Tác giả: Rim Niê

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 08.12.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 08.12.2019

in PHỤ NỮ on 2 Tháng Mười Hai, 2019

Chúa nhật 08.12.2019

  1. Đề tài: SỨC MỚI.
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 40.
  3. Câu gốc: “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Ê-sai 40:31).
  4. Đố Kinh Thánh: Theo chủ đề ngày họp bạn.
  5. Thể loại: Họp bạn – Đố Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

  1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban Phụ nữ của các Hội Thánh tham dự họp bạn.
  2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện các ban Phụ nữ họp lại để cùng hoạch định chương trình và phân chia công tác.

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫn chương trình, ẩm thực… mỗi ban chịu một số tiết mục, nên mời một người soạn và đố Kinh Thánh.

  1. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Bài ca mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, kịch, trò chơi lớn…
  2. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi nhóm để chuẩn bị các giấy màu thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi màu là một nhóm. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh, để mọi người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư ký nhóm điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.
  3. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải thích hợp cho giờ thông công sau đó.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh.

+ Mỗi ban phụ nữ nên cử ra một đại diện tham gia ban giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm điểm được chính xác và công bằng.

+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Sau đó tổng kết và phát thưởng.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Nếu tóc bạn bị bạc sớm: Bạn hãy dùng lá dâu tằm + lá mè, hai thứ bằng nhau, nấu với nước vo gạo nếp, để nguội gội đầu hàng ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 01.12.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 01.12.2019

in PHỤ NỮ on 25 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 01.12.2019

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ IV.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 8.
  3. Câu gốc: “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao; sự oai nghi Chúa hiện ra trên các từng trời!” (Thi thiên 8:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 10-13.
  5. Thể loại: Sinh nhật (Ca ngợi – Cảm ta).

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong Quý 4 (tháng 10,11,12) trước một tuần lễ; bổ sung tên những người còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-têm… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “Sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

BÔNG HOA SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Cắt một số hoa bằng giấy màu và viết lời yêu cầu thật vui cuộn tròn lại dán vào nhụy hoa. Dùng băng keo hai mặt dán bông hoa lên bảng (số hoa tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

– Cách chơi: NHD sẽ mời từng người có ngày sinh trong quí lên chọn và hái cho mình một bông hoa. Quan sát kỹ trong bông hoa sinh nhật có gì đặc biệt, xem và đọc lớn rồi thực hiện lời yêu cầu.

 

* TRÒ CHƠI TẬP THỂ.

NẾU VÀ THÌ.

– Cách chơi: NHD chia các bạn tham gia thành hai nhóm bằng nhau. Mỗi nhóm xếp thành vài hàng ngang, hai nhóm ngồi đối diện nhau. NHD phát cho mỗi bạn của hai nhóm một tờ giấy trắng nhỏ (3 x 5 cm). Nhóm thứ nhất ghi mệnh đề “Nếu”, ví dụ: “Nếu tôi là bác sĩ” (hoặc “Nếu…”); nhóm thứ hai ghi mệnh đề “Thì”, ví dụ: “Thì phải dọn vệ sinh” (hoặc “Thì…”). Sau khi các bạn đã ghi xong rồi, NHD thu lại tất cả các câu trong giấy của nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai để riêng ra. NHD bắt đầu mời một em của nhóm thứ nhất lên bóc một câu của phần mệnh đề “Nếu”; và một em của nhóm thứ hai lên bóc một câu của phần mệnh đề “Thì”. Sau đó, theo thứ tự em “Nếu” đọc trước rồi đến em “Thì” đọc sau.

Trò chơi giúp cho các em những thì giờ giải trí vui tươi lành mạnh. NHD nhớ dặn dò các em ghi những câu vui, nhưng phải tế nhị.


NƯƠNG TỰA LẪN NHAU.

– Cách chơi: Cho các bạn tập trung thành vòng tròn, người này đứng sát người kia trong tư thế như xếp hàng dọc. Sau đó NHD cho các bạn ngồi xuống và sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín mà người này sẽ ngồi trên đùi người kia. Sau đó NHD cho các bạn bắt bài hát. Câu thứ nhất, cho các bạn di chuyển về phía trước vẫn trong tư thế ngồi; câu thứ nhì, cho các bạn di chuyển lùi phía sau. Trong khi di chuyển, đội nào té ngã là bị loại. NHD tiếp tục cho các bạn thu hẹp vòng tròn lại. Sau 3 lần hát những người nào còn lại là thắng.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Cách tẩm bột tôm, cá nhanh gọn: Khi làm món ăn tôm, cá tẩm bột rán, muốn bột không dính be bét ra tay… thì sau khi rửa sạch cho tôm, cá, ta hãy cho luôn nó vào một bao nhỏ đựng bột (lượng vừa đủ) rồi lắc mạnh. Vừa lắc vừa lấy tay vỗ vào bao. Chỉ một lát sau, chúng đã phủ đều lên một lớp bột.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 24.11.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 24.11.2019

in PHỤ NỮ on 18 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 24.11.2019 (Lễ Tạ Ơn)

  1. Đề tài: TỘI LỚN HƠN HẾT.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 22:34-40.
  3. Câu gốc: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma-thi-ơ 22:37).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Cách đây khoảng 4.000 năm khi dân Do-thái được Đức Chúa Trời quyền năng giải cứu họ ra khỏi xứ Ai-cập là nhà nô lệ, thì Ngài dẫn họ qua biển Đỏ vào sa mạc để qua xứ Ca-na-an, bây giờ gọi là Palestine. Khi đến Si-nai thì Đức Chúa Trời gọi Môi-se nhà lãnh tụ của dân Do-thái lên đỉnh núi để Ngài ban luật pháp cho họ. Trong luật ấy có mười điều răn là quan trọng. Ban đầu nó được chép trên hai bảng đá, sau được ghi vào Kinh Thánh. Đến đời Chúa Giê-xu, độ hơn 2.000 năm sau, các thầy dạy luật của dân Do-thái có hỏi Chúa Giê-xu điều răn nào lớn hơn cả. Theo lời Chúa đáp thì điều răn lớn lớn hơn cả là: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Mat 22:37). Vậy, theo cách Chúa Giê-xu trả lời cho các thầy dạy luật thì tội nào là lớn hơn hết?


I. TỘI NÀO LỚN HƠN HẾT?

Nếu theo ý của người thì chắc ai nấy cũng trả lời rằng: tội giết người cướp của, dâm loạn… là tội lớn hơn hết. Song theo ý của Chúa Giê-xu thì tội lớn hơn hết là tội không thờ phượng Đức Chúa Trời.

Thử hỏi ở đây có ai dám nói rằng mình đã hết lòng, hết sức, hết ý mà kính mến và thờ phượng Ngài không? Nếu chúng ta chưa thờ phượng Đức Chúa Trời như đáng phải làm, thì đó là đã phạm tội lớn thứ nhất và lớn hơn hết rồi (Rô-ma 1:20-21; 3:23).

Dầu người ta có thờ phượng Đức Chúa Trời bằng bao nhiêu cách do người ta tưởng tượng mà suy nghĩ ra thì trước mặt Chúa cũng chỉ là vô ích thôi (Mác 7:6,8).

Như vậy chiếu theo luật pháp của Đức Chúa Trời thì nhân loại đã phạm tội và ai nấy đã bị lên án: “Linh hồn nào phạm tội thì phải chết”. Như vậy địa vị của loài người thật nguy hiểm thay! Vì đã phạm tội với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa. Thế mà tội nghiệp thay ít ai suy nghĩ đến, ít ai lo cho số phận tương lai của linh hồn mình.

II. LÀM SAO THOÁT KHỎI TỘI ĐÓ?

Có tội thì cần có sự tha tội. Muốn được tha tội thì cần phải có sự chuộc tội, muốn được chuộc tội thì cần có một Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế là ai?

Ê-sai 53:4-6 cho biết: “Chúng ta thảy đều giống như chiên đi lạc, ai theo đường nấy”. Tình cảnh của con chiên đi lạc thì sao? Sợ hãi lắm vì kẻ thù của nó là sói, beo, cọp. Nó rất yếu đuối và dại dột. Nó cần có người chăn ở bên cạnh để giữ gìn, dẫn dắt nó, mà bây giờ đã lạc mất người chăn rồi. Nó đương đói khát, lạnh lùng, thật là khổ sở và nguy hiểm lắm. Địa vị của loài người hôm nay thật giống địa vị của con chiên lạc mất đó.

Đức Chúa Trời đã làm gì? Ngài làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế, là Chiên Con của Đức Chúa Trời dự bị từ buổi Sáng thế để chịu chết đền tội thay cho chúng ta. Bao nhiêu hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu thì Chúa Giê-xu chịu thế rồi. Chúa đã mang sự đau ốm, gánh sự buồn bực của chúng ta. Vì cớ chúng ta mà Chúa Giê-xu chịu Đức Chúa Trời đánh đập trên thập tự. Chúa Giê-xu vô tội đã trở nên tội lỗi vì cớ chúng ta.

* Kết luận: Tội lớn hơn hết là không hết lòng, hết sức, hết ý mà yêu mến Chúa và là tội lớn nhất mà ai nấy đều phạm và bị hư mất đời đời. Song ai nấy đều có thể được cứu khỏi tội và mọi thứ hình phạt nếu bằng lòng ăn năn mà trở lại cùng Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:1).


Cố Mục sư Đoàn Văn Miêng.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để cá không bị khô cứng khi đông lạnh: Khi cá đông lạnh đặt trong tủ lạnh thường bị khô và cứng. Để khắc phục tình trạng này, trước khi cho cá vào đông lạnh, bạn nên ngâm cá với nước trước khoảng 5 phút.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 17.11.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 17.11.2019

in Chưa được phân loại on 11 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 17.11.2019

  1. Đề tài: CĂN BẢN CỦA SỰ HIỆP MỘT.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 1:1-17.
  3. Câu gốc: “Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau” (1Cô-rinh-tô 1:10).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 7-9.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc

* CHỈ DẪN: (Xem chỉ dẫn Chúa nhật 14.07.2019).

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ai cũng biết sức mạnh của sự đoàn kết và hiểm họa của sự phân rẽ. Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu để nói về điều đó. Chẳng hạn câu: “Hợp quần gây sức mạnh” hoặc “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Người Ai Cập cũng nhận thức sức mạnh của sự hiệp nhất khi họ nói. Khi tất cả các ổ nhện hiệp lại, nó có thể cột trói được con sư tử. Đúng vậy! Một ổ nhện mỏng manh, yếu ớt không đủ sức trói con sư tử, nhưng tất cả ổ nhện đan lại thì sẽ thành sợi dây bền chặt, vững bền. Bài học hôm nay nói về căn bản của sự hiệp một. Chúng ta hãy đi vào phân đoạn Kinh Thánh căn bản để được Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta về nan đề của Hội Thánh tại Cô-rinh-tô. Nan đề đó bởi đâu mà ra? Nếu không ngăn chặn kịp, nó sẽ đưa Hội Thánh đến đâu? Và làm thế nào để cải thiện tình trạng phân hóa của Hội Thánh?


I. HỘI THÁNH LÀ GIA ĐÌNH (1Cô-rinh-tô 1:1-9).

Tại sao có một số người khi tham gia vào Hội Thánh, họ không đem lại phước hạnh cho Hội Thánh mà nhiều khi còn đem lại nan đề cho Hội Thánh? Theo ý kiến sứ đồ Phao-lô là họ không nhận thức được rằng tham gia vào Hội Thánh đồng nghĩa với gia nhập vào đại gia đình thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Thế nào là gia nhập vào gia đình thiêng liêng của Đức Chúa Trời? Phao-lô đề nghị những điểm quan trọng sau đây:

Phải có đời sống thánh hóa (1Cô-rinh-tô 1:2). Được ơn cứu chuộc là bước khởi đầu. Chúng ta ra khỏi tình trạng tội lỗi, hư mất để được làm con cái Chúa. Nhưng khi đã được làm con Chúa, chúng ta cần có đời sống thánh khiết. Phao-lô nói: “Tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Giê-xu Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, là Chúa của những người ấy và của chúng ta” (1Cô-rinh-tô 1:2b). Câu nầy có ý rằng nhờ ơn của Chúa, anh em được cứu chuộc; anh em phải tiếp tục “ở trong” Chúa Giê-xu Christ để được Ngài dìu dắt anh em trên tiến trình mới đầy thánh khiết, bình an, và hy vọng.

Chúng ta phải hiệp nhất bất luận ở nơi nào chúng ta đã “được nên thánh”; đã “được gọi làm người thánh” chúng ta có thể cùng một Chúa Cứu Thế để trông cậy, thờ phượng, hy vọng lẽ nào chúng ta không thương mến nhau, hiệp nhất với nhau?

Phải sử dụng ơn Chúa ban cho (c.4-5). Khi Chúa kêu gọi cũng có nghĩa là Chúa trang bị chúng ta những khí giới thiêng liêng để chống lại sức mạnh tội lỗi. Một trong những khí giới quan trọng đó là tình yêu. Chính tình yêu dẫn chúng ta vào thế giới cảm thông, thương xót, và hiểu biết lẫn nhau.

Phải đặt Chúa Giê-xu Christ là trọng điểm (c.6). Trong đời sống khi người nào bằng lòng đặt Chúa Cứu Thế là trung tâm của đời sống trong cả ý thức và hành động, thì tinh thần phân rẽ phải biến mất không còn đất sống. Vì Chúa là tình yêu, là con của Ngài thì phải giống Ngài. Bạn có đồng ý với ý trên không? Phao-lô đưa ra câu hỏi là “Đấng Christ bị phân rẽ sao?” (c.13).

Phải gìn giữ mối tương giao với Chúa và với nhau (c.9) với bất cứ giá nào. Khi chúng ta gần gũi, sinh hoạt, ăn chung, làm việc chung thì sự cảm thông sẽ phát sinh và càng ngày càng mật thiết hơn. Mỗi người tín hữu phải biết quí mến mối tương giao lẫn nhau bằng cách nhịn nhục, tha thứ và yêu thương.


II. HIỂM HỌA CỦA BẠN BÈ PHÂN RẼ (1Cô-rinh-tô 1:10-12).

Nếu hiệp một là dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành thuộc linh thì sự bè phái, phân rẽ là dấu hiệu “Còn là một con đỏ trong Đấng Christ”. Một người còn sống trong xác thịt, chưa thật sự được Thánh Linh cảm hóa.

Từ ngữ “đồng một tiếng nói” (c.10) không phải là nói đồng một thứ tiếng. Nhiều người ngồi lại, nói đồng một thứ tiếng nhưng để châm chọt, chỉ trích nhau thôi, không ích lợi gì. Người nói tiếng Hoa, người nói tiếng Việt, người nói tiếng Mỹ… nhưng tất cả mọi người đều nói lời ca ngợi Chúa thì đó mới gọi là “đồng một tiếng nói”. Bản tiếng Anh dịch là “All speak the same thing” dịch là “nói cùng một điều”. Có ba hiểm họa gây ra tình trạng phân rẽ, bè phái là: “Cảnh ông nói gà, bà nói vịt”. Đây là điều hết sức nguy hiểm. Mục sư ráng sức giảng dạy, kêu gọi yêu thương, hiệp một, đoàn kết mà tín hữu thì thường ngày lợi dụng các buổi thờ phượng, học Kinh Thánh, cầu nguyện để gặp nhau và nói xấu nhau thì Hội Thánh làm sao mà tránh được sự phân hóa?

Sự thiếu vắng tình yêu. Trong Hội Thánh nhiều khi vì vô ý thức, con cái Chúa đã nói suông câu như tôi thích người này, tôi không thích người kia, chính từ chỗ không thích mà sự phê bình, chỉ trích, có dịp quay trở về chỗ cũ để tàn phá không những đời sống tâm linh của tín hữu mà còn gây khó khăn, không ích cho sự phát triển Hội Thánh. Cầu xin Chúa giúp chúng ta biết quí nhau, yêu nhau, thích nhau để ma quỉ không thể nhân dịp tạo nên tinh thần phân rẽ trong thân thể nhiệm mầu của Đấng Christ. Tránh việc: “Nhàn vi cư bất thiện”.

Có người nói câu này, nếu chúng ta không thể sử dụng thời gian để hầu việc Chúa thì ma quỉ sẽ dùng thời gian này tấn công Hội Thánh. Thay vì dùng điện thoại thăm viếng, chứng đạo; có nhiều tín hữu (đặc biệt là một số các bà) dùng điện thoại để phê bình bài giảng, chỉ trích chấp sự, ban chấp hành và tấn công cả vào đời sống riêng tư của tín hữu khác nữa.

III. PHẢI TẬP TRUNG TRONG SỰ TÔN CAO CHÚA CỨU THẾ (1Cô-rinh-tô 1:13-17).

Sự tôn cao của Chúa Cứu Thế trong sự cộng tác thờ phượng. Có nhiều chương trình thờ phượng thiếu tổ chức qui củ. Không có sự chuẩn bị kỹ trên lãnh vực âm nhạc, Kinh Thánh đối đáp, người lãnh tiền dâng ăn mặc thiếu chỉnh tề, nghiêm túc. Nhiều khi bài giảng chỉ giảng để có, chứ không giảng để cứu tội nhân. Nhiều bài giảng đề cập đến nhiều điều nhưng không tập trung vào Đấng Christ làm sao để quyền năng thuyết phục tội nhân.

Mục đích chính của Hội Thánh là rao giảng Tin lành. Nếu Hội Thánh nào coi thường công tác quan trọng này, Hội Thánh đó sẽ không tiến triển, trái lại còn bị hủ hóa, phân rẽ trầm trọng. Tại sao? Vì nếu Đấng Christ không được rao giảng cũng có nghĩa Đấng Christ không thực sự có giá trị. Không thật sự là “Chúa” của mọi tấm lòng. Mà khi lòng đã không có Chúa thì còn gì là mục đích của tiếng gọi thiêng liêng? Còn gì là ý nghĩa của ơn cứu chuộc.


Áp dụng.

Hội Thánh Cô-rinh-tô có nhiều nan đề mà một trong những nan đề gây khó khăn cho Hội Thánh không ít là sự bè phái, phân rẽ Hội Thánh. Bài học hôm nay cho chúng ta thấy được hiểm họa cũng như hậu quả của sự phân rẽ ảnh hưởng trên Hội Thánh Chúa như thế nào để chúng ta củng cố lại mối tương giao Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ ba đề nghị của Sứ đồ Phao-lô bằng cách “Thánh hóa đời sống” (c.2). “Giữ gìn sự hiệp nhất” (c.2b). Áp dụng Lời Chúa dạy bằng cách sử dụng ân tứ Chúa ban. Điều tất yếu quan trọng là mỗi cá nhân con dân Chúa phải biết đặt Chúa ở vị trí cao cả nhất trong đời sống, trong gia đình và trong Hội Thánh, từ đó mối tương giao giữa vòng con dân Chúa từ Mục sư đến Ban Chấp sự, đến toàn thể Hội Thánh được keo sơn, gắn bó. Nếu được như vậy thì Hội Thánh mới có đủ sự ấm áp, đủ hiệu năng để hoàn tất trọng trách Đức Chúa Trời trao phó trên Hội Thánh Ngài.

 

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản nấm: Nấm để trần hoặc gói trong lá chuối, không đặt trong túi nhựa để tránh nấm bị chua và khô, sau đó cho vào ngăn chứa rau, nấm sẽ tươi từ 3 – 5 ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 10.11.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 10.11.2019

in PHỤ NỮ on 5 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 10.11.2019

  1. Đề tài: ẢNH HƯỞNG ĐỜI SỐNG (CN Trung Tráng Niên)
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 13:12-14; 14:13-23.
  3. Câu gốc: “Điều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng cữ mọi sự chỉ làm dịp vấp phạm cho anh em mình”
    (Rô-ma 14:21).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 4-6.
  5. Thể loại: Thảo luận.

*CHỈ DẪN: (xin xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.07.2019).

Đề tài 1: Để có một đời sống có thể đem ảnh hưởng Cơ Đốc giáo đến cho người khác thì phải cố gắng sống đạo.

Đề tài 2: Tự chúng ta không thể ảnh hưởng Cơ Đốc giáo cho người khác được, nếu không giao đời sống chúng ta cho Chúa dẫn dắt.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đã nửa khuya, ông Thông nhận được điện thoại của sở cảnh sát, cho biết cô Hằng con gái ông, và ba người bạn đi cùng xe với con ông đang nằm tại phòng cấp cứu của bệnh viện thành phố. Lý do, cô Hằng đã quá chén và gây ra tai nạn ở một góc phố.

Sau khi rời máy, Ông Thông liền gọi bà cho hay sự việc đã xảy ra, và thúc bà sửa soạn mau để cùng ông đến bệnh viện xem cô con gái duy nhất của họ thế nào. Vừa buồn, vừa bực ông nói với bà: “Tôi sẽ không tha thứ cho đứa nào đã đưa rượu cho con Hằng uống”.

Khi ông bà Thông bước nhanh qua phòng khách để ra xe, mắt ông chợt thấy cái gì là lạ nơi chiếc tủ đựng rượu của ông. Ghì tay bà chậm lại, ông đến tủ lấy ra một mảnh giấy viết vội:

“Ba thương: Con mượn đỡ chai rượu Whisky nầy của ba để vui với chúng bạn trong lễ ra trường của con tối nay. Ký tên – Hằng”.

Đọc xong mẩu thư ấy, ông Thông điếng người đi, ngồi phệt xuống chiếc ghế trong phòng và để cho đôi dòng nước mắt ăn năn tuôn chảy ràn rụa trên má ông. Bà Thông nhìn chồng thông cảm, nhưng bà không hiểu hết tâm tư ông.

Rượu và ma túy là kẻ thù của nhân loại qua mọi giai đoạn của lịch sử. Lời Kinh Thánh như tiếng nói ngọt ngào nhắc nhở chúng ta về tình thương của Thượng Đế. Ngài không muốn một ai rơi vào xiềng xích đọa đày khi nghiện ngập rượu chè và ma túy.


I. PHẨM HẠNH ĐÁNG KHEN (Rô-ma 13:12-14).

Phao-lô dùng hình ảnh “Đêm đã khuya” để nhắc đến cuộc sống hiện tại khó khăn với không biết bao nhiêu cám dỗ đang vây quanh chúng ta. “Ngày gần đến” nhắc đến một hy vọng sáng tươi, ngày Chúa trở lại. Ông khuyên chúng ta phải luôn chuẩn bị để gặp Ngài trong sự vinh hiển rạng ngời trong ngày Chúa trở lại. Việc chuẩn bị đó là chúng ta “hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng” vì chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời sáng láng. Chúng ta phải sống phản ảnh sự công nghĩa của Ngài, và tránh xa những ảnh hưởng xấu của thế gian là cuộc sống “Quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét”. Thật đây là những cuộc sống hổ thẹn cần phải tránh bỏ:

“Quá độ và say sưa” là một đời sống không có kỷ luật, không kiểm soát. Đây là đời sống bị bản năng chủ động.

“Buông tuồng và bậy bạ” là đời sống để cho dục tính làm chủ con người, một đời sống đi ngược với đạo đức luân thường.

“Rầy rà và ghen ghét” là đời sống thích hơn thua, ích kỷ. Người có lối sống nầy thích được chú ý và có thái độ tự tôn, vị kỷ.

Phao-lô cảm thương cho những ai đang bị kiềm chế bởi tội lỗi, nên ông mạnh mẽ nhắc nhở họ hãy mặc lấy đời sống mới có phẩm hạnh giống như Chúa Giê-xu.

Là Cơ Đốc nhân bạn nghĩ mình phải mang ảnh hưởng gì đến cho gia đình và người chung quanh? Bạn có muốn chỉ sai đường cho một người đang tìm đến bệnh viện không? Thế giới tối tăm ngày nay đang cần Chúa và Ngài muốn dùng bạn để đưa dẫn người chưa tin đến với nguồn sống vĩnh cửu nơi Chúa Giê-xu.


II. HÀNH ĐỘNG YÊU THƯƠNG (Rô-ma 14:1).

Chữ “kẻ kém đức tin” (c.1) nói về cuộc sống Cơ Đốc nhân dù đã tin Chúa nhưng đời sống đức tin hãy còn non trẻ, vì chưa hiểu rõ thế nào là sự tự do trong Chúa. Lý do thật đơn giản vì họ có khuynh hướng nghiêng về việc giữ nghi lễ và thủ tục hơn là sự cảm thông trong Hội Thánh bằng tình thương của Đức Chúa Trời. Phao-lô khuyên những Cơ Đốc nhân trưởng thành hãy lấy tình yêu thương mà dìu dắt, nâng đỡ những anh em còn yếu kém và sa ngã. Đừng lấy những thói xấu của họ mà đối xử với họ, nhưng phải lấy đức yêu thương mà gây dựng nhau.

Khi bị chỉ trích về việc chè chén của mình, có người bảo rằng: “Tôi đâu có uống như hủ chìm, tôi chỉ dùng rượu để tạo thêm tình giao hảo thôi”. Nếu chúng ta chỉ có một cách dùng rượu để tạo tình giao hảo với người khác thì chúng ta nên xét lại động lực tìm bạn của mình. “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu, vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát song kẻ gieo cho Thánh Linh sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời” (Ga 6:7). Các bạn thân mến, chúng ta cần biết sống dưới ảnh hưởng rượu và ma túy là phạm tội. Vì chúng làm thương tổn đến đền thánh của Đức Chúa Trời. “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em” (1Cô-rinh-tô 6:19a).


III. THỨ TỰ ƯU TIÊN TRONG CUỘC SỐNG (Rô-ma 14:16-17).

Chúng ta biết chính mình đã được chuộc bằng huyết báu của Chúa Giê-xu Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (1Cô-rinh-tô 6:20). Bằng cách đặt đúng thứ tự ưu tiên cho đời sống mình: Chúa phải là trọng tâm, là ưu tiên hàng đầu trên đời sống của chúng ta. Phao-lô khuyên mọi chúng ta đừng để đời sống mình quá lệ thuộc vào thức ăn, đồ uống. Ông muốn chúng ta phải sống thế nào bày tỏ được sự công bình, bình an và vui vẻ bởi quyền năng Chúa Thánh Linh là Đấng đang sống trong chúng ta (c.16-17). Ông cũng khẳng định với các tín hữu ở Rô-ma rằng chỉ có Chúa Thánh Linh mới có thể giúp họ thiết lập được thứ tự ưu tiên và ban cho họ bông trái công bình, bình an và vui vẻ trong cuộc đời.

Mỗi chúng ta cần đến với Chúa xưng nhận tội mình và nhờ huyết Ngài làm sạch những gian ác trong chúng ta và nhường cuộc sống mình cho sự dẫn dắt hoàn toàn cửa Chúa Thánh Linh. Đó là chúng ta thiết lập đúng trật tự ưu tiên phải có trên đời sống mỗi một Cơ Đốc nhân.


IV. LÀM GƯƠNG SÁNG CHO NHAU (Rô-ma 14:21).

Đi xa thêm trong việc bày tỏ thế nào về lối sống của công dân Thiên quốc, Phao-lô khuyên chúng ta phải sử dụng quyền tự do Chúa cho mình một cách cẩn thận và đúng chỗ để khỏi mang ảnh hưởng xấu tới người chung quanh. Chúng ta cần làm gương hòa thuận trong gia đình, trong Hội Thánh hay nơi nào có sự hiện diện của chúng ta, vì đây là lời chứng sống về thẩm quyền của Chúa trên một người đã được hòa thuận với Đức Chúa Trời.

Chúng ta thường nghe nói “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Với Cơ Đốc nhân dù sống hay chết, chúng ta cũng phải làm sáng danh của Đức Chúa Trời qua đời sống mình.

Hai cựu Tổng thống Hoa Kỳ George Washington và Abraham Lincoln đã dùng đời sống trung tín và gương mẫu của họ để xây dựng đất nước mà Thượng Đế giao họ trông coi. Ngày nay đời sống họ như ngọn hải đăng ảnh hưởng và hướng dẫn xã hội Hoa Kỳ trong các lãnh vực, chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, y khoa và tôn giáo.

Chúng ta biết ảnh hưởng của một người được thử nghiệm qua lối sống hằng ngày của người đó. Trong câu 21, Phao-lô nhắc: ngay cả việc ăn uống của chúng ta cũng chẳng phải là việc riêng tư vì nó có thể làm dịp vấp phạm cho anh em mình. Thế nên việc chè chén hay sử dụng ma túy sẽ không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho những người chung quanh.

Làm sao để đời sống hằng ngày của chúng ta, là một bài ca ngợi Chúa, giữa những người chưa biết danh Ngài? Làm sao để bạn và tôi có thể mang ảnh hưởng tốt đến cho người thân và thế hệ trẻ trong Hội Thánh, trong cộng đồng chúng ta đang sống? Xin nhớ rằng đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ tạo ảnh hưởng hoặc xấu hoặc tốt trên những người chung quanh trong hiện tại lẫn tương lai.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản hành lá, ngò, cần được tươi lâu: Rửa sạch, cắt khúc cho vào tô nhựa đậy kín, để vào ngăn chứa rau, giữ được từ 3 đến 5 ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 03.11.2019

in PHỤ NỮ on 28 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 03.11.2019

  1. Đề tài: SỬ DỤNG ÂN TỨ ĐỂ PHỤC VỤ.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 12:1-21.
  3. Câu gốc: “Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta” (Rô-ma 12:6a).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 1-3.
  5.  Thể loại: Học Kinh Thánh

* Câu hỏi học Kinh Thánh.

(1.1) Phaolô khuyên điều gì cho những người đã được hưởng ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời? (Rô-ma 12:1,2).

(1.2) Dâng thân thể có ý nghĩa gì?

(1.3) Bạn học được gì qua việc dâng thân thể làm của lễ sống và thánh?

(2.1) Xin cho biết tại sao Phaolô phải nói đến một thân có nhiều chi thể? (Rô-ma 12:3-8).

(2.2) Việc nầy chứng tỏ điều gì qua điều Phaolô muốn nói đến?

(2.3) Bạn học được gì nơi Phaolô dạy bảo?

(3.1) Phaolô đưa ra phẩm chất nào để nói lên sự vâng lời và làm theo Lời Đức Chúa Trời dạy? (Rô-ma 12:9-18).

(3.2) Phẩm chất nầy nói lên điều gì giữa chúng ta với Đức Chúa Trời?

(3.3) Bạn đã thật sự yêu anh em mình chưa? Khi bạn đã làm điều đó rồi thì chính bạn cảm nhận được điều gì trong đời sống bạn? (điều đó nói lên rằng Chúa thật sự đang ở trong lòng bạn đó).


* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sống ở thành phố chúng ta có dịp chứng kiến những công trình xây cất nhà ở. Thoạt đầu người ta dùng xe ủi để san bằng mảnh đất. Kế đến, người thợ hồ bắt tay vào việc. Ông thợ điện đem ánh sáng cho căn nhà, ông thợ sơn với những đường lả lướt mang một nét mặt mới đến với ngôi nhà. Qua lại trong bảy, tám tuần thì ngôi nhà xinh xắn có thể sẵn sàng cho người chủ mới dọn vào.

Điều nầy làm tôi liên tưởng đến những mái lá ở miền quê được dựng lên không đòi hỏi những người thợ có kinh nghiệm chuyên môn và những chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, nhà cửa họ dựng nên không bền vững và quy mô như công trình xây cất của những người thợ được huấn luyện và trang bị kỹ càng.

Đời sống Cơ Đốc nhân cũng như người thợ xây nhà, họ cần được Đức Chúa Trời huấn luyện và trang bị những ân tứ của Ngài.

I. THÂN THỂ CƠ ĐỐC NHÂN LÀ CỦA LỄ SỐNG (Rô-ma 12:1-2).

Trong một buổi nhóm cầu nguyện, một tín hữu bày tỏ lòng yêu mến Chúa qua câu hỏi cho nhóm. Tôi phải làm gì để minh chứng lòng yêu Chúa của tôi? Đây cũng là câu hỏi mà những tín hữu thành Rô-ma hai ngàn năm trước đã thắc mắc. Phao-lô khuyên họ nên dâng trọn thân thể họ như một của lễ sống và thánh cho Chúa. Điều đó có nghĩa họ nên dâng cho Chúa cả tâm linh, ước muốn, lẫn thân xác mà Chúa đã ban cho họ quyền quản trị trên nó.

Lý do là thân thể ấy đã được chuộc bằng một giá rất cao khi Con Đức Chúa Trời chịu hình thay cho họ trên cây thập tự. “Nhưng Người đã vì tội lỗi của chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bệnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Chúa Trời đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người” (Ê-sai 53:5-6).

Một bộ lạc người da đỏ ở châu Mỹ có phong tục rất đặc biệt. Bất cứ ai cứu mạng một người nữ da đỏ nào thì người nữ ấy sẽ trả ơn bằng cách suốt đời làm nô lệ săn sóc vị ân nhân đã cứu mạng mình. Lời Chúa kêu gọi Cơ Đốc nhân dâng mình cho Chúa không có nghĩa là trả ơn cứu tử, mà là lời kêu gọi vào một nếp sống tự do mới dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Nói cách khác chúng ta được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời. Chữ “Thánh” trong câu 1 có nghĩa là biệt riêng ra cho Chúa. Chúng ta được biệt riêng ra thành những của lễ đẹp lòng Chúa, mang thức hương thật, đến trước ngôi Ngài.

Trong câu 2, Phao-lô giải thích cách sống mà tín đồ nên có. Ông cho biết lối sống của thế gian lắm khi tương phản với lối sống của Cứu Chúa Giê-xu, vì thế Phao-lô kêu gọi chúng ta đừng nên đua đòi theo lối sống của thế gian. Chúng ta nên nương tựa vào sự đổi mới của tâm linh từ khi được cứu rỗi, để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Mỗi Cơ Đốc nhân nên tự hỏi: Từ khi tin nhận Chúa đời sống của cá nhân mình có gì thay đổi không? Những điều gian dâm, ô uế, say sưa, luông tuồng, gian dối… có còn là hành động của chúng ta nữa không? Trong khi sự cứu rỗi linh hồn của chúng ta là sự ban cho của Chúa, người nhận sự cứu rỗi phải ăn năn, từ bỏ nếp sống tội lỗi để sẵn sàng nhận lãnh ân tứ cứu rỗi của Ngài.


II. CÓ NHIỀU ÂN TỨ BAN CHO KHÁC NHAU (Rô-ma 12:3-8).

Trở lại vấn đề xây cất nhà cửa. Người thầu khoán chỉ mướn những người thợ có khả năng chuyên môn cho từng công việc chuyên môn. Thí dụ: Ông không thể mướn một người thợ điện để làm việc của thợ hồ, và ông cũng không bắt thợ hồ phải dùng dụng cụ của thợ điện để xây cất một công trình kiến trúc. Đời sống của con cái Chúa cũng vậy. Chúa ban cho mỗi chúng ta những ân tứ khác nhau để phục vụ Ngài. Người thì có ân tứ giảng dạy. Người thì có ân tứ giao thiệp. Người thì được ban cho sự thương xót. Người thì được ân tứ đức tin mạnh mẽ. Phao-lô gọi chung Cơ Đốc nhân là thân thể của Đấng Christ; và mỗi Cơ Đốc nhân là một chi thể khác nhau trong một thân là Hội Thánh Chúa. Thân thể được mạnh mẽ là khi tất cả các chi thể đều hợp tác và hành động theo khả năng, nhiệm vụ riêng. Lỗ tai không chịu nghe mà muốn thấy, thì thân thể sẽ bị điếc. Trong Hội Thánh, nếu các tín hữu không dùng những ân tứ Chúa ban cho từng cá nhân, nhưng tranh giành nhiệm vụ của người khác, thì Hội Thánh không phát triển được.

Cùng lúc, Phao-lô khuyên, tín đồ không nên có “tư tưởng cao quá lẽ”. Đừng nghĩ rằng ân tứ và nhiệm vụ của mình là quan trọng hơn người khác. Đôi mắt rất quan trọng cho cơ thể. Nhưng mũi, tai, lưỡi, chân cũng đều quan trọng. Trong Hội Thánh của Chúa, Mục sư và ban chấp sự không phải là những người ỷ vào quyền chức của mình để đòi hỏi tín đồ phải vâng phục. Động từ “cai trị” (c.8) có nghĩa là dìu dắt, hướng dẫn và phục vụ. Ga-la-ti 5:13 kêu gọi chúng ta “hãy lấy lòng yêu thương mà làm đầy tớ lẫn nhau”. Vài chữ quan trọng trong phần Kinh Thánh, mà chúng ta nên chú ý đến là: “buộc mình, chăm và siêng năng”. Hầu việc Chúa không phải là việc làm khi thuận tiện. Hầu việc Chúa không phải là việc làm chỉ khi nào vui thỏa. Hầu việc Chúa không phải là việc làm tạm thời. Nhưng hầu việc Chúa là sự kêu gọi trọn đời sống của Cơ Đốc nhân. Dầu bất cứ hoàn cảnh nào, vui, buồn, bận rộn hay rảnh rang, nếu được Chúa gọi làm một việc gì cho Ngài, chúng ta nên chuyên tâm để hoàn tất công việc vì biết rằng tất cả mọi việc trên thế gian nầy đều từ nơi Chúa mà đến.


III. KẾT QUẢ CỦA CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH (Rô-ma 12:9-18).

Sau khi giãi bày về các ân tứ, Phao-lô đi đến đề tài tình yêu thương. Bao nhiêu ân tứ thuộc linh của Chúa ban cho đều dùng với một mục đích trọng yếu là yêu mến Chúa. Chúng ta nên đề phòng đừng để sự cạnh tranh, tư lợi, khoe khoang làm động cơ thúc đẩy chúng ta trong công việc của Hội Thánh. Có khi nào chúng ta dâng hiến nhiều, không phải là yêu mến Chúa mà muốn cả Hội Thánh thấy chúng ta rộng lượng không? Có khi nào chúng ta hăng hái làm việc trong Hội Thánh, không phải vì yêu mến Chúa nhưng vì muốn ai ai cũng khâm phục chúng ta không? “Đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì” (Ma-thi-ơ 6:3).

Ai thành thật yêu mến Chúa thì người đó phải thành thật yêu mến anh em mình Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến Ta; người nào yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu lại, Ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết Ta” (Giăng 14:21). Tình yêu thật sự bao gồm những đức tính như siêng năng, sốt sắng, nhịn nhục, khiêm nhường, rộng lượng. Kết quả của các ân tứ thuộc linh là tình yêu thương. Càng hầu việc Chúa nhiều chừng nào, chúng ta càng có lòng yêu mến Ngài và anh em của chúng ta nhiều chừng nấy.

Có một đôi vợ chồng tín đồ về hưu, tình nguyện dành thì giờ đi làm giáo sĩ ở Arizona. Sau một năm các bạn của họ đều thấy sự thay đổi trong đời sống của hai tín đồ nầy. Họ không còn thói chỉ trích, phàn nàn người khác như xưa nữa. Trái lại, họ vui vẻ, hòa thuận và cảm thông với mọi người. Lắm lúc trong Hội Thánh, những người chỉ trích nhiều chừng nào lại là những người ít nhúng tay vào công việc của Hội Thánh chừng nấy. Nếu ai ai trong Hội Thánh đều dùng ân tứ của Chúa ban để hợp tác làm việc thì không có thì giờ ngồi không để phàn nàn, đoán xét hoặc phê bình anh em mình.

Tất cả Cơ Đốc nhân đều được Chúa ban cho một số ân tứ. Ân tứ của bạn là gì? Bạn có sử dụng ân tứ đó để phục vụ Chúa chưa?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Muốn nhổ lông vịt nhanh: Khi làm vịt, lúc cắt tiết, không nên để vịt xuống đất vì các lông măng của vịt sẽ mọc ra tua tủa. Sau đó nhúng vịt vào nước đun sôi có pha chút vôi ăn. Làm cách này vịt sẽ dễ nhổ lông.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 13.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 13.10.2019

in PHỤ NỮ on 8 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 13.10.2019 (Chúa Nhật Thiếu Niên Tin lành)

  1. Đề tài: THIẾU NIÊN TIN LÀNH.
  2. Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 3:14-17; Truyền đạo 11:9-10; Tít 2:6-8.
  3. Câu gốc: “Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét” (Truyền đạo 11:9).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 42-44.
  5. Thể loại: Kịch

* CHỈ DẪN: KỊCH.

  1. Mời ban Thiếu niên trong Hội Thánh nhóm chung với ban Phụ nữ và mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình:

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, ban hướng dẫn ban Phụ nữ và ban Thiếu niên họp lại để giao cho mỗi ban vài vở kịch ngắn với đề tài về “Thiếu niên Tin lành”. Các ban về tập dợt trước. Tùy theo số nhóm của 2 ban mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 10 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia xen lẫn người của ban Phụ nữ và ban Thiếu niên ra làm 4 nhóm và cho ngồi riêng từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Thiếu niên Tin lành”. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

+ Giới thiệu nội dung vở kịch.

+ Diễn kịch.

+ Đúc kết.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5 phút hoặc 10 phút) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên (phụ nữ và thiếu niên) đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.


* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

GIỎ HOA THÁNG NĂM VÀ SỰ THA THỨ

Tôi nhớ lại rất rõ hôm đó là ngày 1/5, khi tôi đang học lớp 5. Năm đó tôi phải đối đầu với một thách thức liên quan đến người bạn thân yêu nhất của tôi. Bạn ấy sống tại ngôi nhà đối diện, và chúng tôi đã cùng sát cánh bên nhau đến trường hàng ngày, từ lớp một đến giờ.

Pam lớn hơn tôi một tuổi, nhưng cô ấy đã bắt đầu thay đổi những sở thích mà chúng tôi đã có cùng với nhau. Có một gia đình mới chuyển đến thị trấn nhỏ của chúng tôi, và Pam đã không còn chơi thân với tôi như trước kia. Cô dành nhiều thời gian hơn cho những người bạn mới này. Điều này khiến tôi bị tổn thương ghê gớm.

Khi mẹ tôi hỏi tôi con có mang giỏ hoa 1/5 đến nhà của Pam không thì tôi đã đáp lại một cách giận dữ: “Chắc chắn là không”. Mẹ tôi dừng lại, cúi xuống và ôm tôi vào lòng. Mẹ bảo tôi đừng lo, tôi sẽ có thêm nhiều người bạn khác trong suốt cuộc đời.

“Nhưng Pam đã là người bạn tốt nhất của con” tôi khóc và nói. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tôi, lau nước mắt cho tôi, mẹ nói rằng hoàn cảnh thay đổi và con người cũng thay đổi. Mẹ giải thích rằng điều vĩ đại nhất mà bạn bè có thể cho nhau đó là hãy tạo cho nhau có cơ hội để lớn lên, để thay đổi, để phát triển toàn vẹn thành con người Chúa muốn. Và đôi khi, điều đó có nghĩa là người bạn đó sẽ chọn kết bạn với những người bạn khác.

Mẹ tiếp tục giải thích rằng tôi cần tha thứ cho Pam vì đã làm tổn thương tôi, và tôi có thể bày tỏ sự tha thứ bằng việc tặng giỏ hoa 1/5 cho bạn ấy. Đó là một quyết định thật khó, nhưng tôi đã làm được. Tôi đã làm thêm một giỏ hoa đặc biệt nữa với rất nhiều hoa màu vàng vì tôi biết Pam rất thích. Tôi nhờ 2 em gái cùng mang giỏ hoa của sự tha thứ này đến nhà Pam. Từ chỗ ẩn nấp, chúng tôi thấy Pam nâng niu bó hoa lên, âu yếm ngửi nó, và nói to để chúng tôi có thể nghe thấy: “Cảm ơn bạn, Susie! Hy vọng rằng bạn sẽ mãi nhớ tới tôi”.

Ngày hôm đó tôi đã có một quyết định thay đổi cả cuộc đời: Tôi đã quyết định luôn luôn giữ tình bạn thật thân thiết ở trong trái tim mình.


NGHE LỜI MẸ DẶN

Nhà tôi nghèo, ba mất sớm. Mẹ làm nghề nuôi tằm rồi dệt thành vải. Tiền nuôi sống hai mẹ con và lo cho tôi ăn học là số tiền bán vải kiếm được.

Cùng theo mẹ đến trường vào giờ mẹ đi bán vải ngoài chợ. Giờ ra về, mẹ tôi đã chờ ngoài cổng trường tự bao giờ. Trên tay lúc nào cũng có quà bánh mà tôi thích.

Mà trẻ con nhà quê thì sở thích cũng đơn giản. Một cái bánh cam, một cái bánh ít, hay con tò he bằng đất đã là món quà quý lắm rồi. Tôi nhảy chân sáo lại bên mẹ và tíu tít khoe đủ thứ. Mẹ cười, ậm ừ rồi hôn lên tóc tôi.

Tuổi thơ tôi lớn lên bên mẹ. Tôi thương mẹ lắm, vì thế chẳng bao giờ dám làm mẹ buồn cả. Tôi lờ mờ hiểu rằng mình là người đàn ông duy nhất trong gia đình. Do vậy tôi phải biết nghe lời và chăm sóc mẹ.

Có một lần, vì mãi chơi, tôi sợ mẹ buồn nên tìm cách nói dối. Qua ngày hôm sau tôi lo sợ và chắc rằng mình sẽ bị ăn đòn vì tội dối trá. Thế nhưng mẹ tôi chẳng hề la mắng gì cả. Mẹ ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi, ngẫm nghĩ một lát và nói:

– Con ơi! Con có nhớ cha không?

Tôi hơi ngỡ ngàng nhưng nhanh nhảu trả lời:

– Con nhớ lắm mẹ ạ. Nhiều lúc thấy cha của bạn mà con khóc thầm vì nhớ đến cha.

Mẹ tôi buồn buồn và nói tiếp:

– Con nhớ lúc hấp hối cha đã dặn gì không? Cha đã dặn con phải sống dũng cảm, suốt đời phải là người chân thật, không được dối trá.

– Mẹ ơi! Người chân thật nghĩa là gì hả mẹ? Tại sao họ không được nói dối?

Mẹ tôi hôn lên tóc tôi và nói:

– Con ơi! Người chân thật khi buồn muốn khóc là khóc, khi vui muốn cười là cười, yêu ai thì cứ bảo là yêu, ghét ai thì cứ bảo là ghét. Cho dù ai có dụ dỗ hay dọa nạt cũng không nói vui thành buồn, không nói ghét thành yêu. Cho dù phải nguy hiểm đến tính mạng cũng không đổi trắng thay đen.

– Thưa mẹ, con đã hiểu. Con xin lỗi mẹ vì hôm qua con đã là đứa nói dối. Con đã ham chơi với bạn, không lo học lại còn nói dối mẹ. Con sẽ không làm cho mẹ buồn nữa, con hứa luôn nghe lời cha dạy.

Từ đó khi có ai hỏi tôi: – Con thương ai nhất? Nhớ lời cha dạy, tôi trả lời: – Con thương mẹ và những người chân thật nhất.

Có người không tin, lắc đầu cho rằng tôi là một con vẹt nhỏ. Chỉ biết nói lên những điều mà mình chẳng hiểu gì cả. Tuy nhiên những lời cha dạy bảo đã in sâu vào tâm trí tôi rồi. Đó là phương châm sống cho cả cuộc đời tôi sau này.


CHUYỆN CỦA VIỆT

Việt là một cậu bé mồ côi bố từ nhỏ, mẹ của cậu thì đau ốm triền miên, hai mẹ con sống bằng đồng tiền ít ỏi mà mẹ cậu kiếm được bằng việc bán rau hàng ngày ở chợ. Những ngày mưa gió mẹ trở bệnh thì hai mẹ con phải nhịn ăn…

Ở tuổi của Việt các bạn khác được đến trường, còn Việt phải phụ mẹ đi mua rau, rồi đi làm mướn cho người ta vào mùa thu hoạch để kiếm thêm tiền mua gạo. Việt nhìn những người bạn đồng lứa tuổi được bố mẹ đón về từ trường học, Việt nói với chính mình: Sao ông trời bất công với mình thế nhỉ? Có những người thì sung sướng từ khi còn rất bé cho đến khi lớn, ăn những bữa cơm ngon, thức ăn dư thừa. Còn mình, ước ao một bữa ăn ngon cũng không được. Việt vừa đi vừa khóc…

Trang trên đường đi học về, cô bé nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát: “Chúa yêu em lòng em vui thay…”. Thấy Việt đang khóc, Trang hỏi: “Việt, sao bạn lại khóc, có ai bắt nạt bạn à”.

Việt: “Không có ai bắt nạt tôi nhưng tôi thấy tủi thân vì hoàn cảnh của mình. Các bạn được sinh ra trong gia đình khá giả, có bố mẹ, được học hành đầy đủ, còn tôi mồ côi lại nhà nghèo không được đi học. Người ta thường hắt hủi và ghét bỏ tôi, không một ai thương tôi hết…”.

Trang: “Việt ơi, có một Đấng rất yêu thương bạn mà bạn chưa biết đó thôi”.

Việt: “Đó là ai vậy bạn? Tôi có thấy ai đối xử tốt với tôi đâu? Bạn là người bạn đầu tiên lắng nghe tôi nói chuyện đấy”.

Trang: “Có một Đấng cũng luôn luôn lắng nghe bạn đấy, Việt à”.

Việt: “Bạn làm tôi tò mò quá. Ai mà yêu tôi, và luôn lắng nghe tôi vậy, sao tôi không biết”.

Trang: “Đó là chính là Thượng Đế, Việt à. Mà Đấng đó người Tin Lành như Trang gọi là Đức Chúa Trời. Ngài yêu thương tất cả mọi người. Và bởi sự yêu thương của Ngài, Ngài ban Chúa Giê-xu xuống thế gian, đã chịu chết trên thập tự giá để tha tội lỗi cho chúng ta đấy. Ngài chính là Đấng yêu thương bạn, luôn lắng nghe bạn, và gìn giữ bạn”.

Việt: “Vậy ư? Thượng đế yêu tôi lắm sao?”

Trang: “Chúa Giê-xu muốn tất cả chúng ta trở lại với Ngài, và khi chúng ta trở lại với Ngài, chúng ta được trở nên con cái của Chúa. Chúng ta gọi Ngài là Cha”.

Việt: “Tôi cũng muốn trở nên con của Chúa Giê-xu. Tôi phải làm thế nào để được trở thành con của Chúa?”

Trang: “Tôi sẽ đưa bạn đến nhà thờ, và gặp Mục sư, ông sẽ cầu nguyện cho bạn tiếp nhận Chúa, và trở nên con cái Chúa”.

Việt: “Ừ, được đấy. Trang đưa tôi đến gặp Mục sư đi”.

Trang: “Sẵn sàng thôi. Bây giờ Việt đi cùng Trang nhé!”

Việt hớn hở cùng Trang đến nhà thờ. Trang đưa Việt vào gặp ông mục sư.

Sau khi giãi bày thêm về đạo Chúa, ông Mục sư hướng dẫn Việt cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Bây giờ Mục sư vỗ vai Việt và nói: “Con đã trở nên con cái của Chúa sau khi con cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Chúc mừng con. Mỗi sáng Chúa nhật con đến nhà thờ vào học Kinh Thánh với Trang và các bạn nhé”. Việt chào Mục sư rồi ra về lòng lâng lâng vui sướng, mong mau đến Chúa nhật được đi học Kinh Thánh tại nhà thờ.

Sáng Chúa nhật, Trang dẫn Việt vào lớp giới thiệu bạn mới cho cô giáo và cả lớp biết.

Cả lớp vui mừng và ai cũng ôm lấy Việt.

Việt vui lắm, và em khóc. Việt nói với cô giáo: “Chưa khi nào em nhận được tình yêu thương như thế này… Em hạnh phúc lắm cô à”.

Việt ra về, nhảy chân sáo về nhà và hát bài hát vừa được tập sáng nay: “Chúa yêu em lòng em vui thay!”

Kể từ đó, Việt không còn cô đơn, buồn tủi nữa. Cứ mỗi buổi chiều thứ năm, Việt đến nhà thờ tập hát ca ngợi Chúa, và sáng Chúa nhật, Việt đi học Kinh Thánh và thờ phượng Chúa với các bạn. Việt đang cầu nguyện xin Chúa sớm nói cho mẹ Việt biết Chúa và tin Chúa như Việt.


NHỮNG VẾT THẸO TRONG CUỘC ĐỜI

Cách đây vài năm, vào một mùa hè nóng bức ở miền Nam bang Florida, một cậu bé quyết định ra bơi ở cái hồ nhỏ bên cạnh nhà. Trong lúc vội vàng muốn nhảy xuống bể nước mát, cậu bé chạy ra cửa sau, để lại quần áo, giày vớ ở đó rồi chạy đi. Cậu nhảy ùm xuống nước và bơi thẳng về phía giữa hồ mà không hề biết rằng có một con cá sấu đang bơi ngược lại từ bờ bên kia.

Cha cậu đang làm việc ở sân sau, chợt trông thấy một cảnh tượng quá sức hãi hùng, đứa con trai mình và cá sấu đang bơi ngày một gần nhau hơn. Trong nỗi hoảng sợ, ông chạy về phía hồ nước, la lớn hết sức gọi cho con trai. Nghe tiếng cha, cậu bé chợt nhận ra mối hiểm nguy cận kề và lập tức quay đầu bơi hết tốc lực vào bờ, nơi cha mình đang lo lắng gào thét.

Nhưng đã quá trễ. Ngay khi cậu sắp đến được với cha, con cá sấu đã đến kịp cậu bé. Từ trên bờ, người cha chộp lấy cánh tay đứa con trai, nhưng con cá sấu đã ngoặm vào chân cậu. Thế là bắt đầu một cuộc chiến giằng co lạ thường giữa hai bên.

Tuy rằng con cá sấu mạnh sức hơn người đàn ông nọ, nhưng tình thương mãnh liệt của một người cha khiến ông không buông tay chịu thua. May mắn, có một người nông dân lái xe đi ngang qua, nghe tiếng kêu la thất thanh, đã vội lái chiếc xe tải lao tới, ông ta lấy súng và bắn chết con cá sấu.

Điều lạ lùng là sau nhiều tuần lễ chữa trị trong bệnh viện, cậu bé cuối cùng đã sống sót. Đây quả là phép lạ. Tuy vậy, đôi chân của cậu có những vết thẹo khủng khiếp bởi cuộc tấn công dữ dội của con cá sấu. Và, trên cánh tay cậu, cũng có những vết xước dài và sâu, do móng tay của người cha đã bấu vào thịt của cậu khi ông cố sức giành giật cậu con trai với cá sấu hung dữ.

Một phóng viên báo chí đã tìm đến phỏng vấn cậu bé từng trải qua cơn bi kịch khủng khiếp nọ, và anh đề nghị rằng cậu có thể cho mọi người xem những vết sẹo của vụ cá sấu tấn công hay không. Cậu bé kéo ống quần lên. Và rồi, với sự tự hào không giấu được, cậu nói, “Nhưng hãy nhìn vào cánh tay của cháu. Cháu có những vết sẹo lớn ở trên cánh tay nữa. Cháu mang những vết thẹo này vì cha cháu đã nhất định không buông cháu ra cho cá sấu”.

Bạn và tôi có thể cũng giống cậu bé này. Chúng ta cũng có những vết sẹo, không phải do cá sấu, nhưng do những quá khứ đau buồn. Có những vết thẹo xấu xí và làm cho chúng ta phải hối tiếc. Nhưng, cũng có những vết thẹo do Đức Chúa Trời đã không buông ta ra. Giữa cơn khủng hoảng, đấu tranh của chúng ta, Ngài ở đó và nắm giữ lấy chúng ta.

Thánh Kinh dạy rằng Chúa yêu chúng ta. Bạn là một đứa con của Ngài. Ngài muốn bảo vệ chúng ta và ban cho ta đầy đủ trong mọi sự. Nhưng thỉnh thoảng, chúng ta cũng tự mình bơi vào những hoàn cảnh nguy hiểm mà không biết chuyện gì đang đợi mình phía trước. Cái hồ bơi của cuộc đời này đầy những hiểm nguy, và chúng ta quên mất kẻ thù đang chờ đợi cơ hội để tấn công. Nếu bạn có những vết sẹo bởi tình yêu Chúa, thì hãy thật sự biết ơn Ngài. Bởi Chúa đã không và sẽ không bao giờ buông ta ra. Như trong Thi thiên 139:5 “Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, đặt tay Chúa trên mình tôi”.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Muốn giấm chua lâu: Hãy cho vào giấm một số tỏi và ớt, giấm sẽ chua đến 4, 5 tháng.

– Để cơm nấu chín, không bị thiu nhanh: Khi nấu cho thêm vài lát gừng hoặc ít giấm, lúc hong cơm lại, cho thêm tí muối. Cơm sẽ bảo quản từ 2 đến 3 ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 06.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 06.10.2019

in PHỤ NỮ on 1 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 06.10.2019

1. Đề tài: SỐNG THEO THÁNH LINH.

2. Kinh Thánh: Rô-ma 8:1-11.

3. Câu gốc: “Vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Giêxu Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết” (Rô-ma 8:2).

4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 39-41.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

CHỦ ĐỀ: SỐNG THEO THÁNH LINH.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

Thời gian: 90 phút.


I. CHUẨN BỊ.

– Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu hỏi và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

II. THỰC HIỆN.

  1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.                                                                                                   a. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm………. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………….. 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận….. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.                                                                                                                                a. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: SỐNG THEO THÁNH LINH.

– Thưa các bạn! Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng nếu muốn có một đời sống Cơ Đốc nhân hiệu quả hay là phước hạnh thì đời sống đó phải biết sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Mời chị em tham gia vào chương trình sinh hoạt nầy để biết được làm thế nào để có một đời sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.

b. Xuất phát.

NHD cho các nhóm xuất phát bằng trò chơi: Chanh Chua.

– Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, xen kẽ người của các nhóm. Tay phải người nầy để lên lòng bàn tay trái của người kia. NHD đứng giữa hô:

NHD                 Tất cả     

Chanh               Chua

Cua                    Kẹp

* Lưu ý: Mọi người được quyền rút tay ra khỏi lòng bàn tay người bên cạnh khi NHD hô xong cua-kẹp. Ai bị kẹp sẽ bị loại. Sau một vài vòng chơi (quy định trước), nhóm nào có số người còn lại đông nhất là thắng.

– Nhóm thắng cuộc sẽ được nhận mật thư trước và tập trung nhóm lại để giải mật thư.

* Mật thư 1: HAYX CHO BIEETS NGUOWIF SOONGS THEO THANHS LINH SEX NHAANJ DDUOWCJ DDIEEUF GIJ?

– Chìa khóa: Chữ điện tín.

Ö Trạm 1.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

* Xin xem Kinh Thánh Rô-ma 8:1-4.

  1. Tại sao người ở trong Chúa thì không còn bị đoán phạt?
  2. Đức Chúa Trời đã làm gì cho con người khi con người bất lực trong tội lỗi?
  3. Muốn nhận được sự cứu rỗi chúng ta phải làm gì?

* Mật thư 2: GIF QUAR HAAUJ LAAYS NHAANJ SEX THITJ XACS THEO SOONGS NGUOWIF HIEEUR TIMF HAYX

– Chìa khóa: Cá lội ngược dòng.

Ö Trạm 2.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Là Cơ Đốc nhân thì chúng ta phải sống như thế nào?
  2. Đời sống chỉ sống theo xác thịt, thì có đem sự ích lợi gì cho chúng ta không? Hay chỉ là niềm vui tạm bợ?
  3. Qua bài học nầy bạn cần phải thay đổi thái độ của mình như thế nào để đem đến sự ích lợi cho tâm linh?

* Mật thư 3: LAMF GIF THEES DEER NAOF TIN NHAANJ VAF BIEETS VIEECJ DUOWCJ DOWIF TOOI CHO DDANG LAMF SOONGS VAF THEO LAMF THANHS CHUAS LINH.

– Chìa khóa: Ăn miếng nhả miếng.

Ö Trạm 3.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Người sống theo Thánh Linh, và sống theo xác thịt sẽ khác nhau ở điểm nào? (Rô-ma 8:9).
  2. Bạn có đang sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh không?

– NHD phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban Phụ nữ tóm lược lại bài học sống theo Thánh Linh.

– Kêu gọi các ban viên học tập để có thể luôn sống trong sự dẫn dắt của Thánh Linh để nhờ đó mà mỗi chúng ta thật sự kinh nghiệm về ơn của Đức Chúa Trời dành cho mỗi chúng ta.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Mục sư Bob Mumford ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana là một Mục sư khác thường. Nhiều người gọi ông là Mục sư tuyên úy của đường Bourbon. Thay vì quản nhiệm một Hội Thánh, Mục sư Mumford đã được Chúa Thánh Linh kêu gọi một cách đặc biệt vào chức vụ nầy. Mục sư hằng ngày giới thiệu về Chúa cho những khách qua lại trên đường Bourbon. Đây là một con đường lừng danh về những quán rượu, phòng trà, đĩ điếm, cướp bóc, và tội ác.

Mục sư kể lại chuyện có lần ông gặp một khách lạ trên đường Bourbon, Thánh Linh bảo Mục sư phải nói về Chúa cho người đó. Mục sư liền đi theo ông ấy đến tận nhà. Mục sư gõ cửa nhà để xin vào. Khi cửa được mở, Mục sư bắt đầu làm chứng về Chúa cho chủ nhà. Chủ nhà lập tức đóng cửa bỏ vào nhà. Vì vâng lời Chúa Thánh Linh, Mục sư không dám tự ý bỏ đi. Ông ngồi trước cửa nhà cầu nguyện lớn tiếng. Những người lân cận nghe tiếng ông và hé cửa nhìn. Chủ nhà từ trong nhà nhìn ra thấy nhiều người nhìn vào nhà ông thì lấy làm ngại, nên mở cửa để Mục sư Mumford vào. Được biết chủ nhà là một thương gia độc thân rất giàu, nhưng cuộc sống chẳng có niềm vui và hy vọng. Chỉ một giờ sau, trái tim lạnh lùng của người nhà giàu đó đã gặp Chúa Giê-xu và tìm được hy vọng trong Ngài.

Mục sư Mumford đã vâng theo tiếng Chúa Thánh Linh và Ngài đã dùng ông để đem hy vọng đến cho người khác.


I. ĐƯỢC BUÔNG THA KHỎI TỘI LỖI (Rô-ma 8:1-4).

Trong câu 1, Phao-lô bắt đầu chữ “cho nên” để nói lên kết quả của sự cứu rỗi nơi Chúa Giê-xu. Những ai tin nhận Ngài làm Cứu Chúa trong đời sống mình sẽ tránh được sự phán xét trong ngày sau rốt. Người Việt chúng ta có quan niệm “Công thưởng, tội đền”. Tức là chúng ta được khen thưởng khi lập công và phải đền tội khi phạm lỗi. Và vì một số người chưa biết nhiều về sự dạy dỗ của Chúa qua Thánh Kinh, nên họ có ý lên án Đạo của Đức Chúa Trời là không công bằng. Thật khó cho họ chấp nhận ơn phước tha tội của Chúa trên những kẻ tin Ngài.

Một số người khác dù đã đến với Chúa rồi nhưng vẫn thấy sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu chưa đủ. Họ tìm cách nầy hay cách nọ để làm giảm tội của mình. Thật họ là những người có thiện chí, nhưng sai lầm vì không hiểu biết chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Cặp vợ chồng nọ đã phải ra tòa vì tội cấm quẹo trái trên đường. Sau một thời gian biện luận không xong cho vợ mình, người chồng thưa với vị thẩm phán rằng: “Thưa chánh án, tôi biết nhà tôi quẹo như thế là trái luật, nhưng chính tôi là người ngồi cạnh bảo nhà tôi quẹo trái. Vậy xin chánh án hãy bắt tội tôi mà tha cho vợ tôi”. Người chồng nầy có ý yêu vợ nhưng không biết luật pháp của chính quyền. Bởi thế mọi chúng ta cần biết mình là một tội nhân Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23), chúng ta không thể tự cứu lấy mình được. Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi” (Ê-sai 64:6). Vì tất cả mọi công đức của chúng ta chỉ như chiếc áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là Đấng công bình nên mọi tội lỗi của chúng ta phải bị trừng phạt. Nhưng Cứu Chúa Giê-xu đã xuống thế gian để chịu trừng phạt thay cho chúng ta nơi thập tự giá. Vậy nên những ai tin Ngài không còn bị luật pháp lên án nữa vì luật pháp của Thánh Linh đã xưng họ là công bình.


II. HẬU QUẢ CỦA LỐI SỐNG XÁC THỊT (Rô-ma 8:5-8).

Gia đình nọ có ba người con, người con trưởng sống buông tuồng không nhìn biết Đức Chúa Trời. Ngày ngày, anh cứ say sưa và chỉ nghĩ đến mình. Cô con út đã bỏ Chúa để theo đạo chồng. Gia đình cô giàu có, những đứa con của cô bề ngoài trông lễ độ. Cô con gái giữa là vợ một Mục sư. Gia đình đủ ăn, họ sống vui tươi luôn trong lời dạy của Kinh Thánh.

Nếu đặt câu hỏi trong ba người con của gia đình nầy, ai là người hạnh phúc nhất? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời ở đâu? Phao-lô cho biết: “Kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh” (c.5). Ba người con của gia đình ấy đại diện cho hai lối sống tương phản với nhau. Rất khó để chúng ta phân tích được đâu là lối sống theo Thánh Linh, bởi chúng không có biên giới, không có hình thể rõ rệt để có thể đo lường. Theo câu chuyện trên người anh cả say sưa ích kỷ dễ cho chúng ta nhận thức. Còn cô em út được hưởng mọi sự tốt lành từ tiền của, đến con cái thì ta đánh giá ra sao? Cô vợ Mục sư có thật là theo Chúa hay theo chồng? Chúng ta không có quyền đánh giá ai, chỉ một mình Chúa là Đấng thẩm định bởi Ngài biết mọi sự. Ở đây Phao-lô khuyên chúng ta nên xét lấy mình, hầu tránh được đoán xét của Chúa. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an” (c.6).

Một luật gia nổi tiếng hỏi sinh viên của ông: “Sau khi lấy xong bằng luật sư các bạn sẽ làm gì?” Một sinh viên trả lời: “Tôi sẽ làm luật sư để có nhiều tiền”. Luật sư hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Anh sinh viên im lặng như hiểu thấu bài học quý giá của thầy mình. “Đoạn, sự chết và âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai” (Khải huyền 20:14). Đó là sự trừng phạt đời đời cho những ai sống bởi công đức riêng, khước từ sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu.


III. KẾT QUẢ CỦA LỐI SỐNG THEO THÁNH LINH (Rô-ma 8:9-11).

Những nông trại tại Hoa Kỳ thường đốt các ấn đồng mà làm dấu trên gia súc của họ để họ có thể nhận diện khi chúng thất lạc.

Phao-lô khuyên chúng ta nên xét xem mình có ấn chứng hiện hữu của Chúa Thánh Linh trong đời sống chưa? “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh” (c.9). Phao-lô muốn mọi chúng ta tự hỏi: Tôi đã thật sự tin nhận Chúa Giê-xu làm Người Chủ duy nhất chưa?

Một vị Mục sư giảng Lời Chúa trên đài phát thanh kể. Có lần kia ông được điện thoại của một thính giả, xin cầu nguyện tin Chúa sau bài giảng của ông. Thính giả đó là một bà cụ bảy mươi tuổi, bà đi nhóm thờ phượng hằng tuần từ khi còn bé. Trong quá khứ bà nghĩ: bất cứ ai đi nhà thờ thường xuyên là đủ tiêu chuẩn để trở nên con cái Đức Chúa Trời. Nhưng ý niệm ấy thật quá sai lầm. Vì bà cụ chưa lần nào ăn năn tội và mời Chúa Thánh Linh vào làm chủ đời sống bà. Nay bà cụ mời Chúa Thánh Linh vào đời sống, một kinh nghiệm bình an lạ thường tràn ngập lòng bà. Nhiều người vì cảm tình với Hội Thánh, hay có lần nào đó đã cầu nguyện tin nhận Chúa, họ đi nhóm hằng tuần, nhưng vẫn giữ đạo cũ của họ. Đối với những người ấy Chúa Giê-xu chỉ là một trợ thần trong số các thần mà họ đang tôn thờ. Chúa Giê-xu phán: “Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ Ta và đạo Tin lành mà mất sự sống, thì sẽ cứu” (Mác 8:34-35). Từ khi tin Chúa đến nay bạn có sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh chưa? Sống theo sự hướng dẫn của Thánh Linh là sống “Đầu phục”, “Vâng lời” Chúa dạy. Đây là vấn đề then chốt đưa người tin đến mối liên hệ khắng khít với Đức Chúa Trời. Mục tiêu chính của người “Đầu phục” Chúa là làm vinh hiển danh Ngài. Chúng ta biết chắc những người đó sẽ được Chúa gìn giữ, ấn chứng bởi Thánh Linh và làm hữu hiệu đời sống họ.

Chúng ta biết lời dạy của Chúa qua Thánh kinh nhưng lắm lúc chúng ta không đủ sức làm trọn. Người sống theo Thánh Linh cũng là người biết nhờ cậy sức toàn năng của Ngài để ham mến sự Ngài ham mến, có bình an trong hoạn nạn, có ánh sáng của Chúa khi cuộc đời tối tăm. Kết quả của người sống theo Thánh Linh là được dự phần hy vọng sống lại với Chúa. Đời sống họ là một bằng chứng sống về sự hiện hữu của Thần Đức Chúa Trời giữa thế gian nầy. “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Phi-líp 2:5-8).

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để luộc lòng heo được ngon, trắng, giòn: Khi luộc lòng heo không nên cho muối vào mà cho cục phèn chua chừng nửa lóng tay, rồi bỏ lòng heo vào.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 29.09.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 29.09.2019

in PHỤ NỮ on 23 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 29.09.2019

1. Đề tài: TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM.

2. Kinh Thánh: Công vụ 27:1-28; 28:21-31.

3. Câu gốc: “Phaolô ở trọn hai năm tại một nhà trọ đã thuê. Người tiếp rước mọi người thăm mình, giảng về nước Đức Chúa Trời, và dạy dỗ về Đức Chúa Giêxu Christ cách tự do trọn vẹn, chẳng ai ngăn cấm người hết” (Công vụ 28:30-31).

4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 36-38.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 19.07.2019.

– Đề tài 1: Khi sống trong hoàn cảnh thuận lợi, ta mới có thể rao giảng về Tin Lành cứu rỗi cho người khác.

– Đề tài 2: Dầu gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, ta cũng phải rao giảng về Tin Lành cứu rỗi cho người khác.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đây là chặng cuối trong cuộc đời truyền giáo của Phao-lô. Theo lời kêu nài được xét xử trước mặt hoàng đế, người ta đưa ông đến La-mã. Chuyến đi nầy đầy gian nan, nguy hiểm nhưng cũng nhờ vậy mà quyền năng của Chúa được bày tỏ qua chức vụ của Phao-lô.

Điều làm cho Phao-lô dễ chịu là thầy đội, người có nhiệm vụ giải ông đến La-mã, đã tỏ ra nhân từ, tử tế với ông. Ngoài ra, trong chuyến đi nầy còn có thêm A-ri-tạc, có lẽ là người tình nguyện đi theo để phục vụ Phao-lô. Điều làm Phao-lô vui mừng hơn hết là được tự do rao truyền Tin lành.


I. TẠO NHỊP CẦU ĐỂ RAO GIẢNG TIN LÀNH (Công vụ 28:21-22).

Sau khi đến Rô-ma, kinh đô của đế quốc thời bấy giờ được ba ngày. Phao-lô liền mời các trưởng lão người Do-thái tại đó đến nhóm lại. Ông kể cho họ nghe thế nào ông phải chịu xiềng xích mà đến Rô-ma, và người ta buộc tội ông vô cớ thế nào.

Các trưởng lão cho biết tại Rô-ma họ chẳng có tin tức hoặc thư từ gì nói xấu về Phao-lô. Dầu vậy, họ cũng cảnh giác Phao-lô rằng Cơ Đốc giáo mà ông đang theo là đạo bị nhiều người chống nghịch. Phao-lô thấy các trưởng lão Do-thái nhầm lẫn về Cơ Đốc giáo và chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời nên ông khuyến khích họ trở lại để gặp ông hầu được dịp nghe cắt nghĩa thêm về sự cứu rỗi của Ngài. Qua lời Kinh Thánh, chúng ta thấy thái độ của các nhà lãnh đạo tôn giáo Do-thái tại Rô-ma có phần cởi mở hơn nhiều người ở nơi khác. Đối với Phao-lô họ không có thành kiến nhưng họ sẵn sàng để nghe ông nói.

Thật một tâm tình truyền giáo cao độ đã thể hiện qua đời sống của Phao-lô. Khi đứng trước những kẻ chống đối hay hiểu sai lệch về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, ông đã từ tốn, cởi mở và tạo một dịp tiện để họ được nghe về tin mừng. Ông đã đem đến cho họ hy vọng về chương trình cứu chuộc nhân loại của Đức Chúa Trời.


II. RAO TRUYỀN TIN LÀNH CHO MỌI NGƯỜI (Công vụ 28:23-29).

Đến ngày hẹn, các trưởng lão Do-thái và nhiều người theo
Do-thái giáo tụ họp lại tại nhà riêng của Phao-lô để nghe ông bày tỏ chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Từ sáng đến chiều, Phao-lô cứ làm chứng và giảng đạo Chúa cho họ. Ông bắt đầu từ Môi-se và các Đấng tiên tri mà gắng sức khuyên bảo họ một cách rõ rệt. Phao-lô minh chứng rằng Tin lành của Đấng Christ là sự ứng nghiệm đầy trọn của Cựu Ước và những lời tiên tri, là hy vọng của người Do-thái.

Dựa trên Cựu Ước, ông giảng giải từng giai đoạn lịch sử của dân Do-thái tỏ ra rằng là Con Đức Chúa Trời: “Là Tin lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các Đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh về Con Ngài, theo xác thịt bởi dòng dõi vua Đavít sanh ra, theo thần linh của thánh đức thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết” (Rô-ma 1:2-4a).

Phao-lô dùng Kinh Thánh để chứng minh, để rao truyền Tin lành của Đức Chúa Trời cho các trưởng lão Do-thái, giúp mỗi chúng ta ngày nay biết sắp xếp thì giờ mình, để được gần Lời sự sống của Đức Chúa Trời để chúng ta có thể dùng Lời ấy tỏ bày con đường cứu rỗi cho người lạc mất.

Khi nghe Phao-lô làm chứng và rao giảng, một số người đã mềm lòng tin nhận Chúa, một số khác không tin. Hễ ai tin thì được phước, còn kẻ chẳng tin tự đánh mất phần phước hạnh của mình từ Đức Chúa Trời. Khi một người khước từ Lời Chúa là họ đã tự đóng cửa cứu rỗi phước hạnh cho linh hồn mình.

Bài học lựa chọn của hai nhóm người nghe lời giảng của
Phao-lô, nhắc chúng ta đến trách nhiệm rao truyền Tin lành của Cơ Đốc nhân, chứ không phải trách nhiệm vào sự cứng lòng của những kẻ chẳng tin.

Sau khi dùng lời tiên tri để nhắc nhở người Do-thái về sự cứng lòng của họ, Phao-lô đã tuyên bố: “Sự cứu rỗi này đã sai đến cho người ngoại, những người đó sẽ nghe theo vậy” (Công vụ 28:28).

Đoạn Kinh Thánh sống động nầy của sách Công vụ được nối tiếp trước bao nhiêu tấm gương truyền giáo cho các dân tộc trên thế giới. Chúng ta nhận được thách thức gì trong công tác rao truyền Tin lành cho những chủng tộc, màu da và ngôn ngữ khác trên thế giới? Bạn, tôi, và Hội Thánh bạn đã góp phần gì trong việc rao truyền Tin lành cho mọi dân tộc? Tôi với bạn có thể góp phần ấy ngay bây giờ trong lời cầu nguyện cho các giáo sĩ và dâng hiến cho công tác của họ. Đó cũng là cách bạn có thể tiếp tay trong việc truyền giáo.


III. RAO TRUYỀN TIN LÀNH TRONG HOÀN CẢNH GIỚI HẠN (Công  vụ 28:30-31).

Kinh Thánh cho biết Phao-lô đã lưu lại Rô-ma hai năm trong hoàn cảnh của một người tù bị giam lỏng và tự tìm kiếm mưu sinh cho mình. Dầu vậy, Phao-lô vẫn mở rộng cửa nhà trọ mình để tiếp rước mọi anh em trong các tầng lớp xã hội đến thăm ông. Trong hai năm ấy nhờ quyền năng của Chúa giúp ông, ông nắm lấy cơ hội “giảng về nước Đức Chúa Trời, và dạy dỗ về Đức Chúa Giêxu Christ cách tự do trọn vẹn, chẳng ai ngăn cấm người hết” (c.31).

Phao-lô có thật nhiều lý do để biện minh về cảnh tù tội, thiếu thốn, cô đơn, chống đối, hay sự khó khăn tại Rô-ma để từ chối công tác truyền giáo. Nhưng quyền năng Chúa vượt quá sự hiểu biết và suy tưởng của chúng ta. Phao-lô đã được Chúa biến đổi từ một người cuồng nhiệt chống Ngài trở nên một người rao giảng Tin lành của Ngài. Ông không để mất một dịp nào trong việc rao truyền ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Phao-lô đã chân thành ủy thác đời sống mình vào Cứu Chúa Giê-xu và một lòng truyền bá danh Ngài. Ông trung tín rao truyền Tin lành trong cái giới hạn có được của ông, điều này dạy ta luôn sẵn sàng nắm lấy mọi dịp tiện mình có để rao giảng Tin lành hầu đưa nhiều người đến với Chúa.

Mặc dầu bị giam giữ ở trong một hoàn cảnh giới hạn mọi bề, Phao-lô đã tận dụng tất cả thì giờ mà Chúa ban cho ông. Bên cạnh việc giảng và dạy, Phao-lô đã viết rất nhiều thư tín cho các Hội Thánh tại Rô-ma, ông đã viết thư Phi-líp, Ê-phê-sô, Cô-lô-se và Phi-lê-môn. Ngày nay khi đọc lại những bức thư của ông, chúng ta cũng nhận được những phước hạnh như các tín hữu trong thế kỷ đầu tiên. Phao-lô đã trung tín trong việc truyền bá Phúc Âm qua sự tự do hữu hạn mà ông có được. Dầu bị tù tội, nhưng ông không quên công tác mà Chúa giao cho ông. Noi gương Phao-lô, chúng ta cũng phải tận dụng mọi cơ hội có được để rao truyền Tin lành của Chúa cho những người chưa biết Ngài. Nếu chúng ta chờ cho đến khi mình có một cơ hội hoàn mỹ để làm chứng cho Chúa, e rằng chúng ta sẽ không làm được bao nhiêu và cơ hội sẽ qua đi. Phao-lô đã bắt đầu cuộc hành trình của ông với Chúa trên con đường đi
Đa-mách. Cuộc hành trình của ông từ Đa-mách đến Rô-ma được mô tả trong sách Công vụ các sứ đồ. Sự trung tín của Phao-lô trong việc truyền giáo trên mọi giai đoạn của cuộc hành trình là duyên cớ thúc đẩy chúng ta phải thực hành.

Còn bạn, đối với việc làm chứng nhân cho Chúa thì sao? Trong cuộc hành trình của cuộc đời mình, bạn có suy nghĩ đến những phương cách nào có thể dùng để rao truyền Phúc Âm của Chúa không? Mong rằng Chúa sẽ ban cho bạn sự dạn dĩ để nắm lấy mọi dịp tiện làm chứng cho Ngài.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Cách nấu thịt bò mau mềm: Thịt bò mua về, đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, hôm sau mới đem ra chế biến. Hoặc khi hầm thịt nên cho vào nồi một ít nước trái thơm hay vài muỗng giấm ăn, thịt sẽ mau mềm.