Latest News From Our Blog

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 08.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Phụ Nữ Chúa nhật 08.02.2015

By andynguyen in PHỤ NỮ on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.02.2015.

1. Đề tài:  A-MỐT – NGƯỜI KÊU GỌI DÂN SỰ ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO

ĐỨC THẬT.

2. Kinh Thánh:A-mốt 5:1-27; 7:10-17.

3. Câu gốc:  “Hãy tìm điều lành và đừng tìm điều dữ, hầucho các

ngươi được sống, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trờivạn quân sẽ ở

cùng ngươi, như các ngươi nói vậy”(A-mốt 5:14).

4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 97-102.

5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

28

1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp

học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.

a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh

làm nền và khả năng của ban viên.

b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể

soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh  nhóm. Mỗi

cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi giải thích (tìm sự dạy dỗ của LờiChúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vàođời sống).

Dưới đây là một số câu hỏi đề nghị, bạn có thể sử dụng trong giờ

học Kinh Thánh nhóm hoặc dùng để tham khảo.

(1.1)Xin liệt kê một số tội dân Y-sơ-ra-ên đã phạm (5:4-27).

(1.2)Những tội nầy phản ánh đời sống đạo đức của họ thế

nào?

(1.3)Điều gì dễ khiến bạn phạm tội cùng Chúa? Đời sống bạn

lúc ấy như thế nào?

(2.1)A-mốt kêu gọi dân sự làm gì để thay đổi nếp sống tội lỗi?

(5:4,6,8,14,15).

(2.2)A-mốt thách thức dân sự điều gì và nhằm mục đích gì?

(2.3)Sự kêu gọi của A-mốt thách thức bạn trong sứ mạng gì?

(3.1)  Trong khi rao truyền sứ điệp, A-mốt gặp khó khăn gì?

(7:10-17).

(3.2)Tại sao A-mốt gặp sự bắt bớ như thế?

(3.3)Qua A-mốt, bạn tìm thấy những đức tính cần thiết nào cho

người hầu việc Chúa?

I. GIỚI THIỆU.

29

Từ vùng đồi núi Thê-cô-a hiu quạnh, cách Giê-ru-sa-lem độ 18km,

đã xuất hiện một nhà tiên tri rất nhiệt thành, đó là A-mốt. Vốn là

người chăn chiên tầm thường, A-mốt được ĐứcChúa Trời kêu gọi vào

chức vụ vào khoảng năm 765-750 T.C, để mang sứ điệp của Chúa

cho cả nhà Y-sơ-ra-ên, đặc biệt cho vương quốc miền bắc Y-sơ-ra-ên.

A-mốt sống trong thời kỳ trị vì của vua Giê-rô-bô-am II, là thời kỳ

quốc gia Y-sơ-ra-ên đạt đến nền kinh tế phồnthịnh. Cả vua và dân

buông mình trong nếp sống xa hoa, đạo đức vô  cùng sa sút, bại

hoại. A-mốt mạnh dạn đem lời Chúa cảnh cáo  tội ác dân sự trước

những áp lực đe đọa của cấp lãnh đạo tôn giáo, cũng như nhà vua.

Qua các sứ điệp, A-mốt có ba dự ngôn quan trọng:

a. Sự đoán xét các dân ngoại (1-2).

b. Sự đoán xét nhà Y-sơ-ra-ên (3-8).

c. Sự phục hồi Y-sơ-ra-ên (9).

Tuy nhiên, điểm chính trong sứ điệp của A-mốtlà kêu gọi dân sự

khá sửa soạn gặp Đức Giê-hô-va. Điều này có nghĩa gì?

II. DẪN GIẢI.

A. ĐỜI SỐNG SA SÚT CỦA Y-SƠ-RA-ÊN (5:4-17).

Trong sự sa sút đạo đức, dân Y-sơ-ra-ên đã rơi vào ba tội

trọng:

1. Bội nghịch với Đức Chúa Trời (làm những điều sai trái).

2. Bất nghĩa đối với nhau (bội bạc, không trung thành).

3. Bất chính đối với nhau (không minh bạch, đứng đắn).

Họ đã trái phạm luật pháp Chúa, được bày tỏ như sau:

a. Luật pháp dạy:  “Ngươi phải kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời

ngươi, phục sự Ngài”(Phục 6:13), nhưng dân sự lìa bỏ Đức Chúa

Trời và thờ lạy hình tượng, A-mốt 5:5:  “Chớ tìm kiếm Bê-tên!”(Bê-tên là nơi thờ bò vàng, 1Vua 12:28-30).

30

b. Luật pháp dạy:  “…chớ hà hiếp người… hãy thương yêu người

như mình… chớ phạm sự bất nghĩa trong việc xét đoán, hoặc sự đo,

sự cân hay là sự lường”  (Lê-vi 19:33-35). Nhưng dân sự đã làm

điều bất nhân, bất chính:  “Các ngươi hiếp đáp kẻ nghèo và đòi họ

nộp thuế lúa mì… các ngươi là kẻ hiếp đáp người công bình, nhận

lấy của hối lộ, ở nơi cửa thành làm cong lẽ thẳng của những kẻ

nghèo”(5:11-12).

Sự so sánh trên cho chúng ta dân Y-sơ-ra-ên đã sai lệch đường

lối của Đức Chúa Trời là đường lối dẫn họđến đời sống được Đức

Chúa Trời ban phước, nhưng họ lại bị đặt dưới sự đoán phạt của

Ngài.

B. LỜI KÊU GỌI ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THẬT.

Trong khi dân chúng càng lún sâu trong con đường ác, A-mốt

cảnh tỉnh họ sửa soạn gặp mặt Đức Chúa Trời (4:12). Một sự nhắc

nhở vô cùng nghiêm trọng để mỗi người có thể xét lại tư cách và

việc làm của mình thế nào khi ứng hầu trướcĐấng thánh. Cho nên

trong sự chuẩn bị này, A-mốt kêu gọi dân sựđến một cuộc sống đạo

đức chân thật theo tiêu chuẩn của Đức Chúa  Trời, mà họ đã đánh

mất. Trên tiêu chuẩn này gồm có hai điểm chính:

1. Tìm Kiếm Đức Chúa Trời:  “Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va, thì

các ngươi sẽ sống”(c.6). Đây là nguyên tắc căn bản trong nếp

sống đạo của con dân Chúa. Lâu nay dân sự đi đốt hương cho thần

tượng hư không ở Bê-tên và Ghinh-ganh, lìa bỏ Đức Chúa Trời, là

nguồn của sự sống! Cho nên sự tìm kiếm Đức Chúa Trời là điều quan

trọng hàng đầu của con người trên đất, để chúng ta được sống mà

không bị hủy diệt (Công Vụ 17:28; A-mốt 5:8).

Sự tìm kiếm Chúa bao hàm hai ý nghĩa:

a. Học biết ý chỉ của Đức Chúa Trời.

b. Trở lại cùng Đức Chúa Trời, kết mối tương giao với Ngài, tôn

Ngài là Vua của đời sống chúng ta.

31

Qua hai ý nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng, người thực sự tìm

kiếm Chúa là người hết lòng tôn kính Chúa và vâng theo lời Ngài

phán dạy. Vì vậy sự vâng giữ luật pháp Chúa là lẽ sống của con dân

Chúa (Phục 8:1).

2. Sống Theo Đường Lối Của Đức Chúa Trời:A-mốt khuyến

khích dân sự hướng đến nếp sống đạo trong bađiều quan trọng này:

a. Yêu thương (5:11): Trong Lê-vi Ký 19:9-10,33-34, dạy dân Y-sơ-ra-ên phải có lòng thương xót anh em nghèokhổ giữa họ và đối

đãi nhân từ với khách ngoại bang, vì cớ Ngài là Đấng hay thương

xót.

b. Chánh trực: Vì cớ Đức Chúa Trời là Đấng  thánh khiết công

nghĩa, Ngài đòi hỏi dân sự phải có đời sống ngay thẳng, công bằng.

c. Chân thật: Vì cớ Đức Chúa Trời là Đấng chân thật, đòi hỏi con

dân Chúa có sự chân thật trong đời sống, không làm người giả hình

như dân Y-sơ-ra-ên, bên ngoài dâng của lễ, ca hát tôn vinh Chúa,

nhưng trong lòng bội nghịch Ngài (5:21-24). Trong sự nhận biết Đức

Chúa Trời, Đa-vít nói rằng:  “Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề

trong”(Thi 51:6), và từ sự chân thật bên trong được bày tỏ qua lời

nói và việc làm trong nếp sống đạo của con cái Chúa.

Trong sự kêu gọi đến đời sống đạo đức, A-mốt thách thức dân sự

ba điều: Hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời, đừng tìm kiếm thần tượng; hãy

tìm điều lành, đừng tìm điều dữ, hãy ghét điều dữ và ưa điều lành;

hãy lập sự công bình (5:4,14,15). Sự thách thức này được kèm theo

với lời cảnh cáo về sự đoán phạt của Chúa. Nếu dân sự tiếp tục con

đường ác, chắc sẽ sa vào tay kẻ nghịch và bịlưu đày qua A-si-ry

(5:16-20,25-27). Trong sự cảnh cáo này A-mốt đặt trước mặt Y-sơ-ra-ên một sự lựa chọn sống chết: Hoặc trở  lại tìm kiếm Đức Giê-hô-va và vâng theo luật pháp Ngài để được sốngphước hạnh; hay tìm

kiếm thần tượng và làm điều ác để bị hủy diệt? Tuy nhiên, A-mốt

vẫn có lời khuyến khích dân sự:  “Thà hãy làm cho sự chánh trực

32

chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn”

(5:24).

Tóm lại qua lời kêu gọi sửa soạn gặp Đức Chúa Trời, chúng ta ghi

nhận những điểm quan trọng sau đây:

– Sự gặp Chúa để khai trình mọi việc trong đời sống là điều mọi

người chúng ta phải chuẩn bị (2Côr 5:10).

– Chỉ có người sống đạo theo tiêu chuẩn côngnghĩa của Chúa,

mới có thể đứng nổi trước mặt Ngài.

– Theo tiêu chuẩn sống đạo, nếu người hết lòng tìm kiếm Chúa và

sống theo đường lối Chúa dạy là người giữ trọn điều răn Chúa (Xuất

20:1-17).

– Người sống theo tiêu chuẩn đạo đức của Chúa chắc sẽ phản

chiếu sự nhân từ, thánh khiết, công bình vàsự chân thật của Ngài.

– Người sống sai trật đường lối Chúa, chắc chuốc lấy cho mình sự

bất hạnh.

Nói chung, bất cứ xã hội nào trong nếp sốngkhông có lòng nhân

từ đối với kẻ nghèo khổ, bất công và tham  nhũng lan tràn thì chắc

sẽ bị Chúa đoán phạt, vì Ngài là Đấng công  nghĩa như  “ngọn lửa

thiêu đốt”(5:6).

Ngày nay chúng ta đang sống trong xã hội bại  hoại như trong

thời tiên tri A-mốt: hiếp đáp người nghèo, làm cong lẽ thẳng. Cho

nên lời kêu gọi người đến đời sống đạo đức chân thật, cảnh báo

người sửa soạn gặp Đấng công nghĩa cũng là sứ mạng của chúng ta

hôm nay.

3. Đời Sống Và Sứ Mạng.

Với sứ mạng Chúa gọi, A-mốt gặp nhiều thử thách, nhất là sự bắt

bớ từ nhà lãnh đạo đương thời, vì cớ A-mốt  rao sứ điệp của Chúa

nghịch cùng họ. Dầu vậy, A-mốt đã không bỏ  cuộc, vẫn giữ lòng

trung tín làm trọn trách nhiệm Chúa giao phó.Qua những lời đối đáp

của A-mốt với thầy tế lễ A-ma-xia, chúng ta  tìm thấy bốn đức tính

33

cao đẹp trong đời sống chức vụ của A-mốt nêu gương cho người hầu

việc Đức Chúa Trời:

a. Khiêm nhường: Mặc dầu là một tiên tri của Chúa, nhưng khi

đối chất với thầy tế lễ A-ma-xia, A-mốt nhận mình chỉ là kẻ chăn:

“Ta không phải là đấng tiên tri, cũng không  phải con đấng tiên tri,

nhưng ta là một kẻ chăn…”(7:14).

b. Vâng lời Chúa:

“Đức Giê-hô-va đã bắt lấy ta từ sau bầy…”(7:15), sự làm tiên tri

không phải là ý muốn của A-mốt, nhưng do sựkêu gọi của Chúa và

ông vâng lời.

c. Cương trực: A-mốt nhận lời Chúa thế nào thì rao lại thế ấy,

mặc dầu lời ấy chỉ tội các nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự.

d. Can đảm: A-mốt thẳng thắn quở trách kẻ đang nắm giữ quyền

hành, dầu ông bị vu oan, bị xua đuổi (7:10-11).Sự chịu khổ của A-mốt trong sứ mạng Chúa gọi không tránh khỏisự bắt bớ, nhưng

chắc chắn sẽ nhận được phần thưởng của Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc A-mốt 5:4-27 và ghi nhận những tộidân Y-sơ-ra-ên

đã phạm.

2. Xin đọc Phục Truyền 4:24; 8:1; Lê-vi Ký 19:35-36. So sánh

các tội phạm với điều luật pháp dạy, chúngta có nhận xét gì về đời

sống đạo đức của dân Y-sơ-ra-ên trong thời A-mốt?

3. Trong lời kêu gọi sửa soạn gặp Đức Chúa  Trời, A-mốt kêu gọi

dân sự đến đời sống trên tiêu chuẩn nào? (5:4,8,11,21-24). Và có lời

cảnh cáo gì? (5:16-20,25-27).

4. Sự kêu gọi của A-mốt thách thức Cơ Đốc nhân chúng ta trong

sứ mạng nào hôm nay? (Rô 3:23-25; Êph 4:20-32).

5. a. Trong khi rao truyền sứ điệp, A-mốt đã gặp sự bắt bớ nào?

Tại sao? (7:10-17).

34

b. Qua các lời đối đáp của A-mốt, chúng ta tìm thấy trong A-mốt có những đức tính nào cần thiết cho người hầu việc Chúa?

6. Xin ghi nhận những điểm quan trọng trong sứđiệp của A-mốt.

7. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

a. Nếp sống đạo của bạn hiện nay thế nào? Theo tiêu chuẩn

nào?

b. Bạn can đảm bày tỏ đời sống đạo đức chân thật của Chúa

và cảnh báo sự đoán xét của Ngài cho ngườithế gian như thế nào ?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tẩy Vết Ố Quần Áo.

Có thể tẩy vết ố vàng (do mồ hôi) hay mốc  đen trên quần áo,

khăn mặt bằng cách đem ngâm nước muối loãngtừ nửa tiếng đến

một tiếng đồng hồ. Sau đó đem xả sạch, dùngxà phòng giặt như

thường. Các vết ố sẽ biến mất.

Chú ý:Sau khi tẩy vết bẩn, vết ố trên quần áo, đôi khi xung

quanh chỗ tẩy còn thấy những vết mờ mờ hìnhtròn. Bạn đừng lo.

Hãy đun nước sôi và đem đặt chỗ ấy phía trên hơi nước đang bốc

lên. Vết mờ đó sẽ bay hết.

 

Post CommentLeave a reply