Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. TÌNH CHA CON

I. KINHTHÁNH: Lu-ca15:11-32.

II. CÂU GỐC: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế.”(Ga-la-ti 4:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus kể ví dụ nầy để bày tỏ tình yêu thương và sự tha thứ của Ngài đối với những người có tội ăn năn.

– Cảm nhận: Tình yêu và sự tha thứ của Chúa là vô bờ bến mà nhiều khi chúng ta không thể hiểu hết được.

– Hành động: Qua ví dụ nầy, các em có thể kể thêm nhiều điều về tình yêu của Chúa, và cầu nguyện cảm tạ lòng yêu thương đời đời của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giáo viên giúp các em tập đóng kịch để diễn lại câu chuyện, có thể chia tổ để thi đua.
  2. Giáo viên tìm các tranh ảnh về nạn đói từ báo, tạp chí cũ, để các em hiểu rõ bối cảnh trong câu chuyện.
  3. Giúp các em hiểu rõ câu gốc, động viên các em viết ra hoặc diễn đạt ý nghĩa của câu gốc.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   (Dẫn vào đề bằng một vở kịch ngắn trong sách học viên trang số 6. Qua vở kịch nầy, giúp các em hiểu được tâm trạng và cảm nghĩ của người con cả trong ví dụ của Chúa Jêsus. Phân vai cho các em tập đóng kịch  trước).

   Sau khi diễn xong, cho các emthảo luận vở kịch đó với những câu hỏi sau.

 – Nếu em là Đạt, khi em chưa làm xong công việc mà được đi xem bóng đá, em cảm thấy thế nào? Có công bằng không? Tại sao?

 – Nếu em là Cường, thì em cảm thấy thế nào? Tại sao? Em có nói với ba là đã phân chia công việc và Đạt chưa làm xong phần việc của mình không? Em có thấy bất công không, khi xem bóng đá về còn phải giúp Đạt làm tiếp phần việc còn lại? Tại sao? Em có cảm thấy ba yêu thương Đạt hơn mình không? (Cho các em nói lên cảm nghĩ của mình).

   Hôm nay, chúng ta sẽ được nghe một ví dụ của Chúa Jêsus. Trong ví dụ nầy, có một người cũng hiểu lầm tình yêu thương của cha đối với mình như Cường vậy!

  1. Bài học.

(1) Lý do Chúa Jêsus kể ví dụ “Tình cha con”.

   Mỗi ví dụ đều cho chúng ta một bài học hay. Ví dụ mà Chúa Jêsus kể hôm nay có tên là “Tình cha con”.

   Người Pha-ri-si hết sức kiêu ngạo vì cho rằng mình thuộc lòng luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ coi thường những người không phải là người Giu-đa chính gốc. (Mời một em đọc Lu-ca15:1-2). Trong Lu-ca15:1-2 cho thấy những người Pha-ri-si tức giận việc gì? (Họ cho rằng Chúa Jêsus không nên ở và ăn cơm chung với những người thâu thuế và người có tội, vì những người đó không xứng đáng được như vậy. Vào thời đó, ăn cơm chung là biểu hiện tình bạn tốt đẹp. Người Pha-ri-si nghĩ rằng chỉ có họ mới đáng làm bạn của Chúa Jêsus).

   Chúa Jêsus biết ý nghĩ của những người Pha-ri-si và các thầy thông giáo, nên Ngài kể một ví dụ.

(2) Hình ảnh của“Tình cha con”.

     a. Đối với đứa con hoang đàng.

   Một người cha có hai con trai. Người anh cần cù làm việc suốt ngày, còn người em thì thích chơi bời lêu lỏng. Một ngày nọ, người em quyết định ra đi sống xa nhà, để mở rộng tầm mắt. Anh ta nói với cha: “Thưa cha, xin chia gia tài cho con!”

   Vào thời đó, khi cha chết thì con trai trưởng nam được thừa hưởng 2/3 tài sản, con trai út chỉ được1/3. Khi nghe con trai út xin được phần tài sản của mình, người cha không vui, nhưng vẫn chia cho con. Chúa Jêsus kể tiếp: Mấy ngày sau, người em lấy tài sản của mình và ra đi.

   Các em biết người em đi đâu không? (Đi đến một nơi xa lạ). Anh ta làm gì ở đó? (Ăn chơi hoang đàng, tiêu xài phung phí). Khi đó, bạn bè của anh đối xử với anh thế nào? (Tốt, thân mật).

   Đúng lúc ấy, trong xứ anh cư ngụ xảy ra hạnh án. Thế là nạn đói xuất hiện và đe dọa mọi người. “Nạn đói” là gì? (Là lúc thiếu thức ăn kéo dài. Cho các em xem hình). Người em hết tiền, bị bạn bè bỏ rơi, khổ sở vì bụng đói, đành nhận lời đi chăn heo cho một nhà nọ. Đây là công việc mà không ai muốn làm, vì theo luật pháp của Môi-se, con heo được xem là con vật dơ bẩn (Lê-vi Ký 11:7). Vậy mà khi chăn heo, anh ta đói đến nỗi muốn ăn vỏ đậu của heo, nhưng chủ cũng không cho ăn.

   Vừa đói, vừa buồn tủi, nhục nhã, vừa hối hận, người em khóc, nhận ra mình rời bỏ gia đình là một việc sai lầm, giờ phải làm thế nào đây? (Anh quyết định quay về, xin cha coi như người làm mướn). Quyết định của người em cho thấy điều gì? (Anh ta đã ăn năn tội lỗi). Anh không đòi được làm con út như ngày nào, mà chỉ mong được làm đứa ở mướn cho cha.

    Nghĩ thế, người em đứng dậy trở về. Khi về gần đến nhà, anh lo lắng không biết thái độ của cha sẽ như thế nào khi thấy mình trở về? Nhất là khi tiền bạc đã tiêu xài hết, liệu cha có tha thứ cho anh không, hay sẽ mắng: “Mày không phải là con tao nữa, mày bỏ nhà ra đi, sao bây giờ còn quay lại xin ăn?” Nghĩ tới đó, anh ta càng thêm bối rối, lo sợ.

   Trong khi đó, cha ở nhà lúc nào cũng trông ngóng con trai trở về. Một hôm, ông thấy xa xa có một người đang đi về phía nhà mình, có phải con ông không? Sao dáng vẻ tiều tụy thảm thương đến thế nầy! Ôi! Đúnglà con trai của ta rồi! Các em biết ông làm gì không? (Người cha chạy ra, ôm chầm lấy con mà hôn).

   Người em hết sức ngạc nhiên khi thấy cha vui mừng như vậy. Anh nói những lời đã chuẩn bị trước: “thưa với cha: Cha ơi, con đã phạm tội với trời và với cha, không xứng đáng gọi là con của cha nữa!” Người cha ngắt lời con vì ông quá vui mừng, liền bảo đầy tớ: “Hãy mau lấy áo tốt nhất mặc cho nó, đeo nhẫn vào tay, mang giày vào chân. Hãy bắt con bê mập làm thịt. Chúng ta hãy ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ tìm lại được.”

   Khi nghe cha nói như vậy, nếu em là người em, em sẽ cảm thấy như thế nào? (Cho các em nói ra cảm nghĩ của mình). Cái áo đẹp chỉ dành cho khách quí, nhưng anh lại được mặc, được đeo chiếc nhẫn quí của cha, mang giày tốt vào chân. Người em chỉ dám nghĩ rằng, mình được làm đứa ở mướn cho cha là qúy lắm rồi, nhưng anh không ngờ cha tha thứ cho anh, còn chuẩn bị tiệc, đàn hát, vui mừng đón anh.

     b. Đối với đứa con ngoan ngoãn vâng lời.

   Con út trở về, cha vui mừng. Có vẻ như đó là một kết cuộc tốt đẹp, nhưng Chúa Jêsus đã nói, trong nhà có hai anh em. Khi em út trở về thì người anh đang ở ngoài đồng. Đến lúc người anh ở ngoài ruộng trở về nhà, nghe tiếng cười, tiếng đàn ca thì ngạc nhiên hỏi một đầy tớ: “Có việc gì? Đầy tớ thưa: “Em cậu đã trở về và cha cậu đã làm thịt con bê mập, vì ông thấy cậu ấy về được mạnh khỏe”.

   Đó có phải là tin vui không? Người anh nghe tin đó cảm thấy thế nào? (Cho các em đọc Lu-ca 15:28-30, ghi lên bảng chữ “nổi giận”, “không muốn vào nhà”, “con của cha kia”).

   Theo các em, tại sao anh ta nổi giận? (Cho các em trả lời. Có thể là vì ích kỷ, ganh ghét, tủi thân…). Người anh nổi giận, không vào nhà, làm vậy có nên không? Tại sao?

   Người cha biết tâm trạng của con cả liền bước ra khuyên nhủ, rằng cha yêu thương cả hai con, nhưng người anh thưa: “Cha xem, đã bao nhiêu năm con phục vụ cha, chưa từng trái lệnh cha, mà cha chẳng bao giờ cho con một con dê con để chung vui với bạn hữu. Nhưng khi đứa con kia của cha, là đứa đã phung phí hết tài sản của cha với gái mại dâm rồi trở về thì cha lại làm thịt con bê mập ăn mừng!”

   Cảm nghĩ của người anh như vậy có đúng không? Nếu em là người anh, em có suy nghĩ như vậy không? (Cho các em trả lời). Có thật người anh lúc nào cũng vâng lời cha không? Trong lời nói của anh ta, có điều gì chứng tỏ sự bất mãn với cha và tức giận với em trai mình? (Trách cha và gọi em là “đứa con cha kia”). Thật ra người anh tức giận điều gì? (Người em được tiếp đón khi trở về).

   Người cha ngạc nhiên khi thấy con cả nổi giận. Ông nhẹ nhàng nói: “Con ơi! Con luôn luôn ở bên cạnh cha. Tất cả tài sản của cha là của con, còn em con tưởng đã chết mà nay được sống, tưởng đã lạc mất mà nay trở về”.

 (3) Ý nghĩa của ví dụ “Tình cha con”.

   Mỗi nhân vật trong ví dụ đều đại diện cho một hạng người. Chúng ta cùng xem xét từng nhân vật trong câu chuyện để hiểu ý của Chúa Giê-xu. (Cho các em kể ra ba nhân vật: Người cha, người anh và người em).

     a.Người cha: Theo các em, người cha trong câu chuyện chỉ về ai? (Đức Chúa Trời). Người cha làm những gì khiến các em nghĩ đến Đức Chúa Trời? (Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như: Người cha nghĩ gì về đứa con út? Sau khi con trai hoang phí hết của cải và trở về, cha còn yêu anh không? Tại sao con cả tức giận? Chính bữa tiệc mừng đã chứng tỏ người cha yêu con út và muốn người anh nguôi giận. Lời cha nói với con cả khiến chúng ta nghĩ đến lòng nhân từ và sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời).

     b. Người anh: Người anh giống những người Pha-ri-si và các thầy thông giáo ở điểm nào? (Giúp các em hiểu, người anh nổi giận vì cha dọn tiệc mừng em, cũng giống như các thầy thông giáo phản đối bạn bè của Chúa Jêsus là tội nhân và người thâu thuế. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như: Ai không vui vì Chúa Jêsus ăn chung, ở cùng với các tội nhân? Ai không vui vì người cha dọn tiệc mừng con út trở về?)

     c. Người em: Người em đại diện cho ai? (Đến đây, có lẽ các em đã hiểu người em đại diện cho tất cả những người lầm lạc, dại dột, làm theo ý mình…). Chúng ta cũng giống như người em trong câu chuyện, thường rời xa Chúa, cho ý mình là tốt và làm theo ý riêng.

     3. Ứng dụng.

   Bài học quan trọng nhất mà Chúa Jêsus muốn các em học qua ví dụ nầy là, Đức Chúa Trời yêu các em. Các em là con cái của Chúa, dù các em phạm sai lầm gì, thì Đức Chúa Trời vẫn yêu thương các em. Các em thử suy nghĩ xem, khi con cái không vâng lời, ba mẹ có giận không? Nhưng giận có phải là không còn yêu thương con nữa không? Chúa Jêsus muốn dạy rằng: Đức Chúa Trời vẫn yêu thương các em ngay cả lúc các em phạm lỗi. Ngài căm ghét tội lỗi các em đã phạm, nhưng Ngài yêu thương các em và thực lòng mong muốn các em xưng tội và từ bỏ nó. Ngài sẵn lòng nguôi giận và tha tội cho các em. Ngài vui mừng khi các em quay trở về với Ngài.

   Các em thân mến! Khi các em tin nhận Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế, thì các em đã là con của Đức Chúa Trời. Kể từ đó, địa vị của các em đã được thay đổi bởi tình yêu thương của Ngài ban cho. Kinh Thánh cho các em biết điều đó. (Cho các em đọc câu gốc: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế”.

   Đức Chúa Trời giống như người cha trong ví dụ, trong Chúa Jêsus tất cả những gì của Đức Chúa Trời là của các em. Đối với Chúa Giê-xu, các em quan trọng cũng như người con đối với cha trong ví dụ vậy. Ví dụ nầy là do chính Chúa Jêsus kể ra, nên các em hoàn toàn có thể tin đó là sự thật.

  (Hướng dẫn các em kể ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với các em trong những ngày qua, sau đó cho các em viết lời tạ ơn Chúa vào Tập Học Viên, trang 8).

V. SINH HOẠT.

   Trò chơi: Tiệc mừng con trở về.

   Cách chơi: Đứng vòng tròn đếm số thứ tự và các em phải nhớ số của mình. Sau đó cho tập hợp hàng dọc lộn xộn, hoặc đảo lộn tất cả các vị trí vòng tròn. NHD công bố trò chơi: Tất cả các em giả làm gia súc của một gia đình, ngoại trừ một em (gọi em đó ra) là gia nhân. Hôm nay, người con út đã trở về, người cha mở tiệc ăn mừng. Những em nào mang từ số 1 đến số… là Bê, không được cho bạn chung quanh biết. Từ số… đến số… là Heo…Mỗi nhóm chịu tên một con vật.

   NHD nói với gia nhân: “Ta muốn con đi bắt cho ta một con bò (hoặc gà, vịt…) để làm tiệc đãi”.

  Gian hân phải đi đến một em nào đó dẫn lên trình diện cho ông chủ. Khi ông chủ đặt tay lên đầu con vật, em đó mới được kêu tiếng con vật đó ra. Nếu sai, gia nhân phải đi tìm con khác.

– Tiếng các loài kêu được ấn định.

+Heo: éc, éc; Bê: B…ê…ê; Gà: Ò ó o; Vịt: Cạp, cạp…

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. TÌNH CHA CON

I. KINH THÁNH: Lu-ca15:11-32.

II. CÂU GỐC: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế.”(Ga-la-ti 4:7).

III. BÀI TẬP.

  1. Kịch nói.

   (Nếu em nhận một vai trong vở kịch nầy, em cần phải tập nhiều lần mới diễn tốt được).

  + Người dẫn chuyện: Sáng thứ bảy, Cường, Đạt và ông Trần đang ăn sáng với nhau.

   – Ông Trần: Trưa nay chúng ta sẽ đi xem bóng đá, ba biết các con rất phấn khởi, nhưng các con phải lau dọn nhà cửa, bàng hế và nhà bếp sạch sẽ trước khi đi.

   + Người dẫn chuyện: Cường, Đạt bắt đầu lau dọn, nhưng lau dọn được một lúc thì lại bỏ đó quay ra chơi đá dế.

   – Ông Trần: Nếu trưa nay các con chưa làm xong thì không được đi xem bóng đá.

   – Đạt (nói với Cường): Em nghĩ ra cách rồi! Bây giờ chúng ta chia nhau ra làm, mỗi người một việc sẽ nhanh hơn.

   – Cường: Hay đấy! Vậy anh lau nhà, em lau bàn và nhà bếp.

   + Người dẫn chuyện: Hai anh em bắt tay làm việc hăng say. Nhưng một lát sau, bạn của Đạt đến tìm. Đạt liền ra gặp bạn, còn Cường vẫn tiếp tục làm việc của mình.

   – Cường (lẩm bẩm): Chắc Đạt không được đi xem bóng đá rồi, mình cố gắng làm nhanh lên để ba thấy mình siêng năng hơn nó (nhanh tay hơn).

   + Người dẫn chuyện: Đến trưa, Cường đã làm xong phần việc của mình.

   – Cường (nhìn Đạt): A! Đến giờ cơm rồi mà em vẫn chưa làm xong, chắc em không được đi xem bóng đá đâu, còn anh thì xong hết rồi!

    – Đạt (khẩn khoản): Anh giúp em một tay với, em sẽ…

   – Ông Trần: Các con mau ra ăn cơm, đến giờ rồi!

   – Cường: (Lẩm bẩm) Ba thấy mình làm xong mà chẳng khen một tiếng nào, chán thật! Còn nữa, ba biết Đạt làm chưa xong mà…Thật là không công bằng.

   – Ông Trần: Để đi xem bóng đá về rồi lau dọn tiếp.

  1. Đức Chúa Trời yêu em.

     a. Em đọc ví dụ về “Tình cha con” (Lu-ca 15:11-32), tìm và ghi ra những ý chính nói về lòng yêu thương của Đức Chúa Trời. Chú ý là trong câu chuyện trên, Đức Chúa Trời giống như người cha.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     b. Phải nhớ rằng Đức Chúa Trời lúc nào cũng yêu các em. Em viết vào khung dưới đây.

   Trong tuần nầy, Đức Chúa Trời yêu em như thế nào? Em viết những lời tạ ơn Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời luôn ở bên cạnh em cho dù trời mưa hay nắng, lúc em buồn hay vui, tốt hay xấu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. TÌNH YÊU THƯƠNG

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo1Cô-rinh-tô 8:1-13).

II.CÂU GỐC: “Nhưng trên hết những điều nầy, phải mặc lấy tình yêu thương, vì là dây liên kết của sự toàn hảo.” (Cô-lô-se 3:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Trạm xăng yêu thương.

   Tình yêu thương có quan hệ đặc biệt như thế nào với 8 đặc tính còn lại của trái Thánh Linh? Em xem hình vẽ dưới đây và bằng lời nói đơn giản của mình viết ra mối quan hệ nầy vào ô trống.

  1. Đèn xanh yêu thương.

   Em xem tâm trạng và hành vi của các nhân vật trong hình vẽ có phải xuất phát từ tình yêu thương không? Nếu phải thì tô màu xanh vào hình trái tim có tên của họ, nếu không phải thì tô màu đỏ.

  1. Hành động yêu thương.

   Biểu hiện cụ thể của tình yêu thương là quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Em ghi vào ô trống một hành động cụ thể mà em có thể làm cho các anh chị em (trong gia đình, trong Hội Thánh, trong lớp…).

 

 Cha trên trời yêu dấu!

 

   Ngài là tình yêu thương. Vì tình yêu thương mà Chúa

Jêsus đã đến thế gian, chết trên cây thập tự chuộc tội cho nhân loại. Hôm nay, con xin Ngài sống trong con, để con cũng có tình yêu thương đối với người khác, ban cho con năng lực để có thể làm được điều nầy. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jêsus Christ, A-men!  

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. TÌNH YÊU THƯƠNG

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo1Cô-rinh-tô 8:1-13).

II. CÂU GỐC: “Nhưng trên hết những điều nầy, phải mặc lấy tình yêu thương, vì là dây liên kết của sự toàn hảo.” (Cô-lô-se 3:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Tình yêu thương là đặc tính đầu tiên và là nền tảng quan trọng để sản sinh ra những đặc tính còn lại của trái Thánh Linh.

   – Cảm nhận: Tình yêu thương thật sẽ vì lợi ích của người khác.

   – Hành động: Bày tỏ tình yêu thương bắt đầu từ anh chị em trong gia đình, sau đó lan ra những người khác.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

    Agape, tiếng Anh dịch là Love, còn bản Kinh Thánh tiếng Việt dịch là “Yêu thương”, “Tình yêu thương”, “Lòng yêu thương”. Tình yêu thương là “hương vị”đầu tiên của trái Thánh Linh. Trong tiếng Hy-lạp, có nhiều từ ngữ khác nhau nói về tình yêu thương. Thứ nhất: “Tình yêu tự nhiên”(Storgẽ), chỉ tình yêu giữa cha mẹ và con cái. Thứ hai: “Tình yêu bạn hữu” (Philia), chỉ tình yêu giữa bạn bè, hoặc chỉ sự yêu thích vật nào đó hoặc sự việc nào đó. Trong Tân Ước, từ ngữ nầy xuất hiện tổng cộng 25 lần. Thứ ba: “Tình ái” (Erõs) là chỉ tình yêu xuất phát bởi sự tham muốn, đặc biệt là liên quan đến tình dục. Thứ tư: “Tình yêu thương” hoặc “Tình yêu thánh khiết”(Agape) chỉ về tình yêu mặc dầu. Tình yêu thương nầy là tình yêu của Đấng Christ đối với chúng ta, cũng chính là tình yêu thương được đề cập trong bài nầy.

   Tình yêu “thông thường” lấy “tôi” làm trọng tâm, muốn “tôi” được ích lợi, muốn “tôi” được thỏa mãn, nhưng tình yêu “mặc dầu” (Agape) là tình yêu không vị kỷ, không dựa trên điều kiện hoặc quyền lợi nào cả. Tình yêu “mặc dầu” không vì lợi ích của “tôi” mà vì lợi ích của người khác. Đức Chúa Trời là gương mẫu của tình yêu “mặc dầu”. Ngài đã yêu chúng ta bằng tình yêu “mặc dầu”, nên Ngài muốn chúng ta cũng yêu người khác bằng tình yêu nầy (1Giăng 3:16-18; 4:7-11).

   Nếu không có tình yêu thương thì sẽ không có “sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ”. Vì thế Phao-lô nói: “Trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành” (Cô-lô-se3:14).

   Trọng điểm bài nầy là giúp các em hiểu rõ ý nghĩa cao nhất của tình yêu thương là vì lợi ích của người khác.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Tình yêu thương là gì?

   Giáo viên đưa ra những câu hỏi sau đây để các em thảo luận và sau đó phát biểu cảm nghĩ của mình.

  1. Em nhận biết tình yêu thương là gì?
  2. Ai từng khiến em biết mình được yêu thương?
  3. Em cho rằng hành động như thế nào là biểu hiện tình yêu thương

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Có thể chúng ta nhận biết rất hạn chế về tình yêu thương, chỉ biết đây là một loại cảm giác khiến chúng ta yêu thích. Các em còn nhớ câu gốc của bài học trước không? “Hương vị”đầu tiên của trái Thánh Linh là gì? (Tình yêu thương).

   Muốn thực hành tình yêu thương thì đầu tiên các em phải hiểu ý nghĩa của tình yêu thương. Tình yêu thương là thứ tình cảm xuất phát từ trong lòng, khiến chúng ta từ bỏ lợi ích của mình và muốn làm những điều tốt đẹp cho người khác.

  1. Bài học.

   (Sử dụng trang tài liệu 5 sách giáo viên).

   Sứ đồ Phao-lô đã dựa trên tình yêu thương để giải quyết sự tranh cãi trong Hội Thánh Cô-rinh-tô về việc ăn của cúng thần tượng. Người thì nói có thể ăn được, người thì nói không thể. Tìm hiểu về vấn đề nầy, các em sẽ hiểu rõ hơn về tình yêu thương.

   Phao-lô nói: “Nhưng sự hiểu biết sinh kiêu căng, còn tình yêu thương thì xây dựng.” (1Cô-rinh-tô 8:1b). Nếu chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên tình yêu thương thì phải vì lợi ích của người khác.

   Các em đọc (1Cô-rinh-tô 8) xem sứ đồ Phao-lô đã nói gì về điều nầy? Nếu chúng ta ăn mà khiến anh em khác vấp phạm thì đừng ăn: “Nhưng hãy giữ lấy, kẻo sự tự do của mình làm dịp cho kẻ yếu đuối vấp phạm…Cho nên, nếu thức ăn tạo cớ vấp phạm cho anh em, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt, để khỏi tạo cớ vấp phạm cho anh em tôi.” (1Cô-rinh-tô 8:13). Đó chính là tình yêu thương thật.

   Tình yêu thương khiến chúng ta không chỉ nghĩ đến quyền lợi, sở thích của cá nhân mình, mà nghĩ đến ích lợi của người khác. Tình yêu thương không phải là mù quáng, bao che tội lỗi, không dám nói thật, nhưng tình yêu thương vì lợi ích của người khác là sẵn sàng chỉ ra sai sót, thậm chí trách mắng người khác với tinh thần xây dựng.

   Thế nào là chỉ ra sai sót và trách mắng người khác với tinh thần xây dựng?

   (1) “Nếu anh em con có lỗi với con, hãy gặp riêng và nói cho người ấy biết điều đó. Nếu người ấy chịu nghe thì con được lại anh em.”(Ma-thi-ơ18:15). Chúng ta chỉ nói riêng với người sai sót. Tuyệt đối không đem sai sót của họ nói với người khác.

   (2) “Nhưng nếu người ấy không chịu nghe thì hãy đem một hay hai người đi với con, để dựa vào lời của hai hoặc ba nhân chứng mà mọi lời được xác nhận.” (Ma-thi-ơ 18:16). Khi người có sai sót không chịu nhận lỗi, chúng ta mới mời thêm vài người có uy tín để giúp người đó ăn năn.

   (3) “Thật, Ta bảo các con, hễ điều gì các con buộc ở dưới đất cũng sẽ bị buộc ở trên trời; và điều gì các con mở ở dưới đất cũng sẽ được mở ở trên trời.” (Ma-thi-ơ18:17). Nếu người có sai sót không chịu nghe nữa thì mới báo cho Hội Thánh. Chúng ta phải làm tất cả các bước ấy với lòng yêu thương tràn ngập lòng, với mục đích giúp bạn thấy lỗi để trở nên người tốt hơn, chứ không phải cho bạn thấy lỗi để dìm bạn xuống và tự đưa mình lên.

   Ba mẹ các em có trách mắng các em không? Vì sao? Các em đã từng giúp bạn thấy lỗi của mình với tấm lòng tràn ngập yêu thương chưa? (Cho các em chia sẻ).

   Chúa Jêsus là nguồn của tình yêu thương. Tình yêu thương khiến Ngài bằng lòng chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho tất cả mọi người. Sự chết của Chúa Jêsus là hình ảnh rõ ràng nhất về tình yêu thương.

   Tình yêu thương là nền tảng quan trọng nhất để sản sinh ra những điều khác như: Vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ… Tình yêu thương chính là động lực khiếnc húng ta kết trái Thánh Linh.

  1. Ứng dụng.

   Hướng dẫn các em làm bài tập “Trạm xăng yêu thương”, rồi

chia sẻ những gì đã viết. Tình yêu thương cũng giống như xăng để khởi động và làm cho xe chạy vậy. Sau đó làm tiếp bài tập “Đèn xanh yêu thương”. Hướng dẫn các em phân biệt động cơ cư xử của các nhân vật trong hình vẽ, tâm trạng và hành vi của các nhân vật có phải là tình yêu thương không.

   Bài tập phần 3: Tình yêu thương phải thể hiện bằng hành động cụ thể, bắt đầu từ những anh chị em trong gia đình, trong Hội Thánh rồi lan ra những người khác (cho các em chia sẻ những gì đã viết). Nếu có những hành động nào có thể thực hành tình yêu thương ngay tại lớp, thì hướng dẫn các em thực hiện.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(Châm ngôn 3:5).

III. BÀI TẬP.

  1. Hai cách nhìn.

Em nối chữ ở hàng dọc và số ở hàng ngang để tìm từ ghi trên đường kẻ.

  1. Lời nói của người lãnh đạo tốt.

Em đọc lời thoại phía dưới và trả lời vào chỗ trống của B và D để thể hiện họ là người lãnh đạo tốt.

 

A. Anh hai ơi! Mẹ có ở nhà không?

B. Mẹ chưa về!

A. Khi nào mẹ về, anh nói với mẹ là hôm nay em không có ra ngoài nhé!

B. ……………………………………………………

C. Em muốn xem phim này không?

D. Ba em nói không nên xem.

C. Hay lắm! Xem đi.

D. Ba em nói không thích hợp với trẻ em!

C. Vậy, em đến nhà anh xem. Ba sẽ không biết!

D ….…………………………………………………

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(Châm ngôn 3:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lời báo cáo của Giô-suê và Ca-lép về xứ Ca-na-an, khác với lời báo cáo của 10 thám tử còn lại.

– Cảm nhận: Giô-suê và Ca-lép không hùa theo số đông, quyết giữ vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời.

– Hành động: Làm theo lời Chúa, không nghe theo lời bạn xúi giục làm điều không đẹp lòng Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Sự chọn lựa của em. 

  1. Mục đích: Các em thảo luận giữa việc nên làm và không nên làm.
  2. Tài liệu: Trang tư liệu B sách học viên.
  3. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên trang tư liệu B, và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập. Sau đó hỏi các em: “Mỗi người trong hình vẽ muốn em làm gì? Em chọn lựa thế nào? Tại sao?”

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có khi nào em và một nhóm bạn quyết định làm một việc nào đó, nhưng trong số đó có người phản đối không? Ví dụ: Mọi người quyết định cùng xem phim hoạt hình, nhưng một vài bạn lại muốn xem chương trình “Em yêu khoa học”… (Cho các em tự do chia sẻ). Hôm nay, các em sẽ thấy có 12 người nhưng chia làm hai phe, với hai ý kiến trái ngược nhau. Bây giờ chúng ta sẽ xem ý kiến của họ như thế nào nhé!

  1. Bài học.

Dân Ysơ-ra-ên đóng trại tại đồng vắng Pha-ran. Đức Chúa Trời bảo Môi-se cho người do thám xứ Ca-na-an trước khi đưa dân sự vào. Các em đọc Dân số ký 13:2 xem Đức Chúa Trời chỉ thị Môi-se như thế nào? (Cho các em đọc câu Kinh Thánh).

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời phán dặn, chọn trong 12 chi phái mỗi chi phái 1 người để đi do thám xứ. Trong 12 người được chọn, có Giô-suê và Ca-lép.

Môi-se nói: “Hãy đi xem xứ đó như thế nào. Dân sự ở đó mạnh hay yếu, đất đai tốt hay xấu, và hái trái cây xứ đó đem về đây!”

Mười hai thám tử chuẩn bị lên đường. Họ là người đầu tiên nhìn thấy xứ tốt đẹp mà Đức Chúa Trời hứa ban. Một tháng trôi qua, họ cũng chưa trở về. Mọi người ở nhà trông đợi. Rồi ngày thứ 40, mười hai thám tử trở về, đem theo những chùm nho nặng trĩu đến hai người khiêng, cùng nhiều loại trái cây khác. Các em đọc Dân số ký 13:27 xem các thám tử báo cáo với Môi-se về xứ đó như thế nào?

Các thám tử thấy xứ Ca-na-an thật sự “đượm sữa và mật”. Trái cây họ đem về đã nói lên điều đó. Nhưng, họ nói tiếp: “Dân xứ đó rất mạnh, thành trì rất vững vàng. Còn nữa, chúng tôi thấy những người khổng lồ sống ở đó nữa!”

Dân sự hoang mang lo lắng. Nhưng thám tử Ca-lép khích lệ dân sự: “Chúng ta hãy đi lên chiếm xứ, vì chúng ta sẽ chinh phục được”. Nhưng các thám tử khác phản đối: “Không được! Không được! Chúng ta không thể đánh chiếm xứ đó, vì dân xứ đó mạnh hơn chúng ta! So với họ, chúng ta chỉ như những con cào cào mà thôi!”

Lời nói của các thám tử này khiến dân sự sợ hãi. Họ bắt đầu khóc lóc, lằm bằm oán trách Môi-se: “Chúng tôi thà chết tại Ai-cập hoặc trong đồng vắng còn hơn! Tại sao Đức Chúa Trời dẫn chúng tôi vào đất này để bị giết?!” Rồi họ bàn với nhau lập một người lãnh đạo khác để dẫn họ quay trở về Ai-cập.

Dân sự hoàn toàn không tin cậy lời hứa của Đức Chúa Trời cho họ. Họ đã quên những ngày tháng đi trong đồng vắng, Ngài đã nuôi nấng, chăm sóc, giải cứu, giúp đỡ họ như thế nào.

Trước tình hình đó, Giô-suê và Ca-lép xé áo mình bày tỏ lòng đau thương. Hai ông nói với dân sự. Các em đọc Dân số ký 14:7-9 xem hai ông có cái nhìn khác với những thám tử kia như thế nào?

Dĩ nhiên Giô-suê và Ca-lép cũng nhìn thấy thành trì vững chắc và những người khổng lồ, nhưng họ tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngài đã hứa ban cho họ vùng đất này. Giô-suê và Ca-lép khuyên dân sự đừng sợ dân cư ở đó, vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng họ. Dân sự không những không nghe mà còn muốn ném đá giết chết hai ông nữa.

Các em nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào trước hành động của dân sự? (Rất buồn). Theo em, Ngài sẽ làm gì? (Ngài sửa phạt họ). Những người không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và đã nói: “Chúng tôi thà chết trong đồng vắng” thì sẽ nhận được như điều họ nói. Hành động không tin cậy Đức Chúa Trời của họ khiến họ phải trả giá: 40 năm lưu lạc trong đồng vắng cho đến khi chết hết, chỉ con cháu họ sinh ra trong thời gian đó, cùng Giô-suê và Ca-lép được vào xứ Ca-na-an mà thôi. Còn 10 thám tử cùng đi với Giô-suê và Ca-lép bị Đức Chúa Trời phạt chết ngay sau đó trong một tai vạ.   

Sau 40 năm, Giô-suê hướng dẫn lớp người sinh ra và lớn lên trong đồng vắng đi vào xứ Ca-na-an. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên đã được thực hiện.

  1. Ứng dụng.A

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 2 và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Hai cách nhìn”. Sau đó hỏi các em: “10 thám tử có cảm nhận như thế nào đối với việc tiến vào xứ Ca-na-an?” “Còn Giô-suê và Ca-lép thì có cảm nhận như thế nào?” “Giô-suê và Ca-lép đã thể hiện họ là người lãnh đạo tốt như thế nào?” (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ dân sự).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con có nghĩa gì?” “Vì sao lại không nên như vậy? Bằng cách nào để em có được sự hướng dẫn của Chúa và thêm lòng tin cậy Ngài?”

     c. Áp dụng vào đời sống.

Trước hết thảo luận với các em: “Qua Giô-suê và Ca-lép, em nhận thấy phẩm chất của người lãnh đạo tốt là gì? (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đẹp lòng Chúa, từ chối làm điều không đúng, giúp người khác nhận ra cái sai, và khích lệ họ làm điều đúng). Sau đó, cho các em theo hướng dẫn làm bài tập “Lời nói của người lãnh đạo tốt”, rồi chia sẻ những gì đã viết. 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÂN CẬN TỐT BỤNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:25-37.

II. CÂU GỐC: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình” (Lu-ca 10:27).

III. BÀI TẬP.

  1. A! Em đã hiểu bài rồi!

   Em vừa được nghe về câu chuyện “Người lân cận tốt bụng”. Bây giờ, có những câu hỏi nhỏ ở phía dưới đang chờ em. Em cố gắng trả lời thật tốt để chứng tỏ mình rất hiểu bài nhé!

  1. Tại sao Chúa Jêsus lại giảng ví dụ về “Người lân cận tốt bụng?”

……………………………………………………………………………………………

    b. Chúa Jêsus giảng ví dụ nầy với ai?

……………………………………………………………………………………………

    c. Thầy tế lễ làm gì trong đền thờ? Ông ta có giúp người bị nạn không? Tại sao?

……………………………………………………………………………………………

    d. Người Lê-vi làm gì trong đền thờ? Ông ta có giúp người bị nạn không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    e. Vì sao người Sa-ma-ri giúp đỡ người bị nạn?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    g. Điều gì khiến em ngạc nhiên khi thấy người Sa-ma-ri giúp nạn nhân?

……………………………………………………………………………………………

     h. Em có phát hiện ra sự dạy dỗ nào từ ví dụ nầy không?

……………………………………………………………………………………………

  1. Suy gẫm về câu gốc.

   Em suy gẫm câu gốc trong Lu-ca 10:27 rồi trả lời các câu hỏi sau.

  1. Câu gốc dạy em làm gì?

……………………………………………………………………………………………

    b.Theo em, ai là người lân cận trong ví dụ trên?

……………………………………………………………………………………………

    c. Em nói tên hai người lân cận của em và em có thể làm gì cho họ?

……………………………………………………………………………………………

    d. Hãy cầu nguyện xin Chúa giúp em yêu người lân cận của mình………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÂN CẬN TỐT BỤNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:25-37.

II. CÂU GỐC: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình” (Lu-ca 10:27).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus dùng ví dụ nầy để dạy các em phải quan tâm, yêu thương và giúp đỡ người khác.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus yêu chúng ta, các em càng phải yêu thương nhau.

– Hành động: Giải thích ý nghĩa của từ “Người lân cận”, và làm thế nào để trở thành người lân cận tốt.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị một số em để diễn kịch câm phụ họa trong khi kể chuyện.
  2. Tìm trên bản đồ thành Giê-ri-cô và hoàn cảnh địa lý của vùng nầy.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Có bao nhiêu em đã nghe qua ví dụ về người Sa-ma-ri nhân từ? Có lẽ các em đã từng nghe ví dụ nầy, cũng có em chưa được nghe, nhưng dù đã nghe hay chưa nghe, các em cũng sẽ rất thích thú khi nghe lại, vì điều làm cho các em thích thú nhất là tìm ra những điều mới mẻ từ câu chuyện Kinh Thánh quen thuộc. Bài học hôm nay sẽ có tựa đề là “Người lân cận tốt bụng”. Các em suy nghĩ xem tại sao Chúa Jêsus lại giảng ví dụ nầy? (Cho các em trả lời).

  1. Bài học.

(1) Lý do Chúa Jêsus kể ví dụ.

    Một ngày nọ, Chúa Jêsus đang dạy dỗ dân chúng, có nhiều người Pha-ri-si đến nghe Ngài giảng dạy. Các em nên nhớ rằng người Pha-ri-si rất xem trọng việc tuân giữ luật pháp của Môi-se.

   Hôm đó, trong những người Pha-ri-si tham dự, có một thanh niên đứng dậy hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Chúa Jêsus không trả lời ngay, mà hỏi rằng: “Luật pháp Môi-se dạy thế nào về điều đó?”

   Đọc Lu-ca10:27, các em sẽ thấy thầy dạy luật rất thông thạo luật pháp. (Cho các em đọc Lu-ca 10:27). Chúa Jêsus đồng ý với câu trả lời chính xác đó.

   Người thanh niên đó lại hỏi câu thứ hai:“Ai là người lân cận của tôi?” Nói cách khác, anh ta muốn biết chính xác là mình phải yêu thương ai. Nếu người lân cận là bạn thân của mình, hay ba, mẹ, anh, chị, em…thì việc yêu người lân cận không có gì khó khăn. Nhưng nếu người lân cận bao gồm luôn người hàng xóm đáng ghét thì đó là một việc khó khăn vô cùng, phải không các em?

   Chúa Jêsus trả lời câu hỏi của anh thanh niên bằng một ví dụ. (Để các em hiểu rõ ví dụ, giáo viên cần giúp các em hiểu các vấn đề sau: Vào thời Chúa Giê-xu, người Lê-vi là người giúp việc trong đền thờ, họ lau rửa các dụng cụ tế lễ và tham gia ban hát. Người Sa-ma-ri là những người được sinh ra bởi người Giu-đa và người ngoại bang, nên người ta gọi dân Sa-ma-ri là dân lai. Ở thời Cựu ước, Đức Chúa Trời phán dạy dân Giu-đa không được cưới vợ hay gả chồng với người ngoại bang, nhưng tổ tiên của người Sa-ma-ri không vâng lời Đức Chúa Trời. Vì vậy dân Giu-đa rất ghét dân Sa-ma-ri, họ cho rằng người Sa-ma-ri có địa vị thấp kém hơn họ).

(2) Hình ảnh người lân cận tốt bụng.

   (Khi giáo viên kể chuyện, các em đã được phân vai sẽ ra diễn kịch câm).

   Chúa Jêsus phán: Một ngày nọ, có một người Giu-đa đi từ thành Giê-ru-sa-lem đến Giê-ri-cô. Khi Chú Jêsus kể đến đây, dân chúng đều nghĩ đến con đường nầy nguy hiểm, hoang vắng, và có nhiều bọn cướp giật.

    Nhiều người giàu có mua nhà ở Giê-ri-cô để nghỉ lễ ở đó, vì vậy bọn cướp thường rình rập dọc đường để giết người, cướp của.

   Chúa Jêsus tiếp tục câu chuyện: Trên đường đi, đến chỗ vắng vẻ, bỗng người đó bị kẻ cướp tấn công. (Những em đóng vai kẻ cướp từ nơi ẩn nấp chạy ra đánh người rồi ẩn nấp sau tảng đá). Kẻ cướp đánh người hết sức tàn nhẫn, cướp hết quần áo, tiền bạc, rồi bỏ người đó dở sống dở chết nằm bên lề đường.

   Tình cờ, có một thầy tế lễ đi ngang qua ( Em đóng vai thầy tế lễ đi ra). Ông đang trên đường đi đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Đức Chúa Trời. Ông thấy người bị thương nằm dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Thầy tế lễ ngoảnh mặt và tránh sang bên kia đường. Ông cẩn thận tránh không đụng phải người đó, có lẽ ông tưởng người đó đã chết. Thầy tế lễ biết rằng trước khi thờ phượng Đức Chúa Trời, không được chạm vào người chết. Nếu chạm phải xác chết, thì trong bảy ngày, ông bị kể là người không sạch (tham khảo Dân Số Ký 19:11), điều đó có nghĩa là ông mất đi vị trí thờ phượng nơi đền thánh. Đối với thầy tế lễ, việc thờ phượng nơi đền thánh là quan trọng hơn giúp đỡ một người dọc đường. Vì vậy, ông vội vã bước đi. (Em đóng vai thầy tế lễ đi ra).

   Chúa Jêsus phán tiếp: Kế đó, có một người Lê-vi đi ngang qua. (Em đóng vai người Lê-vi bước vào). Ông phát hiện một người nằm bên đường, dáng vẻ rất thảm thương. Người Lê-vi đến gần, cúi xuống xem xét, nhưng ông lại đứng lên. Có lẽ ông nghĩ mình quá bận, đâu có thời gian mà giúp đỡ người không quen biết, hơn nữa, biết đâu kẻ cướp vẫn còn ẩn nấp nơi đây thì nguy hiểm cho ông. Thế là người Lê-vi ấy vội vã đi luôn. (Em đóng vai người Lê-vi đi ra).

   Một lát sau, có một người Sa-ma-ri vẻ mặt hiền từ cưỡi lừa đi ngang qua. (Em đóng vai người Sa-ma-ri bước vào). Dân chúng nghe Chúa Jêsus kể đến đây thì nghĩ rằng: “Chắc chắn người Sa-ma-ri sẽ không giúp người bị thương, vì người Sa-ma-ri tự nhủ: Người Do-thái ghét dân ta, ta cứu giúp người ấy làm chi?”

   Nhưng người Sa-ma-ri đến gần người bị thương, ông thấy người nầy thật tội nghiệp. Người Sa-ma-ri vội vã xuống lừa, đỡ người bị nạn dậy và lấy dầu xức cho ông ta. Nếu bọn cướp quay trở lại hoặc cò nẩn nấp đâu đó, thì người Sa-ma-ri rất nguy hiểm, nhưng ông không lo nghĩ đến việc đó, mà ông lo chăm sóc vết thương rồi dìu người bị nạn lên lừa. Vì con lừa chỉ chở được một người, nên ông phải đi bộ dắt lừa trên con đường gập ghềnh sỏi đá và quãng đường cũng còn khá xa. Họ đi đến một quán trọ, người Sa-ma-ri bồng người bị thương vào quán trọ, thuê cho ông ta một phòng để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, trước khi lên đường, người Sa-ma-ri đưa một số tiền cho chủ quán rồi dặn: “Ông săn sóc người nầy giùm tôi, nếu còn thiếu, khi về tôi sẽ trả”. (Em đóng vai người Sa-ma-ri đi ra).

   Người Sa-ma-ri là một người lân cận tốt bụng, ông vui lòng giúp đỡ và còn trả tiền để người bị thương được chăm sóc chu đáo. Vì sao ông làm thế? Vì ông có lòng yêu thương và mong muốn làm một người lân cận tốt của người Giu-đa.

(3) Ai là người lân cận của tôi?

    Kể xong ví dụ, Chúa Jêsus hỏi: “Trong ba người đó, ai là người lân cận của kẻ bị cướp?” Chúng ta hãy nhớ lại, Chúa Jêsus kể ra ví dụ nầy là để trả lời cho câu hỏi của anh thanh niên: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” và “Ai là người lân cận của tôi?” Câu hỏi của Chúa Jêsus khi câu chuyện kết thúc thật không dễ trả lời, vì từ trước đến nay, anh thanh niêncứ nghĩ chỉ có người Giu-đa mới là lân cận của anh. Nhưng sau khi nghe ví dụ nầy, anh ta trả lời rằng: “Ấy là người đã bày tỏ lòng thương xót đối với nạn nhân.” Đức Chúa Jêsus phán: “Hãy đi, làm theo như vậy.” (Lu-ca 10:37).

  1. Ứng dụng.

   Bây giờ, chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa của ví dụ. Các em có thể tự diễn đạt theo ý mình chữ “người lân cận”mà Chúa Jêsus phán không? (Giúp các em hiểu mọi người xung quanh đều có thể là người lân cận). Chúa Jêsus dạy chúng ta phải đối xử nhân ái và quan tâm đến tất cả mọi người.

   Thầy tế lễ và người Lê-vi có phải là người lân cận không? (Không nên để các em nghĩ rằng thầy tế lễ và người Lê-vi là những người xấu. Họ nhận biết Đức Chúa Trời và thờ phượng Chúa nơi đền thánh. Họ sợ phải chạm tay vào người chết, vì như vậy sẽ không được hầu việc Chúa nữa. Có lẽ họ cho việc tuân giữ luật pháp còn quan trọng hơn việc cứu người. Chúa Jêsus dạy chúng ta hầu việc Ngài, nhưng không bó buộc trong các điều luật, mà phải yêu thương mọi người một cách chân thật, hết lòng).

   Lu-ca 10:33 cho các em thấy thái độ của người Sa-ma-ri rất khác với thầy tế lễ và người Lê-vi. (“Ông động lòng thương xót”). Thầy tế lễ và người Lê-vi chỉ cảm thấy tội nghiệp người ấy mà không đến giúp đỡ.

   (Giáo viên giúp các em suy nghĩ bằng các câu hỏi sau: Nếu em thấy một bạn mà em rất ghét, bị té ở sân trường, em sẽ làm gì? Hoặc, nếu bạn ấy đang lo âu, buồn phiền, em sẽ làm gì? Nếu em có thể giúp bạn ấy, em có làm không? Nếu em không thích bạn ấy, tại sao em lại giúp bạn ấy? Hay em nhờ các bạn khác giúp bạn ấy, chứ em nhất định không giúp? Em làm thế nào để không ghét bạn ấy nữa, xem bạn là người lân cận của mình?).

   Giáo viên gợi ý các em nên cầu nguyện, thành thật kể hết cho Chúa nghe. Nếu các em có lòng nhân ái và khẩn thiết cầu nguyện, các em sẽ không ghét bạn mình như trước nữa.

   Tuy nhiên, muốn làm một người lân cận tốt bụng không phải dễ thực hiện. Câu gốc chỉ cho các em cách để thực hiện. Lu-ca 10:27 cho chúng ta biết, trước hết là phải yêu Chúa, tha thiết xin Chúa cho các em trở thành người nhà của Chúa. Khi các em yêu Chúa, Ngài sẽ cho các em sức mạnh để yêu thương người lân cận như mình.

   Tuần nầy, các em sẽ làm gì để chứng tỏ mình là người lân cận tốt của mọi người? Cụ thể hơn, các em sẽ là người lân cận tốt của ai? Hãy nhớ, người Sa-ma-ri không chỉ cảm thấy tội nghiệp mà còn quan tâm, giúp đỡ tới nơi tới chốn nữa. Người lân cận của các em bao gồm bạn bè, những người các em ghét, trẻ tàn tật, trẻ mồ côi, hoàn cảnh khó khăn…Nếu các em biết ai đó đang cần sự giúp đỡ, ở trường hoặc gần nhà, hay trong lớp của chúng ta…Các em thử làm người lân cận tốt của những người ấy nhé!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 8 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. HƯƠNG VỊ TRÁI THÁNH LINH

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:16-21.

II. CÂU GỐC: “Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ.” (Ga-la-ti 5:22).

III. BÀI TẬP.

  1. Vị thật của trái Thánh Linh.

   Trái Thánh Linh rất đặc biệt, có 9 hương vị thơm ngon. Em có biết 9 hương vị nầy không? Hãy viết vào trong trái này.

* Gợi ý: Mỗi hương vị có 2 từ.

Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ.

  1. Vị thật của trái bị sâu ăn.

   Khi các em làm theo sự tham muốn của xác thịt thì sẽ kết trái như thế nào? Em suy nghĩ rồi dùng lời của mình viết vào trong trái bị sâu ăn.

  1. Kẻ đối địch.

   Trong lòng em thường có hai tiếng nói đối kháng nhau. Đó là tiếng nói của Thánh Linh và tiếng nói của xác thịt. Nếu em vâng theo Đức Thánh Linh thì sẽ có kết cuộc như thế nào? Còn làm theo sự hướng dẫn của xác thịt thì sẽ như thế nào?

Đức Thánh Linh. Tham muốn của xác thịt.                                   Kết cuộc.    Kết cuộc.

Chúa Jêsus yêu dấu!

   Con cảm tạ Chúa đã ban Đức Thánh Linh ở cùng và hướng dẫn con biết làm những điều đẹp lòng Ngài. Con cầu xin Chúa giúp đỡ con trong đời sống hàng ngày biết vâng theo sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh, chống lại sự tham muốn của xác thịt. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus Christ, A-men! 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 8 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. HƯƠNG VỊ TRÁI THÁNH LINH

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:16-21.

II. CÂU GỐC: “Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ.” (Ga-la-ti 5:22).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Trái của Thánh Linh khác với trái của xác thịt như thế nào.

   – Cảm nhận: Bước đi với Chúa Thánh Linh mỗi ngày thì đời

sống sẽ kết trái Thánh Linh.

   – Hành động: Ở trong Chúa và làm theo lời Ngài để đời sống

được kết trái Thánh Linh.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

    Trái Thánh Linh là đề tài xuyên suốt quý nầy, với mục đích giúp các em hiểu rõ những phẩm chất cần có của một Cơ đốc nhân. Kinh Thánh từ Bài 1- Bài 10 chủ yếu ở trong thư tín Ga-la-ti 5:16-23. Trước khi dạy cho các em, bạn nên biết rõ Đức Thánh Linh là ai, và hiểu một cách tổng quát bối cảnh thư Ga-la-ti.

  1. ĐỨC THÁNH LINH LÀ AI?

   Đức Thánh Linh là Ngôi Thứ Ba của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Ngài có cùng bản tính với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Jêsus. Kinh Thánh cho chúng ta biết rõ về Ngài.

   – Ngài là Đấng đời đời (Hê-bơ-rơ 9:14).

   – Ngài là Thần lẽ thật (Giăng16:13).

   – Ngài là Thần linh của thánh đức (Rô-ma1:4).

   – Ngài ở khắp mọi nơi (Thi thiên 139:7-12).

   – Ngài đầy dẫy sự khôn ngoan (1Cô-rinh-tô 2:10-11).

   – Ngài là Đấng Toàn năng (Gióp 33:4).

   – Ngài là Đấng cầu thay (Rô-ma 8:26).

Công tác của Đức Thánh Linh là:

   – Đồng công với Đức Chúa Trời: Tham dự trong sự sáng tạo (Sáng Thế Ký 1:1-2), hướng dẫn trong việc ghi chép lời Đức Chúa Trời (2 Phi-e-rơ 1:21), cộng tác trong việc cứu tội nhân (CôngVụ 1:8).

   – Đồng công với Chúa Jêsus: Trong sự giáng sinh (Ma-thi-ơ 1:20), khi Chúa Jêsus chịu phép báp-tem (Ma-thi-ơ 3:16), chịu cám dỗ (Lu-ca 4:1), khi Chúa Jêsus thi hành chức vụ (Ma-thi ơ 12:28; Lu-ca 4:18-19), lúc Chúa Jêsus phục sinh (Rô-ma 8:11).

   – Đồng công với các tín đồ: Dạy dỗ (Giăng 14:26), dẫn dắt (Rô-ma 8:14), cầu thay (Rô-ma 8:26), an ủi, nâng đỡ (Giăng 14:16-26), hướng dẫn thờ phượng Đức Chúa Trời (Giăng 4:24)…

   Tóm lại: Công việc của Đức Thánh Linh là hướng dẫn tín hữu làm đẹp lòng Đức ChúaTrời và vinh hiển danh Ngài. Khi một người tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, thì Đức Thánh Linh ngự vào lòng của người đó.

  1. BỐI CẢNH THƯ GA-LA-TI.

   Mục đích Phao-lô viết sách là để giải quyết hai vấn đề lớn xuất hiện tại Hội Thánh Ga-la-ti. Thứ nhất: Những tín đồ Giu-đa nghi ngờ uy quyền dạy dỗ của Phao-lô, cho rằng Phao-lô không phải là sứ đồ, không có tư cách dạy dỗ. Thứ hai: Những tín đồ Giu-đa nầy không tin sự cứu rỗi đặt nền tảng trên đức tin. Họ cho rằng, muốn được cứu rỗi thì ngoài việc nhờ cậy vào Chúa Jêsus, còn phải tuân giữ luật pháp Môi-se. Phao-lô đã viết thư nầy để bênh vực chức vụ sứ đồ của mình, và giảng giải Tin Lành mà ông đã rao truyền.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Tốt và xấu.

   1.Chuẩn bị: Một trái cây còn tươi tốt và một trái đã hư thối, tốt nhất là cùngmột loại (có thể mua một trái trước vài ngày, để cho nó từ từ hư đi).

  1. Thực hiện: Cho các em quan sát bên ngoài hai trái (tốt tươi và hư thối) xem có gì khác nhau. Sau đó, cắt ra cho các em quan sát bên trong. Có thể chia nhóm để thi đua xem nhóm nào nêu ra được nhiều điểm khác nhau nhất. Sau đó hỏi các em: “Muốn trái cây không bị hư thối, các em phải làm gì?” “Người có bản chất tốt và người không có bản chất tốt có gì khác nhau?Hai hạng người này có biểu hiện khác nhau như thế nào?” (Có thể cho nhóm1nêu ra biểu hiện của người có bản chất tốt, nhóm 2 nêu ra biểu hiện của người có bản chất xấu).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Các em muốn mình trở thành người tốt hay người xấu? Nếu không muốn trở thành người xấu thì phải làm thế nào? (Cho các em tự do chia sẻ). Có 1 bí quyết được ghi trong Kinh Thánh, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bí quyết nầy nhé!

  1. Bài học.

   (Câu chuyện dưới đây có thể thu âm rồi phát ra cho các em nghe, hoặc kể chuyện hay đóng kịch. Sử dụng trang tài liệu 1-4 sách giáo viên).

   Minh nhìn hai bạn trong lớp thiếu nhi đang chơi máy bay điện tử và muốn có một cái như vậy. Nhìn các bạn đang chơi say mê và vui vẻ, Minh cảm thấy không vui và mong sao chiếc máy bay đó bị hư. Nhưng ngay lúc đó, trong lòng em bỗng có tiếng nói: “Đừng suy nghĩ như vậy! Không tốt đâu!” Sau buổi nhóm, Minh phát hiện hai bạn ấy bỏ quên chiếc máy bay trong nhà vệ sinh. Minh nhìn quanh không thấy ai ở trong nhà vệ sinh liền nhanh tay lấy chiếc máy bay bỏ vào túi xách. Trong lòng em lại có tiếng nói: “Không được làm như vậy!” Nhưng Minh vội vã rời khỏi đó.

   Về đến nhà, Minh cảm thấy không bình an, và sợ mẹ biết. Đến tối, Minh đóng cửa phòng lại rồi lấy máy bay ra chơi, nhưng sao Minh không cảm thấy vui! Chán nản, Minh quăng nó trở vào túi xách và lên giường ngủ, nhưng nhắm mắt mãi cũng không ngủ được. Lời Chúa dạy: Chớ trộm cắp, chớ tham lam…cứ lặp đi lặp lại trong lòng. Càng nghĩ, Minh càng hối hận và cảm thấy có lỗi với Chúa. Em ngồi dậy cầu nguyện xưng tội với Đức Chúa Trời, và xin Ngài tha thứ.

   Sau khi cầu nguyện xong, Minh cảm thấy bình an hơn, nhưng em vẫn muốn đem chuyện nầy nói với mẹ. Mẹ không những không trách mắng mà còn khen em đã can đảm nói ra sự thật, và khuyên em Chúa nhật sau nên đem chiếc máy bay trả lại cho hai bạn. Sau đó, mẹ cùng em cầu nguyện cảm tạ Chúa. Minh trở về phòng ngủ và cảm thấy hoàn toàn bình an. Em ngủ một giấc cho đến sáng.

   Các em thân mến! Vì sao mẹ của bạn Minh lại cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời? Các em thấy Đức Thánh Linh đã làm gì trong lòng của Minh? (Cho các em phát biểu ý kiến). Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về Đức Thánh Linh.

   Cha trên trời của chúng ta là Đức Chúa Trời Ba Ngôi, gồm: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con (Chúa Jêsus) và Đức Thánh Linh. Bài học Kinh Thánh hôm nay sẽ giúp các em biết nhiều về Đức Thánh Linh (cho các em sử dụng Kinh Thánh).

   – 2 Phi-e-rơ1:20-21: Đức Thánh Linh hướng dẫn các tác giả

viết lại lời Đức Chúa Trời một cách chính xác.

   – Rô-ma 8:14-17: Đức Thánh Linh giúp các em nhận biết mình là con cái Đức Chúa Trời.

   – Giăng 14:16-18: Đức Thánh Linh ở cùng những ai tin nhận Ngài.

   – 1Cô-rinh-tô 12:4-11: Đức Thánh Linh ban ân tứ để các em làm công việc của Đức Chúa Trời.

   – Rô-ma 8:9: Đức Thánh Linh hướng dẫn các em sống đẹp lòng Đức ChúaTrời.

   – Ê-phê-sô 4:30: Đức Thánh Linh ấn chứng cho các em đến ngày cứu chuộc.

   – Rô-ma 8:26-27: Đức Thánh Linh cầu thay cho các em.

   – Giăng 16:8: Đức Thánh Linh cáo trách các em về tội lỗi đã phạm.

   – Giăng14:26: Đức Thánh Linh dạy dỗ, nhắc nhở các em nhớ lại Lời Đức Chúa Trời.

   – Công Vụ 16:6-10: Đức Thánh Linh giúp các em có quyết định đúng đắn.

   Qua công tác của Đức Thánh Linh, các em nhận biết Đức Thánh Linh đã hành động như thế nào trong lòng của bạn Minh? Đức Thánh Linh phán với Minh đừng có tư tưởng ganh ghét (mong chiếc máy bay bị hư), tham lam (muốn có chiếc máy bay), nhắc nhở Minh nhớ lời Đức Chúa Trời dạy đừng tham lam, giúp Minh nhận biết tội lỗi và ăn năn, ban sự can đảm để Minh nói ra lỗi lầm của mình. Cuối cùng, Đức Thánh Linh ban cho Minh sự bình an trong tâm hồn.

   Các em thấy không, khi bạn Minh không vâng theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, thì làm điều sai trái, nhưng khi bạn ấy vâng phục Đức Thánh Linh thì làm điều đẹp lòng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép rằng, khi chúng ta đi theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh thì sẽ kết trái Thánh Linh. Trái Thánh Linh gồm có 9 đặc tính tốt đẹp. Đó là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. Đối nghịch với trái Thánh Linh là trái xác thịt, sinh ra từ sự ham muốn của chúng ta. “Công việc của xác thịt thật rõ ràng, đó là: Gian dâm, ô uế, buông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, gây gổ, ghen ghét, giận dữ, ích kỷ, bất bình, phe đảng, ganh tị, say sưa, chè chén, và những việc tương tự khác. Tôi cảnh cáo anh em, như tôi đã từng cảnh cáo: Những ai làm các việc như thế sẽ không được hưởng vương quốc Đức Chúa Trời.” (Ga-la-ti 5:19-21). Theo các em, khi bạn Minh không nhờ cậy Đức Thánh Linh, thì đã có những “trái xác thịt” nào? (Ganh ghét muốn đồ chơi của các bạn bị hư, ăn cắp). Sự ham muốn của xác thịt giống như con sâu đục khoét làm trái cây bị hư thối. Làm thế nào để chúng ta có thể chiến thắng sự ham muốn của xác thịt? Đó là bước đi theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.

  1. Ứng dụng.

   Giáo viên khích lệ các em chia sẻ từng trải của mình có lúc cũng giống như bạn Minh. Khi Đức Thánh Linh nhắc nhở, các em phải lắng nghe và vâng lời để làm điều đẹp lòng Đức Chúa Trời. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện và làm bài tập trong sách học viên.