Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 25.01.2015
By andynguyen in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015
Chúa nhật 25.01.2015.
1. Đề tài: GIÔ-ÊN – NGƯỜI RAO BÁO VỀ SỰ BANTHẦN LINH CỦA
CHÚA.
2. Kinh Thánh:Giô-ên 2:1-32; đoạn 1-3; Công Vụ 2:14-39.
3. Câu gốc: “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê-xu
chịu phép báp têm, để được tha tội mình, rồisẽ được lãnh sự
ban cho Đức Thánh Linh”(Công Vụ 2:38).
4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 94-96.
5. Thể loại: Thuyết trình.
* CHỈ DẪN: Thuyết trình.
1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.
19
2. Nhóm sẽ họp lại để cùng nghiên cứu đề tài: “Giô-ên, người rao
báo về sự ban Thần Linh của Chúa”.
3. Nhóm cử một nhóm viên đảm trách thuyết trình. Cả nhóm có
trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài
liệu để soạn.
4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước
nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.
5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm
chịu trách nhiệm đề tài cùng nhau trả lời.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
I. GIỚI THIỆU.
Giô-ên là thầy tế lễ, được Chúa kêu gọi làm tiên tri cho vương
quốc Giu-đa, miền Nam. Chúng ta không biết rõthời gian Giô-ên
bước vào chức vụ tiên tri. Một số các học giả Kinh Thánh cho rằng
Giô-ên bắt đầu chức vụ trong đời vua Giô-ách (835-796 T.C). Nhưng
số học giả khác nghĩ rằng Giô-ên làm tiên tri trong khoảng thời gian
của các vua A-xa-ria, Giô-tham, A-cha hay vua Ê-xê-chia.
Tên Giô-ên có nghĩa “Chúa là Đức Chúa Trời”, Giô-ên còn có biệt
danh là người tiên tri về ngày của Chúa. Vì ông rao báo sự đoán xét
lớn của Chúa sắp đến và cảnh cáo tội lỗi của dân sự. Tuy nhiên
điểm nổi bật trong sứ điệp của Giô-ên là kêu gọi sự ăn năn để nhận
lãnh Thần Linh của Chúa.
Lời kêu gọi này có ý nghĩa gì đối với Cơ đốc nhân hôm nay?
II. DẪN GIẢI.
A. Ngày Của Chúa.
Trong 2:1, Giô-ên rao báo ngày Đức Giê-hô-vasắp đến! Đây chỉ
về ngày đoán xét lớn của Đức Chúa Trời giáng trên Y-sơ-ra-ên. Ngày
ấy sẽ được diễn ra cách kinh khiếp đáng sợ với sự tràn lan của cào
cào (1:1-12), với lửa của chiến trận, với sự hủy diệt và hoang vu, với
sự rung động của các từng trời (2:1-11). Ngày nay, người ta phập
20
phồng lo sợ sự phá hoại của các vũ khí nguyên tử nhưng ít ai chú ý
đến thảm họa của tai vạ cào cào. Trong quyển “The Locust Invasion
of Palestine”, tác giả Bodkin ghi lại sức phá hoại khủng khiếp của
cào cào tại xứ Pa-les-tine vào năm 1928 như sau: “Chỉ có người
chứng kiến mới thực sự hiểu thấu sức tàn phá khôn dò lường của
chúng. Những con cào cào bấu víu mà con người không có hy vọng
gỡ ra để cứu thoát”. Còn Thompson diễn tả dịch cào cào ở Le-ba-non vào năm 1845 như vầy: “Chúng tôi đào hầm, nhúm lửa, đánh
đập và thiêu đốt chúng từng đống, nhưng cuối cùng chẳng ích chi.
Như từng đợt sóng, cào cào từ các phía núi cao cứ đổ xuống xuyên
qua kẻ đá, tường thành, hầm hố và lan tràn khắp nơi…”. Chúng ta
hãy tưởng tượng sức tàn phá nhanh chóng củacào cào. Chúng bay
rợp trời, bám víu mọi vật, đáp xuống những cánh đồng xanh tươi đầy
hoa màu, rồi chỉ trong chốc lát để lại cánh đồng trơ trụi đìu hiu!
Ngày xưa, Đức Chúa Trời đã từng giáng tai họa cào cào đoán phạt
vua Ai Cập cứng lòng không chịu buông tha dânChúa (Xuất 10:15).
Tuy nhiên, họa cào cào được đề cập trong ngày đoán xét lớn của
Đức Giê-hô-va theo dự ngôn của Giô-ên, được các nhà giải kinh nghĩ
rằng đó chỉ về nạn chiến tranh. Theo sự giảiluận của tiến sĩ Unger
thì tai nạn cào cào ấy chỉ về cơn đại nạn của Y-sơ-ra-ên trong ngày
chiến trận Ha-ma-ghê-đôn.
B. Lời Kêu Gọi Của Giô-ên.
Trong lời cảnh cáo về ngày của Chúa, Giô-ên cũng có lời kêu gọi
sự ăn năn, một cơ hội được ban cho để ngườita có thể thoát khỏi
cơn thạnh nộ của Chúa. Đây là lời kêu gọi của ân điển: “Khá trở lại
cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là nhân từ và hay
thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ” (2:13).
Hãy ăn năn, hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây là cách duy
nhất để tìm được ơn thương xót của Ngài. Lờikêu gọi của Giô-ên có
tính cách phổ quát: Mọi người phải ăn năn, không phân biệt ai dù là
thầy tế lễ, trưởng lão, đàn ông, đàn bà, cả đến trẻ con, vì thảy đều
21
là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời (Rô 3:23). Ăn năn cách công
khai và tập thể “hãy định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng thể!”
(2:15). Trong lời kêu gọi về sự ăn năn của Giô-ên chúng ta tìm thấy
những điểm quan trọng này:
(1) Tất cả mọi người cần sự ăn năn.
(2) Cần có sự ăn năn cách cá nhân, cũng cần có sự ăn năn cách
công khai và tập thể.
(3) Sự ăn năn thật cần được biểu tỏ trong hai khía cạnh:
– Bên trong với sự cảm xúc đau đớn về tội lỗi của mình và
quyết tâm từ bỏ tội.
– Bên ngoài được bày tỏ với giọt lệ thống hối, với sự kiêng ăn,
cầu nguyện xưng tội và hành động bước đi theo đường lối Chúa.
Cho nên, nếu chúng ta chỉ khóc lóc xưng tội bên ngoài, mà không
có sự đau đớn thống hối trong lòng thì khôngphải là ăn năn theo ý
nghĩa của nó, như trong từng trải của Đa-vít: “Của lễ đẹp lòng Đức
Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau
thương thống hối Chúa không khinh dể đâu”(Thi 51:17).
(4) Hai lẽ cần trong sự ăn năn: Để được ơn tha thứ của Chúa và
được Ngài ban phước.
C. Lời Hứa Phước Hạnh.
Trong các lời hứa gồm có phước hạnh liên quan đến sự phục hồi
thịnh vượng của quốc gia Y-sơ-ra-ên sau cơn đại nạn; với sự giải cứu
và vinh quang; với tình yêu thương và đền bù của Chúa. Nhưng quan
trọng hơn hết là lời hứa về sự ban Thần Linh: “Sau đó, ta sẽ đổ
Thần ta trên cả loài xác thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói
tiên tri; những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao, những kẻ
trai trẻ các ngươi sẽ xem thấy sự hiện thấy.Trong những ngày đó,
dầu những đầy tớ trai và đầy tớ gái, ta cũng đổ Thần ta lên…. Bấy
giờ ai cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va thì sẽ được cứu” (Giô 2:28-29,
32).
22
Lời hứa trên là sự bày tỏ ân điển của Đức Chúa Trời, ban Đức
Thánh Linh cho con cái Ngài trong ngày sau rốt. Sự kỳ diệu này đã
xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần, mười ngày saukhi Chúa Giê-xu về
trời. Với sự giáng lâm vinh hiển của Đức Thánh Linh trên các môn
đồ hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chứng kiến sự lạ
lùng, đoàn dân đông bỡ ngỡ. Nhưng trong bài giảng đầy quyền
năng, Phi-e-rơ đã bày tỏ cho dân chúng biết đó là sự ứng nghiệm
của lời tiên tri Giô-ên (Công Vụ 2:16-21), và kêu gọi sự ăn năn tin
nhận Chúa Giê-xu để được nhận lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh
(Công Vụ 2:38). Vì thế khi nói đến sách Giô-ên, nhà bình giải Kinh
Thánh Horton nói rằng: Sách Giô-ên đã bắt đầu cho chiếc cầu để
người bước vào ân điển của Nước Thiên Đàng. Bởi vì sách này dẫn
chúng ta đến Đấng Christ để nhận lãnh báp têm bằng Thánh Linh.
Trong lời hứa ban Thần Linh chúng ta học biếtnhững điều này:
(1) Sự ban cho phổ quát, không phân biệt người Do Thái hay
người ngoại bang, nhưng cho tất cả mọi người được gọi làm con cái
Chúa (Công Vụ 2:39).
(2) Sự ban cho do ân điển của Chúa và được nhận lãnh bởi đức
tin đến Chúa Giê-xu (Giô 2:32; Công Vụ 2:38).
(3) Chúa hứa ban Đức Thánh Linh trong chúng tavà cũng hứa đổ
đầy Thần Linh Ngài trên chúng ta (Ê-xê 26:27; Giô 2:28). Vì vậy,
người tin Chúa có Đức Thánh Linh ngự trị trong lòng, cũng cần cầu
xin sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trong đời sống, hầu làm công việc
có kết quả cho danh Chúa.
Tóm lại, hai điểm chính trong sứ mạng Giô-ênlà:
a. Rao báo ngày đoán xét của Chúa sắp đến.
b. Kêu gọi ăn năn tội để nhận lãnh lời hứa về sự ban Thần Linh.
Ngày nay, chúng ta đang ở trong sự ứng nghiệmcủa lời tiên tri
Giô-ên, như thế lời kêu gọi mọi người hối cải tin nhận Chúa Giê-xu
để được tha tội, và được ban Đức Thánh Linh,là sứ mạng gấp rút
23
cho mỗi Cơ đốc nhân trong thời đại ân điển, trước khi cơn thạnh nộ
lớn của Chúa giáng xuống thế gian.
III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Ngày của Đức Giê-hô-va trong 2:1-11 được Giô-ên diễn tả thế
nào? Và có liên quan gì đến các biến cố lịch sử trong ngày sau cùng
của thế giới?
2. Song song với sự loan báo ngày của Đức Giê-hô-va, Giô-ên có
lời kêu gọi gì? (2:12-13).
3. a. Thế nào là ăn năn? (2:11-17).
b. Tại sao sự ăn năn là cần thiết? (2:18-32).
4. Lời hứa trong 2:28-32 có liên quan gì đến bài giảng của sứ đồ
Phi-e-rơ trong ngày lễ Ngũ Tuần? (Công Vụ 2:14-39).
5. Lời kêu gọi của Giô-ên trong 2:11-23 thách thức Cơ Đốc nhân
chúng ta hôm nay trong sứ mạng nào? (Công Vụ2:38-39).
6. Ghi nhận những điểm quan trọng trong sứ điệp của Giô-ên.
7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:
a. Bạn có thật lòng ăn năn trước mặt Chúa chưa?
b. Bạn là người đang hưởng phước hạnh của lời hứa ban Thánh
Linh hay đang bị đặt dưới sự đoán phạt của Chúa?
c. Với người trong sự hư mất của tội lỗi, bạn có lời kêu gọi gì?
* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.
– Để Sữa Không Bị Trào.
Xoong sữa nấu sôi không kịp nhấc ra nhất địnhbị trào. Nhiều khi
trong xoong không còn tí sữa nào. Xin mách bạn một mẹo nhỏ: Dưới
đáy xoong, hãy đặt úp một đĩa nhỏ hay một thìa con trước khi đổ
sữa vào nấu.
– Để sữa hết bị vữa.
Khi đem nấu lại, bạn cho vào một thìa cà phêđường cát nhuyễn.
24
– Để sữa hết mùi khét.
Nấu sữa nhỡ để nó có mùi khét, làm thế nào? Bạn hãy nhanh tay
lấy một khăn sạch nhúng vào nước cho ướt rồi trải kín trên miệng
xoong sữa còn đang nóng bốc hơi.