Latest News From Our Blog

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 12.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 12.04.2015

By andynguyen in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 12.04.2015.

1. Đề tài: HA-BA-CÚC – NGƯỜI KÊU GỌI NGƯỜI CÔNG NGHĨA

SỐNG BỞI ĐỨC TIN.

2. Kinh Thánh: Ha-ba-cúc 1-3; Rô-ma 1:16-17; 3:23-26.

3. Câu gốc:  “Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng

trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình”(Ha-ba-cúc 2:4).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 124 – 126.

5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN: Giải đáp thắc mắc.

78

1. Thông báo đề tài “Ha-ba-cúc, người kêu gọi người công nghĩa

sống bởi đức tin” đến tất cả ban viên và thu thập những thắc mắc

gởi cho ủy viên linh vụ.

2. Ủy viên linh vụ nhờ người có kinh nghiệm  thuộc linh giải đáp

thắc mắc.

3. Các câu hỏi phải sắp xếp theo đúng bố cục để người nghe dễ

dàng hiểu được nội dung của chủ đề. Sau phần trả lời mỗi câu hỏi,

cần dành ra ít phút để ban viên thảo luận hoặc hỏi thêm.

4. Ban hướng dẫn cần kiên nhẫn tìm hiểu ban viên của mình và

nêu lên những thắc mắc thay họ, vì có một số e ngại không dám

hỏi. Ngoài ra ban hướng dẫn cũng nên soạn trước một số câu hỏi

dựa theo nội dung của bài học, phòng khi có  quá ít câu hỏi, bạn

cũng có thể hoàn tất mục tiêu được đề ra cho buổi nhóm.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Ha-ba-cúc được Đức Chúa Trời kêu gọi làm tiên tri dưới triều vua

Giê-hô-gia-kim (608-697 T.C). Ông vốn là một thi sĩ như Ê-sai.

Trong lúc đế quốc Ba-by-lôn đang lớn mạnh vàdân Canh-đê trở

thành mối đe doạ cho nền an ninh Giu-đa sau chiến trận Carchemis

vào năm 650 T.C, Ha-ba-cúc bắt đầu thắc mắc  tại sao kẻ ác được

hưng thạnh. Vấn đề của Ha-ba-cúc được Đức Chúa Trời giải đáp với

câu trả lời vô cùng quan trọng là người công nghĩa sẽ sống bởi đức

tin (Ha 2:4). Đây là đề tài chính của sứ điệp Ha-ba-cúc truyền giảng

cho dân chúng trong lúc bị kẻ thù nghịch uy hiếp. Sau nầy, Luther

cũng đã dùng câu Kinh Thánh ấy làm nền tảng cho công cuộc Cải

Chánh Giáo Hội trong thế kỷ 16.

Qua sứ điệp trên, Ha-ba-cúc kết thúc bằng lời cầu nguyện với

lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Trong niềm tin ấy, Ha-ba-cúc đã kêu

gọi người công nghĩa đến cuộc sống thế nào?

II. DẪN GIẢI.

79

1. Vấn Đề Của Ha-ba-cúc.

Trong chức vụ tiên tri, có một vấn đề khiếnHa-ba-cúc thắc mắc

không ít, đó là tại sao người công bình bị kẻ ác hà hiếp? Người công

bình ở đây chỉ về tuyển dân Chúa, là dân sống theo tiêu chuẩn công

nghĩa của Đức Chúa Trời. Còn kẻ ác, chỉ về  dân Canh-đê, hay dân

ngoại, là dân sống gian ác, trái phạm đườnglối chân thật của Chúa.

Như tiên tri Giê-rê-mi, Ha-ba-cúc đặt mình vào nhóm dân có thể

bị kẻ ác áp bức và đã trở thành tiếng kêuthan của Đức Chúa Trời:

“Hỡi Đức Giê-hô-va! Tôi kêu van mà Ngài không nghe tôi đến

chừng nào? Tôi vì cớ sự bạo ngược kêu van cùng Ngài, mà Ngài

chẳng khứng giải cứu tôi!”(1:2). Ha-ba-cúc rất bất bình trước cảnh

quân thù vây dân Chúa. Trong thời kẻ ác hưng thịnh, người tiên tri

thấy dường như chánh trực công nghĩa không còn hiệu lực gì! (1:4).

Mặc dầu được Chúa cho biết Ngài sẽ dùng vuaBa-by-lôn sửa phạt

Giu-đa, nhưng Ha-ba-cúc không hài lòng cảnh kẻ bất nghĩa hung tàn

giày đạp dân Chúa! (1:5-12). Càng nghĩ đến sự thánh khiết oai

nghiêm của Chúa, Ha-ba-cúc càng thêm thắc mắc:  “Mắt Chúa thánh

sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược. Sao

Ngài nhìn xem kẻ làm sự dối trá, khi kẻ dữ  nuốt người công bình

hơn nó, sao Ngài nín lặng đi?”(1:13). Cho nên không thể chịu đựng

được nữa, Ha-ba-cúc quyết khiếu nại vấn đề  của mình trước mặt

Chúa: “Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn  luỹ, rình xem

Ngài bảo ta điều gì, và ta trả lời thế nào về sự đối nại của ta”(2:1)

như Gióp lúc hoạn nạn đã mong ước tìm đến Chúa, để trình bày

duyên cớ của mình trước toà công lý của Ngài (Gióp 23:3-4).

2. Sự Giải Đáp Của Đức Chúa Trời Cho Ha-ba-cúc.

Trong đoạn 1, Ha-ba-cúc có cái nhìn hẹp hòi,  thấy kẻ ác trong

hiện tại được sự thạnh vượng và thắc mắc về sự nín lặng của Chúa.

Nhưng trong đoạn 2, Đức Chúa Trời đưa Ha-ba-cúc đến cái nhìn xa

hơn khi thấy sự cuối cùng của kẻ ác và thấy Chúa đang cầm quyền

80

tể trị. Trong sự giải đáp của Đức Chúa Trời, Ha-ba-cúc học biết

những điều quan trọng sau đây:

a. Người công nghĩa sống bởi đức tin:Trong 2:4 bày tỏ hai

nguyên tắc sống và hai hậu quả khác nhau: Kẻ ác sống bởi sự kiêu

ngạo và gặt lấy sự huỷ diệt, còn kẻ công  bình sống bởi đức tin và

được giải cứu. Vì vậy lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời là lẽ sống của

người công bình (Châm 16:18; Thi 37:1-9). Chữ đức tin trong nguyên

ngữ Hy-bá-lai là  Emunah, có nghĩa đen là “giơ bàn tay lên”. Như

trường hợp Môi-se giơ gậy hướng lên trời trong trận chiến với A-ma-léc và được thắng (Xuất 17:12), nghĩa bóng là “nắm vững hay nắm

chặt”, chỉ về lòng trung thành vâng giữ luậtpháp Đức Giê-hô-va.

Theo hai ý này, lời kêu gọi sống bởi đức tin của Ha-ba-cúc có hàm ý

khuyến khích con dân Chúa, dù trong hoàn cảnhbị kẻ ác hà hiếp,

nhưng người công bình cứ hướng lòng trông cậy Đức Giê-hô-va và

trung tín giữ điều răn Chúa dạy, cuối cùng chắc sẽ được sự giải cứu

và phước hạnh của Ngài.

Chữ đức tin trong 2:4 đã được sứ đồ Phao-lô trích dẫn cho sự giãi

bày lẽ đạo xưng nghĩa bởi đức tin. Trong thờiCựu ước, người công

bình sống bởi đức tin thế nào, thì trong thờiTân ước cũng bởi đức

tin nơi sự đổ huyết chuộc tội lỗi của Chúa  Giê-xu, mà tội nhân được

trở nên người công bình, được giải cứu khỏisự chết của tội lỗi, và

được sự sống bất diệt của Chúa (Rô 1:17,3,23-26; Gal 3:11; Giăng

3:16). Tất cả mọi điều ấy là do đức tin nơi  Chúa Cứu Thế. Vì vậy,

đức tin là nguyên tắc sống cần thiết cho người công bình của mọi

thời đại. Ngày xưa, Ha-ba-cúc kêu gọi người  công bình sống bởi đức

tin. Ngày nay sống trong thời đại ân điển, một tin mừng cho cả mọi

người là: Chẳng những người công bình sống bởi đức tin, mà kẻ tội

nhân cũng có thể nhờ đức tin trong Đấng Christ để được xưng công

bình.

Cho nên sự kêu gọi người đến đức tin trong Chúa Giê-xu là sứ

mạng của Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay.

81

b. Kẻ ác bị đặt dưới án phạt của Chúa (2:5-20): Trước kia Ha-ba-cúc tưởng Đức Chúa Trời chẳng lưu ý đến những điều của kẻ ác như:

tham lợi, kiêu ngạo, tàn nhẫn, bất nghĩa, trụy lạc, thờ thần tượng, giả

dối (2:5-8,15-19), nhưng qua giải đáp của Ngài, Ha-ba-cúc thấy rõ

Đức Chúa Trời đang ngồi trên cao ghi chép từng việc làm gian dối

của kẻ ác, và đã đặt chúng dưới cơn thạnh  nộ kinh khiếp của Ngài.

Ha-ba-cúc nhận biết sự hưng thạnh của kẻ ácchỉ trong chốc lát như

hoa cỏ chóng tàn và để dành cho lửa đoán xét của Chúa thiêu đốt

mà thôi! (2:13-16). Khi nhìn thấy quyền năng lớn của Đức Chúa Trời

bao phủ thế gian, sự oai nghiêm của Đấng Cao  Cả,  Ha-ba-cúc cảnh

cáo mọi người trên đất rằng:  “Nhưng Đức Giê-hô-va ở trong đền

thánh của Ngài, trước mặt Ngài, cả đất hãylàm thinh!”(2:20).

3. Niềm Tin Của Ha-ba-cúc.

Khi nhận thức được ý Chúa, quyền tể trị và chương trình của Đức

Chúa Trời đoán phạt kẻ ác và giải cứu người công bình, Ha-ba-cúc

không còn thắc mắc mà dâng lên Chúa lời cầu nguyện với cả tấm

lòng tin cậy trọn vẹn. Một điểm nổi bật trong đức tin của Ha-ba-cúc

là không bị chi phối bởi nghịch cảnh bên ngoài, như trong đức tin

của Áp-ra-ham: “Người cậy trông khi chẳng còn lẽ trông cậy…”(Rô

4:18). Với đức tin này, Ha-ba-cúc lòng tràn đầy vui mừng, bình an,

hy vọng trong Đấng cứu rỗi quyền năng; thay vì buồn thảm, thắc

mắc, tuyệt vọng như trước kia. Ông nói: “Vì dầu cây vả sẽ không nứt

lộc nữa, và sẽ không có trái trên những cây nho; cây Ô-li-ve không

sanh sản, và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn; bầy chiên sẽ bị

dứt khỏi ràn, và không có bầy bò trong chuồng nữa. Dầu vậy, tôi

sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va, tôi sẽ hớnhở trong Đức Chúa

Trời của sự cứu rỗi tôi, Ngài làm cho chântôi giống như chân con

hươu, khiến tôi đi trên các nơi cao của mình”(3:17-19). Chúng ta

thấy rõ hai tâm trạng khác nhau của Ha-ba-cúc giữa đoạn 1 và 3.

Trong đoạn 1 với sự thắc mắc của lý trí, Ha-ba-cúc bi quan, ngã

lòng, đau khổ, bực dọc, than phiền Chúa. Trái lại trong đoạn 3, Ha-

82

ba-cúc với  đức tin của tấm lòng, Ha-ba-cúc lạc quan, bình an, vui

mừng, hy vọng, kiên nhẫn, chấp nhận nghịch cảnh và ca ngợi Chúa.

Điều này cho thấy người không có đức tin nơiChúa bị chôn vùi trong

nghịch cảnh, hoạn nạn. Nhưng người có đức tinnơi Chúa có thể bước

đi trong nghịch cảnh, trên nghịch cảnh và vượtqua nghịch cảnh.

Tóm lại, qua sự giải đáp của Đức Chúa Trờivà lời cầu nguyện của

Ha-ba-cúc, chúng ta ghi nhận những điểm sau đây:

(1) Trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, kẻ ác dù hưng thạnh nhưng

chỉ trong giới hạn của chúng mà thôi.

(2) Trong sự đoán xét kẻ ác, Đức Chúa Trời có thì giờ của Ngài.

(3) Chỉ có người sống bởi đức tin nơi Chúa mới được sự giải cứu

của Ngài trong ngày đoán xét.

(4) Người sống với lý trí không thiếu thắc mắc, nhưng người sống

bởi đức tin không thiếu sự bình an và vui mừng trong Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Vấn Đề Của Ha-ba-cúc:

a. Trong 1:4: Ha-ba-cúc nói đến hai hạng ngườinào? Hai hạng

người ấy chỉ về ai?

b. Trong 1:1-4,12-17: Ha-ba-cúc thắc mắc điều gì? Và ông có

những câu hỏi gì với Chúa?

2. Sự Giải Đáp Của Đức Chúa Trời:

a. Trong 2:4: Người công bình sống trên nền tảng nào?

b. Tin cậy Đức Chúa Trời là lẽ sống của người nào? (2:4).

c. Sự cuối cùng của kẻ ác sẽ như thế nào? (2:5-19).

d. Trong 2:12-14,20; 3:2-15: Cho chúng ta học biết gì về Đức

Chúa Trời và quyền năng Ngài?

3. Lời Cầu Nguyện Của Ha-ba-cúc:

a. Trong 3:6-19: Đức tin của Ha-ba-cúc có đặc điểm gì?

83

b. Với đức tin, Ha-ba-cúc đã tìm được những phước hạnh nào?

(3:18-19).

c. So sánh tâm trạng Ha-ba-cúc ở đoạn 1 và 3. Xin hiểu yếu

tố nào khiến Ha-ba-cúc từ chỗ thắc mắc đếnchỗ hài lòng?

4. Sứ điệp người công nghĩa sống bởi đức tincủa Ha-Ba-Cúc, có

liên quan gì đến lẽ đạo cứu rỗi bởi đức tintrong thời Tân Ước không?

Điều nầy khuyến khích chúng ta trong sứ mạng  nào? (Rô 1:16-17,23-26; 10:6-13).

5. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ điệp của Ha-ba-cúc.

6. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Bạn đang sống bởi đức tin nơi Chúa hay bởisức mình?

b. Trước sự bạo ngược của kẻ ác, bạn có bao giờ thắc mắc về

sự công bình của Chúa và thắc mắc thế nào?

c. Đời sống bạn đã bày tỏ niềm tin nơi Chúavà kêu gọi người

khác đến sự cứu rỗi bởi đức tin như thế nào?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tóc Rụng.

Để hạn chế tóc rụng, hãy gội đầu bằng nước rau cải xoong đun

kỹ. Trước khi gội đầu, hãy làm mát-xa da đầu cho kỹ với chút muối

rồi dùng bàn chải chải tóc thật lâu.

– Tóc Không Bóng Mượt.

Hãy lấy một khăn bằng lụa tơ tằm chà lên tóc, tóc sẽ trở nên

mượt mà hơn.

 

Post CommentLeave a reply