Ngày: Tháng Năm 10, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. TÌNH YÊU THƯƠNG

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo1Cô-rinh-tô 8:1-13).

II.CÂU GỐC: “Nhưng trên hết những điều nầy, phải mặc lấy tình yêu thương, vì là dây liên kết của sự toàn hảo.” (Cô-lô-se 3:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Trạm xăng yêu thương.

   Tình yêu thương có quan hệ đặc biệt như thế nào với 8 đặc tính còn lại của trái Thánh Linh? Em xem hình vẽ dưới đây và bằng lời nói đơn giản của mình viết ra mối quan hệ nầy vào ô trống.

  1. Đèn xanh yêu thương.

   Em xem tâm trạng và hành vi của các nhân vật trong hình vẽ có phải xuất phát từ tình yêu thương không? Nếu phải thì tô màu xanh vào hình trái tim có tên của họ, nếu không phải thì tô màu đỏ.

  1. Hành động yêu thương.

   Biểu hiện cụ thể của tình yêu thương là quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Em ghi vào ô trống một hành động cụ thể mà em có thể làm cho các anh chị em (trong gia đình, trong Hội Thánh, trong lớp…).

 

 Cha trên trời yêu dấu!

 

   Ngài là tình yêu thương. Vì tình yêu thương mà Chúa

Jêsus đã đến thế gian, chết trên cây thập tự chuộc tội cho nhân loại. Hôm nay, con xin Ngài sống trong con, để con cũng có tình yêu thương đối với người khác, ban cho con năng lực để có thể làm được điều nầy. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jêsus Christ, A-men!  

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. TÌNH YÊU THƯƠNG

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo1Cô-rinh-tô 8:1-13).

II. CÂU GỐC: “Nhưng trên hết những điều nầy, phải mặc lấy tình yêu thương, vì là dây liên kết của sự toàn hảo.” (Cô-lô-se 3:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Tình yêu thương là đặc tính đầu tiên và là nền tảng quan trọng để sản sinh ra những đặc tính còn lại của trái Thánh Linh.

   – Cảm nhận: Tình yêu thương thật sẽ vì lợi ích của người khác.

   – Hành động: Bày tỏ tình yêu thương bắt đầu từ anh chị em trong gia đình, sau đó lan ra những người khác.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

    Agape, tiếng Anh dịch là Love, còn bản Kinh Thánh tiếng Việt dịch là “Yêu thương”, “Tình yêu thương”, “Lòng yêu thương”. Tình yêu thương là “hương vị”đầu tiên của trái Thánh Linh. Trong tiếng Hy-lạp, có nhiều từ ngữ khác nhau nói về tình yêu thương. Thứ nhất: “Tình yêu tự nhiên”(Storgẽ), chỉ tình yêu giữa cha mẹ và con cái. Thứ hai: “Tình yêu bạn hữu” (Philia), chỉ tình yêu giữa bạn bè, hoặc chỉ sự yêu thích vật nào đó hoặc sự việc nào đó. Trong Tân Ước, từ ngữ nầy xuất hiện tổng cộng 25 lần. Thứ ba: “Tình ái” (Erõs) là chỉ tình yêu xuất phát bởi sự tham muốn, đặc biệt là liên quan đến tình dục. Thứ tư: “Tình yêu thương” hoặc “Tình yêu thánh khiết”(Agape) chỉ về tình yêu mặc dầu. Tình yêu thương nầy là tình yêu của Đấng Christ đối với chúng ta, cũng chính là tình yêu thương được đề cập trong bài nầy.

   Tình yêu “thông thường” lấy “tôi” làm trọng tâm, muốn “tôi” được ích lợi, muốn “tôi” được thỏa mãn, nhưng tình yêu “mặc dầu” (Agape) là tình yêu không vị kỷ, không dựa trên điều kiện hoặc quyền lợi nào cả. Tình yêu “mặc dầu” không vì lợi ích của “tôi” mà vì lợi ích của người khác. Đức Chúa Trời là gương mẫu của tình yêu “mặc dầu”. Ngài đã yêu chúng ta bằng tình yêu “mặc dầu”, nên Ngài muốn chúng ta cũng yêu người khác bằng tình yêu nầy (1Giăng 3:16-18; 4:7-11).

   Nếu không có tình yêu thương thì sẽ không có “sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ”. Vì thế Phao-lô nói: “Trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành” (Cô-lô-se3:14).

   Trọng điểm bài nầy là giúp các em hiểu rõ ý nghĩa cao nhất của tình yêu thương là vì lợi ích của người khác.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Tình yêu thương là gì?

   Giáo viên đưa ra những câu hỏi sau đây để các em thảo luận và sau đó phát biểu cảm nghĩ của mình.

  1. Em nhận biết tình yêu thương là gì?
  2. Ai từng khiến em biết mình được yêu thương?
  3. Em cho rằng hành động như thế nào là biểu hiện tình yêu thương

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Có thể chúng ta nhận biết rất hạn chế về tình yêu thương, chỉ biết đây là một loại cảm giác khiến chúng ta yêu thích. Các em còn nhớ câu gốc của bài học trước không? “Hương vị”đầu tiên của trái Thánh Linh là gì? (Tình yêu thương).

   Muốn thực hành tình yêu thương thì đầu tiên các em phải hiểu ý nghĩa của tình yêu thương. Tình yêu thương là thứ tình cảm xuất phát từ trong lòng, khiến chúng ta từ bỏ lợi ích của mình và muốn làm những điều tốt đẹp cho người khác.

  1. Bài học.

   (Sử dụng trang tài liệu 5 sách giáo viên).

   Sứ đồ Phao-lô đã dựa trên tình yêu thương để giải quyết sự tranh cãi trong Hội Thánh Cô-rinh-tô về việc ăn của cúng thần tượng. Người thì nói có thể ăn được, người thì nói không thể. Tìm hiểu về vấn đề nầy, các em sẽ hiểu rõ hơn về tình yêu thương.

   Phao-lô nói: “Nhưng sự hiểu biết sinh kiêu căng, còn tình yêu thương thì xây dựng.” (1Cô-rinh-tô 8:1b). Nếu chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên tình yêu thương thì phải vì lợi ích của người khác.

   Các em đọc (1Cô-rinh-tô 8) xem sứ đồ Phao-lô đã nói gì về điều nầy? Nếu chúng ta ăn mà khiến anh em khác vấp phạm thì đừng ăn: “Nhưng hãy giữ lấy, kẻo sự tự do của mình làm dịp cho kẻ yếu đuối vấp phạm…Cho nên, nếu thức ăn tạo cớ vấp phạm cho anh em, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt, để khỏi tạo cớ vấp phạm cho anh em tôi.” (1Cô-rinh-tô 8:13). Đó chính là tình yêu thương thật.

   Tình yêu thương khiến chúng ta không chỉ nghĩ đến quyền lợi, sở thích của cá nhân mình, mà nghĩ đến ích lợi của người khác. Tình yêu thương không phải là mù quáng, bao che tội lỗi, không dám nói thật, nhưng tình yêu thương vì lợi ích của người khác là sẵn sàng chỉ ra sai sót, thậm chí trách mắng người khác với tinh thần xây dựng.

   Thế nào là chỉ ra sai sót và trách mắng người khác với tinh thần xây dựng?

   (1) “Nếu anh em con có lỗi với con, hãy gặp riêng và nói cho người ấy biết điều đó. Nếu người ấy chịu nghe thì con được lại anh em.”(Ma-thi-ơ18:15). Chúng ta chỉ nói riêng với người sai sót. Tuyệt đối không đem sai sót của họ nói với người khác.

   (2) “Nhưng nếu người ấy không chịu nghe thì hãy đem một hay hai người đi với con, để dựa vào lời của hai hoặc ba nhân chứng mà mọi lời được xác nhận.” (Ma-thi-ơ 18:16). Khi người có sai sót không chịu nhận lỗi, chúng ta mới mời thêm vài người có uy tín để giúp người đó ăn năn.

   (3) “Thật, Ta bảo các con, hễ điều gì các con buộc ở dưới đất cũng sẽ bị buộc ở trên trời; và điều gì các con mở ở dưới đất cũng sẽ được mở ở trên trời.” (Ma-thi-ơ18:17). Nếu người có sai sót không chịu nghe nữa thì mới báo cho Hội Thánh. Chúng ta phải làm tất cả các bước ấy với lòng yêu thương tràn ngập lòng, với mục đích giúp bạn thấy lỗi để trở nên người tốt hơn, chứ không phải cho bạn thấy lỗi để dìm bạn xuống và tự đưa mình lên.

   Ba mẹ các em có trách mắng các em không? Vì sao? Các em đã từng giúp bạn thấy lỗi của mình với tấm lòng tràn ngập yêu thương chưa? (Cho các em chia sẻ).

   Chúa Jêsus là nguồn của tình yêu thương. Tình yêu thương khiến Ngài bằng lòng chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho tất cả mọi người. Sự chết của Chúa Jêsus là hình ảnh rõ ràng nhất về tình yêu thương.

   Tình yêu thương là nền tảng quan trọng nhất để sản sinh ra những điều khác như: Vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ… Tình yêu thương chính là động lực khiếnc húng ta kết trái Thánh Linh.

  1. Ứng dụng.

   Hướng dẫn các em làm bài tập “Trạm xăng yêu thương”, rồi

chia sẻ những gì đã viết. Tình yêu thương cũng giống như xăng để khởi động và làm cho xe chạy vậy. Sau đó làm tiếp bài tập “Đèn xanh yêu thương”. Hướng dẫn các em phân biệt động cơ cư xử của các nhân vật trong hình vẽ, tâm trạng và hành vi của các nhân vật có phải là tình yêu thương không.

   Bài tập phần 3: Tình yêu thương phải thể hiện bằng hành động cụ thể, bắt đầu từ những anh chị em trong gia đình, trong Hội Thánh rồi lan ra những người khác (cho các em chia sẻ những gì đã viết). Nếu có những hành động nào có thể thực hành tình yêu thương ngay tại lớp, thì hướng dẫn các em thực hiện.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. GIA-CỐP TRÒ CHUYỆN VỚI CHÚA

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 28:10-22.

II. CÂU GỐC: Lạy Đức Giê-hô-va là Vầng Đá và là Đấng Cứu Chuộc của con, nguyện lời nói của miệng con, và sự suy ngẫm của lòng con được đẹp ý Ngài! (Thi Thiên 19:14).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời những câu hỏi nầy nhé!

  1. Tại sao Gia-cốp phải bỏ nhà ra đi?

…………………………………………………….

………………………………………………..

  1. Ông nằm ngủ ở đâu?

………………………………………………..

………………………………………………..

  1. Ông nằm mơ thấy gì?

…………………………………………………

…………………………………………………

  1. Đức Chúa Trời hứa với ông điều gì?

………………………………………………….

………………………………………………….

  1. Theo em khi Gia-cốp tỉnh giấc, ông cảm thấy thế nào? Tại sao?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

B. NẾU LÀ EM, THÌ EM LÀM SAO?

Nếu em là Minh, thì em sẽ làm sao? (Đánh dấu X vào câu em chọn).

  1. Minh và Trung chơi đá banh, Minh lỡ đá bể kính cửa sổ nhà bên cạnh. Một phụ nữ trong nhà đi ra hỏi: “Chuyện gì xảy ra thế?” Minh nên trả lời thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Con lỡ đá trái banh làm vỡ cửa kính của cô. Bạn Trung làm vỡ kính đấy ạ!
Có mấy đứa nào đó giật trái banh của con rồi đá vỡ kính đấy ạ! Con không biết, con mới vừa đi ngang qua.
  1. Hôm qua Minh nói dối là không biết tại sao cửa sổ bị vỡ kính, hôm nay Minh nên làm thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Chuyện hôm qua mình đã quên rồi! Hôm nay, mình vẫn nói là người khác đá vỡ kính.
Mình sẽ nói với cô chủ nhà là hôm qua đã nói dối, và sẽ xin lỗi cô ấy và mong cô ấy tha lỗi. Mình sẽ xin Đức Chúa Trời tha tội, nhưng sẽ không thú thật với cô chủ nhà đó đâu!

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. GIA-CỐP TRÒ CHUYỆN VỚI CHÚA

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 28:10-22.

II. CÂU GỐC: Lạy Đức Giê-hô-va là Vầng Đá và là Đấng Cứu Chuộc của con, nguyện lời nói của miệng con, và sự suy ngẫm của lòng con được đẹp ý Ngài! (Thi Thiên 19:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Gia-cốp hứa yêu mến Chúa và vâng lời Ngài.

– Cảm nhận: Yêu mến Chúa thì phải làm những việc đẹp lòng Ngài.

– Hành động: Em quyết tâm sống đẹp lòng Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Phân loại lời hứa.

  1. Mục đích: Giúp các em phân biệt những điều Đức Chúa Trời hứa với Gia-cốp, và những điều Gia-cốp hứa với Đức Chúa Trời.
  2. Vật liệu: Máy cassette, băng cassette, 10 tấm bìa lời hứa và 2 tấm bìa họ tên.
  3. Thực hiện: Giáo viên thu âm sẵn Sáng Thế Ký 28:13-15.

Để lẫn lộn các tấm bìa ở giữa bàn, 2 bên bàn đặt bìa “Đức Chúa Trời”“Gia-cốp”. Các em vừa nghe băng cassette vừa chọn các tấm bìa lời hứa đặt cho phù hợp với bên “Đức Chúa Trời” hay bên “Gia-cốp”. Làm xong, giáo viên hỏi: “Các em nghĩ xem, Gia-cốp thích lời hứa nào của Đức Chúa Trời nhất? Vì sao?” “Lời hứa nào của Gia-cốp là quan trọng nhất? Tại sao?” “Đức Chúa Trời hứa gì với chúng ta?

* Đặt các câu hỏi đơn giản để các em nhớ lại lời hứa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời luôn lắng nghe lời cầu nguyện của các em. Ngài luôn quan tâm đến các em.

* Khuyến khích các em cầu nguyện cảm ơn Chúa bằng lời nói đơn giản, hoặc giáo viên cầu nguyện cảm tạ lời hứa của Đức Chúa Trời.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  (Chuẩn bị thị cụ: Con rối Gia-cốp bằng bao giấy).

  1. Vào đề.

Có bao giờ các em cảm thấy cô đơn chưa? Khi chỉ có một mình các em cảm thấy thế nào? Câu chuyện hôm nay cho các em biết Gia-cốp rất cô đơn. Ông đã lừa dối cha để chiếm quyền trưởng nam và cướp phước lành của Ê-sau. Điều đó khiến Ê-sau nổi giận muốn giết Gia-cốp nên ông phải trốn khỏi nhà một thời gian. Bà Rê-bê-ca bảo ông đến sống với cậu La-ban tại Cha-ran. Thế là một mình Gia-cốp đi suốt chặng đường dài đến nhà cậu của mình.

Trên đường đi, Gia-cốp có nhiều thời gian suy nghĩ lại việc mình đã làm. Trước đây, Gia-cốp tưởng nói dối thì sẽ dễ dàng đạt được những điều mình mong muốn. Nào ngờ, nói dối chỉ đem lại buồn phiền và đau khổ. Bây giờ, Gia-cốp phải thui thủi một mình trên đường đi. Có lẽ Gia-cốp bắt đầu ăn năn về sự dối trá của mình. Khi mặt trời lặn, ông dừng lại, tìm được một chỗ nghỉ khá sạch sẽ. Ông lấy áo khoác đắp người, dùng hòn đá gối đầu và chẳng bao lâu, ông chìm vào giấc ngủ.

Trong lúc đang ngủ, Gia-cốp mơ thấy một cái thang bắc từ dưới đất lên đến tận trời, các thiên sứ lên xuống trên thang ấy. Đức Chúa Trời ngự trên đầu thang phán với Gia-cốp rằng: “Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ con, cũng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ ở cùng con. Con đi đâu, Ta sẽ theo gìn giữ đó, và đem con về xứ nầy. Ta không bao giờ bỏ con cho đến khi Ta làm xong những điều đã hứa cùng con”.

Gia-cốp thức giấc, cảm thấy hết sức kinh sợ. Ông chưa bao giờ thấy một giấc mơ như thế. Gia-cốp tự nhủ: “Nơi này thật đặc biệt vì Đức Chúa Trời nói chuyện với mình”.

Các em thân mến, Đức Chúa Trời thật là Đấng yêu thương phải không? Dù biết Gia-cốp lừa dối cha và anh, nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu thương và quan tâm đến Gia-cốp.

Từ lúc thức giấc, Gia-cốp cứ nghĩ mãi đến lời hứa của Đức Chúa Trời. Gia-cốp liền cầu nguyện: “Kính lạy Đức Chúa Trời, con xin hứa sẽ sống đẹp lòng Ngài. Để tỏ lòng yêu mến Ngài, con sẽ dâng cho Ngài một phần mười mọi vật mà Ngài cho con”.

Cầu nguyện xong, Gia-cốp tiếp tục lên đường. Ông còn cả một chặng đường dài phía trước để đến nhà cậu. Nhưng bây giờ Gia-cốp biết mình không còn cô đơn nữa, vì ông biết rằng dù đi đến đâu Đức Chúa Trời cũng ở cùng ông. Tuy Gia-cốp đã phạm lỗi lầm, nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu thương ông. Đức Chúa Trời muốn giúp Gia-cốp trở nên một người tốt.

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em mở sách học viên, dùng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ” giúp các em ôn bài.

Sau đó, nói với các em: Trong hình, bạn Minh có một nan đề, chúng ta thử suy nghĩ có cách nào giúp bạn ấy không? Giáo viên đọc giải pháp của bài tập và hướng dẫn các em trả lời. Khi các em tìm ra giải pháp thích hợp nhất, các em phải nêu lý do tại sao em chọn giải pháp đó.

Giáo viên nêu ra một số vấn đề giúp các em hiểu giá trị của một việc làm tốt. Khi các em làm việc tốt, Đức Chúa Trời có vui lòng không? Tại sao? (Đức Chúa Trời biết những việc làm tốt ích lợi cho chúng ta).

            * Giúp các em hiểu đôi khi chúng ta làm những việc Chúa không đẹp lòng nhưng nếu chúng ta nhận lỗi và cầu nguyện xin Chúa tha thứ, thì Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta. Sau đó, giáo viên mời hai, ba em cầu nguyện xin Chúa tha thứ những việc làm sai trái.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. MÓN QUÀ KỲ DIỆU

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 2:1-7.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến trần gian để chúng ta nhờ Con ấy mà được sống.” (1Giăng 4:9b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus được sinh ra ở Bết-lê-hem theo như lời Đức Chúa Trời đã hứa.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời đã ban cho em một món quà quí báu là Chúa Jêsus.

– Hành động: Cảm tạ Đức Chúa Trời và tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Trò Chơi Xếp Hình.

* Chuẩn bị:

– Hình ảnh hay mô hình chuồng chiên thành Bết-lê-hem, hình (hoặc bằng nhựa) các con chiên, bò, lừa, rơm, cỏ, máng cỏ.

* Cách thực hiện:

Giáo viên cho các em nhìn chuồng chiên và máng cỏ, hỏi các em: “Con chiên, con bò thích ăn gì?” (Đưa cho các em xem cỏ). “Chúng ta làm một máng cỏ cho các con vật nầy nhé”. Sinh hoạt này giúp các em hiểu bối cảnh của câu chuyện trong Kinh Thánh. Khi nghe kể chuyện, các em sẽ hiểu rõ chi tiết và câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động đối với các em.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình nhà trọ, chuồng chiên, Ma-ri, Giô-sép, Ma-ri đang cỡi trên lưng lừa, dân chúng, chủ nhà trọ, Con Thánh Jêsus.

– Một con búp bê bọc trong khăn.

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Ở nhà các em có em bé không? Chắc em bé dễ thương và cả nhà thích ngắm em bé lắm, phải không? Có một người cũng đang rất mong có em bé như lời Đức Chúa Trời đã hứa. Đó là cô Ma-ri. Các em cùng nghe câu chuyện nay nha.

  1. Bài học.

Sau khi nghe thiên sứ phán, Ma-ri luôn nhớ trong lòng và mong điều đó mau đến với mình. Ma-ri nghĩ thầm: “Tôi sắp làm mẹ của Con Thánh Jêsus”. Mỗi lần nghĩ đến việc này, Ma-ri vui lắm.

Một ngày nọ, Giô-sép nói cùng Ma-ri: “Chúng ta phải đi về thành Bết-lê-hem để ghi tên mình vào sổ theo lịnh của vua vừa thông báo”. Giô-sép và Ma-ri chuẩn bị mọi thứ để bắt đầu lên đường đi đến thành Bết-lê-hem.

Ma-ri ngồi trên lưng lừa, còn Giô-sép đi bộ dắt lừa trên con đường đầy cát bụi. Qua nhiều ngày, họ đã đến thành Bết-lê-hem.

Lúc này thành Bết-lê-hem chỗ nào cũng đông nghẹt người! Mọi người đều đến đây để ghi tên theo lịnh của vua. Giô-sép và Ma-ri bây giờ rất mệt mỏi. Họ đã tìm khắp cả thành rồi mà cũng không còn có chỗ nào để nghỉ qua đêm. Nhà trọ nào cũng đã hết chỗ!

Cuối cùng Giô-sép và Ma-ri tìm đến một nhà kia. Họ hỏi: “Xin hỏi, ông còn phòng nào cho chúng tôi thuê không?”

Chủ nhà trọ trả lời: “Hết phòng rồi”. Nhưng rồi ông lại bảo: “Ông bà chờ chút, để tôi nghĩ xem. À, phía sau có cái chuồng chiên, nếu ông bà không chê, thì tôi cho ông bà thuê ở”. Giô-sép và Ma-ri đồng ý và nghỉ lại tại đây.

Đến đêm khuya, Chúa đã làm thành lời hứa của Ngài đối với Ma-ri: Con Thánh Jêsus được sinh ra, nhưng vì không có giường, nên Ma-ri đã bọc con bằng khăn và đặt nằm trong máng cỏ!

 Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Ngài ban tặng cho chúng ta một món quà quí nhất, đó là ban Chúa Jêsus xuống thế gian.

Bây giờ mỗi năm, vào tháng 12, chúng ta đều kỷ niệm ngày giáng sinh của Chúa Jêsus.

  1. Ứng dụng.

Giô-sép và Ma-ri phải đi đến thành nào để ghi tên vào sổ? Họ có tìm được phòng trọ nào không? Vì sao? Em bé Jêsus đã được sinh ra, nằm ở đâu? Bọc bằng gì?

Giáo viên hướng dẫn các em đọc câu gốc. Hỏi các em: “Tại sao Đức Chúa Trời phải sai con Ngài đến?” (Vì Ngài yêu thương chúng ta. Con của Ngài sẽ cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi). Giáo viên hỏi và cho các em thay phiên nhau dùng câu gốc để trả lời.

C. GIỜ LÀM THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 2 đã làm sẵn.

– Bút màu.

* Cách thực hiện: Giáo viên cho các em xem bài tập số 2. Và giúp các em viết họ tên của học viên vào chỗ trống của câu gốc. Sau đó, cho các em tô màu hình vẽ. Cho các em gạch một đường thẳng nối từ khung hình chữ nhật đến hình bé trai hoặc bé gái đúng với giới tính (trai hay gái) của học viên.  

Khi các em làm xong, giáo viên cho các em đọc lại câu gốc. Nhắc lại nhiều lần ý nầy: “Đức Chúa Trời yêu thương các em và đã ban cho món quà quí giá nhất, đó là Chúa Jêsus”.

Giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện cảm ơn Chúa.