Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 29.03.2015
By andynguyen in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015
Chúa nhật 29.03.2015.
1. Đề tài: NA-HUM – NGƯỜI RAO BÁO SỰ ĐOÁN XÉT CÔNG BÌNH
CỦA CHÚA.
2. Kinh Thánh:Na-hum 1-2.
3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va chậm giận và có quyền lớn; nhưng
Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội”(Na-hum 1:3).
4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 121 – 123.
5. Thể loại: Thảo luận.
69
* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn thảo luận trước.
– Đề tài 1: Đức Chúa Trời không cho Ni-ni-ve cơ hội thứ hai để
ăn năn.
– Đề tài 2: Đức Chúa Trời đoán phạt Ni-ni-ve vì khinh lờnơn tha
thứ của Chúa.
I. GIỚI THIỆU.
Tên Na-hum có nghĩa “sự an ủi”. Ông được ĐứcChúa Trời kêu gọi
làm tiên tri vào khoảng năm 630-612 T.C. để đem sự an ủi cho dân
Giu-đa sau khi vương quốc Y-sơ-ra-ên sụp đổ (722 T.C).
Trong lúc đế quốc A-si-ry hùng mạnh đang đe dọa Giu-đa, tiên tri
Na-hum đã thấy trước sự sụp đổ của đế quốcnày. Với sứ điệp của
Chúa, Na-hum đã rao sự đoán phạt Ni-ni-ve, đồng thời cũng đem cho
dân Chúa tin lành của sự giải cứu. Qua dự ngôn của Na-hum đã bày
tỏ cho chúng ta biết gì về quyền tể trị tối thượng của Đức Chúa Trời
và sự đoán xét công bình của Ngài?
II. DẪN GIẢI.
1. Sự Cảnh Cáo Nghịch Cùng Ni-ni-ve.
Như tiên tri Áp-đia được Đức Chúa Trời gọi với sứ mạng là rao sự
đoán phạt trên Ê-đôm thì tiên tri Na-hum cũng được Chúa kêu gọi
với sứ mạng là rao sự đoán phạt trên Ni-ni-ve, vì Ni-ni-ve bị đặt dưới
bản án là kẻ mưu sự dữ nghịch cùng Đức Giê-hô-va (1:11). Trước
mặt Đức Chúa Trời, những kẻ tự cao, kẻ gianác theo đường lối thế
gian, xúc phạm đến luật công nghĩa của Chúa là kẻ dấy nghịch cùng
Ngài (Gia 4:4). Nên trong lời rao án phạt, Na-hum bày tỏ cho Ni-ni-ve biết:
(1) Đức Chúa Trời là Đấng Yêu thương cũng là Đấng Công nghĩa:
Giê-hô-va là Đức Chúa Trời ghen và báo thù; Đức Giê-hô-va báo thù
và đầy sự thạnh nộ. Đức Giê-hô-va báo thùkẻ cừu địch mình. Đức
Giê-hô-va chậm giận và có quyền lớn; nhưng chẳng cầm kẻ mắc tội
là vô tội (1:2-3). Chữ “ghen” và “báo thù” không có nghĩa chỉ về
70
những hành động theo lý tính của con người xác thịt. Nhưng ở đây là
sự diễn tả một khía cạnh sôi động trong bảntính yêu thương và
công nghĩa của Đức Chúa Trời. Với bản tính yêu thương, Đức Chúa
Trời chậm nóng giận, nhưng Ngài cũng “ghen” đối với kẻ xây bỏ
Chúa để theo thế gian; như người chồng ghen tuông vì sự ngoại tình
của vợ mình (Gia 4:4-5). Với bản tính công nghĩa, Đức Chúa Trời
chẳng cầm kẻ có tội là vô tội, nhưng Ngài cũng “báo thù” kẻ ác theo
luật công lý nhân quả (được xử theo những gì mình đã làm cách
công bằng).
(2) Quyền năng của Đức Chúa Trời rất lớn. Sức mạnh Ngài như
cơn gió lốc và bão tố. Lời quở trách của Ngài khiến các sông khô
cạn, hoa màu khô héo, các núi run rẩy. Vì vậy, trong sự đoán xét
của Chúa, Na-hum đố thách kẻ ác mưu nghịch Ngài rằng: “Ai đứng
được trước sự thạnh nộ Ngài? Ai đương nổi sự nóng giận Ngài? Sự
tức giận của Ngài đổ ra như lửa, những vầngđá vỡ ra bởi Ngài….
Các ngươi sẽ lập mưu gì nghịch cùng Đức Giê-hô-va? Ngài sẽ diệt
hết cả…”(1:6-9).
Lời cảnh cáo trên là một hung tin cho dân Ni-ni-ve, nhưng cũng
là một tin lành cho dân Chúa. Vì trong sự công nghĩa, Đức Chúa Trời
dùng quyền năng đoán phạt kẻ ác, nhưng trongtình yêu thương
Chúa, quyền năng ấy được dùng để giải cứu dân sự Ngài. Trong 1:15
là bức ảnh thật đẹp diễn tả hình ảnh của người đem tin vui về sự
giải cứu của Chúa cho tuyển dân “Nầy, trên các núi có chân của kẻ
đem tin lành và rao sự bình an!”.
Tin lành mà Na-hum rao báo cho Y-sơ-ra-ên là tin về:
(1) Sự giải cứu của Chúa: “Nhưng bấy giờ ta sẽ bẻ gãy ách nó
khỏi ngươi, và bứt đứt dây ngươi”(1:13).
(2) Sự an ủi của Chúa: “Dầu ta đã làm khổ ngươi, song ta sẽ
chẳng làm khổ ngươi nữa” (1:12).
(3) Sự ban cho bình an của Chúa: “Vì kẻ gian ác về sau chẳng đi
qua giữa ngươi nữa, nó sẽ bị diệt sạch”(c.15).
71
(4) Sự công nghĩa của Chúa: “Vì Đức Giê-hô-va khôi phục sự
vinh hiển của Gia-cốp như sự vinh hiển của Y-sơ-ra-ên, bởi những
kẻ bóc lột đã bóc lột chúng nó và đã pháhại những nhành nho
chúng nó”(2:2).
Bốn đặc điểm trên cho chúng ta thấy trong bài ca mà thiên sứ
loan báo Chúa Giê-xu là Tin Lành, là sự vui mừng lớn cho muôn dân
(Lu 2:11). Ngài là Đấng mà Đức Chúa Trời đãlàm nên sự cứu rỗi,
bình an, công nghĩa cho chúng ta (1Côr 1:30). Ngày xưa, Na-hum
rao cho Y-sơ-ra-ên về tin lành của Chúa. Ngàynay, chúng ta là người
nhận được tin lành của Chúa, nên sự đem ơn cứu rỗi của Chúa cho
người đang đau khổ trong tội lỗi, đó là sứ mạng của mỗi Cơ Đốc
nhân chúng ta. Như trong lời khuyến khích của sứ đồ Phao-lô:
“Những bàn chân kẻ rao truyền Tin lành là tốt đẹp biết bao!” (Rô
10:15).
2. Sự Đoán Phạt Ni-ni-ve.
Ni-ni-ve là thủ đô của A-si-ry. Là một nước chạy dài phía đông bờ
sông Ty-rơ, trải dài với vùng đồng bằng rộng lớn. Vòng tường thành
Ni-ni-ve dài chừng 13km. Dân số Ni-ni-ve có khoảng 175.000 –
300.000 người. Thành Ni-ni-ve được xây dựng rất kiên cố. Mặt tiền
(trước) với ba lớp chiến lũy và mặt hậu (sau) với hai lớp chiến lũy
phòng thủ. Dù vững chắc thế, nhưng tiên tri Na-hum đã nói trước về
sự sụp đổ của Ni-ni-ve, bởi vì tội lỗi của dân thành này quá lớn đến
mức phải bị hủy diệt!
Trong lời nghịch cùng Ni-ni-ve, cho thấy dân này vô cùng bại
hoại với sự bất nghĩa, bất chính, làm đổ huyết, dâm đãng và tà thuật
là điều rất là gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời: “Khốn thay cho
thành đổ máu! Nó đầy dẫy những sự dối trávà cường bạo, cướp
bóc không thôi… nó bán các nước bởi sự dâm đãng, và bán các họ
hàng bởi sự tà thuật”(3:1-4). Bởi cớ đó, Đức Chúa Trời phán: “Ta
sẽ ném sự ô uế gớm ghiếc của ngươi trên ngươi, làm cho ngươi
nên khinh hèn, làm trò cho mọi người xem”(3:6). Trước Na-hum
72
150 năm, Giô-na vâng mạng Đức Chúa Trời cảnh cáo tội lỗi của vua
và dân thành Ni-ni-ve, họ bày tỏ lòng ăn năn nên Đức Chúa Trời
dừng cơn đoán phạt. Nhưng sau đó họ trở lại đường cũ, vẫn tội nào
tật nấy, làm điều cực ác, nghịch cùng Đức Chúa Trời, cho nên không
còn cơ hội thứ hai cho họ nữa.
Theo 3:8-19, Na-hum dự ngôn Ni-ni-ve sẽ bị hoangvu và dân sự
sẽ tản lạc như các nước hùng mạnh khác! Điều này đã xảy đến cho
Ni-ni-ve. Theo sử liệu (dấu vết, tài liệu lịch sử) mà Gadd tìm thấy ở
viện bảo tàng Anh Quốc, ghi rằng: Ni-ni-ve đãbị sụp đổ bởi sự
chinh phục của Cyaxares, vua Ba Tư sau ba tháng bao vây và đế
quốc A-si-ry cáo chung (có dấu hiệu suy tàn) khoảng năm 612 T.C.
không lâu sau lời dự ngôn của tiên tri Na-hum.
Sự sụp đổ của Ni-ni-ve cho chúng ta học đượcnhững điều sau:
(1) Đức Chúa Trời là Đấng Yêu Thương, nhưng cũng là Đấng
Công Nghĩa: Trong sự yêu thương, Ngài tha thứ tội nhân, nhưng
trong sự công nghĩa, Ngài không dung chứa tộilỗi.
(2) Đừng coi thường sự đoán phạt của Chúa: Lời Ngài phán, Ngài
chắc sẽ làm cho ứng nghiệm chẳng sai.
(3) Đừng khinh lờn ân điển của Chúa: Đức Chúa Trời không bao
giờ đoán phạt ai mà không cho họ có cơ hội ăn năn. Nhưng nếu
người coi thường ơn tha thứ của Chúa chắc sẽkhông còn có cơ hội
cho họ nữa. Như lời cảnh cáo của Kinh Thánh rằng: “Hay là ngươi
khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài,
mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi
đến sự ăn năn sao? Bởi lòng ngươi cứng cỏi,không ăn năn, thì tự
chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự
phán xét công bình của Đức Chúa Trời”(Rô 2:4-5).
III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. a. Na-hum cảnh cáo dân Ni-ni-ve thế nào? (1:1-2).
73
b. Qua lời cảnh cáo của Na-hum cho chúng ta học biết gì về
bản tính quyền năng của Đức Chúa Trời?
c. Na-hum đem lại cho dân Chúa sự an ủi nào? (1:12-2:2).
d. Sứ mạng của Na-hum có ý nghĩa gì cho Cơ Đốc nhân chúng
ta hôm nay?
2. a. Tình trạng đạo đức của dân Ni-ni-ve thếnào? (2:1; 3:1-5).
b. Xin tìm hiểu tại sao trước kia Đức Chúa Trời sai Giô-na rao
giảng cho dân Ni-ni-ve, còn bây giờ Ngài không tha thứ cho dân
nầy? (1:3). Điều nầy cho chúng ta học biết lẽ thật nào về ân điển và
sự đoán phạt của Đức Chúa Trời? (Rô 2:1-3; 2Phi 3:9-10; Hêb 6:4-6).
c. Theo dự ngôn của Na-hum, Ni-ni-ve chịu sự đoán phạt thế
nào? Lời tiên tri này có ứng nghiệm không?
3. Ghi nhận những lẽ thật quan trọng được bày tỏ trong sách Na-hum.
4. Nhìn lại chính mình xin cho biết:
a. Bạn đang sống trong sự tin kính Chúa hay khinh lờn ân điển
cứu rỗi của Ngài?
b. Bạn dùng lời Chúa cảnh cáo kẻ ác biết sự đoán xét công
bình của Chúa thế nào và giúp người bị ức hiếp được niềm hy vọng
trong sự giải cứu của Chúa thế nào?
* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.
– Lau Chùi Đồ Thủy Tinh.
Hãy pha vào nước lau chùi một ít giấm. Đồ thủy tinh sẽ sáng
bóng. Muốn chùi kỹ, trước khi rửa bằng nướclã pha giấm, bạn đổ
nước vào bình thủy tinh rồi cho vào vài miếng khoai tây sống hoặc
vỏ khoai tây. Ngâm trong vài giờ, vớt khoai tây và đổ nước ra.