Chuyên mục: NAM GIỚI

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 25.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 25.02.2024

in NAM GIỚI on 19 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 25.02.2024

  1. Đề tài: THỜI ĐIỂM CỦA CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Sáng 12:1-20; Xuất 3:6-17; Giô-suê 4:2-7; Mat 25:21,23.
  3. Câu Gốc: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; Ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước” (Sáng 12:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 28-30.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật ngày 14.01.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đức Chúa Trời muốn đưa bạn dự phần vào các mục đích của Ngài. Ngài vẫn đang hành động trong đời sống bạn từ khi bạn chào đời. Khi Chúa sẵn sàng đưa bạn tiến một bước mới hoặc tiến theo một phương hướng mới trong công việc Ngài, thì thời điểm đó sẽ luôn luôn nằm đúng trình tự với những gì Ngài đã làm rồi trong đời sống bạn. Ngài không đổi hướng đột ngột hay đi đường vòng vô nghĩa. Ngài xây dựng tính cách của bạn cách có trật tự và nhắm vào một mục đích Thiên thượng.

  1. Đáp ứng thời điểm của Chúa.

Hãy để ý đến thời điểm của Đức Chúa Trời.Khi Chúa phán với Áp-ra-ham (Sáng 12:1-20), thì Ngài sắp làm việc gì? Ngài sắp lập lên một dân. Giây phút Áp-ra-ham biết việc Chúa sắp làm, thì đó là lúc ông phải điều chỉnh đời sống mình cho phù hợp với Ngài. Ông phải lập tức làm theo điều Chúa đã phán.

Giây phút Chúa phán với bạn thì đó chính là thời điểm  Chúa muốn bạn đáp ứng với Ngài. Một số người cho rằng, chúng ta có một khoảng thời gian suy nghĩ điều Ngài phán, để thử xác định xem đấy có thực sự là thời điểm của Đức Chúa Trời không. Khi Chúa phán với tôi tớ Ngài, thì Ngài sẵn sàng hành động. Bằng không, Chúa sẽ không phán với bạn. Khi Chúa bước vào trong đời sống bạn, thì thời điểm đáp ứng của bạn là điều hết sức quan trọng, bạn cần phải tin cậy Ngài.

  1. Chúa phát triển tính cách cho xứng hợp với công tác được giao.

Thật sai lầm khi cho rằng chính lúc Chúa kêu gọi bạn thì bạn đã sẵn sàng cho công tác rồi?

Phải mất bao lâu kể từ lúc Chúa phán với Áp-ra-ham rằng Y-sác, đứa con của lời hứa sẽ sinh ra? Hai mươi lăm năm! (Sáng 12:4; 21:5.) Vì sao Đức Chúa Trời chờ đợi hai mươi lăm năm? Vì Ngài cần hai mươi lăm năm để làm nên một người cha phù hợp cho Y-sác. Chúa quan tâm không phải đến Áp-ra-ham, mà quan tâm đến một dân tộc. Chất lượng của tổ phụ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ những thế hệ theo sau. Tổ phụ thể nào, những thế hệ kế tiếp cũng thể ấy. Chúa phải dành thì giờ để gây dựng Áp-ra-ham thành một con người có tính cách. Áp-ra-ham đã bắt đầu điều chỉnh đời sống mình với đường lối của Chúa ngay lập tức. Ông không thể chờ cho đến khi Y-sác ra đời rồi mới cố gắng trở thành người cha mà Chúa muốn.

Phải mất bao lâu sau khi Chúa kêu gọi sứ đồ Phao-lô, thì ông mới thực hiện hành trình truyền giáo đầu tiên? Có lẽ mười hoặc mười một năm. Chúa muốn cứu chuộc thế giới hư mất, và Ngài muốn bắt đầu cứu chuộc người ngoại bang qua Phao-lô. Chúa cần chừng đó thì giờ để chuẩn bị Phao-lô cho công tác ấy.

Nếu Chúa có công tác lớn cho bạn, Ngài phải phát triển một tính cách cao trọng cho xứng hợp với công tác đó, trước khi có thể giao cho bạn.

Có phải vì bạn mà Chúa dành thì giờ chuẩn bị bạn không? Không, không phải chỉ vì riêng một mình bạn, mà còn vì cớ những người mà Ngài muốn đến với họ thông qua bạn. Bấy giờ khi Ngài đưa bạn vào công tác, Ngài sẽ đạt được mọi điều Ngài muốn nơi đời sống những người mà bạn đến với họ.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Nếu Chúa phán với bạn, bạn sẽ đáp ứng ngay đúng thời điểm mà Ngài đã phán hay cần có thời gian để suy nghĩ, phán đoán?
  2. Bạn muốn Chúa giao cho mình loại công tác nào? Lớn hay nhỏ? Nếu đó là một công việc không phù hợp với khả năng và ý muốn của bạn, bạn sẽ làm gì?
  3. Để trở nên một người trung tín với Chúa, bạn có gặp những trở ngại nào không? Xin kể ra những trải nghiệm của bạn.
  4. Có bao giờ bạn đã không trung tín với Chúa chưa? Vì sao?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.02.2024

in NAM GIỚI on 12 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 18.02.2024

  1. Đề tài: CHÚA PHÁN QUA HOÀN CẢNH.
  2. Kinh Thánh: Xuất 5:22-23, Gióp1-2; Lu-ca 7:11-17; Giăng 14:6.
  3. Câu Gốc: “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:28a).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 25-27.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

 

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

  1. 1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
  2. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
  3. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi suy luận (giải thích việc xảy ra và tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

* CÂU HỎI GỢI Ý:

Đọc Lu-ca 7:11-17, trả lời các cụm câu hỏi sau:

(1.1) Câu hỏi quan sát: Trước khi Chúa Giê-xu đến, người đàn bà góa ở thành Nain đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?

(1.2) Câu hỏi suy luận: Khi Chúa Giê-xu đến, Ngài đã bày tỏ chính mình Ngài như thế nào trước hoàn cảnh của người đàn bà góa đó?

(1.3) Câu hỏi áp dụng: Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu lâm vào hoàn cảnh đau thương, khắc nghiệt?

(2.1) Mô tả những hành động của Chúa Giê-xu khi Ngài gọi người trai trẻ ở Na-in sống lại.

(2.2) Những hành động của Chúa đã chứng tỏ điều gì?

(2.3) Bạn nhận được sự dạy dỗ nào khi đọc phân đoạn Kinh Thánh này?

(3.1) Những người ở thành Na-in đang làm gì khi Chúa đến?

(3.2) Tại sao Danh Đức Chúa Trời được vinh hiển tại nơi đây?

(3.3) Bạn đã làm gì để Danh Chúa được vinh hiển tại nơi bạn ở?

  1. Thảo luận: Để giờ học Kinh Thánh có kết quả tốt, ủy viên linh vụ và các trưởng nhóm nên cùng học với nhau trước.
  2. Thời gian học Kinh Thánh nhóm:
  3. 5 phút giải thích và chia nhóm.
  4. 20 phút học Kinh Thánh.
  5. 10 phút tường trình.
  6. 5 phút đúc kết.
  7. Giải thích: Đọc phần Kinh Thánh làm nền. Giải thích phương pháp học. Đọc câu hỏi và giải thích rõ ràng để các ban viên dễ thảo luận.
  8. Chia nhóm: Chia thành 2 hoặc 3 nhóm.
  9. Vị trí: Ủy viên linh vụ chỉ định chỗ học Kinh Thánh cho các nhóm.
  10. Bài học: Giao phần tài liệu và câu hỏi đã soạn trước cho mỗi nhóm.
  11. Trưởng nhóm và thư ký nhóm: Mỗi nhóm có thể cử người làm trưởng nhóm và thư ký nhóm (nếu chưa có). Trưởng nhóm hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh, thư ký ghi lại những điểm chính trong giờ học Kinh Thánh và tường trình trong giờ đúc kết. Trưởng nhóm giỏi là người đưa ra câu hỏi và gợi ý cho các bạn trả lời.
  12. Giờ tường trình và đúc kết: Các thư ký nhóm lần lượt trình bày kết quả giờ học Kinh Thánh của nhóm mình. Sau đó, ủy viên linh vụ sẽ đúc kết để nhẹ nhàng sửa những điểm sai, nhấn mạnh những sự dạy dỗ quan trọng và kết luận bài học.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đức Chúa Trời kiểm soát các hoàn cảnh, Ngài đóng cửa này và mở cửa kia. Không việc gì xảy đến cho chúng ta cách ngẫu nhiên. Mỗi chi tiết nhỏ đều được Chúa hoạch định. Chúng ta chấp nhận các hoàn cảnh xảy đến như là những bản chỉ đường, Chúa dùng để chỉ dẫn hướng đi cho chúng ta. Trong khi lái xe, đèn đỏ cũng có giá trị chỉ đường y như đèn xanh. Hoàn cảnh trở ngại có thể là dấu hiệu dừng lại để chúng ta tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi sự dẫn dắt của Chúa.

  1. Có Cách Nhìn Của Chúa Qua Hoàn Cảnh.

Đôi khi hoàn cảnh có vẻ như “tồi tệ”. Có lẽ bạn thấy mình ở giữa một hoàn cảnh “tồi tệ” và muốn hỏi Chúa “Vì sao điều này lại xảy đến cho con?” Rồi bạn bắt đầu cầu nguyện tráchmóc Chúa, bạn nghi ngờ tình yêu và sự khôn ngoan của Ngài. Biết bao điều sai quấy có thể xảy ra nếu bạn cố nhìn xem Đức Chúa Trời từ giữa những hoàn cảnh ấy. Không phải chỉ có một mình bạn như vậy đâu.

Gióp đã gặp một từng trải tồi tệ giống như vậy. Ông không biết điều gì đang diễn ra, khi tất cả những gì mình có đều bị tiêu hủy, con cái bị giết, còn mình thì ngứa khắp người (Gióp 1:1, 2:13). Gióp đã vật lộn với sự hiểu biết về hoàn cảnh của mình. Ông không biết điều gì đang xảy ra từ nhãn quan của Đức Chúa Trời (1:6-12; 2:1-7). Ông cũng không biết đoạn cuối (42:12-17) là nơi Chúa sẽ khôi phục tài sản, gia đình và sức khỏe cho ông.

Các bạn của Gióp nghĩ họ đã có được cái nhìn của Chúa, và bảo ông phải xưng tội mình. Gióp không tìm thấy điều nào không công bình trong đời sống mình để xưng ra cả. Nếu bạn không biết nhãn quan của Đức Chúa Trời, bạn nghĩ mình sẽ đứng về phía của ai? Phía của Chúa hay Gióp? Chắc bạn sẽ đứng cùng phía với Gióp, và nói rằng: “Tôi muốn hỏi Chúa xem điều gì đang diễn ra. Vì sao Ngài lại cho phép điều này xảy ra?” Bạn sẽ nghĩ Chúa đang tàn nhẫn với Gióp.

Muốn hiểu được những hoàn cảnh tồi tệ hoặc gian truân của bạn, điều hết sức quan trọng là phải có cách nhìn của Đức Chúa Trời. Khi bạn đối diện những hoàn cảnh khó khăn hay khó hiểu, chúng có thể áp đảo vùi dập bạn. Nếu đặt mình vào giữa những hoàn cảnh ấy rồi cố nhìn xem Chúa, bạn sẽ luôn luôn hiểu biết lệch lạc về Ngài. Chẳng hạn, bạn có thể bảo: “Chúa không yêu thương tôi” hoặc “Chúa bất công”. Cả hai câu tuyên bố đó về Chúa đều sai lầm. Biết bao điều sai quấy có thể xảy ra nếu bạn cố nhìn xem Chúa từ giữa những hoàn cảnh ấy.

Như vậy, bạn phải làm gì? Trước hết, hãy đến cầu xin Chúa bày tỏ cho bạn thấy quan điểm của Ngài về hoàn cảnh của bạn. Hãy nhìn lại những hoàn cảnh của bạn từ tấm lòng của Chúa. Khi bạn gặp những hoàn cảnh khó khăn hay khó hiểu, Thánh Linh của Chúa một lần nữa dùng Lời Chúa giúp bạn hiểu hoàn cảnh của mình từ nhãn quan của Ngài. Ngài sẽ bày tỏ cho bạn biết sự thật về hoàn cảnh ấy.

Bạn cần nhớ Đức Chúa Trời là Đấng tể trị tối thượng. Bạn có thể gặp hoàn cảnh tương tự như từng trải của Gióp mà tại đó, Chúa không cho biết Ngài đang làm gì. Trong những hoàn cảnh đó, hãy công nhận tình yêu và quyền tể trị tối thượng của Chúa, rồi nương cậy ân điển nâng đỡ của Ngài đưa bạn vượt qua.

  1. Lắng Nghe Lời Chúa Qua Hoàn Cảnh.

Bạn không thể biết sự thật về hoàn cảnh của mình, cho đến khi bạn nghe được Lời từ Đức Chúa Trời.

Trong Xuất 5:1, 6:30, Môi-se đã làm đúng như được truyền dặn và yêu cầu Pha-ra-ôn cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Pha-ra-ôn từ chối và càng gây khó khăn thêm cho Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên đã quay sang nhắm vào Môi-se, chỉ trích ông gây ra bao rắc rối cho họ. Môi-se đã đáp ứng như thế nào trong hoàn cảnh này?

Ông đổ thừa cho Chúa và trách Ngài không làm điều đã hứa. Môi-se nói: “Lạy Chúa! Sao Chúa đã làm hại cho dân sự này? Chúa sai tôi đến mà chi? Từ khi tôi đi yết kiến Pharaôn đặng nhân Danh Chúa mà nói, thì người lại ngược đãi dân này, và Chúa chẳng giải cứu dân của Chúa” (Xuất 5:22-23). Môi-se ngã lòng đến nỗi sẵn sàng bỏ cuộc (Xuất 6:12). Đó cũng là cách đáp ứng thông thường của chúng ta khi đứng trước những hoàn cảnh như thế.

Đức Chúa Trời rất kiên nhẫn với chúng ta. Chúa dành thì giờ giải thích cho Môi-se biết cách nhìn của Ngài. Chúa giải thích Ngài muốn Pha-ra-ôn chống nghịch để dân sự nhìn thấy được cánh tay giải cứu đầy quyền năng của Chúa. Ngài muốn dân sự tiến đến chỗ biết Ngài (bằng kinh nghiệm) là Đấng “TỰ HỮU HẰNG HỮU” vĩ đại. Hãy học tập theo gương của Môi-se. Khi đối diện những hoàn cảnh khó hiểu, đừng bắt đầu đổ thừa cho Chúa. Đừng bỏ không đi theo Ngài nữa. Hãy đến với Chúa. Hãy cầu xin Ngài bày tỏ sự thật về những hoàn cảnh của bạn. Hãy cầu xin Ngài cho bạn thấy nhãn quan của Ngài. Sau đó hãy chờ đợi Chúa.

Bạn cần phải để cho đời sống mình hướng về Chúa cách triệt để. Điều khó khăn nhất phải làm đó là bạn từ chối bản ngã, nhận lấy ý muốn của Chúa, rồi bước đi theo Ngài. Phần khó khăn nhất trong mối quan hệ của bạn với Chúa là chịu tập trung vào Ngài. Nếu phải ghi chép lại trọn ngày trong đời mình, có thể bạn thấy những lời cầu nguyện, thái độ, tư tưởng của bạn cùng mọi điều trong ngày ấy đều tập trung triệt để vào bản ngã. Có thể bạn vẫn chưa nhìn thấy sự việc theo cách nhìn của Chúa. Có thể bạn đang cố giải thích cho Chúa biết quan điểm của mình ra sao. Khi Ngài trở thành Chúa đời sống bạn, duy một mình Ngài mới có quyền để làm:

– Tiêu Điểm trong đời sống bạn.

– Đấng Khởi Xướng trong đời sống bạn.

– Đấng Chỉ Dẫn đời sống bạn.

Đây chính là ý nghĩa của việc để Ngài làm Chúa trong đời sống bạn.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Bạn hiểu thế nào về nhãn quan của Đức Chúa Trời? Tại sao cần phải có nhãn quan của Chúa?
  2. Trong Xuất 5:1- 6:30, nếu ở địa vị của Môi-se, bạn sẽ làm gì?
  3. Bí quyết nào đã giúp bạn vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, và thử thách trong cuộc sống?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 11.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 11.02.2024

in NAM GIỚI on 5 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 11.02.2024 (Tết Âm lịch)

  1. Đề tài: ƯỚC NGUYỆN NĂM MỚI.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 37:4; 145:19.
  3. Câu Gốc: “Chúa đã ban cho người điều lòng người ước ao, không từ chối sự gì môi người cầu xin” (Thi Thiên 21:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Theo chủ đề.
  5. Thể loại: Họp bạn.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

  1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban Nam giới của các Hội Thánh tham dự họp bạn.
  2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện các ban họp lại để cùng hoạch định chương trình và phân chia công tác:

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫn chương trình, ẩm thực… Mỗi ban chịu một số tiết mục.

  1. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Bài ca mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, đố Kinh Thánh, kịch, trò chơi lớn…
  2. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi nhóm để chuẩn bị các màu giấy thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi màu là một nhóm. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh để mọi người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư ký, điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.
  3. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải sử dụng phù hợp cho giờ thông công sau đó.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Lời Cầu Nguyện Cho Một Năm Mới

Lạy Cha là Đức Chúa Trời của chúng con, khi đứng trước thềm năm mới, chúng con rất cần đến sự hiện diện, sự dẫn dắt của Ngài khi chúng con đối diện với tương lai.

Mỗi chúng con đều có niềm hy vọng và mong ước cho một năm mới trước mặt chúng con, nhưng chỉ mình Ngài mới biết điều gì cần cho chúng con, và chỉ mình Ngài mới có thể ban cho chúng con sức mạnh, sự khôn ngoan cần thiết để đối phó với những thách thức của năm mới này. Vì thế, xin giúp chúng con khiêm nhường biết đặt tay chúng con trong tay Chúa và tin cậy Ngài, tìm kiếm ý muốn của Ngài cho cuộc sống chúng con trong suốt năm mới này.

Giữa những bất ổn của cuộc đời trong những ngày sắp đến, xin cho chúng con tin chắc vào sự vững bền của tình yêu không dời đổi của Ngài.

Giữa những thất vọng và đau thương không thể tránh khỏi của cuộc đời, xin giúp chúng con xoay hướng về Ngài để nhận được sự bình an và yên ủi mà chúng con có cần.

Giữa những cám dỗ và tính bướng bỉnh muốn chạy theo ý riêng của chúng con, xin giúp chúng con không lạc lối nhưng can đảm để làm điều đúng, đẹp lòng Ngài dù phải trả bất cứ giá nào.

Và giữa những bận rộn và mưu cầu mỗi ngày trong công việc, xin mở mắt chúng con nhìn thấy những đau buồn và bất công của thế giới thương đau và giúp chúng con bày tỏ lòng thương xót và hy sinh đối với những người tứ cố vô thân cần sự giúp đỡ. Xin cho chúng con có thể cầu nguyện như tác giả Thi Thiên ngày xưa: “Lạy Đức Giê-hô-va, xin dạy con bước theo luật lệ của Chúa, thì con sẽ tuân giữ cho đến cuối cùng” (Thi 119:33).

Chúng con cầu nguyện cho đất nước chúng con và những người lãnh đạo trong thời kỳ khó khăn này, và cho những ai đang tìm kiếm để mang lại hòa bình và công lý cho thế giới đầy hiểm họa và rối ren của chúng con. Chúng con đặc biệt cầu nguyện xin Chúa bảo vệ những người đang phục vụ trong quân đội, và chúng con cám ơn Chúa về tinh thần hy sinh để bảo vệ sự tự do cho chúng con, ngay cả phải trả giá bằng cả mạng sống mình. Xin Chúa cũng ở với gia đình của họ và giúp họ tin chắc vào tình yêu và sự chăm sóc của Ngài cho họ.

Xin cho dân tộc chúng con biết đoàn kết và ban cho chúng con một khải tượng lớn hơn về những gì Ngài muốn chúng con hướng tới. Lời Chúa nhắc nhở chúng con rằng: “Phước cho nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình…” (Thi 33:12)

Khi nhìn lại năm qua, chúng con cảm tạ Chúa về phước lành của Ngài ban cho chúng con mặc dù chúng con không xứng đáng nhận. Xin đừng bao giờ để chúng con tự phụ về những phước lành trong quá khứ và quên đi sự thương xót của Ngài đối với chúng con nhưng khiến chúng con biết ăn năn và tái hứa nguyện với Chúa rằng chúng con sẽ tôn Ngài làm nền tảng và trung tâm điểm của đời sống chúng con.

Vì thế, lạy Chúa của chúng con, chúng con cám ơn Chúa về lời hứa và niềm hy vọng cho năm mới này, và chúng con hướng về tương lai với mong ước và đức tin nơi Ngài. Con cầu xin những điều này trong Danh của Chúa và Cứu Chúa chúng con, Đấng ban cho chúng con niềm hy vọng ở đời này và đời sau nhờ sự chết và sự sống lại của Ngài. A-men!

Mục sư Billy Graham (2008) – Trịnh Phan dịch

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 04.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 04.02.2024

in NAM GIỚI on 29 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 04.02.2024

  1. Đề tài: KHI ĐỨC CHÚA TRỜI IM LẶNG.
  2. Kinh Thánh: Giăng 11:1-45; Ê-phê-sô 3:20; Ca Thương 3:23-26.
  3. Câu Gốc: “Thật tốt cho người trông mong và yên lặng đợi chờ sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va” (Ca Thương 3:26).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 22-24.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

  1. Chọn một người đóng vai bà Ma-ri (em gái của La-xa-rơ), một người làm phóng viên.
  2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và trả lời cho các người đóng vai học thuộc. Các câu hỏi và trả lời đều ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.
  3. Trong phần đúc kết, người hướng dẫn (NHD) sẽ tóm tắt nội dung bài học và đưa ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của Lời Chúa vào đời sống mỗi ngày. Sau đó tất cả đứng lên và mời bà Ma-ri cầu nguyện cho ban Nam giới.

* Gợi ý phỏng vấn.

– Pv: Ban Nam giới thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ học Lời Chúa theo chủ đề Khi Đức Chúa Trời Im Lặng. Đã không ít lần chúng ta vô cùng bối rối khi Chúa vẫn yên lng trước lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta phải làm gì đây trước sự yên lng của Ngài?

Để giúp Ban Nam giới có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mọi người theo dõi cuộc trò chuyện với một nhân vật rất đặc biệt đã kinh nghiệm sự bày tỏ diệu kỳ của Chúa, đó là bà Ma-ri em của ông La-xa-rơ.

– Pv: Xin chào bà Ma-ri, thay mặt cho ban Nam giới, chúng tôi rất vui mừng và cám ơn vì bà đã nhận lời tham dự cuộc phỏng vấn ạ!

– Bà Ma-ri: Chào Ban Nam giới!

– Pv: Xin phép bà cho tôi được bắt đầu cuộc phỏng vấn.

– Bà Ma-ri: Tôi sẵn sàng, quý vị cứ hỏi.

– Pv: Thưa , qua Kinh Thánh chúng tôi được biết Đức Chúa Trời đã cứu anh của bà là ông Laxarơ từngười chết sống lại. Vậy khi ông Laxarơ bị bệnh, gia đình bà có thưa với Chúa không ạ?

– Bà Ma-ri: Ồ! Tất nhiên gia đình chúng tôi đã báo với Chúa Giê-xu ngay. “Lạy Chúa người Chúa yêu đã mắc bệnh”. Chúa rất yêu anh tôi là La-xa-rơ và 2 chị em tôi là Ma-thê và Ma-ri!

– Pv: Nhưng Chúa Giê-xu đã làm gì trước lời khẩn cầu đó ạ?

– Bà Ma-ri: Đức Chúa Giê-xu nghe lời đó bèn phán rằng “Bệnh này không đến chết đâu, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, hầu cho Con Đức Chúa Trời bởi đó được sáng Danh. Quả thật, Chúa đã có chương trình trên anh tôi và gia đình tôi. Nhưng khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu được Lời Chúa phán.

– Pv: Sau đó, Chúa Giê-xu có đến liền không ạ?

– Bà Ma-ri: Không đâu, khi Đức Chúa Giê-xu đến nơi, thấy anh tôi đã chôn trong mộ bốn ngày rồi.

– Pv: Ồ, bốn ngày ngày rồi sao!

– Bà Ma-ri: Đúng đấy quý vị. Khi gặp Chúa Giê-xu, tôi đã nói với Chúa rằng: “Lạy Chúa, nếu Chúa có đây thì anh tôi không chết”. Lúc đó, tôi chỉ biết và tin vào sự chữa lành của Chúa chứ không nhìn thấy Chúa Giê-xu là Đấng làm trổi hơn mọi sự chúng ta cầu xin, như Lời Ngài đã phán: “Ta há chẳng từng nói với ngươi rằng nếu ngươi tin thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sao? Anh ngươi sẽ sống lại!”. Tôi nghĩ anh mình đã chết vì Chúa đến muộn quá!

– Pv: Và Chúa Giê-xu đã bày tỏ điều gì nữa ạ?

– Bà Ma-ri: Đức Chúa Giê-xu đã phán rằng: “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết. Ngươi có tin điều đó chăng?”Quả thực, lúc bấy giờ tôi đã tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian. Người đã mở mắt kẻ mù được, Ngài cũng sẽ làm cho La-xa-rơ sẽ sống lại!

– Pv: có thể giải thích cho chúng tôi rõ hơn về Lời phán vừa rồi của Chúa.

– Bà Ma-ri: Thưa quý vị, Đấng mà chúng ta đang thờ phượng và hầu việc là Đấng Sống, Ngài cầm chìa khóa của sự chết và Âm phủ. Ngài không chỉ chữa lành mà còn ban sự sống đời đời cho những ai tin nhận Ngài. Ngài muốn bày tỏ cho chúng ta được kinh nghiệm Ngài sâu nhiệm hơn, kỳ diệu hơn.

– Pv: Chúng tôi đã hiểu rồi ạ, vậy bà có thể cho chúng tôi một bài học của ngày hôm nay để áp dụng vào đời sống không?

– Bà Ma-ri: Được chứ! Khi Chúa Giê-xu đã gọi anh tôi sống lại, tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời luôn có chương trình, mục đích trên đời sống của chúng ta. Hãy hết lòng tin cậy và yên lặng chờ đợi sự trả lời của Ngài, bởi vì thời điểm của Ngài luôn luôn đúng và tốt nhất; không có gì là quá sớm, cũng không có gì là quá trễ với Đức Chúa Trời! Amen!

– Pv: Cảm Tạ Chúa! Thay mặt cho ban Nam giới chúng tôi cám ơn bà Ma-ri và sẽ ghi nhớ bài học này, xin bà cầu nguyện cho chúng tôi! (Mời các bạn đứng lên…).

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Điều Gì Đang Diễn Ra Khi Bạn Cầu Nguyện?

  1. 1. Cầu xin điều này… lại nhận được điều khác.

Câu chuyện bốn người đem người bạn bại của mình đến với Chúa Giê-xu để xin Ngài chữa lành. Vì cớ đám đông, họ phải dở mái nhà thả người này xuống trước mặt Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu phán: “Hỡi con Ta, tội lỗi người đã được tha” (Mác 2:5).

Bốn người bạn đang cầu xin Chúa Giê-xu chữa lành người bại kia, nhưng Ngài lại tha tội lỗi của người ấy. Người này cùng các bạn đã cầu xin một món quà cụ thể, nhưng Chúa Giê-xu muốn khiến người ấy trở thành con cái Đức Chúa Trời để có thể thừa hưởng mọi sự!

Chỉ có Thánh Linh mới biết điều Chúa đang hành động hoặc đang có ý định thực hiện trong đời sống bạn. Hãy để Chúa ban cho bạn mọi điều Ngài muốn ban (1Cô 2:10-12). Quả thật, Đức Chúa Trời luôn ban cho chúng ta trổi hơn những điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. “Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Êph 3:20).

  1. 2. Sự im lặng của Đức Chúa Trời.

Bạn đã trải qua sự cầu nguyện suốt nhiều ngày, và rồi dường như Chúa hoàn toàn im lặng. Bạn cảm thấy thiên đàng như đã đóng chặt cửa lại. Bạn không hiểu điều gì đang diễn ra. Có thể một vài người bảo với bạn rằng nếu Chúa không nghe lời cầu nguyện của bạn, vì bạn đã phạm tội trong đời sống của mình, và phải tự kiểm tội lỗi qua sự cầu nguyện. Bạn có thể nói rằng: “Mình vẫn tốt. Tôi không hiểu được sự im lặng của Đức Chúa Trời?”

“Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy lắng tai nghe lời cầu nguyện tôi, chớ ẩn mặt Chúa cho khỏi nghe lời nài xin tôi” (Thi 55:1). “Đức Giê-hô-va ôi! Ngài sẽ hằng quên tôi cho đến chừng nào? Ngài ẩn mặt cùng tôi cho đến bao giờ?” (Thi 13:1).

Đôi khi Chúa im lặng để Ngài chuẩn bị hướng dẫn bạn hiểu biết sâu nhiệm hơn về chính Ngài.

  1. 3. Đáp ứng sự im lặng của Chúa.

Bạn có thể đáp ứng với sự im lặng của Đức Chúa Trời bằng hai cách:

F Cách đáp ứng thứ nhất: Bạn rơi vào buồn chán, mặc cảm phạm tội, và tự kết án.

F Cách đáp ứng thứ hai: Bạn sẽ trông đợi Đức Chúa Trời hướng dẫn mình hiểu biết sâu nhiệm hơn về Ngài.

– Xưng tội và ăn năn những tội lỗi còn vướng mắc trong đời sống của bạn, không còn buồn chán và mặc cảm phạm tội nữa.

– Sẵn sàng chờ đón một kinh nghiệm mới với Chúa mà trước đó bạn chưa từng biết trong sự mong đợi và tin cậy.

“Thật tốt cho người trông mong và yên lặng đợi chờ sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va” (Ca Thương 3:26).

Khi bạn thực hiện đáp ứng thứ hai này, Chúa cũng sẽ bắt đầu bày tỏ cho bạn thấy cách mình có thể đáp ứng với Ngài,để bạn biết Ngài một cách lớn lao hơn.

Cả hai cách đáp ứng này khác nhau, như ngày khác với đêmvậy.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Bạn có nản lòng, thất vọng khi Chúa vẫn im lặng trước lời cầu nguyện của bạn? Tại sao?
  2. Bạn đã phán ứng ra sao khi Chúa không ban cho, giống như điều bạn đã cầu xin?

3. Chúa đã đáp lời cầu nguyện của bạn như thế nào? Xin kể ra một kinh nghiệm của bạn.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 28.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 28.01.2024

in NAM GIỚI on 22 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 28.01.2024

  1. Đề tài: ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN QUA DÂN SỰ NGÀI.
  2. Kinh Thánh: Xuất 3:1-14; Xuất 4:10-15; Hê 11:24-29.
  3. Câu Gốc: “Đức Chúa Trời lại phán cùng Môi-se rằng: Ta là Đức Giê-hô-va” (Xuất 6:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 19-21.
  5. Thể loại: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 21.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 21.01.2024

in NAM GIỚI on 17 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 21.01.2024

  1. Đề tài: BIẾT Ý MUỐN CHÚA CÓ ĐỦ CHƯA?
  2. Kinh Thánh: Châm 3:6; Thi 143:10.
  3. Câu Gốc: “Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, luật pháp Chúa ở trong lòng tôi” (Thi 40:8).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 16-18.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.01.2024

in NAM GIỚI on 8 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 14.01.2024

  1. Đề tài: NHÌN CHĂM XEM CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Sáng 6:5-14, 19:13; Các Quan xét 6:11-16; Thi 81:10-14; Công vụ 9:1-16; Hê 3:7-19.
  3. Câu Gốc: “Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con” (Châm 3:6).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 13-15.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.01.2024

in NAM GIỚI on 1 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 07.01.2024

  1. Đề tài: Kinh Nghiệm Bước Đi Theo Ý Muốn Chúa.
  2. Kinh Thánh: Sáng 12:1-5, Hê-bơ-rơ 11:8-12.
  3. Câu Gốc: “Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, luật pháp Chúa ở trong lòng tôi” (Thi Thiên 40:8).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 10-12.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 31.12.2023

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 31.12.2023

in NAM GIỚI on 25 Tháng Mười Hai, 2023

Chúa nhật 31.12.2023

  1. Đề tài: CƠ ĐỐC NHÂN & MẠNG XÃ HỘI.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 6:13-14; 1Cô 6:19-20; Ma-thi-ơ 5:28-29.
  3. Câu gốc: “Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng Danh Đức Chúa Trời” (1Cô 6:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 7-9.
  5. Thể loại: Thảo luận.

Read More