Latest News From Our Blog

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ CONG LƯNG                     

I. KINH THÁNH: Lu-ca 13:10-17.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ người ấy khi nằm liệt trên giường bệnh; Trong lúc ốm đau, Chúa sẽ chữa lành mọi bệnh tật cho người” (Thi thiên 41:3).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus chữa lành cho người đàn bà bị bệnh cong lưng, trong ngày Chúa nhật tại nhà hội.

* Tô màu hình vẽ.

* Em có biết bạn ấy cần gì không? Em hãy nối hình bên phải và bên trái lại với nhau cho thích hợp.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ CÒNG LƯNG                     

I. KINH THÁNH: Lu-ca 13:10-17.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ người ấy khi nằm liệt trên giường bệnh; Trong lúc ốm đau, Chúa sẽ chữa lành mọi bệnh tật cho người” (Thi thiên 41:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa chữa lành cho người đàn bà trong ngày Chúa nhật.

– Cảm nhận: Chúa xem con người là quan trọng hơn luật lệ.

– Hành động: Tin và nhờ cậy Chúa trong mọi sự.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuẩn bị:

– Vòng hoa đeo cổ (mỗi nhóm một vòng hoa).

* Thực hiện:

Chia các em thành 2 hoặc 3 nhóm để chơi trò chơi. Mỗi nhóm sắp hàng dọc trước vạch khởi hành, mỗi em để tay lên đầu gối, khòm lưng xuống. Khi có hiệu lịnh của người hướng dẫn, em đứng đầu đeo vòng hoa đi trong tư thế đã chuẩn bị trước, đến điểm đích, quay trở lại vạch khởi hành, đưa vòng hoa cho bạn khác đi tiếp tục. Cứ như vậy cho đến khi em cuối cùng trong nhóm đã đi xong. Nhóm nào nhanh nhất là thắng.

– Sau đó, cho các em ngồi yên, giáo viên hỏi: “Đóng vai khòm lưng có dễ chịu không? Khi đi như vậy, các em thấy thế nào?” (Cho các em trả lời – gợi ý: Mỏi cổ, mỏi lưng, khó chịu, mắt khó nhìn cao lên…).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, các em đã cho cô (thầy) biết là tư thế cong lưng lại không dễ chịu chút nào, phải không? Và nếu một người mà cứ phải bị như vậy hoài, từ ngày nầy qua ngày khác, thì thật tội nghiệp! Hôm nay các em sẽ làm quen với một người bị bệnh như vậy đấy và xem những điều gì sẽ xảy đến với người nầy nhé!

  1. Bài học.

Trong Kinh Thánh, có một câu chuyện kể về người đàn bà bị cong lưng giống như các em trong trò chơi lúc nãy. Bà đã bị bệnh nầy lâu lắm rồi. Bị cong lưng một chút mà các em còn thấy khó chịu như vậy, thì như bà nầy chắc là khổ sở lắm, phải không các em? Người đàn bà nầy rất buồn vì không có ai giúp đỡ bà, chữa cho bà được hết bệnh.

Một ngày Chúa nhật kia, bà đi đến nhà hội để thờ phượng Chúa. Hôm đó có Chúa Jêsus đến nhóm trong nhà hội nầy. Khi Chúa Jêsus nhìn thấy bà, biết bà đã phải mắc phải căn bệnh nầy rất lâu rồi, nên Chúa rất thương xót. Chúa gọi bà đến, đặt tay trên bà và nói: “Ngươi đã được lành bệnh!” Liền ngay lúc đó, bà đứng thẳng lên được. Mọi người nhìn bà và ngạc nhiên vô cùng! Bà vui mừng lắm, cảm tạ ơn Chúa đã cứu giúp bà. Các em biết không, Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, Ngài có quyền phép rất lớn nên chữa lành được bệnh của người đàn bà nầy đó. Nếu các em thấy được một người bệnh được chữa lành, các em có vui không?

  1. Ứng dụng.

Các em ạ, không có ai nói về căn bệnh và sự mắc bệnh lâu dài của bà cho Chúa Jêsus hết, nhưng Chúa vẫn biết và Ngài đến chữa cho bà được lành, vì Chúa yêu thương và muốn giúp đỡ bà. Cũng vậy, khi các em bị bệnh, hay gặp điều sợ hãi, nguy hiểm…, các em chưa nói với Chúa, thì Ngài cũng đã biết rồi và Ngài muốn giúp đỡ các em. Dù vậy, Chúa cũng muốn các em cầu nguyện, thưa chuyện với Ngài vì điều đó bày tỏ là các em yêu mến Chúa, nhờ cậy Chúa, Chúa Jêsus chắc chắn sẽ giúp đỡ các em trong mọi việc, các em nhé.

C. BÀI TẬP.

– Làm bài tập “Em có biết bạn ấy cần gì không?” trong bài 4, tập học viên. Giáo viên giải thích cho các em tình trạng của các nhân vật trong hình bên trái, cho các em tìm những kết quả trong các hình bên phải, nối lại với nhau cho đúng; nhắc nhở các em, Chúa Jêsus biết điều các em cần và sẽ giúp đỡ các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI TRỒNG NHO ĐỘC ÁC

I. KINH THÁNH: Lu-ca 20:9-19.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

III. BÀI TẬP.

  1. Thảo luận về Chúa Jêsus.

   Linh và Nam đang thảo luận ý nghĩa của việc trở thành con cái trong gia đình Chúa. Nam có nhiều câu hỏi, thắc mắc, còn Linh thì giải thích. Bây giờ em hoàn tất những câu đối thoại sau. (Nên nhớ: Em cũng vừa là Linh, vừa là Nam luôn nữa đấy!)

  – Nam: Tuần nào mình cũng học lớp Trường Chúa nhật, mình được nghe nhiều điều về Chúa Jêsus, nhưng vẫn không hiểu rõ lắm. Linh, bạn làm thế nào để trở thành con của Chúa Jêsus vậy?

 – Linh: Mình hiểu ý bạn, để mình nói cho bạn nghe. Theo thì………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

– Nam: Nhưng……………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Linh: Đúng vậy,………………………………………………………………….

– Nam:…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

– Linh:…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

– Nam:………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

  1. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

     a. Tại sao Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus đến thế gian?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………       

     b. Sau khi tin Chúa, em được gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

     c. Sự sống đời đời có nghĩa là:

(Chọn 1 trong 2, đánh dấu X trước câu chọn).

   Không bao giờ kết thúc.

   Chết là kết thúcsự sống.

     d. Không bị hư mất nghĩa là:

   Không bị chết về thể xác.

   Không bị chết về tâm linh.

  1. Phóng viên nhí!

   Em tập làm phóng viên nhé! Trong tuần nầy, em hỏi hai người (ba mẹ, hoặc bạn bè…) các câu hỏi sau rồi ghi vào đây nhé!

     a. Ba mẹ (bạn…………………….) trở thành tín đồ từ khi nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

     b. Tại sao ba mẹ (bạn…………………) thích trở thành tín đồ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     

     c. Đức Chúa Trời đã yêu thương ba mẹ (bạn……………………..) như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI TRỒNG NHO ĐỘC ÁC

I. KINH THÁNH: Lu-ca 20:9-19.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Ví dụ nầy cho các em biết Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus xuống thế gian, nhưng thế gian từ chối Ngài.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời yêu thương các em, sai Con Một của Ngài đến thế gian, để dẫn các em đến với Đức Chúa Trời.

– Hành động: Nhờ sự dẫn dắt của Thánh Linh, tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa.

IV. BÀI HỌC KINH THÁNH.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Khuyến khích các em lắng nghe câu chuyện, rồi tự vẽ lại toàn bộ câu chuyện như truyện tranh.
  2. Sưu tầm hình ảnh vườn nho.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Khi Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, Ngài đã thi hành chức vụ được ba năm. Trong ba năm đó, Ngài liên tục bày tỏ cho dân Y-sơ-ra-ên biết Ngài chính là Chúa Cứu Thế, là Con Đức Chúa Trời, nhưng dân chúng không tin Ngài.

    Một hôm, vào tuần lễ trước khi Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã làm một việc khiến các thầy thông giáo vô cùng tức giận. Chúa Jêsus vào đền thờ ở thành Giê-ru-sa-lem, thấy mọi người buôn bán ở đó nào là bò, dê, bồ câu…như một cái chợ. Súc vật bán cho những người đến đền thờ mua để dâng của tế lễ. Ngoài việc bán súc vật, họ còn trao đổi tiền bạc, vì dân các xứ khác đến đền thờ sẽ đổi tiền để sử dụng trong đền thờ.

   Kinh Thánh ghi rằng khi Chúa Jêsus thấy cảnh đó thì rất giận. Ngài đuổi hết những người buôn bán và phán rằng: “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện’, nhưng các ngươi đã biến nơi ấy thành hang trộm cướp.” (Lu-ca 19:46).

   Việc Chúa Jêsus dẹp sạch đền thờ làm các thầy thông giáo càng ghét Ngài hơn. Một hôm, khi Chúa Jêsus đang giảng dạy trong đền thờ, các thầy thông giáo đến hỏi Ngài: “Xin nói cho chúng tôi, bởi quyền phép nào mà thầy làm những điều ấy?” Chúa Jêsus không trả lời câu hỏi của họ, mà Ngài kể một ví dụ.

   Giả sử lúc ấy các em cũng có mặt trong đền thờ nghe Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, các em có tin Ngài là Con Đức Chúa Trời không? Các em chú ý nghe để nhận biết các nhân vật trong ví dụ đại diện choai nhé!

  1. Bài học.

(1) Hành động của những người trồng nho độc ác.

    Chúa Jêsus kể: “Người kia trồng một vườn nho…”(Cho các em miêu tả vườn nho hoặc cho xem cảnh vườn nho).

   Trong ví dụ trên, người chủ vườn nho sống ở một nơi khác, còn vườn nho thì cho những kẻ trồng nho mướn. Đến mùa nho chín, người chủ vườn sai một đầy tớ đến thu hoa lợi, nhưng bọn trồng nho hết sức tham lam, không muốn chia hoa lợi với chủ vườn. Họ đánh cho người đầy tớ một trận rồi đuổi về tay không.

   Người chủ vườn nghe đầy tớ về kể lại, giật mình kinh ngạc, liền sai một đầytớ khác đi. Người đầy tớ nầy cũng bị bọn trồng nho đánh chưởi thậm tệ rồi đuổi về tay không. Chủ tiếp tục sai người thứ ba đi, người nầy cũng không tránh khỏi trận đòn của bọn trồng nho. Không còn cách nào khác, người chủ vườn suy nghĩ: “Ta phải làm gì đây? Ta sẽ sai con trai yêu dấu của ta đến, có thể họ sẽ kính nể!”.

   Không ngờ, khi bọn trồng nho thấy con trai người chủ vườn từ xa, chúng bàn với nhau: “Đây là con thừa kế, hãy giết nó thì gia tài sẽ về tay chúng ta. Chúng ném con trai ấy ra ngoài vườn nho và giết đi”.

   Khi Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, các thầy thông giáo hết sức khó chịu, họ nghĩ: “Tại sao người nầy biết chúng ta không tin ông ta?” Chúa Jêsus kể xong, Ngài nói: Vậy, chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến diệt những kẻ trồng nho đó, rồi giao vườn nho cho những người khác”.

   Các thầy thông giáo biết Chúa Jêsus ám chỉ mình, thì hết sức phẫn nộ đến nỗi muốn giết Ngài, nhưng họ không dám vì sợ dân chúng.

(2) Ý nghĩa ví dụ “Người trồng nho độc ác”.

   Bây giờ, các em thử suy nghĩ xem các nhân vật trong ví dụ chỉ về ai nhé? (Cho các em suy nghĩ trả lời).

     a. Vườn nho chỉ về ai?

   Đây là một câu hỏi khó, nhưng dân chúng hiểu là chỉ về họ. Vào thời đó, dân Y-sơ-ra-ên thường được ví như vườn nho (Tham khảo Ê-sai 5:1-2; Thi Thiên 80:8-16).

     b. Người chủ vườn nho đại diện cho ai?

  (Đức Chúa Trời). Người chủ vườn trong ví dụ có việc làm gì khiến các em liên tưởng đến Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

     c. Những người đầy tớ đại diện cho ai?

   Những người nầy được chủ vườn sai đi thâu hoa lợi, nhưng lại bị bọn trồng nho đánh, giết. Những người nầy đại diện cho các tiên tri, được Đức Chúa Trời sai đến cảnh cáo dân chúng không được phạm tội, nhưng họ không chịu nghe lời các tiên tri. Chúng ta cùng nhớ lại xem nào, Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời sai tiên tri Giê-rê-mi đến cảnh cáo dân chúng không được phạm tội, kêu gọi họ quay về với Chúa. (Mời một vài em đọc Giê-rê-mi 20:1-2; 37:15; 38:6). Điều đó cho thấy mọi người đối xử với các tiên tri như thế nào? (Cho các em trả lời).

     d. Con trai chủ vườn đại diện cho ai?

   (Chúa Jêsus). Chúa Jêsus muốn bày tỏ cho mọi người biết Ngài chính là Con của Đức Chúa Trời, Ngài sắp chiụ chết trên thập tự giá. Ngài có thể không làm vậy, nhưng Ngài muốn làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời để chuộc tội cho chúng ta.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Chúa Jêsus kể ví dụ nầy để cho dân Y-sơ-ra-ên và chúng ta biết Đức Chúa Trời đã sai chính Con Một của Ngài xuống thế gian, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không chịu tin nhận Ngài. Ngài xuống thế gian để gánh thay tội lỗi cho chúng ta, chứng tỏ Chúa Jêsus rất yêu thương chúng ta (Khẳng định với các em rằng tất cả chúng ta đều rất quan trọng đối với Chúa). Chúa yêu các em, Ngài biết tên các em, biết mọi sở thích, mọi buồn vui, mọi khó khăn của các em, vì Ngài là Đấng yêu thương.

   Có ai nói với các em về lòng yêu thương của Chúa chưa? (Lưu ý những em chưa tin nhận Chúa). KinhThánh nói với chúng ta về tình yêu thương của Chúa hết lần nầy đến lần khác, ví dụ như Giăng 3:16 cho chúng ta biết một việc hết sức quan trọng: Vì các em mà Đức Chúa Trời sai Con độc nhất của mình đến thế gian và hễ ai tiếp nhận Ngài thì được sự sống đời đời.

   Các em cảm thấy thế nào về việc Chúa Jêsus đã làm cho các em? Các em có muốn tiếp nhận Chúa Jêsus để được làm con cái của Đức Chúa Trời không?

   Nếu các em trở thành con cái Đức Chúa Trời, các em có quyền nói về Chúa Jêsus cho những người chưa tin Chúa như các tiên tri ngày xưa vậy. Lúc đó, các em sẽ nói gì về Chúa Jêsus? (Hướng dẫn các em làm bài tập trong Tập Học Viên, trang 9). Nam cần phải biết Chúa Jêsus yêu Nam, muốn Nam trở thành con cái Chúa. Nhưng Nam không biết phải làm sao để trở thành con cái của Chúa được. Linh trả lời Nam thế nào? Linh có thể trả lời dựa vào Giăng 3:16. Nam biết gì về tội lỗi? (KinhThánh nói, tất cả mọi người trên thế gian đều phạm tội- Rô-ma 3:23). Linh giải thích “tội lỗi” bằng chữ gì? (có thể là “việc sai trái”). Các em thiếu nhi có thể phạm tội gì? Lừa dối, không vâng lời cha mẹ, không tin Chúa Jêsus …Linh nên chia sẻ với Nam rằng, tội lỗi khiến chúng ta không thể trở thành con cái Chúa được. Có lẽ Nam muốn biết Đức Chúa Trời làm gì với tội lỗi? (Sai Con Một của Ngài là Chúa Jêsus xuống thế gian, chết trên thập tự giá để chuộc tội. 1Giăng4:14; 1Cô-rinh-tô 15:3).

   Nếu Nam thấy mình đã phạm nhiều tội lỗi, Linh nên trả lời thế nào? ( Ăn năn tội lỗi với Đức Chúa Trời). Nếu Nam muốn ăn năn tội lỗi của mình, Linh nên nói gì? ( Nếu Nam tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình, Ngài sẽ gánh thay tội lỗi cho Nam). Linh nên chia sẻ với Nam bước tiếp theo phải làm gì? ( Nếu Nam ăn năn, muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, Nam có thể cầu nguyện xin Chúa tha tội và tiếp nhận mình làm con cái của Đức Chúa Trời).

   Cầu nguyện kết thúc buổi học, cảm tạ Chúa vì ân điển của Ngài ban cho các em được làm con cái Chúa, tạ ơn Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. XÂY DỰNG ĐỀN TẠM

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 35:4-35; 36:1-7; 39:27-43; 40:17-38.

II.CÂU GỐC: “Con sẽ hát bài ca chúc tụng danh Đức Chúa Trời, lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài” (Thi thiên 69:30).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi.

1. Dân chúng cảm thấy thế nào khi dâng các lễ vật để dựng đền tạm?

………………………………………………………………………………….

  1. Theo em, việc gì sẽ xảy ra nếu họ không muốn dâng các lễ vật?

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Môi-se có bắt buộc dân chúng phải dâng lễ vật không?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. Tại sao dân chúng dâng nhiều lễ vật quí báu như vậy?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

B. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.

Em xem hình dưới đây và cho biết các bạn trong hình đã làm để tỏ lòng yêu mến Chúa?

Còn em, em có thể làm gì để tỏ lòng yêu mến Chúa? Hãy viết vào đường kẻ dưới đây.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. XÂY DỰNG ĐỀN TẠM

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 35:4-35; 36:1-7; 39:27-43; 40:17-38.

II. CÂU GỐC: “Con sẽ hát bài ca chúc tụng danh Đức Chúa Trời, lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài” (Thi thiên 69:30).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em                                                                   

– Biết: Môi-se và dân sự xây dựng đền tạm đẹp đẽ để thờ phượng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Được thờ phượng Chúa với các tín hữu khác trong đền thờ là điều vui mừng.

– Hành động: Cùng hợp sức làm công việc Chúa và thờ phượng Ngài.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Một trong những nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời giao cho Môi-se là dựng Đền Tạm. Trải qua suốt Sáng Thế Ký, Chúa đồng đi cùng với dân Ngài (Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, các tộc trưởng…), nhưng giờ đây Ngài ở cùng họ. Việc Chúa ngự trong trại quân là một vinh dự đối với dân Y-sơ-ra-ên (Rô-ma 9:4-5). Nhưng hưởng được vinh dự thì cũng phải có trách nhiệm – họ phải dựng Đền Tạm để thờ phượng Chúa. Đức Chúa Trời cho Môi-se biết rằng ông phải làm mọi thứ theo như kiểu mẫu đã được Ngài hướng dẫn. Đức Chúa Trời cũng đã chuẩn bị vật liệu cho việc xây dựng Đền Tạm từ khi dân Y-sơ-ra-ên còn ở xứ Ai-cập. Lúc nầy, dân Y-sơ-ra-ên đang ở trong sa mạc và họ chỉ có thể dâng lên cho Ngài những gì Ngài ban cho họ từ trước. Đức Chúa Trời cũng trang bị cho những người làm việc có các kỹ năng và sự khôn ngoan cần có. Dân Y-sơ-ra-ên vui lòng góp công, góp của xây dựng Đền Tạm đẹp đẽ để thờ phượng Đức Chúa Trời.

Dù là việc xây dựng Đền Tạm trong thời Cựu Ước, xây dựng Hội Thánh trong thời Tân Ước, hay việc gây dựng đời sống chức vụ của chúng ta ngày nay, Đức Chúa Trời đều trang bị cho chúng ta và giúp chúng ta có thể làm trọn mọi việc Đức Chúa Trời giao phó. Được thờ phượng Chúa với các tín hữu khác trong Hội Thánh là một ơn phước Chúa cho. Bạn có thấy rằng được thờ phượng Chúa, được phục vụ Ngài là phước hạnh trong cuộc đời nầy không? Vậy hãy hết lòng thờ phượng và phục vụ Ngài bạn nhé.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi “Hỏi đáp”.

  1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại những điều đã học.
  2. Vật liệu: Nhiều tờ giấy (7x12cm), viết lông.
  3. Thực hiện: Giáo viên ghi ra một số câu hỏi căn cứ theo những câu chuyện Kinh Thánh đã kể trong những bài trước lên các mảnh giấy nhỏ để các em trả lời. (Ví dụ: Em ghi ra một trong Mười Điều Răn). Phát cho mỗi em một mảnh giấy có ghi 1 câu hỏi. Nếu các em trả lời sai, giáo viên cần đính chính lại. Giúp các em nhớ đúng bài học Kinh Thánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

 (Chuẩn bị thị cụ: Hình Đền Tạm trong phần phụ lục).

  1. Vào đề.

Em có thường đến nhà thờ để thờ phượng Chúa không? Trong giờ thờ phượng, chúng ta có những cách thức gì để bày tỏ lòng yêu mến tôn kính của chúng ta đối với Đức Chúa Trời? (Hát Thánh ca, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, nghe giảng Lời Chúa, dâng hiến v.v…) Phương thức nào em thích dùng để thờ phượng Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

Ngày xưa Đức Chúa Trời phán truyền cho Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên dựng lên một nơi đặc biệt để có thể thờ phượng Ngài khi đang đi trong đồng vắng. Để biết rõ hơn, mời các em theo dõi bài học nầy nhé.    

  1. Bài học.

Sau khi Môi-se truyền Mười Điều Răn cho dân sự, ông nhắc họ phải luôn luôn học tập, sống xứng đáng là tuyển dân của Chúa. Họ cần phải dựng đền tạm để có nơi nhóm lại thờ phượng Đức Chúa Trời, mặc dù họ đang trên đường tiến đến đất hứa, và thường phải ở trong những căn lều tạm bợ.

Một ngày nọ, Môi-se triệu tập dân chúng lại và thông báo: “Đức Chúa Trời mong muốn mỗi chúng ta dâng hiến lễ vật để thực hiện một việc quan trọng”. Dân chúng ngạc nhiên, lắng nghe xem việc gì? Môi-se nói tiếp: “Chúng ta sẽ dựng một lều trại thật đẹp để thờ phượng Đức Chúa Trời, gọi đó là đền tạm. Muốn vậy, cần có vàng, bạc, vải, các loại hương liệu, gỗ, châu ngọc và những thứ khác. Nếu ai có lòng thành, hãy dâng những gì mình có”. Môi-se nói thêm: “Ngoài ra, còn cần sự giúp đỡ của những người biết may để may các tấm vải làm đền tạm, những người biết nghề thợ mộc, thêu, dệt vải và làm đồ vàng, đồ bạc”.

Mọi người đều trở về lều của mình xem lại hành trang có vật gì quí để dâng hiến. Chẳng bao lâu sau, họ đã lũ lượt đem đến cho Môi-se nào là vàng, đồ trang sức và các thứ quí giá khác (giáo viên để các vật như vàng, bạc, áo… lên bàn), nhiều đến nỗi Môi-se phải tuyên bố: “Đừng mang lễ vật đến nữa, chúng ta có đủ rồi”.

Đức Chúa Trời chỉ dạy Môi-se cách thức dựng đền tạm, bao gồm cả kích thước, vật liệu, thậm chí màu sắc nữa. Môi-se hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên làm theo ý Chúa. Họ bắt tay vào công việc một cách phấn khởi.

(Cho các em xem hình Đền Tạm trong khi kể chuyện.) Những người giỏi về nghề mộc thì lo xẻ gỗ. Những người thợ bạc thì dùng những đồ trang sức làm nên những vật dụng cần thiết như thau hoặc chân đèn bằng vàng, bạc. Các phụ nữ khéo tay thì dệt các loại chỉ màu xanh, tím, đỏ, tạo ra những tấm vải để dựng hội mạc.

Dân chúng chỉ dẫn nhau để có nhiều người góp sức dựng Đền tạm. Môi-se hướng dẫn công việc để đền tạm hoàn tất theo ý của Đức Chúa Trời. Ai nấy đều hân hoan, họ hết lòng làm từng phần của công việc.

Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, những người nam dựng những cây cột có bọc vàng và treo các tấm vải đẹp đẽ lên trên, rồi phủ bên ngoài một lớp da thú để tránh ánh nắng của mặt trời và khỏi bị mưa thấm vào trong. Tất cả đồ dùng đều để đúng nơi thích hợp. Chung quanh Đền Tạm là một hành lang vây quanh. Bàn dâng của lễ đặt ở giữa, mọi thứ đều chuẩn bị tươm tất. Đền tạm đã được hoàn tất. Nơi thờ phượng Đức Chúa Trời thật đẹp đẽ biết bao!

Bỗng một đám mây sà xuống bao phủ đền tạm. Mọi người biết Đức Chúa Trời đẹp ý với công việc của họ. Đây sẽ là nơi họ trò chuyện với Đức Chúa Trời.

Dân chúng thường xuyên đem lễ vật đến dâng để ca ngợi và cảm tạ Đức Chúa Trời trong suốt mười hai ngày. Họ phấn khởi vì được trở thành dân của Đức Chúa Trời. Họ vui mừng vì có nơi để thờ phượng Ngài.

  1. Ứng dụng.

Cho các em mở tập học viên, dùng các câu hỏi trong phần A, giúp các em ôn lại bài học. Nói với các em: Sau khi Môi-se và dân sự dựng xong Đền Tạm, họ đem lễ vật dâng cho Đức Chúa Trời và ca hát để tỏ lòng vui mừng và kính yêu Ngài. Họ cùng nhau làm việc, cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời.

Cho các em xem hình trong phần B và hỏi: Các bạn trong hình bày tỏ tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời như thế nào? (Học tập, làm bài tập, học câu gốc…) Còn các em, các em làm gì trong Hội Thánh để tỏ lòng yêu thương Đức Chúa Trời?

Mời một em đọc lớn tiếng câu gốc, sau đó hỏi: Khi các em dùng tiếng hát để ca ngợi Đức Chúa Trời thì Ngài có vui không? Em ca ngợi Chúa bằng cách nào khác nữa? (Kể cho bạn bè và người thân những việc Đức Chúa Trời đã làm, cầu nguyện, học câu gốc…) Sau khi các em viết xong cách thờ phượng và ca ngợi Chúa, thì mời các em đọc câu gốc. Hướng dẫn cầu nguyện kết thúc.

VI. PHỤ LỤC.

* Đền Tạm.

  1. Vật liệu: Một tấm bìa lớn, viết lông.
  2. Cách làm: Giáo viên vẽ hình dưới đây vào tấm bìa rồi tô màu thật đẹp để làm thị cụ dạy học.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NHỮNG NGƯỜI BẠN DỄ THƯƠNG 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:38-42.

II. CÂU GỐC: Các con hãy yêu nhau, cũng như Ta đã yêu thương các con” (Giăng 15:12).

III. BÀI HỌC.

            Chúa Jêsus yêu thương và thăm viếng Ma-ri, Ma-thê, họ làm tiệc tiếp đón Ngài.

            * Tô màu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NHỮNG NGƯỜI BẠN DỄ THUƠNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:38-42.

II. CÂU GỐC: Các con hãy yêu nhau, cũng như Ta đã yêu thương các con” (Giăng 15:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

            – Biết: Chúa Jêsus yêu thương Ma-ri, Ma-thê, Ngài đến thăm nhà họ.

            – Cảm nhận: Bày tỏ lòng yêu thương bằng hành động.

            – Hành động: Em yêu thương mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Một số ống hút, đinh, tăm, hai cục nam châm, hai cái rổ hoặc mâm. 3/4 ống hút bỏ đinh, 1/4 ống hút bỏ tăm, cột hai đầu cho đinh và tăm không rớt ra ngoài.
  2. Thực hiện: Chia các em làm hai đội đứng thành hàng dọc. Chia ống hút làm hai mâm để trên bàn. Các em đi từng em lên dùng nam châm hít những ống hút có đinh bỏ qua một bên. Bên nào hút được nhiều sẽ thắng. (Chuẩn bị bánh kẹo thưởng cho các em).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có bao giờ em đến nhà bạn chơi không? Có bao giờ các em theo ba mẹ đến nhà thăm bà con không? Họ đón tiếp các em ra sao? Các em cảm thấy thế nào? (Cho các em tự do trả lời, có thể cho một hay hai em kể lại chuyến thăm bà con, bạn bè của mình).

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay cho chúng ta biết, Chúa Jêsus cũng thường đến thăm những người bạn dễ thương của Ngài, các em chờ xem họ là ai, và đón tiếp Chúa Jêsus như thế nào nhé. 

  1. Bài học.

Một ngày nọ, Chúa Jêsus và các môn đồ đến làng Bê-tha-ni thăm Ma-ri và Ma-thê. Ma-thê vồn vã đón Chúa Jêsus và các môn đồ vào nhà, mời Chúa Jêsus ngồi nghỉ mệt, và nhanh chóng vào bếp chuẩn bị thức ăn cho Chúa Jêsus và các môn đồ. Nhìn thấy Chúa Jêsus ngồi một mình, Ma-ri vui mừng chạy đến và ngồi dưới chân Chúa Jêsus nghe Ngài dạy dỗ về tình yêu của Đức Chúa Trời, và nhiều điều khác. Các em thử đoán xem Chúa Jêsus cảm thấy như thế nào? (Cho các em tự do trả lời). Chúa Jêsus rất vui.

Cảm động trước tình yêu thương và sự quan tâm của Chúa Jêsus, Ma-thê muốn nấu nhiều món thật ngon để đãi Ngài. Lo lắng vì sợ Chúa Jêsus đói bụng, Ma-thê chạy lên nói với Chúa Jêsus: “Thưa Chúa, con cần Ma-ri giúp đỡ để phục vụ Ngài”. Ngước ánh mắt yêu thương nhìn Ma-thê, Chúa Jêsus mỉm cười và nói: “Ma-thê, cảm ơn con đã lo lắng nhiều việc cho ta, nhưng có một việc tốt hơn Ma-ri đã chọn”.

Các em biết tại sao Chúa Jêsus nói như vậy không? Vì lắng nghe lời Chúa để biết và làm theo cũng là hầu việc Ngài. Chúa Jêsus yêu thương mọi người, Ngài rất vui khi người nào lắng nghe lời Ngài để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Các em thân mến! Bây giờ các em đã biết ai là những người bạn dễ thương của Chúa Jêsus chưa? (Cho các em tự do trả lời). Đúng rồi, Ma-ri và Ma-thê. 

  1. Ứng dụng.

Các em ơi, Ma-ri, Ma-thê được Chúa Jêsus yêu, và họ cũng bày tỏ lòng yêu thương với Ngài. Các em có yêu thương Chúa Jêsus không? Các em làm gì để bày tỏ tình yêu của mình với Chúa Jêsus? (Cho các em tự do trả lời). Hãy yêu thương những người xung quanh và quan tâm đến họ các em nhé.

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên, viết chì màu.

* Thực hiện.

            Đặt ra những câu hỏi cho các em: Nhà em có nuôi gia súc không? Em có yêu thương thú vật không? Các em thích chó hay mèo hơn?

            Cho các em tô màu hình con vật nào các em thích.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 26.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 26.05.2024

in Thanh niên on 20 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 26.05.2024.

  1. Đề tài: TA CŨNG KHÔNG ĐỊNH TỘI NGƯƠI.
  2. Kinh Thánh: Giăng 8:1-11.
  3. Câu gốc: “…Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa” (Giăng 8:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đây là một tội nhân rất ô uế, một kẻ phạm tội tà dâm, và những người tố cáo nàng. Theo luật pháp, nàng phải bị ném đá chết.

Nhưng ai là quan án thật của chúng ta? Quan án thành thật nhất của chúng ta chính là lương tâm của chúng ta. Người bạn thân nhất của chúng ta là Chúa Giê-xu.

  1. Tội nhân ở dưới luật pháp.

Theo luật pháp Cựu Ước, hình phạt cho kẻ phạm tội tà dâm là chết (Lê-vi Ký 20:10). Những kẻ tố cáo chỉ nhấn mạnh sự chết cho kẻ phạm tội tà dâm mà thôi. Nhưng luật pháp xét đoán không những người nữ mà còn người nam cùng phạm tội với nàng nữa.

  1. Tội nhân ở dưới ân điển.
  2. Điều bí hiểm, câu 5b.

   Những kẻ tố cáo yêu cầu Chúa Giê-xu: “Còn Thầy, thì nghĩ sao?” Ngài cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất – một hành động từ khước.

  1. Khải thị, câu 7.

   Câu đáp tố cáo người đàn bà đã nhìn thấy “cái rác trong mắt người, chớ không thấy cây đà trong mắt họ” (Ma-thi-ơ 7:3; Lu-ca 6:41).

  1. Tội nhân ở dưới sự kết án, câu 7.
  2. Một hành động phù hợp với sự kết án trong lương tâm họ, câu 9.
  3. Sự kết án được đưa ra do sự hiện diện của Đấng Christ.

       + Sự giả hình bị bày ra do sự hiện diện của Ngài.

       + Những kẻ tố cáo thiếu can đảm thừa nhận tội lỗi của họ và ăn năn.

  1. Lòng tin cậy của tội nhân.

Người đàn bà đã có lòng tin cậy trong sự hiện diện của Chúa Giê-xu. Những kẻ tố cáo nàng đã bỏ đi nhưng nàng vẫn còn đứng bên cạnh Ngài. Nàng đã cảm nhận được ân điển của Đấng Christ.

  1. Lời xưng tội của tội nhân, các câu 10-11.

“Lạy Chúa, không ai hết…”.

+ Nỗi lo của tội nhân khi Chúa Giê-xu ban ra sự tha thứ.

+ Người thừa nhận Giê-xu là Chúa.

+ Nếu không cảm Đức Thánh Linh, chẳng ai xưng Giê-xu là Chúa.

  1. Sự cứu rỗi dành cho tội nhân, Ê-phê-sô 2:8-9 “bởi ân điển”.

       “Ta cũng không định tội ngươi” (Giăng 8:11).

Đấng Christ đã đến để giải cứu, chứ không phải để định tội. Người đàn bà đã được cứu ra khỏi sự xét đoán của luật pháp và của con người. Đấng Christ đã giúp gánh lấy sự xét đoán của chúng ta (Rô-ma 8:34).

  1. Sự nên thánh cho tội nhân.

       “Hãy đi, đừng phạm tội nữa”.

  1. Tiến trình – Tít 3:5,8; 1Phi-e-rơ 2:1-2; Phi-líp 2:12-13.
  2. Lẽ mầu nhiệm, thập tự giá – 2Ti-mô-thê 2:11.

* Kết luận.

Hãy đến với Chúa Giê-xu. Ngài yêu thương bạn, và Ngài không bỏ bạn ra ngoài đâu.

Tôi bị chìm sâu trong tội lỗi, xa cách bến bờ bình an

Trong lòng đầy ô uế, bị chìm sâu không còn ngoi lên được nữa

Nhưng Đấng Chủ Tể của biển đã nghe thấy tiếng kêu la tuyệt vọng của tôi

Từ những làn nước sâu, Ngài vực tôi lên, giờ đây tôi được an ninh

Tình yêu thương nâng vực tôi! Tình yêu thương nâng vực tôi!

Tình yêu thương đã vực tôi lên khi không còn phương cứu chữa.

                                           Howard E Smith (1863 – 1918).

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 26.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 26.05.2024

in PHỤ NỮ on 20 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 26/5/2024.

  1. Đề tài: HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HOÁ.
  2. Kinh Thánh: Truyền Đạo 12:1-7.
  3. Câu gốc: “Trong tuổi thanh xuân, hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa của con” (Truyền 12:1a BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 03-03-2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HOÁ.

  1. ĐẤNG TẠO HOÁ LÀ AI?

Kinh Thánh minh chứng Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời (Sáng 1:1; 5:1-2 và Giăng 1:3).

– Tự Hữu Hằng Hữu, trước mặt Ngài chỉ có hiện tại vì cả cõi đời đời bày ra ở trước mặt Ngài.

– Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Tại, Toàn Ái, Thánh Sạch và Công Bình. Ngài là Đấng vô đối, dựng nên muôn vật một cách huyền diệu và lớn lao. Muôn vật được Ngài bảo tồn, cai trị cho đến đời đời.

  1. TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA LÚC NÀO?

Kinh Thánh cho biết tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa khi còn thơ ấu. Trong đời con người có rất nhiều việc nhưng việc trước nhất là tưởng nhớ đến Đấng Tạo Hoá. Đời người chia ra nhiều giai đoạn như: Thời thơ ấu, niên thiếu, trưởng thành, lão thành; thì ngay giai đoạn thứ nhất, phải nghĩ đến Đấng Tạo Hóa mình bằng cách dâng tuổi thanh xuân của mình lên cho Chúa.

Kinh Thánh chép: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm 22:6). Tấm lòng trẻ thơ mềm mại, trong sạch, chưa hoen ố tội trần như người lớn. Tuổi thơ còn có nhiều thì giờ hơn để hầu việc Chúa.

Chúng ta kính mến ai thì muốn dâng tặng cho người ấy món quà tốt đẹp nhất. Vì vậy, cũng nên dâng cho Đức Chúa Trời một của lễ dường ấy để tỏ lòng kính mến Ngài như dân Do Thái xưa kia dâng cho Chúa con vật đầu lòng trong bầy chiên, bò, lừa, lạc đà… của mình.

Một lý do nữa là không phải ai cũng đến tuổi già mới chết mà tuổi nào cũng có thể chết được cả (Truyền 12:6-7). Vì vậy, nếu như trong tuổi thơ ấu không tìm kiếm Đấng Tạo Hoá của mình thì khi qua đời sẽ mất cơ hội được vào trong nước vinh hiển của Ngài.

III. TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HOÁ CÁCH NÀO?

Có rất nhiều cách tưởng nhớ không đẹp ý Chúa như trường hợp trong (Mác 7:6-7 và 1Tim 4:1-3).

Chúa Giê-xu dạy: “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy” (Giăng 4:23-24). Vậy, cách tưởng nhớ đẹp lòng Chúa là:

  1. Tưởng nhớ bằng tâm thần.

Trong con người có 3 phần, phần tâm thần là phần cao trọng hơn cả. Hiện nay tâm thần người ta đã chết vì cớ tội lỗi, nên phải tin Chúa Giê-xu mới được tha tội hầu cho tâm thần được cứu mà thờ phượng Chúa. Kinh Thánh cho biết chúng ta đã chết vì tội lỗi, nhưng Đức Chúa Trời đã yêu thương, cho chúng ta sự sống qua ân điển của Đấng Christ (Êph 2: 1, 4, 5).

  1. Tưởng nhớ bằng lẽ thật.

Lẽ thật là gì? Lẽ thật là chân lý. Không có gì qua được chân lý, mà chân lý là gì?

Kinh Thánh cho biết, Chúa Giê-xu đã tự xưng Ngài là lẽ thật, tức Ngài là chân lý (Giăng 14:6). Lời của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là lẽ thật, là chân lý (Giăng 17:17).

Ta phải tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa bằng lẽ thật nghĩa là phải thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cách sống theo gương Chúa Giê-xu.