Chúa nhật 01.03.2015.
1. Đề tài: GIÔ-NA – NGƯỜI BÀY TỎ ÂN ĐIỂN CHÚA ĐỐI VỚI TỘI
NHÂN.
2. Kinh Thánh: Giô-na 1-4; 2Phi-e-rơ 3:9-10.
3. Câu gốc: “Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn
cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn
năn”(2Phi 3:9b).
4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 109 – 111.
5. Thể loại:Phỏng vấn.
* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.
1. Chọn một người đóng vai Giô-na, một ngườilàm phóng viên.
2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để
soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các
câu hỏi và trả lời đều ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời
phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi
học Kinh Thánh.
3. Trong phần đúc kết, NHD sẽ tóm tắt nội dung bài học và đưa
ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của lời Chúa vào đời sống
mỗi ngày. Sau đó, tất cả đứng lên và mời “Giô-na” thay mặt các bạn
cầu nguyện.
* GỢI Ý PHỎNG VẤN.
48
(Sau khi người hướng dẫn giới thiệu thể loạichương trình thờ
phượng, phóng viên từ dưới đi lên và Giô-natừ ngoài đi vào).
– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Giô-na!
– Giô-na: Chào các cháu.
– PV: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay
cho tất cả các chị em trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng
và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy, cụ có thể giúp chúng
cháu tìm hiểu về cuộc đời và sứ mạng truyền giáo hải ngoại, được
không thưa cụ?
– Giô-na: Vâng, ta sẵn sàng, các cháu cứ hỏi!
– PV: Trước tiên, xin cụ cho chúng cháu biết về quê hương và
thời điểm bước vào chức vụ tiên tri của cụ?
– Giô-na: Ta là con trai của A-mi-ta, quê ở Gát-hê-phe, thuộc đất
Sa-bu-lôn, cách Na-xa-rét vài dặm về phía bắc. Thời điểm ta bắt đầu
chức vụ tiên tri từ năm 780-750 T.C. dưới triều vua Giê-rô-bô-am 2.
– PV: Vào thời điểm đó, Ni-ni-ve (A-sy-ri) là kẻ thù số một của
Y-sơ-ra-ên thế mà tại sao Đức Chúa Trời lạisai cụ đến Ni-ni-ve để
rao sự ăn năn cho họ?
– Giô-na: Chính vì vậy nên ta đã làm theo ý riêng, không vâng lời
Đức Chúa Trời, không đi Ni-ni-ve mà đi Ta-rê-si đó các cháu.
– PV: Đức Chúa Trời có bằng lòng để cho cụ làm theo ý riêng
không, thưa cụ?
– Giô-na: Không đâu các cháu, Ngài can thiệpvà cản trở đường ta
đi đến nỗi ta không thể nào trốn tránh đi Ni-ni-ve được mà phải
hoàn toàn đầu phục ý muốn Ngài.
– PV: Cụ có thể trình bày rõ hơn cho chúng cháu biết với!
– Giô-na: Khi tàu đang vượt đại dương để đến Ta-rê-si. Ta đang
ngủ, nhưng khi bị đánh thức cảnh tượng và sựhoảng loạn của các
thủ thủy làm cho ta thật hoảng sợ, vì nó thật khủng khiếp. Gió rất
49
mạnh, lùa những đám mây đen nghịt bao phủ cảbầu trời. Sấm sét
cùng với tiếng gầm thét của biển cả ập đến như vũ bão, mưa tuôn
xối xả, từng đợt sóng cao liên tục ập lên boong tàu, làm con thuyền
chao đảo giữa đại dương mênh mông. Bão ngày càng lớn làm con
tàu dường như càng yếu ớt và nhỏ bé hơn. Những đợt sóng lớn như
bàn tay khổng lồ muốn nhận chìm con tàu nhỏ bé, còn những cơn
xoáy như muốn hả toác miệng rộng lớn để nuốt chửng con tàu yếu
ớt. Tánh mạng mọi người bị đe dọa! Ta biết Đức Chúa Trời dùng cơn
bão ngăn cản ta, nên đã tự thú tội và chấp nhận làm người bị quăng
xuống biển để những bạn đồng hành không vì mình bị họa lây.
– PV: Cụ thật là can đảm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để người
khác được an toàn. Trong giây phút ấy cụ nghĩ gì?
– Giô-na: Ta nghĩ thà chịu chết dưới biển cònhơn là đi đến Ni-ni-ve để rao sự ăn năn cho dân thành gian ác, tội lỗi ấy. Nếu họ nghe
và ăn năn thì Chúa sẽ thương xót không hủy diệt họ. Vì theo sự biết
trước của ta, Ni-ni-ve (A-sy-ri) sẽ xâm lược Y-sơ-ra-ên trong nay mai.
– PV: Cháu thật khâm phục tinh thần ái quốc (yêu nước) của cụ.
Vậy thì sau khi bị quăng xuống biển, việc gì xảy đến cho cụ?
– Giô-na: Đức Chúa Trời là Đấng luôn gìn giữ, chăm sóc con cái
Ngài. Ngài sắm sẵn con cá lớn nuốt ta. Ở trong bụng cá ta cầu xin
Ngài giải cứu và được nhậm lời. Sau ba ngàyba đêm ở trong bụng
cá, Đức Chúa Trời bèn khiến con cá nhả ta ở một nơi khô cạn.
– PV: Kỳ diệu thật vì cụ còn sống sau ba ngày đêmở trong
bụng cá. Vậy cụ đi đâu sau đó?
– Giô-na: Ta không còn dám chống lại ý muốnvà kế hoạch của
Chúa, thuận phục ý Chúa đến Ni-ni-ve rao giảng cho dân thành như
Lời Ngài đã phán dặn.
– PV: Sau khi cụ rao giảng thì việc gì đã xảy ra thưa cụ?
50
– Giô-na: Đúng như điều ta dự đoán, từ vua đến dân, cả thành
đều ăn năn. Vì sự ăn ăn của họ Đức Chúa Trời tha thứ không đoán
phạt Ni-ni-ve như lời ta đã rao ra.
– PV: Là người đi rao sự ăn năn, lẽ ra cụ vui mừng về thành quả
đạt được, nhưng hình như cháu thấy cụ chẳng vui khi nhìn thấy kết
quả của công việc mình làm?
– Giô-na: Như các cháu biết, ta đi Ni-ni-ve vì lòng kính sợ, thuận
phục ý Chúa chớ không phải vì yêu thương dân Ni-ni-ve. Chính vì
vậy, dầu rao sự ăn năn nhưng ta lại mong họ bị Chúa trừng phạt để
không còn cơ hội xâm chiếm Y-sơ-ra-ên, nên khi thấy Chúa không
trừng phạt Ni-ni-ve, ta giận dữ và đòi chết.
– PV: Sau đó, Chúa đã làm gì để dạy dỗ cụ?
– Giô-na: Lúc ấy, ta làm một cái chòi ngồi đợi việc xảy ra cho Ni-ni-ve. Chúa sắm sẵn một dây dưa phủ bóng mát cho ta. Nhưng hôm
sau, Chúa lại sắm sẵn con sâu cắn dây dưa làm nó héo đi. Bị nắng
nóng, ta lại tiếp tục phàn nàn và lúc này Chúa dạy ta một bài học
vô cùng giá trị mà ta không thể nào quên.
– PV: Đó là bài học gì, cụ có thể kể cho chúng cháu nghe được
không ạ.
– Giô-na: Bây giờ nhắc lại ta thấy tự hổ thẹn với chính mình: Với
lời cầu chết vì lòng yêu nước, với cơn giậnvì cớ con sâu nhỏ cắn héo
dây dưa không che bóng mát cho mình, Chúa chỉ cho ta biết ta thật
ích kỷ và hẹp hòi!
– PV: Cụ có thể cho chúng cháu hiểu rõ hơn về sựích kỷ và hẹp
hòi không?
– Giô-na: Ta luyến tiếc dây dưa nhưng không thương tiếc hàng
vạn linh hồn ở Ni-ni-ve đang hư mất, còn Đức Chúa Trời thì yêu
thương họ. Lòng ái quốc của ta là đáng trọng nhưng ta phải đặt lòng
ái quốc theo đường lối Chúa và vâng phục ýchỉ Ngài thì mới trở nên
hữu ích.
51
– PV: Là tiên tri của Đức Chúa Trời nhưng hình như lúc ấy cụ
chưa hiểu được ý muốn Chúa và chưa thuận phục Chúa trọn vẹn?
– Giô-na: Đúng vậy, vì lúc ấy ta không thấy được chương trình cứu
rỗi của Đức Chúa Trời cho cả thế giới và tình yêu thương của Ngài
đối với mọi người, cùng sự ấn định thì giờ đoán xét của Ngài cho cả
thế gian. Cách nghĩ và cách làm của ta khôngthể cứu vãn quốc gia
Y-sơ-ra-ên khỏi tay A-sy-ri được.
– PV: Cám ơn cụ đã cho chúng cháu biết về sứ mạng rao sự ăn
năn cho Ni-ni-ve. Qua sứ mạng nầy chúng cháu nhận biết rằng
người hầu việc Chúa phải dẹp bỏ những ích kỷ cá nhân, phải đi
theo đường lối Chúa và thuận phục ý chỉ Ngài.
– NHD: Thưa các chị em! Chúng ta vừa nghe cụ Giô-na trình bày
về cuộc đời làm tiên tri và sứ mạng rao sựăn năn cho dân thành
Ni-ni-ve. Xin Chúa giúp mỗi chị em chúng ta nhận biết điều nầy:
“Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một
người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn”(2Phi-e
3:9).
Mời chị em đứng lên và mời cụ Giô-na cầu nguyện cho ban phụ
nữ chúng tôi.
I. GIỚI THIỆU.
Tên Giô-na có nghĩa là “chim bồ câu”. Ông là con trai của A-mi-ta, quê ở Gát-hê-phe, thuộc đất Sa-bu-lôn, cách Na-xa-rét vài dặm
về phía Bắc. Giô-na bắt đầu chức vụ tiên tri từ năm 780-750 T.C.
dưới triều vua Giê-rô-bô-am 2.
Trong thời Giô-na, Ni-ni-ve là thủ đô của A-sy-ri, một nước hùng
mạnh đang đe dọa vương quốc Y-sơ-ra-ên. Dân thành Ni-ni-ve thờ
thần Nê-bô và làm điều gian ác đến nỗi sắp bị hủy diệt. Lúc ấy
nhằm thời trị vì của vua Assurdan 2 (771-754 T.C). Đức Chúa Trời
sai Giô-na đem Lời Ngài đến cảnh cáo tội lỗi dân thành Ni-ni-ve.
52
Nhưng Giô-na đáp tàu đi Ta-rê-si đặng lánh mặt Đức Giê-hô-va.
Trên đường vượt biển, có cơn bão lớn nổi lên đe dọa tánh mạng mọi
người trong tàu. Biết rõ nguyên nhân của bão tố và để những bạn
đồng hành không vì mình bị họa lây, Giô-na tự thú tội và chấp nhận
làm người bị quăng xuống biển. Bấy giờ, ĐứcChúa Trời sắm sẵn con
cá lớn nuốt Giô-na. Ở trong bụng cá ba ngàyba đêm, Giô-na cầu
nguyện xin Đức Chúa Trời giải cứu và được Ngài nhậm lời. Theo lịnh
truyền của Chúa, con cá bèn nhả Giô-na ở một nơi khô cạn. Từ đó
Giô-na đến Ni-ni-ve rao giảng cho dân thành như lời Chúa đã phán.
Câu chuyện Giô-na là một ký sự có tính chất lịch sử nhưng hàm
chứa những đặc thù về ý nghĩa thuộc linh vàluân lý và siêu nhiên
mà ít thấy có ở các sách tiểu tiên tri khác. Sứ mạng của Giô-na là
đem lời Chúa cho dân thành Ni-ni-ve. Đây là một thách thức cho Cơ
đốc nhân chúng ta trong vấn đề: Làm thế nàocó thể rao giảng ơn
tha thứ của Đức Chúa Trời cho kẻ thù nghịch mình?
II. DẪN GIẢI.
A. ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
Qua sách Giô-na, chúng ta có thể nhìn thấy một bức ảnh thật linh
động và sáng chói về ân điển của Đức ChúaTrời trong thời đại luật
pháp, được bày tỏ qua những việc làm kỳ diệu của Ngài như đối với
Giô-na, người đầy tớ trốn tránh sứ mạng vàđối với dân thành Ni-ni-ve bại hoại trong tội lỗi.
1. Đối Với Giô-na.
(1) Ngài dùng bão tố ngăn trở, tỉnh thức Giô-na khi ông chạy trốn
Ngài qua Ta-rê-si thay vì đi Ni-ni-ve (1:3-7).
(2) Ngài sắm sẵn con cá lớn nuốt Giô-na trong bụng để Giô-na
được an toàn tính mạng khi bị quăng xuống biển sâu.
(3) Ngài nghe và đáp lời cầu nguyện của Giô-na khi Giô-na ở
trong bụng cá (2:3-11).
53
(4) Ngài ban cho Giô-na cơ hội thứ hai khi Giô-na mất cơ hội thứ
nhất đi rao giảng cho dân thành Ni-ni-ve (3:1).
(5) Ngài sắm sẵn dây dưa làm bóng mát che Giô-na, cũng như
con sâu để tỉnh thức Giô-na khi ông ngã lòngcầu chết (4:2-23,6).
2. Đối Với Dân Thành Ni-ni-ve.
(1) Ngài sai Giô-na đến giảng khi họ sắp bị đoán phạt (1:1).
(2) Ngài cho họ cơ hội để ăn năn (3:4).
(3) Ngài đổi ý tai vạ khi thấy họ xây bỏ điều ác (3:10).
Sự ghi nhận trên cho chúng ta nhận thấy trongsự công nghĩa,
Đức Chúa Trời dùng quyền năng lớn hủy diệtkẻ ác. Nhưng trong sự
yêu thương và ân điển, Ngài dùng quyền năngcả thể để giải cứu tội
nhân. Cũng như trong sự sửa dạy, hướng dẫn dân sự, Ngài đã dùng
những sự vật trong cõi thiên nhiên như: sức mạnh của cơn bão, sự
khổng lồ của con cá, sự mỏng manh của dây dưa để cảnh cáo, dạy
dỗ, bắt phục người đầy tớ sa ngã trở lại trong sứ mạng Chúa gọi.
Thật quyền năng Chúa lớn biết bao! Mỗi tạo vật đều được Chúa sử
dụng cho mục đích của Ngài. Khác với sự đoán phạt, trong ân điển
của Chúa không có sự định tội, nhưng có sự kêu gọi ăn năn; không
có sự tiêu diệt, nhưng có sự ban ơn cứu sống; không có cùng đường,
nhưng có lối thoát; không có sự xô ngã, nhưng có sự nâng lên.
Diệu kỳ thay ân điển Chúa!
3. Bài học cho Giô-na.
a. Trong bụng cá, Giô-na học biết:
(1) Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tại, Ngài có ở khắp nơi, Giô-na không thể nào trốn khỏi Chúa và trong lòng biển sâu Chúa cũng ở
cùng Giô-na. Vì thế Giô-na tin rằng lời cầu nguyện của ông chắc
được Ngài nghe (2:3).
(2) Đức Chúa Trời là Đấng ban ân điển, dầu trong hoạn nạn lớn
“Ngài đã quăng tôi trong vực sâu, nơi đáy biển”(2:4). Dầu Giô-na
tưởng như mình đã bị ném khỏi trước mặt Chúa, nhưng trong ân điển
54
Chúa, Giô-na vẫn còn có hy vọng nhìn lên đền thánh Chúa và tìm ơn
giải cứu của Ngài: “Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi, nhưng Ngài đã
đem mạng sống tôi lên khỏi hầm hố!”(2:7).
b. Trong sự luyến tiếc dây dưa, Giô-na học biết lòng thương xót
lớn lao của Đức Chúa Trời đối với linh hồn đang hư mất trong tội lỗi,
không chỉ dành cho dân Chúa mà cho cả dân ngoại nữa.
Qua bài học của Giô-na, chúng ta ghi nhận những điểm sau đây:
(1) Ân điển của Đức Chúa Trời cho mọi người: Ngài ban ân điển
cho Giô-na cũng như cho dân thành Ni-ni-ve. “Đức Chúa Trời yêu
thương thế gian”(Giăng 3:16).
(2) Sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời và nhờ ân điển bởi đức tin
mà nhận được.
(3) Trong ân điển, Đức Chúa Trời ban cho con người cơ hội ăn
năn để được cứu (2Phi 3:9-10).
(4) Ngày xưa, Đức Chúa Trời sai Giô-na đi giảng cho dân Ni-ni-ve.
Ngày nay, trong thời đại ân điển với sự cứurỗi đã được làm trọn
trong Chúa Giê-xu và Đức Chúa Trời có chươngtrình cứu rỗi cho cả
thế gian (Công Vụ 1:8). Cho nên, sự rao giảngTin Lành cho mọi
người là sứ mạng Chúa gọi mỗi Cơ đốc nhân chúng ta (Mác 16:15).
4. Ý Nghĩa Thuộc Linh Của Sách Giô-na.
Câu chuyện Giô-na trong bụng cá là điều khótin theo lý trí con
người. Nhưng với quyền năng của Chúa, sự kiện Giô-na sống trong
bụng cá ba ngày ba đêm là điều không có gì khó cho Ngài. Đây là
một sự thật đã được Đức Chúa Giê-xu nhắc lại để nói trước về sự
chết và sự sống lại của Ngài (Lu 11:29-32; Mat 12:39-41). Một khía
cạnh khác, sự đau đớn của Giô-na chỉ về hoạn nạn mà Y-sơ-ra-ên
phải trải qua. Họ sẽ bị ném ra giữa các dânngoại, bị kẻ thù hà
hiếp, rồi sau đó họ kêu cầu Chúa và được giải cứu. Cuối cùng Y-sơ-ra-ên sẽ đem Tin lành cho các dân ngoại như trong dự ngôn của
55
tiên tri Đa-ni-ên (Đa 12:1). Như thế chúng ta có thể nói Giô-na là vị
giáo sĩ đầu tiên của Y-sơ-ra-ên cho dân ngoại.
B. ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MẠNG.
Thách thức lớn nhất trong đời sống chức vụ của Giô-na là giảng
cho dân Ni-ni-ve. Không phải vì họ là dân ngoại, nhưng là kẻ thù
của Y-sơ-ra-ên. Là một tiên tri, Giô-na biếtrõ dân Y-sơ-ra-ên sẽ sa
vào tay A-sy-ri và bị lưu đày xa xứ. Giô-na cũng biết Đức Chúa Trời
nhân từ, giàu ơn tha thứ (4:1-2). Cho nên đốivới Giô-na, nếu vâng
mạng Chúa giảng cho dân Ni-ni-ve, thì họ sẽ được cứu và dân Y-sơ-ra-ên chắc sẽ bị hủy diệt dưới tay A-sy-ri! Đó là lý do tại sao Giô-na
trốn Chúa, thà bị quăng xuống lòng biển, giận Chúa khi thấy dân Ni-ni-ve ăn năn, và cầu chết (1:1-2; 11:12; 4:1-3).
Qua những thái độ Giô-na trước sứ mạng Chúa, chúng ta thấy
Giô-na là người nóng tính, dễ giận, ích kỷ, cầu chết trước điều không
như ý! Một điểm đặc biệt trong vị tiên tri này là tinh thần ái quốc
rất cao, đến nỗi Giô-na thà trái mạng lệnh Chúa, thà chịu ném
xuống biển còn hơn là đem lời Chúa cho dân Ni-ni-ve! Trên khía
cạnh quốc gia dân tộc, “sự hy sinh” của Giô-na xem như là một
hành động anh hùng đáng khen, nhưng đây khôngphải là cách cứu
vãn quốc gia Y-sơ-ra-ên khỏi tay A-sy-ri. Giô-na không thấy được
chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho cả thế giới và tình yêu
thương bao la của Ngài đối với mọi người, cùng sự ấn định thì giờ
đoán xét của Ngài cho cả thế gian. Trên bìnhdiện rộng lớn này, với
lời cầu chết của Giô-na vì ái quốc; với cơngiận của Giô-na vì cớ con
sâu nhỏ cắn héo dây dưa không còn bóng mátcho mình, trong khi
hàng vạn linh hồn ở Ni-ni-ve đang hư mất, tỏ ra rằng Giô-na thật ích
kỷ và hẹp hòi! Lòng ái quốc là điều đáng trọng, nhưng người hầu
việc Chúa cần học tập đặt lòng ái quốc của mình theo đường lối của
Chúa và vâng phục ý chỉ của Ngài.
56
Tóm lại, qua đời sống và sứ mạng của Giô-na chúng ta học được
điều quan trọng này: Muốn vâng theo ý Chúa, chúng ta cần phải dẹp
bỏ những ích kỷ riêng tư.
III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Qua những sự kiện sau đây xin tìm hiểu ân điển của Đức Chúa
Trời đối với tội nhân:
a. Với Giô-na: Đức Chúa Trời đã đáp ứng thế nào khi:
(1) Giô-na trốn tránh Ngài (1:3-7).
(2) Giô-na bị quăng xuống biển (2:1).
(3) Giô-na ở trong bụng cá (2:3-11).
(4) Giô-na mất cơ hội thứ nhất (3:1).
(5) Giô-na cầu chết (4:6).
b. Với dân thành Ni-ni-ve: Đức Chúa Trời đã hành động thế
nào? (1:1; 3:4; 3:10).
2. Trải qua hoạn nạn và bất hạnh, Giô-na học biết Đức Chúa Trời
như thế nào và ông được dạy dỗ điều gì? (2:1-11,4,1-2,9-11).
3. Câu chuyện Giô-na ở trong bụng cá và được giải cứu để đi rao
giảng cho dân Ni-ni-ve có ý nghĩa gì về phươngdiện thuộc linh và
tiên tri? (2:1-3; Lu 11:29-32; Mat 12:39-41; Đa 12:1-3).
4. a. Xin tìm hiểu bốn lý do sau đây:
(1) Tại sao Giô-na trốn khỏi mặt Chúa? (1:3).
(2) Tại sao Giô-na muốn bị ném xuống biển? (1:11-12).
(3) Tại sao Giô-na giận? (4:1).
(4) Tại sao Giô-na cầu chết? (4:2-3).
b. Qua những lý do trên, xin nhận xét:
(1) Cá tính của Giô-na.
(2) Trở ngại nào khiến Giô-na không thực hành được mạng
lịnh của Chúa? Điều này cho chúng ta sự dạy dỗ nào?
57
5. Với sứ mạng Chúa gọi Giô-na, chúng ta học biết gì về ân điển
và chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời và sứ mạng của Ngài cho
chúng ta hôm nay? (Mác 16:15; Giăng 3:16-21,36;2 Phi 3:9-10).
6. Ghi nhận những điểm quan trọng qua đời sống và sứ mạng
của Giô-na.
7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:
a. Bạn đang trốn tránh hay vâng phục sứ mạngChúa gọi?
b. Có điều trở ngại nào trong bạn khiến bạnkhông thể đem ơn
cứu rỗi cho người khác?
c. Bạn có thái độ nào khi thấy người có tội ăn năn tin nhận
Chúa?
* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.
– Tẩy Vết Máu.
Trước hết, không được dùng nước nóng vì sẽ làm cho máu đông
lại, khó tẩy sạch. Dùng nước lạnh xả lên máu. Sau đó, dùng nước
tiểu hoặc nước đu đủ (dùng 3-5 lá đun lấy nước) để tẩy vết máu.
Hiện nay, có một số bột giặt có chứa enzimcó khả năng tẩy vết
máu. Nếu đồ len bị vết máu thì ngâm trong nước ấm có chứa một
viênaspirine, sau đó dùng quạt hong khô.