Latest News From Our Blog

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. CON RẮN LỬA VÀ CON RẮN ĐỒNG

I. KINH THÁNH: Dân số ký 20:1-21; 21:4-9.

II. CÂU GỐC: Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng kinh nghiệm được sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy. (Giăng 3:36).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Vì dân sự lằm bằm oán trách nên Chúa đưa rắn lửa đến để phạt họ, nhưng Ngài cũng cho họ giải pháp để được giải cứu.

– Cảm nhận: Tin vào Đức Chúa Trời và Lời của Ngài sẽ được cứu.

– Hành động: Em hết lòng tin nơi Đức Chúa Trời và Lời Ngài.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Trong quá khứ khi dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, vinh quang của Đức Chúa Trời thường chiếu ra rồi sau đó mới là hình phạt. Nhưng lần nầy chẳng có cảnh cáo. Hình phạt đến ngay sau khi họ phạm tội. Đức Chúa Trời sai rắn lửa đến giữa dân Ngài. Bởi vì họ đã khước từ món quà sự sống cùng sức khỏe từ trời, nên Đức Chúa Trời đưa khổ đau và sự chết từ đất đến cho họ. Những người bị rắn cắn chết rất nhanh và dường như cái chết của họ cũng rất đau đớn. Đúng như Kinh Thánh chép: “Tiền công của tội lỗi là sự chết”.

Dân Y-sơ-ra-ên nhận biết tội lỗi, kêu cầu Chúa tha tội và xin Môi-se cầu nguyện cho họ. Đức Chúa Trời bảo Môi-se làm một con rắn bằng đồng, rồi treo lên một cây trụ cho mọi người nhìn thấy. Nếu ai bị rắn cắn nhìn lên con rắn nầy thì sẽ được chữa lành.

Chúa dùng con rắn bằng đồng để tiêu biểu sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá (Giăng 3:14). Những ví sánh giữa con rắn bằng đồng trong thời Môi-se với thập tự giá của Đấng Christ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của ân sủng Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi. Mọi người đều đã bị lây nhiễm và một ngày kia sẽ phải chết và đối diện với sự phán xét (Hê-bơ-rơ 9:27), nhưng nếu họ lấy đức tin nhìn lên Đấng Christ, thì Ngài sẽ cứu họ và ban cho họ sự sống đời đời. Nhìn lên con rắn bằng đồng sẽ cứu con người khỏi sự chết thuộc thể, nhưng nhìn lên Đấng Christ, sẽ cứu chúng ta khỏi sự chết đời đời.     

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuyện gì?

  1. Vật liệu: Trang tư liệu K trong sách học viên.
  2. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên trang tư liệu K, chọn ra một bức hình, rồi trả lời các câu hỏi sau: “Người trong hình vẽ gặp phải chuyện gì? Họ đang tin cậy vào ai hoặc cái gì? Kể ra một sự từng trải em từng tin cậy vào một ai đó hoặc một điều gì đó”. (Cho các em trả lời và chia sẻ).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn hình vẽ và bản đồ Kinh Thánh trong trong phần phụ lục rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Mỗi ngày các em đều phải tin cậy vào một ai đó hoặc một điều gì đó. Ví dụ: Tin vào sự chăm sóc của ba mẹ đối với các em; ngồi trên xe buýt, chúng ta tin rằng tài xế sẽ chở chúng ta đến nơi; thậm chí khi ngồi trên một cái ghế, chúng ta cũng phải tin nó có thể chịu được trọng lượng của chúng ta.

Câu chuyện Kinh Thánh nầy cho biết, vì dân Y-sơ-ra-ên không tin vào sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, lằm bằm oán trách Môi-se nên Đức Chúa Trời đã trừng phạt họ rất nặng nề. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn yêu thương dân sự, Ngài cho họ một giải pháp để được giải cứu nếu họ vâng theo Lời Ngài.

  1. Bài học.

Dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục đi trong đồng vắng. Môi-se lên kế hoạch cho dân sự tiến về Đất Hứa, họ sắp phải đi ngang qua địa phận xứ Ê-đôm. Môi-se cử người đến gặp vua Ê-đôm, để xin đi qua đất nước của ông, nhưng vua Ê-đôm từ chối. Không thuyết phục được vua Ê-đôm, Môi-se chỉ còn cách dẫn dân Y-sơ-ra-ên đi đường vòng qua Ê-đôm. Con đường nầy vừa xa lại vừa khó đi.

Nhiều năm đã trôi qua mà dân sự vẫn lang thang trong sa mạc. Có những lúc họ lại bị thiếu nước giữa sa mạc khô cằn! Thật là không dễ để bảo dân chúng vừa nóng vừa khát đó nhớ rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng họ. (Chỉ tuyến đường mà dân Y-sơ-ra-ên phải đi vòng qua trên bản đồ Kinh Thánh).

Khi thiếu thức ăn và nước uống, dân Y-sơ-ra-ên lại oán trách và quên rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng chăm sóc họ. Họ kêu gào: “Môi-se, sao ông lại đem chúng tôi vào sa mạc nầy? Chúng tôi quá ngán thứ ma-na mà Đức Chúa Trời vẫn ban cho mỗi ngày!”

Đức Chúa Trời muốn dạy cho họ một bài học. Các em đọc Dân 21:6 xem có chuyện gì xảy ra? Tại lều trại của dân Y-sơ-ra-ên xuất hiện một loài rắn lửa rất đáng sợ. Loại rắn độc nầy vô cùng hung dữ, cắn bị thương và chết rất nhiều người. Dân Y-sơ-ra-ên hoảng sợ chạy đến nói với Môi-se: “Chúng tôi có tội vì đã xúc phạm đến Đức Chúa Trời và ông. Xin ông kêu cầu với Chúa để Ngài đuổi rắn độc đi”.

Môi-se cầu thay cho dân sự. Đức Chúa Trời bảo Môi-se: “Con hãy làm một con rắn đồng, treo lên một cây sào, để mọi người đều có thể nhìn thấy nó. Nếu ai bị rắn cắn phải nhìn lên con rắn bằng đồng thì người đó sẽ được cứu sống”.

Tin nầy nhanh chóng được truyền ra, mọi người đều được quyền lựa chọn, tin hoặc không tin vào phương cách chữa trị mà Đức Chúa Trời đã phán dặn. Kết quả những ai tin và làm theo Lời Đức Chúa Trời đều được chữa lành. Thật ra, đây không phải là con rắn đồng có quyền năng, mà là Đức Chúa Trời muốn dân Y-sơ-ra-ên phải có lòng tin và vâng lời Ngài.                             

  1. Ứng dụng.

Trước hết hỏi các em: Trong suốt cuộc hành trình gian nan của dân Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời đã làm gì cho họ? (Chăm sóc, dẫn dắt và cung ứng). Đức Chúa Trời yêu cầu họ điều gì? (Có lòng tin nơi Đức Chúa Trời và Lời của Ngài). Sau đó cho các em mở ra bài 5 trong sách học viên, dựa theo gợi ý làm bài tập phần A để ôn lại bài học Kinh Thánh.

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay cho chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên bị rắn độc cắn bị thương, nhưng khi họ ăn năn, tin vào Đức Chúa Trời thì được chữa lành. Hướng dẫn các em dựa theo gợi ý làm bài tập: “Nên làm thế nào?” Sau đó cho các em chia sẻ: Em nên làm thế nào để khi gặp khó khăn, em không oán trách mà tin cậy nơi Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

  1. PHỤ LỤC

* Hình rắn lửa và rắn đồng.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. HAI CHỊ EM CẢM TẠ CHÚA

I. KINH THÁNH: Giăng 11:1-45.

II. CÂU GỐC: Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện” (Thi thiên 136:1­).

III. BÀI HỌC.

            Chúa Jêsus yêu thương và khiến La-xa-rơ sống lại. Ma-ri, Ma-thê làm bữa tiệc cảm tạ Chúa Jêsus.

* Tô màu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. HAI CHỊ EM CẢM TẠ CHÚA

I. KINH THÁNH: Giăng 11:1-45; 12:1-2.

II. CÂU GỐC: Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện” (Thi thiên 136:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Ma-ri, Ma-thê cảm tạ Chúa Jêsus khi Ngài khiến La-xa-rơ anh trai của họ sống lại.

            – Cảm nhận: Chúa Jêsus yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

            – Hành động: Em cảm tạ Chúa vì tình yêu của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Một số hình ảnh về sinh hoạt gia đình. Truyện tranh hay hình tạp chí.
  2. Thực hiện: Cho các em xem hình, truyện tranh và hỏi một số câu đơn giản: Gia đình em có mấy người? Ba, mẹ em làm gì? Em thích cùng với anh chị em làm gì?

            Chúa Jêsus yêu thương các em, Ngài muốn các em có một gia đình hạnh phúc. Các em phải cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài ban cho em có một gia đình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

            Các em thân mến! Các em còn nhớ Ma-ri và Ma-thê không? (Cho các em trả lời). Trong Kinh Thánh kể rằng Ma-ri, Ma-thê và người anh trai La-xa-rơ là bạn của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đến nhà thăm gia đình họ luôn.

  1. Bài học.

Một ngày nọ, Chúa Jêsus đang giảng dạy ở một làng kia, có người đến nói: “Lạy Chúa, Ma-ri, Ma-thê mời Ngài đến nhà thăm La-xa-rơ anh của họ đang bệnh nặng”. Nếu gia đình các em có người bệnh nặng, các em cảm thấy như thế nào? (Cho các em tự do trả lời). Rất lo lắng và rất buồn.

Vì bận việc nên hai ngày sau Chúa Jêsus mới lên đường. Các em thử đoán xem Ma-ri và Ma-thê cảm thấy thế nào khi Chúa Jêsus đến muộn? (Cho các em tự do trả lời).

Khi Chúa Jêsus đến nơi thì La-xa-rơ đã chôn được bốn ngày. Khi thấy Chúa Jêsus, Ma-thê, Ma-ri lập tức chạy đến quì dưới chân Chúa khóc lóc thảm thiết. Họ nói: “Lạy Chúa, nếu Chúa ở đây, anh trai con sẽ không chết”. Những người hàng xóm theo họ cũng cảm động khóc theo. Nhìn họ, Chúa Jêsus đau lòng và cũng khóc, vì Ngài rất thương La-xa-rơ. Các em ơi, Chúa Jêsus có cách nào giúp Ma-ri và Ma-thê không? Các em cùng chờ xem Ngài sẽ làm gì nhé.

Ngài bảo họ dẫn đến mộ La-xa-rơ. Đến nơi, Chúa Jêsus bảo mọi người lăn tảng đá chắn hang mộ ra. Đứng trước mộ, Ngài phán: “La-xa-rơ, La-xa-rơ hãy bước ra”. Mọi người sửng sốt chờ đợi!

Các em ơi! Người chết có sống lại được không? La-xa-rơ có thể bước ra khỏi mộ không? (Cho các em tự do trả lời). Ô kìa, thật lạ lùng, La-xa-rơ từ trong mộ bước ra trước sự kinh ngạc của mọi người.

Các em đoán xem Ma-ri, Ma-thê cảm thấy như thế nào? (Cho các em trả lời). Họ vui mừng nhảy nhót, vì anh họ đã chết, nhưng bây giờ đã sống lại. Lòng tràn ngập vui mừng và cảm tạ, Ma-ri, Ma-thê làm một bữa tiệc lớn đãi Chúa Jêsus và những người xung quanh. Chúa Jêsus cũng rất vui khi cùng ngồi ăn chung với những người bạn thân của mình như trước. 

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Chúa Jêsus yêu thương và giúp đỡ Ma-ri, Ma-thê, họ cảm tạ Chúa Jêsus vì đã cứu sống anh mình. Chúa Jêsus cũng ban cho các em có gia đình, các em có cảm tạ Đức Chúa Trời không?  

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên bài số 5, viết chì màu, viết chì.

* Thực hiện.

Cho các em tô màu hình bé gái. Trong lúc các em tô màu giải thích cho các em biết bé gái vui cười vì Chúa Jêsus yêu thương em. Các em cũng phải cảm ơn Chúa Jêsus đã yêu thương các em.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 02.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 02.06.2024

in Thanh niên on 27 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 02.06.2024.

  1. Đề tài: NHẬN THỨC KHẢI THỊ.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 42:45.
  3. Câu gốc: “Bây giờ, đừng sầu não và cũng đừng tiếc chi về điều các anh đã bán tôi đặng bị dẫn đến xứ này; vì để giữ gìn sự sống các anh, nên Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh” (Sáng thế Ký 45:5).
  4. Đố Kinh Thánh: Gióp 6-10.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.01.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phao-lô tin tưởng mãnh liệt nơi giá trị nhận thức. Trong thư gởi cho người Ê-phê-sô, Phao-lô viết “Cầu xin Đức Chúa Trời ban thần trí của sự khôn sáng, và sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài”. Nhận biết điều gì? Phao-lô viết tiếp “Biết sự kêu gọi của Ngài… sự giàu có… vinh hiển Ngài ra làm sao và biết quyền vô hạn của Ngài…” (Ê-phê-sô 1:17-19).

Tạ ơn Chúa, trước khi bắt đầu một cuộc sống nô lệ trong tay người Ích-ma-ên, trước khi xa lìa quê hương, xa người cha yêu dấu, Giô-sép đã nhận được khải tượng lớn. Câu 7 và câu 9 của đoạn 37 là khải tượng lớn mà Đức Chúa Trời đã tỏ cùng Giô-sép khi chàng mới có 17 tuổi. Khải tượng bó lúa (Giô-sép) đứng và mặt trời, trăng, ngôi sao (cha mẹ, anh em) quì mọp trước bó lúa (Giô-sép) là hành trang rất cần thiết cho cuộc hành trình dài trên trần gian và cả thời gian của chàng thiếu niên Giô-sép. Chính những hành trang này một phần đã giúp ông vượt thắng mọi nỗi đắng cay, tủi nhục, hàm oan, tù đày nơi xứ lạ.

  1. LỜI CẦU XIN THỐNG THIẾT (44:18-20, 33-34).

Giu-đa là người đã đề nghị bán Giô-sép cho các lái buôn người Ích-ma-ên (Sáng thế Ký 37:25). Thời gian có thể giúp con người vượt qua sự thấp hèn để trở nên người trưởng thành. Giu-đa là người đã bán em, nhưng bây giờ ông xin với Giô-sép (chưa biết là em mình) cho mình ở tù thế em mình là Bên-gia-min (cùng cha khác mẹ với Giu-đa, em ruột của Giô-sép). Lý do Giu-đa bằng lòng chấp nhận tù tội vì ông quá yêu cha mình. Ông nói: “Ôi, nỡ nào thấy điều tai hoạ của cha tôi ư!” (Sáng thế Ký 44:34).

Thời gian có sức mạnh làm mòn lòng ganh tị, là thuốc để chữa lành mọi vết thương, giúp con người rút kinh nghiệm những sai lầm quá khứ để làm hành trang trên nẻo đường còn lại. Thời gian đã thay đổi con người của Giu-đa và cả các anh em người.

  1. KHÔNG ĐÈ NÉN ĐƯỢC CẢM XÚC (Sáng thế Ký 45:1-4).

Phân đoạn Kinh Thánh này cho ta thấy rõ tấm lòng Giô-sép. Trước lời nài xin thống thiết của Giu-đa, anh mình, Giô-sép đã cất tiếng khóc và đã tỏ rõ mình là Giô-sép, còn sự ngạc nhiên nào hơn, phút giây trùng phùng. Kinh Thánh ghi “Người ôm lấy cổ Bên-gia-min em mình, người cũng ôm các anh mình mà khóc” (Sáng 45:14-15). Giô-sép không có một lời trách móc anh em, trái lại ông an ủi họ. Ông đã biết rõ, các anh mình chỉ là nạn nhân của lòng ganh tị. Hai mươi năm dài đủ để họ đau khổ vì hành động mình đã làm, cần gì phải khơi lại vết thương lòng. Thái độ cao thượng, tràn đây tình yêu của Giô-sép khiến chúng ta nhớ đến Chúa, nhớ đến câu Kinh Thánh mà Phao-lô đã ghi 3 lần trong Rô-ma đoạn 5 để nói lên tình yêu tuyệt vời của Chúa Cứu Thế.

(1) Khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội… (Rô-ma 5:6).

(2) Khi chúng ta còn là người có tội… (câu 8).

(3) Khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài… (câu 10).

“Khi chúng ta còn là người có tội” thì Chúa yêu thương chúng ta, tìm cách cứu chúng ta, bỏ mạng sống vì chúng ta. Ôi! Còn có chữ nào rõ hơn để nói lên tình yêu thương của Đức Chúa Trời hơn các chữ này nữa. Giô-sép có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế đã có. Ông đã thể hiện một tình thương không cần điều kiện. Ông cứ yêu thương, và kết quả của tình yêu trọn vẹn, đó là lòng tha thứ.

III. XÁC ĐỊNH QUYỀN NĂNG CHÚA ((Sáng thế Ký 45:5-7).

Có nhiều người đã thất bại trong việc nói cho người ta biết thể nào Chúa yêu thương mình. Sự thất bại cũng đồng nghĩa với sự vong ơn. Kẻ vong ơn thì còn gì có được đời sống phước hạnh. Trước mặt các anh, Giô-sép đã xác định hai điều rất quan trọng. Đó là Đức Chúa Trời là Đấng có sự khôn ngoan tuyệt đối (Sáng thế Ký 45:4-5), Đức Chúa Trời nhìn thấu suốt thời gian (Sáng thế Ký 45:5-8). Sự xác định này chứng tỏ Giô-sép thấy rõ chương trình của Chúa, nên ông đã vui mừng chấp nhận thay vì oán trách thở than.

* Bài học áp dụng:

  1. Bạn nên làm gì để giúp đỡ những người ngã lòng, tuyệt vọng? Bạn có cho là nhận thức rõ bản chất, quyền năng của Chúa chính là mấu chốt của niềm tin không? (Sáng thế Ký 44:18-20; 33-34).
  2. Tại sao Giô-sép không một lời trách móc các anh? Bạn nghĩ gì về đời sống Giô-sép và đời sống Chúa Cứu Thế? Theo bạn, tội lỗi có đem đến cho con người được việc chi không? (Sáng thế Ký 45:1-4).
  3. Giô-sép đã xác định hai điều. Hai điều đó là gì? Tại sao sự xác định của Giô-sép là quan trọng?

4. Đời sống của Giô-sép là một đời sống mà con dân Chúa cần học hỏi. Hoạn nạn không làm sờn lòng ông, hàm oan không làm ông than vãn, bị người vong ân ông im lặng mĩm cười. Gặp lại kẻ hại mình ông giúp đỡ, yêu thương. Tâm tình và đời sống của Giô-sép thật là lý tưởng. Đức Chúa Trời yêu mến ông vì ông đã sống xứng đáng với tình yêu của Ngài

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 2.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 2.06.2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 02.06.2024.

  1. Đề tài: NHẬN THỨC KHẢI THỊ.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 42:45.
  3. Câu gốc: “Bây giờ, đừng sầu não và cũng đừng tiếc chi về điều các anh đã bán tôi đặng bị dẫn đến xứ này; vì để giữ gìn sự sống các anh, nên Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh” (Sáng thế Ký 45:5).
  4. Đố Kinh Thánh: Gióp 6-10.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.01.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phao-lô tin tưởng mãnh liệt nơi giá trị nhận thức. Trong thư gởi cho người Ê-phê-sô, Phao-lô viết “Cầu xin Đức Chúa Trời ban thần trí của sự khôn sáng, và sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài”. Nhận biết điều gì? Phao-lô viết tiếp “Biết sự kêu gọi của Ngài… sự giàu có… vinh hiển Ngài ra làm sao và biết quyền vô hạn của Ngài…” (Ê-phê-sô 1:17-19).

Tạ ơn Chúa, trước khi bắt đầu một cuộc sống nô lệ trong tay người Ích-ma-ên, trước khi xa lìa quê hương, xa người cha yêu dấu, Giô-sép đã nhận được khải tượng lớn. Câu 7 và câu 9 của đoạn 37 là khải tượng lớn mà Đức Chúa Trời đã tỏ cùng Giô-sép khi chàng mới có 17 tuổi. Khải tượng bó lúa (Giô-sép) đứng và mặt trời, trăng, ngôi sao (cha mẹ, anh em) quì mọp trước bó lúa (Giô-sép) là hành trang rất cần thiết cho cuộc hành trình dài trên trần gian và cả thời gian của chàng thiếu niên Giô-sép. Chính những hành trang này một phần đã giúp ông vượt thắng mọi nỗi đắng cay, tủi nhục, hàm oan, tù đày nơi xứ lạ.

  1. LỜI CẦU XIN THỐNG THIẾT (44:18-20, 33-34).

Giu-đa là người đã đề nghị bán Giô-sép cho các lái buôn người Ích-ma-ên (Sáng thế Ký 37:25). Thời gian có thể giúp con người vượt qua sự thấp hèn để trở nên người trưởng thành. Giu-đa là người đã bán em, nhưng bây giờ ông xin với Giô-sép (chưa biết là em mình) cho mình ở tù thế em mình là Bên-gia-min (cùng cha khác mẹ với Giu-đa, em ruột của Giô-sép). Lý do Giu-đa bằng lòng chấp nhận tù tội vì ông quá yêu cha mình. Ông nói: “Ôi, nỡ nào thấy điều tai hoạ của cha tôi ư!” (Sáng thế Ký 44:34).

Thời gian có sức mạnh làm mòn lòng ganh tị, là thuốc để chữa lành mọi vết thương, giúp con người rút kinh nghiệm những sai lầm quá khứ để làm hành trang trên nẻo đường còn lại. Thời gian đã thay đổi con người của Giu-đa và cả các anh em người.

  1. KHÔNG ĐÈ NÉN ĐƯỢC CẢM XÚC (Sáng thế Ký 45:1-4).

Phân đoạn Kinh Thánh này cho ta thấy rõ tấm lòng Giô-sép. Trước lời nài xin thống thiết của Giu-đa, anh mình, Giô-sép đã cất tiếng khóc và đã tỏ rõ mình là Giô-sép, còn sự ngạc nhiên nào hơn, phút giây trùng phùng. Kinh Thánh ghi “Người ôm lấy cổ Bên-gia-min em mình, người cũng ôm các anh mình mà khóc” (Sáng 45:14-15). Giô-sép không có một lời trách móc anh em, trái lại ông an ủi họ. Ông đã biết rõ, các anh mình chỉ là nạn nhân của lòng ganh tị. Hai mươi năm dài đủ để họ đau khổ vì hành động mình đã làm, cần gì phải khơi lại vết thương lòng. Thái độ cao thượng, tràn đây tình yêu của Giô-sép khiến chúng ta nhớ đến Chúa, nhớ đến câu Kinh Thánh mà Phao-lô đã ghi 3 lần trong Rô-ma đoạn 5 để nói lên tình yêu tuyệt vời của Chúa Cứu Thế.

(1) Khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội… (Rô-ma 5:6).

(2) Khi chúng ta còn là người có tội… (câu 8).

(3) Khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài… (câu 10).

“Khi chúng ta còn là người có tội” thì Chúa yêu thương chúng ta, tìm cách cứu chúng ta, bỏ mạng sống vì chúng ta. Ôi! Còn có chữ nào rõ hơn để nói lên tình yêu thương của Đức Chúa Trời hơn các chữ này nữa. Giô-sép có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế đã có. Ông đã thể hiện một tình thương không cần điều kiện. Ông cứ yêu thương, và kết quả của tình yêu trọn vẹn, đó là lòng tha thứ.

III. XÁC ĐỊNH QUYỀN NĂNG CHÚA ((Sáng thế Ký 45:5-7).

Có nhiều người đã thất bại trong việc nói cho người ta biết thể nào Chúa yêu thương mình. Sự thất bại cũng đồng nghĩa với sự vong ơn. Kẻ vong ơn thì còn gì có được đời sống phước hạnh. Trước mặt các anh, Giô-sép đã xác định hai điều rất quan trọng. Đó là Đức Chúa Trời là Đấng có sự khôn ngoan tuyệt đối (Sáng thế Ký 45:4-5), Đức Chúa Trời nhìn thấu suốt thời gian (Sáng thế Ký 45:5-8). Sự xác định này chứng tỏ Giô-sép thấy rõ chương trình của Chúa, nên ông đã vui mừng chấp nhận thay vì oán trách thở than.

* Bài học áp dụng:

  1. Bạn nên làm gì để giúp đỡ những người ngã lòng, tuyệt vọng? Bạn có cho là nhận thức rõ bản chất, quyền năng của Chúa chính là mấu chốt của niềm tin không? (Sáng thế Ký 44:18-20; 33-34).
  2. Tại sao Giô-sép không một lời trách móc các anh? Bạn nghĩ gì về đời sống Giô-sép và đời sống Chúa Cứu Thế? Theo bạn, tội lỗi có đem đến cho con người được việc chi không? (Sáng thế Ký 45:1-4).
  3. Giô-sép đã xác định hai điều. Hai điều đó là gì? Tại sao sự xác định của Giô-sép là quan trọng?

4. Đời sống của Giô-sép là một đời sống mà con dân Chúa cần học hỏi. Hoạn nạn không làm sờn lòng ông, hàm oan không làm ông than vãn, bị người vong ân ông im lặng mĩm cười. Gặp lại kẻ hại mình ông giúp đỡ, yêu thương. Tâm tình và đời sống của Giô-sép thật là lý tưởng. Đức Chúa Trời yêu mến ông vì ông đã sống xứng đáng với tình yêu của Ngài

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 2.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 2.06.2024

in PHỤ NỮ on 27 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 02/6/2024.

  1. Đề tài: SAM-SÔN – NGƯỜI NA-XI-RÊ CHO ĐỨC CHÚA TRỜI.
  2. Kinh Thánh: Các Quan Xét 13:1-7; 15:1-20.
  3. Câu gốc: “Vì anh em đã được mua bằng giá rất cao. Vậy, hãy dùng thân thể anh em mà tôn vinh Đức Chúa Trời” (1Côr 6:20 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Truyền Đạo 10-12.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 18-02-2024.

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

Sau khi người hướng dẫn giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới lên và Sam-sôn từ ngoài bước vào phòng nhóm.

– PV: Dạ xin kính chào cụ Sam-sôn!

– Sam-sôn: Chào các cháu!

– PV: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho các chị em trong Ban Phụ nữ Hội Thánh, cháu xin chào mừng và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy xin cụ vui lòng giúp chúng cháu tìm hiểu về cuộc đời làm người Na-xi-rê của cụ.

– Sam-sôn: Được, các cháu cứ hỏi!

– PV: Trước tiên xin cụ giới thiệu về quê hương và gia cảnh của cụ.

– Sam-sôn: Tôi là con trai của Ma-nô-a, quê tôi ở Xô-rê-a, thuộc chi phái Đan. Mẹ tôi vốn son sẻ, nhưng được thiên sứ hiện ra báo cho biết bà sẽ có thai và sinh một con trai và còn cho biết từ trong bụng mẹ tôi được biệt riêng làm người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời, để giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi ách của người Phi-li-tin.

– PV: Xin cụ cho biết người Na-xi-rê là người như thế nào?

– Sam-sôn: Na-xi-rê có nghĩa là biệt riêng ra, nên người Na-xi-rê là người biệt riêng cho Đức Giê-hô-va. Người Na-xi-rê buộc phải giữ các luật lệ như sau: Không cạo đầu, không ăn hay uống vật chi say, không đến gần vật ô uế.

– PV: Các luật lệ Chúa yêu cầu người Na-xi-rê giữ có mục đích gì vậy, thưa cụ?

– Sam-sôn: Các luật lệ trên cho thấy điều quan trọng Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi người Na-xi-rê là giữ mình trong sự thánh sạch.

– PV: Cám ơn cụ đã giúp chúng cháu hiểu rõ vấn đề nầy. Vậy cụ có giữ đúng luật Na-xi-rê không?

– Sam-sôn: Hỏi đến điều nầy lòng tôi thật sự đau đớn. Trong đời sống, tôi chỉ giữ luật Na-xi-rê về hình thức nhưng lại không giữ sự thánh sạch trong tấm lòng. Chính điều nầy làm tôi thất bại.

– PV: Nếu có thể được thì xin cụ vui lòng kể lại kinh nghiệm đau thương đó để chúng cháu biết và tránh khỏi vấp ngã.

– Sam-sôn: Tinh thần học hỏi của các cháu thật đáng khen! Được, tôi sẽ kể cho các cháu nghe.

Tôi được Chúa ban cho sức mạnh vô song, một mình hạ cả ngàn địch quân, nhưng tôi lại yếu đuối trước một người nữ để rồi người anh hùng bách chiến bách thắng bị sa vào tay quân thù cách nhục nhã. Tôi đã xem thường tội lỗi, không chế ngự sự ham muốn của tư dục mình.

– PV: Chúng cháu rất muốn biết về những chiến công cụ lập được. Xin cụ vui lòng kể cho chúng cháu nghe với.

– Sam-sôn: Chiến công lớn nhất của tôi là chiến thắng tại Lê-chi. Với xương hàm lừa trong tay, tôi đã hạ cả ngàn địch quân, khiến dân Phi-li-tin run rẩy và sợ hãi. Sau chiến thắng nầy, tôi trở thành quan xét của Y-sơ-ra-ên trong hai mươi năm.

– PV: Thú vị thật! Chúa ban cho cụ sức mạnh để giải cứu dân sự Ngài. Ước gì ngày nay có được một người có sức mạnh như cụ để dẹp sạch những thế lực đang khủng bố, bách hại con cái Chúa!

– Sam-sôn: Chúa có cách để bảo vệ con cái Ngài. Người như tôi tuy có sức mạnh nhưng lại yếu lòng với phái nữ. Biết được điểm yếu nầy nên người Phi-li-tin mua chuộc nàng Đa-li-la, người mà tôi yêu mến, quyến dụ tôi. Tôi mắc mưu, tóc tôi bị cạo và sức mạnh đã lìa khỏi tôi. Người ta đến bắt tôi, móc hai mắt và giam tôi vào ngục để xay cối.

– PV: Một cuộc tình với đoạn kết không có hậu. Thưa cụ, trong hoàn cảnh đau thương đó cụ đã làm gì?

– Sam-sôn: Nhận biết mình đã phạm luật Na-xi-rê, tôi đau đớn lắm. Thời gian sau tóc tôi mọc lại. Nhân ngày dân Phi-li-tin cúng tế trong miếu thần của họ, có đông đủ các quan trưởng nhóm họp tại đó, họ đem tôi ra để làm trò. Bây giờ, đứng giữa hai cây cột của đền thờ, tôi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp đỡ, và ráng hết sức xô ngã hai cây cột chính của đền. Đền bị sập, tôi và ba ngàn người Phi-li-tin trong đền đều chết.

– PV: Đáng khâm phục khí phách của cụ. Dù chết cụ cũng lập được chiến công hiển hách cho nhà Y-sơ-ra-ên. Trong giờ phút cuối, Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của cụ, nhưng không biết Chúa có tha thứ lỗi lầm của cụ không?

– Sam-sôn: Có đấy các cháu. Khi chúng ta thật lòng ăn năn, Chúa sẽ tha thứ. Bằng chứng là Chúa không từ bỏ tôi mà còn đặt tôi vào bảng vàng những vị anh hùng đức tin trong thời Cựu Ước.

– PV: Chúa thật nhân từ! Cám ơn cụ đã dành thì giờ cho Ban Phụ nữ chúng tôi. Qua đó chúng tôi được biết rõ về người Na-xi-rê và cuộc đời làm người Na-xi-rê của cụ. Nguyện Chúa tỉnh thức chúng tôi để khỏi sa mình vào những tội lỗi đáng tiếc.

NHD: Thưa chị em! Chúng ta vừa nghe cụ Sam-sôn nói chuyện về cuộc đời làm người Na-xi-rê của cụ. Qua đó chúng ta học biết: Phải giữ mình trong sự thánh sạch cho Đức Chúa Trời, luôn nhờ cậy Chúa đắc thắng những cám dỗ để làm trọn sứ mạng của Chúa cho đời sống mình. 

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Khi dân Y-sơ-ra-ên bị người Phi-li-tin đô hộ, Đức Chúa Trời chuẩn bị cho họ một người rất đặc biệt, đó là Sam-sôn.

Sự ra đời của Sam-sôn là một phép lạ xảy đến cho bà Ma-nô-a, quê ở Xô-rê-a, chi phái Đan. Bà được thiên sứ báo tin cho biết sẽ sanh một con trai, con trai ấy sẽ là người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời để giải cứu Y-sơ-ra-ên. Đứa trẻ lớn lên, được Đức Chúa Trời ban phước và Thần Ngài khởi sự cảm động người tại Đan (Các Quan Xét 13).

Sam-sôn là một thanh niên sức mạnh phi thường, việc xé con sư tử như xé con dê con trên đường xuống Thim-ma, đã đưa Sam-sôn vào cuộc chiến với người Phi-li-tin. Chiến công lớn nhất của Sam-sôn là chiến thắng tại Lê-chi. Với xương hàm lừa, Sam-sôn đã hạ cả ngàn quân địch, khiến dân Phi-li-tin run rẩy, sợ hãi. Sam-sôn trở thành quan xét của Y-sơ-ra-ên trong hai mươi năm. Người Phi-li-tin tìm đủ mọi cách để trừ diệt Sam-sôn. Họ mua chuộc Đa-li-la, người mà Sam-sôn yêu mến để quyến dụ Sam-sôn khai sức mạnh của mình đến từ đâu. Sam-sôn bị mắc mưu, tóc Sam-sôn bị cạo, sức mạnh lìa khỏi Sam-sôn. Người Phi-li-tin bắt Sam-sôn, móc hai mắt, bắt xay cối trong ngục. Thời gian sau tóc Sam-sôn mọc lại. Nhân dịp có cúng tế trong miếu thần Phi-li-tin, đông đủ các quan trưởng nhóm họp tại đó, họ dẫn Sam-sôn đứng giữa hai cây cột của đền để làm trò. Bấy giờ, Sam-sôn cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp đỡ, xô ngã hai cây cột chính của đền. Đền bị sập, và ba ngàn người Phi-li-tin trong đền đều chết.

  1. SUY GẪM.

Sam-sôn làm quan xét có những ưu điểm đặc biệt như:

– Được Đức Chúa Trời biệt riêng trước khi sinh ra và kêu gọi vào sứ mạng giải cứu dân Y-sơ-ra-ên.

– Được Thần Đức Chúa Trời ở cùng ban cho sức mạnh phi thường.

– Được Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng giải cứu lúc lâm nguy.

Qua đời sống và công việc của Sam-sôn làm là một bài học thật đầy ý nghĩa cảnh tỉnh chúng ta hơn là gương sáng cho chúng ta noi theo.

  1. Đời sống của Sam-sôn.

Từ khi còn trong lòng mẹ, Sam-sôn đã được Đức Chúa Trời biệt riêng làm người Na-xi-rê cho Ngài. Đức Chúa Trời đòi hỏi người Na-xi-rê là sự thánh sạch. Như vậy, người Na-xi-rê đối với Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay không có nghĩa là người giữ luật lệ Na-xi-rê theo hình thức bên ngoài, nhưng còn là người có đời sống biệt riêng ra thánh cho Chúa và xa lánh mọi ô uế của tội lỗi, thế gian (2Côr 6:14-18).

Trong đời sống của Sam-sôn, ông giữ luật Na-xi-rê, nhưng không giữ sự thánh sạch trong lòng. Sam-sôn có sức mạnh vô song, một mình đã hạ cả hàng ngàn địch quân, nhưng trở nên yếu đuối trước một người nữ để rồi người anh hùng bách chiến bách thắng sa vào tay địch cách nhục nhã vì khinh thường tội lỗi, không kiềm chế sự ham muốn của tư dục. Hai lời cầu nguyện của ông:

  1. Lời cầu nguyện lúc Sam-sôn chiến thắng, trong cơn khát nước ông cầu xin Chúa giải cứu để không bị sa vào người ngoại đạo Phi-li-tin.
  2. Lời cầu nguyện lúc Sam-sôn thất trận, ông cầu xin Chúa ban cho sức lực để báo thù người Phi-li-tin, chết chung với họ.

Qua hai lời cầu nguyện nầy, ta thấy có sự sa sút trong đời sống tin kính Chúa của Sam-sôn. Từ chỗ kêu cầu Chúa cứu mình khỏi tay kẻ địch đến chỗ buông xuôi chấp nhận cái chết chung với kẻ thù. Đời sống Sam-sôn bắt đầu với sự biệt riêng mình ra cho Đức Giê-hô-va, nhưng kết thúc với sự chết chung với người Phi-li-tin.

  1. Sứ mạng của Sam-sôn.

Với sứ mạng giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, Sam-sôn phải trực diện với kẻ thù. Với sức mạnh lớn lao, Sam-sôn đã phá vỡ đội binh đông đảo của địch, lập nhiều chiến công rạng rỡ. Trong hai mươi năm làm quan xét Y-sơ-ra-ên, Sam-sôn đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho người Phi-li-tin, khiến họ lắm phen điêu đứng, sợ hãi.

Sam-sôn thắng được kẻ thù nhưng không thắng được tư dục của mình. Sam-sôn được gọi đi giải phóng dân tộc, nhưng thật ra động lực thúc đẩy Sam-sôn tranh chiến với người Phi-li-tin chỉ vì mối thù riêng tư (Các Quan Xét 15:7; 16:28). Báo thù là điều hợp lý cho người sống dưới thời đại luật pháp “mắt đền mắt, răng đền răng” (Xuất 21:24), nhưng trong thời ân điển, tình yêu thương được nhấn mạnh (Mat 5:46-48).

  1. Sự cuối cùng của Sam-sôn.

Lúc chết Sam-sôn giết được kẻ thù nhiều hơn khi còn sống. Cái chết của Sam-sôn là cái chết của người anh hùng. Dù sa cơ, Sam-sôn đã chọn cái chết đem thắng lợi cho nước nhà.

III. ỨNG DỤNG CHO ĐỜI SỐNG.          

Qua đời sống và sứ mạng của Sam-sôn:

– Người hầu việc Chúa cần phải có đời sống biệt riêng ra thánh cho Chúa.

– Tất cả mọi công việc làm cho Chúa phải được thúc đẩy bởi tình yêu thương.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 2.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 2.06.2024

in NAM GIỚI on 27 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 02.06.2024

  1. Đề tài: ĐÔI DÉP CỦA CHÚA GIÊ-XU.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 1:67-80.
  3. Câu gốc: Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài” (1Phi-e-rơ 2:21).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 61-63.
  5. Thể loại: Tìm hiểu.  

* CHỈ DẪN: Tìm hiểu.

  1. Mời người đặc trách thể loại “Tìm hiểu”, nhằm giúp chương trình nhóm lại của ban có thêm nhiều khám phá sinh động trong đời sống.
  2. Trao đề tài cho người đặc trách trước để nghiên cứu.
  3. Rút ra bài học áp dụng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tại Cộng hòa Congo là một xứ rất nghèo (xứ Zaire trước đây), nơi đây chẳng có đồ phế thải. Mọi thứ đều được sử dụng và tái sử dụng cho đến khi chẳng có một món gì bỏ đi. Một trong những mặt hàng tái xử lý ấy là lốp xe cũ. Các loại lốp xe hơi và xe tải được người ta cắt ra để làm dép râu bán cho người nghèo nhất sử dụng. Ngôn ngữ bộ tộc Lingala gọi loại dép nầy là “dép Giê-xu” vì chúng rất quen thuộc với người nghèo, và vì chúng giống như loại dép được mô tả trong các hình ảnh nói về Chúa Giê-xu.

Chúa Giê-xu đã để lại nhiều dấu chân từ đôi dép của Ngài trên những con đường đầy bụi của xứ Palestine. Bất cứ nơi đâu Ngài tới, Ngài mang đến sự tự do và bình an. Ngài đã chữa lành cho người mù bên con đường ở thành Giê-ri-cô. Ở Ga-đa-ra, Ngài đã giải phóng cho một người bị quỉ ám. Ngài đã khiến cho người què đi được và người điếc nghe được. Ngài đã chữa lành cho nhiều người phung khỏi căn bệnh quái ác ấy. Ngài đã tha thứ tội lỗi của những kẻ tái phạm. Ngài đã làm cho một bé gái và người bạn thân của Ngài là La-xa-rơ được sống lại.

Trong bài ca ngợi Chúa Giê-xu, cụ già Xa-cha-ri đã kết thúc bằng câu nói Đấng Mê-si, là Đấng mà cụ cho là “mặt trời” sẽ “đưa chân chúng tôi đi đường bình an” (Lu-ca 1:79). Bài ca của cụ Xa-cha-ri đã mô tả những gì Đấng Christ sẽ làm để đem lại sự bình an cho dân Y-sơ-ra-ên. Thế nhưng cụ cũng đề cập tới cách chúng ta sẽ phục hòa lại với Đức Chúa Trời và làm sao chúng ta có được sự bình an của Ngài. Vì chúng ta đã kinh nghiệm sự tha thứ tội lỗi, chúng ta có được niềm vui của việc đem Tin Lành nói đến sự bình an cho nhiều người khác.

Nếu có ai đó chịu theo dấu đôi dép râu ngày hôm nay, có phải người ấy sẽ nhìn thấy nhiều người được yên ủi, được nâng đỡ, và được soi sáng không? Có phải người ấy sẽ nhìn thấy nhiều người bị ngã lòng, nhưng ai sẽ nhấc họ lên đây? Có người nào tấm lòng đầy phiền muộn nhưng hiện nay đã được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời nhờ những lời nói và sự giúp đỡ của tôi không?

Phải, chắc có người sẽ chịu noi theo đấy – nếu tôi chịu mang lấy đôi “dép Giê-xu” hôm nay.

                                                                        Dave Egner.

SUY GẪM

+ Trong những ngày qua, tôi có mang sự bình an đến cho tha nhân qua những lời nói tử tế, qua những việc làm chín chắn?

+ Tấm lòng tôi có chắc được đầy dẫy sự bình an của Ngài chưa? Liệu tôi có bằng lòng giúp đỡ, hay cứ miệt mài với những sở thích riêng của mình?

+ Tôi phải làm cách nào để nhận ra mọi nhu cầu của bạn bè tôi? Tôi có thông cảm với họ chăng?

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. BÌNH AN

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, (tham khảo thêm Rô-ma 5:1; Giăng16:33; Phi-líp 4:6-7).

II. CÂU GỐC:Mến gửi Tít, con thật của ta trong đức tin chung: Cầu xin Đức Chúa Trời là Cha và Đấng Christ Jêsus, Cứu Chúa chúng ta, ban ân điển và bình an cho con!.” (Tít 1:4).

III. BÀI TẬP.

  1. Bánh kem bình an ba tầng.

Có 3 phương cách để có sự bình an. Em đọc câu Kinh Thánh gợi ý ở bên phải và điền đáp án ngắn gọn vào trong.

  1. Theo đuổi sự hòa thuận.

   Em đọc tình huống dưới đây và ghi ra 3 bước để có được sự hòa thuận với mọi người.

   Trước khi vào lớp Trường Chúa nhật, Minh và Phong chạy trên hành lang thì gặp Chính đang ôm trên tay rất nhiều quyển Thánh ca. Vì phải né tránh Minh nên Chính bị mất thăng bằng, Thánh ca đổ vào người Phong khiến Phong té xuống đất. Phong và Minh chỉ trích Chính. Ba người cãi nhau.

   *Bình tĩnh nhớ lại.

– Phải nhớ rằng ………………………………………………………….

   * Khiêm tốn suy nghĩ.

– Trách nhiệm của Chính …………………………………………….

– Trách nhiệm của Minh ……………………………………………..

– Trách nhiệm của Phong …………………………………………….

   * Chủ động làm hòa.

– Chính có thể đưa ra hành động ………………………………….

– Minh có thể đưa ra hành động…………………………………….

– Phong có thể đưa ra hành động………………………………….

  1. Mất sự hòa thuận.

   Theo em, điều gì có thể làm mất đi sự hòa thuận giữa người nầy với người khác? Thử nêu ra 3 lý do.

*1*…………………………………………………………………………….

 

*2*……………………………………………………………………………

 

*3*……………………………………………………………………………

 

 

   Chúa Jêsus yêu mến!

   Con cảm tạ Ngài vì nhờ Ngài mà con được hòa thuận với Đức Chúa Trời và trong lòng có sự bình an. Cầu xin Đức Thánh Linh nhắc nhở và ban cho con năng lực, để khi có sự xích mích xảy ra, con phải thực hiện hành động hòa thuận với mọi người. Con thành kính cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus Christ, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. BÌNH AN

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, (tham khảo thêm Rô-ma 5:1; Giăng16:33; Phi-líp 4:6-7).

II. CÂU GỐC:Mến gửi Tít, con thật của ta trong đức tin chung: Cầu xin Đức Chúa Trời là Cha và Đấng Christ Jêsus, Cứu Chúa chúng ta, ban ân điển và bình an cho con!.” (Tít 1:4).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Hai điều kiện của sự bình an: Hòa thuận với Đức Chúa Trời và với mọi người.

   –  Cảm nhận: Sự bình an thật đến từ Chúa.

   – Hành động: Hòa thuận với Chúa và mọi người để có sự bình an.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Trong Cựu ước, Shalom (bình an) có nghĩa là mạnh khỏe, ổn thỏa, tốt lành. Trong Tân ước, theo tiếng Hy-lạp (Eirènè), bình an có nghĩa là “nghỉ ngơi”. Trong tiếng Hy-lạp cổ, ngoài ý nghĩa bình an (Shalom) trong Cựu ước ra, nó còn là lời chào, hỏi thăm hoặc từ biệt, kết thúc sự xung đột hoặc chỉ sự hòa thuận của gia đình.

   Một người muốn nhận được sự bình an thì bước đầu tiên phải hoà thuận với Đức Chúa Trời, bởi đức tin  nơi sự chết chuộc tội của Chúa Jêsus Christ. Rô-ma 5:1 chép: “Vậy, khi đã được xưng công chính bởi đức tin, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời qua Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ.” (Cô-lô-se1:21-22). “Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, trở nên thù nghịch với Ngài bởi những ý tưởng và hành động xấu xa của anh em, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã hòa giải qua sự chết thân xác của Con Ngài, để trình diện anh em một cách thánh sạch, không tì vết, không chỗ chê trách được trước mặt Ngài.”

  Khi một người trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời thì trong lòng người đó có sự bình an. Phi-líp 4:7 “Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt trên mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí anh em trong Đấng Christ Jêsus.” Sự bình an nầy được ban cho sau khi một người quay trở lại hòa thuận với Đức Chúa Trời, và nó không bị mất đi bởi sự chi phối của thế gian, mà còn có thể giúp đắc thắng mọi lo buồn trong cuộc sống. Chúa Jêsus đã từng nói: “Ta để sự bình an lại cho các con. Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Sự bình an Ta cho các con không giống như thế gian cho. Lòng các con chớ bối rối và đừng sợ hãi.” (Giăng 14:27).

   Như vậy, qua Chúa Jêsus, chúng ta có sự hoà thuận với Đức Chúa Trời, có sự bình an trong lòng, và sự bình an nầy cũng có một yêu cầu về mặt đạo đức. Đó là sự hoà thuận giữa người với người. Sự bình an nầy cần phải phấn đấu, rèn luyện để đạt được. Đây cũng là mạng lệnh của Kinh Thánh: “Hãy tìm cách sống hòa thuận với mọi người và đeo đuổi sự thánh khiết; vì nếu không thánh khiết thì chẳng ai thấy được Chúa.” (Hê-bơ-rơ 12:14a).

   Khi chúng ta bày tỏ sự bình an trong lòng bằng hành động trong cuộc sống, thì chúng ta đang theo đuổi sự hòa thuận với mọi người. Tuy nhiên, hòa thuận với Đức Chúa Trời là nền tảng của sự bình an, và phải thực hiện qua Chúa Jêsus, còn sự hòa thuận giữa người với người cần phải nhờ cậy Đức Thánh Linh và phấn đấu liên tục, chứ không phải tự nhiên mà có.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Trò chơi xếp chữ.

  1. Chuẩn bị: Vẽ một hình tròn trên bảng, ngay tâm vòng tròn viết chữ “HÒA”.
  2. Thực hiện: Chia các em ra làm hai đến ba nhóm. Trong thời gian nhất định (khoảng 1-2 phút), mỗi nhóm phải ghép từ “HÒA”với một từ nữa sao cho có nghĩa (hòa bình, hòa ước, hòa thuận, giảng hòa, hòa giải, ôn hòa, hài hòa, hòa nhã, hòa đồng…). Nhóm nào viết được nhiều nhất thì nhóm đó thắng. Sau đó, giáo viên viết những từ mà các em mới tìm ra vào vòng tròn, chung quanh chữ “HÒA”, và giải thích cho các em hiểu những từ ngữ nầy đều liên quan đến sự bình an. Sự bình an biểu hiện qua thái độ của một người gồm có: Hòa nhã, ôn hòa, hiền hòa, hòa bình. Sự bình an biểu hiện giữa người với người: Hài hòa, hòa đồng, hòa hảo, hòa thuận. Phương thức bình an để xử lý xung đột: Hòa giải, giảng hòa, hòa ước.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ “thưởng thức hương vị” thứ ba của trái Thánh Linh. Đó là sự bình an. Các em cùng theo dõi nhé!

  1. Bài học.

     a. Điều kiện thứ nhất để được bình an: Hòa thuận với Đức ChúaTrời.

   Khi Đức Chúa Trời dựng nên A-đam và Ê-va, Ngài ban cho họ cuộc sống bình an trong vườn Ê-đen. Họ không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, không phải chịu đau đớn của bệnh tật chết chóc, không hề sợ hãi hoặc bị đe dọa…vì lúc đó không có tội lỗi. Họ sống an bình trong sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, trò chuyện với Ngài mỗi ngày, và Ngài ban cho họ quyền cai quản vườn. Họ mãi mãi hưởng sự bình an nếu họ vâng phục Đức ChúaTrời, không ăn trái cấm.

   (Giáo viên vẽ hình vẽ dưới đây lên bảng để minh họa).

   Nhưng một ngày nọ, A-đam và Ê-va đã không vâng lời Đức Chúa Trời. Ông bà nghe theo lời xúi giục của Sa-tan, làm trái mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Bắt đầu từ giây phút đó, họ đã đánh mất sự bình an. Tội lỗi khiến mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người bị cắt đứt. Họ sống trong sự khốn khổ, bất an và bị đè nặng dưới ách của tội lỗi. Tội lỗi khiến con người không thể đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết. Các em biết không, con người nỗ lực tìm kiếm cho mình con đường để giải thoát khỏi tội lỗi bằng cách làm nhiều việc thiện, thờ nhiều vị thần…(Giáo viên vừa nói vừa ghi vào hình vẽ), nhưng vẫn thất bại, lòng con người vẫn bất an.

   Đức Chúa Trời có một phương cách. Ngài sai Chúa Jêsus xuống thế gian, chịu chết trên thập tự giá và sống lại, để kéo con người đến gần Đức Chúa Trời. Huyết của Chúa Jêsus đổ ra trên thập tự giá đã cuốn trôi tội lỗi (Giáo viên xóa các chữ trong hình, ghi vào đó chữ “Chúa Jêsus”, “Bình an”). Qua Chúa Jêsus, những ai tin nhận Ngài sẽ được hòa thuận với Đức Chúa Trời. “Ta để sự bình an lại cho các con. Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Sự bình an Ta cho các con không giống như thế gian cho. Lòng các con chớ bối rối và đừng sợ hãi.” (Giăng14:27).

     b. Điều kiện thứ hai để được bình an: Hòa thuận với mọi người.

   Các em thân mến! Sự hòa thuận với Đức Chúa Trời không cần phải nỗ lực mà chỉ cần tiếp nhận, nhưng sự hòa thuận với mọi người thì cần phải cố gắng không ngừng, đồng thời phải nhờ cậy sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh chỉ dẫn các em làm thế nào để giữ sự hòa thuận với mọi người trong gia đình, bạn bè trong trường học và Hội Thánh, nhất là những người đang bất hòa với các em.

   Nếu các em bất hòa với các bạn khác thì phải làm thế nào? Các em xem lại từ “HÒA” trong sinh hoạt đầu giờ, chúng có thể cho các em vài gợi ý.

   – Bình tĩnh nhớ lại: Hãy nhớ rằng em và bạn ấy đều là anh chị em trong gia đình của Chúa Jêsus. Anh chị em trong một gia đình thì không thể ghét nhau mà phải yêu thương và tha thứ.

   – Khiêm tốn suy nghĩ: Suy nghĩ xem trách nhiệm của mình trong chuyện nầy như thế nào, không nên đổ hết lỗi cho bạn, mà phải biết rằng nguyên nhân gây ra bất hòa ít nhiều cũng do mình.

   – Chủ động làm hòa: Đừng chờ bạn ấy đến làm hòa với em, nhưng phải chủ động làm hòa với bạn ấy trước. Nếu em làm được điều nầy, Chúa Jêsus rất vui lòng. Còn nếu em có sự bất hòa với người khác mà chưa giải quyết, thì chính nó sẽ ngăn trở em trong khi cầu nguyện. Các em đọc Ma-thi-ơ 5:23-24 xem Chúa Jêsus dạy như thế nào về điều nầy?

   Tất cả những bước trên nếu không nhờ Đức Thánh Linh giúp đỡ thì các em khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu các em bước theo Thánh Linh thì sẽ kết trái Thánh Linh, và sự bình an là một trong những “hương vị” của trái Thánh Linh.

     c. Đời sống của người có sự bình an: Bình an trong lòng.

   Khi các em tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa thì không cònở dưới quyền cai trị của tội lỗi nữa. Điều đó không có nghĩa là các em hoàn toàn không bị tội lỗi tấn công, nhưng trong Chúa Jêsus, Ngài ban cho các em năng lực để chiến thắng tội lỗi (nói dối, ăn cắp, chửi thề, không vâng lời ba mẹ, đánh lộn…). Khi các em chiến thắng tội lỗi, thì các em có sự bình an trong lòng. Khi các em gặp khó khăn như: Bị bệnh, trí nhớ kém, ba mẹ chưa đủ tiền đóng học phí cho em, giày em đã bị hư… (Có thể cho các em nêu thêm), nếu các em tin cậy Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ ban cho các em sự bìn han, vì Ngài có đủ quyền năng để giúp đỡ các em (cho các em mở Kinh Thánh đọc Phi-líp 4:6-7).

  1. Ứng dụng.

     a. Cho các em làm bài tập “Bánh kem ba tầng bình an” để ôn lại bài học.

     b. Cho các em thảo luận sau khi làm bài tập “Ba bước để có được sự hòa thuận”. Hỏi các em: “Nếu em đang có sự xung đột với một bạn không tin Chúa, thì em sẽ làm sao?” Giáo viên hướng dẫn các em thảo luận dựa vào Rô-ma12:17-21.

   – Kinh Thánh yêu cầu các em phải hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.

   – Không nên trả thù dù bằng lời nói, thái độ hay hành động. Hãy nói với Chúa việc đã xảy ra, và tin rằng Ngài sẽ xét xử công bình.

   – Đối xử tốt với người ghét em.

     c. Yêu cầu các em im lặng và nhắm mắt lại, nhớ lại mình có sự bình an chưa. Có điều gì đang ngăn cản mối quan hệ giữa em với Chúa, và giữa em với người khác không? Sau đó, giáo viên cầu nguyện đơn giản như sau: “Lạy Chúa Thánh Linh! Xin soi sáng lòng chúng con. Xin giúp chúng con nhớ lại chúng con đã làm buồn lòng Chúa và những người khác như thế nào, để ngay giờ nầy chúng con ăn năn, xin Chúa tha thứ và giúp chúng con nối lại mối quan hệ đó, để lòng chúng con có được sự bình an”. (Giáo viên lưu ý những em đang có sự tổn thương đối với ba hoặc mẹ. Nhân dịp nầy, khích lệ các em mở lòng ra với Chúa, Ngài sẽ chữa lành. Đa số các em không muốn thổ lộ trước nhiều người. Giáo viên có thể gặp riêng và cầu nguyện cho em đó).