Chuyên mục: PHỤ NỮ

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 25.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 25.01.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 25.01.2015.

1. Đề tài: GIÔ-ÊN – NGƯỜI RAO BÁO VỀ SỰ BANTHẦN LINH CỦA

CHÚA.

2. Kinh Thánh:Giô-ên 2:1-32; đoạn 1-3; Công Vụ 2:14-39.

3. Câu gốc:  “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê-xu

chịu phép báp têm, để được tha tội mình, rồisẽ được lãnh sự

ban cho Đức Thánh Linh”(Công Vụ 2:38).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 94-96.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.

19

2. Nhóm sẽ họp lại để cùng nghiên cứu đề tài: “Giô-ên, người rao

báo về sự ban Thần Linh của Chúa”.

3. Nhóm cử một nhóm viên đảm trách thuyết trình. Cả nhóm có

trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài

liệu để soạn.

4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày  những ý chính trước

nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.

5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm

chịu trách nhiệm đề tài cùng nhau trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Giô-ên là thầy tế lễ, được Chúa kêu gọi làm tiên tri cho vương

quốc Giu-đa, miền Nam. Chúng ta không biết rõthời gian Giô-ên

bước vào chức vụ tiên tri. Một số các học  giả Kinh Thánh cho rằng

Giô-ên bắt đầu chức vụ trong đời vua Giô-ách (835-796 T.C). Nhưng

số học giả khác nghĩ rằng Giô-ên làm tiên tri trong khoảng thời gian

của các vua A-xa-ria, Giô-tham, A-cha hay vua Ê-xê-chia.

Tên Giô-ên có nghĩa “Chúa là Đức Chúa Trời”, Giô-ên còn có biệt

danh là người tiên tri về ngày của Chúa. Vì ông rao báo sự đoán xét

lớn của Chúa sắp đến và cảnh cáo tội lỗi  của dân sự. Tuy nhiên

điểm nổi bật trong sứ điệp của Giô-ên là kêu gọi sự ăn năn để nhận

lãnh Thần Linh của Chúa.

Lời kêu gọi này có ý nghĩa gì đối với Cơ đốc nhân hôm nay?

II. DẪN GIẢI.

A. Ngày Của Chúa.

Trong 2:1, Giô-ên rao báo ngày Đức Giê-hô-vasắp đến! Đây chỉ

về ngày đoán xét lớn của Đức Chúa Trời giáng trên Y-sơ-ra-ên. Ngày

ấy sẽ được diễn ra cách kinh khiếp đáng sợ với sự tràn lan của cào

cào (1:1-12), với lửa của chiến trận, với sự hủy diệt và hoang vu, với

sự rung động của các từng trời (2:1-11). Ngày nay, người ta phập

20

phồng lo sợ sự phá hoại của các vũ khí nguyên tử nhưng ít ai chú ý

đến thảm họa của tai vạ cào cào. Trong quyển “The Locust Invasion

of Palestine”, tác giả Bodkin ghi lại sức phá  hoại khủng khiếp của

cào cào tại xứ Pa-les-tine vào năm 1928 như sau: “Chỉ có người

chứng kiến mới thực sự hiểu thấu sức tàn phá khôn dò lường của

chúng. Những con cào cào bấu víu mà con người không có hy vọng

gỡ ra để cứu thoát”. Còn Thompson diễn tả dịch cào cào ở Le-ba-non vào năm 1845 như vầy: “Chúng tôi đào hầm, nhúm lửa, đánh

đập và thiêu đốt chúng từng đống, nhưng cuối cùng chẳng ích chi.

Như từng đợt sóng, cào cào từ các phía núi  cao cứ đổ xuống xuyên

qua kẻ đá, tường thành, hầm hố và lan tràn  khắp nơi…”. Chúng ta

hãy tưởng tượng sức tàn phá nhanh chóng củacào cào. Chúng bay

rợp trời, bám víu mọi vật, đáp xuống những cánh đồng xanh tươi đầy

hoa màu, rồi chỉ trong chốc lát để lại cánh đồng trơ trụi đìu hiu!

Ngày xưa, Đức Chúa Trời đã từng giáng tai họa cào cào đoán phạt

vua Ai Cập cứng lòng không chịu buông tha dânChúa (Xuất 10:15).

Tuy nhiên, họa cào cào được đề cập trong ngày đoán xét lớn của

Đức Giê-hô-va theo dự ngôn của Giô-ên, được các nhà giải kinh nghĩ

rằng đó chỉ về nạn chiến tranh. Theo sự giảiluận của tiến sĩ Unger

thì tai nạn cào cào ấy chỉ về cơn đại nạn của Y-sơ-ra-ên trong ngày

chiến trận Ha-ma-ghê-đôn.

B. Lời Kêu Gọi Của Giô-ên.

Trong lời cảnh cáo về ngày của Chúa, Giô-ên cũng có lời kêu gọi

sự ăn năn, một cơ hội được ban cho để ngườita có thể thoát khỏi

cơn thạnh nộ của Chúa. Đây là lời kêu gọi  của ân điển:  “Khá trở lại

cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là nhân từ và hay

thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ” (2:13).

Hãy ăn năn, hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây là cách duy

nhất để tìm được ơn thương xót của Ngài. Lờikêu gọi của Giô-ên có

tính cách phổ quát: Mọi người phải ăn năn, không phân biệt ai dù là

thầy tế lễ, trưởng lão, đàn ông, đàn bà, cả đến trẻ con, vì thảy đều

21

là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời (Rô 3:23). Ăn năn cách công

khai và tập thể “hãy định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng thể!”

(2:15). Trong lời kêu gọi về sự ăn năn của  Giô-ên chúng ta tìm thấy

những điểm quan trọng này:

(1) Tất cả mọi người cần sự ăn năn.

(2) Cần có sự ăn năn cách cá nhân, cũng cần có sự ăn năn cách

công khai và tập thể.

(3) Sự ăn năn thật cần được biểu tỏ trong hai khía cạnh:

– Bên trong với sự cảm xúc đau đớn về tội lỗi của mình và

quyết tâm từ bỏ tội.

– Bên ngoài được bày tỏ với giọt lệ thống  hối, với sự kiêng ăn,

cầu nguyện xưng tội và hành động bước đi theo đường lối Chúa.

Cho nên, nếu chúng ta chỉ khóc lóc xưng tội bên ngoài, mà không

có sự đau đớn thống hối trong lòng thì khôngphải là ăn năn theo ý

nghĩa của nó, như trong từng trải của Đa-vít:  “Của lễ đẹp lòng Đức

Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau

thương thống hối Chúa không khinh dể đâu”(Thi 51:17).

(4) Hai lẽ cần trong sự ăn năn: Để được ơn tha thứ của Chúa và

được Ngài ban phước.

C. Lời Hứa Phước Hạnh.

Trong các lời hứa gồm có phước hạnh liên quan đến sự phục hồi

thịnh vượng của quốc gia Y-sơ-ra-ên sau cơn đại nạn; với sự giải cứu

và vinh quang; với tình yêu thương và đền bù của Chúa. Nhưng quan

trọng hơn hết là lời hứa về sự ban Thần Linh:  “Sau đó, ta sẽ đổ

Thần ta trên cả loài xác thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói

tiên tri; những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao, những kẻ

trai trẻ các ngươi sẽ xem thấy sự hiện thấy.Trong những ngày đó,

dầu những đầy tớ trai và đầy tớ gái, ta cũng đổ Thần ta lên…. Bấy

giờ ai cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va thì sẽ được cứu” (Giô 2:28-29,

32).

22

Lời hứa trên là sự bày tỏ ân điển của Đức Chúa Trời, ban Đức

Thánh Linh cho con cái Ngài trong ngày sau rốt. Sự kỳ diệu này đã

xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần, mười ngày saukhi Chúa Giê-xu về

trời. Với sự giáng lâm vinh hiển của Đức Thánh Linh trên các môn

đồ hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chứng kiến sự lạ

lùng, đoàn dân đông bỡ ngỡ. Nhưng trong bài  giảng đầy quyền

năng, Phi-e-rơ đã bày tỏ cho dân chúng biết  đó là sự ứng nghiệm

của lời tiên tri Giô-ên (Công Vụ 2:16-21), và kêu gọi sự ăn năn tin

nhận Chúa Giê-xu để được nhận lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh

(Công Vụ 2:38). Vì thế khi nói đến sách Giô-ên, nhà bình giải Kinh

Thánh Horton nói rằng: Sách Giô-ên đã bắt đầu cho chiếc cầu để

người bước vào ân điển của Nước Thiên Đàng. Bởi vì sách này dẫn

chúng ta đến Đấng Christ để nhận lãnh báp têm bằng Thánh Linh.

Trong lời hứa ban Thần Linh chúng ta học biếtnhững điều này:

(1) Sự ban cho phổ quát, không phân biệt người Do Thái hay

người ngoại bang, nhưng cho tất cả mọi người  được gọi làm con cái

Chúa (Công Vụ 2:39).

(2) Sự ban cho do ân điển của Chúa và được nhận lãnh bởi đức

tin đến Chúa Giê-xu (Giô 2:32; Công Vụ 2:38).

(3) Chúa hứa ban Đức Thánh Linh trong chúng tavà cũng hứa đổ

đầy Thần Linh Ngài trên chúng ta (Ê-xê 26:27; Giô 2:28). Vì vậy,

người tin Chúa có Đức Thánh Linh ngự trị trong lòng, cũng cần cầu

xin sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trong đời sống, hầu làm công việc

có kết quả cho danh Chúa.

Tóm lại, hai điểm chính trong sứ mạng Giô-ênlà:

a. Rao báo ngày đoán xét của Chúa sắp đến.

b. Kêu gọi ăn năn tội để nhận lãnh lời hứa về sự ban Thần Linh.

Ngày nay, chúng ta đang ở trong sự ứng nghiệmcủa lời tiên tri

Giô-ên, như thế lời kêu gọi mọi người hối  cải tin nhận Chúa Giê-xu

để được tha tội, và được ban Đức Thánh Linh,là sứ mạng gấp rút

23

cho mỗi Cơ đốc nhân trong thời đại ân điển,  trước khi cơn thạnh nộ

lớn của Chúa giáng xuống thế gian.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Ngày của Đức Giê-hô-va trong 2:1-11 được Giô-ên diễn tả thế

nào? Và có liên quan gì đến các biến cố lịch sử trong ngày sau cùng

của thế giới?

2. Song song với sự loan báo ngày của Đức Giê-hô-va, Giô-ên có

lời kêu gọi gì? (2:12-13).

3. a. Thế nào là ăn năn? (2:11-17).

b. Tại sao sự ăn năn là cần thiết? (2:18-32).

4. Lời hứa trong 2:28-32 có liên quan gì đến bài giảng của sứ đồ

Phi-e-rơ trong ngày lễ Ngũ Tuần? (Công Vụ 2:14-39).

5. Lời kêu gọi của Giô-ên trong 2:11-23 thách thức Cơ Đốc nhân

chúng ta hôm nay trong sứ mạng nào? (Công Vụ2:38-39).

6. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ điệp của Giô-ên.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Bạn có thật lòng ăn năn trước mặt Chúa chưa?

b. Bạn là người đang hưởng phước hạnh của lời hứa ban Thánh

Linh hay đang bị đặt dưới sự đoán phạt của Chúa?

c. Với người trong sự hư mất của tội lỗi, bạn có lời kêu gọi gì?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Để Sữa Không Bị Trào.

Xoong sữa nấu sôi không kịp nhấc ra nhất địnhbị trào. Nhiều khi

trong xoong không còn tí sữa nào. Xin mách bạn một mẹo nhỏ: Dưới

đáy xoong, hãy đặt úp một đĩa nhỏ hay một thìa con trước khi đổ

sữa vào nấu.

– Để sữa hết bị vữa.

Khi đem nấu lại, bạn cho vào một thìa cà phêđường cát nhuyễn.

24

– Để sữa hết mùi khét.

Nấu sữa nhỡ để nó có mùi khét, làm thế nào? Bạn hãy nhanh tay

lấy một khăn sạch nhúng vào nước cho ướt rồi trải kín trên miệng

xoong sữa còn đang nóng bốc hơi.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 18.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 18.01.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 18.01.2015.

1. Đề tài:  Ô-SÊ – NGƯỜI BÀY TỎ TÌNH YÊU CHUNG THỦY CỦA

ĐỨC CHÚA TRỜI.

2. Kinh Thánh: Ô-sê 11:1-11; 1-3; 11-14.

3. Câu gốc:  “Ta sẽ cưới ngươi cho Ta trong sự thành tín, và ngươi

sẽ biết Đức Giê-hô-va”(Ô-sê 2:20).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 91-93.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

1. Từ nhiều tuần trước, ủy viên linh vụ giaođề tài cho hai nhóm:

* Đề tài 1:  Hôn nhân của Ô-sê và Gô-me chỉ là ví dụ để minh

họa. Vì không thể nào Đức Chúa Trời thánh khiết, công bình lại bảo

tiên tri Ngài kết hôn với người đàn bà giandâm.

* Đề tài 2: Hôn nhân của Ô-sê và Gô-me thật đã xảy rađể bày

tỏ tình yêu thương chẳng đổi thay của Đức Chúa Trời đối với sự

thất tín của dân Y-sơ-ra-ên.

2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận

và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để

buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.

3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải

12

thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết

sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy  hại cho Hội Thánh. Nếu

cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.

4. Giờ thảo luận.

a. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai

nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.

b. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi

nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không

tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.

c. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ

không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Ô-sê có nghĩa là “sự cứu rỗi”. Ô-sê được Chúa gọi vào chức

vụ tiên tri từ khoảng năm 755-715 T.C, trải qua đời Ô-xia, Giô-tham,

A-cha, Ê-xê-chi-ên, các Giu-đa và Giê-rô-bô-am, vua Y-sơ-ra-ên.

Ô-sê sống đồng thời với các tiên tri Ê-sai, A-mốt và Mi-chê,

trong lúc dân Y-sơ-ra-ên xây bỏ Đức Chúa Trời chạy theo thần tượng

hư không. Ô-sê nhận lãnh sứ mạng của Chúa bày tỏ tình yêu thương

chẳng thay đổi của Đức Chúa Trời đối với sự thất tín của Y-sơ-ra-ên;

trong hình ảnh vô cùng cảm động của người chồng chung thủy đối

với người vợ ngoại tình, như được cụ thể hóa qua cuộc hôn nhân của

Ô-sê với Gô-me, người vợ bất nghĩa.

Mỗi đứa con sinh ra trong cuộc hôn nhân của họ, được đặt tên

theo ý nghĩa của mỗi sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho Y-sơ-ra-ên.

Con trai đầu lòng Gít-rê-ên: Ô-sê rao sự đoán xét của Đức Chúa

Trời trên nhà A-háp, vì sự thờ hình tượng của vua.

Con gái kế là Lô-ru-ha-ma: Ô-sê cảnh cáo nếu dân sự tiếp tục

phạm tội chắc họ không còn được ơn thương xót của Chúa nữa.

13

Con trai út Lô-am-mi: Tên có nghĩa “ngươi chẳng phải là dân ta”,

Ô-sê nói tiên tri về sự lưu đày và sự tảnlạc của dân Y-sơ-ra-ên. Tuy

nhiên qua sự đoán phạt ấy, Ô-sê cũng đã rao báo trước về lời hứa

của Chúa với họ trong tương lai. Họ sẽ được  giải cứu, được gọi là

Am-mi (dân Chúa), và họ được cưới trong tình yêu thương đời đời của

Ngài.

Ô-sê còn được gọi là “tiên tri Giê-rê-mi của vương quốc phía

bắc”, vì ông được Chúa kêu gọi để than khóc, chịu đau đớn trong giai

đoạn vương quốc Y-sơ-ra-ên bị sụp đổ và dân  sự bị lưu đày. Tất cả

sứ điệp của Ô-sê được ghi chép trong 14 chương của sách Ô-sê,

sách được thêu dệt bằng một câu chuyện tìnhvô cùng vĩ đại và

thâm thúy nhất của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên trong thời

Cựu Ước.

Những lời của Ô-sê quở trách và kêu gọi kẻ bội nghịch tình yêu

của Chúa có ý nghĩa gì cho Cơ đốc nhân chúngta hôm nay?

II. DẪN GIẢI.

1. Sự Thủy Chung Của Đức Chúa Trời Và Sự Thất Tín Của Y-sơ-ra-ên.

a. Tình Yêu Thương Của Đức Chúa Trời Đối VớiDân Y-sơ-ra-ên.

Trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời đã bày tỏ tình yêu thương của

Ngài với Y-sơ-ra-ên qua nhiều khía cạnh: Khi thì sâu sắc thân thiết

trong tình cha con (Ê-sai 63:16; Ô-sê 11:1), khithì âu yếm thân mật

trong tình mẹ con (Ê-sai 49:15), khi thì nồng nhiệt, tha thiết trong

tình vợ chồng (Ô-sê 1:19). Sau đây chúng ta ghi nhận những đặc

điểm trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời qua sách Ô-sê:

(1) Giải cứu:  “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó, tagọi

con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô”(11:1).

(2) Tìm kiếm: “Các tiên tri càng gọi nó chừng nào, nó càng trốn

tránh chừng nấy”(11:2).

14

(3) Dạy dỗ: “Ta đã dạy Ép-ra-im bước đi…”(11:3).

(4) Nâng đỡ: “…Lấy cánh tay ta mà nâng đỡ nó”(11:3).

(5) Kéo đến:  “Ta đã dùng dây nhân tình, dùng xích yêu thương

kéo chúng nó đến”(11:4a).

(6) Chăm sóc, nuôi nấng: “Ta đã như những kẻ cởi ách khỏi hàm

chúng nó, và để đồ ăn trước mặt chúng nó” (11:4b).

(7) Không từ bỏ: “Hỡi Y-sơ-ra-ên, thể nào ta bỏ được ngươi? Hỡi

Y-sơ-ra-ên, thể nào ta lìa được ngươi?”(11:8).

(8) Nóng cháy: “Lòng ta rung động trong ta, lòng thương xót của

ta thảy đều nóng nảy”(11:8).

(9) Kiên nhẫn:  “Ta cầm sự nóng giận lại, và sẽ chẳng lại  hủy

diệt Ép-ra-im. Vì ta là Đức Chúa Trời, khôngphải là người; ta là

Đấng Thánh ở giữa ngươi, chẳng lấy cơn giận  đến cùng ngươi”

(11:9).

(10) Ban phước:  “…ta sẽ khiến chúng nó ở trong các nhà chúng

nó, Đức Giê-hô-va phán vậy”(11:11).

(11) Đánh phạt và chữa lành:  “Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch

của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúngnó; vì cơn giận của ta

đã xây khỏi nó rồi”(14:4).

(12) Tiếp nhận: “Ta sẽ cưới ngươi cho ta đời đời”(2:19).

2. Sự Thất Tín Của Y-sơ-ra-ên Đối Với Đức Chúa Trời.

Trước tình thương nồng thắm của Đức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên đã

đáp ứng cách trái ngược:

(1) Quên Chúa:  “Y-sơ-ra-ên đã quên Đấng tạo mình và dựng

những cung đền”(8:14).

(2) Theo “tình nhân” Ba-anh:  “…nó đi theo tình nhân mình, còn

ta thì nó quên đi!”(2:13).

(3) Hầu việc Ba-anh:  “Chúng nó đã dâng của lễ cho các tượng

Ba-anh, và đốt hương cho tượng chạm”(11:2).

15

(4) Cứng lòng, chẳng ăn năn:  “Thật, dân ta quyết ý trái bỏ ta.

Người ta khuyên chúng nó đến cùng Đấng Chí Cao, song trong

chúng nó chẳng một người nào dấy lên”(11:7).

Thật là buồn khi nhìn thấy thái độ của Y-sơ-ra-ên đối với Đấng

cứu chuộc mình. Một thái đội lãnh đạm đáng  sợ! Nhìn vào cuộc

sống “nhân tình thế thái” (là thói thường của người đời), một văn

hào người Anh có nhận xét nầy:  “Ngọn gió đông không lạnh bằng

cái lạnh vong ân của lòng người”. Dân Y-sơ-ra-ên như người vong

ân bội nghĩa đối với cha, như người vợ bội tình đối với người chồng.

Có ai đau khổ trong cảnh bội nghĩa, bội tình, chắc sẽ cảm nhận nỗi

đau thương của Đức Chúa Trời đối với sự bộinghịch của dân Ngài, và

sẽ thấy được sự thành tín của Đức Chúa Trời thật sự là lớn lao đối

với sự thất tín của con người.

Mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên xây bỏ Chúa, chạy theo tình nhân Ba-anh, nhưng Ngài không bỏ họ. Trong tình yêu thương, Ngài vẫn tìm

kiếm họ, sai các đấng tiên tri gọi họ, dạy  dỗ họ, thôi thúc họ, kéo

họ trở về cùng Đấng yêu thương. Tuy dân Y-sơ-ra-ên phục dịch Ba-anh, nhưng Đức Chúa Trời vẫn thương xót họ. Ngài mở ách cho họ

khỏi xích sắt nô lệ, dùng dây nhân tình và xích yêu thương thâu họ

về trong ánh sáng tự do phước hạnh của Ngài. Dù dân Y-sơ-ra-ên

cứng lòng, nhưng trong tình yêu, Đức Chúa Trời vẫn nhịn nhục, chờ

đợi.

Mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên thế nào, thì trong tình yêu thương chung

thủy của Đức Chúa Trời đối với họ chẳng có bóng của sự biến đổi,

tình yêu thương chẳng hề dứt. Như nguồn suối  tuôn tràn, sôi động

bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai của Y-sơ-ra-ên. Trong quá

khứ, Ngài đưa tay mạnh sức của người cha giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi

xứ nô lệ Ai Cập, đem họ về trong đất hứa phước lạc, yêu thương âu

yếm họ như người chồng, nhưng Y-sơ-ra-ên lại  chạy theo tình nhân

Ba-anh! Trong hiện tại, Ngài đánh phạt họ, khiến họ tản lạc khắp

16

nơi, nhưng trong tương lai, Ngài chữa lành và cưới họ trở lại trong sự

công nghĩa, thánh khiết và trong tình yêu thương đời đời của Ngài.

Đó là tình yêu thương của Đức Chúa Trời đốivới Y-sơ-ra-ên. Tình

yêu thương lớn lao này đã được thể hiện trong Đấng Christ đối với

Hội Thánh hôm nay. Trong Ê-phê-sô 5:25-27, sứ đồ Phao-lô diễn tả

Đấng Christ trong hình ảnh của người chồng với tình yêu thật lớn lao

tha thiết đối với Hội Thánh, đến nỗi hy sinhchính mạng sống, dùng

chính huyết của Ngài tẩy sạch Hội Thánh để  Hội Thánh trở thành

người vợ trinh khiết của Ngài trong ngày Chúa trở lại tiếp Hội Thánh

về trời (Khải 19:7-8).

3. Lời Kêu Gọi Của Ô-sê (14:1-9; 2:19-20).

Trước sự thất tín của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê khuyến khích họ hai điều:

(1) Hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây làđiều cần thiết để họ

được Chúa tiếp nhận, tha thứ, chữa lành và ban phước trong ân sủng

của tình yêu Ngài (14:1-8).

(2) Hãy bước đi trong đường lối ngay thẳng vàcông bình trước

mặt Chúa, để xứng đáng là người vợ của Đấng thánh (2:19-20).

Lời kêu gọi của Ô-sê nhắc nhở Cơ Đốc nhânchúng ta hôm nay

trong sứ mạng kêu gọi người trở về trong tình yêu của Chúa, sống

thánh khiết như người vợ hứa trinh bạch với niềm hy vọng trông chờ

ngày tiệc cưới Chiên Con (Khải 2:18-25; 19:7-8); cũng nhắc nhở

chúng ta:

Tôi có phải là tân nương chung thủy với Chúa hay đang chạy theo

tình nhân nào khác của đời này? (Tình nhân này có thể là theo đuổi

danh vọng, chức vụ, tiền tài, học thức hay một người nào đó và thần

tượng nó và cả sự ham muốn thể xác…).

B. ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MẠNG.

Với sứ mạng quở trách sự bội ước của Y-sơ-ra-ên, tiên tri Ô-sê đã

phải trả giá bằng cuộc hôn nhân của mình với người đàn bà gian

dâm. Cuộc hôn nhân không do Ô-sê chọn, nhưng do mạng lịnh của

17

Chúa, để Ô-sê học tập làm sao có thể yêu  được một người vợ tà

dâm! Một điều không dễ làm, vì đụng đến khía cạnh sâu xa nhất

của đời sống tình cảm, đòi hỏi nơi Ô-sê phải từ bỏ chính mình và

hoàn toàn vâng phục Chúa. Dầu khó, nhưng Ô-sê đã vâng phục

Chúa, và sứ điệp của Ngài thấm nhuần vào từng trải bản thân của

Ô-sê. Ông đã cảm nhận nỗi đau đớn và tình  yêu thương của Đức

Chúa Trời đối với sự thất tín của Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, sứ điệp của

Chúa trở thành vô cùng sống động qua đời sống của Ô-sê.

Qua đời sống và sứ mạng của Ô-sê chúng ta  học được những

điểm này:

(1) Chúng ta có trách nhiệm bày tỏ tình yêu thương của Chúa cho

người khác, nhưng cũng cần có đời sống cảm  thông với Chúa trong

sự thương khó của Ngài.

(2) Hai điểm cần có trong người hầu việc Chúa là sự từ bỏ mình

và vâng phục ý Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin ghi nhận những đặc điểm của tình yêu thương Đức Chúa

Trời đối với Y-sơ-ra-ên (Ô-sê 11:1-2,3,4,8-9;10-11; 12:4; 2:19-20).

2. Dân Y-sơ-ra-ên đã đáp ứng thế nào đối với tình yêu thương của

Đức Chúa Trời? (Ô-sê 2:13; 8:13; 11:2; 11:7).

3. So sánh tình yêu thương của Đức Chúa Trời  đối với Y-sơ-ra-ên

và dân Y-sơ-ra-ên đối với Đức Chúa Trời. Xin tìm hiểu tình yêu

thương của Đấng Christ đối với Hội Thánh (Êph 5:25-27).

4. Với sự ngoại tình của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê có sứ mạng gì? Sứ

mạng của Ô-sê có ý nghĩa gì cho Cơ Đốc nhânchúng ta hôm nay?

(Ô-sê 14:1-9; 2:19-20; Khải 2:18-25; 19:7-8).

5. a. Trong sứ điệp bày tỏ tình yêu thương chung thủy của Đức

Chúa Trời và quở trách sự bội nghịch của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê đã có

từng trải bản thân gì? Và trả giá như thế nào với sứ mạng Chúa gọi?

(Ô-sê 1).

18

b. Trong sự trả giá này chúng ta học được những gương sáng

nào trong đời sống phục vụ Chúa của Ô-sê?

6. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ mạng của Ô-sê.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Trong thế gian đầy cám dỗ, bạn có phải là người vợ hứa

chung thủy của Chúa Giê-xu hay đang chạy theo  “tình nhân” nào

khác?

b. Bạn hầu việc Chúa với tâm tình nào?

c. Đời sống bạn có phản chiếu được những nét cao đẹp trong

tình yêu chung thủy của Chúa và kêu gọi tộinhân trở về cùng Ngài

không? Xin trình bày.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Bị Ngứa, Đau Vì Chạm Phải Sứa Khi Tắm Biển.

Hãy lấy miếng bông thấm nước đường pha đặc đắp lên ngay. Bạn

sẽ ngạc nhiên về kết quả thu được.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 11.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 11.01.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 11.01.2015.

1. Đề tài: ĐA-NI-ÊN – NGƯỜI BÀY TỎ QUYỀN TỂTRỊ CAO CẢ CỦA

ĐỨC CHÚA TRỜI.

2. Kinh Thánh:Đa-ni-ên 2:26-49; 4:20-37; 5:26; 6:25-27.

3. Câu gốc: “Ngợi khen danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! Vì sự

khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài”(Đa 2:20).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 88-90.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn chia sẻ.

1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.

2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần

Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻđể người ấy chia sẻ

đúng nhu cầu và chương trình của ban Phụ nữ.  Nếu cần, bạn cho

mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Vào năm 604 T.C. năm thứ ba đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa cai

trị, Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-lôn tiến quânvây đánh Giê-ru-sa-lem, đã bắt một số người qua Ba-by-lôn lưu đày. Trong đó có Đa-ni-

3

ên, chàng trai tuấn tú, con gia đình quyền quý, thuộc hoàng tộc Giu-đa. Đa-ni-ên trong tiếng Hê-bơ-rơ là “dmyyçl, dni’çl”,nghĩa là “Đức

Chúa Trời là quan xét của tôi”. Tại Ba-by-lôn, Đa-ni-ên bị đổi tên là

Bên-tơ-xát-sa và được tuyển vào cung vua. Sauba năm học tập văn

hóa Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được ra mắt vua. Qua sự đối đáp của Đa-ni-ên, vua ngạc nhiên vì người giỏi gấp mười các thuật sĩ Ba-by-lôn.

Thế là vua nhận Đa-ni-ên làm người phục vụ cho người!

Với sự khôn ngoan vượt bậc, đặc biệt là ântứ giải nghĩa chiêm

bao và dị tượng, Đa-ni-ên đã trở thành nhân  vật quan trọng trong

các triều vua Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa về pho tượng, Đa-ni-ên

được vua Nê-bu-cát-nết-sa đặt làm đầu các thuật sĩ trong xứ và ban

cho chức tổng trấn tỉnh Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa chữ viết trên

tường, Đa-ni-ên được vua Bên-xát-sa vinh thăng vào chức thứ ba

trong nội các. Khi đế quốc Ba-by-lôn sa vào tay nước Phe-rơ-sơ, vua

Đa-ri-út đã đặt Đa-ni-ên vào hàng đầu trong các quan chức của triều

đình.

Ngoài ra, Đa-ni-ên còn là một trong các tiêntri lớn của thời Cựu

ước, ông đã chứng kiến những biến cố hưng thịnh và suy vong của

các vua Ba-by-lôn. Trong khoảng thời gian vua Bên-xát-sa trị vì đến

năm thứ ba đời vua Si-ru, Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban khải

tượng về các sự việc sẽ xảy đến trong những ngày cuối cùng của thế

giới. Các lời tiên tri của Đa-ni-ên đặc biệt có liên quan đến dự ngôn

của Chúa Giê-xu khi Ngài phán với các môn đồ trên núi Ô-li-ve về

cơn đại nạn của thế giới, sự phục hồi quốcgia Y-sơ-ra-ên, sự tái lâm

của Đấng Christ (Đa 2:31-45; 9:24-27; Mác 13; Mat 24:15; Khải 6:1-17,16; 20:1-9). Vì tầm quan trọng ấy nên sách tiên tri Đa-ni-ên được

xem như là chìa khóa của tất cả các lời tiên tri trong Kinh Thánh.

Qua đời sống, hoàn cảnh, địa vị và sứ mạng của Đa-ni-ên, chúng

ta suy nghĩ: Làm thế nào để có thể bày tỏ cho nhà cầm quyền, cho

kẻ ngạo mạn nhìn biết quyền tể trị cao cả của Đức Chúa Trời?

4

II. SUY GẪM.

A. SỨ MẠNG CỦA ĐA-NI-ÊN.

1. Đa-ni-ên Trong Sự Giải Nghĩa Chiêm Bao.

Trong thời Đa-ni-ên, Ba-by-lôn nổi danh với đế quốc rộng lớn, với

nền văn minh sáng chói, với vị vua hùng mạnhNê-bu-cát-nết-sa. Vì

thế, được tuyển chọn để theo học về khoa học, tri thức và văn hóa

của Ba-by-lôn là một hân hạnh lớn cho ngườibị lưu đày như Đa-ni-ên.

Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban cho sự thôngsáng để hiểu biết,

đặc biệt với tài giải được mọi sự hiện thấy và chiêm bao, Đa-ni-ên

đã trở thành người giỏi vượt bậc các thuậtsĩ Ba-by-lôn (1:17-20).

Trong các nước thờ đa thần ngày xưa, các thuật sĩ và đồng bóng

được quý trọng, vì họ xưng mình là người có thể thông biết những sự

mầu nhiệm trong thế giới thần linh, là sự hiểu biết được xem là cao

nhất trong sự hiểu biết.

Sự trổi hơn trong vấn đề hiểu biết và giải chiêm bao của Đa-ni-ên

trước sự bất lực của các thuật sĩ Ba-by-lôn(1:17-20; 2:10-20; 4:9,18;

5:11-12) cho chúng ta học biết những điểm quantrọng sau đây:

(1) Mọi sự mầu nhiệm thuộc về Đức Chúa Trời, không ai có thể

thấu hiểu nếu không có sự bày tỏ của Ngài(2:17-20).

(2) Đức Chúa Trời là nguồn sự khôn ngoan. Tài năng chúng ta có

được đến từ Ngài (Châm 1:7, 2Côr 3:5). Vì thế, tài giải chiêm bao

của Đa-ni-ên là một ân tứ Chúa ban, không phải bởi cố gắng mà có.

(3) Chiêm bao Đa-ni-ên giải nghĩa không phải là những chiêm

bao thuộc lãnh vực tâm lý thông thường của  con người, nhưng là sự

bày tỏ đặc biệt của Đức Chúa Trời, về những điều có liên quan đến

các biến cố trong lịch sử nhân loại. Thời Cựu ước, Đức Chúa Trời

dùng chiêm bao khải thị sự kín nhiệm của Ngài. Thời Tân Ước, Đức

Chúa Trời bày tỏ Ngài cho chúng ta qua Kinh Thánh, và Đức Thánh

Linh là Đấng soi sáng cho chúng ta hiểu biết  lẽ mầu nhiệm của lời

5

Chúa, như Đa-ni-ên cầu xin Đức Chúa Trời bàytỏ sự kín nhiệm trong

điềm chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa. Chúng ta hãy cầu xin Đức

Thánh Linh ban cho sự khôn ngoan để hiểu biếtsự lạ lùng của lời

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh (Thi 119:18,130;Giăng 16:13; Gia

1:5).

Với ân tứ Chúa ban, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho  các vua Ba-by-lôn

nhìn biết Đức Chúa Trời chân thần và quyền năng siêu việt của Ngài.

– Với vua ngạo mạn Nê-bu-cát-nết-sa:Qua sự giải nghĩa điềm

chiêm bao về pho tượng, Đa-ni-ên tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời là

Vua trên muôn vua, là Đấng tể trị cao cả trên các nước, sự thịnh suy

của các nước trần gian ở trong quyền của Ngài (2:36-45). Qua sự

giải nghĩa chiêm bao về cây lớn, Đa-ni-ên tỏcho vua biết Đức Chúa

Trời là Đấng cao cả, Đấng có quyền uy tuyệtđối, nhổ hay trồng, phế

hay lập các vua chúa thế gian, nhấc kẻ khiêmnhường và hạ kẻ kiêu

ngạo.

Như sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đã giáng trên Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài người, ăncỏ như bò, thân thể vua

thấm nhuần sương móc, tóc vua như lông chim ưng, móng vua giống

như móng loài chim chóc, đúng theo lời Đa-ni-ên nói trước trong sự

bàn giải chiêm bao cho vua. Cho đến khi vua cótrí khôn, nhìn biết

Chúa trên trời, xưng Ngài là Đấng rất cao, bây giờ ngôi vua mới được

ban lại cho Nê-bu-cát-nết-sa. Đây là bài học rất đau đớn cho kẻ

cứng lòng chẳng phục Chúa cao cả. Trước quyền năng lớn của Đức

Chúa Trời, Nê-bu-cát-nết-sa không chống cự nổi, chỉ còn có lời ngợi

ca Ngài:  “Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời,

uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nướcNgài từ đời nọ đến

đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều  cầm như là không có,

Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên

đất, chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?”

(4:34-35).

6

– Với Bên-xát-sa là kẻ nối ngôi Nê-bu-cát-nết-sa:Vua này thật

khinh lờn Đức Chúa Trời, dám lấy các khí dụng của đền thánh Đức

Chúa Trời mà vua cha đã đem về từ Giê-ru-sa-lem, để uống rượu

trong một bữa tiệc phàm trần và ngợi khen các thần bằng đá, bằng

gỗ! Thì ngay lúc đó, một bàn tay người hiện  ra viết trên tường cung

vua những chữ mà không ai có thể hiểu được.Thế là, Đa-ni-ên được

mời đến giải nghĩa, vua Bên-xát-sa hiểu ra Đức Chúa Trời là Đấng

cầm trong tay hơi thở và hết thảy các đường  lối của vua. Ngài đã

đếm nước vua và khiến nó đến cuối cùng, đólà ý nghĩa của các chữ

viết ấy: Mê-nê, Mê-nê, Tê-ken, U-phác-sin.  Vì cớ vua bị đặt trong

cán cân công lý của Đức Chúa Trời và thấylà kém thiếu! Lời rao báo

của Đa-ni-ên đã xảy ra cho Bên-xát-sa ngay trong đêm đó, vua bị

giết và đế quốc Ba-by-lôn do người Canh-đê được ban cho vua Đa-ri-út, người Mê-đi (5:22-30).

– Với vua Đa-ri-út:Đa-ni-ên đã bày tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời

là Đấng có quyền năng giải cứu người có lòng nhờ cậy Ngài, như

Ngài đã sai thiên sứ bịt miệng sư tử không thể làm hại ông. Thực

chứng này chẳng những đã khiến vua Đa-ri-út  thêm lòng kính sợ

Đức Chúa Trời, mà vua còn khuyến khích dân sự trong nước tôn cao

danh Ngài:  “Ta ban chiếu chỉ rằng, trong khắp miền nước ta, người

ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên; vì

Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không

bao giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng. Ngài cứu

rỗi và giải thoát, làm những dấu lạ sự lạở trên trời dưới đất, đã

cứu Đa-ni-ên khỏi quyền sư tử”(6:26-27).

2. Đa-ni-ên Trong Sự Bắt Bớ.

Qua sự giải các chiêm bao, Đa-ni-ên lần lượtđược các vua ban

cho những chức quan trọng việc triều chính, và trở thành người đứng

đầu trong nội các nhà vua dưới triều của Đa-ri-út. Đa-ni-ên vốn là

người có linh tánh tốt, được vua quý mến. Tuy nhiên, trong địa vị cao

trọng ấy, Đa-ni-ên bị sự ganh ghét của kẻ thù. Họ là những quan

7

chức cao cấp của vua, hiệp nhau mưu hại Đa-ni-ên, người mà họ

không tìm được cớ nào để kiện cáo về việc  nước. Song họ đã khéo

léo che đậy mưu ác của mình bằng cách tỏ vẻnhư là kẻ trung thành

với vua, với lời yêu cầu vua ban hành một chiếu chỉ nghiêm cấm

trong ba mươi ngày không ai cầu nguyện với thần nào khác ngoài

vua, nếu trái lệnh thì bị quăng vào hang sư tử. Kẻ thù mừng thầm vì

cấm lịnh được vua ký tên, và theo luật của người Mê-đi chắc không

có sự thay đổi nào! Với cấm lịnh này, kẻ thù đặt Đa-ni-ên trong một

tư thế vô cùng nguy hiểm: Nếu Đa-ni-ên cầu nguyện với Đức Chúa

Trời, thì phạm luật vua, nếu cầu nguyện với  vua thì phạm luật Chúa,

chọn cách nào cũng chết! Trước mưu mô thâm  độc ấy, Đa-ni-ên

chẳng chút nao núng, cứ mỗi ngày ba lần quì  gối xưng tạ Đức Chúa

Trời như vẫn làm khi trước. Trong 6:10 ghi rằng “Những cửa sổ của

phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem”. Câu này cho chúng ta

tìm thấy vài ý nghĩa:

(1) Đa-ni-ên tin cậy Chúa:Ông cầu nguyện cách công khai không

sợ sự dòm ngó của kẻ thù.

(2) Đa-ni-ên trung thành với Chúa:Lệnh cấm cầu nguyện với Đức

Chúa Trời không làm ông thay đổi thói quen mỗi ngày ba lần quì gối

cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Dầu biết Chúa hiện diện khắp nơi,

nhưng sự hướng về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện tỏ rằng: Bị lưu đày nơi

đất khách, Đa-ni-ên lòng vẫn nhớ về đền thánh Chúa và dân tộc

mình. Với lòng thành nương dựa Chúa, một kếtcuộc đã diễn ra cách

lạ lùng: Đa-ni-ên được giải cứu khỏi hang sưtử, còn kẻ hại Đa-ni-ên

bị liệng vào làm mồi cho sư tử!

Qua sự đắc thắng của Đa-ni-ên cho chúng ta tìm thấy bí quyết

đối phó với mưu của kẻ ác, đó là bền lòngcầu nguyện với đức tin

trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời.

3. Đa-ni-ên Trong Chức Vụ Tiên Tri.

Đa-ni-ên có nhiều sự hiện thấy của Chúa vềnhững việc sau cùng

của thế giới và được chép từ đoạn 7-12. Đặc biệt qua lời giải nghĩa

8

tiên tri về pho tượng trong chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên

nói đến những thời kỳ của dân ngoại, bắt đầu từ vua Nê-bu-cát-nết-sa đến ngày Đấng Christ tái lâm. Khoảng thờigian này, thế giới sẽ

có bốn đế quốc thay nhau cai trị, mà mỗi phần của pho tượng được

tiêu biểu cho mỗi đế quốc. Phần lớn các nhà giải kinh đều nghĩ

rằng: Đầu bằng vàng chỉ về đế quốc Ba-by-lôn; ngực và cánh tay

bằng bạc chỉ về đế quốc Ba-tư (550-330 T.C); bụng và vế bằng

đồng chỉ về đế quốc Hy-lạp; ống chân và bàn chân bằng sắt chỉ về

đế quốc La Mã bị chia đôi (364 T.C). Mười ngón chân chỉ về đế

quốc La Mã bị phân tán, nhưng sẽ họp thành một khối liên minh Âu

Châu trong ngày cuối cùng. Hòn đá, chỉ về sự hiện đến của Đấng

Christ, Ngài sẽ hủy diệt các nước thế gian và lập nước hòa bình trên

đất (Đa 2:29-45). Như vậy, qua các biến cố lịch sử của thế giới,

chúng ta nhận thấy lời tiên tri của Đa-ni-ênđã và đang ứng nghiệm,

và ngày Chúa làm Vua trên đất chắc sẽ đến không lâu.

Tóm lai, qua sự giải chiêm bao, qua sự nói tiên tri của Đa-ni-ên,

tất cả đều hướng về một mục đích là bày tỏ Đức Chúa Trời, Đấng

chân thần duy nhất và quyền năng cao cả cho các vua ngoại đạo đa

thần. Với ân tứ Chúa ban, với lòng nhẫn nhục chịu bắt bớ vì danh

Đức Giê-hô-va và đức tin sắt đá nơi Ngài, Đa-ni-ên đã đạt đến mục

đích của sứ mạng Chúa gọi.

B. ĐỜI SỐNG TIN KÍNH CHÚA CỦA ĐA-NI-ÊN.

Giữa Đa-ni-ên và Giô-sép có những điểm giống nhau: Cả hai bị

đem đến một xứ ngoại đạo, cả hai đều có ơn giải nghĩa chiêm bao,

cả hai đều là người tuổi trẻ nhưng có đời sống kính sợ Đức Chúa Trời

và có những đức tinh rất cao đẹp. Chúng ta  tìm thấy những nét

sáng chói trong nếp sống tin kính Chúa của Đa-ni-ên:

– Biệt mình ra thánh (1:8).

– Ca ngợi Chúa, hạ mình và tôn cao Chúa (2:20-21; 26-28).

– Nâng đỡ đồng bạn (2:49).

– Không ham danh lợi, can đảm (5:17; 22-24).

9

– Cầu nguyện, biết nhờ cậy Chúa trong mọi sự (6: 10;17).

– Trung thành với Chúa, tin cậy Chúa (6:10-13;21-23).

Qua những điểm trên chúng ta nhận thấy có 3 điểm nổi bật trong

Đa-ni-ên là:

1. Sự thánh khiết: Thật khó thấy trong ngườituổi trẻ có quyết

định dứt khoát như Đa-ni-ên: Không chịu ô uế  bởi đồ ăn cúng tế

thần của vua, thà chỉ ăn rau và uống nước mà thôi.

2. Đức tin.

3. Sự cầu nguyện.

Là 3 yếu tố rất quan trọng khiến sứ mạng của Đa-ni-ên trở thành

hữu hiệu và có kết quả vinh danh Chúa. Với đời sống thánh khiết, Đa-ni-ên được sự ngự trị của thần linh Chúa vàcan đảm rao báo sự đoán

phạt của Chúa trên các vua kiêu ngạo, đúng như ý nghĩa của tên Đa-ni-ên “Đức Chúa Trời là quan xét của tôi”. Với đức tin, Đa-ni-ên đã bày

tỏ cho vua ngoại đạo biết quyền năng giải cứu lớn lao của Chúa. Với sự

cầu nguyện, Đa-ni-ên đã đắc thắng quyền lựccủa sự tối tăm. Đời sống

của Đa-ni-ên để lại chúng ta hôm nay nhiều gương sáng: Dù bị đổi

theo tên thần của Ba-by-lôn (4:8), nhưng Đa-ni-ên vẫn giữ vẹn tính

chất thánh khiết của con dân Đấng chân thần: Không bị đồng hóa với

nếp sống văn minh vật chất, không lạm dụng  tài năng Chúa cho để

tìm danh vọng, nhưng hết lòng khiêm nhường hầu việc Ngài, không

chối bỏ niềm tin nơi Đức Giê-hô-va, nhưng đãtrở thành anh hùng của

đức tin nơi đất lưu đày, chứng tỏ cho kẻ kiêu ngạo nhìn biết Đức Chúa

Trời quyền năng cao cả đang tể trị.

Còn đời sống chúng ta thì sao?

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. a. Đa-ni-ên có tài năng đặc biệt nào? So  sánh ông với các

thuật sĩ Ba-by-lôn? (Đa 1:17-20; 4:9; 4:18; 5:11-12).

b. Làm thế nào Đa-ni-ên có được tài năng ấy? (Đa 2:17-20). Ở

đây cho chúng ta bài học gì? (Thi 19:18-130; Gia 1:5).

10

c. Với tài năng Chúa ban cho, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho các vua

biết gì về Đức Chúa Trời và quyền năng Ngài? Và họ có thái độ nào

đối với Ngài?

– Vua Nê-bu-cát-nết-sa (Đa 2:36-47; 4:28-37).

– Vua Bên-xát-sa (Đa 5:22-30).

– Vua Đa-ri-út (Đa 6:22-28).

2. a. Qua các triều vua Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được nhắc lên những

địa vị nào? Trong địa vị nào ông bị bắt bớ? (Đa 2:48-49; 6:29; 6:1-4).

b. Kẻ nghịch mưu hại Đa-ni-ên thế nào? (Đa 6:4-9).

c. Đa-ni-ên đối phó với sự bắt bớ của kẻ thù thế nào? Kết quả

ra sao? (Đa 6:10-28). Chúng ta học được bí quyết nào nơi Đa-ni-ên

trong sự đối phó với mưu của kẻ ác?

3. a. Cho biết những đặc điểm trong sự tin kính Chúa của Đa-ni-ên (1:8; 2:1; 2:20-21; 26-28; 49; 6:10-13; 21-22).

b. Qua sự ghi nhận trên, điểm nào đặc biệt nhất đã khiến ông

được thành công trong sứ mạng Chúa gọi? Xin  giải nghĩa tính chất

quan trọng của các điểm ấy.

4. Đời sống, sứ mạng và sự chịu bắt bớ củaĐa-ni-ên có ý nghĩa

gì cho Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay?

5. Nhìn lại chính mình và cho biết:

a. Bạn có tài năng nào và đang dùng tài năng đó cho mục

đích gì?

b. Điều gì trong đời sống khiến bạn khó giữ mình lánh khỏi sự

ô uế của thế gian?

c. Bạn trung tín và can đảm bày tỏ danh lớn của Chúa ở giữa

người chống nghịch, khinh lờn quyền năng Chúathế nào?

11

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Cách Chống Say Sóng.

Lấy gừng tươi cùng với gừng khô, tán nhuyễnuống vào là khỏi.

– Bảo Quản Sáo Treo.

Sáo bằng trúc sẽ bền hơn nếu ngay sau khi muavề, bạn lấy keo

xịt tóc xịt đều lên nó.

 

Chương trình thờ phượng ban phụ nữ Chúa Nhật 4-1-2015-

Chương trình thờ phượng ban phụ nữ Chúa Nhật 4-1-2015-

in PHỤ NỮ on 11 Tháng Hai, 2015

Chúa nhật 04.01.2015.
1. Đề tài: XUÂN AN BÌNH.
2. Kinh Thánh: Thi Thiên 91.
3. Câu gốc: “Tôi nói về Đức Giê-hô-va rằng: Ngài là nơi nương náu tôi, và là đồn lũy tôi; cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy nơi Ngài” (Thi 91:2).
4. Đố Kinh Thánh: Thi 85-87.
5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ – Bài ca mới.
* CHỈ DẪN: Ca ngợi – Cảm tạ – Bài ca mới.
1. Tất cả các ban viên đều có quyền dự phần: Ca ngợi cảm tạ Chúa về những ơn phước Ngài ban; hát hay tập cho các bạn một bài hát mới hoặc tham gia đủ ba tiết mục.
2. Ghi danh với người hướng dẫn chương trình thờ phượng.
3. Có thể đơn ca, song ca, tốp ca hay mời cả ban cùng hát.
4. Không cười chê những người hát không hay.
5. Nếu không làm chứng thì nên bày tỏ lý do tôn vinh Chúa bài thánh ca đó. Khi làm chứng, xin trình bày cách thành thật. Nếu bài làm chứng cảm động, nên cầu nguyện ngay.
6. Ủy viên âm nhạc và sinh hoạt chuẩn bị một số bài hát mới tập cho ban viên.
* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.
SAY NẮNG.
– Đề phòng: Không tắm nắng quá lâu, đầu để trần.
– Cấp cứu khi chờ bác sĩ đến.
+ Đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí, đầu và vai cao hơn thân người (nếu mặt nạn nhân bị tái xanh thì để đầu và vai thấp).
+ Phun nước lạnh lên người nạn nhân. Nếu có túi chườm nước đá đặt lên đầu càng tốt.
+ Làm cho nạn nhân toát mồ hôi bằng cách xát mạnh các đầu ngón tay, bắp chân, đùi và thân người.
+ Cho nạn nhân uống nhiều nước trà loãng có pha chút muối hoặc nước có ga, từng ngụm nhỏ một. Không cho đường vào nước.
+ Nếu da bị phồng dộp, cần ngâm nạn nhân vào trong bồn tắm, nước lạnh.