Latest News From Our Blog

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 18.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 18.01.2015

By andynguyen in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 18.01.2015.

1. Đề tài:  Ô-SÊ – NGƯỜI BÀY TỎ TÌNH YÊU CHUNG THỦY CỦA

ĐỨC CHÚA TRỜI.

2. Kinh Thánh: Ô-sê 11:1-11; 1-3; 11-14.

3. Câu gốc:  “Ta sẽ cưới ngươi cho Ta trong sự thành tín, và ngươi

sẽ biết Đức Giê-hô-va”(Ô-sê 2:20).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 91-93.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

1. Từ nhiều tuần trước, ủy viên linh vụ giaođề tài cho hai nhóm:

* Đề tài 1:  Hôn nhân của Ô-sê và Gô-me chỉ là ví dụ để minh

họa. Vì không thể nào Đức Chúa Trời thánh khiết, công bình lại bảo

tiên tri Ngài kết hôn với người đàn bà giandâm.

* Đề tài 2: Hôn nhân của Ô-sê và Gô-me thật đã xảy rađể bày

tỏ tình yêu thương chẳng đổi thay của Đức Chúa Trời đối với sự

thất tín của dân Y-sơ-ra-ên.

2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận

và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để

buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.

3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải

12

thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết

sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy  hại cho Hội Thánh. Nếu

cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.

4. Giờ thảo luận.

a. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai

nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.

b. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi

nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không

tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.

c. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ

không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Ô-sê có nghĩa là “sự cứu rỗi”. Ô-sê được Chúa gọi vào chức

vụ tiên tri từ khoảng năm 755-715 T.C, trải qua đời Ô-xia, Giô-tham,

A-cha, Ê-xê-chi-ên, các Giu-đa và Giê-rô-bô-am, vua Y-sơ-ra-ên.

Ô-sê sống đồng thời với các tiên tri Ê-sai, A-mốt và Mi-chê,

trong lúc dân Y-sơ-ra-ên xây bỏ Đức Chúa Trời chạy theo thần tượng

hư không. Ô-sê nhận lãnh sứ mạng của Chúa bày tỏ tình yêu thương

chẳng thay đổi của Đức Chúa Trời đối với sự thất tín của Y-sơ-ra-ên;

trong hình ảnh vô cùng cảm động của người chồng chung thủy đối

với người vợ ngoại tình, như được cụ thể hóa qua cuộc hôn nhân của

Ô-sê với Gô-me, người vợ bất nghĩa.

Mỗi đứa con sinh ra trong cuộc hôn nhân của họ, được đặt tên

theo ý nghĩa của mỗi sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho Y-sơ-ra-ên.

Con trai đầu lòng Gít-rê-ên: Ô-sê rao sự đoán xét của Đức Chúa

Trời trên nhà A-háp, vì sự thờ hình tượng của vua.

Con gái kế là Lô-ru-ha-ma: Ô-sê cảnh cáo nếu dân sự tiếp tục

phạm tội chắc họ không còn được ơn thương xót của Chúa nữa.

13

Con trai út Lô-am-mi: Tên có nghĩa “ngươi chẳng phải là dân ta”,

Ô-sê nói tiên tri về sự lưu đày và sự tảnlạc của dân Y-sơ-ra-ên. Tuy

nhiên qua sự đoán phạt ấy, Ô-sê cũng đã rao báo trước về lời hứa

của Chúa với họ trong tương lai. Họ sẽ được  giải cứu, được gọi là

Am-mi (dân Chúa), và họ được cưới trong tình yêu thương đời đời của

Ngài.

Ô-sê còn được gọi là “tiên tri Giê-rê-mi của vương quốc phía

bắc”, vì ông được Chúa kêu gọi để than khóc, chịu đau đớn trong giai

đoạn vương quốc Y-sơ-ra-ên bị sụp đổ và dân  sự bị lưu đày. Tất cả

sứ điệp của Ô-sê được ghi chép trong 14 chương của sách Ô-sê,

sách được thêu dệt bằng một câu chuyện tìnhvô cùng vĩ đại và

thâm thúy nhất của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên trong thời

Cựu Ước.

Những lời của Ô-sê quở trách và kêu gọi kẻ bội nghịch tình yêu

của Chúa có ý nghĩa gì cho Cơ đốc nhân chúngta hôm nay?

II. DẪN GIẢI.

1. Sự Thủy Chung Của Đức Chúa Trời Và Sự Thất Tín Của Y-sơ-ra-ên.

a. Tình Yêu Thương Của Đức Chúa Trời Đối VớiDân Y-sơ-ra-ên.

Trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời đã bày tỏ tình yêu thương của

Ngài với Y-sơ-ra-ên qua nhiều khía cạnh: Khi thì sâu sắc thân thiết

trong tình cha con (Ê-sai 63:16; Ô-sê 11:1), khithì âu yếm thân mật

trong tình mẹ con (Ê-sai 49:15), khi thì nồng nhiệt, tha thiết trong

tình vợ chồng (Ô-sê 1:19). Sau đây chúng ta ghi nhận những đặc

điểm trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời qua sách Ô-sê:

(1) Giải cứu:  “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó, tagọi

con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô”(11:1).

(2) Tìm kiếm: “Các tiên tri càng gọi nó chừng nào, nó càng trốn

tránh chừng nấy”(11:2).

14

(3) Dạy dỗ: “Ta đã dạy Ép-ra-im bước đi…”(11:3).

(4) Nâng đỡ: “…Lấy cánh tay ta mà nâng đỡ nó”(11:3).

(5) Kéo đến:  “Ta đã dùng dây nhân tình, dùng xích yêu thương

kéo chúng nó đến”(11:4a).

(6) Chăm sóc, nuôi nấng: “Ta đã như những kẻ cởi ách khỏi hàm

chúng nó, và để đồ ăn trước mặt chúng nó” (11:4b).

(7) Không từ bỏ: “Hỡi Y-sơ-ra-ên, thể nào ta bỏ được ngươi? Hỡi

Y-sơ-ra-ên, thể nào ta lìa được ngươi?”(11:8).

(8) Nóng cháy: “Lòng ta rung động trong ta, lòng thương xót của

ta thảy đều nóng nảy”(11:8).

(9) Kiên nhẫn:  “Ta cầm sự nóng giận lại, và sẽ chẳng lại  hủy

diệt Ép-ra-im. Vì ta là Đức Chúa Trời, khôngphải là người; ta là

Đấng Thánh ở giữa ngươi, chẳng lấy cơn giận  đến cùng ngươi”

(11:9).

(10) Ban phước:  “…ta sẽ khiến chúng nó ở trong các nhà chúng

nó, Đức Giê-hô-va phán vậy”(11:11).

(11) Đánh phạt và chữa lành:  “Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch

của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúngnó; vì cơn giận của ta

đã xây khỏi nó rồi”(14:4).

(12) Tiếp nhận: “Ta sẽ cưới ngươi cho ta đời đời”(2:19).

2. Sự Thất Tín Của Y-sơ-ra-ên Đối Với Đức Chúa Trời.

Trước tình thương nồng thắm của Đức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên đã

đáp ứng cách trái ngược:

(1) Quên Chúa:  “Y-sơ-ra-ên đã quên Đấng tạo mình và dựng

những cung đền”(8:14).

(2) Theo “tình nhân” Ba-anh:  “…nó đi theo tình nhân mình, còn

ta thì nó quên đi!”(2:13).

(3) Hầu việc Ba-anh:  “Chúng nó đã dâng của lễ cho các tượng

Ba-anh, và đốt hương cho tượng chạm”(11:2).

15

(4) Cứng lòng, chẳng ăn năn:  “Thật, dân ta quyết ý trái bỏ ta.

Người ta khuyên chúng nó đến cùng Đấng Chí Cao, song trong

chúng nó chẳng một người nào dấy lên”(11:7).

Thật là buồn khi nhìn thấy thái độ của Y-sơ-ra-ên đối với Đấng

cứu chuộc mình. Một thái đội lãnh đạm đáng  sợ! Nhìn vào cuộc

sống “nhân tình thế thái” (là thói thường của người đời), một văn

hào người Anh có nhận xét nầy:  “Ngọn gió đông không lạnh bằng

cái lạnh vong ân của lòng người”. Dân Y-sơ-ra-ên như người vong

ân bội nghĩa đối với cha, như người vợ bội tình đối với người chồng.

Có ai đau khổ trong cảnh bội nghĩa, bội tình, chắc sẽ cảm nhận nỗi

đau thương của Đức Chúa Trời đối với sự bộinghịch của dân Ngài, và

sẽ thấy được sự thành tín của Đức Chúa Trời thật sự là lớn lao đối

với sự thất tín của con người.

Mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên xây bỏ Chúa, chạy theo tình nhân Ba-anh, nhưng Ngài không bỏ họ. Trong tình yêu thương, Ngài vẫn tìm

kiếm họ, sai các đấng tiên tri gọi họ, dạy  dỗ họ, thôi thúc họ, kéo

họ trở về cùng Đấng yêu thương. Tuy dân Y-sơ-ra-ên phục dịch Ba-anh, nhưng Đức Chúa Trời vẫn thương xót họ. Ngài mở ách cho họ

khỏi xích sắt nô lệ, dùng dây nhân tình và xích yêu thương thâu họ

về trong ánh sáng tự do phước hạnh của Ngài. Dù dân Y-sơ-ra-ên

cứng lòng, nhưng trong tình yêu, Đức Chúa Trời vẫn nhịn nhục, chờ

đợi.

Mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên thế nào, thì trong tình yêu thương chung

thủy của Đức Chúa Trời đối với họ chẳng có bóng của sự biến đổi,

tình yêu thương chẳng hề dứt. Như nguồn suối  tuôn tràn, sôi động

bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai của Y-sơ-ra-ên. Trong quá

khứ, Ngài đưa tay mạnh sức của người cha giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi

xứ nô lệ Ai Cập, đem họ về trong đất hứa phước lạc, yêu thương âu

yếm họ như người chồng, nhưng Y-sơ-ra-ên lại  chạy theo tình nhân

Ba-anh! Trong hiện tại, Ngài đánh phạt họ, khiến họ tản lạc khắp

16

nơi, nhưng trong tương lai, Ngài chữa lành và cưới họ trở lại trong sự

công nghĩa, thánh khiết và trong tình yêu thương đời đời của Ngài.

Đó là tình yêu thương của Đức Chúa Trời đốivới Y-sơ-ra-ên. Tình

yêu thương lớn lao này đã được thể hiện trong Đấng Christ đối với

Hội Thánh hôm nay. Trong Ê-phê-sô 5:25-27, sứ đồ Phao-lô diễn tả

Đấng Christ trong hình ảnh của người chồng với tình yêu thật lớn lao

tha thiết đối với Hội Thánh, đến nỗi hy sinhchính mạng sống, dùng

chính huyết của Ngài tẩy sạch Hội Thánh để  Hội Thánh trở thành

người vợ trinh khiết của Ngài trong ngày Chúa trở lại tiếp Hội Thánh

về trời (Khải 19:7-8).

3. Lời Kêu Gọi Của Ô-sê (14:1-9; 2:19-20).

Trước sự thất tín của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê khuyến khích họ hai điều:

(1) Hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây làđiều cần thiết để họ

được Chúa tiếp nhận, tha thứ, chữa lành và ban phước trong ân sủng

của tình yêu Ngài (14:1-8).

(2) Hãy bước đi trong đường lối ngay thẳng vàcông bình trước

mặt Chúa, để xứng đáng là người vợ của Đấng thánh (2:19-20).

Lời kêu gọi của Ô-sê nhắc nhở Cơ Đốc nhânchúng ta hôm nay

trong sứ mạng kêu gọi người trở về trong tình yêu của Chúa, sống

thánh khiết như người vợ hứa trinh bạch với niềm hy vọng trông chờ

ngày tiệc cưới Chiên Con (Khải 2:18-25; 19:7-8); cũng nhắc nhở

chúng ta:

Tôi có phải là tân nương chung thủy với Chúa hay đang chạy theo

tình nhân nào khác của đời này? (Tình nhân này có thể là theo đuổi

danh vọng, chức vụ, tiền tài, học thức hay một người nào đó và thần

tượng nó và cả sự ham muốn thể xác…).

B. ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MẠNG.

Với sứ mạng quở trách sự bội ước của Y-sơ-ra-ên, tiên tri Ô-sê đã

phải trả giá bằng cuộc hôn nhân của mình với người đàn bà gian

dâm. Cuộc hôn nhân không do Ô-sê chọn, nhưng do mạng lịnh của

17

Chúa, để Ô-sê học tập làm sao có thể yêu  được một người vợ tà

dâm! Một điều không dễ làm, vì đụng đến khía cạnh sâu xa nhất

của đời sống tình cảm, đòi hỏi nơi Ô-sê phải từ bỏ chính mình và

hoàn toàn vâng phục Chúa. Dầu khó, nhưng Ô-sê đã vâng phục

Chúa, và sứ điệp của Ngài thấm nhuần vào từng trải bản thân của

Ô-sê. Ông đã cảm nhận nỗi đau đớn và tình  yêu thương của Đức

Chúa Trời đối với sự thất tín của Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, sứ điệp của

Chúa trở thành vô cùng sống động qua đời sống của Ô-sê.

Qua đời sống và sứ mạng của Ô-sê chúng ta  học được những

điểm này:

(1) Chúng ta có trách nhiệm bày tỏ tình yêu thương của Chúa cho

người khác, nhưng cũng cần có đời sống cảm  thông với Chúa trong

sự thương khó của Ngài.

(2) Hai điểm cần có trong người hầu việc Chúa là sự từ bỏ mình

và vâng phục ý Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin ghi nhận những đặc điểm của tình yêu thương Đức Chúa

Trời đối với Y-sơ-ra-ên (Ô-sê 11:1-2,3,4,8-9;10-11; 12:4; 2:19-20).

2. Dân Y-sơ-ra-ên đã đáp ứng thế nào đối với tình yêu thương của

Đức Chúa Trời? (Ô-sê 2:13; 8:13; 11:2; 11:7).

3. So sánh tình yêu thương của Đức Chúa Trời  đối với Y-sơ-ra-ên

và dân Y-sơ-ra-ên đối với Đức Chúa Trời. Xin tìm hiểu tình yêu

thương của Đấng Christ đối với Hội Thánh (Êph 5:25-27).

4. Với sự ngoại tình của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê có sứ mạng gì? Sứ

mạng của Ô-sê có ý nghĩa gì cho Cơ Đốc nhânchúng ta hôm nay?

(Ô-sê 14:1-9; 2:19-20; Khải 2:18-25; 19:7-8).

5. a. Trong sứ điệp bày tỏ tình yêu thương chung thủy của Đức

Chúa Trời và quở trách sự bội nghịch của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê đã có

từng trải bản thân gì? Và trả giá như thế nào với sứ mạng Chúa gọi?

(Ô-sê 1).

18

b. Trong sự trả giá này chúng ta học được những gương sáng

nào trong đời sống phục vụ Chúa của Ô-sê?

6. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ mạng của Ô-sê.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Trong thế gian đầy cám dỗ, bạn có phải là người vợ hứa

chung thủy của Chúa Giê-xu hay đang chạy theo  “tình nhân” nào

khác?

b. Bạn hầu việc Chúa với tâm tình nào?

c. Đời sống bạn có phản chiếu được những nét cao đẹp trong

tình yêu chung thủy của Chúa và kêu gọi tộinhân trở về cùng Ngài

không? Xin trình bày.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Bị Ngứa, Đau Vì Chạm Phải Sứa Khi Tắm Biển.

Hãy lấy miếng bông thấm nước đường pha đặc đắp lên ngay. Bạn

sẽ ngạc nhiên về kết quả thu được.

 

Post CommentLeave a reply