Ngày: Tháng Tư 15, 2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 11.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 11.01.2015

in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 11.01.2015.

1. Đề tài: ĐA-NI-ÊN – NGƯỜI BÀY TỎ QUYỀN TỂTRỊ CAO CẢ CỦA

ĐỨC CHÚA TRỜI.

2. Kinh Thánh:Đa-ni-ên 2:26-49; 4:20-37; 5:26; 6:25-27.

3. Câu gốc: “Ngợi khen danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! Vì sự

khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài”(Đa 2:20).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 88-90.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn chia sẻ.

1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.

2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần

Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻđể người ấy chia sẻ

đúng nhu cầu và chương trình của ban Phụ nữ.  Nếu cần, bạn cho

mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Vào năm 604 T.C. năm thứ ba đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa cai

trị, Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-lôn tiến quânvây đánh Giê-ru-sa-lem, đã bắt một số người qua Ba-by-lôn lưu đày. Trong đó có Đa-ni-

3

ên, chàng trai tuấn tú, con gia đình quyền quý, thuộc hoàng tộc Giu-đa. Đa-ni-ên trong tiếng Hê-bơ-rơ là “dmyyçl, dni’çl”,nghĩa là “Đức

Chúa Trời là quan xét của tôi”. Tại Ba-by-lôn, Đa-ni-ên bị đổi tên là

Bên-tơ-xát-sa và được tuyển vào cung vua. Sauba năm học tập văn

hóa Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được ra mắt vua. Qua sự đối đáp của Đa-ni-ên, vua ngạc nhiên vì người giỏi gấp mười các thuật sĩ Ba-by-lôn.

Thế là vua nhận Đa-ni-ên làm người phục vụ cho người!

Với sự khôn ngoan vượt bậc, đặc biệt là ântứ giải nghĩa chiêm

bao và dị tượng, Đa-ni-ên đã trở thành nhân  vật quan trọng trong

các triều vua Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa về pho tượng, Đa-ni-ên

được vua Nê-bu-cát-nết-sa đặt làm đầu các thuật sĩ trong xứ và ban

cho chức tổng trấn tỉnh Ba-by-lôn. Với sự giải nghĩa chữ viết trên

tường, Đa-ni-ên được vua Bên-xát-sa vinh thăng vào chức thứ ba

trong nội các. Khi đế quốc Ba-by-lôn sa vào tay nước Phe-rơ-sơ, vua

Đa-ri-út đã đặt Đa-ni-ên vào hàng đầu trong các quan chức của triều

đình.

Ngoài ra, Đa-ni-ên còn là một trong các tiêntri lớn của thời Cựu

ước, ông đã chứng kiến những biến cố hưng thịnh và suy vong của

các vua Ba-by-lôn. Trong khoảng thời gian vua Bên-xát-sa trị vì đến

năm thứ ba đời vua Si-ru, Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban khải

tượng về các sự việc sẽ xảy đến trong những ngày cuối cùng của thế

giới. Các lời tiên tri của Đa-ni-ên đặc biệt có liên quan đến dự ngôn

của Chúa Giê-xu khi Ngài phán với các môn đồ trên núi Ô-li-ve về

cơn đại nạn của thế giới, sự phục hồi quốcgia Y-sơ-ra-ên, sự tái lâm

của Đấng Christ (Đa 2:31-45; 9:24-27; Mác 13; Mat 24:15; Khải 6:1-17,16; 20:1-9). Vì tầm quan trọng ấy nên sách tiên tri Đa-ni-ên được

xem như là chìa khóa của tất cả các lời tiên tri trong Kinh Thánh.

Qua đời sống, hoàn cảnh, địa vị và sứ mạng của Đa-ni-ên, chúng

ta suy nghĩ: Làm thế nào để có thể bày tỏ cho nhà cầm quyền, cho

kẻ ngạo mạn nhìn biết quyền tể trị cao cả của Đức Chúa Trời?

4

II. SUY GẪM.

A. SỨ MẠNG CỦA ĐA-NI-ÊN.

1. Đa-ni-ên Trong Sự Giải Nghĩa Chiêm Bao.

Trong thời Đa-ni-ên, Ba-by-lôn nổi danh với đế quốc rộng lớn, với

nền văn minh sáng chói, với vị vua hùng mạnhNê-bu-cát-nết-sa. Vì

thế, được tuyển chọn để theo học về khoa học, tri thức và văn hóa

của Ba-by-lôn là một hân hạnh lớn cho ngườibị lưu đày như Đa-ni-ên.

Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời ban cho sự thôngsáng để hiểu biết,

đặc biệt với tài giải được mọi sự hiện thấy và chiêm bao, Đa-ni-ên

đã trở thành người giỏi vượt bậc các thuậtsĩ Ba-by-lôn (1:17-20).

Trong các nước thờ đa thần ngày xưa, các thuật sĩ và đồng bóng

được quý trọng, vì họ xưng mình là người có thể thông biết những sự

mầu nhiệm trong thế giới thần linh, là sự hiểu biết được xem là cao

nhất trong sự hiểu biết.

Sự trổi hơn trong vấn đề hiểu biết và giải chiêm bao của Đa-ni-ên

trước sự bất lực của các thuật sĩ Ba-by-lôn(1:17-20; 2:10-20; 4:9,18;

5:11-12) cho chúng ta học biết những điểm quantrọng sau đây:

(1) Mọi sự mầu nhiệm thuộc về Đức Chúa Trời, không ai có thể

thấu hiểu nếu không có sự bày tỏ của Ngài(2:17-20).

(2) Đức Chúa Trời là nguồn sự khôn ngoan. Tài năng chúng ta có

được đến từ Ngài (Châm 1:7, 2Côr 3:5). Vì thế, tài giải chiêm bao

của Đa-ni-ên là một ân tứ Chúa ban, không phải bởi cố gắng mà có.

(3) Chiêm bao Đa-ni-ên giải nghĩa không phải là những chiêm

bao thuộc lãnh vực tâm lý thông thường của  con người, nhưng là sự

bày tỏ đặc biệt của Đức Chúa Trời, về những điều có liên quan đến

các biến cố trong lịch sử nhân loại. Thời Cựu ước, Đức Chúa Trời

dùng chiêm bao khải thị sự kín nhiệm của Ngài. Thời Tân Ước, Đức

Chúa Trời bày tỏ Ngài cho chúng ta qua Kinh Thánh, và Đức Thánh

Linh là Đấng soi sáng cho chúng ta hiểu biết  lẽ mầu nhiệm của lời

5

Chúa, như Đa-ni-ên cầu xin Đức Chúa Trời bàytỏ sự kín nhiệm trong

điềm chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa. Chúng ta hãy cầu xin Đức

Thánh Linh ban cho sự khôn ngoan để hiểu biếtsự lạ lùng của lời

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh (Thi 119:18,130;Giăng 16:13; Gia

1:5).

Với ân tứ Chúa ban, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho  các vua Ba-by-lôn

nhìn biết Đức Chúa Trời chân thần và quyền năng siêu việt của Ngài.

– Với vua ngạo mạn Nê-bu-cát-nết-sa:Qua sự giải nghĩa điềm

chiêm bao về pho tượng, Đa-ni-ên tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời là

Vua trên muôn vua, là Đấng tể trị cao cả trên các nước, sự thịnh suy

của các nước trần gian ở trong quyền của Ngài (2:36-45). Qua sự

giải nghĩa chiêm bao về cây lớn, Đa-ni-ên tỏcho vua biết Đức Chúa

Trời là Đấng cao cả, Đấng có quyền uy tuyệtđối, nhổ hay trồng, phế

hay lập các vua chúa thế gian, nhấc kẻ khiêmnhường và hạ kẻ kiêu

ngạo.

Như sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đã giáng trên Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài người, ăncỏ như bò, thân thể vua

thấm nhuần sương móc, tóc vua như lông chim ưng, móng vua giống

như móng loài chim chóc, đúng theo lời Đa-ni-ên nói trước trong sự

bàn giải chiêm bao cho vua. Cho đến khi vua cótrí khôn, nhìn biết

Chúa trên trời, xưng Ngài là Đấng rất cao, bây giờ ngôi vua mới được

ban lại cho Nê-bu-cát-nết-sa. Đây là bài học rất đau đớn cho kẻ

cứng lòng chẳng phục Chúa cao cả. Trước quyền năng lớn của Đức

Chúa Trời, Nê-bu-cát-nết-sa không chống cự nổi, chỉ còn có lời ngợi

ca Ngài:  “Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời,

uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nướcNgài từ đời nọ đến

đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều  cầm như là không có,

Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên

đất, chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?”

(4:34-35).

6

– Với Bên-xát-sa là kẻ nối ngôi Nê-bu-cát-nết-sa:Vua này thật

khinh lờn Đức Chúa Trời, dám lấy các khí dụng của đền thánh Đức

Chúa Trời mà vua cha đã đem về từ Giê-ru-sa-lem, để uống rượu

trong một bữa tiệc phàm trần và ngợi khen các thần bằng đá, bằng

gỗ! Thì ngay lúc đó, một bàn tay người hiện  ra viết trên tường cung

vua những chữ mà không ai có thể hiểu được.Thế là, Đa-ni-ên được

mời đến giải nghĩa, vua Bên-xát-sa hiểu ra Đức Chúa Trời là Đấng

cầm trong tay hơi thở và hết thảy các đường  lối của vua. Ngài đã

đếm nước vua và khiến nó đến cuối cùng, đólà ý nghĩa của các chữ

viết ấy: Mê-nê, Mê-nê, Tê-ken, U-phác-sin.  Vì cớ vua bị đặt trong

cán cân công lý của Đức Chúa Trời và thấylà kém thiếu! Lời rao báo

của Đa-ni-ên đã xảy ra cho Bên-xát-sa ngay trong đêm đó, vua bị

giết và đế quốc Ba-by-lôn do người Canh-đê được ban cho vua Đa-ri-út, người Mê-đi (5:22-30).

– Với vua Đa-ri-út:Đa-ni-ên đã bày tỏ cho vua biết Đức Chúa Trời

là Đấng có quyền năng giải cứu người có lòng nhờ cậy Ngài, như

Ngài đã sai thiên sứ bịt miệng sư tử không thể làm hại ông. Thực

chứng này chẳng những đã khiến vua Đa-ri-út  thêm lòng kính sợ

Đức Chúa Trời, mà vua còn khuyến khích dân sự trong nước tôn cao

danh Ngài:  “Ta ban chiếu chỉ rằng, trong khắp miền nước ta, người

ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên; vì

Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không

bao giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng. Ngài cứu

rỗi và giải thoát, làm những dấu lạ sự lạở trên trời dưới đất, đã

cứu Đa-ni-ên khỏi quyền sư tử”(6:26-27).

2. Đa-ni-ên Trong Sự Bắt Bớ.

Qua sự giải các chiêm bao, Đa-ni-ên lần lượtđược các vua ban

cho những chức quan trọng việc triều chính, và trở thành người đứng

đầu trong nội các nhà vua dưới triều của Đa-ri-út. Đa-ni-ên vốn là

người có linh tánh tốt, được vua quý mến. Tuy nhiên, trong địa vị cao

trọng ấy, Đa-ni-ên bị sự ganh ghét của kẻ thù. Họ là những quan

7

chức cao cấp của vua, hiệp nhau mưu hại Đa-ni-ên, người mà họ

không tìm được cớ nào để kiện cáo về việc  nước. Song họ đã khéo

léo che đậy mưu ác của mình bằng cách tỏ vẻnhư là kẻ trung thành

với vua, với lời yêu cầu vua ban hành một chiếu chỉ nghiêm cấm

trong ba mươi ngày không ai cầu nguyện với thần nào khác ngoài

vua, nếu trái lệnh thì bị quăng vào hang sư tử. Kẻ thù mừng thầm vì

cấm lịnh được vua ký tên, và theo luật của người Mê-đi chắc không

có sự thay đổi nào! Với cấm lịnh này, kẻ thù đặt Đa-ni-ên trong một

tư thế vô cùng nguy hiểm: Nếu Đa-ni-ên cầu nguyện với Đức Chúa

Trời, thì phạm luật vua, nếu cầu nguyện với  vua thì phạm luật Chúa,

chọn cách nào cũng chết! Trước mưu mô thâm  độc ấy, Đa-ni-ên

chẳng chút nao núng, cứ mỗi ngày ba lần quì  gối xưng tạ Đức Chúa

Trời như vẫn làm khi trước. Trong 6:10 ghi rằng “Những cửa sổ của

phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem”. Câu này cho chúng ta

tìm thấy vài ý nghĩa:

(1) Đa-ni-ên tin cậy Chúa:Ông cầu nguyện cách công khai không

sợ sự dòm ngó của kẻ thù.

(2) Đa-ni-ên trung thành với Chúa:Lệnh cấm cầu nguyện với Đức

Chúa Trời không làm ông thay đổi thói quen mỗi ngày ba lần quì gối

cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Dầu biết Chúa hiện diện khắp nơi,

nhưng sự hướng về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện tỏ rằng: Bị lưu đày nơi

đất khách, Đa-ni-ên lòng vẫn nhớ về đền thánh Chúa và dân tộc

mình. Với lòng thành nương dựa Chúa, một kếtcuộc đã diễn ra cách

lạ lùng: Đa-ni-ên được giải cứu khỏi hang sưtử, còn kẻ hại Đa-ni-ên

bị liệng vào làm mồi cho sư tử!

Qua sự đắc thắng của Đa-ni-ên cho chúng ta tìm thấy bí quyết

đối phó với mưu của kẻ ác, đó là bền lòngcầu nguyện với đức tin

trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời.

3. Đa-ni-ên Trong Chức Vụ Tiên Tri.

Đa-ni-ên có nhiều sự hiện thấy của Chúa vềnhững việc sau cùng

của thế giới và được chép từ đoạn 7-12. Đặc biệt qua lời giải nghĩa

8

tiên tri về pho tượng trong chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên

nói đến những thời kỳ của dân ngoại, bắt đầu từ vua Nê-bu-cát-nết-sa đến ngày Đấng Christ tái lâm. Khoảng thờigian này, thế giới sẽ

có bốn đế quốc thay nhau cai trị, mà mỗi phần của pho tượng được

tiêu biểu cho mỗi đế quốc. Phần lớn các nhà giải kinh đều nghĩ

rằng: Đầu bằng vàng chỉ về đế quốc Ba-by-lôn; ngực và cánh tay

bằng bạc chỉ về đế quốc Ba-tư (550-330 T.C); bụng và vế bằng

đồng chỉ về đế quốc Hy-lạp; ống chân và bàn chân bằng sắt chỉ về

đế quốc La Mã bị chia đôi (364 T.C). Mười ngón chân chỉ về đế

quốc La Mã bị phân tán, nhưng sẽ họp thành một khối liên minh Âu

Châu trong ngày cuối cùng. Hòn đá, chỉ về sự hiện đến của Đấng

Christ, Ngài sẽ hủy diệt các nước thế gian và lập nước hòa bình trên

đất (Đa 2:29-45). Như vậy, qua các biến cố lịch sử của thế giới,

chúng ta nhận thấy lời tiên tri của Đa-ni-ênđã và đang ứng nghiệm,

và ngày Chúa làm Vua trên đất chắc sẽ đến không lâu.

Tóm lai, qua sự giải chiêm bao, qua sự nói tiên tri của Đa-ni-ên,

tất cả đều hướng về một mục đích là bày tỏ Đức Chúa Trời, Đấng

chân thần duy nhất và quyền năng cao cả cho các vua ngoại đạo đa

thần. Với ân tứ Chúa ban, với lòng nhẫn nhục chịu bắt bớ vì danh

Đức Giê-hô-va và đức tin sắt đá nơi Ngài, Đa-ni-ên đã đạt đến mục

đích của sứ mạng Chúa gọi.

B. ĐỜI SỐNG TIN KÍNH CHÚA CỦA ĐA-NI-ÊN.

Giữa Đa-ni-ên và Giô-sép có những điểm giống nhau: Cả hai bị

đem đến một xứ ngoại đạo, cả hai đều có ơn giải nghĩa chiêm bao,

cả hai đều là người tuổi trẻ nhưng có đời sống kính sợ Đức Chúa Trời

và có những đức tinh rất cao đẹp. Chúng ta  tìm thấy những nét

sáng chói trong nếp sống tin kính Chúa của Đa-ni-ên:

– Biệt mình ra thánh (1:8).

– Ca ngợi Chúa, hạ mình và tôn cao Chúa (2:20-21; 26-28).

– Nâng đỡ đồng bạn (2:49).

– Không ham danh lợi, can đảm (5:17; 22-24).

9

– Cầu nguyện, biết nhờ cậy Chúa trong mọi sự (6: 10;17).

– Trung thành với Chúa, tin cậy Chúa (6:10-13;21-23).

Qua những điểm trên chúng ta nhận thấy có 3 điểm nổi bật trong

Đa-ni-ên là:

1. Sự thánh khiết: Thật khó thấy trong ngườituổi trẻ có quyết

định dứt khoát như Đa-ni-ên: Không chịu ô uế  bởi đồ ăn cúng tế

thần của vua, thà chỉ ăn rau và uống nước mà thôi.

2. Đức tin.

3. Sự cầu nguyện.

Là 3 yếu tố rất quan trọng khiến sứ mạng của Đa-ni-ên trở thành

hữu hiệu và có kết quả vinh danh Chúa. Với đời sống thánh khiết, Đa-ni-ên được sự ngự trị của thần linh Chúa vàcan đảm rao báo sự đoán

phạt của Chúa trên các vua kiêu ngạo, đúng như ý nghĩa của tên Đa-ni-ên “Đức Chúa Trời là quan xét của tôi”. Với đức tin, Đa-ni-ên đã bày

tỏ cho vua ngoại đạo biết quyền năng giải cứu lớn lao của Chúa. Với sự

cầu nguyện, Đa-ni-ên đã đắc thắng quyền lựccủa sự tối tăm. Đời sống

của Đa-ni-ên để lại chúng ta hôm nay nhiều gương sáng: Dù bị đổi

theo tên thần của Ba-by-lôn (4:8), nhưng Đa-ni-ên vẫn giữ vẹn tính

chất thánh khiết của con dân Đấng chân thần: Không bị đồng hóa với

nếp sống văn minh vật chất, không lạm dụng  tài năng Chúa cho để

tìm danh vọng, nhưng hết lòng khiêm nhường hầu việc Ngài, không

chối bỏ niềm tin nơi Đức Giê-hô-va, nhưng đãtrở thành anh hùng của

đức tin nơi đất lưu đày, chứng tỏ cho kẻ kiêu ngạo nhìn biết Đức Chúa

Trời quyền năng cao cả đang tể trị.

Còn đời sống chúng ta thì sao?

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. a. Đa-ni-ên có tài năng đặc biệt nào? So  sánh ông với các

thuật sĩ Ba-by-lôn? (Đa 1:17-20; 4:9; 4:18; 5:11-12).

b. Làm thế nào Đa-ni-ên có được tài năng ấy? (Đa 2:17-20). Ở

đây cho chúng ta bài học gì? (Thi 19:18-130; Gia 1:5).

10

c. Với tài năng Chúa ban cho, Đa-ni-ên đã bày tỏ cho các vua

biết gì về Đức Chúa Trời và quyền năng Ngài? Và họ có thái độ nào

đối với Ngài?

– Vua Nê-bu-cát-nết-sa (Đa 2:36-47; 4:28-37).

– Vua Bên-xát-sa (Đa 5:22-30).

– Vua Đa-ri-út (Đa 6:22-28).

2. a. Qua các triều vua Ba-by-lôn, Đa-ni-ên được nhắc lên những

địa vị nào? Trong địa vị nào ông bị bắt bớ? (Đa 2:48-49; 6:29; 6:1-4).

b. Kẻ nghịch mưu hại Đa-ni-ên thế nào? (Đa 6:4-9).

c. Đa-ni-ên đối phó với sự bắt bớ của kẻ thù thế nào? Kết quả

ra sao? (Đa 6:10-28). Chúng ta học được bí quyết nào nơi Đa-ni-ên

trong sự đối phó với mưu của kẻ ác?

3. a. Cho biết những đặc điểm trong sự tin kính Chúa của Đa-ni-ên (1:8; 2:1; 2:20-21; 26-28; 49; 6:10-13; 21-22).

b. Qua sự ghi nhận trên, điểm nào đặc biệt nhất đã khiến ông

được thành công trong sứ mạng Chúa gọi? Xin  giải nghĩa tính chất

quan trọng của các điểm ấy.

4. Đời sống, sứ mạng và sự chịu bắt bớ củaĐa-ni-ên có ý nghĩa

gì cho Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay?

5. Nhìn lại chính mình và cho biết:

a. Bạn có tài năng nào và đang dùng tài năng đó cho mục

đích gì?

b. Điều gì trong đời sống khiến bạn khó giữ mình lánh khỏi sự

ô uế của thế gian?

c. Bạn trung tín và can đảm bày tỏ danh lớn của Chúa ở giữa

người chống nghịch, khinh lờn quyền năng Chúathế nào?

11

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Cách Chống Say Sóng.

Lấy gừng tươi cùng với gừng khô, tán nhuyễnuống vào là khỏi.

– Bảo Quản Sáo Treo.

Sáo bằng trúc sẽ bền hơn nếu ngay sau khi muavề, bạn lấy keo

xịt tóc xịt đều lên nó.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 26.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 26.04.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 26.04.2015.

1. Đề tài: NƠI Ở ĐỜI ĐỜI CỦA NGƯỜI ÁC.

2. Kinh Thánh: Khải Huyền 9:2-11; 20:11-15; 21:8.

3. Câu gốc:  “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm

ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần

tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ

có lửa và diêm cháy bừng bừng: Đó là sự chết thứ hai”(Khải

21:8).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 33-36.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 18.01.2015.

Đề tài 1: Người chết còn có cơ hội được cứu.

Đề tài 2: Không còn cơ hội được cứu cho người đã chết.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trên cõi tạm nầy, một vấn đề thật khó hiểu là sự hưng thạnh

của người ác và sự chịu khổ của người côngbình. Một sự trái ngược

vô cùng, một điều xem có vẻ quá bất công!  Tuy nhiên, điểm quan

trọng giữa hai hạng người nầy là chỗ ở cuối cùng của họ trong cõi

đời đời.

Qua lời Kinh Thánh, chúng ta biết được cảnh trạng tạm cư hay

trạng thái trung gian của người ác sau khi chết để chờ đợi ngày

phán xét. Như vậy sau khi chịu sự phán xét của Chúa, số phận đời

đời của người ác là gì? Và có sự khác nhauthế nào so với tương lai

vĩnh viễn của người công bình?

I. DẪN GIẢI.

A. ÁN PHẠT CỦA NGƯỜI ÁC.

1. Sự chết thứ hai.

105

Sự chết thứ hai là án phạt đã định cho người ác trong ngày

phán xét sau cùng. Án phạt nầy cũng đồng nghĩa với sự hình phạt

là hồ lửa đời đời (Khải 20:14). Tại sao gọilà sự chết thứ hai?

Sự chết nói chung là án phạt trên dòng dõiloài người phạm tội.

Tuy nhiên án phạt nầy không tác dụng tức khắc cho con người như

phải có ngay trong hiện tại, nhưng được thể hiện qua những giai

đoạn. Trước hết, theo luật Đức Chúa Trời định cho mọi người phải

trải qua sự chết thể xác để chờ đợi sự phán xét của Ngài (Hêb

9:27). Đây có thể gọi là sự chết thứ nhất.Sau khi chết, người ác bị

giam cầm nơi âm phủ cho đến ngày thẩm phán chung kết. Khi đó

họ được sống lại để ứng hầu trước toà án  trắng và lớn của Chúa.

Án phạt cuối cùng của họ là sự chết đời đời trong nơi khổ hình mà

Kinh Thánh gọi đó là sự chết thứ hai nghĩa là linh hồn vĩnh viễn bị

xa cách với Đức Chúa Trời.

Án phạt về sự chết cũng được Kinh Thánh nói đến trong những

từ gọi khác nhau như sau:

2. Hư mất hay bị hư mất (Phil 1:28; 3:19).

Từ nầy được Kinh Thánh Tân Ước thường dùng  ám chỉ về sự

vĩnh hình. Tình trạng hư mất của tội nhân có  nghĩa là không đạt

đến mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời đã  định cho mình. Cho

nên trước mặt Chúa người ấy bị xem vô dụng,như bình gốm bị bể

và bị người ta vứt bỏ mà thôi!

3. Diệt vong.

Chữ hư mất trong Giăng 3:16 có nghĩa là diệt vong, chỉ về sự xa

cách đời đời khỏi sự hiện diện của Chúa (2Tês 1:9).

4. Tuyệt vọng, không có sự trông cậy(Êph 4:18).

Điều này chỉ về sự bị loại ra khỏi đặc ân và đặc quyền của Chúa.

5. Bị phân rẽ với Đấng Christ, không có sự sống của Ngài

(1Giăng 5:12).

106

6. Bị quăng ra chốn tối tăm(Mat 8:12).

Chỉ người trong tình trạng bị loại ra ngoài ânđiển cứu rỗi của

Chúa, bị đặt vào một tình trạng vô cùng khốn khổ.

7. Bị đặt dưới cơn thạnh nộ của Chúa(Giăng 3:36).

Tóm lại án phạt trên người ác là:

(1) Án phạt có tính cách đời đời.

(2) Sự chết trong án phạt nầy không có nghĩalà sự tiêu tan và

trở thành hư vô, nhưng người ác ở trong tình  trạng vĩnh viễn bị

phân cách với Đức Chúa Trời, bị loại ra khỏi Nước Đức Chúa Trời, bị

mất phần ân điển cứu rỗi của Đấng Christ, và bị đặt dưới cơn thạnh

nộ của Ngài.

(3) Không còn có tia hy vọng nào, không còn  có cơ hội thứ hai

cho người dưới hình án trong hồ lửa đời đời.

B. NƠI HÌNH PHẠT NGƯỜI ÁC.

Chỗ hình phạt người ác được Kinh Thánh nói đến trong hai từ sau:

1. Địa ngục (Mat 5:22,29-30,18:9).

Chữ  “Địa ngục”được dịch từ chữ Hy-lạp là Gehenna và tiếng

Hy-bá-lai gọi là “trũng Hi-nôm”. Có chừng 13lần Kinh Thánh Tân

Ước đề cập đến chữ nầy. Theo nghĩa đen, Gehenna hay trũng Hi-nôm là một địa điểm cách thành Giê-ru-sa-lemchừng một dặm

rưỡi về phía đông nam là nơi trước kia dân ngoại thiêu con cái họ

trong lửa để cúng tế cho thần Mo-lóc, một điều vô cùng gớm ghiếc

trước mặt Đức Chúa Trời (2Các 23:10). Sau nầy người Do Thái dùng

chỗ ấy làm nơi đổ rác rến, những vật ô uếthừa thải, có lửa cháy

không dứt, và dần dần trở thành một hầm lửa. Vì vậy chữ Gehenna

được Kinh Thánh dùng làm tượng trưng cho nơi đau khổ, rủa sả

hình phạt người gian ác vĩnh viễn trong tương lai, nơi Chúa Giê-xu

bày tỏ “sẽ có khóc lóc và nghiến răng”(Mat 24:51), mà chúng ta

gọi là địa ngục.

107

2. Hồ lửa và diêm(Khải 20:10,14-15).

Hồ lửa và diêm hay gọi là “hồ cháy bằng lửa và lưu hoàng

chẳng hề tắt”. Lưu hoàng là chất cháy tỏa ra năng lượng rất cao.

Sự nóng bỏng nầy diễn tả được nơi đau đớn kinh khiếp hình phạt

người ác!

Một câu hỏi có thể nêu lên ở đây là: Lửađoán phạt người ác có

phải là lửa hữu hình không? Với độ nóng của diêm sanh thì xác thịt

nào có thể chịu nổi? Hơn nữa Satan và các thiên sứ là thuộc linh,

thì thế nào có thể bị đốt cháy trong hồ lửadiêm sanh?

Thật ra, lửa diêm sanh là hình bóng chỉ về thứ lửa vô hình.

Trong cõi đời nầy, lửa hữu hình thích hợp vật chất thể nào thì trong

cõi đời sau, lửa vô hình cũng thích ứng với linh thể như vậy. Vì thể

chất tiêu tan nên lửa hữu hình cũng có khi tắt. Nhưng với linh thể

bất diệt, thì ngọn lửa vô hình kia cũng sẽ chẳng hề tắt vậy. Thực

ra, điểm chính không phải là tánh chất của lửa, nhưng lửa được

Kinh Thánh nói đến để chúng ta có thể nhờ đó mà nhận biết được

sự kinh khiếp của nơi đoán phạt người ác trong cõi đời đời.

Tóm lại, địa ngục hay hồ lửa là nơi vĩnh hìnhcủa người ác. Kinh

Thánh không xác định địa điểm của nơi nầy, nhưng là một nơi có

thực, nơi Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho người ác. Trong ngày phán

xét cuối cùng, người ác được tạm giam trong  âm phủ sẽ được

chuyển vào nơi hỏa ngục là nơi vĩnh hình của chúng.

3. Những đối tượng chịu hình phạt nơi hồ lửa.

Người ác được nói đến trong Khải Huyền 21:8  có thể được liệt

vào hạng người cứng lòng chẳng bao giờ ăn năn, và kết hợp với sa-tan không thôi chống nghịch Đức Chúa Trời, khinh lờn, phạm

thượng đến Đức Thánh Linh (Rô 2:5; Mác 3:29),cho nên họ cũng

chung số phận với sa-tan trong hồ lửa đời đời. Về những người lộng

ngôn với Đức Thánh Linh, nhà thần đạo A.H. Strong luận như sau:

“…Là người chẳng dứt phạm tội, sự chẳng dứt phạm tội đó đã

108

chuốc lấy cho họ sự đau đớn đời đời, đó làhình phạt đã định, tức

là sự đoán phạt đời đời”.

C. CẢNH TRẠNG CỦA NGƯỜI ÁC TRONG NƠI VĨNH HÌNH.

Cảnh trạng người ác trong

hỏa ngục.

– Sống chung với Satan và các

ác quỉ.

– Đời đời xa cách Đức Chúa

Trời.

– Đau khổ khóc lóc và buồn

thảm ngày đêm chẳng dứt.

– Bị rủa sả, không được dự phần

trong ân điển cứu rỗi của Chúa.

– Tuyệt vọng không được giải

cứu.

– Ở trong sự tối tăm và hổ thẹn.

Cảnh trạng người công

bình nơi thiên đàng.

– Được sống với Chúa.

– Được giao thông với Ngài.

– Vui thỏa, phước hạnh mãi

mãi trong sự hiện diện của

Chúa.

– Được dự phần cơ nghiệp

trong sự cứu rỗi của Chúa.

– Được sung mãn trong thế

giới vô biên.

– Được mặc lấy thân thể vinh

hiển sáng láng lạ lùng.

Bảng so sánh trên cho thấy hai bức ảnh tương  phản giữa người

công bình và người ác. Trong cõi đời nầy người công bình bị người

ác áp bức. Nhưng trong cõi đời sau, người công bình được phước,

và người ác bị đoán phạt tùy theo công việchọ làm. Đức Chúa Trời

là Đấng công bình dường nào! Đây là điều anủi người công bình

đang chịu khổ, cũng như cảnh cáo người ác vềsự đoán phạt của

Chúa, nếu không ăn năn.

Vì vậy, sống trong cõi đời tạm, người công bình hãy bền lòng

tin cậy Chúa, sống với tình yêu thương, đem ân điển cứu rỗi của

Chúa cho mọi người để họ không bị sa vào hồlửa đời đời.

Về sự vĩnh hằng, với các thuyết như phục hồi, tiêu diệt, và cơ

hội thứ hai là điều không thể chấp nhận được theo như lẽ thật Kinh

Thánh chúng ta đã học. Vì những lẽ sau đây:

109

1. Hỏa ngục là nơi hình phạt người ác chớ không là nơi cải thiện

người ác. Không phải Đức Chúa Trời không có tình yêu thương, vì

Ngài đã ban cho loài người cơ hội để ăn năn(2Phi 3:9-10) và đây

là lúc sự công nghĩa phải được thi hành.

2. Trong câu chuyện người giàu có và La-xa-rơchúng ta thấy rõ

không có cơ hội thứ hai để được cứu sau khi qua đời (Lu 16:19-31).

3. Nếu người ác bị tuyệt diệt trong hỏa ngục, thì tại sao lửa của

hỏa ngục đời đời chẳng hề tắt? (Khải 20:10).

Như vậy, điểm nguy hại của các thuyết trên là khiến cho tín đồ

bê trễ trong việc rao giảng Tin Lành; cũng như người ta thờ ơ với

ơn cứu rỗi của Chúa trong khi còn có dịp tiện là “ngày nay” vì nghĩ

rằng “không sao”, còn có cơ hội thứ hai… Và  cho dù có sa vào nơi

khổ hình, thì cũng có ngày được phục hồi nhận cứu ân của Chúa?

Tóm lược.

1. Án phạt của người ác trong ngày phán xétcuối cùng là sự

chết thứ hai, tức là sự chết đời đời.

2. Hỏa ngục là nơi vĩnh hình của người ác.

3. Trong cõi đời đời người ác sẽ cùng chung  số phận với Satan

trong hỏa ngục.

4. Không có sự tận diệt, không có sự phục hồi, không có cơ hội

thứ hai cho người bị hình phạt trong hỏa ngục,tỏ rằng sự công

nghĩa của Đức Chúa Trời nghiêm trọng là dường nào!

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. a. Khải Huyền 20:14: Án phạt trên người ác trong ngày phán xét

cuối cùng là gì? Và có nghĩa gì?

b. Sự hình phạt đời đời trên người ác còn được Kinh Thánh nói

đến trong những từ nào khác và có nghĩa gì? (Ê-phê-sô 1:9; Phi-líp

3:19, 1Giăng 5:12, Ma-thi-ơ 8:12, 25:41,46, Giăng3:36).

2. Xin tìm hiểu ý nghĩa những chữ sau đây:

110

a. Địa ngục: Ma-thi-ơ 5:22,29-30;18:9.

b. Hồ lửa: Khải Huyền 20:10,15.

3. Theo ý nghĩa trên cho chúng ta hiểu thế nào về nơi hình phạt

người ác?

4. Khải Huyền 20:10,14-15;21:8: Trong nơi đoán phạt nầy gồm có

những ai? Tại sao họ phải chịu chung hình phạtvới ma quỉ?

5. Xin tóm lược những điều nói về án phạt và nơi hình phạt. Xin

tìm hiểu cảnh trạng của người ác thế nào trong nơi vĩnh hình

nầy? (Xem thêm Khải 9:2,11; 20:10b).

6. So sánh cảnh trạng của người công bình vàngười ác trong nơi

thiên đàng và địa ngục. Sự khác nhau nầy chochúng ta nhận

biết trách nhiệm gì của mình trong cuộc sống trên cõi tạm nầy

đối với chính mình, với người nhà mình và những người chung

quanh chúng ta?

7. Bạn có thái độ nào đối với Chúa khi họcbiết về sự công nghĩa

của Ngài?

8. Biết được sự vĩnh hình của người ác, bạn có nhận thức gì về trách

nhiệm của mình trong cõi đời nầy đối với người chưa tin Chúa?

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 19.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 19.04.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 19.04.2015.

1. Đề tài: NƠI Ở ĐỜI ĐỜI CỦA NGƯỜI CÔNG BÌNH.

2. Kinh Thánh:Ma-thi-ơ 25:34; Giăng 14:2-3.

3. Câu gốc:“Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phước, hãy đến mà

nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi

dựng nên trời đất” (Mat 25:34b).

4. Đố Kinh Thánh:2Sử Ký 29-32.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 15.02.2015.

* Diễn tiến trò chơi.

a. Mở đầu.

BHD cho các nhóm tranh đua với nhau. Nhóm xếp  hàng dọc

trước BHD. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu

chủ đề: Nơi ở đời đời của người công bình.

-Thưa các bạn! Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, người tin Chúa

sau khi chết, linh hồn được sống với Ngài trong Ba-ra-đi để chờ

đợi sự cứu chuộc thân thể. Khi Đấng Christ tái lâm, người tin Chúa

được sống lại và vào nơi vinh hiển của mình.Để hiểu biết thêm về

nơi ở và đời sống phước hạnh của người tin,mời các bạn cùng

tham gia trò chơi hôm nay.

b. Xuất phát.

95

Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức

phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử ramột người, đại diện

nhóm để “Vượt chướng ngại vật”.

(“Chướng ngại vật” là những câu hỏi do ban tổ chức soạn ra như: Vì

sao con người phải chết? Sau khi chết, con người sẽ đi về đâu? …)

Đại diện của nhóm nào vượt qua được “chướngngại vật” mới

được nhận mật thư.

_Mật thư 1:  TIMF CAAU HOIR DWIS QUYEENR KINH THANHS

TAIJ TOAF GIANGR.

_Chìa khóa: Chữ điện tín.

Trạm 1.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

1. Đọc Rô-ma 2:7; 6:23; Ma-thi-ơ 25:46 cho biết trong sự phán

xét của Chúa, người công bình nhận được ân phúc gì?

2. Đánh X vào câu  đúng nhất. Sự sống đời đời là: _Sự sống

từ Chúa. _Sự sống trong Chúa. _Sự sống với Chúa.  _ Tất cả

các câu trên.

_Mật thư 2:

T  I M  N G U

G  C H U T O

N  A N G H I

A  Đ N E I C

B  G N A M  O

_Chìa khóa:

96

Trạm 2.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

(1) Đánh X vào câu đúng nhất.

Nơi ở đời đời của người công bình là:

_Ba-ra-đi.  _Thiên đàng.  _Một nơi khác.

(2) Trả lời câu hỏi.

– Theo Kinh Thánh, Thiên đàng còn có những tên gọi nào?

_Mật thư 3:

T P I H M U D O O C

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

N H G A C N H H U

11 12 13 14 15 16 17 18 19

_Chìa khóa: Trước lẻ, sau chẵn.

Trạm 3.

_Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo sốngười trong

nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời

câu hỏi.

Đọc Ma-thi-ơ 25:46; 3:11,12; 22:3-4; Rô-ma 8:17,  kể ra những

phước hạnh của người công bình trong nơi ở đời đời.

3. Kết thúc.

97

Thưa các bạn!

Chúng ta biết Chúa ban sự sống đời đời cho người công bình.

Tại thiên đàng, người công bình được giao thông với Chúa mặt đối

mặt, được nhận biết đầy trọn, được vui vẻ và thỏa mãn, được

thoát khỏi quyền lực của tội lỗi, được hưởng cơ nghiệp trong Đấng

Christ, được hầu việc và thờ phượng Chúa…

Nguyện mỗi người chúng ta có sự chuẩn bị trong đời nầy để

hưởng trọn niềm vui sống với Ngài trên thiên đàng.

– Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Luận về vấn đề sống chết của con người, theo sự bày tỏ của

Kinh Thánh thì loài người trên cõi thế sẽ đivào ba giai đoạn. Thứ

nhất, phải trải qua sự chết. Thứ hai, sau khichết linh hồn người tin

được sống với Ngài trong Barađi gọi là nơi tạm cư để chờ đợi sự

cứu chuộc thân thể, còn linh hồn người ác bị giam giữ nơi Âm phủ

để chờ đợi sự phán xét. Và giai đoạn thứ ba, với sự tái lâm của

Đấng Christ, người tin được sống lại và vào nơi vĩnh viễn của mình,

còn người chẳng tin cũng được sống lại để chịu sự phán xét và đi

vào nơi hình phạt đời đời của mình. Trong bàihọc nầy chúng ta tìm

xem người công bình sẽ nhận được sự ban thưởng gì? Đâu là nơi ở

của người công bình? Và đời sống nơi đó sẽ như thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. ÂN PHÚC CỦA NGƯỜI CÔNG BÌNH.

Trong ngày phán xét cuối cùng, người ác lãnh án phạt là sự

chết đời đời. Trái lại người công bình nhậnlãnh ân phúc là sự sống

đời đời.

1. Ý nghĩa của chữ “đời đời”.

98

“Đời đời”theo nguyên văn Hy-lạp là Aion (danh từ); hoặc

Aaionios (tính từ). Trong Kinh Thánh Tân Ước, chữ  đời đờiđược

dùng trong hai hình thức danh từ và tính từ. Về cách dùng nầy, nhà

thần đạo A. A Hodge luận như sau:

“Ngoài hai chữ Hy-lạp aion và aionios, chẳng có chữ nào sáng

tỏ hơn để diễn tả ý niệm vĩnh cửu vô cùng,vô tận, vô biên. Mặc

dầu trong Kinh Thánh Tân Ước có vài chữ đờiđời được dùng để chỉ

thời gian hữu hạn, nhưng hầu hết những chỗ khác, chữ đời đời đều

được ám chỉ thời gian vô hạn. Trong ý nghĩa nầy, chữ đời đời được

dùng để chỉ về sự vĩnh hằng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi; chỉ về

tương lai phước hạnh vĩnh viễn của người côngbình cũng như tương

lai vĩnh hình của người ác  (1Tim 1:17; Khải 1:18; Hêb 9:14; Giăng

6:57; Rô 2:7; Mat 25:46).

Như thế, theo cách diễn giải trên thì nỗi khổ hình đời đời của

người ác, cũng như cảnh phước lạc đời đời của người công bình sẽ

mãi mãi lâu dài bằng với sự vĩnh hằng bất biến của Đức Chúa Trời.

Hiểu được nghĩa của chữ đời đời, chúng ta cảm nhận ân phúc tương

lai dành cho người công bình lớn biết bao, đồng thời cũng cảm thấy

án phạt trên người ác trong tương lai thật là kinh khiếp dường nào!

2. Ý nghĩa của “sự sống đời đời”.

Sự sống đời đời gọi là vĩnh sanh bao gồm những ý nghĩa như

sau:

(1)  Sự sống bất diệt,nghĩa là sự sống hằng còn mãi mãi, sự

sống chẳng hề chấm dứt (Giăng 3:16; Mat 19:16; 25:46).

(2) Sự sống thật hay sự sống chân thật:Chỉ về sự sống đến từ

Đấng Christ, Ngài là nguồn sống vô tận, và người tin nhận Ngài sẽ

nhận được sự sống ấy (Giăng 14:6; 3:36).

(3)  Sự cứu rỗi:  Sự cứu rỗi đồng nghĩa với sự sống đời đời,vì

người được cứu, tức là được nhận lấy sự sống của Chúa (Mác 16:16;

Rô 5:10).

99

(4)  Sự sống đời đời bắt đầu ngay trong hiện tại, tức lúc còn ở

trong đời nầy:Khi người thật lòng tin Chúa, được tái sanh,thì nhận

được sự sống đời đời. Và từ đó sự sống của Đấng Christ cứ mãi

tuôn tràn và người bước vào sự sống bất tận trong cõi đời sau: Sự

sống đời đời trong một thân thể được biến hóa vinh hiển không hư

nát!

(5)  Sự sống đời đời là lẽ trông cậy lớn của người tin Chúa, là

phước hạnh mà họ được tận hưởng nơi Ngài trong tương lai(Giăng

17:3).

(6)  Sự sống đời đời là nhận biết Đức Chúa Trời là Chân Thần

duy nhất, và Chúa Giêxu, là Đấng Cha sai đến(Giăng 17:3).

Tóm lại, sự sống đời đời là sự sống từ Chúa, sự sống trong

Chúa, và sự sống với Chúa, là sự sống chỉ có ở trong người được tái

sinh, được giải cứu khỏi hậu quả của tội lỗi, được xưng nghĩa bởi

huyết Đấng Christ, được thánh hóa bởi Đức Thánh Linh, được sự

giao thông với Đức Chúa Trời, được ở trong sự hiện diện của Ngài

mãi mãi, và tận hưởng phước lạc bất tận của Ngài.

B. NƠI Ở CỦA NGƯỜI CÔNG BÌNH.

Đâu là nơi ở đời đời của người công bình trong tương lai?

Trong Ma-thi-ơ 25:34, Thiên đàng được Chúa Giê-xu nói đến, là

nơi ở vĩnh viễn dành cho người công bình và cũng là nơi Ngài phán

hứa với các môn đồ (Giăng 14:3).

Thiên đàng là gì? Thiên đàng phải là Ba-ra-đi không? Trong

Kinh Thánh Tân Ước chữ  “Ba-ra-đi”được dùng ba lần (Lu 23:43;

2Côr 12:4; Khải 2:7). Chữ nầy theo nguyên vănHy-lạp là

Paradeisos, nghĩa đen là công viên, trong tiếngHy-bá-lai là Părdès,

có nghĩa là khu rừng. Theo nghĩa bóng Ba-ra-đi gọi là Lạc viên ám

chỉ về cảnh vườn Ê-đen, nơi của sự sống đờiđời, nơi có sự hiện

diện của Chúa. Trước khi Chúa Giê-xu về trời, Ba-ra-đi được đặt ở

phía trên của âm phủ là nơi ở trung gian củangười công bình sau

100

khi qua đời. Nhưng khi Chúa thăng thiên, Ba-ra-đi được cất lên trời

cùng với các thánh của thời Cựu Ước (Êph 4:8), là nơi những người

tin Chúa được tiếp về sau khi qua đời để chờđợi sự giải cứu của

thân thể.

Khi Chúa Giê-xu tái lâm, người chết trong Chúa được sống lại và

đồng trị với Ngài trong nước ngàn năm bình an. Sau thời đại Thiên

hi niên, người công bình sẽ được vào nơi ở vĩnh sanh: Từ Ba-ra-đi

lên thiên đàng.

Chữ thiên đàng được dùng cho ba nghĩa. Thiên đàng chỉ về bầu

trời được bao bọc bởi bầu khí quyển, nơi có  sinh vật sống động.

Người Do Thái thường gọi đó là từng trời thứ nhất. Nghĩa thứ hai,

thiên đàng chỉ về các tinh tú trong khoảng không gian ngoài tầng

khí quyển mà người Do Thái gọi đó là từng trời thứ hai. Và chữ

“từng trời thứ ba”  được Phao-lô dùng trong 2Cô-rinh-tô 12:2, để

phân biệt với hai từng trời trong vũ trụ hữu hình. Để chỉ về nơi vô

hình vượt quá sự hiểu biết của con người, nơi ngự trị của Ba Ngôi

Đức Chúa Trời, nơi huyền nhiệm vô cùng, nơi hiện hữu của thế giới

thiện mỹ thần linh.

Thiên đàng cũng được Chúa Giê-xu gọi là  “Nhà Cha Ta”(Giăng

14:2), là nơi Chúa sắm sẵn cho người công bình cư trú đời đời

(Giăng 14:3; Mat 25:34):  “Hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng

đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất”.Thiên đàng,

nơi sắm sẵn cho người công bình còn được gọilà  Thiên thành, hay

thành Giê-ru-sa-lem mới trên trời, hay thành thánh, thành của Đức

Chúa Trời. Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, sau thời đại Thiên hi

niên, là kỳ cuối cùng của muôn vật, trời đất sẽ bị thiêu đốt trong

lửa và trời mới đất mới sẽ được tái tạo. Khi ấy Giê-ru-sa-lem mới sẽ

từ trời ngự xuống, là quê hương đời đời chongười công bình trong

nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời (2Phi 3:13; Khải 21:1-8).

C. PHƯỚC HẠNH TRONG NƠI VĨNH SANH.

101

Trong nơi vĩnh sanh, đời sống của người công bình là đời sống

của phước hạnh. Như được mô tả trong những điểm sau đây:

  1. Phước hạnh của đời sống được ở trong Nhà Chalà nơi vinh

hiển, rực rỡ vô cùng (Khải 21:1-3,25).

  1. Phước hạnh của đời sống được ở với Chúa:Được thấy mặt

Chúa, và giao thông với Ngài (Mat 5:8; 1Côr 13:12).

3. Phước hạnh của đời sống được yên nghỉ: Vì đã được giải cứu

khỏi sự rủa sả của tội lỗi, không còn có sự lao khổ “làm đổ mồ hôi

trán mới có mà ăn”(Sáng 3:18-19).

4. Phước hạnh của đời sống vui vẻ và sung mãn:Không còn có

giọt lệ, không còn có sự khao khát vì Chúa là nguồn nước sống làm

thỏa mãn mọi ước vọng của tâm hồn (Khải 21:4-6).

  1. Phước hạnh của đời sống thánh khiết:  Trong cảnh trời mới

đất mới hoàn toàn vắng bóng người ác vì lànơi ở của người công

bình, nơi ở của niềm vui trong sự thiện lành  trong sạch (Khải

21:27).

6. Phước hạnh của đời sống vinh hiển:Được vinh hiển trong nơi

ở, trong sự hiện diện vinh hiển của Chúa, trong thân thể biến hóa,

trong mão miện sáng chói Ngài ban thưởng (Khải 2:10; Côl 3:4;

2Côr 4:17).

7. Phước hạnh của đời sống được thông biết Chúa đầy trọn, là

sự hiểu biết quí hơn hết (Phil 3:8; 2Phi 3:18; 1Côr 13:12).

  1. Phước hạnh của đời sống phục vụ và tôn thờ Chúa.Đây là

đặc ân của người được cứu chuộc (Khải 22:3;7:9-11).

  1. Phước hạnh của đời sống được thừa hưởng cơ  nghiệp vinh

hiển của Chúa.Được đồng thừa hưởng mọi sự giàu có vô hạn trong

Đấng Christ (Rô 8:17; Khải 21:7).

  1. Phước hạnh của được sống trong cõi vô hạn:  Có người

nghĩ, người công bình cứ mãi mãi ca ngợi Chúa thì chắc chán lắm?

102

Đó chỉ là sự suy nghĩ theo lý trí con người trong thế giới hữu hạn.

Trong cõi vũ trụ vật chất mà Đức Chúa Trờiđã dựng nên, con người

vẫn mải hứng thú khám phá những điều kỳ diệu, huống chi trong

cõi vô hình, vô hạn, Đức Chúa Trời không sắm sẵn những điều vô

cùng huyền diệu cho chúng ta khám phá sao? Người trong cõi vĩnh

sanh với thân thể biến hóa, không còn bị chiphối bởi công lệ thiên

nhiên, có thể chu du trong cõi vô tận, và sẽ không bao giờ khám

phá hết những điều kỳ diệu của Đức Chúa Trời! Sẽ không bao giờ

dứt tiếng ca ngợi ân điển Ngài, sẽ không bao giờ hết công việc của

người được thừa hưởng cơ nghiệp giàu có không thể dò lường trong

Đấng Christ!

Tóm lược.

1. Sự sống đời đời là ân phúc Chúa ban cho  người công bình

trong cõi vĩnh sanh.

2. Thiên đàng, hay thành Giê-ru-sa-lem mới trên trời là nơi ở

vĩnh viễn của người công bình trong tương lai.

3. Trong cõi vĩnh sanh, người công bình sẽ nhận được phước là

sự sống đời đời, được giao thông với Chúa mặt đối mặt, được nhận

biết đầy trọn, được vui vẻ và thỏa mãn, được thoát khỏi quyền lực

của tội lỗi, được hưởng cơ nghiệp trong ĐấngChrist, được hầu việc

và thờ phượng Chúa.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Trong sự phán xét của Chúa, người công bình nhận được ân

phúc gì? (Rô-ma 2:7; 6:23; Ma-thi-ơ 25:46).

2. a. Ý nghĩa của chữ đời đời.

b. Giăng 3:16: Phản nghĩa với sự sống đời đời nghĩa là gì?

c. Giăng 10:28; 14:6: Sự sống đời đời đến từđâu?

d. Giăng 3:36; 3:3: Thế nào để được sự sống đời đời? Theo điều

kiện nầy, sự sống đời đời bắt đầu trong người tin khi nào?

103

e. Mác 16:16; Công Vụ 4:12: Sự sống đời đời  còn được hiểu

trong chữ nào khác?

g. Giăng 17:3: Sự sống đời đời có nghĩa gì?

h. Tít 1:2; 3:7: Sự mong đợi của người tin là gì? Tại sao?

3. Xin tóm lược những điểm quan trọng về sự sống đời đời.

4. a. Giăng 14:2-3: Chúa Giê-xu hứa gì với môn đồ?

b. Nơi Chúa sắm sẵn được Kinh Thánh nói đến trong những khía

cạnh nào? (Ma-thi-ơ 25:34,44, Hê-bơ-rơ 3:13, 2Phi-e-rơ 3:13, Khải

Huyền 21:2-3,22-27).

5. Những ghi nhận trên, xin tóm lược và cắt  nghĩa đầy đủ đâu là

quê hương vĩnh viễn của người công bình và nơi ấy như thế nào?

6. Xin kể ra những phước hạnh của người côngbình trong nơi ở đời

đời (Ma-thi-ơ 25:44; 3:11,12; 21:4,7,26-27; 22:3-4; Rô-ma 8:17).

7. Với những điều trên xin tìm hiểu tại sao đó gọi là phước hạnh?

8. Xin ghi nhận những lẽ thật quan trọng của Kinh Thánh về nơi ở

vĩnh viễn của người công bình.

9. Bạn đã chuẩn bị như thế nào để xứng đángvới địa vị vĩnh viễn

Chúa ban cho? Điều gì bày tỏ bạn có lòng tinvà biết ơn Chúa

về sự sắm sẵn của Ngài cho người thuộc về Ngài?

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 12.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 12.04.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 12.04.2015.

1. Đề tài: VÁC THẬP TỰ GIÁ.

2. Kinh Thánh:Mat 10:38; 16:24; Lu 9:23; 14:27; Êph 2:16; Hêb

2:2; 1Côr 1:18.

3. Câu gốc: “Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá

mình mà theo Ta” (Mác 8:34b).

4. Đố Kinh Thánh:2Sử Ký 21-24.

5. Thể loại:Tìm hiểu.

* CHỈ DẪN: Tìm hiểu.

Mời 2 người trong BHD chịu trách nhiệm trình bày đề tài: “Thế

nào là vác thập tự giá?” và mời một ngườilên đúc kết, cầu nguyện.

Sau khi NHD trình bày phần giới thiệu thì lần  lượt mời người có

trách nhiệm lên trình bày.

– Người thứ I: Trình bày quan điểm không đặt  nền tảng trên

Kinh Thánh.

– Người thứ II: Trình bày quan điểm đặt nền tảng trên Kinh

Thánh.

– Người thứ III: Lên đúc kết và cầu nguyện kết thúc.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

VÁC THẬP TỰ GIÁ.

90

“Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà

theo Ta”(Mác 8:34).

Theo Kinh Thánh, vác thập tự giá là việc quan trọng hàng đầu

cho những Cơ Đốc nhân muốn sống đời tận hiến cho Chúa. Nhiều

lần ta nghe các chứng đạo viên giới thiệu Chúa cho người ngoại đạo

bằng những lời nầy:  Ông bà hãy tin Chúa. Tin Chúa sẽ được

phước; tin Chúa sẽ được Chúa chăm sóc, lo liệu; tin Chúa sẽ có

cuộc sống hanh thông, dễ dàng.

Trên một phương diện, lời chứng đó không sai; nhưng trên một

phương diện khác, ta quên đề cập đến giá phải trả của một người

theo Chúa, kết quả là trong Hội Thánh đầy dẫy những tín hữu theo

Chúa nửa vời, nguội lạnh, hâm hẩm và bội đạo. Họ dừng bước, lui

bước khi đối diện với khó khăn, trở ngại, thử thách vì không có đức

tin thật nơi Chúa.

Ngày xưa, lúc Chúa Giê-xu kêu gọi người theoNgài, nhiều lần

Chúa nhắc nhở họ về lẽ cần của việc vác thập tự giá. Trong Ma-thi-ơ 10:38, Chúa nhấn mạnh rằng nếu ai khôngvác thập tự giá

mình theo Chúa, thì không đáng làm môn đệ Ngài. Trong Lu-ca

9:23, Chúa chỉ rõ rằng ta phải vác thập tự giá theo Chúa mỗi ngày

và đoạn 14:27 cho thấy, ai không vác thập tựgiá mình theo Chúa,

cũng không được làm môn đồ Chúa. Ma-thi-ơ 16:24, Mác 8:34 và

Lu-ca 9:23 đều đòi hỏi việc từ bỏ chính mình  để vác thập tự giá

theo Chúa. Lẽ thật nhấn mạnh trong các câu Thánh Kinh này là

“Vác thập tự giá để theo Chúa”.

Tuy nhiên, thế nào là vác thập tự giá?Chúa Giêxu muốn nói gì

khi Ngài phán:  “Nếu ai muốn theo Ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi

ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta”(Lu 9:23). Ở đây ta hiểu từ

“vác thập tự giá” theo nghĩa đen, nghĩa bóng hay nghĩa thuộc linh?

Lời Chúa phán “vác thập tự giá” là nói riêng cho các môn đồ Ngài,

hay nói chung cho tất cả người tin Chúa? Có nhiều quan điểm giải

thích cho việc vác thập tự giá theo Chúa.

91

I. QUAN ĐIỂM KHÔNG ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN KINH THÁNH.

1. “Thập tự giá” được hiểu theo nghĩa đen.

Theo quan điểm nầy, thập tự giá mà người Cơ  Đốc vác là thập

tự giá bằng gỗ. Trong lịch sử Hội Thánh ta thấy có nhiều người ủng

hộ quan điểm nầy và luôn mang cây thập tự bằng gỗ to tướng kè

kè bên mình.

Tuy nhiên, xét theo văn mạch Thánh Kinh, quan điểm nầy không

đúng. Thập tự giá Chúa bảo ta vác ở đây được hiểu theo nghĩa bóng

chứ không phải nghĩa đen. Hầu hết các học giả Kinh Thánh cũng bác

bỏ quan điểm thập tự giá được hiểu theo nghĩa đen.

2. “Thập tự giá” chỉ về bệnh tật.

Theo quan điểm nầy, thập tự giá chỉ về nhữngtật bệnh đặc biệt

mà mỗi con cái Chúa phải chịu, để giúp người sống khiêm nhường

và thiêng liêng. Thomas A. Kempis tán thành quan điểm nầy, và

giảng giải thêm: “Thập tự giá không những chỉ về bệnh tật, mà

còn có hàm ý bất cứ hình thức nào của sự đau khổ”.

Quan điểm trên không phù hợp với Lời Thánh  Kinh dạy, bởi lẽ

cho rằng bất cứ người nào mắc bệnh đều là  môn đồ Chúa, nhưng

trên thực tế ta thấy có nhiều tín hữu khỏe mạnh, trong khi đó cũng

có nhiều người không tin Chúa bị bệnh tật.

3. “Thập tự giá” chỉ về sự cứu rỗi.

Quan điểm nầy cho rằng người vác thập tự giá là người kinh

nghiệm được sự cứu rỗi. Những người chủ trương quan điểm nầy

cho rằng việc môn đồ hóa và được cứu rỗi có giá trị như nhau.

Nhóm khác nữa thì quan niệm rằng môn đồ hóalà điều kiện của sự

cứu rỗi. Họ kêu gọi mọi người hãy vác thập tự giá để làm nên sự

cứu rỗi cho mình.

Quan điểm nầy lầm lẫn vì dạy rằng con người nhờ việc làm mà

được cứu rỗi.

92

4. “Thập tự giá” chỉ về tội lỗi.

Theo quan điểm nầy, thập tự giá chỉ về nhữngtội lỗi mà người

tin Chúa không thể từ bỏ. Martin Luther ủng hộ quan điểm này,

John R. Rice cũng tán thành qua việc dạy về lẽ cần để đóng đinh

bản tánh tội lỗi.

Tuy nhiên, theo Kinh Thánh, thói quen phạm tộikhông phải là

điều Chúa muốn con cái Ngài phải mang. Trong  Chúa Cứu Thế, ta

được ban sự đắc thắng tội lỗi. Lời Chúa dạy “phải nên thánh vì Ta

là thánh” (1Phi 1:16).

5. “Thập tự giá” chỉ về người phối ngẫu củamình.

Đây là quan điểm ta thường được nghe thấy trong các câu

chuyện hằng ngày. Nhiều người chồng, người vợ không vừa ý nhau,

nên kể người phối ngẫu là cây thập tự nặng nề mình phải mang.

Người ta kể lại có ông chồng kia đã giới thiệu vợ mình cho bạn hữu

bằng những lời này: “Tôi xin giới thiệu vớianh chị, đây là… thập tự

giá của tôi!”

II. QUAN ĐIỂM ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN THÁNH KINH.

Trước khi tìm hiểu việc vác thập tự giá theoquan điểm Lời Chúa

dạy, ta cũng nên để ý rằng trong Tân Ước, chữ “thập tự giá”

thường được hiểu theo ba nghĩa: Nghĩa đen, nghĩathuộc linh và

nghĩa bóng.

Theo nghĩa đen,trong Tân Ước chỉ có ba thập tự giá hiểu theo

nghĩa này: Đó là cây thập tự của Chúa Giê-xu và hai cây thập tự

của hai tên cướp cùng bị đóng đinh với Chúa (Mat 27:38-40).

Theo nghĩa thuộc linh,tất cả người tin Chúa đều đã được đồng

chịu đóng đinh với Chúa Giê-xu trên thập tự giá (Rô 6:6, Gal 2:20).

Nói cách khác, mỗi người đặt đức tin nơi công lao cứu chuộc của

Chúa Giê-xu trên thập tự giá, đều được đồng chết với Ngài. Tuy

nhiên, đây là nghĩa thuộc linh hay là nghĩa ẩn dụ, chớ không phải

93

nghĩa đen, vì ngoài Chúa Giê-xu không tín hữu nào đã bị đóng đinh

trên thập tự giá.

Theo nghĩa bóng,thập tự được hiểu là:

1. Sự gian khổ và phủ nhận chính mình (Mat 16:24).

2. Sự khổ đau của Chúa Giê-xu (Êph 2:16, Hêb2:2).

3. Giáo lý của Phúc Âm (1Côr 1:18).

4. Phúc Âm, vì kẻ thù của Phúc Âm là kẻ thù của thập tự giá

(Phil 3:18).

5. Thập tự giá của Chúa Giê-xu là hình ảnh về sự cứu rỗi (1Côr

1:17).

Ý nghĩa thập tự giá theo quan điểm Thánh Kinhlà như vậy.

Người vác thập tự giá là người sẵn sàng sống cho Chúa trong bất

kỳ hoàn cảnh nào, dù cho phải chịu sỉ nhục,  đau khổ và ngay cả

phải chết vì Chúa.

Mặt khác, vác thập tự giá cũng có nghĩa làlàm cho chết những

tham vọng, ý tưởng, mục tiêu đi ngược lại ýmuốn Chúa. Phao-lô là

người vác thập tự giá nên đã tuyên bố: “Tôi chết hằng ngày”(1Côr

15:31), tức là làm chết đi những điều không theo ý muốn Chúa.

Chúa Giê-xu ứng dụng lẽ thật vác thập tự giá qua các ví dụ và

ẩn dụ nầy:  “Có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước

không ngồi bàn luận xem mình đem đi một muôn (10.000) lính có

thể địch nổi vua kia đem hai muôn (20.000)… sao?Bằng chẳng

nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ đi xin hòa”(Lu 14:31-32). Chúa

không muốn làm nản lòng những người theo Ngài, nhưng bảo họ

phải tính toán trước. Chẳng thà đừng theo Chúa còn hơn đi theo rồi

thất bại. Đây là hình ảnh của những tín hữutin Chúa nửa vời, hâm

hẩm, nguội lạnh và coi thường sự lựa chọn của mình.

Rồi Chúa Giê-xu kết luận:  “Nếu ai trong các ngươi không bỏ

mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ Ta”(Lu 14:33).

94

Không có gì vô dụng cho bằng người theo Chúamà còn chạy

theo thế gian, yêu mến thế gian và các vật ở thế gian. Người ấy

cũng như muối mất vị mặn, thiếu bản chất của người thuộc về

Chúa, thiếu đời sống tận hiến và chẳng còncó thể phục vụ Ngài.

Quý vị có đang vác thập tự giá theo Chúa không?

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 05.04.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 05.04.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 05.04.2015.

1. Đề tài: TINH THẦN ĐÓN CHÚA PHỤC SINH.

2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 28:8-10.

3. Câu gốc: “Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Ta là sự sống lại và sự

sống; người nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu  đã chết rồi”

(Giăng 11:25).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 25-28.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 04.01.2015.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

TINH THẦN ĐÓN CHÚA PHỤC SINH

Khác với các tôn giáo khác, Cơ Đốc giáo chúng ta rất hãnh diện

về vị giáo chủ của mình, vì Chúa Giê-xu đã phục sinh. Các giáo chủ

khác đều đã chết và cứ chết luôn không baogiờ sống lại; còn sự

86

phục sinh của Chúa chúng ta là một sự kiện  lịch sử không ai phủ

nhận được. Nếu ai có cách nào chứng minh Chúa Giê-xu không bao

giờ sống lại thì Cơ Đốc giáo sẽ sụp đổ ngaytức khắc.

Ngay từ lúc tin Chúa phục sinh được loan báo  ra, những người

chống đối Chúa đã vội tìm cách bác bỏ và phủ nhận. Tiếc thay, nỗ

lực của họ như một bong bóng bị nổ tung vì Chúa sống lại hiện ra

sờ sờ làm sao chối bỏ được. Chính sự hiện diện của Chúa là bằng

chứng hùng hồn, là năng lực sống động của Hội Thánh đầu tiên.

Sách Công Vụ kể lại thể nào Hội Thánh đầutiên được khởi đầu

và phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự rao giảngcủa những người

chứng kiến Chúa đã phục sinh. Kể từ đó đếnnay, đã gần 2.000

năm qua, Cơ Đốc giáo vẫn cứ tiếp tục phát triển và bành trướng.

Trong không khí rạo rực của mùa Lễ Phục Sinhnăm nay, chúng

ta nên có tinh thần thể nào?

Xin chúng ta cùng tra xem Lời Chúa mà học theo gương các nữ

môn đồ khi xưa. Theo Ma-thi-ơ 28:8-10, khi quý bà biết Chúa đã

sống lại, họ liền có những thái độ và hành động như sau:

I. VUI MỪNG.

“Hai người đàn bà đó bèn vội vàng ra khỏi mộ… cả mừng”

(c.8). Tất cả những nỗi âu lo, sợ sệt, thấtvọng, chán chường khi

chứng kiến cảnh Chúa bị xử, bị đóng đinh, rồi tắt thở, được khâm

liệm và được đem chôn, đã hoàn toàn tan biến như ánh bình minh

vừa ló dạng xua đi màn đêm tăm tối u sầu. Họ sung sướng với

niềm vui Chúa phục sinh tràn ngập tâm hồn.

Trước kia họ đã vui biết bao khi chứng kiến cảnh Chúa chữa

lành những người câm, điếc, đui, què, phung,  bại. Trước kia họ đã

cũng từng vui biết bao khi nhìn thấy Chúa hóabánh cho hàng ngàn

người ăn, phán một tiếng thì ma quỉ chạy xa, hoặc nhìn thấy những

người đã chết được Chúa ban cho sống lại. Nhưng tất cả những

niềm vui đó không thể nào sánh bằng niềm vui được biết Chúa

87

phục sinh, vì Chúa sống lại từ cõi chết đã  thay đổi tất cả. Con

người từ nay đã có hy vọng và không còn phải chịu bó tay dưới

quyền lực của tử thần. Trong Chúa phục sinh,quyền năng của tử

thần đã bị vô hiệu hóa.

Trong mùa Phục Sinh năm nay, nguyện xin Chúa cho chúng ta

kinh nghiệm được niềm vui thiên thượng nầy cách mới mẻ. Chúa

chúng ta đã sống lại và đang sống (Giăng 11:25), cho nên chúng

ta không có lý do gì cứ sống trong buồn lo, sầu thảm mãi. Cuộc

sống đời nầy sẽ có lúc chấm dứt, nhưng chúng ta vẫn cứ sống với

Chúa. Dù đời có khắc nghiệt đến mấy, cuối  cùng chúng ta sẽ đắc

thắng vì chúng ta sẽ sống mãi với Chúa phụcsinh. Vậy nên chúng

ta “hãy vui mừng mãi mãi”(1Tês 5:16, Phil 4:4).

II. ĐẾN THỜ LẠY CHÚA.

“Hai người cùng đến gần… và thờ lạy Ngài”(c.9).

Nghe tin Chúa phục sinh, trong lòng rộn lên niềm vui cũng chưa

đủ. Niềm vui đó cũng chưa trọn vẹn cho đến khi nào được đến thờ

lạy Ngài. Khoảng trống trong tâm hồn chúng ta sẽ không bao giờ

khỏa lấp cho đến khi được đến gần Chúa và thờ phượng Ngài.

Vinh dự và phước hạnh thay cho những người có lòng yêu mến

Chúa! Ngài không kể họ là nam hay nữ, hễ họ có lòng tìm kiếm

Ngài thì Ngài cho họ được gặp. Quý bà nầy là những người đã gặp

Chúa đầu tiên sau khi Ngài sống lại.

Chúa thấy rõ tấm lòng chờ mong cho mau đến sáng để được đi

thăm mộ Chúa của họ. Họ đâu có ngờ rằng đi thăm mộ Chúa lại

được gặp Chúa sống lại và hiện ra cho mình xem thấy. Họ đâu có

ngờ rằng đi thăm mộ Chúa lại biến thành đi  thờ phượng Chúa, vì

Chúa đâu còn nằm trong phần mộ nữa.

Trong mùa phục sinh năm nay, nguyện Chúa cho chúng ta kinh

nghiệm gặp gỡ Chúa phục sinh một cách mới mẻ khi chúng ta

88

cùng đến tôn thờ Ngài, vì tâm linh chúng ta  chỉ thoả mãn khi thờ

phượng Chúa mà thôi.

III. BÁO TIN VUI CHO NGƯỜI KHÁC.

“Đừng sợ chi cả; hãy đi bảo…” (c.10), “hai người… chạy báo tin

cho các môn đồ” (c.8).

Niềm vui phục sinh cũng vẫn chưa trọn vẹn chođến khi được

dịp chia sẻ niềm vui đó cho người khác. Cơ Đốc nhân chân chính

sẽ không bao giờ thấy thỏa lòng khi chỉ riêng mình có được niềm

vui và tâm linh mình được thỏa thích tôn thờ  Chúa. Cơ Đốc nhân

chân chính sẽ thỏa lòng khi được dịp chia sẻ niềm vui mình có cho

những người chưa biết Chúa. Vì không biết vàkhông tin Chúa đã

sống lại, nên nhiều người vẫn còn sống trong buồn lo, sợ sệt.

Chúa Giêxu muốn chúng ta thoát ra khỏi hoàn  cảnh buồn lo sợ

hãi đó khi chúng ta tin rằng Ngài đã đắc thắng sự chết, Ngài đã

sống lại, Ngài đang cầm quyền tể trị trên cả hoàn vũ, và Ngài sẽ

giúp đỡ chúng ta. Chúa sẽ bênh vực người thuộc về Ngài và xử lẽ

công bình cho họ. Nhiều người không biết điều đó nên chúng ta

phải đi báo tin vui Chúa phục sinh cho họ hay.Chính sự không biết

và thiếu đức tin đã giam cầm biết bao nhiêu  người trong ngục tù

của bất an, sợ sệt.

Dù có làm môn đồ Chúa đi nữa, nhưng không biết và không tin

vào sự kiện Chúa đã phục sinh thì chúng ta cũng có thể sống thiếu

bình an. Sự hiểu biết và tin tưởng nầy chỉ có được khi những người

đã có kinh nghiệm trong Chúa đi ra rao báo tinmừng. Những nữ

môn đồ ngày xưa đã “chạy”(vội vã) đi báo tin, còn chúng ta ngày

nay thì sao? Xin Chúa giúp cho chúng ta cũng có tinh thần sốt

sắng truyền báo tin vui Chúa đã phục sinh nhưcác nữ môn đồ nầy.

“Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người”(Mác 16:15).

Trong không khí rạo rực của mùa kỷ niệm Chúa phục sinh năm

nay, nguyện Chúa cho chúng ta noi gương các nữthánh đồ ngày

89

xưa kinh nghiệm được niềm vui khôn tả khi nghĩđến Chúa phục

sinh, đến thờ lạy Ngài và sốt sắng ra đi raobáo cho người khác

hay tin Ngài đã phục sinh. Thế giới nầy vẫn cứ ở dưới ách thống trị

của Satan và tội lỗi cho đến khi mọi người tin tưởng và kinh nghiệm

được quyền năng của Chúa phục sinh.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 29.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 29.03.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 29.03.2015.

1. Đề tài: SINH NHẬT – CẢM TẠ CHÚA.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 91.

3. Câu gốc:  “Tôi nói về Đức Giê-hô-va rằng: Ngài là nơi nương

náu tôi, và là đồn lũy tôi; cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy

nơi Ngài” (Thi 91:2).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 17-20.

5. Thể loại: Sinh nhật – Sinh hoạt.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong quý I

(tháng 1,2,3) trước một tuần lễ; bổ sung những tên còn thiếu.

2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà.  Quà tặng sinh

nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có  khách, thân hữu…

đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.

3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới,

ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp tem… để làm sinh nhật.

4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu cóthể), kích thước

chiếc bánh tùy theo số người tham dự.

84

5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía

trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất  cả cùng cầm dao cắt

bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.

6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người cósinh nhật.

7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những

kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật,

đừng thổi phồng.

8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

THẮP NẾN SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu

cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng

keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đươngvới số người có

ngày sinh trong quí).

Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầuvào như nến bằng

giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

Ví dụ về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống

một lượt 5 ly nước”,  hoặc  “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời

người hát tặng bạn một bài”…

– Cách chơi: NHD sẽ mời lần lượt từng người có ngày sinh trong

quí lên và chọn cho mình một cây nến. Tìm xemcây nến xinh xắn

có chứa điều gì bí ẩn và khi tìm ra được hãyđọc lớn điều bí ẩn đó

lên và thực hiện.

* TRÒ CHƠI TẬP THỂ.

THEO CHÚA.

– Cách chơi: NHD cho các bạn tập trung thành vòng tròn và

đếm số từ 1 cho đến hết (mỗi người nhớ số mình). Sau đó NHD đi

xung quanh bên trong vòng tròn và hô lên: “Theo Chúa, theo

Chúa!” các bạn đáp lại: “Ai theo, ai theo?”, NHD hô bất kỳ một số

85

nào đó, ví dụ: “số 5 theo”; thì người mang số5 phải lập tức chạy

nhanh về phía NHD, và hai người đứng hai bên phải nhanh chóng

nắm tay người đó kéo lại và nói: “bắt bớ”.Nếu “người số 5” bị bắt

thì coi như bị loại; còn nếu “người số 5” chạy lên được NHD thì hai

bạn hai bên bị loại.

ĐOÁN NHÂN VẬT KINH THÁNH.

– Cách chơi: Chia thành 4 hoặc 5 nhóm. Mỗi nhóm cử một người

đại diện lên phía trước. NHD đưa ra 4 hoặc 5 nhân vật Kinh Thánh,

đại diện của từng nhóm nhận một nhân vật. Sau đó, các người này

lần lượt thông đạt lại cho nhóm của mình nhân vật Kinh Thánh đó

chỉ bằng điệu bộ (không được nói). Nếu trongvòng vài phút, nhóm

của mình không đoán ra được, thì các nhóm khác được quyền trả

lời. Nhóm nào đoán ra được, sẽ được cộng điểm.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 22.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 22.03.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 22.03.2015.

1. Đề tài: PHIÊN TÒA CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI.

2. Kinh Thánh:Khải Huyền 20:7-15.

3. Câu gốc: “Người nào không được biên vào sách sự sống đều bị

ném xuống hồ lửa”(Khải 20:15).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 13-16.

5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

77

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 11.01.2015.

Dựa vào Khải Huyền 20:7-15 soạn một số câu  hỏi cho giờ học

Kinh Thánh.

(1.1) Xin cho biết biến cố gì xảy ra sau 1.000 năm bình an?

(1.2) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép biến cố nầy xảy ra?

(1.3)  Qua biến cố nầy bạn học biết quyền tể trị của Đức Chúa

Trời như thế nào?

(2.1) Sự phán xét cuối cùng xảy ra như thế nào?

(2.2) Tại sao có sách sự sống và các loại sách khác? Kết cuộc

của người có tên trong hai loại sách đó như thế nào?

(2.3)  Học biết phiên toà cuối cùng nầy, bạn thấymình phải

chuẩn bị điều gì trong hiện tại?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong nhân loại có rất nhiều phiên tòa lịch  sử xét xử những

phạm nhân “nổi tiếng” như tòa án xử các tội phạm chiến tranh thời

đệ nhị thế chiến. Trong những phiên toà của  trần gian, có những

bản án được tuyên bố khiến người ta vô cùng kinh khiếp. Nhưng

dầu kinh khiếp, công lý trên đời chỉ có giới hạn, và không làm gì

hơn nữa sau sự chết của phạm nhân. Tuy nhiêncó những bản án

khiến người ta vô cùng ngạc nhiên vì thấy người ác có thể lọt lưới

công lý một cách dễ dàng!

Nhưng đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cho biết

có một phiên tòa cuối cùng mà cả nhân loại không một ai thoát

khỏi, sẽ phải ứng hầu trước mặt Ngài. Phiên tòa nầy sẽ được xảy ra

khi nào? Như thế nào? Và kết quả rao sao?

I. DẪN GIẢI.

A. SỰ CUỐI CÙNG CỦA SA-TAN.

Theo Khải 20:7-10, chúng ta ghi nhận những diễn biến sau đây:

78

1. Thời đại Thiên hi niên được kết thúc vớibiến cố của sự phóng

thích sa-tan đã bị quản thúc ngàn năm trong vực sâu. Sự phóng

thích nầy có thể nhằm mục đích thử nghiệm loài người lần chót

xem có đủ điều kiện vào Nước vĩnh viễn của  Đức Chúa Trời hay

không. Đồng thời để cho sa-tan làm trọn việcác của nó tới đúng

mức bị hủy diệt.

2. Sau khi được thả ra, hoạt động của sa-tan là tạo chiến tranh

để chống nghịch Đức Chúa Trời. Dấy nghịch Chúa và bách hại con

cái Ngài là việc sa-tan chẳng bao giờ dừng!  Bằng cách khéo léo

quyến dụ, dỗ dành loài người trên đất, có  thể Satan cổ võ một

“phong trào cách mạng dân chủ” chống lại chính thể thần quyền

của Đấng Christ. Nó qui tụ được một liên minh quân sự rất hùng

hậu từ các dân trên thế giới. Gót và Ma-gót, tên nầy được thấy

trong Sáng Thế Ký 10:2, là tên một người thuộc dòng dõi của Gia-phết. Vì trong Ê-xê-chi-ên 38:22 tên Gót và Ma-gót cũng có đề cập

đến trong lời tiên tri về biến cố nầy. Theo  các nhà giải kinh, hai

tên nầy có thể tiêu biểu cho các dân từ bốn phương của thế giới.

Dưới quyền chỉ huy của sa-tan, chúng đổ quân  bao vây thành

các thánh đồ và thành yêu dấu, tức Giê-ru-sa-lem, thủ đô của nước

Thiên hi niên. Sự vây thành nầy có nghĩa sa-tan muốn chiếm ngôi

nước của Đức Chúa Trời.

3. Quân lực của sa-tan bị thảm hại. Đức ChúaTrời giáng lửa từ

trời tiêu diệt chúng.

4. Sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời. Đó là số phận cuối cùng

của nó, chung với tiên tri giả, và con thú,  tức là An-ti-christ, là

những người kết hợp với nó để chống nghịch Đức Chúa Trời.

Trong cuộc chiến cuối cùng của thế gian, câuhỏi có thể nêu lên

là: Trong thời đại Thiên hi niên, dân cư sống trong nước Chúa đều là

những người thuần phục Ngài. Nhưng tại sao sa-tan có thể lôi cuốn

được số đông “như cát bãi biển” theo nó vàocuối thời đại nầy?

79

Câu hỏi trên có thể được cắt nghĩa trong haiđiểm sau đây:

(1) Trong nước ngàn năm, dân cư là những người tin kính Chúa.

Nhưng những thế hệ sanh ra sau đó không phải  hoàn toàn là

những người thực sự tin Chúa.

(2) Môi trường tốt bên ngoài không thể cải  thiện tấm lòng bên

trong của con người. Dưới sự trị vì của Chúa,trong sự chánh trực

công bình, luân lý đạo đức toàn vẹn, hoà bình, hạnh phúc khắp nơi

nơi, là môi trường rất thuận lợi cho sự hướng thiện. Nhưng tâm tánh

con người vốn sa ngã không thể nhờ môi trường bên ngoài mà

được biến đổi nếu không nhờ quyền năng Thánh Linh đổi mới bên

trong. Cho nên trong lúc vắng mặt sa-tan, và với sự cai trị bằng

“cây gậy sắt”của Chúa, họ buộc phải thuần phục Ngài (Ê-sai

11:4). Vì vậy khi sa-tan được thả ra, thì rất dễ dàng mà theo sự dỗ

dành của nó.

Tóm lại, những sự kiện xảy ra dẫn đến sự cuối cùng của sa-tan,

chúng ta học biết những điều sau đây:

– Sự phóng thích của sa-tan vào cuối thời Thiên hi niên tỏ rằng

Đức Chúa Trời không ép buộc người ta thờ phượng nếu họ không

thật lòng.

– Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị: Với sự dấy nghịch của

sa-tan, Ngài trừ diệt nó theo đúng thời điểmcủa Ngài.

B. SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.

Trong phiên tòa cuối cùng của nhân loại, chúng ta ghi nhận

những điểm quan trọng sau đây:

1. Thời gian.

Vào cuối thời Thiên hi niên, sau cuộc chiến của sa-tan, và sa-tan

bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:7-10).

2. Địa điểm.

80

Toà lớn và trắng. Toà án được diễn tả bằng hai hình dung từ

“lớn”và  “trắng”. Theo các nhà giải kinh, hai chữ nầy phản chiếu

vẻ oai nghiêm công chính và thánh khiết của Đấng phán xét. Trước

toà án trắng tinh anh, tội nhân tự thấy rõ  tội lỗi xấu xa của mình,

không cần phải ai nói cho biết.

3. Đấng phán xét.

“Đấng đương ngồi ở trên”chính là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã

được Cha ban quyền phán xét thế gian (Khải 20:11; Giăng 5:22).

Trên ngôi thẩm phán, Ngài oai nghiêm biết bao.  “Trước mặt Ngài

trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa”.

4. Tiêu chuẩn đoán xét.

Trong Khải Huyền 20:12-13 nói đến Sách của sự sống và những

sách khác. Hai thứ sách nầy có nghĩa gì?

Sách của sự sống gọi là sách của Chiên Con, là sách của những

người thuộc con cái Đức Chúa Trời, được cứuchuộc bởi huyết Chiên

Con, được ghi tên từ trước buổi sáng thế do  sự lựa chọn bởi tình

yêu thương của Ngài. Quyển sách sự sống được mở ra trong phiên

toà cuối cùng. Những người ác chịu xét đoánkhông ai có tên trong

sách nầy vì Chúa biết rõ người thuộc về Ngài (Giăng 10:14).

Sách sự sống chỉ có một mà thôi, còn nhữngsách là chỉ về sự

ghi chép các việc làm của người ác. Vì sự phán xét của Chúa sẽ

được căn cứ tùy theo công việc làm của mỗingười lúc còn trong

xác thịt.

Sự mở ra của sách sự sống và các sách ghi công việc làm của

mỗi người cho thấy tánh chất nghiêm trọng của phiên tòa cuối

cùng, một sự luyện lọc giữa người ác và người công bình. Có thể

người ta trốn thoát khỏi lưới công lý của trần gian. Nhưng trong

ngày phán xét chung kết nầy không một ai cóthể lọt khỏi mạng

lưới công lý của Đức Chúa Trời.

5. Người chịu xét xử.

81

Người chịu xét xử gồm tất cả loài người từthời A-đam, là người

không được cứu. Theo lịnh của Chúa, biển sẽ  trả những người chết

mình chứa, âm phủ trả những người chết mình  có và tất cả được

sống lại rồi ứng hầu trước mặt Chúa. “Cả lớn và nhỏ” chỉ về người

trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi, hoặc người sang trọng hay người nghèo

hèn, người tri thức hay người dốt nát đều được xét xử trên cùng

một tiêu chuẩn như nhau vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai (Rô 2:11).

6. Kết cuộc của sự phán xét.

Sự phán xét cuối cùng có tánh cách chung kết, nghĩa là không

có sự xét xử thứ hai và lời thẩm phán trong ngày ấy sẽ không bao

giờ thay đổi. Vì không có cơ hội thứ hai trong cõi đời đời, nên mục

đích của sự phán xét không phải để quyết định số phận của tội

nhân bởi số phận họ đã được định rồi khi qua khỏi đời nầy (Giăng

3:36). Đó là một sự chính thức công bố của Quan tòa công bình về

nơi ở vĩnh viễn của người ác là hồ lửa đờiđời, tức là sự chết thứ hai

(Khải 20:15).

C. SỰ CHUNG KẾT CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.

Ngày phán xét cuối cùng cũng là ngày đánh dấu chung kết của

nhân loại. Có sự chia cách vĩnh viễn giữa người công bình với người

ác. Họ vào hai nơi ở đời đời khác nhau. Trời mới đất mới, nơi vĩnh

sanh phước hạnh dành cho người công bình, cònhồ lửa, nơi vĩnh

hình dành cho người ác.

Trong ngày chung kết nầy, sự công nghĩa của Đức Chúa Trời

được chiếu rạng. Satan và kẻ ác phải đền trả cách xứng đáng về

việc ác của mình, còn người công bình sẽ được ban thưởng. Và

những thắc mắc của công bình trên cõi đời nầy: Tại sao người ác

hưng thạnh? Tại sao người nghĩa bị nạn, bị người ác gây họa, sẽ

được giải đáp cách thỏa mãn trong ngày chungkết ấy.

Tóm lược.

82

1. Ngày phán xét cuối cùng xảy ra sau thời đại Thiên hi niên, và

sau khi sa-tan bị bỏ vào hồ lửa.

2. Tòa lớn và trắng là nơi phán xét, và Đấng phán xét là Đức

Chúa Giê-xu.

3. Tiêu chuẩn của sự đoán xét căn cứ vào công việc của mỗi

người, tức phẩm hạnh của mỗi người, được ghi chép trong những

sách của Chúa.

4. Sự phán xét nầy dành cho người chẳng tin,gồm cả nhân loại

kể từ đời A-đam.

5. Kết cuộc của sự phán xét là tất cả người không có tên trong

sách sự sống đều đi vào hồ lửa đời đời.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc Khải Huyền 20:7-10 ghi nhận những sự kiện sau đây:

a. Biến cố nào xảy ra trong 1.000 năm bình an  và do ai chủ

động?

b. Biến cố nầy được chấm dứt như thế nào?

2. a. Tại sao Đức Chúa Trời phóng thích sa-tansau thời đại Thiên hi

niên?

b. Trong biến cố phản nghịch của sa-tan và các dân trên đất,

cho chúng ta học biết gì về quyền tể trị củaĐức Chúa Trời?

3. Xin đọc Khải Huyền 20:11-15 và tìm hiểu:

a. Thời điểm của sự phán xét (20:1-11).

b. Địa điểm của sự phán xét.

c. Đấng phán xét (Giăng 5:22).

d. Sách của sự sống và những sách có nghĩa  gì? Tại sao sách

nầy được dùng trong sự phán xét?

e. Những người chịu phán xét là ai?

g. Mục đích của sự phán xét là gì và kết quả cuối cùng như thế nào?

83

4. Tại sao phiên tòa cuối cùng nầy rất là nghiêm trọng?

5. Khải 20:11,14-15; 21:1; 2Phi 3:13. Trong ngày phán xét cuối cùng

cho thấy điểm chung kết của thế giới loài người là gì? Có sự phân

chia thế nào giữa người ác và người công bình sau khi bức màn

lịch sử của thế giới loài người kết thúc? Điều ghi nhận trên cho

chúng ta học biết gì về sự công bình của Đức Chúa Trời.

6. Xin tóm lược những lẽ thật của Kinh Thánhvề sự cuối cùng của

sa-tan và ngày phán xét cuối cùng của thế giới?

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 15.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 15.03.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.03.2015.

1. Đề tài: NƯỚC NGÀN NĂM BÌNH AN.

2. Kinh Thánh:Khải Huyền 19:11;20:6; Xa-cha-ri 8:4-5:20-22.

3. Câu gốc: “Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và

Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời”(Khải 11:15b).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 9-12.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 25.01.2015.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Hòa bình là mong ước sâu xa của loài người xưa nay. Trải qua

bao giai đoạn lịch sử, đã có nhiều chánh khách lỗi lạc từng ấp ủ

hoài bão thực hiện một thế giới đại đồng cho nhân loại. Nhưng

chiến tranh cứ mãi tiếp diễn không ngừng, và mỗi ngày càng thêm

khốc liệt hơn! Vậy hoà bình đến từ đâu?

Trở về với Kinh Thánh, một nước Thiên hi niên hòa bình đã được dự

ngôn gần hơn hai ngàn năm về trước. Như thế bao giờ nước hòa bình

lý tưởng nầy sẽ xuất hiện? Do ai thiết lập?Sự trì vì được đặt trên tiêu

chuẩn nào? Và thế giới sẽ ra sao trong thời đại hoàng kim ấy?

I. DẪN GIẢI.

A. DẪN CHỨNG VỀ NƯỚC THIÊN HI NIÊN.

69

Mặc dầu có một số người không tin có nước ngàn năm bình an,

như Calvin cho rằng đó là hạn chế quyền tể trị đời đời của Đấng

Christ. Tuy nhiên giáo lý Thiên hi niên là một thực sự vì những

chứng cớ sau đây:

1. Lời tiên tri trong Cựu Ước.

Ê-sai 2:2-4; 11:1-16; 60-65 đã mô tả cảnh trạng của nước hòa

bình trong sự trị vì vinh hiển của Đấng Mê-si khi Ngài hiện đến lần

thứ hai. Nhưng vì hiểu lầm lời tiên tri ấy, dân Do Thái đã đóng đinh

Đấng Mê-si khi Ngài hiện đến lần thứ nhất trong sự chết nhục nhã

trên thập tự giá!

2. Sự dạy dỗ của Tân Ước.

Trong Công Vụ 3:19-21 những chữ  “kỳ thơ thái đến từ Chúa”

hay  “kỳ muôn vật đổi mới”ám chỉ đến lời tiên tri về nước ngàn

năm của Đấng Christ. Trong Lu-ca 19:12-27, ẩn dụ về vị thái tử đi

phương xa nhận nước trở về tính sổ với đầy tớ mình, chỉ về Đấng

Christ được Đức Chúa Trời lập làm Vua trị vì nước Thiên hi niên và

đoán xét thế gian (Giăng 5:22). Khải Huyền 20:1-6 bày tỏ sự kiện

sa-tan bị giam giữ một ngàn năm bình an sau khiAn-ti-christ bị

diệt trừ. Trong khoảng thời gian ấy Đấng Christ trì vị các nước thế

gian với sự đồng trị của các thánh đồ Ngài.

3. Niềm tin của Hội Thánh đầu tiên.

Schaff, một sử gia Hội Thánh ghi rằng: Trước  giáo nghị hội

Nicée, trọng điểm của giáo lý lai thế được  gọi là thuyết Thiên hi

niên, chủ trương rằng Đấng Christ sẽ lấy đạiquyền, đại vinh hiện

ra cùng với các thánh đồ để trị vì trên đấttrước ngày phán xét

chung. Những giáo phụ danh tiếng như Papius, Justi Martyr, Irénée,

Tertullien đều công nhận lời nầy.

Sử gia Gibbon trong quyển:  “The decline and Fall of the Roman

Empire”, có ghi rằng: “Giáo lý về thời đại Thiên hi niên vốn xa xưa,

nhưng rất phổ thông. Bởi sự truyền lại liêntiếp qua các giáo phụ từ

70

Justin Martyr và Irénée, là hai nhân vật đã  từng gặp gỡ các giáo

phụ – môn đồ của các sứ đồ…”

B. NHỮNG BIẾN CỐ DẪN ĐẾN THỜI ĐẠI THIÊN HI NIÊN.

1. Thời điểm bắt đầu của nước Thiên hi niên.

Với những dẫn chứng trên cho thấy giáo lý về Thiên hi niên là

điều chắc chắn. Nhưng vấn đề là nước ấy sẽđược xuất hiện khi nào?

Có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm “Tiền Thiên hi niên”

cho rằng Đấng Christ sẽ đến trước thời đại ngàn năm bình an.

Quan điểm “Hậu Thiên hi niên” chủ trương ĐấngChrist sẽ đến sau

thời đại ngàn năm bình an vì nghĩ rằng thế giới nầy sẽ dần dần

được cải tiến về kinh tế, chính trị, và cải  thiện về đạo đức để đi

vào thời hoàng kim Thiên hi niên trước khi Đấng Christ tái lâm

đoán xét thế gian.

Phần lớn các nhà giải kinh Tin Lành đều tin thuyết Tiền Thiên hi

niên vì thuyết nầy thích hợp với sự dạy dỗ  của Kinh Thánh về

những điều sẽ xảy ra trước ngày hiện đến của Đấng Christ:

a. Sự hiện đến của An-ti-christ trước ngày Chúa tái lâm (2Tês

2:7-9): An-ti-christ sẽ xuất hiện trước thời đại Thiên hi niên, và

Chúa hiện đến hủy diệt nó, nghĩa là Ngài đến trước thời đại Thiên

hi niên (Khải 19:19-20; 20:1-5).

b. Sự băng hoại về đạo đức:  Tình trạng sa sút trong Hội

Thánh, sự bại hoại đạo đức trong xã hội loài người, sự bách hại

người tin, sự bất ổn trong các quốc gia. Đó là tình trạng “xáo trộn”,

được diễn tả trước ngày Chúa tái lâm chớ không phải tình trạng

thái bình trước ngày Chúa đến như thuyết HậuThiên hi niên chủ

trương (1Tim 4:1-3; Mat 24:9,29-31; Lu 21:25-27; 2Tês 1:7; Khải

7:14).

c. Hai kỳ sống lại: Một kỳ trước thời Thiên hi niên, và một sau

thời đại nầy. Tỏ rằng Chúa Giê-xu đến trước Thiên hi niên, và các

71

thánh đồ được sống lại và đồng trị với Ngài trong nước ngàn năm

bình an (Khải 20:2,5,12-13).

2. Chiến trận Ha-ma-ghê-đôn.

Ha-ma-ghê-đôn ám chỉ trận chiến lịch sử vĩ đại nhất, khủng

khiếp nhất sẽ xảy ra trước ngày Đấng Christ  tái lâm (Khải 16:12-16). Theo Vincent, Ha-ma-ghê-đôn có thể chỉ vềđồi Meggiddo, và

vùng phụ cận. Về địa lý, Meggiddo nằm trong đồng bằng

Esdraelon, ở về phía Tây sông Giô-đanh, thuộctrung tâm xứ

Palestine, cách Na-xa-rét khoảng 10 dặm về phía Nam; và cách

Điạ Trung Hải độ 15 dặm từ nội địa. Như thế  vùng chiến trận lớn

ấy sẽ chạy dài từ đồng bằng Esdraelon về phía Bắc, xuyên qua

Giê-ru-sa-lem, đến trũng Giô-sa-phát và giápvới Ê-đôm về phía

Nam. Địa điểm nầy đã từng xảy ra nhiều cuộc  chiến trong lịch sử

của Y-sơ-ra-ên, cũng là nơi được chọn cho những cuộc đấu sức trên

đất Palestine kể từ thời vua Assyria.

Theo sự bày tỏ trong Khải Huyền 16:12-16, Ha-ma-ghê-đôn là

cuộc chiến do sự dấy động của sa-tan và An-ti-christ, qui tụ tất cả

lực lượng của các cường quốc trên thế giớiđể chống nghịch Đức

Chúa Trời và bách hại tuyển dân Ngài. Đây  là cuộc chiến kết thúc

ngày Đức Giê-hô-va, tức thời kỳ đại nạn. Đây cũng là điểm hẹn

của các vua trên thế giới để chịu lấy sự đoán phạt khủng khiếp

nhất của Chúa về tội bội nghịch Ngài, bắt bớ các thánh đồ Ngài.

3. Sự đắc thắng của Đấng Christ (Khải 19:11-20:3).

Với sự chống nghịch của An-ti-christ, Đấng Christ hiện đến với đại

quyền, đại vinh để tiêu diệt chúng và dẹp sạch kẻ nghịch. Kết cuộc,

An-ti-christ, tiên tri giả bị bỏ vào hồ lửa và sa-tan bị nhốt một ngàn

năm trong vực thẳm để mở đầu cho thời đại Thiên hi niên.

C. SỰ TRỊ VÌ CỦA ĐẤNG CHRIST TRONG NƯỚC THIÊN HI NIÊN.

1. Chánh thể trị vì của Đấng Christ.

72

Theo nhà thần học Gacbelein, ngôi trị vì của Đấng Christ là Giê-ru-sa-lem mới trên trời, nơi Hội Thánh sẽ được đồng trị với Ngài.

Giê-ru-sa-lem xứ Do Thái sẽ trở thành thủ đô của nước ngàn năm

bình an (Xa 14:8,16-17).

Trong vương quốc Thiên hi niên, chánh thể “thần quyền” sẽ

được áp dụng. Tuy nhiên, theo Peters, trong chính thể thần quyền

có cả yếu tố quân chủ lẫn cộng hòa. Quân  chủ vì uy quyền tối cao

đều ở trong tay vua, và tất cả đều tùy thuộc vào đó, cộng hòa vì có

các cơ cấu duy trì quyền cá nhân từ thấp đến cao nhất. Sự kết hợp

hai yếu tố quân chủ và cộng hòa như thế sẽlà một chánh thể lý

tưởng đem phước hạnh cho con người. Chánh thểthần quyền đã

được Đức Chúa Trời chỉ định cho con người từ  lúc ban đầu, nhưng

con người đã bất phục Ngài (Sáng 3); và trong thời các quan xét

dân Ysơraên cũng đã thất bại với chánh thểnầy. Vì vậy trong nước

ngàn năm bình an, Đức Chúa Trời phục hồi chánh thể nầy qua

Đấng Christ, A-đam thứ hai. Ngàn năm dưới thểchế nầy cũng là

một thử nghiệm của Đức Chúa Trời xem con người có khả năng

chấp nhận một thể chế tương lai như thế trongNước vĩnh viễn của

Ngài không.

2. Đường lối trị vì.

Sự cai trị của Đấng Christ được đặt trên sự công bình, chánh trực,

là hai yếu tố phản chiếu bản tánh công nghĩa, thánh khiết của Ngài,

để trở thành nền tảng xây dựng vương quốc hoà bình (Ê-sai 9:6;

11:4-5). Trong thời trị vì của Đấng Christ  “sự công bình và sự bình

an đã hôn nhau”(Thi 85:10). Vì nếu không có công bình, cũng

không có hòa bình, và hòa bình nếu không đặt nền trên sự công

bình thì sẽ trở thành vô nghĩa. Sỡ dĩ thế giới hôm nay vắng bóng

hòa bình, vì công lý bị quyền lực kẻ ác bách hại. Nhưng khi Đấng

Christ đến, quyền lực kẻ ác bị diệt trừ, và  “mặt trời công bình sẽ

mọc lên”, tất nhiên hòa bình sẽ xuất hiện (Mal 4:2).  Vì lẽ cần nầy,

sự trị vì của Đấng Christ mang hai sắc thái đặc thù như sau:

73

(1) Sự công nghĩa đầy dẫy (Ê-sai 11:2-3). Hòabình sẽ trở

thành vô hiệu khi sự công nghĩa không có đủquyền năng thực thi

đúng mức.

(2) Chánh sách công nghĩa bất di bất dịch: Khải Huyền 19:15

bày tỏ Đấng Christ sẽ cai trị thế gian bằng cây gậy sắt.  “Cây gậy

sắt”tiêu biểu cho đường lối trị vì của Đấng Christ là đường lối cứng

rắn (chánh trực và ngay thẳng), bất di bất dịch của Ngài về sự

công nghĩa. Quyết không có sự nhượng bộ củacông lý cho sự bất

công. Người ác chắc sẽ bị tiêu diệt trước “cây gậy sắt”của Ngài.

Dưới sự trị vì của vua hoà bình, sẽ không còn có những nạn nhân

của những bất công xã hội, của người có thế lực trên người cô thế!

3. Những điều xảy ra trong sự thành lập nướcngàn năm.

Khi Đấng Christ đến lần thứ hai sẽ có những điều xảy ra như sau:

(1) Quốc gia Do Thái hoàn toàn được phục hồi(Ê-sai 35,60).

(2) Dân Do Thái được sự cứu rỗi của Chúa, được sự tẩy sạch và

được ban cho lòng mới với sự ngự trị của Đức Thánh Linh (Êxê

36:24-28; Giô 2:32; Giê 31:33-34). Họ sẽ giữ vai trò quan trọng trong

sự rao truyền sự công nghĩa của Đức Chúa Trời cho thế giới, và đem

sự cứu rỗi cho các dân (Xa 8:23; Ê-sai 44:8,21; 61:6,21). Giê-ru-sa-lem trở thành thủ đô hòa bình của thế giới,cũng là trung tâm thờ

phượng Đức Chúa Trời, nơi qui tụ các dân đến ra mắt Chúa và tìm

kiếm Ngài (Ê-sai 2:3-4; Xa 8:2-3;20-23). Hình ảnh nầy sẽ làm ứng

nghiệm lời hứa của Chúa với Áp-ra-ham trong  Sáng Thế Ký 12:1-3;

“Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”.

(3) Muôn dân đầu phục Đấng Christ (Xa 14:9; Ê-sai 9:6). Sau

khi mọi chấp chánh của thế gian bị diệt trừ,các dân sẽ thuận phục

Đấng Christ là Vua của các vua, Chúa của cácchúa.

4. Cảnh trạng của Nước Thiên hi niên.

74

Dưới sự trị vì của Đấng Christ, thế giới trong thời Thiên hi niên

được mô tả trong những điểm sau:

(1) Thế giới hòa bình (Mi 4:3; Ê-sai 2:4): Khí  giới chiến tranh

được biến thành công cụ hữu ích.

(2) Đạo Chúa được rao truyền và khắp đất đầy dẫy sự hiểu biết

Đức Chúa Trời (Phi 2:11; Ê-sai 45:23; 11:9; 52:7).

(3) Muôn vật được giải cứu khỏi sự rủa sả (Rô 8:20-21).

(4) Về thuộc linh, con người được tương giao với Chúa, được sự

hiện diện của Đức Thánh Linh và sự thông biết Ngài, về tinh thần,

được vui vẻ, tự do, không còn bị kẻ ác áp bức; về vật chất, được an

cư lạc nghiệp, và sống lâu, hạnh phúc (Ê-sai 2:4; 11:1-9; 35:5-6;

61:1-3; Xa 8:4-8).

Những điểm mô tả trên cho chúng ta thấy mộtbức ảnh đẹp tuyệt

vời của nước ngàn năm bình an mà chỉ có ĐứcChúa Trời mới thực

hiện được và đây là điều mà nhân loại đangmong mỏi đợi chờ.

Tóm lược.

1. Nước ngàn năm bình an là giáo lý được Kinh Thánh bày tỏ và

được thấy trong niềm tin của Cơ đốc nhân.

2. Nước Thiên hi niên được bắt đầu sau khi Đấng Christ tái lâm,

chiến thắng An-ti-christ và các vua thế gian,  hình phạt An-ti-christ

và tiên tri giả trong hồ lửa, giam giữ sa-tantrong vực sâu.

3. Trong nước Thiên hi niên, Hội Thánh được đồng trị với Đấng

Christ.

4. Chánh thể trong nước ngàn năm bình an là chánh thể thần

quyền và đường lối cai trị là công bình và chánh trực.

5. Trong thời Thiên hi niên, quốc gia Do Thái  được phục hồi

hoàn toàn, dân Do Thái được cứu và trở thành những người đem tin

mừng cho thế giới. Giê-ru-sa-lem sẽ trở thành thủ đô của nước

Thiên hi niên và trung tâm thờ phượng của thế giới.

75

6. Các dân trên đất đầu phục sự trị vì của  Chúa. Trong thời đại

Thiên hi niên, muôn vật được giải cứu, thế giới hoà bình, dân cư sống

tự do, hạnh phúc, vui vẻ, sống lâu, và đầy dẫy sự hiểu biết Chúa.

7. Mục đích của nước thời Thiên hi niên là chuẩn bị cho Nước

vinh hiển sau đó.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Ê-sai 53: Vị tiên tri nói về sự hiện đến của Đấng Mê-si trong

tư cách nào?

b. Ê-sai 2:2-4; 9:5-6; 11:1-6: Vị tiên tri nói về sự hiện đến lần

hai trong tư cách nào? Với mục đích gì?

c. Mi-chê 4:1-4; Xa-cha-ri 14:8-11: Lời tiên trinói gì về sự hiện

đến lần thứ hai của Chúa Giê-xu?

d. Công 3:19-21: Lời tiên tri của sứ đồ Phi-e-rơ chỉ về điều gì?

e. Khải Huyền 19:11-20:1-4: Sự hiện thấy của  Giăng về Đấng

Christ tái lâm và cai trị ngàn năm trên đất có liên quan thế nào với

các lời tiên tri trong Cựu Ước?

2. Sự liên quan trên chứng tỏ cho chúng ta về lẽ thật nào?

3. Xin ghi nhận các sự kiện xảy ra qua những câu Kinh Thánh sau

đây: (a) Khải 1:7; Ma-thi-ơ 24:30. (b) Khải 19:11-21. (c) Khải

30:1-3. (d) Khải 20:4-6. (e) Ma-thi-ơ 25:31-32.

4. Diễn tiến của các sự kiện xảy ra có ý nghĩa gì trong sự thiết lập

nước ngàn năm bình an?

5. Xin đọc những câu Kinh Thánh Ê-sai 9:5-6; 11:1-6; Khải Huyền

11:15 và tìm hiểu:

a. Đấng cai trị nước ngàn năm là ai?

b. Chính thể và chính sách hay đường lối cai trị của Đấng Christ

như thế nào?

76

c. Hai điều trên có liên hệ gì đến nền hòa  bình trong thời đại

Thiên hi niên? Xin giải thích.

6. Xin tìm hiểu:

a. Khải Huyền 11:15: Nước của Đấng Christ bao  gồm trong

phạm vi nào?

b. Khải Huyền 20:4-6: Ai sẽ được dự phần vớiĐấng Christ trong

sự cai trị nước ngàn năm bình an?

c. Ê-sai 54:1-3; A-mốt 9:11-15; Ê-xê-chi-ên 36:24-28: Theo tiên

tri, hai điều gì sẽ được ứng nghiệm cho dân Do Thái khi Đấng Christ

trị vì (về quốc gia Y-sơ-ra-ên và về đời sống thuộc linh của họ).

d. Xa-cha-ri 8:3,22-23; 14:16-17; Ê-sai 2:2-3: Trong nước ngàn

năm bình an, thành Giê-ru-sa-lem, và tuyển dân Do Thái giữ vai trò

quan trọng như thế nào? Vai trò nầy có nghĩa  gì đối với lời Đức

Chúa Trời hứa cùng Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký 12:1-3?

e. Ê-sai 2:4; 11:6-11; Xa-cha-ri 8:4-8,20-22; Rô-ma 8:10-20: Xin

mô tả cảnh trạng của Nước ngàn năm bình an,về muôn vật, về

loài người trong đời sống tâm linh (tôn giáo), tinh thần và vật chất.

7. Xin tóm lược những đặc điểm của nước ngàn năm bình an.

Những đặc điểm nầy của nước ngàn năm có liên quan thế nào

với nước vĩnh viễn sau đó?

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 08.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 08.03.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.03.2015.

1. Đề tài: CHÚA NHẬT PHỤ NỮ TIN LÀNH.

2. Kinh Thánh: 1Phi-e-rơ 3:8-17.

3. Câu gốc:  “Phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình

mà đuổi theo” (1Phi 3:11).

4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 5-8.

5. Thể loại: Thi nấu ăn.

65

* CHỈ DẪN: Thi nấu ăn.

1. Mục đích: Tạo điều kiện cho nam nam giới có cơ hội giúp đỡ

các bạn nữ trong ngày Phụ nữ Tin Lành, yêu  thương giúp đỡ qua

các sinh hoạt cộng đồng, thêm khả năng tổ chức, thông công vui

vẻ trong Chúa.

2. Ban hướng dẫn chuẩn bị.

a. Mời người trong ban chấp sự Hội Thánh làmgiám khảo.

b. Thông báo thể lệ thi cho các bạn nam trongcác nhóm. Yêu

cầu họ chuẩn bị các vật dụng nấu ăn (bếp củi, nồi, dao, thớt…) và

vật dụng ăn uống (tô, chén, dĩa, đũa…) cho nhóm của mình.

c. Lo sắm nhiều phần thức ăn bằng nhau (gạo,thịt, cá, tôm,

rau cải, bột ngọt, dầu…). Số phần thức ăntương ứng với số nhóm

của ban nam giới.

3. Thi nấu ăn.

a. Một người chia sẻ ngắn (10 phút) về ý nghĩa của phân đoạn

Kinh Thánh làm nền và câu gốc.

b. Trưởng ban thông báo thể lệ cuộc thi.

– Các nhóm tập trung hàng dọc trước ban hướng dẫn và sẽ

được phân phát thức ăn giống nhau.

– Sau hiệu lệnh, các nhóm sẽ nấu ăn trong vòng 30 phút (cơm

và 2-3 món ăn) và dọn ra trên dĩa hoặc tô.

– Đúng giờ, ban giám khảo sẽ chấm điểm:

_Tổ chức qui củ: 10 điểm.

_Sạch sẽ và ngăn nắp: 10 điểm.

_Tinh thần làm việc hăng say, vui vẻ và đoànkết: 10 điểm.

_Thức ăn ngon, mỗi món (cả cơm): 10 điểm.

_Bày biện thức ăn đẹp: 10 điểm.

c. Phát thưởng và thông công.

66

– Tuyên bố điểm và phát thưởng.

– Dọn và ăn chung với nhau.

4. Chỉ dẫn nấu ăn.

Sau đó, những người nấu ăn ngon sẽ lần lượtchỉ dẫn các chị em

khác cách nấu ăn, để nam thanh niên trở thành những người biết

giúp đỡ, chia sẻ những việc làm của phụ nữtrong gia đình.

* MÓN ĂN THAM KHẢO.

BÔNG CẢI CHIÊN GIÒN.

Nguyên liệu.

– 250g bông cải, cắt miếng, rửa sạch.

– 1 gói bột chiên giòn.

– 2 lòng trắng trứng gà.

– Hạt nêm từ thịt, tiêu, dầu ăn.

Thực hiện.

– Bông cải luộc chín, vớt ra để ráo.

– Cho bột chiên, lòng trắng trứng, hạt nêm,  tiêu đánh trộn đều.

Nếu thấy bột đặc cho thêm chút nước đá để bột được tan đều.

– Nhúng từng bông cải vào bột, cho vào chảodầu nóng, chiên

vàng, vớt ra giấy thấm dầu.

Làm nước sốt.

– 40g đường vàng, 1 thìa canh giấm trắng, 1 tép tỏi đập giập, 1

quả ớt chẻ đôi bỏ hạt, 1 thìa canh nước cốtchanh, rau mùi thái

nhuyễn, hạt nêm.

Hòa tan đường, giấm, nước cốt chanh, tỏi, ớt, rau mùi và muối,

để lạnh.

Thưởng thức.

Dọn ăn nóng với sốt lạnh.

67

XÚP RAU CỦ THẬP CẨM.

Nguyên liệu:

– Xương sườn: 500g – Khoai tây: 200g – Khoai lang: 200g – Khoai

sọ (khoai môn): 200g – Su hào: 1 củ – Đậu trắng: 200g – Hành,

ngò, hạt nêm.

Cách làm:

Xương chọn phần sườn thăn, rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa

phải rồi đổ vào soong ninh kỹ lấy nước ngọt. Hành ngò nhặt bỏ rễ,

thái khúc.

Khoai tây, khoai lang, su hào, khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái

thành miếng nhỏ vừa. Đậu trắng cho vào soongluộc qua rồi đem ra

bóc vỏ. Khi xương đã nhừ thì cho khoai, đậu trắng đã bóc vỏ vào

ninh cùng. Khi đậu và khoai đã nhừ thì dùng muỗng hoặc đũa khuấy

thật kỹ để rau củ ra chất bột sánh là được. Nêm hạt nêm cho vừa ăn

rồi cho hành ngò vào. Món nầy ăn nóng cùngvới bánh mì.

CHÈ CHUỐI.

Nguyên liệu:

– Nước cốt dừa 400ml.

– 2-3 quả chuối sứ (xiêm).

– Đường, vừng, muối.

Cách làm:

– Chuối sứ (xiêm) chọn quả chín, có vị ngọt  đậm, ăn không

chát. Chuối bóc vỏ, bổ làm tư theo chiều dọc và chiều ngang quả.

– Vừng rang chín vàng, tẩy sạch vỏ, để riêng.

– Cho nước cốt dừa vào đun vừa lửa, nêm chút muối, đường vừa ăn

(có thể cho rất ít muối, đường hoặc cho nhiều tùy theo khẩu vị), vừa

đun vừa khuấy nhẹ đều tay, khi sôi cho chuối vào đun nhỏ lửa, thỉnh

68

thoảng lại khuấy nhẹ vài lần, đun cho đến khi chuối chín mềm (đun

từ 6-8 phút tùy vào độ cứng của chuối) thì tắt bếp để nguội.

– Múc chè ra thố, rắc vừng lên trên rồi đặt vào tủ lạnh, khi nào

ăn mới đem ra múc vào bát con.

– Có thể ăn chè chuối ngay khi còn nóng cũng rất ngon.

 

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 01.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 01.03.2015

in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.03.2015.

1. Đề tài: HÃY VÀO CỬA HẸP.

2. Kinh Thánh:Ma-thi-ơ 7:13-14.

3. Câu gốc:  “…Cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống”  (Mat

7:14a).

4. Đố Kinh Thánh:Không đố Kinh Thánh.

5. Thể loại:Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên

chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể

tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:

a. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế

tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ,

học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền,đọc bài cầu nguyện

chung…

b. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu

và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ,

62

thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin lành,

ca nhạc thánh, sinh hoạt…

2. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyềngiảng để huy

động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…

3. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước,thảo luận, làm

chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HÃY VÀO CỬA HẸP.

Đây là lời phán của Chúa Giê-xu gần 2.000 năm trước, tức là lúc

Ngài còn tại thế. Ta hãy cùng nhau suy nghĩ…

I. CỬA HẸP LÀ GÌ?

Cửa hẹp là cửa có bề ngang quá nhỏ.

Khi chúng ta muốn vào thành nào hay nhà nào  thì phải đi qua

cánh cửa, khi chúng ta muốn vào thiên đàng cũng vậy. Chúa Giê-xu

ví cửa Thiên đàng hay các sự dạy dỗ của Ngài về thiên đàng giống

như cửa hẹp. Tại sao Ngài phán câu nầy? Có lẽ vì trong vòng các

thính giả có người cho rằng đạo lý cùng cácsự dạy dỗ của Chúa là

khó quá, nên Ngài dùng điều nầy để khuyên lơn họ.

Người muốn vào cửa hẹp thì không thể vừa đội trên đầu, vừa

mang gánh trên vai, vừa ôm trong lòng đủ cácthứ hành lý, mà

phải đi mình không và còn phải nép mình mà đi mới được. Cũng

vậy, người muốn vào thiên đàng, hay muốn theo Chúa thì phải bỏ

khỏi mình những tội lỗi dễ vấn vương, những sự mê tham của mắt,

của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời, phảitừ chối các điều ưa muốn

của xác thịt mới được.

Bởi vậy xưa nay có người cho rằng, theo Chúa là vào cửa hẹp và

con đường chật quá vì phải bỏ các sự vui thú của trần gian. Họ ước

ao tìm một tôn giáo nào cũng được, miễn là  tự do làm những điều

mình muốn, thỏa mãn sự ham muốn của tư dục mình. Đó là cửa

63

rộng và đường khoảng khoát. Song Chúa Giê-xubiết đích đến của

mỗi con đường, nên khuyên bảo rằng: “Hãy vào cửa hẹp!”

II. TẠI SAO NÊN VÀO CỬA HẸP?

Duyên cớ nào mà ta nên vào hay phải chọn lấy cửa hẹp?

“Vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất”.Lẽ

tự nhiên ai cũng muốn vào cửa rộng và đi trên con đường khoảng

khoát, vì tại đó họ thấy dễ chịu. Nghĩa là theo con đường này thì họ

được tự do sống theo tư dục, phóng túng, hoang đàng, thời gian đầu

xem dường như sung sướng lắm, thể xác lấy làm ưa thích. Song

điểm cuối của con đường ấy đưa họ đến sự hưmất, sự trầm luân

đời đời trong hoả ngục. Lời Chúa phán: “Vì ai gieo giống chi, lại gặt

giống ấy”  (Gal 6:7b);  “Đức Chúa Trời báo trả cho mỗi người tùy

đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm” (Giê 17:10).

Dẫu có nhiều kẻ vào đó, song chớ thấy đôngmà nghĩ là hay, là

đúng. Chúng ta phải suy nghĩ: Con cá sống là  con cá lội ngược

dòng còn con cá chết là con cá trôi theo dòng nước. Chạy theo

người khác, chạy theo hoàn cảnh thuận lợi đôi khi dẫn đến bại

hoại, dẫn đến hư mất. Lời Chúa dạy: “Có một con đường coi dường

chánh đáng cho loài người, nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo

sự chết” (Châm 16:25).

“Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống…”Cửa hẹp và

đường chật thật khó đi, vì lẽ đó ít có người chịu đi vào cửa hẹp và

đường chật. Người chọn đi trên đường nầy gặp nhiều khó khăn về

thể xác, song sự khó khăn nầy chỉ tạm thời  trên đất. Còn về phần

tâm linh người đó sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất là được sự

sống đời đời! Như vậy, lấy sự khó khăn tạmthời so với sự vinh

hiển đời đời, ta nên chọn đi trên con đường  hẹp là hơn. Vì chẳng

có gì đáng sánh với sự tốt đẹp trong nước vinh hiển của Chúa “Vậy

nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng

người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn

64

nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sựvinh hiển cao

trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúngta chẳng chăm sự

không thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự

thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời

không cùng vậy (2Côr 4:16-18).

Bây giờ ta chịu khó gieo để tương lai được gặt. Bây giờ ta hãy

chuẩn bị để tương lai được vui hưởng. Nếu không có tâm chí ấy thì

trên đời nầy chẳng ai làm được một việc íchlợi nào cả.

“Mặc dầu kẻ kiếm được thì ít”.

Song khi biết rằng số ít người chọn đi trên con đường tốt đẹp

thì ta nên chọn đi hơn, vì kết quả khả quan hơn. Ôi, ước gì mỗi

người có mặt trong buổi nhóm nầy được dự phần vào số ít người

ấy, vì là số Đức Chúa Trời lựa chọn làm dân sự của Ngài.

* Kết luận:Thưa quý vị! Đời người là một cuộc hành trình. Quý

vị đang đi trên con đường nào? Lẽ nào quý vị  cứ tiếp tục đi trên

con đường khoảng khoát để đến sự hư mất linhhồn đời đời sao?

Quý vị có muốn linh hồn mình trầm luân trong hỏa ngục, đời đời xa

cách Đức Chúa Trời không? Nếu không, quý vịphải quay đầu lại,

phải từ bỏ con đường cũ mà bước vào con đường mới, là con đường

quý vị chọn tin Chúa Giê-xu để được sự cứu rỗi ngay hôm nay.