Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 28 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. NHỊN NHỤC

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:23, (tham khảo Ê-phê-sô 4:2; Cô-lô-se 3:12-13; 1Phi-e-rơ 2:23).

II. CÂU GỐC: Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” (Cô-lô-se 3:13a).

III. BÀI TẬP.

  1. Điền từ vào chỗ trống.

Em tham khảo Kinh Thánh phía dưới và điền từ thích hợp vào chỗ trống.

   “Anh em là những người ……………….. của Đức Chúa Trời, là người ……………. và rất yêu dấu. Vậy, hãy mặc …………….., nhân từ, …………., mềm mại, ……………….”

(Cô-lô-se 3:12,13).    

  1. Thế nào là nhịn nhục?

   Em xem các tình huống dưới đây rồi nhận định ai đang nhịn nhục (đánh dấu vào người đó). Theo em, vì sao người đó nhịn nhục?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Con số của em.

   Từ khi em sinh ra cho đến bây giờ, em ước tính mỗi ngày em đã phạm tội với Chúa bao nhiêu lần? Sau đó, em tổng cộng số tội mình đã phạm (từ lỗi lớn đến lỗi nhỏ) là bao nhiêu?

   Thời kỳ I: Từ …… đến ….. tuổi x 365 ngày x……… =…….    

   Thời kỳ II: Từ …… đến …… tuổi x 365 ngày x…….=…….

   Thời kỳ III: Từ ….. đến …… tuổi x 365 ngày x……..=……

   Tổng cộng: ________ + ________ + ________ =

   Đức Chúa Trời nhịn nhục em bao nhiêu lần? Tha thứ cho em bao nhiêu lần? Sau khi thấy được con số của em rồi, em có thể nhịn nhục và tha thứ cho người khác nhiều hơn không?

 

   Cha yêu thương của con!

 

   Con cảm tạ Chúa vì Ngài đã tha thứ cho con vô số lần. Vì thế, xin Ngài giúp con cũng có thể tha thứ cho người khác. Xin cho con luôn khắc ghi ơn thương xót của Chúa, để con luôn khoan dung, nhịn nhục, nhường nhịn người khác. Con thành kính cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus Christ, A-men!

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 28 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. NHỊN NHỤC

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:23, (tham khảo Ê-phê-sô 4:2; Cô-lô-se 3:12-13; 1Phi-e-rơ 2:23).

II. CÂU GỐC: Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” (Cô-lô-se 3:13a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Nhịn nhục là phản ứng tin kính của một người yêu mến Chúa khi gặp sự đối xử không tốt của người khác.

– Cảm nhận: Một đời sống có tình yêu thương thì mới có thể nhịn nhục được.

– Hành động: Nhịn nhục mọi người.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   “Nhịn nhục” là bản tánh của Đức Chúa Trời và cũng là một trong những đặc tính của trái Thánh Linh, là đức tính tốt đẹp mà mỗi Cơ đốc nhân nên có. Vì sao Cơ đốc nhân phải nhịn nhục với mọi người? Vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta, hay nói cách khác là Chúa đã nhịn nhục chúng ta, thì chúng ta cũng phải nhịn nhục người khác (Cô-lô-se 3:12-13).

   “Lòng thương xót, nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục” là những đức tính tốt đẹp, liên quan đến cách sống của Cơ đốc nhân đối với mọi người xung quanh. Thương xót là tâm hồn luôn thấu cảm trước hoàn cảnh của người khác, sẵn lòng giúp đỡ người gặp khó khăn. Nhân từ là tấm lòng thật sự mong muốn người khác gặp may mắn, sống vui vẻ hạnh phúc. Khiêm nhường là cách nhìn đối với bản thân, không xem mình hơn người khác, không khoe khoang những gì mình có, mình đạt được. Khiêm nhulà biết nghĩ đến tâm tư tình cảm của người khác, biết lắng nghe, biết uyển chuyển giải quyết vấn đề, chứ không khư khư ôm giữ quan điểm hoặc ý kiến của mình. Nhịn nhục là không giận dữ, không trả thù, sẵn lòng chịu đựng người khác.

   Có học giả cho rằng từ nhịn nhục trong Kinh Thánh Tân ước có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó mô tả một phản ứng kỉnh kiền. Ở một vài đoạn Kinh Thánh, từ nhịn nhục chỉ về sự chờ đợi lâu dài, như người nông dân chờ đợi thu hoạch vậy. Ví dụ: Khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không phải lúc nào Đức Chúa Trời cũng nhậm lời cầu nguyện của chúng ta ngay. Đôi lúc chúng ta phải chờ đợi. Đó là sự nhịn nhục.

   Chúng ta có thể tập luyện sự nhịn nhục như thế nào? Bài học nầy sẽ giúp đỡ các em thiếu nhi hiểu rõ 2 điểm sau:

  1. Chịu đựng sai lầm hoặc khuyết điểm của người khác.

   Sự kiêu ngạo hay tính ích kỷ không muốn chịu đựng người khác, nhưng tình yêu thương thì “dung chịu nhau” (Ê-phê-sô 4:2).

  1. Chịu đựng sự đối xử tệ hại của người khác.

   Khi gặp sự đối xử tệ hại của người khác, chúng ta thường có phản ứng tức giận. “Khi bị nguyền rủa, Ngài không nguyền rủa lại; lúc chịu đau khổ, Ngài không hề hăm dọa, nhưng phó thác chính mình cho Đấng phán xét công minh.” (1Phi-e-rơ 2:23). Để bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp nầy, tốt nhất là chúng ta luôn nghĩ đến sự nhẫn nại và khoan dung của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Trong Ma-thi-ơ 18:21-35 Chúa Jêsus kể: “Có một người đầy tớ mắc nợ chủ 10 ngàn nén bạc, không có khả năng chi trả. Chủ xét thấy hoàn cảnh đáng thương nên đã quyết địnhxoá nợ cho anh ta. Trên đường trở về nhà, anh ta gặp một người bạn mắc nợ mình chỉ có 100 đơ-ni-ê (trị giá một ngày công), thì nắm cổ đòi nợ, dọa tống giam vào tù, dù người bạn đã van xin. Người chủ nghe được hành động gian ác của anh ta, nên thu hồi ân điển đã ban”.

    Đức Chúa Trời chính là người chủ, chúng ta là người đầy tớ được hưởng ân điển. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đối xử yêu thương, nhân từ, nhịn nhục như cách chúng ta đã nhận được từ Ngài.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Vài tờ tạp chí cũ, kéo, hồ, Kinh Thánh.

     2. Thực hiện: Chia các em làm hai nhóm để thi đua, và phát cho mỗi nhóm vài tờ tạp chí, kéo. Cho các em thực hiện bài tập phần 1 (chỉ làm phần điền từ). Sau khi đọc Kinh Thánh trong 1 phút (khi thực hiện thì không xem Kinh Thánh), các em sẽ cắt từ trong báo ra những chữ cần thiết để dán vào chỗ trống sao cho thích hợp. Nhóm nào thực hiện trước và chính xác thì nhóm đó thắng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Kinh Thánh dạy chúng ta cần phải có những phẩm chất tốt. Các em mở Cô-lô-se 3:12-13 và tìm xem Kinh Thánh dạy chúng ta phải có những phẩm chất gì? (Thương xót, nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục).

    Lòng thương xót là tấm lòng dễ dàng thông cảm với người khác, nhạy cảm trước những người nghèo khổ đáng thương. Lòng thương xót khiến người đó sẵn sàng từ bỏ quyền lợi của mình để giúp đỡ người gặp khó khăn.

   Lòng nhân từ là tấm lòng thật sự mong muốn người khác gặp may mắn, sống vui vẻ hạnh phúc.

   Lòng khiêm nhường là không xem mình hơn người khác, không khoe khoang những gì mình có, mình đạt được.

   Lòng khiêm nhulà biết nghĩ đến tâm tư tình cảm của người khác, biết lắng nghe người khác nói, biết sửa đổi chứ không khư khư ôm giữ ý kiến của mình.

   Lòng nhịn nhục là không giận dữ, không trả thù trước những điều khó chịu mà người khác gây ra, sẵn lòng chịu đựng người khác.

   Các em biết không, 5 tấm lòng nầy nằm trong những “hương vị” của trái Thánh Linh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nói đến 1 trong những hương vị nầy. Đó là sự nhịn nhục.

  1. Bài học.

   (Giáo viên cắt hai trái tim lớn bằng giấy bìa cứngđục lỗ và treo trên bảng. Ghi vào trái timthứ nhất: “Khuyết điểm của người khác”. Trái tim thứ hai: “Đối xử không tốt của người khác”. Cắt hai tờ giấy khác ghi: “Lòng yêu thương khoan dung”, “Suy nghĩ đến sự tha thứ của Chúa”. Dán băng keo hai mặt vào mặt sau của hai tờ giấy nầy. Chú ý: Viết chữ lớn và đậm để các em ở dưới có thể nhìn thấy).

   Các em có thể nhắc lại xem, thế nào là nhịn nhục? (Cho các em trả lời).

   Chúng ta rất khó nhịn nhục, nhưng nhờ Chúa, chúng ta vẫn có thể làm được. Chúng ta cùng nhau phân tích hai điều sau, xem làm thế nào để có thể có đức tính tốt đẹp nầy nhé!

     a. Thứ nhất: Chịu đựng khuyết điểm hoặc sai lầm của người khác. (Giáo viên đụng mạnh vào trái tim có ghi chữ “Khuyết điểm của người khác”để nó đung đưa).

  Sai lầm của người khác khiến chúng ta bị ảnh hưởng, và khuyết điểm của người khác khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. (Cho các em nêu ra một vài ví dụ mà các em thường gặp trong gia đình, trong lớp học. Ví dụ: Một bạn trong lớp luôn đi học trễ, bạn thân của em rất hay quên, em gái em không lễ phép, anh trai em không gọn gàng sạch sẽ…). Đối diện với những người nầy, Kinh Thánh dạy các em phải dùng tình yêu thương để “dung chịu nhau”. (Dán miếng giấy có ghi chữ “Lòng yêu thương khoan dung” chồng lên chữ “Khuyết điểm của người khác” trong hình trái tim).

     b. Thứ hai: Chịu đựng sự đối xử không tốt của người khác.

   (Giáo viên đụng mạnh vào trái tim có ghi chữ “Đối xử không tốt của người khác” để nó đung đưa).

   Các em đã từng bị ai đối xử không tốt chưa? (Khuyến khích các em nói ra. Ví dụ: Chế giễu, khinh thường, chỉ trích, đổ lỗi cho em, không công bằng, cô lập em, la mắng em…). Khi bị đối xử như vậy, các em thường phản ứng như thế nào? (Cho các em trả lời) Thường thì chúng ta nổi giận, chống lại, bênh vực mình…Đối diện với những người nầy, các em phải nghĩ đến tình yêu thương, sự khoan dung, tha thứ của Đức Chúa Trời đối với các em. (Dán miếng giấy có ghi chữ “Suy nghĩ đến sự tha thứ của Chúa” chồng lên chữ “Đối xử không tốt của người khác” trong hình trái tim).

   Hãy suy nghĩ lại xem, các em đã đối xử tệ với Chúa bao nhiêu lần? Không thể đếm hết được, nhưng Chúa luôn luôn tha thứ và kiên nhẫn chịu đựng các em. Khi Chúa Jêsus còn ở thế gian, Ngài từng bị dân chúng ném đá, vu khống, đuổi ra khỏi làng của họ…nhưng Chúa Jêsus không hề tức giận, không trả thù, cũng không bênh vực mình. Ngài khoan dung và tha thứ cho những người đã đối xử không tốt với Ngài. Chúa Jêsus muốn các em học tập Ngài, tha thứ cho những người đã đối xử không tốt với các em.

   Các em thân mến! Nếu các em làm được những điều trên, thì đời sống của các em đã kết trái Thánh Linh. Nên nhớ, các em không thể tự mình làm được điều đó, cần phải nhờ cậy Đức Thánh Linh, chịu sự dạy dỗ của Ngài, và rèn tập mỗi ngày.

  1. Ứng dụng.a

     a. Đức Chúa Trời luôn khoan dung, nhịn nhục em.

   Hướng dẫn các em làm bài tập phần 3. Bài tập nầy cốt để các em có thời gian suy nghĩ một cách thấu đáo và cụ thể về sự nhịn nhục của Chúa đối với các em. Mục đích là để các em có cơ sở để nhịn nhục người khác. Trước hết, giáo viên hướng dẫn các em thảo luận: Trong đời sống hàng ngày, hành vi, ý tưởng nào không đẹp lòng Đức Chúa Trời? Từ đó suy ra đã không biết bao nhiêu lần các em phạmtội với Chúa. Sau đó, mới cho các em tính“ Con số của em”.

     b. Chúa đã tha thứ cho các em, thì các em phải tha thứ cho người khác.

   Giáo viên cho các em diễn ngắn câu chuyện trong Ma-thi-ơ 18:21-35. Sau đó, cho các em tìm xem người chủ trong câu chuyện chỉ về ai? Người đầy tớ được thương xót chỉ về ai? Người mắc nợ 100 đơ-ni-ê chỉ về ai? Sau đó kết luận: Chúa đã xoá cho các em một món nợ “tội lỗi” khổng lồ, thì các em cũng phải xoá những lỗi lầm hoặc khuyết điểm của người khác.

     c. Cho các emđọc câu gốc và cầu nguyện.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT.

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 25:27-34, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: “Tình yêu thương… chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật” (I Côrinhtô 13:5-6).

III. BÀI TẬP. 

  1. Lời ai đã nói?

Em đọc những lời sau đây rồi lựa chọn tên người đã nói những lời đó từ thùng tên và điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 25:27-34, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: “không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công, nhưng vui trong sự thật.” (1Cô-rinh-tô 13:5-6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Bằng sự lừa dối, Gia-cốp đã đoạt quyền trưởng nam và lời chúc phước dành cho anh mình.

– Cảm nhận: Trong tình yêu thương không có sự lừa dối.

– Hành động: Sống chân thật và đối xử công bằng với mọi người trong gia đình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Sinh hoạt thứ nhất: Quyền lợi đặc biệt.

    a. Mục đích: Giúp các em nhận biết bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh này.

    b. Tài liệu: Trang tư liệu C sách học viên.

    c. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay có đề cập đến quyền trưởng nam và giá trị của lời chúc phước. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu C, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập.

2. Sinh hoạt thứ hai: Em sẽ nói gì?

    a. Mục đích: Qua các tình huống, giúp các em tập luyện cách cư xử với những người thân trong gia đình.

    b. Chuẩn bị: Ghi các câu hỏi tình huống vào giấy, gấp lại.

    c. Thực hiện: Giáo viên bỏ các tờ giấy ghi tình huống vào một cái hộp. Chia hai em một tổ, mỗi tổ bóc một tình huống và dựa theo tình huống đó mà trả lời (có thể thực hiện theo phương pháp đóng kịch, nên giới hạn thời gian).

* Các tình huống gợi ý như sau.

– Mẹ đã bảo con cất sách vở gọn gàng, nhưng tại sao con vẫn chứng nào tật nấy vậy hả?

– Em xin lỗi! Em đã làm hư bút máy của chị rồi!

– Ba ơi! Anh Hai đánh con!

– Con đã nói dối mẹ để đi chơi phải không?

– Mẹ ơi! Các chị đang cãi nhau kìa!

– Hu…hu…hu… Sao anh bẻ gãy tay con búp bê của em!

– Chị ơi! Cái áo em dơ rồi nè!

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

(Giáo viên chuẩn bị một ít kẹo và bánh).

Các em thân mến! Cô có một ít kẹo và bánh ở đây. Có em nào đồng ý đổi cho cô vật gì mà em yêu thích nhất để lấy chúng không? Tại sao các em có quyết định như vậy? (Cho các em tự do trả lời). 

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay nói về một cuộc trao đổi giữa hai anh em. Chúng ta cùng xem đây có phải là một cuộc trao đổi công bằng không nhé!

  1. Bài học.

Y-sác và vợ là Rê-bê-ca có hai con trai sinh đôi. Các em thấy thông thường những người sinh đôi thì như thế nào? (Giống nhau, thậm chí có người giống nhau về sở thích, tính tình). Nhưng hai con trai sinh đôi của Rê-bê-ca thì không giống nhau. Người anh sinh ra trước, thân thể đỏ hồng và toàn thân đầy lông, nên cha mẹ đặt tên là Ê-sau, có nghĩa là nhiều lông. Người em sinh ra liền sau đó, tay nắm gót chân người anh nên cha mẹ đặt tên là Gia-cốp, có nghĩa là nắm gót.

Thời gian trôi qua, Ê-sau và Gia-cốp đều đã trưởng thành. Chúng ta không biết hai anh em đã trải qua tuổi thơ như thế nào, nhưng Ê-sau thì năng động, suốt ngày chỉ thích dong ruổi ngoài đồng săn bắn. Trong khi đó, Gia-cốp thì thích ở yên tĩnh trong nhà, phụ giúp mẹ. Vì vậy, bà Rê-bê-ca yêu thương Gia-cốp hơn, còn ông Y-sác thì yêu thương Ê-sau hơn.

Ê-sau không quan tâm đến việc gì hơn là săn bắn, ngay cả quyền trưởng nam, chàng cũng xem nhẹ. Địa vị trưởng nam đối với người Do-thái có quyền lợi rất lớn (Cho các em đã thực hiện phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ).

Một hôm, Gia-cốp ở nhà đang nấu canh đậu đỏ, thì Ê-sau đi săn về mồ hôi nhễ nhại. Chàng vừa mệt vừa đói. Mùi thơm của canh đậu đỏ bốc lên khiến Ê-sau càng đói cồn cào. Ê-sau liền nói với Gia-cốp: “Anh đói quá! Cho anh một chén canh gì đỏ đỏ đó được không?” Các em đọc Sáng thế ký 25:30-33 xem Gia-cốp có cho Ê-sau ăn không? (Mời hai em nam đọc đối thoại phần nầy).

Các em thấy cuộc trao đổi này có công bằng không? Tất cả chúng ta đều thấy không công bằng, nhưng Ê-sau thì không quan tâm, miễn sao giải quyết cơn đói là được. Các em nghĩ như thế nào về hành động của Ê-sau và Gia-cốp? (Cho các em tự do phát biểu).

Việc này rồi cũng trôi qua. Một thời gian khá lâu sau đó, cha của Ê-sau và Gia-cốp đã già. Ông cảm thấy mình sắp qua đời nên muốn chúc phước cho Ê-sau, con trai trưởng nam của ông. Chúc phước có nghĩa là gì? (Cho các em đã hoàn thành phần sinh hoạt thứ nhất trả lời).

Trước khi chúc phước cho con, Y-sác muốn ăn một món ngon được chế biến từ thịt thú rừng mà Ê-sau săn được. Ê-sau liền vội vã cầm cung tên ra đồng.

Trước khi Ê-sau trở về, thì ở nhà đã xảy ra một việc. Bà Rê-bê-ca  nghe được cuộc nói chuyện giữa hai cha con, nên cùng Gia-cốp lập mưu để người cha chúc phước cho Gia-cốp, chứ không phải cho Ê-sau. Các em đọc Sáng thế ký 27:9-10 xem Rê-bê-ca bày mưu cho Gia-cốp như thế nào?

Chờ mẹ nấu xong, Gia-cốp lấy áo của anh mình mặc vào, lấy da dê bọc hai tay và choàng quanh cổ để giả làm Ê-sau (vì Ê-sau có nhiều lông), rồi bưng thức ăn đến mời cha.

Lúc bấy giờ, đôi mắt của Y-sác đã mờ, nên Gia-cốp nói dối mình là Ê-sau. Cha chàng cảm thấy là lạ nên bảo con đến gần, và lấy tay rờ xem có đúng là Ê-sau không. Y-sác không thể hiểu được vì ông nghe giọng nói thì giống con trai út, còn đôi tay thì giống con trai trưởng. Để cho chắc chắn, Y-sác hỏi một lần nữa: “Con có phải là Ê-sau không?” Gia-cốp thưa: “Thưa cha! Phải, con là Ê-sau đây”. Y-sác liền ăn và sau đó chúc phước cho Gia-cốp, mà cứ tưởng là chúc phước cho con trưởng nam của mình. Các em đọc Sáng thế ký 27:27-29 xem Gia-cốp được phước gì? (Được Đức Chúa Trời ban mọi thứ tốt nhất, được quyền trên các anh em mình).

Sau đó, Ê-sau trở về nhà và vội vàng làm thức ăn dâng lên cho cha. Lúc này, Y-sác mới biết mình bị con trai út lừa, còn Ê-sau thì biết mình đã bị cướp mất lời chúc phước dành cho con trưởng nam. Các em nghĩ Ê-sau cảm thấy thế nào? (Căm giận). Ê-sau định bụng chờ cha qua đời sẽ giết Gia-cốp để trả thù. Vì thế, Gia-cốp phải chạy đến nhà cậu mình để trốn khỏi cơn tức giận của Ê-sau. Tình cảm gia đình rạn nứt. Anh em thù ghét nhau, và bà Rê-bê-ca phải xa cách đứa con trai yêu dấu của mình. Sự lừa dối đã đem đến nỗi buồn cho gia đình của Y-sác.

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 5, và theo gợi ý hoàn thành bài tập “Lời ai đã nói”. Sau đó hỏi các em: “Mỗi lời nói có gì sai, hoặc hành động nào không công bằng?” Gia-cốp đã làm hai việc gì không công bằng với Ê-sau? Điều đó mang lại hậu quả gì?

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Một người sống chân thật thì sẽ có những biểu hiện như thế nào trong đời sống?” (…không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công, nhưng vui trong sự thật). “Điều gì giúp chúng ta có thể sống chân thật với mọi người?” (Tình yêu thương).

     c. Áp dụng vào đời sống.

Trong gia đình đôi khi cũng có những xích mích xảy ra. Cho các em theo gợi ý làm bài tập “Đừng mắc câu”, sau đó chia sẻ: “Làm thế nào để có thể tránh những sai lầm đó?” (Cho các em chia sẻ những gì đã viết).  

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA

I. KINH THÁNH: Giăng 12:12-19.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta”(Ê-sai 55:8).

III. BÀI TẬP.

  1. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

   Khi Chúa Jêsus cưỡi lừa tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, dân chúng tung hô Ngài là vua. Họ tưởng Ngài sẽ giải thoát họ khỏi tay người La-mã, nhưng Ngài không làm theo ý họ.

   Hôm nay, Chúa không làm theo ý chúng ta, vì kế hoạch và ý muốn của Chúa rất khác chúng ta. Chúng ta không biết tại sao Chúa không làm theo ý chúng ta, nhưng biết rằng kế hoạch của Chúa lúc nào cũng tốt nhất.

     a. Có lúc nào em cảm thấy Chúa không chăm lo cho em không? Nếu có, em đánh dấu x vào những câu mà em đã cảm thấy Chúa không chăm lo cho em trong những ngày qua.

     b. Nếu thực sự em cảm thấy như vậy, hãy đọc lời hứa của Chúa, rồi viết lên tấm bìa, treo trên tường để ghi nhớ.

   “Và nầy, Ta luôn ở với các con cho đến tận thế.”
(Ma-thi-ơ 28:20).

   “Hãy kêu cầu Ta trong ngày gian truân, Ta sẽ giải cứu ngươi và ngươi sẽ tôn vinh Ta.” (Thi Thiên 50:15).

  “Ta sẽ nhậm lời họ trước khi họ kêu cầu Ta; Họ còn đang nói, Ta đã nghe rồi”  (Ê-sai 65:24).

   “Thật, Ta bảo thật các ngươi, ai tin thì được sự sống đời đời” (Giăng 6:47).

   “Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín, công chính sẽ tha tội cho chúng ta và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính” (1Giăng1:9).

  1. Cách làm những tấm bìa treo.

   Em cắt 5 tấm bìa hình dáng khác nhau (vuông, tròn, tam giác…). Trên mỗi tấm bìa, một mặt em viết lời hứa của Chúa, mặt kia em viết cảm nghĩ của mình khi nghĩ rằng Chúa không chăm lo cho em. Sau đó lấy chỉ treo hết 5 tấm bìa lên một khúc cây, chú ý treo sao cho khúc cây thăng bằng.

  1. Tạ ơn Chúa.

   Tuy nhiều khi em không hiểu vì sao Chúa làm như vậy, nhưng Kinh Thánh hứa rằng Chúa chăm lo cho em. Vì vậy, mong em viết lời cảm tạ của mình vào khung dưới đây, rồi cầu nguyện tạ ơn Chúa.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA

I. KINH THÁNH: Giăng 12:12-19.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta”(Ê-sai 55:8).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus vào thành Giê-ru-sa-lem và được dân chúng tung hô làm vua, là việc nằm trong đường lối của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Tuy chúng ta không hiểu hết đường lối Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta tin cậy Ngài.

– Hành động: Tin cậy và bước đi trong đường lối của Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Vẽ bản đồ trong Tập Học Viên, bìa số 3 lên một tấm bìa lớn để giảng dạy.
  2. Chọn một bài hát thích hợp để tập hát đầu giờ.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Chúa Jêsus truyền giảng Tin Lành ở thế gian đã được ba năm. Lúc nầy, nhiều người đã nhận biết Ngài là Con Đức Chúa Trời, nhưng cũng có nhiều người không nhận biết điều đó. Họ cứ hỏi nhau: “Ngài là ai? Chẳng lẽ là tiên tri?” Còn dân Giu-đa và các thầy thông giáo thì lo lắng, vì họ thấy càng ngày càng có nhiều người đi theo Chúa Jêsus, điều nầy thật bất lợi cho họ.

   Chương nầy chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu tuần lễ cuối cùng trước khi Chúa Jêsus chịu thương khó. Dân chúng không biết rằng Chúa Jêsus bình thản chờ đợi mọi việc xảy đến với Ngài, vì Ngài biết mọi việc đã được sắp sẵn. Chúng ta cùng nghe nhé!

  1. Bài học.

(1) Đường lối của Chúa được thực hiện.

  Các em biết không, dân Giu-đa và các thầy thông giáo rất buồn bực vì Chúa Jêsus khiến La-xa-rơ sống lại từ cõi chết (chia sẻ ngắn với các em câu chuyện nầy).

  La-xa-rơ sống lại, thật khó tin! Kết quả là ngày càng có nhiều người theo Chúa Jêsus hơn. Một số người thấy vậy gấp rút về Giê-ru-sa-lem báo tin cho các thầy thông giáo biết. Các thầy thông giáo hay tin thì hết sức kinh ngạc, liền nhóm nhau bàn rằng: “Người nầy thực hiện quá nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục như thế nầy thì tất cả sẽ tin ông ta, rồi người Rô-ma sẽ đến đánh chiếm cả nơi nầy lẫn đất nước chúng ta.” Giăng 11:47-48). Từ lúc ấy trở đi, lúc nào họ cũng tìm cách giết Chúa Jêsus.

  Chúa Jêsus biết rõ âm mưu của họ, nhưng thời điểm Ngài chịu thương khó chưa đến, nên Ngài sang thành phố khác và tiếp tục giảng đạo.

  Chính lúc nầy, các thầy tế lễ cả ra lệnh bắt Chúa Jêsus, họ thông báo cho mọi người biết nếu ai gặp Chúa Jêsus ở đâu, thì phải báo ngay để họ bắt.

   a. Chúa Jêsus ở Bê-tha-ni.

   Khi lệnh nầy được đưa ra thì Chúa Jêsus đang ở Bê-tha-ni. Lúc nầy đang là mùa xuân và cũng sắp đến lễ Vượt qua. Như thường lệ, dân chúng từ khắp nơi đổ đến Giê-ru-sa-lem để dự lễ.

  Thành Giê-ru-sa-lem trở nên đông đúc, náo nhiệt. Mọi người trong thành dù là bạn hay thù của Chúa Jêsus đều bàn tán về Ngài. Ai cũng biết lệnh của các thầy thông giáo đưa ra, nên họ tìm kiếm Chúa Jêsus quanh khu vực đền thờ và hỏi nhau: “Anh em nghĩ thế nào? Ông ấy không về dự lễ sao?”

   Tin tức Chúa Jêsus đang ở Bê-tha-ni lập tức truyền đến Giê-ru-sa-lem. Thành Bê-tha-ni cách Giê-ru-sa-lem không xa, vì vậy rất đông người tò mò ở Giê-ru-sa-lem cùng đổ đến Bê-tha-ni xem Chúa Jêsus và La-xa-rơ là người đã sống lại từ cõi chết.

  Các thầy tế lễ cả hết sức tức giận! La-xa-rơ sẽ là người làm chứng mạnh mẽ về quyền năng của Chúa Jêsus, nên các thầy thông giáo cũng muốn giết La-xa-rơ.

   b. Lừa con của Chúa.

   Sáng hôm sau, Chúa Jêsus và các môn đồ rời Bê-tha-ni đến Giê-ru-sa-lem. Trên đường đi, rất nhiều người gia nhập vào đám đông cùng đi với Ngài.

   Dân chúng và các môn đồ đều chú ý quan sát Ngài, vì họ ngạc nhiên nghĩ bụng: “Ngài có biết sẽ gặp nguy hiểm ở thành Giê-ru-sa-lem không? Chẳng lẽ hôm nay Ngài đến để tuyên bố Ngài là vua mới của thành Giê-ru-sa-lem?” Chúa Jêsus tiếp tục đi đến Giê-ru-sa-lem, Ngài không hề nghĩ đến điều gì khác, mà chỉ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi gần đến Giê-ru-sa-lem, Ngài dừng lại, sai hai môn đồ đến làng ở phía trước, họ “Hãy đi vào làng đối diện, các con sẽ gặp ngay một con lừa cái bị buộc, bên cạnh có một lừa con. Hãy mở dây và dắt chúng về cho Ta. Nếu có ai nói gì, các con hãy trả lời rằng: ‘Chúa cần đến chúng”.

   Đám đông đi theo và các môn đồ nghe Chúa Jêsus cần con lừa để cỡi thì khấp khởi mừng thầm, họ nghĩ rằng Chúa Jêsus sắp tuyên bố Ngài là Vua tại Giê-ru-sa-lem. Họ nhớ lại lời tiên tri trong Cựu ước đã nói: ỡi con gái Si-ôn, hãy hết sức vui mừng! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy reo hò mừng vui! Nầy, Vua ngươi đến với ngươi; Ngài là Đấng Công Chính và ban sự cứu rỗi, Khiêm tốn và cưỡi lừa, Xa-cha-ri 9:9). Vì vậy, đám đông đi theo Chúa Jêsus càng phấn khởi hơn.

   Hai môn đồ vâng lời Chúa đến làng gần đó, họ thấy một con lừa con bị cột dây. Họ đang tháo dây cột lừa con, thì người chủ đi ra hỏi: “Các ông mở dây làm gì?”Các môn đồ trả lời: “Chúa cần dùng nó”. Người đó liền để họ dắt lừa con đi.

   Lừa con được dắt đến trước mặt Chúa. Mọi người lấy áo trải trên lưng lừa, đỡ Chúa Jêsus cỡi lên. Theo tục lệ ngày xưa, một vị vua mới phong chức cỡi trên lưng lừa, được dân chúng cởi áo mình trải dưới đất để lừa đi qua (tham khảo 2Các Vua 9:13). Chúa Jêsus cỡi lừa con đi vào thành Giê-ru-sa-lem, mọi người cho rằng Ngài chính là Vua!

   c. Hô-sa-na.

   Đoàn dân rầm rộ đi theo Chúa Jêsus vào thành. Nhiều người cởi áo trải trên đường, làm thành một tấm thảm cho lừa con bước lên. Dân chúng đứng hai bên đường, tay cầm những lá kè ra đón Chúa Jêsus, miệng tung hô: “Hô-sa-na! Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Vua của Y-sơ-ra-ên!” (Giăng 12:13). Hô-sa-na nghĩa là cầu cứu, dân chúng cầu cứu vua mới giúp họ, bảo vệ, giải thoát họ khỏi sự thống trị của đế quốc La-mã. Từ đó đến giờ, các môn đồ cũng như dân chúng đều nghĩ Chúa Jêsus đến thế gian nầy để làm Vua, và đây là thời điểm Ngài công khai làm vua, nên họ ca ngợi Ngài. Dân chúng trong thành Giê-ru-sa-lem ùn ùn đổ ra đón chào Chúa Jêsus, tiếng reo hò vang lên: “Hô-sa-na! Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến.

   Chúa Jêsus tiến vào thành Giê-ru-sa-lem bằng cách nầy thì khó có ai tin được là Ngài sắp bị bắt giữ. Các em nghĩ xem, người biết mình đang bị mọi người truy bắt thì làm gì? (Cho các em trả lời. Có thể là lẩn trốn, hoặc lén lút vào thành). Còn Chúa Jêsus lại đến trong tiếng hò reo, ca ngợi, vui mừng như một vị vua. Trong dân chúng đi theo và tung hô Chúa Jêsus như vậy, các thầy tế lễ và thầy thông giáo đành bó tay, chỉ biết than thở: “Chúng ta thất bại rồi! Tất cả dân chúng đều theo ông ấy hết”.

(2) Đường lối của Chúa được ứng nghiệm.

   Mọi việc xảy ra ngày hôm đó đều ứng nghiệm lời các tiên tri về Đấng Mê-si sắp đến: Chúa Jêsus cỡi lừa con vào thành Giê-ru-sa-lem (tham khảo Xa-cha-ri 9:9).

   Dân chúng mong Chúa Jêsus lên làm vua, lập ra một chế độ mới, nhưng Kinh Thánh nói “Đức Chúa Jêsus vào thành Giê-ru-sa-lem, đến nơi đền thờ; đoạn, liếc mắt xem mọi sự chung quanh…Ngài liền ra, đặng đi đến làng Bê-tha-ni…”(Mác 11:11). Không có chế độ mới, cũng không có sự bắt bớ.

   Thật ra, mọi việc xảy ra đều nằm trong đường lối của Đức Chúa Trời. Dân chúng cần một vị vua, nên Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus đến thế gian, giải thoát con người khỏi tội lỗi, chuẩn bị con đường cho chúng ta đến với Đức Chúa Trời và Chúa Jêsus trở thành Vua của muôn vua. Lúc đó, dân chúng không biết Đức Chúa Trời đã có một kế hoạch tốt đẹp hơn cả điều họ cầu xin.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Chúa Jêsus vào thành Giê-ru-sa-lem có thể làm cho dân chúng và các môn đồ thất vọng, vì không như ý muốn của họ. Cũng vậy, có đôi khi các em thấy Đức Chúa Trời không làm theo ý các em cầu xin, lúc đó các em có thất vọng không? Các em có nghĩ rằng Đức Chúa Trời không có quyền phép không? (Để các em phát biểu ý kiến). Giáo viên cần nhấn mạnh Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng, yêu thương, chăm lo đời sống của các em. Khi các em vừa sinh ra, Ngài đã có chương trình cho từng em. Nếu các em yêu mến Chúa, bằng lòng giao phó cuộc đời mình cho Chúa dẫn dắt, thì tất cả mọi sự xảy ra trong đời sống của các em đều nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nhiều khi sự việc xảy đến, nhất là việc đó không giống như điều em cầu xin, các em không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy? Những lúc như thế, các em nên nhớ rằng chương trình của Chúa luôn luônlà tốt nhất cho đời sống của các em, vì ý tưởng của Chúa không phải ý tưởng của chúng ta, đường lối của Chúa cao hơn đường lối của chúng ta, Ngài biết hết mọi việc. Các em phải tin cậy lời hứa của Ngài vì Ngài luôn có ý định tốt đẹp cho các em. Hãy tin cậy, vâng phục và cảm tạ Ngài về tất cả mọi điều xảy đến với các em.

   (Giáo viên hướng dẫn các em làm bài tập ở sách Học Viên, trang 12. Có khi nào em cảm thấy Chúa không quan tâm đến em không? Ví dụ như: Chúa không lắng nghe em cầu nguyện…Hướng dẫn các em đọc câu Kinh Thánh chứng tỏ Chúa hứa chăm nom các em, giúp các em suy nghĩ các từ: “ở cùng”, “nhận lời”, “giải cứu”…).

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 2.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 2.06.2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 02.06.2024.

  1. Đề tài: NHẬN THỨC KHẢI THỊ.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 42:45.
  3. Câu gốc: “Bây giờ, đừng sầu não và cũng đừng tiếc chi về điều các anh đã bán tôi đặng bị dẫn đến xứ này; vì để giữ gìn sự sống các anh, nên Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh” (Sáng thế Ký 45:5).
  4. Đố Kinh Thánh: Gióp 6-10.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.01.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phao-lô tin tưởng mãnh liệt nơi giá trị nhận thức. Trong thư gởi cho người Ê-phê-sô, Phao-lô viết “Cầu xin Đức Chúa Trời ban thần trí của sự khôn sáng, và sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài”. Nhận biết điều gì? Phao-lô viết tiếp “Biết sự kêu gọi của Ngài… sự giàu có… vinh hiển Ngài ra làm sao và biết quyền vô hạn của Ngài…” (Ê-phê-sô 1:17-19).

Tạ ơn Chúa, trước khi bắt đầu một cuộc sống nô lệ trong tay người Ích-ma-ên, trước khi xa lìa quê hương, xa người cha yêu dấu, Giô-sép đã nhận được khải tượng lớn. Câu 7 và câu 9 của đoạn 37 là khải tượng lớn mà Đức Chúa Trời đã tỏ cùng Giô-sép khi chàng mới có 17 tuổi. Khải tượng bó lúa (Giô-sép) đứng và mặt trời, trăng, ngôi sao (cha mẹ, anh em) quì mọp trước bó lúa (Giô-sép) là hành trang rất cần thiết cho cuộc hành trình dài trên trần gian và cả thời gian của chàng thiếu niên Giô-sép. Chính những hành trang này một phần đã giúp ông vượt thắng mọi nỗi đắng cay, tủi nhục, hàm oan, tù đày nơi xứ lạ.

  1. LỜI CẦU XIN THỐNG THIẾT (44:18-20, 33-34).

Giu-đa là người đã đề nghị bán Giô-sép cho các lái buôn người Ích-ma-ên (Sáng thế Ký 37:25). Thời gian có thể giúp con người vượt qua sự thấp hèn để trở nên người trưởng thành. Giu-đa là người đã bán em, nhưng bây giờ ông xin với Giô-sép (chưa biết là em mình) cho mình ở tù thế em mình là Bên-gia-min (cùng cha khác mẹ với Giu-đa, em ruột của Giô-sép). Lý do Giu-đa bằng lòng chấp nhận tù tội vì ông quá yêu cha mình. Ông nói: “Ôi, nỡ nào thấy điều tai hoạ của cha tôi ư!” (Sáng thế Ký 44:34).

Thời gian có sức mạnh làm mòn lòng ganh tị, là thuốc để chữa lành mọi vết thương, giúp con người rút kinh nghiệm những sai lầm quá khứ để làm hành trang trên nẻo đường còn lại. Thời gian đã thay đổi con người của Giu-đa và cả các anh em người.

  1. KHÔNG ĐÈ NÉN ĐƯỢC CẢM XÚC (Sáng thế Ký 45:1-4).

Phân đoạn Kinh Thánh này cho ta thấy rõ tấm lòng Giô-sép. Trước lời nài xin thống thiết của Giu-đa, anh mình, Giô-sép đã cất tiếng khóc và đã tỏ rõ mình là Giô-sép, còn sự ngạc nhiên nào hơn, phút giây trùng phùng. Kinh Thánh ghi “Người ôm lấy cổ Bên-gia-min em mình, người cũng ôm các anh mình mà khóc” (Sáng 45:14-15). Giô-sép không có một lời trách móc anh em, trái lại ông an ủi họ. Ông đã biết rõ, các anh mình chỉ là nạn nhân của lòng ganh tị. Hai mươi năm dài đủ để họ đau khổ vì hành động mình đã làm, cần gì phải khơi lại vết thương lòng. Thái độ cao thượng, tràn đây tình yêu của Giô-sép khiến chúng ta nhớ đến Chúa, nhớ đến câu Kinh Thánh mà Phao-lô đã ghi 3 lần trong Rô-ma đoạn 5 để nói lên tình yêu tuyệt vời của Chúa Cứu Thế.

(1) Khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội… (Rô-ma 5:6).

(2) Khi chúng ta còn là người có tội… (câu 8).

(3) Khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài… (câu 10).

“Khi chúng ta còn là người có tội” thì Chúa yêu thương chúng ta, tìm cách cứu chúng ta, bỏ mạng sống vì chúng ta. Ôi! Còn có chữ nào rõ hơn để nói lên tình yêu thương của Đức Chúa Trời hơn các chữ này nữa. Giô-sép có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế đã có. Ông đã thể hiện một tình thương không cần điều kiện. Ông cứ yêu thương, và kết quả của tình yêu trọn vẹn, đó là lòng tha thứ.

III. XÁC ĐỊNH QUYỀN NĂNG CHÚA ((Sáng thế Ký 45:5-7).

Có nhiều người đã thất bại trong việc nói cho người ta biết thể nào Chúa yêu thương mình. Sự thất bại cũng đồng nghĩa với sự vong ơn. Kẻ vong ơn thì còn gì có được đời sống phước hạnh. Trước mặt các anh, Giô-sép đã xác định hai điều rất quan trọng. Đó là Đức Chúa Trời là Đấng có sự khôn ngoan tuyệt đối (Sáng thế Ký 45:4-5), Đức Chúa Trời nhìn thấu suốt thời gian (Sáng thế Ký 45:5-8). Sự xác định này chứng tỏ Giô-sép thấy rõ chương trình của Chúa, nên ông đã vui mừng chấp nhận thay vì oán trách thở than.

* Bài học áp dụng:

  1. Bạn nên làm gì để giúp đỡ những người ngã lòng, tuyệt vọng? Bạn có cho là nhận thức rõ bản chất, quyền năng của Chúa chính là mấu chốt của niềm tin không? (Sáng thế Ký 44:18-20; 33-34).
  2. Tại sao Giô-sép không một lời trách móc các anh? Bạn nghĩ gì về đời sống Giô-sép và đời sống Chúa Cứu Thế? Theo bạn, tội lỗi có đem đến cho con người được việc chi không? (Sáng thế Ký 45:1-4).
  3. Giô-sép đã xác định hai điều. Hai điều đó là gì? Tại sao sự xác định của Giô-sép là quan trọng?

4. Đời sống của Giô-sép là một đời sống mà con dân Chúa cần học hỏi. Hoạn nạn không làm sờn lòng ông, hàm oan không làm ông than vãn, bị người vong ân ông im lặng mĩm cười. Gặp lại kẻ hại mình ông giúp đỡ, yêu thương. Tâm tình và đời sống của Giô-sép thật là lý tưởng. Đức Chúa Trời yêu mến ông vì ông đã sống xứng đáng với tình yêu của Ngài

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. BÌNH AN

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, (tham khảo thêm Rô-ma 5:1; Giăng16:33; Phi-líp 4:6-7).

II. CÂU GỐC:Mến gửi Tít, con thật của ta trong đức tin chung: Cầu xin Đức Chúa Trời là Cha và Đấng Christ Jêsus, Cứu Chúa chúng ta, ban ân điển và bình an cho con!.” (Tít 1:4).

III. BÀI TẬP.

  1. Bánh kem bình an ba tầng.

Có 3 phương cách để có sự bình an. Em đọc câu Kinh Thánh gợi ý ở bên phải và điền đáp án ngắn gọn vào trong.

  1. Theo đuổi sự hòa thuận.

   Em đọc tình huống dưới đây và ghi ra 3 bước để có được sự hòa thuận với mọi người.

   Trước khi vào lớp Trường Chúa nhật, Minh và Phong chạy trên hành lang thì gặp Chính đang ôm trên tay rất nhiều quyển Thánh ca. Vì phải né tránh Minh nên Chính bị mất thăng bằng, Thánh ca đổ vào người Phong khiến Phong té xuống đất. Phong và Minh chỉ trích Chính. Ba người cãi nhau.

   *Bình tĩnh nhớ lại.

– Phải nhớ rằng ………………………………………………………….

   * Khiêm tốn suy nghĩ.

– Trách nhiệm của Chính …………………………………………….

– Trách nhiệm của Minh ……………………………………………..

– Trách nhiệm của Phong …………………………………………….

   * Chủ động làm hòa.

– Chính có thể đưa ra hành động ………………………………….

– Minh có thể đưa ra hành động…………………………………….

– Phong có thể đưa ra hành động………………………………….

  1. Mất sự hòa thuận.

   Theo em, điều gì có thể làm mất đi sự hòa thuận giữa người nầy với người khác? Thử nêu ra 3 lý do.

*1*…………………………………………………………………………….

 

*2*……………………………………………………………………………

 

*3*……………………………………………………………………………

 

 

   Chúa Jêsus yêu mến!

   Con cảm tạ Ngài vì nhờ Ngài mà con được hòa thuận với Đức Chúa Trời và trong lòng có sự bình an. Cầu xin Đức Thánh Linh nhắc nhở và ban cho con năng lực, để khi có sự xích mích xảy ra, con phải thực hiện hành động hòa thuận với mọi người. Con thành kính cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus Christ, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. BÌNH AN

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, (tham khảo thêm Rô-ma 5:1; Giăng16:33; Phi-líp 4:6-7).

II. CÂU GỐC:Mến gửi Tít, con thật của ta trong đức tin chung: Cầu xin Đức Chúa Trời là Cha và Đấng Christ Jêsus, Cứu Chúa chúng ta, ban ân điển và bình an cho con!.” (Tít 1:4).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Hai điều kiện của sự bình an: Hòa thuận với Đức Chúa Trời và với mọi người.

   –  Cảm nhận: Sự bình an thật đến từ Chúa.

   – Hành động: Hòa thuận với Chúa và mọi người để có sự bình an.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Trong Cựu ước, Shalom (bình an) có nghĩa là mạnh khỏe, ổn thỏa, tốt lành. Trong Tân ước, theo tiếng Hy-lạp (Eirènè), bình an có nghĩa là “nghỉ ngơi”. Trong tiếng Hy-lạp cổ, ngoài ý nghĩa bình an (Shalom) trong Cựu ước ra, nó còn là lời chào, hỏi thăm hoặc từ biệt, kết thúc sự xung đột hoặc chỉ sự hòa thuận của gia đình.

   Một người muốn nhận được sự bình an thì bước đầu tiên phải hoà thuận với Đức Chúa Trời, bởi đức tin  nơi sự chết chuộc tội của Chúa Jêsus Christ. Rô-ma 5:1 chép: “Vậy, khi đã được xưng công chính bởi đức tin, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời qua Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ.” (Cô-lô-se1:21-22). “Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, trở nên thù nghịch với Ngài bởi những ý tưởng và hành động xấu xa của anh em, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã hòa giải qua sự chết thân xác của Con Ngài, để trình diện anh em một cách thánh sạch, không tì vết, không chỗ chê trách được trước mặt Ngài.”

  Khi một người trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời thì trong lòng người đó có sự bình an. Phi-líp 4:7 “Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt trên mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí anh em trong Đấng Christ Jêsus.” Sự bình an nầy được ban cho sau khi một người quay trở lại hòa thuận với Đức Chúa Trời, và nó không bị mất đi bởi sự chi phối của thế gian, mà còn có thể giúp đắc thắng mọi lo buồn trong cuộc sống. Chúa Jêsus đã từng nói: “Ta để sự bình an lại cho các con. Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Sự bình an Ta cho các con không giống như thế gian cho. Lòng các con chớ bối rối và đừng sợ hãi.” (Giăng 14:27).

   Như vậy, qua Chúa Jêsus, chúng ta có sự hoà thuận với Đức Chúa Trời, có sự bình an trong lòng, và sự bình an nầy cũng có một yêu cầu về mặt đạo đức. Đó là sự hoà thuận giữa người với người. Sự bình an nầy cần phải phấn đấu, rèn luyện để đạt được. Đây cũng là mạng lệnh của Kinh Thánh: “Hãy tìm cách sống hòa thuận với mọi người và đeo đuổi sự thánh khiết; vì nếu không thánh khiết thì chẳng ai thấy được Chúa.” (Hê-bơ-rơ 12:14a).

   Khi chúng ta bày tỏ sự bình an trong lòng bằng hành động trong cuộc sống, thì chúng ta đang theo đuổi sự hòa thuận với mọi người. Tuy nhiên, hòa thuận với Đức Chúa Trời là nền tảng của sự bình an, và phải thực hiện qua Chúa Jêsus, còn sự hòa thuận giữa người với người cần phải nhờ cậy Đức Thánh Linh và phấn đấu liên tục, chứ không phải tự nhiên mà có.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Trò chơi xếp chữ.

  1. Chuẩn bị: Vẽ một hình tròn trên bảng, ngay tâm vòng tròn viết chữ “HÒA”.
  2. Thực hiện: Chia các em ra làm hai đến ba nhóm. Trong thời gian nhất định (khoảng 1-2 phút), mỗi nhóm phải ghép từ “HÒA”với một từ nữa sao cho có nghĩa (hòa bình, hòa ước, hòa thuận, giảng hòa, hòa giải, ôn hòa, hài hòa, hòa nhã, hòa đồng…). Nhóm nào viết được nhiều nhất thì nhóm đó thắng. Sau đó, giáo viên viết những từ mà các em mới tìm ra vào vòng tròn, chung quanh chữ “HÒA”, và giải thích cho các em hiểu những từ ngữ nầy đều liên quan đến sự bình an. Sự bình an biểu hiện qua thái độ của một người gồm có: Hòa nhã, ôn hòa, hiền hòa, hòa bình. Sự bình an biểu hiện giữa người với người: Hài hòa, hòa đồng, hòa hảo, hòa thuận. Phương thức bình an để xử lý xung đột: Hòa giải, giảng hòa, hòa ước.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ “thưởng thức hương vị” thứ ba của trái Thánh Linh. Đó là sự bình an. Các em cùng theo dõi nhé!

  1. Bài học.

     a. Điều kiện thứ nhất để được bình an: Hòa thuận với Đức ChúaTrời.

   Khi Đức Chúa Trời dựng nên A-đam và Ê-va, Ngài ban cho họ cuộc sống bình an trong vườn Ê-đen. Họ không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, không phải chịu đau đớn của bệnh tật chết chóc, không hề sợ hãi hoặc bị đe dọa…vì lúc đó không có tội lỗi. Họ sống an bình trong sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, trò chuyện với Ngài mỗi ngày, và Ngài ban cho họ quyền cai quản vườn. Họ mãi mãi hưởng sự bình an nếu họ vâng phục Đức ChúaTrời, không ăn trái cấm.

   (Giáo viên vẽ hình vẽ dưới đây lên bảng để minh họa).

   Nhưng một ngày nọ, A-đam và Ê-va đã không vâng lời Đức Chúa Trời. Ông bà nghe theo lời xúi giục của Sa-tan, làm trái mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Bắt đầu từ giây phút đó, họ đã đánh mất sự bình an. Tội lỗi khiến mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người bị cắt đứt. Họ sống trong sự khốn khổ, bất an và bị đè nặng dưới ách của tội lỗi. Tội lỗi khiến con người không thể đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết. Các em biết không, con người nỗ lực tìm kiếm cho mình con đường để giải thoát khỏi tội lỗi bằng cách làm nhiều việc thiện, thờ nhiều vị thần…(Giáo viên vừa nói vừa ghi vào hình vẽ), nhưng vẫn thất bại, lòng con người vẫn bất an.

   Đức Chúa Trời có một phương cách. Ngài sai Chúa Jêsus xuống thế gian, chịu chết trên thập tự giá và sống lại, để kéo con người đến gần Đức Chúa Trời. Huyết của Chúa Jêsus đổ ra trên thập tự giá đã cuốn trôi tội lỗi (Giáo viên xóa các chữ trong hình, ghi vào đó chữ “Chúa Jêsus”, “Bình an”). Qua Chúa Jêsus, những ai tin nhận Ngài sẽ được hòa thuận với Đức Chúa Trời. “Ta để sự bình an lại cho các con. Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Sự bình an Ta cho các con không giống như thế gian cho. Lòng các con chớ bối rối và đừng sợ hãi.” (Giăng14:27).

     b. Điều kiện thứ hai để được bình an: Hòa thuận với mọi người.

   Các em thân mến! Sự hòa thuận với Đức Chúa Trời không cần phải nỗ lực mà chỉ cần tiếp nhận, nhưng sự hòa thuận với mọi người thì cần phải cố gắng không ngừng, đồng thời phải nhờ cậy sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh chỉ dẫn các em làm thế nào để giữ sự hòa thuận với mọi người trong gia đình, bạn bè trong trường học và Hội Thánh, nhất là những người đang bất hòa với các em.

   Nếu các em bất hòa với các bạn khác thì phải làm thế nào? Các em xem lại từ “HÒA” trong sinh hoạt đầu giờ, chúng có thể cho các em vài gợi ý.

   – Bình tĩnh nhớ lại: Hãy nhớ rằng em và bạn ấy đều là anh chị em trong gia đình của Chúa Jêsus. Anh chị em trong một gia đình thì không thể ghét nhau mà phải yêu thương và tha thứ.

   – Khiêm tốn suy nghĩ: Suy nghĩ xem trách nhiệm của mình trong chuyện nầy như thế nào, không nên đổ hết lỗi cho bạn, mà phải biết rằng nguyên nhân gây ra bất hòa ít nhiều cũng do mình.

   – Chủ động làm hòa: Đừng chờ bạn ấy đến làm hòa với em, nhưng phải chủ động làm hòa với bạn ấy trước. Nếu em làm được điều nầy, Chúa Jêsus rất vui lòng. Còn nếu em có sự bất hòa với người khác mà chưa giải quyết, thì chính nó sẽ ngăn trở em trong khi cầu nguyện. Các em đọc Ma-thi-ơ 5:23-24 xem Chúa Jêsus dạy như thế nào về điều nầy?

   Tất cả những bước trên nếu không nhờ Đức Thánh Linh giúp đỡ thì các em khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu các em bước theo Thánh Linh thì sẽ kết trái Thánh Linh, và sự bình an là một trong những “hương vị” của trái Thánh Linh.

     c. Đời sống của người có sự bình an: Bình an trong lòng.

   Khi các em tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa thì không cònở dưới quyền cai trị của tội lỗi nữa. Điều đó không có nghĩa là các em hoàn toàn không bị tội lỗi tấn công, nhưng trong Chúa Jêsus, Ngài ban cho các em năng lực để chiến thắng tội lỗi (nói dối, ăn cắp, chửi thề, không vâng lời ba mẹ, đánh lộn…). Khi các em chiến thắng tội lỗi, thì các em có sự bình an trong lòng. Khi các em gặp khó khăn như: Bị bệnh, trí nhớ kém, ba mẹ chưa đủ tiền đóng học phí cho em, giày em đã bị hư… (Có thể cho các em nêu thêm), nếu các em tin cậy Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ ban cho các em sự bìn han, vì Ngài có đủ quyền năng để giúp đỡ các em (cho các em mở Kinh Thánh đọc Phi-líp 4:6-7).

  1. Ứng dụng.

     a. Cho các em làm bài tập “Bánh kem ba tầng bình an” để ôn lại bài học.

     b. Cho các em thảo luận sau khi làm bài tập “Ba bước để có được sự hòa thuận”. Hỏi các em: “Nếu em đang có sự xung đột với một bạn không tin Chúa, thì em sẽ làm sao?” Giáo viên hướng dẫn các em thảo luận dựa vào Rô-ma12:17-21.

   – Kinh Thánh yêu cầu các em phải hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.

   – Không nên trả thù dù bằng lời nói, thái độ hay hành động. Hãy nói với Chúa việc đã xảy ra, và tin rằng Ngài sẽ xét xử công bình.

   – Đối xử tốt với người ghét em.

     c. Yêu cầu các em im lặng và nhắm mắt lại, nhớ lại mình có sự bình an chưa. Có điều gì đang ngăn cản mối quan hệ giữa em với Chúa, và giữa em với người khác không? Sau đó, giáo viên cầu nguyện đơn giản như sau: “Lạy Chúa Thánh Linh! Xin soi sáng lòng chúng con. Xin giúp chúng con nhớ lại chúng con đã làm buồn lòng Chúa và những người khác như thế nào, để ngay giờ nầy chúng con ăn năn, xin Chúa tha thứ và giúp chúng con nối lại mối quan hệ đó, để lòng chúng con có được sự bình an”. (Giáo viên lưu ý những em đang có sự tổn thương đối với ba hoặc mẹ. Nhân dịp nầy, khích lệ các em mở lòng ra với Chúa, Ngài sẽ chữa lành. Đa số các em không muốn thổ lộ trước nhiều người. Giáo viên có thể gặp riêng và cầu nguyện cho em đó).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1,3, 4:1-18.

II. CÂU GỐC: “Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9)

III. BÀI TẬP.

  1. Đức Chúa Trời hứa.

Một người lãnh đạo tốt luôn ghi nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời. Em viết hoặc vẽ ra một việc khiến em nhớ đến lời của Đức Chúa Trời hứa với em.

Ví dụ: Đi lạc đường, đi thi, ở nhà một mình…

  1. Qua sông Giô-đanh.