Ngày: Tháng Năm 6, 2024

HỌC VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

HỌC VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

in NHI ĐỒNG on 6 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.   ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO MỌI SỰ CẦN DÙNG

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 15:22-25; 16:1-3; 11-16; 17:1-6.

II. CÂU GỐC:Đức Chúa Trời tôi sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em theo sự giàu có vinh quang của Ngài trong Đấng Christ Jêsus”. (Phi-líp 4:19).

III. BÀI TẬP

A. BỨC TRANH CÒN TRỐNG.

  Ở trong đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên nhiều lần oán trách Đức Chúa Trời và Môi-se.

 Đức Chúa Trời yêu thương dân Y-sơ-ra-ên, Ngài ban cho họ những gì?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. EM CẢM TẠ CHÚA.

    Đức Chúa Trời ban mọi sự cần dùng. Em hãy vẽ hoặc ghi vào ô trống những gì Đức Chúa Trời ban cho em trong tuần.

C. AI TINH MẮT.

Em quan sát bức tranh dưới đây sẽ thấy những thức ăn ngon ơi là ngon và những bộ quần áo thật đẹp. Nào hãy bắt đầu quan sát nhé!

GIÁO VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

GIÁO VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

in NHI ĐỒNG on 6 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO MỌI SỰ CẦN DÙNG

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 15:22-25; 16:1-3; 11-16; 17:1

II. CÂU GỐC:Đức Chúa Trời tôi sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em theo sự giàu có vinh quang của Ngài trong Đấng Christ Jêsus”. (Phi-líp 4:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời cung ứng thức ăn và nước uống cho dân Y-sơ-ra-ên.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đủ mọi sự cần dùng.

– Hành động: Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự ban cho của Ngài.

  1. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Dân Y-sơ-ra-ên đã kinh nghiệm về quyền năng giải cứu của Chúa khi vượt qua Biển Đỏ, nhưng khi đối diện với những nhu cầu thuộc thể thì họ lo lắng nói với Môi-se: “Chúng tôi sẽ ăn gì? Sẽ uống gì?” Bởi vì đồng vắng khô hạn không có thức ăn, nước uống! Đây cũng là điều rất dễ hiểu đối với chúng ta – những con người yếu đuối.

Trên con đường theo Chúa, đôi lúc Đức Chúa Trời đưa chúng ta vào sự thử nghiệm để giúp chúng ta tăng trưởng về mặt thuộc linh, nhưng Ma quỉ lại cám dỗ để chúng ta càng yếu hèn thêm, càng non kém về thuộc linh thêm. Nếu chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài thì chúng ta sẽ vượt qua được cuộc thử nghiệm và tăng trưởng, nhưng nếu vô tín thì chúng ta sẽ thất bại và cứ ở mãi trong tình trạng non nớt về thuộc linh. Thái độ mà chúng ta chọn để đối phó với những khó khăn sẽ quyết định hướng đi cho cuộc đời chúng ta.

Bạn có cảm tạ Chúa vì những gì Ngài ban cho trên cuộc đời của mình không? Nếu đời sống mà chỉ toàn những thử thách, chúng ta sẽ dễ nản lòng. Nhưng nếu đời sống chỉ toàn là những vui thú, chúng ta sẽ sinh ra phóng túng và chẳng bao giờ có được tư cách thanh cao. Chúa có cách làm cân bằng những khó khăn trong đời sống của chúng ta. Giữa sa mạc mênh mông, Đức Chúa Trời đã ban thức ăn, nước uống dư dật cho dân Y-sơ-ra-ên. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, Ngài luôn chu cấp mọi nhu cầu cấp thiết cho chúng ta. Vậy hãy hết lòng tin cậy Chúa và cảm tạ Ngài vì sự nuôi nấng, chăm sóc của Ngài bạn nhé.

  1. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.
  2. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trang bị cho chuyến du lịch.

  1. Vật liệu: Giấy vẽ, bút màu.
  2. Thực hiện: Giáo viên giải thích cho các em cách chơi của hoạt động nầy: Giả sử em đi du lịch đến một hoang đảo, không có bất cứ thứ gì cả. Em sẽ chuẩn bị gì cho chuyến đi nầy? Em sẽ mang theo thứ gì? Hãy vẽ những thứ em sẽ mang theo vào giấy. Khi các em vẽ xong, mời các em chỉ ra hai thứ quan trọng nhất trong cuộc sống.

Câu chuyện hôm nay sẽ cho các em biết những thứ mà dân Y-sơ-ra-ên cần để sống khi ở trong đồng vắng, và ở nơi đó, Đức Chúa Trời đã chăm sóc họ như thế nào nhé.

 

  1. BÀI HỌC KINH THÁNH.

 

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn hình vẽ trong phần phụ lục rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Các em thân mến, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta rất nhiều thứ trong cuộc đời nầy. Các em có thể kể ra những thứ mà Chúa ban cho em không? (Cho các em kể ra: Thức ăn, nước uống, áo quần v.v…). Khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai-cập, đi trong đồng vắng thiếu thốn mọi thứ, Đức Chúa Trời làm sao để cung ứng cho nhu cầu của họ? Bài học nầy sẽ trả lời cho các em câu hỏi đó.

  1. Bài học.

Đức Chúa Trời giúp dân Y-sơ-ra-ên đi qua Biển Đỏ để đến vùng đất kỳ diệu mà Ngài hứa ban cho họ. Nhưng muốn đến được vùng đất tốt đẹp đó, họ phải vượt qua sa mạc khô khan, nắng cháy, chỉ có cát và cát mà thôi. Dân chúng đi trong sa mạc nóng bỏng đã ba ngày rồi mà vẫn không gặp được nguồn nước. Họ càng lúc càng khát, miệng họ khô khốc, cơn khát hành hạ họ dữ dội. Bỗng họ nhìn thấy dòng nước trong xanh, đẹp đẽ phía trước. Mọi người kêu lên mừng rỡ: “Nước! Nước”. Họ chạy ùa đến uống, nhưng nước rất đắng, không thể nào uống được. Nhìn thấy dòng nước nhưng lại không uống được khiến cho dân chúng càng khát hơn nữa. Họ bắt đầu oán trách. Họ quên tất cả những việc tốt đẹp mà Đức Chúa Trời từng làm cho họ. Tuy nhiên Môi-se vẫn không quên, ông cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời chỉ cho Môi-se một khúc cây, bảo ông cầm lấy ném xuống nước. Môi-se làm theo Lời Chúa. Ồ thật là lùng, dòng nước nơi đó đã hóa ngọt. Dân chúng vui mừng vì có nước uống thỏa thích.

Nhưng chỉ sau đó mấy tuần, họ lại oán trách lần nữa. Thức ăn họ đem theo từ Ai-cập đã hết! Giữa sa mạc khô cằn nầy không thể mua hoặc kiếm thứ gì ăn được. Họ lằm bằm oán trách Môi-se: “Vì sao ông dẫn chúng tôi đến nơi nầy? Nếu ở Ai-cập ít nhất chúng tôi cũng còn có thức ăn, còn ở đây chúng tôi sẽ chết vì đói mất thôi!” Môi-se cầu nguyện, và Đức Chúa Trời lại cho ông biết nên làm thế nào. Môi-se nói với dân chúng: “Chiều nay các ngươi sẽ nhận biết rằng, chính Đức Chúa Trời dẫn các ngươi ra khỏi xứ Ai-cập, và Ngài sẽ ban cho các ngươi mọi sự cần dùng”.

Chiều hôm đó, chim cút bay đến nhiều vô số. Chúng bay thật thấp, dày kín chung quanh nơi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại. Thế là dân Y-sơ-ra-ên đã có thịt để ăn. Sáng hôm sau khi dân chúng vừa ra khỏi trại, họ thấy những hạt nhỏ, tròn, màu trắng như sương, trải đầy trên mặt đất. Họ hỏi nhau: “Cái gì vậy?” Môi-se nói: “Đó là bánh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta làm thức ăn”. Ăn thử thì thấy nó ngọt như loại bánh làm bằng mật ong, dân chúng gọi thức ăn nầy là Ma-na. Từ đó, cứ mỗi sáng người ta lượm ma-na đủ ăn trong ngày. Dân chúng vui vẻ vì có đầy đủ thức ăn rồi.

Dân Y-sơ-ra-ên lại tiếp tục đi về miền đất Đức Chúa Trời hứa ban cho họ. Dọc đường vì thiếu nước, họ lại oán trách lần nữa. Môi-se nói: “Vì sao các ngươi cứ oán trách hoài? Đến lúc nào các ngươi mới chịu tin Đức Chúa Trời là Đấng chăm sóc các ngươi?” Rồi Môi-se cầu nguyện: “Chúa ơi! Con phải làm gì đây?” Đức Chúa Trời hướng dẫn Môi-se những điều phải làm. Môi-se dẫn các trưởng lão và dân Y-sơ-ra-ên đến một tảng đá to. Ông giơ cao gậy, đập mạnh vào tảng đá. Thình lình, nước từ tảng đá tuôn tràn ra, mọi người lại có nước để ăn uống, tắm giặt thỏa thích.

  1. Ứng dụng.

Tuy dân Y-sơ-ra-ên thường xuyên oán trách, nhưng Đức Chúa Trời vẫn chăm sóc họ. Đức Chúa Trời muốn mọi người tin cậy nơi Ngài. Đức Chúa Trời biết chúng ta cần những gì và Ngài sẽ ban cho chúng ta mọi sự cần dùng.

Cho các em mở sách học viên bài 1 để làm bài tập. Hướng dẫn các em vẽ tiếp bức tranh chưa hoàn thành trong phần A. Sau đó hỏi các em: Vì sao dân Y-sơ-ra-ên oán trách? Theo em, lúc họ oán trách, Môi-se cảm thấy như thế nào? Nếu dân Y-sơ-ra-ên nhớ rằng, Đức Chúa Trời luôn ban cho họ mọi điều cần dùng, họ có oán trách không?

Giáo viên tiếp tục cho các em quan sát kỹ hình vẽ trong phần B, xem Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những gì? Mời các em ghi thêm ý kiến của mình vào chỗ trống cuối cùng. Khi biết Đức Chúa Trời luôn quan tâm đến em, Ngài ban cho mọi điều cần dùng, em sẽ làm gì? (Cảm tạ Chúa).

 

  1. PHỤ LỤC.

Dân Y-sơ-ra-ên oán trách Môi-se.

Bài học Kinh Thánh học viên Lớp ấu nhi (4-5 tuổi)

Bài học Kinh Thánh học viên Lớp ấu nhi (4-5 tuổi)

in ẤU NHI, Chưa được phân loại on 6 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.                     CHÚA JÊSUS PHỤC SINH

I. KINH THÁNH: Giăng 20:11-18.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus nói với Ma-thê: Ta là sự sống lại và sự sống”(Giăng 11:25a).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus đã yêu thương và chết vì tội lỗi của các em. Sau ba ngày Ngài đã sống lại.

Tô màu và viết vào tấm thiệp những câu cảm tạ hay yêu

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 12.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 12.05.2024

in Thanh niên on 6 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 12.05.2024

  1. Đề tài: LỄ MẪU THÂN.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 16:13, Mác 15:21, Lu-ca 23:26.
  3. Câu gốc: “Hãy chào Ru-phu, người được chọn của Chúa, và chào mẹ người, cũng là mẹ tôi” (Rô-ma 16:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Tâm tình.

* Chỉ dẫn: Tâm tình.

  1. Mời tất cả những người làm mẹ của ban viên tham dự giờ nhóm Thanh niên.
  2. BHD mời một phụ nữ hiểu biết lời Chúa và uy tín trong vòng những người mẹ nghiên cứu đề tài “Mẹ của Ru-phu, người đầy lòng nhân từ” để tâm tình trong giờ nhóm đó.
  3. Trong giờ tâm tình, một số người mẹ sẽ nêu lên những khó khăn, kinh nghiệm trong việc làm mẹ và nêu lên những mong ước của mình với con cái để cho những người con hiểu được tấm lòng của mẹ mình hơn.
  4. Mời một số người con nói lên lòng biết ơn với những người mẹ.
  5. Tặng quà cho các mẹ tham gia buổi tâm tình.
  6. Thông công.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. DẪN GIẢI.

Trong chương cuối của sách Rô-ma, Phao-lô liệt kê danh sách những người bạn đồng công của Phao-lô để gửi lời chào thăm họ. Danh sách đó bao gồm 26 người, họ là những người cùng Phao-lô san sẻ vui buồn, gánh nặng vì công việc Chúa. Có những người đáng để chúng ta lưu ý dù tên họ không được Phao-lô nhắc đến, như mẹ của Ru-phu chẳng hạn. Bà là vợ của Si-môn người Sy-ren, có thể qua bà, Phao-lô được biết về thái độ của Chúa Giê-xu trên đường đi lên thập tự giá. Chắc bà đã kể lại cho Phao-lô mọi tình tiết khi Chúa Giê-xu lên thập tự giá và lúc Chúa sống lại.

Phao-lô hỏi thăm Ru-phu, “chào mẹ người cũng là mẹ tôi”. Mẹ của Ru-phu đối đãi với Phao-lô như con mình, bà đã nhiều lần chăm lo cho Phao-lô trong những tình huống khác nhau. Bà chăm sóc Phao-lô khi đau ốm, an ủi khích lệ khi ông yếu đuối và cô đơn. Do đó, Phao-lô luôn nhớ đến lòng yêu thương và sự quan tâm của bà.

Mẹ của Ru-phu yêu thương Phao-lô như yêu thương con mình vậy. Họ xây dựng một mối quan hệ mật thiết trong đời sống thuộc linh. Trong đời sống truyền đạo gian khổ, bận rộn của Phao-lô. Mẹ của Ru-phu đã cho Phao-lô một tình mẫu tử mà Phao-lô cần đến. Do đó trong phần Kinh Thánh này Phao-lô bày tỏ lòng kính mến đối với bà, lòng nhân từ và yêu thương của bà chắc được ghi trong sổ sự sống.

  1. SUY GẪM.

Mẹ của Ru-phu, là một phụ nữ đầy lòng yêu thương, bà không chỉ yêu thương con trai mình, mà còn yêu thương người đầy tớ của Đức Chúa Trời là Phao-lô nữa. Có thể bà không bao giờ nghĩ rằng, việc bà làm cho Phao-lô là làm cho Chúa. Với tấm lòng của một người mẹ, bà đã yêu thương những người xung quanh bà, và tình yêu ấy của bà ảnh hưởng tốt đối với Phao-lô.

Tình yêu thương của người mẹ là hình ảnh thu gọn của tình yêu thương Chúa. Trong đời sống truyền đạo đầy gian truân và bận rộn của Phao-lô, Đức Chúa Trời đã sai mẹ của Ru-phu đem đến cho Phao-lô tình yêu thương của một người mẹ làm sưởi ấm lòng ông. Đây cũng là một hình thức ân điển khác mà Đức Chúa Trời ban cho Phao-lô.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 12.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 12.05.2024

in PHỤ NỮ on 6 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 12/05/2024.

  1. Đề tài: LỄ MẪU THÂN.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 101.
  3. Câu gốc: “Con sẽ sống cách khôn ngoan theo con đường trọn vẹn; Khi nào Chúa sẽ đến với con?” (Thi 101:2 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Truyền Đạo 4-6.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 11-02-2024.

* CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

PHƯỚC CHO NGƯỜI HIẾU KÍNH CHA MẸ.

Federick, vua nước Prussia xưa là một vị vua rất thương dân. Một hôm ông bấm chuông gọi người hầu mình nhưng không thấy anh vào. Ông liền bước ra để tìm. Ông thấy anh đang úp mặt ngủ mê. Ông rón rén lại gần thấy có một bức thơ ở túi lộ ra ngoài. Ông tò mò rút nhẹ ra xem. Đây là bức thư của mẹ anh gởi đến cám ơn lâu nay anh đã nhường nhịn ăn mặc tiêu pha gởi một phần lương mình về nuôi bà. Thật là một người con hiếu thảo.

Sau khi đọc xong, vua bước nhẹ về phòng lấy một túi bạc đầy, rón rén nhét vào túi anh với cả bức thư mẹ anh nữa. Xong, ông bước vào phòng nhấn chuông mạnh hơn. Anh hầu phòng tỉnh dậy sợ hãi chạy ra trình diện. Vua nói: “Chà, anh ngủ ngon quá!”

Anh hầu chẳng biết sửa lỗi ra sao, nên bối rối bỏ tay vào túi. Tay anh đụng vào bức thư và túi bạc. Anh móc túi bạc ra và tái mặt khóc oà, không nói được một lời. Vua hỏi: “Sao, có điều gì vậy?”

Anh tâu: Kính thưa hoàng thượng!

Rồi sấp mình dưới chân vua và tâu thêm: “Tâu, có người muốn hại con. Con chẳng hiểu biết gì về túi bạc nầy cả. Con vừa rờ phải trong túi con đây”.

Vua đáp: “Hỡi người bạn trẻ! Thường thường Đức Chúa Trời cũng thi hành công việc lớn lao cho chúng ta trong khi chúng ta ngủ chớ… Anh hãy gởi số bạc đó cho mẹ anh và thay tôi chào thăm mẹ anh, và nói rằng tôi sẽ chăm nom cả mẹ anh và anh nữa”.

Con cháu biết hiếu kính và tôn trọng cha mẹ, Chúa không quên bỏ đâu. Chúa thường ban thưởng những người con, cháu biết tưởng nhớ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Con cháu ngỗ nghịch không vâng lời cha mẹ, bất hiếu thì bị Chúa rủa sả (Ê-phê-sô 6:1-3).

PHẦN THƯỞNG CỦA NGƯỜI HIẾU KÍNH CHA MẸ.

Ngày kia, vua Gustave III của Thụy Điển một mình cỡi ngựa ngang qua một làng quê gần kinh đô. Ông khát nước mà bầu nước đem theo đã hết, lại không có quân hầu đi theo nên không sao có nước uống. Bỗng ông thấy có một cô gái đang múc nước ở một giếng nước bên đường, ông bèn thúc ngựa chạy đến xin nước uống. Cô thiếu nữ nghe xin vội vàng đổ vò nước mời ông uống. Uống xong, ông nói: Cám ơn cô cho tôi uống nước. Nếu cô bằng lòng theo tôi về Stockhom, tôi sẽ cho cô một địa vị tốt đẹp hơn.

Cô gái đáp: Thưa ông, tôi không thể nhận lời đề nghị của ông được. Tôi không có ý leo lên địa vị cao hơn địa vị mà Chúa đã cho tôi. Vả lại, tôi không muốn đi đâu xa đây cả.

Vua ngạc nhiên hỏi: Sao vậy cô?

Cô gái đỏ mặt thưa: Vì mẹ tôi nghèo và bệnh hoạn chẳng có ai giúp đỡ, yên ủi trong cơn đau đớn, buồn thảm. Tôi thương mẹ. Tôi không thể rời bỏ mẹ tôi được. Không có gì có thể lôi kéo tôi bỏ phận sự làm con đối với mẹ tôi được.

Vua hỏi: Hiện thời mẹ cô ở đâu?

Cô đáp: Thưa, ở trong cái chòi kia!

Cô vừa nói vừa chỉ vào cái lều lụp xụp, tồi tàn. Vua xin phép theo cô đến thăm. Khi vua bước vào, thấy một bà già tàn tật ngồi trên một cái giường ổ rơm rất thương tâm. Vua nói: Thưa bà, tôi rất buồn khi thấy bà trong cảnh đau yếu đáng thương thế nầy.

Bà già nói: Thưa ông, tôi thật đáng thương, nhưng tôi vẫn quan tâm, thương xót đứa con gái đã làm việc mệt nhọc để nuôi tôi và giúp tôi không thiếu thứ gì. Nó an ủi tôi nhiều lắm. Cầu xin Chúa nhớ đến điều lành mà con tôi đã làm cho tôi.

Nói xong, bà lấy tay lau nước mắt. Vua Gustave vô cùng xúc động. Chưa khi nào vua cảm động bằng lần nầy khi nghe lời nói của bà và lòng chí hiếu của người con gái. Vua liền rút ra một túi bạc đặt vào tay thiếu nữ và nói: Hãy dùng số tiền này để chăm lo cho mẹ cô. Tôi sẽ sớm giúp cô nhiều hơn để cô có thể săn sóc mẹ cô tốt đẹp hơn. Tôi xin từ giã cô. Cô hãy tin tưởng vào lời hứa của vua cô nhé!

Sau khi về hoàng cung ở Stockhom, vua liền cấp cho mẹ cô gái một trợ cấp trọn đời, và khi mẹ cô qua đời, cô vẫn tiếp tục được thừa hưởng nữa.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 12.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 12.05.2024

in NAM GIỚI on 6 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 12.05.2024 

  1. Đề tài: LỄ MẪU THÂN.
  2. Kinh Thánh: Châm 23:22,25, Ê-phê-sô 6:1.
  3. Câu Gốc: “Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa” (Cô-lô-se 3:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 55-57.
  5. Thể loại: Tâm tình.

* CHỈ DẪN: Tâm tình.

  1. Mời tất cả các bà mẹ của ban viên đến tham dự buổi nhóm.
  2. Mời một số bà mẹ có lời tâm tình gửi đến những người con.
  3. Mời một số ban viên nói lên cảm tưởng đối với mẹ.
  4. Chuẩn bị những phần quà gửi tặng các bà mẹ.
  5. Các ban viên chuẩn bị buổi thông công (các món ăn do chính tay mình nấu) để phục vụ các bà mẹ.

KÝ ỨC VỀ MẸ
“Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi” (Thi-thiên 139:13) 

Nếu bạn hỏi, tôi nhớ gì về mẹ?
Tôi nói rằng, nhớ nhiều lắm bạn ơi!
Nhớ chén cơm, nhớ bát nước, nụ cười
Nhớ đêm tối, mẹ canh cho tôi ngủ…
Tôi nhớ cả những mùa mưa nước lũ
Nhớ ngôi nhà, nơi quê cũ, bụi tre.
Nhớ đôi tay thật kiên nhẫn, chở che
Và tôi nhớ những chiều về bên mẹ…
Tôi vẫn nhớ, dù thời gian qua lẹ
Nhớ những năm mẹ vất vả hy sinh.
Lo cho tôi và hết cả gia đình
Được no ấm, bình yên qua gian khổ!
Tôi nhớ lúc đời gặp nhiều giông tố
Lòng vững tin vào nơi Đức Chúa Trời.
Mẹ cầu xin sự tiếp sức đời đời
Luôn trung tín, không bao giờ run sợ!
Nếu bạn hỏi, làm sao tôi mãi nhớ
Tôi thật lòng, hỏi bạn cớ sao quên?
Hạnh phúc nào bằng có mẹ cạnh bên
Bởi do Đấng Yêu Thương ban tặng mẹ!
Tôi xin Ngài, cho mẹ luôn mạnh khỏe
Ở nơi nào mẹ cũng được bình an.
Mẹ thương tôi, tình mẫu tử tuôn tràn.
Tôi nhớ mãi, tình mẹ hiền cao quý! 

Tiểu Minh Ngọc

Bài học Kinh Thánh giáo viên Lớp ấu nhi (4-5 tuổi)

Bài học Kinh Thánh giáo viên Lớp ấu nhi (4-5 tuổi)

in ẤU NHI on 6 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.                   CHÚA JÊSUS PHỤC SINH

I. KINH THÁNH: Giăng 20:11-18.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus nói với Ma-thê: Ta là sự sống lại và sự sống” (Giăng 11:25a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

            – Biết: Chúa Jêsus chịu chết và sống lại.

            – Cảm nhận: Chúa Jêsus đang sống.

            – Hành động: Em bày tỏ sự sống của Chúa Jêsus qua đời sống.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

   A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, viết chì màu, viết chì.
  2. Thực hiện: Giáo viên đặt ra những câu hỏi cho các em:

Ai là người yêu thương các em nhất? Người đó đã làm gì cho các em? (Cho các em tự do trả lời). 

Cho các em vẽ hình người nào các em yêu thương và luôn nhớ người ấy trong lòng. Hướng dẫn các em chia sẻ người các em vẽ là ai, tại sao các em yêu thương người ấy và người đó đã làm gì cho các em? (Cho một vài em nói lên điều đó).

   B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Các em biết lễ Phục Sinh là gì không? (Cho các em tự do trả lời). Đúng rồi, là ngày kỷ niệm Chúa Jêsus sống lại. Đó là ngày vui mừng, vậy mà ngày lễ Phục Sinh đầu tiên nhiều người không vui, họ khóc lóc đau buồn. Vì sao vậy? Vì Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài chết. Họ đem xác Chúa Jêsus chôn trong mộ đá, được lính canh gác cẩn thận.  

  1. Bài học.

   Ba ngày sau khi chôn Chúa Jêsus. Tờ mờ sáng hôm ấy, Ma-ri Ma-đơ-len đến mộ. Thật ngạc nhiên, hòn đá chặn cửa mộ đã bị dời đi, ngôi mộ trống rỗng! Các em thử tưởng tượng xem Ma-ri Ma-đơ-len cảm thấy như thế nào? (Cho các em tự do trả lời).

 Ma-ri Ma-đơ-len thật sự hoảng hốt vì xác Chúa Jêsus đã mất! Bà đứng trước mộ vừa khóc vừa nhìn vào trong, thấy hai thiên sứ mặc áo trắng ngồi nơi Chúa Jêsus nằm. Thiên sứ hỏi: “Tại sao ngươi khóc”. Ma-ri Ma-đơ-len thưa: “Thi hài của Chúa đâu rồi?”

Vừa nói xong, có một giọng nói dịu dàng hỏi Ma-ri Ma-đơ-len: “Tại sao con khóc, con tìm ai?”. Ma-ri Ma-đơ-len nghĩ đó là người coi vườn, bà nói: “Nếu ông đã đem xác Chúa tôi đi, xin hãy chỉ cho tôi chỗ của Ngài”. Giọng nói êm dịu lại cất lên: “Ma-ri, Ma-ri”.

Khi nghe giọng nói quen thuộc gọi tên mình, Ma-ri Ma-đơ-len quay hẳn người lại. Ô kìa! Chúa Jêsus, Ngài đã sống lại. Bà vui mừng reo lên: “Ra-bu-ni” nghĩa là “thưa thầy” và chạy đến bên Chúa Jêsus. 

Chúa Jêsus bảo Ma-ri Ma-đơ-len: “Hãy đi nói cho các anh em biết, ta đã sống lại”. Ma-ri Ma-đơ-len vâng lời, vội vã đi nói cho các môn đồ biết Chúa Jêsus đã sống lại. Những người yêu mến Chúa Jêsus vui mừng khi biết Chúa Jêsus đã từ kẻ chết sống lại.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Sự chết của Chúa Jêsus có ý nghĩa gì đối với các em không? (Cho các em tự do trả lời). Chúa Jêsus yêu thương các em, Ngài đã chết vì tội của các em. Nhưng Ngài đã sống lại (Phục Sinh). Chúa Jêsus muốn các em sống thể hiện sự sống của Ngài qua đời sống của các em, các em có muốn làm điều đó không? Hãy yêu thương những người chung quanh mình, để bày tỏ tình yêu của Chúa Jêsus các em nhé.

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên, viết chì, viết chì màu, kéo.

* Thực hiện.

Cho các em tô màu và viết vào những tấm thiệp, lời cầu chúc hay cầu nguyện vào phía sau, để tặng cho những người thân trong gia đình, hay những người các em yêu mến.

Hướng dẫn các em cắt tấm thiệp ra và gấp theo đường gạch nối.