyền phép bởi Thánh Linh.

  1. Tại sao Phao-lô phải cầu nguyện cho mọi người?

– Muốn mọi người được mạnh mẽ.

– Muốn mọi người tôn trọng ông.

– Muốn mọi người nhìn thấy sự quan tâm của ông.

  1. Nhờ đâu mà Phao-lô có năng lực để cầu nguyện?

– Nhờ Thánh Linh.

– Nhờ tài lãnh đạo.

– Nhờ sự tung hô của mọi người.

* Mật thư 2: AUHC NƠ TÊIB

– Chìa khóa: Được ngọc.   

Trạm 2: BIẾT ƠN CHÚA.

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời trên giấy.

  1. Có phải Phao-lô cầu nguyện để cho mọi người yêu thương mình không?
  2. Ông cầu nguyện vì muốn mọi người Cơ Đốc nhân phải như thế nào?
  3. Bạn học được điều gì qua sự cầu nguyện của Phao-lô?

* Mật thư 3: KINH NGHIỆM ĐƯỢC TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

– Cách làm: Viết nội dung mật thư lên mảnh giấy hình trái tim. Dùng kéo cắt ra thành nhiều mảnh. Bỏ tất cả mảnh giấy đó vào một bì thư, dán kín lại. Bên ngoài viết dòng chữ để làm chìa khóa. Sau khi nhận mật thư, các nhóm sẽ đọc kỹ câu chìa khóa và ráp tất cả các mảnh vụn theo hình vẽ để đọc được nội dung mật thư.

– Chìa khóa: Biểu tượng của đời sống sung mãn.

Trạm 3: LÀ NGƯỜI YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC VÀ CẦU THAY CHO HỌ

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời trên giấy.

  1. Xin cho biết Phao-lô đã vì ai mà quỳ gối?
  2. Xin cho biết lòng Phao-lô mong mỏi mọi người sẽ thế nào?

– NHD phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban Thanh niên tóm lược lại nội dung của trò chơi. Những chặng đường các nhóm đã đi qua và cùng khám phá cách cầu nguyện của Phao-lô.

– Kêu gọi các ban viên trở nên những con người biết dành thì giờ cầu thay và hầu việc Chúa mỗi ngày.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. MẠNH MẼ BỞI QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH (c.14-16).

Phao-lô trong phần kinh văn hôm nay đã “quỳ gối trước mặt Cha” (c.14) là một hành động tỏ lòng thành khẩn trong khi cầu nguyện. Phao-lô ngụ ý gì trong câu nói “bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên”? (c.15). Nhiều nhà giải kinh cho rằng Phao-lô muốn nói đến việc Đức Chúa Trời là Cha chung của loài người, nhưng họ đã từ bỏ Ngài. Chỉ những người tin mới gọi Ngài là Cha vì họ là con cái Ngài bởi đức tin trong Chúa Giê-xu.

Phao-lô nhận rằng Đức Chúa Trời ban cho con cái Ngài sự giàu có vô hạn trong lĩnh vực thiêng liêng không phải vì công đức riêng của họ nhưng vì “sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển” (Phi-líp 4:19) và “mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống” (Gia-cơ 1:17). Tất cả những điều đó, Phao-lô ước mong sẽ có ích lợi cho Hội Thánh Ê-phê-sô vì ông mong muốn họ có “sự mạnh mẽ trong lòng” (c.16).

  1. TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỨC TIN NƠI ĐẤNG CHRIST (c.17-18).

Trong (Ga-la-ti 2:20) Phao-lô viết: “Tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi”. Phao-lô biết rằng đời sống của ông có sự ngự trị của Chúa. Ông cũng muốn tín hữu Ê-phê-sô nhận được quyền năng này để sống một cuộc sống có kết quả cho Chúa.

Khi một người có sự hiện diện của Chúa trong đời sống sẽ “đâm rễ vững nền trong sự yêu thương” (c.18). Nhiều khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu mến người khác nhưng trong lòng không thật sự nghĩ như vậy. Phao-lô cầu xin Chúa cho các độc giả “hiểu thấu” và “biết” sự yêu thương của Đấng Christ đối với họ là thế nào. Ngài yêu họ đến nỗi có thể hi sinh chính mình vì họ. Phao-lô muốn Hội Thánh Ê-phê-sô hiểu tường tận tình yêu Ngài cả đến “bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu” (c.18) của nó.

III. ĐẦY DẪY MỌI SỰ DƯ DẬT NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI (c.19).

Phao-lô muốn cho Hội Thánh Ê-phê-sô hiểu biết nhiều hơn tình yêu của Chúa, để họ “được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời” (c.19). Sự hiện diện của Đức Chúa Trời tràn ngập trong đời sống một người phát xuất từ sự đầu phục trọn vẹn và sự nhường quyền kiểm soát của chúng ta cho Ngài.

Phao-lô dường như muốn nói rằng chúng ta càng hiểu rõ tình yêu của Chúa bao nhiêu, chúng ta càng mong muốn nhường quyền kiểm soát đời sống mình cho Chúa bấy nhiêu. Sự hiện diện ấy là một thực hữu của hôm nay và mãi mãi về sau.

  1. LỜI KẾT (c.20-21).

Phao-lô kết thúc lời cầu nguyện cho Hội Thánh bằng lời ca ngợi Đức Chúa Trời vì quyền năng Ngài đang hành động trong đời sống của mỗi cá nhân và Hội Thánh. Lẽ thật nầy được Phao-lô diễn tả bằng câu “trổi hơn vô cùng” (c.20). Chúa sống trong mỗi người đặt niềm tin nơi Ngài, vì thế khi chúng ta sống đời sống xứng đáng chính Ngài sẽ được vinh hiển. Khi Hội Thánh của Chúa tỏ bày và phản ảnh ân điển cứu rỗi của Ngài thì đó cũng là lúc Ngài nhận được sự vinh hiển vậy.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 14.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 14.07.2024

in Thanh niên on 8 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 14.07.2024.

  1. Đề tài: CHÚA NHẬT KINH THÁNH.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 119:97-112.
  3. Câu gốc: “Con không xây bỏ các phán quyết Chúa. Vì Chúa đã dạy dỗ con” (Thi Thiên 119:102).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Kịch 5’.

  1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban Thanh niên và làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban Thanh niên họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 15 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Trong vòng 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’ hoặc 15’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

QUYỂN KINH THÁNH BỊ VỨT BỎ.

Năm 1988, khi các Hội Thánh ở Liên Xô kỷ niệm 1.000 năm Phúc Âm đến nước Nga, một Mục sư ở Tbilisi, thuộc cộng hòa Georgia, đã thuật lại một kinh nghiệm của ông về quyền năng của Lời Chúa như sau:

Một hôm, Mục sư đang đi trên xe lửa. Chuyến xe hôm ấy ít hành khách, toa Mục sư ngồi chỉ có một hành khách. Hai người bắt đầu trò chuyện, nhưng không có đề tài gì đặc biệt. Khi nói đến công việc làm ăn, để thỏa mãn sự tò mò của người bạn đồng hành, Mục sư cho biết ông đang chăm sóc một số tín hữu Tin lành. Thế là hai người xoay qua thảo luận về tôn giáo. Người bạn đồng hành trình bày về chủ nghĩa vô thần, ca tụng cái hay, đẹp và hợp lý của chủ nghĩa ấy, rồi đả kích tôn giáo cách thậm tệ.

Vị Mục sư kiên nhẫn lắng nghe, rồi trình bày quan điểm của mình và giới thiệu Phúc Âm của Chúa Giê-xu. Ông mở Kinh Thánh ra đọc vài câu nữa.

Nhưng người đồng hành vẫn giữ vững lập trường. Cuộc thảo luận càng lâu, càng sôi nổi, có lúc họ nổi nóng, nhưng không bên nào thuyết phục được người đối thoại.

Thảo luận mỏi miệng, hai bên cùng yên lặng, Mục sư ra khỏi chỗ ngồi, đi lại một lát, nhưng khi quay về chỗ cũ, ông không thấy quyển Kinh Thánh của mình đâu cả.

Nhìn thấy người bạn đồng hành vừa đóng cửa sổ. Sau đó, Mục sư biết ông ta vừa vứt Kinh Thánh ra ngoài cửa sổ. Ông ta bảo rằng ông vứt quyển Kinh Thánh đi để không có ai đọc những lời nhảm nhí trong quyển sách đó, kể cả Mục sư. Mục sư chẳng biết làm gì hơn, chỉ im lặng chờ xe lửa đến ga thì xuống.

Vài tháng sau, một người khách lạ thình lình đến nhà Mục sư và yêu cầu được làm lễ Báp-tem.

Mục sư ngạc nhiên hỏi: “Ông thuộc giáo hội nào?”

Người ấy đáp: “Tôi không thuộc giáo hội nào cả. Tôi chỉ đọc Kinh Thánh mà biết được Đức Chúa Trời. Tôi biết Chúa Giê-xu là chúa tể vũ trụ và tôi xin chịu báp-tem để làm tín đồ theo Chúa”.

Lúc ấy ở Liên-xô, Kinh Thánh rất hiếm, nên Mục sư hỏi tiếp: “Ông tìm được Kinh Thánh ở đâu mà đọc?”

Người khách lạ đáp: “Thật là một điều kỳ lạ. Tôi cũng biết là câu chuyện này khó tin, nhưng xin Mục sư tin tôi, tôi xin nói sự thật. Tôi là một thợ nề, vài tháng trước đây tôi đang xây nhà ở một khu đất gần đường xe lửa, khi một chiếc xe lửa chạy qua, có một quyển sách từ một cửa sổ bay ra, rơi xuống dưới đất, cạnh chỗ tôi, tôi lượm lên và thấy đó là một quyển Kinh Thánh”.

Mục sư hỏi kỹ lại thì thấy đúng ngày, giờ và địa điểm mà người bạn đồng hành quăng quyển Kinh Thánh của mình ra cửa sổ.

Mục sư hỏi tiếp: “Ông có đem theo quyển Kinh Thánh đó không?”

Người ấy đáp: “Dạ có!”

Người ấy đưa quyển Kinh Thánh ra, Mục sư biết ngay đó là của mình. Khi biết rõ câu chuyện, người khách lạ xin hoàn trả quyển Kinh Thánh cho Mục sư, nhưng Mục sư đáp: “Không, ông cứ giữ vì quyển Kinh Thánh đó đã làm việc kỳ diệu cho ông. Tôi cầu nguyện cho quyển Kinh Thánh này cũng thực hiện những việc diệu kỳ cho nhiều người khác nữa”.

Sau khi chịu lễ báp-tem để công khai chứng tỏ mình đã ăn năn tiếp nhận Chúa vào lòng và gia nhập Hội Thánh, người khách lạ về cộng đồng của mình, chia sẻ Kinh Thánh cho người trong làng và họ đều tin nhận Chúa. Đức Chúa Trời có thể dùng mọi sự để phục vụ ý chỉ tốt đẹp của Ngài. Một quyển Kinh Thánh mà một người vô tín muốn quăng đi cho khuất mắt đã giúp hàng trăm người biết đến Chúa. Thật “Lời Chúa gieo ra chẳng bao giờ trở về luống công”.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.07.2024

in Thanh niên on 5 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 07.07.2024.

  1. Đề tài: CHÚA GÌN GIỮ.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 1-2.
  3. Câu gốc: “Ngài nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình kết lập cùng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp” (Xuất Ê-díp-tô Ký 2:24).
  4. Đố Kinh Thánh: Gióp 11-20.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

  1. Mời người có kinh nghiệm thuộc linh hoặc Mục sư, Truyền đạo để chia sẻ từ 2 tuần trước.
  2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Thanh niên. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Bài học hôm nay cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời là Đấng quan phòng, Ngài luôn quan tâm đến những ai đang sống trong hoàn cảnh khó khăn, Ngài có một chương trình lạ lùng để giải cứu họ.

  1. HOẠN NẠN BẤT NGỜ (1:8-11a).

“Nhưng bấy giờ tại nước Ê-díp-tô, có một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giô-sép” (c.8).

Vua Ê-díp-tô mới lên ngôi cai trị, không am tường lịch sử quốc gia, không biết nguồn gốc của dân Do-thái trên đất mình, cho nên vua Ê-díp-tô có ý muốn kiềm chế người.

Sự thịnh vượng và gia tăng dân số của họ khiến vua cùng dân Ê-díp-tô lo ngại, ganh tị mà tìm cách sát hại họ. Có lẽ người Do-thái ngay trước đó không bao giờ nghĩ đến tai họa sẽ xảy đến cho họ. Trong cơn hoạn nạn, Đức Chúa Trời vẫn có sẵn kế hoạch để giải quyết nan đề cho dân sự Ngài.

  1. CHÚA DÙNG NGƯỜI CÓ SÁNG KIẾN (2:1-4).

Để giải cứu dân Ngài ra khỏi ách nô lệ và đem họ về miền đất Ngài đã hứa. Đức Chúa Trời chọn sẵn một người lãnh đạo trong tương lai để dẫn dân Ngài về đất hứa, người đó là Môi-se. Môi-se là người thuộc chi phái Lê-vi, tức chi phái sau này được Chúa chọn họ làm chức tế lễ trước mặt Ngài. Ông có một người mẹ yêu thương, can đảm phi thường khi giấu con trai mới sinh của mình trong nhà suốt ba tháng trước mệnh lệnh tàn tạo của vua Ê-díp tô, bà tìm đủ mọi cách để cứu con mình:

– “Bà làm một cái rương mây, trét chai và nhựa thông để thả con mình vào đó”.

– “Bà thả rương trong đám sậy bên bờ sông. Ở gần nơi công chúa Ê-díp-tô thường đến tắm. Có lẽ bà nghĩ đây là một nơi an toàn khỏi nanh vuốt của cá sấu và thú dữ”.

– “Bà lại sắp xếp người chị ruột của Môi-se đứng xa xa theo dõi tình thế để báo cáo lại, hoặc để đưa đề nghị cứu giúp em mình khi có chuyện chi xảy đến”.

Những sáng kiến đó được Chúa dùng làm ích lợi cho con bà. Ngoài yếu tố sáng kiến còn có một thứ tình cảm khác nữa khiến người ta hành động cho tha nhân.

III. CHÚA CẦN NGƯỜI CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT (2:5-9a).

Hy vọng của mẹ Môi-se khi thả rương trong đám sậy được Chúa làm cho thành công. Công chúa Ai-cập thấy cái rương mây và vớt lên. Khi bà mở ra và thấy đứa trẻ đang khóc bà động lòng thương xót. Trong khi công chúa chưa biết phải tính sao thì chị của Môi-se đi tới với đề nghị tìm một người vú để nuôi dưỡng em bé. Công chúa đồng ý và người vú nuôi không ai khác hơn là mẹ ruột của em bé Môi-se. Bà được lại con mình và nuôi cho đến lớn khôn mới trao lại cho công chúa Ê-díp-tô.

Lòng thương xót là động lực đưa con người đến hành động cụ thể chứ không phải “tội nghiệp” suông. Người có lòng thương xót không đợi nạn nhân chạy đến với mình để yêu cầu được cứu giúp, nhưng lúc nào cũng nhìn xem quanh mình để thấy đâu là nhu cầu mà đáp ứng kịp thời. Công chúa Ê-díp-tô là một người đầy lòng thương xót như thế! Còn chúng ta thì sao?

  1. ĐỨC CHÚA TRỜI NGHE VÀ ĐOÁI ĐẾN (2:23-25).

Đời sống nô lệ của người Do-thái cứ nặng nề hơn, hầu như không chịu nổi nữa. Họ đã kêu la cùng Đức Chúa Trời. Lời than vãn của họ đã thấu đến tai Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nghe tiếng than của họ, Ngài nhớ đến giao ước Ngài đã thiết lập với tổ phụ họ và ra tay hành động.

Để cứu dân Do-thái, Chúa đã chọn Môi-se từ trước khi ông ra đời. Ngài còn huấn luyện ông Môi-se chu đáo để sau này lãnh đạo dân Ngài. Môi-se đã trải qua thời thanh xuân trong cung điện vua Ê-díp-tô để học tập nền văn hóa cũng như việc lãnh đạo dân sự. Nhưng sợ bị kết án trong vụ giết người Ê-díp-tô, nên ông đã trốn vào đồng vắng. Ở đó, ông làm quen với nếp sống du mục để sau này ông có đủ kinh nghiệm dẫn dắt dân Do-thái vượt sa mạc, đi vào vùng đất hứa. Như vậy, Chúa đã chuẩn bị Môi-se trong tám mươi năm. Để bây giờ, Đức Chúa Trời sai ông đi gặp vua Ê-díp-tô xin cho dân Ngài ra khỏi xứ đó để lập thành một dân biết thờ phượng Ngài.

Những hành động này của Chúa bảo đảm cho chúng ta rằng: Ngày nay, Ngài vẫn còn quan tâm đến nhu cầu của mọi người trong mọi hoàn cảnh. Ngài có chương trình chu đáo để giúp đỡ những ai đặt niềm tin vào Ngài.

Có lần nào bạn gặp khó khăn, cô đơn trong cuộc sống? Đó là những giờ phút bạn tưởng như không còn ai có thể thấu hiểu nỗi đau thương của mình. Đức Chúa Giê-xu thấu cảm nỗi đau thương đó của mỗi chúng ta. Ngài đã phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28). Mời bạn đến với Chúa giờ này để được Ngài xoa dịu những đau thương.

* KẾT LUẬN.

Người mẹ, người chị của Môi-se, công chúa Ai-cập đều đã góp phần đắc lực vào chương trình của Đức Chúa Trời. Những đoạn Kinh Thánh trong bài học hôm nay không kể tên những người này, nhưng công việc âm thầm của họ đã khuynh đảo một chính quyền bạo ngược ở Ê-díp-tô. Chúng ta cũng vậy! Sự quan tâm của chúng ta đối với tha nhân không đòi hỏi mọi người phải biết đến hay ca tụng, nhưng chắc chắn được Chúa biết và Ngài sẽ thưởng cho.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 30.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 30.06.2024

in Thanh niên on 25 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 30.06.2024

  1. Đề tài: CẢM TẠ CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 118.
  3. Câu gốc: Chúa là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ cảm tạ Chúa; Chúa là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ tôn cao Chúa” (Thi thiên 118:25).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

* CHỈ DẪN: Xin xem CN 21.04.2024.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 23.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 23.06.2024

in Thanh niên on 21 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 23.06.2024

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ 2.
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 49.
  3. Câu gốc: Hỡi các cù lao, hãy nghe ta! Hỡi các dân xa lạ hãy ghé tai! Đức Giê-hô-va đã gọi ta từ trong bụng mẹ đã nói đến danh ta từ lòng dạ mẹ ta” (Ê-sai 49:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Không Đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* CHỈ DẪN: Xin xem CN 21.03.2024.

* TRÒ CHƠI GỢI Ý.

HỨNG MA-NA

* Cách chơi: NHD đứng giữa vòng tròn đã được đếm số thứ tự. Cầm một trái banh (hoặc chiếc khăn cột lại). Tung trái banh hoặc khăn lên đồng thời kêu một số. Đúng số mình được gọi phải chạy ra hứng Ma-na (có thể gọi một lúc 2, 3, 4 số), ai không hứng được sẽ bị loại. Người hứng được ma-na thay NHD tiếp tục điều hành cuộc chơi.

CHỐNG TRẢ MA QUỶ

(Trong cuộc sống, ma quỷ thường xúi giục chúng ta trong tâm trí làm những điều sai quấy. Vì thế, hãy chống trả lại bằng những câu phản nghĩa với ý nó).

* Cách chơi: NHD đứng trước một người nào đó nói điều gì thì người đối diện phải nói ngược lại. Ví dụ: NHD nói “dưới đất” thì người đối diện đáp lại “trên trời”. NHD nói “biếng nhác”; đáp lại “Siêng năng”.v.v..

* Lưu ý: NHD xướng từ đơn thì cũng đáp lại từ đơn, NHD xướng từ kép thì đáp lại từ kép.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 16.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 16.06.2024

in Thanh niên on 15 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 16.06.2024.

  1. Đề tài: LỄ PHỤ THÂN.
  2. Kinh Thánh: Phục truyền luật lệ Ký 6:1-9.
  3. Câu gốc: “Hầu cho ngươi kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, trọn đời, ngươi và con cháu ngươi vâng giữ các luật lệ và điều răn của Ngài mà ta truyền cho ngươi, để ngươi được sống lâu ngày” (Phục truyền 6:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Kịch 5 phút.

* CHỈ DẪN: Chúa Nhật 25.02.2024.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

VIỆC ƯU TIÊN QUAN TRỌNG NHẤT

Một bé gái kia, với đôi mắt sáng láng và gương mặt rạng ngời, nói: “Bố ơi, đã đến giờ học lớp Trường Chúa nhật rồi. Chúng ta hãy đi thôi! Giáo viên dạy chúng con về tình yêu của Chúa Giê-xu, Ngài đã chịu chết để cho chúng ta được sự sống đời đời khi chúng ta tin cậy nơi Ngài”.

Bố nó đáp: “Ồ không, không phải hôm nay đâu, Bố đã chịu khó làm việc suốt cả tuần lễ, bố sẽ đi vào rừng rồi đến chỗ thung lũng. Ở đấy bố nghỉ ngơi và thoải mái. Bố phải có một ngày nghỉ ngơi và vui thú câu cá. Vậy hãy chạy nhanh lên. Đừng làm cho bố phải rối nhé! Chúng ta sẽ đi nhà thờ vào ngày khác cũng được mà!”

Nhiều năm tháng trôi qua, nhưng Bố không còn nghe thấy lời nài nỉ nầy nữa: “Chúng ta hãy đi tới lớp Trường Chúa nhật”. Những năm tháng thơ ấu đã qua đi rồi và Bố đã già đi, khi sự sống chẳng còn bao nhiêu nữa, ông tìm kiếm thì giờ để đến nhà thờ. Nhưng còn đứa con gái thì sao? Nó nói: “Ôi Bố ơi, chẳng phải bữa nay đâu. Con thức thâu đêm hôm qua, và con cần phải ngủ một chút!”

* Hỡi những người làm cha, phần việc quan trọng nhất quí vị có thể làm cho bản thân và gia đình của quí vị là làm sao cho việc nghe theo lời của Đức Chúa Trời là một trong những việc ưu tiên quan trọng nhất trong đời sống của quí vị và của con cháu quí vị.

CHA TÔI

Khi ấy, tôi 16 tuổi. Vào một buổi sáng, cha nhờ tôi lái xe đưa ông tới ngôi làng Mijar hẻo lánh cách nhà 29 km bảo tôi đưa xe đi tu sửa ở một gara gần đó. Vì vừa mới tập lái xe và cảm thấy đây là cơ hội tốt để thực hành nên tôi đồng ý ngay. Tôi chở cha tới ngôi làng và hứa đến đón ông vào 4 giờ chiều rồi tôi đưa xe tới gara. Vì phải mất vài tiếng đồng hồ đợi nên tôi quyết định mua vé vào rạp chiếu phim bên kia đường. Bị cuốn hút vào bộ phim, tôi quên mất và khi giật mình liếc đồng hồ thì đã 6 giờ rồi…

Tôi biết thế nào cha cũng giận khi biết tôi đã đi xem phim và có thể sẽ không bao giờ cho tôi tự lái xe nữa, nên tôi liền nghĩ ra một vài hỏng hóc khác của xe để giải thích lí do chậm giờ của mình.

Tôi lái xe đến chỗ hẹn và nhìn thấy cha đang đứng chờ một cách nhẫn nại ở góc đường. Tôi xin lỗi ông vì đến muộn và nói rằng tôi đã cố gắng đến sớm nhất như có thể nhưng xe cần một vài sửa chữa khác. Tôi sẽ không bao giờ quên ánh mắt ông nhìn tôi khi ấy…

– Cha rất thất vọng vì con đã phải dối cha, Jason.

– Sao cơ ạ! Đó là sự thật mà cha.

Ông nhìn lại tôi:

– Khi con không tới đúng giờ, cha đã gọi điện cho gara để hỏi xem có vấn đề gì xảy ra không và họ nói là con chưa tới lấy xe.

Cảm giác có lỗi choán lấy tâm hồn tôi và tôi liền thú nhận với cha về lí do thật sự tôi bị muộn.

– Cha rất giận không phải với con mà với bản thân mình. Cha nhận ra rằng cha đã không phải là một người cha tốt. Sau bao nhiêu năm con vẫn cảm thấy phải nói dối cha. Thật đau lòng khi nuôi nấng đứa con trai mà thậm chí đã không thể nói thật với cha của mình. Giờ đây cha sẽ đi bộ về nhà và suy nghĩ xem mình đã làm sai điều gì trong suốt bấy nhiêu năm.

– Nhưng cha ơi, từ đây về nhà tới 33 km. Trời lại tối rồi, cha không thể đi bộ được.

Tất cả sự phản đối, lời xin lỗi của tôi đều vô dụng. Tôi đã làm cha phải thất vọng và tôi cũng đã học được bài học đau đớn nhất trong đời. Cha bắt đầu đi dọc con đường đen tối đầy bụi và gió. Tôi từ từ lái xe sau ông, cầu xin suốt chặng đường hi vọng ông sẽ tha thứ, nhưng cha tôi vẫn rảo bước yên lặng vẻ trầm tư khắc khổ. Hình ảnh cha bước đi đầy mệt mỏi và đau đớn là những ký ức mà tôi không bao giờ quên. Nhưng đó cũng là bài học ý nghĩa nhất vì tôi đã không bao giờ nói dối ông kể từ đó.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 09.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 09.06.2024

in Thanh niên on 3 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 09.06.2024

  1. Đề tài: CHÚA NHẬT ÂM NHẠC & TRUYỀN THÔNG.
  2. Kinh Thánh: Công vụ 2:42-47.
  3. Câu gốc:Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” (Công vụ 2:46-47).
  4. Đố Kinh Thánh: Theo chủ đề.
  5. Thể loại: Họp bạn.

* CHỈ DẪN: Chúa Nhật 11.02.2024.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 02.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 02.06.2024

in Thanh niên on 27 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 02.06.2024.

  1. Đề tài: NHẬN THỨC KHẢI THỊ.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 42:45.
  3. Câu gốc: “Bây giờ, đừng sầu não và cũng đừng tiếc chi về điều các anh đã bán tôi đặng bị dẫn đến xứ này; vì để giữ gìn sự sống các anh, nên Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh” (Sáng thế Ký 45:5).
  4. Đố Kinh Thánh: Gióp 6-10.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.01.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phao-lô tin tưởng mãnh liệt nơi giá trị nhận thức. Trong thư gởi cho người Ê-phê-sô, Phao-lô viết “Cầu xin Đức Chúa Trời ban thần trí của sự khôn sáng, và sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài”. Nhận biết điều gì? Phao-lô viết tiếp “Biết sự kêu gọi của Ngài… sự giàu có… vinh hiển Ngài ra làm sao và biết quyền vô hạn của Ngài…” (Ê-phê-sô 1:17-19).

Tạ ơn Chúa, trước khi bắt đầu một cuộc sống nô lệ trong tay người Ích-ma-ên, trước khi xa lìa quê hương, xa người cha yêu dấu, Giô-sép đã nhận được khải tượng lớn. Câu 7 và câu 9 của đoạn 37 là khải tượng lớn mà Đức Chúa Trời đã tỏ cùng Giô-sép khi chàng mới có 17 tuổi. Khải tượng bó lúa (Giô-sép) đứng và mặt trời, trăng, ngôi sao (cha mẹ, anh em) quì mọp trước bó lúa (Giô-sép) là hành trang rất cần thiết cho cuộc hành trình dài trên trần gian và cả thời gian của chàng thiếu niên Giô-sép. Chính những hành trang này một phần đã giúp ông vượt thắng mọi nỗi đắng cay, tủi nhục, hàm oan, tù đày nơi xứ lạ.

  1. LỜI CẦU XIN THỐNG THIẾT (44:18-20, 33-34).

Giu-đa là người đã đề nghị bán Giô-sép cho các lái buôn người Ích-ma-ên (Sáng thế Ký 37:25). Thời gian có thể giúp con người vượt qua sự thấp hèn để trở nên người trưởng thành. Giu-đa là người đã bán em, nhưng bây giờ ông xin với Giô-sép (chưa biết là em mình) cho mình ở tù thế em mình là Bên-gia-min (cùng cha khác mẹ với Giu-đa, em ruột của Giô-sép). Lý do Giu-đa bằng lòng chấp nhận tù tội vì ông quá yêu cha mình. Ông nói: “Ôi, nỡ nào thấy điều tai hoạ của cha tôi ư!” (Sáng thế Ký 44:34).

Thời gian có sức mạnh làm mòn lòng ganh tị, là thuốc để chữa lành mọi vết thương, giúp con người rút kinh nghiệm những sai lầm quá khứ để làm hành trang trên nẻo đường còn lại. Thời gian đã thay đổi con người của Giu-đa và cả các anh em người.

  1. KHÔNG ĐÈ NÉN ĐƯỢC CẢM XÚC (Sáng thế Ký 45:1-4).

Phân đoạn Kinh Thánh này cho ta thấy rõ tấm lòng Giô-sép. Trước lời nài xin thống thiết của Giu-đa, anh mình, Giô-sép đã cất tiếng khóc và đã tỏ rõ mình là Giô-sép, còn sự ngạc nhiên nào hơn, phút giây trùng phùng. Kinh Thánh ghi “Người ôm lấy cổ Bên-gia-min em mình, người cũng ôm các anh mình mà khóc” (Sáng 45:14-15). Giô-sép không có một lời trách móc anh em, trái lại ông an ủi họ. Ông đã biết rõ, các anh mình chỉ là nạn nhân của lòng ganh tị. Hai mươi năm dài đủ để họ đau khổ vì hành động mình đã làm, cần gì phải khơi lại vết thương lòng. Thái độ cao thượng, tràn đây tình yêu của Giô-sép khiến chúng ta nhớ đến Chúa, nhớ đến câu Kinh Thánh mà Phao-lô đã ghi 3 lần trong Rô-ma đoạn 5 để nói lên tình yêu tuyệt vời của Chúa Cứu Thế.

(1) Khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội… (Rô-ma 5:6).

(2) Khi chúng ta còn là người có tội… (câu 8).

(3) Khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài… (câu 10).

“Khi chúng ta còn là người có tội” thì Chúa yêu thương chúng ta, tìm cách cứu chúng ta, bỏ mạng sống vì chúng ta. Ôi! Còn có chữ nào rõ hơn để nói lên tình yêu thương của Đức Chúa Trời hơn các chữ này nữa. Giô-sép có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế đã có. Ông đã thể hiện một tình thương không cần điều kiện. Ông cứ yêu thương, và kết quả của tình yêu trọn vẹn, đó là lòng tha thứ.

III. XÁC ĐỊNH QUYỀN NĂNG CHÚA ((Sáng thế Ký 45:5-7).

Có nhiều người đã thất bại trong việc nói cho người ta biết thể nào Chúa yêu thương mình. Sự thất bại cũng đồng nghĩa với sự vong ơn. Kẻ vong ơn thì còn gì có được đời sống phước hạnh. Trước mặt các anh, Giô-sép đã xác định hai điều rất quan trọng. Đó là Đức Chúa Trời là Đấng có sự khôn ngoan tuyệt đối (Sáng thế Ký 45:4-5), Đức Chúa Trời nhìn thấu suốt thời gian (Sáng thế Ký 45:5-8). Sự xác định này chứng tỏ Giô-sép thấy rõ chương trình của Chúa, nên ông đã vui mừng chấp nhận thay vì oán trách thở than.

* Bài học áp dụng:

  1. Bạn nên làm gì để giúp đỡ những người ngã lòng, tuyệt vọng? Bạn có cho là nhận thức rõ bản chất, quyền năng của Chúa chính là mấu chốt của niềm tin không? (Sáng thế Ký 44:18-20; 33-34).
  2. Tại sao Giô-sép không một lời trách móc các anh? Bạn nghĩ gì về đời sống Giô-sép và đời sống Chúa Cứu Thế? Theo bạn, tội lỗi có đem đến cho con người được việc chi không? (Sáng thế Ký 45:1-4).
  3. Giô-sép đã xác định hai điều. Hai điều đó là gì? Tại sao sự xác định của Giô-sép là quan trọng?

4. Đời sống của Giô-sép là một đời sống mà con dân Chúa cần học hỏi. Hoạn nạn không làm sờn lòng ông, hàm oan không làm ông than vãn, bị người vong ân ông im lặng mĩm cười. Gặp lại kẻ hại mình ông giúp đỡ, yêu thương. Tâm tình và đời sống của Giô-sép thật là lý tưởng. Đức Chúa Trời yêu mến ông vì ông đã sống xứng đáng với tình yêu của Ngài

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 26.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 26.05.2024

in Thanh niên on 20 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 26.05.2024.

  1. Đề tài: TA CŨNG KHÔNG ĐỊNH TỘI NGƯƠI.
  2. Kinh Thánh: Giăng 8:1-11.
  3. Câu gốc: “…Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa” (Giăng 8:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đây là một tội nhân rất ô uế, một kẻ phạm tội tà dâm, và những người tố cáo nàng. Theo luật pháp, nàng phải bị ném đá chết.

Nhưng ai là quan án thật của chúng ta? Quan án thành thật nhất của chúng ta chính là lương tâm của chúng ta. Người bạn thân nhất của chúng ta là Chúa Giê-xu.

  1. Tội nhân ở dưới luật pháp.

Theo luật pháp Cựu Ước, hình phạt cho kẻ phạm tội tà dâm là chết (Lê-vi Ký 20:10). Những kẻ tố cáo chỉ nhấn mạnh sự chết cho kẻ phạm tội tà dâm mà thôi. Nhưng luật pháp xét đoán không những người nữ mà còn người nam cùng phạm tội với nàng nữa.

  1. Tội nhân ở dưới ân điển.
  2. Điều bí hiểm, câu 5b.

   Những kẻ tố cáo yêu cầu Chúa Giê-xu: “Còn Thầy, thì nghĩ sao?” Ngài cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất – một hành động từ khước.

  1. Khải thị, câu 7.

   Câu đáp tố cáo người đàn bà đã nhìn thấy “cái rác trong mắt người, chớ không thấy cây đà trong mắt họ” (Ma-thi-ơ 7:3; Lu-ca 6:41).

  1. Tội nhân ở dưới sự kết án, câu 7.
  2. Một hành động phù hợp với sự kết án trong lương tâm họ, câu 9.
  3. Sự kết án được đưa ra do sự hiện diện của Đấng Christ.

       + Sự giả hình bị bày ra do sự hiện diện của Ngài.

       + Những kẻ tố cáo thiếu can đảm thừa nhận tội lỗi của họ và ăn năn.

  1. Lòng tin cậy của tội nhân.

Người đàn bà đã có lòng tin cậy trong sự hiện diện của Chúa Giê-xu. Những kẻ tố cáo nàng đã bỏ đi nhưng nàng vẫn còn đứng bên cạnh Ngài. Nàng đã cảm nhận được ân điển của Đấng Christ.

  1. Lời xưng tội của tội nhân, các câu 10-11.

“Lạy Chúa, không ai hết…”.

+ Nỗi lo của tội nhân khi Chúa Giê-xu ban ra sự tha thứ.

+ Người thừa nhận Giê-xu là Chúa.

+ Nếu không cảm Đức Thánh Linh, chẳng ai xưng Giê-xu là Chúa.

  1. Sự cứu rỗi dành cho tội nhân, Ê-phê-sô 2:8-9 “bởi ân điển”.

       “Ta cũng không định tội ngươi” (Giăng 8:11).

Đấng Christ đã đến để giải cứu, chứ không phải để định tội. Người đàn bà đã được cứu ra khỏi sự xét đoán của luật pháp và của con người. Đấng Christ đã giúp gánh lấy sự xét đoán của chúng ta (Rô-ma 8:34).

  1. Sự nên thánh cho tội nhân.

       “Hãy đi, đừng phạm tội nữa”.

  1. Tiến trình – Tít 3:5,8; 1Phi-e-rơ 2:1-2; Phi-líp 2:12-13.
  2. Lẽ mầu nhiệm, thập tự giá – 2Ti-mô-thê 2:11.

* Kết luận.

Hãy đến với Chúa Giê-xu. Ngài yêu thương bạn, và Ngài không bỏ bạn ra ngoài đâu.

Tôi bị chìm sâu trong tội lỗi, xa cách bến bờ bình an

Trong lòng đầy ô uế, bị chìm sâu không còn ngoi lên được nữa

Nhưng Đấng Chủ Tể của biển đã nghe thấy tiếng kêu la tuyệt vọng của tôi

Từ những làn nước sâu, Ngài vực tôi lên, giờ đây tôi được an ninh

Tình yêu thương nâng vực tôi! Tình yêu thương nâng vực tôi!

Tình yêu thương đã vực tôi lên khi không còn phương cứu chữa.

                                           Howard E Smith (1863 – 1918).

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 19.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 19.05.2024

in Thanh niên on 13 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 19.05.2024.

  1. Đề tài: LỄ NGŨ TUẦN.
  2. Kinh Thánh: Giăng 14-16.
  3. Câu gốc: Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” (1Cô-rinh-tô 12:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 31.03.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 Công việc của Đức Thánh Linh rất vĩ đại, kỳ diệu, công việc Ngài trong vũ trụ, trong loài người nhất là trong dân Y-sơ-ra-ên và trong Hội Thánh. Từ khi Đức Thánh Linh giáng lâm vào ngày lễ Ngũ Tuần cho đến khi Chúa Giê-xu tái lâm, được gọi là thời đại của Đức Thánh Linh. Mặc dù là thời đại của Đức Thánh Linh, nhưng Ba Ngôi Đức Chúa Trời lúc nào cũng đồng tâm, hiệp nhất.

Nhờ Đức Thánh Linh, chúng ta học về công việc của Ngài được ghi trong Giăng 14, 15 và 16.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI Ở VỚI CHÚNG TA ĐỜI ĐỜI.

“Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng yên ủi khác để ở với các ngươi đời đời” (Giăng 14:16).

Trong 3 đoạn này có 4 lần gọi Đức Thánh Linh là Đấng yên ủi (14:16,26; 15:26; 16:7), cũng có nghĩa là Đấng nâng đỡ, hướng dẫn, biện hộ và cố vấn.

Giăng 14:1-14, Chúa Giê-xu báo trước cho các môn đồ rằng Ngài sẽ đi sắm sẵn cho họ một chỗ ở trên trời, rồi sẽ trở lại đem họ về cùng Ngài. Nghe vậy, các môn đồ bối rối. Thô-ma hỏi: “Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu?” Phi-líp thưa: “Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi…”.

Biết ý tưởng của các môn đồ, Chúa an ủi họ: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn nữa, vì ta đi về cùng Cha. Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. Nếu các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi, ta sẽ làm cho” (Giăng 14:12-14).

Lúc ấy, các môn đồ chưa hiểu hết lời hứa của Chúa, nhưng họ được an ủi lắm. Thật vậy, sau khi Chúa về trời, các môn đồ đã làm việc Chúa làm như chữa bệnh, đuổi quỷ, kêu kẻ chết sống lại… Họ cũng làm việc lớn hơn việc Chúa làm nữa, đó là truyền giảng Tin Lành, không phải chỉ tại Giê-ru-sa-lem, Giu-đê, mà đến Sa-ma-ri, các nước Á Châu, các nước Âu Châu một cách kết quả. Đó là chỉ một bài giảng của Phi-e-rơ tại Giê-ru-sa-lem đã có 3.000 người được cứu, rồi lên 5.000 rồi nhiều lắm cho đến mấy vạn người (Công vụ 21:20). Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của họ.

Giăng 14:15-24. Lời hứa trên chưa đủ làm cho các môn đồ yên tâm, nên Chúa hứa thêm rằng, vì họ yêu Ngài, nên Ngài sẽ xin Cha ban cho họ một Đấng yên ủi khác thay cho chính mình Ngài. Chúa Giê-xu chỉ ở với họ một thời gian, còn Đức Thánh Linh ở với họ đời đời. Chúa Giê-xu ở bên cạnh họ, còn Đức Thánh Linh ở trong họ. Ngài còn hứa không để họ mồ côi, cô đơn nhưng Ngài sẽ đến với họ, không phải chỉ một mình Ngài, mà có cả Đức Chúa Trời cùng đến. Như thế thì Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Cha, Con, Thánh Linh đến ngự trong lòng họ như ngự vào một đền thờ nguy nga nhất. Đồng thời họ cũng ở trong Chúa và trở nên một cùng Ngài.

Trên đây là một giáo lý mới, nên các môn đồ lấy làm khó hiểu. Vì vậy, Chúa mượn cây nho để giải thích (Giăng 15:1-17).

Sau khi dự Lễ Vượt Qua và Tiệc Thánh tại phòng cao, Chúa và các mồn đồ đã đi khỏi đó về hướng vườn Ghết-sê-ma-nê. Ngang qua cổng đền thờ, Ngài thấy trên đó có chạm một cây nho bằng vàng, Ngài liền phán: “Ta là gốc nho thật”. Ngài muốn nói: Cây nho trên cổng đền thờ là cây nho không thật, dầu là bằng vàng, Ngài là cây nho thật. Rồi Chúa tiếp tục mượn hình ảnh cây nho dạy về mối liên hệ mật thiết.        

Cây nho bao gồm gốc và nhánh. Gốc không sinh ra trái, mà nhánh. Nhưng nhánh tự mình không sinh trái được, mà phải nhờ gốc cung cấp dinh dưỡng. Niềm hãnh diện của cây nho là nhánh nho sanh nhiều trái.

Chúa muốn dạy rằng chúng ta cần có Ngài mới sống, Ngài cần có chúng ta hầu việc mới có kết quả. Chúng ta đừng nhờ vào năng lực, tài trí của mình mà hướng lòng về Chúa Giê-xu, ở trong Ngài để nhận được mọi nhu cầu.

Kinh nghiệm của các môn đồ khi được Chúa ở với họ và họ ở với Chúa, không tốt bằng khi họ được Chúa ở trong họ và họ ở trong Chúa.

Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, tức là Chúa ở trong họ và họ ở trong Chúa, nên đời sống của họ được thay đổi hoàn toàn, thay vì sợ hãi mà chối Chúa trước mặt những kẻ bắt bớ Ngài, thì bấy giờ cũng trước mặt những kẻ đó, lại tỏ lòng tin cậy quả quyết, Phi-e-rơ dõng dạc đứng lên với mười một môn đồ, dùng Kinh Thánh chứng minh cho sự vu khống của những kẻ cho họ là say rượu. Ông nói: “Hỡi người Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy, ông lên án họ đã đóng đinh Đấng Cứu Thế trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Cứu Thế” (Công vụ 2:36). Kết quả có 3.000 người bị thuyết phục và được cứu.

Tiếp theo là Phi-e-rơ và Giăng cùng lên đền thờ, một già một trẻ tay cầm tay, đồng lòng, hiệp ý, các phép lạ đã xảy ra, nên số người được cứu lên đến 5.000 người. Phi-e-rơ và Giăng bị dẫn đến toà công luận, bị chất vấn, bị đe doạ, bị cấm đoán, bị ngồi tù, nhưng họ cứ dạn dĩ, thản nhiên làm chứng cho mọi người về Chúa Giê-xu đã chết và sống lại. Sách Công vụ các sứ đồ, là công việc của Đức Thánh Linh làm qua các sứ đồ. Đó là ứng nghiệm lời hứa của Chúa trong Giăng 14:12. Bấy giờ các sứ đồ thương yêu, tha thứ, hoà thuận, hiệp nhất. Tất cả đều có chung một mục đích là tôn vinh Chúa, làm tròn trọng trách Ngài giao, bất chấp sống chết.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI DẠY DỖ VÀ NHẮC NHỞ CHÚNG TA.

“Nhưng Đấng yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhơn danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi” (Giăng 14:26).

  1. Dạy Dỗ Mọi Sự.

Chúa đã dạy dỗ chung cho bốn, năm ngàn người, không kể đàn bà và con trẻ, nhưng Ngài dành thì giờ nhiều nhất dạy dỗ riêng mười hai môn đồ những chân lý cao sâu mà Ngài chưa từng dạy dỗ dân chúng. Ngay sau khi dạy dỗ dân chúng, các môn đồ còn hỏi riêng Ngài những điều họ chưa hiểu (Ma-thi-ơ 13:36, 15:15, Mác 4:34). Nhất là sau khi sống lại, Chúa dành trọn 40 ngày dạy dỗ họ về nước Đức Chúa Trời (Công vụ 1:3). Nhưng cũng chưa đủ.

Phao-lô không như các môn đồ được Chúa trực tiếp dạy dỗ. Thử hỏi: ai đã dạy Phao-lô những chân lý muôn đời mà ông đã viết trong các thơ tín Rô-ma, 2Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, 2Tê-sa-lô-ni-ca, 2Ti-mô-thê, Tít và Phi-lê-môn? – Chính Đức Thánh Linh đã dạy Phao-lô. Chúng ta thường gọi đó là mặc khải hay khải thị, nghĩa là Đức Chúa Trời tiết lộ, bày tỏ. Kinh nghiệm như vậy Phao-lô viết: “Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự dạy dỗ cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa” (1Cô-rinh-tô 2:10).

Ngày nay chúng ta không còn được mặc khải, vì sự mặc khải Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Kinh Thánh đã đầy đủ trọn vẹn (Khải Huyền 22:18,19), chúng ta phải nhờ Đức Thánh Linh soi sáng để hiểu những sự dạy dỗ đã ghi.

  1. Nhắc Nhở Mọi Điều Chúa Đã Phán.

Trong ba năm hơn, Chúa đã làm biết bao việc, dạy dỗ biết bao điều, tâm trí con người không thể nào nhớ hết. Nhưng nhờ Đức Thánh Linh nhắc nhở, sứ đồ Ma-thi-ơ đã viết 28 đoạn, Phi-e-rơ được Đức Thánh Linh nhắc nhở mọi sự, Mác đã ghi chép một cách kỹ lưỡng và thứ tự… Trong một thư tín, Phi-e-rơ đã nhấn mạnh rằng: “Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài. Vì Ngài đã lãnh sự tôn trọng, vinh hiển từ nơi Đức Chúa Trời Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rất cao phán cùng Ngài rằng: Nầy là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng ta mọi đường, chính chúng tôi đã từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh” (2Phi-e-rơ 1:16-18).

Lu-ca không phải là một sứ đồ, mà là một sử gia, đã từng sống tại Palestin trong thời Chúa Giê-xu còn trên đất, nên đã biết một số công việc và sự dạy dỗ của Ngài. Hơn nữa, ông đã nghe được nhiều thông tin từ bà Ma-ri và các sứ đồ. Đức Thánh Linh cũng nhắc ông nhớ mọi sự, nên ông đã ghi lại một cách chính xác, đáng tin.

Giăng là một trong các sứ đồ được Chúa yêu. Đi những nơi quan trọng, Chúa chỉ đem theo Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ. Ngoài ra, ông còn được gần gũi với Chúa hơn hết là nghiêng mình trên ngực Ngài. Nhờ đó, ông nghe nhiều, hiểu nhiều và cũng được Đức Thánh Linh nhắc nhở nên ông đã ghi lại những điều rất quan trọng và thú nhận rằng không thể nào ghi hết mọi sự (Giăng 21:24-25).

Đức Thánh Linh đã làm 2 việc liên tục và thường xuyên: Dạy dỗ và nhắc nhở, khi Ngài nhắc nhở điều cũ thì dạy dỗ điều mới, và cứ như vậy Đức Thánh Linh đã dạy dỗ và nhắc nhở Ma-thi-ơ chép gia phả của Chúa Giê-xu từ trên xuống dưới, ngược lại Ngài dạy dỗ và nhắc nhở Lu-ca chép gia phả của Chúa Giê-xu từ dưới lên trên, nhưng cả hai đều có ý nghĩa và chính xác. Riêng Giăng 1:18, ông đã giới thiệu Chúa Giê-xu một cách độc đáo. Nhất là gia phả của Ngài ông chỉ tóm lại bằng câu tuyệt diệu: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời” (1:1). Nếu không được Đức Thánh Linh dạy dỗ và nhắc nhở, chẳng hề trong đời có người nào đã viết một câu như vậy.

Nhờ Đức Thánh Linh dạy dỗ và nhắc nhở, các trước giả Tân Ước đã đem mọi sự xảy ra mà chứng minh rằng dự ngôn của các tiên tri trong Cựu Ước đã ứng nghiệm. Câu này được nhắc lại những lần trong mọi trường hợp: “Vậy, cho ứng nghiệm lời tiên tri…”  Mục đích của tác giả muốn nói: Giê-xu là Đấng Cứu Thế.

III. ĐẤNG YÊN ỦI LÀM CHỨNG VỀ CHÚA GIÊ-XU.

“Khi nào Đấng Yên Ủi sẽ đến, là Đấng ta sẽ bởi Cha sai xuống tức là Thần Lẽ thật từ Cha, ấy chính Ngài sẽ làm chứng về ta. Còn các ngươi cũng sẽ làm chứng về ta, vì các ngươi đã ở cùng ta từ lúc ban đầu” (15:26,27).

Dù các sứ đồ sẽ làm việc Chúa làm và làm việc lớn hơn nữa, vì đời sống đạo đức của họ được phong phú như những nhánh nho nhiều trái, thì họ vẫn bị người đời ghét. Từ câu 18-25 Chúa lần lượt phán trước: “Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì phải biết rằng họ ghét ta trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các người… Họ ghét vô cớ”.

Người đời đã ghét Chúa Giê-xu vô cớ, nên họ cũng ghét kẻ thuộc về Ngài như vậy. Đấng Yên Ủi đến để làm chứng về Chúa Giê-xu cho người đời. Các môn đồ đã từng ở với Chúa Giê-xu, kinh nghiệm tình yêu vô đối và tuyệt vời của Ngài, nên họ cũng phải làm chứng về Ngài. Khi môn đồ làm chứng về Chúa Giê-xu thì Đức Thánh Linh cũng hiệp với họ mà làm chứng để thuyết phục người nghe tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ. Chúa dặn dò: “Nhưng Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyến phép và làm chứng về ta…” (Công vụ 1:8). Kinh nghiệm sự yên ủi đó, Phi-e-rơ đã nói: “Chúng tôi là nhân chứng biết rõ việc ấy. Thánh Linh mà Thượng Đế ban cho những người vâng lời Ngài cũng làm chứng với chúng ta” (Công vụ 5:32 BDY). Chúng ta không thể làm chứng một cách hiệu quả, nếu không được Đức Thánh Linh cùng làm chứng với chúng ta.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI THUYẾT PHỤC TỘI NHÂN.

“Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. Về tội lỗi, vì họ không tin ta, về sự công bình, vì ta đi về cùng Cha, và các ngươi sẽ chẳng thấy ta nữa, về sự phán xét, vì vua chúa thế gian nầy đã bị phán xét” (Giăng 16:8-11).

Chúa báo trước những nguy nan đang chờ các môn đồ, để khi việc ấy đến, họ không bối rối. Vì Đấng Yên Ủi sẽ đến với họ, là điều ích lợi lớn cho họ.

Đức Thánh Linh thuyết phục tội nhân 3 điều: (1) Tội lỗi, (2) Sự công bình, (3) Sự phán xét.

  1. Về tội lỗi, vì họ không tin ta.

Mọi người đều đã phạm tội. Đấng Cứu Thế đến để cất tội lỗi đi để mọi người được cứu khỏi tội. Thế mà một số tội nhân lại không tin, làm cho tội càng thêm tội. Không tin Đấng Cứu Thế là không nhận mình có tội, hoặc nhận mình có tội mà không nhận Đấng Cứu Thế đã vì mình chịu chết. Không nhận mình có tội là nói Đức Chúa Trời nói dối (1Giăng 1:10). Không tin Đấng Cứu Thế là từ chối tình thương của Đức Chúa Trời, là giày đạp Con Độc Sanh của Ngài là cố ý phạm tội, thì không còn tế lễ nào chuộc tội được nữa, mà chỉ chờ đợi sự phán xét kinh khiếp mà thôi (Hê-bơ-rơ 10:26,31).

Vì vậy, Đức Thánh Linh phải thuyết phục mọi người nhận mình đã phạm tội, và tội nặng nhất là không tin Chúa Giê-xu. Ai cũng sẽ được cứu miễn là phải thành thật nhận mình có tội và tin Cứu Chúa Giê-xu.

  1. Về sự công bình, vì ta đi về cùng Cha.

Hê-rốt, Phi-lát, người La-mã, dân Do-thái đã âm mưu, cấu kết nhau để đóng đinh Chúa Giê-xu trên thập tự giá như một tội nhân. Đó là họ đã hành động một cách bất công và gian ác. Nhưng Đức Chúa Trời đã theo luật công bình mà khiến Chúa Giê-xu sống lại, tiếp Ngài lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.

Vì vậy, Đức Thánh Linh đã thuyết phục mọi người, cho họ thấy rõ Chúa Giê-xu là Đấng Công Bình, thánh khiết, hoàn toàn vô tội đã chết vì tội nhân và tế lễ đền tội đó đã được Đức Chúa Trời nhậm. Phi-e-rơ giải thích một cách rõ ràng: “Vả Đấng Cứu Thế đã vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng Công Bình thay cho kẻ bất nghĩa, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1Phi 3:18).

Một tù trưởng người Châu Phi được xem phim đời sống của Chúa Giê-xu. Đến lúc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, ông đứng dậy, chạy lên màn bạc, kêu lớn: “Chúa Giê-xu ơi, hãy xuống, tôi là kẻ đáng phải chết như vậy chứ không phải Ngài đâu!” đó là ông nói đúng luật công bình.

  1. Về sự phán xét, vì vua Chúa thế gian nầy đã bị phán xét.

Chúa Giê-xu chịu chết trên thập tự giá và sống lại, là dòng dõi của người nữ giày đạp đầu con rắn, là ma quỷ (Sáng thế Ký 3:15). Từ đó, ma quỷ đã lột hết quyền hành bạo ngược của nó (Hê-bơ-rơ 2:14-15, 1Giăng 3:8).

Trong hơn ba năm chức vụ, Chúa đã đuổi quỷ ra khỏi nhiều người, nên nó tức giận quyết định báo thù. Chúa đã cảnh cáo các môn đồ: “Ta thấy Sa-tan từ trời sa xuống như chớp” (Lu-ca 10:18).  Trong đêm thứ năm thương khó, nó đã tập trung toàn lực, đứng sau Hê-rốt, Phi-lát, người La-mã, dân Y-sơ-ra-ên, xúi giục họ đóng đinh Chúa Giê-xu và nó đã thành công. Nhưng nó không ngờ, sáng Chúa nhật đó, Chúa Giê-xu đã sống lại, kế hoạch của Sa-tan phá sản hoàn toàn.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI DẪN CHÚNG TA VÀO MỌI LẼ THẬT.

“Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa, nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần Lẽ Thật đến thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật, vì Ngài không nói tự mình nhưng nói mọi điều mình đã nghe và tỏ bày cho các ngươi mọi sự sẽ đến” (13:13).

Ma quỷ là cha của sự nói dối, ma quỷ chẳng bao giờ biết nói thật. Các quỷ sứ nó chuyên đem lời lẽ dối trá gieo rắc vào tâm trí loài người, còn Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật, dẫn các môn đồ vào lẽ thật toàn diện.

Nhờ Đức Thánh Linh dẫn dắt mà các sứ đồ đã biết được công cuộc cứu chuộc của Chúa trong quá khứ, hiện tại và tương lai như Kinh Thánh đã bày tỏ. Lẽ Thật được trình bày một cách giản dị và minh bạch như vậy, mà Sa-tan còn giả mạo thiên sứ, dùng sứ đồ giả, tiên tri giả, giáo sư giả, tín đồ giả để lừa gạt những kẻ ngây thơ, yếu đuối.

Chúa nói thêm: “Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi. Mọi sự Cha có đều là của Ta, nên Ta nói rằng Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi vậy” (Giăng 16:14,15).

Chúa muốn chúng ta phân biệt hành động và ngôn ngữ của Sa-tan khác hơn của Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời tôn vinh Chúa Giê-xu, nói mọi sự về Chúa Giê-xu mà thôi, còn Sa-tan tự tôn vinh và nói mọi sự theo ý nó. Dù nó có mang mặt nạ thiên sứ, nhưng khi nghe nó nói, thấy nó làm chúng ta sẽ nhận ra ngay. Các thư tín đã điểm mặt những sứ giả của Sa-tan (2Cô-rinh-tô 11:12-15,26; 1Ti-mô-thê 4:1-3, 6:2-5; 2Phi-e-ơ 2:1-3).

Tóm lại, cả Kinh Thánh Cựu và Tân ước chứa đựng lẽ thật toàn diện của Đức Chúa Trời ban cho loài người. “Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” (2Ti-mô-thê 3:16).

Qua ba đoạn Kinh Thánh nêu trên, chúng ta rút ra những bài học thiết yếu:

Đức Thánh Linh yên ủi chúng ta là nâng đỡ khi vấp ngã, vỗ về khi đau yếu, khích lệ khi nản lòng, cố vấn khi gặp khó khăn, biện hộ khi bị vu oan… Chúa yên ủi chúng ta để dùng chúng ta yên ủi người khác (Ê-sai 40:1, 2Cô-rinh-tô 1:5, Công vụ 4:36-37).

Đức Thánh Linh dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta. Dù chúng ta có Kinh Thánh trong tay, nhưng nếu không được Đức Thánh Linh dạy dỗ, chúng ta sẽ không hiểu hoặc hiểu sai. Phải xin Chúa mở mắt chúng ta, để ai nấy thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Ngài, nhờ Ngài dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta để dùng chúng ta dạy dỗ, nâng đỡ, nhắc nhở và khích lệ người khác.  (Thi thiên 119:18, Ê-sai 50:4, 2Ti-mô-thê 2:2,24, 4:2).

“Dạy tức là học”. Không có cách nào tốt hơn để học bằng dạy, dạy nhiều thì học nhiều. Càng chia sẻ cho người khác, mình càng được nhiều hơn.

Đức Thánh Linh và chúng ta phải làm chứng về Chúa Giê-xu. Khi chúng ta làm chứng về Chúa Giê-xu thì Đức Thánh Linh dùng quyền năng của Ngài mà xác minh lời chứng của chúng ta và thuyết phục tội nhân. Khi Phi-líp đang làm chứng tại Sa-ma-ri, thì Chúa bảo ông xuống Ga-xa. Đến đó, Phi-líp gặp hoạn quan Ê-thi-ô-bi đang ngồi trên xe đọc sách tiên tri Ê-sai. Đức Thánh Linh bảo Phi-líp chạy theo xe đó, Phi-líp làm chứng cho vị quan này và dẫn ông về với Chúa. Cho đến ngày nay, Hội Thánh Ê-thi-ô-bi còn nói rằng chính hoạn quan đó đã đem Tin Lành về xứ họ.

Đức Thánh Linh thuyết phục tội nhân ba điều: Tội lỗi, sự công bình và sự phán xét. Đây là ba điều chúng ta phải làm chứng luôn. Không ai tin Chúa, nên họ không biết mình có tội. Không ai tin Chúa nếu họ không biết sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu là đúng với luật công bình để cứu chuộc tội nhân. Không ai dám tin Chúa, nếu họ không biết Sa-tan đã bị tước đoạt hết quyền hành và bị Chúa giày đạp đầu nó.

Nếu không nhờ Đức Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta sẽ lạc vào rừng giả dối. Biết lẽ thật, là biết Chúa Giê-xu vì chính Ngài là lẽ thật. Sự giáng sanh, sự chết, sự sống lại, sự thăng thiên, sự cầu thay và sự tái lâm của Chúa Giê-xu là lẽ thật. Nên chúng ta phải nhờ Đức Thánh Linh dẫn dắt để biết rõ và biết đúng.

Nguyện Đức Thánh Linh làm việc của Ngài trong chúng ta mỗi ngày cho đến khi Chúa Giê-xu tái lâm.