Chương trình thờ phượng Ban Nam Giới Chúa nhật 22.03.2015
By andynguyen in NAM GIỚI on 15 Tháng Tư, 2015
Chúa nhật 22.03.2015.
1. Đề tài: PHIÊN TÒA CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI.
2. Kinh Thánh:Khải Huyền 20:7-15.
3. Câu gốc: “Người nào không được biên vào sách sự sống đều bị
ném xuống hồ lửa”(Khải 20:15).
4. Đố Kinh Thánh: 2Sử Ký 13-16.
5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.
77
* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 11.01.2015.
Dựa vào Khải Huyền 20:7-15 soạn một số câu hỏi cho giờ học
Kinh Thánh.
(1.1) Xin cho biết biến cố gì xảy ra sau 1.000 năm bình an?
(1.2) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép biến cố nầy xảy ra?
(1.3) Qua biến cố nầy bạn học biết quyền tể trị của Đức Chúa
Trời như thế nào?
(2.1) Sự phán xét cuối cùng xảy ra như thế nào?
(2.2) Tại sao có sách sự sống và các loại sách khác? Kết cuộc
của người có tên trong hai loại sách đó như thế nào?
(2.3) Học biết phiên toà cuối cùng nầy, bạn thấymình phải
chuẩn bị điều gì trong hiện tại?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong nhân loại có rất nhiều phiên tòa lịch sử xét xử những
phạm nhân “nổi tiếng” như tòa án xử các tội phạm chiến tranh thời
đệ nhị thế chiến. Trong những phiên toà của trần gian, có những
bản án được tuyên bố khiến người ta vô cùng kinh khiếp. Nhưng
dầu kinh khiếp, công lý trên đời chỉ có giới hạn, và không làm gì
hơn nữa sau sự chết của phạm nhân. Tuy nhiêncó những bản án
khiến người ta vô cùng ngạc nhiên vì thấy người ác có thể lọt lưới
công lý một cách dễ dàng!
Nhưng đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cho biết
có một phiên tòa cuối cùng mà cả nhân loại không một ai thoát
khỏi, sẽ phải ứng hầu trước mặt Ngài. Phiên tòa nầy sẽ được xảy ra
khi nào? Như thế nào? Và kết quả rao sao?
I. DẪN GIẢI.
A. SỰ CUỐI CÙNG CỦA SA-TAN.
Theo Khải 20:7-10, chúng ta ghi nhận những diễn biến sau đây:
78
1. Thời đại Thiên hi niên được kết thúc vớibiến cố của sự phóng
thích sa-tan đã bị quản thúc ngàn năm trong vực sâu. Sự phóng
thích nầy có thể nhằm mục đích thử nghiệm loài người lần chót
xem có đủ điều kiện vào Nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời hay
không. Đồng thời để cho sa-tan làm trọn việcác của nó tới đúng
mức bị hủy diệt.
2. Sau khi được thả ra, hoạt động của sa-tan là tạo chiến tranh
để chống nghịch Đức Chúa Trời. Dấy nghịch Chúa và bách hại con
cái Ngài là việc sa-tan chẳng bao giờ dừng! Bằng cách khéo léo
quyến dụ, dỗ dành loài người trên đất, có thể Satan cổ võ một
“phong trào cách mạng dân chủ” chống lại chính thể thần quyền
của Đấng Christ. Nó qui tụ được một liên minh quân sự rất hùng
hậu từ các dân trên thế giới. Gót và Ma-gót, tên nầy được thấy
trong Sáng Thế Ký 10:2, là tên một người thuộc dòng dõi của Gia-phết. Vì trong Ê-xê-chi-ên 38:22 tên Gót và Ma-gót cũng có đề cập
đến trong lời tiên tri về biến cố nầy. Theo các nhà giải kinh, hai
tên nầy có thể tiêu biểu cho các dân từ bốn phương của thế giới.
Dưới quyền chỉ huy của sa-tan, chúng đổ quân bao vây thành
các thánh đồ và thành yêu dấu, tức Giê-ru-sa-lem, thủ đô của nước
Thiên hi niên. Sự vây thành nầy có nghĩa sa-tan muốn chiếm ngôi
nước của Đức Chúa Trời.
3. Quân lực của sa-tan bị thảm hại. Đức ChúaTrời giáng lửa từ
trời tiêu diệt chúng.
4. Sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời. Đó là số phận cuối cùng
của nó, chung với tiên tri giả, và con thú, tức là An-ti-christ, là
những người kết hợp với nó để chống nghịch Đức Chúa Trời.
Trong cuộc chiến cuối cùng của thế gian, câuhỏi có thể nêu lên
là: Trong thời đại Thiên hi niên, dân cư sống trong nước Chúa đều là
những người thuần phục Ngài. Nhưng tại sao sa-tan có thể lôi cuốn
được số đông “như cát bãi biển” theo nó vàocuối thời đại nầy?
79
Câu hỏi trên có thể được cắt nghĩa trong haiđiểm sau đây:
(1) Trong nước ngàn năm, dân cư là những người tin kính Chúa.
Nhưng những thế hệ sanh ra sau đó không phải hoàn toàn là
những người thực sự tin Chúa.
(2) Môi trường tốt bên ngoài không thể cải thiện tấm lòng bên
trong của con người. Dưới sự trị vì của Chúa,trong sự chánh trực
công bình, luân lý đạo đức toàn vẹn, hoà bình, hạnh phúc khắp nơi
nơi, là môi trường rất thuận lợi cho sự hướng thiện. Nhưng tâm tánh
con người vốn sa ngã không thể nhờ môi trường bên ngoài mà
được biến đổi nếu không nhờ quyền năng Thánh Linh đổi mới bên
trong. Cho nên trong lúc vắng mặt sa-tan, và với sự cai trị bằng
“cây gậy sắt”của Chúa, họ buộc phải thuần phục Ngài (Ê-sai
11:4). Vì vậy khi sa-tan được thả ra, thì rất dễ dàng mà theo sự dỗ
dành của nó.
Tóm lại, những sự kiện xảy ra dẫn đến sự cuối cùng của sa-tan,
chúng ta học biết những điều sau đây:
– Sự phóng thích của sa-tan vào cuối thời Thiên hi niên tỏ rằng
Đức Chúa Trời không ép buộc người ta thờ phượng nếu họ không
thật lòng.
– Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị: Với sự dấy nghịch của
sa-tan, Ngài trừ diệt nó theo đúng thời điểmcủa Ngài.
B. SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
Trong phiên tòa cuối cùng của nhân loại, chúng ta ghi nhận
những điểm quan trọng sau đây:
1. Thời gian.
Vào cuối thời Thiên hi niên, sau cuộc chiến của sa-tan, và sa-tan
bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:7-10).
2. Địa điểm.
80
Toà lớn và trắng. Toà án được diễn tả bằng hai hình dung từ
“lớn”và “trắng”. Theo các nhà giải kinh, hai chữ nầy phản chiếu
vẻ oai nghiêm công chính và thánh khiết của Đấng phán xét. Trước
toà án trắng tinh anh, tội nhân tự thấy rõ tội lỗi xấu xa của mình,
không cần phải ai nói cho biết.
3. Đấng phán xét.
“Đấng đương ngồi ở trên”chính là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã
được Cha ban quyền phán xét thế gian (Khải 20:11; Giăng 5:22).
Trên ngôi thẩm phán, Ngài oai nghiêm biết bao. “Trước mặt Ngài
trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa”.
4. Tiêu chuẩn đoán xét.
Trong Khải Huyền 20:12-13 nói đến Sách của sự sống và những
sách khác. Hai thứ sách nầy có nghĩa gì?
Sách của sự sống gọi là sách của Chiên Con, là sách của những
người thuộc con cái Đức Chúa Trời, được cứuchuộc bởi huyết Chiên
Con, được ghi tên từ trước buổi sáng thế do sự lựa chọn bởi tình
yêu thương của Ngài. Quyển sách sự sống được mở ra trong phiên
toà cuối cùng. Những người ác chịu xét đoánkhông ai có tên trong
sách nầy vì Chúa biết rõ người thuộc về Ngài (Giăng 10:14).
Sách sự sống chỉ có một mà thôi, còn nhữngsách là chỉ về sự
ghi chép các việc làm của người ác. Vì sự phán xét của Chúa sẽ
được căn cứ tùy theo công việc làm của mỗingười lúc còn trong
xác thịt.
Sự mở ra của sách sự sống và các sách ghi công việc làm của
mỗi người cho thấy tánh chất nghiêm trọng của phiên tòa cuối
cùng, một sự luyện lọc giữa người ác và người công bình. Có thể
người ta trốn thoát khỏi lưới công lý của trần gian. Nhưng trong
ngày phán xét chung kết nầy không một ai cóthể lọt khỏi mạng
lưới công lý của Đức Chúa Trời.
5. Người chịu xét xử.
81
Người chịu xét xử gồm tất cả loài người từthời A-đam, là người
không được cứu. Theo lịnh của Chúa, biển sẽ trả những người chết
mình chứa, âm phủ trả những người chết mình có và tất cả được
sống lại rồi ứng hầu trước mặt Chúa. “Cả lớn và nhỏ” chỉ về người
trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi, hoặc người sang trọng hay người nghèo
hèn, người tri thức hay người dốt nát đều được xét xử trên cùng
một tiêu chuẩn như nhau vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai (Rô 2:11).
6. Kết cuộc của sự phán xét.
Sự phán xét cuối cùng có tánh cách chung kết, nghĩa là không
có sự xét xử thứ hai và lời thẩm phán trong ngày ấy sẽ không bao
giờ thay đổi. Vì không có cơ hội thứ hai trong cõi đời đời, nên mục
đích của sự phán xét không phải để quyết định số phận của tội
nhân bởi số phận họ đã được định rồi khi qua khỏi đời nầy (Giăng
3:36). Đó là một sự chính thức công bố của Quan tòa công bình về
nơi ở vĩnh viễn của người ác là hồ lửa đờiđời, tức là sự chết thứ hai
(Khải 20:15).
C. SỰ CHUNG KẾT CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.
Ngày phán xét cuối cùng cũng là ngày đánh dấu chung kết của
nhân loại. Có sự chia cách vĩnh viễn giữa người công bình với người
ác. Họ vào hai nơi ở đời đời khác nhau. Trời mới đất mới, nơi vĩnh
sanh phước hạnh dành cho người công bình, cònhồ lửa, nơi vĩnh
hình dành cho người ác.
Trong ngày chung kết nầy, sự công nghĩa của Đức Chúa Trời
được chiếu rạng. Satan và kẻ ác phải đền trả cách xứng đáng về
việc ác của mình, còn người công bình sẽ được ban thưởng. Và
những thắc mắc của công bình trên cõi đời nầy: Tại sao người ác
hưng thạnh? Tại sao người nghĩa bị nạn, bị người ác gây họa, sẽ
được giải đáp cách thỏa mãn trong ngày chungkết ấy.
Tóm lược.
82
1. Ngày phán xét cuối cùng xảy ra sau thời đại Thiên hi niên, và
sau khi sa-tan bị bỏ vào hồ lửa.
2. Tòa lớn và trắng là nơi phán xét, và Đấng phán xét là Đức
Chúa Giê-xu.
3. Tiêu chuẩn của sự đoán xét căn cứ vào công việc của mỗi
người, tức phẩm hạnh của mỗi người, được ghi chép trong những
sách của Chúa.
4. Sự phán xét nầy dành cho người chẳng tin,gồm cả nhân loại
kể từ đời A-đam.
5. Kết cuộc của sự phán xét là tất cả người không có tên trong
sách sự sống đều đi vào hồ lửa đời đời.
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc Khải Huyền 20:7-10 ghi nhận những sự kiện sau đây:
a. Biến cố nào xảy ra trong 1.000 năm bình an và do ai chủ
động?
b. Biến cố nầy được chấm dứt như thế nào?
2. a. Tại sao Đức Chúa Trời phóng thích sa-tansau thời đại Thiên hi
niên?
b. Trong biến cố phản nghịch của sa-tan và các dân trên đất,
cho chúng ta học biết gì về quyền tể trị củaĐức Chúa Trời?
3. Xin đọc Khải Huyền 20:11-15 và tìm hiểu:
a. Thời điểm của sự phán xét (20:1-11).
b. Địa điểm của sự phán xét.
c. Đấng phán xét (Giăng 5:22).
d. Sách của sự sống và những sách có nghĩa gì? Tại sao sách
nầy được dùng trong sự phán xét?
e. Những người chịu phán xét là ai?
g. Mục đích của sự phán xét là gì và kết quả cuối cùng như thế nào?
83
4. Tại sao phiên tòa cuối cùng nầy rất là nghiêm trọng?
5. Khải 20:11,14-15; 21:1; 2Phi 3:13. Trong ngày phán xét cuối cùng
cho thấy điểm chung kết của thế giới loài người là gì? Có sự phân
chia thế nào giữa người ác và người công bình sau khi bức màn
lịch sử của thế giới loài người kết thúc? Điều ghi nhận trên cho
chúng ta học biết gì về sự công bình của Đức Chúa Trời.
6. Xin tóm lược những lẽ thật của Kinh Thánhvề sự cuối cùng của
sa-tan và ngày phán xét cuối cùng của thế giới?