Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. BÌNH AN

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, (tham khảo thêm Rô-ma 5:1; Giăng16:33; Phi-líp 4:6-7).

II. CÂU GỐC:Mến gửi Tít, con thật của ta trong đức tin chung: Cầu xin Đức Chúa Trời là Cha và Đấng Christ Jêsus, Cứu Chúa chúng ta, ban ân điển và bình an cho con!.” (Tít 1:4).

III. BÀI TẬP.

  1. Bánh kem bình an ba tầng.

Có 3 phương cách để có sự bình an. Em đọc câu Kinh Thánh gợi ý ở bên phải và điền đáp án ngắn gọn vào trong.

  1. Theo đuổi sự hòa thuận.

   Em đọc tình huống dưới đây và ghi ra 3 bước để có được sự hòa thuận với mọi người.

   Trước khi vào lớp Trường Chúa nhật, Minh và Phong chạy trên hành lang thì gặp Chính đang ôm trên tay rất nhiều quyển Thánh ca. Vì phải né tránh Minh nên Chính bị mất thăng bằng, Thánh ca đổ vào người Phong khiến Phong té xuống đất. Phong và Minh chỉ trích Chính. Ba người cãi nhau.

   *Bình tĩnh nhớ lại.

– Phải nhớ rằng ………………………………………………………….

   * Khiêm tốn suy nghĩ.

– Trách nhiệm của Chính …………………………………………….

– Trách nhiệm của Minh ……………………………………………..

– Trách nhiệm của Phong …………………………………………….

   * Chủ động làm hòa.

– Chính có thể đưa ra hành động ………………………………….

– Minh có thể đưa ra hành động…………………………………….

– Phong có thể đưa ra hành động………………………………….

  1. Mất sự hòa thuận.

   Theo em, điều gì có thể làm mất đi sự hòa thuận giữa người nầy với người khác? Thử nêu ra 3 lý do.

*1*…………………………………………………………………………….

 

*2*……………………………………………………………………………

 

*3*……………………………………………………………………………

 

 

   Chúa Jêsus yêu mến!

   Con cảm tạ Ngài vì nhờ Ngài mà con được hòa thuận với Đức Chúa Trời và trong lòng có sự bình an. Cầu xin Đức Thánh Linh nhắc nhở và ban cho con năng lực, để khi có sự xích mích xảy ra, con phải thực hiện hành động hòa thuận với mọi người. Con thành kính cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus Christ, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. BÌNH AN

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, (tham khảo thêm Rô-ma 5:1; Giăng16:33; Phi-líp 4:6-7).

II. CÂU GỐC:Mến gửi Tít, con thật của ta trong đức tin chung: Cầu xin Đức Chúa Trời là Cha và Đấng Christ Jêsus, Cứu Chúa chúng ta, ban ân điển và bình an cho con!.” (Tít 1:4).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Hai điều kiện của sự bình an: Hòa thuận với Đức Chúa Trời và với mọi người.

   –  Cảm nhận: Sự bình an thật đến từ Chúa.

   – Hành động: Hòa thuận với Chúa và mọi người để có sự bình an.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Trong Cựu ước, Shalom (bình an) có nghĩa là mạnh khỏe, ổn thỏa, tốt lành. Trong Tân ước, theo tiếng Hy-lạp (Eirènè), bình an có nghĩa là “nghỉ ngơi”. Trong tiếng Hy-lạp cổ, ngoài ý nghĩa bình an (Shalom) trong Cựu ước ra, nó còn là lời chào, hỏi thăm hoặc từ biệt, kết thúc sự xung đột hoặc chỉ sự hòa thuận của gia đình.

   Một người muốn nhận được sự bình an thì bước đầu tiên phải hoà thuận với Đức Chúa Trời, bởi đức tin  nơi sự chết chuộc tội của Chúa Jêsus Christ. Rô-ma 5:1 chép: “Vậy, khi đã được xưng công chính bởi đức tin, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời qua Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ.” (Cô-lô-se1:21-22). “Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, trở nên thù nghịch với Ngài bởi những ý tưởng và hành động xấu xa của anh em, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã hòa giải qua sự chết thân xác của Con Ngài, để trình diện anh em một cách thánh sạch, không tì vết, không chỗ chê trách được trước mặt Ngài.”

  Khi một người trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời thì trong lòng người đó có sự bình an. Phi-líp 4:7 “Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt trên mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí anh em trong Đấng Christ Jêsus.” Sự bình an nầy được ban cho sau khi một người quay trở lại hòa thuận với Đức Chúa Trời, và nó không bị mất đi bởi sự chi phối của thế gian, mà còn có thể giúp đắc thắng mọi lo buồn trong cuộc sống. Chúa Jêsus đã từng nói: “Ta để sự bình an lại cho các con. Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Sự bình an Ta cho các con không giống như thế gian cho. Lòng các con chớ bối rối và đừng sợ hãi.” (Giăng 14:27).

   Như vậy, qua Chúa Jêsus, chúng ta có sự hoà thuận với Đức Chúa Trời, có sự bình an trong lòng, và sự bình an nầy cũng có một yêu cầu về mặt đạo đức. Đó là sự hoà thuận giữa người với người. Sự bình an nầy cần phải phấn đấu, rèn luyện để đạt được. Đây cũng là mạng lệnh của Kinh Thánh: “Hãy tìm cách sống hòa thuận với mọi người và đeo đuổi sự thánh khiết; vì nếu không thánh khiết thì chẳng ai thấy được Chúa.” (Hê-bơ-rơ 12:14a).

   Khi chúng ta bày tỏ sự bình an trong lòng bằng hành động trong cuộc sống, thì chúng ta đang theo đuổi sự hòa thuận với mọi người. Tuy nhiên, hòa thuận với Đức Chúa Trời là nền tảng của sự bình an, và phải thực hiện qua Chúa Jêsus, còn sự hòa thuận giữa người với người cần phải nhờ cậy Đức Thánh Linh và phấn đấu liên tục, chứ không phải tự nhiên mà có.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Trò chơi xếp chữ.

  1. Chuẩn bị: Vẽ một hình tròn trên bảng, ngay tâm vòng tròn viết chữ “HÒA”.
  2. Thực hiện: Chia các em ra làm hai đến ba nhóm. Trong thời gian nhất định (khoảng 1-2 phút), mỗi nhóm phải ghép từ “HÒA”với một từ nữa sao cho có nghĩa (hòa bình, hòa ước, hòa thuận, giảng hòa, hòa giải, ôn hòa, hài hòa, hòa nhã, hòa đồng…). Nhóm nào viết được nhiều nhất thì nhóm đó thắng. Sau đó, giáo viên viết những từ mà các em mới tìm ra vào vòng tròn, chung quanh chữ “HÒA”, và giải thích cho các em hiểu những từ ngữ nầy đều liên quan đến sự bình an. Sự bình an biểu hiện qua thái độ của một người gồm có: Hòa nhã, ôn hòa, hiền hòa, hòa bình. Sự bình an biểu hiện giữa người với người: Hài hòa, hòa đồng, hòa hảo, hòa thuận. Phương thức bình an để xử lý xung đột: Hòa giải, giảng hòa, hòa ước.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ “thưởng thức hương vị” thứ ba của trái Thánh Linh. Đó là sự bình an. Các em cùng theo dõi nhé!

  1. Bài học.

     a. Điều kiện thứ nhất để được bình an: Hòa thuận với Đức ChúaTrời.

   Khi Đức Chúa Trời dựng nên A-đam và Ê-va, Ngài ban cho họ cuộc sống bình an trong vườn Ê-đen. Họ không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, không phải chịu đau đớn của bệnh tật chết chóc, không hề sợ hãi hoặc bị đe dọa…vì lúc đó không có tội lỗi. Họ sống an bình trong sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, trò chuyện với Ngài mỗi ngày, và Ngài ban cho họ quyền cai quản vườn. Họ mãi mãi hưởng sự bình an nếu họ vâng phục Đức ChúaTrời, không ăn trái cấm.

   (Giáo viên vẽ hình vẽ dưới đây lên bảng để minh họa).

   Nhưng một ngày nọ, A-đam và Ê-va đã không vâng lời Đức Chúa Trời. Ông bà nghe theo lời xúi giục của Sa-tan, làm trái mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Bắt đầu từ giây phút đó, họ đã đánh mất sự bình an. Tội lỗi khiến mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người bị cắt đứt. Họ sống trong sự khốn khổ, bất an và bị đè nặng dưới ách của tội lỗi. Tội lỗi khiến con người không thể đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết. Các em biết không, con người nỗ lực tìm kiếm cho mình con đường để giải thoát khỏi tội lỗi bằng cách làm nhiều việc thiện, thờ nhiều vị thần…(Giáo viên vừa nói vừa ghi vào hình vẽ), nhưng vẫn thất bại, lòng con người vẫn bất an.

   Đức Chúa Trời có một phương cách. Ngài sai Chúa Jêsus xuống thế gian, chịu chết trên thập tự giá và sống lại, để kéo con người đến gần Đức Chúa Trời. Huyết của Chúa Jêsus đổ ra trên thập tự giá đã cuốn trôi tội lỗi (Giáo viên xóa các chữ trong hình, ghi vào đó chữ “Chúa Jêsus”, “Bình an”). Qua Chúa Jêsus, những ai tin nhận Ngài sẽ được hòa thuận với Đức Chúa Trời. “Ta để sự bình an lại cho các con. Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Sự bình an Ta cho các con không giống như thế gian cho. Lòng các con chớ bối rối và đừng sợ hãi.” (Giăng14:27).

     b. Điều kiện thứ hai để được bình an: Hòa thuận với mọi người.

   Các em thân mến! Sự hòa thuận với Đức Chúa Trời không cần phải nỗ lực mà chỉ cần tiếp nhận, nhưng sự hòa thuận với mọi người thì cần phải cố gắng không ngừng, đồng thời phải nhờ cậy sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh chỉ dẫn các em làm thế nào để giữ sự hòa thuận với mọi người trong gia đình, bạn bè trong trường học và Hội Thánh, nhất là những người đang bất hòa với các em.

   Nếu các em bất hòa với các bạn khác thì phải làm thế nào? Các em xem lại từ “HÒA” trong sinh hoạt đầu giờ, chúng có thể cho các em vài gợi ý.

   – Bình tĩnh nhớ lại: Hãy nhớ rằng em và bạn ấy đều là anh chị em trong gia đình của Chúa Jêsus. Anh chị em trong một gia đình thì không thể ghét nhau mà phải yêu thương và tha thứ.

   – Khiêm tốn suy nghĩ: Suy nghĩ xem trách nhiệm của mình trong chuyện nầy như thế nào, không nên đổ hết lỗi cho bạn, mà phải biết rằng nguyên nhân gây ra bất hòa ít nhiều cũng do mình.

   – Chủ động làm hòa: Đừng chờ bạn ấy đến làm hòa với em, nhưng phải chủ động làm hòa với bạn ấy trước. Nếu em làm được điều nầy, Chúa Jêsus rất vui lòng. Còn nếu em có sự bất hòa với người khác mà chưa giải quyết, thì chính nó sẽ ngăn trở em trong khi cầu nguyện. Các em đọc Ma-thi-ơ 5:23-24 xem Chúa Jêsus dạy như thế nào về điều nầy?

   Tất cả những bước trên nếu không nhờ Đức Thánh Linh giúp đỡ thì các em khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu các em bước theo Thánh Linh thì sẽ kết trái Thánh Linh, và sự bình an là một trong những “hương vị” của trái Thánh Linh.

     c. Đời sống của người có sự bình an: Bình an trong lòng.

   Khi các em tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa thì không cònở dưới quyền cai trị của tội lỗi nữa. Điều đó không có nghĩa là các em hoàn toàn không bị tội lỗi tấn công, nhưng trong Chúa Jêsus, Ngài ban cho các em năng lực để chiến thắng tội lỗi (nói dối, ăn cắp, chửi thề, không vâng lời ba mẹ, đánh lộn…). Khi các em chiến thắng tội lỗi, thì các em có sự bình an trong lòng. Khi các em gặp khó khăn như: Bị bệnh, trí nhớ kém, ba mẹ chưa đủ tiền đóng học phí cho em, giày em đã bị hư… (Có thể cho các em nêu thêm), nếu các em tin cậy Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ ban cho các em sự bìn han, vì Ngài có đủ quyền năng để giúp đỡ các em (cho các em mở Kinh Thánh đọc Phi-líp 4:6-7).

  1. Ứng dụng.

     a. Cho các em làm bài tập “Bánh kem ba tầng bình an” để ôn lại bài học.

     b. Cho các em thảo luận sau khi làm bài tập “Ba bước để có được sự hòa thuận”. Hỏi các em: “Nếu em đang có sự xung đột với một bạn không tin Chúa, thì em sẽ làm sao?” Giáo viên hướng dẫn các em thảo luận dựa vào Rô-ma12:17-21.

   – Kinh Thánh yêu cầu các em phải hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.

   – Không nên trả thù dù bằng lời nói, thái độ hay hành động. Hãy nói với Chúa việc đã xảy ra, và tin rằng Ngài sẽ xét xử công bình.

   – Đối xử tốt với người ghét em.

     c. Yêu cầu các em im lặng và nhắm mắt lại, nhớ lại mình có sự bình an chưa. Có điều gì đang ngăn cản mối quan hệ giữa em với Chúa, và giữa em với người khác không? Sau đó, giáo viên cầu nguyện đơn giản như sau: “Lạy Chúa Thánh Linh! Xin soi sáng lòng chúng con. Xin giúp chúng con nhớ lại chúng con đã làm buồn lòng Chúa và những người khác như thế nào, để ngay giờ nầy chúng con ăn năn, xin Chúa tha thứ và giúp chúng con nối lại mối quan hệ đó, để lòng chúng con có được sự bình an”. (Giáo viên lưu ý những em đang có sự tổn thương đối với ba hoặc mẹ. Nhân dịp nầy, khích lệ các em mở lòng ra với Chúa, Ngài sẽ chữa lành. Đa số các em không muốn thổ lộ trước nhiều người. Giáo viên có thể gặp riêng và cầu nguyện cho em đó).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1,3, 4:1-18.

II. CÂU GỐC: “Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9)

III. BÀI TẬP.

  1. Đức Chúa Trời hứa.

Một người lãnh đạo tốt luôn ghi nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời. Em viết hoặc vẽ ra một việc khiến em nhớ đến lời của Đức Chúa Trời hứa với em.

Ví dụ: Đi lạc đường, đi thi, ở nhà một mình…

  1. Qua sông Giô-đanh.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1,3, 4:1-18.

II. CÂU GỐC: “Vì vậy, anh em phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em là Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời thành tín, Đấng gìn giữ giao ước và lòng nhân từ đến hàng nghìn thế hệ cho những người yêu mến Ngài và tuân giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Giô-suê vâng theo chỉ thị của Đức Chúa Trời hướng dẫn dân sự qua sông Giô-đanh.

– Cảm nhận: Giô-suê tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

– Hành động: Trong tuần lễ này, áp dụng lời hứa của Đức Chúa Trời vào đời sống, để em làm người lãnh đạo tốt.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Mình hứa với bạn.

  1. Mục đích: Giúp các em nhận biết thế nào là giữ lời hứa và thực hiện nó.
  2. Thực hiện: Trước hết hỏi các em: “Thế nào là giữ lời hứa?” (Cho các em tự do trả lời). Sau đó chia 2 em một tổ, mỗi em sẽ hứa với bạn trong tổ mình một việc nào đó và thực hiện trong tuần này.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Tưởng tượng em được chọn làm giám đốc một công ty lớn, điều đầu tiên em sẽ làm là gì? (Cho các em trả lời). Chắc chắn sẽ có nhiều việc chờ em giải quyết. Nếu em quyết định đúng thì công ty sẽ có lợi, nhưng nếu em quyết định sai thì sẽ ra sao? Vì vậy, khi một người giữ chức vụ càng cao, thì áp lực công việc càng đè nặng khiến người đó đôi khi rất mệt mỏi.

Các em còn nhớ Giô-suê đang giữ chức vụ gì không? (Lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên). Với chức vụ này, các em nghĩ Giô-suê có cảm thấy khó khăn không? Tại sao? (Cho các em trả lời).

  1. Bài học.

Các em biết không, từ khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập đến giờ, nhiều việc đã thay đổi. Trừ Giô-suê và Ca-lép, lớp người theo Môi-se qua Biển Đỏ đã chết hết. Bây giờ, chỉ còn con cháu họ theo Giô-suê vào xứ Ca-na-an mà thôi.

Thời điểm đã đến! Các em đọc Giô-suê 1:2 xem Đức Chúa Trời bảo Giô-suê làm gì? Đức Chúa Trời lặp lại lời hứa của Ngài đối với Giô-suê, và nhắc nhở ông phải ghi nhớ lời Ngài và cẩn thận làm theo. Như vậy, dù ông đi đến đâu, làm gì cũng sẽ được thành công.

Các em nghĩ Giô-suê cảm thấy thế nào khi nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

Bây giờ, Giô-suê đã chuẩn bị sẵn sàng để hướng dẫn dân sự qua sông Giô-đanh. Giô-suê tập họp các quan trưởng lại và dặn họ điều phải làm. “Hãy chuẩn bị sẵn sàng, vì ba ngày nữa các ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh, chinh phục xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta”.

Đây là một tin khiến mọi người phấn khởi. Nhưng lúc ấy, nước sông Giô-đanh đang dâng cao và chảy rất xiết, làm sao qua sông được? Xem ra rất nguy hiểm! Nhưng Giô-suê tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và biết Ngài sẽ có cách, phần ông cứ việc làm theo lời Ngài.

Dân Y-sơ-ra-ên làm theo lời dặn của Giô-suê, thu xếp hành lý chuẩn bị lên đường, nhưng có hai chi phái rưỡi không cần chuẩn bị vì Đức Chúa Trời đã ban cho họ phần đất phía bên này sông. Giô-suê nói với hai chi phái rưỡi kia rằng: “Vợ, con và gia súc các ngươi ở lại, nhưng các ngươi phải qua sông để giúp đỡ các anh em mình chinh phục xứ. Sau đó, các ngươi có thể trở về nhà”. Các em đoán xem những người trong hai chi phái rưỡi đó có đồng ý không? (Cho các em trả lời trước, sau đó đọc Giô-suê 1:16-17).

Giô-suê hướng dẫn dân sự đến bờ sông và dựng lều tại đó để chuẩn bị qua sông. Giô-suê thông báo cho dân sự một chỉ thị đặc biệt nữa khiến họ rất phấn khởi. Các em đọc Giô-suê 3:5 xem đó là chỉ thị gì? (Làm cho mình ra thánh, vì ngày mai Đức Chúa Trời sẽ làm một việc kỳ diệu).

Cuối cùng, giờ phút chờ đợi cũng đã đến! Các thầy tế lễ khiêng Hòm giao ước của Đức Chúa Trời tiến đến mé sông Giô-đanh. Nước sông đang chảy xiết. Các thầy tế lễ vẫn cứ tiến tới và họ đặt chân xuống nước. Thật lạ lùng, nước từ thượng nguồn chảy xuống bỗng ngưng lại, nước sông dồn lại thành một đống lộ ra một con đường. Dân sự đi qua sông như đi trên đất khô. Các thầy tế lễ khiêng Hòm giao ước của Đức Chúa Trời dừng lại giữa sông, chờ cho tất cả mọi người lên hết bờ bên kia.

Điều Giô-suê nói là sự thật. Đức Chúa Trời đã làm một việc kỳ diệu. Các em còn nhớ Đức Chúa Trời đã từng làm điều kỳ diệu như thế này cho dân Y-sơ-ra-ên vào lúc nào không?

Khi dân sự qua sông an toàn, Đức Chúa Trời bảo Giô-suê chọn mỗi chi phái một người, đi xuống giữa sông, ngay chỗ các thầy tế lễ đứng, mỗi người vác một hòn đá đem lên bờ. Đức Chúa Trời muốn Giô-suê dựng 12 hòn đá này lên làm một đài kỷ niệm, để họ và con cháu họ mãi mãi không quên điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho họ trong ngày hôm nay. Khi các thầy tế lễ vừa đặt chân lên bờ, nước sông Giô-đanh bỗng chảy xiết trở lại.

Giô-suê chỉ vào đài tưởng niệm và nói: “Sau này, khi con cháu các ngươi hỏi những hòn đá này có ý nghĩa gì? Các ngươi nói cho chúng biết Đức Chúa Trời đã khiến nước sông Giô-đanh rẽ ra, để các ngươi đi qua. Những hòn đá này để kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời”.  

Đức Chúa Trời khiến dân Y-sơ-ra-ên vâng phục và tôn kính Giô-suê, như đã vâng phục và tôn kính Môi-se vậy. Họ biết Đức Chúa Trời luôn ở cùng, và đã chọn một người lãnh đạo tốt cho họ. 

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Thảo luận với các em: “Nếu Giô-suê và dân sự cho rằng qua sông Giô-đanh vào mùa này là nguy hiểm, thì họ sẽ làm gì?” “Giả sử dân Y-sơ-ra-ên không làm theo chỉ thị của Giô-suê thì sẽ ra sao?” “Điều cần thiết nhất khi Giô-suê và dân sự qua sông Giô-đanh là gì? (Tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc bài này rồi thảo luận: “Thành tín” có nghĩa là gì? (Luôn luôn thực hiện lời đã hứa). Kinh Thánh cho chúng ta biết, Đức Chúa Trời thể hiện Ngài là Đấng thành tín như thế nào? (Ngài giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài).

     c. Áp dụng vào đời sống.

Cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Đức Chúa Trời hứa…”. Sau đó cho mỗi em thay phiên nhau nói: “Đức Chúa Trời luôn ở cùng… (tên của em) mỗi ngày”. Sau đó hỏi các em: “Trong tuần lễ này, em cần nhớ lại lời hứa nào Đức Chúa Trời đã hứa với em?” “Lời hứa đó khích lệ em như thế nào?”

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI TRỒNG NHO ĐỘC ÁC

I. KINH THÁNH: Lu-ca 20:9-19.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

III. BÀI TẬP.

  1. Thảo luận về Chúa Jêsus.

   Linh và Nam đang thảo luận ý nghĩa của việc trở thành con cái trong gia đình Chúa. Nam có nhiều câu hỏi, thắc mắc, còn Linh thì giải thích. Bây giờ em hoàn tất những câu đối thoại sau. (Nên nhớ: Em cũng vừa là Linh, vừa là Nam luôn nữa đấy!)

  – Nam: Tuần nào mình cũng học lớp Trường Chúa nhật, mình được nghe nhiều điều về Chúa Jêsus, nhưng vẫn không hiểu rõ lắm. Linh, bạn làm thế nào để trở thành con của Chúa Jêsus vậy?

 – Linh: Mình hiểu ý bạn, để mình nói cho bạn nghe. Theo thì………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

– Nam: Nhưng……………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Linh: Đúng vậy,………………………………………………………………….

– Nam:…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

– Linh:…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

– Nam:………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

  1. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

     a. Tại sao Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus đến thế gian?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………       

     b. Sau khi tin Chúa, em được gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

     c. Sự sống đời đời có nghĩa là:

(Chọn 1 trong 2, đánh dấu X trước câu chọn).

   Không bao giờ kết thúc.

   Chết là kết thúcsự sống.

     d. Không bị hư mất nghĩa là:

   Không bị chết về thể xác.

   Không bị chết về tâm linh.

  1. Phóng viên nhí!

   Em tập làm phóng viên nhé! Trong tuần nầy, em hỏi hai người (ba mẹ, hoặc bạn bè…) các câu hỏi sau rồi ghi vào đây nhé!

     a. Ba mẹ (bạn…………………….) trở thành tín đồ từ khi nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

     b. Tại sao ba mẹ (bạn…………………) thích trở thành tín đồ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     

     c. Đức Chúa Trời đã yêu thương ba mẹ (bạn……………………..) như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI TRỒNG NHO ĐỘC ÁC

I. KINH THÁNH: Lu-ca 20:9-19.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Ví dụ nầy cho các em biết Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus xuống thế gian, nhưng thế gian từ chối Ngài.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời yêu thương các em, sai Con Một của Ngài đến thế gian, để dẫn các em đến với Đức Chúa Trời.

– Hành động: Nhờ sự dẫn dắt của Thánh Linh, tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa.

IV. BÀI HỌC KINH THÁNH.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Khuyến khích các em lắng nghe câu chuyện, rồi tự vẽ lại toàn bộ câu chuyện như truyện tranh.
  2. Sưu tầm hình ảnh vườn nho.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Khi Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, Ngài đã thi hành chức vụ được ba năm. Trong ba năm đó, Ngài liên tục bày tỏ cho dân Y-sơ-ra-ên biết Ngài chính là Chúa Cứu Thế, là Con Đức Chúa Trời, nhưng dân chúng không tin Ngài.

    Một hôm, vào tuần lễ trước khi Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã làm một việc khiến các thầy thông giáo vô cùng tức giận. Chúa Jêsus vào đền thờ ở thành Giê-ru-sa-lem, thấy mọi người buôn bán ở đó nào là bò, dê, bồ câu…như một cái chợ. Súc vật bán cho những người đến đền thờ mua để dâng của tế lễ. Ngoài việc bán súc vật, họ còn trao đổi tiền bạc, vì dân các xứ khác đến đền thờ sẽ đổi tiền để sử dụng trong đền thờ.

   Kinh Thánh ghi rằng khi Chúa Jêsus thấy cảnh đó thì rất giận. Ngài đuổi hết những người buôn bán và phán rằng: “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện’, nhưng các ngươi đã biến nơi ấy thành hang trộm cướp.” (Lu-ca 19:46).

   Việc Chúa Jêsus dẹp sạch đền thờ làm các thầy thông giáo càng ghét Ngài hơn. Một hôm, khi Chúa Jêsus đang giảng dạy trong đền thờ, các thầy thông giáo đến hỏi Ngài: “Xin nói cho chúng tôi, bởi quyền phép nào mà thầy làm những điều ấy?” Chúa Jêsus không trả lời câu hỏi của họ, mà Ngài kể một ví dụ.

   Giả sử lúc ấy các em cũng có mặt trong đền thờ nghe Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, các em có tin Ngài là Con Đức Chúa Trời không? Các em chú ý nghe để nhận biết các nhân vật trong ví dụ đại diện choai nhé!

  1. Bài học.

(1) Hành động của những người trồng nho độc ác.

    Chúa Jêsus kể: “Người kia trồng một vườn nho…”(Cho các em miêu tả vườn nho hoặc cho xem cảnh vườn nho).

   Trong ví dụ trên, người chủ vườn nho sống ở một nơi khác, còn vườn nho thì cho những kẻ trồng nho mướn. Đến mùa nho chín, người chủ vườn sai một đầy tớ đến thu hoa lợi, nhưng bọn trồng nho hết sức tham lam, không muốn chia hoa lợi với chủ vườn. Họ đánh cho người đầy tớ một trận rồi đuổi về tay không.

   Người chủ vườn nghe đầy tớ về kể lại, giật mình kinh ngạc, liền sai một đầytớ khác đi. Người đầy tớ nầy cũng bị bọn trồng nho đánh chưởi thậm tệ rồi đuổi về tay không. Chủ tiếp tục sai người thứ ba đi, người nầy cũng không tránh khỏi trận đòn của bọn trồng nho. Không còn cách nào khác, người chủ vườn suy nghĩ: “Ta phải làm gì đây? Ta sẽ sai con trai yêu dấu của ta đến, có thể họ sẽ kính nể!”.

   Không ngờ, khi bọn trồng nho thấy con trai người chủ vườn từ xa, chúng bàn với nhau: “Đây là con thừa kế, hãy giết nó thì gia tài sẽ về tay chúng ta. Chúng ném con trai ấy ra ngoài vườn nho và giết đi”.

   Khi Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, các thầy thông giáo hết sức khó chịu, họ nghĩ: “Tại sao người nầy biết chúng ta không tin ông ta?” Chúa Jêsus kể xong, Ngài nói: Vậy, chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến diệt những kẻ trồng nho đó, rồi giao vườn nho cho những người khác”.

   Các thầy thông giáo biết Chúa Jêsus ám chỉ mình, thì hết sức phẫn nộ đến nỗi muốn giết Ngài, nhưng họ không dám vì sợ dân chúng.

(2) Ý nghĩa ví dụ “Người trồng nho độc ác”.

   Bây giờ, các em thử suy nghĩ xem các nhân vật trong ví dụ chỉ về ai nhé? (Cho các em suy nghĩ trả lời).

     a. Vườn nho chỉ về ai?

   Đây là một câu hỏi khó, nhưng dân chúng hiểu là chỉ về họ. Vào thời đó, dân Y-sơ-ra-ên thường được ví như vườn nho (Tham khảo Ê-sai 5:1-2; Thi Thiên 80:8-16).

     b. Người chủ vườn nho đại diện cho ai?

  (Đức Chúa Trời). Người chủ vườn trong ví dụ có việc làm gì khiến các em liên tưởng đến Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

     c. Những người đầy tớ đại diện cho ai?

   Những người nầy được chủ vườn sai đi thâu hoa lợi, nhưng lại bị bọn trồng nho đánh, giết. Những người nầy đại diện cho các tiên tri, được Đức Chúa Trời sai đến cảnh cáo dân chúng không được phạm tội, nhưng họ không chịu nghe lời các tiên tri. Chúng ta cùng nhớ lại xem nào, Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời sai tiên tri Giê-rê-mi đến cảnh cáo dân chúng không được phạm tội, kêu gọi họ quay về với Chúa. (Mời một vài em đọc Giê-rê-mi 20:1-2; 37:15; 38:6). Điều đó cho thấy mọi người đối xử với các tiên tri như thế nào? (Cho các em trả lời).

     d. Con trai chủ vườn đại diện cho ai?

   (Chúa Jêsus). Chúa Jêsus muốn bày tỏ cho mọi người biết Ngài chính là Con của Đức Chúa Trời, Ngài sắp chiụ chết trên thập tự giá. Ngài có thể không làm vậy, nhưng Ngài muốn làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời để chuộc tội cho chúng ta.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Chúa Jêsus kể ví dụ nầy để cho dân Y-sơ-ra-ên và chúng ta biết Đức Chúa Trời đã sai chính Con Một của Ngài xuống thế gian, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không chịu tin nhận Ngài. Ngài xuống thế gian để gánh thay tội lỗi cho chúng ta, chứng tỏ Chúa Jêsus rất yêu thương chúng ta (Khẳng định với các em rằng tất cả chúng ta đều rất quan trọng đối với Chúa). Chúa yêu các em, Ngài biết tên các em, biết mọi sở thích, mọi buồn vui, mọi khó khăn của các em, vì Ngài là Đấng yêu thương.

   Có ai nói với các em về lòng yêu thương của Chúa chưa? (Lưu ý những em chưa tin nhận Chúa). KinhThánh nói với chúng ta về tình yêu thương của Chúa hết lần nầy đến lần khác, ví dụ như Giăng 3:16 cho chúng ta biết một việc hết sức quan trọng: Vì các em mà Đức Chúa Trời sai Con độc nhất của mình đến thế gian và hễ ai tiếp nhận Ngài thì được sự sống đời đời.

   Các em cảm thấy thế nào về việc Chúa Jêsus đã làm cho các em? Các em có muốn tiếp nhận Chúa Jêsus để được làm con cái của Đức Chúa Trời không?

   Nếu các em trở thành con cái Đức Chúa Trời, các em có quyền nói về Chúa Jêsus cho những người chưa tin Chúa như các tiên tri ngày xưa vậy. Lúc đó, các em sẽ nói gì về Chúa Jêsus? (Hướng dẫn các em làm bài tập trong Tập Học Viên, trang 9). Nam cần phải biết Chúa Jêsus yêu Nam, muốn Nam trở thành con cái Chúa. Nhưng Nam không biết phải làm sao để trở thành con cái của Chúa được. Linh trả lời Nam thế nào? Linh có thể trả lời dựa vào Giăng 3:16. Nam biết gì về tội lỗi? (KinhThánh nói, tất cả mọi người trên thế gian đều phạm tội- Rô-ma 3:23). Linh giải thích “tội lỗi” bằng chữ gì? (có thể là “việc sai trái”). Các em thiếu nhi có thể phạm tội gì? Lừa dối, không vâng lời cha mẹ, không tin Chúa Jêsus …Linh nên chia sẻ với Nam rằng, tội lỗi khiến chúng ta không thể trở thành con cái Chúa được. Có lẽ Nam muốn biết Đức Chúa Trời làm gì với tội lỗi? (Sai Con Một của Ngài là Chúa Jêsus xuống thế gian, chết trên thập tự giá để chuộc tội. 1Giăng4:14; 1Cô-rinh-tô 15:3).

   Nếu Nam thấy mình đã phạm nhiều tội lỗi, Linh nên trả lời thế nào? ( Ăn năn tội lỗi với Đức Chúa Trời). Nếu Nam muốn ăn năn tội lỗi của mình, Linh nên nói gì? ( Nếu Nam tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình, Ngài sẽ gánh thay tội lỗi cho Nam). Linh nên chia sẻ với Nam bước tiếp theo phải làm gì? ( Nếu Nam ăn năn, muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, Nam có thể cầu nguyện xin Chúa tha tội và tiếp nhận mình làm con cái của Đức Chúa Trời).

   Cầu nguyện kết thúc buổi học, cảm tạ Chúa vì ân điển của Ngài ban cho các em được làm con cái Chúa, tạ ơn Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. VUI MỪNG

 

  1. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, ( tham khảo Rô-ma14:17-18; 1Tê-sa-lô-ni-ca5:16).
  2. CÂU GỐC: “Đừng buồn thảm vì sự vui vẻ về Đức Giê-hô-va là sức mạnh của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10b).

III. BÀI TẬP.

  1. Kinh Thánh chép rằng.

   Đố em những câu Kinh Thánh sau đây nói gì? Em thử chọn 1 câu rồi dùng hình vẽ để diễn đạt ý của câu Kinh Thánh đó.

   Gia-cơ 1:2. Rô-ma 14:17-18. Phi-líp 4:4. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16.

  1. Trở ngại, phương cách, kết quả.

   Em phân biệt các hạng được liệt kê ra dưới đây, điều nào ngăn cản không thể nhận được sự vui mừng, phương cách nào để nhận được sự vui mừng, kết quả của sự vui mừng là gì? Em sắp xếp sao cho phù hợp.

 

Phương pháp có sự vui mừng

 

Kết quả của sự vui mừng

 

Ngắn cản

sự vui mừng

 

    3. Hình thế chữ.

Em vẽ hình vào chỗ trống trong câu gốc sao cho phù hợp.

   “Đừng buồn thảm ……………… Đức Giê-hô-va ………………..của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10).

   Cha trên trời yêu dấu!

   Hôm nay, con mới hiểu một đời sống không có sự vui mừng là không đẹp lòng Ngài. Ngài muốn đời sống của con đầy sự vui mừng, nhưng vì tội lỗi khiến con không nhận được điều đó. Cầu xin Ngài tha thứ cho con, và giúp con vâng lời Chúa, để đời sống con tràn ngập niềm vui. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. VUI MỪNG

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, ( tham khảo Rô-ma14:17-18; 1Tê-sa-lô-ni-ca5:16).

II. CÂU GỐC: “Đừng buồn thảm vì sự vui vẻ về Đức Giê-hô-va là sức mạnh của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

  – Biết: Một số trở ngại khiến em không nhận được sự vui mừng, và phương cách để nhận được sự vui mừng.

  – Cảm nhận: Sự vui mừng giúp vượt qua mọi khó khăn.

  – Hành động: Học và thực hành phương cách giúp em nhận được sự vui mừng.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Chúa Jêsus đến thế gian để ban cho con người sự sống dư dật và sự vui mừng. Phao-lô đã từng khuyên các tín hữu phải vui mừng (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16). (Rô-ma 14:17-18) cho chúng ta biết, một đời sống có sự vui mừng là đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu Cơ đốc nhân lúc nào cũng than vãn, mặt mày luôn “ủ dột”, thì làm sao có thể thuyết phục người chưa tin Chúa? Cho nên sự vui mừng là một phẩm chất của Cơ đốc nhân.

   Tuy nhiên trong thực tế, đời sống của Cơ đốc nhân không phải lúc nào cũng bằng phẳng, tràn đầy sự vui mừng, phước hạnh. Nhưng có được sự vui mừng trong hoạn nạn, trong thử thách, trong nghịch cảnh là đỉnh cao của đời sống đức tin.

   Tại sao có những Cơ đốc nhân không nhận được sự vui mừng? Có những lý do sau:

   – Thứ nhất: Tội lỗi. Tội lỗi phá vỡ mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người. Nếu chúng ta còn giữ tội lỗi trong lòng, thì sẽ không nhận được sự vui mừng.

   – Thứ hai: Không tiếp nhận sự dạy dỗ của Chúa. Hê-bơ-rơ 12:11 chép: “Tất cả sự sửa phạt lúc nầy dường như chỉ làm cho đau đớn chứ không phải là vui mừng, nhưng về sau sinh ra bông trái công chính và bình an cho những người đã chịu luyện tập như vậy.” Chúng ta cần phải nhận biết sự yếu đuối và tội lỗi của mình, thì mới sẵn sàng tiếp nhận sự dạy dỗ của Chúa, vì “Chúa sửa phạt người Ngài yêu” (Hê-bơ-rơ12:6).

   – Thứ ba: Không chịu trải qua thử thách. Chúa dùng thử thách

để rèn luyện đức tin chúng ta trưởng thành trong đời sống theo Chúa. Người trưởng thành trong đời sống theo Chúa sẽ tràn ngập vui mừng. Chúng ta không chịu trải qua thử thách thì chúng ta cũng không thể đạt đến sự vui mừng trọn vẹn.

   – Thứ tư: Đặt đức tin không đúng chỗ. Chỉ có Đức Chúa Trời

mới ban cho chúng ta sự vui mừng thật sự, còn sự vui mừng mà con người đem lại sẽ không bền lâu, thuận cảnh cũng không luôn tồn tại. Đối với thiếu nhi, các em chưa kinh nghiệm hoặc chưa thể hiểu rõ điều nầy, nên khi giảng dạy, bạn chỉ đề cập đến 3 lý do trên mà thôi.

   Làm thế nào để có thể nhận được sự vui mừng? Có những phương cách sau đây: Ăn năn tội, tin cậy Đức Chúa Trời, cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh.

   Sự vui mừng là một trong những “hương vị”của trái Thánh Linh. Bài học nầy khích lệ các em nhờ cậy Đức Thánh Linh để đời sống luôn có sự vui mừng.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Ngôn ngữ bằng tay.

  1. Chuẩn bị: Kinh Thánh (1Tê-sa-lô-ni-ca5:16 hoặc vài câu khác nói về sự vui mừng).
  2. Thực hiện: Chia các em làm hai nhóm. Mỗi nhóm cử một em lên xem câu Kinh Thánh rồi trở về nhóm mình diễn tả bằng động tác để nhóm mình đoán. Nhóm nào đoán đúng trước thì nhóm đó thắng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Điều gì khiến các em có thể vui mừng? (Cho các em chia sẻ). Sự vui mừng là một trong những “hương vị” của trái Thánh Linh. Dầu vậy, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng có sự vui mừng. Bây giờ, chúng ta cùng nghe trường hợp của bạn Minh, và tìm hiểu xem một số trở ngại khiến Minh không nhận được sự vui mừng, và phương cách để Minh nhận được sự vui mừng (Sử dụng trang tài liệu 6-8 sách giáo viên) xem lại.

  1. Bài học.

     a. Lý do không nhận được sự vui mừng.

   Ba của Minh dặn Minh sau khi tan học phải nhanh chóng trở về nhà làm bài tập, cho đến chiều ba đi làm về sẽ dẫn em đến nhà bà nội ăn cơm. Nhưng sau khi trở về nhà, Minh mở ti-vi xem phim hoạt hình rồi sau đó chơi trò chơi điện tử. Chơi chán chê, Minh mới mở bài tập ra làm, nhưng lúc nầy ba sắp về.

   Các em đoán xem tâm trạng của bạn Minh lúc nầy như thế nào? Có vui vẻ không? Tại sao? (Cho các em trả lời). Bạn ấy đã không làm theo lời ba dặn, nên trong lòng cảm thấy lo lắng. (Giáo viên ghi chữ TỘI LỖI lên bảng). Các em thân mến! Khi các em làm những điều không đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì trong lòng sẽ không thấy vui vẻ. Tội lỗi ngăn trở chúng ta nhận sự vui mừng từ Đức Chúa Trời.

   Khi ba của Minh trở về nhà thì Minh vẫn chưa làm bài xong. Ba của Minh rất giận, la rầy Minh và buộc Minh phải làm bài tập xong rồi mới được đi đến nhà bà nội. Minh không những không biết lỗi mà còn lằm bằm, phụng phịu.

   Các em suy nghĩ xem vì sao bạn Minh không vui? (Giáo viên ghi TỪ CHỐI DẠY BẢO lên bảng). Vì bạn ấy không nhìn nhận mình có lỗi, và cũng không tiếp nhận sự dạy bảo của ba. Ba của Minh la mắng Minh là muốn cho bạn ấy tốt hơn. Cha Trên Trời của chúng ta cũng vậy, Ngài muốn các em trở thành người tốt nên đã dùng ba mẹ, thầy cô…để dạy dỗ các em. Đó là vì Ngài yêu thương các em.

   Chúng ta cùng quay trở lại câu chuyện của bạn Minh. Trên đường đi đến nhà của bà nội, Đức Thánh Linh làm việc trong lòng của Minh, khiến Minh nhận biết việc làm sai trái của mình. Minh cúi đầu cầu nguyện xin Chúa tha thứ, và xin lỗi ba. Các em đoán xem sau khi xin lỗi ba, Minh cảm thấy như thế nào? (Cho các em trả lời).

     b. Phương cách để có sự vui mừng.

   Các em thân mến! Qua câu chuyện của bạn Minh, các em đã thấy lý do tại sao bạn Minh không nhận được sự vui mừng rồi phải không? Bây giờ các em suy nghĩ xem, có cách nào để chúng ta nhận được sự vui mừng không? (Cho các em nói ra ý kiến của mình).

   – Ăn năn tội: Nếu tội lỗi vẫn còn ở trong lòng thì không thể nào nhận được sự vui mừng, trừ khi các em xưng nó ra và cầu xin Chúa tha thứ. Các em thấy khi Minh biết lỗi của mình, em xin Chúa tha thứ và xin lỗi ba, thì trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng, và nhận được sự vui mừng.

   – Tin cậy Chúa: Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, thử thách, các em tin cậy Đức Chúa Trời để có sự vui mừng là rất quan trọng. Đức Chúa Trời cho phép những điều không hay xảy đến cho bản thân em (hoặc gia đình) là có ý tốt, và Ngài sẽ đi cùng, chăm sóc các em trong hoàn cảnh khó khăn, miễn các em tin cậy Ngài. Các em còn nhớ Phao-lô và Si-la không? Hai ông vì danh Chúa Jêsus bị bắt bỏ vào tù, có lính canh giữ cẩn thận. Ở trong ngục tối, hai chân bị xiềng xích, nếu các em là Phao-lô và Si-la thì sẽ cảm thấy như thế nào? Các em đọc Công Vụ 16:25 xem hai ông đã làm gì? (Cầu nguyện và hát ca ngợi Chúa). Hai ông tin cậy Chúa nên có sự vui mừng trong khó khăn.

   – Tạ ơn Chúa: Thông thường, chúng ta dễ dàng tạ ơn Chúa khi nhận được niềm vui và phước hạnh, nhưng rất khó nói lời tạ ơn khi đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. (Cho các em nêu ví dụ hoặc kinh nghiệm cá nhân của các em). Nhưng Kinh Thánh chép rằng: “Hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Jêsus.” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:18). Đức Chúa rời muốn các em tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh để có sự vui mừng. Nếu các em tin cậy Chúa thì mới có thể tạ ơn Ngài được.

     c. Kết quả của sự vui mừng.

   Sự vui mừng đem lại kết quả gì cho đời sống của các em? (Cho các em suy nghĩ và trả lời).

   – Đẹp lòng Đức Chúa Trời: (Mời một em đọc Rô-ma 14:17-18).

   Đời sống của các em có sự vui mừng khiến Đức Chúa Trời đẹp lòng. Sự vui mừng bày tỏ các em có lòng tin cậy, có sự phó thác, có lòng yêu mến Chúa. Điều đó khiến Đức Chúa Trời vui lòng. Ngài sẽ chăm sóc, dẫn dắt, bảo vệ, gìn giữ các em dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

   – Thân thể, tâm hồn được sức mạnh: Một người buồn rầu thì cảm thấy tinh thần uể oải, tay chân không muốn nhúc nhích, không muốn làm gì hết, thậm chí không muốn ăn. Nhưng một người có sự vui mừng thì mọi cử động của người ấy nhanh nhẹn hơn, khoẻ mạnh hơn, nhảy cao hơn, yêu đời hơn…Đúng vậy! Sự vui mừng đem lại cho các em sức mạnh trong cuộc sống.

   Các em thân mến! Sự vui mừng là “hương vị” trái Thánh Linh, và rất cần thiết cho các em trong cuộc sống. Vì vậy, các em cần nhờ cậy Đức Thánh Linh dẫn dắt, để đời sống luôn có sự vui mừng.

  1. Ứng dụng.

     a. Mời một em tình nguyện chia sẻ chuyện không vui của mình. Các em khác sẽ tìm nguyên nhân khiến không có sự vui mừng, và đưa ra ý kiến để giúp đỡ. Giáo viên dựa theo ý kiến của các em để chỉ ra mối liên hệ giữa sự trở ngại và phương cách để có sự vui mừng.

     b. Cho các em làm bài tập phần 3 “Hình thế chữ”.

     c. Điện tâm đồ vui mừng (trang tài liệu 9 sách giáo viên): Phát cho mỗi em 1 tờ “Điện tâm đồ vui mừng” trong trang tài liệu. Hướng dẫn các em ghi tâm trạng vui mừng của một ngày trong suốt một tuần. Chỉ số 0: Bày tỏ tâm trạng bình thường. Số +……: Bày tỏ tâm trạng vui mừng. Số -……: Bày tỏ tâm trạng không vui mừng. Đánh dấu x và nối lại sẽ có điện tâm đồ vui mừng của em. Sau đó ghi chuyện gì đã xảy ra lúc có chỉ số cao nhất và thấp nhất, tuần sau sẽ chia sẻ trước lớp. Hoạt động nầy sẽ giúp các em nhận biết tâm trạng của mình, và có cơ hội để bày tỏ. Qua hoạt động này, giáo viên sẽ biết tâm tư tình cảm của các em. Cuối cùng, giáo viên khích lệ các em thực hành sự dạy dỗ của bài này, cầu nguyện xin Đức Thánh Linh giúp đỡ và dẫn dắt thực hành phương cách để có sự vui mừng.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Đừng xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng trưởng lão đặt tay trên con.” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. BÀI TẬP.

1. Sáng tác câu chuyện.

Em dùng tài liệu phía dưới để viết một câu chuyện về “Người lãnh đạo tốt”.

 

Nhân vật

Ba, mẹ, Anh, chị

Hàng xóm, người lạ

Hiệu trưởng, giáo viênBạn thân, bạn học

Địa điểm

Trường học

Trong nhà, bãi biển

Công viên, đường phố, Chợ

Vấn đề

Tranh cãi, lạc đường, cô đơn, bị thương

Không đạt

Biểu hiện

Dũng cảm

Vâng phục

Vui lòng giúp đỡ

Tin cậy Chúa

 

Ví dụ: Một hôm, mẹ đi chợ thì thấy một em bé bị lạc trên đường phố…

  1. Người lãnh đạo mới.

Em dựa vào mỗi số sau đường kẻ ngang để tìm từ thích hợp trên con đường lên núi, rồi điền vào chỗ trống (phải theo hướng mũi tên).

   Dân Y-sơ-ra-ên lưu lạc trong ___ ___ (3) ___ ___ ___ (5). Đức Chúa Trời ___ ___ (10) với Môi-se. Lúc ấy, Môi-se đã ___ ___ (16). Đức Chúa Trời cho biết ông sắp phải ___ (8). Môi-se ___ ___ (12) Đức Chúa Trời chọn người ___ ___ (6) mới. Đức Chúa Trời bảo Môi-se tập họp ___ ___ (1) và ___ ___ ___ (2) _______ (4), tuyên bố ___ ___ (13) là người lãnh đạo mới của họ. Môi-se đặt tay trên ___ (9) của Giô-suê và nói: “Hãy ___ ___ (11), phải có ___ ___ (15) nơi Đức Chúa Trời. Sau đó, Môi-se đi lên ___ ___ (7) Nê-bô và chết tại đó. Dân sự rất ___ ___ (14) ông, và họ tiếp tục đi theo người lãnh đạo mới của họ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Đừng xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng trưởng lão đặt tay trên con.” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời chọn Giô-suê làm người lãnh đạo kế vị Môi-se.

– Cảm nhận: Giô-suê có những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt.

– Hành động: Học tập làm một người lãnh đạo tốt trong tuần này.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Nhớ lại nhân vật.

  1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại những việc làm của nhân vật trong bài học này.
  2. Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, tư liệu về Giô-suê trong hai bài học trước.
  3. Thực hiện: Trước hết, giáo viên ghi những câu ngắn tư liệu về Giô-suê lên miếng bìa cứng, rồi đem giấu trong lớp (dưới ghế, bàn, sau cánh cửa…). Khi thực hiện, cho các em tìm những miếng bìa tư liệu đó. Sau khi tìm được tất cả những miếng giấy bìa cứng đó, các em sẽ dựa trên tư liệu ngắn gọn ghi trên đó để nhắc lại việc làm của Giô-suê. Ví dụ: Tư liệu trên miếng bìa cứng là “Thám tử Giô-suê”, các em sẽ nhắc lại Giô-suê đã có thái độ như thế nào khi do thám xứ Ca-na-an?

Tư liệu gợi ý như sau: Giúp đỡ Môi-se, tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ người khác, can đảm, vâng lời…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Có công việc gì, hoặc vật gì mà các em rất ưa thích, nhưng phải chờ đợi một thời gian khá dài mới có thể làm được hoặc mới mua được không? (Cho các em tự do phát biểu). Thật vậy, khi phải chờ đợi, thì tự nhiên các em sẽ thấy thời gian chờ đợi đó thật là dài phải không?

Các em biết không, dân Ysơ-ra-ên phải chờ đợi trong 40 năm mới được vào Đất Hứa. Tại sao họ phải chờ đợi như vậy? (Cho các em nhắc lại bài cũ). Cuối cùng, ngày họ mong đợi cũng đã đến! Ngày mà Đức Chúa Trời cho phép họ đi vào Đất Hứa.

  1. Bài học.

Lúc bấy giờ, Môi-se đã 120 tuổi. Đức Chúa Trời cho Môi-se biết ông sắp qua đời. Môi-se sẵn sàng vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng ông lo lắng dân sự sẽ ra sao nếu không có người lãnh đạo? Các em đọc Dân số 27:16-17 xem Môi-se cầu xin Đức Chúa Trời điều gì?

Dân Y-sơ-ra-ên cần một người lãnh đạo. Theo các em, ai là người thích hợp để thay thế Môi-se? Tại sao? (Cho các em trả lời). Các em đọc Dân số 27:18-20 xem Đức Chúa Trời bảo Môi-se chọn ai và tại sao phải chọn người đó?

Vậy là Giô-suê sẽ là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên. Môi-se rất vui vì ông biết Giô-suê là người kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời. Những việc làm nào của Giô-suê cho các em thấy ông sẽ là người lãnh đạo tốt? (Cho các em chia sẻ phần sinh hoạt đầu giờ). Giô-suê hoàn toàn thích hợp với chức vụ này. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Giô-suê, huấn luyện ông để ông trở thành người lãnh đạo tốt cho dân Ysơ-ra-ên. 

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời, ông tập họp dân Ysơ-ra-ên lại và bảo họ. “Ngày nay, ta đã được 120 tuổi, không thể tiếp tục hướng dẫn các ngươi được nữa, nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ đi trước các ngươi. Ngài sẽ bảo vệ và hướng dẫn các ngươi vào xứ. Ngài cũng ban cho các ngươi người lãnh đạo mới là Giô-suê”. Tiếp đó, Môi-se khích lệ dân sự: “Hãy vững lòng bền chí, đừng sợ dân Ca-na-an, vì Đức Chúa Trời đi cùng các ngươi. Ngài không lìa khỏi các ngươi, cũng không từ bỏ các ngươi đâu!”

Sau đó, Giô-suê đi lên đứng trước mặt Môi-se, thầy tế lễ Ê-lê-a-sa và cả dân sự. Môi-se vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời đặt tay lên đầu Giô-suê, tuyên bố Giô-suê là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên và khích lệ ông. Các em đọc Phục truyền 31:7-8 xem Môi-se khích lệ Giô-suê như thế nào? (Vững lòng bền chí, đừng sợ hãi vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng).

Cuối cùng, Môi-se nhắc nhở dân sự phải ghi nhớ lời Đức Chúa Trời và vâng theo, cũng truyền dạy cho con cháu vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời nữa. Như thế, họ và con cháu họ sẽ nhận được phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho.        

Sau khi nói chuyện với dân sự xong, Môi-se từ giã họ rồi đi lên núi Nê-bô. Tại đó, Đức Chúa Trời cho Môi-se nhìn thấy toàn xứ Ca-na-an rồi ông qua đời. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời chôn cất Môi-se, nhưng không cho biết mộ Môi-se ở đâu. Dân Y-sơ-ra-ên để tang Môi-se 30 ngày. Chắc họ rất thương tiếc ông.

Giô-suê bắt đầu vào chức vụ. Điều đầu tiên ông phải làm là hướng dẫn dân sự tiến chiếm Đất Hứa. Ông có hoàn thành nhiệm vụ của mình không? Tuần sau chúng ta sẽ biết nhé!

  1. Ứng dụng.

         a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 3, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Người lãnh đạo mới”. Sau đó cho các em thảo luận: “Giô-suê có tính cách đặc biệt nào để ông có thể làm một người lãnh đạo tốt? Em nghĩ Giô-suê cảm thấy như thế nào khi nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo?

         b. Học câu gốc.

Hướng dẫn các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Ai là gương tốt cho em trong lời nói (không nói dối, nói tục, nói lời hung dữ…), hoặc nết làm (làm điều đúng, vâng phục…), hoặc sự yêu thương (giúp đỡ, chia sẻ…) hoặc đức tin (tin cậy và vâng theo lời Chúa), hoặc sự tinh sạch (không làm điều xấu, điều sai trái)?

         c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên thảo luận với các em: “Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành những người lãnh đạo tốt. Các em sẽ trở thành người lãnh đạo tốt đối với em trai hoặc em gái mình, hoặc bạn bè trong lớp. Em sẽ trở thành người lãnh đạo trên phương diện nào? (Học tập, lao động, học lời Chúa…). Tiếp đó, cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Sáng tác câu chuyện” và chia sẻ những gì mình đã viết. Khích lệ các em thực hiện vai trò người lãnh đạo nhỏ trong tuần này.

(Giáo viên có thể dựa vào tài liệu sáng tác một câu chuyện trước, để hướng dẫn các em dễ dàng hơn).