Latest News From Our Blog

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 01.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 01.03.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.03.2015.

1. Đề tài: GIÔ-NA – NGƯỜI BÀY TỎ ÂN ĐIỂN CHÚA ĐỐI VỚI TỘI

NHÂN.

2. Kinh Thánh: Giô-na 1-4; 2Phi-e-rơ 3:9-10.

3. Câu gốc: “Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn

cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn

năn”(2Phi 3:9b).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 109 – 111.

5. Thể loại:Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

1. Chọn một người đóng vai Giô-na, một ngườilàm phóng viên.

2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh  Thánh làm nền để

soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các

câu hỏi và trả lời đều ngắn gọn nhưng đầy  đủ ý nghĩa, đồng thời

phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi

học Kinh Thánh.

3. Trong phần đúc kết, NHD sẽ tóm tắt nội dung bài học và đưa

ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của lời Chúa vào đời sống

mỗi ngày. Sau đó, tất cả đứng lên và mời “Giô-na” thay mặt các bạn

cầu nguyện.

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

48

(Sau khi người hướng dẫn giới thiệu thể loạichương trình thờ

phượng, phóng viên từ dưới đi lên và Giô-natừ ngoài đi vào).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Giô-na!

– Giô-na: Chào các cháu.

– PV:  Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm  nay. Thay

cho tất cả các chị em trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng

và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy, cụ có thể giúp chúng

cháu tìm hiểu về cuộc đời và sứ mạng truyền giáo hải ngoại, được

không thưa cụ?

– Giô-na: Vâng, ta sẵn sàng, các cháu cứ hỏi!

– PV:  Trước tiên, xin cụ cho chúng cháu biết về quê hương và

thời điểm bước vào chức vụ tiên tri của cụ?

– Giô-na: Ta là con trai của A-mi-ta, quê ở Gát-hê-phe, thuộc đất

Sa-bu-lôn, cách Na-xa-rét vài dặm về phía bắc. Thời điểm ta bắt đầu

chức vụ tiên tri từ năm 780-750 T.C. dưới triều vua Giê-rô-bô-am 2.

– PV:  Vào thời điểm đó, Ni-ni-ve (A-sy-ri) là kẻ thù số một của

Y-sơ-ra-ên thế mà tại sao Đức Chúa Trời lạisai cụ đến Ni-ni-ve để

rao sự ăn năn cho họ?

– Giô-na: Chính vì vậy nên ta đã làm theo ý riêng, không vâng lời

Đức Chúa Trời, không đi Ni-ni-ve mà đi Ta-rê-si đó các cháu.

– PV:  Đức Chúa Trời có bằng lòng để cho cụ làm theo ý riêng

không, thưa cụ?

– Giô-na: Không đâu các cháu, Ngài can thiệpvà cản trở đường ta

đi đến nỗi ta không thể nào trốn tránh đi Ni-ni-ve được mà phải

hoàn toàn đầu phục ý muốn Ngài.

– PV: Cụ có thể trình bày rõ hơn cho chúng cháu biết với!

– Giô-na: Khi tàu đang vượt đại dương để đến  Ta-rê-si. Ta đang

ngủ, nhưng khi bị đánh thức cảnh tượng và sựhoảng loạn của các

thủ thủy làm cho ta thật hoảng sợ, vì nó thật khủng khiếp. Gió rất

49

mạnh, lùa những đám mây đen nghịt bao phủ cảbầu trời. Sấm sét

cùng với tiếng gầm thét của biển cả ập đến như vũ bão, mưa tuôn

xối xả, từng đợt sóng cao liên tục ập lên boong tàu, làm con thuyền

chao đảo giữa đại dương mênh mông. Bão ngày  càng lớn làm con

tàu dường như càng yếu ớt và nhỏ bé hơn. Những đợt sóng lớn như

bàn tay khổng lồ muốn nhận chìm con tàu nhỏ  bé, còn những cơn

xoáy như muốn hả toác miệng rộng lớn để nuốt chửng con tàu yếu

ớt. Tánh mạng mọi người bị đe dọa! Ta biết Đức Chúa Trời dùng cơn

bão ngăn cản ta, nên đã tự thú tội và chấp nhận làm người bị quăng

xuống biển để những bạn đồng hành không vì mình bị họa lây.

– PV: Cụ thật là can đảm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để người

khác được an toàn. Trong giây phút ấy cụ nghĩ gì?

– Giô-na: Ta nghĩ thà chịu chết dưới biển cònhơn là đi đến Ni-ni-ve để rao sự ăn năn cho dân thành gian ác, tội lỗi ấy. Nếu họ nghe

và ăn năn thì Chúa sẽ thương xót không hủy diệt họ. Vì theo sự biết

trước của ta, Ni-ni-ve (A-sy-ri) sẽ xâm lược Y-sơ-ra-ên trong nay mai.

– PV: Cháu thật khâm phục tinh thần ái quốc (yêu nước) của cụ.

Vậy thì sau khi bị quăng xuống biển, việc gì xảy đến cho cụ?

– Giô-na: Đức Chúa Trời là Đấng luôn gìn giữ, chăm sóc con cái

Ngài. Ngài sắm sẵn con cá lớn nuốt ta. Ở trong bụng cá ta cầu xin

Ngài giải cứu và được nhậm lời. Sau ba ngàyba đêm ở trong bụng

cá, Đức Chúa Trời bèn khiến con cá nhả ta ở một nơi khô cạn.

– PV:  Kỳ diệu thật vì cụ còn sống sau ba ngày đêmở trong

bụng cá. Vậy cụ đi đâu sau đó?

– Giô-na: Ta không còn dám chống lại ý muốnvà kế hoạch của

Chúa, thuận phục ý Chúa đến Ni-ni-ve rao giảng cho dân thành như

Lời Ngài đã phán dặn.

– PV: Sau khi cụ rao giảng thì việc gì đã xảy ra thưa cụ?

50

– Giô-na: Đúng như điều ta dự đoán, từ vua đến dân, cả thành

đều ăn năn. Vì sự ăn ăn của họ Đức Chúa Trời tha thứ không đoán

phạt Ni-ni-ve như lời ta đã rao ra.

– PV: Là người đi rao sự ăn năn, lẽ ra cụ vui mừng về thành quả

đạt được, nhưng hình như cháu thấy cụ chẳng vui khi nhìn thấy kết

quả của công việc mình làm?

– Giô-na: Như các cháu biết, ta đi Ni-ni-ve vì  lòng kính sợ, thuận

phục ý Chúa chớ không phải vì yêu thương dân Ni-ni-ve. Chính vì

vậy, dầu rao sự ăn năn nhưng ta lại mong họ bị Chúa trừng phạt để

không còn cơ hội xâm chiếm Y-sơ-ra-ên, nên khi thấy Chúa không

trừng phạt Ni-ni-ve, ta giận dữ và đòi chết.

– PV: Sau đó, Chúa đã làm gì để dạy dỗ cụ?

– Giô-na: Lúc ấy, ta làm một cái chòi ngồi đợi việc xảy ra cho Ni-ni-ve. Chúa sắm sẵn một dây dưa phủ bóng mát cho ta. Nhưng hôm

sau, Chúa lại sắm sẵn con sâu cắn dây dưa làm nó héo đi. Bị nắng

nóng, ta lại tiếp tục phàn nàn và lúc này  Chúa dạy ta một bài học

vô cùng giá trị mà ta không thể nào quên.

– PV: Đó là bài học gì, cụ có thể kể cho chúng cháu nghe được

không ạ.

– Giô-na: Bây giờ nhắc lại ta thấy tự hổ thẹn với chính mình: Với

lời cầu chết vì lòng yêu nước, với cơn giậnvì cớ con sâu nhỏ cắn héo

dây dưa không che bóng mát cho mình, Chúa chỉ cho ta biết ta thật

ích kỷ và hẹp hòi!

– PV: Cụ có thể cho chúng cháu hiểu rõ hơn về sựích kỷ và hẹp

hòi không?

– Giô-na: Ta luyến tiếc dây dưa nhưng không thương tiếc hàng

vạn linh hồn ở Ni-ni-ve đang hư mất, còn Đức  Chúa Trời thì yêu

thương họ. Lòng ái quốc của ta là đáng trọng nhưng ta phải đặt lòng

ái quốc theo đường lối Chúa và vâng phục ýchỉ Ngài thì mới trở nên

hữu ích.

51

– PV:  Là tiên tri của Đức Chúa Trời nhưng hình như  lúc ấy cụ

chưa hiểu được ý muốn Chúa và chưa thuận phục Chúa trọn vẹn?

– Giô-na: Đúng vậy, vì lúc ấy ta không thấy được chương trình cứu

rỗi của Đức Chúa Trời cho cả thế giới và tình yêu thương của Ngài

đối với mọi người, cùng sự ấn định thì giờ đoán xét của Ngài cho cả

thế gian. Cách nghĩ và cách làm của ta khôngthể cứu vãn quốc gia

Y-sơ-ra-ên khỏi tay A-sy-ri được.

– PV: Cám ơn cụ đã cho chúng cháu biết về sứ mạng rao sự ăn

năn cho Ni-ni-ve. Qua sứ mạng nầy chúng cháu  nhận biết rằng

người hầu việc Chúa phải dẹp bỏ những ích kỷ cá nhân, phải đi

theo đường lối Chúa và thuận phục ý chỉ Ngài.

– NHD: Thưa các chị em! Chúng ta vừa nghe cụ Giô-na trình bày

về cuộc đời làm tiên tri và sứ mạng rao sựăn năn cho dân thành

Ni-ni-ve. Xin Chúa giúp mỗi chị em chúng ta nhận biết điều nầy:

“Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một

người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn”(2Phi-e

3:9).

Mời chị em đứng lên và mời cụ Giô-na cầu nguyện cho ban phụ

nữ chúng tôi.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Giô-na có nghĩa là “chim bồ câu”. Ông là con trai của A-mi-ta, quê ở Gát-hê-phe, thuộc đất Sa-bu-lôn, cách Na-xa-rét vài dặm

về phía Bắc. Giô-na bắt đầu chức vụ tiên tri từ năm 780-750 T.C.

dưới triều vua Giê-rô-bô-am 2.

Trong thời Giô-na, Ni-ni-ve là thủ đô của A-sy-ri, một nước hùng

mạnh đang đe dọa vương quốc Y-sơ-ra-ên. Dân thành Ni-ni-ve thờ

thần Nê-bô và làm điều gian ác đến nỗi sắp bị hủy diệt. Lúc ấy

nhằm thời trị vì của vua Assurdan 2 (771-754 T.C). Đức Chúa Trời

sai Giô-na đem Lời Ngài đến cảnh cáo tội lỗi dân thành Ni-ni-ve.

52

Nhưng Giô-na đáp tàu đi Ta-rê-si đặng lánh mặt Đức Giê-hô-va.

Trên đường vượt biển, có cơn bão lớn nổi lên đe dọa tánh mạng mọi

người trong tàu. Biết rõ nguyên nhân của bão tố và để những bạn

đồng hành không vì mình bị họa lây, Giô-na tự thú tội và chấp nhận

làm người bị quăng xuống biển. Bấy giờ, ĐứcChúa Trời sắm sẵn con

cá lớn nuốt Giô-na. Ở trong bụng cá ba ngàyba đêm, Giô-na cầu

nguyện xin Đức Chúa Trời giải cứu và được Ngài nhậm lời. Theo lịnh

truyền của Chúa, con cá bèn nhả Giô-na ở một nơi khô cạn. Từ đó

Giô-na đến Ni-ni-ve rao giảng cho dân thành như lời Chúa đã phán.

Câu chuyện Giô-na là một ký sự có tính chất lịch sử nhưng hàm

chứa những đặc thù về ý nghĩa thuộc linh vàluân lý và siêu nhiên

mà ít thấy có ở các sách tiểu tiên tri khác. Sứ mạng của Giô-na là

đem lời Chúa cho dân thành Ni-ni-ve. Đây là một thách thức cho Cơ

đốc nhân chúng ta trong vấn đề: Làm thế nàocó thể rao giảng ơn

tha thứ của Đức Chúa Trời cho kẻ thù nghịch mình?

II. DẪN GIẢI.

A. ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Qua sách Giô-na, chúng ta có thể nhìn thấy một bức ảnh thật linh

động và sáng chói về ân điển của Đức ChúaTrời trong thời đại luật

pháp, được bày tỏ qua những việc làm kỳ diệu của Ngài như đối với

Giô-na, người đầy tớ trốn tránh sứ mạng vàđối với dân thành Ni-ni-ve bại hoại trong tội lỗi.

1. Đối Với Giô-na.

(1) Ngài dùng bão tố ngăn trở, tỉnh thức Giô-na khi ông chạy trốn

Ngài qua Ta-rê-si thay vì đi Ni-ni-ve (1:3-7).

(2) Ngài sắm sẵn con cá lớn nuốt Giô-na trong bụng để Giô-na

được an toàn tính mạng khi bị quăng xuống biển sâu.

(3) Ngài nghe và đáp lời cầu nguyện của Giô-na khi Giô-na ở

trong bụng cá (2:3-11).

53

(4) Ngài ban cho Giô-na cơ hội thứ hai khi Giô-na mất cơ hội thứ

nhất đi rao giảng cho dân thành Ni-ni-ve (3:1).

(5) Ngài sắm sẵn dây dưa làm bóng mát che Giô-na, cũng như

con sâu để tỉnh thức Giô-na khi ông ngã lòngcầu chết (4:2-23,6).

2. Đối Với Dân Thành Ni-ni-ve.

(1) Ngài sai Giô-na đến giảng khi họ sắp bị đoán phạt (1:1).

(2) Ngài cho họ cơ hội để ăn năn (3:4).

(3) Ngài đổi ý tai vạ khi thấy họ xây bỏ điều ác (3:10).

Sự ghi nhận trên cho chúng ta nhận thấy trongsự công nghĩa,

Đức Chúa Trời dùng quyền năng lớn hủy diệtkẻ ác. Nhưng trong sự

yêu thương và ân điển, Ngài dùng quyền năngcả thể để giải cứu tội

nhân. Cũng như trong sự sửa dạy, hướng dẫn dân sự, Ngài đã dùng

những sự vật trong cõi thiên nhiên như: sức  mạnh của cơn bão, sự

khổng lồ của con cá, sự mỏng manh của dây dưa để cảnh cáo, dạy

dỗ, bắt phục người đầy tớ sa ngã trở lại trong sứ mạng Chúa gọi.

Thật quyền năng Chúa lớn biết bao! Mỗi tạo  vật đều được Chúa sử

dụng cho mục đích của Ngài. Khác với sự đoán phạt, trong ân điển

của Chúa không có sự định tội, nhưng có sự  kêu gọi ăn năn; không

có sự tiêu diệt, nhưng có sự ban ơn cứu sống; không có cùng đường,

nhưng có lối thoát; không có sự xô ngã, nhưng có sự nâng lên.

Diệu kỳ thay ân điển Chúa!

3. Bài học cho Giô-na.

a. Trong bụng cá, Giô-na học biết:

(1) Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tại, Ngài có ở khắp nơi, Giô-na không thể nào trốn khỏi Chúa và trong lòng biển sâu Chúa cũng ở

cùng Giô-na. Vì thế Giô-na tin rằng lời cầu  nguyện của ông chắc

được Ngài nghe (2:3).

(2) Đức Chúa Trời là Đấng ban ân điển, dầu  trong hoạn nạn lớn

“Ngài đã quăng tôi trong vực sâu, nơi đáy biển”(2:4). Dầu Giô-na

tưởng như mình đã bị ném khỏi trước mặt Chúa, nhưng trong ân điển

54

Chúa, Giô-na vẫn còn có hy vọng nhìn lên đền thánh Chúa và tìm ơn

giải cứu của Ngài: “Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi, nhưng Ngài đã

đem mạng sống tôi lên khỏi hầm hố!”(2:7).

b. Trong sự luyến tiếc dây dưa, Giô-na học biết lòng thương xót

lớn lao của Đức Chúa Trời đối với linh hồn  đang hư mất trong tội lỗi,

không chỉ dành cho dân Chúa mà cho cả dân ngoại nữa.

Qua bài học của Giô-na, chúng ta ghi nhận những điểm sau đây:

(1) Ân điển của Đức Chúa Trời cho mọi người: Ngài ban ân điển

cho Giô-na cũng như cho dân thành Ni-ni-ve.  “Đức Chúa Trời yêu

thương thế gian”(Giăng 3:16).

(2) Sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời và nhờ ân điển bởi đức tin

mà nhận được.

(3) Trong ân điển, Đức Chúa Trời ban cho con người cơ hội ăn

năn để được cứu (2Phi 3:9-10).

(4) Ngày xưa, Đức Chúa Trời sai Giô-na đi giảng cho dân Ni-ni-ve.

Ngày nay, trong thời đại ân điển với sự cứurỗi đã được làm trọn

trong Chúa Giê-xu và Đức Chúa Trời có chươngtrình cứu rỗi cho cả

thế gian (Công Vụ 1:8). Cho nên, sự rao giảngTin Lành cho mọi

người là sứ mạng Chúa gọi mỗi Cơ đốc nhân chúng ta (Mác 16:15).

4. Ý Nghĩa Thuộc Linh Của Sách Giô-na.

Câu chuyện Giô-na trong bụng cá là điều khótin theo lý trí con

người. Nhưng với quyền năng của Chúa, sự kiện Giô-na sống trong

bụng cá ba ngày ba đêm là điều không có gì  khó cho Ngài. Đây là

một sự thật đã được Đức Chúa Giê-xu nhắc lại để nói trước về sự

chết và sự sống lại của Ngài (Lu 11:29-32; Mat 12:39-41). Một khía

cạnh khác, sự đau đớn của Giô-na chỉ về hoạn nạn mà Y-sơ-ra-ên

phải trải qua. Họ sẽ bị ném ra giữa các dânngoại, bị kẻ thù hà

hiếp, rồi sau đó họ kêu cầu Chúa và được giải cứu. Cuối cùng Y-sơ-ra-ên sẽ đem Tin lành cho các dân ngoại như trong dự ngôn của

55

tiên tri Đa-ni-ên (Đa 12:1). Như thế chúng ta có thể nói Giô-na là vị

giáo sĩ đầu tiên của Y-sơ-ra-ên cho dân ngoại.

B. ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MẠNG.

Thách thức lớn nhất trong đời sống chức vụ  của Giô-na là giảng

cho dân Ni-ni-ve. Không phải vì họ là dân ngoại, nhưng là kẻ thù

của Y-sơ-ra-ên. Là một tiên tri, Giô-na biếtrõ dân Y-sơ-ra-ên sẽ sa

vào tay A-sy-ri và bị lưu đày xa xứ. Giô-na cũng biết Đức Chúa Trời

nhân từ, giàu ơn tha thứ (4:1-2). Cho nên đốivới Giô-na, nếu vâng

mạng Chúa giảng cho dân Ni-ni-ve, thì họ sẽ được cứu và dân Y-sơ-ra-ên chắc sẽ bị hủy diệt dưới tay A-sy-ri! Đó là lý do tại sao Giô-na

trốn Chúa, thà bị quăng xuống lòng biển, giận Chúa khi thấy dân Ni-ni-ve ăn năn, và cầu chết (1:1-2; 11:12; 4:1-3).

Qua những thái độ Giô-na trước sứ mạng Chúa, chúng ta thấy

Giô-na là người nóng tính, dễ giận, ích kỷ, cầu chết trước điều không

như ý! Một điểm đặc biệt trong vị tiên tri này là tinh thần ái quốc

rất cao, đến nỗi Giô-na thà trái mạng lệnh  Chúa, thà chịu ném

xuống biển còn hơn là đem lời Chúa cho dân Ni-ni-ve! Trên khía

cạnh quốc gia dân tộc, “sự hy sinh” của Giô-na xem như là một

hành động anh hùng đáng khen, nhưng đây khôngphải là cách cứu

vãn quốc gia Y-sơ-ra-ên khỏi tay A-sy-ri. Giô-na không thấy được

chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho cả thế giới và tình yêu

thương bao la của Ngài đối với mọi người, cùng sự ấn định thì giờ

đoán xét của Ngài cho cả thế gian. Trên bìnhdiện rộng lớn này, với

lời cầu chết của Giô-na vì ái quốc; với cơngiận của Giô-na vì cớ con

sâu nhỏ cắn héo dây dưa không còn bóng mátcho mình, trong khi

hàng vạn linh hồn ở Ni-ni-ve đang hư mất, tỏ ra rằng Giô-na thật ích

kỷ và hẹp hòi! Lòng ái quốc là điều đáng  trọng, nhưng người hầu

việc Chúa cần học tập đặt lòng ái quốc của mình theo đường lối của

Chúa và vâng phục ý chỉ của Ngài.

56

Tóm lại, qua đời sống và sứ mạng của Giô-na chúng ta học được

điều quan trọng này: Muốn vâng theo ý Chúa, chúng ta cần phải dẹp

bỏ những ích kỷ riêng tư.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Qua những sự kiện sau đây xin tìm hiểu ân điển của Đức Chúa

Trời đối với tội nhân:

a. Với Giô-na: Đức Chúa Trời đã đáp ứng thế nào khi:

(1) Giô-na trốn tránh Ngài (1:3-7).

(2) Giô-na bị quăng xuống biển (2:1).

(3) Giô-na ở trong bụng cá (2:3-11).

(4) Giô-na mất cơ hội thứ nhất (3:1).

(5) Giô-na cầu chết (4:6).

b. Với dân thành Ni-ni-ve: Đức Chúa Trời đã  hành động thế

nào? (1:1; 3:4; 3:10).

2. Trải qua hoạn nạn và bất hạnh, Giô-na học biết Đức Chúa Trời

như thế nào và ông được dạy dỗ điều gì? (2:1-11,4,1-2,9-11).

3. Câu chuyện Giô-na ở trong bụng cá và được giải cứu để đi rao

giảng cho dân Ni-ni-ve có ý nghĩa gì về phươngdiện thuộc linh và

tiên tri? (2:1-3; Lu 11:29-32; Mat 12:39-41; Đa 12:1-3).

4. a. Xin tìm hiểu bốn lý do sau đây:

(1) Tại sao Giô-na trốn khỏi mặt Chúa? (1:3).

(2) Tại sao Giô-na muốn bị ném xuống biển? (1:11-12).

(3) Tại sao Giô-na giận? (4:1).

(4) Tại sao Giô-na cầu chết? (4:2-3).

b. Qua những lý do trên, xin nhận xét:

(1) Cá tính của Giô-na.

(2) Trở ngại nào khiến Giô-na không thực hành được mạng

lịnh của Chúa? Điều này cho chúng ta sự dạy dỗ nào?

57

5. Với sứ mạng Chúa gọi Giô-na, chúng ta học biết gì về ân điển

và chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời và sứ mạng của Ngài cho

chúng ta hôm nay? (Mác 16:15; Giăng 3:16-21,36;2 Phi 3:9-10).

6. Ghi nhận những điểm quan trọng qua đời sống và sứ mạng

của Giô-na.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Bạn đang trốn tránh hay vâng phục sứ mạngChúa gọi?

b. Có điều trở ngại nào trong bạn khiến bạnkhông thể đem ơn

cứu rỗi cho người khác?

c. Bạn có thái độ nào khi thấy người có tội ăn năn tin nhận

Chúa?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tẩy Vết Máu.

Trước hết, không được dùng nước nóng vì sẽ  làm cho máu đông

lại, khó tẩy sạch. Dùng nước lạnh xả lên máu. Sau đó, dùng nước

tiểu hoặc nước đu đủ (dùng 3-5 lá đun lấy nước) để tẩy vết máu.

Hiện nay, có một số bột giặt có chứa  enzimcó khả năng tẩy vết

máu. Nếu đồ len bị vết máu thì ngâm trong nước ấm có chứa một

viênaspirine, sau đó dùng quạt hong khô.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 22.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 22.02.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 22.02.2015.

1. Đề tài:  ÁP-ĐIA – NGƯỜI RAO SỰ ĐOÁN PHẠT TRÊN KẺ NGƯỢC

ĐÃI DÂN CHÚA.

2. Kinh Thánh: Áp-đia 1:1-21; Sáng 25:23-26:36-43; Phục 2:2-7.

3. Câu gốc:  “Vì Đức Giê-hô-va chuộng sự công bình, khôngtừ bỏ

người thánh của Ngài; họ được Ngài gìn giữ  đời đời. Còn dòng

dõi kẻ dữ sẽ bị diệt đi”(Thi 37:28).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 106-108.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn trước.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Áp-đia có nghĩa là “đầy tớ của Chúa”. Thời gian Áp-đia bước

vào chức vụ tiên tri chẳng được biết rõ, có thể là trước Giê-rê-mi vào

khoảng năm 850-840 T.C. Sách Áp-đia được viếttrong văn thể của

bài ai ca với chủ đề duy nhất là rao sự đoán phạt Ê-đôm và dự ngôn

về phước hạnh tương lai của dân Y-sơ-ra-ên. Mặc dầu với sứ mạng

ngắn ngủi, nhưng qua sứ điệp của Áp-đia đã làm sáng tỏ vấn đề:

Thế nào kẻ bị ức hiếp tìm được sự an ủi vàkẻ ác nhìn biết sự công

nghĩa của Đức Chúa Trời?

II. DẪN GIẢI.

1. Dân Ê-đôm Và Dân Y-sơ-ra-ên.

Theo Sáng Thế Ký 25:23-26 và 36:6-9, thì tổ phụ của dân Ê-đôm

là Ê-sau, anh em sinh đôi với Gia-cốp. Mặc dầu Ê-sau khinh quyền

trưởng nam, mất sự chúc phước của Y-sác, chamình, nhưng dòng

41

dõi ông đã trở thành một dân giàu mạnh. Trong thời Áp-đia, thành

phố Sê-la sau này có tên là Pe-tra là thủ đô của Ê-đôm. Vết hoang

tàn được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm  1812. Những lớp gạch

đỏ nhô lên chứng tỏ sự hưng thịnh và văn minh một thời của quốc

gia này. Qua sự ghi nhận của Kinh Thánh và những sự kiện trên cho

chúng ta biết chi tiết về xứ Ê-đôm.

Về phương diện địa lý, xứ Ê-đôm chạy dài theo dãy núi Sê-i-rơ,

từ vịnh A-qa-ba đến biển Chết. Vùng đất này  phì nhiêu với các thứ

thổ sản như lúa mì, nho, trái vả, ô-li-ve, lựu. Dân Ê-đôm xây thành

kiên cố để sống an toàn khỏi kẻ thù đánh phá. Nhờ có núi cao bao

bọc làm tường thành, họ có thể chống lại kẻ xâm lược cách dễ

dàng. Thêm vào đó dân Ê-đôm chiếm được ưu  thế kiểm soát con

đường thương mại từ A-qa-ba đến Ai Cập, nên họ được sung túc về

mặt kinh tế và nền văn minh của họ cũng được phát triển cao hơn

các nước trong vùng sa mạc (Giê 49:7; Gióp 4:1).

Dầu có mối liên hệ bà con anh em với dân Y-sơ-ra-ên, hơn nữa

cũng là nước láng giềng gần gũi, nhưng dân  Ê-đôm không có chút

lòng thương xót Y-sơ-ra-ên trong ngày hoạn nạn, là ngày Chúa phó

Y-sơ-ra-ên vào tay vua Nê-bu-cát-nết-sa vào năm 586 T.C. Ác tâm

của dân Ê-đôm đã bày tỏ trong hai hành động:

(1) Hùa theo kẻ thù(c.10-13): Mối thù của Ê-sau về sự cướp

phước của Gia-cốp trong quá khứ mặc dầu đã  được giải hòa (Sáng

33) nhưng nó vẫn còn nằm trong tiềm thức củaÊ-sau và lưu lại

trong dòng dõi của ông. Vì thế, dầu sống bên cạnh Y-sơ-ra-ên, người

em có cùng huyết thống, nhưng trong lòng dân Ê-đôm vẫn ấp ủ mối

hận thù! Tuy không chính thức tiếp tay với kẻ thù của Giu-đa nhưng

thái độ vui mừng của họ trong ngày Giu-đa gặp nạn tỏ lòng họ cũng

đã kết hiệp cùng kẻ nghịch với anh em mình.

(2) Tàn nhẫn với kẻ lâm nạn(c.14): Dân Ê-đôm chẳng những vui

mừng khoanh tay, ngoảnh mặt làm ngơ khi thấy kẻ thù tràn vào phá

hủy Giê-ru-sa-lem, họ còn ra tay săn bắt những người Giu-đa chạy

42

ẩn mình trong xứ để nộp cho quân nghịch. Nhưngtrong mọi sự, Đức

Chúa Trời trên cao nhìn thấy và Ngài không quên việc làm tàn bạo

của Ê-đôm.

2. Sự Đoán Xét Của Đức Chúa Trời.

Trong lời rao về sự đoán phạt, Áp-đia cảnh cáo dân Ê-đôm

những điều này:

(1) Chớ tự cao: Nhờ vị trí địa lý an toàn, kinh tế giàu mạnh và

văn minh cao, dân Ê-đôm lên mình kiêu ngạo. Nhưng Lời Đức Chúa

Trời phán:  “Ta đã khiến ngươi làm nhỏ giữa các nước. Ngươi bị

khinh dể lắm. Hỡi ngươi là kẻ ở trong khe vầng đá, trong nơi cao,

ngươi nói trong lòng mình rằng: Ai sẽ có thể  xô ta xuống đất? Sự

kiêu ngạo của lòng ngươi đã lừa dối ngươi. Dầu ngươi lên cao như

chim ưng, dầu ngươi lót ổ giữa các ngôi sao,  ta cũng sẽ xô ngươi

xuống khỏi đó”(c.3-4).

(2) Chớ cậy liên minh:  “Mọi kẻ đồng minh cùng ngươi đã đuổi

ngươi… Những kẻ hòa thuận cùng ngươi, thì phỉnh ngươi”(c.7).

(3) Chớ cậy sự khôn ngoan:  “Trong ngày đó, ta há chẳng diệt

những kẻ khôn khỏi xứ Ê-đôm… sao?”(c.8).

(4) Chớ cậy binh lực:  “Hỡi Thê-man, những lính chiến của ngươi

sẽ thất kinh…”(c.9).

(5) Gieo gì gặt nấy:  “Những việc làm của ngươi sẽ đổ lại trên

đầu ngươi!” Ê-đôm đã cướp bóc, lục soát con buôn trong ngày kiểm

soát đường giao thương thể nào, thì cũng sẽ bị cướp bóc lục soát

trong ngày Chúa đoán xét thể ấy!

Lời cảnh cáo trên cho chúng ta nhận thấy:

(1) Nơi trú ẩn của loài người là vô ích: Dầu núp mình trong vầng

đá, hay trên núi cao, Ê-đôm không thể tránhkhỏi cơn thạnh nộ của

Chúa. Chỉ có người đặt lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va được an toàn

trong ngày đoán xét. Vì Ngài là vầng đá củacác thời đại, nơi ẩn náu

an toàn của chúng ta (Ê-sai 26:3-4).

43

(2) Sự khôn ngoan của loài người không thể giải cứu họ trong

ngày đoán xét của Chúa. Nhưng người có ChúaGiê-xu, Đấng Đức

Chúa Trời làm nên sự khôn ngoan cho chúng tađược cứu khỏi cơn

thạnh nộ của Ngài (1Côr 1:30; Giăng 5:24).

Theo dự ngôn của tiên tri Áp-đia, lời đoán xét Ê-đôm trong 1:1-14 đã được xảy ra. Qua các dữ kiện lịch sử ghi nhận vào khoảng thế

kỷ thứ năm, dân Ê-đôm đã bị dân Ả-rập ápbức đuổi ra khỏi xứ và

định cư ở phần đất phía Nam Palestine, trở thành một nước nhỏ bé

và nghèo nàn như điều Áp-đia đã nói (c.1,5-8). Tuy nhiên, Ê-đôm

vẫn còn bị đặt dưới sự đoán xét trong ngày sau cùng, khi Chúa đoán

xét các nước thế gian (1:15-21). Điều này các nước thế gian nên

biết, Đức Chúa Trời phó dân Y-sơ-ra-ên trongtay các nước; nhưng

Ngài cũng sẽ đoán xét họ tùy theo cách họ  đối xử với dân Chúa

cách nhân đạo hay tàn nhẫn lúc hoạn nạn. Trong ngày đoán xét lớn,

Ê-đôm bị đoán phạt còn Y-sơ-ra-ên sẽ được phước như sau:

(1) Cường thạnh: Trong câu 17  “sẽ còn lại những người… nhà

Gia-cốp”, chỉ về dân sót của vương quốc miền nam sau  khi bị lưu

đày trở về xứ. Họ nhận lại phần đất của tổ phụ mình xưa kia để lại

làm sản nghiệp.  “Nhà Giô-sép”, chỉ về vương quốc miền bắc đã bị

vua A-si-ri là Sargon đánh phá và bắt lưu đàyvào năm 722 T.C.

Theo dự ngôn của Ê-xê-chi-ên 37:16-22; Ô-sê1:11, thì vương quốc

Y-sơ-ra-ên miền bắc trong tương lai sẽ liên hiệp với vương quốc Giu-đa miền nam và sẽ thống nhất quốc gia trở thành một lực lượng

hùng mạnh giống như  “ngọn lửa”đốt cháy và Ê-đôm  “sẽ là đống

rơm”cho ngọn lửa ấy!

(2) Biên giới quốc gia mở rộng (c.19). Lịch sử cho thấy trong khi

dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày, dân Ê-đôm đã chiếm đóng các tỉnh ở

phần đất phía nam của Giu-đa, Negel là vùng đất phía Nam của

Hếp-rôn hướng về đồng vắng Pha-ran. Sau khi hồi hương, dân Y-sơ-ra-ên sẽ chiếm lại phần đất phía nam ấy và  làm chủ quyền núi Ê-sau. Miền đồng bằng của dân Phi-li-tin và cảvùng đất Ép-ra-im

44

cùng với Sa-ma-ri (là vùng hiện nay đang có sự tranh chấp chủ

quyền với Jordanie). Nhưng chiến thắng này cólần xảy ra vào

khoảng thế kỷ thứ hai T.C. khi dân Do Thái dưới quyền lãnh đạo của

Maccabees. Tuy nhiên sự ứng nghiệm đầy trọn của lời tiên tri vẫn

còn trong tương lai. Khi đó các con cháu Y-sơ-ra-ên bị lưu đày từ thời

vua Sargon sẽ hồi hương và nhận lại phần đấtSê-rép-ta, là thành ở

giữa Ty-rơ và Giê-ru-sa-lem. Áp-đia chấm dứt lời tiên tri với viễn ảnh

của thế giới trong ngày đoán xét sau cùng: Si-ôn, tức Giê-ru-sa-lem

được giải cứu và được phước, Ê-đôm bị đoánphạt và nước thuộc về

Đức Chúa Trời. Dự ngôn này ám chỉ về sự trở lại của Đấng Christ,

Ngài sẽ giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi cơn đại nạn do những kẻ thù vây

quanh uy hiếp, Ngài đoán xét các nước thế gian và làm Vua trên đất.

Trong sự đoán xét Ê-đôm, chúng ta học biết:

– Đức Chúa Trời là Đấng Công nghĩa.

– Quyền đoán xét các nước thế gian thuộc vềNgài.

– Sự đoán xét của Chúa là đáng sợ và côngbình.

Ê-đôm bị đoán phạt, vì cớ:

(1) Sự kiêu ngạo của Ê-đôm xúc phạm đến bốn điều răn đầu là

điều Chúa đòi hỏi con người phải kính phục Ngài. Kinh Thánh ghi

chép Đức Chúa Trời đã đánh phạt vua Nê-bu-cát-nết-sa, cất mạng

sống của vua Hê-rốt, bởi vì các vua này chẳng nhường sự vinh hiển

cho Đức Chúa Trời (Đa 4:30-31; Công Vụ 12:23).

(2) Sự tàn bạo của Ê-đôm đã xúc phạm đến  sáu điều răn sau là

điều Chúa đòi hỏi con người phải yêu thương  nhau (Mat 22:36-39).

Cách đối xử bất nhân của Ê-đôm khiến Chúaphải thi hành luật công

nghĩa của Ngài trên nguyên tắc nhân quả:  “Việc làm của ngươi sẽ

đổ lại trên đầu ngươi!”(Áp-đia 1:15).

Như thế trong sự đoán xét của Chúa, Ngài căn cứ trên hai điểm:

  1. Thái độ chúng ta đối với Chúa.
  2. Cách cư xử của chúng ta đối với nhau.

45

3. Bài Học Cho Đời Sống.

Qua sự đoán phạt Ê-đôm chúng ta học được những sự dạy dỗ

sau:

(1) Chớ kiêu ngạo, hãy có lòng khiêm nhu trước mặt Chúa.

(2) Chớ ganh ghét, phải kính trọng người Chúachọn (Mal 1:3).

(3) Chớ báo thù, hãy yêu thương tha thứ: Mặcdầu Kinh Thánh

chép Đức Chúa Trời “yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau”. Đó là sự lựa chọn

theo quyền tuyệt đối của Ngài (vì xuyên qua không gian và thời gian

Đức Chúa Trời thấy tấm lòng khát khao, yêu  mến, thuận phục Chúa

của Gia-cốp và Ngài đã chọn lựa ông), tuy nhiên theo lẽ công bình,

Đức Chúa Trời vẫn ban phước cho Ê-sau như Gia-cốp. Ngài ban đất

cho Ê-sau khiến Ê-sau trở thành một nước giàu mạnh như ban cho

Gia-cốp. Trong Phục Truyền 2:4-7, trên đường về đất hứa Ca-na-an,

Đức Chúa Trời đã căn dặn dân Y-sơ-ra-ên không được xâm lấn địa

phận của dân Ê-đôm, mà phải cư xử cách phải lẽ với người anh của

mình. Cho nên sự đoán phạt Ê-đôm là bài học nhắc nhở chúng ta

về cách đối xử với nhau trong tình anh em, nhưlời dạy của Chúa

Giê-xu:  “Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương

xót!”(Mat 5:7), và lời khuyên của Phao-lô:  “Hãy ở với nhau cách

nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời

đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”(Êph 4:32).

Tóm lại, sứ điệp rao sự đoán xét trên Ê-đôm khuyến khích Cơ

Đốc nhân chúng ta bền lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời và thêm lên

trong sự làm điều lành nhất là đối xử nhântừ với nhau vì biết rằng

Đức Chúa Trời làm sự công bình và binh vực người thánh của Ngài.

Cũng nhắc nhở chúng ta về tấm lòng và tháiđộ đối với Đức Chúa

Trời cao cả, Đấng phán như vầy:  “Người khôn chớ khoe sự khôn

mình; người mạnh chớ khoe sự mạnh mình; ngườigiàu chớ khoe sự

giàu mình. Nhưng kẻ nào khoe hãy khoe về trí khôn mình biết ta là

Đức Giê-hô-va, là Đấng làm ra sự thương xót, chánh trực, và công

46

bình trên đất; vì ta ưa thích những sự ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy”

(Giê 9:23-24).

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc Áp-đia 1:1-9; Sáng Thế Ký 36:6-9 tìm hiểu vài nét đại

cương về địa lý xứ Ê-đôm, dân tộc, nền vănminh và đạo đức của

dân Ê-đôm.

2. a. Giữa Ê-đôm và Y-sơ-ra-ên có mối liên  hệ bà con nào?

(Sáng 25:23-26; 36:6).

b. Dân Ê-đôm đối đãi với dân Y-sơ-ra-ên thế nào trong ngày

hoạn nạn? (Áp 1:10-14).

3. a. Áp-đia cảnh cáo dân Ê-đôm những điều  nào? (1:3-4; 7; 8;

9; 15).

b. Trong sự đoán xét của Đức Chúa Trời dân Ê-đôm và dân Y-sơ-ra-ên sẽ như thế nào? (1:2-9,15-21).

c. Sự đoán phạt Ê-đôm có phải là điều công bình không? Xin

giải thích lý do.

4. Trong sự đoán phạt Ê-đôm cho chúng ta bàihọc gì về:

a. Cách đối xử với người trong tình anh em?

b. Cách đối xử với người được Chúa chọn?

c. Tấm lòng và thái độ chúng ta trước mặt Chúa?

5. Sứ điệp của Áp-đia có ý nghĩa gì cho chúng ta hôm nay? (Thi

37:1-3,28; 1:6).

6. Ghi nhận những điểm quan trọng qua sứ điệpcủa Áp-đia.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Bạn có lòng khiêm nhường trước mặt Chúa  hay đang cậy

vào sự khôn ngoan của chính mình?

b. Việc bạn đang làm sẽ gặt hái điều gì, nhận sự đoán phạt

hay phước hạnh của Chúa?

c. Với người anh em trong hoạn nạn, bạn có thái độ nào?

47

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tẩy Vết Mực.

Nếu là mực thường thì cắt một miếng chanh tươi thoa vào chỗ

dính mực, sau đó giặt lại bằng xà bông và xả nước sạch. Vết mực

sẽ hết. Nếu là mực bút bi thì tẩy mực bằngcồn 90 độ.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 15.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 15.02.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.02.2015.

1. Đề tài: CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 67.

3. Câu gốc:  “Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho chúng tôi, và các

đầu cùng đất đều sẽ kính sợ Ngài”(Thi 67:7).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 103-105.

5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Kịch.

35

1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung

với ban phụ nữ và làm giám khảo.

2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1:Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban phụ nữ họp lại

để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Truyền giáo”. Tùy

theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá

5 phút.

* Cách 2:  Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban phụ nữ ra

làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5

phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với

đề tài về “Truyền giáo”. Trong 20 phút, các  nhóm phải biến câu

chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’) 10 điểm. Mỗi phút  dư bị trừ một

điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10

điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

TIẾP NHẬN LỜI MỜI.

Viên đốc công của một xưởng máy ở miền Bắc nước Anh thường

nghe giảng Tin Lành, nhưng anh bối rối vì sợ mình không thể đến

cùng Chúa Cứu Thế. Ngày kia ông chủ gởi tới cho anh một tấm thiếp

viết rằng: “Mời anh tới nhà riêng của tôi ngay sau giờ làm việc”. Anh

tới nhà ông chủ. Ông chủ bước ra, nói giọng xẵng xớm:

– “Anh John, anh muốn gì mà lại đến quấy rối tôi giờ này?”

36

Anh hơi ngạc nhiên, nói:

– “Thưa ông, tôi có nhận được tấm thiếp củaông bảo tôi tới găp

ông sau giờ làm việc mà!”

Ông chủ hỏi:

– “Anh chỉ nhận được tấm thiếp của tôi mà anh đến liền sao?”

Anh đáp:

– “Thưa ông, đúng vậy. Tôi không hiểu ý ông, nhưng tôi tưởng

ông kêu tôi thì tôi có quyền đến!”

Ông chủ nói:

– “Vậy mời anh vào nhà, cùng ngồi xuống. Ông mở Kinh Thánh,

đọc câu này:  “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng

Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ”(Mat 11:28). Rồi chủ nói:

– “Tôi chỉ là một ông chủ trong xưởng máy mà viết thiếp gọi anh,

anh tới ngay. Còn đây, Chúa Cứu Thế là Chủ  Tể của nhân loại, đã

kêu mời anh như thế, sao lâu quá mà anh chưa chịu đến với Ngài?”

Anh đốc công đáng thương này hiểu ý ông chủ, liền nhận lời mời

của Chúa Cứu Thế mà tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của đời mình.

HIỂU BIẾT SỰ YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Một bà kia không hề biết sự yêu thương của mọi người, vì bà là

một người nghèo khổ bị bỏ quên, bị bạc đãi,bị xử bất công lâu ngày

đến nỗi bà thù nghịch với tất cả mọi người.

Một lần kia có một mục sư đến gặp bà để nói về tình yêu thương

của Đức Chúa Trời, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà ngước

mắt lên nhìn Mục sư và nói:

– “Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối

với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả”.

Mục sư trở về nói cùng tín đồ trong Hội Thánh rằng có một người

chưa hề biết tình yêu thương của Chúa là gì, vậy mọi người hãy giúp

cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người lần lượt

37

đến thăm bà, tỏ cho bà biết có người yêu thương, thăm viếng, an ủi

và giúp đỡ bà. Mấy tháng trôi qua, rốt lại, một ngày kia, khi Mục sư

tới thăm bà tại ngôi nhà tồi tàn, bà ngước mắt lên nhìn Mục sư và

nói rằng:

– “Thưa Mục sư, tôi hiểu biết sự yêu thương là gì rồi, và bây giờ

tôi có thể tiếp nhận sự yêu thương của ĐứcChúa Trời’.

Bà liền quỳ gối xuống cầu nguyện tiếp nhậnChúa Cứu Thế Giê-xu

làm Chúa của cuộc đời bà và bước đi trong tình yêu thương của Ngài.

NHƯ LÀM CHO CHÚA.

Một giáo sĩ ở Ấn Độ kể chuyện về một sĩ quan đã dừng lại nhà

một em bé Ấn Độ nghèo nàn, bảo em đánh giầy cho mình. Cậu bé

bắt tay vào việc đó với tất cả sự say mê và lòng nhiệt thành đến nỗi

làm cho vị sĩ quan ngạc nhiên. Thay vì làm qua loa bên ngoài cậu bé

hết sức đánh đôi giày cho thật bóng láng mới thôi. Vị sĩ quan hỏi:

– “Tại sao em dùng quá nhiều thì giờ để đánhbóng đôi giày của

tôi như thế?”

Cậu bé trả lời:

– “Thưa ông, tuần trước đây Chúa Giê-xu đã ngự vào lòng em và

bây giờ em thuộc về Ngài. Từ đó cứ mỗi lần đánh giày cho ai, thì

em cứ nghĩ rằng đó là đôi giày của Chúa vàem làm hết sức mình.

Em muốn Ngài hài lòng”.

* Dù làm bất cứ điều gì, xin Chúa cho chúng  ta “không những

hầu việc trước mắt họ, như mình tìm cách cho  đẹp lòng người ta,

nhưng vì kính sợ Chúa, hãy lấy lòng thật thàmà hầu việc. Hễ làm

việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải

làm cho người ta”(Côl 3:22-23).

LÀM CHỨNG VỀ CHÚA BẰNG NẾP SỐNG CỦA MÌNH.

Một người kia thích nhậu nhẹt, say sưa tối ngày. Một hôm tại

quán rượu, anh ta khoe với các bạn rượu rằng:

38

– “Nếu bây giờ tao dẫn tụi mầy về nhà lúc  nửa đêm, rồi bảo vợ

tao thức dậy nấu ăn, thì vợ tao sẽ vui vẻ đãi tụi mầy một bữa ăn

ngon lành mà không dám phàn nàn chi cả”.

Một bợm rượu nghe vậy tưởng anh nầy nói khoác, bèn thách thức

anh ta dẫn về nhà thử xem có đúng như vậy hay không.

Dù nghe lời đòi hỏi vô lý của chồng, ngườivợ ấy vẫn vui vẻ thức

dậy nấu nướng đãi các bạn của chồng một bữa no nê. Sau khi ăn

xong, một người trong bọn hỏi chị rằng:

– “Tại sao chị lại vui vẻ làm theo lời đòi hỏi vô lý của anh ấy như

thế?”

Chị đáp: “Khi trước tôi cũng là một người lôi thôi, tội lỗi, nhưng từ

khi tôi tin nhận Chúa Giê-xu, Ngài đã thay đổi đời sống tôi. Tôi làm

chứng về Chúa và cố gắng giúp anh tin Chúa,nhưng anh không

được. Tôi biết chắc rồi đây chồng tôi sẽ xuống địa ngục, đau khổ đời

đời, nên tôi muốn giúp chồng tôi vui vẻ, hưởng thụ cuộc đời tạm bợ

trên thế gian, để khi qua đời, anh không còn  cơ hội hưởng thụ nữa.

Một điều quan trọng nữa là, tôi muốn lấy đời sống của mình qua sự

vâng lời, phục vụ, vui vẻ, nhịn nhục… để làm chứng cho anh ấy thấy

về Chúa Giê-xu của tôi, người đã thay đổi tôi và dạy tôi cách sống

như Ngài. Bởi đó, anh ấy muốn gì, tôi cũng sẵn sàng làm cho anh

ấy vui, chỉ trừ một điều là anh muốn tôi bỏChúa”.

Sau khi nghe những lời đó, người chồng cũng như nhiều bạn nhậu

của anh rất cảm động và lo sợ cho số phận của mình nên ăn năn

tin nhận Chúa. Từ đó anh bỏ tính ghiền rượu,trở nên một người

chồng tốt và tín đồ gương mẫu.

* Chắc chắn người chồng và những người bạn  tin nhận Chúa

không phải chỉ nhờ những lời nói sau cùng của người đàn bà nầy,

nhưng nhờ thấy sự nhịn nhục và hòa nhã của  người vợ tin kính

Chúa. Chị biết làm chứng về Chúa qua nếp sống của mình.

39

TẠI SAO KHÔNG CHỊU ĐẾN VỚI CHÚA?

Một người tin Chúa và một anh thợ hớt tóc vô thần cùng đến một

khu nghèo khổ ở ngoài thành phố. Anh thợ hớt tóc bài bác đạo nói:

“Những gì tôi với ông thấy hôm nay chứng minh rằng làm gì có

Thượng Đế nhân từ, bác ái như ông vẫn thường nói. Nếu Thượng Đế

có thật, thì làm sao có cảnh nghèo khổ bệnhtật như thế nầy. Ông

ấy chắc cũng phải có quyền năng ngăn cản những người nghiện ma

túy hay rượu và những thứ tật xấu làm hư hỏng cả con người chứ!”

Người tin Chúa im lặng không cãi cho đến khi  gặp một người

quần áo rách rưới, tóc xoã xuống tận nửa lưng và trên mặt còn cả

một cụm râu, mới ôn tồn nói: – “Nếu anh làmột thợ hớt tóc giỏi, thì

anh không thể nào để cho một người đầu tóc  như thế đi lang thang

mà không hớt tóc, cũng chẳng chịu cạo râu nữa”.

Anh thợ hớt tóc nổi giận nói: – “Tại sao anhđổ lỗi cho tôi? Tôi

làm sao cấm cản anh ấy được? Anh ta có bao giờ chịu đến tiệm hớt

tóc của tôi đâu? Nếu anh ta chịu đến để tôihớt tóc, cạo râu, thì chỉ

cần nửa giờ sau là anh ta ra người tươm tất ngay!”

Người tin Chúa lúc ấy mới dịu giọng bảo: – “Thế anh cũng không

nên đổ lỗi cho Thượng Đế là để cho người nầy tiếp tục sống cuộc đời

hư hỏng cho đến nỗi thân tàn ma dại như vậy.Vì Chúa lúc nào cũng

mời gọi họ đến với Ngài để được giải cứu.Lý do mà những người ấy

vẫn còn làm tôi mọi cho thói xấu và tội ác, là vì họ từ chối không

chịu đến với Chúa là Đấng đã yêu thương họ,chịu hy sinh chết thay

tội lỗi cho họ. Chúa không bất công đâu”.

Người thợ hớt tóc nghe đến đó thì tỉnh ngộ.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tẩy Mủ Dừa.

Nhỏ nước trái chanh lên chỗ bẩn rồi vò vớinước  am-mo-ni-ac.

Sau đó xả lại nhiều lần với nước lạnh.

40

– Tẩy Vết Mủ Chuối.

Ngâm chỗ dơ vài phút vào một ít giấm. Sau đó vò kỹ. Khi hết vết

dơ, xả sạch bằng nước cho đến khi hết mùi giấm.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 08.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 08.02.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.02.2015.

1. Đề tài:  A-MỐT – NGƯỜI KÊU GỌI DÂN SỰ ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO

ĐỨC THẬT.

2. Kinh Thánh:A-mốt 5:1-27; 7:10-17.

3. Câu gốc:  “Hãy tìm điều lành và đừng tìm điều dữ, hầucho các

ngươi được sống, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trờivạn quân sẽ ở

cùng ngươi, như các ngươi nói vậy”(A-mốt 5:14).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 97-102.

5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

28

1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp

học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.

a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh

làm nền và khả năng của ban viên.

b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể

soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh  nhóm. Mỗi

cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi giải thích (tìm sự dạy dỗ của LờiChúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vàođời sống).

Dưới đây là một số câu hỏi đề nghị, bạn có thể sử dụng trong giờ

học Kinh Thánh nhóm hoặc dùng để tham khảo.

(1.1)Xin liệt kê một số tội dân Y-sơ-ra-ên đã phạm (5:4-27).

(1.2)Những tội nầy phản ánh đời sống đạo đức của họ thế

nào?

(1.3)Điều gì dễ khiến bạn phạm tội cùng Chúa? Đời sống bạn

lúc ấy như thế nào?

(2.1)A-mốt kêu gọi dân sự làm gì để thay đổi nếp sống tội lỗi?

(5:4,6,8,14,15).

(2.2)A-mốt thách thức dân sự điều gì và nhằm mục đích gì?

(2.3)Sự kêu gọi của A-mốt thách thức bạn trong sứ mạng gì?

(3.1)  Trong khi rao truyền sứ điệp, A-mốt gặp khó khăn gì?

(7:10-17).

(3.2)Tại sao A-mốt gặp sự bắt bớ như thế?

(3.3)Qua A-mốt, bạn tìm thấy những đức tính cần thiết nào cho

người hầu việc Chúa?

I. GIỚI THIỆU.

29

Từ vùng đồi núi Thê-cô-a hiu quạnh, cách Giê-ru-sa-lem độ 18km,

đã xuất hiện một nhà tiên tri rất nhiệt thành, đó là A-mốt. Vốn là

người chăn chiên tầm thường, A-mốt được ĐứcChúa Trời kêu gọi vào

chức vụ vào khoảng năm 765-750 T.C, để mang sứ điệp của Chúa

cho cả nhà Y-sơ-ra-ên, đặc biệt cho vương quốc miền bắc Y-sơ-ra-ên.

A-mốt sống trong thời kỳ trị vì của vua Giê-rô-bô-am II, là thời kỳ

quốc gia Y-sơ-ra-ên đạt đến nền kinh tế phồnthịnh. Cả vua và dân

buông mình trong nếp sống xa hoa, đạo đức vô  cùng sa sút, bại

hoại. A-mốt mạnh dạn đem lời Chúa cảnh cáo  tội ác dân sự trước

những áp lực đe đọa của cấp lãnh đạo tôn giáo, cũng như nhà vua.

Qua các sứ điệp, A-mốt có ba dự ngôn quan trọng:

a. Sự đoán xét các dân ngoại (1-2).

b. Sự đoán xét nhà Y-sơ-ra-ên (3-8).

c. Sự phục hồi Y-sơ-ra-ên (9).

Tuy nhiên, điểm chính trong sứ điệp của A-mốtlà kêu gọi dân sự

khá sửa soạn gặp Đức Giê-hô-va. Điều này có nghĩa gì?

II. DẪN GIẢI.

A. ĐỜI SỐNG SA SÚT CỦA Y-SƠ-RA-ÊN (5:4-17).

Trong sự sa sút đạo đức, dân Y-sơ-ra-ên đã rơi vào ba tội

trọng:

1. Bội nghịch với Đức Chúa Trời (làm những điều sai trái).

2. Bất nghĩa đối với nhau (bội bạc, không trung thành).

3. Bất chính đối với nhau (không minh bạch, đứng đắn).

Họ đã trái phạm luật pháp Chúa, được bày tỏ như sau:

a. Luật pháp dạy:  “Ngươi phải kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời

ngươi, phục sự Ngài”(Phục 6:13), nhưng dân sự lìa bỏ Đức Chúa

Trời và thờ lạy hình tượng, A-mốt 5:5:  “Chớ tìm kiếm Bê-tên!”(Bê-tên là nơi thờ bò vàng, 1Vua 12:28-30).

30

b. Luật pháp dạy:  “…chớ hà hiếp người… hãy thương yêu người

như mình… chớ phạm sự bất nghĩa trong việc xét đoán, hoặc sự đo,

sự cân hay là sự lường”  (Lê-vi 19:33-35). Nhưng dân sự đã làm

điều bất nhân, bất chính:  “Các ngươi hiếp đáp kẻ nghèo và đòi họ

nộp thuế lúa mì… các ngươi là kẻ hiếp đáp người công bình, nhận

lấy của hối lộ, ở nơi cửa thành làm cong lẽ thẳng của những kẻ

nghèo”(5:11-12).

Sự so sánh trên cho chúng ta dân Y-sơ-ra-ên đã sai lệch đường

lối của Đức Chúa Trời là đường lối dẫn họđến đời sống được Đức

Chúa Trời ban phước, nhưng họ lại bị đặt dưới sự đoán phạt của

Ngài.

B. LỜI KÊU GỌI ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THẬT.

Trong khi dân chúng càng lún sâu trong con đường ác, A-mốt

cảnh tỉnh họ sửa soạn gặp mặt Đức Chúa Trời (4:12). Một sự nhắc

nhở vô cùng nghiêm trọng để mỗi người có thể xét lại tư cách và

việc làm của mình thế nào khi ứng hầu trướcĐấng thánh. Cho nên

trong sự chuẩn bị này, A-mốt kêu gọi dân sựđến một cuộc sống đạo

đức chân thật theo tiêu chuẩn của Đức Chúa  Trời, mà họ đã đánh

mất. Trên tiêu chuẩn này gồm có hai điểm chính:

1. Tìm Kiếm Đức Chúa Trời:  “Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va, thì

các ngươi sẽ sống”(c.6). Đây là nguyên tắc căn bản trong nếp

sống đạo của con dân Chúa. Lâu nay dân sự đi đốt hương cho thần

tượng hư không ở Bê-tên và Ghinh-ganh, lìa bỏ Đức Chúa Trời, là

nguồn của sự sống! Cho nên sự tìm kiếm Đức Chúa Trời là điều quan

trọng hàng đầu của con người trên đất, để chúng ta được sống mà

không bị hủy diệt (Công Vụ 17:28; A-mốt 5:8).

Sự tìm kiếm Chúa bao hàm hai ý nghĩa:

a. Học biết ý chỉ của Đức Chúa Trời.

b. Trở lại cùng Đức Chúa Trời, kết mối tương giao với Ngài, tôn

Ngài là Vua của đời sống chúng ta.

31

Qua hai ý nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng, người thực sự tìm

kiếm Chúa là người hết lòng tôn kính Chúa và vâng theo lời Ngài

phán dạy. Vì vậy sự vâng giữ luật pháp Chúa là lẽ sống của con dân

Chúa (Phục 8:1).

2. Sống Theo Đường Lối Của Đức Chúa Trời:A-mốt khuyến

khích dân sự hướng đến nếp sống đạo trong bađiều quan trọng này:

a. Yêu thương (5:11): Trong Lê-vi Ký 19:9-10,33-34, dạy dân Y-sơ-ra-ên phải có lòng thương xót anh em nghèokhổ giữa họ và đối

đãi nhân từ với khách ngoại bang, vì cớ Ngài là Đấng hay thương

xót.

b. Chánh trực: Vì cớ Đức Chúa Trời là Đấng  thánh khiết công

nghĩa, Ngài đòi hỏi dân sự phải có đời sống ngay thẳng, công bằng.

c. Chân thật: Vì cớ Đức Chúa Trời là Đấng chân thật, đòi hỏi con

dân Chúa có sự chân thật trong đời sống, không làm người giả hình

như dân Y-sơ-ra-ên, bên ngoài dâng của lễ, ca hát tôn vinh Chúa,

nhưng trong lòng bội nghịch Ngài (5:21-24). Trong sự nhận biết Đức

Chúa Trời, Đa-vít nói rằng:  “Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề

trong”(Thi 51:6), và từ sự chân thật bên trong được bày tỏ qua lời

nói và việc làm trong nếp sống đạo của con cái Chúa.

Trong sự kêu gọi đến đời sống đạo đức, A-mốt thách thức dân sự

ba điều: Hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời, đừng tìm kiếm thần tượng; hãy

tìm điều lành, đừng tìm điều dữ, hãy ghét điều dữ và ưa điều lành;

hãy lập sự công bình (5:4,14,15). Sự thách thức này được kèm theo

với lời cảnh cáo về sự đoán phạt của Chúa. Nếu dân sự tiếp tục con

đường ác, chắc sẽ sa vào tay kẻ nghịch và bịlưu đày qua A-si-ry

(5:16-20,25-27). Trong sự cảnh cáo này A-mốt đặt trước mặt Y-sơ-ra-ên một sự lựa chọn sống chết: Hoặc trở  lại tìm kiếm Đức Giê-hô-va và vâng theo luật pháp Ngài để được sốngphước hạnh; hay tìm

kiếm thần tượng và làm điều ác để bị hủy diệt? Tuy nhiên, A-mốt

vẫn có lời khuyến khích dân sự:  “Thà hãy làm cho sự chánh trực

32

chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn”

(5:24).

Tóm lại qua lời kêu gọi sửa soạn gặp Đức Chúa Trời, chúng ta ghi

nhận những điểm quan trọng sau đây:

– Sự gặp Chúa để khai trình mọi việc trong đời sống là điều mọi

người chúng ta phải chuẩn bị (2Côr 5:10).

– Chỉ có người sống đạo theo tiêu chuẩn côngnghĩa của Chúa,

mới có thể đứng nổi trước mặt Ngài.

– Theo tiêu chuẩn sống đạo, nếu người hết lòng tìm kiếm Chúa và

sống theo đường lối Chúa dạy là người giữ trọn điều răn Chúa (Xuất

20:1-17).

– Người sống theo tiêu chuẩn đạo đức của Chúa chắc sẽ phản

chiếu sự nhân từ, thánh khiết, công bình vàsự chân thật của Ngài.

– Người sống sai trật đường lối Chúa, chắc chuốc lấy cho mình sự

bất hạnh.

Nói chung, bất cứ xã hội nào trong nếp sốngkhông có lòng nhân

từ đối với kẻ nghèo khổ, bất công và tham  nhũng lan tràn thì chắc

sẽ bị Chúa đoán phạt, vì Ngài là Đấng công  nghĩa như  “ngọn lửa

thiêu đốt”(5:6).

Ngày nay chúng ta đang sống trong xã hội bại  hoại như trong

thời tiên tri A-mốt: hiếp đáp người nghèo, làm cong lẽ thẳng. Cho

nên lời kêu gọi người đến đời sống đạo đức chân thật, cảnh báo

người sửa soạn gặp Đấng công nghĩa cũng là sứ mạng của chúng ta

hôm nay.

3. Đời Sống Và Sứ Mạng.

Với sứ mạng Chúa gọi, A-mốt gặp nhiều thử thách, nhất là sự bắt

bớ từ nhà lãnh đạo đương thời, vì cớ A-mốt  rao sứ điệp của Chúa

nghịch cùng họ. Dầu vậy, A-mốt đã không bỏ  cuộc, vẫn giữ lòng

trung tín làm trọn trách nhiệm Chúa giao phó.Qua những lời đối đáp

của A-mốt với thầy tế lễ A-ma-xia, chúng ta  tìm thấy bốn đức tính

33

cao đẹp trong đời sống chức vụ của A-mốt nêu gương cho người hầu

việc Đức Chúa Trời:

a. Khiêm nhường: Mặc dầu là một tiên tri của Chúa, nhưng khi

đối chất với thầy tế lễ A-ma-xia, A-mốt nhận mình chỉ là kẻ chăn:

“Ta không phải là đấng tiên tri, cũng không  phải con đấng tiên tri,

nhưng ta là một kẻ chăn…”(7:14).

b. Vâng lời Chúa:

“Đức Giê-hô-va đã bắt lấy ta từ sau bầy…”(7:15), sự làm tiên tri

không phải là ý muốn của A-mốt, nhưng do sựkêu gọi của Chúa và

ông vâng lời.

c. Cương trực: A-mốt nhận lời Chúa thế nào thì rao lại thế ấy,

mặc dầu lời ấy chỉ tội các nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự.

d. Can đảm: A-mốt thẳng thắn quở trách kẻ đang nắm giữ quyền

hành, dầu ông bị vu oan, bị xua đuổi (7:10-11).Sự chịu khổ của A-mốt trong sứ mạng Chúa gọi không tránh khỏisự bắt bớ, nhưng

chắc chắn sẽ nhận được phần thưởng của Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc A-mốt 5:4-27 và ghi nhận những tộidân Y-sơ-ra-ên

đã phạm.

2. Xin đọc Phục Truyền 4:24; 8:1; Lê-vi Ký 19:35-36. So sánh

các tội phạm với điều luật pháp dạy, chúngta có nhận xét gì về đời

sống đạo đức của dân Y-sơ-ra-ên trong thời A-mốt?

3. Trong lời kêu gọi sửa soạn gặp Đức Chúa  Trời, A-mốt kêu gọi

dân sự đến đời sống trên tiêu chuẩn nào? (5:4,8,11,21-24). Và có lời

cảnh cáo gì? (5:16-20,25-27).

4. Sự kêu gọi của A-mốt thách thức Cơ Đốc nhân chúng ta trong

sứ mạng nào hôm nay? (Rô 3:23-25; Êph 4:20-32).

5. a. Trong khi rao truyền sứ điệp, A-mốt đã gặp sự bắt bớ nào?

Tại sao? (7:10-17).

34

b. Qua các lời đối đáp của A-mốt, chúng ta tìm thấy trong A-mốt có những đức tính nào cần thiết cho người hầu việc Chúa?

6. Xin ghi nhận những điểm quan trọng trong sứđiệp của A-mốt.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Nếp sống đạo của bạn hiện nay thế nào? Theo tiêu chuẩn

nào?

b. Bạn can đảm bày tỏ đời sống đạo đức chân thật của Chúa

và cảnh báo sự đoán xét của Ngài cho ngườithế gian như thế nào ?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tẩy Vết Ố Quần Áo.

Có thể tẩy vết ố vàng (do mồ hôi) hay mốc  đen trên quần áo,

khăn mặt bằng cách đem ngâm nước muối loãngtừ nửa tiếng đến

một tiếng đồng hồ. Sau đó đem xả sạch, dùngxà phòng giặt như

thường. Các vết ố sẽ biến mất.

Chú ý:Sau khi tẩy vết bẩn, vết ố trên quần áo, đôi khi xung

quanh chỗ tẩy còn thấy những vết mờ mờ hìnhtròn. Bạn đừng lo.

Hãy đun nước sôi và đem đặt chỗ ấy phía trên hơi nước đang bốc

lên. Vết mờ đó sẽ bay hết.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 01.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 01.02.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.02.2015.

1. Đề tài: THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC.

2. Kinh Thánh:  Đa-ni-ên 12:2,3; Giăng 3:3; 5:27-29; Khải 20:4,5;

21:4,8; Mat 25:4.

3. Câu gốc: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban

Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà

được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.

5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng

ta phải soạn chương trình như thế nào để thânhữu có thể tham gia

mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:

a. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp

như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ,

học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền,đọc bài cầu

nguyện chung…

b. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và

linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia

sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim

Tin lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…

2. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyềngiảng để huy

động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…

25

3. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước,thảo luận, làm chứng

để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Vào đề: Sự nguy hiểm hơn hết trong tâm trí của nhân loại là họ

nghĩ không có thiên đàng và địa ngục, chết là hết. Có người cho

rằng thiên đàng và địa ngục là lý thuyết docác nhà tôn giáo đặt ra

chứ không phải có thật. Hoặc có người cho rằng đó là chuyện bịa

của các bà già, mà Ma quỷ dùng để ru ngườita ngủ, làm cho họ

không lo sợ về tội lỗi và sự trừng phạt trong tương lai, cho đến khi

mở mắt và thấy mình ở địa ngục thì việc đã rồi.

I. THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC LÀ HAI NƠI THỰC HỮU.

1. Lẽ Công Bình Làm Chứng.

Nếu ta tin rằng có Đức Chúa Trời thì phải tin rằng có thiên đàng,

địa ngục và Đức Chúa Trời là Đấng chí công thưởng thiện, phạt ác.

Trong đời nầy, chưa có sự thưởng phạt phân minh và xứng đáng.

Lắm người suốt đời làm lành mà phải lầm than, khổ sở. Lắm kẻ làm

ác mà vẫn được thịnh vượng, sung túc. Nên phải có một tòa thượng

thẩm, mà tại đó chính Đức Chúa Trời thưởng  phạt một cách công

bình và xứng đáng. Vì Ngài là Đấng dò xét trong trí, thử nghiệm

trong lòng. Sự thưởng phạt đó là thiên đàngvà địa ngục vậy.

2. Đức Chúa Giê-xu Làm Chứng.

Ngài từ thiên đàng giáng thế cách đây hơn 2.000 năm tại thành

Bết-lê-hem xứ Giu-đê. Trong ba năm chức vụ,  Chúa đã dùng đủ lời

lẽ, thí dụ, và hơn hết là chính bản thân Ngài để chứng minh có

thiên đàng, địa ngục là thực hữu. Vì thế, trong khi khuyên ai nấy yêu

mến thiên đàng, thì đồng thời Ngài cũng cảnh cáo họ về địa ngục.

II. CẢNH TƯỢNG CỦA THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC  (Đa-ni-ên 12:2;

Giăng 5:27-28).

1. Cảnh Tượng Của Thiên Đàng.

26

Nghe qua, chắc ai nấy cũng đoán ngay là nơi vui vẻ phước hạnh

quá sức tưởng tượng (Khải 21:4; Đa-ni-ên 7:18). Qua báo chí, truyền

hình đưa tin, hoặc ai đi được qua các nước Châu Âu như Pháp, Anh,

Đức… Châu Mỹ… thì có thể thấy những phong cảnh đẹp đẽ lớn lao,

những kiến trúc vĩ đại, nền văn minh tân tiến vượt quá sự suy nghĩ

của mình, phương chi nếu ta được lên Thiên đàng!

2. Cảnh Tượng Của Địa Ngục (Khải 20:4).

a. Lửa đời đời.

b. Đám lửa thiêu nuốt.

c. Hồ lửa.

d. Lửa không hề tắt.

e. Hầm diệt vong.

g. Vực sâu.

h. Nơi khóc lóc ghiến răng..

Không bút mực nào tả xiết sự đau khổ ấy đâu.

III. NGƯỜI LÊN THIÊN ĐÀNG VÀ NGƯỜI XUỐNG ĐỊANGỤC.

1. Người Lên Thiên Đàng (Giăng 3:3).

Sự tái sanh khiến ta được biến hóa, tái tạolại  ảnh tượngđẹp đẽ

của Đức Chúa Trời mà Ngài đã tạo dựng trong con người: thánh

khiết, yêu thương, công bình…, làm cho ta trở nên con cái Đức Chúa

Trời, nhưng nếu muốn duy trì được  ảnh tượngcủa Chúa, chúng ta

phải để Chúa làm chủ, sống theo lời Ngài. Như vậy ta mới được ở

cùng Ngài tại thiên đàng phước hạnh! (Đa-ni 12:3; Mat 3:8).

2. Người Xuống Địa Ngục.

Chắc không ai muốn vào đó, song nếu người không tin nhận Chúa

Giê-xu, không được tái sanh thì chắc chắn sẽvào đó (Mat 25:41;

Khải 20:5, 21:8). Ôi! Thật là đáng thương cho  số phận của những

người đi vào nơi ấy. Đi vào địa ngục thật nguy hiểm biết dường bao!

27

Kết luận:  Bạn đã biết chắc chắn có thiên đàng, địa ngục, và

nghe qua cảnh tượng vui mừng của thiên đàng,  đau khổ của địa

ngục.

Bạn cũng biết, chỉ có người được tái sanh và trở nên con cái Đức

Chúa Trời mới vào thiên đàng, còn lại tất cả phải xuống địa ngục.

Vậy bạn có suy nghĩ gì? Làm gì để được tái sanh? Làm sao để

mình được vào thiên đàng? Câu trả lời cho bạn ở trong câu Kinh

Thánh Giăng 3:16:  “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi

đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư

mất mà được sự sống đời đời”.

Bạn phải tin Chúa Giê-xu ngay trong giây phútnầy để bạn khỏi

phải vào địa ngục mà được vào thiên đàng phước hạnh.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Nước Vào Tai.

Nước vào tai bên trái thì nghiêng tai đó xuống thấp, bịt tai bên

phải và giậm chân phải, nước sẽ từ từ ra khỏi tai. Nếu nước vào tai

bên phải thì làm ngược lại.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 25.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 25.01.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 25.01.2015.

1. Đề tài: GIÔ-ÊN – NGƯỜI RAO BÁO VỀ SỰ BANTHẦN LINH CỦA

CHÚA.

2. Kinh Thánh:Giô-ên 2:1-32; đoạn 1-3; Công Vụ 2:14-39.

3. Câu gốc:  “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê-xu

chịu phép báp têm, để được tha tội mình, rồisẽ được lãnh sự

ban cho Đức Thánh Linh”(Công Vụ 2:38).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 94-96.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.

19

2. Nhóm sẽ họp lại để cùng nghiên cứu đề tài: “Giô-ên, người rao

báo về sự ban Thần Linh của Chúa”.

3. Nhóm cử một nhóm viên đảm trách thuyết trình. Cả nhóm có

trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài

liệu để soạn.

4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày  những ý chính trước

nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.

5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm

chịu trách nhiệm đề tài cùng nhau trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Giô-ên là thầy tế lễ, được Chúa kêu gọi làm tiên tri cho vương

quốc Giu-đa, miền Nam. Chúng ta không biết rõthời gian Giô-ên

bước vào chức vụ tiên tri. Một số các học  giả Kinh Thánh cho rằng

Giô-ên bắt đầu chức vụ trong đời vua Giô-ách (835-796 T.C). Nhưng

số học giả khác nghĩ rằng Giô-ên làm tiên tri trong khoảng thời gian

của các vua A-xa-ria, Giô-tham, A-cha hay vua Ê-xê-chia.

Tên Giô-ên có nghĩa “Chúa là Đức Chúa Trời”, Giô-ên còn có biệt

danh là người tiên tri về ngày của Chúa. Vì ông rao báo sự đoán xét

lớn của Chúa sắp đến và cảnh cáo tội lỗi  của dân sự. Tuy nhiên

điểm nổi bật trong sứ điệp của Giô-ên là kêu gọi sự ăn năn để nhận

lãnh Thần Linh của Chúa.

Lời kêu gọi này có ý nghĩa gì đối với Cơ đốc nhân hôm nay?

II. DẪN GIẢI.

A. Ngày Của Chúa.

Trong 2:1, Giô-ên rao báo ngày Đức Giê-hô-vasắp đến! Đây chỉ

về ngày đoán xét lớn của Đức Chúa Trời giáng trên Y-sơ-ra-ên. Ngày

ấy sẽ được diễn ra cách kinh khiếp đáng sợ với sự tràn lan của cào

cào (1:1-12), với lửa của chiến trận, với sự hủy diệt và hoang vu, với

sự rung động của các từng trời (2:1-11). Ngày nay, người ta phập

20

phồng lo sợ sự phá hoại của các vũ khí nguyên tử nhưng ít ai chú ý

đến thảm họa của tai vạ cào cào. Trong quyển “The Locust Invasion

of Palestine”, tác giả Bodkin ghi lại sức phá  hoại khủng khiếp của

cào cào tại xứ Pa-les-tine vào năm 1928 như sau: “Chỉ có người

chứng kiến mới thực sự hiểu thấu sức tàn phá khôn dò lường của

chúng. Những con cào cào bấu víu mà con người không có hy vọng

gỡ ra để cứu thoát”. Còn Thompson diễn tả dịch cào cào ở Le-ba-non vào năm 1845 như vầy: “Chúng tôi đào hầm, nhúm lửa, đánh

đập và thiêu đốt chúng từng đống, nhưng cuối cùng chẳng ích chi.

Như từng đợt sóng, cào cào từ các phía núi  cao cứ đổ xuống xuyên

qua kẻ đá, tường thành, hầm hố và lan tràn  khắp nơi…”. Chúng ta

hãy tưởng tượng sức tàn phá nhanh chóng củacào cào. Chúng bay

rợp trời, bám víu mọi vật, đáp xuống những cánh đồng xanh tươi đầy

hoa màu, rồi chỉ trong chốc lát để lại cánh đồng trơ trụi đìu hiu!

Ngày xưa, Đức Chúa Trời đã từng giáng tai họa cào cào đoán phạt

vua Ai Cập cứng lòng không chịu buông tha dânChúa (Xuất 10:15).

Tuy nhiên, họa cào cào được đề cập trong ngày đoán xét lớn của

Đức Giê-hô-va theo dự ngôn của Giô-ên, được các nhà giải kinh nghĩ

rằng đó chỉ về nạn chiến tranh. Theo sự giảiluận của tiến sĩ Unger

thì tai nạn cào cào ấy chỉ về cơn đại nạn của Y-sơ-ra-ên trong ngày

chiến trận Ha-ma-ghê-đôn.

B. Lời Kêu Gọi Của Giô-ên.

Trong lời cảnh cáo về ngày của Chúa, Giô-ên cũng có lời kêu gọi

sự ăn năn, một cơ hội được ban cho để ngườita có thể thoát khỏi

cơn thạnh nộ của Chúa. Đây là lời kêu gọi  của ân điển:  “Khá trở lại

cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là nhân từ và hay

thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ” (2:13).

Hãy ăn năn, hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây là cách duy

nhất để tìm được ơn thương xót của Ngài. Lờikêu gọi của Giô-ên có

tính cách phổ quát: Mọi người phải ăn năn, không phân biệt ai dù là

thầy tế lễ, trưởng lão, đàn ông, đàn bà, cả đến trẻ con, vì thảy đều

21

là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời (Rô 3:23). Ăn năn cách công

khai và tập thể “hãy định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng thể!”

(2:15). Trong lời kêu gọi về sự ăn năn của  Giô-ên chúng ta tìm thấy

những điểm quan trọng này:

(1) Tất cả mọi người cần sự ăn năn.

(2) Cần có sự ăn năn cách cá nhân, cũng cần có sự ăn năn cách

công khai và tập thể.

(3) Sự ăn năn thật cần được biểu tỏ trong hai khía cạnh:

– Bên trong với sự cảm xúc đau đớn về tội lỗi của mình và

quyết tâm từ bỏ tội.

– Bên ngoài được bày tỏ với giọt lệ thống  hối, với sự kiêng ăn,

cầu nguyện xưng tội và hành động bước đi theo đường lối Chúa.

Cho nên, nếu chúng ta chỉ khóc lóc xưng tội bên ngoài, mà không

có sự đau đớn thống hối trong lòng thì khôngphải là ăn năn theo ý

nghĩa của nó, như trong từng trải của Đa-vít:  “Của lễ đẹp lòng Đức

Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau

thương thống hối Chúa không khinh dể đâu”(Thi 51:17).

(4) Hai lẽ cần trong sự ăn năn: Để được ơn tha thứ của Chúa và

được Ngài ban phước.

C. Lời Hứa Phước Hạnh.

Trong các lời hứa gồm có phước hạnh liên quan đến sự phục hồi

thịnh vượng của quốc gia Y-sơ-ra-ên sau cơn đại nạn; với sự giải cứu

và vinh quang; với tình yêu thương và đền bù của Chúa. Nhưng quan

trọng hơn hết là lời hứa về sự ban Thần Linh:  “Sau đó, ta sẽ đổ

Thần ta trên cả loài xác thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói

tiên tri; những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao, những kẻ

trai trẻ các ngươi sẽ xem thấy sự hiện thấy.Trong những ngày đó,

dầu những đầy tớ trai và đầy tớ gái, ta cũng đổ Thần ta lên…. Bấy

giờ ai cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va thì sẽ được cứu” (Giô 2:28-29,

32).

22

Lời hứa trên là sự bày tỏ ân điển của Đức Chúa Trời, ban Đức

Thánh Linh cho con cái Ngài trong ngày sau rốt. Sự kỳ diệu này đã

xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần, mười ngày saukhi Chúa Giê-xu về

trời. Với sự giáng lâm vinh hiển của Đức Thánh Linh trên các môn

đồ hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chứng kiến sự lạ

lùng, đoàn dân đông bỡ ngỡ. Nhưng trong bài  giảng đầy quyền

năng, Phi-e-rơ đã bày tỏ cho dân chúng biết  đó là sự ứng nghiệm

của lời tiên tri Giô-ên (Công Vụ 2:16-21), và kêu gọi sự ăn năn tin

nhận Chúa Giê-xu để được nhận lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh

(Công Vụ 2:38). Vì thế khi nói đến sách Giô-ên, nhà bình giải Kinh

Thánh Horton nói rằng: Sách Giô-ên đã bắt đầu cho chiếc cầu để

người bước vào ân điển của Nước Thiên Đàng. Bởi vì sách này dẫn

chúng ta đến Đấng Christ để nhận lãnh báp têm bằng Thánh Linh.

Trong lời hứa ban Thần Linh chúng ta học biếtnhững điều này:

(1) Sự ban cho phổ quát, không phân biệt người Do Thái hay

người ngoại bang, nhưng cho tất cả mọi người  được gọi làm con cái

Chúa (Công Vụ 2:39).

(2) Sự ban cho do ân điển của Chúa và được nhận lãnh bởi đức

tin đến Chúa Giê-xu (Giô 2:32; Công Vụ 2:38).

(3) Chúa hứa ban Đức Thánh Linh trong chúng tavà cũng hứa đổ

đầy Thần Linh Ngài trên chúng ta (Ê-xê 26:27; Giô 2:28). Vì vậy,

người tin Chúa có Đức Thánh Linh ngự trị trong lòng, cũng cần cầu

xin sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trong đời sống, hầu làm công việc

có kết quả cho danh Chúa.

Tóm lại, hai điểm chính trong sứ mạng Giô-ênlà:

a. Rao báo ngày đoán xét của Chúa sắp đến.

b. Kêu gọi ăn năn tội để nhận lãnh lời hứa về sự ban Thần Linh.

Ngày nay, chúng ta đang ở trong sự ứng nghiệmcủa lời tiên tri

Giô-ên, như thế lời kêu gọi mọi người hối  cải tin nhận Chúa Giê-xu

để được tha tội, và được ban Đức Thánh Linh,là sứ mạng gấp rút

23

cho mỗi Cơ đốc nhân trong thời đại ân điển,  trước khi cơn thạnh nộ

lớn của Chúa giáng xuống thế gian.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Ngày của Đức Giê-hô-va trong 2:1-11 được Giô-ên diễn tả thế

nào? Và có liên quan gì đến các biến cố lịch sử trong ngày sau cùng

của thế giới?

2. Song song với sự loan báo ngày của Đức Giê-hô-va, Giô-ên có

lời kêu gọi gì? (2:12-13).

3. a. Thế nào là ăn năn? (2:11-17).

b. Tại sao sự ăn năn là cần thiết? (2:18-32).

4. Lời hứa trong 2:28-32 có liên quan gì đến bài giảng của sứ đồ

Phi-e-rơ trong ngày lễ Ngũ Tuần? (Công Vụ 2:14-39).

5. Lời kêu gọi của Giô-ên trong 2:11-23 thách thức Cơ Đốc nhân

chúng ta hôm nay trong sứ mạng nào? (Công Vụ2:38-39).

6. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ điệp của Giô-ên.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Bạn có thật lòng ăn năn trước mặt Chúa chưa?

b. Bạn là người đang hưởng phước hạnh của lời hứa ban Thánh

Linh hay đang bị đặt dưới sự đoán phạt của Chúa?

c. Với người trong sự hư mất của tội lỗi, bạn có lời kêu gọi gì?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Để Sữa Không Bị Trào.

Xoong sữa nấu sôi không kịp nhấc ra nhất địnhbị trào. Nhiều khi

trong xoong không còn tí sữa nào. Xin mách bạn một mẹo nhỏ: Dưới

đáy xoong, hãy đặt úp một đĩa nhỏ hay một thìa con trước khi đổ

sữa vào nấu.

– Để sữa hết bị vữa.

Khi đem nấu lại, bạn cho vào một thìa cà phêđường cát nhuyễn.

24

– Để sữa hết mùi khét.

Nấu sữa nhỡ để nó có mùi khét, làm thế nào? Bạn hãy nhanh tay

lấy một khăn sạch nhúng vào nước cho ướt rồi trải kín trên miệng

xoong sữa còn đang nóng bốc hơi.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 18.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 18.01.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 18.01.2015.

1. Đề tài:  Ô-SÊ – NGƯỜI BÀY TỎ TÌNH YÊU CHUNG THỦY CỦA

ĐỨC CHÚA TRỜI.

2. Kinh Thánh: Ô-sê 11:1-11; 1-3; 11-14.

3. Câu gốc:  “Ta sẽ cưới ngươi cho Ta trong sự thành tín, và ngươi

sẽ biết Đức Giê-hô-va”(Ô-sê 2:20).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 91-93.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

1. Từ nhiều tuần trước, ủy viên linh vụ giaođề tài cho hai nhóm:

* Đề tài 1:  Hôn nhân của Ô-sê và Gô-me chỉ là ví dụ để minh

họa. Vì không thể nào Đức Chúa Trời thánh khiết, công bình lại bảo

tiên tri Ngài kết hôn với người đàn bà giandâm.

* Đề tài 2: Hôn nhân của Ô-sê và Gô-me thật đã xảy rađể bày

tỏ tình yêu thương chẳng đổi thay của Đức Chúa Trời đối với sự

thất tín của dân Y-sơ-ra-ên.

2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận

và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để

buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.

3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải

12

thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết

sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy  hại cho Hội Thánh. Nếu

cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.

4. Giờ thảo luận.

a. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai

nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.

b. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi

nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không

tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.

c. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ

không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Ô-sê có nghĩa là “sự cứu rỗi”. Ô-sê được Chúa gọi vào chức

vụ tiên tri từ khoảng năm 755-715 T.C, trải qua đời Ô-xia, Giô-tham,

A-cha, Ê-xê-chi-ên, các Giu-đa và Giê-rô-bô-am, vua Y-sơ-ra-ên.

Ô-sê sống đồng thời với các tiên tri Ê-sai, A-mốt và Mi-chê,

trong lúc dân Y-sơ-ra-ên xây bỏ Đức Chúa Trời chạy theo thần tượng

hư không. Ô-sê nhận lãnh sứ mạng của Chúa bày tỏ tình yêu thương

chẳng thay đổi của Đức Chúa Trời đối với sự thất tín của Y-sơ-ra-ên;

trong hình ảnh vô cùng cảm động của người chồng chung thủy đối

với người vợ ngoại tình, như được cụ thể hóa qua cuộc hôn nhân của

Ô-sê với Gô-me, người vợ bất nghĩa.

Mỗi đứa con sinh ra trong cuộc hôn nhân của họ, được đặt tên

theo ý nghĩa của mỗi sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho Y-sơ-ra-ên.

Con trai đầu lòng Gít-rê-ên: Ô-sê rao sự đoán xét của Đức Chúa

Trời trên nhà A-háp, vì sự thờ hình tượng của vua.

Con gái kế là Lô-ru-ha-ma: Ô-sê cảnh cáo nếu dân sự tiếp tục

phạm tội chắc họ không còn được ơn thương xót của Chúa nữa.

13

Con trai út Lô-am-mi: Tên có nghĩa “ngươi chẳng phải là dân ta”,

Ô-sê nói tiên tri về sự lưu đày và sự tảnlạc của dân Y-sơ-ra-ên. Tuy

nhiên qua sự đoán phạt ấy, Ô-sê cũng đã rao báo trước về lời hứa

của Chúa với họ trong tương lai. Họ sẽ được  giải cứu, được gọi là

Am-mi (dân Chúa), và họ được cưới trong tình yêu thương đời đời của

Ngài.

Ô-sê còn được gọi là “tiên tri Giê-rê-mi của vương quốc phía

bắc”, vì ông được Chúa kêu gọi để than khóc, chịu đau đớn trong giai

đoạn vương quốc Y-sơ-ra-ên bị sụp đổ và dân  sự bị lưu đày. Tất cả

sứ điệp của Ô-sê được ghi chép trong 14 chương của sách Ô-sê,

sách được thêu dệt bằng một câu chuyện tìnhvô cùng vĩ đại và

thâm thúy nhất của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên trong thời

Cựu Ước.

Những lời của Ô-sê quở trách và kêu gọi kẻ bội nghịch tình yêu

của Chúa có ý nghĩa gì cho Cơ đốc nhân chúngta hôm nay?

II. DẪN GIẢI.

1. Sự Thủy Chung Của Đức Chúa Trời Và Sự Thất Tín Của Y-sơ-ra-ên.

a. Tình Yêu Thương Của Đức Chúa Trời Đối VớiDân Y-sơ-ra-ên.

Trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời đã bày tỏ tình yêu thương của

Ngài với Y-sơ-ra-ên qua nhiều khía cạnh: Khi thì sâu sắc thân thiết

trong tình cha con (Ê-sai 63:16; Ô-sê 11:1), khithì âu yếm thân mật

trong tình mẹ con (Ê-sai 49:15), khi thì nồng nhiệt, tha thiết trong

tình vợ chồng (Ô-sê 1:19). Sau đây chúng ta ghi nhận những đặc

điểm trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời qua sách Ô-sê:

(1) Giải cứu:  “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó, tagọi

con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô”(11:1).

(2) Tìm kiếm: “Các tiên tri càng gọi nó chừng nào, nó càng trốn

tránh chừng nấy”(11:2).

14

(3) Dạy dỗ: “Ta đã dạy Ép-ra-im bước đi…”(11:3).

(4) Nâng đỡ: “…Lấy cánh tay ta mà nâng đỡ nó”(11:3).

(5) Kéo đến:  “Ta đã dùng dây nhân tình, dùng xích yêu thương

kéo chúng nó đến”(11:4a).

(6) Chăm sóc, nuôi nấng: “Ta đã như những kẻ cởi ách khỏi hàm

chúng nó, và để đồ ăn trước mặt chúng nó” (11:4b).

(7) Không từ bỏ: “Hỡi Y-sơ-ra-ên, thể nào ta bỏ được ngươi? Hỡi

Y-sơ-ra-ên, thể nào ta lìa được ngươi?”(11:8).

(8) Nóng cháy: “Lòng ta rung động trong ta, lòng thương xót của

ta thảy đều nóng nảy”(11:8).

(9) Kiên nhẫn:  “Ta cầm sự nóng giận lại, và sẽ chẳng lại  hủy

diệt Ép-ra-im. Vì ta là Đức Chúa Trời, khôngphải là người; ta là

Đấng Thánh ở giữa ngươi, chẳng lấy cơn giận  đến cùng ngươi”

(11:9).

(10) Ban phước:  “…ta sẽ khiến chúng nó ở trong các nhà chúng

nó, Đức Giê-hô-va phán vậy”(11:11).

(11) Đánh phạt và chữa lành:  “Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch

của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúngnó; vì cơn giận của ta

đã xây khỏi nó rồi”(14:4).

(12) Tiếp nhận: “Ta sẽ cưới ngươi cho ta đời đời”(2:19).

2. Sự Thất Tín Của Y-sơ-ra-ên Đối Với Đức Chúa Trời.

Trước tình thương nồng thắm của Đức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên đã

đáp ứng cách trái ngược:

(1) Quên Chúa:  “Y-sơ-ra-ên đã quên Đấng tạo mình và dựng

những cung đền”(8:14).

(2) Theo “tình nhân” Ba-anh:  “…nó đi theo tình nhân mình, còn

ta thì nó quên đi!”(2:13).

(3) Hầu việc Ba-anh:  “Chúng nó đã dâng của lễ cho các tượng

Ba-anh, và đốt hương cho tượng chạm”(11:2).

15

(4) Cứng lòng, chẳng ăn năn:  “Thật, dân ta quyết ý trái bỏ ta.

Người ta khuyên chúng nó đến cùng Đấng Chí Cao, song trong

chúng nó chẳng một người nào dấy lên”(11:7).

Thật là buồn khi nhìn thấy thái độ của Y-sơ-ra-ên đối với Đấng

cứu chuộc mình. Một thái đội lãnh đạm đáng  sợ! Nhìn vào cuộc

sống “nhân tình thế thái” (là thói thường của người đời), một văn

hào người Anh có nhận xét nầy:  “Ngọn gió đông không lạnh bằng

cái lạnh vong ân của lòng người”. Dân Y-sơ-ra-ên như người vong

ân bội nghĩa đối với cha, như người vợ bội tình đối với người chồng.

Có ai đau khổ trong cảnh bội nghĩa, bội tình, chắc sẽ cảm nhận nỗi

đau thương của Đức Chúa Trời đối với sự bộinghịch của dân Ngài, và

sẽ thấy được sự thành tín của Đức Chúa Trời thật sự là lớn lao đối

với sự thất tín của con người.

Mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên xây bỏ Chúa, chạy theo tình nhân Ba-anh, nhưng Ngài không bỏ họ. Trong tình yêu thương, Ngài vẫn tìm

kiếm họ, sai các đấng tiên tri gọi họ, dạy  dỗ họ, thôi thúc họ, kéo

họ trở về cùng Đấng yêu thương. Tuy dân Y-sơ-ra-ên phục dịch Ba-anh, nhưng Đức Chúa Trời vẫn thương xót họ. Ngài mở ách cho họ

khỏi xích sắt nô lệ, dùng dây nhân tình và xích yêu thương thâu họ

về trong ánh sáng tự do phước hạnh của Ngài. Dù dân Y-sơ-ra-ên

cứng lòng, nhưng trong tình yêu, Đức Chúa Trời vẫn nhịn nhục, chờ

đợi.

Mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên thế nào, thì trong tình yêu thương chung

thủy của Đức Chúa Trời đối với họ chẳng có bóng của sự biến đổi,

tình yêu thương chẳng hề dứt. Như nguồn suối  tuôn tràn, sôi động

bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai của Y-sơ-ra-ên. Trong quá

khứ, Ngài đưa tay mạnh sức của người cha giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi

xứ nô lệ Ai Cập, đem họ về trong đất hứa phước lạc, yêu thương âu

yếm họ như người chồng, nhưng Y-sơ-ra-ên lại  chạy theo tình nhân

Ba-anh! Trong hiện tại, Ngài đánh phạt họ, khiến họ tản lạc khắp

16

nơi, nhưng trong tương lai, Ngài chữa lành và cưới họ trở lại trong sự

công nghĩa, thánh khiết và trong tình yêu thương đời đời của Ngài.

Đó là tình yêu thương của Đức Chúa Trời đốivới Y-sơ-ra-ên. Tình

yêu thương lớn lao này đã được thể hiện trong Đấng Christ đối với

Hội Thánh hôm nay. Trong Ê-phê-sô 5:25-27, sứ đồ Phao-lô diễn tả

Đấng Christ trong hình ảnh của người chồng với tình yêu thật lớn lao

tha thiết đối với Hội Thánh, đến nỗi hy sinhchính mạng sống, dùng

chính huyết của Ngài tẩy sạch Hội Thánh để  Hội Thánh trở thành

người vợ trinh khiết của Ngài trong ngày Chúa trở lại tiếp Hội Thánh

về trời (Khải 19:7-8).

3. Lời Kêu Gọi Của Ô-sê (14:1-9; 2:19-20).

Trước sự thất tín của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê khuyến khích họ hai điều:

(1) Hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây làđiều cần thiết để họ

được Chúa tiếp nhận, tha thứ, chữa lành và ban phước trong ân sủng

của tình yêu Ngài (14:1-8).

(2) Hãy bước đi trong đường lối ngay thẳng vàcông bình trước

mặt Chúa, để xứng đáng là người vợ của Đấng thánh (2:19-20).

Lời kêu gọi của Ô-sê nhắc nhở Cơ Đốc nhânchúng ta hôm nay

trong sứ mạng kêu gọi người trở về trong tình yêu của Chúa, sống

thánh khiết như người vợ hứa trinh bạch với niềm hy vọng trông chờ

ngày tiệc cưới Chiên Con (Khải 2:18-25; 19:7-8); cũng nhắc nhở

chúng ta:

Tôi có phải là tân nương chung thủy với Chúa hay đang chạy theo

tình nhân nào khác của đời này? (Tình nhân này có thể là theo đuổi

danh vọng, chức vụ, tiền tài, học thức hay một người nào đó và thần

tượng nó và cả sự ham muốn thể xác…).

B. ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MẠNG.

Với sứ mạng quở trách sự bội ước của Y-sơ-ra-ên, tiên tri Ô-sê đã

phải trả giá bằng cuộc hôn nhân của mình với người đàn bà gian

dâm. Cuộc hôn nhân không do Ô-sê chọn, nhưng do mạng lịnh của

17

Chúa, để Ô-sê học tập làm sao có thể yêu  được một người vợ tà

dâm! Một điều không dễ làm, vì đụng đến khía cạnh sâu xa nhất

của đời sống tình cảm, đòi hỏi nơi Ô-sê phải từ bỏ chính mình và

hoàn toàn vâng phục Chúa. Dầu khó, nhưng Ô-sê đã vâng phục

Chúa, và sứ điệp của Ngài thấm nhuần vào từng trải bản thân của

Ô-sê. Ông đã cảm nhận nỗi đau đớn và tình  yêu thương của Đức

Chúa Trời đối với sự thất tín của Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, sứ điệp của

Chúa trở thành vô cùng sống động qua đời sống của Ô-sê.

Qua đời sống và sứ mạng của Ô-sê chúng ta  học được những

điểm này:

(1) Chúng ta có trách nhiệm bày tỏ tình yêu thương của Chúa cho

người khác, nhưng cũng cần có đời sống cảm  thông với Chúa trong

sự thương khó của Ngài.

(2) Hai điểm cần có trong người hầu việc Chúa là sự từ bỏ mình

và vâng phục ý Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin ghi nhận những đặc điểm của tình yêu thương Đức Chúa

Trời đối với Y-sơ-ra-ên (Ô-sê 11:1-2,3,4,8-9;10-11; 12:4; 2:19-20).

2. Dân Y-sơ-ra-ên đã đáp ứng thế nào đối với tình yêu thương của

Đức Chúa Trời? (Ô-sê 2:13; 8:13; 11:2; 11:7).

3. So sánh tình yêu thương của Đức Chúa Trời  đối với Y-sơ-ra-ên

và dân Y-sơ-ra-ên đối với Đức Chúa Trời. Xin tìm hiểu tình yêu

thương của Đấng Christ đối với Hội Thánh (Êph 5:25-27).

4. Với sự ngoại tình của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê có sứ mạng gì? Sứ

mạng của Ô-sê có ý nghĩa gì cho Cơ Đốc nhânchúng ta hôm nay?

(Ô-sê 14:1-9; 2:19-20; Khải 2:18-25; 19:7-8).

5. a. Trong sứ điệp bày tỏ tình yêu thương chung thủy của Đức

Chúa Trời và quở trách sự bội nghịch của Y-sơ-ra-ên, Ô-sê đã có

từng trải bản thân gì? Và trả giá như thế nào với sứ mạng Chúa gọi?

(Ô-sê 1).

18

b. Trong sự trả giá này chúng ta học được những gương sáng

nào trong đời sống phục vụ Chúa của Ô-sê?

6. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ mạng của Ô-sê.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Trong thế gian đầy cám dỗ, bạn có phải là người vợ hứa

chung thủy của Chúa Giê-xu hay đang chạy theo  “tình nhân” nào

khác?

b. Bạn hầu việc Chúa với tâm tình nào?

c. Đời sống bạn có phản chiếu được những nét cao đẹp trong

tình yêu chung thủy của Chúa và kêu gọi tộinhân trở về cùng Ngài

không? Xin trình bày.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Bị Ngứa, Đau Vì Chạm Phải Sứa Khi Tắm Biển.

Hãy lấy miếng bông thấm nước đường pha đặc đắp lên ngay. Bạn

sẽ ngạc nhiên về kết quả thu được.

 

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 11.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 11.01.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 11.01.2015.

1. Đề tài: ĐA-NI-ÊN – NGƯỜI BÀY TỎ QUYỀN TỂTRỊ CAO CẢ CỦA

ĐỨC CHÚA TRỜI.

2. Kinh Thánh:Đa-ni-ên 2:26-49; 4:20-37; 5:26; 6:25-27.

3. Câu gốc: “Ngợi khen danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! Vì sự

khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài”(Đa 2:20).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 88-90.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn chia sẻ.

1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.

2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần

Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻđể người ấy chia sẻ

đúng nhu cầu và chương trình của ban Phụ nữ.  Nếu cần, bạn cho

mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Vào năm 604 T.C. năm thứ ba đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa cai

trị, Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-lôn tiến quânvây đánh Giê-ru-sa-lem, đã bắt một số người qua Ba-by-lôn lưu đày. Trong đó có Đa-ni-

3

ên, chàng trai tuấn tú, con gia đình quyền quý, thuộc hoàng tộc Giu-đa. Đa-ni-ên trong tiếng Hê-bơ-rơ là “dmyyçl, dni’çl”,nghĩa là “Đức

Chúa Trời là quan xét của tôi”. Tại Ba-by-lôn, Đa-ni-ên bị đổi tên là

Bên-tơ-xát-sa và được tuyển vào cung vua. Sauba năm học tập văn

hóa Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được ra mắt vua. Qua sự đối đáp của Đa-ni-ên, vua ngạc nhiên vì người giỏi gấp mười các thuật sĩ Ba-by-lôn.

Thế là vua nhận Đa-ni-ên làm người phục vụ cho người!

Với sự khôn ngoan vượt bậc, đặc biệt là ântứ giải nghĩa chiêm

bao và dị tượng, Đa-ni-ên đã trở thành nhân  vật quan trọng trong

các triều vua Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa về pho tượng, Đa-ni-ên

được vua Nê-bu-cát-nết-sa đặt làm đầu các thuật sĩ trong xứ và ban

cho chức tổng trấn tỉnh Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa chữ viết trên

tường, Đa-ni-ên được vua Bên-xát-sa vinh thăng vào chức thứ ba

trong nội các. Khi đế quốc Ba-by-lôn sa vào tay nước Phe-rơ-sơ, vua

Đa-ri-út đã đặt Đa-ni-ên vào hàng đầu trong các quan chức của triều

đình.

Ngoài ra, Đa-ni-ên còn là một trong các tiêntri lớn của thời Cựu

ước, ông đã chứng kiến những biến cố hưng thịnh và suy vong của

các vua Ba-by-lôn. Trong khoảng thời gian vua Bên-xát-sa trị vì đến

năm thứ ba đời vua Si-ru, Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban khải

tượng về các sự việc sẽ xảy đến trong những ngày cuối cùng của thế

giới. Các lời tiên tri của Đa-ni-ên đặc biệt có liên quan đến dự ngôn

của Chúa Giê-xu khi Ngài phán với các môn đồ trên núi Ô-li-ve về

cơn đại nạn của thế giới, sự phục hồi quốcgia Y-sơ-ra-ên, sự tái lâm

của Đấng Christ (Đa 2:31-45; 9:24-27; Mác 13; Mat 24:15; Khải 6:1-17,16; 20:1-9). Vì tầm quan trọng ấy nên sách tiên tri Đa-ni-ên được

xem như là chìa khóa của tất cả các lời tiên tri trong Kinh Thánh.

Qua đời sống, hoàn cảnh, địa vị và sứ mạng của Đa-ni-ên, chúng

ta suy nghĩ: Làm thế nào để có thể bày tỏ cho nhà cầm quyền, cho

kẻ ngạo mạn nhìn biết quyền tể trị cao cả của Đức Chúa Trời?

4

II. SUY GẪM.

A. SỨ MẠNG CỦA ĐA-NI-ÊN.

1. Đa-ni-ên Trong Sự Giải Nghĩa Chiêm Bao.

Trong thời Đa-ni-ên, Ba-by-lôn nổi danh với đế quốc rộng lớn, với

nền văn minh sáng chói, với vị vua hùng mạnhNê-bu-cát-nết-sa. Vì

thế, được tuyển chọn để theo học về khoa học, tri thức và văn hóa

của Ba-by-lôn là một hân hạnh lớn cho ngườibị lưu đày như Đa-ni-ên.

Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban cho sự thôngsáng để hiểu biết,

đặc biệt với tài giải được mọi sự hiện thấy và chiêm bao, Đa-ni-ên

đã trở thành người giỏi vượt bậc các thuậtsĩ Ba-by-lôn (1:17-20).

Trong các nước thờ đa thần ngày xưa, các thuật sĩ và đồng bóng

được quý trọng, vì họ xưng mình là người có thể thông biết những sự

mầu nhiệm trong thế giới thần linh, là sự hiểu biết được xem là cao

nhất trong sự hiểu biết.

Sự trổi hơn trong vấn đề hiểu biết và giải chiêm bao của Đa-ni-ên

trước sự bất lực của các thuật sĩ Ba-by-lôn(1:17-20; 2:10-20; 4:9,18;

5:11-12) cho chúng ta học biết những điểm quantrọng sau đây:

(1) Mọi sự mầu nhiệm thuộc về Đức Chúa Trời, không ai có thể

thấu hiểu nếu không có sự bày tỏ của Ngài(2:17-20).

(2) Đức Chúa Trời là nguồn sự khôn ngoan. Tài năng chúng ta có

được đến từ Ngài (Châm 1:7, 2Côr 3:5). Vì thế, tài giải chiêm bao

của Đa-ni-ên là một ân tứ Chúa ban, không phải bởi cố gắng mà có.

(3) Chiêm bao Đa-ni-ên giải nghĩa không phải là những chiêm

bao thuộc lãnh vực tâm lý thông thường của  con người, nhưng là sự

bày tỏ đặc biệt của Đức Chúa Trời, về những điều có liên quan đến

các biến cố trong lịch sử nhân loại. Thời Cựu ước, Đức Chúa Trời

dùng chiêm bao khải thị sự kín nhiệm của Ngài. Thời Tân Ước, Đức

Chúa Trời bày tỏ Ngài cho chúng ta qua Kinh Thánh, và Đức Thánh

Linh là Đấng soi sáng cho chúng ta hiểu biết  lẽ mầu nhiệm của lời

5

Chúa, như Đa-ni-ên cầu xin Đức Chúa Trời bàytỏ sự kín nhiệm trong

điềm chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa. Chúng ta hãy cầu xin Đức

Thánh Linh ban cho sự khôn ngoan để hiểu biếtsự lạ lùng của lời

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh (Thi 119:18,130;Giăng 16:13; Gia

1:5).

Với ân tứ Chúa ban, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho  các vua Ba-by-lôn

nhìn biết Đức Chúa Trời chân thần và quyền năng siêu việt của Ngài.

– Với vua ngạo mạn Nê-bu-cát-nết-sa:Qua sự giải nghĩa điềm

chiêm bao về pho tượng, Đa-ni-ên tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời là

Vua trên muôn vua, là Đấng tể trị cao cả trên các nước, sự thịnh suy

của các nước trần gian ở trong quyền của Ngài (2:36-45). Qua sự

giải nghĩa chiêm bao về cây lớn, Đa-ni-ên tỏcho vua biết Đức Chúa

Trời là Đấng cao cả, Đấng có quyền uy tuyệtđối, nhổ hay trồng, phế

hay lập các vua chúa thế gian, nhấc kẻ khiêmnhường và hạ kẻ kiêu

ngạo.

Như sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đã giáng trên Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài người, ăncỏ như bò, thân thể vua

thấm nhuần sương móc, tóc vua như lông chim ưng, móng vua giống

như móng loài chim chóc, đúng theo lời Đa-ni-ên nói trước trong sự

bàn giải chiêm bao cho vua. Cho đến khi vua cótrí khôn, nhìn biết

Chúa trên trời, xưng Ngài là Đấng rất cao, bây giờ ngôi vua mới được

ban lại cho Nê-bu-cát-nết-sa. Đây là bài học rất đau đớn cho kẻ

cứng lòng chẳng phục Chúa cao cả. Trước quyền năng lớn của Đức

Chúa Trời, Nê-bu-cát-nết-sa không chống cự nổi, chỉ còn có lời ngợi

ca Ngài:  “Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời,

uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nướcNgài từ đời nọ đến

đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều  cầm như là không có,

Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên

đất, chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?”

(4:34-35).

6

– Với Bên-xát-sa là kẻ nối ngôi Nê-bu-cát-nết-sa:Vua này thật

khinh lờn Đức Chúa Trời, dám lấy các khí dụng của đền thánh Đức

Chúa Trời mà vua cha đã đem về từ Giê-ru-sa-lem, để uống rượu

trong một bữa tiệc phàm trần và ngợi khen các thần bằng đá, bằng

gỗ! Thì ngay lúc đó, một bàn tay người hiện  ra viết trên tường cung

vua những chữ mà không ai có thể hiểu được.Thế là, Đa-ni-ên được

mời đến giải nghĩa, vua Bên-xát-sa hiểu ra Đức Chúa Trời là Đấng

cầm trong tay hơi thở và hết thảy các đường  lối của vua. Ngài đã

đếm nước vua và khiến nó đến cuối cùng, đólà ý nghĩa của các chữ

viết ấy: Mê-nê, Mê-nê, Tê-ken, U-phác-sin.  Vì cớ vua bị đặt trong

cán cân công lý của Đức Chúa Trời và thấylà kém thiếu! Lời rao báo

của Đa-ni-ên đã xảy ra cho Bên-xát-sa ngay trong đêm đó, vua bị

giết và đế quốc Ba-by-lôn do người Canh-đê được ban cho vua Đa-ri-út, người Mê-đi (5:22-30).

– Với vua Đa-ri-út:Đa-ni-ên đã bày tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời

là Đấng có quyền năng giải cứu người có lòng nhờ cậy Ngài, như

Ngài đã sai thiên sứ bịt miệng sư tử không thể làm hại ông. Thực

chứng này chẳng những đã khiến vua Đa-ri-út  thêm lòng kính sợ

Đức Chúa Trời, mà vua còn khuyến khích dân sự trong nước tôn cao

danh Ngài:  “Ta ban chiếu chỉ rằng, trong khắp miền nước ta, người

ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên; vì

Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không

bao giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng. Ngài cứu

rỗi và giải thoát, làm những dấu lạ sự lạở trên trời dưới đất, đã

cứu Đa-ni-ên khỏi quyền sư tử”(6:26-27).

2. Đa-ni-ên Trong Sự Bắt Bớ.

Qua sự giải các chiêm bao, Đa-ni-ên lần lượtđược các vua ban

cho những chức quan trọng việc triều chính, và trở thành người đứng

đầu trong nội các nhà vua dưới triều của Đa-ri-út. Đa-ni-ên vốn là

người có linh tánh tốt, được vua quý mến. Tuy nhiên, trong địa vị cao

trọng ấy, Đa-ni-ên bị sự ganh ghét của kẻ thù. Họ là những quan

7

chức cao cấp của vua, hiệp nhau mưu hại Đa-ni-ên, người mà họ

không tìm được cớ nào để kiện cáo về việc  nước. Song họ đã khéo

léo che đậy mưu ác của mình bằng cách tỏ vẻnhư là kẻ trung thành

với vua, với lời yêu cầu vua ban hành một chiếu chỉ nghiêm cấm

trong ba mươi ngày không ai cầu nguyện với thần nào khác ngoài

vua, nếu trái lệnh thì bị quăng vào hang sư tử. Kẻ thù mừng thầm vì

cấm lịnh được vua ký tên, và theo luật của người Mê-đi chắc không

có sự thay đổi nào! Với cấm lịnh này, kẻ thù đặt Đa-ni-ên trong một

tư thế vô cùng nguy hiểm: Nếu Đa-ni-ên cầu nguyện với Đức Chúa

Trời, thì phạm luật vua, nếu cầu nguyện với  vua thì phạm luật Chúa,

chọn cách nào cũng chết! Trước mưu mô thâm  độc ấy, Đa-ni-ên

chẳng chút nao núng, cứ mỗi ngày ba lần quì  gối xưng tạ Đức Chúa

Trời như vẫn làm khi trước. Trong 6:10 ghi rằng “Những cửa sổ của

phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem”. Câu này cho chúng ta

tìm thấy vài ý nghĩa:

(1) Đa-ni-ên tin cậy Chúa:Ông cầu nguyện cách công khai không

sợ sự dòm ngó của kẻ thù.

(2) Đa-ni-ên trung thành với Chúa:Lệnh cấm cầu nguyện với Đức

Chúa Trời không làm ông thay đổi thói quen mỗi ngày ba lần quì gối

cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Dầu biết Chúa hiện diện khắp nơi,

nhưng sự hướng về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện tỏ rằng: Bị lưu đày nơi

đất khách, Đa-ni-ên lòng vẫn nhớ về đền thánh Chúa và dân tộc

mình. Với lòng thành nương dựa Chúa, một kếtcuộc đã diễn ra cách

lạ lùng: Đa-ni-ên được giải cứu khỏi hang sưtử, còn kẻ hại Đa-ni-ên

bị liệng vào làm mồi cho sư tử!

Qua sự đắc thắng của Đa-ni-ên cho chúng ta tìm thấy bí quyết

đối phó với mưu của kẻ ác, đó là bền lòngcầu nguyện với đức tin

trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời.

3. Đa-ni-ên Trong Chức Vụ Tiên Tri.

Đa-ni-ên có nhiều sự hiện thấy của Chúa vềnhững việc sau cùng

của thế giới và được chép từ đoạn 7-12. Đặc biệt qua lời giải nghĩa

8

tiên tri về pho tượng trong chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên

nói đến những thời kỳ của dân ngoại, bắt đầu từ vua Nê-bu-cát-nết-sa đến ngày Đấng Christ tái lâm. Khoảng thờigian này, thế giới sẽ

có bốn đế quốc thay nhau cai trị, mà mỗi phần của pho tượng được

tiêu biểu cho mỗi đế quốc. Phần lớn các nhà giải kinh đều nghĩ

rằng: Đầu bằng vàng chỉ về đế quốc Ba-by-lôn; ngực và cánh tay

bằng bạc chỉ về đế quốc Ba-tư (550-330 T.C); bụng và vế bằng

đồng chỉ về đế quốc Hy-lạp; ống chân và bàn chân bằng sắt chỉ về

đế quốc La Mã bị chia đôi (364 T.C). Mười ngón chân chỉ về đế

quốc La Mã bị phân tán, nhưng sẽ họp thành một khối liên minh Âu

Châu trong ngày cuối cùng. Hòn đá, chỉ về sự hiện đến của Đấng

Christ, Ngài sẽ hủy diệt các nước thế gian và lập nước hòa bình trên

đất (Đa 2:29-45). Như vậy, qua các biến cố lịch sử của thế giới,

chúng ta nhận thấy lời tiên tri của Đa-ni-ênđã và đang ứng nghiệm,

và ngày Chúa làm Vua trên đất chắc sẽ đến không lâu.

Tóm lai, qua sự giải chiêm bao, qua sự nói tiên tri của Đa-ni-ên,

tất cả đều hướng về một mục đích là bày tỏ Đức Chúa Trời, Đấng

chân thần duy nhất và quyền năng cao cả cho các vua ngoại đạo đa

thần. Với ân tứ Chúa ban, với lòng nhẫn nhục chịu bắt bớ vì danh

Đức Giê-hô-va và đức tin sắt đá nơi Ngài, Đa-ni-ên đã đạt đến mục

đích của sứ mạng Chúa gọi.

B. ĐỜI SỐNG TIN KÍNH CHÚA CỦA ĐA-NI-ÊN.

Giữa Đa-ni-ên và Giô-sép có những điểm giống nhau: Cả hai bị

đem đến một xứ ngoại đạo, cả hai đều có ơn giải nghĩa chiêm bao,

cả hai đều là người tuổi trẻ nhưng có đời sống kính sợ Đức Chúa Trời

và có những đức tinh rất cao đẹp. Chúng ta  tìm thấy những nét

sáng chói trong nếp sống tin kính Chúa của Đa-ni-ên:

– Biệt mình ra thánh (1:8).

– Ca ngợi Chúa, hạ mình và tôn cao Chúa (2:20-21; 26-28).

– Nâng đỡ đồng bạn (2:49).

– Không ham danh lợi, can đảm (5:17; 22-24).

9

– Cầu nguyện, biết nhờ cậy Chúa trong mọi sự (6: 10;17).

– Trung thành với Chúa, tin cậy Chúa (6:10-13;21-23).

Qua những điểm trên chúng ta nhận thấy có 3 điểm nổi bật trong

Đa-ni-ên là:

1. Sự thánh khiết: Thật khó thấy trong ngườituổi trẻ có quyết

định dứt khoát như Đa-ni-ên: Không chịu ô uế  bởi đồ ăn cúng tế

thần của vua, thà chỉ ăn rau và uống nước mà thôi.

2. Đức tin.

3. Sự cầu nguyện.

Là 3 yếu tố rất quan trọng khiến sứ mạng của Đa-ni-ên trở thành

hữu hiệu và có kết quả vinh danh Chúa. Với đời sống thánh khiết, Đa-ni-ên được sự ngự trị của thần linh Chúa vàcan đảm rao báo sự đoán

phạt của Chúa trên các vua kiêu ngạo, đúng như ý nghĩa của tên Đa-ni-ên “Đức Chúa Trời là quan xét của tôi”. Với đức tin, Đa-ni-ên đã bày

tỏ cho vua ngoại đạo biết quyền năng giải cứu lớn lao của Chúa. Với sự

cầu nguyện, Đa-ni-ên đã đắc thắng quyền lựccủa sự tối tăm. Đời sống

của Đa-ni-ên để lại chúng ta hôm nay nhiều gương sáng: Dù bị đổi

theo tên thần của Ba-by-lôn (4:8), nhưng Đa-ni-ên vẫn giữ vẹn tính

chất thánh khiết của con dân Đấng chân thần: Không bị đồng hóa với

nếp sống văn minh vật chất, không lạm dụng  tài năng Chúa cho để

tìm danh vọng, nhưng hết lòng khiêm nhường hầu việc Ngài, không

chối bỏ niềm tin nơi Đức Giê-hô-va, nhưng đãtrở thành anh hùng của

đức tin nơi đất lưu đày, chứng tỏ cho kẻ kiêu ngạo nhìn biết Đức Chúa

Trời quyền năng cao cả đang tể trị.

Còn đời sống chúng ta thì sao?

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. a. Đa-ni-ên có tài năng đặc biệt nào? So  sánh ông với các

thuật sĩ Ba-by-lôn? (Đa 1:17-20; 4:9; 4:18; 5:11-12).

b. Làm thế nào Đa-ni-ên có được tài năng ấy? (Đa 2:17-20). Ở

đây cho chúng ta bài học gì? (Thi 19:18-130; Gia 1:5).

10

c. Với tài năng Chúa ban cho, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho các vua

biết gì về Đức Chúa Trời và quyền năng Ngài? Và họ có thái độ nào

đối với Ngài?

– Vua Nê-bu-cát-nết-sa (Đa 2:36-47; 4:28-37).

– Vua Bên-xát-sa (Đa 5:22-30).

– Vua Đa-ri-út (Đa 6:22-28).

2. a. Qua các triều vua Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được nhắc lên những

địa vị nào? Trong địa vị nào ông bị bắt bớ? (Đa 2:48-49; 6:29; 6:1-4).

b. Kẻ nghịch mưu hại Đa-ni-ên thế nào? (Đa 6:4-9).

c. Đa-ni-ên đối phó với sự bắt bớ của kẻ thù thế nào? Kết quả

ra sao? (Đa 6:10-28). Chúng ta học được bí quyết nào nơi Đa-ni-ên

trong sự đối phó với mưu của kẻ ác?

3. a. Cho biết những đặc điểm trong sự tin kính Chúa của Đa-ni-ên (1:8; 2:1; 2:20-21; 26-28; 49; 6:10-13; 21-22).

b. Qua sự ghi nhận trên, điểm nào đặc biệt nhất đã khiến ông

được thành công trong sứ mạng Chúa gọi? Xin  giải nghĩa tính chất

quan trọng của các điểm ấy.

4. Đời sống, sứ mạng và sự chịu bắt bớ củaĐa-ni-ên có ý nghĩa

gì cho Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay?

5. Nhìn lại chính mình và cho biết:

a. Bạn có tài năng nào và đang dùng tài năng đó cho mục

đích gì?

b. Điều gì trong đời sống khiến bạn khó giữ mình lánh khỏi sự

ô uế của thế gian?

c. Bạn trung tín và can đảm bày tỏ danh lớn của Chúa ở giữa

người chống nghịch, khinh lờn quyền năng Chúathế nào?

11

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Cách Chống Say Sóng.

Lấy gừng tươi cùng với gừng khô, tán nhuyễnuống vào là khỏi.

– Bảo Quản Sáo Treo.

Sáo bằng trúc sẽ bền hơn nếu ngay sau khi muavề, bạn lấy keo

xịt tóc xịt đều lên nó.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 26.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 26.04.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 26.04.2015.

1. Đề tài: NƠI Ở ĐỜI ĐỜI CỦA NGƯỜI ÁC.

2. Kinh Thánh: Khải Huyền 9:2-11; 20:11-15; 21:8.

3. Câu gốc:  “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm

ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần

tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ

có lửa và diêm cháy bừng bừng: Đó là sự chết thứ hai”(Khải

21:8).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 33-36.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 18.01.2015.

Đề tài 1: Người chết còn có cơ hội được cứu.

Đề tài 2: Không còn cơ hội được cứu cho người đã chết.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trên cõi tạm nầy, một vấn đề thật khó hiểu là sự hưng thạnh

của người ác và sự chịu khổ của người côngbình. Một sự trái ngược

vô cùng, một điều xem có vẻ quá bất công!  Tuy nhiên, điểm quan

trọng giữa hai hạng người nầy là chỗ ở cuối cùng của họ trong cõi

đời đời.

Qua lời Kinh Thánh, chúng ta biết được cảnh trạng tạm cư hay

trạng thái trung gian của người ác sau khi chết để chờ đợi ngày

phán xét. Như vậy sau khi chịu sự phán xét của Chúa, số phận đời

đời của người ác là gì? Và có sự khác nhauthế nào so với tương lai

vĩnh viễn của người công bình?

I. DẪN GIẢI.

A. ÁN PHẠT CỦA NGƯỜI ÁC.

1. Sự chết thứ hai.

105

Sự chết thứ hai là án phạt đã định cho người ác trong ngày

phán xét sau cùng. Án phạt nầy cũng đồng nghĩa với sự hình phạt

là hồ lửa đời đời (Khải 20:14). Tại sao gọilà sự chết thứ hai?

Sự chết nói chung là án phạt trên dòng dõiloài người phạm tội.

Tuy nhiên án phạt nầy không tác dụng tức khắc cho con người như

phải có ngay trong hiện tại, nhưng được thể hiện qua những giai

đoạn. Trước hết, theo luật Đức Chúa Trời định cho mọi người phải

trải qua sự chết thể xác để chờ đợi sự phán xét của Ngài (Hêb

9:27). Đây có thể gọi là sự chết thứ nhất.Sau khi chết, người ác bị

giam cầm nơi âm phủ cho đến ngày thẩm phán chung kết. Khi đó

họ được sống lại để ứng hầu trước toà án  trắng và lớn của Chúa.

Án phạt cuối cùng của họ là sự chết đời đời trong nơi khổ hình mà

Kinh Thánh gọi đó là sự chết thứ hai nghĩa là linh hồn vĩnh viễn bị

xa cách với Đức Chúa Trời.

Án phạt về sự chết cũng được Kinh Thánh nói đến trong những

từ gọi khác nhau như sau:

2. Hư mất hay bị hư mất (Phil 1:28; 3:19).

Từ nầy được Kinh Thánh Tân Ước thường dùng  ám chỉ về sự

vĩnh hình. Tình trạng hư mất của tội nhân có  nghĩa là không đạt

đến mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời đã  định cho mình. Cho

nên trước mặt Chúa người ấy bị xem vô dụng,như bình gốm bị bể

và bị người ta vứt bỏ mà thôi!

3. Diệt vong.

Chữ hư mất trong Giăng 3:16 có nghĩa là diệt vong, chỉ về sự xa

cách đời đời khỏi sự hiện diện của Chúa (2Tês 1:9).

4. Tuyệt vọng, không có sự trông cậy(Êph 4:18).

Điều này chỉ về sự bị loại ra khỏi đặc ân và đặc quyền của Chúa.

5. Bị phân rẽ với Đấng Christ, không có sự sống của Ngài

(1Giăng 5:12).

106

6. Bị quăng ra chốn tối tăm(Mat 8:12).

Chỉ người trong tình trạng bị loại ra ngoài ânđiển cứu rỗi của

Chúa, bị đặt vào một tình trạng vô cùng khốn khổ.

7. Bị đặt dưới cơn thạnh nộ của Chúa(Giăng 3:36).

Tóm lại án phạt trên người ác là:

(1) Án phạt có tính cách đời đời.

(2) Sự chết trong án phạt nầy không có nghĩalà sự tiêu tan và

trở thành hư vô, nhưng người ác ở trong tình  trạng vĩnh viễn bị

phân cách với Đức Chúa Trời, bị loại ra khỏi Nước Đức Chúa Trời, bị

mất phần ân điển cứu rỗi của Đấng Christ, và bị đặt dưới cơn thạnh

nộ của Ngài.

(3) Không còn có tia hy vọng nào, không còn  có cơ hội thứ hai

cho người dưới hình án trong hồ lửa đời đời.

B. NƠI HÌNH PHẠT NGƯỜI ÁC.

Chỗ hình phạt người ác được Kinh Thánh nói đến trong hai từ sau:

1. Địa ngục (Mat 5:22,29-30,18:9).

Chữ  “Địa ngục”được dịch từ chữ Hy-lạp là Gehenna và tiếng

Hy-bá-lai gọi là “trũng Hi-nôm”. Có chừng 13lần Kinh Thánh Tân

Ước đề cập đến chữ nầy. Theo nghĩa đen, Gehenna hay trũng Hi-nôm là một địa điểm cách thành Giê-ru-sa-lemchừng một dặm

rưỡi về phía đông nam là nơi trước kia dân ngoại thiêu con cái họ

trong lửa để cúng tế cho thần Mo-lóc, một điều vô cùng gớm ghiếc

trước mặt Đức Chúa Trời (2Các 23:10). Sau nầy người Do Thái dùng

chỗ ấy làm nơi đổ rác rến, những vật ô uếthừa thải, có lửa cháy

không dứt, và dần dần trở thành một hầm lửa. Vì vậy chữ Gehenna

được Kinh Thánh dùng làm tượng trưng cho nơi đau khổ, rủa sả

hình phạt người gian ác vĩnh viễn trong tương lai, nơi Chúa Giê-xu

bày tỏ “sẽ có khóc lóc và nghiến răng”(Mat 24:51), mà chúng ta

gọi là địa ngục.

107

2. Hồ lửa và diêm(Khải 20:10,14-15).

Hồ lửa và diêm hay gọi là “hồ cháy bằng lửa và lưu hoàng

chẳng hề tắt”. Lưu hoàng là chất cháy tỏa ra năng lượng rất cao.

Sự nóng bỏng nầy diễn tả được nơi đau đớn kinh khiếp hình phạt

người ác!

Một câu hỏi có thể nêu lên ở đây là: Lửađoán phạt người ác có

phải là lửa hữu hình không? Với độ nóng của diêm sanh thì xác thịt

nào có thể chịu nổi? Hơn nữa Satan và các thiên sứ là thuộc linh,

thì thế nào có thể bị đốt cháy trong hồ lửadiêm sanh?

Thật ra, lửa diêm sanh là hình bóng chỉ về thứ lửa vô hình.

Trong cõi đời nầy, lửa hữu hình thích hợp vật chất thể nào thì trong

cõi đời sau, lửa vô hình cũng thích ứng với linh thể như vậy. Vì thể

chất tiêu tan nên lửa hữu hình cũng có khi tắt. Nhưng với linh thể

bất diệt, thì ngọn lửa vô hình kia cũng sẽ chẳng hề tắt vậy. Thực

ra, điểm chính không phải là tánh chất của lửa, nhưng lửa được

Kinh Thánh nói đến để chúng ta có thể nhờ đó mà nhận biết được

sự kinh khiếp của nơi đoán phạt người ác trong cõi đời đời.

Tóm lại, địa ngục hay hồ lửa là nơi vĩnh hìnhcủa người ác. Kinh

Thánh không xác định địa điểm của nơi nầy, nhưng là một nơi có

thực, nơi Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho người ác. Trong ngày phán

xét cuối cùng, người ác được tạm giam trong  âm phủ sẽ được

chuyển vào nơi hỏa ngục là nơi vĩnh hình của chúng.

3. Những đối tượng chịu hình phạt nơi hồ lửa.

Người ác được nói đến trong Khải Huyền 21:8  có thể được liệt

vào hạng người cứng lòng chẳng bao giờ ăn năn, và kết hợp với sa-tan không thôi chống nghịch Đức Chúa Trời, khinh lờn, phạm

thượng đến Đức Thánh Linh (Rô 2:5; Mác 3:29),cho nên họ cũng

chung số phận với sa-tan trong hồ lửa đời đời. Về những người lộng

ngôn với Đức Thánh Linh, nhà thần đạo A.H. Strong luận như sau:

“…Là người chẳng dứt phạm tội, sự chẳng dứt phạm tội đó đã

108

chuốc lấy cho họ sự đau đớn đời đời, đó làhình phạt đã định, tức

là sự đoán phạt đời đời”.

C. CẢNH TRẠNG CỦA NGƯỜI ÁC TRONG NƠI VĨNH HÌNH.

Cảnh trạng người ác trong

hỏa ngục.

– Sống chung với Satan và các

ác quỉ.

– Đời đời xa cách Đức Chúa

Trời.

– Đau khổ khóc lóc và buồn

thảm ngày đêm chẳng dứt.

– Bị rủa sả, không được dự phần

trong ân điển cứu rỗi của Chúa.

– Tuyệt vọng không được giải

cứu.

– Ở trong sự tối tăm và hổ thẹn.

Cảnh trạng người công

bình nơi thiên đàng.

– Được sống với Chúa.

– Được giao thông với Ngài.

– Vui thỏa, phước hạnh mãi

mãi trong sự hiện diện của

Chúa.

– Được dự phần cơ nghiệp

trong sự cứu rỗi của Chúa.

– Được sung mãn trong thế

giới vô biên.

– Được mặc lấy thân thể vinh

hiển sáng láng lạ lùng.

Bảng so sánh trên cho thấy hai bức ảnh tương  phản giữa người

công bình và người ác. Trong cõi đời nầy người công bình bị người

ác áp bức. Nhưng trong cõi đời sau, người công bình được phước,

và người ác bị đoán phạt tùy theo công việchọ làm. Đức Chúa Trời

là Đấng công bình dường nào! Đây là điều anủi người công bình

đang chịu khổ, cũng như cảnh cáo người ác vềsự đoán phạt của

Chúa, nếu không ăn năn.

Vì vậy, sống trong cõi đời tạm, người công bình hãy bền lòng

tin cậy Chúa, sống với tình yêu thương, đem ân điển cứu rỗi của

Chúa cho mọi người để họ không bị sa vào hồlửa đời đời.

Về sự vĩnh hằng, với các thuyết như phục hồi, tiêu diệt, và cơ

hội thứ hai là điều không thể chấp nhận được theo như lẽ thật Kinh

Thánh chúng ta đã học. Vì những lẽ sau đây:

109

1. Hỏa ngục là nơi hình phạt người ác chớ không là nơi cải thiện

người ác. Không phải Đức Chúa Trời không có tình yêu thương, vì

Ngài đã ban cho loài người cơ hội để ăn năn(2Phi 3:9-10) và đây

là lúc sự công nghĩa phải được thi hành.

2. Trong câu chuyện người giàu có và La-xa-rơchúng ta thấy rõ

không có cơ hội thứ hai để được cứu sau khi qua đời (Lu 16:19-31).

3. Nếu người ác bị tuyệt diệt trong hỏa ngục, thì tại sao lửa của

hỏa ngục đời đời chẳng hề tắt? (Khải 20:10).

Như vậy, điểm nguy hại của các thuyết trên là khiến cho tín đồ

bê trễ trong việc rao giảng Tin Lành; cũng như người ta thờ ơ với

ơn cứu rỗi của Chúa trong khi còn có dịp tiện là “ngày nay” vì nghĩ

rằng “không sao”, còn có cơ hội thứ hai… Và  cho dù có sa vào nơi

khổ hình, thì cũng có ngày được phục hồi nhận cứu ân của Chúa?

Tóm lược.

1. Án phạt của người ác trong ngày phán xétcuối cùng là sự

chết thứ hai, tức là sự chết đời đời.

2. Hỏa ngục là nơi vĩnh hình của người ác.

3. Trong cõi đời đời người ác sẽ cùng chung  số phận với Satan

trong hỏa ngục.

4. Không có sự tận diệt, không có sự phục hồi, không có cơ hội

thứ hai cho người bị hình phạt trong hỏa ngục,tỏ rằng sự công

nghĩa của Đức Chúa Trời nghiêm trọng là dường nào!

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. a. Khải Huyền 20:14: Án phạt trên người ác trong ngày phán xét

cuối cùng là gì? Và có nghĩa gì?

b. Sự hình phạt đời đời trên người ác còn được Kinh Thánh nói

đến trong những từ nào khác và có nghĩa gì? (Ê-phê-sô 1:9; Phi-líp

3:19, 1Giăng 5:12, Ma-thi-ơ 8:12, 25:41,46, Giăng3:36).

2. Xin tìm hiểu ý nghĩa những chữ sau đây:

110

a. Địa ngục: Ma-thi-ơ 5:22,29-30;18:9.

b. Hồ lửa: Khải Huyền 20:10,15.

3. Theo ý nghĩa trên cho chúng ta hiểu thế nào về nơi hình phạt

người ác?

4. Khải Huyền 20:10,14-15;21:8: Trong nơi đoán phạt nầy gồm có

những ai? Tại sao họ phải chịu chung hình phạtvới ma quỉ?

5. Xin tóm lược những điều nói về án phạt và nơi hình phạt. Xin

tìm hiểu cảnh trạng của người ác thế nào trong nơi vĩnh hình

nầy? (Xem thêm Khải 9:2,11; 20:10b).

6. So sánh cảnh trạng của người công bình vàngười ác trong nơi

thiên đàng và địa ngục. Sự khác nhau nầy chochúng ta nhận

biết trách nhiệm gì của mình trong cuộc sống trên cõi tạm nầy

đối với chính mình, với người nhà mình và những người chung

quanh chúng ta?

7. Bạn có thái độ nào đối với Chúa khi họcbiết về sự công nghĩa

của Ngài?

8. Biết được sự vĩnh hình của người ác, bạn có nhận thức gì về trách

nhiệm của mình trong cõi đời nầy đối với người chưa tin Chúa?

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 19.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 19.04.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 19.04.2015.

1. Đề tài: NƠI Ở ĐỜI ĐỜI CỦA NGƯỜI CÔNG BÌNH.

2. Kinh Thánh:Ma-thi-ơ 25:34; Giăng 14:2-3.

3. Câu gốc:“Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phước, hãy đến mà

nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi

dựng nên trời đất” (Mat 25:34b).

4. Đố Kinh Thánh:2Sử Ký 29-32.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 15.02.2015.

* Diễn tiến trò chơi.

a. Mở đầu.

BHD cho các nhóm tranh đua với nhau. Nhóm xếp  hàng dọc

trước BHD. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu

chủ đề: Nơi ở đời đời của người công bình.

-Thưa các bạn! Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, người tin Chúa

sau khi chết, linh hồn được sống với Ngài trong Ba-ra-đi để chờ

đợi sự cứu chuộc thân thể. Khi Đấng Christ tái lâm, người tin Chúa

được sống lại và vào nơi vinh hiển của mình.Để hiểu biết thêm về

nơi ở và đời sống phước hạnh của người tin,mời các bạn cùng

tham gia trò chơi hôm nay.

b. Xuất phát.

95

Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức

phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử ramột người, đại diện

nhóm để “Vượt chướng ngại vật”.

(“Chướng ngại vật” là những câu hỏi do ban tổ chức soạn ra như: Vì

sao con người phải chết? Sau khi chết, con người sẽ đi về đâu? …)

Đại diện của nhóm nào vượt qua được “chướngngại vật” mới

được nhận mật thư.

_Mật thư 1:  TIMF CAAU HOIR DWIS QUYEENR KINH THANHS

TAIJ TOAF GIANGR.

_Chìa khóa: Chữ điện tín.

Trạm 1.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

1. Đọc Rô-ma 2:7; 6:23; Ma-thi-ơ 25:46 cho biết trong sự phán

xét của Chúa, người công bình nhận được ân phúc gì?

2. Đánh X vào câu  đúng nhất. Sự sống đời đời là: _Sự sống

từ Chúa. _Sự sống trong Chúa. _Sự sống với Chúa.  _ Tất cả

các câu trên.

_Mật thư 2:

T  I M  N G U

G  C H U T O

N  A N G H I

A  Đ N E I C

B  G N A M  O

_Chìa khóa:

96

Trạm 2.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

(1) Đánh X vào câu đúng nhất.

Nơi ở đời đời của người công bình là:

_Ba-ra-đi.  _Thiên đàng.  _Một nơi khác.

(2) Trả lời câu hỏi.

– Theo Kinh Thánh, Thiên đàng còn có những tên gọi nào?

_Mật thư 3:

T P I H M U D O O C

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

N H G A C N H H U

11 12 13 14 15 16 17 18 19

_Chìa khóa: Trước lẻ, sau chẵn.

Trạm 3.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

Đọc Ma-thi-ơ 25:46; 3:11,12; 22:3-4; Rô-ma 8:17,  kể ra những

phước hạnh của người công bình trong nơi ở đời đời.

3. Kết thúc.

97

Thưa các bạn!

Chúng ta biết Chúa ban sự sống đời đời cho người công bình.

Tại thiên đàng, người công bình được giao thông với Chúa mặt đối

mặt, được nhận biết đầy trọn, được vui vẻ và thỏa mãn, được

thoát khỏi quyền lực của tội lỗi, được hưởng cơ nghiệp trong Đấng

Christ, được hầu việc và thờ phượng Chúa…

Nguyện mỗi người chúng ta có sự chuẩn bị trong đời nầy để

hưởng trọn niềm vui sống với Ngài trên thiên đàng.

– Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Luận về vấn đề sống chết của con người, theo sự bày tỏ của

Kinh Thánh thì loài người trên cõi thế sẽ đivào ba giai đoạn. Thứ

nhất, phải trải qua sự chết. Thứ hai, sau khichết linh hồn người tin

được sống với Ngài trong Barađi gọi là nơi tạm cư để chờ đợi sự

cứu chuộc thân thể, còn linh hồn người ác bị giam giữ nơi Âm phủ

để chờ đợi sự phán xét. Và giai đoạn thứ ba, với sự tái lâm của

Đấng Christ, người tin được sống lại và vào nơi vĩnh viễn của mình,

còn người chẳng tin cũng được sống lại để chịu sự phán xét và đi

vào nơi hình phạt đời đời của mình. Trong bàihọc nầy chúng ta tìm

xem người công bình sẽ nhận được sự ban thưởng gì? Đâu là nơi ở

của người công bình? Và đời sống nơi đó sẽ như thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. ÂN PHÚC CỦA NGƯỜI CÔNG BÌNH.

Trong ngày phán xét cuối cùng, người ác lãnh án phạt là sự

chết đời đời. Trái lại người công bình nhậnlãnh ân phúc là sự sống

đời đời.

1. Ý nghĩa của chữ “đời đời”.

98

“Đời đời”theo nguyên văn Hy-lạp là Aion (danh từ); hoặc

Aaionios (tính từ). Trong Kinh Thánh Tân Ước, chữ  đời đờiđược

dùng trong hai hình thức danh từ và tính từ. Về cách dùng nầy, nhà

thần đạo A. A Hodge luận như sau:

“Ngoài hai chữ Hy-lạp aion và aionios, chẳng có chữ nào sáng

tỏ hơn để diễn tả ý niệm vĩnh cửu vô cùng,vô tận, vô biên. Mặc

dầu trong Kinh Thánh Tân Ước có vài chữ đờiđời được dùng để chỉ

thời gian hữu hạn, nhưng hầu hết những chỗ khác, chữ đời đời đều

được ám chỉ thời gian vô hạn. Trong ý nghĩa nầy, chữ đời đời được

dùng để chỉ về sự vĩnh hằng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi; chỉ về

tương lai phước hạnh vĩnh viễn của người côngbình cũng như tương

lai vĩnh hình của người ác  (1Tim 1:17; Khải 1:18; Hêb 9:14; Giăng

6:57; Rô 2:7; Mat 25:46).

Như thế, theo cách diễn giải trên thì nỗi khổ hình đời đời của

người ác, cũng như cảnh phước lạc đời đời của người công bình sẽ

mãi mãi lâu dài bằng với sự vĩnh hằng bất biến của Đức Chúa Trời.

Hiểu được nghĩa của chữ đời đời, chúng ta cảm nhận ân phúc tương

lai dành cho người công bình lớn biết bao, đồng thời cũng cảm thấy

án phạt trên người ác trong tương lai thật là kinh khiếp dường nào!

2. Ý nghĩa của “sự sống đời đời”.

Sự sống đời đời gọi là vĩnh sanh bao gồm những ý nghĩa như

sau:

(1)  Sự sống bất diệt,nghĩa là sự sống hằng còn mãi mãi, sự

sống chẳng hề chấm dứt (Giăng 3:16; Mat 19:16; 25:46).

(2) Sự sống thật hay sự sống chân thật:Chỉ về sự sống đến từ

Đấng Christ, Ngài là nguồn sống vô tận, và người tin nhận Ngài sẽ

nhận được sự sống ấy (Giăng 14:6; 3:36).

(3)  Sự cứu rỗi:  Sự cứu rỗi đồng nghĩa với sự sống đời đời,vì

người được cứu, tức là được nhận lấy sự sống của Chúa (Mác 16:16;

Rô 5:10).

99

(4)  Sự sống đời đời bắt đầu ngay trong hiện tại, tức lúc còn ở

trong đời nầy:Khi người thật lòng tin Chúa, được tái sanh,thì nhận

được sự sống đời đời. Và từ đó sự sống của Đấng Christ cứ mãi

tuôn tràn và người bước vào sự sống bất tận trong cõi đời sau: Sự

sống đời đời trong một thân thể được biến hóa vinh hiển không hư

nát!

(5)  Sự sống đời đời là lẽ trông cậy lớn của người tin Chúa, là

phước hạnh mà họ được tận hưởng nơi Ngài trong tương lai(Giăng

17:3).

(6)  Sự sống đời đời là nhận biết Đức Chúa Trời là Chân Thần

duy nhất, và Chúa Giêxu, là Đấng Cha sai đến(Giăng 17:3).

Tóm lại, sự sống đời đời là sự sống từ Chúa, sự sống trong

Chúa, và sự sống với Chúa, là sự sống chỉ có ở trong người được tái

sinh, được giải cứu khỏi hậu quả của tội lỗi, được xưng nghĩa bởi

huyết Đấng Christ, được thánh hóa bởi Đức Thánh Linh, được sự

giao thông với Đức Chúa Trời, được ở trong sự hiện diện của Ngài

mãi mãi, và tận hưởng phước lạc bất tận của Ngài.

B. NƠI Ở CỦA NGƯỜI CÔNG BÌNH.

Đâu là nơi ở đời đời của người công bình trong tương lai?

Trong Ma-thi-ơ 25:34, Thiên đàng được Chúa Giê-xu nói đến, là

nơi ở vĩnh viễn dành cho người công bình và cũng là nơi Ngài phán

hứa với các môn đồ (Giăng 14:3).

Thiên đàng là gì? Thiên đàng phải là Ba-ra-đi không? Trong

Kinh Thánh Tân Ước chữ  “Ba-ra-đi”được dùng ba lần (Lu 23:43;

2Côr 12:4; Khải 2:7). Chữ nầy theo nguyên vănHy-lạp là

Paradeisos, nghĩa đen là công viên, trong tiếngHy-bá-lai là Părdès,

có nghĩa là khu rừng. Theo nghĩa bóng Ba-ra-đi gọi là Lạc viên ám

chỉ về cảnh vườn Ê-đen, nơi của sự sống đờiđời, nơi có sự hiện

diện của Chúa. Trước khi Chúa Giê-xu về trời, Ba-ra-đi được đặt ở

phía trên của âm phủ là nơi ở trung gian củangười công bình sau

100

khi qua đời. Nhưng khi Chúa thăng thiên, Ba-ra-đi được cất lên trời

cùng với các thánh của thời Cựu Ước (Êph 4:8), là nơi những người

tin Chúa được tiếp về sau khi qua đời để chờđợi sự giải cứu của

thân thể.

Khi Chúa Giê-xu tái lâm, người chết trong Chúa được sống lại và

đồng trị với Ngài trong nước ngàn năm bình an. Sau thời đại Thiên

hi niên, người công bình sẽ được vào nơi ở vĩnh sanh: Từ Ba-ra-đi

lên thiên đàng.

Chữ thiên đàng được dùng cho ba nghĩa. Thiên đàng chỉ về bầu

trời được bao bọc bởi bầu khí quyển, nơi có  sinh vật sống động.

Người Do Thái thường gọi đó là từng trời thứ nhất. Nghĩa thứ hai,

thiên đàng chỉ về các tinh tú trong khoảng không gian ngoài tầng

khí quyển mà người Do Thái gọi đó là từng trời thứ hai. Và chữ

“từng trời thứ ba”  được Phao-lô dùng trong 2Cô-rinh-tô 12:2, để

phân biệt với hai từng trời trong vũ trụ hữu hình. Để chỉ về nơi vô

hình vượt quá sự hiểu biết của con người, nơi ngự trị của Ba Ngôi

Đức Chúa Trời, nơi huyền nhiệm vô cùng, nơi hiện hữu của thế giới

thiện mỹ thần linh.

Thiên đàng cũng được Chúa Giê-xu gọi là  “Nhà Cha Ta”(Giăng

14:2), là nơi Chúa sắm sẵn cho người công bình cư trú đời đời

(Giăng 14:3; Mat 25:34):  “Hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng

đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất”.Thiên đàng,

nơi sắm sẵn cho người công bình còn được gọilà  Thiên thành, hay

thành Giê-ru-sa-lem mới trên trời, hay thành thánh, thành của Đức

Chúa Trời. Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, sau thời đại Thiên hi

niên, là kỳ cuối cùng của muôn vật, trời đất sẽ bị thiêu đốt trong

lửa và trời mới đất mới sẽ được tái tạo. Khi ấy Giê-ru-sa-lem mới sẽ

từ trời ngự xuống, là quê hương đời đời chongười công bình trong

nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời (2Phi 3:13; Khải 21:1-8).

C. PHƯỚC HẠNH TRONG NƠI VĨNH SANH.

101

Trong nơi vĩnh sanh, đời sống của người công bình là đời sống

của phước hạnh. Như được mô tả trong những điểm sau đây:

  1. Phước hạnh của đời sống được ở trong Nhà Chalà nơi vinh

hiển, rực rỡ vô cùng (Khải 21:1-3,25).

  1. Phước hạnh của đời sống được ở với Chúa:Được thấy mặt

Chúa, và giao thông với Ngài (Mat 5:8; 1Côr 13:12).

3. Phước hạnh của đời sống được yên nghỉ: Vì đã được giải cứu

khỏi sự rủa sả của tội lỗi, không còn có sự lao khổ “làm đổ mồ hôi

trán mới có mà ăn”(Sáng 3:18-19).

4. Phước hạnh của đời sống vui vẻ và sung mãn:Không còn có

giọt lệ, không còn có sự khao khát vì Chúa là nguồn nước sống làm

thỏa mãn mọi ước vọng của tâm hồn (Khải 21:4-6).

  1. Phước hạnh của đời sống thánh khiết:  Trong cảnh trời mới

đất mới hoàn toàn vắng bóng người ác vì lànơi ở của người công

bình, nơi ở của niềm vui trong sự thiện lành  trong sạch (Khải

21:27).

6. Phước hạnh của đời sống vinh hiển:Được vinh hiển trong nơi

ở, trong sự hiện diện vinh hiển của Chúa, trong thân thể biến hóa,

trong mão miện sáng chói Ngài ban thưởng (Khải 2:10; Côl 3:4;

2Côr 4:17).

7. Phước hạnh của đời sống được thông biết Chúa đầy trọn, là

sự hiểu biết quí hơn hết (Phil 3:8; 2Phi 3:18; 1Côr 13:12).

  1. Phước hạnh của đời sống phục vụ và tôn thờ Chúa.Đây là

đặc ân của người được cứu chuộc (Khải 22:3;7:9-11).

  1. Phước hạnh của đời sống được thừa hưởng cơ  nghiệp vinh

hiển của Chúa.Được đồng thừa hưởng mọi sự giàu có vô hạn trong

Đấng Christ (Rô 8:17; Khải 21:7).

  1. Phước hạnh của được sống trong cõi vô hạn:  Có người

nghĩ, người công bình cứ mãi mãi ca ngợi Chúa thì chắc chán lắm?

102

Đó chỉ là sự suy nghĩ theo lý trí con người trong thế giới hữu hạn.

Trong cõi vũ trụ vật chất mà Đức Chúa Trờiđã dựng nên, con người

vẫn mải hứng thú khám phá những điều kỳ diệu, huống chi trong

cõi vô hình, vô hạn, Đức Chúa Trời không sắm sẵn những điều vô

cùng huyền diệu cho chúng ta khám phá sao? Người trong cõi vĩnh

sanh với thân thể biến hóa, không còn bị chiphối bởi công lệ thiên

nhiên, có thể chu du trong cõi vô tận, và sẽ không bao giờ khám

phá hết những điều kỳ diệu của Đức Chúa Trời! Sẽ không bao giờ

dứt tiếng ca ngợi ân điển Ngài, sẽ không bao giờ hết công việc của

người được thừa hưởng cơ nghiệp giàu có không thể dò lường trong

Đấng Christ!

Tóm lược.

1. Sự sống đời đời là ân phúc Chúa ban cho  người công bình

trong cõi vĩnh sanh.

2. Thiên đàng, hay thành Giê-ru-sa-lem mới trên trời là nơi ở

vĩnh viễn của người công bình trong tương lai.

3. Trong cõi vĩnh sanh, người công bình sẽ nhận được phước là

sự sống đời đời, được giao thông với Chúa mặt đối mặt, được nhận

biết đầy trọn, được vui vẻ và thỏa mãn, được thoát khỏi quyền lực

của tội lỗi, được hưởng cơ nghiệp trong ĐấngChrist, được hầu việc

và thờ phượng Chúa.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Trong sự phán xét của Chúa, người công bình nhận được ân

phúc gì? (Rô-ma 2:7; 6:23; Ma-thi-ơ 25:46).

2. a. Ý nghĩa của chữ đời đời.

b. Giăng 3:16: Phản nghĩa với sự sống đời đời nghĩa là gì?

c. Giăng 10:28; 14:6: Sự sống đời đời đến từđâu?

d. Giăng 3:36; 3:3: Thế nào để được sự sống đời đời? Theo điều

kiện nầy, sự sống đời đời bắt đầu trong người tin khi nào?

103

e. Mác 16:16; Công Vụ 4:12: Sự sống đời đời  còn được hiểu

trong chữ nào khác?

g. Giăng 17:3: Sự sống đời đời có nghĩa gì?

h. Tít 1:2; 3:7: Sự mong đợi của người tin là gì? Tại sao?

3. Xin tóm lược những điểm quan trọng về sự sống đời đời.

4. a. Giăng 14:2-3: Chúa Giê-xu hứa gì với môn đồ?

b. Nơi Chúa sắm sẵn được Kinh Thánh nói đến trong những khía

cạnh nào? (Ma-thi-ơ 25:34,44, Hê-bơ-rơ 3:13, 2Phi-e-rơ 3:13, Khải

Huyền 21:2-3,22-27).

5. Những ghi nhận trên, xin tóm lược và cắt  nghĩa đầy đủ đâu là

quê hương vĩnh viễn của người công bình và nơi ấy như thế nào?

6. Xin kể ra những phước hạnh của người côngbình trong nơi ở đời

đời (Ma-thi-ơ 25:44; 3:11,12; 21:4,7,26-27; 22:3-4; Rô-ma 8:17).

7. Với những điều trên xin tìm hiểu tại sao đó gọi là phước hạnh?

8. Xin ghi nhận những lẽ thật quan trọng của Kinh Thánh về nơi ở

vĩnh viễn của người công bình.

9. Bạn đã chuẩn bị như thế nào để xứng đángvới địa vị vĩnh viễn

Chúa ban cho? Điều gì bày tỏ bạn có lòng tinvà biết ơn Chúa

về sự sắm sẵn của Ngài cho người thuộc về Ngài?