Latest News From Our Blog

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. CHÚA JÊSUS CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Mác 1:35-38; 6:45-46; Lu-ca 5:15-16; 11:1-4

II. CÂU GỐC: “Hãy thường xuyên dùng mọi lời khẩn nguyện, nài xin, mà cầu nguyện trong Thánh Linh. Để đạt mục tiêu nầy, hãy kiên trì, tỉnh thức, và cầu nguyện cho tất cả các thánh đồ.” (Ê-phê-sô 6:18).

III. BÀI HỌC.

  Chúa Jêsus luôn cầu nguyện. Ngài cầu nguyện trên núi. Ngài cầu nguyện trong thành phố. Ngài cầu nguyện tại nhà. Chúa Jêsus luôn cầu nguyện. Ngài cầu nguyện trên đường đi. Ngài cầu nguyện nơi đồng vắng. Ngài cầu nguyện trong đền thờ.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

Xem hình và trả lời các câu hỏi:

  1. Chúa Jêsus đang ở đâu?

…………………………………………

  1. Ngài đến đó để làm gì?

…………………………………………

  1. Tại sao Chúa Jêsus thích cầu nguyện?

…………………………………………

  1. Nếu Chúa Jêsus làm việc quá nhiều hoặc quá mệt, em nghĩ Chúa sẽ làm gì?

………………………………………………

Đánh dấu X vào ô vuông những nơi em có thể cầu nguyện:

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. CHÚA JÊSUS CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Mác 1:35-38; 6:45-46; Lu-ca 5:15-16; 11:1-4.

II. CÂU GỐC: “Hãy thường xuyên dùng mọi lời khẩn nguyện, nài xin, mà cầu nguyện trong Thánh Linh. Để đạt mục tiêu nầy, hãy kiên trì, tỉnh thức, và cầu nguyện cho tất cả các thánh đồ.” (Ê-phê-sô 6:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Chúa muốn em trò chuyện với Ngài bằng cách cầu nguyện.

– Hành động: Mỗi ngày đều dành thời gian cầu nguyện với Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

     A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Lời cầu nguyện của em.

  1. Mục đích: Giúp các em kể ra và giải thích được những việc các em cầu nguyện.
  2. Vật liệu: Giấy trắng và viết chì màu.

3.Thực hiện: Yêu cầu các em diễn đạt bằng hình vẽ những gì mà các em đã cầu nguyện với Chúa. Trước tiên, bạn có thể dùng những câu hỏi giúp các em suy nghĩ như: “Sáng nay các em có cầu nguyện không? Các em cầu nguyện những gì?” (Các em có thể nói đến bất cứ người nào, vật gì hay món ăn nào cũng được).

   Cho các em vẽ những gì các em đã cầu nguyện ra giấy. Khi các em vẽ xong, nộp cho giáo viên xem. Giáo viên cùng cho các em xem hình vẽ, khen ngợi các em để nâng cao tinh thần học tập của các em.

     B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Trong thời gian Chúa Jêsus sống trên đất nầy, Ngài làm rất nhiều điều kỳ diệu. Có một điều Chúa Jêsus thường âm thầm làm. Các em có muốn biết điều đó không? Bây giờ cô sẽ kể cho các em nghe chuyện ấy nha! Cô hy vọng các em sẽ rất thích thú khi nghe câu chuyện này.

  1. Bài học.

   Một ngày nọ, Chúa Jêsus hóa năm cái bánh và hai con cá cho hơn năm ngàn người ăn. Sau khi mọi người ăn no nê, Chúa Jêsus rất mệt vì suốt ngày giảng đạo và phân phát thức ăn cho cả đoàn dân đông. Chúa Jêsus bảo các môn đồ: “Trời tối rồi, các con chèo thuyền qua bên kia bờ hồ trước đi, Ta sẽ đến sau”. Các môn đồ ngạc nhiên hỏi nhau: “Tại sao Chúa Jêsus lại không cùng đi nhỉ? Tại sao Ngài ở lại đó một mình thế?” Tuy vậy, họ vẫn làm theo lời Ngài dặn.

   Khi mọi người đã đi hết, Chúa Jêsus bắt đầu đi lên núi. Ngài càng lên cao, tiếng ồn ào càng lúc càng nhỏ. Cuối cùngkhông còn một tiếng động nào nữa, chỉ còn lại riêng một mình Ngài.

   Các em nghĩ xem, Chúa Jêsus đã mệt mỏi lắm rồi! Trong chỗ yên tĩnh và thoải mái như vậy thì nằm xuống ngủ là sướng nhất. Nhưng Chúa Jêsus lên núi không phải để ngủ, Ngài muốn được cầu nguyện một mình. Chúa Jêsus thích tìm nơi yên tĩnh để trò chuyện với Đức Chúa Trời.

   Kinh Thánh cho biết Chúa Jêsus rất nhiều lần cầu nguyện một mình ở nơi yên tĩnh (cho các em xem hình). Có một lần, trời chưa sáng, lúc các môn đồ vẫn còn đang ngon giấc, thì Chúa Jêsus đã thức dậy, lặng lẽ ra khỏi nhà. Khi các môn đồ thức dậy, họ tìm kiếm Chúa Jêsus và thấy Ngài đang cầu nguyện ở một nơi vô cùng yên tĩnh. Các môn đồ biết đối với Ngài, việc trò chuyện với Đức Chúa Trời là vô cùng quan trọng.

   Có những lúc Chúa Jêsus cầu nguyện suốt đêm, nhiều khi đến giờ ăn Ngài vẫn còn cầu nguyện. Các môn đồ ngạc nhiên tự hỏi: “Sao Chúa Jêsus cầu nguyện thường xuyên như vậy? Ngài cầu nguyện điều gì nhỉ?”

   Một hôm, khi Chúa Jêsus vừa cầu nguyện xong, các môn đồ liền đến thưa cùng Ngài: “Chúa ơi, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Chúa Jêsus rất vui, Ngài liền dạy họ cầu nguyện. Vì muốn các môn đồ thường xuyên cầu nguyện, Ngài đã dạy họ một bài cầu nguyện có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Đó là “Bài Cầu Nguyện Chung”, ngày nay được phổ biến khắp thế giới.

   Có rất nhiều người yêu thích bài cầu nguyện nầy vì câu mở đầu rất hay. Chúa Jêsus nói: “Khi các con cầu nguyện, hãy gọi Đức Chúa Trời là “Cha trên trời”. Chúa Jêsus muốn các em nghĩ đến Đức Chúa Trời như là người cha yêu thương luôn chăm sóc và sẵn sàng nghe con cái nói bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

   Bây giờ, các em hãy cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời vì tình thương của Ngài dành cho các em. Đức Chúa Trời luôn sẵn sàng lắng nghe lời cầu nguyện của các em. “Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu dấu của chúng con ở trên trời. Cảm ơn Ngài đã yêu thương và luôn nghe lời cầu nguyện của chúng con. Nhân danh Chúa Jêsus. A-men”.

  1. Ứng dụng.

   Cho các em mở sách học viên, giải thích mục “Em có thể cầu nguyện”, khuyến khích các em về nhà cầu nguyện và cho các em biết Đức Chúa Trời vẫn luôn nghe thấy các em cầu nguyện dù em ở bất cứ nơi nào.

– Cuối cùng, hướng dẫn các em cầu nguyện kết thúc.

– Khuyến khích các em đem bài tập về nhà cho ba mẹ xem và cùng thực hiện mục “Sinh hoạt gia đình”.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. EM BÉ JÊSUS

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 2:1-7.

II. CÂU GỐC: “Khi Đức Chúa Jêsus đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem miền Giu-đê” (Ma-thi-ơ 2:1a).

III. BÀI HỌC.

Đức Chúa Jêsus đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem.

* Tô màu hình vẽ.

* Chúa Jêsus giáng sinh ở máng cỏ.

Em dán hình máng cỏ và em bé Jêsus vào đúng vị trí.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. EM BÉ JÊSUS

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 2:1-7

II. CÂU GỐC: “Khi Đức Chúa Jêsus đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem miền Giu-đê” (Ma-thi-ơ 2:1a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Jêsus đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem.

– Cảm nhận: Chúa đến thế gian nầy vì yêu thương em.

– Hành động: Cảm tạ và sẵn lòng làm bạn của Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

    A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuẩn bị:

– Một con búp bê bằng nhựa hoặc vải.

– Giấy thủ công màu nâu hoặc xám đen (đủ để làm “cỏ khô” trong một cái máng).

– Kéo (không nhọn), mỗi em một cây.

– Một thùng giấy lớn, nhưng không cao quá 10 cm, để làm “máng cỏ” (nhưng trong khi làm, giáo viên tạm thời không cho biết đó là máng cỏ).

* Thực hiện:

– Cho các em cắt giấy thủ công thành sợi để làm cỏ khô, rồi đem cỏ khô để vào thùng giấy, làm thành máng cỏ.

– Cho búp bê nằm trong “máng cỏ” và đố các em đó là cái gì, cuối cùng mới nói với các em là đã làm ra một cái máng cỏ. Giải thích cho các em máng cỏ là dùng để đựng thức ăn của loài vật.

   B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, chúng ta vừa làm một cái máng cỏ, là vật dụng để đựng thức ăn cho loài vật. Có một câu chuyện trong Kinh Thánh cũng kể về một cái máng cỏ, nhưng máng cỏ nầy lại còn được dùng cách đặc biệt cho một việc khác, các em hãy theo dõi câu chuyện để biết nhé!

  1. Bài học.

(Cho xem hình Giô-sép, Ma-ri đang tìm quán trọ).

Đây là ông Giô-sép (chỉ vào hình Giô-sép) và đây là bà Ma-ri (chỉ vào bà Ma-ri). Hai người nầy đang đi tìm quán trọ. Các em có biết quán trọ là gì không? Là nơi để những người không có nhà, thuê để ở tạm vài ngày, sau đó trả tiền cho chủ nhà rồi ra đi. Nhưng ngay lúc nầy, những người chủ quán ở nơi nào cũng nói với họ là không còn chỗ nữa.

Các em xem, bụng của bà Ma-ri rất lớn, đó là vì bà đang có em bé. Trông bà rất mệt mỏi, phải không? Bởi vì ông bà đã đi một đoạn đường quá xa và em bé trong bụng bà Ma-ri dường như muốn ra đời. Đang lúc như vậy mà không có phòng trọ, thì làm sao được? (Ngưng một chút cho các em suy nghĩ). Cuối cùng, một người chủ quán thấy dáng vẻ bà Ma-ri quá mệt và nặng nhọc, nên bảo rằng: “Quán chúng tôi chỉ còn một chỗ, nhưng ở đó không được sạch, lại không có giường nằm, chỉ là nơi để cho chiên, bò, lừa của khách trọ ở mà thôi, ông bà có thể ở tạm nơi đó được không?” Ông Giô-sép thấy bên ngoài thì đang lạnh lẽo, mà bà Ma-ri thì đau bụng dường như muốn sinh em bé, không thể đi nổi nữa, nên ông đành phải ở tạm nơi đó.

Đêm đó, các em biết không, em bé đã được sinh ra. Ông Giô-sép và bà Ma-ri đã đặt tên cho em bé là Jêsus. Vì không có giường, nên em bé được đặt nằm trong máng cỏ lót bằng rơm. (Cho các em xem máng cỏ tự làm, lót cỏ khô làm bằng giấy sợi, cho búp bê nằm bên trong làm em bé Jêsus, cho học viên vỗ vỗ em bé). Chắc các em đã biết em bé Jêsus sau nầy là ai rồi, phải không? Các em nói thử xem nào! (Cho các em trả lời – Chúa Jêsus). Như vậy, ngày Chúa Jêsus sinh ra, bây giờ người ta gọi là ngày gì? (Ngày Lễ Giáng sinh).

  1. Ứng dụng.

Các em thấy nơi Chúa Jêsus sinh ra như vậy có tốt không? Vì sao Con của Đức Chúa Trời lại phải sinh ra trong nơi nghèo hèn như thế? Đó là vì Chúa yêu thương chúng ta, Ngài muốn tất cả mọi người đều được đến cùng Ngài, từ người giàu cho đến người nghèo, từ người lớn cho đến các bạn nhỏ như các em. Chúa Jêsus bằng lòng làm bạn với tất cả mọi người.

Các em có thích được làm bạn với Chúa Jêsus không?

   C. BÀI TẬP.

* Chuẩn bị.

– Giáo viên dùng giấy màu cắt sợi nhỏ làm cỏ (làm đủ lượng cần thiết cho cả học viên trong lớp), keo dán.

– Cắt hình trong bài 1, tập học viên.

* Thực hiện.

– Làm bài tập “Chúa Jêsus giáng sinh ở máng cỏ”, cho các em bôi keo lên máng cỏ, rồi dán cỏ vào, sau cùng, dán hình em bé Jêsus vào đó.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. VÍ DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 13:1-9; 18-23; Lu-ca 8:4-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia-cơ 1:22).

III. BÀI TẬP.

  1. Ví dụ trên có ý nghĩa gì?

  Em đọc Ma-thi-ơ 13:37-38; Lu-ca 8:11-15; rồi nối các câu ở cột bên trái với các câu ở cột bên phải sao cho thích hợp.

 

 

  1. Hạt giống mà Chúa Jêsus nói là…
  2. Đất cứngchỉ người…
  3. Đất sỏi đá chỉ người…
  4. Bụi gai chỉ người…
  5. Đất tốt chỉ người…
  6. Chúa Jêsus nói người gieo giống là…
  7. Bốn loại đất chỉ về…
  1. ĐấngChrist.
  2. Nghe đạo Đức Chúa Trời nhưng ăn sâu vào lòng.
  3. Bị khống chế bởi sự lo âu hoặc sung sướng đời nầy.
  4. Thế gian.
  5. Đạo của Đức Chúa Trời.
  6. Nghe đạo, nhưng không có phản ứng vì không hiểu gì cả.
  7. Nghe, hiểu và vâng phục.
  1. Đọc và làm.

Tuần nầy, em nên áp dụng các hướng dẫn sau đây khi đọc Kinh Thánh.

    a. Trước khi đọc, cầu xin Chúa giúp em hiểu Lời Ngài.

    b. Khi đọc, em thử tìm ra điều Đức Chúa Trời muốn dạy em: Đoạn Kinh Thánh đó cho biết ý Chúa muốn em làm gì?

    c. Sau khi đọc, cầu xin Chúa giúp em thực hiện Lời Chúa dạy.

 

  1. Vạch ra việc em cần làm trong ngày. Ngày Đọc Kinh Thánh Việc cần làm Chúa Nhật 1Giăng 4:7-12
Ngày Đọc Kinh Thánh Việc Cần Làm
Chủ Nhật
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Nam
Thứ Sáu
Thứ Bảy
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.   VÍ DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 13:1-9; 18-23; Lu-ca 8:4-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia-cơ 1:22).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Ví dụ nầy cho em bài học quan trọng: Lòng em phải là mảnh đất tốt cho Lời của Chúa.

– Cảm nhận: Vâng lời Đức Chúa Trời, nghe đạo và đọc Kinh Thánh đều quan trọng như nhau.

– Hành động: Kể ra những phương pháp giúp em đọc Kinh Thánh dễ hiểu hơn.

IV. PHẦNĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Làm túi đựng câu gốc. Xem phần thủ công.
  2. Chấm điểm các em về mặt chuyên cần, thuộc câu gốc, dẫn bạn mới đến lớp Trường Chúa nhật…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

    Khi Chúa Jêsus ở thế gian, rất nhiều người nhóm lại bên Ngài để nghe giảng dạy và làm phép lạ. Trong số họ, có những nông dân, ngư dân…và cũng có những người học thức. Chúa Jêsus đã dùng những ví dụ rất cụ thể, rõ ràng, gần gũi với cuộc sống để tất cả mọi người đều có thể hiểu về nước Đức Chúa Trời. Các em thân mến! Chúng ta sẽ dành bốn tuần lễ để nói về những ví dụ của Chúa Jêsus. Trước tiên chúng ta phải tìm ra ý nghĩa mà Chúa Jêsus muốn nói qua ví dụ đó, rồi xem ví dụ đó dạy dỗ chúng ta điều gì. Chúng ta sẽ lập biểu đồ như sau để dễ hiểu các ví dụ đó hơn.

Thời gian,địa điểm

(Chúa Giê-xu

nói ví dụ đó

khi nào, ở

đâu?)

Ví dụ(Chúng ta

phải chú ý

lắng nghe)

Ý nghĩa củaví dụ

(Giải thích

ví dụ)

Ứng dụng(Rút ra bài

học qua ví dụ

đó)

 

(Giáo viên ghi bốn cột nầy lên bảng và bắt đầu dẫn vào bài theo thứ tự từ 1 đến 4).

  1. Bài học.

(1) Thời gian và địa điểm khi phán ví dụ.

    Khi Chúa Jêsus giảng đạo bên bờ biển Ga-li-lê, dân chúng nhóm lại quanh Ngài. Chúa Jêsus bận rộn trong suốt ngày đó. Đoàn dân đông đến nỗi Chúa Jêsus phải xuống thuyền để giảng dạy, còn dân chúng đứng trên bờ lắng nghe.

   Có lẽ Chúa Jêsus nhìn thấy xa xa bóng dáng các nông dân đang gieo giống trên ruộng, nên Ngài dùng ngay hình ảnh nầy dạy dỗ dân chúng.

(2) Bốn loại đất trong ví dụ.

   Chúa Jêsus phán, có một người nông dân đang gieo giống trên ruộng. (Cho các em mô tả hình ảnh người nông dân đang gieo lúa). Theo thói quen, ông vung mạnh tay để hạt giống được rải đều xuống ruộng, nhưng có một số hạt giống rơi trên bờ ruộng, lập tức chim chóc bay ngay xuống và ăn hết. Một số hạt giống khác rơi xuống chỗ đất xấu, chỉ có một lớp đất thịt mỏng ở phía trên, còn phía dưới toàn là đá sỏi. Các em đoán xem hạt giống nầy có nảy mầm được không? (Cho các em trả lời). Hạt giống bám trên lớp đất thịt mỏng nên nảy mầm nhanh chóng, nhưng khi mặt trời lên cao đốt nóng thì nó héo úa ngay. Vì sao các em biết không? Đó là vì lớp đất quá mỏng, cây không đâm rễ sâu nên không đủ sức sống. Có một số hạt giống rơi nhằm bụi gai, cây con yếu ớt vừa mọc lên liền bị bụi gai bao phủ, lấn ép nên không thể lớn lên được mà ngược lại còi cọc dần rồi chết. Phần hạt giống còn lại rơi vào chỗ đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời, cỏ dại cũng không ngăn được cây non phát triển, đến mùa thu hoạch, người nông dân thu được gấp ba mươi lần, sáu mươi lần, thậm chí gấp một trăm lần.

(3) Ý nghĩa của ví dụ.

   Các môn đồ hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa thầy, ví dụ nầy có ý nghĩa gì?” Bây giờ các em lắng nghe lời giải đáp của Chúa Jêsus nhé! Các em thử đoán xem Chúa Jêsus sẽ nói hạt giống tượng trưng cho điều gì? (Đạo Đức Chúa Trời). Người nông dân chỉ về ai? (Chúa Jêsus). Ruộng đất được so sánh với gì? (Thế gian). Hạt giống là đạo Đức Chúa Trời, cho nên việc đọc Kinh Thánh là vô cùng quan trọng. Khi các em nghe giảng Lời Chúa, các em đã có thái độ như thế nào? Chúa Jêsus đã dùng bốn loại đất để chỉ về bốn thái độ của con người khi nghe giảng đạo.

  1. Phần đất cứng.

  Phần đất cứng giống như những người nghe đạo Đức Chúa Trời nhưng lơ là trong việc suy gẫm. Họ nói: “Tôi không hiểu Kinh Thánh”, nhưng thật ra họ không chịu suy nghĩ. Khi các em không hiểu Kinh Thánh, các em càng phải chăm chỉ học tập và lắng nghe Lời Đức Chúa Trời. Quỉ sa-tan thường rình rập, dụ dỗ các em mau quên những gì được nghe về đạo Đức Chúa Trời, nhưng nếu có Chúa giúp đỡ, các em vẫn có thể làm theo Lời Chúa. Những người ở “phần đất cứng”nầy thường hứa với Đức Chúa Trời là “sẽ có một ngày”mình vâng lời Chúa, nhưng rốt cuộc họ không làm được.

    b. Phần đất đá sỏi.

   Phần đất đá sỏi giống như những người tạm thời vâng lời Chúa. Kinh Thánh nói “là người nghe đạo liền vui mừng nhận lấy” (Lu-ca 8:13).

    Loại người nầy thường nói rằng: “Dĩ nhiên tôi tin đạo Đức Chúa Trời, ai cũng phải đọc Kinh Thánh!”. Nhưng thực sự, Lời của Đức Chúa Trời không bén rễ trong lòng họ. Vì vậy, khi gặp khó khăn, họ quên hết lời hứa và lời dạy của Chúa, nên ngã lòng và cuối cùng là bỏ đạo.

    Chúa Jêsus nói loại người nầy giống như cây mọc rễ không sâu, không chắc nên không lấy được đầy đủ chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao nhiều tín đồ rời xa đạo Chúa, vì họ thấy theo Chúa Jêsus là một việc quá khó khăn. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn hứa ban cho họ sự giúp đỡ khi cần thiết.

   c. Bụi gai.

   Bụi gai giống như những người đã nghe và tin đạo, nhưng họ lại quá bận bịu với cuộc sống đời nầy, đến nỗi không bao giờ có thời gian đọc Kinh Thánh, đi nhà thờ. Có những lúc các em cũng bận rộn xem ti vi, mải chơi hoặc quá lo lắng bài học ở trường, mà trở nên người ở “bụi gai” lúc nào không hay.

   d. Phần đất tốt.

   Phần đất nầy giống như những người thật lòng tin và muốn hầu việc Chúa Jêsus. Khi họ nghe đạo Đức Chúa Trời, họ không chỉ nghe mà còn làm nhiều việc tốt lành khác (Gọi một em đọc Lu-ca 8:15). Những người của “phần đất tốt” nầy nghe và vâng lời Chúa, thậm chí vâng lời Chúa trong lúc khó khăn.

   (4) Ứng dụng (Rút ra bài học qua ví dụ đó).

   Các em thân mến! Ví dụ về người gieo giống mà Chúa Jêsus đã kể, cho chúng ta biết Chúa Jêsus muốn chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc nghe và giữ đạo Chúa. Đây là thì giờ cho mỗi em suy nghĩ về chính đời sống của mình đang ở trong phần đất nào? “Đất cứng”, “Đất đá sỏi”, “Bụi gai” hay “Đất tốt”. (Giáo viên phát cho mỗi em một tờ giấy nhỏ để các em tự đánh giá mình thuộc phần đất nào. Các em không cần ghi tên và nộp cho giáo viên. Đến cuối khóa học, các em lại tự đánh giá một lần nữa xem phần đất của mình có thay đổi không).

  1. Ứng dụng.

   Nếu các em thấy mình không thuộc phần “đất tốt”, hãy thực lòng cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ các em nghe, hiểu và làm theo   Lời Chúa. Chúa Jêsus mong muốn tấm lòng các em giống như phần “đất tốt” để Lời Ngài gieo vào được kết quả.

   Lắng nghe và làm theo Lời Chúa hết sức quan trọng, vì vậy Kinh Thánh nhiều lần nhắc nhở chúng ta (Mời các em đọc câu gốc trong Gia-cơ 1:22).

   Câu gốc nầy có liên quan gì đến ví dụ về người gieo giống không? Câu gốc nhắc chúng ta đề phòng hai loại đất nào? (Đất cứng và đất đá sỏi vì nó lừa dối chúng ta rằng nghe thôi đã đủ, thật ra, giữ Lời Chúa còn quan trọng hơn cả nghe việc nghe Lời Chúa nhiều).

  (Cho các em thảo luận lúc nào là lúc tốt nhất để đọc Kinh Thánh? Mới thức dậy? Hay trước khi đi ngủ?). Giáo viên giúp các em tìm thời gian thích hợp nhất trong ngày để đọc Kinh Thánh và tập thành thói quen. Có thể lập một thời khóa biểu đọc Kinh Thánh trong tuần.

 

 

 

Ngày Đọc Kinh Thánh Việc cần làm
Chủ nhật 1Giăng 4:7-12
Thứ hai Cô-lô-se 3:12-15
Thứ ba Ga-la-ti 6:1-10
Thứ tư Ê-phê-sô 4:1-13
Thứ năm Ê-phê-sô 4:30-31
Thứ sau Ê-phê-sô 6:1-4
Thứ bảy Phi-líp 4:4-9

 

   Ngoài ra, có nhiều cách giúp các em có thể sử dụng và hiểu Kinh Thánh nhiều hơn (Khuyến khích mỗi em nên có một quyển KinhThánh).

   Trước hết là mục lục. Đó là danh sách các tên sách trong Cựu ước và Tân ước. Mục lục giúp gì cho các em? (Giúp nhanh chóng tìm ra phần Kinh Thánh cần đọc).

   Tiếp đến là các đề mục nhỏ trong từng đoạn Kinh Thánh, giúp các em nắm bắt nội dung chính của đoạn Kinh Thánh đó. Các em cũng không thể bỏ qua những bản đồ ở các trang phía sau Kinh Thánh. Khi đọc Kinh Thánh, gặp một số địa danh xa lạ, các em nên xem bản đồ, tìm vùng đất đó nằm ở đâu nhé!

*THỦ CÔNG: Xếp túi đựng câu gốc.

   Giáo viên hướng dẫn cho các em xếp túi đựng câu gốc. Sau khi làm xong, bên ngoài một mặt ghi họ tên, chủ đề bài học: “CHÚA CỦA SỰ SỐNG”, mặt kia cho trang trí có nội dung giống bài học. Ví dụ như vẽ một cây có hoa hoặc có trái tượng trưng  cho phần đất tốt là tấm lòng em.

   Nhắc nhở các em đem túi về nhà sau khi học câu gốc mỗi tuần hoặc khi đọc Kinh Thánh có câu nào các em thích và nhận được sự dạy dỗ thì các em nên viết vào một mảnh giấy và bỏ vào túi đựng câu gốc.

Vật liệu: Giấy thủ công hoặc giấy trắng.

Thực hiện: Làm theo các bước sau đây

HỌC VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

HỌC VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

in NHI ĐỒNG on 6 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.   ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO MỌI SỰ CẦN DÙNG

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 15:22-25; 16:1-3; 11-16; 17:1-6.

II. CÂU GỐC:Đức Chúa Trời tôi sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em theo sự giàu có vinh quang của Ngài trong Đấng Christ Jêsus”. (Phi-líp 4:19).

III. BÀI TẬP

A. BỨC TRANH CÒN TRỐNG.

  Ở trong đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên nhiều lần oán trách Đức Chúa Trời và Môi-se.

 Đức Chúa Trời yêu thương dân Y-sơ-ra-ên, Ngài ban cho họ những gì?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. EM CẢM TẠ CHÚA.

    Đức Chúa Trời ban mọi sự cần dùng. Em hãy vẽ hoặc ghi vào ô trống những gì Đức Chúa Trời ban cho em trong tuần.

C. AI TINH MẮT.

Em quan sát bức tranh dưới đây sẽ thấy những thức ăn ngon ơi là ngon và những bộ quần áo thật đẹp. Nào hãy bắt đầu quan sát nhé!

GIÁO VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

GIÁO VIÊN NHI ĐỒNG QUÝ 1 NĂM 2024

in NHI ĐỒNG on 6 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO MỌI SỰ CẦN DÙNG

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 15:22-25; 16:1-3; 11-16; 17:1

II. CÂU GỐC:Đức Chúa Trời tôi sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em theo sự giàu có vinh quang của Ngài trong Đấng Christ Jêsus”. (Phi-líp 4:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời cung ứng thức ăn và nước uống cho dân Y-sơ-ra-ên.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đủ mọi sự cần dùng.

– Hành động: Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự ban cho của Ngài.

  1. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Dân Y-sơ-ra-ên đã kinh nghiệm về quyền năng giải cứu của Chúa khi vượt qua Biển Đỏ, nhưng khi đối diện với những nhu cầu thuộc thể thì họ lo lắng nói với Môi-se: “Chúng tôi sẽ ăn gì? Sẽ uống gì?” Bởi vì đồng vắng khô hạn không có thức ăn, nước uống! Đây cũng là điều rất dễ hiểu đối với chúng ta – những con người yếu đuối.

Trên con đường theo Chúa, đôi lúc Đức Chúa Trời đưa chúng ta vào sự thử nghiệm để giúp chúng ta tăng trưởng về mặt thuộc linh, nhưng Ma quỉ lại cám dỗ để chúng ta càng yếu hèn thêm, càng non kém về thuộc linh thêm. Nếu chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài thì chúng ta sẽ vượt qua được cuộc thử nghiệm và tăng trưởng, nhưng nếu vô tín thì chúng ta sẽ thất bại và cứ ở mãi trong tình trạng non nớt về thuộc linh. Thái độ mà chúng ta chọn để đối phó với những khó khăn sẽ quyết định hướng đi cho cuộc đời chúng ta.

Bạn có cảm tạ Chúa vì những gì Ngài ban cho trên cuộc đời của mình không? Nếu đời sống mà chỉ toàn những thử thách, chúng ta sẽ dễ nản lòng. Nhưng nếu đời sống chỉ toàn là những vui thú, chúng ta sẽ sinh ra phóng túng và chẳng bao giờ có được tư cách thanh cao. Chúa có cách làm cân bằng những khó khăn trong đời sống của chúng ta. Giữa sa mạc mênh mông, Đức Chúa Trời đã ban thức ăn, nước uống dư dật cho dân Y-sơ-ra-ên. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, Ngài luôn chu cấp mọi nhu cầu cấp thiết cho chúng ta. Vậy hãy hết lòng tin cậy Chúa và cảm tạ Ngài vì sự nuôi nấng, chăm sóc của Ngài bạn nhé.

  1. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.
  2. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trang bị cho chuyến du lịch.

  1. Vật liệu: Giấy vẽ, bút màu.
  2. Thực hiện: Giáo viên giải thích cho các em cách chơi của hoạt động nầy: Giả sử em đi du lịch đến một hoang đảo, không có bất cứ thứ gì cả. Em sẽ chuẩn bị gì cho chuyến đi nầy? Em sẽ mang theo thứ gì? Hãy vẽ những thứ em sẽ mang theo vào giấy. Khi các em vẽ xong, mời các em chỉ ra hai thứ quan trọng nhất trong cuộc sống.

Câu chuyện hôm nay sẽ cho các em biết những thứ mà dân Y-sơ-ra-ên cần để sống khi ở trong đồng vắng, và ở nơi đó, Đức Chúa Trời đã chăm sóc họ như thế nào nhé.

 

  1. BÀI HỌC KINH THÁNH.

 

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn hình vẽ trong phần phụ lục rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Các em thân mến, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta rất nhiều thứ trong cuộc đời nầy. Các em có thể kể ra những thứ mà Chúa ban cho em không? (Cho các em kể ra: Thức ăn, nước uống, áo quần v.v…). Khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai-cập, đi trong đồng vắng thiếu thốn mọi thứ, Đức Chúa Trời làm sao để cung ứng cho nhu cầu của họ? Bài học nầy sẽ trả lời cho các em câu hỏi đó.

  1. Bài học.

Đức Chúa Trời giúp dân Y-sơ-ra-ên đi qua Biển Đỏ để đến vùng đất kỳ diệu mà Ngài hứa ban cho họ. Nhưng muốn đến được vùng đất tốt đẹp đó, họ phải vượt qua sa mạc khô khan, nắng cháy, chỉ có cát và cát mà thôi. Dân chúng đi trong sa mạc nóng bỏng đã ba ngày rồi mà vẫn không gặp được nguồn nước. Họ càng lúc càng khát, miệng họ khô khốc, cơn khát hành hạ họ dữ dội. Bỗng họ nhìn thấy dòng nước trong xanh, đẹp đẽ phía trước. Mọi người kêu lên mừng rỡ: “Nước! Nước”. Họ chạy ùa đến uống, nhưng nước rất đắng, không thể nào uống được. Nhìn thấy dòng nước nhưng lại không uống được khiến cho dân chúng càng khát hơn nữa. Họ bắt đầu oán trách. Họ quên tất cả những việc tốt đẹp mà Đức Chúa Trời từng làm cho họ. Tuy nhiên Môi-se vẫn không quên, ông cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời chỉ cho Môi-se một khúc cây, bảo ông cầm lấy ném xuống nước. Môi-se làm theo Lời Chúa. Ồ thật là lùng, dòng nước nơi đó đã hóa ngọt. Dân chúng vui mừng vì có nước uống thỏa thích.

Nhưng chỉ sau đó mấy tuần, họ lại oán trách lần nữa. Thức ăn họ đem theo từ Ai-cập đã hết! Giữa sa mạc khô cằn nầy không thể mua hoặc kiếm thứ gì ăn được. Họ lằm bằm oán trách Môi-se: “Vì sao ông dẫn chúng tôi đến nơi nầy? Nếu ở Ai-cập ít nhất chúng tôi cũng còn có thức ăn, còn ở đây chúng tôi sẽ chết vì đói mất thôi!” Môi-se cầu nguyện, và Đức Chúa Trời lại cho ông biết nên làm thế nào. Môi-se nói với dân chúng: “Chiều nay các ngươi sẽ nhận biết rằng, chính Đức Chúa Trời dẫn các ngươi ra khỏi xứ Ai-cập, và Ngài sẽ ban cho các ngươi mọi sự cần dùng”.

Chiều hôm đó, chim cút bay đến nhiều vô số. Chúng bay thật thấp, dày kín chung quanh nơi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại. Thế là dân Y-sơ-ra-ên đã có thịt để ăn. Sáng hôm sau khi dân chúng vừa ra khỏi trại, họ thấy những hạt nhỏ, tròn, màu trắng như sương, trải đầy trên mặt đất. Họ hỏi nhau: “Cái gì vậy?” Môi-se nói: “Đó là bánh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta làm thức ăn”. Ăn thử thì thấy nó ngọt như loại bánh làm bằng mật ong, dân chúng gọi thức ăn nầy là Ma-na. Từ đó, cứ mỗi sáng người ta lượm ma-na đủ ăn trong ngày. Dân chúng vui vẻ vì có đầy đủ thức ăn rồi.

Dân Y-sơ-ra-ên lại tiếp tục đi về miền đất Đức Chúa Trời hứa ban cho họ. Dọc đường vì thiếu nước, họ lại oán trách lần nữa. Môi-se nói: “Vì sao các ngươi cứ oán trách hoài? Đến lúc nào các ngươi mới chịu tin Đức Chúa Trời là Đấng chăm sóc các ngươi?” Rồi Môi-se cầu nguyện: “Chúa ơi! Con phải làm gì đây?” Đức Chúa Trời hướng dẫn Môi-se những điều phải làm. Môi-se dẫn các trưởng lão và dân Y-sơ-ra-ên đến một tảng đá to. Ông giơ cao gậy, đập mạnh vào tảng đá. Thình lình, nước từ tảng đá tuôn tràn ra, mọi người lại có nước để ăn uống, tắm giặt thỏa thích.

  1. Ứng dụng.

Tuy dân Y-sơ-ra-ên thường xuyên oán trách, nhưng Đức Chúa Trời vẫn chăm sóc họ. Đức Chúa Trời muốn mọi người tin cậy nơi Ngài. Đức Chúa Trời biết chúng ta cần những gì và Ngài sẽ ban cho chúng ta mọi sự cần dùng.

Cho các em mở sách học viên bài 1 để làm bài tập. Hướng dẫn các em vẽ tiếp bức tranh chưa hoàn thành trong phần A. Sau đó hỏi các em: Vì sao dân Y-sơ-ra-ên oán trách? Theo em, lúc họ oán trách, Môi-se cảm thấy như thế nào? Nếu dân Y-sơ-ra-ên nhớ rằng, Đức Chúa Trời luôn ban cho họ mọi điều cần dùng, họ có oán trách không?

Giáo viên tiếp tục cho các em quan sát kỹ hình vẽ trong phần B, xem Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những gì? Mời các em ghi thêm ý kiến của mình vào chỗ trống cuối cùng. Khi biết Đức Chúa Trời luôn quan tâm đến em, Ngài ban cho mọi điều cần dùng, em sẽ làm gì? (Cảm tạ Chúa).

 

  1. PHỤ LỤC.

Dân Y-sơ-ra-ên oán trách Môi-se.

Bài học Kinh Thánh học viên Lớp ấu nhi (4-5 tuổi)

Bài học Kinh Thánh học viên Lớp ấu nhi (4-5 tuổi)

in ẤU NHI, Chưa được phân loại on 6 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.                     CHÚA JÊSUS PHỤC SINH

I. KINH THÁNH: Giăng 20:11-18.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus nói với Ma-thê: Ta là sự sống lại và sự sống”(Giăng 11:25a).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus đã yêu thương và chết vì tội lỗi của các em. Sau ba ngày Ngài đã sống lại.

Tô màu và viết vào tấm thiệp những câu cảm tạ hay yêu

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 12.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 12.05.2024

in Thanh niên on 6 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 12.05.2024

  1. Đề tài: LỄ MẪU THÂN.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 16:13, Mác 15:21, Lu-ca 23:26.
  3. Câu gốc: “Hãy chào Ru-phu, người được chọn của Chúa, và chào mẹ người, cũng là mẹ tôi” (Rô-ma 16:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Tâm tình.

* Chỉ dẫn: Tâm tình.

  1. Mời tất cả những người làm mẹ của ban viên tham dự giờ nhóm Thanh niên.
  2. BHD mời một phụ nữ hiểu biết lời Chúa và uy tín trong vòng những người mẹ nghiên cứu đề tài “Mẹ của Ru-phu, người đầy lòng nhân từ” để tâm tình trong giờ nhóm đó.
  3. Trong giờ tâm tình, một số người mẹ sẽ nêu lên những khó khăn, kinh nghiệm trong việc làm mẹ và nêu lên những mong ước của mình với con cái để cho những người con hiểu được tấm lòng của mẹ mình hơn.
  4. Mời một số người con nói lên lòng biết ơn với những người mẹ.
  5. Tặng quà cho các mẹ tham gia buổi tâm tình.
  6. Thông công.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. DẪN GIẢI.

Trong chương cuối của sách Rô-ma, Phao-lô liệt kê danh sách những người bạn đồng công của Phao-lô để gửi lời chào thăm họ. Danh sách đó bao gồm 26 người, họ là những người cùng Phao-lô san sẻ vui buồn, gánh nặng vì công việc Chúa. Có những người đáng để chúng ta lưu ý dù tên họ không được Phao-lô nhắc đến, như mẹ của Ru-phu chẳng hạn. Bà là vợ của Si-môn người Sy-ren, có thể qua bà, Phao-lô được biết về thái độ của Chúa Giê-xu trên đường đi lên thập tự giá. Chắc bà đã kể lại cho Phao-lô mọi tình tiết khi Chúa Giê-xu lên thập tự giá và lúc Chúa sống lại.

Phao-lô hỏi thăm Ru-phu, “chào mẹ người cũng là mẹ tôi”. Mẹ của Ru-phu đối đãi với Phao-lô như con mình, bà đã nhiều lần chăm lo cho Phao-lô trong những tình huống khác nhau. Bà chăm sóc Phao-lô khi đau ốm, an ủi khích lệ khi ông yếu đuối và cô đơn. Do đó, Phao-lô luôn nhớ đến lòng yêu thương và sự quan tâm của bà.

Mẹ của Ru-phu yêu thương Phao-lô như yêu thương con mình vậy. Họ xây dựng một mối quan hệ mật thiết trong đời sống thuộc linh. Trong đời sống truyền đạo gian khổ, bận rộn của Phao-lô. Mẹ của Ru-phu đã cho Phao-lô một tình mẫu tử mà Phao-lô cần đến. Do đó trong phần Kinh Thánh này Phao-lô bày tỏ lòng kính mến đối với bà, lòng nhân từ và yêu thương của bà chắc được ghi trong sổ sự sống.

  1. SUY GẪM.

Mẹ của Ru-phu, là một phụ nữ đầy lòng yêu thương, bà không chỉ yêu thương con trai mình, mà còn yêu thương người đầy tớ của Đức Chúa Trời là Phao-lô nữa. Có thể bà không bao giờ nghĩ rằng, việc bà làm cho Phao-lô là làm cho Chúa. Với tấm lòng của một người mẹ, bà đã yêu thương những người xung quanh bà, và tình yêu ấy của bà ảnh hưởng tốt đối với Phao-lô.

Tình yêu thương của người mẹ là hình ảnh thu gọn của tình yêu thương Chúa. Trong đời sống truyền đạo đầy gian truân và bận rộn của Phao-lô, Đức Chúa Trời đã sai mẹ của Ru-phu đem đến cho Phao-lô tình yêu thương của một người mẹ làm sưởi ấm lòng ông. Đây cũng là một hình thức ân điển khác mà Đức Chúa Trời ban cho Phao-lô.