Ngày: Tháng Năm 8, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 8 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.              LỜI NÓI KHÔNG THÀNH THẬT

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 25:19-28, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: Ai nấy hãy nói thật với người lân cận mình; tại cổng thành, hãy xét xử chân thật, công minh và ôn hòa;” (Xa-cha-ri 8:16).

III.  BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi sau.

  1. Gia-cốp nói dối điều gì?

……………………………………………………….

     2. Gia-cốp đã gạt cha như thế nào?

……………………………………………………..

 

……………………………………………………..

    3. Khi Y-sác tin đó là Ê-sau, ông đã làm gì?

……………………………………………………..

……………………………………………………..

  1. Khi Ê-sau biết sự thật, ông có hành động như thế nào?

……………………………………………………..

……………………………………………………..

  1. Sau khi Gia-cốp nói dối, trong nhà đã xảy ra chuyện gì?

…………………………………………………………

………………………………………………………….

 

B. NẾU LÀ EM, THÌ EM LÀM SAO?

Giả sử em ở trong trường hợp giống như hai bạn dưới đây, thì em sẽ xử sự như thế nào?

  1. Trường hợp thứ nhất.

Trong lúc làm bài thi, Châu lén chép bài của Văn, nhưng thầy giáo không biết. Sau khi thầy giáo chấm điểm, thì bài của Châu được điểm cao trong lớp.

 

Theo em, Châu nên:

  • Thú nhận với thầy giáo là em đã xem bài của bạn.
  • Không nói gì cả.
  • Khoe điểm với các bạn khác.
  • Từ nay về sau không chép bài của người khác nữa.

 

  1. Trường hợp thứ hai.

Minh mượn xe đạp của Phương đi chơi, nhưng do chạy nhanh thắng gấp, em bị té ngã và xe va vào đá, nên bánh xe trước bị hư.

Theo em,  Minh nên:

  • Nhờ cha mẹ sửa xe giùm.
  • Nói với Phương là người khác làm hư xe.
  • Nói thật với Phương để bạn ấy thông cảm.
  • Chờ lúc Phương bận, đem trả xe đạp cho bạn ấy, giả vờ như không có chuyện gì xảy ra cả.
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 8 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. HƯƠNG VỊ TRÁI THÁNH LINH

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:16-21.

II. CÂU GỐC: “Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ.” (Ga-la-ti 5:22).

III. BÀI TẬP.

  1. Vị thật của trái Thánh Linh.

   Trái Thánh Linh rất đặc biệt, có 9 hương vị thơm ngon. Em có biết 9 hương vị nầy không? Hãy viết vào trong trái này.

* Gợi ý: Mỗi hương vị có 2 từ.

Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ.

  1. Vị thật của trái bị sâu ăn.

   Khi các em làm theo sự tham muốn của xác thịt thì sẽ kết trái như thế nào? Em suy nghĩ rồi dùng lời của mình viết vào trong trái bị sâu ăn.

  1. Kẻ đối địch.

   Trong lòng em thường có hai tiếng nói đối kháng nhau. Đó là tiếng nói của Thánh Linh và tiếng nói của xác thịt. Nếu em vâng theo Đức Thánh Linh thì sẽ có kết cuộc như thế nào? Còn làm theo sự hướng dẫn của xác thịt thì sẽ như thế nào?

Đức Thánh Linh. Tham muốn của xác thịt.                                   Kết cuộc.    Kết cuộc.

Chúa Jêsus yêu dấu!

   Con cảm tạ Chúa đã ban Đức Thánh Linh ở cùng và hướng dẫn con biết làm những điều đẹp lòng Ngài. Con cầu xin Chúa giúp đỡ con trong đời sống hàng ngày biết vâng theo sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh, chống lại sự tham muốn của xác thịt. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus Christ, A-men! 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 8 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. HƯƠNG VỊ TRÁI THÁNH LINH

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:16-21.

II. CÂU GỐC: “Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ.” (Ga-la-ti 5:22).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Trái của Thánh Linh khác với trái của xác thịt như thế nào.

   – Cảm nhận: Bước đi với Chúa Thánh Linh mỗi ngày thì đời

sống sẽ kết trái Thánh Linh.

   – Hành động: Ở trong Chúa và làm theo lời Ngài để đời sống

được kết trái Thánh Linh.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

    Trái Thánh Linh là đề tài xuyên suốt quý nầy, với mục đích giúp các em hiểu rõ những phẩm chất cần có của một Cơ đốc nhân. Kinh Thánh từ Bài 1- Bài 10 chủ yếu ở trong thư tín Ga-la-ti 5:16-23. Trước khi dạy cho các em, bạn nên biết rõ Đức Thánh Linh là ai, và hiểu một cách tổng quát bối cảnh thư Ga-la-ti.

  1. ĐỨC THÁNH LINH LÀ AI?

   Đức Thánh Linh là Ngôi Thứ Ba của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Ngài có cùng bản tính với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Jêsus. Kinh Thánh cho chúng ta biết rõ về Ngài.

   – Ngài là Đấng đời đời (Hê-bơ-rơ 9:14).

   – Ngài là Thần lẽ thật (Giăng16:13).

   – Ngài là Thần linh của thánh đức (Rô-ma1:4).

   – Ngài ở khắp mọi nơi (Thi thiên 139:7-12).

   – Ngài đầy dẫy sự khôn ngoan (1Cô-rinh-tô 2:10-11).

   – Ngài là Đấng Toàn năng (Gióp 33:4).

   – Ngài là Đấng cầu thay (Rô-ma 8:26).

Công tác của Đức Thánh Linh là:

   – Đồng công với Đức Chúa Trời: Tham dự trong sự sáng tạo (Sáng Thế Ký 1:1-2), hướng dẫn trong việc ghi chép lời Đức Chúa Trời (2 Phi-e-rơ 1:21), cộng tác trong việc cứu tội nhân (CôngVụ 1:8).

   – Đồng công với Chúa Jêsus: Trong sự giáng sinh (Ma-thi-ơ 1:20), khi Chúa Jêsus chịu phép báp-tem (Ma-thi-ơ 3:16), chịu cám dỗ (Lu-ca 4:1), khi Chúa Jêsus thi hành chức vụ (Ma-thi ơ 12:28; Lu-ca 4:18-19), lúc Chúa Jêsus phục sinh (Rô-ma 8:11).

   – Đồng công với các tín đồ: Dạy dỗ (Giăng 14:26), dẫn dắt (Rô-ma 8:14), cầu thay (Rô-ma 8:26), an ủi, nâng đỡ (Giăng 14:16-26), hướng dẫn thờ phượng Đức Chúa Trời (Giăng 4:24)…

   Tóm lại: Công việc của Đức Thánh Linh là hướng dẫn tín hữu làm đẹp lòng Đức ChúaTrời và vinh hiển danh Ngài. Khi một người tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, thì Đức Thánh Linh ngự vào lòng của người đó.

  1. BỐI CẢNH THƯ GA-LA-TI.

   Mục đích Phao-lô viết sách là để giải quyết hai vấn đề lớn xuất hiện tại Hội Thánh Ga-la-ti. Thứ nhất: Những tín đồ Giu-đa nghi ngờ uy quyền dạy dỗ của Phao-lô, cho rằng Phao-lô không phải là sứ đồ, không có tư cách dạy dỗ. Thứ hai: Những tín đồ Giu-đa nầy không tin sự cứu rỗi đặt nền tảng trên đức tin. Họ cho rằng, muốn được cứu rỗi thì ngoài việc nhờ cậy vào Chúa Jêsus, còn phải tuân giữ luật pháp Môi-se. Phao-lô đã viết thư nầy để bênh vực chức vụ sứ đồ của mình, và giảng giải Tin Lành mà ông đã rao truyền.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Tốt và xấu.

   1.Chuẩn bị: Một trái cây còn tươi tốt và một trái đã hư thối, tốt nhất là cùngmột loại (có thể mua một trái trước vài ngày, để cho nó từ từ hư đi).

  1. Thực hiện: Cho các em quan sát bên ngoài hai trái (tốt tươi và hư thối) xem có gì khác nhau. Sau đó, cắt ra cho các em quan sát bên trong. Có thể chia nhóm để thi đua xem nhóm nào nêu ra được nhiều điểm khác nhau nhất. Sau đó hỏi các em: “Muốn trái cây không bị hư thối, các em phải làm gì?” “Người có bản chất tốt và người không có bản chất tốt có gì khác nhau?Hai hạng người này có biểu hiện khác nhau như thế nào?” (Có thể cho nhóm1nêu ra biểu hiện của người có bản chất tốt, nhóm 2 nêu ra biểu hiện của người có bản chất xấu).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Các em muốn mình trở thành người tốt hay người xấu? Nếu không muốn trở thành người xấu thì phải làm thế nào? (Cho các em tự do chia sẻ). Có 1 bí quyết được ghi trong Kinh Thánh, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bí quyết nầy nhé!

  1. Bài học.

   (Câu chuyện dưới đây có thể thu âm rồi phát ra cho các em nghe, hoặc kể chuyện hay đóng kịch. Sử dụng trang tài liệu 1-4 sách giáo viên).

   Minh nhìn hai bạn trong lớp thiếu nhi đang chơi máy bay điện tử và muốn có một cái như vậy. Nhìn các bạn đang chơi say mê và vui vẻ, Minh cảm thấy không vui và mong sao chiếc máy bay đó bị hư. Nhưng ngay lúc đó, trong lòng em bỗng có tiếng nói: “Đừng suy nghĩ như vậy! Không tốt đâu!” Sau buổi nhóm, Minh phát hiện hai bạn ấy bỏ quên chiếc máy bay trong nhà vệ sinh. Minh nhìn quanh không thấy ai ở trong nhà vệ sinh liền nhanh tay lấy chiếc máy bay bỏ vào túi xách. Trong lòng em lại có tiếng nói: “Không được làm như vậy!” Nhưng Minh vội vã rời khỏi đó.

   Về đến nhà, Minh cảm thấy không bình an, và sợ mẹ biết. Đến tối, Minh đóng cửa phòng lại rồi lấy máy bay ra chơi, nhưng sao Minh không cảm thấy vui! Chán nản, Minh quăng nó trở vào túi xách và lên giường ngủ, nhưng nhắm mắt mãi cũng không ngủ được. Lời Chúa dạy: Chớ trộm cắp, chớ tham lam…cứ lặp đi lặp lại trong lòng. Càng nghĩ, Minh càng hối hận và cảm thấy có lỗi với Chúa. Em ngồi dậy cầu nguyện xưng tội với Đức Chúa Trời, và xin Ngài tha thứ.

   Sau khi cầu nguyện xong, Minh cảm thấy bình an hơn, nhưng em vẫn muốn đem chuyện nầy nói với mẹ. Mẹ không những không trách mắng mà còn khen em đã can đảm nói ra sự thật, và khuyên em Chúa nhật sau nên đem chiếc máy bay trả lại cho hai bạn. Sau đó, mẹ cùng em cầu nguyện cảm tạ Chúa. Minh trở về phòng ngủ và cảm thấy hoàn toàn bình an. Em ngủ một giấc cho đến sáng.

   Các em thân mến! Vì sao mẹ của bạn Minh lại cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời? Các em thấy Đức Thánh Linh đã làm gì trong lòng của Minh? (Cho các em phát biểu ý kiến). Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về Đức Thánh Linh.

   Cha trên trời của chúng ta là Đức Chúa Trời Ba Ngôi, gồm: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con (Chúa Jêsus) và Đức Thánh Linh. Bài học Kinh Thánh hôm nay sẽ giúp các em biết nhiều về Đức Thánh Linh (cho các em sử dụng Kinh Thánh).

   – 2 Phi-e-rơ1:20-21: Đức Thánh Linh hướng dẫn các tác giả

viết lại lời Đức Chúa Trời một cách chính xác.

   – Rô-ma 8:14-17: Đức Thánh Linh giúp các em nhận biết mình là con cái Đức Chúa Trời.

   – Giăng 14:16-18: Đức Thánh Linh ở cùng những ai tin nhận Ngài.

   – 1Cô-rinh-tô 12:4-11: Đức Thánh Linh ban ân tứ để các em làm công việc của Đức Chúa Trời.

   – Rô-ma 8:9: Đức Thánh Linh hướng dẫn các em sống đẹp lòng Đức ChúaTrời.

   – Ê-phê-sô 4:30: Đức Thánh Linh ấn chứng cho các em đến ngày cứu chuộc.

   – Rô-ma 8:26-27: Đức Thánh Linh cầu thay cho các em.

   – Giăng 16:8: Đức Thánh Linh cáo trách các em về tội lỗi đã phạm.

   – Giăng14:26: Đức Thánh Linh dạy dỗ, nhắc nhở các em nhớ lại Lời Đức Chúa Trời.

   – Công Vụ 16:6-10: Đức Thánh Linh giúp các em có quyết định đúng đắn.

   Qua công tác của Đức Thánh Linh, các em nhận biết Đức Thánh Linh đã hành động như thế nào trong lòng của bạn Minh? Đức Thánh Linh phán với Minh đừng có tư tưởng ganh ghét (mong chiếc máy bay bị hư), tham lam (muốn có chiếc máy bay), nhắc nhở Minh nhớ lời Đức Chúa Trời dạy đừng tham lam, giúp Minh nhận biết tội lỗi và ăn năn, ban sự can đảm để Minh nói ra lỗi lầm của mình. Cuối cùng, Đức Thánh Linh ban cho Minh sự bình an trong tâm hồn.

   Các em thấy không, khi bạn Minh không vâng theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, thì làm điều sai trái, nhưng khi bạn ấy vâng phục Đức Thánh Linh thì làm điều đẹp lòng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép rằng, khi chúng ta đi theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh thì sẽ kết trái Thánh Linh. Trái Thánh Linh gồm có 9 đặc tính tốt đẹp. Đó là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. Đối nghịch với trái Thánh Linh là trái xác thịt, sinh ra từ sự ham muốn của chúng ta. “Công việc của xác thịt thật rõ ràng, đó là: Gian dâm, ô uế, buông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, gây gổ, ghen ghét, giận dữ, ích kỷ, bất bình, phe đảng, ganh tị, say sưa, chè chén, và những việc tương tự khác. Tôi cảnh cáo anh em, như tôi đã từng cảnh cáo: Những ai làm các việc như thế sẽ không được hưởng vương quốc Đức Chúa Trời.” (Ga-la-ti 5:19-21). Theo các em, khi bạn Minh không nhờ cậy Đức Thánh Linh, thì đã có những “trái xác thịt” nào? (Ganh ghét muốn đồ chơi của các bạn bị hư, ăn cắp). Sự ham muốn của xác thịt giống như con sâu đục khoét làm trái cây bị hư thối. Làm thế nào để chúng ta có thể chiến thắng sự ham muốn của xác thịt? Đó là bước đi theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.

  1. Ứng dụng.

   Giáo viên khích lệ các em chia sẻ từng trải của mình có lúc cũng giống như bạn Minh. Khi Đức Thánh Linh nhắc nhở, các em phải lắng nghe và vâng lời để làm điều đẹp lòng Đức Chúa Trời. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện và làm bài tập trong sách học viên.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 8 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. LỜI NÓI KHÔNG THÀNH THẬT

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 25:19-28, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: “Ai nấy hãy nói thật với người lân cận mình; tại cổng thành, hãy xét xử chân thật, công minh và ôn hòa;” (Xa-cha-ri 8:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Gia-cốp nói dối gây ra những hậu quả buồn khổ cho bản thân và gia đình.

– Cảm nhận: Lời nói không thành thật luôn đưa đến những điều không tốt.

– Hành động: Xin Chúa giúp các em luôn là người chân thật.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. VUI MÀ HỌC.

* Xếp hình sao.

  1. Mục đích: Giúp các em phân biệt giữa Gia-cốp và Ê-sau .
  2. Vật liệu: 2 tấm bìa lớn (trước giờ học, giáo viên vẽ và cắt sẵn hình ngôi sao. Viết các đặc tính, đặc điểm, hình dạng của Ê-sau và Gia-cốp trên từng cánh sao), viết chì màu, kéo.
  3. Thực hiện: Giáo viên trộn lẫn lộn các cánh sao, để các em xếp lại cho thích hợp. Khi các em đang xếp hình, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi hướng dẫn các em phân biệt hai anh em. Ví dụ: “Minh à, ở đây nói Gia-cốp là người chăn chiên, em tìm trong ngôi sao kia xem Ê-sau làm gì?”

                             

Ê-SAU                                                            GIA-CỐP

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Nếu có ai nói dối với các em, khi biết được sự thật, các em cảm thấy thế nào? Nếu các em nói dối người khác, các em sẽ có cảm giác gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng học với nhau về một người nói dối, ông tưởng rằng nói dối là cách hay nhất để đạt được điều mình thích. Ông đã nói dối điều gì? Sau đó, việc gì đã xảy ra? Bây giờ các em cùng lắng nghe nha.

  1. Bài học.

Đây là Y-sác (cho các em xem con rối Y-sác). Ông đã già yếu, hai mắt mờ dần và không còn thấy đường nữa. (Giơ con rối Rê-bê-ca lên). Còn đây là Rê-bê-ca, vợ của Y-sác. Hai vợ chồng có hai con trai sinh đôi. Tính tình lẫn hình dáng của hai người con nầy khác hẳn nhau.

(Cho các em nói về những đặc tính của hai anh em mà các em đã biết trong phần Sinh hoạt đầu giờ, sau đó giáo viên bổ sung cho đầy đủ ý).

(Cầm con rối Ê-sau lên). Đây là Ê-sau, khắp người có rất nhiều lông, được cha yêu thương nhất. Ê-sau săn bắn rất giỏi, thường nấu các món thịt rừng mời Y-sác ăn. (Giơ cao con rối Gia-cốp lên). Còn đây là Gia-cốp, ra đời sau Ê-sau  vài phút. Gia-cốp không có nhiều lông như Ê-sau, thích ở nhà và chỉ đi các nơi gần nhà mà thôi. Gia-cốp thích chăm sóc chiên, và được bà Rê-bê-ca yêu thương vô cùng.

Một hôm, Y-sác gọi Ê-sau: “Con ơi”. Ê-sau thưa: “Con ơi!” Ê-sau thưa: “Dạ, con đây.” Ông nói: “Nầy, cha đã già rồi, chẳng biết chết ngày nào. Bây giờ, con hãy lấy khí giới, ống tên và cây cung của con, ra đồng săn thú rừng cho cha. Rồi con làm một món thật ngon theo sở thích của cha, và dọn lên cho cha ăn để cha chúc phước cho con trước khi qua đời.”

Ê-sau rất vui mừng khi biết cha dự định chúc phước cho mình. Ông lập tức đi vào rừng săn bắn còn Y-sác chờ Ê-sau  trở về và đem thức ăn đến.  

Nhưng ông Y-sác không biết rằng bà Rê-bê-ca đã nghe được câu chuyện của hai cha con. Bà muốn Gia-cốp nhận được phước hạnh nên gọi cậu con trai cưng đến, kể lại tỉ mỉ những lời Y-sác nói cùng Ê-sau, rồi bảo Gia-cốp: “Vậy, con ơi, bây giờ hãy nghe lời mẹ bảo”. Bà Rê-bê-ca tiếp tục nói trong khi Gia cốp chăm chú lắng nghe: “Con mau ra ngoài bầy gia súc, bắt cho mẹ hai dê con thật mập, rồi mẹ sẽ làm một món thật ngon, đúng với sở thích của cha con. 10Con sẽ đem đến cho cha ăn để ông chúc phước cho con trước khi qua đời.”

Gia-cốp suy nghĩ một lát rồi nói: “Tuy đôi mắt ba đã mù nhưng con nghĩ mình không dễ gì dối gạt được ba đâu! Nếu ba rờ con thì sao? Con không có lông, còn trên người anh con thì đầy lông, chắc chắn ba sẽ biết con không phải là Ê-sau”.

Bà Rê-bê-ca trấn an: “Con ơi, để mẹ chịu sự rủa sả đó cho con; con cứ nghe lời mẹ, ra bắt hai dê con đi.” Thế là Gia-cốp đồng ý vì ông cũng mong muốn làm chủ gia đình.

Trước hết, Gia-cốp giúp mẹ nấu nướng món ngon, đúng như sở thích của cha mình. Bà mẹ lấy áo tốt nhất của Ê-sau để ở nhà bảo Gia-cốp mặc vào, lại dùng da dê bao hai tay và cổ của Gia-cốp sao cho giống y như Ê-sau. Xong đâu đấy, bà giao cho Gia-cốp đĩa thịt thơm phức và bánh mới nướng. Gia-cốp đến gần cha và thưa: “Cha ơi!” Y-sác đáp: “Cha đây, con là đứa nào đấy?” Gia-cốp thưa: “Con là Ê-sau, con trưởng nam của cha đây. Con đã làm như lời cha dặn bảo. Xin cha ngồi dậy, ăn món thịt săn của con rồi cha đích thân chúc phước cho con.” Y-sác hỏi: “Sao con săn được nhanh thế?” Gia-cốp thưa: “Nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của cha giúp con được may mắn.”. Y-sác nói với Gia-cốp: “Con ơi, con lại gần đây để cha rờ xem con có phải là Ê-sau, con của cha không.” Gia-cốp lại gần cha mình là Y-sác. Ông rờ và nói: “Giọng nói thì của Gia-cốp, mà tay lại của Ê-sau.”  Ông lại hỏi: “Có đúng con là Ê-sau, con trai của cha không?” Gia-cốp thưa: “Dạ phải, chính con đây.” Rồi Y-sác bảo: “Đem cho cha món thịt rừng con săn được để cha ăn và chúc phước cho con.” 

Gia-cốp đứng sang một bên, phục vụ bữa ăn cho cha. Sau đó, Y-sác giữ lời hứa, chúc phước cho Gia-cốp thành người chủ gia tộc. Gia-cốp đã nói dối và chiếm được phước lành! Ông đạt được điều mình mong muốn.

Khi Ê-sau đi săn về, biết Gia-cốp cướp phước lành thì hết sức tức giận, đòi giết Gia-cốp. Gia-cốp đành phải bỏ nhà trốn đi. Ban đầu Gia-cốp định chờ khi Ê-sau nguôi giận sẽ trở về nhà, nhưng ông đã sai lầm. Gia-cốp phải xa nhà hai mươi năm và không còn cơ hội gặp cha mẹ của ông nữa. Gia-cốp tưởng nói dối sẽ dễ dàng đạt được điều mình mong muốn. Nhưng rất tiếc ông phải gánh lấy lo buồn và đau khổ.

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em mở sách học viên, dùng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ” giúp các em ôn bài.

Sau đó nói với các em: “Hôm nay, chúng ta cùng suy nghĩ về hai việc đã xảy ra.” Bạn giải thích cho các em hiểu trong hình thứ nhất đã xảy ra điều gì? Và cùng các em thảo luận câu trả lời. Hỏi các em: Làm như vậy sẽ dẫn đến điều gì? Theo em, nếu Châu cũng làm như vậy em sẽ cảm thấy thế nào? (Theo cách đó để thảo luận sự việc thứ hai).

Khi các em phát biểu, tiếp nhận ý kiến của các em. Đừng phê bình vì mục đích của bài học nầy là khuyến khích các em thành thật nói lên suy nghĩ của mình, chứ không phải bắt các em nói những điều mà giáo viên muốn nghe. Hãy luôn nói những câu khích lệ các em như: “Đó là một lý do thú vị”, hay “Ý kiến của em rất hay”. Nghe khen như vậy các em sẽ mạnh dạn phát biểu hơn.

Hướng dẫn các em học câu gốc và nói với các em: “Đức Chúa Trời muốn chúng ta luôn thành thật. Ngài biết điều nầy rất khó thực hiện. Nhưng Ngài hứa sẽ giúp chúng ta. Bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ”. Giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ các em trở nên một người chân thật.

Khuyến khích các em đem tập học viên về nhà cho phụ huynh kiểm tra và thực hiện phần “Sinh hoạt gia đình”.

V. PHỤ LỤC.

A. HÌNH ẢNH.

  1. Vật liệu: 1 tấm bìa lớn, viết chì, viết chì màu.
  2. Cách làm: Giáo viên vẽ hình dưới đây lên tấm bìa, rồi tô màu thật đẹp.

B. CON RỐI BẰNG BAO GIẤY.

  1. Vật liệu: 4 bao giấy, 4 tấm bìa nhỏ, keo, kéo, viết chì màu, vải hoa hay giấy hoa.
  2. Cách làm: Trước hết, vẽ các hình sau đây vào các tấm bìa rồi cắt ra. Sau đó cắt ngang tấm bìa hình người (khoảng ngang miệng). Dán phần đầu người lên phần dưới bao giấy, phần thân người lên phần trên bao giấy (như hình dưới). Cuối cùng dùng bút chì màu vẽ mắt, mũi, miệng, quần áo…, và lấy vải hoa trang trí lên quần áo cho đẹp mắt.

RÊ-BÊ-CA Y-SÁC

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. LỜI HỨA KỲ DIỆU

I. KINH THÁNH: Lu-ca 1:26-28.

II. CÂU GỐC: “Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là Jêsus” (Lu-ca 1:31).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời hứa ban món quà quí báu nhất cho loài người là Chúa Jêsus.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng luôn giữ lời hứa.

– Hành động: Cảm tạ Đức Chúa Trời về lời hứa quý báu của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Sinh Hoạt Lớp Học.

* Chuẩn bị:

– Vẽ cây thông hoặc dùng cây thông thật, ngôi sao, chuông (làm trước giờ học).

* Cách thực hiện: Khi giáo viên bước vào lớp, có thể nói với các em rằng: “Cây thông này làm cho lớp học chúng ta đẹp biết bao! Tại sao Lễ Giáng sinh là một ngày lễ đặc biệt vậy các em?” “Đúng vậy. Ngày Lễ Giáng sinh là ngày sinh của Chúa Jêsus”. Giáo viên bảo các em phụ giúp đặt cây thông vào vị trí thuận tiện.

Khi giáo viên trò chuyện với các em về ngày Lễ Giáng sinh, xin vui lòng lập lại nhiều lần nội dung: Ngày Lễ Giáng sinh là ngày sinh của Chúa Jêsus, là lúc để chúng ta bày tỏ lòng yêu thương, dâng hiến. Chúng ta thường tặng quà cho những người mà chúng ta yêu thương vào dịp nầy. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và ban tặng cho chúng ta một món quà quí nhất, đó là ban Chúa Jêsus đến thế gian!

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình Ma-ri, Giô-sép, thiên sứ.

  1. Vào đề.

 (Vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Khi có một người hứa tặng quà cho em, em có cảm thấy vui không? Trong thời gian chờ đợi, em nôn nóng nhận quà càng sớm càng tốt, phải không? (Cho các em trả lời).

  1. Bài học.

Kinh Thánh có chép rằng: Từ thuở xa xưa, Đức Chúa Trời hứa sẽ ban cho loài người một món quà. Ma-ri, một cô gái đẹp, hiền lành và Giô-sép, một chàng trai nhân từ, là những người đầu tiên biết được món quà quí báu của Đức Chúa Trời ban cho.

Ma-ri là một người rất yêu mến Chúa, thường dành nhiều thì giờ cầu nguyện với Chúa. Một hôm, Ma-ri đang cầu nguyện, thình lình có một vị thiên sứ hiện ra. Ma-ri rất ngạc nhiên và run sợ. Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là Jêsus”. Rồi thiên sứ rời khỏi Ma-ri..

Ma-ri thầm nghĩ: “Chúa ban cho tôi một em bé!” Ma-ri tin chắc rằng hễ Chúa hứa thì Ngài sẽ làm thành. Ma-ri vui mừng lắm. Nàng cảm tạ Chúa.

Sau đó, thiên sứ hiện ra trong giấc chiêm bao của Giô-sép. Thiên sứ báo cho Giô-sép biết: “Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Ma-ri một em bé trai. Ngươi phải đặt tên cho bé trai đó là Jêsus!” Giô-sép vui lắm. Giô-sép hứa với Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ Ma-ri săn sóc em bé. Ma-ri rất vui sướng vì được Đức Chúa Trời chọn làm mẹ của em bé đặc biệt nầy.

Chúng ta cũng vui mừng vì Đức Chúa Trời đã hứa ban Chúa Jêsus xuống thế gian. Chúng ta hiệp ý cầu nguyện (mời các em đứng lên): “Lạy Chúa! Chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài yêu thương chúng con, đã hứa ban Chúa Jêsus trở thành con của Ma-ri và trở thành người bạn yêu thương, giúp đỡ chúng con. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus Christ. Amen”.

  1. Ứng dụng.

Hỏi lại các em: Những người nào là người đầu tiên biết được món quà quí báu mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho loài người? Thiên sứ phán gì với Ma-ri? Với Giô-sép? Món quà quí mà Đức Chúa Trời hứa ban là gì? Các em có thích món quà nầy không?

Giáo viên hướng dẫn các em đọc câu gốc nhiều lần cho đến khi các em thuộc lòng.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 1 đã làm sẵn.

– Kéo cắt, hồ dán, bút chì màu.

* Cách thực hiện: Cắt hình Hài nhi Jêsus, chó con và sao đêm của tập học viên) dán vào vị trí thích hợp ở bài tập số 1.

Giáo viên dùng câu hỏi đơn sơ giúp các em suy nghĩ về ý nghĩa của hình: “Các em tìm ra được hình nào chỉ về ban đêm chưa?”… “Đức Chúa Trời đã làm nên mặt trăng và các ngôi sao để soi sáng ban đêm”. Nếu còn thời gian, giáo viên cho các em tô màu lên hình vẽ.