Ngày: Tháng Một 29, 2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 04.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 04.02.2024

in Thanh niên on 29 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 04.02.2024.

  1. Đề tài: CON ĐƯỜNG VINH QUANG.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 11:27; 12:9.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi cùng làm nổi danh ngươi; và ngươi sẽ thành một nguồn phước” (Sáng thế Ký 12:1-2).
  4. Đố Kinh Thánh: E-xơ-ra 1-5.
  5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

  1. Từ nhiều tuần trước, uy viên linh vụ giao đề tài cho hai nhóm:

Đề tài 1: Người theo Chúa phải từ bỏ tất cả: gia đình, bạn bè, quê hương, cuộc sống mình đang sống để đi theo Chúa.

Đề tài 2: Người nhận biết tiếng Chúa kêu gọi, phải từ bỏ một số điều trong cuộc sống để đi theo sự hướng dẫn của Chúa.

  1. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.
  2. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.
  3. Giờ thảo luận.
  4. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.
  5. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.
  6. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đọc câu gốc trên chắc ai cũng thích. Ước ao gì mình cũng được Chúa hứa một lời như đã hứa với Áp-ram (Áp-ra-ham). Nhưng thưa quí vị, để được lời hứa đó, Áp-ra-ham phải trả giá rất đắt, phải chấp nhận thách thức, phải hi sinh đời sống mình, phải chấp nhận đủ mọi gian lao. Trước giả thư Hê-bơ-rơ 11 đã dùng 4 động từ để nói lên được niềm tin và lòng vâng phục của Áp-ra-ham (Hê-bơ-rơ 11:8-10). Bốn động từ đó là “Vâng, đi, ở, chờ”.

(1) Áp-ra-ham “Vâng lời Chúa gọi”.

(2) Áp-ra-ham “Đi đến xứ…”.

(3) Áp-ra-ham “Ở như trên đất ngoại quốc”.

(4) Áp-ra-ham “Chờ đợi một thành có nền vững chắc”.

Ngày nay có bao nhiêu người đã có được đời sống như Áp-ra-ham bằng lòng “Vâng, đi, ở, chờ” đợi Chúa Giê-xu Christ chúng ta trở lại?

  1. CHỌN LỰA MỘT GIA ĐÌNH (Sáng thế Ký 11:31-32).

Từ thời A-đam đến thời Nô-ê là 10 thế hệ, từ Nô-ê đến Áp-ra-ham là mười thế hệ kế tiếp. Biết bao thăng trầm, diễn biến đã xảy ra trong dòng lịch sử nhân loại mà biến cố đau lòng Chúa nhất là việc con người tỏ lòng chống nghịch Chúa qua việc xây dựng tháp Ba-bên (Sáng thế Ký 11). Giữa thế giới đa dạng và đầy tội lỗi đó, Đức Chúa Trời vẫn kiên trì tiếp tục phương cách cứu chuộc con người qua sự chọn lựa một người công nghĩa và người đó không ai khác hơn là Áp-ra-ham (Chúa đổi tên ông từ Áp-ram thành Áp-ra-ham ở Sáng thế Ký 17:5).

Áp-ra-ham được chọn lựa. Sự chọn lựa đó đi kèm theo một giao ước vững bền với 7 đặc tính đầy phước hạnh cho người được chọn (Sáng thế Ký 12:2-4).

(1) Thành một dân lớn (Sáng thế Ký 13:16).

(2) Nhận đầy phước lành của Chúa cả vật chất (Sáng thế Ký 13:14-17) lẫn tâm linh (Sáng thế Ký 15:6).

(3) Làm nổi danh.

(4) Thành nguồn phước cho nhân loại (Ga-la-ti 3:8).

(5) Ai chúc phước người sẽ được phước.

(6) Ai rủa sả người sẽ bị rủa sả.

(7) Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ người được phước (qua sự giáng sinh của Chúa Giê-xu).

  1. TIẾNG GỌI ĐẦY THÁCH THỨC (Sáng thế Ký 12:1-3).

Qua Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Chúa Trời ít nhất đã gọi Áp-ra-ham 6 lần. Tiếng gọi của Đức Chúa Trời là một sự thôi thúc, thách thức con người có khải tượng và dám sống chết với niềm tin như Áp-ra-ham. Một lần tại U-xơ (Sáng thế Ký 11:31; Công vụ 7:2-3). Một lần tại Cha-ran (Sáng thế Ký 12:1). Chúa xác định tiếng gọi tại Si-chem (Sáng thế Ký 12:7), tại Bê-tên (Sáng thế Ký 13:14-17) và hai lần tại Hếp-rôn (Sáng thế Ký 15:5-18a; 17:1-8). Như vậy chúng ta thấy được tầm quan trọng của tiếng gọi này.

Đây là sự kêu gọi đầy thách thức vì thật ra ngoại trừ Áp-ra-ham, khó ai có thể đáp ứng được. Từ xứ Canh-đê (vùng vịnh Ba-tư) đi đến Cha-ran dài khoảng 960 km. Từ Cha-ran đến xứ Ca-na-an ít nhất là thêm 640 km nữa. Hãy nhớ là bối cảnh câu chuyện cách chúng ta chừng 4.000 năm. Thời đó đường sá thô sơ hiểm trở và phương tiện nếu có chỉ là những con lạc đà. Mấy ai chấp nhận hành trình về miền đất mình chưa từng biết, bỏ lại sau lưng bao điều thương mến. “Hãy ra khỏi quê hương” là một điều hết sức khó rồi. Lại còn xa lìa “bà con”“nhà cha ngươi” tức là xa lìa những gì mình quí mến nhất, thân thiết nhất để đi đến một nơi mà không biết mình đi đâu là điều mấy ai có thể chấp nhận. Tạ ơn Chúa, Áp-ra-ham đã đáp ứng tiếng gọi. Chấp nhận giá mình phải trả để không phụ niềm kỳ vọng của một Đức Chúa Trời quyền năng (El Shaddai) như chính Chúa đã tự xưng (Sáng thế Ký 17:1).

III. MỘT ĐỨC TIN TRỌN VẸN (Sáng thế Ký 12:4-9).

Chi tiết của đoạn Kinh Thánh này cho thấy khi lìa Cha-ran, Áp-ra-ham đã 75 tuổi. Tháp tùng cuộc hành trình là gia đình ông, gia đình của Lót (cháu Áp-ra-ham) cùng đoàn tùy tùng và sản vật. Nhìn qua các chi tiết này, chúng ta thấy quyết định bỏ Cha-ran của Áp-ra-ham thật là một quyết định hết sức táo bạo. Hơn thế nữa, với cuộc hành trình bấy giờ, Áp-ra-ham phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải sắp đặt kỹ lưỡng và có kế hoạch. Các chi tiết trong đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta thấy được những điều rất quan trọng về đời sống thuộc linh của Áp-ra-ham. Trước khi vào xứ Ca-na-an ông đã dừng chân tại những địa danh mà sau này cháu nội ông là Gia-cốp cũng đã dừng chân tại đây để nhận khải tượng. Điểm đầu Áp-ra-ham dừng chân là Si-chem (cách Giê-ru-sa-lem 48 km về phía Bắc). Tại đây ông được Đức Chúa Trời xác định lời hứa và cũng tại đây, ông thiết lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va. Tại Bê-tên (khoảng 20 km về phía Bắc Giê-ru-sa-lem) nơi mà sau này, cháu nội ông là Gia-cốp đã chiêm bao về chiếc thang nối liền đất trời (Chúa Giê-xu). Áp-ra-ham lại dựng bàn thờ thứ nhì cho Chúa. Việc làm của Áp-ra-ham trên đường thờ phượng là một tấm gương cho chúng ta noi theo. Không vì lý do khó khăn, đường xa mà ông quên đi sự thờ phượng. Sự thờ phượng Chúa đối với Áp-ra-ham và bất cứ ai thật lòng yêu mến Chúa phải là công tác ưu tiên hàng đầu trong đời sống. Tiếc thay, ngày nay có nhiều con cái Chúa không đi nhà thờ được, không tham dự các chương trình cầu nguyện, học Kinh Thánh do Hội Thánh mình tổ chức chỉ vì mình phải đi làm, đi công việc… Ước mong, đời sống đắc thắng, phước hạnh của Áp-ra-ham sẽ khích lệ chúng ta luôn luôn đặt sự thờ phượng Chúa làm ưu tiên số một của đời sống mình.

* Bài học áp dụng:

  1. Đức Chúa Trời chọn gia đình Áp-ra-ham để thành nguồn phước cho nhân loại. Chúa Cứu Thế đã “chọn và lập các ngươi” với lòng mong ước rằng chúng ta sẽ “đi và kết quả” (Giăng 15:16). Chúng ta phải làm gì để không phụ lòng kỳ vọng của Chúa? (Sáng thế Ký 11:31-32).
  2. Ai cũng biết rằng phần thưởng càng quí thì sự gian khổ phải càng nhiều. Chúng ta có bằng lòng đón nhận những thách thức, chông gai để “liều mình vác thập tự” của mình để theo Chúa không? (Sáng thế Ký 12:1-3).
  3. Giá trị của đức tin không ở chỗ bộc phát nhất thời nhưng ở chỗ chịu đựng, bền bỉ? Chúng ta nên làm gì để điều chỉnh đời sống, hướng đi để có thể tiếp tục cuộc hành trình thiêng liêng, dấn thân vào đồng lúa để đem ích lợi cho Vương Quốc Đức Chúa Trời?
  4. Dời chỗ ở là một thay đổi của đời sống. Chúng ta cần thay đổi một vài điều nào đó trong đời sống hằng ngày để gia đình của chúng ta gần gũi với Chúa và được phước không? Đức tin không thể dậm chân tại chỗ nhưng sẽ lớn lên hoặc thụt lùi như con thuyền trên dòng sông. Chúng ta nên làm gì để giúp niềm tin bản thân chúng ta, gia đình, bạn bè và Hội Thánh được tiến triển, vững mạnh? Đời sống của Áp-ra-ham trong bài học hôm nay chính là câu trả lời cho mọi câu hỏi nêu trên. Ước mong chúng ta áp dụng những kinh nghiệm đó vào niềm tin của mình để đời sống chúng ta thành nguồn phước cho những người xhung quanh.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 04.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 04.02.2024

in PHỤ NỮ on 29 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 04/02/2024.

  1. Đề tài: GIA-CỐP – NGƯỜI ĐƯỢC PHƯỚC VÀ CHÚC PHƯỚC.
  2. Kinh Thánh: Sáng 25:22-34; 32:24-32; 35:1-15; Êph 1:3-6.
  3. Câu gốc: “Cũng hãy để lời của Đấng Christ sống sung mãn trong lòng anh em; hãy dùng tất cả sự khôn ngoan để dạy và khuyên bảo nhau, dùng thi thiên, thánh ca, linh khúc để hát cho Đức Chúa Trời với lòng biết ơn” (Côl 3:16 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 144-146.
  5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

  1. Từ nhiều tuần trước, uỷ viên linh vụ giao đề tài cho hai nhóm:

Đề tài 1: Trong các cuộc đọ sức, với người và với thiên sứ, Gia-cốp đều thắng. 

Đề tài 2: Trong các cuộc đọ sức, với người và thiên sứ, Gia-cốp đều thua.

  1. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.
  2. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.
  3. Giờ thảo luận.
  4. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.
  5. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.
  6. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Khi nói đến tổ phụ, dân Do Thái thường nhắc đến Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, là ba nhân vật quan trọng mở đầu lịch sử tuyển dân Y-sơ-ra-ên. Gia-cốp là con trai của Y-sác và Rê-bê-ca, em sanh đôi với Ê-sau.

Cuộc đời của Gia-cốp có ba giai đoạn như sau:

  1. Tại Ca-na-an (Sáng 25-27).

Ê-sau con trưởng sống bằng nghề thợ săn, Gia-cốp là em sống nơi lều trại, phụ giúp mẹ. Là em, nhưng Gia-cốp ôm ấp trong lòng về phước hạnh của người con trưởng, thừa cơ Ê-sau đi săn trở về đang đói mệt, Gia-cốp mua quyền trưởng nam của Ê-sau bằng cách cho ăn bánh và tô súp đậu. Kế đó, Rê-bê-ca bày mưu cho Gia-cốp gạt cha để được lời chúc phước.

  1. Tại Pha-đan A-ram (Sáng 28-30).

Khi biết mình bị cướp phước lành, Ê-sau nổi giận, tìm cách giết Gia-cốp. Gia-cốp sợ hãi bỏ xứ chạy trốn nơi nhà cậu là La-ban ở Pha-đan A-ram. Trên đường đi, Gia-cốp dừng chân nghỉ đêm ở Bê-tên. Tại đây, Gia-cốp được Đức Chúa Trời hiện ra trong giấc chiêm bao, Ngài phán hứa sẽ ở cùng ông và làm thành điều Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham.

  1. Trở về Ca-na-an (Sáng 31-35).

Hai mươi năm ở nhà La-ban, Gia-cốp trải qua bao nhọc nhằn, cay đắng: Mười bốn năm làm công để được hai con gái La-ban, sáu năm làm công để được bầy súc vật riêng, nhiều lần bị La-ban thay đổi công giá và bạc đãi. Gia-cốp quyết định trở về Ca-na-an.

Gia-cốp vô cùng lo sợ sự báo thù của Ê-sau, nên tha thiết cầu xin Đức Chúa Trời che chở, được Ngài hiện đến ban phước, đổi tên Gia-cốp thành Y-sơ-ra-ên, có nghĩa là vật lộn cùng Đức Chúa Trời. Khi đến Ca-na-an, Gia-cốp được Ê-sau tiếp đón vui vẻ, anh em hòa thuận lại với nhau.

  1. Tại Ai-cập (Sáng 46-50).

Thời gian sau đó, xảy ra cơn đói lớn, gia đình Gia-cốp bắt đầu lâm nguy. Bấy giờ Gia-cốp vô cùng ngạc nhiên biết Giô-sép vẫn còn sống và đang cầm quyền tại Ai-cập. Gia-cốp vui mừng dời gia đình đến Ai-cập và định cư tại Gô-sen. Gia-cốp cũng được hân hạnh vào tiếp kiến Pha-ra-ôn và đã hai lần chúc phước cho vua.

Gia-cốp chúc phước cho tất cả mười hai con trai Giô-sép. Gia-cốp sống được 147 tuổi.

  1. SUY GẪM.

* Từ tên Gia-cốp đến tên Y-sơ-ra-ên.

Gia-cốp phải gánh lấy hậu quả của lỗi lầm gây ra. Gia-cốp bị cậu là La-ban lường gạt mười lần, bị con cái phỉnh dối, đã tạo cho Gia-cốp những chuỗi ngày thật khốn khổ, đắng cay tại Pha-đan A-ram (Sáng 31:38-41). Đức Chúa Trời đoái thương và đem Gia-cốp trở về Ca-na-an.

Trên đường về, đời sống của Gia-cốp đã được biến đổi trong một cuộc “vật lộn” với thiên sứ tại Gia-bốc (Sáng 32:24-32). “Cú đánh” khiến Gia-cốp bừng tỉnh, và nhìn biết ông đang đương đầu với một sức mạnh siêu phàm mà ông không thể chiến cự (c.26). Gia-cốp nhận ra đây không phải là người bình thường, nhưng là thần linh; không phải là kẻ thù, nhưng là Đấng ban phước. Gia-cốp cố hết sức bám víu người với lời nài xin (c.26). Gia-cốp phải tự thú nhận, xưng tội con người thật của mình, thì được Ngài đổi cho tên là Y-sơ-ra-ên, có nghĩa là “Vật lộn cùng Đức Chúa Trời”. Gia-cốp bắt đầu một cuộc sống mới.

(1) Tôn Đức Chúa Trời là Chúa (Sáng 33:20).

(2) Dâng hiến (Sáng 28:20-22; 35:3, 6-7).

(3) Dẫn dắt người nhà mình dẹp bỏ thần tượng ngoại bang và sống theo đường lối công bình của Đức Chúa Trời (Sáng 35:1-4).

(4) Chúc phước cho người khác (Sáng 27:7-10, 48, 49).

III. ỨNG DỤNG CHO ĐỜI SỐNG.

(1) Dầu Gia-cốp đã lầm lỗi, làm điều gian ác, nhưng sự lựa chọn của Đức Chúa Trời đối với Gia-cốp không bao giờ thay đổi (Sáng 28:13-15; Rô 9:12-13; 11:29).

(2) Do ân điển của Chúa mà chúng ta nhận được phước hạnh.

(3) Chỉ có người được cứu rỗi và được biến đổi mới được sự ban phước.

(4) Người được nhận phước hạnh của Chúa có sứ mạng đem phước của Ngài đến cho người khác.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ VITAMIN.

Vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

  1. Vitamin A.

– Sử dụng: Khi một người uống quá nhiều rượu, dùng thuốc kháng sinh, mắt bị mỏi khi nhìn lâu trong ánh sáng yếu, thường xuyên bị đỏ, ngứa về đêm, da khô, cơ thể dễ bị cảm lạnh…

Nguồn gốc: Có trong dầu cá, gan động vật, cà rốt, khoai lang và các loại trái cây có màu vàng như xoài…

Phản ứng: Dùng gấp đôi liều khuyến cáo trong lúc mang thai có thể gây biến loạn cho phát triển thai; ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ bị xơ gan.

  1. Vitamin B tổng hợp.

– Sử dụng khi: Ăn khó tiêu, mệt mỏi, đau dây thần kinh…

– Nguồn gốc: Có trong thịt, gan, ngũ cốc, gạo tấm, gạo lứt chứa nhiều Vitamin B1. Vitamin B2.

Phản ứng: Sử dụng quá liều Vitamin B sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng. Không nên uống nhiều Vitamin B3 nếu bạn bị bệnh tiểu đường, huyết áp thấp, bệnh gan.

  1. Vitamin C.

– Sử dụng khi: Dễ bị tress hoặc đang uống thuốc ngừa thai. Nếu bạn hút thuốc, nguy cơ thiếu hụt Vitamin C cũng sẽ rất cao.

– Nguồn gốc: Có trong các loại quả mọng nước, trứng cá, rau.

Phản ứng: Với liều lượng hơn 1.000mg mỗi ngày Vitamin C có thể gây tiêu chảy, sỏi thận.

  1. Vitamin D.

– Sử dụng khi: Da bạn mất dần vẻ sáng đẹp tự nhiên, bản thân bạn không thích uống sữa và tuân thủ nghiêm nhặt một thực đơn toàn rau quả.

Nguồn gốc: Có trong các loại hạt ngũ cốc.

– Phản ứng: Gây Canxi máu (Calcium tăng cao). Lượng Vitamin D đưa vào cơ thể cao hơn 10mcg/ngày dễ dẫn đến những triệu chứng nhiễm độc.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 04.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 04.02.2024

in NAM GIỚI on 29 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 04.02.2024

  1. Đề tài: KHI ĐỨC CHÚA TRỜI IM LẶNG.
  2. Kinh Thánh: Giăng 11:1-45; Ê-phê-sô 3:20; Ca Thương 3:23-26.
  3. Câu Gốc: “Thật tốt cho người trông mong và yên lặng đợi chờ sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va” (Ca Thương 3:26).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 22-24.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

  1. Chọn một người đóng vai bà Ma-ri (em gái của La-xa-rơ), một người làm phóng viên.
  2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và trả lời cho các người đóng vai học thuộc. Các câu hỏi và trả lời đều ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.
  3. Trong phần đúc kết, người hướng dẫn (NHD) sẽ tóm tắt nội dung bài học và đưa ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của Lời Chúa vào đời sống mỗi ngày. Sau đó tất cả đứng lên và mời bà Ma-ri cầu nguyện cho ban Nam giới.

* Gợi ý phỏng vấn.

– Pv: Ban Nam giới thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ học Lời Chúa theo chủ đề Khi Đức Chúa Trời Im Lặng. Đã không ít lần chúng ta vô cùng bối rối khi Chúa vẫn yên lng trước lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta phải làm gì đây trước sự yên lng của Ngài?

Để giúp Ban Nam giới có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mọi người theo dõi cuộc trò chuyện với một nhân vật rất đặc biệt đã kinh nghiệm sự bày tỏ diệu kỳ của Chúa, đó là bà Ma-ri em của ông La-xa-rơ.

– Pv: Xin chào bà Ma-ri, thay mặt cho ban Nam giới, chúng tôi rất vui mừng và cám ơn vì bà đã nhận lời tham dự cuộc phỏng vấn ạ!

– Bà Ma-ri: Chào Ban Nam giới!

– Pv: Xin phép bà cho tôi được bắt đầu cuộc phỏng vấn.

– Bà Ma-ri: Tôi sẵn sàng, quý vị cứ hỏi.

– Pv: Thưa , qua Kinh Thánh chúng tôi được biết Đức Chúa Trời đã cứu anh của bà là ông Laxarơ từngười chết sống lại. Vậy khi ông Laxarơ bị bệnh, gia đình bà có thưa với Chúa không ạ?

– Bà Ma-ri: Ồ! Tất nhiên gia đình chúng tôi đã báo với Chúa Giê-xu ngay. “Lạy Chúa người Chúa yêu đã mắc bệnh”. Chúa rất yêu anh tôi là La-xa-rơ và 2 chị em tôi là Ma-thê và Ma-ri!

– Pv: Nhưng Chúa Giê-xu đã làm gì trước lời khẩn cầu đó ạ?

– Bà Ma-ri: Đức Chúa Giê-xu nghe lời đó bèn phán rằng “Bệnh này không đến chết đâu, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, hầu cho Con Đức Chúa Trời bởi đó được sáng Danh. Quả thật, Chúa đã có chương trình trên anh tôi và gia đình tôi. Nhưng khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu được Lời Chúa phán.

– Pv: Sau đó, Chúa Giê-xu có đến liền không ạ?

– Bà Ma-ri: Không đâu, khi Đức Chúa Giê-xu đến nơi, thấy anh tôi đã chôn trong mộ bốn ngày rồi.

– Pv: Ồ, bốn ngày ngày rồi sao!

– Bà Ma-ri: Đúng đấy quý vị. Khi gặp Chúa Giê-xu, tôi đã nói với Chúa rằng: “Lạy Chúa, nếu Chúa có đây thì anh tôi không chết”. Lúc đó, tôi chỉ biết và tin vào sự chữa lành của Chúa chứ không nhìn thấy Chúa Giê-xu là Đấng làm trổi hơn mọi sự chúng ta cầu xin, như Lời Ngài đã phán: “Ta há chẳng từng nói với ngươi rằng nếu ngươi tin thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sao? Anh ngươi sẽ sống lại!”. Tôi nghĩ anh mình đã chết vì Chúa đến muộn quá!

– Pv: Và Chúa Giê-xu đã bày tỏ điều gì nữa ạ?

– Bà Ma-ri: Đức Chúa Giê-xu đã phán rằng: “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết. Ngươi có tin điều đó chăng?”Quả thực, lúc bấy giờ tôi đã tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian. Người đã mở mắt kẻ mù được, Ngài cũng sẽ làm cho La-xa-rơ sẽ sống lại!

– Pv: có thể giải thích cho chúng tôi rõ hơn về Lời phán vừa rồi của Chúa.

– Bà Ma-ri: Thưa quý vị, Đấng mà chúng ta đang thờ phượng và hầu việc là Đấng Sống, Ngài cầm chìa khóa của sự chết và Âm phủ. Ngài không chỉ chữa lành mà còn ban sự sống đời đời cho những ai tin nhận Ngài. Ngài muốn bày tỏ cho chúng ta được kinh nghiệm Ngài sâu nhiệm hơn, kỳ diệu hơn.

– Pv: Chúng tôi đã hiểu rồi ạ, vậy bà có thể cho chúng tôi một bài học của ngày hôm nay để áp dụng vào đời sống không?

– Bà Ma-ri: Được chứ! Khi Chúa Giê-xu đã gọi anh tôi sống lại, tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời luôn có chương trình, mục đích trên đời sống của chúng ta. Hãy hết lòng tin cậy và yên lặng chờ đợi sự trả lời của Ngài, bởi vì thời điểm của Ngài luôn luôn đúng và tốt nhất; không có gì là quá sớm, cũng không có gì là quá trễ với Đức Chúa Trời! Amen!

– Pv: Cảm Tạ Chúa! Thay mặt cho ban Nam giới chúng tôi cám ơn bà Ma-ri và sẽ ghi nhớ bài học này, xin bà cầu nguyện cho chúng tôi! (Mời các bạn đứng lên…).

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Điều Gì Đang Diễn Ra Khi Bạn Cầu Nguyện?

  1. 1. Cầu xin điều này… lại nhận được điều khác.

Câu chuyện bốn người đem người bạn bại của mình đến với Chúa Giê-xu để xin Ngài chữa lành. Vì cớ đám đông, họ phải dở mái nhà thả người này xuống trước mặt Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu phán: “Hỡi con Ta, tội lỗi người đã được tha” (Mác 2:5).

Bốn người bạn đang cầu xin Chúa Giê-xu chữa lành người bại kia, nhưng Ngài lại tha tội lỗi của người ấy. Người này cùng các bạn đã cầu xin một món quà cụ thể, nhưng Chúa Giê-xu muốn khiến người ấy trở thành con cái Đức Chúa Trời để có thể thừa hưởng mọi sự!

Chỉ có Thánh Linh mới biết điều Chúa đang hành động hoặc đang có ý định thực hiện trong đời sống bạn. Hãy để Chúa ban cho bạn mọi điều Ngài muốn ban (1Cô 2:10-12). Quả thật, Đức Chúa Trời luôn ban cho chúng ta trổi hơn những điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. “Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Êph 3:20).

  1. 2. Sự im lặng của Đức Chúa Trời.

Bạn đã trải qua sự cầu nguyện suốt nhiều ngày, và rồi dường như Chúa hoàn toàn im lặng. Bạn cảm thấy thiên đàng như đã đóng chặt cửa lại. Bạn không hiểu điều gì đang diễn ra. Có thể một vài người bảo với bạn rằng nếu Chúa không nghe lời cầu nguyện của bạn, vì bạn đã phạm tội trong đời sống của mình, và phải tự kiểm tội lỗi qua sự cầu nguyện. Bạn có thể nói rằng: “Mình vẫn tốt. Tôi không hiểu được sự im lặng của Đức Chúa Trời?”

“Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy lắng tai nghe lời cầu nguyện tôi, chớ ẩn mặt Chúa cho khỏi nghe lời nài xin tôi” (Thi 55:1). “Đức Giê-hô-va ôi! Ngài sẽ hằng quên tôi cho đến chừng nào? Ngài ẩn mặt cùng tôi cho đến bao giờ?” (Thi 13:1).

Đôi khi Chúa im lặng để Ngài chuẩn bị hướng dẫn bạn hiểu biết sâu nhiệm hơn về chính Ngài.

  1. 3. Đáp ứng sự im lặng của Chúa.

Bạn có thể đáp ứng với sự im lặng của Đức Chúa Trời bằng hai cách:

F Cách đáp ứng thứ nhất: Bạn rơi vào buồn chán, mặc cảm phạm tội, và tự kết án.

F Cách đáp ứng thứ hai: Bạn sẽ trông đợi Đức Chúa Trời hướng dẫn mình hiểu biết sâu nhiệm hơn về Ngài.

– Xưng tội và ăn năn những tội lỗi còn vướng mắc trong đời sống của bạn, không còn buồn chán và mặc cảm phạm tội nữa.

– Sẵn sàng chờ đón một kinh nghiệm mới với Chúa mà trước đó bạn chưa từng biết trong sự mong đợi và tin cậy.

“Thật tốt cho người trông mong và yên lặng đợi chờ sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va” (Ca Thương 3:26).

Khi bạn thực hiện đáp ứng thứ hai này, Chúa cũng sẽ bắt đầu bày tỏ cho bạn thấy cách mình có thể đáp ứng với Ngài,để bạn biết Ngài một cách lớn lao hơn.

Cả hai cách đáp ứng này khác nhau, như ngày khác với đêmvậy.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Bạn có nản lòng, thất vọng khi Chúa vẫn im lặng trước lời cầu nguyện của bạn? Tại sao?
  2. Bạn đã phán ứng ra sao khi Chúa không ban cho, giống như điều bạn đã cầu xin?

3. Chúa đã đáp lời cầu nguyện của bạn như thế nào? Xin kể ra một kinh nghiệm của bạn.

Read More