
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024
in ẤU NHI on 9 Tháng Chín, 2024
BÀI 10. NGƯỜI BIẾT ƠN CHÚA
I. KINH THÁNH: Lu-ca 17:11-19.
II. CÂU GỐC: “Tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn” (Thi Thiên 34:1a).
BÀI 10. NGƯỜI BIẾT ƠN CHÚA
I. KINH THÁNH: Lu-ca 17:11-19.
II. CÂU GỐC: “Tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn” (Thi Thiên 34:1a).
BÀI 10. NGƯỜI BIẾT ƠN CHÚA
I. KINH THÁNH: Lu-ca 17:11-19.
II. CÂU GỐC: “Tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn” (Thi Thiên 34:1a).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:
– Biết: Chúa Jêsus chữa lành cho mười người bệnh phung, nhưng chỉ có một người biết ơn và cảm tạ Ngài.
– Cảm nhận: Cảm tạ và ca ngợi Chúa là điều đáng làm luôn luôn.
– Hành động: Em luôn cảm tạ Chúa về mọi điều Ngài ban cho.
IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.
A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Sinh Hoạt Xã Hội.
* Chuẩn bị:
– Một bó hoa, một gói quà, một gói bánh hay kẹo.
* Cách thực hiện: Giáo viên hỏi học viên: “Em đã lần nào đi thăm người bệnh chưa? Bây giờ trong lớp chúng ta giả sử có người bệnh” (chọn một em đóng vai bệnh nhân). “Chúa Jêsus dạy chúng ta phải yêu thương nhau. Để bày tỏ lòng yêu thương đối với bạn bị bệnh, chúng ta đi đến nhà thăm bạn”. Giáo viên cho các em đóng vai bạn bè mang quà đến thăm bệnh nhân. “Khi người bệnh được thăm và tặng quà, thì sẽ nói gì?” (Nói lời cảm ơn các bạn). “Nếu hôm nay là sinh nhật của bạn, em mang hoa đến tặng, bạn sẽ nói gì với em?” (Bạn cảm ơn em). “Nếu có khách của ba mẹ đến nhà, cho em một gói bánh hoặc kẹo, em sẽ làm gì?” (Khoanh tay cúi đầu cảm ơn). Như vậy, khi nhận bất cứ món quà nào do người khác tặng cho, chúng ta cũng nên cảm ơn, phải không? Nếu không nói lời cảm ơn, chắc người cho sẽ buồn lắm!
B. BÀI HỌC KINH THÁNH.
– Thị trợ: Hình 10 người bệnh phung đến kêu xin Chúa, 10 người bệnh phung được chữa lành, 1 người cảm ơn Chúa Jêsus.
(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).
2. Vào đề.
Các em có lần nào bị bệnh chưa? Lúc bệnh, em có cần được nằm trên giường nghỉ ngơi không? Ai săn sóc cho em? Lúc em bệnh, có người thân và bạn bè đến thăm viếng, giúp đỡ, em có cảm thấy vui không?
Ngày xưa, tại xứ Do Thái, có một loại bệnh mà người nào mắc phải, thì ai nấy đều tránh xa họ, vì sợ bị lây. Đó là bệnh phung (cùi). Người mắc bệnh phung thì phải ra khỏi nhà, rời khỏi bạn bè, ở một chỗ riêng biệt, không có người thăm viếng, lo lắng cho.
Kinh Thánh ghi lại rằng, có mười người kia bị mắc bệnh phung. Họ rất buồn vì phải xa rời gia đình, người thân. Ngày nầy qua ngày khác, họ thấy lẻ loi, đau khổ.
Một hôm, họ nghe người ta đồn rằng Chúa Jêsus đi đến thành của họ. Những người phung này nghĩ rằng: “Có thể Chúa Jêsus giúp được chúng ta”. Họ vội chạy ra đón tiếp Chúa Jêsus. Khi Chúa Jêsus đến gần, mười người bệnh phung này đồng lớn tiếng kêu xin: “Chúa Jêsus ơi, xin cứu chúng tôi! Xin hãy cứu giúp chúng tôi!”
Chúa Jêsus dừng chân nhìn mười người phung đáng thương này. Ngài yêu thương họ, phán với họ rằng: “Các ngươi hãy đi đến đền thờ để gặp thầy tế lễ”.
Khi họ đang đi thì việc lạ lùng xảy ra: Bệnh phung của họ đã được Chúa Jêsus chữa lành rồi. Họ vui mừng lắm, vội chạy về báo tin cho mọi người rằng họ đã được lành bịnh.
Trong mười người đó, chỉ có một người chợt nhớ đến Chúa Jêsus. Ông tìm đến ca ngợi Chúa, quỳ lạy Ngài: “Chúa Jêsus ôi, tôi cảm tạ Ngài rất nhiều. Cảm tạ Ngài đã chữa lành cho tôi”.
Chúa Jêsus hỏi: “Ta chữa lành cho mười người tất cả mà, còn chín người kia đâu rồi?” Chín người kia vội về nhà. Họ sung sướng vì được chữa lành, nhưng họ đã quên đi một việc quan trọng. Việc đó là việc gì vậy? Cảm tạ Chúa. Đúng vậy. Chúa Jêsus yêu thương họ, giúp đỡ họ, nhưng họ không nghĩ đến Chúa, không biết cảm tạ Chúa đã chữa lành bệnh cho họ.
Hằng ngày, Chúa ban cho các em mọi sự, các em nhớ cảm ơn Chúa. Khi cầu xin Chúa điều gì, được Chúa ban cho, cũng nhớ cảm tạ Chúa nữa nhé.
Hỏi lại các em: Chúa Jêsus đã chữa lành cho mấy người phung? Có mấy người biết ơn và quay lại để cảm tạ Chúa? Mỗi khi được Chúa ban cho điều các em cầu xin, các em phải nhớ làm gì? Khi được ai cho quà, các em phải làm sao?
Các em đọc câu gốc nhiều lần cho đến khi thuộc lòng.
C. GIỜ THỦ CÔNG.
* Chuẩn bị:
– Bài tập thủ công số 10 đã làm sẵn.
– Cắt hình cánh cửa ra vào và cánh cửa tủ, hồ dán, bút màu.
* Cách thực hiện: Cho các em nhìn xem hai bức hình của tập học viên. Cho các em phát hiện bức hình còn thiếu những cái gì? Đúng rồi, thiếu một cánh cửa ra vào và cái tủ không có cửa. Các em làm cánh cửa nhé! (Giáo viên cho các em dán cánh cửa lớn và cửa tủ vào chỗ thích hợp).
(Sau khi các em làm xong, giáo viên hướng dẫn các em gấp lại theo đường kẻ, rồi cả lớp cùng nhau quan sát hình số 1). Ai đứng bên ngoài gõ cửa? Em phải làm sao? Đúng rồi. Em mở cửa cho mẹ (giáo viên cho xem tiếp hình 2). Các em nhìn xem trên tay mẹ đang xách gì? Em phải làm thế nào? Đúng rồi, giúp mẹ xách các túi. (Giáo viên cho các em xem tiếp hình 3). Đồ mẹ mua về nên để ở đâu? Đúng rồi, để vào trong tủ. Bây giờ chúng ta mở tủ ra, xem mẹ đã mua gì về.
THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 05/09/2024
Chủ đề: Đấng Giúp Ta Cầu Nguyện
Kinh Thánh: Rô-ma 8:26-27
Thông điệp:
? Cô đơn là một trong những cảm xúc không thể tránh khỏi của con người. Cảm xúc ấy gây nên sự tổn thương đến chúng ta. Nhưng khi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh ngự trong lòng mỗi người, thì ta không còn cô đơn nữa. Đức Thánh Linh, Đấng mà Chúa Giê-xu gọi là Đấng An Ủi, ở cùng chúng ta mỗi phút giây trong cuộc đời. Đây là những cách Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta.
? Đầu tiên, Ngài thôi thúc chúng ta cầu nguyện. Đã bao giờ bạn cảm nhận rõ ràng rằng bạn cần dành thời gian riêng tư với Chúa nhưng không rõ tại sao không? Đó là do Đức Thánh Linh đang làm việc trong bạn. Ngài có lý do để làm điều này: Ngài biết khi nào chúng ta cần sức lực để chuẩn bị cho một khó khăn sắp xảy đến. Hoặc thỉnh thoảng, Ngài thúc giục chúng ta thú nhận tội lỗi để làm bền chặt mối tương giao với Chúa. ? Thứ hai, Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta. Có những lúc chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào. Có những khó khăn hoặc bất lực khiến chúng ta không nói nên lời, kể cả không thể nói với Chúa. Trong khi những gì chúng ta có thể làm là than khóc, Đức Thánh Linh sẽ hướng dẫn chúng ta cầu nguyện.
? Thật là một ân điển diệu kỳ khi được Chúa Thánh Linh ngự trong lòng. Bạn có cảm nhận được năng quyền và tình yêu của Ngài đang vận hành trong đời sống hằng ngày của bạn không? Ngài luôn sẵn sàng an ủi, giúp đỡ và dẫn dắt bạn trong mọi phút giây. Nguồn: In Touch Ministries ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM
Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh
? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM
? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com
? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007
? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm
? Website: http://maiamviet.org
? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua
Chúa nhật 08.09.2024.
* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 11.08.2024.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Qua bài học hôm nay, chúng ta sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời nhận lấy trách nhiệm nuôi dưỡng và cung cấp mọi thứ cần dùng cho đời sống hằng ngày của dân sự.
I. ĐOÀN DÂN THAN THỞ (16:2-3).
Đi trong đồng vắng được 16 ngày thì đoàn dân di tản hết lương thực. Lúc ấy, cả hội chúng Y-sơ-ra-ên oán trách Môi-se và A-rôn tại nơi đồng vắng: “hai người dẫn dắt chúng tôi vào nơi đồng vắng nầy đặng làm cho cả đoàn dân đông nầy đều bị chết đói” (câu 3b). Đây là lần thứ ba họ oán trách hai nhà lãnh đạo của mình. Dân này tuy thấy phép lạ của Đức Chúa Trời nhưng chưa đặt lòng tin vào lời hứa của Ngài về miền đất hứa tương lai. Thái độ oán trách nơi đồng vắng là kết quả của lòng bất mãn khi mọi việc không xảy ra đúng theo ý họ. Đức Chúa Trời muốn dân sự của Ngài phải thật dứt khoát với nếp sống nô lệ cũ, bước đi với Ngài trong đức tin và dám trả giá khi họ chọn bước đi theo Chúa.
II. LỜI HỨA CỦA CHÚA (16:4-5).
Dân Do-thái phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần trên đoạn đường sa mạc. Có người lại cho rằng Đức Chúa Trời không lo chu đáo cho họ. Xét lại từng giai đoạn một của cuộc hành trình, chúng ta nhận thấy mỗi sự khó khăn đã xảy đến là một bài học về đức tin của họ, và mỗi lần gặp khó khăn là thêm một sự tỏ bày về quyền năng của Đức Chúa Trời. Như Phao-lô diễn giải: “Họ ăn một thức ăn thiêng liêng và uống một thứ nước uống thiêng liêng” (1Cô-rinh-tô 10:3-4).
Đức Chúa Trời sai Môi-se truyền dân sự lời Ngài hứa sẽ cung cấp cho họ lương thực hằng ngày suốt 40 năm di hành trong sa mạc. Tuy nhiên có vài điều Ngài muốn họ phải làm. Thứ nhất, họ phải sẵn sàng chấp nhận sự cung cấp của Ngài. Thứ nhì, họ phải đích thân đi ra ngoài đồng để thu nhặt thực vật Ngài ban cho ngày nào đủ cho ngày ấy. Thứ ba, họ phải biệt riêng ngày thứ bảy để nghỉ ngơi. Ở đây, Chúa muốn nhắc nhở chúng ta phải sống vâng phục và trông cậy vào Chúa trong mỗi ngày của đời sống mình.
III. MÔI-SE VÀ A-RÔN TRẢ LỜI DÂN SỰ (16:6-7).
Dân Do-thái xem Môi-se và A-rôn như hai thủ phạm gây ra tình trạng đói kém. Môi-se và A-rôn khuyên họ chớ nên phàn nàn kêu rêu nữa, mà phải ôn lại những gì Chúa đã ban cho họ trong suốt thời gian qua, và mở mắt thuộc linh của họ để chiêm ngưỡng được sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Môi-se như muốn nói với dân sự rằng “Chúng ta là ai mà các ngươi oán trách chúng ta” nhắc cho chúng ta nhớ rằng người lãnh đạo hội thánh của Chúa chỉ là tôi tớ phục vụ chủ mình. Nếu người lãnh đạo có làm sai ý Chúa, thì Chúa sẽ khiển trách người. Nhưng nếu người làm theo ý muốn Chúa thì Ngài là Đấng chịu trách nhiệm về điều gì xảy đến mà không như ý muốn mọi người.
IV. CHÚA LÀ NGUỒN TIẾP TRỢ (16:13-18).
Nhiều người khi đói khát thường hay cau có và phàn nàn. Đức Chúa Trời không muốn thấy dân sự Do-thái đổ sự oán trách lên Môi-se và A-rôn nữa. Đức Chúa Trời dùng vật có sẵn trong thiên nhiên và những gì chưa hề có trong thiên nhiên mà cung cấp cho dân sự. Cụ thể, Ngài ban cho họ chim cút thay thịt và bánh Ma-na từ trời là vật mắt họ chưa từng trông thấy. Họ lấy làm ngạc nhiên mà hỏi nhau “Cái gì vậy?”. Môi-se giải thích cho họ rằng đó là bánh Đức Chúa Trời ban cho họ đặng làm thức ăn hằng ngày. Chúa có ra lệnh cho họ chỉ lượm vừa đủ cho sức của mỗi người ăn, đừng lo thiếu mà tranh giành hay tích lũy. Chúng ta học được phép lạ của Chúa rất phi thường. Đức Chúa Giê-xu cũng đã từng dùng năm cái bánh và hai con cá mà cho năm ngàn người ăn no nê (9:10-15). Những gì chúng ta nhận lãnh được hằng ngày để nuôi sống bản thân mình cũng chính là những phép lạ do sự cung cấp của Chúa cho chúng ta vậy.
Chúa nhật 08.09.2024.
* CHỈ DẪN: Truyền giảng.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sự ăn năn là một lẽ đạo rất cần cho mọi người muốn được cứu rỗi. Nếu không ăn năn, không thể nhận sự cứu rỗi (Lu 13:3-5, 2Phi 3:9). Có ăn năn mới có sự tha thứ (Công 2:38; 3:19; 17:30). Những bước cần thiết cho sự ăn năn là:
I. BIẾT MÌNH CÓ TỘI.
Chưa nhận biết có tội thì chưa ăn năn được. Kinh Thánh thường chỉ cho người ta thấy tội lỗi, nó giống như cái gương vậy. Câu chuyện Đa-vít (2Sa 11-12).
Phạm tội gì? (Rô 1:18-23, 29-32). Kinh Thánh cho biết mọi người đều phạm tội, chẳng trừ ra ai cả. Lòng người ta rất xấu xa gian ác, lắm khi người ta tìm cách che đậy, binh vực, cũng vì lẽ ấy mà khó ăn năn. Hay người ta cho tội mình nhỏ quá không có gì đáng phải ăn năn.
II. ĐAU ĐỚN VỀ TỘI LỖI.
Phải có lòng gớm ghê tội lỗi, xem tội lỗi như kẻ thù, vì cớ tội lỗi đã làm hại linh hồn và thân thể chúng ta phải bị hư mất đời đời. Có nhiều người biết mình có tội song họ yêu mến tội đó. Những tội đó là tham lam, giết người, trộm cắp, dối trá đủ thứ….Chúng ta phải nghĩ đến hậu quả ngày mai là “Phải ghê tởm nó, phải từ bỏ nó!” (Gióp 42:6).
III. LÌA BỎ TỘI LỖI.
Lắm người biết mình có tội, gớm ghê tội song không đủ sức lìa bỏ tội. Bỏ tội lỗi là một điều rất cần trong sự ăn năn, người ăn năn mà chưa lìa bỏ tội lỗi là ăn năn giả dối. Biết mình đi sai, có lỗi nên sửa ngay. Đó là sự ăn năn thật. Biết bao nhiêu người biết mình làm sai mà cứ làm, biết mình đi lạc mà cứ đi, cho rằng đã lỡ rồi! (Lu-ca 22:62).
IV. TRỞ LẠI CÙNG CHÚA.
Sự ăn năn có kết quả là hết lòng trở lại cùng Chúa, xin Ngài tha thứ (Ca 3:40, 41; Công 3:19; 26:20). Nếu nhận biết tội, ghê gớm tội, lìa bỏ tội mà không trở lại cùng Chúa thì tội chẳng bao giờ được tha. Con người thường có lòng kiêu ngạo, chẳng chịu hạ mình để xin Chúa tha thứ. Như vậy họ sẽ là kẻ bị hư mất trầm luân đời đời. Chúng ta phải học tập tinh thần của Đa-vít, chạy đến với Chúa với tấm lòng ăn năn, đau đớn về tội lỗi và cầu xin Chúa tha thứ tội lỗi (Thi thiên 51). Trở lại cùng Chúa là quý báu vô cùng, được Ngài tha thứ, Ngài chăm sóc, Ngài lo liệu một cách chu toàn. Như người con trai hoang đàng trở về nhà cha (Lu 15:11-32).
Mục sư Đoàn Văn Miêng.
Chúa nhật 08.09.2024
* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.07.2024.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong bài cầu nguyện chung chúng ta học biết rằng ba lời khẩn cầu trong Ma-thi-ơ 6:9-10 liên quan đến những yếu tính đời đời và vương quốc của Đức Chúa Trời. Ba lời cầu xin tiếp theo đó liên quan đến chúng ta (Ma-thi-ơ 6:11-13) và phản ánh điều răn thứ hai là yêu thương người lân cận chúng ta. Ngoài ra có rất nhiều điều mà chúng ta có thể cầu xin nơi Đức Chúa Trời, và Ngài sẵn lòng đáp lại lời cầu xin của chúng ta. Một trong những lời cầu xin đó là cầu xin sự đổi mới tâm trí. Sự đổi mới trong tâm trí sẽ dẫn đến những kinh nghiệm sống động cho những người luôn tin cậy và tìm cầu Chúa.
Trong câu ghi nhớ của ngày hôm nay, Phao-lô khuyên các tín hữu “hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí”. Trong Tân ước, từ Hy Lạp “metamorphosis” xuất hiện bốn lần. Hai lần mô tả sự hóa hình của Đấng Christ, hai lần mô tả sự biến đổi của Cơ Đốc nhân. Biến đổi tâm trí hay tấm lòng là công việc của Đức Thánh Linh (Tít 3:5). Bởi sự đổi mới của Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ trở nên giống như Chúa Giê-xu trong cách suy nghĩ và hành động. Sự đổi mới tâm trí dẫn đến sự đổi mới trong lối sống, trong lối ứng xử. Lối sống cũng như lối tư duy của chúng ta, là những người được Ngài biến đổi, sẽ phản ánh bản chất yêu thương của Ngài. Bởi sự đổi mới trong lòng và trí, chúng ta sẽ có cái nhìn tươi mới và độ lượng đối với con người và thế giới quanh ta.
Khi tâm trí được đổi mới, chúng ta có cái nhìn tích cực về bản thân mình. Sự đổi mới trong tâm trí giúp chúng ta khám phá ra rằng, bản thân ta còn quá nhiều khuyết điểm lẫn những tật xấu cần được thay đổi, cho dù chúng ta đã dâng thân thể này như một của lễ sống và thánh cho Đức Chúa Trời. Quá trình thay đổi này xảy ra liên tục trong cuộc đời của người theo Chúa. Dù sự đổi mới này là công việc đôi lúc rất thầm lặng của Đức Thánh Linh, nhưng sự đổi mới này sẽ trì trệ nếu như không có sự cầu nguyện hết lòng, và sự hợp tác tích cực của chúng ta qua những việc làm thực tiễn.
Để bày tỏ khát vọng luôn được đổi mới trong tâm trí và hành động, nếu có thể được, bạn và tôi hãy cùng bắt đầu từ những việc nhỏ, bằng cách thử dò xem trong trí rằng ai là người mà tôi không yêu thích và thường có những suy nghĩ hay có cái nhìn hằn học về họ, để rồi cầu nguyện cho người này trong sự yêu thương và cảm thông. Rồi sau đó tùy theo sự cảm động của Đức Thánh Linh, hãy nói hoặc làm một điều gì đó thiện lành đối với người này.
Đó là đối với tha nhân, còn đối với bản thân, có tật xấu nào dù là nhỏ mà bạn và tôi chưa thay đổi được, chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu với quyết tâm từ bỏ ngay trong ngày hôm nay.
Tuy nhiên đây chỉ là sự gợi ý, có thể bạn có những ý hay hơn và làm được nhiều việc tốt lành hơn, khi lòng và trí của bạn là nơi ngự của Chúa Giê-xu.
Lạy Chúa, cầu xin Ngài tiếp tục hướng dẫn và điều khiển cuộc đời con. Xin tiếp tục biến đổi con bởi Thánh Linh Ngài.
CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG
TIN MỪNG CHO BẠN
|
TÌNH TRẠNG CỦA CON NGƯỜI
HẬU QUẢ CỦA TỘI LỖI
CHÚA GIÊ-XU ĐÃ LÀM CHO BẠN
PHƯƠNG CÁCH BẠN ĐẾN VỚI CHÚ
CHÚA ĐANG CHỜ BẠN
Sau khi đọc và suy gẫm những lời Kinh Thánh trên đây, bạn muốn tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Chúa Cứu Thế của mình, xin bạn để một phút thành tâm cầu nguyện với Chúa:
“Thưa Chúa, con tạ ơn Ngài về tình yêu Ngài dành cho con. Con biết mình là một tội nhân. Con biết Chúa đã chết thay cho tội lỗi của con. Con quyết định dứt khoát mọi tội lỗi và xin Chúa tha thứ cho con. Con tin nhận Chúa làm Chúa của đời con. Con cầu nguyện nhân Danh Chúa Giê-xu. A-men”.
Bạn đã tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Chúa Cứu Thế của mình, bạn đã trở nên con dân của Chúa, bạn nhớ cẩn thận thực hiện những điều Chúa dạy:
HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM. 68 Nguyễn Công Hoan, P. 7, Phú Nhuận, TP. HCM. ĐT: (028) 38434998
Email: hoithanhphucam2007@gmail.com
Website: http://hoithanhphucam.org/
Facebook: www.facebook.com/httgpa
YouTube.com/c/hoithanhtruyengiangphucam
(Mời bạn tham dự giờ thờ phượng Chúa trực tuyến lúc 8.30g mỗi sáng Chúa nhật với Hội Thánh chúng tôi qua Facebook hoặc YouTube)