Tác giả: Lee Vi

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. GIA-CỐP TRÒ CHUYỆN VỚI CHÚA

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 28:10-22.

II. CÂU GỐC: Lạy Đức Giê-hô-va là Vầng Đá và là Đấng Cứu Chuộc của con, nguyện lời nói của miệng con, và sự suy ngẫm của lòng con được đẹp ý Ngài! (Thi Thiên 19:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Gia-cốp hứa yêu mến Chúa và vâng lời Ngài.

– Cảm nhận: Yêu mến Chúa thì phải làm những việc đẹp lòng Ngài.

– Hành động: Em quyết tâm sống đẹp lòng Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Phân loại lời hứa.

  1. Mục đích: Giúp các em phân biệt những điều Đức Chúa Trời hứa với Gia-cốp, và những điều Gia-cốp hứa với Đức Chúa Trời.
  2. Vật liệu: Máy cassette, băng cassette, 10 tấm bìa lời hứa và 2 tấm bìa họ tên.
  3. Thực hiện: Giáo viên thu âm sẵn Sáng Thế Ký 28:13-15.

Để lẫn lộn các tấm bìa ở giữa bàn, 2 bên bàn đặt bìa “Đức Chúa Trời”“Gia-cốp”. Các em vừa nghe băng cassette vừa chọn các tấm bìa lời hứa đặt cho phù hợp với bên “Đức Chúa Trời” hay bên “Gia-cốp”. Làm xong, giáo viên hỏi: “Các em nghĩ xem, Gia-cốp thích lời hứa nào của Đức Chúa Trời nhất? Vì sao?” “Lời hứa nào của Gia-cốp là quan trọng nhất? Tại sao?” “Đức Chúa Trời hứa gì với chúng ta?

* Đặt các câu hỏi đơn giản để các em nhớ lại lời hứa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời luôn lắng nghe lời cầu nguyện của các em. Ngài luôn quan tâm đến các em.

* Khuyến khích các em cầu nguyện cảm ơn Chúa bằng lời nói đơn giản, hoặc giáo viên cầu nguyện cảm tạ lời hứa của Đức Chúa Trời.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  (Chuẩn bị thị cụ: Con rối Gia-cốp bằng bao giấy).

  1. Vào đề.

Có bao giờ các em cảm thấy cô đơn chưa? Khi chỉ có một mình các em cảm thấy thế nào? Câu chuyện hôm nay cho các em biết Gia-cốp rất cô đơn. Ông đã lừa dối cha để chiếm quyền trưởng nam và cướp phước lành của Ê-sau. Điều đó khiến Ê-sau nổi giận muốn giết Gia-cốp nên ông phải trốn khỏi nhà một thời gian. Bà Rê-bê-ca bảo ông đến sống với cậu La-ban tại Cha-ran. Thế là một mình Gia-cốp đi suốt chặng đường dài đến nhà cậu của mình.

Trên đường đi, Gia-cốp có nhiều thời gian suy nghĩ lại việc mình đã làm. Trước đây, Gia-cốp tưởng nói dối thì sẽ dễ dàng đạt được những điều mình mong muốn. Nào ngờ, nói dối chỉ đem lại buồn phiền và đau khổ. Bây giờ, Gia-cốp phải thui thủi một mình trên đường đi. Có lẽ Gia-cốp bắt đầu ăn năn về sự dối trá của mình. Khi mặt trời lặn, ông dừng lại, tìm được một chỗ nghỉ khá sạch sẽ. Ông lấy áo khoác đắp người, dùng hòn đá gối đầu và chẳng bao lâu, ông chìm vào giấc ngủ.

Trong lúc đang ngủ, Gia-cốp mơ thấy một cái thang bắc từ dưới đất lên đến tận trời, các thiên sứ lên xuống trên thang ấy. Đức Chúa Trời ngự trên đầu thang phán với Gia-cốp rằng: “Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ con, cũng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ ở cùng con. Con đi đâu, Ta sẽ theo gìn giữ đó, và đem con về xứ nầy. Ta không bao giờ bỏ con cho đến khi Ta làm xong những điều đã hứa cùng con”.

Gia-cốp thức giấc, cảm thấy hết sức kinh sợ. Ông chưa bao giờ thấy một giấc mơ như thế. Gia-cốp tự nhủ: “Nơi này thật đặc biệt vì Đức Chúa Trời nói chuyện với mình”.

Các em thân mến, Đức Chúa Trời thật là Đấng yêu thương phải không? Dù biết Gia-cốp lừa dối cha và anh, nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu thương và quan tâm đến Gia-cốp.

Từ lúc thức giấc, Gia-cốp cứ nghĩ mãi đến lời hứa của Đức Chúa Trời. Gia-cốp liền cầu nguyện: “Kính lạy Đức Chúa Trời, con xin hứa sẽ sống đẹp lòng Ngài. Để tỏ lòng yêu mến Ngài, con sẽ dâng cho Ngài một phần mười mọi vật mà Ngài cho con”.

Cầu nguyện xong, Gia-cốp tiếp tục lên đường. Ông còn cả một chặng đường dài phía trước để đến nhà cậu. Nhưng bây giờ Gia-cốp biết mình không còn cô đơn nữa, vì ông biết rằng dù đi đến đâu Đức Chúa Trời cũng ở cùng ông. Tuy Gia-cốp đã phạm lỗi lầm, nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu thương ông. Đức Chúa Trời muốn giúp Gia-cốp trở nên một người tốt.

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em mở sách học viên, dùng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ” giúp các em ôn bài.

Sau đó, nói với các em: Trong hình, bạn Minh có một nan đề, chúng ta thử suy nghĩ có cách nào giúp bạn ấy không? Giáo viên đọc giải pháp của bài tập và hướng dẫn các em trả lời. Khi các em tìm ra giải pháp thích hợp nhất, các em phải nêu lý do tại sao em chọn giải pháp đó.

Giáo viên nêu ra một số vấn đề giúp các em hiểu giá trị của một việc làm tốt. Khi các em làm việc tốt, Đức Chúa Trời có vui lòng không? Tại sao? (Đức Chúa Trời biết những việc làm tốt ích lợi cho chúng ta).

            * Giúp các em hiểu đôi khi chúng ta làm những việc Chúa không đẹp lòng nhưng nếu chúng ta nhận lỗi và cầu nguyện xin Chúa tha thứ, thì Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta. Sau đó, giáo viên mời hai, ba em cầu nguyện xin Chúa tha thứ những việc làm sai trái.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 10 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. MÓN QUÀ KỲ DIỆU

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 2:1-7.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến trần gian để chúng ta nhờ Con ấy mà được sống.” (1Giăng 4:9b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus được sinh ra ở Bết-lê-hem theo như lời Đức Chúa Trời đã hứa.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời đã ban cho em một món quà quí báu là Chúa Jêsus.

– Hành động: Cảm tạ Đức Chúa Trời và tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Trò Chơi Xếp Hình.

* Chuẩn bị:

– Hình ảnh hay mô hình chuồng chiên thành Bết-lê-hem, hình (hoặc bằng nhựa) các con chiên, bò, lừa, rơm, cỏ, máng cỏ.

* Cách thực hiện:

Giáo viên cho các em nhìn chuồng chiên và máng cỏ, hỏi các em: “Con chiên, con bò thích ăn gì?” (Đưa cho các em xem cỏ). “Chúng ta làm một máng cỏ cho các con vật nầy nhé”. Sinh hoạt này giúp các em hiểu bối cảnh của câu chuyện trong Kinh Thánh. Khi nghe kể chuyện, các em sẽ hiểu rõ chi tiết và câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động đối với các em.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình nhà trọ, chuồng chiên, Ma-ri, Giô-sép, Ma-ri đang cỡi trên lưng lừa, dân chúng, chủ nhà trọ, Con Thánh Jêsus.

– Một con búp bê bọc trong khăn.

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Ở nhà các em có em bé không? Chắc em bé dễ thương và cả nhà thích ngắm em bé lắm, phải không? Có một người cũng đang rất mong có em bé như lời Đức Chúa Trời đã hứa. Đó là cô Ma-ri. Các em cùng nghe câu chuyện nay nha.

  1. Bài học.

Sau khi nghe thiên sứ phán, Ma-ri luôn nhớ trong lòng và mong điều đó mau đến với mình. Ma-ri nghĩ thầm: “Tôi sắp làm mẹ của Con Thánh Jêsus”. Mỗi lần nghĩ đến việc này, Ma-ri vui lắm.

Một ngày nọ, Giô-sép nói cùng Ma-ri: “Chúng ta phải đi về thành Bết-lê-hem để ghi tên mình vào sổ theo lịnh của vua vừa thông báo”. Giô-sép và Ma-ri chuẩn bị mọi thứ để bắt đầu lên đường đi đến thành Bết-lê-hem.

Ma-ri ngồi trên lưng lừa, còn Giô-sép đi bộ dắt lừa trên con đường đầy cát bụi. Qua nhiều ngày, họ đã đến thành Bết-lê-hem.

Lúc này thành Bết-lê-hem chỗ nào cũng đông nghẹt người! Mọi người đều đến đây để ghi tên theo lịnh của vua. Giô-sép và Ma-ri bây giờ rất mệt mỏi. Họ đã tìm khắp cả thành rồi mà cũng không còn có chỗ nào để nghỉ qua đêm. Nhà trọ nào cũng đã hết chỗ!

Cuối cùng Giô-sép và Ma-ri tìm đến một nhà kia. Họ hỏi: “Xin hỏi, ông còn phòng nào cho chúng tôi thuê không?”

Chủ nhà trọ trả lời: “Hết phòng rồi”. Nhưng rồi ông lại bảo: “Ông bà chờ chút, để tôi nghĩ xem. À, phía sau có cái chuồng chiên, nếu ông bà không chê, thì tôi cho ông bà thuê ở”. Giô-sép và Ma-ri đồng ý và nghỉ lại tại đây.

Đến đêm khuya, Chúa đã làm thành lời hứa của Ngài đối với Ma-ri: Con Thánh Jêsus được sinh ra, nhưng vì không có giường, nên Ma-ri đã bọc con bằng khăn và đặt nằm trong máng cỏ!

 Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Ngài ban tặng cho chúng ta một món quà quí nhất, đó là ban Chúa Jêsus xuống thế gian.

Bây giờ mỗi năm, vào tháng 12, chúng ta đều kỷ niệm ngày giáng sinh của Chúa Jêsus.

  1. Ứng dụng.

Giô-sép và Ma-ri phải đi đến thành nào để ghi tên vào sổ? Họ có tìm được phòng trọ nào không? Vì sao? Em bé Jêsus đã được sinh ra, nằm ở đâu? Bọc bằng gì?

Giáo viên hướng dẫn các em đọc câu gốc. Hỏi các em: “Tại sao Đức Chúa Trời phải sai con Ngài đến?” (Vì Ngài yêu thương chúng ta. Con của Ngài sẽ cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi). Giáo viên hỏi và cho các em thay phiên nhau dùng câu gốc để trả lời.

C. GIỜ LÀM THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 2 đã làm sẵn.

– Bút màu.

* Cách thực hiện: Giáo viên cho các em xem bài tập số 2. Và giúp các em viết họ tên của học viên vào chỗ trống của câu gốc. Sau đó, cho các em tô màu hình vẽ. Cho các em gạch một đường thẳng nối từ khung hình chữ nhật đến hình bé trai hoặc bé gái đúng với giới tính (trai hay gái) của học viên.  

Khi các em làm xong, giáo viên cho các em đọc lại câu gốc. Nhắc lại nhiều lần ý nầy: “Đức Chúa Trời yêu thương các em và đã ban cho món quà quí giá nhất, đó là Chúa Jêsus”.

Giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện cảm ơn Chúa.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(Châm ngôn 3:5).

III. BÀI TẬP.

  1. Hai cách nhìn.

Em nối chữ ở hàng dọc và số ở hàng ngang để tìm từ ghi trên đường kẻ.

  1. Lời nói của người lãnh đạo tốt.

Em đọc lời thoại phía dưới và trả lời vào chỗ trống của B và D để thể hiện họ là người lãnh đạo tốt.

 

A. Anh hai ơi! Mẹ có ở nhà không?

B. Mẹ chưa về!

A. Khi nào mẹ về, anh nói với mẹ là hôm nay em không có ra ngoài nhé!

B. ……………………………………………………

C. Em muốn xem phim này không?

D. Ba em nói không nên xem.

C. Hay lắm! Xem đi.

D. Ba em nói không thích hợp với trẻ em!

C. Vậy, em đến nhà anh xem. Ba sẽ không biết!

D ….…………………………………………………

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(Châm ngôn 3:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lời báo cáo của Giô-suê và Ca-lép về xứ Ca-na-an, khác với lời báo cáo của 10 thám tử còn lại.

– Cảm nhận: Giô-suê và Ca-lép không hùa theo số đông, quyết giữ vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời.

– Hành động: Làm theo lời Chúa, không nghe theo lời bạn xúi giục làm điều không đẹp lòng Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Sự chọn lựa của em. 

  1. Mục đích: Các em thảo luận giữa việc nên làm và không nên làm.
  2. Tài liệu: Trang tư liệu B sách học viên.
  3. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên trang tư liệu B, và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập. Sau đó hỏi các em: “Mỗi người trong hình vẽ muốn em làm gì? Em chọn lựa thế nào? Tại sao?”

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có khi nào em và một nhóm bạn quyết định làm một việc nào đó, nhưng trong số đó có người phản đối không? Ví dụ: Mọi người quyết định cùng xem phim hoạt hình, nhưng một vài bạn lại muốn xem chương trình “Em yêu khoa học”… (Cho các em tự do chia sẻ). Hôm nay, các em sẽ thấy có 12 người nhưng chia làm hai phe, với hai ý kiến trái ngược nhau. Bây giờ chúng ta sẽ xem ý kiến của họ như thế nào nhé!

  1. Bài học.

Dân Ysơ-ra-ên đóng trại tại đồng vắng Pha-ran. Đức Chúa Trời bảo Môi-se cho người do thám xứ Ca-na-an trước khi đưa dân sự vào. Các em đọc Dân số ký 13:2 xem Đức Chúa Trời chỉ thị Môi-se như thế nào? (Cho các em đọc câu Kinh Thánh).

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời phán dặn, chọn trong 12 chi phái mỗi chi phái 1 người để đi do thám xứ. Trong 12 người được chọn, có Giô-suê và Ca-lép.

Môi-se nói: “Hãy đi xem xứ đó như thế nào. Dân sự ở đó mạnh hay yếu, đất đai tốt hay xấu, và hái trái cây xứ đó đem về đây!”

Mười hai thám tử chuẩn bị lên đường. Họ là người đầu tiên nhìn thấy xứ tốt đẹp mà Đức Chúa Trời hứa ban. Một tháng trôi qua, họ cũng chưa trở về. Mọi người ở nhà trông đợi. Rồi ngày thứ 40, mười hai thám tử trở về, đem theo những chùm nho nặng trĩu đến hai người khiêng, cùng nhiều loại trái cây khác. Các em đọc Dân số ký 13:27 xem các thám tử báo cáo với Môi-se về xứ đó như thế nào?

Các thám tử thấy xứ Ca-na-an thật sự “đượm sữa và mật”. Trái cây họ đem về đã nói lên điều đó. Nhưng, họ nói tiếp: “Dân xứ đó rất mạnh, thành trì rất vững vàng. Còn nữa, chúng tôi thấy những người khổng lồ sống ở đó nữa!”

Dân sự hoang mang lo lắng. Nhưng thám tử Ca-lép khích lệ dân sự: “Chúng ta hãy đi lên chiếm xứ, vì chúng ta sẽ chinh phục được”. Nhưng các thám tử khác phản đối: “Không được! Không được! Chúng ta không thể đánh chiếm xứ đó, vì dân xứ đó mạnh hơn chúng ta! So với họ, chúng ta chỉ như những con cào cào mà thôi!”

Lời nói của các thám tử này khiến dân sự sợ hãi. Họ bắt đầu khóc lóc, lằm bằm oán trách Môi-se: “Chúng tôi thà chết tại Ai-cập hoặc trong đồng vắng còn hơn! Tại sao Đức Chúa Trời dẫn chúng tôi vào đất này để bị giết?!” Rồi họ bàn với nhau lập một người lãnh đạo khác để dẫn họ quay trở về Ai-cập.

Dân sự hoàn toàn không tin cậy lời hứa của Đức Chúa Trời cho họ. Họ đã quên những ngày tháng đi trong đồng vắng, Ngài đã nuôi nấng, chăm sóc, giải cứu, giúp đỡ họ như thế nào.

Trước tình hình đó, Giô-suê và Ca-lép xé áo mình bày tỏ lòng đau thương. Hai ông nói với dân sự. Các em đọc Dân số ký 14:7-9 xem hai ông có cái nhìn khác với những thám tử kia như thế nào?

Dĩ nhiên Giô-suê và Ca-lép cũng nhìn thấy thành trì vững chắc và những người khổng lồ, nhưng họ tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngài đã hứa ban cho họ vùng đất này. Giô-suê và Ca-lép khuyên dân sự đừng sợ dân cư ở đó, vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng họ. Dân sự không những không nghe mà còn muốn ném đá giết chết hai ông nữa.

Các em nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào trước hành động của dân sự? (Rất buồn). Theo em, Ngài sẽ làm gì? (Ngài sửa phạt họ). Những người không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và đã nói: “Chúng tôi thà chết trong đồng vắng” thì sẽ nhận được như điều họ nói. Hành động không tin cậy Đức Chúa Trời của họ khiến họ phải trả giá: 40 năm lưu lạc trong đồng vắng cho đến khi chết hết, chỉ con cháu họ sinh ra trong thời gian đó, cùng Giô-suê và Ca-lép được vào xứ Ca-na-an mà thôi. Còn 10 thám tử cùng đi với Giô-suê và Ca-lép bị Đức Chúa Trời phạt chết ngay sau đó trong một tai vạ.   

Sau 40 năm, Giô-suê hướng dẫn lớp người sinh ra và lớn lên trong đồng vắng đi vào xứ Ca-na-an. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên đã được thực hiện.

  1. Ứng dụng.A

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 2 và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Hai cách nhìn”. Sau đó hỏi các em: “10 thám tử có cảm nhận như thế nào đối với việc tiến vào xứ Ca-na-an?” “Còn Giô-suê và Ca-lép thì có cảm nhận như thế nào?” “Giô-suê và Ca-lép đã thể hiện họ là người lãnh đạo tốt như thế nào?” (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ dân sự).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con có nghĩa gì?” “Vì sao lại không nên như vậy? Bằng cách nào để em có được sự hướng dẫn của Chúa và thêm lòng tin cậy Ngài?”

     c. Áp dụng vào đời sống.

Trước hết thảo luận với các em: “Qua Giô-suê và Ca-lép, em nhận thấy phẩm chất của người lãnh đạo tốt là gì? (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đẹp lòng Chúa, từ chối làm điều không đúng, giúp người khác nhận ra cái sai, và khích lệ họ làm điều đúng). Sau đó, cho các em theo hướng dẫn làm bài tập “Lời nói của người lãnh đạo tốt”, rồi chia sẻ những gì đã viết. 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. BÀI HỌC VỀ SỰ CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-8; 7:7-11; Mác 11:24; Giăng

15:7-16; 16:23-27.

II. CÂU GỐC: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho các con.”(Ma-thi-ơ 7:7).

III. BÀI HỌC.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

Xem hình và trả lời các câu hỏi:

  1. Tại sao Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện của em?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Em cảm thấy như thế nào nếu người mà em thương yêu không nói chuyện với em?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Em có cầu nguyện không? Em còn điều gì chưa rõ về việc cầu nguyện?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

EM SẼ LÀM GÌ?
Khi em lạc đường?

…………………………………………

…………………………………………

Khi em nói dối?

…………………………………………

………………………………………..

Khi em phạm tội?

…………………………………………

………………………………………..

Khi em gặp bài tập khó?

…………………………………………

………………………………………..

 

SINH HOẠT GIA ĐÌNH.

   Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa. Vì thế, không nên dạy các em học thuộc lòng bài cầu nguyện mà phải hướng dẫn các em cầu nguyện. Khi quí phụ huynh cầu nguyện cùng các em, nên cầu nguyện cách ngắngọn, dễ hiểu. Những điều cầu xin phải xác thực để các em thấy sự cầu nguyện thật cần thiết và thích tham gia. Cần giúp cho các em cầu nguyện trong bầu không khí tự do.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. BÀI HỌC VỀ SỰ CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-8; 7:7-11; Mác 11:24; Giăng

15:7-16; 16:23-27.

II. CÂU GỐC: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho các con.”(Ma-thi-ơ 7:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus dạy các môn đồ cầu nguyện.

– Cảm nhận: Em sung sướng vì được biết cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

– Hành động: Em cầu nguyện theo sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Bảng cầu nguyện.

  1. Mục đích: Giúp các em phân biệt, so sánh những gì các em cầu xin Chúa.
  2. Vật liệu: Cắt từ tạp chí cũ những hình ảnh, vật dụng cần thiết (thức ăn, nước, áo quần…) và những thứ các em mong muốn (kẹo bánh, đồ chơi, kem…), hồ dán, một tấm bìa cứng (trên góc ghi “Nói với Chúa điều em cần”, hai tờ giấy cứng nhỏ (xem hình).
  3. Cách thực hiện: Giáo viên chọn những hình ảnh đã cắt để trước hai tấm bìa cứng “Mong muốn” và “Cần thiết”.

   Giáo viên hỏi các em: “Em muốn xin Đức Chúa Trời ban cho những gì?” Cho các em suy nghĩ rồi lần lượt chọn hai tấm hình và giải thích lý do mà em thích. Sau đó, dán hình lên tấm bìa lớn làm bảng cầu nguyện.

   Sau khi các em dán xong, khuyến khích các em nói với Chúa tất cả những gì các em cần, rồi hướng dẫn các em cầu nguyện.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị máy và băng cassette).

  1. Vào đề.

   Các em đã tập đi xe đạp chưa? Các em có nhớ tập như thế nào không? (Quan sát người khác, nhờ người khác dạy, rồi tự mình tập). Thật ra, khi học một điều gì mới, phải cố gắng và bỏ ra nhiều công sức, nhưng lại có được niềm vui, sự thích thú. Bài học nầy sẽ dạy cho các em một điều quan trọng hơn việc đi xe đạp rất nhiều.

  1. Bài học.

   Qua Kinh Thánh, chúng ta thấy các môn đồ học tập cầu nguyện cũng giống như các bước tập xe đạp. Các môn đồ nhiều lần chứng kiến Chúa Jêsus cầu nguyện. Họ thích cầu nguyện nên nài xin Chúa Jêsus dạy họ cầu nguyện. Chúa Jêsus dạy họ cầu nguyện như thế nào? (Giáo viên đọc Kinh Thánh Mat 6:5-7; 7:7-11, hoặc mở máy cassette đã thu băng sẵn).

   Điều đầu tiên Chúa Jêsus dạy các môn đồ khi cầu nguyện là đừng khoe khoang cho người khác biết, nhưng phải vào phòng riêng, đóng cửa lại, một mình cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

   Chúa Jêsus muốn các môn đồ khi cầu nguyện đừng dùng những lời lặp vô ích. Vì thế, khi cầu nguyện, các em không cần nói nhiều mà chỉ cần nói chính xác điều mình muốn.

   Chúa Jêsus dạy rằng, Đức Chúa Trời sẽ ban cho điều các em cần vì Ngài là Người Cha Nhân Từ.

Ví dụ: Con xin bánh chẳng lẽ lại cho đá hoặc con xin cá lại cho rắn chăng? Chắc chắn là không. Người cha nhân từ luôn cho con mình những điều tốt nhất. Huống chi Đức Chúa Trời là Cha trên trời, Ngài yêu thương các em vô cùng! Ngài sẽ ban điều tốt nhất cho những ai cầu xin Ngài.

   Các em cầu xin Đức Chúa Trời điều gì? Chúa Jêsus phán: “Mọi điều các con xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các con”. Khi các em biết Đức Chúa Trời là Người Cha Nhân Từ, các em tin Ngài sẽ ban cho các em những gì tốt đẹp nhất. Như vậy, có phải là nếu các em tin thì Ngài sẽ làm tất cả mọi điều không? Không! Hãy tiếp tục nghe Chúa dạy về sự cầu nguyện.

   (Đọc Giăng 15:7 hoặc mở máy cassette). Chúa Jêsus cho biết, nếu các em yêu mến và vâng lời Ngài, các em sẽ biết cầu nguyện cho việc gì.

   Thử nghĩ xem, trong nhà em thân với ai nhất? Nếu em xin điều gì, người ấy có cho không? Dựa vào đâu em biết? (Cho từng em trả lời). Vì hiểu người đó, em biết những điều có thể xin hoặc không nên xin. Khi hiểu biết Chúa Jêsus, các em sẽ biết cách cầu nguyện. Bây giờ các em hãy nghe tiếp Chúa Jêsus dạy về sự cầu nguyện.

   Chúa Jêsus nói: “Các con nhân danh Ta cầu xin Cha điều chi, Ngài sẽ ban cho”. Nhân danh Chúa Jêsus có nghĩa là Chúa Jêsus cũng cầu nguyện cho những việc đó. Vì vậy, trước khi cầu nguyện, các em phải suy nghĩ xem Chúa Jêsus cầu nguyện cho những việc gì?

   Chúng ta vui mừng vì Đức Chúa Trời yêu thương và ban cho chúng ta những điều tốt đẹp. Cô cũng rất vui vì các em đã có thể hiểu biết Đức Chúa Trời và học cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

   Cho các em mở sách học viên, cùng đọc bài học cách rập ràng và sử dụng phần “Cùng Suy Nghĩ” để ôn bài.

   Khi dạy câu gốc, bạn hỏi các em: “Bây giờ cô đọc câu gốc, các em nghe và cho biết sai chỗ nào”.

Ví dụ: “Các ngươi “không” cầu xin, sẽ ban cho các ngươi. Hãy tìm, sẽ “không” gặp. “Không” gõ cửa, sẽ mở cửa”. Sau đó giáo viên đọc lại một lần chính xác và hướng dẫn các em học thuộc.

   Trong mục: “Em sẽ cầu nguyện như thế nào…”. Trước hết, cho các em xem hình rồi nói: “Chúa muốn các em kể cho Ngài nghe tất cả mọi việc và những gì các em cần. Nếu em là bạn nhỏ ở trong hình, em sẽ cầu nguyện như thế nào?” (Nếu có thời gian, cho các em lần lượt lên bảng viết ra câu trả lời hoặc đứng nói tại chỗ).

   Cuối cùng, cho các em cầu nguyện, rồi giáo viên cầu nguyện kết thúc.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA JÊSUS                                      

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-18; Mác 6:3.

II. CÂU GỐC: “Con trẻ lớn lên và mạnh mẽ; đầy dẫy sự khôn ngoan, và ân điển của Đức Chúa Trời ở trên Ngài.” (Lu-ca 2:40).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus có em trai và em gái. Anh em của Ngài rất yêu thương nhau.

* Trong hình nầy, ai là Chúa Jêsus, em hãy khoanh tròn lại và tô màu lên nhé.

* Đây là gia đình của Chúa Jêsus, em có biết là những ai không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA JÊSUS                                       

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-18; Mác 6:3.

II. CÂU GỐC: “Con trẻ lớn lên và mạnh mẽ; đầy dẫy sự khôn ngoan, và ân điển của Đức Chúa Trời ở trên Ngài.” (Lu-ca 2:40).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus lớn lên trong gia đình có thêm những người em trai và gái.

– Cảm nhận: Mỗi người đều có một gia đình giống như Chúa Jêsus.

– Hành động: Cảm tạ Chúa về gia đình của mình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

– Giáo viên gọi vài em kể về gia đình của mình và hỏi các em có yêu thương gia đình mình không, bày tỏ bằng hành động như thế nào. Giáo viên cũng dành chút thời gian kể về gia đình mình và nói cảm nghĩ cho các em biết.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, các em nhắc lại cho cô bài học lần trước đã dạy những gì nhé! Chúa Jêsus được sinh ra nơi nào nè? (Cho các em trả lời) Đúng rồi, trong một chuồng chiên, nằm trong máng cỏ. Vì sao Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời lại phải sinh ra trong nơi nghèo khổ như vậy, các em? (Là vì Chúa yêu thương chúng ta, muốn tất cả mọi người từ giàu đến nghèo, từ nhỏ đến lớn đều được đến với Ngài, được làm bạn với Ngài). Các em nhớ bài rất tốt. Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe phần kế tiếp của câu chuyện em bé Jêsus nhé.

  1. Bài học.

Em bé Jêsus mỗi ngày một lớn hơn và rất dễ thương. Rồi có một đêm, ông Giô-sép đang ngủ, thiên sứ của Chúa hiện đến, báo cho Giô-sép biết một việc rất nguy hiểm, đó là vua Hê-rốt đang tìm để giết em bé Jêsus. Vì thế ông Giô-sép phải đem bà Ma-ri và con trẻ Jêsus trốn qua nước Ê-díp-tô, và cứ ở đó cho đến khi có sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời.

Lúc ấy, Giô-sép tỉnh dậy, nghĩ đến những lời thiên sứ nói trong giấc mơ. Ông liền chuẩn bị mọi thứ cần dùng để mau chóng đem bà Ma-ri và em bé Jêsusđi trốn. Trời vẫn chưa sáng, nhưng gia đình ông bà đi ngay. Họ đã đi thật xa, xa lắm và cuối cùng đến được xứ Ê-díp-tô. Gia đình của Chúa Jêsus đã ở nơi đó rất lâu ngày, vui vẻ, bình yên. Em bé Jêsus bây giờ cũng đã lớn lên hơn nhiều rồi đó.

Đến một ngày nọ, thiên sứ lại báo tin cho ông Giô-sép trong giấc mơ, bảo rằng vị vua độc ác kia đã chết, Giô-sép và Ma-ri hãy đưa cậu bé Jêsus trở về quê hương, sẽ không còn nguy hiểm nữa. Ông Giô-sép vâng theo lời thiên sứ đem gia đình trở về lại xứ của mình. Cậu bé Jêsus sống trong tình yêu thương của cha mẹ và sau đó lại có thêm những em trai và em gái của Ngài được sinh ra. Chúa Jêsus rất kính yêu cha mẹ và yêu thương những người em trai, em gái của mình.

  1. Ứng dụng.

Các em ạ, em nào cũng giống như Chúa Jêsus, có gia đình, cha mẹ, anh chị em, để yêu thương, chăm sóc cho nhau. Ngoài ra, các em còn có bạn bè để cùng học tập cũng như vui đùa với nhau nữa. Mọi điều đó đều là do Chúa ban cho, chúng ta nên nhớ cảm ơn Chúa nhé.

C. BÀI TẬP.

Cho các em xem hình trong trang đầu bài tập bài 2, và hỏi các em ai là mẹ Chúa Jêsus và dùng bút chì khoanh tròn lại (là người đang ẵm em bé), cho các em biết Chúa Jêsus rất yêu thương em trai và em gái của mình.

– Tô màu phần bài tập “Gia đình Chúa Jêsus”, và cho các em chỉ vào từng người trong gia đình Chúa Jêsus để nhận biết đó là ai (giáo viên tham khảo Mác 6:3 để nói cho các em biết).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÂN CẬN TỐT BỤNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:25-37.

II. CÂU GỐC: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình” (Lu-ca 10:27).

III. BÀI TẬP.

  1. A! Em đã hiểu bài rồi!

   Em vừa được nghe về câu chuyện “Người lân cận tốt bụng”. Bây giờ, có những câu hỏi nhỏ ở phía dưới đang chờ em. Em cố gắng trả lời thật tốt để chứng tỏ mình rất hiểu bài nhé!

  1. Tại sao Chúa Jêsus lại giảng ví dụ về “Người lân cận tốt bụng?”

……………………………………………………………………………………………

    b. Chúa Jêsus giảng ví dụ nầy với ai?

……………………………………………………………………………………………

    c. Thầy tế lễ làm gì trong đền thờ? Ông ta có giúp người bị nạn không? Tại sao?

……………………………………………………………………………………………

    d. Người Lê-vi làm gì trong đền thờ? Ông ta có giúp người bị nạn không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    e. Vì sao người Sa-ma-ri giúp đỡ người bị nạn?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    g. Điều gì khiến em ngạc nhiên khi thấy người Sa-ma-ri giúp nạn nhân?

……………………………………………………………………………………………

     h. Em có phát hiện ra sự dạy dỗ nào từ ví dụ nầy không?

……………………………………………………………………………………………

  1. Suy gẫm về câu gốc.

   Em suy gẫm câu gốc trong Lu-ca 10:27 rồi trả lời các câu hỏi sau.

  1. Câu gốc dạy em làm gì?

……………………………………………………………………………………………

    b.Theo em, ai là người lân cận trong ví dụ trên?

……………………………………………………………………………………………

    c. Em nói tên hai người lân cận của em và em có thể làm gì cho họ?

……………………………………………………………………………………………

    d. Hãy cầu nguyện xin Chúa giúp em yêu người lân cận của mình………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….