Chuyên mục: Thanh niên

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 05.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 05.04.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 05.04.2015.

1. Đề tài: TINH THẦN ĐÓN CHÚA PHỤC SINH.

2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 28:8-10.

3. Câu gốc: “Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; người nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi” (Giăng 11:25).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 34-38.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.

2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh thánh tham khảo và giao cho người chia sẻ để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Thanh niên. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

TINH THẦN ĐÓN CHÚA PHỤC SINH

Khác với các tôn giáo khác, Cơ Đốc giáo chúng ta rất hãnh diện về vị giáo chủ của mình, vì Chúa Giê-xu đã phục sinh. Các giáo chủ khác đều đã chết và cứ chết luôn không bao giờ sống lại; còn sự phục sinh của Chúa chúng ta là một sự kiện lịch sử không ai phủ nhận được. Nếu ai đó có cách nào chứng minh Chúa Giê-xu không bao giờ sống lại thì Cơ Đốc giáo sẽ sụp đổ ngay tức khắc.

Ngay từ lúc tin tức Chúa Giê-xu phục sinh được loan báo ra, những người chống đối Chúa đã vội tìm cách bác bỏ và phủ nhận. Tiếc thay, nỗ lực của họ như một bong bóng bị nổ tung vì Chúa sống lại hiện ra sờ sờ làm sao chối bỏ được. Chính sự hiện diện của Chúa là bằng chứng hùng hồn, là năng lực sống động của Hội Thánh đầu tiên.

Sách Công Vụ kể lại thể nào Hội Thánh đầu tiên được khởi đầu và phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự rao giảng của những người chứng kiến Chúa đã phục sinh. Kể từ đó đến nay, đã gần 2000 năm qua, Cơ Đốc giáo vẫn cứ tiếp tục phát triển và bành trướng.

Trong không khí rạo rực của mùa Lễ Phục Sinh năm nay, chúng ta nên có tinh thần thể nào?

Xin chúng ta cùng tra xem Lời Chúa mà học theo gương các nữ môn đồ khi xưa. Theo Ma-thi-ơ 28:8-10, khi quý bà biết Chúa đã sống lại, họ liền có những thái độ và hành động như sau:

I. VUI MỪNG.

“Hai người đàn bà đó bèn vội vàng ra khỏi mộ… cả mừng” (c.8). Tất cả những nỗi âu lo, sợ sệt, thất vọng, chán chường khi chứng kiến cảnh Chúa bị xử, bị đóng đinh, rồi tắt thở, được khâm liệm và được đem chôn, đã hoàn toàn tan biến như ánh bình minh vừa ló dạng xua đi màn đêm tăm tối u sầu. Họ sung sướng với niềm vui Chúa phục sinh tràn ngập tâm hồn.

Trước kia họ đã vui biết bao khi chứng kiến cảnh Chúa chữa lành những người câm, điếc, đui, què, phung, bại. Trước kia họ đã cũng từng vui biết bao khi nhìn thấy Chúa hóa bánh cho hàng ngàn người ăn, phán một tiếng thì ma quỉ chạy xa, hoặc nhìn thấy những người đã chết được Chúa ban cho sống lại. Nhưng tất cả những niềm vui đó không thể nào sánh bằng niềm vui được biết Chúa phục sinh, vì Chúa sống lại từ cõi chết đã thay đổi tất cả. Con người từ nay đã có hy vọng và không còn phải chịu bó tay dưới quyền lực của tử thần. Trong Chúa phục sinh, quyền năng của tử thần đã bị vô hiệu hóa.

Trong mùa Phục Sinh năm nay, nguyện xin Chúa cho chúng ta kinh nghiệm được niềm vui thiên thượng nầy cách mới mẻ. Chúa chúng ta đã sống lại và đang sống (Giăng 11:25), cho nên chúng ta không có lý do gì cứ sống trong buồn lo, sầu thảm mãi. Cuộc sống đời nầy sẽ có lúc chấm dứt, nhưng chúng ta vẫn cứ sống với Chúa. Dù đời có khắc nghiệt đến mấy, cuối cùng chúng ta sẽ đắc thắng vì chúng ta sẽ sống mãi với Chúa phục sinh. Vậy nên chúng ta “hãy vui mừng mãi mãi” (1Tês 5:16, Phi-líp 4:4).

II. ĐẾN THỜ LẠY CHÚA.

“Hai người cùng đến gần… và thờ lạy Ngài” (c.9).

Nghe tin Chúa phục sinh, trong lòng rộn lên niềm vui cũng chưa đủ. Niềm vui đó cũng chưa trọn vẹn cho đến khi nào được đến thờ lạy Ngài. Khoảng trống trong tâm hồn chúng ta sẽ không bao giờ khỏa lấp cho đến khi được đến gần Chúa và thờ phượng Ngài.

Vinh dự và phước hạnh thay cho những người có lòng yêu mến Chúa! Ngài không kể họ là nam hay nữ, hễ họ có lòng tìm kiếm Ngài thì Ngài cho họ được gặp. Quý bà nầy là những người đã gặp Chúa đầu tiên sau khi Ngài sống lại.

Chúa thấy rõ tấm lòng chờ mong cho mau đến sáng để được đi thăm mộ Chúa của họ. Họ đâu có ngờ rằng đi thăm mộ Chúa lại được gặp Chúa sống lại và hiện ra cho mình xem thấy. Họ đâu có ngờ rằng đi thăm mộ Chúa lại biến thành đi thờ phượng Chúa, vì Chúa đâu còn nằm trong phần mộ nữa.

Trong mùa phục sinh năm nay, nguyện Chúa cho chúng ta kinh nghiệm gặp gỡ Chúa phục sinh một cách mới mẻ khi chúng ta cùng đến tôn thờ Ngài, vì tâm linh chúng ta chỉ thỏa mãn khi thờ phượng Chúa mà thôi.

III. BÁO TIN VUI CHO NGƯỜI KHÁC.

“Đừng sợ chi cả; hãy đi bảo…” (c.10), “hai người… chạy báo tin cho các môn đồ” (c.8).

Niềm vui phục sinh cũng vẫn chưa trọn vẹn cho đến khi được dịp chia sẻ niềm vui đó cho người khác. Cơ Đốc nhân chân chính sẽ không bao giờ thấy thỏa lòng khi chỉ riêng mình có được niềm vui và tâm linh mình được thỏa thích tôn thờ Chúa. Cơ Đốc nhân chân chính sẽ thỏa lòng khi được dịp chia sẻ niềm vui mình có cho những người chưa biết Chúa. Vì không biết và không tin Chúa đã sống lại, nên nhiều người vẫn còn sống trong buồn lo, sợ sệt.

Chúa Giê-xu muốn chúng ta thoát ra khỏi hoàn cảnh buồn lo sợ hãi đó khi chúng ta tin rằng, Ngài đã đắc thắng sự chết. Ngài đã sống lại, đang cầm quyền tể trị trên cả vũ trụ, và Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta. Chúa sẽ bênh vực người thuộc về Ngài và xử lẽ công bình cho họ. Nhiều người không biết điều đó nên chúng ta phải đi báo tin vui Chúa phục sinh cho họ hay. Chính sự không biết và thiếu đức tin đã giam cầm biết bao nhiêu người trong ngục tù của bất an, sợ sệt.

Dù có làm môn đồ Chúa đi nữa, nhưng không biết và không tin vào sự kiện Chúa đã phục sinh thì chúng ta cũng có thể sống thiếu bình an. Sự hiểu biết và tin tưởng nầy chỉ có được khi những người đã có kinh nghiệm trong Chúa đi ra rao báo tin mừng. Những nữ môn đồ ngày xưa đã “chạy” (vội vã) đi báo tin, còn chúng ta ngày nay thì sao? Xin Chúa giúp cho chúng ta cũng có tinh thần sốt sắng truyền báo tin vui Chúa đã phục sinh như các nữ môn đồ nầy. “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người” (Mác 16:15).

Trong không khí rạo rực của mùa kỷ niệm Chúa phục sinh năm nay, nguyện Chúa cho chúng ta noi gương các nữ thánh đồ ngày xưa kinh nghiệm được niềm vui khôn tả khi nghĩ đến Chúa phục sinh, đến thờ lạy Ngài và sốt sắng ra đi rao báo cho người khác hay tin Ngài đã phục sinh. Thế giới nầy vẫn cứ ở dưới ách thống trị của sa-tan và tội lỗi, cho đến khi mọi người tin tưởng và kinh nghiệm được quyền năng của Chúa phục sinh.

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 29.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 29.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 29.03.2015.

1. Đề tài: SINH NHẬT – CẢM TẠ CHÚA.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 91.

3. Câu gốc: “Tôi nói về Đức Giê-hô-va rằng: Ngài là nơi nương náu tôi, và là đồn lũy tôi; cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy nơi Ngài” (Thi 91:2).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 29-33.

5. Thể loại: Sinh nhật – Sinh hoạt.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong quý I (tháng 1,2,3) trước một tuần lễ; bổ sung những tên còn thiếu.

2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự cũng có ngày sinh trong quý đó.

3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp tem… để làm sinh nhật.

4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.

5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.

6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.

7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.

8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

THẮP NẾN SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầu vào như nến bằng giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

Ví dụ về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống một lượt 5 ly nước”, hoặc “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời người hát tặng bạn một bài”…

– Cách chơi: NHD sẽ mời lần lượt từng người có ngày sinh trong quí lên và chọn cho mình một cây nến. Tìm xem cây nến xinh xắn có chứa điều gì bí ẩn và khi tìm ra được hãy đọc lớn điều bí ẩn đó lên và thực hiện.

* TRÒ CHƠI TẬP THỂ.

THEO CHÚA.

– Cách chơi: NHD cho các bạn tập trung thành vòng tròn và đếm số từ 1 cho đến hết (mỗi người nhớ số mình). Sau đó, NHD đi xung quanh bên trong vòng tròn và hô lên: “Theo Chúa, theo Chúa!” các bạn đáp lại: “Ai theo, ai theo?”, NHD hô bất kỳ một số nào đó, ví dụ: “số 5 theo”; thì người mang số 5 phải lập tức chạy nhanh về phía NHD, và hai người đứng hai bên phải nhanh chóng nắm tay người đó kéo lại và nói: “bắt bớ”. Nếu “người số 5” bị bắt thì coi như bị loại; còn nếu “người số 5” chạy lên được NHD thì hai bạn hai bên bị loại.

ĐOÁN NHÂN VẬT KINH THÁNH.

– Cách chơi: Chia thành 4 hoặc 5 nhóm. Mỗi nhóm cử một người đại diện lên phía trước. NHD đưa ra 4 hoặc 5 nhân vật Kinh Thánh, đại diện của từng nhóm nhận một nhân vật. Sau đó, các người này lần lượt thông đạt lại cho nhóm của mình nhân vật Kinh Thánh đó chỉ bằng điệu bộ (không được nói). Nếu trong vòng vài phút, nhóm của mình không đoán ra được, thì các nhóm khác được quyền trả lời. Nhóm nào đoán ra được, sẽ được cộng điểm.

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 22.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 22.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 22.03.2015.

1. Đề tài: CHỨNG NHÂN CHO CHÚA.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 67.

3. Câu gốc: “Kẻ nào gieo giống mà giọt lệ, sẽ gặt hái cách vui mừng” (Thi Thiên 126:5).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 24-28.

5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Kịch.

1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban thanh niên và làm giám khảo.

2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban thanh niên họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài “Chứng nhân cho Chúa”. Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 5 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban thanh niên ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Chứng nhân cho Chúa”. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

TIẾP NHẬN LỜI  MỜI.

Viên đốc công của một xưởng máy ở miền Bắc nước Anh thường nghe giảng Tin Lành, nhưng anh bối rối vì sợ mình không thể đến cùng Chúa Cứu Thế. Ngày kia, ông chủ gởi tới cho anh một tấm thiếp viết rằng: “Mời anh tới nhà riêng của tôi ngay sau giờ làm việc”. Anh tới nhà ông chủ. Ông chủ bước ra, nói giọng xẵng xớm:

– Anh John, anh muốn gì mà lại đến quấy rối tôi giờ này?

Anh hơi ngạc nhiên, nói:

– Thưa ông, tôi có nhận được tấm thiếp của ông bảo tôi tới găp ông sau giờ làm việc mà!

Ông chủ hỏi:

– Anh chỉ nhận được tấm thiếp của tôi mà anh đến liền sao?

Anh đáp:

– Thưa ông, đúng vậy. Tôi không hiểu ý ông, nhưng tôi tưởng ông kêu tôi thì tôi có quyền đến!

Ông chủ nói:

– Vậy mời anh vào nhà, cùng ngồi xuống. Ông mở Kinh Thánh, đọc câu này: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mat 11:28). Rồi chủ nói:

– Tôi chỉ là một ông chủ trong xưởng máy mà viết thiếp gọi anh, anh tới ngay. Còn đây, Chúa Cứu Thế là Chủ Tể của nhân loại, đã kêu mời anh như thế, sao lâu quá mà anh chưa chịu đến với Ngài?

Anh đốc công đáng thương này hiểu ý ông chủ, liền nhận lời mời của Chúa Cứu Thế mà tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của đời mình.

HIỂU BIẾT SỰ YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

                        Một bà kia không hề biết sự yêu thương của loài người. Bà là một người nghèo khổ bị bỏ quên, bị bạc đãi, bị xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù nghịch với tất cả mọi người.

Một lần kia có một mục sư đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà ngước mắt lên nhìn Mục sư và nói:

– “Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả”.

Mục sư trở về nói cùng tín đồ trong Hội Thánh rằng có một người chưa hề biết tình yêu thương của Chúa là gì, vậy mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người lần lượt đến thăm bà, tỏ cho bà biết có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà. Mấy tháng trôi qua, rốt lại, một ngày kia, khi Mục sư tới thăm bà tại ngôi nhà tồi tàn, bà ngước mắt lên nhìn Mục sư và nói rằng:

– “Thưa Mục sư, tôi hiểu biết sự yêu thương là gì rồi, và bây giờ tôi có thể tiếp nhận sự yêu thương của Đức Chúa Trời”.

Bà liền quỳ gối xuống cầu nguyện tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Chúa của cuộc đời bà và bước đi trong tình yêu thương của Ngài.

NHƯ LÀM CHO CHÚA.

Một giáo sĩ ở Ấn Độ kể chuyện về một sĩ quan đã dừng lại nhà một em bé Ấn Độ nghèo nàn, bảo em đánh giầy cho mình. Cậu bé bắt tay vào việc đó với tất cả sự say mê và lòng nhiệt thành đến nỗi làm cho vị sĩ quan ngạc nhiên. Thay vì làm qua loa bên ngoài, cậu bé hết sức đánh đôi giày cho thật bóng láng mới thôi. Vị sĩ quan hỏi:

– “Tại sao em dùng quá nhiều thì giờ để đánh bóng đôi giày của tôi như thế?”

Cậu bé trả lời:

– “Thưa ông, tuần trước đây Chúa Giê-xu đã ngự vào lòng em và bây giờ em thuộc về Ngài. Từ đó cứ mỗi lần đánh giày cho ai, thì em cứ nghĩ rằng đó là đôi giày của Chúa và em làm hết sức mình. Em muốn Ngài hài lòng”.

* Dù làm bất cứ điều gì, xin Chúa cho chúng ta “không những hầu việc trước mắt họ, như mình tìm cách cho đẹp lòng người ta, nhưng vì kính sợ Chúa, hãy lấy lòng thật thà mà hầu việc. Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (Cô-lô-se 3:22-23).

LÀM CHỨNG VỀ CHÚA BẰNG NẾP SỐNG CỦA MÌNH.

                        Một người kia thích nhậu nhẹt, say sưa tối ngày. Một hôm tại quán rượu, anh ta khoe với các bạn rượu rằng:

– “Nếu bây giờ tao dẫn tụi mầy về nhà lúc nửa đêm, rồi bảo vợ tao thức dậy nấu ăn, thì vợ tao sẽ vui vẻ đãi tụi mầy một bữa ăn ngon lành mà không dám phàn nàn chi cả”.

Một bợm rượu nghe vậy tưởng anh nầy nói khoác, bèn thách thức anh ta dẫn về nhà thử xem có đúng như vậy hay không.

Dù nghe lời đòi hỏi vô lý của chồng, người vợ ấy vẫn vui vẻ thức dậy nấu nướng đãi các bạn của chồng một bữa no nê. Sau khi ăn xong, một người trong bọn hỏi chị rằng:             – “Tại sao chị lại vui vẻ làm theo lời đòi hỏi vô lý của anh ấy như thế?”

Chị đáp: – “Khi trước tôi cũng là một người lôi thôi như chồng tôi vậy, song mới đây tôi đã trở thành một tín đồ của Chúa Cứu Thế, đời sống tôi đã thay đổi. Tôi đã cố gắng giúp chồng tôi tin Chúa, nhưng anh không chịu nhận Ngài. Vì đó, tôi biết chắc rồi đây chồng tôi sẽ xuống địa ngục đau khổ đời đời, nên tôi muốn giúp chồng tôi vui vẻ, hưởng thụ cuộc đời tạm bợ trên thế gian, để rủi khi qua đời, anh không còn cơ hội hưởng thụ nữa. Bởi đó, anh ấy muốn gì, tôi cũng sẵn sàng làm cho anh ấy vui”.

Sau khi nghe những lời đó, người chồng cũng như nhiều bạn nhậu của anh rất cảm động và lo sợ cho số phận của mình nên ăn năn tin nhận Chúa. Từ đó anh nầy bỏ tính ghiền rượu, trở nên một người chồng tốt và tín đồ gương mẫu.

* Chắc chắn người chồng và những người bạn tin nhận Chúa không phải chỉ nhờ những lời nói sau cùng của người đàn bà nầy, nhưng nhờ thấy sự nhịn nhục và hòa nhã của người vợ tin kính Chúa. Chị biết làm chứng về Chúa qua nếp sống của mình.  

TẠI SAO KHÔNG CHỊU ĐẾN VỚI CHÚA?

                        Một người tin Chúa và một anh thợ hớt tóc vô thần cùng đến một khu nghèo khổ ở ngoài thành phố. Anh thợ hớt tóc bài bác đạo nói:

– “Những gì tôi với ông thấy hôm nay chứng minh rằng làm gì có Thượng Đế nhân từ, bác ái như ông vẫn thường nói. Nếu Thượng Đế có thật, thì làm sao có cảnh nghèo khổ bệnh tật như thế nầy. Ông ấy chắc cũng phải có quyền năng ngăn cản những người nghiện ma túy hay rượu và những thứ tật xấu làm hư hỏng cả con người chứ!”

Người tin Chúa im lặng không cãi cho đến khi gặp một người quần áo rách rưới, tóc xõa xuống tận nửa lưng và trên mặt còn cả một cụm râu, mới ôn tồn nói: – “Nếu anh là một thợ hớt tóc giỏi, thì anh không thể nào để cho một người đầu tóc như thế đi lang thang mà không hớt tóc, cũng chẳng chịu cạo râu nữa”.

Anh thợ hớt tóc nổi giận nói: – “Tại sao anh đổ lỗi cho tôi? Tôi làm sao cấm cản anh ấy được? Anh ta có bao giờ chịu đến tiệm hớt tóc của tôi đâu? Nếu anh ta chịu đến để tôi hớt tóc, cạo râu, thì chỉ cần nửa giờ sau là anh ta ra người tươm tất ngay!”

Người tin Chúa lúc ấy mới dịu giọng bảo: – “Thế anh cũng không nên đổ lỗi cho Thượng Đế là để cho người nầy tiếp tục sống cuộc đời hư hỏng cho đến nỗi thân tàn ma dại như vậy. Vì Chúa lúc nào cũng mời gọi họ đến với Ngài để được giải cứu. Lý do mà những người ấy vẫn còn làm tôi mọi cho thói xấu và tội ác là vì họ từ chối không chịu đến với Chúa là Đấng đã yêu thương họ, chịu hy sinh chết thay tội lỗi cho họ. Chúa không bất công đâu”.

Người thợ hớt tóc nghe đến đó đã tỉnh ngộ.

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 15.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 15.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.03.2015.

1. Đề tài: CÁC CUỘC PHÁN XÉT.

2. Kinh Thánh: Rô-ma 2:1-11; 4:10-12.

3. Câu gốc: “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt” (2Côr 5:10).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 19-23.

5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

1. Chọn một người đóng vai Phao-lô và một người làm phóng viên.

2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và câu trả lời cần phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.

3. Mời trước một người đúc kết buổi phỏng vấn và nêu lên những điều học hỏi được từ câu chuyện. Cầu nguyện kết thúc (có thể mời nhân vật được phỏng vấn cầu nguyện).

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

(Sau khi NHD giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới phòng nhóm đi lên và Phao-lô từ ngoài bước vào phòng nhóm).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Phao-lô!

– Phao-lô: Chào các cháu!

– PV: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho các bạn thanh niên trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy cụ có thể giúp chúng cháu tìm hiểu về các cuộc phán xét xảy ra trong tương lai không thưa cụ?

– Phao-lô: Được, các cháu cứ hỏi, ta sẽ giúp các cháu trong khả năng của ta.

– PV: Xin cụ vui lòng cho biết vì sao Chúa không phán xét ngay trong hiện tại mà phải chờ đợi phán xét trong tương lai?

– Phao-lô: Sự phán xét thuộc quyền tối cao của Chúa và Ngài có thời điểm cho công việc nầy.

– PV: Thì ra là vậy. Xin cụ vui lòng cho biết lý do Đức Chúa Trời thi hành sự phán xét?

– Phao-lô: Sự phán xét là điều phải có vì những lý do sau: (1) Thi hành sự công nghĩa của Ngài. (2) Làm rạng rỡ ơn cứu chuộc kỳ diệu của Đấng Christ mà hiện nay chưa được bày tỏ.

– PV: Cụ có thể cho cháu hiểu mục đích của sự phán xét là gì không?

– Phao-lô: Mục đích của sự phán xét là bày tỏ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời trong sự ban thưởng người công bình và hình phạt người ác.

– PV: Thưa cụ, có phải tất cả người công bình đều được thưởng và tất cả người công bình đều bị hình phạt không?

– Phao-lô: Không hề như vậy. Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng hay phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.

– PV: Thưa cụ, thế nào là người công bình và người không công bình?

– Phao-lô: Theo Kinh Thánh thì không có người công bình trên đất, sự công bình của con người như áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời. Người được Chúa xưng công bình là người tin nhận Giê-xu làm Chúa Cứu Thế và người không công bình là người chẳng tin.

– PV: Thưa cụ, vậy những người sống trong thời đại không có Kinh Thánh, không biết Đức Chúa Trời thì bị liệt vào hạng người không công bình và bị Đức Chúa Trời đoán phạt sao?

– Phao-lô: Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình. Sự phán xét của Ngài đặt trên những nguyên tắc căn bản sau:

(1) Với những người có luật pháp hay có Kinh Thánh thì dựa trên luật của Kinh Thánh mà bị xét đoán.

(2) Với những người không có luật pháp thì bởi lương tri và sự tỏ ra của Ngài trong cõi thiên nhiên mà bị xét đoán.

(3) Với những người ở dưới ân điển cứu rỗi thì bởi thái độ của họ tin nhận hay chối bỏ mà bị đoán xét.

– PV: Cám ơn Chúa về sự phán xét công bình của Ngài. Xin cụ vui lòng cho biết thêm về sự phán xét của Đức Chúa Trời.

– Phao-lô: Sự phán xét của Đức Chúa Trời có tính đặc biệt sau:

(1) Cá nhân: Mỗi người phải khai trình việc mình làm với Chúa.

(2) Phổ quát: Mọi người phải ứng hầu trước tòa án của Chúa.

       (3) Công bình: Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri, là Đấng thẩm định và thưởng phạt một cách tương xứng nên không có sự khiếu nại.

– PV: Xin cụ cho biết trong các cuộc phán xét nầy ai là quan tòa và ai là bị cáo?

-Phao-lô: Chúa Giê-xu là Quan tòa, còn bị cáo trong mỗi phiên tòa khác nhau.

– PV: Khác nhau như thế nào xin cụ giải thích cho cháu hiểu với.

– Phao-lô: Qua sự bày tỏ của Kinh Thánh, sự xét đoán được diễn tiến như sau:

(1) Phán xét Hội Thánh: Để xét thưởng người được xưng công bình.

(2) Phán xét các nước: Phán xét dân Do-thái và dân ngoại để phân chia người tin và người chẳng tin.

(3) Phán xét thiên sứ ác và sa-tan: Chúa nhốt sa-tan vào địa ngục vào thời đại ngàn năm bình an.

(4) Phán xét cuối cùng: Sau thời đại ngàn năm bình an, những người chẳng tin từ thời A-đam sống lại để chịu sự đoán phạt đời đời trong hỏa ngục, tức là sự chết thứ hai.

– PV: Cám ơn cụ đã giúp chúng cháu hiểu rõ hơn về các cuộc phán xét của Chúa trong tương lai. Biết rõ điều nầy chúng cháu hứa sẽ hầu việc Chúa cách trung tín để được Chúa ban thưởng và sốt sắng đi giải cứu người đang bị đùa đến nơi khổ hình.

NHD: Thưa các bạn! Chúng ta vừa nghe cụ Phao-lô giãi bày về các cuộc phán xét trong tương lai. Nguyện Chúa Thánh Linh ban năng lực để chúng ta làm trọn những điều mình hứa nguyện với Chúa qua bài học nầy. Mời các bạn đứng lên và mời cụ Phao-lô cầu nguyện cho chúng cháu.  

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một trong những vấn đề con người không thể giải quyết nổi là sự bất công trong xã hội. Với sự lan tràn của tội lỗi, thì thế gian không còn công lý! Tuy nhiên trong lương tri con người vẫn nhận biết có Đấng báo ân, báo oán, có luật công bình ở đời sau. Có những câu răn người ác được thấy trong ca dao Việt Nam như: “Lưới trời lồng lộng mà chẳng lọt ai” hoặc “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hay “Gieo gió gặt bão” v.v..

Kinh Thánh nói quả quyết về ngày phán xét công bình của Chúa trên người công bình và người ác. Sự phán xét của Ngài đặt trên tiêu chuẩn nào? Có tính chất gì? Và sẽ được xảy ra như thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CỦA SỰ PHÁN XÉT.

1. Lý do của sự phán xét.

a. Thi hành sự công nghĩa của Chúa.

Sự đoán xét là thuộc quyền tối cao của Chúa, và Ngài có thời điểm cho việc nầy. Luật của Đức Chúa Trời đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét (Hê-bơ-rơ 9:27). Phao-lô khuyên các tín hữu “chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến” (1Côr 4:5).

b. Thể hiện cách trọn vẹn sự công nghĩa của Đức Chúa Trời.

Mặc dầu người ác có hưng thạnh trong đời nầy, nhưng “luật báo ứng” cũng được thấy rõ. Tuy nhiên, điều đó chưa được đầy trọn theo công lý của Chúa. Cho nên sự phán xét chắc sẽ đến như lời Phao-lô cảnh cáo con người về thái độ khinh lờn sự công nghĩa của Chúa, là Đấng sẽ trả cho mỗi người tùy theo công việc mình (Rô-ma 2:5-6).

c. Làm rạng rỡ ơn cứu chuộc kỳ diệu của Đấng Christ mà hiện nay chưa được bày tỏ.

Vì trong ngày phán xét, công lao cứu chuộc của Ngài sẽ được chiếu rạng trong người được chuộc với sự ban thưởng mão miện sáng láng, đồng thời đoán phạt người chẳng tin: “Trong khi Đức Chúa Giê-xu từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù người chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng phục Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta. Khi Ngài sẽ đến trong ngày đó, để được sáng danh trong các thánh đồ, được khen ngợi trong mọi người tin…” (2Tês 1:7-8,10).

2. Mục đích của sự phán xét.

Các lý do nêu trên cho thấy điểm chính trong sự phán xét không phải tra xét để chứng tỏ người nầy có tội hay không có tội, cũng không phải để quyết định số phận của người ta. Vì án phạt đã quyết định từ khi con người còn sống trên cõi tạm, và số phận họ cũng đã được định sẵn lúc qua đời. Tuy nhiên án phạt của Chúa có thể bãi bỏ, số phận hư mất tương lai của con người có thể được thay đổi là tùy thái độ của mỗi cá nhân đối với Đức Chúa Trời trong hiện tại, tin hay chối bỏ Ngài, vì sẽ không có cơ hội thứ hai cho con người sau khi chết (Giăng 3:36; 5:24; Lu-ca 16:19-30).

Như vậy mục đích của sự phán xét sau cùng nói chung là bày tỏ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời trong sự ban thưởng người công bình và hình phạt người ác, để công khai biểu lộ điều kín giấu của con người và cả vũ trụ nhìn biết sự thưởng phạt của Đức Chúa Trời là công bình (Ma-thi-ơ 12:36; 2Côr 5:10; Lu-ca 12:2,8-9).

Nhà thần học L.C. Turner luận như sau: “Mục đích của sự phán xét là sự ban thưởng và hình phạt. Không phải tất cả người được cứu rỗi đều được thưởng giống nhau, và không phải người hư mất đều bị xử phạt như nhau. Đức Chúa Trời sẽ trả lại cho mỗi người thể theo việc làm của họ. Sự ban thưởng và sự xử phạt sẽ được áp dụng thể theo trường hợp và phẩm hạnh”.

B. TIÊU CHUẨN VÀ TÍNH CHẤT CỦA SỰ PHÁN XÉT.

Theo nhà giải kinh J. D. Olsen, những nguyên tắc trong sự phán xét nói chung được căn cứ trên hai thứ luật pháp của Đức Chúa Trời: Luật đạo đức và luật ân điển.

1. Luật đạo đức.

Luật “đạo đức” phản ảnh đức tánh công nghĩa thánh khiết của Đức Chúa Trời. Hay nói cách khác là do đức tánh nầy mà luật đạo đức được thiết lập và có tính chất bất biến (Ma-thi-ơ 5:17-18). Luật đạo đức phù hợp với con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, tức là được dựng nên trong sự công bình và thánh sạch của lẽ thật, được giống Ngài trong phần đạo đức (Ê-phê-sô 4:24). Cho nên nếu vi phạm luật đạo đức, có nghĩa là xúc phạm bản tánh công nghĩa của Đức Chúa Trời, và hậu quả là nhân cách của con người cũng bị méo mó, hư hỏng. Vì vậy vi phạm luật đạo đức của Chúa là một tội trọng trước mặt Ngài. Luật đạo đức được thể hiện trong ba hình thức.

a. Trong mười điều răn: Trong thời Cựu Ước, luật đạo đức đã đi vào lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Qua sự kiện Đức Chúa Trời ghi tạc trên bảng đá mười điều răn tại núi Si-nai và trao cho Môi-se truyền dạy dân sự Ngài (Xuất 24:12).

b. Trong Kinh Thánh: Chữ “luật pháp” thường được dùng chỉ về Ngũ Kinh Môi-se, tức là năm sách ghi chép mười điều răn và các mạng lịnh Đức Chúa Trời phán dạy qua Môi-se (Ma-thi-ơ 7:12; Lu-ca 16:16). Tuy nhiên chữ “luật pháp” cũng được dùng chỉ về cả bộ Kinh Thánh hay Lời Đức Chúa Trời. Và Lời Ngài chính là luật đạo đức, vì căn cứ theo Kinh Thánh mà người ta bị xét đoán (Hê-bơ-rơ 4:12-13; Rô 3:19-20).

c. Trong lương tri của con người.

Luật đạo đức của Đức Chúa Trời chẳng những được ghi khắc trên đá, được ghi chép trong Kinh Thánh, nhưng còn được ghi tạc trong lương tri của con người. Bằng chứng cho thấy dầu không có luật pháp bằng văn tự, nhưng trong con người vốn có bản tánh đạo đức của Chúa nên có thể phân biệt điều phải, điều trái. Ý tưởng họ khi thì cáo trách, khi thì bênh vực và lương tâm chính là chứng nhân cho luật pháp đặt trong họ (Rô-ma 2:12-16).

d. Trong cõi thiên nhiên: Thần tánh Đức Chúa Trời chẳng những được khải thị trong Kinh Thánh, nhưng còn được bày tỏ trong cõi thiên nhiên. Con người có thể nhận biết bản tánh thánh thiện, thấy rõ luật công lý “gieo gặt” của Ngài trong thiên nhiên (Rô-ma 1:20).

2. Luật ân điển.

Gọi là “Ân điển” vì luật nầy căn cứ trên công lao cứu chuộc của Đấng Christ. Bởi ân điển và đức tin mà người ta được sự tha tội, được cứu khỏi sự phán xét của Chúa, và được nhận vào sự sống đời đời. Luật ân điển bao gồm hai khía cạnh:

a. Với người tin: Luật ân điển là vầng đá của sự cứu rỗi.

b. Với người chẳng tin: Người chẳng tin tức là người chối bỏ ân điển của Tin Lành, thì luật ân điển sẽ là vầng đá của sự đoán phạt (Giăng 5:24; Rô-ma 8:1; Ma-thi-ơ 21:44; 2Côr 2:15-16). Căn cứ theo đó mà Đấng Christ sẽ xét đoán con người trong tương lai.

Tóm lại, hai thứ luật pháp kể trên cho thấy sự phán xét của Đức Chúa Trời được đặt trên những nguyên tắc căn bản sau đây:

Với những người có luật pháp, hay nói chung là có Kinh Thánh, thì bởi đó mà bị đoán xét.

Với những người không có luật pháp, thì bởi lương tri và sự tỏ ra của Ngài trong cõi thiên nhiên mà bị xét đoán.

Với người ở dưới ân điển cứu rỗi, thì bởi thái độ của họ tin nhận hay chối bỏ mà bị đoán xét.

Kinh Thánh thường nhắc đi nhắc lại rằng Đức Chúa Trời sẽ đoán xét mọi người “tùy theo công việc họ làm” lúc còn trong xác thịt (Rô-ma 2:6; Khải 20:13; 2Côr 5:10; Giăng 5:28-29). Điều này không có nghĩa nhờ việc lành mà chúng ta được cứu khỏi sự đoán phạt của Chúa. Nhưng “việc mình làm” ở đây có thể được hiểu trong hai điểm nầy: (1) Nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi người đều chịu trách nhiệm về việc mình làm (Ê-xê 18:4). (2) Việc làm bên ngoài là sự chứng nghiệm thực giả bên trong, và căn cứ theo đó Đức Chúa Trời định giá thưởng phạt. Thật ra, Đức Chúa Trời đoán xét từ cớ tích sâu thẳm trong lòng con người, và từ đó nẩy ra lời nói và hành động. Hành động hay việc làm bên ngoài chỉ là “trái” chứng tỏ chân tướng bên trong của con người. Vì trái tốt ra từ cây tốt và trái xấu ra từ cây xấu (Ma-thi-ơ 7:16-20; 1Côr 4:5).

Qua những nguyên tắc trên, chúng ta có thể tìm thấy vài tính chất đặc biệt trong sự phán xét của Đức Chúa Trời:

(1) Cá nhân (Rô-ma 14:12): Mỗi người phải khai trình việc mình làm trước mặt Chúa.

(2) Phổ quát: Mọi người đều phải ứng hầu trước tòa án của Chúa (Rô-ma 14:10-12).

(3) Công bình: Tiêu chuẩn đoán xét của Chúa không ai có thể đối nại. Vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri thấu biết tận đáy lòng người, nên không ai có thể binh vực mình. Vì Đức Chúa Trời là Đấng thẩm định nghiêm minh, thưởng phạt cách đầy đủ và tương xứng nên không có sự khiếu nại. Do đó đến thì giờ phán xét của Ngài đã định, khi cửa ân điển đã đóng, trước sự phán xét của Ngài, loài người chỉ biết cúi đầu nhận tội mà không cần có luật sư nào để biện hộ, cũng không có lời nào binh vực (Rô-ma 3:19-20; 2:11).

C. THỨ TỰ VÀ KẾT CUỘC TRONG SỰ ĐOÁN XÉT.

1. Đấng đoán xét.

Chúa Giê-xu là Đấng xét đoán (Giăng 5:22).

2. Chương trình xét đoán.

a. Sự xét đoán Hội Thánh.

Thời điểm xảy ra là khi Chúa hiện đến và Hội Thánh được cất lên gặp Ngài tại không trung. Hội Thánh sẽ chịu sự xét đoán của Đấng Christ (1Tês 4:17; 2Côr 5:10). Trong nguyên văn Hy-lạp từ “ngôi xét đoán” hay “tòa án” của Đấng Christ, có hai chữ: (1) Crierion, chỉ về chiếc ghế quan tòa ngồi để xét đoán theo một tiêu chuẩn đã định. (2) Bema, chỉ một nơi cao có nhiều bậc, tiêu biểu cho pháp đình. Theo Harrison, trong các cuộc tranh giải thể thao của người Hy-lạp xưa, vị chủ toạ ngồi ở chỗ gọi là “bema” để ban thưởng cho người thắng cuộc. Ý nầy được Phao-lô dùng trong phương diện thuộc linh. Trong 1Cô-rinh-tô 9:24, sứ đồ Phao-lô khuyên các tín hữu, hãy “chạy” thế nào cho được thưởng. Như vậy mục đích của sự xét đoán Hội Thánh là để ban thưởng cho người có lòng trung tín với Chúa trong thế gian, chớ không phải để đoán phạt họ trong hồ lửa (2Tim 4:6-8). Các việc làm của các con cái Chúa sẽ được Chúa định giá và ban thưởng hay quở trách. Công việc nào đặt nền tảng trên Đấng Christ, tức là việc làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, được ví sánh như vàng, bạc, bửu thạch sẽ còn lại sau ngọn lửa thử nghiệm, chỉ về sự đoán xét và được ban thưởng. Trái lại việc làm của người vì cớ tích của xác thịt, của ý riêng, thì ví như rơm rạ, sẽ bị cháy rụi trước ngọn lửa thử nghiệm. Như vậy họ sẽ bị mất phần thưởng (1Côr 3:11-15).

Có năm loại mão triều thiên mà Kinh Thánh nói đến dành cho ngày ban thưởng: Mão Triều Thiên Không Hay Hư Nát (1Côr 9:25); Mão Triều Thiên Của Sự Công Bình (2Tim 4:8); Mão Triều Thiên Của Sự Sống (Khải 2:10); Mão Triều Thiên Của Sự Vinh Hiển (1Phi 5:4); Mão Triều Thiên Bằng Vàng (Khải 4:4).

b. Sự xét đoán các nước (Ma-thi-ơ 25:21-46): Theo các nhà giải kinh, sự phán xét nầy bao gồm sự phán xét dân Do Thái và các dân ngoại, và trong sự phán xét nầy có sự tham dự của 12 sứ đồ (Lu-ca 22:30). Sự phán xét nầy xảy ra sau khi Đấng Christ từ trời hiện xuống. Mục đích của sự phán xét là để phân chia giữa “chiên”“dê”, tức giữa người tin và người chẳng tin. Người tin sẽ được vào hưởng phước trong nước ngàn năm bình an với Chúa, còn người ác sẽ bị đoán phạt đời đời.

c. Sự phán xét thiên sứ ác và sa-tan.

Kinh Thánh nói đến sự bỏ sa-tan vào địa ngục trong thời đại Thiên hi niên, trước ngày phán xét cuối cùng của thế giới (Khải 20:7-10). Kết cuộc là hồ lửa đời đời cho chúng.

d. Sự phán xét sau cùng (Khải 20:11-15).

Sự phán xét này xảy ra sau thời đại ngàn năm bình an, dành cho tất cả người chẳng tin từ đời A-đam. Họ sống lại để chịu phán xét. Kết cuộc là sự đoán phạt trong hồ lửa, tức là sự chết thứ hai.

Tóm lược.

1. Sự phán xét của Đức Chúa Trời là cần thiết, vì sự công nghĩa Ngài được bày tỏ đúng mức, đúng lúc, và công lao cứu chuộc của Đấng Christ phải được tôn vinh.

2. Sự phán xét của Chúa căn cứ trên luật đạo đức và luật ân điển. Tính chất của sự phán xét là: Cá nhân, phổ quát và công bình.

3. Mục đích của sự phán xét là thưởng người công bình, phạt người ác, Đấng đoán xét là Đức Chúa Giê-xu Christ.

4. Sự phán xét bao gồm: Hội Thánh, các dân tộc, thiên sứ ác, Sa-tan, và cuối cùng là cả nhân loại, tức người chẳng tin.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Trong những câu Kinh Thánh sau đây xin tìm ba lý do tại sao cần có sự phán xét? Hê-bơ-rơ 9:27; 1Cô-rinh-tô 4:5, Rô-ma 2:5-6, 2Tê-sa-lô-ni-ca 1:6,10.

2. Sự phán xét của Đức Chúa Trời có ý nghĩa và mục đích gì? (Xin xem thêm 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:24-25; Lu-ca 12:2, 8-9; 2Côr 5:10; Khải 20:12).

3. Sự đoán xét của Chúa được đặt trên những nguyên tắc nào? Và có nghĩa gì? Rô-ma 2:6-8,12; Rô-ma 2:12-13; 3:19; Rô-ma 2:14-15; Giăng 3:36; 5:24.

4. Những nguyên tắc trên được đặt trên hai tiêu chuẩn hay hai luật nào? Và được áp dụng cho những ai?

5. Qua những nguyên tắc trên, xin tìm hiểu tính chất của sự đoán xét (Rô-ma 2:6,11; 14:10,12; Ma-thi-ơ 12:36).

6. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu: 1Côr 3:11-15; 2Côr 5:10; 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:17; Ma-thi-ơ 25:21.

a. Cuộc đoán xét nầy dành cho ai?

b. Khi nào? Tại sao? Do ai phán xét?

c. Sự đoán xét được đặt trên tiêu chuẩn gì?

d. Với mục đích gì? Kết cuộc thế nào?

e. Xin kể tên những mão miện của sự ban thưởng: 1Côr 9:25; 2Tim 4:8; Khải 2:10;4:4; 1Phi 5:4.

7. Ma-thi-ơ 25:31-46: Sự đoán xét nầy dành cho ai? Khi nào? Do ai đoán xét? Và với mục đích gì?

8. 2Phi 2:4; Giu-đe 6; 1Côr 6:3; Khải 20:10: Sự đoán xét nầy dành cho ai? Khi nào? Và kết cuộc như thế nào?

8. Khải 20:11-15: Sự đoán xét nầy dành cho ai? Khi nào? Do ai đoán xét? Và kết cuộc là gì?

9. Qua sự ghi nhận trên:

a. Xin so sánh sự khác nhau giữa sự đoán xét người tin và người không tin.

b. Theo tiêu chuẩn xét đoán, chúng ta học biết gì về Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài?

10. Các công việc bạn đang làm sẽ được Chúa định giá thế nào trong sự xét đoán của Ngài? Được thưởng hay bị Chúa quở trách?

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.03.2015.

1. Đề tài: CHÚA NHẬT PHỤ NỮ TIN LÀNH.

2. Kinh Thánh: 1Phi-re-ơ 3:8-17.

3. Câu gốc: “Phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình mà đuổi theo” (1Phi 3:11).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 14-18.

5. Thể loại: Thi nấu ăn.

* CHỈ DẪN: Thi nấu ăn.

1. Mục đích: Tạo điều kiện cho nam thanh niên có cơ hội giúp đỡ  các bạn nữ trong ngày Phụ nữ Tin lành, yêu thương giúp đỡ qua các sinh hoạt cộng đồng, thêm khả năng tổ chức, thông công vui vẻ trong Chúa.

2. Ban hướng dẫn chuẩn bị.

a. Mời người trong ban chấp sự Hội Thánh làm giám khảo.

b. Thông báo thể lệ thi cho các bạn nam trong các nhóm. Yêu cầu họ chuẩn bị các vật dụng nấu ăn (bếp củi, nồi, dao, thớt…) và vật dụng ăn uống (tô, chén, dĩa, đũa…) cho nhóm của mình.

c. Lo sắm nhiều phần thức ăn bằng nhau (gạo, thịt, cá, tôm, rau cải, bột ngọt, dầu…). Số phần thức ăn tương ứng với số nhóm của ban thanh niên.

3. Thi nấu ăn.

a. Một người chia sẻ ngắn (10 phút) về ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh làm nền và câu gốc.

b. Trưởng ban thông báo thể lệ cuộc thi.

– Các nhóm tập trung hàng dọc trước ban hướng dẫn và sẽ được phân phát thức ăn giống nhau.

– Sau hiệu lệnh, các nhóm sẽ nấu ăn trong vòng 30 phút (cơm và 2-3 món ăn) và dọn ra trên dĩa hoặc tô.

– Đúng giờ, ban giám khảo sẽ chấm điểm:

4 Tổ chức qui củ: 10 điểm.

4 Sạch sẽ và ngăn nắp: 10 điểm.

4 Tinh thần làm việc hăng say, vui vẻ và đoàn kết: 10 điểm.

4 Thức ăn ngon, mỗi món (cả cơm): 10 điểm.

4 Bày biện thức ăn đẹp: 10 điểm.

c. Phát thưởng và thông công.

– Tuyên bố điểm và phát thưởng.

– Dọn và ăn chung với nhau.

4. Chỉ dẫn nấu ăn.

Sau đó, những người nấu ăn ngon sẽ lần lượt chỉ dẫn các chị em khác cách nấu ăn, để nam thanh niên trở thành những người biết giúp đỡ, chia sẻ những việc làm của phụ nữ trong gia đình.

* MÓN ĂN THAM KHẢO.

BÔNG CẢI CHIÊN GIÒN.

Nguyên liệu.

          – 250g bông cải, cắt miếng, rửa sạch.

– 1 gói bột chiên giòn.

– 2 lòng trắng trứng gà.

– Hạt nêm từ thịt, tiêu, dầu ăn.

Thực hiện.

          – Bông cải luộc chín, vớt ra để ráo.

– Cho bột chiên, lòng trắng trứng, hạt nêm, tiêu đánh trộn đều. Nếu thấy bột đặc cho thêm chút nước đá để bột được tan đều.

– Nhúng từng bông cải vào bột, cho vào chảo dầu nóng, chiên vàng, vớt ra giấy thấm dầu.

Làm nước sốt.

          – 40g đường vàng, 1 thìa canh giấm trắng, 1 tép tỏi đập giập, 1 quả ớt chẻ đôi bỏ hạt, 1 thìa canh nước cốt chanh, rau mùi thái nhuyễn, hạt nêm.

Hòa tan đường, giấm, nước cốt chanh, tỏi, ớt, rau mùi và muối, để lạnh.

Thưởng thức.

Dọn ăn nóng với sốt lạnh.

SÚP RAU CỦ THẬP CẨM.

Nguyên liệu:

                        – Xương sườn: 500g – Khoai tây: 200g – Khoai lang: 200g – Khoai sọ (khoai môn): 200g – Su hào: 1 củ – Đậu trắng: 200g – Hành, ngò, hạt nêm.

Cách làm:

                        Xương chọn phần sườn thăn, rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa phải rồi đổ vào soong ninh kỹ lấy nước ngọt. Hành ngò nhặt bỏ rễ, thái khúc.

Khoai tây, khoai lang, su hào, khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ vừa. Đậu trắng cho vào soong luộc qua rồi đem ra bóc vỏ. Khi xương đã nhừ thì cho khoai, đậu trắng đã bóc vỏ vào ninh cùng. Khi đậu và khoai đã nhừ thì dùng muỗng hoặc đũa khuấy thật kỹ để rau củ ra chất bột sánh là được. Nêm hạt nêm cho vừa ăn rồi cho hành ngò vào. Món nầy ăn nóng cùng với bánh mì.

CHÈ CHUỐI.

Nguyên liệu:

– Nước cốt dừa 400ml.

– 2-3 quả chuối sứ (xiêm).

– Đường, vừng, muối.

Cách làm:

– Chuối sứ (xiêm) chọn quả chín, có vị ngọt đậm, ăn không chát. Chuối bóc vỏ, chẻ làm tư theo chiều dọc và chiều ngang quả.

– Mè (hoặc đậu phộng) rang vàng, tẩy sạch vỏ, để riêng.

– Cho nước cốt dừa vào đun vừa lửa, nêm chút muối, đường vừa ăn (có thể cho rất ít muối, đường hoặc cho nhiều tùy theo khẩu vị), vừa đun vừa khuấy nhẹ đều tay, khi sôi cho chuối vào đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng lại khuấy nhẹ vài lần, đun cho đến khi chuối chín mềm (đun từ 6-8 phút tùy vào độ cứng của chuối) thì tắt bếp để nguội.

– Múc chè ra chén, rắc mè lên trên. Có thể ăn chè chuối ngay khi còn nóng cũng rất ngon, hoặc bỏ trong tủ lạnh.

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.03.2015.

1. Đề tài: SỰ SỐNG LẠI CỦA NGƯỜI CHẾT.

2. Kinh Thánh: Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai 26:19; Giăng 5:28-29.

3. Câu gốc: “Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi; ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán” (Giăng 5:28-29).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 9-13.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: SỰ SỐNG LẠI CỦA NGƯỜI CHẾT.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ.

                        – Thời gian: 1h30’.

I. CHUẨN BỊ.

– Ban tổ chức cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và dựa vào điều đó để tìm đến trạm. Sau khi thực hiện xong các yêu cầu của ban tổ chức, cả nhóm theo chỉ dẫn của mật thư thứ hai để đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… mà ban viên đã quen thuộc, đồng thời phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại điểm đặt trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường tùy theo địa điểm mỗi nơi.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên học thuộc lòng câu gốc tuần nầy và đọc trước Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai 26:19; Giăng 5:28-29.

II. THỰC HIỆN.

1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.

                                a. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải sắp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

          – Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) …………………………………….. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………………………………………………………. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm…………………………………………………… 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………………………………………………………. 10 điểm.

– Nội dung thảo luận thực hiện tốt……………………………………………….. 10 điểm.

2. Diễn tiến trò chơi.

             a. Mở đầu.

             Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người, xếp hàng dọc theo mỗi nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: Sự sống lại của người chết.

– Thưa các bạn! Sự sống lại của người chết là vấn đề vượt quá sự hiểu biết của con người. “Làm thế nào người chết từ hàng ngàn năm về trước sống lại được?” “Làm sao thân thể người chết đã trở thành cát bụi lại có thể vùng dậy thành nguyên trạng của con người như trước?” Đây là điều huyền nhiệm. Mời các bạn tham gia chương trình hôm nay để biết rõ về giáo lý nầy.

b. Xuất phát.

Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử ra hai người đọc thuộc lòng câu gốc Giăng 5:28-29. Nếu nhóm nào đọc đúng hoàn toàn sẽ được nhận mật thư thứ nhất; nếu đọc sai, phải đợi đến khi tất cả các nhóm kia đọc xong, sau đó mới được đọc lại, nhưng nhớ phải theo thứ tự.

* Mật thư 1: TÌM NGƯỜI ĐỨNG TRƯỚC CỬA NHÀ THỜ ĐỂ NHẬN CÂU HỎI.

± Chìa khóa: Hãy để chúng tôi được sống bên nhau.

Trạm 1.

± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

1. Đọc Gióp 19:25-17 và Hê-bơ-rơ 11:9 cho biết niềm tin của Gióp và Áp-ra-ham về sự sống lại.

2. Đọc Ê-sai 26:19; Đa-ni-ên 12:2; Ê-xê-chi-ên 37:1-14 cho biết Đức Chúa Trời khải thị điều gì cho các tiên tri?

3. Đọc 1Côr 15 cho biết sự sống lại của Chúa Giê-xu có ảnh hưởng gì trên niềm tin của Cơ đốc giáo?

* Mật thư 2: I Ơ H C C Ộ U C C Ụ T P Ế I T Ể Đ G N Ả I G A Ò T U A S G N Ứ Đ I Ờ Ư G N M Ì T

± Chìa khóa:   Cá lội ngược dòng.

Trạm 2.

± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

Đánh số vào ô ¨ theo thứ tự của sự sống lại.

¨ Sự sống lại của Cơ Đốc nhân.

¨ Sự sống lại của người không tin Chúa.

¨ Sự sống lại của Đấng Christ.

* Mật thư 3: T E I N M S C X A V U K H I O A I L D H U S O M I M B H U I C K H Q U P O M N Y G L D I A S N V Đ Y E X H Q O P A M N S T U A Y T N C A U X O S C H C E H L O Y I.

± Chìa khóa:   Ăn miếng nhả miếng.

Trạm 3.

± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

1. Đọc 1Cô-rinh-tô 15:24-29 cho biết hình thể của người tin khi sống lại có gì khác so với thể chất trước kia?

2. Đọc Đa-ni-ên 12:2 và 1Cô-rinh-tô 15:52 cho biết sự khác biệt giữa hình thể người ác và người công bình (người tin)?

3. Kết thúc.

                                Thưa các bạn!

                                Chúng ta biết sự sống lại của người chết là điều chắc chắn vì Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều nói đến. Sự sống lại của Chúa Giê-xu bảo đảm sự sống lại của người tin. Chính Ngài là Đấng khiến mọi người chết sống lại. Người công bình sống lại để được ban thưởng, và người ác sống lại bị đoán phạt.

                                Nguyện Chúa giúp mỗi người chúng ta sống làm theo Lời Chúa dạy để được ban thưởng trong ngày sau. 

                                – Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự sống lại của người chết là vấn đề vượt quá sự hiểu biết của con người. Dù loài người nói chung, có sự tin tưởng về đời sau, về sự bất diệt của linh hồn, nhưng sự sống lại của người chết là điều không bao giờ được nói đến. Mặc dầu y học tiến bộ như hiện nay, khả dĩ hứa hẹn cho con người một đời sống khỏe mạnh hơn, trường thọ hơn, tuy nhiên sự chết vẫn không thôi gieo rắc trong vòng loài người. Việc khiến người chết từ hàng ngàn năm về trước sống lại chẳng khác nào là chuyện giả tưởng! Thế nào xác thịt người chết đã trở thành cát bụi, lại có thể vùng dậy thành nguyên trạng của con người như trước?

Đây là điều huyền nhiệm, một giáo lý của Cơ Đốc giáo về sự sống lại của người chết trong ngày sau cùng. Tại sao chúng ta có thể nói cách quả quyết như vậy? Sự lạ lùng nầy sẽ xảy ra như thế nào? Có mục đích gì? Sự sống lại của người công bình và của người ác có sự khác nhau thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. DẪN CHỨNG VỀ SỰ SỐNG LẠI.

Sự sống lại của người chết là điều chắc chắn:

1. Niềm tin của các thánh xưa.

Giáo lý về sự sống lại sớm nhận biết bởi đức tin của hai nhân vật xa xưa nhất, đó là Áp-ra-ham và Gióp. Vì tin rằng Đức Chúa Trời Hằng Sống, Đấng có quyền khiến người chết sống lại, nên Áp-ra-ham dâng con mình là Y-sác làm sinh tế cho Ngài (Sáng 22:5-6; Hê-bơ-rơ 11:19). Còn Gióp trong hoạn nạn, thân xác bị hao mòn và tiêu tan, nhưng tin rằng nhờ Đức Chúa Trời Hằng Sống, ông sẽ được sống lại để chính mắt ông có thể nhìn xem Ngài (Gióp 19:25-27).

2. Sự khải thị của Đức Chúa Trời cho các tiên tri trong thời Cựu Ước.

Tiên tri Ê-sai, tiên tri Đa-ni-ên đã bày tỏ chân lý về sự sống lại của người chết trong bụi đất, cả người ác và người công bình (Ê-sai 26:19; Đa-ni-ên 12:2-3). Tiên tri Ê-xê-chi-ên được sự hiện thấy về trũng hài cốt sống lại (Ê-xê 37:1-14). Tiên tri Ô-sê cũng đã nói trước về sự chiến bại của sự chết bởi Đấng Mê-si (Ô-sê 13:14; 1Côr 15:55-57).

3. Sự tuyên bố của Chúa Giê-xu.

Trong Khải Huyền 1:17-18, Chúa Giê-xu phán rằng: “Đừng sợ chi, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, là Đấng Sống, Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và Âm phủ”. Ngài đã từng khiến người chết sống lại khi thi hành chức vụ trên đất, và chính Ngài cũng là Đấng kêu người chết từ trong mồ mả sống lại trong ngày đoán xét cuối cùng (Giăng 5:28-29).

4. Sự xác chứng của các sứ đồ.

Giáo lý về sự sống lại đã được nói đến rõ ràng trong Kinh Thánh Tân Ước. Đặc biệt trong các thơ tín của sứ đồ Phao-lô thường luận đến sự sống lại của người tin. Trong 1Cô-rinh-tô 15, Phao-lô trình bày giáo lý nầy với những lý luận vững chắc.

– Nếu Đấng Christ không sống lại, thì sự giảng dạy của các sứ đồ chỉ luống công! Vì sự giảng dạy của họ đặt nền trên sự chết và sự sống lại của Ngài.

– Nếu Đấng Christ không sống lại, thì các sứ đồ là người chứng dối cho Đức Chúa Trời!

– Nếu người chết không sống lại, thì Đấng Christ cũng không sống lại. Như thế đức tin của Cơ Đốc nhân sẽ ra vô ích, bởi vẫn sống trong tội lỗi và sự hư mất. Nhưng thực sự, hiện tại họ là người được đổi mới, và có sự sống bất diệt! Một bằng chứng sống động về Đấng Christ thật đã sống lại (c.12-19).

– Như vậy Đấng Christ thật sống lại, thì người ở trong Ngài cũng sẽ sống. Trong câu 22, Phao-lô viện dẫn định luật tất yếu về sự sống: “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại”. Vì Đấng Christ đã sống lại và trở thành “trái đầu mùa” của sự sống, do đó người chết trong Ngài cũng sẽ sống lại (c.23).

5. Các phép lạ về sự sống lại của người chết.

Cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều ghi nhận những phép lạ về sự sống lại của người chết:

2Các Vua 4:8-36: Tiên tri Ê-li-sê khiến con trai của người nữ Su-nem từ người chết sống lại. Trong Ma-thi-ơ 9:25; Lu-ca 7:15; Giăng 11:43-44, Chúa Giê-xu khiến con gái Giai-ru, con trai của bà góa thành Na-in và La-xa-rơ từ người chết sống lại. Công Vụ 9:21, sứ đồ Phi-e-rơ đã khiến bà Đô-ca sống lại.

Các phép lạ trên là bằng chứng cụ thể cho giáo lý về sự sống lại của người chết. Đây không phải là điều bất năng đối với quyền phép của Đức Chúa Trời.

6. Niềm tin của người Do Thái.

Trong thời Chúa Giê-xu, giáo lý về sự sống lại rất quen thuộc trong tín ngưỡng của Do Thái giáo. Mặc dầu phái cấp tiến Sa-đu-sê phủ nhận sự sống lại (Mat 22:23-33; Lu 20:27-38), nhưng giáo lý nầy đã đi vào nếp sống đạo của đại chúng. Chúng ta có thể thấy rõ qua sự xác tín của Ma-thê trước sự chết của người anh La-xa-rơ (Giăng 11:24).

7. Định luật về hạt giống trong cõi thiên nhiên.

Như hạt giống trước khi nảy mầm thành cây thì phải gieo xuống đất và chết đi. Thân thể người chết ví như “hạt giống” được chôn vùi trong lòng đất, đến một ngày chắc sẽ sống lại (Giăng 12:24-26; 1Côr 15:35-36).

Hơn nữa hãy nhìn cảnh vật chết lạnh trong mùa đông và được hồi sinh cách kỳ diệu vào mùa xuân. Sự kiện này đã làm sáng tỏ chân lý về sự sống lại mà Đức Chúa Trời sẽ thể hiện trong loài người.

Tóm lại, những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy rõ rằng lẽ đạo về sự sống lại là một thực sự đáng tin nhận. Chúng ta trả lời thế nào với những lý luận phủ nhận sự sống lại?

a. Chết là thể xác tiêu tán, làm thế nào sống lại được?

– Do quyền năng của Đức Chúa Trời: “Còn như vật ngươi gieo, ấy không phải là chính hình thể sẽ sanh ra, chẳng qua là cái hột, như hột lúa mì hay là giống nào khác. Đức Chúa Trời cho nó hình thể tùy ý Ngài lấy làm tốt, mỗi một hột giống, cho môt hình thể riêng… Sự sống lại của người chết cũng như vậy. Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát… đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng” (1Côr 15:37-38, 42, 44).

b. Nếu sống lại với một thân thể mới thì đâu phải là thật sống lại, đó chẳng qua là một sự tái tạo nên một loài mới mà thôi.

Chúa Giê-xu sống lại trong hình thể của thân thể Ngài đã chết, nhưng với thân thể được biến hóa. Trong thân thể mới nầy nhân cách của người được sống lại không bị mất, nghĩa là người ta có thể nhận biết chính mình và nhận biết lẫn nhau. Theo sự nghiên cứu của cơ thể học cho biết thể chất của con người mỗi bảy năm có sự biến đổi một lần. Nhưng chẳng phải bởi sự biến đổi trong các tế bào của cơ thể mà con người chúng ta bảy năm, mười bốn, hai mươi mốt năm về trước không còn là con người bây giờ của ta, mà đã trở thành môt con người mới hay sao?

Tóm lại, sự sống lại là điều khó hiểu theo sự phân tích của lý trí, và cũng khó giải nghĩa theo ngôn ngữ loài người. Đây là lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời bởi quyền năng siêu việt của Ngài: Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng loài người từ bụi đất, há chẳng có thể khiến người chết từ ngàn năm sống lại nguyên hình trạng cũ sao? Nhưng sở dĩ người sống lại với thể chất mới vì lý do để thích hợp với môi trường sống trong cõi đời đời vậy.

B. THỨ TỰ CỦA SỰ SỐNG LẠI.

1. Sự sống lại của Đấng Christ.

Đấng Christ được gọi là “trái đầu mùa” của sự sống lại. Nghĩa là Ngài là Đấng thứ nhất sống lại từ trong người chết (1Côr 15:20). Mặc dầu đã có những phép lạ khiến người chết sống lại, nhưng sự sống lại đó chỉ tạm thời với thể xác cũ hay chết. Nhưng Chúa Giê-xu là Đấng đầu tiên sống lại với thân thể chẳng hề chết.

2. Sự sống lại của người tin.

Kế đến là sự sống lại của người tin, tức người ở trong Đấng Christ khi Ngài hiện ra (1Côr 15:23; 1Tês 4:16). Người tin có thể gọi chung là người công bình. Theo một số nhà giải kinh, tất cả các thánh đồ trong thời Cựu Ước cũng sẽ sống lại cùng lúc với Hội Thánh Đấng Christ. Nhưng có số khác cho rằng các thánh đồ thời Cựu Ước sẽ sống lại cùng lúc với các thánh đồ chịu chết trong cơn đại nạn khi Chúa Giê-xu tái lâm, và sẽ được trị vì với Ngài trong nước ngàn năm bình an (Khải 20:4-5; Ê-sai 26:19; Đa-ni-ên 12:2-3).

3. Sự sống lại của người ác.

Sau cùng là sự sống lại của người ác trải qua các thời đại kể từ A-đam. Sự sống nầy sẽ xảy ra sau thời kỳ Thiên hi niên. Hết thảy người ác đều được sống lại để chịu sự phán xét (Khải 20:12-15).

C. HÌNH THỂ CỦA SỰ SỐNG LẠI.

Có hai sự sống lại cho toàn thể loài người: Sự sống lại của người tin, và sự sống lại của người chẳng tin.

a. Với người tin.

Sự sống lại trong thân thể được biến hóa. Với thân thể cũ được sanh trong dòng dõi A-đam là thân thể bởi khí huyết, hay hư nát, yếu đuối, nhục nhã, và thuộc về đất. So với thân thể mới được sống lại trong Đấng Christ, là thân thể thuộc linh không hay hư nát, vinh hiển, và thuộc về trời (1Côr 15:42-49).

b. Với người chẳng tin.

Người chẳng tin sống lại trong sự hổ thẹn vì tội lỗi và bị hình phạt (Đa-ni-ên 12:2-3).

Về bản chất của hình thể người ác sau khi sống lại, Kinh Thánh không nói đến. Tuy nhiên khi chúng ta biết rằng với người tin, sự sống lại trong thân thể được biến hóa để thích hợp với cảnh vinh hiển thể nào thì người chẳng tin sống lại với bản chất của thân thể thích hợp với cảnh vĩnh hằng trong hồ lửa đời đời thể ấy.

Tóm lược.

1. Sự sống lại của người chết là điều chắc chắn vì những dẫn chứng sau đây: Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều nói đến sự sống lại; Chúa Giê-xu là “trái đầu mùa của sự sống lại” bảo đảm cho sự sống lại của người tin. Chính Ngài là Đấng khiến mọi người chết sống lại để chịu sự xét đoán. Sự dạy dỗ của các sứ đồ, niềm tin của các thánh xưa nơi Đức Chúa Trời hằng sống, và vì lẽ cần của sự công bình, sự sống lại là để người công bình được ban thưởng, và người ác bị đoán phạt.

2. Sự sống lại được diễn ra theo thứ tự: Trước hết là Đấng Christ, kế đó là người tin và sau cùng là người ác.

3. Nói chung có hai sự sống lại: Sự sống lại của người ác trong sự hổ nhục. Khác hẳn với sự sống lại của người công bình trong thân thể thuộc linh được biến hóa vinh hiển.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Sáng 22:5; Hê-bơ-rơ 11:19: Sự dâng Y-sác bày tỏ Áp-ra-ham tin điều gì?

b. Gióp 14:14; 19:25-27: Gióp có câu hỏi gì và ông quả quyết điều gì?

c. Ê-sai 26:19; Ô-sê 13:14; Đa-ni-ên 12:1-3: Các tiên tri thời Cựu Ước được Đức Chúa Trời bày tỏ gì về sự sống lại của người chết?

d. Ma-thi-ơ 22:23-33; Giăng 11:24; Công Vụ 23:6-7: Giáo lý sống lại có ảnh hưởng thế nào trong niềm tin của người Do Thái?

e. 1Cô-rinh-tô 15:12-22; 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16 sứ đồ Phao-lô xác chứng với tín hữu thế nào về sự sống lại? Và dạy dỗ họ điều gì?

i. 2Các Vua 4:8-36; Ma-thi-ơ 9:15; 27:52-53; Lu-ca 7:15; Giăng 11:43-44; Công Vụ 9:21: Sự sống lại của người chết có xảy ra không? Như thế nào? Và có nghĩa gì đối với giáo lý về sự sống lại của người chết trong ngày sau cùng?

h. Khải Huyền 1:17-18; Giăng 5:28-29; 11:25: Chúa Giê-xu Christ là ai? Ngài tuyên bố điều gì?

g. Giăng 12:24-25: Có định luật nào trong cõi thiên nhiên làm sáng tỏ về sự sống lại không? Xin giải thích?

2. Xin tóm lược những điểm quan trọng chứng tỏ sự sống lại là điều chắc chắn.

3. Sự sống lại xảy ra cho những ai? Theo thứ tự nào? Và khi nào?

– 1Cô-rinh-tô 15:23, 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17, Đa-ni-ên 12:3; Khải Huyền 20:3-5, Khải Huyền 20:5, 12-14.

4. Xin tìm hiểu tại sao sự sống lại được diễn tiến theo thứ tự như thế? Điều nầy có nghĩa gì?

5. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. 1Cô-rinh-tô 15:24-29: Hình thể của người tin khi sống lại có gì khác so với thể chất trước kia?

b. Đa-ni-ên 12:2; 1Cô-rinh-tô 15:52: Sự sống lại của người ác trong hình thể nào so với người công bình, tức người tin?

6. Đa-ni-ên 12:2-3; Khải Huyền 20:14-15; Giăng 5:28-29: Người công bình và người ác sống lại nhằm mục đích gì? Điều nầy cho chúng ta học biết Đức Chúa Trời như thế nào? (Rô 2:5-6).

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 22.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 22.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 22.02.2015.

1. Đề tài: XUÂN TẠ ƠN.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 33.

3. Câu gốc: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!” (2Cô-rinh–tô 9:15).

4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.

5. Thể loại: Họp bạn – Đố Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban thanh niên của các Hội Thánh tham dự họp bạn.

2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện các ban thanh niên họp lại để cùng hoạch định chương trình và phân chia công tác:

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫn chương trình, ẩm thực… Mỗi ban chịu một số tiết mục, nên mời một người soạn và đố Kinh Thánh.

3. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Bài ca mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, kịch, trò chơi lớn…

4. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi nhóm để chuẩn bị các màu giấy thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi nhóm một màu. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh, để mọi người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư ký nhóm để điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.

5. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải sử dụng phù hợp cho giờ thông công sau đó.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh.

Họp bạn kỳ này đúng vào dịp đầu năm mới âm lịch,người đố Kinh Thánh nên soạn câu đố theo đề tài năm mới, nội dung phải phù hợp với trình độ của ban viên, nếu không đủ Kinh Thánh thì đố theo trí nhớ (xem cách đố Kinh Thánh trong “Phương Pháp Tổ Chức Các Ban Ngành Trong Hội Thánh”).

1. Mỗi ban thanh niên nên cử ra một đại diện tham gia ban giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm điểm được chính xác và công bằng.

2. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Sau đó tổng kết và phát thưởng.

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.02.2015.

1. Đề tài: VẤN ĐỀ CHÁN NẢN.

  1. Kinh Thánh: Thi Thiên 46:1; Ha-ba-cúc 3:17-19; Hê-bơ-rơ 12:1-5.

3. Câu gốc: “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Ê-sai 40:31).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 4-8.

5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

1. Chọn một người đóng vai Ê-li và một người làm phóng viên.

2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và câu trả lời cần phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.

3. Mời trước một người đúc kết buổi phỏng vấn và nêu lên những điều học hỏi được từ câu chuyện. Cầu nguyện kết thúc (có thể mời nhân vật được phỏng vấn cầu nguyện).

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

(Sau khi NHD giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới phòng nhóm đi lên và Ê-li từ ngoài bước vào phòng nhóm).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Ê-li!

– Ê-li: Chào các cháu!

– PV: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho các bạn thanh niên trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy cụ có thể giúp chúng cháu tìm hiểu vấn đề chán nản trong đời sống không thưa cụ?

– Ê-li: Được, các cháu cứ hỏi, ta sẽ giúp các cháu theo kinh nghiệm của đời sống ta.

– PV: Thưa cụ, điều gì dễ khiến con người rơi vào tình trạng chán nản, ngã lòng?

– Ê-li: Lý do dẫn đến sự ngã lòng có thể tìm thấy trong ba khía cạnh sau: (1) Vì sự quá sức hay mòn mỏi của thân thể. (2) Vì sự khủng hoảng của tinh thần. (3) Vì sự khủng hoảng trong tâm linh.

– PV: Là người từng trải kinh nghiệm, xin cụ phân tích từng phần cho chúng cháu được biết với!

-Ê-li: Đọc 1Các Vua 18, các cháu sẽ thấy từ sáng sớm đến chiều tối, một mình ta phải dồn hết tâm tư, sức lực vào cuộc thách đố với 450 tiên tri Ba-anh và 400 tiên tri Át-tạt-tê! Sau cuộc thách đố, sự đắc thắng về danh Đức Chúa Trời, nhưng sức lực của ta bị mòn mỏi, cạn kiệt! Vì sự quá sức của cơ thể, đưa ta đến sự chán nản, ngã lòng.

– PV: Thưa cụ, lúc ấy thân thể cụ rã rời nhưng còn tinh thần cụ thì thế nào?

-Ê-li:Nhắc đến điều này ta thấy mắc cỡ quá! Tinh thần ta lúc đó xuống dốc lắm. Ta không mạnh mẽ như lúc sáng sớm, ta không can đảm như lúc đứng trước các tiên tri tà thần. Lúc đó ta thật thê thảm! Talo sợ bởi lời hăm dọa của hoàng hậu độc ác Giê-sa-bên. Ta thấy dường như thất bại và cô đơn, ta thấy tuyệt vọng trước nghịch cảnh…

– PV: Thưa cụ, nhưng cháu thấy sự việc xảy ra không như điều cụ lo sợ?

-Ê-li: Đúng vậy đó các cháu, khi bị khủng hoảng về tinh thần, con người thường suy nghĩ lung tung và lo sợ. Hơn thế nữa, ý nghĩ bi quan, tự ti mặc cảm, tự ái quá cao… khiến ta bị khủng hoảng.

– PV: Thể xác và tinh thần cụ bị khủng hoảng nhưng tâm linh cụ lúc ấy thế nào, thưa cụ?

-Ê-li: Ta ngã lòng không chỉ vì mệt mỏi trong thân thể, vì sự sợ hãi trong tinh thần, nhưng còn vì không để lòng tin cậy Chúa. Ta thấy dường như chỉ có một mình đơn độc chống lại kẻ tà thần. Ta không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị.

– PV: Theo sự trình bày của cụ thì sự chán nản đến từ nhiều nguyên nhân và có sự liên quan với nhau phải không thưa cụ?

– Ê-li: Phải rồi, người bị chán nản không chỉ vì một lý do, và còn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề khác, như từ sự chán nản vì mòn mỏi của thể xác, có thể dẫn chúng ta đến sự xao lãng trong sự cầu nguyện với Chúa, do đó tâm hồn bị khô héo và trở thành chán nản thuộc linh.

– PV: Thưa cụ, có dấu hiệu nào tỏ ra bên ngoài để nhận biết một người đang bị chán nản không?

-Ê-li: Có đấy các cháu. Các cháu có thể phân biệt qua những dấu hiệu sau: (1) Xao lãng, không quan tâm đến mình cũng như người khác. (2) Thu mình, tránh né, từ chối giao tiếp bên ngoài. (3) Thờ ơ, khước từ mọi trách nhiệm. (4) Bỏ cuộc, chịu thua trước mọi việc.

– PV: Theo cụ, sự chán nản thường đem lại điều gì?

-Ê-li: Sự chán nản ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì sự căng thẳng tinh thần làm cho người ta hay buồn giận, là yếu tố có thể dẫn đến tâm bệnh như nhức nửa bên đầu hay bị ung nhọt. Sự căng thẳng cảm xúc và tinh thần là một trong những lý do của bệnh tim mạch, huyết áp cao. Khi sự chán nản ở vào tình trạng tuyệt vọng có khi dẫn đến tự sát.

– PV: Khủng kiếp thật! Sự chán nản gây hại cho sức khỏe, thân thể con người. Nhưng về phần tâm linh thì bị ảnh hưởng thế nào thưa cụ?

– Ê-li: Các cháu biết không, sự chán nản chẳng những có hại cho sức khỏe của thân thể, nhưng còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm linh, khiến chúng ta trở thành người yếu đuối, như một dụng cụ không còn hữu hiệu trong công việc nhà Chúa.

– PV: Xin cụ cho chúng cháu biết có cách nào để giúp người chán nản ngã lòng không?

-Ê-li: Cách tốt nhất ta học được là cách của Chúa qua việc Ngài chăm sóc ta. Khi ta chán nản, ngã lòng vì quá sức, thì Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ mang bánh, nước chăm sóc ta. Nhờ thức ăn, nhờ giấc ngủ nghỉ ngơi mà ta được hồi sức.

– PV: Vậy thưa cụ, có cách nào ngăn ngừa sự chán nản xảy ra cho đời sống không?

– Ê-li: Để tránh sự chán nản vì quá sức nên lưu ý: Trừ trường hợp khẩn cấp, chớ nên “làm ráng… một chút!” Phải biết sức người có hạn, nên để thì giờ nghỉ ngơi bồi bổ sức lực. Trong sự giải trí chớ quên bồi bổ phần tâm linh, vì trong sự mòn mỏi của thể xác có thể có những “tội lỗi nho nhỏ” thừa dịp xen vào làm khô héo đời sống thuộc linh. Mỗi ngày để lòng nương cậy Chúa, sống trong sức mới của Ngài.

– PV: Với sự chán nản vì lý do khủng hoảng tinh thần thì làm thế nào thưa cụ? 

– Ê-li: Với người ở trong sự sợ hãi lo âu, các cháu giúp họ học biết lời hứa về sự hiện diện của Chúa, sự ban cho bình an và an nghỉ trong Ngài. Hãy đặt lòng nương cậy nơi lời hứa của Chúa trong các câu Kinh Thánh như Thi Thiên 46:1; Ê-sai 43:13; Ma-thi-ơ 11:28…

– PV: Với người chán nản vì ước mơ không thành, vì mất mát đau đớn thì làm thế nào thưa cụ?

– Ê-li: Các cháu giúp họ biết rằng: Trong mọi sự xảy ra Chúa có ý muốn tốt lành cho kẻ yêu mến Ngài. Chúa thông cảm với nỗi đau buồn của họ và ban cho họ sự giải cứu. Hãy phó thác mọi sự trong bàn tay chăm sóc yêu thương của Chúa, với lòng tin cậy nơi Ngài (Thi 68:19; 37:5; Rô 8:28).

– PV: Thưa cụ, với người chán nản vì tự ti mặc cảm, sự bất lực và vô vọng thì làm gì giúp họ?

– Ê-li: Hãy giúp họ nhận biết rằng họ là người được Chúa cứu chuộc để trở nên có giá trị trước mặt Ngài (Ê-sai 43:4-5). Hãy biết rằng trong Đấng Hằng Sống, chúng ta không bao giờ mất hy vọng. Hãy vững lòng tin cậy nơi Đấng thành tín, bất biến (Hêb 12:2; 13:8).

– PV: Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì khủng hoảng thuộc linh, thưa cụ?

– Ê-li: Trước tiên phải xưng tội với Chúa và tìm sự tha thứ của Ngài. Đây là điểm chính yếu để chúng ta được lập lại mối tương giao với Chúa và tìm lại được sự tươi mới, bình an cho tâm hồn (Thi 32:5; 1Giăng 1:7-8). Thứ hai dứt bỏ mọi tội lỗi, nhất là tội dễ vấn vương (Hê-bơ-rơ 12:1-5). Thứ ba cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta bền đỗ trong đức tin và có tấm lòng thuận phục Ngài trong mọi sự (Ha-ba-cúc 3:17-19).

– PV: Cám ơn cụ đã giúp chúng cháu hiểu rõ hơn về vấn đề chán nản trong đời sống. Biết rõ điều nầy, chúng cháu sẽ giúp mình, giúp người tránh rơi vào tình trạng chán nản và ra khỏi tình trạng chán nản, để đời sống hưởng được sự vui thỏa, phước hạnh.

NHD: Thưa các bạn! Chúng ta vừa nghe cụ Ê-li phân tích về sự chán nản, ngã lòng trong đời sống. Nguyện Chúa giúp chúng ta biết nhờ cậy Chúa trong mọi sự, lập mối tương giao với Chúa và tìm được sự tươi mới, bình an cho tâm hồn mỗi ngày. Mời các bạn đứng lên và mời cụ Ê-li cầu nguyện cho chúng cháu.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một trong những điểm nổi bật ở các xứ văn minh kỹ nghệ là sự tranh đua. Trong cuộc sống hằng ngày, sự tranh đua được thấy trong nhiều khía cạnh khác nhau. Người ta tranh đua trong việc kinh doanh, trong công danh sự nghiệp, trong công việc làm ăn sinh sống, trong sự học vấn…

Vì vậy phía sau cuộc sống bận rộn căng thẳng ấy, người ta không thể tránh khỏi những mệt mỏi, chán nản ngã lòng! Tại Hoa Kỳ số người chán nản, tức tối, bị xuống tinh thần càng gia tăng. Sự xuống tinh thần trong tình trạng nhẹ ảnh hưởng đến cảm xúc là chuyện thường xảy ra. Nhưng cũng có người xuống tinh thần ở mức độ trầm trọng, có thể gọi là bệnh chán nản. Theo các nhà nghiên cứu ước lượng, trong năm người thì có một người rơi vào “bệnh” chán nản trầm trọng!

Dĩ nhiên sự chán nản, ngã lòng có nhiều lý do của nó. Nhưng đây cũng là vấn đề người Cơ đốc đương đầu trong xã hội này. Thế nào chúng ta vượt thắng khi phải đối phó với sự ngã lòng?

I. DẪN GIẢI.

A. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ CHÁN NẢN.

Lý do dẫn đến sự chán nản có thể tìm thấy trong ba khía cạnh sau đây:

1. Vì sự quá sức, mòn mỏi của thân thể.

Trong 1Các Vua 18 cho thấy, suốt cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối, tiên tri Ê-li một mình phải dồn hết tâm tư, sức lực vào cuộc thách đố với 450 tiên tri Ba-anh và 400 tiên tri thần Át-tạt-tê! Khi cuộc thách đố xong, sự đắc thắng thuộc về danh Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, nhưng sức lực và cảm xúc của Ê-li bị mòn mỏi, cạn kiệt! Vì sự quá sức của cơ thể có thể làm xáo trộn luật quân bình về sinh lý là nguyên nhân đưa đến sự chán nản.

2. Vì sự khủng hoảng của tinh thần, tâm lý.

Sự chán nản có thể đến từ những lý do sau đây:

– Vì lo sợ: Tiên tri Ê-li chán nản chạy trốn vì lời hăm dọa của hoàng hậu ác độc Giê-sa-bên (1Vua 19:1-3).

– Vì mơ ước không thành: Ê-li với nhiệt tâm trừ diệt kẻ thờ tà thần, để đem dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng ông cảm thấy dường như thất bại và cô đơn (1Vua 19:10-11).

– Vì tuyệt vọng, cảm thấy bất lực trước mọi nghịch cảnh: Đây có thể nói là điểm chủ yếu khiến người ta chán nản, khi không còn thấy một tia sáng của hy vọng, khi cuộc đời là cả một màu đen! Tổng thống Abraham Lincoln khi còn là một luật sư trẻ tuổi, cũng có lần rơi vào tình trạng chán nản. Ông viết lại như sau: “Bây giờ tôi là người sống khốn khổ nhất!”

– Vì ý nghĩ bi quan, bất mãn nên nhìn cuộc sống với sự hoài nghi, vô nghĩa! Chuyện gì cũng có thể phê phán, chẳng có gì là hài lòng!

– Vì mặc cảm tự ti, suy nghĩ mình chẳng có giá trị chi, như người vô dụng bị loại ra ngoài. Sự chán nản này thường thấy trong vòng người hưu hạ, tuổi cao, không được gia đình, cộng đồng lưu ý tôn trọng.

– Vì tự ái cao, quá nóng nảy, không đủ kiên nhẫn chịu đựng một điều bất như ý nào!

– Vì mất mát tài sản, danh dự, sức khỏe hay phân rẽ người thân yêu như Gióp khi trải qua sự mất mát cả tài sản và con cái yêu quý (Gióp 1).

3. Vì sự khủng hoảng trong tâm linh.

Trong 1Các Vua 19 cho thấy tiên tri Ê-li ngã lòng chẳng phải vì mệt mỏi trong thân thể, vì sự sợ hãi trong tinh thần, nhưng còn vì không để lòng tin cậy Chúa. Ê-li thấy chỉ có một mình đơn độc chống lại kẻ tà thần, mà không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị (19:14-15).

Sự giấu kín tội lỗi trong lòng là nguyên nhân của sự chán nản, của đời sống bị héo hon và tuyệt vọng, như trong từng trải bản thân của vua Đa-vít (Thi 32:3-4; 38:3-8).

Tóm lại: Ba nguyên nhân nói trên thật ra đều có tương quan với nhau. Người bị chán nản không chỉ vì một lý do đơn độc, mà không ảnh hưởng đến các vấn đề khác, như từ sự chán nản vì mòn mỏi của thể xác, có thể dẫn chúng ta đến sự xao lãng trong sự cầu nguyện tương giao với Chúa, do đó tâm hồn bị khô héo và trở thành chán nản thuộc linh.

Trong tiếng Anh, một từ thông dụng là “burn out” chỉ về sự chán nản ngã lòng. Chữ “burn out” có hình ảnh của một cây nến cháy cạn dần. Chữ này dùng để nói đến tình trạng trống rỗng bên trong, khi nguồn suối tâm hồn bị khô hạn. Sự cháy cạn này gây nên mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần và tâm linh của con người. Theo tấn sĩ A. Hart, thì những lý do sau đây có thể đưa đến tình trạng “cháy cạn”:

– Bị mất quân bình vì hoạt động bên ngoài quá nhiều, mà không có sự củng cố bồi đắp bên trong.

– Mang cảm nghĩ thương hại mình, vì bị chỉ trích cách bất công!

– Che giấu một tội lỗi nào đó mà không thể nói ra.

– Ý kiến của mình xung khắc với kẻ khác (tự ái).

– Cố gắng giải quyết những vấn đề không bao giờ có thể giải quyết xong.

B. DẤU HIỆU VÀ HẬU QUẢ CỦA SỰ CHÁN NẢN NGÃ LÒNG.

Quan sát sự ngã lòng của tiên tri Ê-li và tâm trạng của người mệt mỏi chán nản mô tả trong Thi Thiên 102, chúng ta nhận thấy người ngã lòng có thể được thấy trong những dấu hiệu sau:

– Biếng ăn, bỏ mặc sự chăm sóc thân mình.

– Trằn trọc, thao thức, khó ngủ.

– Buồn thảm, héo hon.

– Rút lui, xa lánh đám đông.

– Thối thác trách nhiệm.

– Tuyệt vọng, không muốn tiếp tục cuộc sống.

Những dấu hiệu trên có thể tóm tắt trong những điểm này: (1) Xao lãng tức là không quan tâm đến mình cũng như người khác. (2) Thu mình, tránh né, từ chối giao tiếp bên ngoài. (3) Thờ ơ, khước từ mọi trách nhiệm. (4) Bỏ cuộc, chịu thua trước mọi việc.

Sự chán nản có thể nhẹ hay nặng, nhưng có thể gây hại cho sức khỏe. Vì sự căng thẳng tinh thần thường làm cho người ta hay buồn giận, là yếu tố có thể dẫn đến tâm bệnh như nhức nửa đầu, thậm chí dẫn đến ung thư. Tại Mỹ, người ta có câu nói “căng thẳng tinh thần làm cho đời sống ngắn hơn!” Trung bình hằng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 60.000 người chết vì cao huyết áp. Mặc dầu các nhà chuyên môn không thể xác định nguyên nhân của bệnh này; tuy nhiên càng ngày họ đồng ý rằng: Sự căng thẳng cảm xúc và tinh thần của người chán nản có thể là một trong những lý do của sự chết về bệnh ấy. Khi sự chán nản ở vào tình trạng tuyệt vọng trầm trọng thì có thể dẫn đến nguy cơ tự sát. Sự chán nản chẳng những có hại cho sức khỏe của thân thể, nhưng còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm linh, khiến chúng ta trở thành người yếu đuối, như dụng cụ không còn hữu hiệu trong công việc nhà Chúa.

C. BÍ QUYẾT ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SỰ CHÁN NẢN.

1. Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì quá sức?

Khi tiên tri Ê-li ngã lòng vì quá sức, Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ mang bánh, nước chăm sóc đầy tớ Ngài. Nhờ thức ăn, nhờ giấc ngủ mà tiên tri được hồi phục sức lực (1Vua 19:5-8). Như vậy, với sự chán nản vì quá sức, chúng ta nên lưu ý đến những điểm sau đây:

a. Trừ trường hợp khẩn cấp, thông thường chớ nên “làm ráng… một chút!” phải biết sức người có hạn với sự thêm lên của tuổi tác.

b. Khi bị chán nản vì quá sức, nên để thì giờ nghỉ ngơi, bồi bổ sức lực. Trong sự vui chơi giải trí chớ quên phần bồi bổ tâm linh. Vì sự mòn mỏi thể xác có thể có những “tội lỗi nho nhỏ” thừa dịp xen vào làm cho khô héo đời sống thuộc linh, như những chiếc thuyền cố gắng chống chọi với sóng gió bên ngoài, nhưng khi vào bờ thì bị chìm, vì trong lúc sóng gió có những sinh vật nhỏ sống dưới biển bám vào gặm nhấm làm mục ván thuyền!

c. Mỗi ngày với lòng nương cậy Chúa, sống trong sức mới của Ngài (Ê-sai 40:31).

2. Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì khủng hoảng tinh thần?

a. Với sự sợ hãi lo âu, chúng ta học biết lời hứa về sự hiện diện của Chúa, sự ban cho bình an và an nghỉ trong Ngài. Hãy đặt lòng nương cậy nơi Chúa (Thi 46:1; Ê-sai 43:13; Mat 11:28).

b. Với ước mơ không thành, với những mất mát đau đớn, chúng ta biết rằng trong mọi sự xảy ra, Chúa có ý muốn tốt lành cho kẻ yêu mến Ngài. Chúa thông cảm với nỗi đau buồn của chúng ta và ban cho chúng ta sự giải cứu. Hãy phó thác mọi sự trong bàn tay chăm sóc yêu thương của Chúa, với lòng tin cậy nơi Ngài (Thi 68:19; 37:5; Rô 8:28).

c. Với sự tự ti mặc cảm, sự bất lực và vô vọng, hãy nhận biết rằng chúng ta là người được Chúa cứu chuộc để trở nên có giá trị trước mặt Ngài (Ê-sai 43:4-5). Hãy biết rằng trong Đấng Hằng sống, chúng ta không bao giờ mất hy vọng. Hãy vững lòng tin cậy nơi Đấng Thành tín bất biến (Hê-bơ-rơ 12:2; 13:8).

d. Trong một khía cạnh khác, sự chán nản ngã lòng trong tình trạng trầm trọng đôi lúc cũng cần sự chữa trị chuyên môn theo phương pháp tâm bệnh học. Tuy nhiên, đây chỉ là phương cách mà thôi, nhưng cứu cánh phải là tấm lòng tin cậy Chúa. Cho nên nếu cần chữa trị, tốt hơn nên tìm một bác sĩ chuyên môn – cũng là người có niềm tin nơi Chúa.

e. Không nên dùng phương pháp “thiền” để trấn an!

Chữ “Yoga” có nghĩa là “hiệp một với thần”. Đây là một phương pháp tịnh tâm trong triết lý của đạo Hin-đu từ 5.000 năm về trước. Phép thiền thông dụng ngày nay được thấy trong các nơi giải trí, bồi dưỡng sức khỏe được gọi là “Hatha Yoga”. Một phương pháp luyện tập làm cho thân thể thư thả bằng cách hít thở để trút đổ những căng thẳng trong cơ thể, để tâm trí được nhẹ nhàng, thoải mái.

Tuy nhiên, thiền không phải đơn giản là thể dục sức khỏe, nhưng có sự kết hợp của tôn giáo thần bí. Nghĩa là từ chỗ tập chế ngự thân thể bằng cách ngồi yên lặng, hay trải dài người trên sàn nhà trong tư thế thả lỏng, đến chỗ tập hít thở là để người ta trút đổ nặng nề của thân thể, và hít vào luồng sinh khí từ vũ trụ bên ngoài, cộng thêm vài câu thần chú (là những bước dẫn đến tình trạng “xuất thần”).Nghĩa là người ta bước vào tình trạng tưởng tượng liên kết với thần bí của vũ trụ, nhờ đó mà tâm hồn cảm thấy lâng lâng nhẹ nhàng. Đây là trạng thái mà người ta dễ bị dẫn dụ vào quyền lực của ma quỉ.

Vì thế, người Cơ Đốc phải cẩn thận tránh thiền Yoga dưới hình thức là thể dục. Nên nhớ có nhiều phương cách thể dục lành mạnh bồi bổ sức khỏe chớ không phải chỉ có cách thiền! Hơn nữa, một cách đúng để tìm sự bình an tâm hồn là tấm lòng tin cậy Chúa, và sự yên tịnh suy gẫm lời hứa của Chúa trong sự soi dẫn của Đức Thánh Linh!

3. Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì khủng hoảng thuộc linh?

a. Xưng tội với Chúa và tìm sự tha thứ của Ngài. Đây là điểm chính yếu để chúng ta được lập lại mối tương giao với Chúa và tìm lại sự tươi mới, bình an cho tâm hồn (Thi 32:5; 1Giăng 1:7-8).

b. Dứt bỏ mọi tội lỗi, nhất là tội dễ vấn vương (Hê-bơ-rơ 12:1-5).

c. Cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta bền đỗ trong đức tin và có tấm lòng thuận phục Ngài trong mọi sự (Ha-ba-cúc 3:17-19).

Tóm lược.

1. Sự chán nản ngã lòng có thể đến từ ba nguyên nhân chính: Sự quá sức của cơ thể, sự khủng hoảng trong tinh thần và sự khủng hoảng trong tâm linh.

2. Sự chán nản ngã lòng có thể được thấy trong những dấu hiệu: Xao lãng với chính mình, thờ ơ với trách nhiệm, thu mình, xa lánh người khác và chủ động rút lui trước mọi sự. Sự chán nản trầm trọng có thể dẫn đến sự tự sát.

3. Những yếu tố cần để đối phó với sự chán nản: (1) Nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe. (2) Tin cậy Chúa và tìm sự bình an, sức mới nơi lời của Ngài. (3) Xưng tội, tìm sự tha thứ và cứ ở trong tình yêu thương của Chúa, học tập hài lòng trong mọi hoàn cảnh.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Sự chán nản đến từ đâu?

2. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

  1. Thi 32:3-4; 38:3-8: Tại sao vua Đa-vít buồn thảm ngã lòng?

b. 1Các Vua 19: Tại sao tiên tri Ê-li ngã lòng? (1-4, 5, 14-15).

3. Sự ngã lòng có thể đến từ những nguyên nhân nào? Và những nguyên nhân ấy có liên quan đến khía cạnh nào của đời sống?

4. Sự chán nản ngã lòng có thể được thấy trong những dấu hiệu nào? Và dẫn đến những hậu quả gì?

5. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. 1Các Vua 19:4: Trong sự ngã lòng, tiên tri Ê-li cầu xin Chúa điều gì? Tại sao?

b. Thi Thiên 102:3-11: Người chán nản thường có cảm nghĩ thế nào về mình? Về mối quan hệ với người chung quanh?

c. Sự chán nản có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?

6. Làm thế nào để vượt thắng sự chán nản?

7. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Thi 23:2-3; Ha-ba-cúc 3:17-19; Hê-bơ-rơ 12:1-5; 1Giăng 1:7-8: Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì lý do thuộc linh?

b. Thi 46:1; 68:19; Ma-thi-ơ 11:28; Rô-ma 8:38-39; Phi-líp 4:8; 1Phi-e-rơ 5:8: Làm thế nào để đối phó với sự ngã lòng vì tâm lý?

c. 1Các Vua 19:5-8; Ê-sai 40:31; 2Cô-rinh-tô 1:3-4: Làm thế nào để đối phó với sự ngã lòng vì mỏi mệt của thể xác?

8. Những yếu tố cần thiết nào để đương đầu với sự ngã lòng?

9. Theo bạn “thiền” có hợp lẽ với người Cơ Đốc không? Vì sao?

10. Trong cuộc sống hằng ngày, điều gì dễ khiến bạn ngã lòng? Bạn làm gì trong lúc ngã lòng?

 

 

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.02.2015.

1. Đề tài: SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH.

2. Kinh Thánh: 1Tês 4:13-17; Phi-líp 3:20-21; 1Côr 15:55-57.

3. Câu gốc: “Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn” (Khải 19:7).

4. Đố Kinh Thánh: Ca Thương 4-5, Ê-xê-chi-ên 1-3.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 04.01.2015.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Khi về trời, Chúa Giê-xu để các môn đồ lại với lời hứa sẽ trở lại. Trong thế gian, Hội Thánh được ví sánh như vị hôn thê của Đấng Christ, chịu nhiều khổ nạn, bị bách hại của người đời vì cớ Danh Ngài. Cho nên trong thế gian nầy, điều mong đợi lớn nhất của Hội Thánh là ngày Đấng Christ, Vị hôn phụ đến tiếp rước về trờ            i.

Sự đón tiếp nầy sẽ xảy ra như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với chương trình của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh?

I. DẪN GIẢI.

A. NGÀY TIẾP ĐÓN HỘI THÁNH.

1. Hai ngày quan trọng.

a. “Ngày Đức Giê-hô-va” hay “Ngày của Chúa”.

Trong Cựu Ước, từ “Ngày Đức Giê-hô-va” hay “Ngày của Chúa” được các tiên tri dùng để chỉ về ngày đoán xét của Đức Chúa Trời, ngày Chúa đổ thạnh nộ lớn trên tuyển dân Y-sơ-ra-ên và dân ngoại (Giô-ên 1:15; 3:1-2; A-mốt 5:18; Áp-đia 15; Sô-phô-ni 1:7-8; Xa-cha-ri 14:1; Ma-la-chi 4:5; Ê-sai 13:6; 34:2).

Trong Tân Ước, từ “Ngày của Chúa” được Phao-lô dùng nói đến sự hiện ra của Chúa Giê-xu (1Tês 5:2). Các nhà giải kinh cho rằng từ nầy đồng nghĩa với “Ngày Đức Giê-hô-va” trong Cựu Ước, tức chỉ về ngày Chúa giáng tai vạ trên thế gian (2Tês 2:1-4; Khải 3:10). Đó là ngày mà trong sự hiện thấy, sứ đồ Giăng thấy bảy bát thạnh nộ đổ xuống đất (Khải 16).

b. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ (Phil 1:6):

Chỉ về ngày Đấng Christ hiện đến giải cứu và tiếp đón Hội Thánh về nơi vinh hiển Ngài (1Tês 1:7-10; 4:16-17). Sự khác nhau giữa ngày của Đức Giê-hô-va và ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có thể được thấy trong những điểm sau đây.

– Cả hai “Ngày của Đức Giê-hô-va”“Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ” đều thuộc về tương lai.

– Ngày của Đức Giê-hô-va có liên quan đặc biệt với quốc gia Y-sơ-ra-ên và người chẳng tin trên đất. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có liên quan đặc biệt với người tin, tức là Hội Thánh Ngài trong thế gian.

– Ngày của Đức Giê-hô-va có tính cách khủng khiếp, run sợ. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có tính cách hân hoan, mừng rỡ.

Nói đến hai ngày quan trọng nầy, một vấn đề có thể nêu lên là: Hội Thánh sẽ được cất lên trời khi nào? Trước hay sau ngày của Đức Giê-hô-va?

Có ba quan điểm khác nhau về thời điểm của biến động Hội Thánh được cất lên trời.

(1) Quan điểm cuối cơn đại nạn: Cho rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trời sau thời gian đại nạn (Khải 3:10). Nghĩa là ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ sẽ đến sau ngày của Đức Giê-hô-va.

(2) Quan điểm giữa cơn đại nạn: Cho rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trời vào gần cuối của cơn đại nạn, là thời gian An-ti-christ hành quyền trên thế gian, và Hội Thánh sẽ phải trải qua một phần của sự bách hại như được nói đến trong Khải 7:9-17; 11:3-13. Điều đó có nghĩa là ngày của Đức Chúa Giê-xu sẽ xảy ra giữa hoặc gần cuối ngày của Đức Giê-hô-va.

(3) Quan điểm trước cơn đại nạn: Cho rằng ngày Đức Giê-hô-va có liên quan với dân Do Thái mà thôi (Giê-rê-mi 30:7), còn Hội Thánh là những người được cứu chuộc trong Đấng Christ, nên cũng được giải cứu khỏi cơn đoán xét của Đức Chúa Trời (1Tês 5:9).

Sự khác nhau của ba quan điểm trên là do cách giải nghĩa khác nhau của các nhà giải kinh về tuần lễ thứ 70 trong sự hiện thấy của tiên tri Đa-ni-ên (9:24-27). Các nhà giải kinh theo văn tự cho rằng tuần lễ thứ 70 tức là thời dấy lên của An-ti-christ chỉ có liên quan đến tuyển dân Y-sơ-ra-ên mà thôi, nên tin rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trước ngày của Đức Giê-hô-va, tức trước kỳ đại nạn. Nhưng trong các nhà giải kinh Tin Lành cũng có một số tin rằng Hội Thánh sẽ trải qua một phần khổ nạn trong thế gian trước khi được tiếp về trời, như Lời Chúa Giê-xu đã nói trước về sự chịu khổ của Hội Thánh trong thế gian. Tuy nhiên Ngài cũng có lời hứa về sự giải cứu (Giăng 16:33; Khải 3:10).

Tóm lại, không thể xác định cách rõ ràng về thời điểm của ngày Đức Giê-hô-va, và ngày của Đấng Christ. Vì cả hai ngày này còn trong dự ngôn, chưa được ứng nghiệm. Tuy nhiên có nhiều dẫn chứng Kinh Thánh bày tỏ về ngày Đấng Christ sẽ đến trước khi An-ti-christ hành quyền trên đất, và Đức Thánh Linh dừng công việc của Ngài trong sự ngăn chặn người đại ác. Trong lời giải đáp của sứ đồ Phao-lô cho các tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca khi họ nghĩ rằng ngày tai họa của Chúa đã đến, và lo sợ bị bỏ lại, cho chúng ta thấy Đấng Christ sẽ đến trước khi An-ti-christ cai trị thế gian (2Tês 1:5-7; 2:1-8). Vì vậy, với niềm tin trong Lời Kinh Thánh, chúng ta biết rằng Hội Thánh Chúa chắc sẽ được cứu trong ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời, và được tiếp đi với Đấng Christ trong sự vui mừng.

B. CÁC BIẾN ĐỘNG TRONG SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH.

1. Diễn biến về sự hiện đến của Chúa.

Sự hiện đến của Chúa để tiếp đón Hội Thánh sẽ xảy ra cách thình lình và nhanh chóng, với tiếng kêu lớn, tiếng của thiên sứ và tiếng kèn của Đức Chúa Trời (1Tês 4:16; Ma-thi-ơ 24:27). Tại sao xảy ra cách thình lình và nhanh chóng? Vì thì giờ Chúa đến là kín nhiệm, cho nên sự hiện đến của Chúa là điều không ai có thể biết trước. Mục đích của sự thình lình và nhanh chóng nầy là để cảnh tỉnh con cái Chúa chuẩn bị sẵn sàng đi với Chúa bất cứ lúc nào.

Ba tiếng kêu lớn mở đầu cho biến động hiện đến của Chúa có nghĩa gì?

– Tiếng kêu lớn, chỉ về tiếng gọi của mạng lịnh. Như tiếng kêu lớn của Chúa Giê-xu truyền lịnh cho La-xa-rơ ra khỏi mồ mả. Ngài là Đấng truyền lịnh người chết sống lại và làm nên sự đoán xét mọi người trong ngày sau rốt (Giăng 5:28-29).

– Tiếng của thiên sứ lớn: Thiên sứ lớn có thể ám chỉ thiên sứ trưởng Mi-chên (Giu-đe 9; Khải 12:7). Tiếng kêu của thiên sứ trưởng là tiếng gọi tập họp các thiên sứ để sẵn sàng thi hành mạng lịnh của Chúa. Điều nầy cho thấy thiên sứ đóng vai trò quan trọng trong sự nhóm họp người được chọn khắp mọi nơi trên đất khi Chúa hiện ra (Ma-thi-ơ 24:31).

– Tiếng kèn của Đức Chúa Trời: Đối với người Do Thái, tiếng kèn của Đức Chúa Trời được hiểu theo hai nghĩa: Chỉ về ngày đoán xét của Chúa, và cũng chỉ về ngày giải cứu của Chúa.

Tóm lại, ba tiếng kêu nói trên đã diễn tả biến động diệu kỳ về sự đến của Chúa, với lời tuyên bố của Đức Chúa Trời, sự thể hiện của Đấng Christ và sự thừa hành của các thiên sứ thánh trong sự tiếp đón Hội Thánh về trời.

Về sự hiện đến của Chúa Giê-xu, một câu hỏi có thể nêu lên là: Ngài có ngự xuống mặt đất hay chỉ hiện ra trên không trung?

Trong 1Tês 4:16-17: “…Thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống… tại nơi không trung mà gặp Chúa”. Hai câu Kinh Thánh nầy ám chỉ trong sự tái lâm, Chúa Giê-xu từ trời (Thiên đàng) hiện xuống nơi không trung và tại đó Hội Thánh được cất lên để gặp Chúa.

2. Các biến động xảy ra khi Hội Thánh được cất lên.

Trong ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ, tức là sự hiện ra của Ngài, có năm biến động liên quan đến Hội Thánh:

a. Người tin đã chết được sống lại.

Luật sự sống được nghiệm đúng cho người tin: Vì Đấng Christ là trái đầu mùa của sự sống lại (1Côr 15:20-23; 1Tês 4:16).

b. Người tin còn sống được biến hóa.

Đây là lẽ mầu nhiệm được Phao-lô bày tỏ trong 1Cô-rinh-tô 15:51-52. Sự kiện xảy ra cách kỳ diệu chỉ “trong nháy mắt”. Chữ “nháy mắt” trong nguyên văn Hy-lạp là atomos, nghĩa đen là nguyên tử, chỉ về một thời gian thật nhỏ không thể phân chia. Người chết sống lại được mặc lấy thân thể vinh hiển thể nào thì người còn sống, thân thể cũng được biến hóa vinh hiển thể ấy. Đây là giờ phút vinh diệu nhất của người tin về sự giải cứu khỏi sự hư mất của thân thể để bước vào sự sống vĩnh cửu với Chúa. Đây là giờ phút ứng nghiệm hoàn toàn Lời Kinh Thánh: “Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng”, và sự đắc thắng nầy là do chính Chúa Giê-xu chúng ta (1Côr 15:55-57).

Trong sự sống lại của người tin, các thánh trong thời Cựu Ước có được sống lại và cùng Hội Thánh tiếp rước lên trời không?

Có hai quan điểm trả lời cho câu hỏi trên. Một số các nhà giải kinh cho rằng những người chết trong Chúa, hoặc các thánh đồ trong thời Cựu Ước hay người tin trong thời Tân Ước đều được sống lại và được tiếp lên trời. Đó là “sự sống lại tốt hơn”, sự sống lại của người công nghĩa mà các thánh xưa hằng mong đợi bởi đức tin trong Đấng Christ (Hê-bơ-rơ 11:15-16,35; Lu-ca 14:14; Ê-phê-sô 4:8). Và Hội Thánh Đấng Christ gồm những người tin, cả dân Do Thái lẫn người ngoại bang. Cho nên, các thánh thời Cựu Ước cũng được dự phần vào Hội Thánh Ngài.

Tuy nhiên, một số nhà giải kinh khác cho rằng, chỉ những người tin Chúa trong thời Tân ước được sống lại và được tiếp lên trời, còn các thánh trong thời Cựu Ước sẽ sống lại vào thời điểm Đấng Christ tái lâm lập nước ngàn năm bình an (Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai 26:19; Khải 20:3-5).

c. Hội Thánh được cất lên trời để gặp Chúa (1Tês 4:17).

Động từ “cất lên” trong nguyên văn Hy-lạp là harpazò. Chữ nầy có nghĩa đen chỉ về sự cuốn đi của một cơn bão. Nghĩa bóng chỉ về sự tiếp lên trời để gặp Chúa và được Ngài đón tiếp. Đó là một đại gia đình sum họp, vui mừng và được sống bên Chúa mãi mãi.

Điều này cho thấy Chúa Giê-xu thành tín với lời hứa của Ngài (Giăng 14:3).

d. Chúa xét đoán công việc của tín đồ (2Côr 5:10).

Sự xét đoán không phải để hình phạt, nhưng để quở trách người bê trễ, và ban thưởng cho người trung tín hầu việc Chúa (1Côr 3:11-15).

e. Lễ cưới Chiên Con (Khải 19:7-9).

Đây là cao điểm trong sự hiện ra của Đấng Christ. Trong trần gian, Hội Thánh là “Cô dâu”, được Đức Thánh Linh sửa soạn với những nét đẹp của sự tinh sạch tuyệt vời, và được trang điểm bởi chiếc áo công nghĩa sáng láng, để sẵn sàng ra mắt Tân lang trong lễ cưới Chiên Con. Đó là giờ phút Đấng Christ tiếp nhận Hội Thánh như món quà quí giá từ Chúa Cha, để Hội Thánh được trở nên “Vợ” yêu dấu của Ngài, được hưởng sự vinh hiển của Ngài mãi mãi, và được trị vì với Ngài trong nước ngàn năm bình an (Khải 20:6).

B. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH LÊN TRỜI.

1. Để làm trọn sự cứu rỗi toàn diện của Ngài, gồm có sự cứu chuộc linh hồn khỏi quyền lực của tội lỗi trong hiện tại, và sự giải cứu thân thể khỏi sự chết trong tương lai (Rô 8:23; Hê-bơ-rơ 9:28). Điều này thấy rõ trong việc khiến người tin đã chết sống lại, và biến hóa thân thể người tin còn sống.

2. Để làm thành lời hứa về sự trở lại tiếp rước người tin vào trong Nước Ngài; và ban thưởng cho người trung tín hầu việc Ngài (Giăng 14:3; Khải 2:10; 22:12).

3. Để làm vinh hiển Hội Thánh, như trong lễ cưới Chiên Con (Rô-ma 8:30).

Những điểm trên có liên quan đến chương trình Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh. Sự kiện tiếp rước Hội Thánh về trời để trở nên Tân phụ của Đấng Christ, đánh dấu việc hoàn tất mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh, để bày tỏ sự giàu có của ân điển vô hạn Ngài trong Chúa Giê-xu, để danh Ngài mãi mãi được tôn vinh, chúc tụng (Ê-phê-sô 2:6-7; Khải 5:13).

Tóm lược.

1. Ngày Chúa hiện ra tiếp đón Hội Thánh cũng được gọi là ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ. Khác với ngày của Chúa hay là ngày Đức Giê-hô-va là ngày giáng thạnh nộ trên thế gian.

2. Trong sự hiện đến của Chúa, trước hết Ngài hiện ra ở không trung để tiếp đón Hội Thánh.

3. Có 5 biến cố xảy ra trong sự tiếp đón Hội Thánh. Người tin đã chết được sống lại trong thân thể được biến hóa, thân thể của người tin hiện sống sẽ được biến hóa, Hội Thánh được cất lên trời gặp Chúa, sự xét đoán và ban thưởng; và lễ cưới Chiên Con.

4. Mục đích tiếp đón Hội Thánh là để giải cứu người tin khỏi sự chết của thân thể, để bước vào sự sống vĩnh cữu, để làm thành lời hứa về sự sắm sẵn chỗ ở cho người tin, và về sự ban thưởng cho người trung tín, để làm cho Hội Thánh được vinh hiển trong quyền năng vô hạn của Đấng Christ.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Giô-ên 1:15;3:1-2; A-mốt 5:18; Áp-đia 15; Sô-phô-ni 1:7-8; Xa-cha-ri 14:1; Ma-la-chi 4:5; Ê-sai 12:6; 34:2; 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-2; 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-4: “Ngày của Chúa” hay “Ngày của Đức Giê-hô-va” có nghĩa gì?

b. Phi-líp 1:6; 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-10; 4:17: “Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ” có nghĩa gì?

2. Qua ý nghĩa tìm thấy trên, chúng ta nghĩ Hội Thánh được tiếp lên trời trước ngày của Chúa hay sau ngày của Chúa?

3. a. 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16; 5:2: Sự hiện đến của Chúa được xảy ra như thế nào? Tại sao?

b. Thiên sứ đóng vai trò gì trong sự hiện đến của Ngài? (Ma-thi-ơ 24:31).

4. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau và ghi nhận những sự kiện xảy ra trong sự hiện đến của Chúa Giê-xu: 2Tê-sa-lô-ni-ca 4:16c, 1Côr 15:51-52, 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:17, 2Cô-rinh-tô 5:10, Khải 19:7-9.

5. Xin tìm hiểu ý nghĩa của mỗi sự kiện xảy ra trong sự hiện đến của Chúa (Xem thêm Rô-ma 8:23; 1Cô-rinh-tô 15:53-57; 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:8-10; Khải Huyền 20:6).

6. Cho biết mục đích của sự tiếp đón Hội Thánh (Hê-bơ-rơ 9:28; Rô 8:30).

7. Những mục đích trên cho thấy sự tương quan thế nào với mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh?

8. Cho biết những điểm quan trọng về sự tiếp rước Hội Thánh về trời.

9. Nếu Chúa đến hôm nay, bạn có được tiếp đi để gặp Chúa hay bị để lại? Vì sao bạn biết?

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.02.2015.

1. Đề tài: HÃY VÀO CỬA HẸP.

2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 7:13-14.

3. Câu gốc: “…Cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống” (Ma-thi-ơ 7:14a).  

4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.

5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:

a. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…

b. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin Lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…

2. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…

3. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HÃY VÀO CỬA HẸP.

Đây là lời mời gọi của Chúa Giê-xu khi Ngài còn ở thế gian. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ…

I. CỬA HẸP LÀ GÌ?

Cửa hẹp là cửa có bề ngang quá nhỏ.

Khi chúng ta muốn vào thành nào hay nhà nào thì phải đi qua cánh cửa, khi chúng ta muốn vào Thiên đàng cũng vậy. Chúa Giê-xu ví cửa Thiên đàng hay các sự dạy dỗ của Ngài về Thiên đàng giống như cửa hẹp. Tại sao Ngài phán câu nầy? Có lẽ vì trong vòng các thính giả có người cho rằng đạo lý cùng các sự dạy dỗ của Chúa là khó quá, nên Ngài dùng điều nầy để khuyên lơn họ.

Người muốn vào cửa hẹp thì không thể vừa đội trên đầu, vừa mang gánh trên vai, vừa ôm trong lòng đủ các thứ hành lý, mà phải đi mình không và còn phải nép mình mà đi mới được. Cũng vậy, người muốn vào Thiên đàng, hay muốn theo Chúa thì phải bỏ khỏi mình những tội lỗi dễ vấn vương, những sự mê tham của mắt, của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời, phải từ chối các điều ưa muốn của xác thịt mới được.

Bởi vậy xưa nay, có người cho rằng, theo Chúa là vào cửa hẹp và con đường quá chật vì phải bỏ các sự vui thú của trần gian. Họ ước ao tìm một tôn giáo nào cũng được, miễn là tự do làm những điều mình muốn, thỏa mãn sự ham muốn của tư dục mình. Đó là cửa rộng và đường khoảng khoát. Song Chúa Giê-xu biết đích đến của mỗi con đường, nên khuyên bảo rằng: “Hãy vào cửa hẹp!”

II. TẠI SAO NÊN VÀO CỬA HẸP?

Duyên cớ nào mà ta nên vào hay phải chọn lấy cửa hẹp?

Vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất”. Lẽ tự nhiên ai cũng muốn vào cửa rộng và đi trên con đường khoảng khoát, vì tại đó họ thấy dễ chịu. Nghĩa là theo con đường này thì họ được tự do sống theo tư dục, phóng túng, hoang đàng, thời gian đầu xem dường như sung sướng lắm, thể xác lấy làm ưa thích. Song điểm cuối của con đường nầy là đưa họ đến sự hư mất, trầm luân đời đời trong hỏa ngục. Lời Chúa phán: “Vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7b); “Đức Chúa Trời báo trả cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm” (Giê-rê-mi 17:10).

Dẫu có nhiều kẻ vào đó, song chớ thấy đông mà nghĩ là hay, là đúng. Chúng ta phải suy nghĩ: Con cá sống là con cá lội ngược dòng còn con cá chết là con cá trôi theo dòng nước. Chạy theo người khác, chạy theo hoàn cảnh thuận lợi đôi khi dẫn đến bại hoại, dẫn đến hư mất. Lời Chúa dạy: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết” (Châm 16:25).

“Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống…”. Cửa hẹp và đường chật thật khó đi, vì lẽ đó ít có người chịu đi vào cửa hẹp và đường chật. Người chọn đi trên đường nầy gặp nhiều khó khăn về thể xác, song sự khó khăn nầy chỉ tạm thời trên đất. Còn về phần tâm linh, người đó sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất là được sự sống đời đời! Như vậy, lấy sự khó khăn tạm thời so với sự vinh hiển đời đời, ta nên chọn đi trên con đường hẹp là hơn. Vì chẳng có gì đáng sánh với sự tốt đẹp trong nước vinh hiển của Chúa. “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự không thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (2Côr 4:16-18).

Bây giờ ta chịu khó gieo để tương lai được gặt. Bây giờ ta hãy chuẩn bị để tương lai được vui hưởng. Nếu không có tâm trí ấy thì trên đời nầy chẳng ai làm được một việc ích lợi nào cả.

“Mặc dầu kẻ kiếm được thì ít”.

Song khi biết rằng số ít người chọn đi trên con đường tốt đẹp thì ta nên chọn đi hơn, vì kết quả khả quan hơn. Ôi, ước gì mỗi người có mặt trong buổi nhóm nầy được dự phần vào số ít người ấy, vì là số Đức Chúa Trời lựa chọn làm dân sự của Ngài.

* Kết luận: Thưa quý vị! Đời người là một cuộc hành trình. Quý vị đang đi trên con đường nào? Lẽ nào quý vị cứ tiếp tục đi trên con đường khoảng khoát để đến sự hư mất linh hồn đời đời sao? Quý vị có muốn linh hồn mình trầm luân trong hỏa ngục, đời đời xa cách Đức Chúa Trời không? Nếu không, quý vị phải quay đầu lại, phải từ bỏ con đường cũ mà bước vào con đường mới, là con đường quý vị chọn tin Chúa Giê-xu để được sự cứu rỗi ngay hôm nay.