Chuyên mục: NAM GIỚI

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 11-1-2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 11-1-2015

in NAM GIỚI on 30 Tháng Ba, 2015

Chúa nhật 11.01.2015.
1. Đề tài: PHIÊN TÒA CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI.
2. Kinh Thánh: Khải Huyền 20:7-15.
3. Câu gốc: “Người nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (Khải 20:15).
4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 41-45.
5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.
* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.
Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:
– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).
– Câu hỏi giải nghĩa (tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).
– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).
Dựa vào Khải Huyền 20:7-15 soạn một số câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh.
(1.1) Xin cho biết biến cố gì xảy ra sau 1.000 năm bình an?
(1.2) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép biến cố nầy xảy ra?
(1.3) Qua biến cố nầy bạn học biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời như thế nào?
(2.1) Sự phán xét cuối cùng xảy ra như thế nào?
(2.2) Tại sao có sách sự sống và các loại sách khác? Kết cuộc của người có tên trong hai loại sách đó như thế nào?
(2.3) Học biết phiên tòa cuối cùng nầy, bạn thấy mình phải chuẩn bị điều gì trong hiện tại?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong nhân loại có rất nhiều phiên tòa lịch sử xét xử những phạm nhân “nổi tiếng” như tòa án xử các tội phạm chiến tranh thời đệ nhị thế chiến. Trong những phiên tòa của trần gian, có những bản án được tuyên bố khiến người ta vô cùng kinh khiếp. Nhưng dầu kinh khiếp, công lý trên đời chỉ có giới hạn, và không làm gì hơn nữa sau sự chết của phạm nhân. Tuy nhiên, có những bản án khiến người ta vô cùng ngạc nhiên vì thấy người ác có thể lọt lưới công lý một cách dễ dàng!
Nhưng đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cho biết có một phiên tòa cuối cùng mà cả nhân loại không một ai thoát khỏi, sẽ phải ứng hầu trước mặt Ngài. Phiên tòa nầy sẽ được xảy ra khi nào? Như thế nào? Và kết quả ra sao?
I. DẪN GIẢI.
A. SỰ CUỐI CÙNG CỦA SA-TAN.
Theo Khải 20:7-10, chúng ta ghi nhận những diễn biến sau đây:
1. Thời đại Thiên hi niên được kết thúc với biến cố của sự phóng thích sa-tan đã bị quản thúc ngàn năm trong vực sâu. Sự phóng thích nầy có thể nhằm mục đích thử nghiệm loài người lần chót xem có đủ điều kiện vào Nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời hay không. Đồng thời để cho sa-tan làm trọn việc ác của nó tới đúng mức bị hủy diệt.
2. Sau khi được thả ra, hoạt động của sa-tan là tạo chiến tranh để chống nghịch Đức Chúa Trời. Dấy nghịch Chúa và bách hại con cái Ngài là việc sa-tan chẳng bao giờ dừng! Bằng cách khéo léo quyến dụ, dỗ dành loài người trên đất, có thể sa-tan cổ võ một “phong trào cách mạng dân chủ” chống lại chính thể thần quyền của Đấng Christ. Nó qui tụ được một liên minh quân sự rất hùng hậu từ các dân trên thế giới. Gót và Ma-gót, tên nầy được thấy trong Sáng Thế Ký 10:2, là tên một người thuộc dòng dõi của Gia-phết. Vì trong Ê-xê-chi-ên 38:22 tên Gót và Ma-gót cũng có đề cập đến trong lời tiên tri về biến cố nầy. Theo các nhà giải kinh, hai tên nầy có thể tiêu biểu cho các dân từ bốn phương của thế giới.
Dưới quyền chỉ huy của sa-tan, chúng đổ quân bao vây thành các thánh đồ và thành yêu dấu, tức Giê-ru-sa-lem, thủ đô của nước Thiên hi niên. Sự vây thành nầy có nghĩa sa-tan muốn chiếm ngôi nước của Đức Chúa Trời.
3. Quân lực của sa-tan bị thảm hại. Đức Chúa Trời giáng lửa từ trời tiêu diệt chúng.
4. Sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời. Đó là số phận cuối cùng của nó, chung với tiên tri giả, và con thú, tức là An-ti-christ, là những người kết hợp với nó để chống nghịch Đức Chúa Trời.
Trong cuộc chiến cuối cùng của thế gian, câu hỏi có thể nêu lên là: Trong thời đại Thiên hi niên, dân cư sống trong nước Chúa đều là những người thuần phục Ngài. Nhưng tại sao sa-tan có thể lôi cuốn được số đông “như cát bãi biển” theo nó vào cuối thời đại nầy?
Câu hỏi trên có thể được cắt nghĩa trong hai điểm sau đây:
(1) Trong Nước ngàn năm, dân cư là những người tin kính Chúa. Nhưng những thế hệ sanh ra sau đó không phải hoàn toàn là những người thực sự tin Chúa.
(2) Môi trường tốt bên ngoài không thể cải thiện tấm lòng bên trong của con người. Dưới sự trị vì của Chúa, trong sự chánh trực công bình, luân lý đạo đức toàn vẹn, hòa bình, hạnh phúc khắp nơi nơi, là môi trường rất thuận lợi cho sự hướng thiện. Nhưng tâm tánh con người vốn sa ngã không thể nhờ môi trường bên ngoài mà được biến đổi nếu không nhờ quyền năng Thánh Linh đổi mới bên trong. Cho nên trong lúc vắng mặt sa-tan, và với sự cai trị bằng “cây gậy sắt” của Chúa, họ buộc phải thuần phục Ngài (Ê-sai 11:4). Vì vậy khi sa-tan được thả ra, thì rất dễ dàng mà theo sự dỗ dành của nó.
Tóm lại, những sự kiện xảy ra dẫn đến sự cuối cùng của sa-tan, chúng ta học biết những điều sau đây:
– Sự phóng thích của sa-tan vào cuối thời Thiên hi niên tỏ rằng Đức Chúa Trời không ép buộc người ta thờ phượng nếu họ không thật lòng.
– Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị: Với sự dấy nghịch của sa-tan, Ngài trừ diệt nó theo đúng thời điểm của Ngài.
B. SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
Trong phiên tòa cuối cùng của nhân loại, chúng ta ghi nhận những điểm quan trọng sau đây:
1. Thời gian.
Vào cuối thời Thiên hi niên, sau cuộc chiến của sa-tan, và sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:7-10).
2. Địa điểm.
Tòa lớn và trắng. Tòa án được diễn tả bằng hai hình dung từ “lớn” và “trắng”. Theo các nhà giải kinh, hai chữ nầy phản chiếu vẻ oai nghiêm công chính và thánh khiết của Đấng phán xét. Trước tòa án trắng tinh anh, tội nhân tự thấy rõ tội lỗi xấu xa của mình, không cần phải ai nói cho biết.
3. Đấng phán xét.
“Đấng đương ngồi ở trên” chính là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã được Cha ban quyền phán xét thế gian (Khải 20:11; Giăng 5:22). Trên ngôi thẩm phán, Ngài oai nghiêm biết bao. “Trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa”.
4. Tiêu chuẩn đoán xét.
Trong Khải Huyền 20:12-13 nói đến Sách của sự sống và những sách khác. Hai thứ sách nầy có nghĩa gì?
Sách của sự sống gọi là sách của Chiên Con, là sách của những người thuộc con cái Đức Chúa Trời, được cứu chuộc bởi huyết Chiên Con, được ghi tên từ trước buổi sáng thế do sự lựa chọn bởi tình yêu thương của Ngài. Quyển sách sự sống được mở ra trong phiên tòa cuối cùng. Những người ác chịu xét đoán không ai có tên trong sách nầy vì Chúa biết rõ người thuộc về Ngài (Giăng 10:14).
Sách sự sống chỉ có một mà thôi, còn những sách là chỉ về sự ghi chép các việc làm của người ác. Vì sự phán xét của Chúa sẽ được căn cứ tùy theo công việc làm của mỗi người lúc còn trong xác thịt.
Sự mở ra của sách sự sống và các sách ghi công việc làm của mỗi người cho thấy tính chất nghiêm trọng của phiên tòa cuối cùng, một sự luyện lọc giữa người ác và người công bình. Có thể người ta trốn thoát khỏi lưới công lý của trần gian. Nhưng trong ngày phán xét chung kết nầy không một ai có thể lọt khỏi mạng lưới công lý của Đức Chúa Trời.
5. Người chịu xét xử.
Người chịu xét xử gồm tất cả loài người từ thời A-đam, là người không được cứu. Theo lịnh của Chúa, biển sẽ trả những người chết mình chứa, âm phủ trả những người chết mình có và tất cả được sống lại rồi ứng hầu trước mặt Chúa. “Cả lớn và nhỏ” chỉ về người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi, hoặc người sang trọng hay người nghèo hèn, người tri thức hay người dốt nát đều được xét xử trên cùng một tiêu chuẩn như nhau vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai (Rô-ma 2:11).
6. Kết cuộc của sự phán xét.
Sự phán xét cuối cùng có tánh cách chung kết, nghĩa là không có sự xét xử thứ hai và lời thẩm phán trong ngày ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Vì không có cơ hội thứ hai trong cõi đời đời, nên mục đích của sự phán xét không phải để quyết định số phận của tội nhân bởi số phận họ đã được định rồi khi qua khỏi đời nầy (Giăng 3:36). Đó là một sự chính thức công bố của Quan tòa công bình về nơi ở vĩnh viễn của người ác là hồ lửa đời đời, tức là sự chết thứ hai (Khải 20:15).
C. SỰ CHUNG KẾT CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.
Ngày phán xét cuối cùng cũng là ngày đánh dấu chung kết của nhân loại. Có sự chia cách vĩnh viễn giữa người công bình với người ác. Họ vào hai nơi ở đời đời khác nhau. Trời mới đất mới, nơi vĩnh sanh phước hạnh dành cho người công bình, còn hồ lửa, nơi vĩnh hình dành cho người ác.
Trong ngày chung kết, sự công nghĩa của Đức Chúa Trời được chiếu rạng. Sa-tan và kẻ ác phải đền trả cách xứng đáng về việc ác của mình, còn người công bình sẽ được ban thưởng. Và những thắc mắc của công bình trên cõi đời nầy: Tại sao người ác hưng thạnh? Tại sao người nghĩa bị nạn, bị người ác gây họa, sẽ được giải đáp cách thỏa mãn trong ngày chung kết ấy.
Tóm lược.
1. Ngày phán xét cuối cùng xảy ra sau thời đại Thiên hi niên, và sau khi Sa-tan bị bỏ vào hồ lửa.
2. Tòa lớn và trắng là nơi phán xét, và Đấng phán xét là Đức Chúa Giê-xu.
3. Tiêu chuẩn của sự đoán xét căn cứ vào công việc của mỗi người, tức phẩm hạnh của mỗi người, được ghi chép trong những sách của Chúa.
4. Sự phán xét nầy dành cho người chẳng tin, gồm cả nhân loại kể từ đời A-đam.
5. Kết cuộc của sự phán xét là tất cả người không có tên trong sách sự sống đều đi vào hồ lửa đời đời.
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc Khải Huyền 20:7-10 ghi nhận những sự kiện sau đây:
a. Biến cố nào xảy ra trong 1.000 năm bình an và do ai chủ động?
b. Biến cố nầy được chấm dứt như thế nào?
2. a. Tại sao Đức Chúa Trời phóng thích sa-tan sau thời đại Thiên hi niên?
b. Trong biến cố phản nghịch của sa-tan và các dân trên đất, cho chúng ta học biết gì về quyền tể trị của Đức Chúa Trời?
3. Xin đọc Khải Huyền 20:11-15 và tìm hiểu:
a. Thời điểm của sự phán xét (20:1-11).
b. Địa điểm của sự phán xét.
c. Đấng phán xét (Giăng 5:22).
d. Sách của sự sống và những sách có nghĩa gì? Tại sao sách nầy được dùng trong sự phán xét?
e. Những người chịu phán xét là ai?
g. Mục đích của sự phán xét là gì và kết quả cuối cùng như thế nào?
4. Tại sao phiên tòa cuối cùng nầy rất là nghiêm trọng?
5. Khải Huyền 20:11,14-15;21:1; 2Phi-e-rơ 3:13. Trong ngày phán xét cuối cùng cho thấy điểm chung kết của thế giới loài người là gì? Có sự phân chia thế nào giữa người ác và người công bình sau khi bức màn lịch sử của thế giới loài người kết thúc? Điều ghi nhận trên cho chúng ta học biết gì về sự công bình của Đức Chúa Trời.
6. Xin tóm lược những lẽ thật của Kinh Thánh về sự cuối cùng của sa-tan và ngày phán xét cuối cùng của thế giới?
Chúa nhật 11.01.2015.
1. Đề tài: PHIÊN TÒA CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI.
2. Kinh Thánh: Khải Huyền 20:7-15.
3. Câu gốc: “Người nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (Khải 20:15).
4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 41-45.
5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.
* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.
Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:
– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).
– Câu hỏi giải nghĩa (tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).
– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).
Dựa vào Khải Huyền 20:7-15 soạn một số câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh.
(1.1) Xin cho biết biến cố gì xảy ra sau 1.000 năm bình an?
(1.2) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép biến cố nầy xảy ra?
(1.3) Qua biến cố nầy bạn học biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời như thế nào?
(2.1) Sự phán xét cuối cùng xảy ra như thế nào?
(2.2) Tại sao có sách sự sống và các loại sách khác? Kết cuộc của người có tên trong hai loại sách đó như thế nào?
(2.3) Học biết phiên tòa cuối cùng nầy, bạn thấy mình phải chuẩn bị điều gì trong hiện tại?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong nhân loại có rất nhiều phiên tòa lịch sử xét xử những phạm nhân “nổi tiếng” như tòa án xử các tội phạm chiến tranh thời đệ nhị thế chiến. Trong những phiên tòa của trần gian, có những bản án được tuyên bố khiến người ta vô cùng kinh khiếp. Nhưng dầu kinh khiếp, công lý trên đời chỉ có giới hạn, và không làm gì hơn nữa sau sự chết của phạm nhân. Tuy nhiên, có những bản án khiến người ta vô cùng ngạc nhiên vì thấy người ác có thể lọt lưới công lý một cách dễ dàng!
Nhưng đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cho biết có một phiên tòa cuối cùng mà cả nhân loại không một ai thoát khỏi, sẽ phải ứng hầu trước mặt Ngài. Phiên tòa nầy sẽ được xảy ra khi nào? Như thế nào? Và kết quả ra sao?
I. DẪN GIẢI.
A. SỰ CUỐI CÙNG CỦA SA-TAN.
Theo Khải 20:7-10, chúng ta ghi nhận những diễn biến sau đây:
1. Thời đại Thiên hi niên được kết thúc với biến cố của sự phóng thích sa-tan đã bị quản thúc ngàn năm trong vực sâu. Sự phóng thích nầy có thể nhằm mục đích thử nghiệm loài người lần chót xem có đủ điều kiện vào Nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời hay không. Đồng thời để cho sa-tan làm trọn việc ác của nó tới đúng mức bị hủy diệt.
2. Sau khi được thả ra, hoạt động của sa-tan là tạo chiến tranh để chống nghịch Đức Chúa Trời. Dấy nghịch Chúa và bách hại con cái Ngài là việc sa-tan chẳng bao giờ dừng! Bằng cách khéo léo quyến dụ, dỗ dành loài người trên đất, có thể sa-tan cổ võ một “phong trào cách mạng dân chủ” chống lại chính thể thần quyền của Đấng Christ. Nó qui tụ được một liên minh quân sự rất hùng hậu từ các dân trên thế giới. Gót và Ma-gót, tên nầy được thấy trong Sáng Thế Ký 10:2, là tên một người thuộc dòng dõi của Gia-phết. Vì trong Ê-xê-chi-ên 38:22 tên Gót và Ma-gót cũng có đề cập đến trong lời tiên tri về biến cố nầy. Theo các nhà giải kinh, hai tên nầy có thể tiêu biểu cho các dân từ bốn phương của thế giới.
Dưới quyền chỉ huy của sa-tan, chúng đổ quân bao vây thành các thánh đồ và thành yêu dấu, tức Giê-ru-sa-lem, thủ đô của nước Thiên hi niên. Sự vây thành nầy có nghĩa sa-tan muốn chiếm ngôi nước của Đức Chúa Trời.
3. Quân lực của sa-tan bị thảm hại. Đức Chúa Trời giáng lửa từ trời tiêu diệt chúng.
4. Sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời. Đó là số phận cuối cùng của nó, chung với tiên tri giả, và con thú, tức là An-ti-christ, là những người kết hợp với nó để chống nghịch Đức Chúa Trời.
Trong cuộc chiến cuối cùng của thế gian, câu hỏi có thể nêu lên là: Trong thời đại Thiên hi niên, dân cư sống trong nước Chúa đều là những người thuần phục Ngài. Nhưng tại sao sa-tan có thể lôi cuốn được số đông “như cát bãi biển” theo nó vào cuối thời đại nầy?
Câu hỏi trên có thể được cắt nghĩa trong hai điểm sau đây:
(1) Trong Nước ngàn năm, dân cư là những người tin kính Chúa. Nhưng những thế hệ sanh ra sau đó không phải hoàn toàn là những người thực sự tin Chúa.
(2) Môi trường tốt bên ngoài không thể cải thiện tấm lòng bên trong của con người. Dưới sự trị vì của Chúa, trong sự chánh trực công bình, luân lý đạo đức toàn vẹn, hòa bình, hạnh phúc khắp nơi nơi, là môi trường rất thuận lợi cho sự hướng thiện. Nhưng tâm tánh con người vốn sa ngã không thể nhờ môi trường bên ngoài mà được biến đổi nếu không nhờ quyền năng Thánh Linh đổi mới bên trong. Cho nên trong lúc vắng mặt sa-tan, và với sự cai trị bằng “cây gậy sắt” của Chúa, họ buộc phải thuần phục Ngài (Ê-sai 11:4). Vì vậy khi sa-tan được thả ra, thì rất dễ dàng mà theo sự dỗ dành của nó.
Tóm lại, những sự kiện xảy ra dẫn đến sự cuối cùng của sa-tan, chúng ta học biết những điều sau đây:
– Sự phóng thích của sa-tan vào cuối thời Thiên hi niên tỏ rằng Đức Chúa Trời không ép buộc người ta thờ phượng nếu họ không thật lòng.
– Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị: Với sự dấy nghịch của sa-tan, Ngài trừ diệt nó theo đúng thời điểm của Ngài.
B. SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
Trong phiên tòa cuối cùng của nhân loại, chúng ta ghi nhận những điểm quan trọng sau đây:
1. Thời gian.
Vào cuối thời Thiên hi niên, sau cuộc chiến của sa-tan, và sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:7-10).
2. Địa điểm.
Tòa lớn và trắng. Tòa án được diễn tả bằng hai hình dung từ “lớn” và “trắng”. Theo các nhà giải kinh, hai chữ nầy phản chiếu vẻ oai nghiêm công chính và thánh khiết của Đấng phán xét. Trước tòa án trắng tinh anh, tội nhân tự thấy rõ tội lỗi xấu xa của mình, không cần phải ai nói cho biết.
3. Đấng phán xét.
“Đấng đương ngồi ở trên” chính là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã được Cha ban quyền phán xét thế gian (Khải 20:11; Giăng 5:22). Trên ngôi thẩm phán, Ngài oai nghiêm biết bao. “Trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa”.
4. Tiêu chuẩn đoán xét.
Trong Khải Huyền 20:12-13 nói đến Sách của sự sống và những sách khác. Hai thứ sách nầy có nghĩa gì?
Sách của sự sống gọi là sách của Chiên Con, là sách của những người thuộc con cái Đức Chúa Trời, được cứu chuộc bởi huyết Chiên Con, được ghi tên từ trước buổi sáng thế do sự lựa chọn bởi tình yêu thương của Ngài. Quyển sách sự sống được mở ra trong phiên tòa cuối cùng. Những người ác chịu xét đoán không ai có tên trong sách nầy vì Chúa biết rõ người thuộc về Ngài (Giăng 10:14).
Sách sự sống chỉ có một mà thôi, còn những sách là chỉ về sự ghi chép các việc làm của người ác. Vì sự phán xét của Chúa sẽ được căn cứ tùy theo công việc làm của mỗi người lúc còn trong xác thịt.
Sự mở ra của sách sự sống và các sách ghi công việc làm của mỗi người cho thấy tính chất nghiêm trọng của phiên tòa cuối cùng, một sự luyện lọc giữa người ác và người công bình. Có thể người ta trốn thoát khỏi lưới công lý của trần gian. Nhưng trong ngày phán xét chung kết nầy không một ai có thể lọt khỏi mạng lưới công lý của Đức Chúa Trời.
5. Người chịu xét xử.
Người chịu xét xử gồm tất cả loài người từ thời A-đam, là người không được cứu. Theo lịnh của Chúa, biển sẽ trả những người chết mình chứa, âm phủ trả những người chết mình có và tất cả được sống lại rồi ứng hầu trước mặt Chúa. “Cả lớn và nhỏ” chỉ về người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi, hoặc người sang trọng hay người nghèo hèn, người tri thức hay người dốt nát đều được xét xử trên cùng một tiêu chuẩn như nhau vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai (Rô-ma 2:11).
6. Kết cuộc của sự phán xét.
Sự phán xét cuối cùng có tánh cách chung kết, nghĩa là không có sự xét xử thứ hai và lời thẩm phán trong ngày ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Vì không có cơ hội thứ hai trong cõi đời đời, nên mục đích của sự phán xét không phải để quyết định số phận của tội nhân bởi số phận họ đã được định rồi khi qua khỏi đời nầy (Giăng 3:36). Đó là một sự chính thức công bố của Quan tòa công bình về nơi ở vĩnh viễn của người ác là hồ lửa đời đời, tức là sự chết thứ hai (Khải 20:15).
C. SỰ CHUNG KẾT CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.
Ngày phán xét cuối cùng cũng là ngày đánh dấu chung kết của nhân loại. Có sự chia cách vĩnh viễn giữa người công bình với người ác. Họ vào hai nơi ở đời đời khác nhau. Trời mới đất mới, nơi vĩnh sanh phước hạnh dành cho người công bình, còn hồ lửa, nơi vĩnh hình dành cho người ác.
Trong ngày chung kết, sự công nghĩa của Đức Chúa Trời được chiếu rạng. Sa-tan và kẻ ác phải đền trả cách xứng đáng về việc ác của mình, còn người công bình sẽ được ban thưởng. Và những thắc mắc của công bình trên cõi đời nầy: Tại sao người ác hưng thạnh? Tại sao người nghĩa bị nạn, bị người ác gây họa, sẽ được giải đáp cách thỏa mãn trong ngày chung kết ấy.
Tóm lược.
1. Ngày phán xét cuối cùng xảy ra sau thời đại Thiên hi niên, và sau khi Sa-tan bị bỏ vào hồ lửa.
2. Tòa lớn và trắng là nơi phán xét, và Đấng phán xét là Đức Chúa Giê-xu.
3. Tiêu chuẩn của sự đoán xét căn cứ vào công việc của mỗi người, tức phẩm hạnh của mỗi người, được ghi chép trong những sách của Chúa.
4. Sự phán xét nầy dành cho người chẳng tin, gồm cả nhân loại kể từ đời A-đam.
5. Kết cuộc của sự phán xét là tất cả người không có tên trong sách sự sống đều đi vào hồ lửa đời đời.
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc Khải Huyền 20:7-10 ghi nhận những sự kiện sau đây:
a. Biến cố nào xảy ra trong 1.000 năm bình an và do ai chủ động?
b. Biến cố nầy được chấm dứt như thế nào?
2. a. Tại sao Đức Chúa Trời phóng thích sa-tan sau thời đại Thiên hi niên?
b. Trong biến cố phản nghịch của sa-tan và các dân trên đất, cho chúng ta học biết gì về quyền tể trị của Đức Chúa Trời?
3. Xin đọc Khải Huyền 20:11-15 và tìm hiểu:
a. Thời điểm của sự phán xét (20:1-11).
b. Địa điểm của sự phán xét.
c. Đấng phán xét (Giăng 5:22).
d. Sách của sự sống và những sách có nghĩa gì? Tại sao sách nầy được dùng trong sự phán xét?
e. Những người chịu phán xét là ai?
g. Mục đích của sự phán xét là gì và kết quả cuối cùng như thế nào?
4. Tại sao phiên tòa cuối cùng nầy rất là nghiêm trọng?
5. Khải Huyền 20:11,14-15;21:1; 2Phi-e-rơ 3:13. Trong ngày phán xét cuối cùng cho thấy điểm chung kết của thế giới loài người là gì? Có sự phân chia thế nào giữa người ác và người công bình sau khi bức màn lịch sử của thế giới loài người kết thúc? Điều ghi nhận trên cho chúng ta học biết gì về sự công bình của Đức Chúa Trời.
6. Xin tóm lược những lẽ thật của Kinh Thánh về sự cuối cùng của sa-tan và ngày phán xét cuối cùng của thế giới?

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 4-1-2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa Nhật 4-1-2015

in NAM GIỚI on 11 Tháng Hai, 2015

Chúa nhật 04.01.2015.
1. Đề tài: SỰ CHẾT CỦA NGƯỜI TIN CHÚA.
2. Kinh Thánh: Rô 5:12-14; Hêb 9:27; 2Côr 5:1-10.
3. Câu gốc: “Từ rày phước thay cho những người chết là người chết trong Chúa! Đức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc, và việc làm mình theo sau” (Khải 14:13b).
4. Đố Kinh Thánh: 1Sử Ký 5-8.
5. Thể loại: Chia sẻ.
* CHỈ DẪN: Chia Sẻ.
1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.
2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Nam giới. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sống trên đời nầy, điều mà không ai có thể tránh được là sự chết. Nhưng có phải chết là hết và bên kia phần mộ chỉ là hư vô như người vô thần nghĩ không?
Cho dù có người phủ nhận sự bất diệt của linh hồn, nhưng trong tiềm thức, trong tín ngưỡng của con người nói chung đều chứng tỏ có sự thực hữu của đời sau, là điều Kinh Thánh quả quyết cách rõ ràng. Như thế sự chết của con người có nghĩa gì? Và sau khi chết con người sẽ đi về đâu?
Dựa vào Kinh Thánh, chúng ta học biết những vấn đề trên, đặc biệt về sự chết của người tin Chúa.
I. DẪN GIẢI.
A. ĐỊNH NGHĨA VỀ SỰ CHẾT.
– Với bác sĩ, bệnh nhân chết là khi tim ngừng đập và các bộ phận trong cơ thể ngừng hoạt động.
– Với người vô thần, con người chỉ có sự sống thể chất, cho nên chết là hết, chết có nghĩa là chấm dứt sự sống.
Nhưng Kinh Thánh cho biết gì về sự chết?
Theo Truyền Đạo 12:7 cho thấy, ý chính của sự chết được diễn tả trong hai chữ phân rẽ hay chia cách. Bản chất con người được kết hợp bởi hai yếu tố thể xác và linh hồn. Thể xác đến từ bụi đất và linh hồn đến từ Đức Chúa Trời. Vì thế, sự chết được Kinh Thánh nói đến trong ba hình thức sau:
(1) Sự chết thuộc thể: Là xác thịt bị phân rẽ với linh hồn (Rô 5:12; Truyền 12:7).
(2) Sự chết thuộc linh: Linh hồn bị phân cách với Đức Chúa Trời (Ê-sai 59:1; Êph 2:1).
(3) Sự chết đời đời hay sự chết thứ hai: Trong ngày sau rốt, người ác sẽ sống lại để linh hồn và thể xác chịu hình phạt đời đời trong hồ lửa, bị phân cách vĩnh viễn với Đức Chúa Trời (Khải 20:14).
Như thế người không tin Chúa chắc chắn phải trải qua ba sự chết: Hiện tại là chết tâm linh, rồi đến chết thuộc thể và sẽ đi vào sự chết đời đời. Nhưng người tin Chúa chỉ trải qua sự chết thân thể như người chẳng tin, vì đó là định luật chung cho loài người sa ngã trong dòng dõi của A-đam (Hêb 9:27). Mặc dầu sự chết thuộc thể là một phần của sự rủa sả trong án phạt của Đức Chúa Trời (Sáng 3:19), tuy nhiên, đối với người tin, sự chết không còn là án phạt của tội lỗi. Nhờ sự chết của Đấng Christ, hình án của tội lỗi trên người tin được cất khỏi (Giăng 3:36; 5:24). Dầu hiện tại nọc sự chết vẫn còn hoạt động trong loài người, nhưng sự chết chẳng có quyền gây hại trên người tin vì Đấng Christ đã phá hủy người cầm quyền của sự chết là ma quỉ. Đối với người tin, sự chết là giấc ngủ, một giai đoạn chờ đợi để được sự cứu chuộc của thân thể cách vinh hiển trong ngày Chúa Giê-xu trở lại (Hêb 2:14-16; Giăng 11:11,14; 1Côr 15:55-57; 1Tês 4:15).
Tóm lại, với người chẳng tin, sự chết là một hình án, là bước vào nơi đoán phạt của tội lỗi. Trái lại, sự chết của người tin có hai đặc điểm sau: (1) Sự chết không phải là hình án của tội lỗi, nhưng là cái cổng để bước vào sự sống với Chúa. (2) Sự chết chỉ là một giấc ngủ.
Chết không phải là hết vì sự bất diệt của linh hồn, và bên kia sự chết là cánh cửa hé mở cho thấy sự thực hữu của đời sau.
B. ĐỜI SAU CỦA NGƯỜI TIN CHÚA.
1. Nơi ở của người tin Chúa.
Trong Kinh Thánh có nói đến “âm phủ” (Hades). Chữ âm phủ theo tiếng Hy-bá-lai là Shéol, và tiếng Hy-lạp là Hadès chỉ chung về chỗ ở của người chết, tức là người trong tình trạng linh hồn bị phân rẽ với thể xác. Theo sự bày tỏ trong Lu-ca 16:22-23, chúng ta được biết người tin Chúa trong thời Cựu Ước khi qua đời thì vào âm phủ. Nơi ấy được chia làm hai chỗ cách biệt. Một là nơi khổ hình dành cho người ác, tạm gọi là “địa ngục”; và một nơi gọi là “lòng Áp-ra-ham”, mà người Do Thái thường gọi đó là Lạc viên hay Ba-ra-đi dành cho người công bình. Căn cứ vào những câu Kinh Thánh Ê-phê-sô 4:8; Lu-ca 23:42-43; 2Cô-rinh-tô 5:1-8, các nhà giải kinh cho rằng từ khi Đấng Christ phục sinh và thăng thiên, thì Lạc viên của Đức Chúa Trời ở trong lòng Áp-ra-ham cũng đã được cất lên với Ngài. Từ đó Lạc viên có nghĩa là nơi ở của Chúa. Như thế trong thời Tân Ước, người tin Chúa qua đời không phải đi xuống âm phủ nữa, nhưng được cất lên chốn Ba-ra-đi với Chúa. Như Lời Chúa Giê-xu hứa với tên cướp trong giờ phút hấp hối tin nhận Ngài.
2. Cảnh trạng của người qua đời trong nơi Lạc viên.
a. Ở trong cảnh sống thật, nghĩa là có sự cảm biết: Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời là Chúa của người sống (Mat 22:32), và trong Khải Huyền 6:9-11 nói đến những linh hồn của người bị chết vì danh Chúa yêu cầu Ngài báo thù vì sự đổ huyết của họ. Điều nầy cho thấy linh hồn của người tin Chúa qua đời được sống với Chúa chớ không phải như chủ trương của giáo phái Cơ Đốc Phục Lâm, cho rằng bất luận người tin hay người chẳng tin khi qua đời thì linh hồn chẳng có cảm biết, cứ ngủ mê man chờ ngày phán xét của Chúa.
b. Có sự nhận biết và trò chuyện với nhau: Như trong chuyện người giàu có và La-xa-rơ trong âm phủ, chúng ta thấy người giàu có nhận biết Áp-ra-ham, nhận biết La-xa-rơ, và họ nói chuyện với nhau (Lu-ca 16:23-31).
c. Có sự hiểu biết hơn: Theo 1Cô-rinh-tô 13:12, khi được sống với Chúa và ở trong sự hiện diện của Ngài, sự hiểu biết Chúa của người tin sẽ đầy trọn hơn.
d. Được nghỉ ngơi và hưởng phước: Người tin Chúa qua đời được nghỉ ngơi và phước hạnh (Khải Huyền 6:11; 14:13).
e. Trong tình trạng chưa đầy trọn: Mặc dầu nơi Lạc viên, người qua đời an nghỉ phước hạnh trong sự hiện diện của Chúa, nhưng đây chỉ là cảnh trạng tạm cư của người tin Chúa để chờ đợi sự cứu chuộc của thân thể, nhận sự ban thưởng của Chúa và sự sống đời đời trong Nước vinh hiển của Ngài. Điều nầy sẽ được thể hiện cách trọn vẹn cho người tin trong ngày Đấng Christ tái lâm.
C. NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA VỀ SỰ CHẾT.
Với sự bày tỏ của Kinh Thánh, chúng ta:
1. Phủ nhận các tà thuyết về sự chết.
Một trong các giáo thuyết sai lầm là ngục luyện tội. Chúng ta không nhận giáo thuyết nầy vì những lý do sau đây:
a. Không có nền tảng của Kinh Thánh: Không có nơi nào trong Kinh Thánh nói cách trực tiếp về ngục luyện tội, không có dẫn chứng nào của Kinh Thánh về việc nhờ lễ Mi-sa để giải tội cho người chết nơi ngục luyện tội, hay sự luyện lọc tội lỗi bằng lửa cháy phừng phừng!
b. Chối bỏ lẽ thật về sự cứu rỗi của Đấng Christ: Thuyết ngục luyện tội đã đánh mất những giáo lý quan trọng của sự cứu rỗi:
– Huyết của Chúa Giê-xu có linh nghiệm tẩy sạch mọi tội lỗi của tội nhân (1Giăng 1:7; Hêb 9:14).
– Được sự cứu rỗi là hoàn toàn nhờ ân điển của Chúa và bởi đức tin (Êph 2:8).
– Đời nầy là cơ hội nhận sự cứu rỗi (Lu 16:26).
Nhưng thuyết ngục luyện tội đã chối bỏ những giáo lý trên. Cậy vào nghi lễ báp-tem và dựa vào công đức riêng để xem ai được vào Thiên đàng hay phải vào ngục luyện tội, cũng như cậy lễ Mi-sa, sự đọc kinh cầu nguyện của giáo hội để giải tội cho người chết là điều trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh.
c. Vượt trên quyền của Chúa: Thuyết ngục luyện tội tạo cho giáo hội có uy quyền lớn: Quyền giải tội. Quyền ấy đã đem lại cho giáo hội nguồn lợi lớn! Chỉ có Đấng Christ là đầu của Hội Thánh, và sự tha thứ tội là do huyết Ngài. Tạ ơn Chúa, bởi ân điển Đức Chúa Trời, Ngài không “bán” nhưng “ban” sự cứu rỗi cho chúng ta cách không điều kiện.
Vì những lý do trên, chúng ta không tin có ngục luyện tội. Chúng ta cũng không tin sự cầu nguyện cho người chết.
2. Sẵn sống, sẵn chết.
Vì biết sự chết chỉ là giấc ngủ tạm thời, và biết rõ nơi chúng ta sẽ đi đến, cho nên trong niềm tin nơi Chúa, chúng ta hãy sống cho Chúa, hết sức làm đẹp lòng Chúa, và cũng sẵn sàng chết vì danh Ngài (2Côr 5:8-9; Phil 1:21-26).
3. Bình an bước qua sự chết.
Chúng ta có sợ hãi khi bước qua sự chết không?
Phao-lô là người đã một lần “được đem lên đến chốn Ba-ra-đi” (2Côr 12:4). Nên nếu chọn giữa sự sống và sự chết, Phao-lô nói rằng: “…muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn” (Phil 1:23). Không có gì phước hạnh hơn cho người được sống với Chúa. Hãy biết rằng Chúa Giê-xu đang đứng bên hữu Đức Chúa Trời chờ đón chúng ta và khi chúng ta lìa đời chắc sẽ được tiếp đi với Ngài (Công 7:56,60). Chúa cũng đã hứa ở cùng chúng ta khi chúng ta đi trong trũng bóng chết (Thi 23:4). Vậy chúng ta hãy có lòng bình an trong Ngài. Với niềm tin và hy vọng nhìn xuyên qua hoàng hôn của sự chết, chúng ta thấy một bình minh tươi sáng của sự sống bất diệt trong Cứu Chúa phục sinh.
Tóm lược.
(1) Chết là sự phân rẽ. Có ba hình thức của sự chết trong con người phạm tội: Chết thể xác, chết tâm linh, và chết đời đời.
(2) Chết không phải là hết, bên kia sự chết còn có đời sau.
(3) Đối với Cơ Đốc nhân, sự chết của thân thể không phải là một hình án của tội lỗi, nhưng đó chỉ là một giấc ngủ. Sau khi chết, linh hồn người tin Chúa sẽ được cất lên chốn Lạc viên trên trời. Được ở với Chúa, được sống trong sự hiện diện của Chúa, được hiểu biết Chúa hơn, có sự cảm biết và nhận biết nhau, được nghỉ ngơi và hưởng phước. Đây là giai đoạn có thể gọi là “tạm cư” chờ đợi ngày tái lâm của Đấng Christ để thân thể được cứu chuộc, được vào sự sống đời đời trong Nước Vĩnh Sanh của Đức Chúa Trời. Vì thế, sự qua đời của người tin Chúa được Kinh Thánh bày tỏ là điều quí báu, phước hạnh trước mặt Đức Giê-hô-va (Thi 116:15; Khải 14:13).
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu.
a. Sáng Thế Ký 3:19; Truyền Đạo 12:7: Điểm chính của ý nghĩa về sự chết có thể được diễn tả trong hai chữ nào?
b. Theo ý nghĩa trên, sự chết được Kinh Thánh diễn tả trong ba hình thức nào? Rô 5:12; Truyền 12:7. Ê-sai 59:2; Êph 2:1. Khải 20:14.
2. Tìm hiểu ý nghĩa sự chết của người tín hữu qua những câu Kinh Thánh sau đây:
a. Rô-ma 5:12; Giăng 5:24. Sự chết của người tin Chúa có phải là sự đoán phạt của tội lỗi không? Tại sao?
b. 1Cô-rinh-tô 11:30-32: Tại sao sự chết giáng trên người tin Chúa phạm tội?
c. Giăng 11:11,14, 1Tês 4:15: Với Cơ Đốc nhân, sự chết được gọi là gì? Tại sao?
3. Qua sự ghi nhận trên, chúng ta tìm thấy trong sự chết của người tin Chúa có những đặc điểm nào?
4. Xin tìm hiểu ý nghĩa những chữ sau đây:
a. Âm phủ trong Lu-ca 16:23.
b. Ba-ra-đi trong Lu-ca 23:42-43; 16:22.
5. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:
a. Công 7:55-56; 59-60: Khi qua đời người tin Chúa được ai tiếp đi?
b. Lu-ca 16:22; 23:42-43: Đâu là nơi ở của người tin Chúa khi qua đời? So sánh nơi ở nầy với cảnh sống hiện tại? (2Côr 5:1-8; Khải 2:7).
6. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu người qua đời ở trong cảnh trạng nào?
a. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:9,10; Ma-thi-ơ 22:32: Được sống cảm biết hay linh hồn ngủ mê?
b. Khải Huyền 14:13: Được yên nghỉ phước hạnh hay sợ hãi?
c. Lu-ca 16:23: Trong cõi đời sau, người ta có sự nhận biết nhau không và nhận biết như thế nào?
d. 1Cô-rinh-tô 13:12: Có sự tăng trưởng về sự hiểu biết Chúa trong người Cơ Đốc sau khi qua đời không?
7. Qua ghi nhận trên, xin tóm tắt những đặc điểm về nơi và cảnh trạng của người tin Chúa sau khi qua đời.
8. Qua những đặc điểm trên cho chúng ta tìm thấy chân lý gì về sự chết của người tin Chúa? (Thi 116:15; Khải 14:12).
9. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:
a. Phi-líp 1:21-26: Mong ước hơn hết của Phao-lô là gì? Tại sao ông hoãn sự mong ước ấy?
b. 2Cô-rinh-tô 5:8-9: Phao-lô khuyên tín hữu có lòng tin cậy gì và phải sống thế nào trong đời nầy?
c. Chúng ta học được gì về thái độ đối với sự sống, và sự chết trong niềm tin của Cơ Đốc nhân?
10. Có ngục luyện tội không? Vì sao?