Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 11.01.2015
in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015
Chúa nhật 11.01.2015.
1. Đề tài: ĐA-NI-ÊN – NGƯỜI BÀY TỎ QUYỀN TỂTRỊ CAO CẢ CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI.
2. Kinh Thánh:Đa-ni-ên 2:26-49; 4:20-37; 5:26; 6:25-27.
3. Câu gốc: “Ngợi khen danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! Vì sự
khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài”(Đa 2:20).
4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 88-90.
5. Thể loại: Chia sẻ.
* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn chia sẻ.
1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.
2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần
Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻđể người ấy chia sẻ
đúng nhu cầu và chương trình của ban Phụ nữ. Nếu cần, bạn cho
mượn cả phần tài liệu tham khảo.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
I. GIỚI THIỆU.
Vào năm 604 T.C. năm thứ ba đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa cai
trị, Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-lôn tiến quânvây đánh Giê-ru-sa-lem, đã bắt một số người qua Ba-by-lôn lưu đày. Trong đó có Đa-ni-
3
ên, chàng trai tuấn tú, con gia đình quyền quý, thuộc hoàng tộc Giu-đa. Đa-ni-ên trong tiếng Hê-bơ-rơ là “dmyyçl, dni’çl”,nghĩa là “Đức
Chúa Trời là quan xét của tôi”. Tại Ba-by-lôn, Đa-ni-ên bị đổi tên là
Bên-tơ-xát-sa và được tuyển vào cung vua. Sauba năm học tập văn
hóa Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được ra mắt vua. Qua sự đối đáp của Đa-ni-ên, vua ngạc nhiên vì người giỏi gấp mười các thuật sĩ Ba-by-lôn.
Thế là vua nhận Đa-ni-ên làm người phục vụ cho người!
Với sự khôn ngoan vượt bậc, đặc biệt là ântứ giải nghĩa chiêm
bao và dị tượng, Đa-ni-ên đã trở thành nhân vật quan trọng trong
các triều vua Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa về pho tượng, Đa-ni-ên
được vua Nê-bu-cát-nết-sa đặt làm đầu các thuật sĩ trong xứ và ban
cho chức tổng trấn tỉnh Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa chữ viết trên
tường, Đa-ni-ên được vua Bên-xát-sa vinh thăng vào chức thứ ba
trong nội các. Khi đế quốc Ba-by-lôn sa vào tay nước Phe-rơ-sơ, vua
Đa-ri-út đã đặt Đa-ni-ên vào hàng đầu trong các quan chức của triều
đình.
Ngoài ra, Đa-ni-ên còn là một trong các tiêntri lớn của thời Cựu
ước, ông đã chứng kiến những biến cố hưng thịnh và suy vong của
các vua Ba-by-lôn. Trong khoảng thời gian vua Bên-xát-sa trị vì đến
năm thứ ba đời vua Si-ru, Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban khải
tượng về các sự việc sẽ xảy đến trong những ngày cuối cùng của thế
giới. Các lời tiên tri của Đa-ni-ên đặc biệt có liên quan đến dự ngôn
của Chúa Giê-xu khi Ngài phán với các môn đồ trên núi Ô-li-ve về
cơn đại nạn của thế giới, sự phục hồi quốcgia Y-sơ-ra-ên, sự tái lâm
của Đấng Christ (Đa 2:31-45; 9:24-27; Mác 13; Mat 24:15; Khải 6:1-17,16; 20:1-9). Vì tầm quan trọng ấy nên sách tiên tri Đa-ni-ên được
xem như là chìa khóa của tất cả các lời tiên tri trong Kinh Thánh.
Qua đời sống, hoàn cảnh, địa vị và sứ mạng của Đa-ni-ên, chúng
ta suy nghĩ: Làm thế nào để có thể bày tỏ cho nhà cầm quyền, cho
kẻ ngạo mạn nhìn biết quyền tể trị cao cả của Đức Chúa Trời?
4
II. SUY GẪM.
A. SỨ MẠNG CỦA ĐA-NI-ÊN.
1. Đa-ni-ên Trong Sự Giải Nghĩa Chiêm Bao.
Trong thời Đa-ni-ên, Ba-by-lôn nổi danh với đế quốc rộng lớn, với
nền văn minh sáng chói, với vị vua hùng mạnhNê-bu-cát-nết-sa. Vì
thế, được tuyển chọn để theo học về khoa học, tri thức và văn hóa
của Ba-by-lôn là một hân hạnh lớn cho ngườibị lưu đày như Đa-ni-ên.
Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban cho sự thôngsáng để hiểu biết,
đặc biệt với tài giải được mọi sự hiện thấy và chiêm bao, Đa-ni-ên
đã trở thành người giỏi vượt bậc các thuậtsĩ Ba-by-lôn (1:17-20).
Trong các nước thờ đa thần ngày xưa, các thuật sĩ và đồng bóng
được quý trọng, vì họ xưng mình là người có thể thông biết những sự
mầu nhiệm trong thế giới thần linh, là sự hiểu biết được xem là cao
nhất trong sự hiểu biết.
Sự trổi hơn trong vấn đề hiểu biết và giải chiêm bao của Đa-ni-ên
trước sự bất lực của các thuật sĩ Ba-by-lôn(1:17-20; 2:10-20; 4:9,18;
5:11-12) cho chúng ta học biết những điểm quantrọng sau đây:
(1) Mọi sự mầu nhiệm thuộc về Đức Chúa Trời, không ai có thể
thấu hiểu nếu không có sự bày tỏ của Ngài(2:17-20).
(2) Đức Chúa Trời là nguồn sự khôn ngoan. Tài năng chúng ta có
được đến từ Ngài (Châm 1:7, 2Côr 3:5). Vì thế, tài giải chiêm bao
của Đa-ni-ên là một ân tứ Chúa ban, không phải bởi cố gắng mà có.
(3) Chiêm bao Đa-ni-ên giải nghĩa không phải là những chiêm
bao thuộc lãnh vực tâm lý thông thường của con người, nhưng là sự
bày tỏ đặc biệt của Đức Chúa Trời, về những điều có liên quan đến
các biến cố trong lịch sử nhân loại. Thời Cựu ước, Đức Chúa Trời
dùng chiêm bao khải thị sự kín nhiệm của Ngài. Thời Tân Ước, Đức
Chúa Trời bày tỏ Ngài cho chúng ta qua Kinh Thánh, và Đức Thánh
Linh là Đấng soi sáng cho chúng ta hiểu biết lẽ mầu nhiệm của lời
5
Chúa, như Đa-ni-ên cầu xin Đức Chúa Trời bàytỏ sự kín nhiệm trong
điềm chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa. Chúng ta hãy cầu xin Đức
Thánh Linh ban cho sự khôn ngoan để hiểu biếtsự lạ lùng của lời
Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh (Thi 119:18,130;Giăng 16:13; Gia
1:5).
Với ân tứ Chúa ban, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho các vua Ba-by-lôn
nhìn biết Đức Chúa Trời chân thần và quyền năng siêu việt của Ngài.
– Với vua ngạo mạn Nê-bu-cát-nết-sa:Qua sự giải nghĩa điềm
chiêm bao về pho tượng, Đa-ni-ên tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời là
Vua trên muôn vua, là Đấng tể trị cao cả trên các nước, sự thịnh suy
của các nước trần gian ở trong quyền của Ngài (2:36-45). Qua sự
giải nghĩa chiêm bao về cây lớn, Đa-ni-ên tỏcho vua biết Đức Chúa
Trời là Đấng cao cả, Đấng có quyền uy tuyệtđối, nhổ hay trồng, phế
hay lập các vua chúa thế gian, nhấc kẻ khiêmnhường và hạ kẻ kiêu
ngạo.
Như sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đã giáng trên Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài người, ăncỏ như bò, thân thể vua
thấm nhuần sương móc, tóc vua như lông chim ưng, móng vua giống
như móng loài chim chóc, đúng theo lời Đa-ni-ên nói trước trong sự
bàn giải chiêm bao cho vua. Cho đến khi vua cótrí khôn, nhìn biết
Chúa trên trời, xưng Ngài là Đấng rất cao, bây giờ ngôi vua mới được
ban lại cho Nê-bu-cát-nết-sa. Đây là bài học rất đau đớn cho kẻ
cứng lòng chẳng phục Chúa cao cả. Trước quyền năng lớn của Đức
Chúa Trời, Nê-bu-cát-nết-sa không chống cự nổi, chỉ còn có lời ngợi
ca Ngài: “Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời,
uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nướcNgài từ đời nọ đến
đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có,
Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên
đất, chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?”
(4:34-35).
6
– Với Bên-xát-sa là kẻ nối ngôi Nê-bu-cát-nết-sa:Vua này thật
khinh lờn Đức Chúa Trời, dám lấy các khí dụng của đền thánh Đức
Chúa Trời mà vua cha đã đem về từ Giê-ru-sa-lem, để uống rượu
trong một bữa tiệc phàm trần và ngợi khen các thần bằng đá, bằng
gỗ! Thì ngay lúc đó, một bàn tay người hiện ra viết trên tường cung
vua những chữ mà không ai có thể hiểu được.Thế là, Đa-ni-ên được
mời đến giải nghĩa, vua Bên-xát-sa hiểu ra Đức Chúa Trời là Đấng
cầm trong tay hơi thở và hết thảy các đường lối của vua. Ngài đã
đếm nước vua và khiến nó đến cuối cùng, đólà ý nghĩa của các chữ
viết ấy: Mê-nê, Mê-nê, Tê-ken, U-phác-sin. Vì cớ vua bị đặt trong
cán cân công lý của Đức Chúa Trời và thấylà kém thiếu! Lời rao báo
của Đa-ni-ên đã xảy ra cho Bên-xát-sa ngay trong đêm đó, vua bị
giết và đế quốc Ba-by-lôn do người Canh-đê được ban cho vua Đa-ri-út, người Mê-đi (5:22-30).
– Với vua Đa-ri-út:Đa-ni-ên đã bày tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời
là Đấng có quyền năng giải cứu người có lòng nhờ cậy Ngài, như
Ngài đã sai thiên sứ bịt miệng sư tử không thể làm hại ông. Thực
chứng này chẳng những đã khiến vua Đa-ri-út thêm lòng kính sợ
Đức Chúa Trời, mà vua còn khuyến khích dân sự trong nước tôn cao
danh Ngài: “Ta ban chiếu chỉ rằng, trong khắp miền nước ta, người
ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên; vì
Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không
bao giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng. Ngài cứu
rỗi và giải thoát, làm những dấu lạ sự lạở trên trời dưới đất, đã
cứu Đa-ni-ên khỏi quyền sư tử”(6:26-27).
2. Đa-ni-ên Trong Sự Bắt Bớ.
Qua sự giải các chiêm bao, Đa-ni-ên lần lượtđược các vua ban
cho những chức quan trọng việc triều chính, và trở thành người đứng
đầu trong nội các nhà vua dưới triều của Đa-ri-út. Đa-ni-ên vốn là
người có linh tánh tốt, được vua quý mến. Tuy nhiên, trong địa vị cao
trọng ấy, Đa-ni-ên bị sự ganh ghét của kẻ thù. Họ là những quan
7
chức cao cấp của vua, hiệp nhau mưu hại Đa-ni-ên, người mà họ
không tìm được cớ nào để kiện cáo về việc nước. Song họ đã khéo
léo che đậy mưu ác của mình bằng cách tỏ vẻnhư là kẻ trung thành
với vua, với lời yêu cầu vua ban hành một chiếu chỉ nghiêm cấm
trong ba mươi ngày không ai cầu nguyện với thần nào khác ngoài
vua, nếu trái lệnh thì bị quăng vào hang sư tử. Kẻ thù mừng thầm vì
cấm lịnh được vua ký tên, và theo luật của người Mê-đi chắc không
có sự thay đổi nào! Với cấm lịnh này, kẻ thù đặt Đa-ni-ên trong một
tư thế vô cùng nguy hiểm: Nếu Đa-ni-ên cầu nguyện với Đức Chúa
Trời, thì phạm luật vua, nếu cầu nguyện với vua thì phạm luật Chúa,
chọn cách nào cũng chết! Trước mưu mô thâm độc ấy, Đa-ni-ên
chẳng chút nao núng, cứ mỗi ngày ba lần quì gối xưng tạ Đức Chúa
Trời như vẫn làm khi trước. Trong 6:10 ghi rằng “Những cửa sổ của
phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem”. Câu này cho chúng ta
tìm thấy vài ý nghĩa:
(1) Đa-ni-ên tin cậy Chúa:Ông cầu nguyện cách công khai không
sợ sự dòm ngó của kẻ thù.
(2) Đa-ni-ên trung thành với Chúa:Lệnh cấm cầu nguyện với Đức
Chúa Trời không làm ông thay đổi thói quen mỗi ngày ba lần quì gối
cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Dầu biết Chúa hiện diện khắp nơi,
nhưng sự hướng về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện tỏ rằng: Bị lưu đày nơi
đất khách, Đa-ni-ên lòng vẫn nhớ về đền thánh Chúa và dân tộc
mình. Với lòng thành nương dựa Chúa, một kếtcuộc đã diễn ra cách
lạ lùng: Đa-ni-ên được giải cứu khỏi hang sưtử, còn kẻ hại Đa-ni-ên
bị liệng vào làm mồi cho sư tử!
Qua sự đắc thắng của Đa-ni-ên cho chúng ta tìm thấy bí quyết
đối phó với mưu của kẻ ác, đó là bền lòngcầu nguyện với đức tin
trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời.
3. Đa-ni-ên Trong Chức Vụ Tiên Tri.
Đa-ni-ên có nhiều sự hiện thấy của Chúa vềnhững việc sau cùng
của thế giới và được chép từ đoạn 7-12. Đặc biệt qua lời giải nghĩa
8
tiên tri về pho tượng trong chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên
nói đến những thời kỳ của dân ngoại, bắt đầu từ vua Nê-bu-cát-nết-sa đến ngày Đấng Christ tái lâm. Khoảng thờigian này, thế giới sẽ
có bốn đế quốc thay nhau cai trị, mà mỗi phần của pho tượng được
tiêu biểu cho mỗi đế quốc. Phần lớn các nhà giải kinh đều nghĩ
rằng: Đầu bằng vàng chỉ về đế quốc Ba-by-lôn; ngực và cánh tay
bằng bạc chỉ về đế quốc Ba-tư (550-330 T.C); bụng và vế bằng
đồng chỉ về đế quốc Hy-lạp; ống chân và bàn chân bằng sắt chỉ về
đế quốc La Mã bị chia đôi (364 T.C). Mười ngón chân chỉ về đế
quốc La Mã bị phân tán, nhưng sẽ họp thành một khối liên minh Âu
Châu trong ngày cuối cùng. Hòn đá, chỉ về sự hiện đến của Đấng
Christ, Ngài sẽ hủy diệt các nước thế gian và lập nước hòa bình trên
đất (Đa 2:29-45). Như vậy, qua các biến cố lịch sử của thế giới,
chúng ta nhận thấy lời tiên tri của Đa-ni-ênđã và đang ứng nghiệm,
và ngày Chúa làm Vua trên đất chắc sẽ đến không lâu.
Tóm lai, qua sự giải chiêm bao, qua sự nói tiên tri của Đa-ni-ên,
tất cả đều hướng về một mục đích là bày tỏ Đức Chúa Trời, Đấng
chân thần duy nhất và quyền năng cao cả cho các vua ngoại đạo đa
thần. Với ân tứ Chúa ban, với lòng nhẫn nhục chịu bắt bớ vì danh
Đức Giê-hô-va và đức tin sắt đá nơi Ngài, Đa-ni-ên đã đạt đến mục
đích của sứ mạng Chúa gọi.
B. ĐỜI SỐNG TIN KÍNH CHÚA CỦA ĐA-NI-ÊN.
Giữa Đa-ni-ên và Giô-sép có những điểm giống nhau: Cả hai bị
đem đến một xứ ngoại đạo, cả hai đều có ơn giải nghĩa chiêm bao,
cả hai đều là người tuổi trẻ nhưng có đời sống kính sợ Đức Chúa Trời
và có những đức tinh rất cao đẹp. Chúng ta tìm thấy những nét
sáng chói trong nếp sống tin kính Chúa của Đa-ni-ên:
– Biệt mình ra thánh (1:8).
– Ca ngợi Chúa, hạ mình và tôn cao Chúa (2:20-21; 26-28).
– Nâng đỡ đồng bạn (2:49).
– Không ham danh lợi, can đảm (5:17; 22-24).
9
– Cầu nguyện, biết nhờ cậy Chúa trong mọi sự (6: 10;17).
– Trung thành với Chúa, tin cậy Chúa (6:10-13;21-23).
Qua những điểm trên chúng ta nhận thấy có 3 điểm nổi bật trong
Đa-ni-ên là:
1. Sự thánh khiết: Thật khó thấy trong ngườituổi trẻ có quyết
định dứt khoát như Đa-ni-ên: Không chịu ô uế bởi đồ ăn cúng tế
thần của vua, thà chỉ ăn rau và uống nước mà thôi.
2. Đức tin.
3. Sự cầu nguyện.
Là 3 yếu tố rất quan trọng khiến sứ mạng của Đa-ni-ên trở thành
hữu hiệu và có kết quả vinh danh Chúa. Với đời sống thánh khiết, Đa-ni-ên được sự ngự trị của thần linh Chúa vàcan đảm rao báo sự đoán
phạt của Chúa trên các vua kiêu ngạo, đúng như ý nghĩa của tên Đa-ni-ên “Đức Chúa Trời là quan xét của tôi”. Với đức tin, Đa-ni-ên đã bày
tỏ cho vua ngoại đạo biết quyền năng giải cứu lớn lao của Chúa. Với sự
cầu nguyện, Đa-ni-ên đã đắc thắng quyền lựccủa sự tối tăm. Đời sống
của Đa-ni-ên để lại chúng ta hôm nay nhiều gương sáng: Dù bị đổi
theo tên thần của Ba-by-lôn (4:8), nhưng Đa-ni-ên vẫn giữ vẹn tính
chất thánh khiết của con dân Đấng chân thần: Không bị đồng hóa với
nếp sống văn minh vật chất, không lạm dụng tài năng Chúa cho để
tìm danh vọng, nhưng hết lòng khiêm nhường hầu việc Ngài, không
chối bỏ niềm tin nơi Đức Giê-hô-va, nhưng đãtrở thành anh hùng của
đức tin nơi đất lưu đày, chứng tỏ cho kẻ kiêu ngạo nhìn biết Đức Chúa
Trời quyền năng cao cả đang tể trị.
Còn đời sống chúng ta thì sao?
III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. a. Đa-ni-ên có tài năng đặc biệt nào? So sánh ông với các
thuật sĩ Ba-by-lôn? (Đa 1:17-20; 4:9; 4:18; 5:11-12).
b. Làm thế nào Đa-ni-ên có được tài năng ấy? (Đa 2:17-20). Ở
đây cho chúng ta bài học gì? (Thi 19:18-130; Gia 1:5).
10
c. Với tài năng Chúa ban cho, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho các vua
biết gì về Đức Chúa Trời và quyền năng Ngài? Và họ có thái độ nào
đối với Ngài?
– Vua Nê-bu-cát-nết-sa (Đa 2:36-47; 4:28-37).
– Vua Bên-xát-sa (Đa 5:22-30).
– Vua Đa-ri-út (Đa 6:22-28).
2. a. Qua các triều vua Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được nhắc lên những
địa vị nào? Trong địa vị nào ông bị bắt bớ? (Đa 2:48-49; 6:29; 6:1-4).
b. Kẻ nghịch mưu hại Đa-ni-ên thế nào? (Đa 6:4-9).
c. Đa-ni-ên đối phó với sự bắt bớ của kẻ thù thế nào? Kết quả
ra sao? (Đa 6:10-28). Chúng ta học được bí quyết nào nơi Đa-ni-ên
trong sự đối phó với mưu của kẻ ác?
3. a. Cho biết những đặc điểm trong sự tin kính Chúa của Đa-ni-ên (1:8; 2:1; 2:20-21; 26-28; 49; 6:10-13; 21-22).
b. Qua sự ghi nhận trên, điểm nào đặc biệt nhất đã khiến ông
được thành công trong sứ mạng Chúa gọi? Xin giải nghĩa tính chất
quan trọng của các điểm ấy.
4. Đời sống, sứ mạng và sự chịu bắt bớ củaĐa-ni-ên có ý nghĩa
gì cho Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay?
5. Nhìn lại chính mình và cho biết:
a. Bạn có tài năng nào và đang dùng tài năng đó cho mục
đích gì?
b. Điều gì trong đời sống khiến bạn khó giữ mình lánh khỏi sự
ô uế của thế gian?
c. Bạn trung tín và can đảm bày tỏ danh lớn của Chúa ở giữa
người chống nghịch, khinh lờn quyền năng Chúathế nào?
11
* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.
– Cách Chống Say Sóng.
Lấy gừng tươi cùng với gừng khô, tán nhuyễnuống vào là khỏi.
– Bảo Quản Sáo Treo.
Sáo bằng trúc sẽ bền hơn nếu ngay sau khi muavề, bạn lấy keo
xịt tóc xịt đều lên nó.