Tác giả: Mai Hdenayun

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 18.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 18.08.2024

in PHỤ NỮ on 17 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 18.08.2024 (CN Thiếu niên Tin Lành)

  1. Đề tài: TÌM HIỂU TUỔI THIẾU NIÊN.
  2. Kinh Thánh: Truyền đạo 11:9-10.
  3. Câu gốc: “Hỡi người trẻ tuổi, hãy vui mừng trong tuổi thiếu niên! Hãy vui hưởng thời thanh xuân của con. Hãy đi theo đường lối lòng .……” (Truyền đạo 11:9 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 25-27.
  5. Thể loại: Tìm hiểu.

* CHỈ DẪN: Tìm hiểu.

– Mời hai hoặc ba người trong BHD nghiên cứu đề tài “Tìm Hiểu Tuổi Thiếu Niên” và trình bày cho ban phụ nữ. Có thể chia ra hai hoặc ba phần để mỗi người trình bày.

– Mời một người lên đúc kết và cầu nguyện.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

TUỔI THIẾU NIÊN LÀ TUỔI THAY ĐỔI.

Tuổi thiếu niên là khoảng thời gian những đứa nhỏ chuyển mình để trở thành người lớn: Thay đổi về thể xác, tâm lý, tình cảm cũng như thay đổi trong cách suy nghĩ, làm việc và cách xử sự với người chung quanh.

  1. THAY ĐỔI VỀ THỂ XÁC.

Thay đổi rõ ràng nhất chúng ta nhìn thấy nơi tuổi thiếu niên là thay đổi về thể xác. Các em trai thì bể tiếng, giọng nói trầm xuống, bắp thịt rắn chắc, dáng điệu cứng cáp, mạnh mẽ. Các em gái thay đổi vóc dáng, thân thể phát triển, dịu dàng, yểu điệu. Có em bước vào tuổi dậy thì rất sớm, có em tuổi dậy thì trễ. Sự thay đổi về thể xác, mất đi sự hồn nhiên vô tư, đó là lý do thường hay soi gương, chải chuốt, để ý đến áo quần hơn trước. Khi thấy các em thay đổi như thế, người lớn nên tránh chế giễu, phê bình hay la mắng, đó là một trong những lý do khiến các em không muốn gần người lớn.

Trong thời gian thay đổi về thể xác, các em còn có những thay đổi: Mặc cảm tự ti, mệt mỏi, lười biếng, tay chân các em vụng về. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng lừ đừ, mệt mỏi, có lúc lại có quá nhiều sinh lực. Hiểu đặc tính này, nên cho các em ăn ngủ đầy đủ, giao công việc. Mặt khác, cho các em có cơ hội chơi thể thao, tham gia những sinh hoạt ở trường và tham dự các sinh hoạt của thanh thiếu niên trong Hội Thánh.

  1. THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ.

Về mặt tâm lý và tình cảm, cũng có những thay đổi mà cha mẹ khó chấp nhận như:

  1. Các em muốn được tự do và tự lập:

Khi bước vào tuổi thiếu niên, các em muốn được tự do, tự lập, không muốn ở dưới quyền kiểm soát của cha mẹ. Hầu hết các em còn đi học, chưa thể tự nuôi sống, tuy nhiên, vì cảm thấy đã lớn, các em không muốn tuân theo kỷ luật, nhưng muốn cha mẹ cho được tự do làm điều các em muốn. Để giúp các em lớn lên có thể tự lo, tự lập, cha mẹ cần giao công việc và trách nhiệm cho các em khi còn nhỏ. Nếu không giao công việc khi các em còn nhỏ, đến tuổi thiếu niên sẽ quen tính lười biếng. Lúc đó nếu tức giận, la mắng cũng không có lợi gì, nếu áp dụng kỷ luật quá gắt gao, các em có thể phản loạn.

  1. Các em muốn được tôn trọng:

Trong thực tế có những bậc cha mẹ dù con bao nhiêu tuổi cũng vẫn xem là con nít, luôn luôn sai bảo la mắng, bắt làm theo ý mình. Đây là điều sai lầm, cũng là lý do khiến các em bực bội, không muốn ở gần. Tuy các em còn xử sự như trẻ con, nhưng đã bắt đầu thay đổi và muốn được đối xử như người lớn.

  1. Các em bắt đầu thách thức thẩm quyền của cha mẹ:

Khi còn nhỏ, các em rất sợ uy quyền của cha mẹ. Lúc đến tuổi thiếu niên, bắt đầu hiểu biết, bắt đầu phân tích vấn đề và biết lý luận để bênh vực mình. Khi bị cha mẹ la mắng, thường trả lời hoặc bào chữa cho chính mình. Những lúc đó cha mẹ thường phản ứng lại bằng sự tức giận và càng gắt gao hơn vì cho là ngang bướng, hổn hào, dám cãi lại. Đây là lý do khiến giữa phụ huynh và con em trong tuổi thiếu niên thường hay có sự căng thẳng hoặc một khoảng cách, không gần gũi, thân mật như khi còn nhỏ.

Để tránh sự căng thẳng trong tuổi thiếu niên, cần hiểu và thông cảm với con, nhất là đừng xem chúng là con nít. Khi con bày tỏ ý kiến hay nói lên những lời như có ý phê bình cha mẹ, chúng ta không nên giận dữ, cho là hổn hào hay là làm khôn. Có thể những khuyết điểm của chúng ta mà con cái nhìn thấy là đúng, chúng ta cần nhận lỗi và sửa đổi để không mất lòng kính trọng và tin cậy của con. Chúng ta cũng nên tôn trọng, đừng đánh đập hay mắng con bằng những lời thô tục khiến con xấu hổ và mất lòng tin nơi chính mình (Êph 6:4; Côl 3:21).

  1. Các em bắt đầu nhìn thấy khuyết điểm của cha mẹ:

Ở tuổi nầy các em bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Với những kiến thức thu thập ở trường và sự phát triển của trí khôn, các em dần dần hiểu biết nhiều hơn, lắm khi các em biết những điều cha mẹ không biết. Các em cũng muốn làm người lớn khiến có ý xem cha mẹ cũng không có gì hơn các em. Vì suy nghĩ như thế, các em hay cãi, lý luận không vâng lời cách tuyệt đối như khi còn nhỏ.

Nếu muốn con nên người, phải nêu gương tốt cho con noi theo. Không chỉ dạy bằng lời nói nhưng dạy bằng hành động, nhất là trong cách cư xử hằng ngày. Khi con đã hiểu biết, chúng ta nên trò chuyện với con cách thân mật như bạn. Đừng ngại cho con biết những khuyết điểm hay lỗi lầm, khi làm như thế con sẽ thấy gần với cha mẹ hơn. Nếu con nhận xét chúng ta cách sai lầm, đừng bực bội nhưng bình tĩnh giải thích cho con.

III. THAY ĐỔI VỀ TÌNH CẢM.

Thay đổi tình cảm là điều các bậc phụ huynh khó chấp nhận. Các em cũng có vẻ như không cần đến sự chăm sóc, hướng dẫn của cha mẹ nữa. Vì thái độ của con, cha mẹ không còn nói những lời ngọt ngào, âu yếm. Sự thay đổi này không ai giải thích được, cũng không ai hiểu để giải thích cho ai, cứ thế, giữa cha mẹ và con cái có một sự cách biệt. Các em không hiểu tại sao tình thương của cha mẹ không đáp ứng được sự mong chờ khao khát trong lòng.

  1. Tình yêu thương.

Đây là tình cảm tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã đặt để trong cha mẹ, đặc biệt là khi con còn nhỏ, tuy nhiên, đến tuổi thiếu niên, tình thương này chấm dứt. Dầu vậy, các em vẫn cần tình thương của cha mẹ bày tỏ theo một cách khác, thích hợp hơn. Cha mẹ cần tế nhị trong cách bày tỏ tình yêu thương, chẳng hạn như tránh ôm hôn chỗ đông người hay trước mặt bạn bè của con, tránh xoa đầu, ôm cổ, mắng yêu con trước mặt người khác.

  1. Tình bạn.

Tình bạn thường phát sinh giữa những người làm việc chung với nhau. Những người cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh, trình độ, giai cấp và cùng đeo đuổi một mục tiêu dễ trở thành bạn của nhau. Riêng cha mẹ và con cái, tình bạn ít khi có, cha mẹ và con cái khác nhau về tuổi tác, kinh nghiệm, thẩm quyền, trình độ… khó trở thành bạn của nhau.

Hơn nữa, khi con đã lớn, nhất là đến tuổi thiếu niên, các em bận rộn nên ít khi có mặt bên cha mẹ. Riêng cha mẹ thấy con lớn rồi nên để nhiều thì giờ hơn để lo những công việc riêng của mình, chứ không để ý đến con nhiều như trước. Từ đó, những giây phút đẹp đẽ giữa cha mẹ và con cái ngày càng hiếm hoi và cuối cùng chấm dứt, khi con đến tuổi thiếu niên, tình yêu thương tự nhiên cũng như tình bạn giữa cha mẹ và con cái đều không còn.

  1. Tình yêu lãng mạn.

Khi tạo dựng nên con người, Chúa ban cho con người nhu cầu về tình yêu. Đây là tình yêu liên quan đến tính dục và tạo ra sự khao khát nơi người mình yêu. Chính trong tình yêu nầy, thấy được hạnh phúc, toàn vẹn và thỏa lòng. Dù tình yêu này thường chỉ thấy nơi vợ chồng và những người yêu nhau, nhưng theo các nhà tâm lý học, những người thân trong gia đình cũng có tình yêu này, đặc biệt giữa cha mẹ và con cái.

Nhưng khi con đến tuổi thiếu niên, tình yêu này giữa các em và cha mẹ cũng chấm dứt. Các em thiếu niên không muốn cha mẹ ôm ấp vỗ về nữa, các em không muốn làm người đáp lại sự khao khát tình yêu của cha mẹ nữa. Trong các em bây giờ cũng có sự khao khát một tình yêu lãng mạn, nhưng cha mẹ không phải là người các em tìm đến để sự khao khát đó được đáp ứng.

  1. Tình yêu vị tha.

Đây là tình yêu mà Chúa dùng để yêu chúng ta, cũng là loại tình yêu Kinh Thánh nói đến rất nhiều. Khi con cái đến tuổi thiếu niên, cha mẹ cần thương con bằng tình yêu này, vì lúc đó các em có nhiều điều khó thương, làm những điều khiến cha mẹ xấu hổ hay buồn phiền. Chỉ có tình yêu thương hi sinh vô điều kiện mới có thể đem cha mẹ và con cái đến gần với nhau. Nếu không, con có thể tìm cách lìa xa cha mẹ, cha mẹ cũng không muốn giữ con trong gia đình.

  1. THAY ĐỔI MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI CHUNG QUANH.

Đặc điểm trong thay đổi về tâm lý nơi các em thiếu niên là các em muốn tách rời khỏi hay muốn vượt ra ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ. Thật ra đây là một thay đổi bình thường và cần thiết, nằm trong chương trình tăng trưởng mà Đức Chúa Trời đã định cho con người. Trong (1Cô-rinh-tô 13:11), sứ đồ Phao-lô viết: “Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những sự thuộc về con trẻ”. Câu Kinh Thánh này nói về sự tăng trưởng tâm linh nhưng cũng áp dụng về sự tăng trưởng về thể xác, tâm lý và tình cảm.

  1. THAY ĐỔI VỀ CẢM XÚC.

Tuổi thiếu niên là tuổi có những cảm xúc lên xuống và thay đổi đột ngột nhất. Chính vì vậy cha mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây để chúng ta hiểu con và thông cảm với con hơn.

Cảm xúc của con người tự nó không có gì là sai quấy hay tội lỗi.

– Tuổi thiếu niên là tuổi có cảm xúc rất mạnh.

– Các em thiếu niên thường dùng cảm xúc để đạt được điều mình muốn.

Cha mẹ cần biết một số cảm xúc thường có trong các em như sau: Giận dữ, thờ ơ, lãnh đạm, dễ chán, hay buồn, hay mang mặc cảm, sợ hãi và lo lắng, tinh thần căng thẳng, vui vẻ thái quá, tình yêu. Những thay đổi đột ngột, kỳ cục nơi con em chúng ta trong tuổi thiếu niên là điều tự nhiên và bình thường, nhưng đó là những thay đổi cần thiết.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.08.2024

in NAM GIỚI on 17 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 18.08.2024

  1. Đề tài: CƠ ĐỐC NHÂN VỚI SỰ THỬ THÁCH.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 22:28-30; 1Phi 1:6-7; Gia-cơ 1:12.
  3. Câu Gốc: “Hỡi anh em, hãy coi thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra sự nhịn nhục” (Gia 1:2-3).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 25-27.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN:

  1. Mời người đặc trách giải đáp thắc mắc.
  2. Thông báo đề tài “Cơ Đốc Nhân Với Sự Thử Thách” cho các ban viên trước hai tuần và yêu cầu họ viết câu hỏi.
  3. Trao câu hỏi trước cho người đặc trách để nghiên cứu.
  4. Người đặc trách sẽ đọc lên từng câu và trả lời. Sau cùng có thể cho các ban viên góp ý hoặc hỏi thêm.
  5. Nếu người đặc trách đồng ý, có thể cho các ban viên hỏi trực tiếp.
  6. 6. Ban hướng dẫn tìm hiểu ban viên của mình, thảo luận và đưa thêm những câu hỏi thiết thực vì có nhiều người e ngại không dám hỏi.
  7. 7. Trong trường hợp không mời được diễn giả, ban hướng dẫn cũng không thể trả lời đầy đủ các thắc mắc của ban viên, thì ban hướng dẫn cần đem các câu hỏi đến nhờ người giải đáp trước, ghi chép đầy đủ rồi trở về trả lời cho các ban viên thay cho diễn giả.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sống mỗi ngày, không ai trong chúng ta lại không phải đối diện với thử thách khó khăn. Thử thách khó khăn đó đến với chúng ta dưới nhiều hình thức, có thể là bệnh tật, tai nạn xe cộ, vấn đề tình cảm, hoặc mối quan hệ với người thân yêu bị đổ vỡ…

Có người có con cái hư hỏng hay có vấn đề với pháp luật, người thì gặp chuyện không may trong việc làm, có khi bị mất việc hay bị người khác hiểu lầm. Chúng ta làm gì hay xử sự ra sao mỗi khi phải đối diện với những khó khăn trong đời sống? Thánh Kinh là Lời của Chúa có lời giải đáp cho chúng ta trong những vấn đề nầy, và giúp chúng ta đối diện với đời sống dễ dàng hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải có lòng tin, phải có đức tin nơi Chúa. Có đức tin nơi Chúa không có nghĩa là phó mặc cho số mệnh, nhưng chỉ có nghĩa là nhìn thấy vấn đề như Chúa thấy, và tin Kinh Thánh là Lời Chúa hướng dẫn cho đời sống để theo đó xử sự.

Không ai trong chúng ta tránh được khỏi hoạn nạn, thử thách ở đời. Người tin Chúa cũng như người không tin đều phải đối diện với hoạn nạn, thử thách khó khăn như nhau. Điểm khác biệt là phản ứng của chúng ta trước hoàn cảnh. Không phải khi tin Chúa chúng ta được miễn trừ khỏi khó khăn, nhưng khi sống với niềm tin nơi Chúa, chúng ta sẽ biết xử sự hay đối diện với hoàn cảnh như thế nào cho thích hợp.

Một điều quan trọng khác nữa chúng ta cũng cần ghi nhớ, đó là đừng nghĩ rằng hoạn nạn thử thách khó khăn xảy ra trong đời sống là vì tội lỗi. Có nhiều hoàn cảnh khó khăn xảy ra là vì tội của chúng ta thật, chẳng hạn như say rượu mà lái xe để xảy ra tai nạn; say mê cờ bạc để mất hết của cải, tài sản hoặc chơi bời trác táng để sinh ra bệnh tật… những khó khăn đó xảy ra là vì chúng ta, là vì hậu quả tất nhiên của tội lỗi. Cũng có những hoàn cảnh khó khăn khác xảy ra là kết quả tất nhiên của những hành động của chúng ta. Có những người có con cái hư hỏng vì đã không dành thì giờ cho con, đã không hướng dẫn, dạy dỗ con. Có những gia đình đổ vỡ vì vợ chồng mỗi người lo một việc, không dành thì giờ cho nhau. Trước những hoàn cảnh đó, chúng ta phải nhìn lại vấn đề, truy nguyên để biết rõ nguyên nhân, lúc đó chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề.

Tội của chúng ta thật ra là không tôn thờ Chúa, không làm theo lời dạy của Ngài. Thiên Chúa đã cho phép những hoàn cảnh khó khăn xảy ra để chúng ta được thức tỉnh. Nhưng dù là bệnh tật đau yếu, mất mát tiền bạc hay đổ vỡ tình cảm, chúng ta đối diện với những thử thách ở đời như thế nào?

Thánh Kinh là Lời Chúa dạy:

“Hỡi anh em, hãy coi thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra sự nhịn nhục” (Gia-cơ 1:2-3).

Theo Lời Chúa dạy và là người có đức tin nơi Chúa, chúng ta phải coi hoạn nạn thử thách xảy đến cho chúng ta là điều vui mừng. Gặp thử thách thì buồn khổ, than thở. Gặp thử thách mà coi đó như niềm vui điều thật khó, thật ra là không thể làm được. Nhưng đó là Lời Chúa dạy. Chúng ta để ý thấy rằng Chúa không bảo chúng ta khi gặp thử thách thì vui, Chúa không bảo như vậy. Nhưng Chúa bảo chúng ta “Hãy coi sự thử thách như là điều vui”. Coi thử thách như là điều vui nghĩa là chẳng có gì vui sướng trong thử thách cả, nhưng chúng ta hãy coi đó như là điều đáng vui hơn đáng buồn, vì biết kết quả của thử thách là lòng nhịn nhục hay đức nhẫn nhục.

Vấn đề của chúng ta là cái nhìn. Cái nhìn gần hay xa, cái nhìn thiển cận hay bao quát, và nhìn thấy toàn thể vấn đề. Khi bị kẹt xe trên đường, phản ứng thông thường của chúng ta như thế nào? Chúng ta bực mình cau có, khó chịu. Chúng ta chỉ thấy một rừng xe trước mắt. Cùng trong cảnh kẹt xe đó nếu có một trực thăng bay ở trên, người trên chiếc trực thăng đó thấy rõ trước mặt có gì, tại sao xe bị kẹt. Cùng một cảnh kẹt xe, nhưng có hai cái nhìn khác nhau: một cái nhìn từ trên cao, thấy rõ vấn đề và cái nhìn dưới đất, chỉ thấy những gì ngay trước mắt. Và vì cái nhìn khác nhau, chúng ta có những phản ứng khác nhau.

Hoàn cảnh và thử thách ở đời cũng vậy, tùy cái nhìn vào hoàn cảnh mà chúng ta vui hay buồn, phấn khởi hay thất vọng. Thánh Kinh là Lời của Chúa cho chúng ta thấy kết quả của thử thách, là giúp ta nên người. Trước đó, Lời Chúa cũng dạy thử thách là sự thử thách đức tin. Nói như vậy nghĩa là niềm tin của con người cần được thử nghiệm. Con người chúng ta cần đi qua lửa thử nghiệm mới nên người.

Trong các xưởng chế tạo xe hơi, người ta có những hầm gió (wind tunnel). Có những điều kiện thời tiết khắc nghiệt để thử xem chiếc xe hay máy xe có chịu được không, từ kết quả của những thử nghiệm nầy mà chiếc xe hay sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn. Ai trong chúng ta cũng biết đối với kim loại, đặc biệt đối với những kim loại quý như vàng thì lửa là điều cần thiết để tinh luyện. Càng được thử nghiệm, vàng càng ròng, càng tinh khiết. Con người chúng ta cũng vậy, cần được lửa thử thách tinh luyện để trở nên người tốt đẹp hơn. Theo Lời Kinh Thánh dạy, kết quả của hoạn nạn thử thách là sự nhịn nhục hay nhẫn nhục, kiên nhẫn hay nhẫn nại. Đây là một đức tính cần thiết để sống ở đời, mà thường chúng ta không thể học được ở một nơi nào khác ngoài hoạn nạn, thử thách. Có một câu hài hước như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con tính nhẫn nại và xin ban cho con ngay bây giờ!” Muốn kiên nhẫn mà muốn có ngay thì không được. Và nhiều khi cách tốt nhất để học tính kiên nhẫn là phải chịu hoạn nạn, thử thách, khó khăn.

Thánh Kinh ghi lại câu chuyện một người tên là Gióp. Ông là một người đạo đức, công chính nhưng hết tai họa nầy đến tai họa kia cứ dồn dập xảy đến cho ông. Nhà cửa tài sản bị mất sạch, con cái bị tử nạn. Bản thân ông thì mắc một chứng nan y đến nỗi người vợ cũng xa lánh và xúi ông tự tử. Còn bạn bè thay vì an ủi nhưng đã lên án và buộc tội ông. Một người ở trong hoàn cảnh như vậy thật không sống nổi. Tuy nhiên ông Gióp đã nhẫn nhục chịu đựng và cuối cùng ông đã để lại gương nhẫn nại mà Thánh Kinh đã nói như sau: “Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người, vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ”.

Bạn và tôi, chúng ta đang bước đi trên đường đời, mỗi ngày đều có những gian nan, thử thách. Niềm tin nơi Chúa và lời dạy của Ngài, sẽ hướng dẫn chúng ta đến những quyết định đúng và có cái nhìn đúng vào vấn đề. Theo lời dạy của Chúa, chúng ta có kết luận sau:

  1. Thử thách khó khăn là thử nghiệm cho đời sống để chúng ta trưởng thành và nên người.
  2. Kết quả của thử thách là sự nhẫn nhục, một đức tính cần thiết trong mọi mối quan hệ ở đời, đặc biệt là trong gia đình. Ở đời nầy người ta nói nhiều đến tình yêu, và đặc tính đầu tiên của tình yêu thật theo lời dạy của Thánh Kinh là sự nhịn nhục. Hãy xem những hoạn nạn, thử thách, khó khăn xảy ra trong đời sống là phương tiện giúp chúng ta đạt đến điều đó.

Vì hai lý do trên, thử thách là thử nghiệm và thử thách đưa đến tính nhẫn nại, nên mỗi khi phải đối diện với thử thách khó khăn, Lời Chúa bảo chúng ta hãy coi đó là điều đáng vui hơn đáng buồn. Tự sức mình, không ai trong chúng ta có thể vui khi gặp hoạn nạn thử thách, nhưng với đức tin nơi Thiên Chúa, với lòng tin nơi Ngài, chúng ta có thể sống vui trong khó khăn và trở nên người hữu dụng và mang ích lợi đến cho người khác. Bước quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm là ý thức tình trạng tội lỗi và bất lực của mình. Khi chúng ta thừa nhận điều đó, và tiếp nhận ơn cứu rỗi Chúa Giê-xu đã hoàn thành qua cái chết của Ngài trên thập giá, chúng ta sẽ nhận được sự sống mới từ Thiên Chúa, giúp chúng ta vượt thắng mọi khó khăn trong đời sống.

Mục sư Nguyễn ThỉChương Trình Phát Thanh Tin Lành

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

in THÔNG ĐIỆP on 17 Tháng Tám, 2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 15/08/2024 Chủ đề: Năng Quyền Của Thập Giá Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 1:18 Thông điệp: ? Tại nơi thập giá nhân loại đã chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời vào thời điểm Chúa Giê-xu trở nên yếu đuối nhất. Ngài tự giao phó mình với đôi bàn tay và bàn chân bị đóng chặt vào thanh gỗ thô. ? Quyền năng không phải lúc nào cũng thể hiện một cách hào nhoáng, đôi khi nó được bày tỏ qua sự bền bỉ chịu đựng. Điều gì đã giữ Chúa Giê-xu trên thập tự cho đến khi mọi thẩm quyền trên trời dưới đất thuộc về Ngài (Ma-thi-ơ 28:18)? Tình yêu thiêng thượng là điều đã giữ Ngài tại đó. Trong khi con người đối mặt với tội lỗi đời đời, Chúa Giê-xu chịu treo trên thập tự giá để đảm bảo sự cứu rỗi cho chúng ta. ? Quyền năng của thập giá không kết thúc khi Chúa Giê-xu chết. Sự chết của Ngài đã mở ra cánh cửa cứu rỗi cho tất cả mọi người, những ai chấp nhận bằng đức tin thì được tha thứ mọi tội lỗi và bước vào thiên đàng. ? Quyền năng của thập giá vẫn tiếp tục trong đời sống của những người tin nhận Chúa và nhận sự cứu rỗi. Hàng triệu người đã được đắc thắng trên tội lỗi và sự chết. Chúa giải thoát chúng ta khỏi thói quen tội lỗi và nghiện ngập, Ngài trao quyền cho chúng ta để sống trong sự công chính của Ngài. ? Bạn đã để thập tự giá thực hiện công việc của nó trong đời sống của mình chưa? Chúa không áp đặt thập tự giá lên bất cứ ai. Thay vào đó, Ngài ban tặng một cách tự do cho những ai tin và bước theo Ngài. Khi ta càng bước đi trong đức tin, công việc vĩ đại của Chúa sẽ càng bày tỏ. Nguồn: In Touch Ministries ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh ? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM ? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com ? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007 ? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm ? Website: http://maiamviet.org ? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

in DƯỠNG LINH on 17 Tháng Tám, 2024

Bạn có bao giờ thấy áp lực trước những gánh nặng đang đối mặt? Có lẽ đó là một điều không xa lạ với những ai theo Chúa. Con cái Chúa không được hứa rằng sẽ có một cuộc sống suôn sẻ, tuy nhiên chúng ta nhận được lời hứa lớn hơn gấp bội. Chúa Giê-xu đã xuống thế gian để chiến thắng sự chết và giành lấy phần thưởng đời đời dành cho chúng ta. Vì thế, mọi khó khăn trở nên bé nhỏ nếu so sánh với những gì chúng ta nhận được. Câu hỏi quan trọng là “Liệu khó khăn trước mắt khiến bạn rời xa hay gần lại với Chúa?” Hãy phó thác mọi nan đề cho Chúa và nương cậy Ngài, khi đó sự bình an từ Chúa sẽ ngập tràn đời sống bạn. ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh ? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM ? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com ? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007 ? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm ? Website: http://maiamviet.org ? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #tinhnguyen #LoiChua

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 17 Tháng Tám, 2024

BÀI 13: BÀI ÔN

I. KINH THÁNH: Tất cả những đoạn Kinh Thánh đã học trong quý.

II. CÂU GỐC: Tất cả các câu gốc đã học trong quý.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

  1. Biết: Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đi trong đường lối của

Ngài.

  • Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn ở cùng, dẫn dắt các em sống xứng

Đáng là con cái của Ngài.

  • Hành động: Em luôn đi theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.

IV. ÔN CÂU GỐC: Chuẩn bị 12 tờ giấy nhỏ, ghi vào đó địa chỉ của các câu gốc đã học trong quý, cho các em lần lượt lên bốc thăm, các em sẽ đọc câu gốc có địa chỉ như đã ghi trong tờ giấy.

V. ÔN BÀI.

  1. Dùng hình vẽ hoặc thị trợ: Dùng những hình hoặc thị trợ đã sử

dụng khi dạy bài học để ôn lại bài thì có hiệu quả hơn. Nên xen lẫn

ca hát vào lúc ôn bài để tạo sự thu hút cho các em.

  1. Dùng những câu gợi ý cách gián tiếp: Giúp các em đoán ra

Nhân vật.

Ví dụ: Nhờ hết lòng tin cậy, trung tín theo Chúa, tôi đã nhận được

phần đất Chúa hứa ban cho. Vậy tôi là ai?

VI. SINH HOẠT.

*Vệ sinh lớp học.

  1. Mục đích: Giúp các em có tinh thần phục vụ người khác, qua việc

Tham gia vệ sinh lớp học.

  1. Chuẩn bị: Viết lên bảng một số công việc mà em có thể làm.

Ví dụ: Lau chùi bàn ghế, bảng, dọn dẹp đồ chơi, thu xếp đồ dùng.

  1. Vật liệu: Một số đồ dùng cần thiết cho việc vệ sinh lớp học.

Ví dụ: khăn lau, chổi, nước…

  1. Thực hiện: Nói với các em: “Theo gương Chúa Jêsus, chúng ta

học tập phục vụ người khác qua việc vệ sinh lớphọc”. Đem những công việc được ghi lên bảng, phân công cho các em làm, sao cho mỗi em đều có cơ hội tham gia vào công việc.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 17 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. SỐNG HÒA THUẬN

 

I. KINH THÁNH: Giô-suê 22:1-34.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết sứ hòa thuận với mọi người” (Rô-ma 12:18).

III. BÀI TẬP.

A. Trò Chơi Phim.

Dựa theo thứ tự của câu chuyện, sắp xếp lại số thứ tự cho mỗi tấm phim sau đây. (Tô màu vào số thích hợp).

B. Xảy Ra Chuyện Gì?

Những bạn nhỏ trong hình đã làm gì để sống hòa thuận với mọi người?

C. Em Có Thể Làm Gì?

Em sẽ làm gì để có thể sống hòa thuận với mọi người?

Hãy kể hoặc vẽ ra đáp án của em.

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 17 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CA-LÉP NHẬN ĐƯỢC ĐẤT

 

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13:17-14:38; Giô-suê 14:6-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va và vâng giữ đường lối Ngài Thì Ngài sẽ nâng ngươi lên để hưởng được đất đai.” (Thi Thiên 37:34a).

III. BÀI TẬP.

A. HỒ SƠ VỀ CA-LÉP.

Dựa theo gợi ý sau đây viết ra ba phẩm chất của Ca-lép.

B. Người Trợ Giúp Tốt.

Em xem hình và nếu thấy việc nào khó thì vẽ L vào ngôi sao (nhớ vẽ ngôi sao vào đây).

Nếu việc nào dễ dàng thì vẽ J vào ngôi sao. 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. SỐNG HÒA THUẬN

I. INH THÁNH: Giô-suê 22:1-34.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết sức hòa thuận với mọi người” (Rô-ma 12:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Dân Y-sơ-ra-ên giải quyết sự hiểu lầm với nhau cách hòa thuận.

– Cảm nhận: Chúa vui lòng khi các em sống hoà thuận với nhau.

– Hành động: Em quyết tâm sống hòa thuận với mọi người.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Sau khi vào đất hứa, dân Y-sơ-ra-ên ở bên nầy và bên kia sông Giô-đanh có sự hiểu lầm nhau. Trong cơn tức giận, mười chi phái ở bên nầy sông định đem quân đánh hai chi phái ở bên kia sông! Nếu họ không tìm hiểu vấn đề cách ôn hòa và giải quyết sự hiểu lầm với nhau cách hòa thuận, thì trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên đã xảy ra cảnh huynh đệ tương tàn.

Hòa thuận với mọi người là điều Chúa muốn chúng ta thực hiện và đó cũng là mong muốn của tất cả những người theo Chúa. Nhưng đôi khi trong cuộc sống lại xảy ra những hiểu lầm, gây ra sự tranh cãi không đáng có. Kinh nghiệm của dân Y-sơ-ra-ên là bài học cho chúng ta. Trước khi quyết định bất cứ việc gì, chúng ta phải tìm hiểu cặn kẽ, giải quyết vấn đề trong sự ôn hòa. Kinh Thánh nhiều lần đề cao sự hòa thuận, coi sự hòa thuận như mật ngọt của tàng ong. Hòa thuận với mọi người có nghĩa là gì? (Không để những hận thù trong lòng, quan tâm đến người khác v.v… Từ “hoà thuận” trong Kinh Thánh có nhiều nghĩa: Bỏ đi sự tranh chấp, tranh cãi và ẩu đả). Trước khi dạy bài học nầy, bạn suy gẫm lại chính đời sống mình. Có thể chia sẻ lại từng trải, khi bất hòa với một người nào đó, bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có hết sức hòa thuận với mọi người không? Xin Chúa cho bạn biết sống hòa thuận với mọi người để làm sáng danh Chúa và làm gương cho các em noi theo.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Vị Trí Trên Bản Đồ.

  1. Vật liệu: Trang tư liệu trong sách học viên, bút màu, kéo.
  2. Thực hiện: Giáo viên cho các em đọc những chữ trên bản đồ. Sau đó, hướng dẫn các em tô màu vào các hình vẽ phía dưới rồi cắt ra, dán vào bản đồ. Trong giờ học Kinh Thánh, chúng ta sẽ sử dụng bản đồ nầy. Sau khi học bài nầy xong, hỏi các em: Đa số dân Y-sơ-ra-ên sống ở đâu? Còn một số ít dân Y-sơ-ra-ên sống chỗ nào? Đức Chúa Trời dặn bảo dân Y-sơ-ra-ên phải thờ lạy Ngài tại đâu? Vì sao một số người Y-sơ-ra-ên lập bàn thờ? Chuyện gì đã xảy ra?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Hình phụ trợ 1-4 trong phần phụ lục).

  1. Vào đề.

Có khi nào các em tức giận vì tranh cãi một việc gì đó không? Trong tình huống đó em sẽ làm gì? (Cho các em chia sẻ). Theo em, tranh cãi tốt hay xấu? Chúa muốn em sống như thế nào? Mời các em cùng nghe câu chuyện Kinh Thánh hôm nay để biết dân Y-sơ-ra-ên làm thế nào trước sự tức giận nhé.

  1. Bài học.

(Lần lượt cho các em xem hình vẽ theo nội dung câu chuyện).

Trong vòng bảy năm, người Y-sơ-ra-ên đã chiếm được tất cả các thành trong vùng đất hứa. Giờ đây họ có thể xây cất nhà cửa, sống ổn định cùng gia đình rồi.

Có một số quân lính Y-sơ-ra-ên sống cùng gia đình bên kia sông Giô-đanh. (Cho các em chỉ vào bản đồ, chỗ dân Y-sơ-ra-ên có vẽ hình tam giác). Con sông nầy chia cách họ với những người Y-sơ-ra-ên khác (cho các em chỉ ra chỗ dân Y-sơ-ra-ên có vẽ hình ngôi sao). Sau khi chào tạm biệt nhau, quân lính Y-sơ-ra-ên ai về nhà nấy. Những người lính ở bên kia sông Giô-đanh vừa đi vừa bàn với nhau: “Chúng ta hãy lập một bàn thờ tại đây trước khi qua sông đi. Bàn thờ nầy có lẽ sẽ giúp dân Y-sơ-ra-ên ở bên nầy nhớ đến chúng ta. Tuy sống bên kia sông, nhưng chúng ta vẫn là dân Y-sơ-ra-ên, cùng thờ lạy Đức Chúa Trời. Và cả chúng ta, khi nhìn thấy bàn thờ nầy, chúng ta cũng nhớ đến họ”. Thế là họ tìm những hòn đá to, dựng lên một bàn thờ vừa cao vừa lớn. Xong rồi họ vượt qua sông về nhà.

Khi người Y-sơ-ra-ên sống ở bên nầy sông (chỉ vào bản đồ chỗ dân Y-sơ-ra-ên ở bên cạnh ngôi sao) nhìn thấy bàn thờ đó, thì rất tức giận. Họ hỏi nhau: “Tại sao họ lại lập bàn thờ? Chắc họ muốn thờ lạy Đức Chúa Trời tại bàn thờ nầy! Họ có biết, Đức Chúa Trời đã phán dặn rằng, chỉ có thể thờ lạy Ngài tại một bàn thờ duy nhất, đó là Đền Tạm tại Si-lô hay sao?” Có người nói trong lo âu: “Có lẽ những người Y-sơ-ra-ên dựng bàn thờ nầy không còn yêu mến và vâng phục Đức Chúa Trời nữa!” Một số người Y-sơ-ra-ên ở bên nầy sông muốn kéo sang đánh người Y-sơ-ra-ên ở bên kia sông Giô-đanh một trận để dạy họ một bài học. Nhưng cuối cùng, họ quyết định phái người qua sông để hỏi mọi việc cho rõ ràng.

Phi-nê-a dẫn đầu một đoàn mười người qua sông. Có lẽ trên đường đi, ông suy nghĩ làm thế nào để thảo luận với người Y-sơ-ra-ên bên kia sông một cách hòa bình để cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. Khi đến nơi, họ trực tiếp hỏi dân Y-sơ-ra-ên tại đó: “Tại sao anh em không vâng phục Đức Chúa Trời? Sao anh em dám lập bàn thờ riêng để thờ lạy? Chẳng lẽ anh em không biết rằng làm như thế là phạm tội với Đức Chúa Trời sao?” Tiếp đó, Phi-nê-a nói: “Chúng tôi mong muốn anh em yêu mến Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài biết bao. Nếu anh em cho rằng sống gần chúng tôi sẽ giúp anh em được điều đó thì anh em hãy dọn sang, chúng tôi sẽ chia sẻ mảnh đất của chúng tôi cho anh em”.

“Xin lỗi, anh em hiểu lầm rồi”, những người Y-sơ-ra-ên đã dựng bàn thờ lên tiếng: “Chúng tôi vẫn hết lòng yêu mến Chúa và vâng lời Ngài. Sở dĩ chúng tôi lập bàn thờ là muốn cho mọi người nhớ rằng, chúng ta là dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta đều yêu mến Đức Chúa Trời. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục thờ lạy Đức Chúa Trời với anh em tại Đền Tạm”. Phi-nê-a rất vui khi nghe xong những lời nầy. Ông biết rằng, vâng theo lời Đức Chúa Trời phán dặn là quan trọng vô cùng.

Sau đó, Phi-nê-a và mười người kia trở về thuật lại cho mọi người rằng: “Dân chúng bên kia sông vẫn yêu mến và vâng phục Đức Chúa Trời”. Dân Y-sơ-ra-ên bên nầy sông vui mừng cảm tạ Đức Chúa Trời vì tin tức tốt lành nầy.

  1. Ứng dụng.

Nếu trong cơn tức giận, người Y-sơ-ra-ên ở bên nầy sông kéo sang đánh người Y-sơ-ra-ên ở bên kia sông Giô-đanh thì hậu quả sẽ như thế nào? Nhờ tìm hiểu tường tận mà họ đã giải quyết được sự hiểu lầm một cách thuận hòa. Đây là bài học cho các em để có thể sống hòa thuận với nhau.

Giáo viên hướng dẫn các em xem và kể lại chuyện xảy ra của mỗi hình vẽ. Sau đó cho các em tìm ra câu chuyện xảy ra.

VI. PHỤ LỤC.

* Hình 1-4.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CA-LÉP NHẬN ĐƯỢC ĐẤT

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13:17-14:38; Giô-suê 14:6-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va và vâng giữ đường lối Ngài Thì Ngài sẽ nâng ngươi lên để hưởng được đất đai.” (Thi Thiên 37:34a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Sau một thời gian dài trung tín theo Chúa và tin cậy Ngài, Ca-lép nhận được phần đất Chúa hứa ban cho.

– Cảm nhận: Hết lòng tin cậy Chúa, chắc chắc sẽ nhận được điều Chúa hứa cho mình.

– Hành động: Hết lòng tin cậy Chúa trong mọi việc.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Cuộc đời của Ca-lép là một tấm gương sáng cho chúng ta. Ông hết lòng tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài từ tuổi thanh xuân cho đến khi về già. Trong suốt bốn mươi năm trong đồng vắng, ông bền lòng chờ đợi Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa cho mình.

Dù đã tám mươi lăm tuổi, nhưng Ca-lép không muốn an nhàn. Ông không đòi lấy vùng đất dễ chiếm hay thung lũng phì nhiêu. Ông xin Giô-suê cho ông tiến lên núi để chiến đấu với người khổng lồ. Ca-lép muốn nhận lấy phần đất tốt có đồn lũy kiên cố nhất với lòng tin cậy và ao ước lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện.

Sức lực của Ca-lép là ở trong Chúa và ông biết Đức Chúa Trời luôn ở cùng ông. Bí quyết của cuộc đời Ca-lép là hết lòng tin cậy Chúa và trung tín theo Ngài. Không dưới sáu lần cụm từ được lặp lại trong Kinh Thánh nói về Ca-lép rằng: “Người trung thành làm theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (Giô-suê 14:14; Dân số ký 14:24;32:12; Phục truyền 1:36; Giô-suê 14:8-9, 1Giăng 5:4).

Nhờ sự tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài mà Ca-lép có sự khác biệt rõ rệt so với sự vô tín của người Y-sơ-ra-ên. Những người Y-sơ-ra-ên vô tín đều chết tại đồng vắng còn Ca-lép nhận lãnh được tất cả ân điển của Đức Chúa Trời đã hứa ban cho.

Cuộc đời của Ca-lép là bài học cho chúng ta noi theo. Những người tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài, ắt không ngừng tăng trưởng trong đời sống thuộc linh và cuối cùng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. 

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG BÀI DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Về Miền Đất Hứa.

  1. Vật liệu: Trang tư liệu I trong sách học viên, bút màu.
  2. Thực hiện: Giới thiệu với các em: Ông lão trong hình tên là Ca-lép. Ông đã trải qua một cuộc hành trình dài trong nhiều năm với lòng tin cậy Đức Chúa Trời và cuối cùng đã đến được nơi mà Đức Chúa Trời hứa ban cho ông. Dựa theo gợi ý trong sách học viên, em vẽ ra con đường mà Ca-lép đã đi qua.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

   (Chuẩn bị hai người đóng vai nhân vật Giô-suê và Ca-lép).

  1. Vào đề.

Các em ơi, ngày Chúa nhật các em có được nghỉ học không? Các em làm gì trong ngày Chúa nhật? Đúng rồi, đến Hội Thánh để thờ phượng Chúa. Sau ngày Chúa nhật là đến ngày thứ mấy? À, thứ Hai. Ngày thứ Hai các em có đi học không? Các em biết không, tối thứ Hai, ba của Gia Ân hứa rằng thứ Bảy sẽ đưa cả nhà đi Đầm Sen chơi. Gia Ân trông đợi từng ngày, mong chóng đến thứ Bảy để được xem sư tử, chim, khỉ… và chơi những trò chơi thú vị trong Đầm Sen. Gia Ân cảm thấy ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm trôi qua thật là chậm chạp. Cuối cùng, ngày thứ Bảy mong chờ đã đến, Gia Ân mừng vô cùng vì hôm nay được đi Đầm Sen rồi!

Dù chỉ chờ đợi có bốn ngày, nhưng Gia Ân cảm thấy phải chịu đựng quá lâu. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một người, ông đã chờ đợi rất nhiều năm mới đạt được mong ước của mình. Các em cùng theo dõi câu chuyện nầy để biết ông là ai nhé.

  1. Bài học.

Trải qua một thời gian dài, cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên cũng đã chiếm được Đất Hứa. Dân chúng được phân chia đất để cất nhà, trồng trọt và chăn nuôi. Khi Giô-suê đang phân chia cho từng gia tộc biết nơi họ sẽ định cư, một ông lão đến nói cùng Giô-suê: “Thưa ông, ông còn nhớ lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi từ nhiều năm trước không?” Giô-suê nhận ra Ca-lép ngay, ông nhớ lại lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Ca-lép và lý do mà Đức Chúa Trời ban lời hứa đó cho Ca-lép.

Lúc đó, Giô-suê và Ca-lép đều còn rất trẻ và được giao cho một công việc rất quan trọng. Chúng ta cùng nghe họ nhắc lại chuyện xưa nhé! (Có thể mời hai thanh niên hóa trang thành Giô-suê và Ca-lép).

– Giô-suê: Ngày ấy, Môi-se là lãnh đạo của chúng tôi, ông bảo tôi cùng Ca-lép và mười người nữa đi do thám Đất Hứa để xem đất đai nơi đó như thế nào, dân cư ở đó mạnh hay yếu. Chúng tôi đã sử dụng thời gian bốn mươi ngày để tìm hiểu những điều mà Môi-se cần biết.

  – Ca-lép: Cho đến hôm nay tôi vẫn nhớ như in phần đất mà chúng tôi đã do thám. Đó là vùng đất rất tốt, có núi đồi, thung lũng và nhiều nguồn nước trong lành. Các vườn cây trái ở đó xanh tươi, trĩu quả. Thật là vùng đất màu mỡ, đẹp đẽ. Tôi cũng nhìn thấy dân chúng tại đó cao to, khỏe mạnh. Thành phố của họ có tường thành bao quanh rất chắc chắn.

– Giô-suê: Trong bốn mươi ngày ở đó, mười hai người chúng tôi nhìn xem khắp vùng Đất Hứa. Khi trở về, mười người kia tường trình: “Đó là vùng đất rất phì nhiêu, trái cây ngon ngọt, nhưng dân chúng nơi ấy rất đáng ngại! So với chúng ta, họ là những người khổng lồ! Xung quanh thành phố của họ có đều có tường thành chắc chắn”.

– Ca-lép: Khi nghe họ nói như vậy, tôi biết họ rất sợ dân chúng nơi đó nên nói chen vào: “Đừng sợ, chúng ta có thể chiếm được nơi ấy”. Nhưng mười người kia phản đối, họ than thở đủ điều, khiến dân Y-sơ-ra-ên không dám tiến về Đất Hứa. Họ nói với Môi-se: “Chúng tôi thà trở về Ai-cập còn hơn là phải chết dưới tay những người khổng lồ nơi đó”.

– Giô-suê: Ca-lép và tôi cố gắng thuyết phục dân chúng: “Chúng tôi thấy vùng đất đó rất tốt. Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta, Ngài sẽ giúp chúng ta chiếm lấy vùng đất tốt đẹp nầy”. Nhưng dân chúng vẫn cứ la hét: “Không, không, chúng ta không thể thắng họ được”.

Ngay hôm đó, Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se: “Bởi vì Ca-lép tin cậy Ta, nên Ca-lép sẽ được sống trên mảnh đất mà mình đã do thám”.

– Ca-lép: Đức Chúa Trời cũng cho biết, vì dân Y-sơ-ra-ên không tin nên họ phải sống suốt bốn mươi năm trong sa mạc cho đến khi những người từ hai mươi tuổi trở lên khi ra khỏi Ai-cập lần lượt qua đời. Chỉ có tôi và Giô-suê là ngoại lệ mà thôi.

– Giô-suê: Từ khi Chúa phán cùng Môi-se rằng, Ca-lép và tôi có thể tiến vào đất hứa cho đến nay đã trải qua rất nhiều năm. Đức Chúa Trời vẫn giữ đúng lời hứa của Ngài. Tôi và Ca-lép vẫn còn sống đến ngày nay!

(Hai nhân vật Giô-suê và Ca-lép vào trong).

Giờ đây, Ca-lép có thể nhận được phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa. Ca-lép tin rằng dưới sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, ông sẽ chiếm được nơi đó. Giô-suê chúc phước cho Ca-lép và chia cho ông phần đất tại Hếp-rôn. Kể từ đây, Ca-lép và cả gia đình được sống trên mảnh đất tốt đẹp nầy.

  1. Ứng dụng.

Ca-lép đã phải chờ đợi một thời gian rất dài để nhận được phần đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho ông. Trong suốt thời gian đó, Ca-lép vẫn hết lòng tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài và cuối cùng ông đã nhận được phần đất mong chờ bấy lâu.

Xin Chúa giúp em có lòng tin cậy Chúa, biết vâng phục và yêu mến Ngài như Ca-lép.

Sau đó hỏi các em Môi-se giao nhiệm vụ quan trọng gì cho Ca-lép? Giữa Ca-lép, Giô-suê và mười thám tử kia có gì khác nhau? Theo em, giữ ý kiến ngược lại với mười thám tử kia có phải là dễ dàng không? Vì sao? 

Sau đó, cho các em mở sách học viên bài 11 làm bài tập. Dựa theo gợi ý trong phần A, hướng dẫn các em tìm ra ba phẩm chất đáng quý của Ca-lép. (Tin cậy, vâng phục và yêu mến Đức Chúa Trời).

Hướng dẫn các em chia công việc trong hình vẽ của phần B ra làm hai loại: Dễ dàng và gian khó. Sau khi các em phân chia xong, hỏi các em: Thế nào là một người trợ giúp tốt? Những em nhỏ trong hình vẽ đang biểu hiện mình là người trợ giúp đáng tín nhiệm. Vậy, em có sẵn lòng làm một người trợ giúp đáng tín nhiệm không?