Latest News From Our Blog

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 15.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 15.03.2015

By andynguyen in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.03.2015.

1. Đề tài: MI-CHÊ – NGƯỜI RAO BÁO VUA HÒA BÌNH SẮP ĐẾN.

2. Kinh Thánh:Mi-chê 4:1-5; 7:7-20.

3. Câu gốc:  “Ấy chính Ngài sẽ làm sự bình an của chúng ta”(Mi-chê 5:4a).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 115 – 117.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn trước.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Mi-chê có nghĩa “ai giống như Giê-hô-va”.Mi-chê là người

sống đồng thời với tiên tri Ê-sai, quê ở Mô-rê-sết, một làng nhỏ

cách Giê-ru-sa-lem chừng hai mươi dặm về phía  Nam. Ông được

Chúa kêu gọi làm tiên tri khoảng năm 740-690T.C. trải qua các triều

vua: Giô-tham, A-cha, Ê-xê-chia, vua Giu-đa.

Trong thời Mi-chê, thế lực của A-sy-ri đang đedọa Y-sơ-ra-ên.

Mi-chê đem Lời Chúa cảnh cáo tội lỗi của Y-sơ-ra-ên, đặc biệt nhấn

mạnh về sự công bằng xã hội. Các sứ điệp của Mi-chê gồm có hai

phần quan trọng: (1) Dự ngôn về sự sụp đổ của vương quốc Y-sơ-ra-ên và sự lưu đày của dân Giu-đa. (2) Dự ngôn về nước hầu đến của

Đấng Mê-si. Nhưng điểm nổi bật trong sứ điệpcủa Mi-chê là rao

báo hai lần hiện đến của Đấng Mê-si, bày tỏ Ngài là Cứu Chúa, là

Vua của muôn vua và kêu gọi sự ăn năn. Sứ điệp này có ý nghĩa gì

đối với Cơ Đốc nhân hôm nay?

II. DẪN GIẢI.

1. Sự Bại Hoại Của Y-sơ-ra-ên Và Lời Cảnh Cáo Của Mi-chê.

Trong thời Mi-chê, tình trạng đạo đức trong dân Y-sơ-ra-ên vô

cùng bại hoại, nhất là trong giới lãnh đạo  dân sự (chính quyền) và

62

tôn giáo (giáo quyền). Sự bại hoại được bày tỏ trong những điểm

sau:

(1) Tham của: Tham lam đến độ cướp bóc trắng  trợn của dân

lành:  “Chúng nó tham đất ruộng và cướp đi, tham nhà cửa và lấy

đi. Chúng nó ức hiếp người ta và nhà họ, tức là người và sản

nghiệp họ nữa”(2:2). Chẳng những cướp bóc mà đuổi đi để chiếm

đoạt:  “Các ngươi đuổi những đàn bà của dân ta khỏi nhà vui vẻ

chúng nó; và cất sự vinh hiển ta khỏi con trẻ nó đời đời”(2:9). Họ

đã xúc phạm điều răn thứ mười của Chúa:  “Ngươi chớ tham nhà kẻ

lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặctôi trai tớ gái, bò,

lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi”(Xuất 20:17).

(2) Bóc lột dân chúng đến tận xương:  “Vả, các ngươi ghét điều

lành, ưa điều dữ; lột da của những kẻ nầy và róc thịt trên xương

chúng nó. Các ngươi ăn thịt của dân ta, lột lấy da và bẻ gãy xương,

xé ra từng mảnh như sắm cho nồi, như là thịt ở trong chảo”(3:2-3).

(3) Tham nhũng:  “Các quan trưởng xét đoán vì của hối lộ, các

thầy tế lễ dạy dỗ vì tiền công, còn các kẻ tiên tri nói tiên tri vì bạc”

(3:11). Vì Đức Chúa Trời đã quở trách họ:  “Hỡi các trưởng lão của

nhà Gia-cốp, và các ngươi là kẻ cai trị nhà  Y-sơ-ra-ên, hãy nghe

điều nầy, các ngươi gớm sự chánh trực, và làm bại hoại sự bằng

phẳng. Các ngươi lấy huyết xây thành Si-ôn, và lấy sự gian ác xây

thành Giê-ru-sa-lem”(3:9-10).

(4) Cường bạo và gian dối: “Vì những kẻ giàu của thành này đầy

sự cường bạo, dân cư nó dùng sự nói dối, và trong miệng chúng

nó có lưỡi hay phỉnh phờ”(6:12).

Những điểm ghi nhận trên cho chúng ta thấy một xã hội vô cùng

bất công, bất nghĩa, một xã hội xây dựng trên xương máu của dân

lành, nhân dân là nạn nhân của kẻ cường bạo. Một xã hội mà kẻ cai

trị lạm quyền hành để ức hiếp dân chúng, giày đạp sự công bình và

chánh trực của Chúa! Cho nên Mi-chê rao sự đoán phạt sẽ đến. Họ

sẽ bị Đức Chúa Trời đánh phạt, sẽ bị sỉ nhục và hoang vu: “Vậy nên

63

ta đánh ngươi, làm cho ngươi bị thương nặng, vàkhiến ngươi hoang

vu vì cớ tội lỗi ngươi”(6:13). Lời cảnh cáo này chúng ta học biết

rằng người xúc phạm đến sự công nghĩa của Chúa, chắc sẽ gặt lấy

hậu quả đau đớn cho mình. Điều này cảnh tỉnh  chúng ta mỗi ngày

hãy tiến đến nếp sống đạo như Chúa đòi hỏi: “Hỡi người! Ngài đã tỏ

cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươi, há

chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân  từ và bước đi cách

khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?” (6:8).

2. Dự Ngôn Về Đấng Mê-si.

Trong các dự ngôn về Đấng Mê-si, Mi-chê loanbáo về hai sự

hiện đến của Ngài (4,5):

(a) Lần hiện đến thứ nhất.Trong 5:1-2, Mi-chê nói đến nơi Ngài

giáng sinh: Bết-lê-hem (Mat 2:1-6); danh hiệu của Ngài: Đấng cai trị

Y-sơ-ra-ên (Giăng 10:11); thần tánh Ngài: Đấng vốn có từ trước đời

đời (Giăng 1:1); nhân tánh Ngài: Được sinh rabởi người nữ thuộc

dòng vua Đa-vít (Mat 1:18-23). Các lời tiên trinày đã được ứng

nghiệm trọn vẹn trong sự giáng sinh của Đức  Chúa Giê-xu Christ

cách đây trên hai ngàn năm.

(b) Lần hiện đến thứ hai:Sự đến lần thứ nhất của Đấng Mê-si để

làm nên sự cứu rỗi. Nhưng sự đến lần thứ hai của Ngài để làm Vua,

đem lại sự bình an cho dân Y-sơ-ra-ên và khắpđất:  “Ngài sẽ đứng

vững, và sẽ cậy sức mạnh của Đức Giê-hô-va với oai vọng của

danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình mà chăn bầy của mình; và

chúng nó sẽ ở yên, vì nay Ngài sẽ làm lớn  cho đến các đầu cùng

đất. Ấy chính Ngài sẽ làm sự bình an của chúng ta” (5:3-4).

Trong nước Đấng Mê-si và sự cai trị của Ngàicó hai đặc điểm:

(1) Hòa bình:  “Ngài sẽ làm ra sự phán xét giữa nhiều dân… và

họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm; nước nầy chẳng

giá gươm lên nghịch cùng nước khác, và cũng  không tập sự chiến

tranh nữa”(4:3).

64

(2) Công nghĩa:  “Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và

chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn, lời

Đức Giê-hô-va ra từ Giê-ru-sa-lem”(4:2).

Hai đặc điểm trên đã mô tả trọn vẹn nước hoà bình lý tưởng nhất

của thế giới loài người đang khát khao và mong đợi.

3. Niềm Tin Và Sứ Mạng.

Mặc dầu biết rõ dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị Chúa đánh phạt và bị sỉ

nhục giữa các nước, nhưng qua các dự ngôn về sự hiện đến của

Đấng Mê-si, Mi-chê hiểu được chương trình cứurỗi của Đức Chúa

Trời cho Y-sơ-ra-ên cũng như sự đoán xét công bình của Ngài trên

các nước thế gian. Mi-chê lòng đầy lạc quan với niềm tin vững chắc

nơi Đức Chúa Trời, vì nhận biết:

(1) Ngài là Đấng Cứu Rỗi:  “Nhưng ta, ta sẽ nhìn xem Đức Giê-hô-va, chờ đợi Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi ta; Đức Chúa Trời ta

sẽ nghe ta. Hỡi kẻ thù ta chớ vui mừng vì cớta. Ta dầu bị ngã, sẽ

lại dậy; dầu ngồi trong nơi tối tăm, Đức Giê-hô-va sẽ làm sự sáng

cho ta”(7:7-8).

(2) Ngài là Đấng yêu thương:  “Ai là Đức Chúa Trời giống như

Ngài, tha thứ sự gian ác, và bỏ qua sự phạmpháp của dân sót của

sản nghiệp Ngài? Ngài không cưu giận đời đời, vì Ngài lấy sự nhân

từ làm vui thích. Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi, dập sự gian ác

chúng tôi dưới chân Ngài, và ném hết thảy  tội lỗi chúng nó xuống

đáy biển. Ngài sẽ làm ra sự chân thật cho Gia-cốp, và sự nhân từ

cho Áp-ra-ham, là điều Ngài đã thề hứa cùngtổ phụ chúng tôi từ

những ngày xưa” (7:18-20).

Với niềm tin này, Mi-chê đã đem đến cho dân  Chúa sự an ủi và

hy vọng về sự giải cứu của Ngài trong lúc bị sửa phạt. Ông kêu gọi

họ hãy tìm cầu Chúa để được ơn tha thứ của Ngài.

Qua niềm tin của Mi-chê chúng ta ghi nhận 3 điều:

– Đức Chúa Trời phải là đối tượng của niềmtin chúng ta.

65

– Có đức tin, nhưng cũng cần có lòng bền đỗchờ đợi Chúa trả lời.

– Người có niềm tin trọn vẹn nơi Chúa chắc không thiếu sự vui

mừng và hy vọng trong sự cứu rỗi của Ngài.

Tóm lại, Mi-chê loan báo ba sứ điệp quan trọng: Sự đoán phạt Y-sơ-ra-ên là chắc chắn, nước của vua Hòa bìnhsắp đến và kêu gọi

dân sự lòng trông đợi sự giải cứu của Chúa. Sứ mạng của Mi-chê đã

đem sự cảnh cáo dân Chúa, nhưng cũng đem lạiniềm hy vọng cứu

rỗi cho dân Ngài. Chúng ta đang ở trong thời  đại tội lỗi càng gia

tăng, đầy dẫy gian ác và bất công chẳng khác chi trong thời Mi-chê

và mọi người đang sống trong đau khổ, tuyệt vọng. Ngoài Đấng

Christ, không ai có thể đem cho loài người hoà bình thực sự và công

bằng xã hội. Cho nên sự đem ơn cứu rỗi của Chúa Giê-xu cho người

trong tội lỗi không có hy vọng và rao báo sự trở lại của Vua Hòa

bình là sứ mạng của mỗi Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay (Công 1:8-11; 2Tim 4:1-5).

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc 2:1-2; 3:1-12; 6:9-12, tìm hiểu tình trạng đạo đức của

Y-sơ-ra-ên trong thời Mi-chê.

2. Mi-chê cảnh cáo gì khi dân sự ở trong sự bại hoại? (6:9-16).

3. Trong lời rao báo về sự đoán phạt của Chúa, Mi-chê đã có dự

ngôn gì về sự hiện diện của Đấng Mê-si? (4:1-3; 5:1-8).

4. a. Qua sự bày tỏ các sứ điệp, Mi-chê nhận biết Đức Chúa Trời

là ai? Ông có lòng tin cậy nơi Ngài thế nào? (7:7-8,18-20).

b. Với lòng tin quyết của Mi-chê, ông đã đemđên cho dân

Chúa niềm an ủi và hy vọng gì? (7:14-19).

5. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ điệp Mi-chê. Sứ

mạng của Mi-chê khuyến khích Cơ đốc nhân hômnay trong sứ

mạng nào? (Công Vụ 1:8; 2Ti-mô-thê 4:1-5).

6. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

66

a. Bạn có nói cho người khác biết về Chúa,  để họ tin nhận

Ngài không?

b. Bạn có đang trông mong sự trở lại của Chúa Giê-xu không?

c. Với người trong tội lỗi, bạn sẽ rao báo tin tức gì?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tẩy Các Vết Bẩn Trong Nhà Bếp.

Các vết bẩn trong nhà bếp là sự kết hợp của sức nóng, dầu mỡ,

khói và bụi. Nếu không biết cách rất khó tẩy sạch. Xin mách bạn

cách sau đây:

+ Lau bằng nước xà phòng gạch men.

+ Nhúng bông hoặc giẻ mềm vào cồn 90 độ chùi các mặt kim

loại có sơn của tủ lạnh, tủ đựng thức ăn, lò nấu, lò nướng, lò vi ba.

+ Ngâm vào giấm những dụng cụ nhà bếp khácbị vết cháy khét

như dao, vĩ nướng…

 

Post CommentLeave a reply