Chuyên mục: Chưa được phân loại

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 12.03.2023

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 12.03.2023

in Chưa được phân loại on 11 Tháng Ba, 2023

Chúa nhật 12.03.2023

  1. Đề tài: CHÚA NHẬT PHỤ NỮ TIN LÀNH.
  2. Kinh Thánh: Châm ngôn 31:10-31.
  3. Câu gốc: Chớ tìm kiếm sự trang sức bề ngoài, như gióc tóc, đeo đồ vàng, mặc áo quần lòe loẹt; nhưng hãy tìm kiếm sự trang sức bề trong giấu ở trong lòng, tức là sự tinh sạch chẳng hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng, ấy là giá quí trước mặt Đức Chúa Trời” (1Phi-e-rơ 3:3-4).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 81-84.
  5. Thể loại: Thi nấu ăn.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 29.08.2021

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 29.08.2021

in Chưa được phân loại, Thanh niên on 24 Tháng Tám, 2021

Chúa nhật 29.08.2021.

  1. Đề tài: CHIẾN THẮNG GIÊ-RI-CÔ.
  2. Kinh Thánh: Giô-suê 6:1-27.
  3. Câu gốc: “Bởi đức tin, các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống, sau khi người ta đi vòng quanh bảy ngày” (Hê-bơ-rơ 11:30).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 21-25.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. 07.02.2021

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. 07.02.2021

in Chưa được phân loại, NAM GIỚI on 1 Tháng Hai, 2021

Chúa nhật 07.02.2021

  1. Đề tài: NGƯỜI THỨC CANH TRUNG TÍN.
  2. Kinh Thánh: Mat 24:36-51, Ê-sai 62:1-12; Êph 6:10-20.
  3. Câu gốc: Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Ê-phê-sô 6:18).
  4. Đố Kinh Thánh: Các Quan Xét 9-12.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

Read More

TRÒ CHƠI ĐI THEO TIẾNG GIỌI

in Chưa được phân loại on 27 Tháng Mười, 2020

  1. ĐI THEO TIẾNG GỌI

 

Kinh Thánh: 1 Sa-mu-ên 3: 10. Trong đêm trường thanh vắng, Chúa đã gọi Samuên. Cậu sốt sắng lên tiếng đáp trả: “Xin Chúa hãy phán, kẻ tôi tớ Ngài đang nghe”.

Cách chơi: Các đội đứng thành hàng dọc trước vạch khởi hành. Họ sẽ đi qua một quãng đường dài có nhiều chướng ngại vật. Mỗi người trong đội đều bịt mắt, tay đặt lên vai người đứng trước. Đội trưởng không bịt mắt, đi cách xa đội mình 5 bước và tay cầm còi để điều khiển đội mình di chuyển. Mỗi lần đội đụng phải chướng ngại vật trên đường sẽ bị trừ điểm. Đội nào được nhiều điểm thì thắng cuộc. Có thể thi qua từng đội một. Các đội khác đứng coi hoặc làm chướng ngại vật cản đường.

TRÒ CHƠI “NGƯỚC MẮT LÊN TRỜI”.

in Chưa được phân loại on 2 Tháng Mười, 2020

 

  1. NGƯỚC MẮT LÊN TRỜI

Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn theo đội, đặt hai tay lên hông và di chuyển theo lời bài hát “Hướng lên Chúa trên trời, con xin dâng hết tâm linh. Hướng lên Chúa trên trời, xin dâng lên Cha tâm hồn”. Chọn 2 người cầm gậy chắn ngang vòng tròn để mọi người phải chui qua bằng cách ngửa người ra phía sau. Vòng 1 gậy ở mức ngang vai, vòng 2 hạ xuống ngang ngực, vòng 3 xuống ngang bụng… Cứ thế hạ thấp dần. Ai bị té hoặc đụng người vào gậy sẽ bị loại ra ngoài trong khi trò chơi vẫn tiếp tục. Đội nào có nhiều người đứng vững sau cùng sẽ thắng.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 17.11.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 17.11.2019

in Chưa được phân loại on 11 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 17.11.2019

  1. Đề tài: CĂN BẢN CỦA SỰ HIỆP MỘT.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 1:1-17.
  3. Câu gốc: “Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau” (1Cô-rinh-tô 1:10).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 7-9.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc

* CHỈ DẪN: (Xem chỉ dẫn Chúa nhật 14.07.2019).

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ai cũng biết sức mạnh của sự đoàn kết và hiểm họa của sự phân rẽ. Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu để nói về điều đó. Chẳng hạn câu: “Hợp quần gây sức mạnh” hoặc “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Người Ai Cập cũng nhận thức sức mạnh của sự hiệp nhất khi họ nói. Khi tất cả các ổ nhện hiệp lại, nó có thể cột trói được con sư tử. Đúng vậy! Một ổ nhện mỏng manh, yếu ớt không đủ sức trói con sư tử, nhưng tất cả ổ nhện đan lại thì sẽ thành sợi dây bền chặt, vững bền. Bài học hôm nay nói về căn bản của sự hiệp một. Chúng ta hãy đi vào phân đoạn Kinh Thánh căn bản để được Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta về nan đề của Hội Thánh tại Cô-rinh-tô. Nan đề đó bởi đâu mà ra? Nếu không ngăn chặn kịp, nó sẽ đưa Hội Thánh đến đâu? Và làm thế nào để cải thiện tình trạng phân hóa của Hội Thánh?


I. HỘI THÁNH LÀ GIA ĐÌNH (1Cô-rinh-tô 1:1-9).

Tại sao có một số người khi tham gia vào Hội Thánh, họ không đem lại phước hạnh cho Hội Thánh mà nhiều khi còn đem lại nan đề cho Hội Thánh? Theo ý kiến sứ đồ Phao-lô là họ không nhận thức được rằng tham gia vào Hội Thánh đồng nghĩa với gia nhập vào đại gia đình thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Thế nào là gia nhập vào gia đình thiêng liêng của Đức Chúa Trời? Phao-lô đề nghị những điểm quan trọng sau đây:

Phải có đời sống thánh hóa (1Cô-rinh-tô 1:2). Được ơn cứu chuộc là bước khởi đầu. Chúng ta ra khỏi tình trạng tội lỗi, hư mất để được làm con cái Chúa. Nhưng khi đã được làm con Chúa, chúng ta cần có đời sống thánh khiết. Phao-lô nói: “Tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Giê-xu Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, là Chúa của những người ấy và của chúng ta” (1Cô-rinh-tô 1:2b). Câu nầy có ý rằng nhờ ơn của Chúa, anh em được cứu chuộc; anh em phải tiếp tục “ở trong” Chúa Giê-xu Christ để được Ngài dìu dắt anh em trên tiến trình mới đầy thánh khiết, bình an, và hy vọng.

Chúng ta phải hiệp nhất bất luận ở nơi nào chúng ta đã “được nên thánh”; đã “được gọi làm người thánh” chúng ta có thể cùng một Chúa Cứu Thế để trông cậy, thờ phượng, hy vọng lẽ nào chúng ta không thương mến nhau, hiệp nhất với nhau?

Phải sử dụng ơn Chúa ban cho (c.4-5). Khi Chúa kêu gọi cũng có nghĩa là Chúa trang bị chúng ta những khí giới thiêng liêng để chống lại sức mạnh tội lỗi. Một trong những khí giới quan trọng đó là tình yêu. Chính tình yêu dẫn chúng ta vào thế giới cảm thông, thương xót, và hiểu biết lẫn nhau.

Phải đặt Chúa Giê-xu Christ là trọng điểm (c.6). Trong đời sống khi người nào bằng lòng đặt Chúa Cứu Thế là trung tâm của đời sống trong cả ý thức và hành động, thì tinh thần phân rẽ phải biến mất không còn đất sống. Vì Chúa là tình yêu, là con của Ngài thì phải giống Ngài. Bạn có đồng ý với ý trên không? Phao-lô đưa ra câu hỏi là “Đấng Christ bị phân rẽ sao?” (c.13).

Phải gìn giữ mối tương giao với Chúa và với nhau (c.9) với bất cứ giá nào. Khi chúng ta gần gũi, sinh hoạt, ăn chung, làm việc chung thì sự cảm thông sẽ phát sinh và càng ngày càng mật thiết hơn. Mỗi người tín hữu phải biết quí mến mối tương giao lẫn nhau bằng cách nhịn nhục, tha thứ và yêu thương.


II. HIỂM HỌA CỦA BẠN BÈ PHÂN RẼ (1Cô-rinh-tô 1:10-12).

Nếu hiệp một là dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành thuộc linh thì sự bè phái, phân rẽ là dấu hiệu “Còn là một con đỏ trong Đấng Christ”. Một người còn sống trong xác thịt, chưa thật sự được Thánh Linh cảm hóa.

Từ ngữ “đồng một tiếng nói” (c.10) không phải là nói đồng một thứ tiếng. Nhiều người ngồi lại, nói đồng một thứ tiếng nhưng để châm chọt, chỉ trích nhau thôi, không ích lợi gì. Người nói tiếng Hoa, người nói tiếng Việt, người nói tiếng Mỹ… nhưng tất cả mọi người đều nói lời ca ngợi Chúa thì đó mới gọi là “đồng một tiếng nói”. Bản tiếng Anh dịch là “All speak the same thing” dịch là “nói cùng một điều”. Có ba hiểm họa gây ra tình trạng phân rẽ, bè phái là: “Cảnh ông nói gà, bà nói vịt”. Đây là điều hết sức nguy hiểm. Mục sư ráng sức giảng dạy, kêu gọi yêu thương, hiệp một, đoàn kết mà tín hữu thì thường ngày lợi dụng các buổi thờ phượng, học Kinh Thánh, cầu nguyện để gặp nhau và nói xấu nhau thì Hội Thánh làm sao mà tránh được sự phân hóa?

Sự thiếu vắng tình yêu. Trong Hội Thánh nhiều khi vì vô ý thức, con cái Chúa đã nói suông câu như tôi thích người này, tôi không thích người kia, chính từ chỗ không thích mà sự phê bình, chỉ trích, có dịp quay trở về chỗ cũ để tàn phá không những đời sống tâm linh của tín hữu mà còn gây khó khăn, không ích cho sự phát triển Hội Thánh. Cầu xin Chúa giúp chúng ta biết quí nhau, yêu nhau, thích nhau để ma quỉ không thể nhân dịp tạo nên tinh thần phân rẽ trong thân thể nhiệm mầu của Đấng Christ. Tránh việc: “Nhàn vi cư bất thiện”.

Có người nói câu này, nếu chúng ta không thể sử dụng thời gian để hầu việc Chúa thì ma quỉ sẽ dùng thời gian này tấn công Hội Thánh. Thay vì dùng điện thoại thăm viếng, chứng đạo; có nhiều tín hữu (đặc biệt là một số các bà) dùng điện thoại để phê bình bài giảng, chỉ trích chấp sự, ban chấp hành và tấn công cả vào đời sống riêng tư của tín hữu khác nữa.

III. PHẢI TẬP TRUNG TRONG SỰ TÔN CAO CHÚA CỨU THẾ (1Cô-rinh-tô 1:13-17).

Sự tôn cao của Chúa Cứu Thế trong sự cộng tác thờ phượng. Có nhiều chương trình thờ phượng thiếu tổ chức qui củ. Không có sự chuẩn bị kỹ trên lãnh vực âm nhạc, Kinh Thánh đối đáp, người lãnh tiền dâng ăn mặc thiếu chỉnh tề, nghiêm túc. Nhiều khi bài giảng chỉ giảng để có, chứ không giảng để cứu tội nhân. Nhiều bài giảng đề cập đến nhiều điều nhưng không tập trung vào Đấng Christ làm sao để quyền năng thuyết phục tội nhân.

Mục đích chính của Hội Thánh là rao giảng Tin lành. Nếu Hội Thánh nào coi thường công tác quan trọng này, Hội Thánh đó sẽ không tiến triển, trái lại còn bị hủ hóa, phân rẽ trầm trọng. Tại sao? Vì nếu Đấng Christ không được rao giảng cũng có nghĩa Đấng Christ không thực sự có giá trị. Không thật sự là “Chúa” của mọi tấm lòng. Mà khi lòng đã không có Chúa thì còn gì là mục đích của tiếng gọi thiêng liêng? Còn gì là ý nghĩa của ơn cứu chuộc.


Áp dụng.

Hội Thánh Cô-rinh-tô có nhiều nan đề mà một trong những nan đề gây khó khăn cho Hội Thánh không ít là sự bè phái, phân rẽ Hội Thánh. Bài học hôm nay cho chúng ta thấy được hiểm họa cũng như hậu quả của sự phân rẽ ảnh hưởng trên Hội Thánh Chúa như thế nào để chúng ta củng cố lại mối tương giao Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ ba đề nghị của Sứ đồ Phao-lô bằng cách “Thánh hóa đời sống” (c.2). “Giữ gìn sự hiệp nhất” (c.2b). Áp dụng Lời Chúa dạy bằng cách sử dụng ân tứ Chúa ban. Điều tất yếu quan trọng là mỗi cá nhân con dân Chúa phải biết đặt Chúa ở vị trí cao cả nhất trong đời sống, trong gia đình và trong Hội Thánh, từ đó mối tương giao giữa vòng con dân Chúa từ Mục sư đến Ban Chấp sự, đến toàn thể Hội Thánh được keo sơn, gắn bó. Nếu được như vậy thì Hội Thánh mới có đủ sự ấm áp, đủ hiệu năng để hoàn tất trọng trách Đức Chúa Trời trao phó trên Hội Thánh Ngài.

 

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản nấm: Nấm để trần hoặc gói trong lá chuối, không đặt trong túi nhựa để tránh nấm bị chua và khô, sau đó cho vào ngăn chứa rau, nấm sẽ tươi từ 3 – 5 ngày.

The Goal of the Christian Life

in Chưa được phân loại on 1 Tháng Sáu, 2016

What is the goal of the Christian life, and how do we help one another get there? One old catechism says that our chief purpose in life is to glorify and enjoy God forever. This is true. We were created for God’s glory and to proclaim his praises (1 Corinthians 10:31; Ephesians 1:11-12; 1 Peter 2:9). We exist to worship God, and in order to be genuine, this worship must come from the heart. It must be an expression of our real feelings. We adore God above everything else, and we submit to his every command.

Read More