Chuyên mục: NAM GIỚI

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 08.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 08.03.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.03.2015.

1. Đề tài: CHÚA NHẬT PHỤ NỮ TIN LÀNH.

2. Kinh Thánh: 1Phi-e-rơ 3:8-17.

3. Câu gốc:  “Phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình

mà đuổi theo” (1Phi 3:11).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 5-8.

5. Thể loại: Thi nấu ăn.

65

* CHỈ DẪN: Thi nấu ăn.

1. Mục đích: Tạo điều kiện cho nam nam giới có cơ hội giúp đỡ

các bạn nữ trong ngày Phụ nữ Tin Lành, yêu  thương giúp đỡ qua

các sinh hoạt cộng đồng, thêm khả năng tổ chức, thông công vui

vẻ trong Chúa.

2. Ban hướng dẫn chuẩn bị.

a. Mời người trong ban chấp sự Hội Thánh làmgiám khảo.

b. Thông báo thể lệ thi cho các bạn nam trongcác nhóm. Yêu

cầu họ chuẩn bị các vật dụng nấu ăn (bếp củi, nồi, dao, thớt…) và

vật dụng ăn uống (tô, chén, dĩa, đũa…) cho nhóm của mình.

c. Lo sắm nhiều phần thức ăn bằng nhau (gạo,thịt, cá, tôm,

rau cải, bột ngọt, dầu…). Số phần thức ăntương ứng với số nhóm

của ban nam giới.

3. Thi nấu ăn.

a. Một người chia sẻ ngắn (10 phút) về ý nghĩa của phân đoạn

Kinh Thánh làm nền và câu gốc.

b. Trưởng ban thông báo thể lệ cuộc thi.

– Các nhóm tập trung hàng dọc trước ban hướng dẫn và sẽ

được phân phát thức ăn giống nhau.

– Sau hiệu lệnh, các nhóm sẽ nấu ăn trong vòng 30 phút (cơm

và 2-3 món ăn) và dọn ra trên dĩa hoặc tô.

– Đúng giờ, ban giám khảo sẽ chấm điểm:

_Tổ chức qui củ: 10 điểm.

_Sạch sẽ và ngăn nắp: 10 điểm.

_Tinh thần làm việc hăng say, vui vẻ và đoànkết: 10 điểm.

_Thức ăn ngon, mỗi món (cả cơm): 10 điểm.

_Bày biện thức ăn đẹp: 10 điểm.

c. Phát thưởng và thông công.

66

– Tuyên bố điểm và phát thưởng.

– Dọn và ăn chung với nhau.

4. Chỉ dẫn nấu ăn.

Sau đó, những người nấu ăn ngon sẽ lần lượtchỉ dẫn các chị em

khác cách nấu ăn, để nam thanh niên trở thành những người biết

giúp đỡ, chia sẻ những việc làm của phụ nữtrong gia đình.

* MÓN ĂN THAM KHẢO.

BÔNG CẢI CHIÊN GIÒN.

Nguyên liệu.

– 250g bông cải, cắt miếng, rửa sạch.

– 1 gói bột chiên giòn.

– 2 lòng trắng trứng gà.

– Hạt nêm từ thịt, tiêu, dầu ăn.

Thực hiện.

– Bông cải luộc chín, vớt ra để ráo.

– Cho bột chiên, lòng trắng trứng, hạt nêm,  tiêu đánh trộn đều.

Nếu thấy bột đặc cho thêm chút nước đá để bột được tan đều.

– Nhúng từng bông cải vào bột, cho vào chảodầu nóng, chiên

vàng, vớt ra giấy thấm dầu.

Làm nước sốt.

– 40g đường vàng, 1 thìa canh giấm trắng, 1 tép tỏi đập giập, 1

quả ớt chẻ đôi bỏ hạt, 1 thìa canh nước cốtchanh, rau mùi thái

nhuyễn, hạt nêm.

Hòa tan đường, giấm, nước cốt chanh, tỏi, ớt, rau mùi và muối,

để lạnh.

Thưởng thức.

Dọn ăn nóng với sốt lạnh.

67

XÚP RAU CỦ THẬP CẨM.

Nguyên liệu:

– Xương sườn: 500g – Khoai tây: 200g – Khoai lang: 200g – Khoai

sọ (khoai môn): 200g – Su hào: 1 củ – Đậu trắng: 200g – Hành,

ngò, hạt nêm.

Cách làm:

Xương chọn phần sườn thăn, rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa

phải rồi đổ vào soong ninh kỹ lấy nước ngọt. Hành ngò nhặt bỏ rễ,

thái khúc.

Khoai tây, khoai lang, su hào, khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái

thành miếng nhỏ vừa. Đậu trắng cho vào soongluộc qua rồi đem ra

bóc vỏ. Khi xương đã nhừ thì cho khoai, đậu trắng đã bóc vỏ vào

ninh cùng. Khi đậu và khoai đã nhừ thì dùng muỗng hoặc đũa khuấy

thật kỹ để rau củ ra chất bột sánh là được. Nêm hạt nêm cho vừa ăn

rồi cho hành ngò vào. Món nầy ăn nóng cùngvới bánh mì.

CHÈ CHUỐI.

Nguyên liệu:

– Nước cốt dừa 400ml.

– 2-3 quả chuối sứ (xiêm).

– Đường, vừng, muối.

Cách làm:

– Chuối sứ (xiêm) chọn quả chín, có vị ngọt  đậm, ăn không

chát. Chuối bóc vỏ, bổ làm tư theo chiều dọc và chiều ngang quả.

– Vừng rang chín vàng, tẩy sạch vỏ, để riêng.

– Cho nước cốt dừa vào đun vừa lửa, nêm chút muối, đường vừa ăn

(có thể cho rất ít muối, đường hoặc cho nhiều tùy theo khẩu vị), vừa

đun vừa khuấy nhẹ đều tay, khi sôi cho chuối vào đun nhỏ lửa, thỉnh

68

thoảng lại khuấy nhẹ vài lần, đun cho đến khi chuối chín mềm (đun

từ 6-8 phút tùy vào độ cứng của chuối) thì tắt bếp để nguội.

– Múc chè ra thố, rắc vừng lên trên rồi đặt vào tủ lạnh, khi nào

ăn mới đem ra múc vào bát con.

– Có thể ăn chè chuối ngay khi còn nóng cũng rất ngon.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 01.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 01.03.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.03.2015.

1. Đề tài: HÃY VÀO CỬA HẸP.

2. Kinh Thánh:Ma-thi-ơ 7:13-14.

3. Câu gốc:  “…Cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống”  (Mat

7:14a).

4. Đố Kinh Thánh:Không đố Kinh Thánh.

5. Thể loại:Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên

chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể

tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:

a. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế

tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ,

học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền,đọc bài cầu nguyện

chung…

b. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu

và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ,

62

thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin lành,

ca nhạc thánh, sinh hoạt…

2. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyềngiảng để huy

động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…

3. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước,thảo luận, làm

chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HÃY VÀO CỬA HẸP.

Đây là lời phán của Chúa Giê-xu gần 2.000 năm trước, tức là lúc

Ngài còn tại thế. Ta hãy cùng nhau suy nghĩ…

I. CỬA HẸP LÀ GÌ?

Cửa hẹp là cửa có bề ngang quá nhỏ.

Khi chúng ta muốn vào thành nào hay nhà nào  thì phải đi qua

cánh cửa, khi chúng ta muốn vào thiên đàng cũng vậy. Chúa Giê-xu

ví cửa Thiên đàng hay các sự dạy dỗ của Ngài về thiên đàng giống

như cửa hẹp. Tại sao Ngài phán câu nầy? Có lẽ vì trong vòng các

thính giả có người cho rằng đạo lý cùng cácsự dạy dỗ của Chúa là

khó quá, nên Ngài dùng điều nầy để khuyên lơn họ.

Người muốn vào cửa hẹp thì không thể vừa đội trên đầu, vừa

mang gánh trên vai, vừa ôm trong lòng đủ cácthứ hành lý, mà

phải đi mình không và còn phải nép mình mà đi mới được. Cũng

vậy, người muốn vào thiên đàng, hay muốn theo Chúa thì phải bỏ

khỏi mình những tội lỗi dễ vấn vương, những sự mê tham của mắt,

của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời, phảitừ chối các điều ưa muốn

của xác thịt mới được.

Bởi vậy xưa nay có người cho rằng, theo Chúa là vào cửa hẹp và

con đường chật quá vì phải bỏ các sự vui thú của trần gian. Họ ước

ao tìm một tôn giáo nào cũng được, miễn là  tự do làm những điều

mình muốn, thỏa mãn sự ham muốn của tư dục mình. Đó là cửa

63

rộng và đường khoảng khoát. Song Chúa Giê-xubiết đích đến của

mỗi con đường, nên khuyên bảo rằng: “Hãy vào cửa hẹp!”

II. TẠI SAO NÊN VÀO CỬA HẸP?

Duyên cớ nào mà ta nên vào hay phải chọn lấy cửa hẹp?

“Vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất”.Lẽ

tự nhiên ai cũng muốn vào cửa rộng và đi trên con đường khoảng

khoát, vì tại đó họ thấy dễ chịu. Nghĩa là theo con đường này thì họ

được tự do sống theo tư dục, phóng túng, hoang đàng, thời gian đầu

xem dường như sung sướng lắm, thể xác lấy làm ưa thích. Song

điểm cuối của con đường ấy đưa họ đến sự hưmất, sự trầm luân

đời đời trong hoả ngục. Lời Chúa phán: “Vì ai gieo giống chi, lại gặt

giống ấy”  (Gal 6:7b);  “Đức Chúa Trời báo trả cho mỗi người tùy

đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm” (Giê 17:10).

Dẫu có nhiều kẻ vào đó, song chớ thấy đôngmà nghĩ là hay, là

đúng. Chúng ta phải suy nghĩ: Con cá sống là  con cá lội ngược

dòng còn con cá chết là con cá trôi theo dòng nước. Chạy theo

người khác, chạy theo hoàn cảnh thuận lợi đôi khi dẫn đến bại

hoại, dẫn đến hư mất. Lời Chúa dạy: “Có một con đường coi dường

chánh đáng cho loài người, nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo

sự chết” (Châm 16:25).

“Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống…”Cửa hẹp và

đường chật thật khó đi, vì lẽ đó ít có người chịu đi vào cửa hẹp và

đường chật. Người chọn đi trên đường nầy gặp nhiều khó khăn về

thể xác, song sự khó khăn nầy chỉ tạm thời  trên đất. Còn về phần

tâm linh người đó sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất là được sự

sống đời đời! Như vậy, lấy sự khó khăn tạmthời so với sự vinh

hiển đời đời, ta nên chọn đi trên con đường  hẹp là hơn. Vì chẳng

có gì đáng sánh với sự tốt đẹp trong nước vinh hiển của Chúa “Vậy

nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng

người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn

64

nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sựvinh hiển cao

trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúngta chẳng chăm sự

không thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự

thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời

không cùng vậy (2Côr 4:16-18).

Bây giờ ta chịu khó gieo để tương lai được gặt. Bây giờ ta hãy

chuẩn bị để tương lai được vui hưởng. Nếu không có tâm chí ấy thì

trên đời nầy chẳng ai làm được một việc íchlợi nào cả.

“Mặc dầu kẻ kiếm được thì ít”.

Song khi biết rằng số ít người chọn đi trên con đường tốt đẹp

thì ta nên chọn đi hơn, vì kết quả khả quan hơn. Ôi, ước gì mỗi

người có mặt trong buổi nhóm nầy được dự phần vào số ít người

ấy, vì là số Đức Chúa Trời lựa chọn làm dân sự của Ngài.

* Kết luận:Thưa quý vị! Đời người là một cuộc hành trình. Quý

vị đang đi trên con đường nào? Lẽ nào quý vị  cứ tiếp tục đi trên

con đường khoảng khoát để đến sự hư mất linhhồn đời đời sao?

Quý vị có muốn linh hồn mình trầm luân trong hỏa ngục, đời đời xa

cách Đức Chúa Trời không? Nếu không, quý vịphải quay đầu lại,

phải từ bỏ con đường cũ mà bước vào con đường mới, là con đường

quý vị chọn tin Chúa Giê-xu để được sự cứu rỗi ngay hôm nay.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 22.02.2015.

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 22.02.2015.

in NAM GIỚI on 7 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 22.02.2015.

1. Đề tài: XUÂN TẠ ƠN.

2. Kinh Thánh:Thi Thiên 33.

3. Câu gốc:  “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!” (2Côr 9:15).

4. Đố Kinh Thánh:Đố theo chủ đề.

5. Thể loại:Họp bạn – Đố Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban thanh niên của các Hội

Thánh tham dự họp bạn.

2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện

các ban thanh niên họp lại để cùng hoạch định chương trình và

phân chia công tác:

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố

Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫnchương trình, ẩm

thực… Mỗi ban chịu một số tiết mục, nên mờimột người soạn và

đố Kinh Thánh.

3. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngàyhọp bạn là: Bài ca

mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, kịch, trò chơi lớn…

4. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi

nhóm để chuẩn bị các màu giấy thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi

màu là một nhóm. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh, để mọi

người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư

ký nhóm điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.

5. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải sử dụng

phù hợp cho giờ thông công sau đó.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh.

Họp bạn kỳ này đúng vào dịp đầu năm mới âm lịch, người đố Kinh

Thánh nên soạn câu đố theo đề tài năm mới,nội dung phải phù hợp

với trình độ của ban viên, nếu không đủ KinhThánh thì đố theo trí nhớ

(xem cách đố Kinh Thánh trong “Phương Pháp Tổ  Chức Các Ban

Ngành Trong Hội Thánh”).

1. Mỗi ban thanh niên nên cử ra một đại diệntham gia ban

giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm

điểm được chính xác và công bằng.

2. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bịtrừ 5 điểm. Sau đó

tổng kết và phát thưởng.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 15.02.2015.

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 15.02.2015.

in NAM GIỚI on 7 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.02.2015.

1. Đề tài: CÁC CUỘC PHÁN XÉT.

2. Kinh Thánh:Rô-ma 2:1-11; 4:10-12.

3. Câu gốc:  “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án

Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùytheo điều thiện

hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”(2Côr 5:10).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 1-4.

5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

1. Chọn một người đóng vai Phao-lô và một người làm phóng viên.

2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để

soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc.

Các câu hỏi và câu trả lời cần phải ngắn  gọn nhưng đầy đủ ý

49

nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho ngườinghe để họ dễ nhớ

nội dung của buổi học Kinh Thánh.

3. Mời trước một người đúc kết buổi phỏng vấn và nêu lên

những điều học hỏi được từ câu chuyện. Cầunguyện kết thúc (có

thể mời nhân vật được phỏng vấn cầu nguyện).

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

(Sau khi NHD giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng

viên từ dưới phòng nhóm đi lên và Phao-lô từ ngoài bước vào

phòng nhóm).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Phao-lô!

– Phao-lô: Chào các cháu!

– PV:  Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm  nay. Thay

cho các bạn thanh niên trong Hội Thánh, cháu  xin có lời chào

mừng và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy cụ có thể giúp

chúng cháu tìm hiểu về các cuộc phán xét xảy ra trong tương lai

không thưa cụ?

– Phao-lô: Được, các cháu cứ hỏi, ta sẽ giúp các cháu trong khả

năng của ta.

– PV: Xin cụ vui lòng cho biết vì sao Chúa không phán xét ngay

trong hiện tại mà phải chờ đợi phán xét trong tương lai?

– Phao-lô: Sự phán xét thuộc quyền tối cao của Chúa và Ngài có

thời điểm cho công việc nầy.

– PV:  Thì ra là vậy. Xin cụ vui lòng cho biết lý doĐức Chúa

Trời thi hành sự phán xét?

– Phao-lô: Sự phán xét là điều phải có vì những lý do sau: (1)

Thi hành sự công nghĩa của Ngài. (2) Làm rạng rỡ ơn cứu chuộc kỳ

diệu của Đấng Christ mà hiện nay chưa được bày tỏ.

– PV:  Cụ có thể cho cháu hiểu mục đích của sự phán xét là gì

không?

50

– Phao-lô: Mục đích của sự phán xét là bày  tỏ sự công nghĩa

của Đức Chúa Trời trong sự ban thưởng người  công bình và hình

phạt người ác.

– PV: Thưa cụ, có phải tất cả người công bình đềuđược thưởng

và tất cả người công bình đều bị hình phạt không?

– Phao-lô: Không hề như vậy. Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng hay

hình phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.

– PV:  Thưa cụ, thế nào là người công bình và người không

công bình?

– Phao-lô: Theo Kinh Thánh thì không có người  công bình trên

đất, sự công bình của con người như áo nhớp  trước mặt Đức Chúa

Trời. Người được Chúa xưng công bình là người tin nhận Giê-xu làm

Chúa Cứu Thế và người không công bình là người chẳng tin.

– PV:  Thưa cụ, vậy những người sống trong thời đạikhông có

Kinh Thánh, không biết Đức Chúa Trời thì bị liệt vào hạng người

không công bình và bị Đức Chúa Trời đoán phạt sao?

– Phao-lô: Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình.  Sự phán xét của

Ngài đặt trên những nguyên tắc căn bản sau:

(1)Với những người có luật pháp hay có Kinh Thánhthì dựa

trên luật của Kinh Thánh mà bị xét đoán.

(2)Với những người không có luật phápthì bởi lương tri và sự

tỏ ra của Ngài trong cõi thiên nhiên mà bị xét đoán.

(3)Với những người ở dưới ân điển cứu rỗithì bởi thái độ của

họ tin nhận hay chối bỏ mà bị đoán xét.

– PV: Cám ơn Chúa về sự phán xét công bình của Ngài. Xin cụ

vui lòng cho biết thêm về sự phán xét của Đức Chúa Trời.

– Phao-lô: Sự phán xét của Đức Chúa Trời có tính đặc biệt sau:

(1)Cá nhân:Mỗi người phải khai trình việc mình làm với Chúa.

(2)Phổ quát:Mọi người phải ứng hầu trước tòa án của Chúa.

51

(3)Công bình:Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri, là Đấng thẩm định

và thưởng phạt một cách tương xứng nên không có sự khiếu nại.

– PV:Xin cụ cho biết trong các cuộc phán xét nầyai là quan

tòa và ai là bị cáo?

–  Phao-lô: Chúa Giê-xu là Quan tòa, còn bị cáotrong mỗi phiên

tòa khác nhau.

– PV:Khác nhau như thế nào xin cụ giải thích cho cháu hiểu với.

– Phao-lô: Qua sự bày tỏ của Kinh Thánh, sự xét đoán được diễn

tiến như sau:

(1)Phán xét Hội Thánh: Để xét thưởng người được xưng công bình.

(2)  Phán xét các nước:Phán xét dân Do-thái và dân ngoại để

phân chia người tin và người chẳng tin.

(3)  Phán xét thiên sứ ác và sa-tan:Chúa nhốt sa-tan vào địa

ngục vào thời đại ngàn năm bình an.

(4)  Phán xét cuối cùng:Sau thời đại ngàn năm bình an, những

người chẳng tin từ thời A-đam sống lại để chịu sự đoán phạt đời đời

trong hỏa ngục, tức là sự chết thứ hai.

– PV:  Cám ơn cụ đã giúp chúng cháu hiểu rõ hơn về các cuộc

phán xét của Chúa trong tương lai. Biết rõ điều nầy chúng cháu

hứa sẽ hầu việc Chúa cách trung tín để đượcChúa ban thưởng và

sốt sắng đi giải cứu người đang bị đùa đến nơi khổ hình.

NHD:Thưa các bạn! Chúng ta vừa nghe cụ Phao-lô giãi bày về

các cuộc phán xét trong tương lai. Nguyện Chúa Thánh Linh ban

năng lực để chúng ta làm trọn những điều mình hứa nguyện với

Chúa qua bài học nầy. Mời các bạn đứng lênvà mời cụ Phao-lô

cầu nguyện cho chúng cháu.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một trong những vấn đề con người không thể giải quyết nổi là

sự bất công trong xã hội. Với sự lan tràn của tội lỗi, thì thế gian

52

không còn công lý! Tuy nhiên trong lương tri con người vẫn nhận

biết có Đấng báo ân, báo oán, có luật công bình ở đời sau. Có

những câu răn người ác được thấy trong Ca dao Việt Nam như:

“Lưới trời lồng lộng mà chẳng lọt ai” hoặc  “Ở hiền gặp lành, ở ác

gặp dữ” hay “Gieo gió gặt bão” v.v..

Kinh Thánh nói quả quyết về ngày phán xét công bình của Chúa

trên người công bình và người ác. Sự phán xét của Ngài đặt trên

tiêu chuẩn nào? Có tính chất gì? Và sẽ đượcxảy ra như thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CỦA SỰ PHÁN XÉT.

1. Lý do của sự phán xét.

a. Thi hành sự công nghĩa của Chúa.

Sự đoán xét là thuộc quyền tối cao của Chúa, và Ngài có thời

điểm cho việc nầy. Luật của Đức Chúa Trời đã định cho loài người

phải chết một lần rồi chịu phán xét (Hêb 9:27). Phao-lô khuyên các

tín hữu “chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến” (1Côr 4:5).

b. Thể hiện cách trọn vẹn sự công nghĩa củaĐức Chúa Trời.

Mặc dầu người ác có hưng thạnh trong đời nầy, nhưng “luật

báo ứng” cũng được thấy rõ. Tuy nhiên điều đó chưa được đầy trọn

theo công lý của Chúa. Cho nên sự phán xét chắc sẽ đến như trong

lời Phao-lô cảnh cáo con người về thái độ khinh lờn sự công nghĩa

của Chúa, là Đấng sẽ trả cho mỗi người tùytheo công việc mình

(Rô 2:5-6).

c. Làm rạng rỡ ơn cứu chuộc kỳ diệu của Đấng Christ mà

hiện nay chưa được bày tỏ.

Vì trong ngày phán xét, công lao cứu chuộc của Ngài sẽ được

chiếu rạng trong người được chuộc với sự banthưởng mão miện

sáng láng, đồng thời đoán phạt người chẳng  tin:  “Trong khi Đức

Chúa Giê-xu từ trời hiện đến với các thiênsứ của quyền phép

53

Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù người chẳng hề nhận biết Đức

Chúa Trời, và không vâng phục Tin Lành của  Đức Chúa Giê-xu

Christ chúng ta. Khi Ngài sẽ đến trong ngày đó, để được sáng

danh trong các thánh đồ, được khen ngợi trong  mọi người tin…”

(2Tês 1:7-8,10).

2. Mục đích của sự phán xét.

Các lý do nêu trên cho thấy điểm chính trong  sự phán xét

không phải tra xét để chứng tỏ người nầy có tội hay không có tội,

cũng không phải để quyết định số phận của người ta. Vì án phạt đã

quyết định từ khi con người còn sống trên cõi tạm, và số phận họ

cũng đã được định sẵn lúc qua đời. Tuy nhiênán phạt của Chúa có

thể bãi bỏ, số phận hư mất tương lai của conngười có thể được

thay đổi là tùy thái độ của mỗi cá nhân đối với Đức Chúa Trời trong

hiện tại, tin hay chối bỏ Ngài, vì sẽ không  có cơ hội thứ hai cho

con người sau khi chết (Giăng 3:36; 5:24; Lu 16:19-30).

Như vậy mục đích của sự phán xét sau cùng nói chung là bày tỏ

sự công nghĩa của Đức Chúa Trời trong sự banthưởng người công

bình và hình phạt người ác, để công khai biểu lộ điều kín giấu của

con người và cả vũ trụ nhìn biết sự thưởng phạt của Đức Chúa Trời

là công bình (Mat 12:36; 2Côr 5:10; Lu 12:2,8-9).

Nhà thần học L.C. Turner luận như sau: “Mục đích của sự phán

xét là sự ban thưởng và hình phạt. Không phải tất cả người được

cứu rỗi đều được thưởng giống nhau, và không phải người hư mất

đều bị xử phạt như nhau. Đức Chúa Trời sẽ trả lại cho mỗi người

thể theo việc làm của họ. Sự ban thưởng và sự xử phạt sẽ được áp

dụng thể theo trường hợp và phẩm hạnh”.

B. TIÊU CHUẨN VÀ TÁNH CHẤT CỦA SỰ PHÁN XÉT.

Theo nhà giải kinh J. D. Olsen, những nguyên tắc trong sự phán

xét nói chung được căn cứ trên hai thứ luậtpháp của Đức Chúa

Trời: Luật đạo đức và luật ân điển.

54

1. Luật đạo đức.

Luật “đạo đức” phản ảnh đức tánh công nghĩathánh khiết của

Đức Chúa Trời. Hay nói cách khác là do đức  tánh nầy mà luật đạo

đức được thiết lập và có tính chất bất biến (Mat 5:17-18). Luật đạo

đức phù hợp với con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa

Trời, tức là được dựng nên trong sự công bình và thánh sạch của lẽ

thật, được giống Ngài trong phần đạo đức (Êph 4:24). Cho nên nếu

vi phạm luật đạo đức, có nghĩa là xúc phạm  bản tánh công nghĩa

của Đức Chúa Trời, và hậu quả là nhân cách của con người cũng bị

méo mó, hư hỏng. Vì vậy vi phạm luật đạo đức của Chúa là một tội

trọng trước mặt Ngài. Luật đạo đức được thể hiện trong ba hình thức.

a. Trong mười điều răn: Trong thời Cựu Ước, luật đạo đức đã đi

vào lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Qua sự kiện  Đức Chúa Trời ghi tạc

trên bảng đá mười điều răn tại núi Sinai và trao cho Môi-se truyền

dạy dân sự Ngài (Xuất 24:12).

b. Trong Kinh Thánh: Chữ “luật pháp” thường được dùng chỉ về

Ngũ Kinh Môi-se, tức là năm sách ghi chép mười điều răn và các

mạng lịnh Đức Chúa Trời phán dạy qua Môi-se  (Mat 7:12; Lu

16:16). Tuy nhiên chữ “luật pháp” cũng được dùng chỉ về cả bộ

Kinh Thánh hay lời Đức Chúa Trời. Và lời Ngài chính là luật đạo

đức, vì căn cứ theo Kinh Thánh mà người ta bịxét đoán (Hêb 4:12-13; Rô 3:19-20).

c. Trong lương tri của con người.

Luật đạo đức của Đức Chúa Trời chẳng nhữngđược ghi khắc

trên đá, được ghi chép trong Kinh Thánh, nhưngcòn được ghi tạc

trong lương tri của con người. Bằng chứng cho thấy dầu không có

luật pháp bằng văn tự, nhưng trong con người  vốn có bản tánh đạo

đức của Chúa nên có thể phân biệt điều phải, điều trái. Ý tưởng họ

khi thì cáo trách, khi thì binh vực và lương tâm chính là chứng

nhân cho luật pháp đặt trong họ (Rô 2:12-16).

55

d. Trong cõi thiên nhiên:  Thần tánh Đức Chúa Trời chẳng

những được khải thị trong Kinh Thánh, nhưng còn được bày tỏ

trong cõi thiên nhiên. Con người có thể nhậnbiết bản tánh thánh

thiện, thấy rõ luật công lý “gieo gặt” của  Ngài trong thiên nhiên

(Rô 1:20).

2. Luật ân điển.

Gọi là “Ân điển” vì luật nầy căn cứ trên công lao cứu chuộc của

Đấng Christ. Bởi ân điển và đức tin mà người ta được sự tha tội,

được cứu khỏi sự phán xét của Chúa, và được nhận vào sự sống đời

đời. Luật ân điển bao gồm hai khía cạnh:

a. Với người tin: Luật ân điển là vầng đá của sự cứu rỗi.

b. Với người chẳng tin:  Người chẳng tin tức là người chối bỏ

ân điển của Tin Lành, thì luật ân điển sẽ là vầng đá của sự đoán

phạt (Giăng 5:24; Rô 8:1; Mat 21:44; 2Côr 2:15-16). Căn cứ theo

đó mà Đấng Christ sẽ xét đoán con người trong tương lai.

Tóm lại, hai thứ luật pháp kể trên cho thấysự phán xét của Đức

Chúa Trời được đặt trên những nguyên tắc căn bản sau đây:

Với những người có luật pháp, hay nói chung  là có Kinh Thánh,

thì bởi đó mà bị đoán xét.

Với những người không có luật pháp, thì bởilương tri và sự tỏ ra

của Ngài trong cõi thiên nhiên mà bị xét đoán.

Với người ở dưới ân điển cứu rỗi, thì bởi thái độ của họ tin nhận

hay chối bỏ mà bị đoán xét.

Kinh Thánh thường nhắc đi nhắc lại rằng Đức Chúa Trời sẽ đoán

xét mọi người  “tùy theo công việc họ làm”lúc còn trong xác thịt

(Rô 2:6; Khải 20:13; 2Côr 5:10; Giăng 5:28-29).Điều này không có

nghĩa nhờ việc lành mà người được cứu khỏi  sự đoán phạt của

Chúa. Nhưng  “việc mình làm”ở đây có thể được hiểu trong hai

điểm nầy: (1) Nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi người

đều chịu trách nhiệm về việc mình làm (Êxê  18:4). (2) Việc làm

56

bên ngoài là sự chứng nghiệm thực giả bên  trong, và căn cứ theo

đó Đức Chúa Trời định giá thưởng phạt. Thậtra, Đức Chúa Trời

đoán xét từ cớ tích sâu thẳm trong lòng con người, và từ đó nẩy ra

lời nói và hành động. Hành động hay việc làm bên ngoài chỉ là

“trái” chứng tỏ chân tướng bên trong của conngười. Vì trái tốt ra từ

cây tốt và trái xấu ra từ cây xấu (Mat 7:16-20; 1Côr 4:5).

Qua những nguyên tắc trên, chúng ta có thể tìm thấy vài tánh

chất đặc biệt trong sự phán xét của Đức Chúa Trời:

(1) Cá nhân (Rô 14:12): Mỗi người phải khai trình việc mình

làm trước mặt Chúa.

(2) Phổ quát: Mọi người đều phải ứng hầu trước toà án của Chúa

(Rô 14:10-12).

(3) Công bình: Tiêu chuẩn đoán xét của Chúa  không ai có thể

đối nại. Vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri  thấu biết tận đáy lòng

người, nên không ai có thể binh vực mình. Vì  Đức Chúa Trời là

Đấng thẩm định nghiêm minh, thưởng phạt cách  đầy đủ và tương

xứng nên không có sự khiếu nại. Do đó đến  thì giờ phán xét của

Ngài đã định, khi cửa ân điển đã đóng, trước sự phán xét của Ngài,

loài người chỉ biết cúi đầu nhận tội mà không cần có luật sư nào để

biện hộ, cũng không có lời nào binh vực (Rô 3:19-20; 2:11).

C. THỨ TỰ VÀ KẾT CUỘC TRONG SỰ ĐOÁN XÉT.

1. Đấng đoán xét.

Chúa Giê-xu là Đấng xét đoán (Giăng 5:22).

2. Chương trình xét đoán.

a. Sự xét đoán Hội Thánh.

Thời điểm xảy ra là khi Chúa hiện đến và Hội Thánh được cất

lên gặp Ngài tại không trung. Hội Thánh sẽ  chịu sự xét đoán của

Đấng Christ (1Tês 4:17; 2Côr 5:10). Trong nguyên văn Hy-lạp từ

“ngôi xét đoán”hay  “toà án”của Đấng Christ, có hai chữ: (1)

57

Crierion, chỉ về chiếc ghế quan tòa ngồi để xét đoán theo một tiêu

chuẩn đã định. (2) Bema, chỉ một nơi cao có nhiều bậc, tiêu biểu

cho pháp đình. Theo Harrison, trong các cuộc tranh giải thể thao

của người Hy-lạp xưa, vị chủ toạ ngồi ở chỗgọi là “bema” để ban

thưởng cho người thắng cuộc. Ý nầy được Phao-lô dùng trong

phương diện thuộc linh. Trong 1Cô-rinh-tô 9:24,sứ đồ khuyên các

tín hữu, hãy  “chạy”thế nào cho được thưởng. Như vậy mục đích

của sự xét đoán Hội Thánh là để ban thưởngcho người có lòng

trung tín với Chúa trong thế gian, chớ không phải để đoán phạt họ

trong hồ lửa (2Tim 4:6-8). Các việc làm của các con cái Chúa sẽ

được Chúa định giá và ban thưởng hay quở trách. Công việc nào

đặt nền tảng trên Đấng Christ, tức là việc  làm theo ý muốn Đức

Chúa Trời, được ví sánh như vàng, bạc, bửu thạch sẽ còn lại sau

ngọn lửa thử nghiệm, chỉ về sự đoán xét vàđược ban thưởng. Trái

lại việc làm của người vì cớ tích của xác thịt, của ý riêng, thì ví như

rơm rạ, sẽ bị cháy rụi trước ngọn lửa thử nghiệm. Như vậy họ sẽ bị

mất phần thưởng (1Côr 3:11-15).

Có năm loại mão triều thiên mà Kinh Thánh nói đến dành cho

ngày ban thưởng: Mão Triều Thiên Không Hay HưNát (1Côr 9:25);

Mão Triều Thiên Của Sự Công Bình (2Tim 4:8);  Mão Triều Thiên

Của Sự Sống (Khải 2:10); Mão Triều Thiên của Sự Vinh Hiển (1Phi

5:4); Mão Triều Thiên Bằng Vàng (Khải 4:4).

b. Sự xét đoán các nước  (Mat 25:21-46): Theo các nhà giải

kinh, sự phán xét nầy bao gồm sự phán xét dân Do Thái và các

dân ngoại, và trong sự phán xét nầy có sự  tham dự của 12 sứ đồ

(Lu 22:30). Sự phán xét nầy xảy ra sau khi Đấng Christ từ trời hiện

xuống. Mục đích của sự phán xét là để phânchia giữa  “chiên”và

“dê”, tức giữa người tin và người chẳng tin. Người tin sẽ được vào

hưởng phước trong nước ngàn năm bình an với Chúa, còn người ác

sẽ bị đoán phạt đời đời.

c. Sự phán xét thiên sứ ác và sa-tan.

58

Kinh Thánh nói đến sự bỏ sa-tan vào địa ngụctrong thời đại

Thiên hi niên, trước ngày phán xét cuối cùng của thế giới (Khải

20:7-10). Kết cuộc là hồ lửa đời đời cho chúng.

d. Sự phán xét sau cùng (Khải 20:11-15):

Sự phán xét này xảy ra sau thời đại ngàn năm bình an, dành

cho tất cả người chẳng tin từ đời A-đam. Họ sống lại để chịu phán

xét. Kết cuộc là sự đoán phạt trong hồ lửa, tức là sự chết thứ hai.

Tóm lược.

1. Sự phán xét của Đức Chúa Trời là cần thiết, vì sự công nghĩa

Ngài được bày tỏ đúng mức, đúng lúc, và công lao cứu chuộc của

Đấng Christ phải được tôn vinh.

2. Sự phán xét của Chúa căn cứ trên luật đạo đức và luật ân

điển. Tánh chất của sự phán xét là: Cá nhân, phổ quát và công

bình.

3. Mục đích của sự phán xét là thưởng ngườicông bình, phạt

người ác, Đấng đoán xét là Đức Chúa Giê-xuChrist.

4. Sự phán xét bao gồm: Hội Thánh, các dân  tộc, thiên sứ ác,

satan, và cuối cùng là cả nhân loại, tức người chẳng tin.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Trong những câu Kinh Thánh sau đây xin tìm ba lý do tại sao

cần có sự phán xét? Hê-bơ-rơ 9:27; 1Cô-rinh-tô 4:5, Rô-ma 2:5-6, 2Tê-sa-lô-ni-ca 1:6,10.

2. Sự phán xét của Đức Chúa Trời có ý nghĩa và mục đích gì? (Xin

xem thêm 1Tês 5:24-25; Lu 12:2,8-9; 2Côr 5:10; Khải 20:12).

3. Sự đoán xét của Chúa được đặt trên những nguyên tắc nào? Và

có nghĩa gì? Rô-ma 2:6-8,12; Rô-ma 2:12-13;3:19;Rô-ma 2:14-15; Giăng 3:36;5:24.

4. Những nguyên tắc trên được đặt trên hai tiêu chuẩn hay hai luật

nào? Và được áp dụng cho những ai?

59

5. Qua những nguyên tắc trên, xin tìm hiểu tánh chất của sự đoán

xét (Rô 2:6,11;14:10,12; Mat 12:36).

6. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu: 1Côr 3:11-15; 2Côr 5:10; 1Tês 4:17; Mat 25:21.

a. Cuộc đoán xét nầy dành cho ai?

b. Khi nào? Tại sao? Do ai phán xét?

c. Sự đoán xét được đặt trên tiêu chuẩn gì?

d. Với mục đích gì? Kết cuộc thế nào?

e. Xin kể tên những mão miện của sự ban thưởng: 1Côr 9:25;

2Tim 4:8; Khải 2:10;4:4; 1Phi 5:4.

7. Mat 25:31-46: Sự đoán xét nầy dành cho ai?  Khi nào? Do ai

đoán xét? Và với mục đích gì?

8. 2Phi 2:4; Giu 6; 1Côr 6:3; Khải 20:10: Sự đoán xét nầy dành cho

ai? Khi nào? Và kết cuộc như thế nào?

9. Khải 20:11-15: Sự đoán xét nầy dành cho ai? Khi nào? Do ai

đoán xét? Và kết cuộc là gì?

10. Qua sự ghi nhận trên:

a. Xin so sánh sự khác nhau giữa sự đoán xétngười tin và người

không tin.

b. Theo tiêu chuẩn xét đoán, chúng ta học biết gì về Đức Chúa

Trời và sự công nghĩa của Ngài?

11. Các công việc bạn đang làm sẽ được Chúađịnh giá thế nào

trong sự xét đoán của Ngài? Được thưởng hay  bị Chúa quở

trách?

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 08.2.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 08.2.2015

in NAM GIỚI on 7 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.02.2015.

1. Đề tài: SỰ SỐNG LẠI CỦA NGƯỜI CHẾT.

2. Kinh Thánh:Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai 26:19; Giăng 5:28-29.

3. Câu gốc:  “Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở

trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi; ai đã làm lành thì

sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét

đoán”(Giăng 5:28-29).

4. Đố Kinh Thánh: 1Sử Ký 25-29.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: SỰ SỐNG LẠI CỦA NGƯỜI CHẾT.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ.

– Thời gian: 1h30’.

I. CHUẨN BỊ.

– Ban tổ chức cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh

Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể

hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi  trạm để các nhóm

thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi

nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức

và dựa vào điều đó để tìm đến trạm. Sau khithực hiện xong các

yêu cầu của ban tổ chức, cả nhóm theo chỉ dẫn của mật thư thứ hai

để đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện

tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã

mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kínđáo, kiểm tra kỹ để

tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh  lệnh hoặc gợi ý về

những nhân vật, nơi chốn… mà ban viên đã quen thuộc, đồng thời

38

phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại điểm đặt trạm

hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung

tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường tùy theo địa điểm mỗi nơi.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên học thuộc lòng câu gốc

tuần nầy và đọc trước Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai26:19; Giăng 5:28-29.

II. THỰC HIỆN.

1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.

a. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải sắp hàng ngay ngắn và báo  cáo kết quả của

trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) …………………..10 điểm.

– Giải chính xác mật thư……………………………………………10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm ………………………………..10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất………………………………………………..10 điểm.

– Nội dung thảo luận thực hiện tốt ………………………………10 điểm.

2. Diễn tiến trò chơi.

a. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm,

mỗi nhóm từ 8-10 người, xếp hàng dọc theo mỗi nhóm, cử nhóm

trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định,

người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: Sự sốnglại của người chết.

39

– Thưa các bạn! Sự sống lại của người chết là vấn đề vượt quá

sự hiểu biết của con người. “Làm thế nào người chết từ hàng

ngàn năm về trước sống lại được?” “Làm sao thân thể người chết

đã trở thành cát bụi lại có thể vùng dậy  thành nguyên trạng của

con người như trước?” Đây là điều huyền nhiệm. Mời các bạn

tham gia chương trình hôm nay để biết rõ về giáo lý nầy.

b. Xuất phát.

Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức

phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử rahai người đọc thuộc

lòng câu gốc Giăng 5:28-29. Nếu nhóm nào đọc đúng hoàn toàn sẽ

được nhận mật thư thứ nhất; nếu đọc sai, phải đợi đến khi tất cả

các nhóm kia đọc xong, sau đó mới được đọc lại, nhưng nhớ phải

theo thứ tự.

_Mật thư 1:TÌM NGƯỜI ĐỨNG TRƯỚC CỬA NHÀ THỜ ĐỂ NHẬN

CÂU HỎI.

_Chìa khóa: Hãy để chúng tôi được sống bên nhau.

Trạm 1.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

1. Đọc Gióp 19:25-17 và Hê-bơ-rơ 11:9 cho biếtniềm tin của

Gióp và Áp-ra-ham về sự sống lại.

2. Đọc Ê-sai 26:19; Đa-ni-ên 12:2; Ê-xê-chi-ên 37:1-14 cho biết

Đức Chúa Trời khải thị điều gì cho các tiên tri?

3. Đọc 1Côr 15 cho biết sự sống lại của Chúa Giê-xu có ảnh

hưởng gì trên niềm tin của Cơ đốc giáo?

40

_Mật thư 2:I Ơ H C C Ộ U C C Ụ T P Ế I T Ể Đ G N Ả I G AÒ

T U A S G N Ứ Đ I Ờ Ư G N M Ì T

_Chìa khóa:  Cá lội ngược dòng.

Trạm 2.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

Đánh số vào ô _theo thứ tự của sự sống lại.

_Sự sống lại của Cơ Đốc nhân.

_Sự sống lại của người không tin Chúa.

_Sự sống lại của Đấng Christ.

_Mật thư 3:  T E I N M S C X A V U K H I O A I L D H U S O M

I M B H U I C K H Q U P O M N Y G L D I A S N V Đ YE X H Q O

P A M N S T U A Y T N C A U X O S C H C E H L O Y I.

_Chìa khóa:  Ăn miếng trả miếng.

Trạm 3.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

1. Đọc 1Cô-rinh-tô 15:24-29 cho biết hình thể của người tin khi

sống lại có gì khác so với thể chất trước kia?

2. Đọc Đa-ni-ên 12:2 và 1Cô-rinh-tô 15:52 cho  biết sự khác

biệt giữa hình thể người ác và người công bình (người tin)?

41

3. Kết thúc.

Thưa các bạn!

Chúng ta biết sự sống lại của người chết là điều chắc chắn vì

Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều nói đến.Sự sống lại của

Chúa Giê-xu bảo đảm sự sống lại của người  tin. Chính Ngài là

Đấng khiến mọi người chết sống lại. Người công bình sống lại để

được ban thưởng, và người ác sống lại bị đoán phạt.

Nguyện Chúa giúp mỗi người chúng ta sống làm theo lời Chúa

dạy để được ban thưởng trong ngày sau.

– Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự sống lại của người chết là vấn đề vượtquá sự hiểu biết của

con người. Dù loài người nói chung, có sự tin tưởng về đời sau, về

sự bất diệt của linh hồn, nhưng sự sống lạicủa người chết là điều

không bao giờ được nói đến. Mặc dầu y học tiến bộ như hiện nay,

khả dĩ hứa hẹn cho con người một đời sống khỏe mạnh hơn, trường

thọ hơn, tuy nhiên sự chết vẫn không thôi gieo rắc trong vòng loài

người. Việc khiến người chết từ hàng ngàn năm về trước sống lại

chẳng khác nào là chuyện giả tưởng! Thế nào xác thịt người chết

đã trở thành cát bụi, lại có thể vùng dậythành nguyên trạng của

con người như trước?

Đây là điều huyền nhiệm, một giáo lý của Cơ Đốc giáo về sự

sống lại của người chết trong ngày sau cùng.Tại sao chúng ta có

thể nói cách quả quyết như vậy? Sự lạ lùngnầy sẽ xảy ra như thế

nào? Có mục đích gì? Sự sống lại của người  công bình và của

người ác có sự khác nhau thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. DẪN CHỨNG VỀ SỰ SỐNG LẠI.

42

Sự sống lại của người chết là điều chắc chắn:

1. Niềm tin của các thánh xưa.

Giáo lý về sự sống lại sớm nhận biết bởi  đức tin của hai nhân

vật xa xưa nhất, đó là Áp-ra-ham và Gióp. Vìtin rằng Đức Chúa

Trời Hằng Sống, Đấng có quyền khiến người chết sống lại, nên Áp-ra-ham dâng con mình là Y-sác làm sinh tế cho  Ngài (Sáng 22:5-6; Hêb 11:19). Còn Gióp trong hoạn nạn, thân  xác bị hao mòn và

tiêu tan, nhưng tin rằng nhờ Đức Chúa Trời Hằng Sống ông sẽ được

sống lại để chính mắt ông có thể nhìn xem Ngài (Gióp 19:25-27).

2. Sự khải thị của Đức Chúa Trời cho các tiên tri trong thời

Cựu Ước.

Tiên tri Ê-sai, tiên tri Đa-ni-ên đã bày tỏ  chân lý về sự sống lại

của người chết trong bụi đất, cả người ác và người công bình (Ê-sai

26:19; Đa 12:2-3). Tiên tri Ê-xê-chi-ên được sự hiện thấy về trũng

hài cốt sống lại (Êxê 37:1-14). Tiên tri Ô-sê cũng đã nói trước về sự

chiến bại của sự chết bởi Đấng Mê-si (Ô-sê 13:14; 1Côr 15:55-57).

3. Sự tuyên bố của Chúa Giêxu.

Trong Khải Huyền 1:17-18, Chúa Giê-xu phán rằng:  “Đừng sợ

chi, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, là Đấng Sống, Ta

đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và

Âm phủ”.Ngài đã từng khiến người chết sống lại khithi hành chức

vụ trên đất, và chính Ngài cũng là Đấng kêu người chết từ trong

mồ mả sống lại trong ngày đoán xét cuối cùng (Giăng 5:28-29).

4. Sự xác chứng của các sứ đồ.

Giáo lý về sự sống lại đã được nói đến rõ ràng trong Kinh

Thánh Tân Ước. Đặc biệt trong các thơ tín của sứ đồ Phao-lô

thường luận đến sự sống lại của người tin.  Trong 1Cô-rinh-tô 15,

Phao-lô trình bày giáo lý nầy với những lý luận vững chắc.

43

– Nếu Đấng Christ không sống lại, thì sự giảng dạy của các sứ

đồ chỉ luống công! Vì sự giảng dạy của họ đặt nền trên sự chết và

sự sống lại của Ngài.

– Nếu Đấng Christ không sống lại, thì các sứđồ là người chứng

dối cho Đức Chúa Trời!

– Nếu người chết không sống lại, thì Đấng Christ cũng không

sống lại. Như thế đức tin của Cơ Đốc nhân sẽ ra vô ích, bởi vẫn

sống trong tội lỗi và sự hư mất. Nhưng thực sự, hiện tại họ là người

được đổi mới, và có sự sống bất diệt! Mộtbằng chứng sống động

về Đấng Christ thật đã sống lại (c.12-19).

– Như vậy Đấng Christ thật sống lại, thì người ở trong Ngài cũng

sẽ sống. Trong câu 22, Phao-lô viện dẫn định  luật tất yếu về sự

sống:  “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng  một lẽ ấy,

trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại”.Vì Đấng Christ đã

sống lại và trở thành “trái đầu mùa”của sự sống, do đó người chết

trong Ngài cũng sẽ sống lại (c.23).

5. Các phép lạ về sự sống lại của người chết.

Cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều ghi nhận những phép lạ

về sự sống lại của người chết:

2Các Vua 4:8-36: Tiên tri Ê-li-sê khiến con trai của người nữ Su-nem từ người chết sống lại. Trong Ma-thi-ơ 9:25; Lu-ca 7:15; Giăng

11:43-44, Chúa Giê-xu khiến con gái Giai-ru, con trai của bà góa

thành Nain và La-xa-rơ từ người chết sống lại. Công Vụ 9:21, sứ đồ

Phi-e-rơ đã khiến bà Đô-ca sống lại.

Các phép lạ trên là bằng chứng cụ thể cho  giáo lý về sự sống

lại của người chết. Đây không phải là điềubất năng đối với quyền

phép của Đức Chúa Trời.

6. Niềm tin của người Do Thái.

Trong thời Chúa Giê-xu, giáo lý về sự sống  lại rất quen thuộc

trong tín ngưỡng của Do Thái giáo. Mặc dầu phái cấp tiến Sa-đu-sê

44

phủ nhận sự sống lại (Mat 22:23-33; Lu 20:27-38), nhưng giáo lý

nầy đã đi vào nếp sống đạo của đại chúng.  Chúng ta có thể thấy

rõ qua sự xác tín của Mathê trước sự chết của người anh La-xa-rơ

(Giăng 11:24).

7. Định luật về hạt giống trong cõi thiên nhiên.

Như hạt giống trước khi nảy mầm thành cây thì trước hết phải

gieo xuống đất và chết đi. Thân thể người chết ví như  “hạt giống”

được chôn vùi trong lòng đất, đến một ngày  chắc sẽ sống lại

(Giăng 12:24-26; 1Côr 15:35-36).

Hơn nữa hãy nhìn cảnh vật chết lạnh trong mùa đông và được hồi

sinh cách kỳ diệu vào mùa xuân. Sự kiện này đã làm sáng tỏ chân lý

về sự sống lại mà Đức Chúa Trời sẽ thể hiện trong loài người.

Tóm lại, những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy rõ rằng lẽ

đạo về sự sống lại là một thực sự đáng tin nhận. Chúng ta trả lời

thế nào với những lý luận phủ nhận sự sống lại?

a. Chết là thể xác tiêu tán, làm thế nào sống lại được?

– Do quyền năng của Đức Chúa Trời:  “Còn như vật ngươi gieo,

ấy không phải là chính hình thể sẽ sanh ra, chẳng qua là cái hột,

như hột lúa mì hay là giống nào khác. Đức Chúa Trời cho nó hình

thể tùy ý Ngài lấy làm tốt, mỗi một hột giống, cho môt hình thể

riêng… Sự sống lại của người chết cũng như vậy. Thân thể đã

gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không  hay hư nát… đã gieo

ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng”(1Côr 15:37-38,42,44).

b. Nếu sống lại với một thân thể mới thì đâu phải là thật sống

lại, đó chẳng qua là một sự tái tạo nên một loài mới mà thôi.

Chúa Giê-xu sống lại trong hình thể của thânthể Ngài đã chết,

nhưng với thân thể được biến hóa. Trong thânthể mới nầy nhân

cách của người được sống lại không bị mất,  nghĩa là người ta có

thể nhận biết chính mình và nhận biết lẫn nhau. Theo sự nghiên

45

cứu của cơ thể học cho biết thể chất của con người mỗi bảy năm

có sự biến đổi một lần. Nhưng chẳng phải bởi sự biến đổi trong

các tế bào của cơ thể mà con người chúng tabảy năm, mười bốn,

hai mươi mốt năm về trước không còn là con người bây giờ của ta,

mà đã trở thành môt con người mới hay sao?

Tóm lại, sự sống lại là điều khó hiểu theosự phân tích của lý

trí, và cũng khó giải nghĩa theo ngôn ngữ loài người. Đây là lẽ mầu

nhiệm của Đức Chúa Trời bởi quyền năng siêu việt của Ngài: Đức

Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng loài người từ bụi đất, há chẳng có

thể khiến người chết từ ngàn năm sống lại  nguyên hình trạng cũ

sao? Nhưng sở dĩ người sống lại với thể chấtmới vì lý do để thích

hợp với môi trường sống trong cõi đời đời vậy.

B. THỨ TỰ CỦA SỰ SỐNG LẠI.

1. Sự sống lại của Đấng Christ.

Đấng Christ được gọi là  “trái đầu mùa”của sự sống lại. Nghĩa

là Ngài là Đấng thứ nhất sống lại từ trongngười chết (1Côr 15:20).

Mặc dầu đã có những phép lạ khiến người chết sống lại, nhưng sự

sống lại đó chỉ tạm thời với thể xác cũ hay chết. Nhưng Chúa Giê-xu là Đấng đầu tiên sống lại với thân thể chẳng hề chết.

2. Sự sống lại của người tin.

Kế đến là sự sống lại của người tin, tức người ở trong Đấng

Christ khi Ngài hiện ra (1Côr 15:23; 1Tês 4:16). Người tin có thể

gọi chung là người công bình. Theo một số nhà giải kinh, tất cả

các thánh đồ trong thời Cựu Ước cũng sẽ sống lại cùng lúc với Hội

Thánh Đấng Christ. Nhưng có số khác cho rằng  các thánh đồ thời

Cựu Ước sẽ sống lại cùng lúc với các thánh đồ chịu chết trong cơn

đại nạn khi Chúa Giêxu tái lâm, và sẽ đượctrị vì với Ngài trong

nước ngàn năm bình an (Khải 20:4-5; Ê-sai 26:19; Đa 12:2-3).

3. Sự sống lại của người ác.

46

Sau cùng là sự sống lại của người ác trải qua các thế đại kể từ

A-đam. Sự sống nầy sẽ xảy ra sau thời kỳ Thiên hi niên. Hết thảy

người ác đều được sống lại để chịu sự phánxét (Khải 20:12-15).

C. HÌNH THỂ CỦA SỰ SỐNG LẠI.

Có hai sự sống lại cho toàn thể loài người:Sự sống lại của người

tin, và sự sống lại của người chẳng tin.

a. Với người tin.

Sự sống lại trong thân thể được biến hóa. Với thân thể cũ được

sanh trong dòng dõi A-đam là thân thể bởi khíhuyết, hay hư nát,

yếu đuối, nhục nhã, và thuộc về đất. So với thân thể mới được sống

lại trong Đấng Christ, là thân thể thuộc linhkhông hay hư nát, vinh

hiển, và thuộc về trời (1Côr 15:42-49).

b. Với người chẳng tin.

Người chẳng tin sống lại trong sự hổ thẹn vìtội lỗi và bị hình

phạt (Đa 12:2-3).

Về bản chất của hình thể người ác sau khi sống lại, Kinh Thánh

không nói đến. Tuy nhiên khi chúng ta biết rằng với người tin, sự

sống lại trong thân thể được biến hóa để thích hợp với cảnh vinh

hiển thể nào thì người chẳng tin sống lại với bản chất của thân thể

thích hợp với cảnh vĩnh hình trong hồ lửa đờiđời thể ấy.

Tóm lược.

1. Sự sống lại của người chết là điều chắcchắn vì những dẫn

chứng sau đây: Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều nói đến sự

sống lại; Chúa Giê-xu là “trái đầu mùa củasự sống lại” bảo đảm

cho sự sống lại của người tin. Chính Ngài làĐấng khiến mọi người

chết sống lại để chịu sự xét đoán. Sự dạy dỗ của các sứ đồ, niềm

tin của các thánh xưa nơi Đức Chúa Trời hằngsống, và vì lẽ cần

của sự công bình, sự sống lại là để người  công bình được ban

thưởng, và người ác bị đoán phạt.

47

2. Sự sống lại được diễn ra theo thứ tự: Trước hết là Đấng

Christ, kế đó là người tin và sau cùng là người ác.

3. Nói chung có hai sự sống lại: Sự sống lại của người ác trong

sự hổ nhục. Khác hẳn với sự sống lại của  người công bình trong

thân thể thuộc linh được biến hóa vinh hiển.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Sáng 22:5; Hê-bơ-rơ 11:19: Sự dâng Y-sác bày tỏ Áp-ra-ham

tin điều gì?

b. Gióp 14:14; 19:25-27: Gióp có câu hỏi gì và ông quả quyết điều gì?

c. Ê-sai 26:19; Ô-sê 13:14; Đa 12:1-3: Các tiên tri thời Cựu Ước

được Đức Chúa Trời bày tỏ gì về sự sống lại của người chết?

d. Ma-thi-ơ 22:23-33; Giăng 11:24; Công Vụ 23:6-7: Giáo lý

sống lại có ảnh hưởng thế nào trong niềm tin của người Do Thái?

e. 1Cô-rinh-tô 15:12-22; 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16; Sứ đồ Phao-lô xác

chứng với tín hữu thế nào về sự sống lại? Và dạy dỗ họ điều gì?

i. 2Các Vua 4:8-36; Ma-thi-ơ 9:15; 27:52-53; Lu-ca7:15; Giăng

11:43-44; Công Vụ 9:21: Sự sống lại của người chết có xảy ra

không? Như thế nào? Và có nghĩa gì đối với giáo lý về sự sống lại

của người chết trong ngày sau cùng?

h. Khải Huyền 1:17-18; Giăng 5:28-29; 11:25: Chúa Giê-xu

Christ là ai? Ngài tuyên bố điều gì?

g. Giăng 12:24-25; Có định luật nào trong cõi  thiên nhiên làm

sáng tỏ về sự sống lại không? Xin giải thích?

2. Xin tóm lược những điểm quan trọng chứng tỏ sự sống lại là

điều chắc chắn.

3. Sự sống lại xảy ra cho những ai? Theo thứ tự nào? Và khi nào?

48

– 1Cô-rinh-tô 15:23, 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17, Đa-ni-ên 12:3;

Khải Huyền 20:3-5, Khải Huyền 20:5,12-14.

4. Xin tìm hiểu tại sao sự sống lại được diễn tiến theo thứ tự như

thế? Điều nầy có nghĩa gì?

5. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. 1Cô-rinh-tô 15:24-29: Hình thể của người tin khi sống lại có

gì khác so với thể chất trước kia?

b. Đa-ni-ên 12:2; 1Cô-rinh-tô 15:52: Sự sống lại của người ác

trong hình thể nào so với người công bình, tức người tin?

6. Đa-ni-ên 12:2-3; Khải Huyền 20:14-15; Giăng  5:28-29: Người

công bình và người ác sống lại nhằm mục đích gì? Điều nầy cho

chúng ta học biết Đức Chúa Trời như thế nào? (Rô 2:5-6).

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 01.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 01.02.2015

in NAM GIỚI on 7 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.02.2015.

1. Đề tài: CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 96.

3. Câu gốc:  “Hãy thuật sự vinh hiển Ngài giữa các nước,truyền

các công việc lạ lùng Ngài giữa các dân” (Thi 96:3).

4. Đố Kinh Thánh: 1Sử Ký 21-24.

5. Thể loại: Kịch 5’.

33

* CHỈ DẪN: Kịch 5’.

1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung

với ban thanh niên và làm giám khảo.

2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1:Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban thanhniên

họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài “Truyền giáo”.

Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không

được quá 15 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban thanh niên

ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch

5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn

với đề tài “Truyền giáo”. Trong 20 phút, cácnhóm phải biến câu

chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’ hoặc 15’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ

một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10

điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

TRAO TẶNG TÌNH YÊU CHO NGƯỜI

KHÁC LÀ TRẢ ƠN CHÚA.

Một ngày kia, dân chúng ở một làng nhỏ bé  thuộc miền nam

nước Trung Hoa dùng gậy gộc và đá sỏi xua đuổi một cô bé mắc

bệnh cùi và nghèo đói ra khỏi làng. Một vị giáo sĩ chứng kiến cảnh

34

tượng đã xông vào đám đông, ôm xốc cô bé  lên và cứu cô khỏi

đám dân quê hung ác. Vừa mếu máo khóc, cô bé vừa hỏi vị giáo sĩ:

– “Tại sao ông lo lắng cho con vậy?”

Vị giáo sĩ trả lời:

– “Vì Đức Chúa Trời đã dựng nên cả hai chúng ta, do đó, chúng

ta là anh em với nhau. Từ nay trở đi, con sẽ không bao giờ phải đói

khát và lang thang đó đây nữa”.

– “Nhưng làm sao con có thể trả ơn ông đây?”

– “Con hãy trao tặng tình yêu cho người khác nhiều bao nhiêu có

thể”.

Trong 3 năm sống gần vị giáo sĩ cho đến chết,cô bé gái mắc

bệnh phong cùi đã tận tâm băng bó vết thương cho những người

phong cùi khác, lo cho họ ăn và nhất là yêuthương họ. Cô chết lúc

11 tuổi, và những người phong cùi khác đã thốt lên rằng: “Cô gái

thiên đàng nhỏ bé của chúng ta đã trở về thiên quốc”.

ĐỪNG VỘI THẤT VỌNG.

Một lần kia, Tổng thống Roosevelt cùng gia đình qua Phi châu

nghỉ hè. Khi ngài trở lại Hoa kỳ, thì trên cùng chuyến bay hôm đó

còn có một nhà truyền giáo trở về quê hương sau 40 năm tận tuỵ

hầu việc Chúa giữa người Phi châu.

Khi phi cơ đáp xuống phi trường, một rừng người đông đảo ra

đón tổng thống, nào là quân đoàn dàn chào,nào là kèn nhạc, nào

là các bộ trưởng, các tướng tá… song không  ai để ý gì đến vị giáo

sĩ cả. Ông lủi thủi ra khỏi phi trường mà lòng cảm thấy nỗi buồn

xâm chiếm. Vị giáo sĩ tủi hổ, vừa đi vừa gầm mặt xuống than thở:

– “Chúa ơi, một vị tổng thống chỉ đi nghỉ hè vui chơi trở về thôi

mà được nhiều người đón rước như vậy, còn con đây đã lìa bỏ quê

hương sang tận Phi châu xa xôi, bất chấp nghèo đói, bệnh tật, hầu

35

việc Chúa suốt bốn mươi năm, thế mà khi con trở về không ai tiếp

rước, không ai chào đón cả!”

Thình lình ông nghe tiếng phán êm dịu như một  lời an ủi của

Chúa:

– “Con ơi, đừng vội thất vọng! Con chưa trở về quê hương thật

của con mà!”

Ngay khi đó ông quỳ gối xuống bên đường ăn năn xưng tội yếu

đuối của mình rồi đứng dậy với sức mới từ nơi Chúa. Ông đi về nhà

với niềm vui mừng như một người chiến thắng  vinh quang rạng rỡ

trên nét mặt.

CHỈ DÙNG KINH THÁNH LÀM VŨ KHÍ.

Cesar Malon, một nhà truyền bá Phúc âm danh tiếng của thế kỷ

19, đã được Đức Chúa Trời đại dụng để đưa hàng ngàn người đến

với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Một lần ông đi trên xe ngựa trong một

chuyến hành trình xa. Trên chuyến xe, khách đồng hành thuộc

nhiều hạng người lẫn lộn và Malon đã dùng nhiều thì giờ đọc Kinh

Thánh để bổ dưỡng linh hồn. Thấy thế, một hành khách trong xe

cảm thấy khó chịu đã bảo: “Tôi tự hỏi tại sao một người thông

minh như ông lại có thể đọc một cuốn sách chỉ thích hợp với giới

phụ nữ và nhi đồng như thế?”

Malon đáp lại bằng cách đọc lớn những câu Kinh Thánh thích hợp

để trả lời. Người kia hỏi vặn: “Ông không có câu trả lời nào tốt hơn

sao, lại cứ đọc những câu trong cuốn sách cũ rích như thế?”

Malon vẫn yên lặng không nói gì và tiếp tụcgiở trang khác ra

đọc tiếp. Người ấy nói: “Tôi đã chẳng nói với ông rằng tôi không

tin một lời nào trong cuốn sách ấy sao?”

Malon đáp: “Dù ông có tin hay không, điều ấy tùy quyền  của

ông, nhưng đây là lời của Đấng Tạo Hoá, tôi xin cứ đọc”.

Người vô tín im lặng không nói gì thêm nữa.

36

Một vị đại tá, bạn của nhà truyền bá Phúc âm, khi xuống xe đã

nói với ông: “Mặc dù tôi rất yêu mến và kính trọng ông,  nhưng

theo ý tôi, dường như ông không được khôn khéo khi đối thoại với

người kia trên xe ngựa, vì ông chỉ đọc Thánh Kinh để trả lời cho lý

luận của y”.

Malon đáp: “Thưa đại tá, ông mang cái gì bên cạnh hông của

ông thế?”

Vị sĩ quan đáp: “Cái gươm”.

Malon hỏi: “Bây giờ nếu phải đối diện với kẻ thù ngoài mặt

trận muốn đâm chết ông, ông có thích cãi vã với kẻ thù về lưỡi

gươm nầy có phải là một loại khí giới hay không?”

Đại tá đáp: “Không, nếu ra trận gặp kẻ thù muốn giết tôi, tôi

sẽ đâm lưỡi gươm nầy vào anh ta”.

Malon đáp: “Đại tá nói phải lắm”.

Một vài năm sau, một người khách lạ đến gần Malon và hỏi:

“Xin lỗi ông, ông có nhớ tôi không?”

Nhà truyền bá Phúc âm đáp: “Tôi không nhớ ông là ai cả!”

Người ấy nói: “Ông có nhớ khi cùng đi trên một chuyến xe, ông

đã bị một người phản đối việc đọc Kinh Thánh của ông dữ dội hay

không?”

Nhà truyền giáo Phúc âm đáp: “Vâng, tôi còn nhớ rõ lắm!”

Người ấy thưa: “Chính tôi là người ấy. Tôi xin thưa với ông rằng

việc đọc Kinh Thánh của ông đã làm cho tôi  cũng phải đọc Kinh

Thánh, nhờ đó tôi đã tìm được Chúa Cứu ThếGiê-xu và tin nhận

Ngài làm Cứu Chúa của tôi rồi”.

Kinh Thánh chép: “Vì Lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh

nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh,

cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng” (Hêb 4:12).

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giáo Chúa nhật 25.01.2015.

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giáo Chúa nhật 25.01.2015.

in NAM GIỚI on 6 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 25.01.2015.

1. Đề tài: SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH.

2. Kinh Thánh: 1Tês 4:13-17; Phil 3:20-21; 1Côr 15:55-57.

3. Câu gốc: “Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn” (Khải 19:7).

4. Đố Kinh Thánh: 1Sử Ký 17-20.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.

2. Nhóm sẽ họp lại để cùng nghiên cứu đề tài: “Sự tiếp rước Hội Thánh”.

3. Nhóm cử một nhóm viên đảm trách thuyết trình. Cả nhóm sẽ có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài liệu để soạn.

4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.

5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm chịu trách nhiệm đề tài sẽ trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Khi về trời, Chúa Giê-xu để môn đồ lại thế gian với lời hứa sẽ trở lại. Trong thế gian, Hội Thánh được ví sánh như vị hôn thê của Đấng Christ, chịu nhiều khổ nạn, bị bách hại của người đời vì cớ Danh Ngài. Cho nên trong trần gian, điều mong đợi lớn nhất của Hội Thánh là ngày Đấng Christ, Vị hôn phụ đến tiếp rước về trời.

Sự đón tiếp nầy sẽ xảy ra như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với chương trình của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh?

I. DẪN GIẢI.

A. NGÀY TIẾP ĐÓN HỘI THÁNH.

1. Hai ngày quan trọng.

a. “Ngày Đức Giê-hô-va” hay “Ngày của Chúa”.

Trong Cựu Ước, từ “Ngày Đức Giê-hô-va” hay “Ngày của Chúa” được các tiên tri dùng để chỉ về ngày đoán xét của Đức Chúa Trời, ngày Chúa đổ thạnh nộ lớn trên tuyển dân Y-sơ-ra-ên và dân ngoại (Giô 1:15; 3:1-2; A-mốt 5:18; Áp 15; Sô 1:7-8; Xa 14:1; Ma 4:5; Ê-sai 13:6; 34:2).

Trong Tân Ước, từ “Ngày của Chúa” được Phao-lô dùng nói đến sự hiện ra của Chúa Giê-xu (1Tês 5:2). Các nhà giải kinh cho rằng từ nầy đồng nghĩa với “Ngày Đức Giê-hô-va” trong Cựu Ước, tức chỉ về ngày Chúa giáng tai vạ trên thế gian (2Tês 2:1-4; Khải 3:10). Đó là ngày mà trong sự hiện thấy, sứ đồ Giăng thấy bảy bát thạnh nộ đổ xuống đất (Khải 16).

b. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ (Phil 1:6):

Chỉ về ngày Đấng Christ hiện đến giải cứu và tiếp đón Hội Thánh về nơi vinh hiển Ngài (1Tês 1:7-10; 4:16-17). Sự khác nhau giữa ngày của Đức Giê-hô-va và ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có thể được thấy trong những điểm sau đây.

– Cả hai “Ngày của Đức Giê-hô-va”“Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ” đều thuộc về tương lai.

– Ngày của Đức Giê-hô-va có liên quan đặc biệt với quốc gia Y-sơ-ra-ên và người chẳng tin trên đất. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có liên quan đặc biệt với người tin, tức là Hội Thánh Ngài trong thế gian.

– Ngày của Đức Giê-hô-va có tính cách khủng khiếp, run sợ. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có tinh cách hân hoan, mừng rỡ.

Nói đến hai ngày quan trọng nầy, một vấn đề có thể nêu lên là: Hội Thánh sẽ được cất lên trời khi nào? Trước hay sau ngày của Đức Giê-hô-va?

Có ba quan điểm khác nhau về thời điểm của biến động Hội Thánh được cất lên trời.

(1) Quan điểm cuối cơn đại nạn: Cho rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trời sau thời gian đại nạn (Khải 3:10). Nghĩa là ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ sẽ đến sau ngày của Đức Giê-hô-va.

(2) Quan điểm giữa cơn đại nạn: Cho rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trời vào gần cuối của cơn đại nạn, là thời gian An-ti-christ hành quyền trên thế gian, và Hội Thánh sẽ phải trải qua một phần của sự bách hại như được nói đến trong Khải 7:9-17; 11:3-13. Điều đó có nghĩa là ngày của Đức Chúa Giê-xu sẽ xảy ra giữa hoặc gần cuối ngày của Đức Giê-hô-va.

(3) Quan điểm trước cơn đại nạn: Cho rằng ngày Đức Giêhôva có liên quan với dân Do Thái mà thôi (Giê 30:7), còn Hội Thánh là những người được cứu chuộc trong Đấng Christ, nên cũng được giải cứu khỏi cơn đoán xét của Đức Chúa Trời (1Tês 5:9).

Sự khác nhau của ba quan điểm trên là do cách giải nghĩa khác nhau của các nhà giải kinh về tuần lễ thứ 70 trong sự hiện thấy của tiên tri Đa-ni-ên (9:24-27). Các nhà giải kinh theo văn tự cho rằng tuần lễ thứ 70 tức là thời dấy lên của An-ti-christ chỉ có liên quan đến tuyển dân Y-sơ-ra-ên mà thôi, nên tin rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trước ngày của Đức Giê-hô-va, tức trước kỳ đại nạn. Nhưng trong các nhà giải kinh Tin Lành cũng có một số tin rằng Hội Thánh sẽ trải qua một phần khổ nạn trong thế gian trước khi được tiếp về trời như lời Chúa Giê-xu đã nói trước về sự chịu khổ của Hội Thánh trong thế gian. Tuy nhiên Ngài cũng có lời hứa về sự giải cứu (Giăng 16:33; Khải 3:10).

Tóm lại, không thể xác định cách rõ ràng về thời điểm của ngày Đức Giê-hô-va, và ngày của Đấng Christ. Vì cả hai ngày này còn trong dự ngôn, chưa được ứng nghiệm. Tuy nhiên có nhiều dẫn chứng Kinh Thánh bày tỏ về ngày Đấng Christ sẽ đến trước khi An-ti-christ hành quyền trên đất, và Đức Thánh Linh dừng công việc của Ngài trong sự ngăn chận người đại ác. Trong lời giải đáp của sứ đồ Phao-lô cho các tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca khi họ nghĩ rằng ngày tai họa của Chúa đã đến, và lo sợ bị bỏ lại, cho chúng ta thấy Đấng Christ sẽ đến trước khi An-ti-christ cai trị thế gian (2Tês 1:5-7; 2:1-8). Vì vậy với niềm tin trong lời Kinh Thánh, chúng ta biết rằng Hội Thánh Chúa chắc sẽ được cứu trong ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời, và được tiếp đi với Đấng Christ trong sự vui mừng.

B. CÁC BIẾN ĐỘNG TRONG SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH.

1. Diễn biến về sự hiện đến của Chúa.

Sự hiện đến của Chúa để tiếp đón Hội Thánh sẽ xảy ra cách thình lình và nhanh chóng, với tiếng kêu lớn, tiếng của thiên sứ và tiếng kèn của Đức Chúa Trời (1Tês 4:16; Mat 24:27). Tại sao xảy ra cách thình lình và nhanh chóng? Vì thì giờ Chúa đến là kín nhiệm, cho nên sự hiện đến của Chúa là điều không ai có thể biết trước. Sự thình lình và nhanh chóng nầy để cảnh tỉnh con cái Chúa chuẩn bị sẵn sàng đi với Chúa bất cứ lúc nào.

Ba tiếng kêu lớn mở đầu cho biến động hiện đến của Chúa có nghĩa gì?

– Tiếng kêu lớn, chỉ về tiếng gọi của mạng lịnh. Như tiếng kêu lớn của Chúa Giê-xu truyền lịnh cho La-xa-rơ ra khỏi mồ mả. Ngài là Đấng truyền lịnh người chết sống lại và làm nên sự đoán xét mọi người trong ngày sau rốt (Giăng 5:28-29).

– Tiếng của thiên sứ lớn: Thiên sứ lớn có thể ám chỉ thiên sứ trưởng Mi-chen (Giu-đe 9; Khải 12:7). Tiếng kêu của thiên sứ trưởng là tiếng gọi tập họp các thiên sứ để sẵn sàng thi hành mạng lịnh của Chúa. Điều nầy cho thấy thiên sứ đóng vai trò quan trọng trong sự nhóm họp người được chọn khắp mọi nơi trên đất khi Chúa hiện ra (Mat 24:31).

– Tiếng kèn của Đức Chúa Trời: Đối với người Do Thái, tiếng kèn của Đức Chúa Trời được hiểu theo hai nghĩa: Chỉ về ngày đoán xét của Chúa, và cũng chỉ về ngày giải cứu của Chúa.

Tóm lại ba tiếng kêu nói trên đã diễn tả biến động diệu kỳ về sự đến của Chúa, với lời tuyên bố của Đức Chúa Trời, sự thể hiện của Đấng Christ và sự thừa hành của các thiên sứ thánh trong sự tiếp đón Hội Thánh về trời.

Về sự hiện đến của Chúa Giê-xu, một câu hỏi có thể nêu lên là: Ngài có ngự xuống mặt đất hay chỉ hiện ra trên không trung?

Trong 1Tês 4:16-17: “…Thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống… tại nơi không trung mà gặp Chúa”. Hai câu Kinh Thánh nầy ám chỉ trong sự tái lâm, Chúa Giê-xu từ trời (Thiên đàng) hiện xuống nơi không trung và tại đó Hội Thánh được cất lên để gặp Chúa.

2. Các biến động xảy ra khi Hội Thánh được cất lên.

Trong ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ, tức là sự hiện ra của Ngài, có năm biến động liên quan đến Hội Thánh:

a. Người tin đã chết được sống lại.

Luật sự sống được nghiệm đúng cho người tin: Vì Đấng Christ là trái đầu mùa của sự sống lại (1Côr 15:20-23; 1Tês 4:16).

b. Người tin còn sống được biến hóa.

Đây là lẽ mầu nhiệm được Phao-lô bày tỏ trong 1Cô-rinh-tô 15:51-52. Sự kiện xảy ra cách kỳ diệu chỉ “trong nháy mắt”. Chữ “nháy mắt” trong nguyên văn Hy-lạp là atomos, nghĩa đen là nguyên tử, chỉ về một thời gian thật nhỏ không thể phân chia. Người chết sống lại được mặc lấy thân thể vinh hiển thể nào thì người còn sống, thân thể cũng được biến hóa vinh hiển thể ấy. Đây là giờ phút vinh diệu nhất của người tin về sự giải cứu khỏi sự hư mất của thân thể để bước vào sự sống vĩnh viễn với Chúa. Đây là giờ phút ứng nghiệm hoàn toàn lời Kinh Thánh: “Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng” và sự đắc thắng nầy là do chính Chúa Giê-xu chúng ta (1Côr 15:55-57).

Trong sự sống lại của người tin, các thánh trong thời Cựu Ước có được sống lại và cùng Hội Thánh được tiếp rước lên trời không?

Có hai quan điểm trả lời cho câu hỏi trên. Một số các nhà giải kinh cho rằng những người chết trong Chúa, hoặc là các thánh đồ trong thời Cựu Ước hay người tin trong thời Tân Ước đều được sống lại và được tiếp lên trời. Đó là “sự sống lại tốt hơn”, sự sống lại của người công nghĩa mà các thánh xưa hằng mong đợi bởi đức tin trong Đấng Christ (Hêb 11:15-16,35; Lu 14:14; Êph 4:8). Và Hội Thánh Đấng Christ gồm có những người tin, cả dân Do Thái lẫn người ngoại bang. Cho nên các thánh thời Cựu Ước cũng được dự phần vào Hội Thánh Ngài.

Tuy nhiên, một số nhà giải kinh khác cho rằng, chỉ những người tin Chúa trong thời Tân Ước được sống lại và được tiếp lên trời, còn các thánh trong thời Cựu Ước sẽ sống lại vào thời điểm Đấng Christ tái lâm lập nước ngàn năm bình an (Đa 12:2-3; Ê-sai 26:19; Khải 20:3-5).

c. Hội Thánh được cất lên trời để gặp Chúa (1Tês 4:17).

Động từ “cất lên” trong nguyên văn Hy-lạp là harpazò. Chữ nầy có nghĩa đen chỉ về sự cuốn đi của một cơn bão. Nghĩa bóng chỉ về sự tiếp lên trời để gặp Chúa và được Ngài đón tiếp. Đó là một đại gia đình sum họp, vui mừng và được sống bên Chúa mãi mãi.

Điều này cho thấy Chúa Giê-xu thành tín với lời hứa của Ngài (Giăng 14:3).

d. Chúa xét đoán công việc của tín đồ (2Côr 5:10).

Sự xét đoán không phải để hình phạt, nhưng để quở trách người bê trễ, và ban thưởng cho người trung tín hầu việc Chúa (1Côr 3:11-15).

e. Lễ cưới Chiên Con (Khải 19:7-9).

Đây là cao điểm trong sự hiện ra của Đấng Christ. Trong trần gian, Hội Thánh là “Cô dâu”, được Đức Thánh Linh sửa soạn với những nét đẹp của sự tinh sạch tuyệt vời, và được trang điểm bởi chiếc áo công nghĩa sáng láng, để sẵn sàng ra mắt Tân lang trong lễ cưới Chiên Con. Đó là giờ phút Đấng Christ tiếp nhận Hội Thánh như món quà quí giá từ Chúa Cha, để Hội Thánh được trở nên “Vợ” yêu dấu của Ngài, được hưởng sự vinh hiển của Ngài mãi mãi, và cùng được trị vì với Ngài trong nước ngàn năm bình an (Khải 20:6).

B. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH LÊN TRỜI.

1. Để làm trọn sự cứu rỗi toàn diện của Ngài, gồm có sự cứu chuộc linh hồn khỏi quyền lực của tội lỗi trong hiện tại, và sự giải cứu thân thể khỏi sự chết trong tương lai (Rô 8:23; Hêb 9:28). Điều này thấy rõ trong sự khiến người tin đã chết sống lại, và biến hóa thân thể người tin còn sống.

2. Để làm thành lời hứa về sự trở lại tiếp rước người tin vào trong Nước Ngài; và ban thưởng cho người trung tín hầu việc Ngài (Giăng 14:3; Khải 2:10; 22:12).

3. Để làm vinh hiển Hội Thánh, như trong lễ cưới Chiên Con (Rô 8:30).

Những điểm trên có liên quan đến chương trình Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh. Sự kiện tiếp rước Hội Thánh về trời để trở nên Tân phụ của Đấng Christ đánh dấu việc hoàn tất mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh, để bày tỏ sự giàu có của ân điển vô hạn Ngài trong Chúa Giêxu, để danh Ngài mãi mãi được tôn vinh, chúc tụng (Êph 2:6-7; Khải 5:13).

Tóm lược.

1. Ngày Chúa hiện ra tiếp đón Hội Thánh cũng được gọi là ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ. Khác với ngày của Chúa hay là ngày Đức Giê-hô-va là ngày giáng thạnh nộ trên thế gian.

2. Trong sự hiện đến của Chúa, trước hết Ngài hiện ra ở không trung để tiếp đón Hội Thánh.

3. Có 5 biến cố xảy ra trong sự tiếp đón Hội Thánh. Người tin đã chết được sống lại trong thân thể được biến hóa, thân thể của người tin hiện sống sẽ được biến hóa, Hội Thánh được cất lên trời gặp Chúa, sự xét đoán và ban thưởng; và lễ cưới Chiên Con.

4. Mục đích tiếp đón Hội Thánh là để giải cứu người tin khỏi sự chết của thân thể, để bước vào sự sống vĩnh viễn, để làm thành lời hứa về sự sắm sẵn chỗ ở cho người tin, và về sự ban thưởng cho người trung tín, để làm cho Hội Thánh được vinh hiển trong quyền năng vô hạn của Đấng Christ.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Giô-ên 1:15;3:1-2; A-mốt 5:18; Áp-đia 15; Sô-phô-ni 1:7-8; Xa-cha-ri 14:1; Ma-la-chi 4:5; Ê-sai 12:6; 34:2; 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-2; 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-4: “Ngày của Chúa” hay “Ngày của Đức Giê-hô-va” có nghĩa gì?

b. Phi-líp 1:6; 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-10; 4:17: “Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ” có nghĩa gì?

2. Qua ý nghĩa tìm thấy trên, chúng ta nghĩ Hội Thánh được tiếp lên trời trước ngày của Chúa hay sau ngày của Chúa?

3. a. 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16; 5:2: Sự hiện đến của Chúa được xảy ra như thế nào? Tại sao?

b. Thiên sứ đóng vai trò gì trong sự hiện đến của Ngài? (Mat 24:31).

4. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau và ghi nhận những sự kiện xảy ra trong sự hiện đến của Chúa Giê-xu: 2Tês 4:16c, 1Côr 15:51-52, 1Tês 4:17, 2Côr 5:10, Khải 19:7-9.

5. Xin tìm hiểu ý nghĩa của mỗi sự kiện xảy ra trong sự hiện đến của Chúa (Xem thêm Rô-ma 8:23; 1Côr 15:53-57; 1Tês 1:8-10; Khải Huyền 20:6).

6. Cho biết mục đích của sự tiếp đón Hội Thánh (Hêb 9:28; Rô 8:30).

7. Những mục đích trên cho thấy sự tương quan thế nào với mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh?

8. Cho biết những điểm quan trọng về sự tiếp rước Hội Thánh về trời.

9. Nếu Chúa đến hôm nay, bạn có được tiếp đi để gặp Chúa hay bị để lại? Vì sao bạn biết?

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới 18.0.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới 18.0.2015

in NAM GIỚI on 6 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 18.01.2015. 1. Đề tài: SỰ TÁI LÂM CỦA CHÚA GIÊ-XU. 2. Kinh Thánh: Mat 24:29-35; Giăng 14:1-3; Công 1:11. 3. Câu gốc: “…Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho người chờ đợi Ngài” (Hêb 9:28). 4. Đố Kinh Thánh: 1Sử Ký 13-16. 5. Thể loại: Thảo luận. * CHỈ DẪN: Thảo luận. 1. Từ nhiều tuần trước, ủy viên linh vụ giao đề tài cho hai nhóm: Đề tài 1: Chúa Giê-xu không bao giờ tái lâm. Đề tài 2: Chúa Giê-xu sẽ tái lâm. 2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng. 3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có. 4. Giờ thảo luận. a. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên. b. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút. c. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên Lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý. * TÀI LIỆU THAM KHẢO. Một trong những giáo lý căn bản về niềm tin của Cơ Đốc nhân là sự tái lâm của Đấng Christ. Trải qua bao thế đại, giáo lý tái lâm đã phải đương đầu với nhiều thách thức của người chẳng tin, của những tiên tri giả. Có những giải luận sai lạc về lẽ đạo nầy, thậm chí có một số con cái Chúa bắt đầu hoài nghi sự tái lâm của Ngài. Trước những luồng sóng nghi ngờ và dấy lên của nhiều tà thuyết, thật rất cần cho Cơ Đốc nhân xác nhận niềm tin của mình về những giáo lý nầy vì đây là lẽ trông cậy cho sự cứu rỗi của chúng ta. Chúa Giê-xu sẽ tái lâm không? Sự tái lâm của Ngài sẽ xảy ra như thế nào? Và có mục đích gì? I. DẪN GIẢI. A. DẪN CHỨNG VỀ SỰ TÁI LÂM CỦA CHÚA GIÊ-XU. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu là điều chắc chắn: 1. Sự lặp đi lặp lại của Kinh Thánh. Lời tiên tri về sự giáng sanh của Chúa Giê-xu trong Kinh Thánh Cựu Ước cũng nói trước về sự tái lâm của Ngài (1Phi 1:10-11). Trong Tân Ước, sự tái lâm của Chúa Giê-xu được nói đến nhiều hơn là sự giáng sanh của Ngài. Trong 27 sách Tân Ước, trung bình mỗi 25 câu có một câu nói đến sự tái lâm. Trong 216 đoạn của Tân Ước, sự tái lâm của Chúa Giê-xu được nói đến khoảng 318 lần và chừng 50 lần nhắc nhở con cái Chúa tỉnh thức chờ đón Chúa Giê-xu trở lại. Đặc biệt hai sách Tê-sa-lô-ni-ca, Khải Huyền, và bốn đoạn Ma-thi-ơ 24, 25, Lu 21, Mác 13, chỉ nói đến một đề tài là sự tái lâm. 2. Chính Chúa Giê-xu đã nói tiên tri về sự tái lâm, và hứa với môn đồ về sự trở lại của Ngài (Mat 24; Giăng 14:3). 3. Sự làm chứng của thiên sứ. Khi Chúa Giê-xu thăng thiên, thiên sứ cũng đã quả quyết với các môn đồ đang chứng kiến rằng, Ngài sẽ trở lại (Công 1:11). 4. Sự tái lâm được các sứ đồ công bố và dạy dỗ cho các tín hữu, là hi vọng của sự cứu rỗi (1Tês 4:16; 2Tês 2:1,8; 1Phi 5:4; 2Phi 3:9-10; Gia 5:7-8). 5. Niềm tin sống động của Hội Thánh đầu tiên. Hội Thánh đầu tiên tin nhận giáo lý tái lâm, xem đó là giáo lý nền tảng như giáo lý về sự chuộc tội của Đấng Christ. Mosheim ghi rằng: “Giáo lý về Đấng Christ sẽ trở lại trước lúc tận thế để trị vì một ngàn năm giữa loài người đã được truyền bá khắp nơi, và trước đời Origène (185-254 S.C), chẳng ai phản đối chi cả”. B. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ TÁI LÂM. 1. Để ban sự cứu rỗi cho người tin nhận Ngài, tức là sự cứu chuộc của thân thể. Đấng Christ là trái đầu mùa của sự sống lại. Ngài sẽ khiến người tin sống lại, và thân thể họ được biến hóa vinh hiển khi Ngài tái lâm (Hêb 9:28; Rô 8:23; 1Côr 15:20-23; 1Tês 4:16). 2. Để ban thưởng cho người trung tín hầu việc Ngài (2Tim 4:1; Khải 22:12). 3. Để lập nước ngàn năm bình an, trị vì, đem lại sự hòa bình và công lý trên khắp đất (Khải 11:15; Ê-sai 11:3-5). Ba điểm trên chứng tỏ sự tái lâm của Chúa Giê-xu là cần thiết. – Vì đó là hi vọng của Cơ Đốc nhân về sự giải cứu thân thể khỏi sự chết. – Vì đó là niềm mong đợi của tuyển dân Y-sơ-ra-ên về sự hiện đến của Đấng Mê-si để giải cứu họ khỏi sự bách hại của thế giới. – Vì đó là khát vọng của muôn dân về hòa bình và công lý thực sự trên đất. C. BIẾN ĐỘNG CỦA SỰ TÁI LÂM. 1. Những dấu hiệu báo trước. Trong Ma-thi-ơ 24:4-14,29-32, Chúa Giê-xu đã nói đến các biến cố xảy ra báo hiệu cho sự tái lâm sắp đến như sự xuất hiện của Christ giả, của An-ti-christ, sự gia tăng của các tai vạ, chiến tranh, đói kém, động đất, sự bách hại Hội Thánh Chúa. Bên cạnh đó là sự gia tăng tội lỗi; Tin Lành được rao giảng khắp đất; và một dấu hiệu rõ rệt nữa là sự đâm chồi của cây vả, chỉ về quốc gia Y-sơ-ra-ên trên đường phục hồi theo lời tiên tri đã dự ngôn. Những điều kể trên đã, đang và sẽ ứng nghiệm, đồng thời cũng cho thấy rằng thời kỳ Hội Thánh hay cũng gọi là thời kỳ dân ngoại sắp điểm, số dân ngoại được tiếp nhận vào Hội Thánh Đấng Christ sắp đủ. Ngài sắp trở lại tiếp đón Hội Thánh và giải cứu dân sự Ngài (Rô 11:25-26), cho nên hãy nhìn “cây vả” đang đâm chồi thì biết mùa hạ sắp tới, như lời cảnh báo của Chúa Giê-xu. 2. Thời điểm Chúa tái lâm là điều kín nhiệm (Mat 24:36). Trong Kinh Thánh cho thấy trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, sự hoạch định chương trình và ấn định thời điểm là công việc của Đức Chúa Cha. Ga-la-ti 4:4 ghi rằng: “…Khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài…” giáng thế, thì sự ấn định thì giờ cho ngày Chúa Con tái lâm cũng là công việc của Đức Chúa Cha. Sự kín mật về thì giờ là điều thử nghiệm tấm lòng trung tín của con cái Chúa trong tinh thần tỉnh thức trông đợi Chúa, hầu việc Chúa cách dư dật luôn để được gặp Chúa trong sự vui mừng và ban thưởng. 3. Các diễn biến của sự tái lâm. Kinh Thánh dùng ba từ để nói đến sự tái lâm của Chúa. a. 1Cô-rinh-tô 15:23: Sự hiện đến của Ngài. Chữ nầy trong nguyên văn Hy-lạp là Pararousia có nghĩa đen là “có mặt” hay sự hiện diện. Nghĩa bóng chỉ về sự hiện đến của Đấng Christ để tiếp rước Hội Thánh (1Tês 2:19; 3:13; 4:15). b. 1Tim 6:14: Sự hiện ra của Ngài. Nghĩa đen của chữ “hiện ra” trong nguyên văn Hy-lạp là Epiphaneia, là chữ Kinh Thánh Tân Ước dùng để nói đến sự giáng thế của Đấng Christ, nhưng dùng nhiều hơn để chỉ về sự hiện ra lần thứ hai của Ngài trong sự đoán xét thế gian, và lập nước ngàn năm trên đất (2Tês 2:8; 2Tim 4:1,8). c. 1Phi 4:13: Sự bày tỏ của Ngài. Trong nguyên văn Hy-lạp là Apokalypsis, nghĩa đen là “mặc khải” hay là sự khải thị. Nghĩa bóng chỉ về sự hiện ra của Đấng Christ cách hiển nhiên cho cả thế gian được thấy Ngài cách tỏ tường. Sự tái lâm của Đấng Christ sẽ gồm trong hai giai đoạn: (1) Giai đoạn thứ nhất – Tiếp rước Hội Thánh. Sự hiện đến của Ngài có tánh cách ẩn nhiên, liên quan đến người tin, chúng ta không biết rõ khoảng thời gian bao lâu, nhưng trong giai đoạn nầy, trước hết Đấng Christ sẽ hiện ra trên không trung để tiếp đón Hội Thánh Ngài (1Tês 4:16-17). (2) Giai đoạn thứ hai – Sự hiện ra cách hiển nhiên. Ngài hiện đến với các thánh đồ và thiên sứ để thể hiện sự công bình của Ngài trên đất (2Tês 1:7-8). Hai giai đoạn của sự tái lâm không có nghĩa là có hai sự tái lâm, nhưng sự tái lâm xảy ra theo hai giai đoạn. Hai giai đoạn nầy được J. D. OIsen mô tả như sau: “Chặng thứ nhất, Ngài hiện đến như “Sao Mai” (Khải 22:16); chặng thứ hai, Ngài hiện đến như “Mặt trời công bình” (Mal 4:1-2). Chặng thứ nhất Ngài giáng lâm giữa không trung (1Tês 4:17); chặng thứ hai, Ngài giáng hạ tại núi Ôlive (Xa 14:3-4). Chặng thứ nhất, Ngài hiện đến để tiếp rước tân phụ Ngài (Giăng 14:3); chặng thứ nhì Ngài hiện ra để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên (Xa 11:10). Chặng thứ nhất, gọi là “chúng ta hội hiệp cùng Ngài” (2Tês 2:1); còn chặng thứ hai gọi là “Chúa Giê-xu từ trời hiện đến” (2Tês 1:7)”. 4. Ý nghĩa và lý do sự hiện đến lần thứ hai của Chúa Giê-xu. Kinh Thánh nói rất rõ về hai lần hiện đến của Đấng Christ. Trong thời Cựu Ước, dự ngôn của tiên tri Ê-sai về Đấng Mê-si-a được mô tả trong hai hình ảnh khác nhau: Hình ảnh của đầy tớ chịu sỉ nhục (Ê-sai 53) và hình ảnh của vị Vua Vinh hiển (Ê-sai 11). Hai hình ảnh nầy đã làm cho dân Do Thái lầm lẫn trong sự nhận diện Đấng Mê-si-a khi Ngài hiện đến. Tuy nhiên trong Tân Ước, hai hình ảnh của Đấng Mê-si-a nói đến trong Cựu Ước được bày tỏ trong hai lần hiện đến của Ngài. Lần thứ nhất, Ngài hiện đến trong sự giáng thế làm người, hạ mình chịu chết làm sinh tế chuộc tội loài người – ứng nghiệm Ê-sai 53. Lần thứ hai, Ngài hiện đến trong sự tái lâm, để làm Vua ban sự cứu rỗi cho người tin và đem lại hòa bình trên khắp đất – như điều đã nói trước trong Ê-sai 11 (Hêb 9:28). Lần hiện đến thứ nhất – Sự giáng thế của Ngài. – Làm đầy tớ, bị sỉ nhục. – Dâng mình chuộc tội, nên sự cứu rỗi cho thế gian. – Bị dân Ngài chối bỏ. – Thần tánh Ngài ẩn giấu. Lần hiện đến thứ hai – Sự tái lâm của Ngài. – Vua vinh hiển. – Ban sự cứu rỗi cho người tin. – Đem lại sự hòa bình và công chính trên đất. – Giải cứu dân Y-sơ-ra-ên và được dân Ngài tiếp nhận. – Thần tánh Ngài được chiếu tỏa. 5. Quang cảnh của sự thăng thiên và sự tái lâm. Quang cảnh của sự thăng thiên và tái lâm có khác nhau không? Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, chúng ta được biết những điều sau: (1) Công 1:11: Chúa sẽ trở lại như cách Ngài được tiếp lên trời. (2) Ngài lên trời bằng thân thể phục sanh, thì Ngài cũng sẽ trở lại với thân thể của Đấng Thần Nhân. Mọi mắt sẽ trông thấy Ngài, cả đến những người đã đâm Ngài (Khải 1:7). (3) Ngài lên trời từ núi Ô-li-ve, thì cũng sẽ trở lại tại hòn núi nầy – tiên tri Xa-cha-ri 14:4. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu có thể giải đáp những thắc mắc sau: 1. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu không phải là sự chết của người tin Chúa. Vì sự chết của người tin Chúa không xảy ra biến động của sự tái lâm, 1Tês 4:16-17. 2. Sự tái lâm không phải sự giáng lâm của Đức Thánh Linh. Vì trong ngày lễ Ngũ tuần, sự giáng lâm của Đức Thánh Linh để thành lập Hội Thánh. Nhưng sự tái lâm là sự hiện đến của Chúa để tiếp đón Hội Thánh về trời. 3. Sự tái lâm không phải là sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem. Vì sau biến cố hủy phá thành Giê-ru-sa-lem dân Y-sơ-ra-ên tan lạc khắp đất, thay vì được phục hồi trong sự trị vì của Đấng Mêsi khi Ngài tái lâm như điều các tiên tri đã nói trước. Tóm lược. 1. Sự tái lâm của Đấng Christ là chắc chắn; vì sự xác quyết của Kinh Thánh, thiên sứ, các sứ đồ, và chính Chúa Giê-xu. 2. Có những dấu hiệu báo ngày Chúa tái lâm sắp đến, nhưng thì giờ của sự hiện đến là điều kín giấu. 3. Sự tái lâm của Chúa gồm trong hai giai đoạn. Thứ nhất Ngài hiện đến tiếp rước Hội Thánh. Thứ hai, Ngài hiện đến cách hiển nhiên, làm vua cai trị Nước ngàn năm bình an. 4. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu sẽ như cách Ngài lên trời. 5. Mục đích của sự tái lâm là để ban sự cứu rỗi cho người tin, đem sự hòa bình trên đất và giải cứu dân sự Chúa. 6. Biến động tái lâm của Chúa Giê-xu có liên quan đến người tin, đến tuyển dân Y-sơ-ra-ên và cho cả thế giới. II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG. 1. a. 1Phi-e-rơ 1:10-11: Các tiên tri trong Cựu Ước đã nói trước điều gì về Đấng Mê-si-a? b. Ma-thi-ơ 24:30; Giăng 14:3: Chúa Giê-xu nói trước gì về Ngài? Và hứa gì với các môn đồ? c. Công Vụ 1:11: Thiên sứ loan báo điều gì với những người chứng kiến Chúa Giê-xu về trời? d. 1Tês 4:16; 2Tês 2:1,8, 1Phi 5:4; 2Phi 3:9-10; Gia-cơ 5:7-8: Các sứ đồ dạy dỗ các tín hữu điều gì? e. Khải Huyền 1:7: Sứ đồ Giăng bày tỏ điều gì khi ông gặp Chúa Giê-xu trong sự hiện thấy? 2. Xin tóm lược những điểm quan trọng, chứng tỏ sự tái lâm của Đấng Christ là điều chắc chắn. 3. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu có những mục đích nào? a. Hê-bơ-rơ 9:28; 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16. b. 2Ti-mô-thê 4:1; Khải Huyền 22:12. c. Khải Huyền 11:15; Ê-sai 11:3-5. 4. Với những mục đích trên, xin cho biết tại sao sự tái lâm của Chúa Giê-xu là cần thiết. 5. Mat 24:4-14,29-32: Những dấu hiệu nào báo trước sự tái lâm? 6. Xin cho biết ý nghĩa những từ: Sự hiện đến của Ngài (1Cô-rinh-tô 15:23), sự hiện ra của Ngài (1Ti-mô-thê 6:14), sự bày tỏ của Ngài (1Phi-e-rơ 4:13). 7. Theo ý nghĩa của những từ trên, sự tái lâm của Đấng Christ được diễn ra như thế nào và có liên quan đến những ai? (1Tês 4:16; 2Tês 1:7-8; Mat 24:30). 8. Trong Hê-bơ-rơ 9:28, sự tái lâm của Chúa Giê-xu được gọi là sự hiện đến lần thứ hai của Ngài. Điều nầy có nghĩa gì so với lần hiện đến thứ nhất của Ngài? 9. Xin cho biết những điểm quan trọng về giáo lý tái lâm của Chúa. 10. Bạn có biết chắc rằng Chúa Giê-xu sẽ trở lại không? Qua nếp sống đạo hằng ngày, người ta có thể thấy bạn là người đang trông đợi sự hiện đến của Chúa không?

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 11-1-2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 11-1-2015

in NAM GIỚI on 30 Tháng Ba, 2015

Chúa nhật 11.01.2015.
1. Đề tài: PHIÊN TÒA CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI.
2. Kinh Thánh: Khải Huyền 20:7-15.
3. Câu gốc: “Người nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (Khải 20:15).
4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 41-45.
5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.
* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.
Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:
– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).
– Câu hỏi giải nghĩa (tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).
– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).
Dựa vào Khải Huyền 20:7-15 soạn một số câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh.
(1.1) Xin cho biết biến cố gì xảy ra sau 1.000 năm bình an?
(1.2) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép biến cố nầy xảy ra?
(1.3) Qua biến cố nầy bạn học biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời như thế nào?
(2.1) Sự phán xét cuối cùng xảy ra như thế nào?
(2.2) Tại sao có sách sự sống và các loại sách khác? Kết cuộc của người có tên trong hai loại sách đó như thế nào?
(2.3) Học biết phiên tòa cuối cùng nầy, bạn thấy mình phải chuẩn bị điều gì trong hiện tại?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong nhân loại có rất nhiều phiên tòa lịch sử xét xử những phạm nhân “nổi tiếng” như tòa án xử các tội phạm chiến tranh thời đệ nhị thế chiến. Trong những phiên tòa của trần gian, có những bản án được tuyên bố khiến người ta vô cùng kinh khiếp. Nhưng dầu kinh khiếp, công lý trên đời chỉ có giới hạn, và không làm gì hơn nữa sau sự chết của phạm nhân. Tuy nhiên, có những bản án khiến người ta vô cùng ngạc nhiên vì thấy người ác có thể lọt lưới công lý một cách dễ dàng!
Nhưng đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cho biết có một phiên tòa cuối cùng mà cả nhân loại không một ai thoát khỏi, sẽ phải ứng hầu trước mặt Ngài. Phiên tòa nầy sẽ được xảy ra khi nào? Như thế nào? Và kết quả ra sao?
I. DẪN GIẢI.
A. SỰ CUỐI CÙNG CỦA SA-TAN.
Theo Khải 20:7-10, chúng ta ghi nhận những diễn biến sau đây:
1. Thời đại Thiên hi niên được kết thúc với biến cố của sự phóng thích sa-tan đã bị quản thúc ngàn năm trong vực sâu. Sự phóng thích nầy có thể nhằm mục đích thử nghiệm loài người lần chót xem có đủ điều kiện vào Nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời hay không. Đồng thời để cho sa-tan làm trọn việc ác của nó tới đúng mức bị hủy diệt.
2. Sau khi được thả ra, hoạt động của sa-tan là tạo chiến tranh để chống nghịch Đức Chúa Trời. Dấy nghịch Chúa và bách hại con cái Ngài là việc sa-tan chẳng bao giờ dừng! Bằng cách khéo léo quyến dụ, dỗ dành loài người trên đất, có thể sa-tan cổ võ một “phong trào cách mạng dân chủ” chống lại chính thể thần quyền của Đấng Christ. Nó qui tụ được một liên minh quân sự rất hùng hậu từ các dân trên thế giới. Gót và Ma-gót, tên nầy được thấy trong Sáng Thế Ký 10:2, là tên một người thuộc dòng dõi của Gia-phết. Vì trong Ê-xê-chi-ên 38:22 tên Gót và Ma-gót cũng có đề cập đến trong lời tiên tri về biến cố nầy. Theo các nhà giải kinh, hai tên nầy có thể tiêu biểu cho các dân từ bốn phương của thế giới.
Dưới quyền chỉ huy của sa-tan, chúng đổ quân bao vây thành các thánh đồ và thành yêu dấu, tức Giê-ru-sa-lem, thủ đô của nước Thiên hi niên. Sự vây thành nầy có nghĩa sa-tan muốn chiếm ngôi nước của Đức Chúa Trời.
3. Quân lực của sa-tan bị thảm hại. Đức Chúa Trời giáng lửa từ trời tiêu diệt chúng.
4. Sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời. Đó là số phận cuối cùng của nó, chung với tiên tri giả, và con thú, tức là An-ti-christ, là những người kết hợp với nó để chống nghịch Đức Chúa Trời.
Trong cuộc chiến cuối cùng của thế gian, câu hỏi có thể nêu lên là: Trong thời đại Thiên hi niên, dân cư sống trong nước Chúa đều là những người thuần phục Ngài. Nhưng tại sao sa-tan có thể lôi cuốn được số đông “như cát bãi biển” theo nó vào cuối thời đại nầy?
Câu hỏi trên có thể được cắt nghĩa trong hai điểm sau đây:
(1) Trong Nước ngàn năm, dân cư là những người tin kính Chúa. Nhưng những thế hệ sanh ra sau đó không phải hoàn toàn là những người thực sự tin Chúa.
(2) Môi trường tốt bên ngoài không thể cải thiện tấm lòng bên trong của con người. Dưới sự trị vì của Chúa, trong sự chánh trực công bình, luân lý đạo đức toàn vẹn, hòa bình, hạnh phúc khắp nơi nơi, là môi trường rất thuận lợi cho sự hướng thiện. Nhưng tâm tánh con người vốn sa ngã không thể nhờ môi trường bên ngoài mà được biến đổi nếu không nhờ quyền năng Thánh Linh đổi mới bên trong. Cho nên trong lúc vắng mặt sa-tan, và với sự cai trị bằng “cây gậy sắt” của Chúa, họ buộc phải thuần phục Ngài (Ê-sai 11:4). Vì vậy khi sa-tan được thả ra, thì rất dễ dàng mà theo sự dỗ dành của nó.
Tóm lại, những sự kiện xảy ra dẫn đến sự cuối cùng của sa-tan, chúng ta học biết những điều sau đây:
– Sự phóng thích của sa-tan vào cuối thời Thiên hi niên tỏ rằng Đức Chúa Trời không ép buộc người ta thờ phượng nếu họ không thật lòng.
– Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị: Với sự dấy nghịch của sa-tan, Ngài trừ diệt nó theo đúng thời điểm của Ngài.
B. SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
Trong phiên tòa cuối cùng của nhân loại, chúng ta ghi nhận những điểm quan trọng sau đây:
1. Thời gian.
Vào cuối thời Thiên hi niên, sau cuộc chiến của sa-tan, và sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:7-10).
2. Địa điểm.
Tòa lớn và trắng. Tòa án được diễn tả bằng hai hình dung từ “lớn” và “trắng”. Theo các nhà giải kinh, hai chữ nầy phản chiếu vẻ oai nghiêm công chính và thánh khiết của Đấng phán xét. Trước tòa án trắng tinh anh, tội nhân tự thấy rõ tội lỗi xấu xa của mình, không cần phải ai nói cho biết.
3. Đấng phán xét.
“Đấng đương ngồi ở trên” chính là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã được Cha ban quyền phán xét thế gian (Khải 20:11; Giăng 5:22). Trên ngôi thẩm phán, Ngài oai nghiêm biết bao. “Trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa”.
4. Tiêu chuẩn đoán xét.
Trong Khải Huyền 20:12-13 nói đến Sách của sự sống và những sách khác. Hai thứ sách nầy có nghĩa gì?
Sách của sự sống gọi là sách của Chiên Con, là sách của những người thuộc con cái Đức Chúa Trời, được cứu chuộc bởi huyết Chiên Con, được ghi tên từ trước buổi sáng thế do sự lựa chọn bởi tình yêu thương của Ngài. Quyển sách sự sống được mở ra trong phiên tòa cuối cùng. Những người ác chịu xét đoán không ai có tên trong sách nầy vì Chúa biết rõ người thuộc về Ngài (Giăng 10:14).
Sách sự sống chỉ có một mà thôi, còn những sách là chỉ về sự ghi chép các việc làm của người ác. Vì sự phán xét của Chúa sẽ được căn cứ tùy theo công việc làm của mỗi người lúc còn trong xác thịt.
Sự mở ra của sách sự sống và các sách ghi công việc làm của mỗi người cho thấy tính chất nghiêm trọng của phiên tòa cuối cùng, một sự luyện lọc giữa người ác và người công bình. Có thể người ta trốn thoát khỏi lưới công lý của trần gian. Nhưng trong ngày phán xét chung kết nầy không một ai có thể lọt khỏi mạng lưới công lý của Đức Chúa Trời.
5. Người chịu xét xử.
Người chịu xét xử gồm tất cả loài người từ thời A-đam, là người không được cứu. Theo lịnh của Chúa, biển sẽ trả những người chết mình chứa, âm phủ trả những người chết mình có và tất cả được sống lại rồi ứng hầu trước mặt Chúa. “Cả lớn và nhỏ” chỉ về người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi, hoặc người sang trọng hay người nghèo hèn, người tri thức hay người dốt nát đều được xét xử trên cùng một tiêu chuẩn như nhau vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai (Rô-ma 2:11).
6. Kết cuộc của sự phán xét.
Sự phán xét cuối cùng có tánh cách chung kết, nghĩa là không có sự xét xử thứ hai và lời thẩm phán trong ngày ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Vì không có cơ hội thứ hai trong cõi đời đời, nên mục đích của sự phán xét không phải để quyết định số phận của tội nhân bởi số phận họ đã được định rồi khi qua khỏi đời nầy (Giăng 3:36). Đó là một sự chính thức công bố của Quan tòa công bình về nơi ở vĩnh viễn của người ác là hồ lửa đời đời, tức là sự chết thứ hai (Khải 20:15).
C. SỰ CHUNG KẾT CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.
Ngày phán xét cuối cùng cũng là ngày đánh dấu chung kết của nhân loại. Có sự chia cách vĩnh viễn giữa người công bình với người ác. Họ vào hai nơi ở đời đời khác nhau. Trời mới đất mới, nơi vĩnh sanh phước hạnh dành cho người công bình, còn hồ lửa, nơi vĩnh hình dành cho người ác.
Trong ngày chung kết, sự công nghĩa của Đức Chúa Trời được chiếu rạng. Sa-tan và kẻ ác phải đền trả cách xứng đáng về việc ác của mình, còn người công bình sẽ được ban thưởng. Và những thắc mắc của công bình trên cõi đời nầy: Tại sao người ác hưng thạnh? Tại sao người nghĩa bị nạn, bị người ác gây họa, sẽ được giải đáp cách thỏa mãn trong ngày chung kết ấy.
Tóm lược.
1. Ngày phán xét cuối cùng xảy ra sau thời đại Thiên hi niên, và sau khi Sa-tan bị bỏ vào hồ lửa.
2. Tòa lớn và trắng là nơi phán xét, và Đấng phán xét là Đức Chúa Giê-xu.
3. Tiêu chuẩn của sự đoán xét căn cứ vào công việc của mỗi người, tức phẩm hạnh của mỗi người, được ghi chép trong những sách của Chúa.
4. Sự phán xét nầy dành cho người chẳng tin, gồm cả nhân loại kể từ đời A-đam.
5. Kết cuộc của sự phán xét là tất cả người không có tên trong sách sự sống đều đi vào hồ lửa đời đời.
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc Khải Huyền 20:7-10 ghi nhận những sự kiện sau đây:
a. Biến cố nào xảy ra trong 1.000 năm bình an và do ai chủ động?
b. Biến cố nầy được chấm dứt như thế nào?
2. a. Tại sao Đức Chúa Trời phóng thích sa-tan sau thời đại Thiên hi niên?
b. Trong biến cố phản nghịch của sa-tan và các dân trên đất, cho chúng ta học biết gì về quyền tể trị của Đức Chúa Trời?
3. Xin đọc Khải Huyền 20:11-15 và tìm hiểu:
a. Thời điểm của sự phán xét (20:1-11).
b. Địa điểm của sự phán xét.
c. Đấng phán xét (Giăng 5:22).
d. Sách của sự sống và những sách có nghĩa gì? Tại sao sách nầy được dùng trong sự phán xét?
e. Những người chịu phán xét là ai?
g. Mục đích của sự phán xét là gì và kết quả cuối cùng như thế nào?
4. Tại sao phiên tòa cuối cùng nầy rất là nghiêm trọng?
5. Khải Huyền 20:11,14-15;21:1; 2Phi-e-rơ 3:13. Trong ngày phán xét cuối cùng cho thấy điểm chung kết của thế giới loài người là gì? Có sự phân chia thế nào giữa người ác và người công bình sau khi bức màn lịch sử của thế giới loài người kết thúc? Điều ghi nhận trên cho chúng ta học biết gì về sự công bình của Đức Chúa Trời.
6. Xin tóm lược những lẽ thật của Kinh Thánh về sự cuối cùng của sa-tan và ngày phán xét cuối cùng của thế giới?
Chúa nhật 11.01.2015.
1. Đề tài: PHIÊN TÒA CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI.
2. Kinh Thánh: Khải Huyền 20:7-15.
3. Câu gốc: “Người nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (Khải 20:15).
4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 41-45.
5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.
* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.
Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:
– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).
– Câu hỏi giải nghĩa (tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).
– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).
Dựa vào Khải Huyền 20:7-15 soạn một số câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh.
(1.1) Xin cho biết biến cố gì xảy ra sau 1.000 năm bình an?
(1.2) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép biến cố nầy xảy ra?
(1.3) Qua biến cố nầy bạn học biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời như thế nào?
(2.1) Sự phán xét cuối cùng xảy ra như thế nào?
(2.2) Tại sao có sách sự sống và các loại sách khác? Kết cuộc của người có tên trong hai loại sách đó như thế nào?
(2.3) Học biết phiên tòa cuối cùng nầy, bạn thấy mình phải chuẩn bị điều gì trong hiện tại?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong nhân loại có rất nhiều phiên tòa lịch sử xét xử những phạm nhân “nổi tiếng” như tòa án xử các tội phạm chiến tranh thời đệ nhị thế chiến. Trong những phiên tòa của trần gian, có những bản án được tuyên bố khiến người ta vô cùng kinh khiếp. Nhưng dầu kinh khiếp, công lý trên đời chỉ có giới hạn, và không làm gì hơn nữa sau sự chết của phạm nhân. Tuy nhiên, có những bản án khiến người ta vô cùng ngạc nhiên vì thấy người ác có thể lọt lưới công lý một cách dễ dàng!
Nhưng đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cho biết có một phiên tòa cuối cùng mà cả nhân loại không một ai thoát khỏi, sẽ phải ứng hầu trước mặt Ngài. Phiên tòa nầy sẽ được xảy ra khi nào? Như thế nào? Và kết quả ra sao?
I. DẪN GIẢI.
A. SỰ CUỐI CÙNG CỦA SA-TAN.
Theo Khải 20:7-10, chúng ta ghi nhận những diễn biến sau đây:
1. Thời đại Thiên hi niên được kết thúc với biến cố của sự phóng thích sa-tan đã bị quản thúc ngàn năm trong vực sâu. Sự phóng thích nầy có thể nhằm mục đích thử nghiệm loài người lần chót xem có đủ điều kiện vào Nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời hay không. Đồng thời để cho sa-tan làm trọn việc ác của nó tới đúng mức bị hủy diệt.
2. Sau khi được thả ra, hoạt động của sa-tan là tạo chiến tranh để chống nghịch Đức Chúa Trời. Dấy nghịch Chúa và bách hại con cái Ngài là việc sa-tan chẳng bao giờ dừng! Bằng cách khéo léo quyến dụ, dỗ dành loài người trên đất, có thể sa-tan cổ võ một “phong trào cách mạng dân chủ” chống lại chính thể thần quyền của Đấng Christ. Nó qui tụ được một liên minh quân sự rất hùng hậu từ các dân trên thế giới. Gót và Ma-gót, tên nầy được thấy trong Sáng Thế Ký 10:2, là tên một người thuộc dòng dõi của Gia-phết. Vì trong Ê-xê-chi-ên 38:22 tên Gót và Ma-gót cũng có đề cập đến trong lời tiên tri về biến cố nầy. Theo các nhà giải kinh, hai tên nầy có thể tiêu biểu cho các dân từ bốn phương của thế giới.
Dưới quyền chỉ huy của sa-tan, chúng đổ quân bao vây thành các thánh đồ và thành yêu dấu, tức Giê-ru-sa-lem, thủ đô của nước Thiên hi niên. Sự vây thành nầy có nghĩa sa-tan muốn chiếm ngôi nước của Đức Chúa Trời.
3. Quân lực của sa-tan bị thảm hại. Đức Chúa Trời giáng lửa từ trời tiêu diệt chúng.
4. Sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời. Đó là số phận cuối cùng của nó, chung với tiên tri giả, và con thú, tức là An-ti-christ, là những người kết hợp với nó để chống nghịch Đức Chúa Trời.
Trong cuộc chiến cuối cùng của thế gian, câu hỏi có thể nêu lên là: Trong thời đại Thiên hi niên, dân cư sống trong nước Chúa đều là những người thuần phục Ngài. Nhưng tại sao sa-tan có thể lôi cuốn được số đông “như cát bãi biển” theo nó vào cuối thời đại nầy?
Câu hỏi trên có thể được cắt nghĩa trong hai điểm sau đây:
(1) Trong Nước ngàn năm, dân cư là những người tin kính Chúa. Nhưng những thế hệ sanh ra sau đó không phải hoàn toàn là những người thực sự tin Chúa.
(2) Môi trường tốt bên ngoài không thể cải thiện tấm lòng bên trong của con người. Dưới sự trị vì của Chúa, trong sự chánh trực công bình, luân lý đạo đức toàn vẹn, hòa bình, hạnh phúc khắp nơi nơi, là môi trường rất thuận lợi cho sự hướng thiện. Nhưng tâm tánh con người vốn sa ngã không thể nhờ môi trường bên ngoài mà được biến đổi nếu không nhờ quyền năng Thánh Linh đổi mới bên trong. Cho nên trong lúc vắng mặt sa-tan, và với sự cai trị bằng “cây gậy sắt” của Chúa, họ buộc phải thuần phục Ngài (Ê-sai 11:4). Vì vậy khi sa-tan được thả ra, thì rất dễ dàng mà theo sự dỗ dành của nó.
Tóm lại, những sự kiện xảy ra dẫn đến sự cuối cùng của sa-tan, chúng ta học biết những điều sau đây:
– Sự phóng thích của sa-tan vào cuối thời Thiên hi niên tỏ rằng Đức Chúa Trời không ép buộc người ta thờ phượng nếu họ không thật lòng.
– Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị: Với sự dấy nghịch của sa-tan, Ngài trừ diệt nó theo đúng thời điểm của Ngài.
B. SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
Trong phiên tòa cuối cùng của nhân loại, chúng ta ghi nhận những điểm quan trọng sau đây:
1. Thời gian.
Vào cuối thời Thiên hi niên, sau cuộc chiến của sa-tan, và sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:7-10).
2. Địa điểm.
Tòa lớn và trắng. Tòa án được diễn tả bằng hai hình dung từ “lớn” và “trắng”. Theo các nhà giải kinh, hai chữ nầy phản chiếu vẻ oai nghiêm công chính và thánh khiết của Đấng phán xét. Trước tòa án trắng tinh anh, tội nhân tự thấy rõ tội lỗi xấu xa của mình, không cần phải ai nói cho biết.
3. Đấng phán xét.
“Đấng đương ngồi ở trên” chính là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã được Cha ban quyền phán xét thế gian (Khải 20:11; Giăng 5:22). Trên ngôi thẩm phán, Ngài oai nghiêm biết bao. “Trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa”.
4. Tiêu chuẩn đoán xét.
Trong Khải Huyền 20:12-13 nói đến Sách của sự sống và những sách khác. Hai thứ sách nầy có nghĩa gì?
Sách của sự sống gọi là sách của Chiên Con, là sách của những người thuộc con cái Đức Chúa Trời, được cứu chuộc bởi huyết Chiên Con, được ghi tên từ trước buổi sáng thế do sự lựa chọn bởi tình yêu thương của Ngài. Quyển sách sự sống được mở ra trong phiên tòa cuối cùng. Những người ác chịu xét đoán không ai có tên trong sách nầy vì Chúa biết rõ người thuộc về Ngài (Giăng 10:14).
Sách sự sống chỉ có một mà thôi, còn những sách là chỉ về sự ghi chép các việc làm của người ác. Vì sự phán xét của Chúa sẽ được căn cứ tùy theo công việc làm của mỗi người lúc còn trong xác thịt.
Sự mở ra của sách sự sống và các sách ghi công việc làm của mỗi người cho thấy tính chất nghiêm trọng của phiên tòa cuối cùng, một sự luyện lọc giữa người ác và người công bình. Có thể người ta trốn thoát khỏi lưới công lý của trần gian. Nhưng trong ngày phán xét chung kết nầy không một ai có thể lọt khỏi mạng lưới công lý của Đức Chúa Trời.
5. Người chịu xét xử.
Người chịu xét xử gồm tất cả loài người từ thời A-đam, là người không được cứu. Theo lịnh của Chúa, biển sẽ trả những người chết mình chứa, âm phủ trả những người chết mình có và tất cả được sống lại rồi ứng hầu trước mặt Chúa. “Cả lớn và nhỏ” chỉ về người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi, hoặc người sang trọng hay người nghèo hèn, người tri thức hay người dốt nát đều được xét xử trên cùng một tiêu chuẩn như nhau vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai (Rô-ma 2:11).
6. Kết cuộc của sự phán xét.
Sự phán xét cuối cùng có tánh cách chung kết, nghĩa là không có sự xét xử thứ hai và lời thẩm phán trong ngày ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Vì không có cơ hội thứ hai trong cõi đời đời, nên mục đích của sự phán xét không phải để quyết định số phận của tội nhân bởi số phận họ đã được định rồi khi qua khỏi đời nầy (Giăng 3:36). Đó là một sự chính thức công bố của Quan tòa công bình về nơi ở vĩnh viễn của người ác là hồ lửa đời đời, tức là sự chết thứ hai (Khải 20:15).
C. SỰ CHUNG KẾT CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.
Ngày phán xét cuối cùng cũng là ngày đánh dấu chung kết của nhân loại. Có sự chia cách vĩnh viễn giữa người công bình với người ác. Họ vào hai nơi ở đời đời khác nhau. Trời mới đất mới, nơi vĩnh sanh phước hạnh dành cho người công bình, còn hồ lửa, nơi vĩnh hình dành cho người ác.
Trong ngày chung kết, sự công nghĩa của Đức Chúa Trời được chiếu rạng. Sa-tan và kẻ ác phải đền trả cách xứng đáng về việc ác của mình, còn người công bình sẽ được ban thưởng. Và những thắc mắc của công bình trên cõi đời nầy: Tại sao người ác hưng thạnh? Tại sao người nghĩa bị nạn, bị người ác gây họa, sẽ được giải đáp cách thỏa mãn trong ngày chung kết ấy.
Tóm lược.
1. Ngày phán xét cuối cùng xảy ra sau thời đại Thiên hi niên, và sau khi Sa-tan bị bỏ vào hồ lửa.
2. Tòa lớn và trắng là nơi phán xét, và Đấng phán xét là Đức Chúa Giê-xu.
3. Tiêu chuẩn của sự đoán xét căn cứ vào công việc của mỗi người, tức phẩm hạnh của mỗi người, được ghi chép trong những sách của Chúa.
4. Sự phán xét nầy dành cho người chẳng tin, gồm cả nhân loại kể từ đời A-đam.
5. Kết cuộc của sự phán xét là tất cả người không có tên trong sách sự sống đều đi vào hồ lửa đời đời.
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc Khải Huyền 20:7-10 ghi nhận những sự kiện sau đây:
a. Biến cố nào xảy ra trong 1.000 năm bình an và do ai chủ động?
b. Biến cố nầy được chấm dứt như thế nào?
2. a. Tại sao Đức Chúa Trời phóng thích sa-tan sau thời đại Thiên hi niên?
b. Trong biến cố phản nghịch của sa-tan và các dân trên đất, cho chúng ta học biết gì về quyền tể trị của Đức Chúa Trời?
3. Xin đọc Khải Huyền 20:11-15 và tìm hiểu:
a. Thời điểm của sự phán xét (20:1-11).
b. Địa điểm của sự phán xét.
c. Đấng phán xét (Giăng 5:22).
d. Sách của sự sống và những sách có nghĩa gì? Tại sao sách nầy được dùng trong sự phán xét?
e. Những người chịu phán xét là ai?
g. Mục đích của sự phán xét là gì và kết quả cuối cùng như thế nào?
4. Tại sao phiên tòa cuối cùng nầy rất là nghiêm trọng?
5. Khải Huyền 20:11,14-15;21:1; 2Phi-e-rơ 3:13. Trong ngày phán xét cuối cùng cho thấy điểm chung kết của thế giới loài người là gì? Có sự phân chia thế nào giữa người ác và người công bình sau khi bức màn lịch sử của thế giới loài người kết thúc? Điều ghi nhận trên cho chúng ta học biết gì về sự công bình của Đức Chúa Trời.
6. Xin tóm lược những lẽ thật của Kinh Thánh về sự cuối cùng của sa-tan và ngày phán xét cuối cùng của thế giới?

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 4-1-2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 4-1-2015

in NAM GIỚI on 11 Tháng Hai, 2015

Chúa nhật 04.01.2015.
1. Đề tài: SỰ CHẾT CỦA NGƯỜI TIN CHÚA.
2. Kinh Thánh: Rô 5:12-14; Hêb 9:27; 2Côr 5:1-10.
3. Câu gốc: “Từ rày phước thay cho những người chết là người chết trong Chúa! Đức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc, và việc làm mình theo sau” (Khải 14:13b).
4. Đố Kinh Thánh: 1Sử Ký 5-8.
5. Thể loại: Chia sẻ.
* CHỈ DẪN: Chia Sẻ.
1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.
2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Nam giới. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sống trên đời nầy, điều mà không ai có thể tránh được là sự chết. Nhưng có phải chết là hết và bên kia phần mộ chỉ là hư vô như người vô thần nghĩ không?
Cho dù có người phủ nhận sự bất diệt của linh hồn, nhưng trong tiềm thức, trong tín ngưỡng của con người nói chung đều chứng tỏ có sự thực hữu của đời sau, là điều Kinh Thánh quả quyết cách rõ ràng. Như thế sự chết của con người có nghĩa gì? Và sau khi chết con người sẽ đi về đâu?
Dựa vào Kinh Thánh, chúng ta học biết những vấn đề trên, đặc biệt về sự chết của người tin Chúa.
I. DẪN GIẢI.
A. ĐỊNH NGHĨA VỀ SỰ CHẾT.
– Với bác sĩ, bệnh nhân chết là khi tim ngừng đập và các bộ phận trong cơ thể ngừng hoạt động.
– Với người vô thần, con người chỉ có sự sống thể chất, cho nên chết là hết, chết có nghĩa là chấm dứt sự sống.
Nhưng Kinh Thánh cho biết gì về sự chết?
Theo Truyền Đạo 12:7 cho thấy, ý chính của sự chết được diễn tả trong hai chữ phân rẽ hay chia cách. Bản chất con người được kết hợp bởi hai yếu tố thể xác và linh hồn. Thể xác đến từ bụi đất và linh hồn đến từ Đức Chúa Trời. Vì thế, sự chết được Kinh Thánh nói đến trong ba hình thức sau:
(1) Sự chết thuộc thể: Là xác thịt bị phân rẽ với linh hồn (Rô 5:12; Truyền 12:7).
(2) Sự chết thuộc linh: Linh hồn bị phân cách với Đức Chúa Trời (Ê-sai 59:1; Êph 2:1).
(3) Sự chết đời đời hay sự chết thứ hai: Trong ngày sau rốt, người ác sẽ sống lại để linh hồn và thể xác chịu hình phạt đời đời trong hồ lửa, bị phân cách vĩnh viễn với Đức Chúa Trời (Khải 20:14).
Như thế người không tin Chúa chắc chắn phải trải qua ba sự chết: Hiện tại là chết tâm linh, rồi đến chết thuộc thể và sẽ đi vào sự chết đời đời. Nhưng người tin Chúa chỉ trải qua sự chết thân thể như người chẳng tin, vì đó là định luật chung cho loài người sa ngã trong dòng dõi của A-đam (Hêb 9:27). Mặc dầu sự chết thuộc thể là một phần của sự rủa sả trong án phạt của Đức Chúa Trời (Sáng 3:19), tuy nhiên, đối với người tin, sự chết không còn là án phạt của tội lỗi. Nhờ sự chết của Đấng Christ, hình án của tội lỗi trên người tin được cất khỏi (Giăng 3:36; 5:24). Dầu hiện tại nọc sự chết vẫn còn hoạt động trong loài người, nhưng sự chết chẳng có quyền gây hại trên người tin vì Đấng Christ đã phá hủy người cầm quyền của sự chết là ma quỉ. Đối với người tin, sự chết là giấc ngủ, một giai đoạn chờ đợi để được sự cứu chuộc của thân thể cách vinh hiển trong ngày Chúa Giê-xu trở lại (Hêb 2:14-16; Giăng 11:11,14; 1Côr 15:55-57; 1Tês 4:15).
Tóm lại, với người chẳng tin, sự chết là một hình án, là bước vào nơi đoán phạt của tội lỗi. Trái lại, sự chết của người tin có hai đặc điểm sau: (1) Sự chết không phải là hình án của tội lỗi, nhưng là cái cổng để bước vào sự sống với Chúa. (2) Sự chết chỉ là một giấc ngủ.
Chết không phải là hết vì sự bất diệt của linh hồn, và bên kia sự chết là cánh cửa hé mở cho thấy sự thực hữu của đời sau.
B. ĐỜI SAU CỦA NGƯỜI TIN CHÚA.
1. Nơi ở của người tin Chúa.
Trong Kinh Thánh có nói đến “âm phủ” (Hades). Chữ âm phủ theo tiếng Hy-bá-lai là Shéol, và tiếng Hy-lạp là Hadès chỉ chung về chỗ ở của người chết, tức là người trong tình trạng linh hồn bị phân rẽ với thể xác. Theo sự bày tỏ trong Lu-ca 16:22-23, chúng ta được biết người tin Chúa trong thời Cựu Ước khi qua đời thì vào âm phủ. Nơi ấy được chia làm hai chỗ cách biệt. Một là nơi khổ hình dành cho người ác, tạm gọi là “địa ngục”; và một nơi gọi là “lòng Áp-ra-ham”, mà người Do Thái thường gọi đó là Lạc viên hay Ba-ra-đi dành cho người công bình. Căn cứ vào những câu Kinh Thánh Ê-phê-sô 4:8; Lu-ca 23:42-43; 2Cô-rinh-tô 5:1-8, các nhà giải kinh cho rằng từ khi Đấng Christ phục sinh và thăng thiên, thì Lạc viên của Đức Chúa Trời ở trong lòng Áp-ra-ham cũng đã được cất lên với Ngài. Từ đó Lạc viên có nghĩa là nơi ở của Chúa. Như thế trong thời Tân Ước, người tin Chúa qua đời không phải đi xuống âm phủ nữa, nhưng được cất lên chốn Ba-ra-đi với Chúa. Như Lời Chúa Giê-xu hứa với tên cướp trong giờ phút hấp hối tin nhận Ngài.
2. Cảnh trạng của người qua đời trong nơi Lạc viên.
a. Ở trong cảnh sống thật, nghĩa là có sự cảm biết: Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời là Chúa của người sống (Mat 22:32), và trong Khải Huyền 6:9-11 nói đến những linh hồn của người bị chết vì danh Chúa yêu cầu Ngài báo thù vì sự đổ huyết của họ. Điều nầy cho thấy linh hồn của người tin Chúa qua đời được sống với Chúa chớ không phải như chủ trương của giáo phái Cơ Đốc Phục Lâm, cho rằng bất luận người tin hay người chẳng tin khi qua đời thì linh hồn chẳng có cảm biết, cứ ngủ mê man chờ ngày phán xét của Chúa.
b. Có sự nhận biết và trò chuyện với nhau: Như trong chuyện người giàu có và La-xa-rơ trong âm phủ, chúng ta thấy người giàu có nhận biết Áp-ra-ham, nhận biết La-xa-rơ, và họ nói chuyện với nhau (Lu-ca 16:23-31).
c. Có sự hiểu biết hơn: Theo 1Cô-rinh-tô 13:12, khi được sống với Chúa và ở trong sự hiện diện của Ngài, sự hiểu biết Chúa của người tin sẽ đầy trọn hơn.
d. Được nghỉ ngơi và hưởng phước: Người tin Chúa qua đời được nghỉ ngơi và phước hạnh (Khải Huyền 6:11; 14:13).
e. Trong tình trạng chưa đầy trọn: Mặc dầu nơi Lạc viên, người qua đời an nghỉ phước hạnh trong sự hiện diện của Chúa, nhưng đây chỉ là cảnh trạng tạm cư của người tin Chúa để chờ đợi sự cứu chuộc của thân thể, nhận sự ban thưởng của Chúa và sự sống đời đời trong Nước vinh hiển của Ngài. Điều nầy sẽ được thể hiện cách trọn vẹn cho người tin trong ngày Đấng Christ tái lâm.
C. NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA VỀ SỰ CHẾT.
Với sự bày tỏ của Kinh Thánh, chúng ta:
1. Phủ nhận các tà thuyết về sự chết.
Một trong các giáo thuyết sai lầm là ngục luyện tội. Chúng ta không nhận giáo thuyết nầy vì những lý do sau đây:
a. Không có nền tảng của Kinh Thánh: Không có nơi nào trong Kinh Thánh nói cách trực tiếp về ngục luyện tội, không có dẫn chứng nào của Kinh Thánh về việc nhờ lễ Mi-sa để giải tội cho người chết nơi ngục luyện tội, hay sự luyện lọc tội lỗi bằng lửa cháy phừng phừng!
b. Chối bỏ lẽ thật về sự cứu rỗi của Đấng Christ: Thuyết ngục luyện tội đã đánh mất những giáo lý quan trọng của sự cứu rỗi:
– Huyết của Chúa Giê-xu có linh nghiệm tẩy sạch mọi tội lỗi của tội nhân (1Giăng 1:7; Hêb 9:14).
– Được sự cứu rỗi là hoàn toàn nhờ ân điển của Chúa và bởi đức tin (Êph 2:8).
– Đời nầy là cơ hội nhận sự cứu rỗi (Lu 16:26).
Nhưng thuyết ngục luyện tội đã chối bỏ những giáo lý trên. Cậy vào nghi lễ báp-tem và dựa vào công đức riêng để xem ai được vào Thiên đàng hay phải vào ngục luyện tội, cũng như cậy lễ Mi-sa, sự đọc kinh cầu nguyện của giáo hội để giải tội cho người chết là điều trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh.
c. Vượt trên quyền của Chúa: Thuyết ngục luyện tội tạo cho giáo hội có uy quyền lớn: Quyền giải tội. Quyền ấy đã đem lại cho giáo hội nguồn lợi lớn! Chỉ có Đấng Christ là đầu của Hội Thánh, và sự tha thứ tội là do huyết Ngài. Tạ ơn Chúa, bởi ân điển Đức Chúa Trời, Ngài không “bán” nhưng “ban” sự cứu rỗi cho chúng ta cách không điều kiện.
Vì những lý do trên, chúng ta không tin có ngục luyện tội. Chúng ta cũng không tin sự cầu nguyện cho người chết.
2. Sẵn sống, sẵn chết.
Vì biết sự chết chỉ là giấc ngủ tạm thời, và biết rõ nơi chúng ta sẽ đi đến, cho nên trong niềm tin nơi Chúa, chúng ta hãy sống cho Chúa, hết sức làm đẹp lòng Chúa, và cũng sẵn sàng chết vì danh Ngài (2Côr 5:8-9; Phil 1:21-26).
3. Bình an bước qua sự chết.
Chúng ta có sợ hãi khi bước qua sự chết không?
Phao-lô là người đã một lần “được đem lên đến chốn Ba-ra-đi” (2Côr 12:4). Nên nếu chọn giữa sự sống và sự chết, Phao-lô nói rằng: “…muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn” (Phil 1:23). Không có gì phước hạnh hơn cho người được sống với Chúa. Hãy biết rằng Chúa Giê-xu đang đứng bên hữu Đức Chúa Trời chờ đón chúng ta và khi chúng ta lìa đời chắc sẽ được tiếp đi với Ngài (Công 7:56,60). Chúa cũng đã hứa ở cùng chúng ta khi chúng ta đi trong trũng bóng chết (Thi 23:4). Vậy chúng ta hãy có lòng bình an trong Ngài. Với niềm tin và hy vọng nhìn xuyên qua hoàng hôn của sự chết, chúng ta thấy một bình minh tươi sáng của sự sống bất diệt trong Cứu Chúa phục sinh.
Tóm lược.
(1) Chết là sự phân rẽ. Có ba hình thức của sự chết trong con người phạm tội: Chết thể xác, chết tâm linh, và chết đời đời.
(2) Chết không phải là hết, bên kia sự chết còn có đời sau.
(3) Đối với Cơ Đốc nhân, sự chết của thân thể không phải là một hình án của tội lỗi, nhưng đó chỉ là một giấc ngủ. Sau khi chết, linh hồn người tin Chúa sẽ được cất lên chốn Lạc viên trên trời. Được ở với Chúa, được sống trong sự hiện diện của Chúa, được hiểu biết Chúa hơn, có sự cảm biết và nhận biết nhau, được nghỉ ngơi và hưởng phước. Đây là giai đoạn có thể gọi là “tạm cư” chờ đợi ngày tái lâm của Đấng Christ để thân thể được cứu chuộc, được vào sự sống đời đời trong Nước Vĩnh Sanh của Đức Chúa Trời. Vì thế, sự qua đời của người tin Chúa được Kinh Thánh bày tỏ là điều quí báu, phước hạnh trước mặt Đức Giê-hô-va (Thi 116:15; Khải 14:13).
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu.
a. Sáng Thế Ký 3:19; Truyền Đạo 12:7: Điểm chính của ý nghĩa về sự chết có thể được diễn tả trong hai chữ nào?
b. Theo ý nghĩa trên, sự chết được Kinh Thánh diễn tả trong ba hình thức nào? Rô 5:12; Truyền 12:7. Ê-sai 59:2; Êph 2:1. Khải 20:14.
2. Tìm hiểu ý nghĩa sự chết của người tín hữu qua những câu Kinh Thánh sau đây:
a. Rô-ma 5:12; Giăng 5:24. Sự chết của người tin Chúa có phải là sự đoán phạt của tội lỗi không? Tại sao?
b. 1Cô-rinh-tô 11:30-32: Tại sao sự chết giáng trên người tin Chúa phạm tội?
c. Giăng 11:11,14, 1Tês 4:15: Với Cơ Đốc nhân, sự chết được gọi là gì? Tại sao?
3. Qua sự ghi nhận trên, chúng ta tìm thấy trong sự chết của người tin Chúa có những đặc điểm nào?
4. Xin tìm hiểu ý nghĩa những chữ sau đây:
a. Âm phủ trong Lu-ca 16:23.
b. Ba-ra-đi trong Lu-ca 23:42-43; 16:22.
5. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:
a. Công 7:55-56; 59-60: Khi qua đời người tin Chúa được ai tiếp đi?
b. Lu-ca 16:22; 23:42-43: Đâu là nơi ở của người tin Chúa khi qua đời? So sánh nơi ở nầy với cảnh sống hiện tại? (2Côr 5:1-8; Khải 2:7).
6. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu người qua đời ở trong cảnh trạng nào?
a. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:9,10; Ma-thi-ơ 22:32: Được sống cảm biết hay linh hồn ngủ mê?
b. Khải Huyền 14:13: Được yên nghỉ phước hạnh hay sợ hãi?
c. Lu-ca 16:23: Trong cõi đời sau, người ta có sự nhận biết nhau không và nhận biết như thế nào?
d. 1Cô-rinh-tô 13:12: Có sự tăng trưởng về sự hiểu biết Chúa trong người Cơ Đốc sau khi qua đời không?
7. Qua ghi nhận trên, xin tóm tắt những đặc điểm về nơi và cảnh trạng của người tin Chúa sau khi qua đời.
8. Qua những đặc điểm trên cho chúng ta tìm thấy chân lý gì về sự chết của người tin Chúa? (Thi 116:15; Khải 14:12).
9. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:
a. Phi-líp 1:21-26: Mong ước hơn hết của Phao-lô là gì? Tại sao ông hoãn sự mong ước ấy?
b. 2Cô-rinh-tô 5:8-9: Phao-lô khuyên tín hữu có lòng tin cậy gì và phải sống thế nào trong đời nầy?
c. Chúng ta học được gì về thái độ đối với sự sống, và sự chết trong niềm tin của Cơ Đốc nhân?
10. Có ngục luyện tội không? Vì sao?