Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 22.02.2015
By andynguyen in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015
Chúa nhật 22.02.2015.
1. Đề tài: ÁP-ĐIA – NGƯỜI RAO SỰ ĐOÁN PHẠT TRÊN KẺ NGƯỢC
ĐÃI DÂN CHÚA.
2. Kinh Thánh: Áp-đia 1:1-21; Sáng 25:23-26:36-43; Phục 2:2-7.
3. Câu gốc: “Vì Đức Giê-hô-va chuộng sự công bình, khôngtừ bỏ
người thánh của Ngài; họ được Ngài gìn giữ đời đời. Còn dòng
dõi kẻ dữ sẽ bị diệt đi”(Thi 37:28).
4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 106-108.
5. Thể loại: Chia sẻ.
* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn trước.
I. GIỚI THIỆU.
Tên Áp-đia có nghĩa là “đầy tớ của Chúa”. Thời gian Áp-đia bước
vào chức vụ tiên tri chẳng được biết rõ, có thể là trước Giê-rê-mi vào
khoảng năm 850-840 T.C. Sách Áp-đia được viếttrong văn thể của
bài ai ca với chủ đề duy nhất là rao sự đoán phạt Ê-đôm và dự ngôn
về phước hạnh tương lai của dân Y-sơ-ra-ên. Mặc dầu với sứ mạng
ngắn ngủi, nhưng qua sứ điệp của Áp-đia đã làm sáng tỏ vấn đề:
Thế nào kẻ bị ức hiếp tìm được sự an ủi vàkẻ ác nhìn biết sự công
nghĩa của Đức Chúa Trời?
II. DẪN GIẢI.
1. Dân Ê-đôm Và Dân Y-sơ-ra-ên.
Theo Sáng Thế Ký 25:23-26 và 36:6-9, thì tổ phụ của dân Ê-đôm
là Ê-sau, anh em sinh đôi với Gia-cốp. Mặc dầu Ê-sau khinh quyền
trưởng nam, mất sự chúc phước của Y-sác, chamình, nhưng dòng
41
dõi ông đã trở thành một dân giàu mạnh. Trong thời Áp-đia, thành
phố Sê-la sau này có tên là Pe-tra là thủ đô của Ê-đôm. Vết hoang
tàn được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm 1812. Những lớp gạch
đỏ nhô lên chứng tỏ sự hưng thịnh và văn minh một thời của quốc
gia này. Qua sự ghi nhận của Kinh Thánh và những sự kiện trên cho
chúng ta biết chi tiết về xứ Ê-đôm.
Về phương diện địa lý, xứ Ê-đôm chạy dài theo dãy núi Sê-i-rơ,
từ vịnh A-qa-ba đến biển Chết. Vùng đất này phì nhiêu với các thứ
thổ sản như lúa mì, nho, trái vả, ô-li-ve, lựu. Dân Ê-đôm xây thành
kiên cố để sống an toàn khỏi kẻ thù đánh phá. Nhờ có núi cao bao
bọc làm tường thành, họ có thể chống lại kẻ xâm lược cách dễ
dàng. Thêm vào đó dân Ê-đôm chiếm được ưu thế kiểm soát con
đường thương mại từ A-qa-ba đến Ai Cập, nên họ được sung túc về
mặt kinh tế và nền văn minh của họ cũng được phát triển cao hơn
các nước trong vùng sa mạc (Giê 49:7; Gióp 4:1).
Dầu có mối liên hệ bà con anh em với dân Y-sơ-ra-ên, hơn nữa
cũng là nước láng giềng gần gũi, nhưng dân Ê-đôm không có chút
lòng thương xót Y-sơ-ra-ên trong ngày hoạn nạn, là ngày Chúa phó
Y-sơ-ra-ên vào tay vua Nê-bu-cát-nết-sa vào năm 586 T.C. Ác tâm
của dân Ê-đôm đã bày tỏ trong hai hành động:
(1) Hùa theo kẻ thù(c.10-13): Mối thù của Ê-sau về sự cướp
phước của Gia-cốp trong quá khứ mặc dầu đã được giải hòa (Sáng
33) nhưng nó vẫn còn nằm trong tiềm thức củaÊ-sau và lưu lại
trong dòng dõi của ông. Vì thế, dầu sống bên cạnh Y-sơ-ra-ên, người
em có cùng huyết thống, nhưng trong lòng dân Ê-đôm vẫn ấp ủ mối
hận thù! Tuy không chính thức tiếp tay với kẻ thù của Giu-đa nhưng
thái độ vui mừng của họ trong ngày Giu-đa gặp nạn tỏ lòng họ cũng
đã kết hiệp cùng kẻ nghịch với anh em mình.
(2) Tàn nhẫn với kẻ lâm nạn(c.14): Dân Ê-đôm chẳng những vui
mừng khoanh tay, ngoảnh mặt làm ngơ khi thấy kẻ thù tràn vào phá
hủy Giê-ru-sa-lem, họ còn ra tay săn bắt những người Giu-đa chạy
42
ẩn mình trong xứ để nộp cho quân nghịch. Nhưngtrong mọi sự, Đức
Chúa Trời trên cao nhìn thấy và Ngài không quên việc làm tàn bạo
của Ê-đôm.
2. Sự Đoán Xét Của Đức Chúa Trời.
Trong lời rao về sự đoán phạt, Áp-đia cảnh cáo dân Ê-đôm
những điều này:
(1) Chớ tự cao: Nhờ vị trí địa lý an toàn, kinh tế giàu mạnh và
văn minh cao, dân Ê-đôm lên mình kiêu ngạo. Nhưng Lời Đức Chúa
Trời phán: “Ta đã khiến ngươi làm nhỏ giữa các nước. Ngươi bị
khinh dể lắm. Hỡi ngươi là kẻ ở trong khe vầng đá, trong nơi cao,
ngươi nói trong lòng mình rằng: Ai sẽ có thể xô ta xuống đất? Sự
kiêu ngạo của lòng ngươi đã lừa dối ngươi. Dầu ngươi lên cao như
chim ưng, dầu ngươi lót ổ giữa các ngôi sao, ta cũng sẽ xô ngươi
xuống khỏi đó”(c.3-4).
(2) Chớ cậy liên minh: “Mọi kẻ đồng minh cùng ngươi đã đuổi
ngươi… Những kẻ hòa thuận cùng ngươi, thì phỉnh ngươi”(c.7).
(3) Chớ cậy sự khôn ngoan: “Trong ngày đó, ta há chẳng diệt
những kẻ khôn khỏi xứ Ê-đôm… sao?”(c.8).
(4) Chớ cậy binh lực: “Hỡi Thê-man, những lính chiến của ngươi
sẽ thất kinh…”(c.9).
(5) Gieo gì gặt nấy: “Những việc làm của ngươi sẽ đổ lại trên
đầu ngươi!” Ê-đôm đã cướp bóc, lục soát con buôn trong ngày kiểm
soát đường giao thương thể nào, thì cũng sẽ bị cướp bóc lục soát
trong ngày Chúa đoán xét thể ấy!
Lời cảnh cáo trên cho chúng ta nhận thấy:
(1) Nơi trú ẩn của loài người là vô ích: Dầu núp mình trong vầng
đá, hay trên núi cao, Ê-đôm không thể tránhkhỏi cơn thạnh nộ của
Chúa. Chỉ có người đặt lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va được an toàn
trong ngày đoán xét. Vì Ngài là vầng đá củacác thời đại, nơi ẩn náu
an toàn của chúng ta (Ê-sai 26:3-4).
43
(2) Sự khôn ngoan của loài người không thể giải cứu họ trong
ngày đoán xét của Chúa. Nhưng người có ChúaGiê-xu, Đấng Đức
Chúa Trời làm nên sự khôn ngoan cho chúng tađược cứu khỏi cơn
thạnh nộ của Ngài (1Côr 1:30; Giăng 5:24).
Theo dự ngôn của tiên tri Áp-đia, lời đoán xét Ê-đôm trong 1:1-14 đã được xảy ra. Qua các dữ kiện lịch sử ghi nhận vào khoảng thế
kỷ thứ năm, dân Ê-đôm đã bị dân Ả-rập ápbức đuổi ra khỏi xứ và
định cư ở phần đất phía Nam Palestine, trở thành một nước nhỏ bé
và nghèo nàn như điều Áp-đia đã nói (c.1,5-8). Tuy nhiên, Ê-đôm
vẫn còn bị đặt dưới sự đoán xét trong ngày sau cùng, khi Chúa đoán
xét các nước thế gian (1:15-21). Điều này các nước thế gian nên
biết, Đức Chúa Trời phó dân Y-sơ-ra-ên trongtay các nước; nhưng
Ngài cũng sẽ đoán xét họ tùy theo cách họ đối xử với dân Chúa
cách nhân đạo hay tàn nhẫn lúc hoạn nạn. Trong ngày đoán xét lớn,
Ê-đôm bị đoán phạt còn Y-sơ-ra-ên sẽ được phước như sau:
(1) Cường thạnh: Trong câu 17 “sẽ còn lại những người… nhà
Gia-cốp”, chỉ về dân sót của vương quốc miền nam sau khi bị lưu
đày trở về xứ. Họ nhận lại phần đất của tổ phụ mình xưa kia để lại
làm sản nghiệp. “Nhà Giô-sép”, chỉ về vương quốc miền bắc đã bị
vua A-si-ri là Sargon đánh phá và bắt lưu đàyvào năm 722 T.C.
Theo dự ngôn của Ê-xê-chi-ên 37:16-22; Ô-sê1:11, thì vương quốc
Y-sơ-ra-ên miền bắc trong tương lai sẽ liên hiệp với vương quốc Giu-đa miền nam và sẽ thống nhất quốc gia trở thành một lực lượng
hùng mạnh giống như “ngọn lửa”đốt cháy và Ê-đôm “sẽ là đống
rơm”cho ngọn lửa ấy!
(2) Biên giới quốc gia mở rộng (c.19). Lịch sử cho thấy trong khi
dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày, dân Ê-đôm đã chiếm đóng các tỉnh ở
phần đất phía nam của Giu-đa, Negel là vùng đất phía Nam của
Hếp-rôn hướng về đồng vắng Pha-ran. Sau khi hồi hương, dân Y-sơ-ra-ên sẽ chiếm lại phần đất phía nam ấy và làm chủ quyền núi Ê-sau. Miền đồng bằng của dân Phi-li-tin và cảvùng đất Ép-ra-im
44
cùng với Sa-ma-ri (là vùng hiện nay đang có sự tranh chấp chủ
quyền với Jordanie). Nhưng chiến thắng này cólần xảy ra vào
khoảng thế kỷ thứ hai T.C. khi dân Do Thái dưới quyền lãnh đạo của
Maccabees. Tuy nhiên sự ứng nghiệm đầy trọn của lời tiên tri vẫn
còn trong tương lai. Khi đó các con cháu Y-sơ-ra-ên bị lưu đày từ thời
vua Sargon sẽ hồi hương và nhận lại phần đấtSê-rép-ta, là thành ở
giữa Ty-rơ và Giê-ru-sa-lem. Áp-đia chấm dứt lời tiên tri với viễn ảnh
của thế giới trong ngày đoán xét sau cùng: Si-ôn, tức Giê-ru-sa-lem
được giải cứu và được phước, Ê-đôm bị đoánphạt và nước thuộc về
Đức Chúa Trời. Dự ngôn này ám chỉ về sự trở lại của Đấng Christ,
Ngài sẽ giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi cơn đại nạn do những kẻ thù vây
quanh uy hiếp, Ngài đoán xét các nước thế gian và làm Vua trên đất.
Trong sự đoán xét Ê-đôm, chúng ta học biết:
– Đức Chúa Trời là Đấng Công nghĩa.
– Quyền đoán xét các nước thế gian thuộc vềNgài.
– Sự đoán xét của Chúa là đáng sợ và côngbình.
Ê-đôm bị đoán phạt, vì cớ:
(1) Sự kiêu ngạo của Ê-đôm xúc phạm đến bốn điều răn đầu là
điều Chúa đòi hỏi con người phải kính phục Ngài. Kinh Thánh ghi
chép Đức Chúa Trời đã đánh phạt vua Nê-bu-cát-nết-sa, cất mạng
sống của vua Hê-rốt, bởi vì các vua này chẳng nhường sự vinh hiển
cho Đức Chúa Trời (Đa 4:30-31; Công Vụ 12:23).
(2) Sự tàn bạo của Ê-đôm đã xúc phạm đến sáu điều răn sau là
điều Chúa đòi hỏi con người phải yêu thương nhau (Mat 22:36-39).
Cách đối xử bất nhân của Ê-đôm khiến Chúaphải thi hành luật công
nghĩa của Ngài trên nguyên tắc nhân quả: “Việc làm của ngươi sẽ
đổ lại trên đầu ngươi!”(Áp-đia 1:15).
Như thế trong sự đoán xét của Chúa, Ngài căn cứ trên hai điểm:
- Thái độ chúng ta đối với Chúa.
- Cách cư xử của chúng ta đối với nhau.
45
3. Bài Học Cho Đời Sống.
Qua sự đoán phạt Ê-đôm chúng ta học được những sự dạy dỗ
sau:
(1) Chớ kiêu ngạo, hãy có lòng khiêm nhu trước mặt Chúa.
(2) Chớ ganh ghét, phải kính trọng người Chúachọn (Mal 1:3).
(3) Chớ báo thù, hãy yêu thương tha thứ: Mặcdầu Kinh Thánh
chép Đức Chúa Trời “yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau”. Đó là sự lựa chọn
theo quyền tuyệt đối của Ngài (vì xuyên qua không gian và thời gian
Đức Chúa Trời thấy tấm lòng khát khao, yêu mến, thuận phục Chúa
của Gia-cốp và Ngài đã chọn lựa ông), tuy nhiên theo lẽ công bình,
Đức Chúa Trời vẫn ban phước cho Ê-sau như Gia-cốp. Ngài ban đất
cho Ê-sau khiến Ê-sau trở thành một nước giàu mạnh như ban cho
Gia-cốp. Trong Phục Truyền 2:4-7, trên đường về đất hứa Ca-na-an,
Đức Chúa Trời đã căn dặn dân Y-sơ-ra-ên không được xâm lấn địa
phận của dân Ê-đôm, mà phải cư xử cách phải lẽ với người anh của
mình. Cho nên sự đoán phạt Ê-đôm là bài học nhắc nhở chúng ta
về cách đối xử với nhau trong tình anh em, nhưlời dạy của Chúa
Giê-xu: “Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương
xót!”(Mat 5:7), và lời khuyên của Phao-lô: “Hãy ở với nhau cách
nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời
đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”(Êph 4:32).
Tóm lại, sứ điệp rao sự đoán xét trên Ê-đôm khuyến khích Cơ
Đốc nhân chúng ta bền lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời và thêm lên
trong sự làm điều lành nhất là đối xử nhântừ với nhau vì biết rằng
Đức Chúa Trời làm sự công bình và binh vực người thánh của Ngài.
Cũng nhắc nhở chúng ta về tấm lòng và tháiđộ đối với Đức Chúa
Trời cao cả, Đấng phán như vầy: “Người khôn chớ khoe sự khôn
mình; người mạnh chớ khoe sự mạnh mình; ngườigiàu chớ khoe sự
giàu mình. Nhưng kẻ nào khoe hãy khoe về trí khôn mình biết ta là
Đức Giê-hô-va, là Đấng làm ra sự thương xót, chánh trực, và công
46
bình trên đất; vì ta ưa thích những sự ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy”
(Giê 9:23-24).
III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc Áp-đia 1:1-9; Sáng Thế Ký 36:6-9 tìm hiểu vài nét đại
cương về địa lý xứ Ê-đôm, dân tộc, nền vănminh và đạo đức của
dân Ê-đôm.
2. a. Giữa Ê-đôm và Y-sơ-ra-ên có mối liên hệ bà con nào?
(Sáng 25:23-26; 36:6).
b. Dân Ê-đôm đối đãi với dân Y-sơ-ra-ên thế nào trong ngày
hoạn nạn? (Áp 1:10-14).
3. a. Áp-đia cảnh cáo dân Ê-đôm những điều nào? (1:3-4; 7; 8;
9; 15).
b. Trong sự đoán xét của Đức Chúa Trời dân Ê-đôm và dân Y-sơ-ra-ên sẽ như thế nào? (1:2-9,15-21).
c. Sự đoán phạt Ê-đôm có phải là điều công bình không? Xin
giải thích lý do.
4. Trong sự đoán phạt Ê-đôm cho chúng ta bàihọc gì về:
a. Cách đối xử với người trong tình anh em?
b. Cách đối xử với người được Chúa chọn?
c. Tấm lòng và thái độ chúng ta trước mặt Chúa?
5. Sứ điệp của Áp-đia có ý nghĩa gì cho chúng ta hôm nay? (Thi
37:1-3,28; 1:6).
6. Ghi nhận những điểm quan trọng qua sứ điệpcủa Áp-đia.
7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:
a. Bạn có lòng khiêm nhường trước mặt Chúa hay đang cậy
vào sự khôn ngoan của chính mình?
b. Việc bạn đang làm sẽ gặt hái điều gì, nhận sự đoán phạt
hay phước hạnh của Chúa?
c. Với người anh em trong hoạn nạn, bạn có thái độ nào?
47
* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.
– Tẩy Vết Mực.
Nếu là mực thường thì cắt một miếng chanh tươi thoa vào chỗ
dính mực, sau đó giặt lại bằng xà bông và xả nước sạch. Vết mực
sẽ hết. Nếu là mực bút bi thì tẩy mực bằngcồn 90 độ.