Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI BIẾT VÂNG LỜI

 I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô 17:8-16.

II. CÂU GỐC: “Hãy nghe lời khuyên và đón nhận sự giáo huấn, để cuối cùng, con được khôn ngoan.” (Châm ngôn 19:20).

III. BÀI TẬP

  1. Lời nói của ai?

Trong cuộc sống, người lãnh đạo thường ra những chỉ thị. Em dùng đường vẽ nối nhân vật và lời nói sao cho phù hợp. Sau đó, em tự đánh giá mình được bao nhiêu điểm về phương diện vâng lời, nhớ tối đa là 100 điểm nhé!

 

 

Cảnh sát

 

Giáo viên

 

Ba
  • Em là cầu thủ dự bị.
  • Đi xe đạp phải đúng đường dành cho xe đạp. Xếp hàng ở đây.
  • Để đồ chơi đúng chỗ.
  • Cắm trại ngày mai phải dừng lại.
  • Bạn bè phải giúp đỡ lẫn nhau.
  • Hôm nay bạn trực vệ sinh.
  • Phải đi trên đường dành cho người đi bộ.
  • Làm xong bài mới xem tivi.
  • Đừng đá cầu qua bên trái.
  • Mặc áo lạnh mới ra ngoài.
  • Ngày mai nộp bài.

Mẹ

 

Huấn luyện viên

 

Lớp trưởng

 

 

 

  1. Cuộc chiến giữa Y-sơ-ra-ên và A-ma-léc.

Em chọn lựa hình vẽ thích hợp và trả lời câu hỏi phía dưới.

Tuyển chọn một số người ra trận.

a. Ai khiêu chiến với dân Y-sơ-ra-ên?

Hình ……

b. Môi-se chỉ thị cho Môi-se làm gì?

Hình ……

c. Ai đứng trên đỉnh đồi?

Hình ……

d. Ai giúp đỡ Môi-se khi ông mệt mỏi?

Hình ……

e. Môi-se làm gì sau khi chiến thắng?

Hình …….

g. Môi-se ghi lại sự kiện này vào đâu?

Hình ……

Tuyển chọn một số người ra trận. A-rôn, Hu-rơ
Kinh Thánh. Người A-bi-ma-léc.
Bàn thờ. Môi-se, A-rôn, Hu-rơ

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI BIẾT VÂNG LỜI

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô 17:8-16.

II. CÂU GỐC: “Hãy nghe lời khuyên và đón nhận sự giáo huấn, để cuối cùng, con được khôn ngoan.” (Châm ngôn 19:20).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Giô-suê vâng theo chỉ thị của Môi-se và Đức Chúa Trời đã giúp ông chiến thắng dân A-ma-léc.

– Cảm nhận: Vâng theo lời khuyên dạy thì sẽ thành công.

– Hành động: Vâng phục những chỉ thị mà người lãnh đạo (ba mẹ, giáo viên…) đưa ra.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Sự hướng dẫn trên bản đồ.

  1. Mục đích: Cho các em tự tìm ra câu gốc của bài học Kinh Thánh này.
  2. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu A.
  3. Thực hiện: Hướng dẫn các em mở sách học viên trang tư liệu A, cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập, tìm ra câu gốc của bài này.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Bây giờ chúng ta sẽ gặp gỡ một đoàn người Hê-bơ-rơ từ xứ Ai-cập đến. Trong đoàn người ấy có một thanh niên tên là Giô-suê. Giô-suê là người yêu mến Đức Chúa Trời.

  1. Bài học.

Từ lúc dân Ysơ-ra-ên rời Ai-cập cho đến bây giờ, Giô-suê nhìn thấy rõ Đức Chúa Trời đã chăm lo cho dân sự Ngài. Giô-suê cũng nhận biết Đức Chúa Trời chọn lựa Môi-se làm người lãnh đạo. Dù lúc ấy Giô-suê còn trẻ, nhưng ông vẫn là người trợ giúp đắc lực của Môi-se. Lúc này, Môi-se đang hướng dẫn dân sự vượt qua đồng vắng Sin, đến vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban (chỉ trên bản đồ).

Bây giờ các em nhắm mắt lại và thử tưởng tượng mình cùng đoàn dân Y-sơ-ra-ên đang đi trong đồng vắng. Các em cảm thấy thế nào? Khí hậu nóng bức cùng mùi của súc vật chung quanh. Các em nghe tiếng chân người và tiếng súc vật kêu. Bỗng nhiên, các em lại nghe có tiếng nhốn nháo phía sau. Chuyện gì vậy? Bây giờ các em mở mắt ra xem chuyện gì xảy ra nhé!

Các em đọc Xuất Ê-díp-tô 17:8 xem chuyện gì đã xảy ra? (Người A-ma-léc đến khiêu chiến). Người A-ma-léc không cho dân Y-sơ-ra-ên và đàn súc vật đi ngang qua vùng đất của họ, nên muốn khiêu chiến. Trong hoàn cảnh đó, Môi-se ra lệnh cho Giô-suê: “Ngươi hãy tuyển chọn một số thanh niên trai tráng để chiến đấu với dân A-ma-léc. Còn ta sẽ đứng trên đỉnh đồi cầm gậy của Đức Giê-hô-va trong tay”. 

Giô-suê lập tức vâng theo chỉ thị của Môi-se, nhanh chóng tuyển quân, sẵn sàng chiến đấu. Giô-suê lãnh đạo quân Y-sơ-ra-ên ra trận. Khi nhìn lên đỉnh đồi, họ thấy Môi-se đang cầm cây gậy giơ cao lên, thì biết ông đang cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ.

Y-sơ-ra-ên tấn công dân A-ma-léc. Họ đang chiến thắng. Bỗng nhiên, dân A-ma-léc mạnh lên. Dân Y-sơ-ra-ên phải lùi lại. Các em đọc Xuất 17:11 xem tại sao lại như vậy?

Thì ra, thế trận tùy thuộc vào việc Môi-se giơ tay cao lên hay hạ xuống. Khi tay Môi-se hạ xuống, dân A-ma-léc trở nên mạnh mẽ. Môi-se gấp rút giơ hai tay lên, tiếp tục cầu nguyện với Đức Chúa Trời (giáo viên vừa nói vừa giơ hai tay lên, cho các em làm theo). Thật lạ lùng, người A-ma-léc bỗng trở nên yếu đuối. Xem ra, tay của Môi-se không thể nào để xuống được, nhưng ông không thể nào giơ mãi vì sẽ rất mỏi. Các em có cảm thấy mỏi không?

Các em đọc Xuất 17:12 xem Môi-se phải làm thế nào? A-rôn là anh của Môi-se, còn Hu-rơ là bạn. Hai người phải giúp đỡ Môi-se. Họ lấy đá kê cho ông ngồi, rồi hai người ở hai bên nâng cánh tay của Môi-se lên. Đây không phải là một việc dễ, vì tay họ không bao lâu cũng sẽ bị mỏi. Nhưng nhất định họ phải làm như vậy cho đến khi mặt trời lặn. Đây là khoảng thời gian quan trọng để quyết định kết quả trận chiến.

Mặt trời lặn xuống! Giô-suê đánh bại người A-ma-léc. Lúc ấy, chắc Môi-se, A-rôn và Hu-rơ lập tức để tay xuống để nghỉ ngơi. Chính Đức Chúa Trời giúp đỡ Giô-suê chiến thắng dân A-ma-léc. 

Sau đó, Đức Chúa Trời nói chuyện với Môi-se. Các em đọc Xuất 17:14 xem Ngài phán dặn Môi-se làm gì? Đức Chúa Trời muốn dân Y-sơ-ra-ên ghi nhớ chính Ngài giúp họ chiến thắng.

Môi-se lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, để thờ phượng và cảm tạ Ngài đã giúp dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng. Môi-se đặt tên bàn thờ là “Giê-hô-va cờ xí của tôi”, có nghĩa là “Đức Chúa Trời vùa giúp”. Tên gọi này nhắc nhở họ phải ghi nhớ quyền năng và sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. 

     3. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 1 và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Cuộc chiến giữa Y-sơ-ra-ên và A-ma-léc”. Sau đó, cho các em thảo luận: “Nếu Giô-suê sợ hãi không dám vâng lời Môi-se thì sẽ ra sao? Theo em, tại sao Giô-suê vâng theo chỉ thị của Môi-se? (Giô-suê biết Môi-se là người của Đức Chúa Trời, là người lãnh đạo tốt, vâng phục Đức Chúa Trời). Lần này, Giô-suê học tập được gì ở Môi-se? (Một người lãnh đạo không bao giờ quên cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ). 

     b. Học câu gốc.

Cho các em chia sẻ phần sinh hoạt đầu giờ, sau đó đọc câu gốc rồi thảo luận: “Trọng tâm câu Kinh Thánh này là gì? (Các em phải lắng nghe và tiếp nhận mọi lời khuyên dạy, nhất là lời khuyên dạy trong Kinh Thánh. Như thế, các em sẽ được sự khôn ngoan và thành công).

    c. Áp dụng vào đời sống.

Trước hết thảo luận với các em: “Những người nào là người lãnh đạo trong đời sống của các em?” (Ba, mẹ, thầy, cô, người huấn luyện…). Em tự đánh giá mình được bao nhiêu điểm về phương diện vâng lời họ? (100 điểm là tối đa). Sau đó cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Lời nói của ai?”

Giáo viên chia sẻ: “Vâng lời đôi khi không phải là việc dễ, bởi vì chúng ta thường thích làm theo ý mình. Nếu những người hướng dẫn khuyên các em làm điều đúng mà các em không nghe theo, thì sẽ thất bại. Xin Đức Chúa Trời giúp đỡ các em vâng phục sự hướng dẫn của người khác, như: Mục sư, ba mẹ, thầy cô, anh chị hướng dẫn… Có một điều chắc chắn các em phải vâng phục, đó là phải tin Chúa Jêsus để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Các em đã vâng phục Đức Chúa Trời tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa chưa? (Cho các em cầu nguyện). 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1. VÍ DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 13:1-9; 18-23; Lu-ca 8:4-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia-cơ 1:22).

III. BÀI TẬP.

  1. Ví dụ trên có ý nghĩa gì?

  Em đọc Ma-thi-ơ 13:37-38; Lu-ca 8:11-15; rồi nối các câu ở cột bên trái với các câu ở cột bên phải sao cho thích hợp.

 

 

  1. Hạt giống mà Chúa Jêsus nói là…
  2. Đất cứngchỉ người…
  3. Đất sỏi đá chỉ người…
  4. Bụi gai chỉ người…
  5. Đất tốt chỉ người…
  6. Chúa Jêsus nói người gieo giống là…
  7. Bốn loại đất chỉ về…
  1. ĐấngChrist.
  2. Nghe đạo Đức Chúa Trời nhưng ăn sâu vào lòng.
  3. Bị khống chế bởi sự lo âu hoặc sung sướng đời nầy.
  4. Thế gian.
  5. Đạo của Đức Chúa Trời.
  6. Nghe đạo, nhưng không có phản ứng vì không hiểu gì cả.
  7. Nghe, hiểu và vâng phục.
  1. Đọc và làm.

Tuần nầy, em nên áp dụng các hướng dẫn sau đây khi đọc Kinh Thánh.

    a. Trước khi đọc, cầu xin Chúa giúp em hiểu Lời Ngài.

    b. Khi đọc, em thử tìm ra điều Đức Chúa Trời muốn dạy em: Đoạn Kinh Thánh đó cho biết ý Chúa muốn em làm gì?

    c. Sau khi đọc, cầu xin Chúa giúp em thực hiện Lời Chúa dạy.

 

  1. Vạch ra việc em cần làm trong ngày. Ngày Đọc Kinh Thánh Việc cần làm Chúa Nhật 1Giăng 4:7-12
Ngày Đọc Kinh Thánh Việc Cần Làm
Chủ Nhật
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Nam
Thứ Sáu
Thứ Bảy
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 7 Tháng Năm, 2024

BÀI 1.   VÍ DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 13:1-9; 18-23; Lu-ca 8:4-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia-cơ 1:22).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Ví dụ nầy cho em bài học quan trọng: Lòng em phải là mảnh đất tốt cho Lời của Chúa.

– Cảm nhận: Vâng lời Đức Chúa Trời, nghe đạo và đọc Kinh Thánh đều quan trọng như nhau.

– Hành động: Kể ra những phương pháp giúp em đọc Kinh Thánh dễ hiểu hơn.

IV. PHẦNĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Làm túi đựng câu gốc. Xem phần thủ công.
  2. Chấm điểm các em về mặt chuyên cần, thuộc câu gốc, dẫn bạn mới đến lớp Trường Chúa nhật…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

    Khi Chúa Jêsus ở thế gian, rất nhiều người nhóm lại bên Ngài để nghe giảng dạy và làm phép lạ. Trong số họ, có những nông dân, ngư dân…và cũng có những người học thức. Chúa Jêsus đã dùng những ví dụ rất cụ thể, rõ ràng, gần gũi với cuộc sống để tất cả mọi người đều có thể hiểu về nước Đức Chúa Trời. Các em thân mến! Chúng ta sẽ dành bốn tuần lễ để nói về những ví dụ của Chúa Jêsus. Trước tiên chúng ta phải tìm ra ý nghĩa mà Chúa Jêsus muốn nói qua ví dụ đó, rồi xem ví dụ đó dạy dỗ chúng ta điều gì. Chúng ta sẽ lập biểu đồ như sau để dễ hiểu các ví dụ đó hơn.

Thời gian,địa điểm

(Chúa Giê-xu

nói ví dụ đó

khi nào, ở

đâu?)

Ví dụ(Chúng ta

phải chú ý

lắng nghe)

Ý nghĩa củaví dụ

(Giải thích

ví dụ)

Ứng dụng(Rút ra bài

học qua ví dụ

đó)

 

(Giáo viên ghi bốn cột nầy lên bảng và bắt đầu dẫn vào bài theo thứ tự từ 1 đến 4).

  1. Bài học.

(1) Thời gian và địa điểm khi phán ví dụ.

    Khi Chúa Jêsus giảng đạo bên bờ biển Ga-li-lê, dân chúng nhóm lại quanh Ngài. Chúa Jêsus bận rộn trong suốt ngày đó. Đoàn dân đông đến nỗi Chúa Jêsus phải xuống thuyền để giảng dạy, còn dân chúng đứng trên bờ lắng nghe.

   Có lẽ Chúa Jêsus nhìn thấy xa xa bóng dáng các nông dân đang gieo giống trên ruộng, nên Ngài dùng ngay hình ảnh nầy dạy dỗ dân chúng.

(2) Bốn loại đất trong ví dụ.

   Chúa Jêsus phán, có một người nông dân đang gieo giống trên ruộng. (Cho các em mô tả hình ảnh người nông dân đang gieo lúa). Theo thói quen, ông vung mạnh tay để hạt giống được rải đều xuống ruộng, nhưng có một số hạt giống rơi trên bờ ruộng, lập tức chim chóc bay ngay xuống và ăn hết. Một số hạt giống khác rơi xuống chỗ đất xấu, chỉ có một lớp đất thịt mỏng ở phía trên, còn phía dưới toàn là đá sỏi. Các em đoán xem hạt giống nầy có nảy mầm được không? (Cho các em trả lời). Hạt giống bám trên lớp đất thịt mỏng nên nảy mầm nhanh chóng, nhưng khi mặt trời lên cao đốt nóng thì nó héo úa ngay. Vì sao các em biết không? Đó là vì lớp đất quá mỏng, cây không đâm rễ sâu nên không đủ sức sống. Có một số hạt giống rơi nhằm bụi gai, cây con yếu ớt vừa mọc lên liền bị bụi gai bao phủ, lấn ép nên không thể lớn lên được mà ngược lại còi cọc dần rồi chết. Phần hạt giống còn lại rơi vào chỗ đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời, cỏ dại cũng không ngăn được cây non phát triển, đến mùa thu hoạch, người nông dân thu được gấp ba mươi lần, sáu mươi lần, thậm chí gấp một trăm lần.

(3) Ý nghĩa của ví dụ.

   Các môn đồ hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa thầy, ví dụ nầy có ý nghĩa gì?” Bây giờ các em lắng nghe lời giải đáp của Chúa Jêsus nhé! Các em thử đoán xem Chúa Jêsus sẽ nói hạt giống tượng trưng cho điều gì? (Đạo Đức Chúa Trời). Người nông dân chỉ về ai? (Chúa Jêsus). Ruộng đất được so sánh với gì? (Thế gian). Hạt giống là đạo Đức Chúa Trời, cho nên việc đọc Kinh Thánh là vô cùng quan trọng. Khi các em nghe giảng Lời Chúa, các em đã có thái độ như thế nào? Chúa Jêsus đã dùng bốn loại đất để chỉ về bốn thái độ của con người khi nghe giảng đạo.

  1. Phần đất cứng.

  Phần đất cứng giống như những người nghe đạo Đức Chúa Trời nhưng lơ là trong việc suy gẫm. Họ nói: “Tôi không hiểu Kinh Thánh”, nhưng thật ra họ không chịu suy nghĩ. Khi các em không hiểu Kinh Thánh, các em càng phải chăm chỉ học tập và lắng nghe Lời Đức Chúa Trời. Quỉ sa-tan thường rình rập, dụ dỗ các em mau quên những gì được nghe về đạo Đức Chúa Trời, nhưng nếu có Chúa giúp đỡ, các em vẫn có thể làm theo Lời Chúa. Những người ở “phần đất cứng”nầy thường hứa với Đức Chúa Trời là “sẽ có một ngày”mình vâng lời Chúa, nhưng rốt cuộc họ không làm được.

    b. Phần đất đá sỏi.

   Phần đất đá sỏi giống như những người tạm thời vâng lời Chúa. Kinh Thánh nói “là người nghe đạo liền vui mừng nhận lấy” (Lu-ca 8:13).

    Loại người nầy thường nói rằng: “Dĩ nhiên tôi tin đạo Đức Chúa Trời, ai cũng phải đọc Kinh Thánh!”. Nhưng thực sự, Lời của Đức Chúa Trời không bén rễ trong lòng họ. Vì vậy, khi gặp khó khăn, họ quên hết lời hứa và lời dạy của Chúa, nên ngã lòng và cuối cùng là bỏ đạo.

    Chúa Jêsus nói loại người nầy giống như cây mọc rễ không sâu, không chắc nên không lấy được đầy đủ chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao nhiều tín đồ rời xa đạo Chúa, vì họ thấy theo Chúa Jêsus là một việc quá khó khăn. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn hứa ban cho họ sự giúp đỡ khi cần thiết.

   c. Bụi gai.

   Bụi gai giống như những người đã nghe và tin đạo, nhưng họ lại quá bận bịu với cuộc sống đời nầy, đến nỗi không bao giờ có thời gian đọc Kinh Thánh, đi nhà thờ. Có những lúc các em cũng bận rộn xem ti vi, mải chơi hoặc quá lo lắng bài học ở trường, mà trở nên người ở “bụi gai” lúc nào không hay.

   d. Phần đất tốt.

   Phần đất nầy giống như những người thật lòng tin và muốn hầu việc Chúa Jêsus. Khi họ nghe đạo Đức Chúa Trời, họ không chỉ nghe mà còn làm nhiều việc tốt lành khác (Gọi một em đọc Lu-ca 8:15). Những người của “phần đất tốt” nầy nghe và vâng lời Chúa, thậm chí vâng lời Chúa trong lúc khó khăn.

   (4) Ứng dụng (Rút ra bài học qua ví dụ đó).

   Các em thân mến! Ví dụ về người gieo giống mà Chúa Jêsus đã kể, cho chúng ta biết Chúa Jêsus muốn chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc nghe và giữ đạo Chúa. Đây là thì giờ cho mỗi em suy nghĩ về chính đời sống của mình đang ở trong phần đất nào? “Đất cứng”, “Đất đá sỏi”, “Bụi gai” hay “Đất tốt”. (Giáo viên phát cho mỗi em một tờ giấy nhỏ để các em tự đánh giá mình thuộc phần đất nào. Các em không cần ghi tên và nộp cho giáo viên. Đến cuối khóa học, các em lại tự đánh giá một lần nữa xem phần đất của mình có thay đổi không).

  1. Ứng dụng.

   Nếu các em thấy mình không thuộc phần “đất tốt”, hãy thực lòng cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ các em nghe, hiểu và làm theo   Lời Chúa. Chúa Jêsus mong muốn tấm lòng các em giống như phần “đất tốt” để Lời Ngài gieo vào được kết quả.

   Lắng nghe và làm theo Lời Chúa hết sức quan trọng, vì vậy Kinh Thánh nhiều lần nhắc nhở chúng ta (Mời các em đọc câu gốc trong Gia-cơ 1:22).

   Câu gốc nầy có liên quan gì đến ví dụ về người gieo giống không? Câu gốc nhắc chúng ta đề phòng hai loại đất nào? (Đất cứng và đất đá sỏi vì nó lừa dối chúng ta rằng nghe thôi đã đủ, thật ra, giữ Lời Chúa còn quan trọng hơn cả nghe việc nghe Lời Chúa nhiều).

  (Cho các em thảo luận lúc nào là lúc tốt nhất để đọc Kinh Thánh? Mới thức dậy? Hay trước khi đi ngủ?). Giáo viên giúp các em tìm thời gian thích hợp nhất trong ngày để đọc Kinh Thánh và tập thành thói quen. Có thể lập một thời khóa biểu đọc Kinh Thánh trong tuần.

 

 

 

Ngày Đọc Kinh Thánh Việc cần làm
Chủ nhật 1Giăng 4:7-12
Thứ hai Cô-lô-se 3:12-15
Thứ ba Ga-la-ti 6:1-10
Thứ tư Ê-phê-sô 4:1-13
Thứ năm Ê-phê-sô 4:30-31
Thứ sau Ê-phê-sô 6:1-4
Thứ bảy Phi-líp 4:4-9

 

   Ngoài ra, có nhiều cách giúp các em có thể sử dụng và hiểu Kinh Thánh nhiều hơn (Khuyến khích mỗi em nên có một quyển KinhThánh).

   Trước hết là mục lục. Đó là danh sách các tên sách trong Cựu ước và Tân ước. Mục lục giúp gì cho các em? (Giúp nhanh chóng tìm ra phần Kinh Thánh cần đọc).

   Tiếp đến là các đề mục nhỏ trong từng đoạn Kinh Thánh, giúp các em nắm bắt nội dung chính của đoạn Kinh Thánh đó. Các em cũng không thể bỏ qua những bản đồ ở các trang phía sau Kinh Thánh. Khi đọc Kinh Thánh, gặp một số địa danh xa lạ, các em nên xem bản đồ, tìm vùng đất đó nằm ở đâu nhé!

*THỦ CÔNG: Xếp túi đựng câu gốc.

   Giáo viên hướng dẫn cho các em xếp túi đựng câu gốc. Sau khi làm xong, bên ngoài một mặt ghi họ tên, chủ đề bài học: “CHÚA CỦA SỰ SỐNG”, mặt kia cho trang trí có nội dung giống bài học. Ví dụ như vẽ một cây có hoa hoặc có trái tượng trưng  cho phần đất tốt là tấm lòng em.

   Nhắc nhở các em đem túi về nhà sau khi học câu gốc mỗi tuần hoặc khi đọc Kinh Thánh có câu nào các em thích và nhận được sự dạy dỗ thì các em nên viết vào một mảnh giấy và bỏ vào túi đựng câu gốc.

Vật liệu: Giấy thủ công hoặc giấy trắng.

Thực hiện: Làm theo các bước sau đây

Bài học Kinh Thánh giáo viên lớp thiếu nhi (9-12 tuổi)

Bài học Kinh Thánh giáo viên lớp thiếu nhi (9-12 tuổi)

in THIẾU NHI on 18 Tháng Ba, 2015

Bài 2. NGƯỜI LÂN CẬN TỐT BỤNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:25-37.
II. CÂU GỐC: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu người lân cận như mình” (Lu-ca 10:27).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em
– Biết: Chúa Giê-xu dùng ví dụ nầy để dạy các em phải quan tâm, yêu thương và giúp đỡ người khác.
– Cảm nhận: Chúa Giê-xu yêu chúng ta, các em càng phải yêu thương nhau.
– Hành động: Giải thích ý nghĩa của từ “Người lân cận”, và làm thế nào để trở thành người lân cận tốt?
IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.
A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.
1. Chuẩn bị một số em để diễn kịch câm phụ họa trong khi kể chuyện.
2. Tìm trên bản đồ thành Giê-ri-cô và hoàn cảnh địa lý của vùng nầy.
B. BÀI HỌC KINH THÁNH.
1. Vào đề.
Các em thân mến! Có bao nhiêu em đã nghe qua ví dụ về người Sa-ma-ri nhân từ? Có lẽ các em đã từng nghe ví dụ nầy, cũng có em chưa được nghe, nhưng dù đã nghe hay chưa nghe, các em cũng sẽ rất thích thú khi nghe lại, vì điều làm cho các em thích thú nhất là tìm ra những điều mới mẻ từ câu chuyện Kinh Thánh quen thuộc. Bài học hôm nay sẽ có tựa đề là “Người lân cận tốt bụng”. Các em suy nghĩ xem tại sao Chúa Giê-xu lại giảng ví dụ nầy? (Cho các em trả lời).
B. BÀI HỌC.
1. Lý do Chúa Giê-xu kể ví dụ.
Một ngày nọ, Chúa Giê-xu đang dạy dỗ dân chúng, có nhiều người Pha-ri-si đến nghe Ngài giảng dạy. Các em nên nhớ rằng người Pha-ri-si rất xem trọng việc tuân giữ luật pháp của Môi-se.
Hôm đó, trong những người Pha-ri-si tham dự, có một thanh niên đứng dậy hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Chúa Giê-xu không trả lời ngay, mà hỏi rằng: “Luật pháp Môi-se dạy thế nào về điều đó?”
Đọc Lu-ca 10:27, các em sẽ thấy thầy dạy luật rất thông thạo luật pháp. (Cho các em đọc Lu-ca 10:27). Chúa Giê-xu đồng ý với câu trả lời chính xác đó.
Người thanh niên đó lại hỏi câu thứ hai: “Ai là người lân cận của tôi?” Nói cách khác, anh ta muốn biết chính xác là mình phải yêu thương ai. Nếu người lân cận là bạn thân của mình, hay ba, mẹ, anh, chị, em… thì việc yêu người lân cận không có gì khó khăn. Nhưng nếu người lân cận bao gồm luôn người hàng xóm đáng ghét thì đó là một việc khó khăn vô cùng, phải không các em?
Chúa Giê-xu trả lời câu hỏi của anh thanh niên bằng một ví dụ. (Để các em hiểu rõ ví dụ, giáo viên cần giúp các em hiểu các vấn đề sau: Vào thời Chúa Giê-xu, người Lê-vi là người giúp việc trong đền thờ, họ lau rửa các dụng cụ tế lễ và tham gia ban hát. Người Sa-ma-ri là những người được sanh ra bởi người Giu-đa và người ngoại bang, nên người ta gọi dân Sa-ma-ri là dân lai. Ở thời Cựu ước, Đức Chúa Trời phán dạy dân Giu-đa không được cưới vợ hay gả chồng với người ngoại bang, nhưng tổ tiên của người Sa-ma-ri không vâng lời Đức Chúa Trời. Vì vậy dân Giu-đa rất ghét dân Sa-ma-ri, họ cho rằng người Sa-ma-ri có địa vị thấp kém hơn họ).
2. Hình ảnh người lân cận tốt bụng.
(Khi giáo viên kể chuyện, các em đã được phân vai sẽ ra diễn kịch câm).
Chúa Giê-xu phán: Một ngày nọ, có một người Giu-đa đi từ thành Giê-ru-sa-lem đến Giê-ri-cô. Khi Chúa Giê-xu kể đến đây, dân chúng đều nghĩ đến con đường nầy nguy hiểm, hoang vắng, và có nhiều bọn cướp giật.
Nhiều người giàu có mua nhà ở Giê-ri-cô để nghỉ lễ ở đó, vì vậy bọn cướp thường rình rập dọc đường để giết người, cướp của.
Chúa Giê-xu tiếp tục câu chuyện: Trên đường đi, đến chỗ vắng vẻ, bỗng người đó bị kẻ cướp tấn công. (Những em đóng vai kẻ cướp từ nơi ẩn nấp chạy ra đánh người rồi ẩn nấp sau tảng đá). Kẻ cướp đánh người hết sức tàn nhẫn, cướp hết quần áo, tiền bạc, rồi bỏ người đó dở sống dở chết nằm bên lề đường.
Tình cờ, có một thầy tế lễ đi ngang qua (Em đóng vai thầy tế lễ đi ra). Ông đang trên đường đi đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Đức Chúa Trời. Ông thấy người bị thương nằm dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Thầy tế lễ ngoảnh mặt và tránh sang bên kia đường. Ông cẩn thận tránh không đụng phải người đó, có lẽ ông tưởng người đó đã chết. Thầy tế lễ biết rằng trước khi thờ phượng Đức Chúa Trời, không được chạm vào người chết. Nếu chạm phải xác chết, thì trong bảy ngày, ông bị kể là người không sạch (tham khảo Dân Số Ký 19:11), điều đó có nghĩa là ông mất đi vị trí thờ phượng nơi đền thánh. Đối với thầy tế lễ, việc thờ phượng nơi đền thánh là quan trọng hơn giúp đỡ một người dọc đường. Vì vậy, ông vội vã bước đi. (Em đóng vai thầy tế lễ đi ra).
Chúa Giê-xu phán tiếp: Kế đó, có một người Lê-vi đi ngang qua. (Em đóng vai người Lê-vi bước vào). Ông phát hiện một người nằm bên đường, dáng vẻ rất thảm thương. Người Lê-vi đến gần, cúi xuống xem xét, nhưng ông lại đứng lên. Có lẽ ông nghĩ mình quá bận, đâu có thời gian mà giúp đỡ người không quen biết, hơn nữa, biết đâu kẻ cướp vẫn còn ẩn nấp nơi đây thì nguy hiểm cho ông. Thế là người Lê-vi ấy vội vã đi luôn. (Em đóng vai người Lê-vi đi ra).
Một lát sau, có một người Sa-ma-ri vẻ mặt hiền từ cưỡi lừa đi ngang qua. (Em đóng vai người Sa-ma-ri bước vào). Dân chúng nghe Chúa Giê-xu kể đến đây thì nghĩ rằng: “Chắc chắn người Sa-ma-ri sẽ không giúp người bị thương, vì người Sa-ma-ri tự nhủ: Người Do-thái ghét dân ta, ta cứu giúp người ấy làm chi?”
Nhưng người Sa-ma-ri đến gần người bị thương, ông thấy người nầy thật tội nghiệp. Người Sa-ma-ri vội vã xuống lừa, đỡ người bị nạn dậy và lấy dầu xức cho ông ta. Nếu bọn cướp quay trở lại hoặc còn ẩn nấp đâu đó, thì người Sa-ma-ri rất nguy hiểm, nhưng ông không lo nghĩ đến việc đó, mà ông lo chăm sóc vết thương rồi dìu người bị nạn lên lừa. Vì con lừa chỉ chở được một người, nên ông phải đi bộ dắt lừa trên con đường gập ghềnh sỏi đá và quãng đường cũng còn khá xa. Họ đi đến một quán trọ, người Sa-ma-ri bồng người bị thương vào quán trọ, thuê cho ông ta một phòng để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, trước khi lên đường, người Sa-ma-ri đưa một số tiền cho chủ quán rồi dặn: “Ông săn sóc người nầy giùm tôi, nếu còn thiếu, khi về tôi sẽ trả”. (Em đóng vai người Sa-ma-ri đi ra).
Người Sa-ma-ri là một người lân cận tốt bụng, ông vui lòng giúp đỡ và còn trả tiền để người bị thương được chăm sóc chu đáo. Vì sao ông làm thế? Vì ông có lòng yêu thương và mong muốn làm một người lân cận tốt của người Giu-đa.
3. Ai là người lân cận của tôi?
Kể xong ví dụ, Chúa Giê-xu hỏi: “Trong ba người đó, ai là người lân cận của kẻ bị cướp?” Chúng ta hãy nhớ lại, Chúa Giê-xu kể ra ví dụ nầy là để trả lời cho câu hỏi của anh thanh niên: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” và “Ai là người lân cận của tôi?” Câu hỏi của Chúa Giê-xu khi câu chuyện kết thúc thật không dễ trả lời, vì từ trước đến nay, anh thanh niên cứ nghĩ chỉ có người Giu-đa mới là lân cận của anh. Nhưng sau khi nghe ví dụ nầy, anh ta trả lời rằng: “Đó là người đã cứu giúp nạn nhân”. Chúa Giê-xu đồng ý với câu trả lời, và phán với anh ta: “Hãy đi, làm theo như vậy” (Lu-ca 10:37).
3. Ứng dụng.
Bây giờ, chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa của ví dụ. Các em có thể tự diễn đạt theo ý mình chữ “người lân cận” mà Chúa Giê-xu phán không? (Giúp các em hiểu mọi người xung quanh đều có thể là người lân cận). Chúa Giê-xu dạy chúng ta phải đối xử nhân ái và quan tâm đến tất cả mọi người.
Thầy tế lễ và người Lê-vi có phải là người lân cận không? (Không nên để các em nghĩ rằng thầy tế lễ và người Lê-vi là những người xấu. Họ nhận biết Đức Chúa Trời và thờ phượng Chúa nơi đền thánh. Họ sợ phải chạm tay vào người chết, vì như vậy sẽ không được hầu việc Chúa nữa. Có lẽ họ cho việc tuân giữ luật pháp còn quan trọng hơn việc cứu người. Chúa Giê-xu dạy chúng ta hầu việc Ngài, nhưng không bó buộc trong các điều luật, mà phải yêu thương mọi người một cách chân thật, hết lòng).
Lu-ca 10:33 cho các em thấy thái độ của người Sa-ma-ri rất khác với thầy tế lễ và người Lê-vi. (“Ông động lòng thương xót”). Thầy tế lễ và người Lê-vi chỉ cảm thấy tội nghiệp người ấy mà không đến giúp đỡ.
(Giáo viên giúp các em suy nghĩ bằng các câu hỏi sau: Nếu em thấy một bạn mà em rất ghét, bị té ở sân trường, em sẽ làm gì? Hoặc, nếu bạn ấy đang lo âu, buồn phiền, em sẽ làm gì? Nếu em có thể giúp bạn ấy, em có làm không? Nếu em không thích bạn ấy, tại sao em lại giúp bạn ấy? Hay em nhờ các bạn khác giúp bạn ấy, chứ em nhất định không giúp? Em làm thế nào để không ghét bạn ấy nữa, xem bạn là người lân cận của mình?)
Giáo viên gợi ý các em nên cầu nguyện, thành thật kể hết cho Chúa nghe. Nếu các em có lòng nhân ái và khẩn thiết cầu nguyện, các em sẽ không ghét bạn mình như trước nữa.
Tuy nhiên, muốn làm một người lân cận tốt bụng không phải dễ thực hiện. Câu gốc chỉ cho các em cách để thực hiện. Lu-ca 10:27 cho chúng ta biết, trước hết là phải yêu Chúa, tha thiết xin Chúa cho các em trở thành người nhà của Chúa. Khi các em yêu Chúa, Ngài sẽ cho các em sức mạnh để yêu thương người lân cận như mình.
Tuần nầy, các em sẽ làm gì để chứng tỏ mình là người lân cận tốt của mọi người? Cụ thể hơn, các em sẽ là người lân cận tốt của ai? Hãy nhớ, người Sa-ma-ri không chỉ cảm thấy tội nghiệp mà còn quan tâm, giúp đỡ tới nơi tới chốn nữa. Người lân cận của các em bao gồm bạn bè, những người các em ghét, trẻ tàn tật, trẻ mồ côi, hoàn cảnh khó khăn… Nếu các em biết ai đó đang cần sự giúp đỡ, ở trường hoặc gần nhà, hay trong lớp của chúng ta… Các em thử làm người lân cận tốt của những người ấy nhé!

Bài học Kinh Thánh giáo viên lớp thiếu nhi (9-12 tuổi)

Bài học Kinh Thánh giáo viên lớp thiếu nhi (9-12 tuổi)

in THIẾU NHI on 11 Tháng Hai, 2015

CHỦ ĐỀ I. CÁC VÍ DỤ CỦA CHÚA GIÊ-XU

Bài 1. VÍ DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 13:1-9; 18-23; Lu-ca 8:4-15.
II. CÂU GỐC: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia-cơ 1:22).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em
– Biết: Ví dụ nầy cho em bài học quan trọng: Lòng em phải là mảnh đất tốt cho Lời của Chúa.
– Cảm nhận: Vâng lời Đức Chúa Trời, nghe đạo và đọc Kinh Thánh đều quan trọng như nhau.
– Hành động: Kể ra những phương pháp giúp em đọc Kinh Thánh dễ hiểu hơn.
IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.
A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.
1. Làm túi đựng câu gốc. Xem phần thủ công.
2. Chấm điểm các em về mặt chuyên cần, thuộc câu gốc, dẫn bạn mới đến lớp Trường Chúa nhật…
B. BÀI HỌC KINH THÁNH.
1. Vào đề.
Khi Chúa Giê-xu ở thế gian, rất nhiều người nhóm lại bên Ngài để nghe giảng dạy và làm phép lạ. Trong số họ, có những nông dân, ngư dân… và cũng có những người học thức. Chúa Giê-xu đã dùng những ví dụ rất cụ thể, rõ ràng, gần gũi với cuộc sống để tất cả mọi người đều có thể hiểu về nước Đức Chúa Trời.
Các em thân mến! Chúng ta sẽ dành bốn tuần lễ để nói về những ví dụ của Chúa Giê-xu. Trước tiên chúng ta phải tìm ra ý nghĩa mà Chúa Giê-xu muốn nói qua ví dụ đó, rồi xem ví dụ đó dạy dỗ chúng ta điều gì. Chúng ta sẽ lập biểu đồ như sau để dễ hiểu các ví dụ đó hơn.

Thời gian, địa điểm (Chúa Giê-xu nói ví dụ đó khi nào, ở đâu?) Ví dụ
(Chúng ta phải chú ý lắng nghe). Ý nghĩa
của ví dụ
(Giải thích ví dụ). Ứng dụng
(Rút ra bài học qua ví dụ đó).

(Giáo viên ghi bốn cột nầy lên bảng và bắt đầu dẫn vào bài theo thứ tự từ 1 đến 4).
2. Bài học.
(1) Thời gian và địa điểm khi phán ví dụ.
Khi Chúa Giê-xu giảng đạo bên bờ biển Ga-li-le, dân chúng nhóm lại quanh Ngài. Chúa Giê-xu bận rộn trong suốt ngày đó. Đoàn dân đông đến nỗi Chúa Giê-xu phải xuống thuyền để giảng dạy, còn dân chúng đứng trên bờ lắng nghe.
Có lẽ Chúa Giê-xu nhìn thấy xa xa bóng dáng các nông dân đang gieo giống trên ruộng, nên Ngài dùng ngay hình ảnh nầy dạy dỗ dân chúng.
(2) Bốn loại đất trong ví dụ.
Chúa Giê-xu phán, có một người nông dân đang gieo giống trên ruộng. (Cho các em mô tả hình ảnh người nông dân đang gieo lúa). Theo thói quen, ông vung mạnh tay để hạt giống được rải đều xuống ruộng, nhưng có một số hạt giống rơi trên bờ ruộng, lập tức chim chóc bay ngay xuống và ăn hết. Một số hạt giống khác rơi xuống chỗ đất xấu, chỉ có một lớp đất thịt mỏng ở phía trên, còn phía dưới toàn là đá sỏi. Các em đoán xem hạt giống nầy có nảy mầm được không? (Cho các em trả lời). Hạt giống bám trên lớp đất thịt mỏng nên nảy mầm nhanh chóng, nhưng khi mặt trời lên cao đốt nóng thì nó héo úa ngay. Vì sao các em biết không? Đó là vì lớp đất quá mỏng, cây không đâm rễ sâu nên không đủ sức sống. Có một số hạt giống rơi nhằm bụi gai, cây con yếu ớt vừa mọc lên liền bị bụi gai bao phủ, lấn ép nên không thể lớn lên được mà ngược lại còi cọc dần rồi chết. Phần hạt giống còn lại rơi vào chỗ đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời, cỏ dại cũng không ngăn được cây non phát triển, đến mùa thu hoạch, người nông dân thu được gấp ba mươi lần, sáu mươi lần, thậm chí gấp một trăm lần.
3. Ý nghĩa của ví dụ.
Các môn đồ hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa thầy, ví dụ nầy có ý nghĩa gì?” Bây giờ các em lắng nghe lời giải đáp của Chúa Giê-xu nhé!
Các em thử đoán xem Chúa Giê-xu sẽ nói hạt giống tượng trưng cho điều gì? (Đạo Đức Chúa Trời). Người nông dân chỉ về ai? (Chúa Giê-xu). Ruộng đất được so sánh với gì? (Thế gian). Hạt giống là đạo Đức Chúa Trời, cho nên việc đọc Kinh Thánh là vô cùng quan trọng. Khi các em nghe giảng Lời Chúa, các em đã có thái độ như thế nào? Chúa Giê-xu đã dùng bốn loại đất để chỉ về bốn thái độ của con người khi nghe giảng đạo.
a. Phần đất cứng.
Phần đất cứng giống như những người nghe đạo Đức Chúa Trời nhưng lơ là trong việc suy gẫm. Họ nói: “Tôi không hiểu Kinh Thánh”, nhưng thật ra họ không chịu suy nghĩ. Khi các em không hiểu Kinh Thánh, các em càng phải chăm chỉ học tập và lắng nghe Lời Đức Chúa Trời. Quỉ sa-tan thường rình rập, dụ dỗ các em mau quên những gì được nghe về đạo Đức Chúa Trời, nhưng nếu có Chúa giúp đỡ, các em vẫn có thể làm theo Lời Chúa. Những người ở “phần đất cứng” nầy thường hứa với Đức Chúa Trời là “sẽ có một ngày” mình vâng lời Chúa, nhưng rốt cuộc họ không làm được.
b. Phần đất đá sỏi.
Phần đất đá sỏi giống như những người tạm thời vâng lời Chúa. Kinh Thánh nói họ “nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; nhưng họ không có rễ, chỉ tin tạm mà thôi” (Lu-ca 8:13).
Loại người nầy thường nói rằng: “Dĩ nhiên tôi tin đạo Đức Chúa Trời, ai cũng phải đọc Kinh Thánh!”. Nhưng thực sự, Lời của Đức Chúa Trời không bén rễ trong lòng họ. Vì vậy, khi gặp khó khăn, họ quên hết lời hứa và lời dạy của Chúa, nên ngã lòng và cuối cùng là bỏ đạo.
Chúa Giê-xu nói loại người nầy giống như cây mọc rễ không sâu, không chắc nên không lấy được đầy đủ chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao nhiều tín đồ rời xa đạo Chúa, vì họ thấy theo Chúa Giê-xu là một việc quá khó khăn. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn hứa ban cho họ sự giúp đỡ khi cần thiết.
c. Bụi gai.
Bụi gai giống như những người đã nghe và tin đạo, nhưng họ lại quá bận bịu với cuộc sống đời nầy, đến nỗi không bao giờ có thời gian đọc Kinh Thánh, đi nhà thờ. Có những lúc các em cũng bận rộn xem ti vi, mải chơi hoặc quá lo lắng bài học ở trường, mà trở nên người ở “bụi gai” lúc nào không hay.
d. Phần đất tốt.
Phần đất nầy giống như những người thật lòng tin và muốn hầu việc Chúa Giê-xu. Khi họ nghe đạo Đức Chúa Trời, họ không chỉ nghe mà còn làm nhiều việc tốt lành khác (Gọi một em đọc Lu-ca 8:15). Những người của “phần đất tốt” nầy nghe và vâng lời Chúa, thậm chí vâng lời Chúa trong lúc khó khăn.
4. Ứng dụng (Rút ra bài học qua ví dụ đó).
Các em thân mến! Ví dụ về người gieo giống mà Chúa Giê-xu đã kể, cho chúng ta biết Chúa Giê-xu muốn chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc nghe và giữ đạo Chúa. Đây là thì giờ cho mỗi em suy nghĩ về chính đời sống của mình đang ở trong phần đất nào? “Đất cứng”, “Đất đá sỏi”, “Bụi gai” hay “Đất tốt”. (Giáo viên phát cho mỗi em một tờ giấy nhỏ để các em tự đánh giá mình thuộc phần đất nào. Các em không cần ghi tên và nộp cho giáo viên. Đến cuối khóa học, các em lại tự đánh giá một lần nữa xem phần đất của mình có thay đổi không).
3. Ứng dụng.
Nếu các em thấy mình không thuộc phần “đất tốt”, hãy thực lòng cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ các em nghe, hiểu và làm theo Lời Chúa. Chúa Giê-xu mong muốn tấm lòng các em giống như phần “đất tốt” để Lời Ngài gieo vào được kết quả.
Lắng nghe và làm theo Lời Chúa hết sức quan trọng, vì vậy Kinh Thánh nhiều lần nhắc nhở chúng ta (Mời các em đọc câu gốc trong Gia-cơ 1:22).
Câu gốc nầy có liên quan gì đến ví dụ về người gieo giống không? Câu gốc nhắc chúng ta đề phòng hai loại đất nào? (Đất cứng và đất đá sỏi vì nó lừa dối chúng ta rằng nghe thôi đã đủ, thật ra, giữ Lời Chúa còn quan trọng hơn cả nghe việc nghe Lời Chúa nhiều).
(Cho các em thảo luận lúc nào là lúc tốt nhất để đọc Kinh Thánh? Mới thức dậy? Hay trước khi đi ngủ?). Giáo viên giúp các em tìm thời gian thích hợp nhất trong ngày để đọc Kinh Thánh và tập thành thói quen. Có thể lập một thời khóa biểu đọc Kinh Thánh trong tuần.

Ngày Đọc Kinh Thánh Việc cần làm
Chúa Nhật 1Giăng 4:7-12
Thứ Hai Cô-lô-se 3:12-15
Thứ Ba Ga-la-ti 6:1-10
Thứ Tư Ê-phê-sô 4:1-13
Thứ Năm Êph 4:30-31
Thứ Sáu Êph 6:1-4
Thứ Bảy Phi-líp 4:4-9

Ngoài ra, có nhiều cách giúp các em có thể sử dụng và hiểu Kinh Thánh nhiều hơn (Khuyến khích mỗi em nên có một quyển Kinh Thánh).
Trước hết là mục lục. Đó là danh sách các tên sách trong Cựu ước và Tân ước. Mục lục giúp gì cho các em? (Giúp nhanh chóng tìm ra phần Kinh Thánh cần đọc).
Tiếp đến là các đề mục nhỏ trong từng đoạn Kinh Thánh, giúp các em nắm bắt nội dung chính của đoạn Kinh Thánh đó.
Các em cũng không thể bỏ qua những bản đồ ở các trang phía sau Kinh Thánh. Khi đọc Kinh Thánh, gặp một số địa danh xa lạ, các em nên xem bản đồ, tìm vùng đất đó nằm ở đâu nhé!

Bài học Kinh Thánh học viên lớp thiếu nhi (9-12 tuổi)

Bài học Kinh Thánh học viên lớp thiếu nhi (9-12 tuổi)

in THIẾU NHI on 11 Tháng Hai, 2015

CHỦ ĐỀ I: CÁC VÍ DỤ CỦA CHÚA GIÊ-XU.

Bài 1. VÍ DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 13:1-10; 13:18-23.
II. CÂU GỐC: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia-cơ 1:22).

III. BÀI TẬP.
1. Ví dụ trên có ý nghĩa gì?
Em đọc Ma-thi-ơ 13:37-38; Lu-ca 8:11-15; rồi nối các câu ở cột bên trái với các câu ở cột bên phải sao cho thích hợp.
1. Hạt giống mà Chúa Giê-xu a. Đấng Christ.
nói là…
2. Đất cứng chỉ người… b. Nghe đạo Đức Chúa Trời nhưng ăn sâu vào lòng.
3. Đất sỏi đá chỉ người… c. Bị khống chế bởi sự lo âu hoặc sung sướng đời nầy.
4. Bụi gai chỉ người… d. Thế gian.
5. Đất tốt chỉ người… e. Đạo của Đức Chúa Trời.
6. Chúa Giê-xu nói người f. Nghe đạo, nhưng không
gieo giống là… có phản ứng vì không hiểu gì cả.
7. Bốn loại đất chỉ về… g. Nghe, hiểu và vâng phục.
2. Đọc và làm.
Tuần nầy, em nên áp dụng các hướng dẫn sau đây khi đọc Kinh Thánh.
a.Trước khi đọc, cầu xin Chúa giúp em hiểu Lời Ngài.
b. Khi đọc, em thử tìm ra điều Đức Chúa Trời muốn dạy em: Đoạn Kinh Thánh đó cho biết ý Chúa muốn em làm gì?
c. Sau khi đọc, cầu xin Chúa giúp em thực hiện lời Chúa dạy.
3. Vạch ra việc em cần làm trong ngày.
Ngày Đọc Kinh Thánh Việc cần làm
Chúa Nhật 1Giăng 4:7-12
Thứ Hai Cô-lô-se 3:12-15
Thứ Ba Ga-la-ti 6:1-10
Thứ Tư Ê-phê-sô 4:1-13
Thứ Năm Êph 4:30-31
Thứ Sáu Êph 6:1-4
Thứ Bảy Phi-líp 4:4-9