Ngày: Tháng Tám 7, 2024

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

in Chưa được phân loại on 7 Tháng Tám, 2024

Lời phán này của Chúa không chỉ dành cho dân Y-sơ-ra-ên mà còn dành cho tất cả những người tin Ngài. Tình yêu của Chúa dành cho dân sự của Ngài là một tình yêu vĩnh cửu và được thể hiện qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta thật vĩ đại, cao sâu không thể nào đo lường và không bao giờ chấm dứt. Và dù hôm nay, bạn có cảm thấy bị bỏ rơi hay thất vọng vì những người xung quanh chúng ta. Hãy luôn nhớ rằng, bạn được Ngài yêu bằng một tình yêu vô điều kiện, dẫu rằng bạn chẳng hề xứng đáng. Xin Chúa giúp bạn luôn nếm biết được tình yêu lớn lao và vĩnh hằng đến từ Chúa để có thể lan toả tình yêu ấy đến cho tha nhân. ——————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh 📍 Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM 📧 Email: hoithanhphucam2007@gmail.com 🌐 Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007 🌐 Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm 🌐 Website: http://maiamviet.org 🌐 Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua #tinhnguyen

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 11.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 11.08.2024

in Thanh niên on 7 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 11.08.2024.

  1. Đề tài: CHÚA GIẢI CỨU DÂN NGÀI.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 6:2-9; 11:1-3; 12:21-36.
  3. Câu gốc: “Ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng sự đoán phạt nặng mà chuộc các ngươi. Ta sẽ nhận các ngươi là dân Ta, và Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của các ngươi; các ngươi sẽ biết Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi” (Xuất Ê-díp-tô Ký 6:7).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi thiên 1-10.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

  1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.
  2. Nhóm sẽ họp lại để cùng phân tích đề tài thuyết trình
  3. Nhóm cử một người nghiên cứu tài liệu tham khảo. Cả nhóm sẽ có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu cho người đó. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài liệu để soạn.
  4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.
  5. Sau giờ thuyết trình chính thức, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm sẽ cùng chung trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ngày xưa, những đầy tớ hầu việc có hai hạng: Hạng tôi tớ được trả công và hạng không được trả công. Các đoạn Kinh Thánh trong bài học hôm nay cho biết rằng dân Do-thái đang bị vua Ê-díp-tô bắt họ phục dịch như những tên nô lệ, rất cực nhọc mà không được trả công. Lời than vãn của họ thấu đến Đức Chúa Trời. Vì thế Đức Chúa Trời chọn Môi-se và sai người đi đến Pha-ra-ôn để xin cho dân Do-thái ra khỏi xứ Ê-díp-tô để đi vào đồng vắng hầu việc Đức Chúa Trời. Chúa muốn dân sự biết Ngài nhiều hơn. Ngài sai Môi-se truyền cho họ chương trình của Chúa giải cứu họ ra khỏi ách nô lệ theo lời Ngài hứa với tổ phụ họ khi xưa.

  1. KẾ HOẠCH GIẢI CỨU CỦA CHÚA (6:5-7)

Đức Chúa Trời truyền cho dân Do-thái biết rằng Ngài là “Đức Giê-hô-va”. Đấng không có khởi đầu và cuối cùng vì Ngài vượt thời gian và không gian. Đức Giê-hô-va không lệ thuộc vào thời gian hay không gian. Ngài biết cả quá khứ, hiện tại và tương lai của loài người. Ngài là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, tổ phụ họ. Lời hứa của Ngài đối với tổ phụ của họ, dù có xưa, vẫn có giá trị vượt thời gian.

Sau bốn trăm ba mươi năm, Ngài vẫn nhớ đến lời hứa ấy. Mặc dù lời hứa đã ban cho Áp-ra-ham ở đất Canh-đê, song hậu tự của Áp-ra-ham hiện đang ở đất Ê-díp-tô, thì lời hứa ấy vẫn được thực hiện vượt không gian.

Để thực hiện lời hứa này, Ngài dạy Môi-se tỏ cho họ biết bảy hành động của Ngài sẽ làm:

(1) Rút họ ra khỏi gánh nặng.

(2) Giải thoát họ khỏi nhà nô lệ.

(3) Chuộc họ bằng các tai họa giáng trên dân Ê-díp-tô.

(4) Nhận họ làm dân Ngài.

(5) Ngài nhận làm Đức Chúa Trời của họ.

(6) Dắt họ vào đất hứa.

(7) Cho họ đất làm sản nghiệp.

Con số bảy trong truyền thống dân tộc Do-thái mang ý nghĩa về sự trọn vẹn của Chúa. Bảy hành động ấy nói lên sự thành tín của Đức Chúa Trời.

Việc Chúa giải cứu dân Do-thái bằng các tai họa giáng trên dân Ê-díp-tô, cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời có mục đích đem nhân loại ra khỏi gông cùm của tội lỗi để đưa họ đến một nơi phước hạnh mà Ngài dành sẵn cho những người nào thuộc về Ngài.

  1. QUYỀN NĂNG GIẢI CỨU CỦA CHÚA (11:1).

Sự giải cứu và đưa dân Do-thái về đất hứa là một món quà ban cho từ Chúa. Nhưng món quà chỉ có giá trị khi nào nó được tiếp nhận. Xuất Ê-díp-tô Ký 6:9 thuật rằng: “Môi-se nói lại như vậy cho dân Y-sơ-ra-ên; nhưng vì bị sầu não, và việc tôi mọi nặng nề, nên (dân sự) chẳng nghe Môi-se chút nào”. Người thời xưa đưa ra nhiều lý do không nghe lời của Chúa, còn người thời nay cũng không khác là bao, họ gạt bỏ lời Ngài ra ngoài tai họ. Nhiều khi họ cũng giống như dân Do-thái thời Môi-se, họ đòi hỏi Chúa phải làm phép lạ hoặc làm điều họ mong muốn trong lòng. Hoặc họ đòi hỏi phải có bằng chứng cụ thể nào đó để thuyết phục họ tin Ngài. Đức Chúa Trời biết như vậy, cho nên Ngài bày tỏ quyền năng của Ngài trước mặt vua và dân Ê-díp-tô để dân sự của Ngài thấy và tin.

Đức Chúa Trời “nhớ lại lời hứa của Ngài” cho tổ phụ dân Do-thái mà hành động đúng thời điểm. Ngài giáng tai vạ xuống xứ Ê-díp-tô, thứ nhất là để mọi người nhận thức rằng khước từ lời Chúa sẽ đem lại hậu quả tai hại cho mình. Thứ hai, Ngài làm các tai vạ là để cảnh cáo cho vua và dân Ê-díp-tô về sự trừng phạt nặng nề hơn nếu họ vẫn giữ thái độ chống nghịch Ngài. Pha-ra-ôn cứ tiếp tục cứng lòng, tai họa thứ mười giáng xuống, cũng là tai vạ cuối cùng, làm chết mọi con đầu lòng của Ê-díp-tô.

III. Ý NGHĨA CỦA TAI VẠ CUỐI CÙNG (12:29-30).

Sinh động là chứng cứ của một người đang sống. Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu đã chứng tỏ rằng Ngài là Đấng sống và có quyền năng hơn các thần tượng mà dân Ê-díp-tô đang thờ phượng. Khi Môi-se dùng gậy mình làm các phép lạ, các thuật sĩ Ê-díp-tô cũng cậy phù chú của họ mà bắt chước các phép lạ của Môi-se. Nhưng đến tai vạ thứ ba, lúc ấy cả nước Ê-díp-tô mang ghẻ cùng người, các thuật sĩ không thoát khỏi tai vạ này. Điều này cho chúng ta thấy các thuật sĩ đã thua cuộc. Môi-se và dân Do-thái đứng về phía Đức Chúa Trời tức là đứng về phía của sự chiến thắng, chiến thắng trên thế gian gian ác, chiến thắng đối với quỷ dữ và tội lỗi.

Khi Ngài phán rằng Ngài sẽ “giơ thẳng tay ra dùng sự đoán phạt mà chuộc” dân Ngài, lời phán ấy bày tỏ Ngài là Đấng thưởng phạt công minh. Tai vạ thứ mười giáng trên việc làm tàn ác của vua và dân Ê-díp-tô đối với những đồng loại của họ khiến các con đầu lòng của người Ê-díp-tô kể cả thái tử của họ đang ngồi trên ngôi cũng phải mất mạng. Chín tai họa trước đó chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời kiên nhẫn và chờ đợi họ ăn năn. Nếu không ăn năn, đợi đến lúc Ngài đoán xét và trừng phạt nặng nề rồi, thì không ai có thể ăn năn kịp nữa. Tai vạ thứ mười giáng trên con trai đầu lòng là con kế tự hưởng gia tài, là lời cảnh báo về điều tốt nhất sẽ bị cất đi đối với người không biết ăn năn.

  1. TỰ DO VỀ HẦU VIỆC CHÚA (12:31-33).

Trong khi vua và dân Ê-díp-tô bị Đức Chúa Trời giáng tai vạ thì dân Do-thái được Ngài ban thưởng. Ngài khiến những người dân Ê-díp-tô lấy vàng bạc của mình mà đưa cho dân Do-thái và còn mời họ ra đi khỏi nước cho sớm. Mục đích của Chúa trong cuộc giải cứu dân Do-thái có thể được tóm lược như sau:

– Giải cứu họ khỏi ách nô lệ.

– Đem họ vào đất hứa.

– Kinh nghiệm được Ngài là Đấng Chân Thần.

Nhưng mục đích quan trọng nhất của Ngài cho dân Do-thái là chọn họ làm dân riêng của Ngài. Làm dân Chúa có nghĩa là từ nay họ sẽ có một quốc tịch, có bổn phận với đất nước Chúa ban cho, có trách nhiệm với người đồng hương của mình. Chúa làm Đức Chúa Trời của họ, tức là Đấng dắt chăn, chăm nom và bảo vệ họ để thế gian thấy được ý muốn tốt đẹp của Ngài.

Dù chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào về phương diện thể xác, tinh thần hay tâm linh, Ngài đều biết và Ngài sẽ cứu giúp khi ta bằng lòng chấp nhận sự giải cứu của Ngài. Khi chúng ta nghe lời Chúa mà đến với Ngài, Chúa sẽ bày tỏ quyền năng lớn để cho chúng ta hoàn toàn tin cậy Ngài. Vì tin cậy dẫn đến sự vâng phục và dấn thân hầu việc Ngài.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 11.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 11.08.2024

in PHỤ NỮ on 7 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 11.08.2024.

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ III.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 111.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va hay làm ơn và đầy lòng thương xót, Ngài ban thực phẩm cho người kính sợ Ngài” (Thi 111:4b-5a BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 22-24.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong quý III (tháng 7,8,9) trước một tuần lễ; bổ sung những tên còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-tem… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

THẮP NẾN SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầu vào như nến bằng giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

Ví dụ về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống một lượt 5 ly nước”, hoặc “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời người hát tặng bạn một bài”…

– Cách chơi: NHD mời từng người có ngày sinh trong quí lên và chọn cho mình một cây nến. Tìm xem cây nến có chứa điều gì bí ẩn và khi tìm ra được hãy đọc lớn điều bí ẩn đó lên và thực hiện.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 11.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 11.08.2024

in NAM GIỚI on 7 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 11.08.2024

  1. Đề tài: ĐẮC THẮNG SỰ CÁM DỖ.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 4:1-11, Gia-cơ 1:12, 1Cô-rinh-tô 10:13, Ma-thi-ơ 6:13.
  3. Câu Gốc: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (1Cô 10:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 22-24.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

  1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.

      a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.

       b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi suy luận (giải thích việc xảy ra và tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

  1. Thảo luận: Để giờ học Kinh Thánh có kết quả tốt, ủy viên linh vụ và các trưởng nhóm nên cùng học với nhau trước.
  2. Thời gian học Kinh Thánh nhóm:

     a. 5 phút giải thích và chia nhóm.

     b. 20 phút học Kinh Thánh.

     c. 10 phút tường trình.

    d. 5 phút đúc kết.

    4. Giải thích: Đọc phần Kinh Thánh làm nền. Giải thích phương pháp học. Đọc câu hỏi và giải thích rõ ràng để các ban viên dễ thảo luận.

    5. Chia nhóm: Chia thành 2 hoặc 3 nhóm.

    6. Vị trí: Ủy viên linh vụ chỉ định chỗ học Kinh Thánh cho các nhóm.

    7. Bài học: Giao phần tài liệu và câu hỏi đã soạn trước cho mỗi nhóm.

    8. Trưởng nhóm và thư ký nhóm: Mỗi nhóm có thể cử người làm trưởng nhóm và thư ký nhóm (nếu chưa có). Trưởng nhóm hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh, thư ký ghi lại những điểm chính trong giờ học Kinh Thánh và tường trình trong giờ đúc kết. Trưởng nhóm giỏi là người đưa ra câu hỏi và gợi ý cho các bạn trả lời.

    9. Giờ tường trình và đúc kết: Các thư ký nhóm lần lượt trình bày kết quả giờ học Kinh Thánh của nhóm mình. Sau đó, ủy viên linh vụ sẽ đúc kết để nhẹ nhàng sửa những điểm sai, nhấn mạnh những sự dạy dỗ quan trọng và kết luận bài học.

* Đọc Mathi-ơ  4:1-11.

  • Câu hỏi gợi ý:

(1.1) Ma quỷ đã cám dỗ Chúa Giê-xu như thế nào?

(1.2) Qua 3 cách mà ma quỷ đã cám dỗ Chúa Giê-xu, chúng ta nhận thấy ma quỷ thường tấn công vào Cơ Đốc nhân về phương diện nào?

(1.3) Chúa Giê-xu đã vượt qua cám dỗ của ma quỷ một cách đắc thắng. Bạn nhận được bài học dạy dỗ gì qua gương của Chúa  Giê-xu?

(2.1) Tại sao Chúa Giê-xu phải chịu đựng những sự cám dỗ của Sa-tan?

(2.2) Chúa Giê-xu luôn dùng Lời Đức Chúa Trời để chống trả với ma quỷ khi gặp cám dỗ? Vì sao?

(2.3) Bạn đã thất bại hay đắc thắng khi gặp phải cám dỗ trong đời sống của mình? Xin chia sẻ một trong những trải nghiệm của bạn.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Kinh Thánh đưa ra khá nhiều lời khuyên về cách đối phó với cám dỗ. Vì vậy, khi đối diện với bất kỳ một cám dỗ nào hay tất cả mọi trường hợp gặp cám dỗ, người tín hữu có ba trách nhiệm chính:

Thứ nhất: Người ấy cần vui mừng giữa cơn thử thách. “Phải chăng anh em hiện đương đầu với bao nhiêu gian lao thử thách? Hãy vui mừng lên” (Gia-cơ Gc 1:2). Đây không phải là thái độ của kẻ cay cú hay khắc kỷ, nhưng là của một Cơ Đốc nhân đắc thắng, đối đầu với sự cám dỗ không phải bằng sự chống cự thụ động, nhưng bằng niềm vui tích cực. Đó là thái độ của các môn đệ nguyên thủy của Chúa, đã vui mừng vì được kể là xứng đáng được chịu khổ vì Danh Ngài (Công Cv 5:41). Phao-lô làm chứng rằng ông vui mừng giữa mọi gian khổ (Rô-maRm 5:3). Làm thế nào để có thể có thái độ như thế được? Cả Phao-lô lẫn Gia-cơ đều đồng thanh: “Chúng tôi có thể vui mừng vì biết rằng một khi đã chiến thắng được một cuộc trắc nghiệm, thì đức tin và sự kiên trì chịu đựng sẽ nảy sinh trong đời sống, và nhiều khi những điều đó chỉ có thể có trong hoạn nạn gian khổ mà thôi”.

Thứ hai: Các Cơ Đốc nhân có trách nhiệm chịu đựng cám dỗ: “Người nào bị cám dỗ mà biết giữ mình, không phạm tội, là kẻ có phúc” (Gia-cơ Gc 1:12). Chúng ta đã thấy rằng lời hứa quan trọng trong 1Cô1Cr 10:13 không hứa giảm bớt sự cám dỗ, nhưng giúp chịu đựng nó. Chịu đựng có nghĩa là kiên trì nhận chịu cuộc trắc nghiệm bằng thái độ bền bỉ không lằm bằm, than vãn, sờn lòng hay phạm thượng. Có lẽ có người sẽ hỏi “Làm sao có thể như thế được?” Nhưng người tín hữu chứng tỏ kiên trì chịu đựng thi hành công việc của Ngài khi thử nghiệm, hầu tạo ra sự tăng trưởng và làm phát triển các ân phúc của Ngài trong đời sống mình. Chịu thua là phạm tội, lằm bằm là thất bại; chịu đựng là học bài học mà Đức Chúa Trời muốn dạy mình thông qua thử thách.

Thứ ba: người tín hữu phải cầu nguyện khi gặp cám dỗ. Có một câu trong Bài Cầu Nguyện Chung là “Xin đừng đ chúng con bị cám dỗ” (Mat Mt 6:13). Vì biết mình vốn yếu đuối, con cái Chúa cần cầu xin Cha trên trời của mình đừng bỏ mặc mình tự xoay sở lấy, vì làm như vậy mình sẽ lâm cảnh đơn độc để đối phó với quyền năng áp đảo của Sa-tan. Đây là một lời cầu xin dành cho những ai nhận biết mình vốn yếu đuối, rất dễ bị thua điều ác, và xin Chúa chớ quá thường cho phép họ gặp cám dỗ nặng nề, trong những cơn thử thách hầu đến, ma quỉ sẽ không thắng được mình. Lời cầu xin này không dành riêng cho các bậc anh hùng và những con người cầu toàn, nhưng là cho những con người bình thường nhưng thực tế, biết xác thịt mình vốn yếu đuối và có thể bị thất bại mỗi lần chịu thử nghiệm.

* Tóm lại:

Đó là những gì Kinh Thánh đã nói về sự cám dỗ. Đức Chúa Trời vốn có ý định sử dụng nó để thử nghiệm, dạy dỗ và làm tăng thêm tình yêu thương của chúng ta đối với Ngài. Chẳng hề có lời mời gọi nào của điều xấu, điều ác vốn từ Ngài đến. Việc ấy chỉ xảy ra khi chúng ta để các tư tưởng, dục vọng xấu xa thôi thúc, lôi kéo mình (Gia-cơ Gc 1:14). Nhưng Đức Chúa Trời cũng đã hứa là chẳng bao giờ thử thách chúng ta vượt quá khả năng chịu đựng, và Ngài sẽ trợ giúp và cung cấp các nguồn tài nguyên cho chúng ta chịu đựng nổi và đạt được thành công. Cơ Đốc nhân thuộc linh có thể chờ đợi sự cám dỗ đến, và người ấy sẽ vượt qua sự cám dỗ với ngọn cờ phất cao!