Chuyên mục: Thanh niên

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 25.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 25.02.2024

in Thanh niên on 19 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 25.02.2024

  1. Đề tài: TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯỢC PHƯỚC.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 32.
  3. Câu gốc: “Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình, được khỏa lấp tội lỗi mình!” (Thi Thiên 32:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Nê-hê-mi 1-4.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

 * CHỈ DẪN: Kịch.

  1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban Thanh niên và làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban Thanh niên họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Trở thành người được phước”. Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 5 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban Thanh niên ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài trên. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

    – Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

TÔI MUỐN CÓ MỘT ĐẠO NHƯ VẬY.

Có một người lính bị thương lúc giao tranh. Một vị tuyên úy bò đến tiếp cứu và sau đó ông ngồi bên giường người bị thương để chăm sóc cho anh. Trong cơn nắng nóng, ông nhường cho người này bình nước. Đêm đến, khi sương lạnh rơi xuống, ông đắp áo khoác cho người bị thương, thấy chưa đủ ấm, ông phủ thêm những áo còn lại của mình trên người ấy.

Cuối cùng người bị thương ngước mắt nhìn ông nói:

– “Ông là Cơ đốc nhân phải không?”

– “Phải! Người bạn trả lời”.

Người bị thương nói:

– “Như vậy, nếu Cơ đốc giáo có thể khiến một người giúp đỡ người khác như những điều ông đã làm cho tôi, thì hãy nói cho tôi về đạo ấy. Tôi muốn có một đạo như vậy”.

TƯỚNG CƯỚP TRỞ THÀNH GIÁM MỤC.

Clément ở Alexandrie kể lại câu chuyện về sứ đồ Giăng như sau: Một hôm, Giăng đi thăm một Hội Thánh kia, có một thanh niên đẹp trai đi đến. Giăng chỉ người trai trẻ và nói cùng vị giám mục nhà thờ: “Tôi ký thác thanh niên này cho ông và Hội Thánh Chúa Cứu Thế Giê-xu làm nhân chứng cho sự ký thác này”. Vị giám mục chấp nhận lời gởi gắm và hứa là sẽ cố gắng làm cho trọn.

Vị giám mục này đem chàng thanh niên về nhà chăm sóc, dạy dỗ và cuối cùng làm phép báp-tem cho anh ta. Nhưng vị giám mục đã để cho chàng thanh niên tự do quá sớm, anh ta đi theo đám thanh niên hư hoại và trở thành tên trộm cướp. Chàng thanh niên này quen lối sống xấu xa, anh ta lập một băng cướp và trở thành tên đầu đảng “khát máu, độc ác và bạo động” nhất.

Một ngày kia, khi Giăng trở lại thăm Hội Thánh mà ông đã gặp chàng thanh niên, ông nói với vị giám mục:

– “Bây giờ giám mục hãy trả lời điều mà tôi và Chúa Cứu Thế đã gởi cho giám mục với sự chứng kiến của Hội Thánh do ông quản nhiệm”.

Vị giám mục tỏ vẻ ngạc nhiên tưởng là Giăng nói về số tiền nào đó mà ông đã để lại. Nhưng Giăng nói:

– “Tôi muốn nói về anh chàng thanh niên và linh hồn anh ta. Tôi muốn giám mục trả lại cho tôi”.

Vị giám mục tỏ vẻ buồn rầu và trả lời:

– “Chàng thanh niên đó đã chết rồi”.

Giăng hỏi tiếp:

– “Anh ta chết bằng cách nào?”

Vị giám mục trả lời:

– “Anh ta chết đối với Chúa”.

Và vị giám mục tiếp tục cho biết thế nào chàng thanh niên sa ngã và trở nên đầu băng cướp. Giăng xé áo mình và bảo người ta tìm cho ông một người hướng dẫn và một con ngựa để ông đi tìm chàng thanh niên. Khi ông vừa đến ổ cướp, bọn cướp bắt ông. Ông không trốn mà còn nói:

– “Vì lý do đặc biệt nên ta đến đây. Hãy cho ta gặp tên đầu đảng của các anh!”

Dù chàng thanh niên võ trang đầy đủ, nhưng khi thấy Giăng, anh ta quá hổ thẹn và chạy trốn mất. Mặc dù tuổi già nhưng Giăng chạy đuổi theo, vừa chạy vừa kêu la:

– “Sao con chạy trốn khỏi ta, người cha của con, một lão già nghèo thiếu, không vũ khí? Hãy thương ta và đừng sợ. Con vẫn còn hy vọng. Ta sẽ thay thế con mà trả lời cho Chúa Cứu Thế, và nếu cần ta sẽ chịu án tử hình thế cho con, như Chúa đã chết cho chúng ta. Ta sẽ dùng đời sống để trả giá cho con. Hãy đứng lại và tin đi. Chính Chúa Cứu Thế đã sai ta đến đây với con”.

Nghe lời Giăng nói, chàng trai trẻ liền vứt bỏ vũ khí, quỳ xuống run rẩy, nước mắt chảy tuôn tràn. Với lòng thống hối, anh ta ăn năn, và Giăng xác nhận là ông đã tìm được sự tha thứ từ Chúa cho anh. Ông cầu nguyện với chàng trai trẻ này và đem anh ta về nhà thờ. Ông luôn luôn chăm sóc người thanh niên này và cuối cùng chàng trở thành một giám mục của Hội Thánh.

ĐƯỢC CHÚA CỨU SỐNG NHỜ MỘT BÀI THÁNH CA.

Ngày xưa, khi cuộc cách mạng Mỹ còn đang tiếp diễn, trải qua mấy đêm liên tiếp, cứ người lính nào đứng gác tại địa điểm kia đều bị bắn chết cả. Sau khi có năm, sáu người chết như vậy, thì đến phiên một người tín đồ gác đêm tại đó. Vừa gác, anh ta vừa nghĩ: “Ta cứ hát ca ngợi Chúa, chắc Ngài sẽ bảo vệ ta bình yên”. Anh khởi sự hát Thánh ca số 252:

“Giê-xu Đấng hằng yêu thương tôi, tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài. Lúc sóng bủa ầm bên chân tôi, trong khi bão tố đang vang dội. Xin che tôi, xin giấu kín luôn, cho qua cơn mưa ác gió ôn…”.

Khi anh hát tới câu: “Chỗ hiểm yếu dầu tôi nan kham, xin thương lấy cánh phủ che dùm”, thì anh cảm thấy lòng mình bình an vô cùng.

Nhiều năm sau, khi người lính đã lớn tuổi, đứng hát một mình ở một nhà thờ nọ, thì có một người đến hỏi ông rằng:

– “Có phải năm ấy, đêm ấy ông đã được giao canh gác tại một địa điểm ở chiến trường mà trước đó đã có nhiều người chết và ông đã hát bài Thánh ca này không?”

Ông trả lời: – “Phải, chính tôi!”

Người ấy nói: – “Mấy người canh trước ông tôi đã bắn chết cả. Khi ông khởi sự hát, tôi giơ súng lên nhắm ông mà bắn, nhưng khi tôi nghe ông hát: “Chỗ hiểm yếu dầu tôi nan kham, xin thương lấy cánh phủ che dùm” thì tôi chẳng có thể làm hại ông được nữa. Thế là tôi buông súng xuống. Từ đó tôi đã tiếp nhận Chúa và nhờ vậy hôm nay tôi gặp được ông và biết thật Chúa Cứu Thế là Đấng yêu thương chúng ta”.

Hai người ôm nhau khóc nức nở vì vui mừng trong ơn chăn dắt yêu thương của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

THUYẾT PHỤC CHỒNG BẰNG NẾP SỐNG.

Trong gia đình kia, người vợ rất đảm đang, tháo vát, vất vả buôn bán, còn ông ở nhà chăn nuôi súc vật và chăm sóc con cái. Nếu có sự xung đột về ý kiến, người ta thường nghe bà lớn tiếng hơn ông.

Ngày nọ, bà được ban chứng đạo hướng dẫn đến nhà thờ tin Chúa. Về nhà bà thuật lại cho ông nghe, ông liền nổi giận quát tháo và đánh bà. Bà im lặng vào phòng cầu nguyện. Từ đó mỗi lần ra chợ mua bán trở về, ông không để phần ăn cho bà, bà phải tự lo lấy. Chúa nhật bà đi nhà thờ về, ông dọn bữa ăn, song trên mỗi chén cơm, ông cắm một cây nhang. Khi mọi người ăn xong, bà dọn mâm khác để ăn. Sau ba tháng, ông suy đi nghĩ lại và cảm thấy thương bà. Ông đi nhà thờ với bà và tin Chúa, các con trong nhà cũng vậy.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 18.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 18.02.2024

in Thanh niên on 12 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 18.02.2024.

  1. Đề tài: VÂNG PHỤC MỆNH LỆNH.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 22:1-19.
  3. Câu gốc: “Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó, vì bây giờ Ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (Sáng thế Ký 22:12).
  4. Đố Kinh Thánh: E-xơ-ra 6-10.
  5. Thể loại: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

  1. Mời người hướng dẫn Học Kinh Thánh.
  2. Người hướng dẫn dựa trên phần Kinh Thánh làm nền và tài liệu tham khảo để soạn một số câu hỏi học Kinh Thánh theo một phương pháp nào đó.
  3. Đến giờ học, người hướng dẫn sẽ đưa ra nhiều câu hỏi để ban viên phát hiện sự kiện, giải thích và giúp họ áp dụng sự dạy dỗ vào đời sống thực tế.
  4. Người hướng dẫn nên dùng phương pháp vấn đáp (người hướng dẫn hỏi, người học đáp) hoặc phương pháp thảo luận (mọi người có thể đưa ra câu hỏi và trả lời, người hướng dẫn giữ phần đúc kết).
  5. Xin soạn 2-3 cụm câu hỏi, mỗi cụm có 3 câu: Sự kiện, ý nghĩa và áp dụng.

* Câu hỏi học Kinh Thánh.

(1.1) Đức Chúa Trời thử đức tin của Áp-ra-ham bằng cách nào và Áp-ra-ham đáp ứng ra sao? (Sáng thế Ký 22:1-10).

(1.2) Vì sao Đức Chúa Trời đòi Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ thiêu? Việc làm nầy khó khăn thế nào cho Áp-ra-ham?

(1.3) Học hỏi đời sống Áp-ra-ham, bạn sẽ làm gì khi đối diện với những vấn đề khó khăn?

(2.1) Khi nhìn thấy tấm lòng tận hiến của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã cung ứng điều gì?

(2.2) Việc Đức Chúa Trời sửa soạn một con chiên làm của lễ thay cho Y-sác là bóng của hình nào trong Tân ước?

(2.3) Cho biết niềm vui của Áp-ra-ham qua sự cung ứng của Đức Chúa Trời? Còn niềm vui của bạn thế nào khi được Chúa cung ứng mọi nhu cầu?

(3.1) Sau cuộc thử nghiệm trên, Áp-ra-ham nhận được phước hạnh gì từ Chúa?

(3.2) Vì sao con cái Chúa thường gặp thử thách? Chúa cho phép điều đó xảy ra nhằm mục đích gì?

(3.3) Xin cho biết trải nghiệm của bạn trong thử thách? 

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Việc dâng Y-sác làm con sinh tế không phải là thử thách đầu tiên của Áp-ra-ham. Việc ông bằng lòng lìa bỏ quê hương và gia đình (Sáng thế Ký 12:1), chia lìa những người mình thương yêu để đi theo tiếng gọi của Chúa là thử thách lớn thứ nhất (Sáng thế Ký 13:5-18). Thử thách thứ hai là ông từ bỏ chương trình của mình về người kế tự là Ích-ma-ên (Sáng thế Ký 17:18) và đây là thử thách thứ ba cho thấy đức tin và sự vâng phục của Áp-ra-ham thật là mạnh mẽ.

  1. CUỘC THỬ NGHIỆM ĐẦY ĐAU THƯƠNG (Sáng thế Ký 22:1-2).

Câu gốc hôm nay cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời ghi nhận mức độ hi sinh của Áp-ra-ham thật là cao cả. Lý do chính đáng của sự ghi nhận đó là Áp-ra-ham đã “không tiếc con một”. Tiếc là bản chất cố hữu của con người. Nhiều khi chúng ta tiếc một vật gì đó trước khi bỏ nó đi. Ở đây vì sự kính sợ Chúa, Áp-ra-ham đã hi sinh Y-sác, đứa con cầu tự. Y-sác đối với Áp-ra-ham là tất cả niềm vui, hy vọng sống. Giết chết Y-sác là một hành động hy sinh tuyệt đối, ít người làm được. Hành động cao cả của Áp-ra-ham được ví sánh với việc Đức Chúa Trời đã ban Con Một của Ngài (Rô-ma 8:32) Y-sác đã chấp nhận hy sinh đã được ví sánh với tâm tình Chúa Cứu Thế (Phi-líp 2:5-8). Ông Áp-ra-ham và núi Mô-ri-a đã trở thành những đề tài giảng luận đầy lý thú của các tôi tớ Chúa. Gương hy sinh và lòng vâng phục của Áp-ra-ham phải được nhắc nhở luôn trong Hội Thánh Đức Chúa Trời trong mọi thời đại.

  1. MỘT DỰ TÍNH RÕ RÀNG (Sáng thế Ký 22:4-10).

Việc Áp-ra-ham dâng Y-sác có phải là một quyết định khôn ngoan không? Không có việc con sinh tế thế mạng Y-sác thì mọi chuyện sẽ ra sao? Chắc chắn rằng Áp-ra-ham đã nghĩ là Y-sác phải hy sinh. Vấn đề đặt ra không phải là Y-sác sống hoặc chết mà ở chỗ nếu Y-sác chết, Đức Chúa Trời làm sao thực hiện lời hứa của mình với Áp-ra-ham? Thứ hai, Áp-ra-ham sẽ trả lời với Sa-ra thế nào về cái chết của Y-sác? Đây là điểm chính. Áp-ra-ham tin lời hứa của Đức Chúa Trời, điều đó không ai chối cãi được. Áp-ra-ham cũng tin là thế nào Y-sác rồi cũng phải hy sinh. Như vậy rồi sao? Tạ ơn Chúa, trước giả thơ Hê-bơ-rơ đã giải tỏa mọi nan đề. Áp-ra-ham phải hy sinh (vì ông đã quyết định làm điều đó cùng một lúc, Áp-ra-ham cũng tin là Y-sác không thể chết được). Đúng! Áp-ra-ham đã tin là “Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại” (Hê-bơ-rơ 11:19). Như vậy, Áp-ra-ham vâng phục mệnh lệnh Đức Chúa Trời, chấp nhận sự thử thách cực độ. Nhưng trong niềm tin, ông không phải là kẻ mù quáng. Ông tin tưởng mãnh liệt rằng Đức Chúa Trời chắc chắn giữ được lời hứa dù Y-sác có hy sinh hay không!

III. MỘT CUNG ỨNG ĐẦY VUI MỪNG (Sáng thế Ký 22:11-14).

Thì ra, đây chỉ là một cuộc thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm sau cùng nhưng là cuộc thí nghiệm cực độ về niềm tin. Còn vui mừng nào hơn cho Áp-ra-ham. Ông không những không mất con mà còn được Đức Chúa Trời nhiệt liệt khen ngợi “Bấy giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời bởi cớ không tiếc với Ta…” (Sáng thế Ký 21:12). Sự kính sợ được chứng minh bằng sự không tiếc. Nói đến hai chữ “không tiếc” lòng tôi quặn đau khi nghĩ đến sự dâng hiến của một số người không thực sự dâng hiến hết lòng, cách “không tiếc” như Chúa đã dùng để nói cho Áp-ra-ham. Ngay sau khi Chúa nhận diện được lòng của Áp-ra-ham đối với Ngài, Ngài đã dành một con chiên sinh tế chết thế cho Y-sác. Đây chính là niềm vui mừng đầy tràn cho Áp-ra-ham và là hình ảnh cho chúng ta ngày nay. Đức Chúa Trời đã dành, sửa soạn một Con Sinh Tế cho tất cả những ai tin vào Ngài.

  1. MỘT PHẦN THƯỞNG VINH QUANG (Sáng thế Ký 22:15-18).

Giao ước đã được Đức Chúa Trời lập lại một lần nữa với những đảm bảo chắc chắn về phần thưởng lớn lao sau khi đức tin và lòng vâng phục của Áp-ra-ham được kiểm chứng rõ ràng.

Sau những thử thách, thường thì phước hạnh dư dật từ Chúa sẽ đổ đầy dẫy trên cuộc đời của chúng ta. Đời sống của Áp-ra-ham, của Giô-sép, và Gióp là những minh chứng hùng hồn nhất cho niềm tin của con dân Chúa. Điều mà chúng ta cần tự hỏi chính mình, ấy là thái độ, tấm lòng, niềm tin của chúng ta như thế nào khi thử thách ập đến. Bất cứ một thử thách hay thách thức nào đến cho chúng ta đều có mục đích tốt lành cho kẻ yêu mến Chúa và phần thưởng vinh quang của Chúa đổ đầy trên cuộc đời chúng ta. Hãy nghe lời của thánh Phao-lô, Gia-cơ và Phi-e-rơ nói: “Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:28). “Hãy coi mọi sự thử thách trăm bề như là điều vui mừng trọn vẹn…” (Gia-cơ 11:3). “Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường; …vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em” (1Phi-e-rơ 4:12,14b). Tóm lại “Hãy vững lòng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa một cách dư dật hơn vì công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (1Cô-rinh-tô 15:58). Hãy sống đặt niềm tin trọn vẹn như Áp-ra-ham thì anh em hẳn sẽ được phước lớn từ nơi Chúa.

* Bài học áp dụng.

  1. Việc Đức Chúa Trời đòi hỏi Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ thiêu cũng là một thách thức trong đời sống đức tin và hầu việc Chúa của chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì khi đối diện với những vấn đề khó khăn? Xin Chúa giúp mỗi chúng ta nhìn lại chính đời sống mình để có một đức tin mạnh mẽ, sẵn sàng vâng phục như Áp-ra-ham (Sáng thế Ký 22:1-2).
  2. Học hỏi sự hy sinh vâng phục của Áp-ra-ham giúp chúng ta mạnh mẽ trong sự hiến dâng. Hãy dâng cho Chúa những điều chúng ta cho là quí báu nhất (Sáng thế Ký 22:4-10).
  3. Học hỏi sự cung ứng của lễ thiêu bằng con chiên đực khiến chúng ta thêm sự vui mừng vì biết rằng Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng luôn nhớ đến nhu cầu của con cái Ngài và ban cho chúng ta kịp lúc và đúng chỗ (Sáng thế Ký 22:11-14).
  4. Học hỏi nơi gương hi sinh của Áp-ra-ham khiến lòng chúng ta vô cùng khâm phục. Ông được thế hệ sau này coi như tổ phụ của đức tin quả là xứng đáng. Ước mong mỗi chúng ta cố gắng học hỏi để đời sống chúng ta thêm phần phước hạnh.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 11.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 11.02.2024

in Thanh niên on 5 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 11.02.2024.

  1. Đề tài: XUÂN AN LÀNH.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 121.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ ngươi khi ra khi vào, từ nay cho đến đời đời” (Thi thiên 121:8).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Họp bạn.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

  1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban thanh niên của các Hội thánh tham dự họp bạn.
  2. Chương trình: Nếu có thể, nhiều tuần lễ trước ngày họp bạn, tổ chức họp các trưởng ban để cùng hoạch định chương trình và phân công tác.
  3. Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc ngày họp bạn và thể loại thực hiện.
  4. Góp phần của các ban vào ngày họp bạn: Chia sẻ, bài hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, hướng dẫn chương trình… Mỗi ban nên chịu trách nhiệm một tiết mục, nhưng nên mời một người soạn và đố Kinh Thánh.
  5. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Ca ngợi và cảm tạ (mỗi ban hát một Thánh ca và làm chứng về ơn phước của Chúa ban cho ban của mình), bài ca mới, đố vui (viết nhiều câu hỏi và để vào trong hộp. Đại diện của mỗi ban sẽ lên bóc một câu hỏi. Cả ban sẽ thảo luận để trả lời).
  6. Bảng tên: Nên có bảng tên và gắn trên ngực của những người dự họp bạn để mọi người có dịp làm quen với nhau.
  7. Phát số: Khi các ban đến họp bạn, họ thường đi chung và ngồi chung với nhau. Để tạo sự thông công giữa các chị em, bạn nên phát cho mỗi người một phiếu nhỏ có ghi số và họ phải ngồi theo số đó (đã viết sẵn số thứ tự ở lưng ghế).
  8. Trà đàm: Sau giờ thờ phượng nên có giờ trà đàm. Ngồi bên nhau để ăn một vài chiếc bánh, uống nước và chuyện trò, hay chơi trò chơi.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh.

  1. Mỗi ban Thanh niên nên cử ra một đại diện tham gia ban giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm điểm được chính xác và công bằng.
  2. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Sau đó tổng kết và phát thưởng.

Họp bạn kỳ này đúng vào dịp đầu năm mới Âm lịch, người đố Kinh Thánh nên soạn câu đố theo đề tài năm mới, nội dung phải phù hợp với trình độ của ban viên. Có thể soạn câu đố Kinh Thánh theo phương cách sau:

– Đố lật mau: Nêu tên sách, đoạn, câu Kinh Thánh. Ai đọc lên trước sẽ được điểm.

– Đố tìm: Nêu lên sự kiện hoặc đọc lên câu Kinh Thánh, rồi yêu cầu các bạn tìm địa chỉ (sách, đoạn, câu).

– Đố đối chiếu: Đọc lên câu Kinh Thánh trong các đoạn đang đố và yêu cầu tìm câu có ý tương tự trong một nơi khác của Kinh Thánh. Hoặc đọc một câu Kinh Thánh – ngoài các đoạn đang đố – và yêu cầu tìm câu có ý tương tự trong các đoạn đang đố.

– Đố cử điệu: Ra cử điệu (kịch câm) theo ý nghĩa của câu Kinh Thánh và yêu cầu các bạn tìm câu Kinh Thánh.

– Đố hình vẽ: Vẽ lên bảng ý nghĩa câu Kinh Thánh và yêu cầu các bạn tìm câu Kinh Thánh.

– Đố con số: Ghi lên bảng hay tờ giấy các con số muốn đố. Ví dụ: 5, 2, 5.000, 12 – Trả lời: Mác 6:38-40.

– Đố liên hệ: Ví dụ:

– Tôi là vợ của Y-sác (Trả lời: Tôi tên là Rê-bê-ca).

– Gia-cốp là chồng của chúng tôi (Chúng tôi là Lê-a, Ra-chên, Bi-la và Xinh-ba).

– Gô-li-át đã chết bởi tay tôi (Tôi là Đa-vít). 

– Đố ca dao, tục ngữ: Ví dụ: “Thương cho roi cho vọt” – Hê-bê-rơ 12:6.

– Đố mẫu tự: Ví dụ: A. Trả lời: A-đam – B. Trả lời: Bê-tên.

– Đố Thánh ca: Nêu lên địa chỉ câu Kinh Thánh (Thi-thiên 119:105) và yêu cầu tìm ý nghĩa đó trong một bài Thánh ca (TC 432). Người tìm được phải hát 1 câu trong bài Thánh ca đó. Hoặc đàn một bài Thánh ca (TC 362) và yêu cầu các bạn tìm ra câu Kinh Thánh có ý tương tự (Ê-sai 6:8).

– Đố chữ: Viết câu Kinh Thánh lên bảng, nhưng không theo thứ tự hoặc bỏ sót nhiều chữ.

– Đố trí nhớ: Nêu lên sự kiện hoặc đọc lên địa chỉ câu Kinh Thánh. Yêu cầu các bạn trả lời (không được lật Kinh Thánh).

– Đố vui (đố mẹo): Để tạo không khí vui tươi ở cuối giờ đố Kinh Thánh.

Ví dụ 1: Trong Kinh Thánh ông nào nhiều thẹo nhất? – Đa-vít.

Ví dụ 2: Tiên tri nào làm bột ngọt? – A-mốt (Bột ngọt A-One).

Ví dụ 3: Ai hát dở nhất trong Kinh Thánh? – Ca-lép.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 04.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 04.02.2024

in Thanh niên on 29 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 04.02.2024.

  1. Đề tài: CON ĐƯỜNG VINH QUANG.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 11:27; 12:9.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi cùng làm nổi danh ngươi; và ngươi sẽ thành một nguồn phước” (Sáng thế Ký 12:1-2).
  4. Đố Kinh Thánh: E-xơ-ra 1-5.
  5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

  1. Từ nhiều tuần trước, uy viên linh vụ giao đề tài cho hai nhóm:

Đề tài 1: Người theo Chúa phải từ bỏ tất cả: gia đình, bạn bè, quê hương, cuộc sống mình đang sống để đi theo Chúa.

Đề tài 2: Người nhận biết tiếng Chúa kêu gọi, phải từ bỏ một số điều trong cuộc sống để đi theo sự hướng dẫn của Chúa.

  1. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.
  2. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.
  3. Giờ thảo luận.
  4. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.
  5. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.
  6. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đọc câu gốc trên chắc ai cũng thích. Ước ao gì mình cũng được Chúa hứa một lời như đã hứa với Áp-ram (Áp-ra-ham). Nhưng thưa quí vị, để được lời hứa đó, Áp-ra-ham phải trả giá rất đắt, phải chấp nhận thách thức, phải hi sinh đời sống mình, phải chấp nhận đủ mọi gian lao. Trước giả thư Hê-bơ-rơ 11 đã dùng 4 động từ để nói lên được niềm tin và lòng vâng phục của Áp-ra-ham (Hê-bơ-rơ 11:8-10). Bốn động từ đó là “Vâng, đi, ở, chờ”.

(1) Áp-ra-ham “Vâng lời Chúa gọi”.

(2) Áp-ra-ham “Đi đến xứ…”.

(3) Áp-ra-ham “Ở như trên đất ngoại quốc”.

(4) Áp-ra-ham “Chờ đợi một thành có nền vững chắc”.

Ngày nay có bao nhiêu người đã có được đời sống như Áp-ra-ham bằng lòng “Vâng, đi, ở, chờ” đợi Chúa Giê-xu Christ chúng ta trở lại?

  1. CHỌN LỰA MỘT GIA ĐÌNH (Sáng thế Ký 11:31-32).

Từ thời A-đam đến thời Nô-ê là 10 thế hệ, từ Nô-ê đến Áp-ra-ham là mười thế hệ kế tiếp. Biết bao thăng trầm, diễn biến đã xảy ra trong dòng lịch sử nhân loại mà biến cố đau lòng Chúa nhất là việc con người tỏ lòng chống nghịch Chúa qua việc xây dựng tháp Ba-bên (Sáng thế Ký 11). Giữa thế giới đa dạng và đầy tội lỗi đó, Đức Chúa Trời vẫn kiên trì tiếp tục phương cách cứu chuộc con người qua sự chọn lựa một người công nghĩa và người đó không ai khác hơn là Áp-ra-ham (Chúa đổi tên ông từ Áp-ram thành Áp-ra-ham ở Sáng thế Ký 17:5).

Áp-ra-ham được chọn lựa. Sự chọn lựa đó đi kèm theo một giao ước vững bền với 7 đặc tính đầy phước hạnh cho người được chọn (Sáng thế Ký 12:2-4).

(1) Thành một dân lớn (Sáng thế Ký 13:16).

(2) Nhận đầy phước lành của Chúa cả vật chất (Sáng thế Ký 13:14-17) lẫn tâm linh (Sáng thế Ký 15:6).

(3) Làm nổi danh.

(4) Thành nguồn phước cho nhân loại (Ga-la-ti 3:8).

(5) Ai chúc phước người sẽ được phước.

(6) Ai rủa sả người sẽ bị rủa sả.

(7) Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ người được phước (qua sự giáng sinh của Chúa Giê-xu).

  1. TIẾNG GỌI ĐẦY THÁCH THỨC (Sáng thế Ký 12:1-3).

Qua Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Chúa Trời ít nhất đã gọi Áp-ra-ham 6 lần. Tiếng gọi của Đức Chúa Trời là một sự thôi thúc, thách thức con người có khải tượng và dám sống chết với niềm tin như Áp-ra-ham. Một lần tại U-xơ (Sáng thế Ký 11:31; Công vụ 7:2-3). Một lần tại Cha-ran (Sáng thế Ký 12:1). Chúa xác định tiếng gọi tại Si-chem (Sáng thế Ký 12:7), tại Bê-tên (Sáng thế Ký 13:14-17) và hai lần tại Hếp-rôn (Sáng thế Ký 15:5-18a; 17:1-8). Như vậy chúng ta thấy được tầm quan trọng của tiếng gọi này.

Đây là sự kêu gọi đầy thách thức vì thật ra ngoại trừ Áp-ra-ham, khó ai có thể đáp ứng được. Từ xứ Canh-đê (vùng vịnh Ba-tư) đi đến Cha-ran dài khoảng 960 km. Từ Cha-ran đến xứ Ca-na-an ít nhất là thêm 640 km nữa. Hãy nhớ là bối cảnh câu chuyện cách chúng ta chừng 4.000 năm. Thời đó đường sá thô sơ hiểm trở và phương tiện nếu có chỉ là những con lạc đà. Mấy ai chấp nhận hành trình về miền đất mình chưa từng biết, bỏ lại sau lưng bao điều thương mến. “Hãy ra khỏi quê hương” là một điều hết sức khó rồi. Lại còn xa lìa “bà con”“nhà cha ngươi” tức là xa lìa những gì mình quí mến nhất, thân thiết nhất để đi đến một nơi mà không biết mình đi đâu là điều mấy ai có thể chấp nhận. Tạ ơn Chúa, Áp-ra-ham đã đáp ứng tiếng gọi. Chấp nhận giá mình phải trả để không phụ niềm kỳ vọng của một Đức Chúa Trời quyền năng (El Shaddai) như chính Chúa đã tự xưng (Sáng thế Ký 17:1).

III. MỘT ĐỨC TIN TRỌN VẸN (Sáng thế Ký 12:4-9).

Chi tiết của đoạn Kinh Thánh này cho thấy khi lìa Cha-ran, Áp-ra-ham đã 75 tuổi. Tháp tùng cuộc hành trình là gia đình ông, gia đình của Lót (cháu Áp-ra-ham) cùng đoàn tùy tùng và sản vật. Nhìn qua các chi tiết này, chúng ta thấy quyết định bỏ Cha-ran của Áp-ra-ham thật là một quyết định hết sức táo bạo. Hơn thế nữa, với cuộc hành trình bấy giờ, Áp-ra-ham phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải sắp đặt kỹ lưỡng và có kế hoạch. Các chi tiết trong đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta thấy được những điều rất quan trọng về đời sống thuộc linh của Áp-ra-ham. Trước khi vào xứ Ca-na-an ông đã dừng chân tại những địa danh mà sau này cháu nội ông là Gia-cốp cũng đã dừng chân tại đây để nhận khải tượng. Điểm đầu Áp-ra-ham dừng chân là Si-chem (cách Giê-ru-sa-lem 48 km về phía Bắc). Tại đây ông được Đức Chúa Trời xác định lời hứa và cũng tại đây, ông thiết lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va. Tại Bê-tên (khoảng 20 km về phía Bắc Giê-ru-sa-lem) nơi mà sau này, cháu nội ông là Gia-cốp đã chiêm bao về chiếc thang nối liền đất trời (Chúa Giê-xu). Áp-ra-ham lại dựng bàn thờ thứ nhì cho Chúa. Việc làm của Áp-ra-ham trên đường thờ phượng là một tấm gương cho chúng ta noi theo. Không vì lý do khó khăn, đường xa mà ông quên đi sự thờ phượng. Sự thờ phượng Chúa đối với Áp-ra-ham và bất cứ ai thật lòng yêu mến Chúa phải là công tác ưu tiên hàng đầu trong đời sống. Tiếc thay, ngày nay có nhiều con cái Chúa không đi nhà thờ được, không tham dự các chương trình cầu nguyện, học Kinh Thánh do Hội Thánh mình tổ chức chỉ vì mình phải đi làm, đi công việc… Ước mong, đời sống đắc thắng, phước hạnh của Áp-ra-ham sẽ khích lệ chúng ta luôn luôn đặt sự thờ phượng Chúa làm ưu tiên số một của đời sống mình.

* Bài học áp dụng:

  1. Đức Chúa Trời chọn gia đình Áp-ra-ham để thành nguồn phước cho nhân loại. Chúa Cứu Thế đã “chọn và lập các ngươi” với lòng mong ước rằng chúng ta sẽ “đi và kết quả” (Giăng 15:16). Chúng ta phải làm gì để không phụ lòng kỳ vọng của Chúa? (Sáng thế Ký 11:31-32).
  2. Ai cũng biết rằng phần thưởng càng quí thì sự gian khổ phải càng nhiều. Chúng ta có bằng lòng đón nhận những thách thức, chông gai để “liều mình vác thập tự” của mình để theo Chúa không? (Sáng thế Ký 12:1-3).
  3. Giá trị của đức tin không ở chỗ bộc phát nhất thời nhưng ở chỗ chịu đựng, bền bỉ? Chúng ta nên làm gì để điều chỉnh đời sống, hướng đi để có thể tiếp tục cuộc hành trình thiêng liêng, dấn thân vào đồng lúa để đem ích lợi cho Vương Quốc Đức Chúa Trời?
  4. Dời chỗ ở là một thay đổi của đời sống. Chúng ta cần thay đổi một vài điều nào đó trong đời sống hằng ngày để gia đình của chúng ta gần gũi với Chúa và được phước không? Đức tin không thể dậm chân tại chỗ nhưng sẽ lớn lên hoặc thụt lùi như con thuyền trên dòng sông. Chúng ta nên làm gì để giúp niềm tin bản thân chúng ta, gia đình, bạn bè và Hội Thánh được tiến triển, vững mạnh? Đời sống của Áp-ra-ham trong bài học hôm nay chính là câu trả lời cho mọi câu hỏi nêu trên. Ước mong chúng ta áp dụng những kinh nghiệm đó vào niềm tin của mình để đời sống chúng ta thành nguồn phước cho những người xhung quanh.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 28.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 28.01.2024

in Thanh niên on 22 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 28.01.2024.

  1. Đề tài: HOÀN THÀNH LỜI HỨA.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 15:1; 18:15; 21:1-7.
  3. Câu gốc: “Áp-ra-ham tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người” (Sáng thế ký 15:6).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

Chủ đề: HOÀN THÀNH LỜI HỨA.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

Thời gian: 90 phút.

  1. CHUẨN BỊ.

– Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, BHD cho ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

Ôn chữ.                                                          Các dấu.

 = AA                      Ê = EE                          – Sắc = S

Ă = AW                     Ư = UW = W                 – Huyền = F

Ô = OO                    Đ = DD                          – Hỏi = R

Ơ = OW                   ƯƠ = UOW                  – Ngã = X

                                                                       – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên đọc trước Sáng thế Ký 15:1; 18:15; 21:1-7.

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  3. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải sắp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

  1. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ………….. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm………………………. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất………………………………………. 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận……………………. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.
  2. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: HOÀN THÀNH LỜI HỨA.

Thưa các bạn, Kinh Thánh có rất nhiều lời hứa dành cho con dân Chúa. Nhưng nhiều người vẫn chưa nhận được lời hứa của Chúa cho mình hay lời hứa ấy chưa trở thành hiện thực cho đời sống của họ. Vì sao vậy? Làm cách nào để nhận được lời hứa của Chúa? Hy vọng xuyên suốt qua từng trạm của trò chơi lớn hôm nay các thắc mắc trên sẽ giải đáp qua việc Đức Chúa Trời hoàn thành lời hứa của Ngài cho đời sống đức tin của Áp-ra-ham.

  1. Xuất phát.

Các nhóm tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và phát cho mỗi nhóm một câu đố Kinh Thánh. Nhóm nào giải trước sẽ được nhận mật thư trước và được số điểm cao nhất.

Câu Đố Kinh Thánh: Xin bạn cho biết đức tin là gì? (Đáp án: Hê-bơ-rơ 11:1).

Mật thư 1:

 

 

 

 

 

Ñ: Mưa rào

A S D   J    
A R C D      
J I O H U    
U L S W U W  
O W O L I A C
I F A W A F S
S S V S I A T
H R A O N F P
M A A P W A H

– Cách làm: Chuyển thành chữ điện tín. Viết vào khung như trên.

Nhóm nào giải mật thư trước được hướng dẫn đến trạm 1.

Ö Trạm 1.

Yêu cầu: Dựa vào phần Kinh Thánh cho biết:

  1. Bài học hôm nay dạy dỗ chúng ta điều gì? Chúng ta hết lòng trông cậy Chúa hay sẽ mòn mõi niềm tin?
  2. Ai sẽ là thuẫn đỡ cho chúng ta? Chúng ta nghĩ gì về danh xưng “Chúa Giê-hô-va”? (15:1-6).

Thực hiện xong yêu cầu của trạm 1, nhóm sẽ được nhận mật thư 2 để giải mã.

Mật thư 2:

3 8 21 1 19    20 8 21 23 3 10    8 9 5 5 14 10    12 15 23 9 6 

8 21 23 1 19      3 8 15      1 16 19 18 1 8 1 13      22 1 15 6    20 8 15 23 9 6       4 4 9 5 5 13 18       14 1 15 6     

Ñ: A! Cô ấy luôn đứng đầu.

       (Bật mí: Dùng mã chữ số thế mật thư trên theo thứ tự bảng chữ cái: A=1, B=2, C=3, D=4, E=5, F=6, G=7, H=8, I=9, J=10, K=11, L=12, M=13, N=14, O=15, P=16, Q=17, R=18, S=19, T=20, U=21, V=22, W=23, X=24, Y=25).

Nhóm nào giải xong mật thư trước được hướng dẫn đến trạm 2.

Ö Trạm 2.

Yêu cầu: Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

Phát câu hỏi viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp:

  1. Mối liện hệ của Chúa với chúng ta là gì? Ai là “chủ” của chúng ta?
  2. Chúng ta nên làm gì khi thấy điều chúng ta muốn dường như Chúa “trì hoãn”? (17:17-21).

       Nhóm nào trả lời xong câu hỏi ở trạm 2, thì sẽ được nhận mật thư 3.

Mật thư 3:

CHO CACHS CHUAS THUWCJ LOWIF CHO APSRAHAM HUWAS HIEENJ TROWIF DDUWCS BIEETS

Ñ: Rắn ăn đuôi.

– Cách làm: Chuyển thành chữ điện tín. Viết như trên.

Nhóm nào giải mật thư trước, được hướng dẫn đến trạm 3.

Ö Trạm 3.

       Yêu cầu: Tập trung nhóm thành một hàng dọc và báo cáo số nhóm viên, trình bản giải mật thư.

– Phát câu hỏi viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp:

  1. Áp-ra-ham đã làm điều gì sai? Sa-ra đã làm điều gì sai? Tại sao họ làm sai? Chúng ta học được những điều gì từ những sai lầm đó?
  2. Chúng ta học được điều gì khi Ngài chọn đúng thời điểm để Y-sác ra đời? (21:1-2).

– Phát lệnh: Trở về điểm xuất phát (Trở về phòng nhóm và nghỉ giải lao 10 phút).

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban Thanh niên tóm lược nội dung bài học “Hoàn Thành Lời Hứa”.

– Kêu gọi các ban viên hãy cầu nguyện và chờ đợi Chúa để thấy Ngài hoàn thành lời hứa qua đời sống đức tin của chúng ta.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Bài học hôm nay có nhiều sự dạy dỗ quí báu về đời sống đức tin. Nói là mình tin Chúa thì ai cũng nói được, nhưng tin như thế nào, tin cái gì và bày tỏ niềm tin ra sao thì không phải ai cũng làm được. Tại sao vậy? Trước giả thư Hê-bơ-rơ có câu định nghĩa về đức tin thật tuyệt diệu: “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (Hê-bơ-rơ 11:1). Chúng ta hãy xem câu Kinh Thánh này làm thước đo đời sống đức tin của Áp-ra-ham trong bài học hôm nay.

  1. TÁI LẬP LỜI HỨA (Sáng thế Ký 15:1-6).

Khi rời Cha-ran, Áp-ra-ham đã 75 tuổi. Đức Chúa Trời có hứa với ông là dòng dõi ông sẽ đông như sao trên trời, như cát bãi biển. Áp-ra-ham đã tin lời Chúa hứa và mà bước đi, đáp ứng tiếng gọi thiêng liêng. Nhưng rồi thời gian trôi qua, tuổi ông càng ngày càng già, bây giờ Áp-ra-ham ở vào khoảng gần 85 tuổi và vợ ông thì dĩ nhiên đã không còn khả năng thụ thai. Việc Áp-ra-ham có ý chọn Ê-li-ê-se, người Đa-mách để làm kế tự, chứng tỏ đức tin ông đã lung lay theo năm tháng. Lời của Chúa hứa mãi không thấy thực hiện. Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy Đức Chúa Trời nhìn thấy sự nao sờn của Áp-ra-ham nên chính Ngài đã đến để lập lại lời Ngài đã hứa.

     Có ba điều quan trọng chúng ta cần ghi nhận rõ ràng:

(1) Chúa xác định Ngài là thuẫn đỡ cho Áp-ra-ham và Áp-ra-ham sẽ nhận phần thưởng rất lớn.

(2) Áp-ra-ham lần đầu đặt câu hỏi với Chúa. Trước đây ông chỉ nghe và vâng phục câu hỏi “Chúa sẽ cho tôi chi” cho thấy ông rất ngạc nhiên về phần thưởng lớn mà Chúa hứa sẽ ban.

(3) Câu 2 Áp-ra-ham gọi Đức Chúa Trời là Chúa Giê-hô-va (Adonai Yahweh) đây là lần đầu tiên tên Chúa được xưng như vậy. Các nhà giải kinh cho rằng danh xưng này tương xứng với chữ Chúa (Kurios, mà Phao-lô đã gọi Chúa Giê-xu Christ, Rô-ma 1:4). Sự xưng nhận này nói lên điều gì trong lòng của Áp-ra-ham và của Phao-lô? Cả hai danh xưng đều nói lên vai trò quan trọng của Đức Chúa Trời trên đời sống các tôi tớ Ngài. Các chữ đó có nghĩa là “Thầy, là Đấng cai trị, là Chủ nhân…”. Vì thế có thể đem áp dụng cho con người trong cách xưng hô. Đây không phải là Áp-ra-ham hoặc Phao-lô làm giảm giá trị nhưng bày tỏ mối liên quan mật thiết cũng như thẩm quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời.

  1. ĐÚNG THỜI ĐIỂM (Sáng thế Ký 17:17-21).

Ngày nay chữ “chủ” ai cũng biết, ví dụ như chủ nhà, chủ hàng, chủ tiệm… Chủ là người có quyền quyết định mọi việc. Khi gọi Đức Chúa Trời là “Chúa Giê-hô-va” Áp-ra-ham đã đương nhiên công nhận điều này. Đức Chúa Trời có quyền chọn thời điểm cho mọi sự. Áp-ra-ham, Sa-ra, Phao-lô, chúng ta; tất cả phải tôn trọng tuyệt đối thẩm quyền đó của Ngài. Không ai có quyền nói với Chúa rằng “sớm quá” hoặc “muộn quá”. Sau khi biết mình sai lầm trong việc có ý định chọn Ê-li-ê-se, Áp-ra-ham đã làm một điều hết sức quan trọng mà mỗi người trong chúng ta cần học hỏi. Đó là việc tái xác định lại niềm tin. Câu Kinh Thánh trong Sáng thế Ký 15:6 được các nhà giải kinh xem là chìa khóa của niềm tin trong Cựu ước. Tại sao câu đó quan trọng như vậy? Sứ đồ Phao-lô (Rô-ma 4:3 và Ga-la-ti 3:6) đã dùng câu này làm nền tảng cho lẽ đạo được xưng công bình (được kể trọn vẹn, vô tội, đẹp lòng Chúa). Khi nào con người được xưng công bình? Trước khi cắt bì hoặc sau khi cắt bì? Trước khi có luật pháp hoặc sau khi có luật pháp? Câu trả lời là trước khi cắt bì và trước khi có luật pháp. Tất cả chỉ căn cứ vào một yếu tố quan trọng đó chính là đức tin.

III. THỰC HIỆN LỜI HỨA (Sáng thế Ký 21:1-2).

Áp-ra-ham đã sai lầm khi có ý chọn Ê-li-ê-se làm kẻ kế tự thì Sa-rai (sau đổi là Sa-ra) lại sai lầm khi nghĩ rằng mình không còn khả năng sinh con nên đã đem nô tì của mình tên là A-ga ăn ở cùng Áp-ra-ham và kết quả là Ích-ma-ên ra đời (Sáng thế Ký 16:1-2). Áp-ra-ham đã phạm tội giống A-đam “nghe lời vợ” và chuốc lấy lỗi lầm. Tội này nhiều người trong chúng ta vẫn thường hay vấp phạm. Thực ra, chúng ta không cần phải làm gì để giúp đỡ Đức Chúa Trời thực hiện điều Ngài hứa. Sa-ra đã “có ý tốt” khi đề nghị với Áp-ra-ham “ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi nhờ nó mà có con chăng?” (Sáng thế Ký 16:2). Phải làm vậy chứ biết sao bây giờ? Còn cách nào khác nữa đâu. Sự sai lầm của Sa-ra nhiều khi vẫn là sự sai lầm của chúng ta. U-xa muốn giúp đỡ Đức Chúa Trời khi giơ tay nắm hòm giao ước đang chồng chềnh (2Sa-mu-ên 6:6) nên đã chết tại sân đạp lúa của Na-côn. Sa-ra muốn hoàn thành lời Đức Chúa Trời hứa nên đã đưa A-ga đến với Áp-ra-ham. Ôi! Không biết đến bao giờ người ta mới thôi giúp đỡ Đức Chúa Trời để Đức Chúa Trời toàn năng giúp đỡ mình!

Sở dĩ Sa-ra làm như vậy vì có lẽ bà nghĩ dường như Đức Chúa Trời “không thể” hoàn thành lời hứa của Ngài. Lời hứa kế đó (đoạn 15) Áp-ra-ham đã khoảng 85 tuổi; khi Ích-ma-ên sanh ra đời, Áp-ra-ham đã 86 tuổi và lời hứa sau cùng (Sáng thế Ký 17:5) khi Áp-ra-ham đã chín mươi chín tuổi (Sáng thế Ký 17:1) và Sa-ra đã 90 (Sáng thế Ký 17:7).

Thời gian trôi qua mau. Đức Chúa Trời nhiều khi “cố ý” đình hoãn chương trình loài người đang mong muốn (Giăng 11:6) để chương trình của Ngài hoàn toàn sáng tỏ. Nhất định không phải là Ê-li-ê-se, cũng không phải Ích-ma-ên nhưng là Y-sác. Y-sác là điều Đức Chúa Trời thực hiện, không bởi ai khác mà “Ta ban phước cho nàng (Sa-ra) lại do nơi nàng Ta sẽ cho ngươi một con trai. Ta sẽ ban phước cho nàng, nàng sẽ làm mẹ các dân tộc” (Sáng thế Ký 17:16). Lần này, Đức Chúa Trời không trì hoãn nữa. Đức Chúa Trời đã thực hiện điều Ngài đã phán hứa. Y-sác ra đời để từ đó dòng giống thánh được lựa chọn, từ đó chương trình Chúa Cứu Thế bước vào đời được tiếp diễn. Ha-lê-lu-gia.

* Bài học áp dụng.

  1. Bài học hôm nay dạy dỗ chúng ta điều gì? Chúng ta nên làm theo chương trình của Đức Chúa Trời hết lòng trông cậy hay sẽ mòn mõi niềm tin?
  2. Ai sẽ là thuẫn đỡ cho chúng ta? Chúng ta nghĩ gì về danh xưng “Chúa Giê-hô-va”? (Sáng thế Ký 15:1-6).
  3. Mối liện hệ của Chúa với chúng ta là gì? Ai là “chủ” của chúng ta? Chúng ta nên làm gì khi thấy điều chúng ta muốn dường như Chúa bị “trì hoãn”? (Sáng thế Ký 17:17-21).
  4. Áp-ra-ham đã làm điều gì sai? Sa-ra đã làm điều gì sai? U-xa đã làm điều gì sai? Tại sao họ làm sai? Chúng ta học được những điều gì từ những sai lầm đó? Chúng ta học được điều gì khi Ngài chọn đúng thời điểm để Y-sác ra đời? (Sáng thế Ký 21:1-2).
  5. Từ vết đổ của bánh xe lịch sử có những dấu vết đáng được xem xét, phân tích và áp dụng vào đời sống đức tin của mỗi chúng ta. Đức Chúa Trời chúng ta đang tin cậy, tôn kính, thờ phượng là Đức Chúa Trời tuyệt đối khôn ngoan, quyền uy tột cùng. Đừng lấy quan niệm, ý tưởng con người mà vội suy đoán, hành động để rồi thất bại. Hãy cầu nguyện và chờ đợi Chúa như điều “biết chắc” dù chẳng xem thấy “bằng cớ” của điều mình đang trông mong.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 21.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 21.01.2024

in Thanh niên on 17 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 21.01.2024.

  1. Đề tài: KHỞI ĐẦU MỚI CỦA NHÂN LOẠI
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 6:5 – 9:17.
  3. Câu gốc: “Ta sẽ nhớ lại sự giao ước của Ta đã lập cùng các ngươi, và cùng các loài xác thịt có sự sống, thì nước chẳng bao giờ lại trở nên lụt mà hủy diệt các loài xác thịt nữa” (Sáng thế Ký 9:15).
  4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 32-36.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 14.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 14.01.2024

in Thanh niên on 8 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 14.01.2024.

  1. Đề tài: NGUYÊN NHÂN BẤT HÒA.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 4:1-16.
  3. Câu gốc: “Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa…” (Sáng thế Ký 4:7).
  4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 25-31.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.01.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.01.2024

in Thanh niên on 1 Tháng Một, 2024

Chúa nhật 07.01.2024.

  1. Đề tài: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 2:4-45.
  3. Câu gốc: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi, thì người trở nên một loài sanh linh” (Sáng thế Ký 2:7).
  4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 19-24.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 31.12.2023

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 31.12.2023

in Thanh niên on 25 Tháng Mười Hai, 2023

Chúa nhật 31.12.2023.

  1. Đề tài: HIỆP MỘT TRONG ĐẤNG CHRIST.
  2. Kinh Thánh: Ê-phê-sô 4:12-16; Ga-la-ti 5:16-22.
  3. Câu gốc: “Cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Ê-phê-sô 4:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Họp bạn.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 24.12.2023

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 24.12.2023

in Thanh niên on 22 Tháng Mười Hai, 2023

Chúa nhật 24.12.2023.

  1. Đề tài: CÂU CHUYỆN NGÀY GIÁNG SINH.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 18:5; 25:31-46.
  3. Câu gốc: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy” (Ma-thi-ơ 25:40).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Kể chuyện – thoại.

Read More