Ngày: Tháng Tư 1, 2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.04.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.04.2024

in Thanh niên on 1 Tháng Tư, 2024

Chúa nhật 07.04.2024.

  1. Đề tài: CUỘC GẶP GỠ KHÔNG NGỜ.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 27:41; 28:22.
  3. Câu gốc: “Này, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ này, vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi” (Sáng thế Ký 28:15).
  4. Đố Kinh Thánh: Nê-hê-mi 10-13.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.01.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sách Giê-rê-mi có ghi một câu hết sức quan trọng “cái bình bị hư, người thợ gốm lấy nó (đất sét) mà nắn cái bình khác” (Giê-rê-mi 18:4). Cuộc đời mỗi người con Chúa được ví sánh như cục đất sét trong tay người thợ gốm. Người thợ gốm đây ám chỉ Đức Chúa Trời. Trước khi bị nắn, đất sét cần được “nện”, rồi “nhồi” cho dẽo; rồi được “nắn” để thành vật hữu dụng, rồi được “nung” để cháy mọi bản ngả.

Gia-cốp là cục đất sét bị hư, khi Chúa muốn ông thành cái bình quí. Đức Chúa Trời đã có ý chọn ông từ trong bụng mẹ để hoàn thành giao ước của Ngài. Đáng lẽ, Gia-cốp không nên đi trước Chúa, không thể thực hiện ý muốn tốt đẹp bằng một chương trình xấu, phương pháp xấu.

Đức Chúa Trời luôn hành động theo chương trình của Ngài, đường lối của Ngài, thời điểm của Ngài. Chúng ta đừng hấp tấp; phải kiên nhẫn để chờ đợi Chúa. Thư tín Hê-bơ-rơ có câu “Bởi đức tin và lòng nhịn nhục mà được hưởng lời hứa” (Hê-bơ-rơ 6:12). Nếu Gia-cốp biết áp dụng câu Kinh Thánh này thì cuộc đời ông đâu đến nổi “ba chìm, bảy nổi, tám lênh đênh”.

  1. TÌM ĐƯỜNG THOÁT THÂN (Sáng thế Ký 27:41).

Ê-sau là một dũng sĩ. Gia-cốp là mưu sĩ, văn nhân. Khi nghe tin Ê-sau định giết Gia-cốp, Rê-bê-ca – mẹ Gia-cốp cũng là Ê-sau, rất sợ. Bà biết chắc đứa con út của mình không phải là đối thủ của anh nó. Ê-sau nói, Ê-sau sẽ làm. Làm sao đây? Lý do Ê-sau muốn giết Gia-cốp là vì lòng oán hận sự lừa gạt của em mình. Lý do chính đáng hơn, Ê-sau muốn lấy lại quyền trưởng nam và sự chúc phước. Nếu Gia-cốp chết, thì các đặc quyền đó sẽ trở lại với Ê-sau. Ê-sau là mẫu người “lấy bụng mình làm Chúa mình”, Ê-sau không bao giờ nghĩ đến Đức Chúa Trời, Ê-sau chỉ nghĩ đến mình, ham thích những gì mình thấy, mình thích. Rê-bê-ca phải làm gì để cứu đứa con út yêu quí nhất của bà? “36 kế, chạy là kế hay nhất”. Việc kiếm vợ cho Gia-cốp chỉ là cái cớ. Cái chính của cuộc hành trình về Cha-ran là để cứu mạng Gia-cốp khỏi tay Ê-sau. Dù thế nào, Rê-bê-ca cũng không thể đi ra ngoài ý định của Đức Chúa Trời. Mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên sẽ được thành hình bởi chuyến đi này, Rê-bê-ca không còn dịp để gặp lại con yêu quí nhất đời mình và Gia-cốp cũng không còn cơ hội nhìn lại mặt mẹ mình, dù là lần cuối.

  1. GẶP ĐỨC CHÚA TRỜI (Sáng thế Ký 28:10-16).

Cuộc hội ngộ nhiều khi làm thay đổi đời sống một người. Sam-sôn gặp người đẹp Đa-li-la tại trũng Sô-réc đã chuyển đổi đời sống một người hùng thành tên thất bại nhục nhã. Gia-cốp là chiếc bình đất sét bị hư vì làm theo ý riêng và được mẹ cưng chiều nên không thể sống đẹp lòng Chúa. Gia-cốp cần được thay đổi. Cuộc hội ngộ tại Bê-tên đánh dấu một ngã rẽ quan trọng trong đời Gia-cốp. Tạ ơn Chúa, cuộc đời của tôi và của các bạn cũng không khác gì cuộc đời của Gia-cốp. Chúng ta chỉ là những chiếc bình “bị hư” và rất cần được Chúa tái tạo thành cái bình khác. Đây là cuộc gặp gỡ không ngờ. Gia-cốp “không biết Đức Giê-hô-va hiện có” (Sáng thế Ký 28:16). Đức Giê-hô-va không những chỉ hiện diện mà còn ban cho Gia-cốp một lời hứa tuyệt vời, vô cùng quí báu (Sáng thế Ký 28:15). Từ cuộc gặp gỡ này, đời sống Gia-cốp được Đức Chúa Trời chuyển hướng, Gia-cốp (kẻ chiếm quyền) sẽ được đổi tên là Y-sơ-ra-ên (nghĩa là chiến đấu với Chúa). Cầu xin Chúa tìm đến với mỗi người trong một khúc quanh nào đó của cuộc đời để chúng ta không những được đổi tên mà còn đổi cả con người, tâm hồn, ý chí, mục tiêu để trở nên người trọn vẹn.

III. HỨA NGUYỆN TRUNG THÀNH (Sáng thế Ký 28:18-22).

Cuộc gặp gỡ phước hạnh tại Bê-tên thật có nhiều ý nghĩa. Đức Chúa Trời hiện diện với Gia-cốp tại Bê-tên thật là một sự kiện hết sức cảm động. Bê-tên là nơi Chúa gặp Áp-ra-ham và cũng tại Bê-tên Chúa tái xác nhận lời hứa của Ngài với ông: “Ta đây là cái thuẫn đỡ cho ngươi, ngươi hãy ngó lên trời và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi… dòng dõi ngươi sẽ như vậy” (Sáng thế Ký 15:1,5). Bây giờ cũng tại đây, thời điểm cũng có đổi, nhưng lời Chúa hứa vẫn y nguyên. Gia-cốp là kẻ tị nạn, đào thoát khỏi cuộc chém giết dã man. Gia-cốp là cháu nội út của Áp-ra-ham, đang khốn khổ trong cuộc sống của kẻ vô gia cư, gối đầu trên hòn đá để ngủ trong một đêm tối đầy lo sợ. Làm sao Đức Chúa Trời không chạnh lòng khi nghĩ đến Áp-ra-ham, người đầy tớ trọn vẹn, trung thành đã dâng trọn đời mình theo tiếng gọi thiêng liêng. Gia-cốp đã nhận lời hứa, Gia-cốp đã gặp Chúa. Cuộc đời ông đã bước vào một lối rẽ quan trọng, một chuyển hướng từ khi gặp được Chúa. Từ bản chất ích kỷ, làm theo ý riêng, Gia-cốp đã trở thành kẻ thờ phượng chân thật, ông đã thiết lập sự thờ phượng (Sáng thế Ký 28:18) đặc biệt là lời cầu nguyện của ông: “Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc, và nếu tôi trở về bình an đến nhà cha tôi thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời tôi… tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi” ( 28:20-22). Kể từ đây, Gia-cốp đã chết. Y-sơ-ra-ên là tên mới, là con người mới mà Đức Chúa Trời mong muốn ra sức tái tạo. Tiếc thay! Không mấy người có tấm lòng như Gia-cốp. Cầu xin mọi điều, và khi được Chúa ban cho mọi sự thì họ đã quên đi lời nguyện cầu, sống chẳng kể gì đến sự giúp đỡ của Chúa. Đáng thương thay!

* Bài học áp dụng.

  1. Biết chờ đợi Chúa là điều ưu tiên cho đời sống người theo Chúa, sự sai lầm của Gia-cốp là gì? Chúng ta học được kinh nghiệm gì từ sự sai lầm của Gia-cốp? (Sáng thế Ký 27:41).
  2. Bạn có ai là người đã gặp và người đó hoàn toàn thay đổi cuộc đời của bạn không? Người đó là ai (một người làm chứng) sự thay đổi thể hiện trên những điểm nào? (Sáng thế Ký 28:10-16).
  3. Bạn có cho là Gia-cốp đã quá đáng khi ông nói “Tôi sẽ dâng một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi” không? Bạn hứa nguyện điều gì với Chúa khi học bài học này? (Sáng thế Ký 28:18:22).

4. Hê-bơ-rơ 6:12 đã dạy chúng ta là “đức tin”“lòng nhịn nhục” là hai yếu tố quan trọng để hưởng được lời hứa, chúng ta nên cẩn thận suy nghĩ đến điểm quan trọng này. Chúng ta phải theo đi theo chương trình, thời điểm của Chúa. Chúa sẽ chẳng bao giờ chiều theo kế hoạch, thời điểm của chúng ta.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 07.04.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 07.04.2024

in PHỤ NỮ on 1 Tháng Tư, 2024

Chúa nhật 07/4/2024.

  1. Đề tài: A-RÔN – THẦY TẾ LỄ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
  2. Kinh Thánh: Xuất 4:10-16; 28:1.
  3. Câu gốc: “Nhưng anh em là dòng giống được tuyển chọn, là chức tế lễ hoàng gia, là dân tộc thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời” (1Phi 2:9a BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Châm Ngôn 19-21.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 14-01-2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Trong cuộc đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, không thể quên A-rôn, phụ tá của Môi-se. A-rôn là con trai của A-ram và Giô-kê-bết, người Lê-vi. Trong gia đình có ba người con, Mi-ri-am là chị cả, A-rôn và Môi-se. A-rôn được Đức Chúa Trời kêu gọi vào công việc sau:

  1. Phát ngôn viên cho Môi-se (Xuất 4:10-16).

Môi-se viện cớ mình kém tài ăn nói để từ chối sứ mạng Chúa gọi, Đức Chúa Trời gọi A-rôn, người có tài ăn nói đi cùng Môi-se. Đức Chúa Trời đã dùng họ làm nhiều phép lạ bày tỏ quyền năng của Ngài trước Pha-ra-ôn, khiến vua phải để cho dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập.

  1. Phụ tá Môi-se (Xuất 17:8-13; 24:9-11).

A-rôn phụ giúp Môi-se trong cuộc dẫn dắt dân sự về đất hứa. Khi dân Y-sơ-ra-ên bị quân A-ma-léc tấn công, Giô-suê được sai đi đánh trận. Môi-se, A-rôn và Hu-rơ đi chiến đấu đem lại chiến thắng cho Y-sơ-ra-ên. A-rôn trổi hơn Môi-se về tài nói năng, nhưng không hơn Môi-se về lãnh đạo. Môi-se lên núi cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời bốn mươi ngày đêm, A-rôn đã để cho dân sự đúc tượng bò vàng (Xuất 32).

  1. Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm (Xuất 28:1; Hêb 7:11-28).

A-rôn và dòng dõi của ông được Đức Chúa Trời lựa chọn và biệt riêng làm chức tế lễ. A-rôn là thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên của Y-sơ-ra-ên. Công việc chính của A-rôn là dâng của lễ chuộc tội cho Đức Chúa Trời. Môi-se, A-rôn không được vào đất hứa vì cả hai đã không vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. A-rôn qua đời trên núi Hô-rơ (Dân 20:22-29; 33:38-39).

  1. SUY GẪM.
  2. A-rôn – người bên cạnh Môi-se.

Môi-se đóng vai trò làm Đức Chúa Trời cho Pha-ra-ôn, A-rôn làm tiên tri cho Môi-se (Xuất 7:2). Điều nầy có nghĩa Môi-se nhận lãnh mạng lịnh của Đức Chúa Trời và A-rôn là môi miệng của Môi-se, truyền mạng lịnh của Ngài cho Pha-ra-ôn. Môi-se có ơn trong sự tiếp nhận Lời Chúa, A-rôn có ơn trong sự truyền đạt Lời Ngài.

  1. A-rôn là Thầy Tế Lễ.

A-rôn trung tín trong công việc của người phụ tá, Đức Chúa Trời đã lựa chọn và biệt riêng A-rôn cùng cả dòng dõi người làm thầy tế lễ. A-rôn là người trung bảo thay thế dân sự, dâng của lễ chuộc tội cho hội chúng trước mặt Đức Chúa Trời. Chức vụ của A-rôn hình bóng chỉ về chức vụ của Chúa Giê-xu, Đấng dâng chính huyết Ngài, là huyết có linh nghiệm đời đời để chuộc tội cho chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời (Xuất 28:1; Dân 16:41-50; Hêb 7:23-28; 9:1-14). Người được cứu chuộc trong huyết Chúa Giê-xu, là người được Đức Chúa Trời lựa chọn làm chức tế lễ nhà vua, là dân thánh được kêu gọi dâng đời sống cho Chúa, để đem Tin Lành của Đấng Christ cho người đang sống trong tối tăm, tội lỗi (1Phi 2:8-10).

III. ỨNG DỤNG CHO ĐỜI SỐNG.

– Qua chức vụ phụ tá của A-rôn, trách nhiệm nâng đỡ đầy tớ Chúa trong công việc nhà Ngài bằng lời cầu nguyện, hay khích lệ tinh thần, để chức vụ đầy tớ Chúa có kết quả hơn hầu làm vinh hiển Danh Ngài.

– Qua chức vụ tế lễ của A-rôn, trách nhiệm của chúng ta là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi dâng đời sống mình đem ơn lành cứu rỗi của Ngài đến cho những người còn trong quyền lực của tội lỗi, được trở nên con cái sáng láng của Đức Chúa Trời.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.04.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.04.2024

in NAM GIỚI on 1 Tháng Tư, 2024

Chúa nhật 07.04.2024

  1. Đề tài: MỐI QUAN HỆ YÊU THƯƠNG.
  2. Kinh Thánh: Sáng 3:9; Phục 6:4-5; Êph 2:10; Phi-líp 3:4-14; Mat 6:19-21, 33.
  3. Câu Gốc: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phục 6:4-5).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 40-42.
  5. Thể loại: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Xem Chúa nhật 28.01.2024.

Câu hỏi gợi ý: Xem phân đoạn Kinh Thánh Phi-líp 3:4-14; chọn một trong các cụm câu hỏi sau:

(1.1) Câu hỏi phát hiện: Trong quá khứ, Phao-lô là một người như thế nào?

(1.2) Câu hỏi suy luận: Vì sao Phaolô xem thường quá khứ của mình như vậy?

(1.3) Câu hỏi áp dụng: Trong quá khứ, có những điều nào đã ảnh hưởng, hạn chế mạnh mẽ trên đời sống của bạn ngày nay không? Bạn nghĩ mình được định hướng chủ yếu bởi quá khứ hay bởi tương lai của mình? Vì sao?

(2.1) Phao-lô đã khao khát điều gì kể từ khi ông nhận biết Chúa là quý hơn hết trong đời sống mình?

(2.2) Theo bạn, làm thế nào để có thể biết Chúa, ở trong Chúa và trở nên giống như Chúa?

(2.3) Khao khát lớn nhất trong đời sống bạn là gì? Bạn làm gì để thực hiện khao khát đó?

(3.1) Phao-lô làm gì để chuẩn bị cho giải thưởng trong tương lai?

(3.2) Giựt giải về sự kêu gọi trên trời có nghĩa là gì?

(3.3) Bạn đang đầu tư đời sống, thời gian và những nguồn cung ứng của mình vào đâu?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. ĐƯỢC DỰNG NÊN CHO MỐI QUAN HỆ YÊU THƯƠNG.

Nếu đang đứng trước mặt Chúa, liệu bạn có thể mô tả mối quan hệ của mình với Ngài bằng cách nói: “Con hết lòng, hết linh hồn, hết trí và hết sức mà yêu mến Chúa” không? CÓ hay KHÔNG, vì sao? Có thể chúng ta từng vâng lời, hầu việc, thờ phượng, và kính sợ Chúa nhưng không thể nói rằng mình yêu Ngài. Chúa dựng nên chúng ta cho mối quan hệ yêu thương với Ngài. Nếu không thể mô tả mối quan hệ của mình với Chúa bằng cách nói “Con yêu Ngài trọn cả con người con”, thì bạn cần phải cầu xin Đức Thánh Linh đưa bạn vào mối quan hệ đó.

Nếu muốn tóm tắt toàn bộ Cựu ước, thì câu tóm tắt đó sẽ được diễn tả qua câu Kinh Thánh này: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phục 6:4-5).

Lời kêu gọi tận đáy lòng này của Đức Chúa Trời được diễn tả qua suốt Cựu ước. Bản chất của Tân ước cũng giống như vậy. Chúa Giê-xu đã trích lời từ Phục Truyền để nói đến điều răn lớn hơn hết trong luật pháp là: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi (Mác 12:30). Mọi sự trong đời sống Cơ Đốc của bạn, về việc biết và kinh nghiệm ý muốn của Chúa, đều tùy thuộc vào phẩm chất mối quan hệ yêu thương giữa bạn với Ngài. Nếu mối quan hệ yêu thương đó không ổn, không một điều nào trong đời sống của bạn sẽ ổn được.

  1. II. ĐƯC DNG NÊN KHÔNG PHI CHO CÕI THI GIAN, NHƯNG CHO CÕI ĐI Đ

Đức Chúa Trời không dựng nên bạn cho cõi thời gian; Ngài dựng nên bạn cho cõi đời đời. Cõi thời gian (trọn quãng đời bạn sống trên đất) là cơ hội để làm quen với Ngài. Đây là cơ hội để Chúa phát triển tính cách bạn trở nên giống như hình ảnh của Ngài. Rồi cõi đời đời sẽ dành cho bạn những chiều kích đầy trọn nhất.

Nếu chỉ biết sống trong cõi thời gian (hiện trên đất này), bạn sẽ đánh mất ý nghĩa tối hậu của sự sáng thế. Nếu sống cho cõi thời gian, bạn sẽ để cho quá khứ hình thành và định hướng cuộc sống mình hôm nay. Cuộc sống bạn với tư cách con cái Chúa, đáng ra phải được định hướng bởi tương lai (những đặc điểm mà một ngày kia bạn sẽ có). Chúa dùng thời gian hiện tại để nắn đúc bạn và định hình sự hữu ích tương lai của bạn ngay trên đất này và trong cõi đời đời.

Phao-lô là một người Do Thái chính thống và trung thành ra từ chi phái hoàng tộc Bên-gia-min. Ông giữ luật pháp của người Pha-ri-si không chỗ trách được. Ông là người sốt sắng hầu việc Đức Chúa Trời. Phao-lô xem những điều lợi đó như rác và sự lỗ. Phao-lô muốn biết Đấng Christ, được ở trong Ngài, và trở nên giống như Ngài để được phước hạnh trong tương lai (sống lại từ trong kẻ chết). Ông quên lửng quá khứ mà bươn đến tương lai. Phao-lô nhắm vào mục đích trong tương lai là giải thưởng ở trên trời (Phi-líp 3:4-14).

Khát vọng thực sự của Phao-lô chính là biết Đấng Christ và trở nên giống như Ngài. Bạn cũng có thể đặt đời sống mình dưới sự dẫn dắt của Chúa để tiến đến chỗ biết Ngài, yêu mến chỉ một mình Ngài và trở nên giống như Đấng Christ. Hãy để hiện tại của bạn được nắn đúc và định hình bởi những điều bạn sẽ trở nên ở trong Đấng Christ. Bạn được tạo dựng cho cõi đời đời!

Bạn cần bắt đầu định hướng đời sống mình vào những mục đích của Đức Chúa Trời. Mục đích của Ngài vượt quá cõi thời gian để tiến vào cõi đời đời. Hãy bảo đảm bạn đang đầu tư đời sống, thì giờ và những nguồn cung ứng của bạn vào những điều còn lại đến đời đời chứ không vào những điều sẽ qua đi. Nếu không nhận thấy Chúa đã dựng nên bạn cho cõi đời đời, thì bạn đang đầu tư sai hướng. Bạn cần phải chất chứa của cải ở trên trời (Ma-thi-ơ 6:19-21, 33).

Đây là lý do vì sao quan hệ yêu thương với Đức Chúa Trời lại quan trọng đến như vậy. Chúa yêu thương bạn. Ngài biết điều tốt nhất cho bạn. Chỉ có Chúa mới có thể hướng dẫn bạn đầu tư đời sống cách có giá trị. Sự dẫn dắt này sẽ đến khi bạn “bước đi” với Chúa và lắng nghe tiếng Ngài.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. 1. Vì sao chúng ta phải “chứa của cải ở trên trời”?
  2. 2. Bạn đã nhận được điều gì trong mối yêu thương của bạn với Chúa?

3. Làm thế nào để gìn giữ và phát triển mối tương giao của bạn với Chúa mỗi ngày?