Chuyên mục: Thanh niên

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.25.08.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.25.08.2019

in Thanh niên on 19 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 25.8.2019.

  1. Đề tài: ÂN ĐIỂN.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:2-4; Hê-bơ-rơ 12:15-17; 2Cô-rinh-tô 12:5-10.
  3. Câu gốc: “Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cô 12:9a).
  4. Đố Kinh Thánh: Đa-ni-ên 7-12.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.18.8.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.18.8.2019

in Thanh niên on 12 Tháng Tám, 2019

Chúa nhật 18.8.2019.

  1. Đề tài: ĐỨNG VỮNG TRONG SỰ TỰ DO.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 4:8-11; 5:1.
  3. Câu gốc: “Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa” (Ga-la-ti 5:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Đa-ni-ên 1-6.
  5. Thể loại: Hướng dẫn Học Kinh Thánh.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 28.7.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 28.7.2019

in Thanh niên on 28 Tháng Bảy, 2019

Chúa nhật 28.7.2019.

  1. Đề tài: TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐẤNG CHRIST.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 4:8-20.
  3. Câu gốc: “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ. Nguyền xin vinh hiển về nơi Ngài, từ rày đến đời đời! A-men” (2Phi 3:18).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 36-40.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 21.7.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 21.7.2019

in Thanh niên on 21 Tháng Bảy, 2019

  Chúa nhật 21.7.2019.

  1. Đề tài: PHƯỚC HẠNH CỦA THỜI ĐẠI ÂN ĐIỂN.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 3:26 – 4:7.
  3. Câu gốc: “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp” (Ga-la-ti 4:4-5a).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 31-35.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa Nhật 14.7.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa Nhật 14.7.2019

in Thanh niên on 14 Tháng Bảy, 2019

Chúa nhật 14.7.2019.

  1. Đề tài: KINH THÁNH (Chúa nhật Kinh Thánh).
  2. Kinh Thánh: 2Phi-e-rơ 1:20-21; 2Ti-mô-thê 3:14-17.
  3. Câu gốc: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (2Ti-mô-thê 3:16).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 26-30.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 7.7.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 7.7.2019

in Thanh niên on 7 Tháng Bảy, 2019

Chúa nhật 7.7.2019

  1. Đề tài: LUẬT PHÁP DẪN ĐẾN ĐẤNG CHRIST.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 3:19-25.
  3. Câu gốc: “Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình” (Ga-la-ti 3:24). 
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 21-25.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

Read More

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa nhật 28.6.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa nhật 28.6.2015

in Thanh niên on 2 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 28.06.2015.

1. Đề tài: NHỮNG THẮC MẮC TRONG ĐỜI SỐNG.

2. Kinh Thánh: 1Sa-mu-ên 28.

3. Câu gốc: “Mây tan ra và đi mất thể nào, người xuống âm phủ không hề trở lên cũng thể ấy. Họ không hề trở về nhà mình nữa, và xứ sở người chẳng còn biết người” (Gióp 7:9-10).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 31-35.

5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN: Giải đáp thắc mắc.

1. Mời người giải đáp thắc mắc.

2. Thông báo đề tài cho các ban viên trước hai tuần.

3. Ban hướng dẫn tìm hiểu các ban viên, thảo luận và đưa ra những câu hỏi thiết thực vì có nhiều người e ngại không dám hỏi.

4. Người đặc trách sẽ đọc lên từng câu hỏi và trả lời. Sau đó cho ban viên được góp ý hoặc hỏi thêm.

Sau đây là một đề tài về giáo lý để quý vị có thể tham khảo hoặc sử dụng nếu thích hợp cho Hội Thánh.

– Hỏi: Xin giải thích thế nào về việc Sa-mu-ên hiện hồn về gặp Sau-lơ? (1Sa 28:11-12).

– Đáp: Việc Sa-mu-ên hiện hồn về có ba quan điểm giải thích khác nhau:

– Ý kiến thứ nhất cho rằng, Đức Chúa Trời thật sự cho phép Sa-mu-ên về nói chuyện với Sau-lơ. Đức Chúa Trời có quyền cho tiên tri Sa-mu-ên trở về dương thế, nhưng trong câu chuyện trên chúng ta không nghĩ Đức Chúa Trời làm như vậy; vì việc làm nầy là qua sự trung gian của một bà bóng. Đồng bóng, tà thuật, bói khoa là những việc gớm ghiếc và Ngài ra lịnh phải tiêu diệt. Nếu chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời cho phép tiên tri Sa-mu-ên trở về qua trung gian của bà bóng, là vô tình chúng ta cho rằng Chúa hợp tác với ma quỉ và Đức Chúa Trời đã tự mâu thuẫn với chính Ngài. Quan điểm trên không phù hợp với bản tính và quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã không trả lời với Sau-lơ qua các tiên tri, qua các chiêm bao (1Sa 28:6), thì chắc chắn không thể nào chỉ vì bùa phép hay yêu cầu của bà bóng mà Ngài cho Sa-mu-ên về nói chuyện với Sau-lơ. Do đó, ý kiến trên thật sự không đứng vững.

– Ý kiến thứ hai là ma quỉ giả Sa-mu-ên hiện hình lên nói với Sau-lơ. Ma quỉ có thể giả dạng làm thiên sứ sáng láng (2Côr 11:14), và trong ngày sau rốt sai người giả dạng Chúa Giê-xu (Mat 24:23) để gạt con cái Chúa, thì việc ma quỉ giả dạng Sa-mu-ên để gạt Sau-lơ là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Ma quỉ biết Sau-lơ không vâng lời Chúa và ma quỉ cũng biết Đức Chúa Trời tuyên bố hủy diệt Sau-lơ, nên đã mượn phương tiện nầy để tiếp xúc với Sau-lơ.

Mặc dầu những lời nói của ma quỉ xảy ra đúng sự thật, nhưng chúng ta phải thận trọng vì “những sự thật” này không hoàn toàn trung thực về bản chất. Sự thật mà ma quỉ dùng báo trước ở đây cũng giống như những cách mà ma quỉ đã nói với bà Ê-va rằng, bà sẽ không chết. Ê-va đã không ngã lăn ra chết khi ăn trái cấm, nhưng sự thật kể từ đó cả dòng dõi loài người đã chết vì xa cách Chúa.

“Ngày mai ngươi và các con trai ngươi sẽ ở một nơi với ta” (1Sa 28:19).Nếu ma quỉ nói câu này, thì đây là một lời châm biếm chua cay dành cho Sau-lơ. Sau-lơ và một số con trai ông sau khi chết không về thiên đàng với Sa-mu-ên nhưng xuống địa ngục với sa-tan.

Thánh Kinh Tân Ước cho chúng ta biết một người thật lòng tin nhận Chúa thì Thánh Linh của Chúa ấn chứng trong lòng người đó rằng, người ấy thật là con cái Đức Chúa Trời (Rô 8:16). Sự xác nhận của Thánh Linh chính là ấn chứng có hiệu lực để một người tin Chúa thật sự vào nước Thiên đàng. Chúng ta biết khi Sau-lơ còn sống, ông làm buồn lòng Chúa nên Thánh Linh Ngài đã lìa khỏi ông (1Sa 16:14), và nhiều lần ác thần nhập vào đời sống của ông (1Sa 16:23). Vì Sau-lơ cứ lún sâu vào con đường tội lỗi, nên khi còn sống, tiên tri Sa-mu-ên cũng đã không muốn nhìn mặt Sau-lơ (1Sa 15:35). Sau-lơ đã bị Chúa từ bỏ và phó cho ma quỉ rồi (1Sa 16:23) cho nên ma quỉ nói Sau-lơ khi chết về cùng nó thì đó không phải là điều ngạc nhiên. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng trong số những người con cùng đi với Sau-lơ chắc không có Giô-na-than. Dầu thiếu Giô-na-than thì ma quỉ vẫn đúng vì nó không nói tất cả các con trai của Sau-lơ mà chỉ nói “các con trai”. Bản tính xảo quyệt của ma quỉ là như thế.

Bằng cách giả Sa-mu-ên hiện hồn về, ma quỉ đã thực hiện được nhiều việc khác nhau. Sau sự việc nầy, ma quỉ làm cho nhiều người trong dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục tin vào đồng bóng vì thấy có linh nghiệm. Đây là một phương kế thâm độc của ma quỉ muốn tìm cách khôi phục lại sự thờ hình tượng và mê tín trong dân Y-sơ-ra-ên khi ấy gần như bị tuyệt diệt. Sau-lơ trong những năm tháng theo Chúa đã sốt sắng tận diệt sự thờ hình tượng (1Sa 28:9), nhưng đáng tiếc, Sau-lơ trên đường sa ngã đã vô tình làm công cụ cho ma quỉ lợi dụng khôi phục lại những gì mà ông đã đánh đổ đi. Đây là một bài học đau thương cho mỗi đời sống chúng ta.

– Ý kiến thứ ba, không có ma quỉ giả dạng, tiên tri Sa-mu-ên không có hiện hồn về nhưng bà bóng dựng toàn bộ câu chuyện. Khả năng nầy có thể xảy ra.

Như bao nhiêu thầy bói, đồng bóng “tài giỏi” khác, bà bóng tại Ên-đô-rơ là một nhà tâm lý xuất sắc. Khi biết vị khách muốn gặp Sa-mu-ên, bà biết ngay người đi coi đồng bóng đó không ai khác là Sau-lơ. Sa-mu-ên là một người thánh của Đức Chúa Trời. Chắc chắn vào thời đó ai cũng biết không thể tìm cầu người thánh của Chúa qua phương tiện bói toán, cầu vong. Nhưng người nào tìm Sa-mu-ên qua phương tiện này, thì người đó phải từng được tiếp xúc gần gũi với Sa-mu-ên trước kia, và bây giờ phải ở trong tâm trạng rất tuyệt vọng muốn gặp người thánh của Chúa nên mới mê muội đến với bà. Dựa vào những dữ kiện trên, bà bóng biết người đối diện không ai khác là Sau-lơ, người đang bị Chúa từ bỏ mà cả Y-sơ-ra-ên đều biết.

Khi được Sau-lơ xác nhận, bà bóng đã dựng lên một sứ điệp dựa vào những dữ kiện trong quá khứ và khả năng của sự việc có thể xảy ra. Ngày mai phải đối diện với quân thù thật hùng mạnh, mà trong đêm nay vị chủ tướng lại trong tình trạng kiệt sức cả tinh thần lẫn thể chất, thì bà bóng đoán cho Sau-lơ một cái chết là một việc hoàn toàn hữu lý. Khi Sau-lơ, vị vua và là vị dõng tướng của Y-sơ-ra-ên chết, dân Y-sơ-ra-ên cũng thất trận và một vài người con của ông có thể tử trận là một việc hoàn toàn có thể xảy ra. Giả dụ các con Sau-lơ không chết thì cũng chẳng sao, vì ngoài bà và Sau-lơ không ai biết lời tiên đoán đó. Kết cuộc diễn biến đã xảy ra đúng như lời bà bóng “tài giỏi” nầy.

Tóm lại, chúng ta tin Lời Chúa dạy rằng linh hồn người chết không quay trở lại cõi sống (Gióp 7:9-10; 2Sa 12:23). Người tin Chúa, khi qua đời linh hồn họ trở về ngay với Chúa; còn người chưa tin Chúa, linh hồn họ được về ở một nơi do Chúa sắp đặt để chờ ngày phán xét (Lu-ca 16:19-31). Là con cái Chúa, chúng ta phải suy xét theo lời Chúa dạy để hiểu được những công việc lừa dối của ma quỉ. Nếu nhận ra được vấn đề, chúng ta sẽ không mắc vào bẫy dò ma quỉ giăng ra. Hơn thế nữa, chúng ta cần hiểu rõ để có thể giúp đỡ được nhiều người chung quanh chúng ta đang bị ma quỉ lừa gạt.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa nhật 21.6.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa nhật 21.6.2015

in Thanh niên on 2 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 21.06.2015.

1. Đề tài: ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI CHA.

2. Kinh Thánh: Ô-sê 11:1-4; Ê-phê-sô 6:4; Hê-bơ-rơ 13:5; Ma-thi-ơ 28:20; Giăng 10:10; 2Tim 2:13; 1Phi 5:7; Sô-phô-ni 3:17.

3. Câu gốc:“Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi Thiên 37:5).

4. Đố Kinh Thánh: A-mốt 6 – Áp-đia 1.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xemchỉ dẫn Chúa nhật 05.04.2015.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Bạn có bao giờ ngạc nhiên về điều Đức Chúa Trời đang nghĩ về bạn không? Bạn có tin Ngài yêu thương bạn nhiều như Kinh Thánh nói không? Một trong những khải thị tuyệt diệu nhất của Kinh Thánh là: Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta. Bạn nghĩ gì khi nghe thấy từ “Cha”? Có phải bạn đang nghĩ đến sự bảo hộ, sự tiếp trợ, sự nồng ấm và sự dịu dàng không? Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài trong Kinh thánh như một người Cha hay tha thứ, rất nhân từ, mật thiết với mỗi người và với từng chi tiết trong từng đời sống. Không những đây là một bức tranh thật đẹp, mà còn là một bức tranh chân thật nữa.

Đức Chúa Trời nghĩ gì khi Ngài dựng nên gia đình? Một gia đình hình thành một vòng quan hệ bao gồm một người nam và một người nữ trưởng thành, sự sống của con người nương vào đó mà sinh ra và lớn lên. Là cha mẹ, chúng ta thực sự bắt đầu hiểu biết tấm lòng của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là con cái của Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn thấy tình yêu của Ngài được tỏ ra qua sự dịu dàng, thương xót và kỷ luật của cha mẹ. Có nhiều người đã bị gia đình chối bỏ nên rất khó để họ nhìn thấy Đức Chúa Trời một cách đích thực. Hiểu rõ bản tánh của Đức Chúa Trời là rất quan trọng để chúng ta yêu mến Ngài, hầu việc Ngài, và trở nên giống như Ngài.

Tôi sẽ đề cập tới các đức tính của Đức Chúa Trời trong địa vị làm cha. Tuy nhiên, một sự mặc khải đầy đủ về tình cảm của Đức Chúa Trời như một người cha là bất toàn nếu không có sự hiện diện các thuộc tính của tình cảm làm cha làm mẹ của người nam, người nữ. “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ” (Sáng Thế Ký 1:27).

Tôi muốn bạn nhìn lại quá khứ của mình để thấy rõ mối tương thông của bạn với Đức Chúa Trời đã bị ngăn trở do một thất bại hay do thiếu vắng sự chăm sóc dịu dàng đầy tình yêu thương từ một hay cả hai cha mẹ của bạn.

1. Quyền làm cha mẹ.

Nhà bạn có nuôi chó không? Bạn có để ý khi bạn đi đâu về, con chó chạy ra đón không? Con chó sẽ đứng cách xa bạn, thu mình lại, run rẩy sợ hãi hay sẽ nhảy lên mình bạn bày tỏ tình cảm bằng lưỡi, bằng lỗ tai, bằng đuôi… Nếu con chó vui mừng cho thấy nó được đối xử yêu thương, dịu dàng và ngược lại.

Cũng một thể ấy, những kinh nghiệm của chúng ta trong quá khứ đang mô tả đáp ứng của chúng ta khi Đức Chúa Trời chìa tay ra cho chúng ta. Một tiên tri hay than khóc có tên là Ô-sê đã nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời: “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô. Các tiên tri càng gọi nó chừng nào, nó càng trốn tránh chừng nấy. Chúng nó đã dâng của lễ cho các tượng Ba-anh và đốt hương cho tượng chạm. Dầu vậy, ta đã dạy Ép-ra-im bước đi, lấy cánh tay mà nâng đỡ nó. Song chúng nó chẳng hiểu biết rằng ta đã chữa lành cho. Ta đã dùng dây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến. Ta đã như những kẻ cởi ách khỏi hàm chúng nó, và để đồ ăn trước mặt chúng nó” (Ô-sê 11:1-4). Uy quyền của Đức Chúa Trời không phải là khắt khe và không khoan dung, mà ngược lại, Ngài dịu dàng và nhẫn nhịn khôn tả xiết.

Cha Thiên Thượng của chúng ta hiện diện ngay chính giờ phút bị vu khống và xuyên tạc bởi sự gian ác và ích kỷ của con người. Luật yêu thương của Ngài chẳng ai màng tới và tấm lòng tổn thương của chúng ta cứ tiếp tục thể hiện sự bất công đối với những kẻ yếu đuối và nhỏ bé hơn chúng ta. Chúng ta bị ngược đãi khi còn trẻ và chúng ta lại đối xử như thế với thế hệ sau chúng ta. Ai sẽ yên ủi chúng ta trong sự cô đơn của chúng ta? Chỉ có Đức Chúa Trời, một người cha có tấm lòng tan vỡ. Ngài đã bị chối bỏ bởi những đứa con thơ dại mà Ngài đang tìm kiếm để chữa lành cho. Nan đề của chúng ta, ấy là chúng ta đang rút xa khỏi Đấng mà chúng ta tưởng Ngài giống như hạng người hay lấn lướt chúng ta vậy. Nhưng Ngài chẳng phải như thế đâu. Ngài là tình yêu trọn vẹn. Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban mạng lịnh cho bậc làm cha mẹ trong Ê-phê-sô 6:4: “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt, khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó”.

2. Sự thành tín của cha mẹ.

Từng lời hứa của Đức Chúa Trời rồi sẽ ứng nghiệm hết. Ngài yêu thương một cách bền đỗ. Ngài không hề thay đổi. Ngài chỉ muốn bày tỏ tình yêu và sự tha thứ mà thôi. Bạn có tin cậy Đức Chúa Trời không? Nếu bạn không tin, Ngài rất đau lòng. Sẽ ra sao nếu tôi trở về nhà với vợ con tôi sau một chuyến đi dài ngày mà họ cứ xa lánh tôi? Tôi sẽ đau lòng lắm đấy! Bạn là con cái của Đức Chúa Trời và Ngài hiện đang gọi tên của bạn. Có phải vì ký ức tuổi thơ đối với những lời hứa không thành hay sự trễ nải thường đến với bạn mà bạn thiếu lòng tin Đức Chúa Trời? Hãy ngước nhìn Chúa và hãy xem tình yêu của Ngài đang dành cho bạn: “Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu… Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Hê-bơ-rơ 13:5; Ma-thi-ơ 28:20).

3. Sự rời rộng của cha mẹ.

Cách đây mấy năm, tôi tới một ngôi làng của người bản xứ thuộc Nam Thái Bình Dương. Tôi đứng nhìn bầy trẻ con đang chơi đùa và nhận ra bầy trẻ nầy ít khi phải nghe những câu như: “Đừng đụng đến! Hãy để yên! Phải cẩn thận!”, vì nhà cửa của chúng rất đơn sơ, chỉ có nền đất, mái lá, cùng mấy miếng bạt căng lên làm tường che bốn bên lúc ban đêm. Ngược lại, những ngôi nhà hiện đại của chúng ta thì trang hoàng các thứ đồ đắt tiền và dễ vỡ, tiêu biểu cho một bối cảnh dễ từ chối và quở trách mấy đứa trẻ. Trẻ con thường được nhắc nhở về tầm quan trọng của nhiều vật dụng và cách thức bảo vệ những thứ đó. Chúng ít khi được nghe câu nói đơn sơ nầy: “Mẹ yêu con”. Chúng ta cần biết rằng quan niệm sai lầm về sự rời rộng của Đức Chúa Trời là do những kinh nghiệm thời thơ ấu của chúng ta. Sự thật cho thấy rằng Đức Chúa Trời rất rời rộng. Sự sáng tạo đang tỏ ra một sự tối ưu về màu sắc, về tính phức tạp và mô hình vượt quá chức năng sử dụng của con người.

Trên dãy núi Alps ở nước Ý, một đoá hoa nhỏ màu trắng đang lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Nó được Đức Chúa Trời dựng nên với hy vọng rằng một ngày kia con trai của A-đam hay con gái của Ê-va sẽ nhìn thấy nó và được phước bởi nét đẹp của nó. Sự bày tỏ rời rộng nhất nơi tấm lòng của Đức Chúa Trời giống như một người cha thể hiện sự quan tâm đến từng chi tiết trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sử dụng con người để thu thập mọi thứ, Ngài sử dụng nhiều thứ để ban phước cho con người.

Gia đình tôi hầu việc Chúa và chúng tôi tin cậy Đức Chúa Trời chu cấp mọi nhu cầu hàng ngày. Chúng tôi làm chứng rằng trong việc tiếp trợ cho chúng tôi, Đức Chúa Trời đã ban cho nhiều hơn mọi nhu cần căn bản của chúng tôi về cơm ăn, áo mặc và nhà ở. Chúng tôi đang hầu việc một Đức Chúa Trời thực sự hào phóng! Tác giả Thi thiên đã nói: “Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, và làm điều lành; khá ở trong xứ, và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài. Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước. Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi Thiên 37:3-5).

4. Tình cảm của cha mẹ.

Khi con trai tôi đùa chơi, người nó đầy bùn, tôi phải ẵm nó lên rồi tắm cho nó thật sạch. Tôi từ chối bùn đất, chớ không phải từ chối đứa con. Phải, nhiều khi chúng ta đã phạm tội. Và những lần chúng ta không vâng lời, làm những điều sai trái, chúng ta đã làm tan vỡ tấm lòng của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta vẫn còn là trung tâm của mọi tình cảm của Ngài – là con ngươi của mắt Ngài. Nhiều đứa trẻ, đặc biệt là con trai, chẳng hề nhận được một sự bày tỏ tình cảm hay sự thương xót thực sự nào khi chúng bị tổn thương. Chúng thường nghe nói rằng: “Nín đi! Con trai mà khóc à?” Chúa Giê-xu thì không như vậy đâu. Lòng thương xót và sự hiểu biết của Ngài không thể đo lường được. Ngài cảm thấy những nỗi đau của chúng ta còn sâu sắc hơn chúng ta cảm thấy.

Có lần tôi phải giữ chặt đứa con hai tuổi của mình trong khi bác sĩ khâu một vết thương dài trên trán của nó. Nó rất mau quên kinh nghiệm đau đớn đó rồi ngủ thiếp đi trên tay tôi. Nhưng tôi thì đau đớn bởi kinh nghiệm ấy và buồn bực trong nhiều giờ liền. Chúng ta có thể mau quên đi những sự buồn phiền đau đớn, song Đức Chúa Trời không quên đâu. Ngài nhớ trọn vẹn từng giây phút một trong đời sống chúng ta. Những giọt lệ của chúng ta vẫn pha trộn với những giọt nước mắt của Ngài ngay chính giờ phút ấy. Đôi khi chúng ta không hiểu Đức Chúa Trời là Cha yêu thương. Bố mẹ của chúng ta có thể tự hào gắn những huy chương nhỏ bằng đồng trên ngực áo, các hình ảnh trong album, hoặc mấy chiếc cúp trưng bày trên tường – nhưng mấy thứ ấy làm sao sánh được với niềm vui của Đức Chúa Trời với mỗi thành công của bạn, khả năng ấy là vô hạn! Môi-se từng chúc phước cho từng chi phái Y-sơ-ra-ên. Với chi phái kia, ông chúc: “Ngươi sẽ ở giữa hai bờ vai Đức Chúa Trời”. Đúng là một ơn phước! Dù chúng ta là như thể nào trong ánh mắt của con người, thậm chí là người có quyền lực, giàu có, danh vọng, nổi tiếng, hay có địa vị lớn lao, hoặc nghèo khổ, khốn khó… chúng ta chẳng khác gì hơn là những đứa con bé bỏng trong vòng tay của Đức Chúa Trời.

5. Sự ân cần của cha mẹ.

Có một thuộc tính của Đức Chúa Trời mà chẳng có bậc cha mẹ tốt nhất nào có thể bắt chước được hết – ấy là khả năng ở với bạn bất cứ lúc nào của Đức Chúa Trời. Là cha mẹ, chúng ta không thể cứ chú ý, xem chừng con cái suốt 24 giờ đồng hồ liền. Chúng ta là những hữu thể hữu hạn, là những con người chỉ tập trung vào một việc gì đó ở một thời điểm ngắn mà thôi.

Không những Đức Chúa Trời ở với bạn bất cứ lúc nào, mà Ngài còn cung ứng cho toàn bộ sự quan phòng của Ngài nữa: “Lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em” (1Phi-e-rơ 5:7).

Ba mẹ của bạn thường bị các sinh hoạt khác chi phối, và đôi khi quan tâm đến những sự cố nhỏ trong đời sống của bạn, nhưng Đức Chúa Trời thì không phải như vậy đâu. Ngài đang quan tâm đấy. Tại sao Kinh thánh phán rằng, Đức Chúa Trời đã đếm hết tóc trên đầu bạn rồi? Ngài muốn nói cho chúng ta biết trong từng chi tiết, Ngài biết rõ chúng ta và đang chăm sóc đời sống của chúng ta.

6. Sự tiếp nhận của cha mẹ.

Chúng ta đang sống trong xã hội mà muốn được tiếp nhận phải đủ điều kiện – bạn phải làm được nhiều tiền, bạn phải trông đẹp đẽ sang trọng, bạn luôn thành công. Nước của đời nầy là nước của sự chối bỏ. Nước của Đức Chúa Trời là một nước của tình yêu vô điều kiện. Những lời hứa của Đức Chúa Trời là có điều kiện, chúng ta phải vâng theo Ngài mới thấy được phước hạnh, nhưng tình yêu của Ngài thì không có điều kiện. Chúng ta không cần phải đợi chờ mới kinh nghiệm được tình yêu của Đức Chúa Trời. Bạn như thế nào hãy đến như thế ấy. Phải thành thật với Ngài về những vi phạm của mình – Ngài vui lòng tha thứ cho bạn bằng tấm lòng nhân từ của người cha. Ngay cả sự phán xét của Đức Chúa Trời cũng bị tình yêu thương tác động.

Có nhiều việc cần được bày tỏ qua đời sống bạn. Sẽ có những tháng ngày khi Đức Chúa Trời thuyết phục sâu sắc về tội lỗi, Ngài tỏ ra cho bạn thấy nhiều lãnh vực trong đời sống, bạn cần phải thay đổi, đầu phục Ngài. Ngài biết các giới hạn của chúng ta, Ngài cung ứng cho chúng ta ân điển và sức lực để làm theo những việc mà Ngài đòi hỏi nơi chúng ta. Ngài có lòng thương xót. Mọi lúc mọi nơi Ngài đều phán: “Ta yêu ngươi”.

* Kết luận.

Nếu bạn thấy mình bị ngăn trở trong mối thông công với Đức Chúa Trời, hãy trình các việc nầy cho Chúa. Bạn cần tha thứ cho người đã gây tổn thương bạn. Nếu bạn không tha thứ, sự cay đắng sẽ thiêu đốt bạn và bạn sẽ không hoà thuận với Đức Chúa Trời đâu. Bạn nên nhận biết rằng bạn không sống một mình. Tôi chưa gặp một con người trọn vẹn nào hết, mọi người đều gánh chịu một điều tổn thương nào đó trong cuộc sống. Một trong những chìa khoá để được thoải mái được tìm thấy trong sự tha thứ. Điều quan trọng: Ấy là bạn phải tiến tới trước và phải nhận biết Đức Chúa Trời thực sự là ai – chớ không phải bạn nghĩ Ngài là ai đâu nhé. Ngài là Cha toàn hảo. Ngài luôn luôn kỷ luật trong sự yêu thương. Ngài rất thành tín, rời rộng, tử tế và công bình. Ngài yêu thương bạn và Ngài ao ước muốn có thì giờ với bạn. Ngài muốn bạn tiếp nhận tình yêu của Ngài và nhìn biết rằng, bạn là con người đặc biệt nhất đối với Ngài, hầu cho bạn đặt hết cuộc đời mình vào trong tay Ngài, hết lòng tin cậy Ngài, và bằng lòng bước đi với Đức Chúa Trời, Cha nhân từ của chúng ta.

John Dawson.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa nhật 14.6.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. Chúa nhật 14.6.2015

in Thanh niên on 2 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 14.06.2015.

1. Đề tài: SINH NHẬT – CẢM TẠ CHÚA.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 66.

3. Câu gốc: “Hỡi hết thảy người kính sợ Đức Chúa Trời, hãy đến nghe, thì tôi sẽ thuật điều Ngài đã làm cho linh hồn tôi” (Thi 66:16).

4. Đố Kinh Thánh: A-mốt 1-5.

5. Thể loại: Sinh nhật – Sinh hoạt.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 29.03.2015.

 

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

BÔNG HOA SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Cắt một số hoa bằng giấy màu và viết lời yêu cầu thật vui cuộn tròn lại dán vào nhụy hoa. Dùng băng keo hai mặt dán bông hoa lên bảng (số hoa tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

– Cách chơi: NHD sẽ mời từng người có ngày sinh trong quí lên chọn và hái cho mình một bông hoa. Quan sát kỹ trong bông hoa sinh nhật có gì đặc biệt, xem và đọc lớn rồi thực hiện lời yêu cầu.

* TRÒ CHƠI TẬP THỂ.

LỌT BÓNG.

– Cách chơi: NHD cho các bạn tham gia đứng thành vòng tròn, người này cách người kia khoảng 0,5m. NHD chọn một người vào trong vòng tròn với một quả bóng. Sau đó NHD công bố cuộc chơi như sau: Bạn này dùng tay ném bóng ra khỏi vòng tròn nhưng không được ném cao hơn đầu gối các bạn; còn các bạn chỉ được dùng một chân (phải hoặc trái do NHD quy định) để cản bóng, sao cho bóng đừng ra khỏi. Khi NHD thổi còi, tất cả phải đồng loạt đổi chân nhanh chóng. Nếu bóng lọt ra ngoài, thì người để lọt bóng phải ra thay thế (ví dụ: Quy định dùng chân trái để chặng bóng, nếu bóng lọt qua bên trái của người nào thì người đó làm người ném bóng).

THẢY VÒNG VÀO CỔ CHAI.

Cách chơi: NHD chia các bạn tham gia thành nhiều đội xếp thành hàng dọc, mỗi đội 5 người. NHD phát cho mỗi đội 5 vòng tròn bằng dây lát hoặc tre (đường kính khoảng 20cm). Sau đó, đặt trước mỗi đội một cái chai (nước khoáng hoặc chai thủy tinh) cách khoảng từ 2 đến 3m. NHD cho các bạn thi đấu bằng cách dùng vòng thảy vào cổ chai. Đội nào có số vòng tròng vào cổ chai nhiều nhất là thắng cuộc.