BÀI 10. TIẾT ĐỘ
I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo 1 Cô-rinh-tô 9:24-27; Tít 1:7-8).
II. CÂU GỐC: “Thêm cho tri thức tính tiết chế, thêm cho tiết chế tính kiên nhẫn, thêm cho kiên nhẫn lòng tin kính” (2 Phi-e-rơ 1:6).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em
– Biết: Tiết độ là tự hạn chế bản thân, bao gồm những việc nên làm và không nên làm.
– Cảm nhận: Người không biết tiết độ sẽ dễ bị cám dỗ phạm tội.
– Hành động: Sẵn lòng rèn luyện sự tiết độ trong ba phương diện: Ăn uống, công việc và cảm xúc.
IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.
Tiết độ là đặc tính cuối cùng mà Phao-lô nêu ra trong trái Thánh Linh. Phẩm đức tốt đẹp nầy chỉ về cách đối xử với bản thân. Tiết độ có nghĩa là tự kiềm chế những ham muốn, và cảm xúc của mình.
Vận động viên là hình ảnh rõ ràng nhất để nói về sự tiết độ. Họ bắt buộc phải ở dưới kỷ luật. Vận động viên trước khi tham dự trận đấu phải nghiêm khắc tuân giữ mọi quy định về ăn uống, giờ giấc, tập luyện…để đạt kết quả cao nhất.
Tiết độ cũng là một trong những điều kiện mà các mục sư và các trưởng lão trong Hội Thánh phải có (Tít 1:7-8). Theo 1Cô rinh-tô 7:5-9, tiết độ nói đến việc kiềm chế tình dục, nhưng trong Ga-la-ti 5:21 thì từ tiết độ không chỉ về mặt đạo đức, mà còn bao gồm việc ăn uống, giải trí, và mọi hoạt động của đời sống. Trái ngược với tiết độ là buông thả, tức là không kiềm chế, không tự kỷ luật bản thân. Phán đoán sáng suốt và nhận biết bản thân có thể giúp rèn luyện sự tiết độ. Vì vậy, mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta phải phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tiết độ mà Phao-lô nói đến là vâng theoý muốn của Chúa, hạn chế ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, khi xác thịt làm chủ thì con người không cách nào tiết độ. “Vậy tôi nói, hãy bước đi theo Thánh Linh, đừng thỏa mãn những dục vọng xác thịt. Vì xác thịt có những dục vọng trái ngược với Thánh Linh, và Thánh Linh có những ước muốn trái ngược với xác thịt; hai bên đối nghịch nhau như vậy, nên anh em không làm được điều mình muốn” (Ga-la-ti 5:16-17).
Đối với các em thiếu nhi, nên cho các em học tiết độ trong ba phương diện: Ăn uống (tham ăn), công việc (lười biếng), và cảm xúc (nóng giận).
- Tham ăn.
a. Cách đối phó.
Giáo viên giúp các em nhận biết: Mọi sự đều có quy tắc của nó. Xã hội có luật pháp, trường học có nội quy, gia đình có gia quy. Những quy tắc nầy giúp con người sống tiết độ.
b. Hành động tích cực.
Giáo viên bảo các em ăn bất cứ vật gì phải được ba mẹ cho phép, và ăn vừa đủ. Khi ba mẹ không ở bên cạnh, cũng phải ghi nhớ và vâng giữ quy tắc mà ba mẹ đã đưa ra. Tiết độ là không ăn quá mức, không tùy tiện ăn bất cứ lúc nào. Ví dụ: Mẹ dặn là không nên ăn vặt trước khi ăn cơm, vì như thế sẽ bỏ bữa. Thói quen này sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Lười biếng.
a. Cách đối phó.
Tội lỗi xuất phát từ trong lòng, khiến con người sống theo ý mình, làm thỏa mãn mình. Điều đó dẫn đến phạm tội với Đức Chúa Trời. Vì vậy, các em phải có thói quen cầu nguyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày, xưng nhận tội lỗi, mời Đức Thánh Linh làm chủ đời sống để cai quản tâm tư ý tưởng, và giúp các em biết kỷ luật bản thân.
b. Hành động tích cực.
Mỗi ngày phải làm xong bài tập, việc nhà, rồi mới được đi chơi, xem ti-vi…Tham khảo ý kiến ba mẹ để lập thời khóa biểu, và thực hiện “giờ nào việc đó” (bao gồm cả việc đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày).
- Nóng giận.
a. Cách đối phó.
Giúp các em nhận biết: Hành vi và sự chọn lựa của chúng ta đều có một kết quả tương xứng. Không tiết độ trong hành vi và thái độ sẽ đem lại hậu quả đáng tiếc. Vậy nên, trong mọi việc phải bình tĩnh, suy nghĩ kỹ mới làm, mới nói.
b. Hành động tích cực.
Khi cảm thấy bực mình, thì nhắm mắt lại 1phút. Khi sắp nổi giận thì nhanh chóng thở sâu 3 lần. Khi có ai muốn chọc tứ choặc khiêu khích, thì lập tức rời khỏi đó, thở sâu, và cầu nguyện thầm trong lòng xin Đức Thánh Linh giúp đỡ.
V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.
A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.
*Trò chơi: AI TIẾT ĐỘ.
- Chuẩn bị: 6 cái bong bóng được thổi hơi, 6 cây bút chì, tư liệu (phía dưới).
- Thực hiện: Vẽ mặt lên 6 bong bóng. Mỗi quả bóng được cột vào một miếng giấy (ghi nội dung trong cột thứ hai). Dùng dây thun cột 6 miếng giấy trong cột thứ nhất vào 6 cây bút chì.
– Chia các em làm hai đội, mỗi đội cử hai em lên lấy bút chì và xem nội dung trên cây bút là gì. Sau đó, dựa vào nội dung tìm ra quả bóng có nội dung phù hợp. Sau khi tìm ra thì kết luận xem người đó có tiết độ không. Nếu khôngthì dùngbút chì đâm (hoặc ngồi lên) quả bóng để cho nổ, nếu có thì giữ nguyên. Đội nào thực hiện nhanh và có nhiều quả bóng không nổ hơn thì sẽ thắng.
CỘT SỐ 1 |
CỘT SỐ 2 |
Bạn của mẹ đến chơi và biểu một bịch trái vải lớn. Phong thích nhất là trái vải… |
Một mình Phong ăn hết nửa bịch. Hai ngày sau, Phong bị đau lưỡi, lỡ miệng và có nhiều mụn nổi lên trên mặt. |
Chí rất thích ăn khoai tây chiên… |
Bạn ấy ghi nhớ lời mẹ dặn, mỗi lần chỉ ăn nửa gói, vì ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì thế Chí luôn được thương thức món khoái khẩu nầy. |
Ngày mai thi kiểm tra nên Nhi phải ôn bài… |
Ba mẹ có việc phải ra ngoài. Nhi nhảy tót lên giường bật tivi lên xem. Khi Ba mẹ về thì đã gần đến giờ đi ngủ rồi. |
Nhà trường cho phép nghỉ 3 ngày, nên giáo viên cho bài tập về nhà làm, hết nghỉ phép sẽ thi kiểm tra. Lực… |
Về thăm bà ngoại. Lực quyết định sẽ làm xong bài tập trước khi đi, và đem vở theo để tiếp tục ôn trong thời gian rảnh. |
Hoa đem đồ chơi yêu thích nhất của mình đến trường. Các bạn trong lớp đến mượn chơi… |
Hoa không muốn, nhưng vì các bạn nói là “ đồ ích kỷ” nên phải cho mượn. Kết quả là đồ chơi bị hư. Hoa rất tức giận, chửi các bạn một trận khiến ai nấy đều buồn bã. |
Cuối tuần, Kiệt cùng ba mẹ và gian đình của dì đến nhà hàng để ăn tối. Con của dì nhìn thấy Kiệt có đồ chời điện tử nên đòi chơi… |
Kiệt nhường cho em chơi và dặt em chơi cẩn thận, nhưng em ấy không biết sử dụng nên đã vặn gãy. Kiệt rất bực mình. Em rời khỏi bàn thở sâu 3 lần để lấy bình tĩnh, và cầu xin Chúa cho mình đừng nổi nóng. Khi em trở về chỗ ngồi, thì dì bảo em họ xin lỗi và còn cho tiền để Kiệt mua cái mới. |
B. BÀI HỌC KINH THÁNH.
- Vào đề.
Các em thân mến! Trong những tuần qua, chúng ta đã học rất nhiều về những “hương vị” của trái Thánh Linh. Các em còn nhớ chúnglà gì không? (Cho các em theo thứ tự kể ra). Hôm nay, chúng ta sẽ biết một “hương vị” mới, cũng là hương vị cuối cùng. Đó là tiết độ.
- Bài học.
Chúng ta vừa chơi trò chơi “Ai tiết độ?” Qua đó, các em có thể định nghĩa tiết độ là gì không? Bài học nầy, các em sẽ được nhắc nhở để tiết độ trong 3 phương diện: Ăn uống, cảm xúc, hành động.
- Ăn uống.
(Giáo viên cho các em xem hình tiết độ trong trang tài liệu 13 sách giáo viên).
Các em ơi, các em quan sát kỹ hình nầy rồi mô tả nó được không? Các em xem “tiết độ” mặc quần áo như thế nào? Anh (chị) sẽ giải thích ý nghĩa tượng trưng của bộ trang phục nầy nhé! Tiết độ là một phẩm đức tốt. Nó có nghĩa là tự kiềm chế, tự kỷ luật bản thân mình. Chân nó mang giầy thể thao tượng trưng cho một vận động viên. Một cầu thủ bóng đá hay vận động viên của bất cứ môn thể thao nào cũng đều phải trải qua sự huấn luyện nghiêm khắc. Ngoài việc nỗ lực tập luyện ra, họ còn phải tuân thủ chặt chẽ một số quy tắc được đề ra trong vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ. Họ không được phép buông thả bản thân. Họ phải tiết độ trong ăn uống. Những vận động không thể muố ăn gì thì ăn, mà phải ăn theo chế độ dinh dưỡng mà huấn luyện viên đưa ra. Ví dụ: Họ không thể ăn tuỳ thích khoai tây chiên, thịt mỡ, bánh ngọt…, mà phải ăn có mức độ và không được bỏ bữa ăn chính. Các em tưởng tượng xem, nếu họ ăn uống tùy thích thì chuyện gì sẽ xảy ra? (Cho các em trả lời). Cùng với việc ăn uống, ngủ nghỉ tiết độ là sự rèn tập chăm chỉ, họ mới có thể đoạt chiếc huy chương vàng. Vì vậy, một vận động viên thành công phải là một người có tiết độ trong ăn uống. Nếu họ không tiết độ thì sẽ thế nào? (Bị đuổi ra khỏi đội).
b. Cảm xúc.
Bây giờ, các em cùng nhìn lại hình. Tiết độ mặc một bộ quần áo của người đánh võ. Các em đã biết những môn võ nào? (Cho các em kể ra). Ngoài thể thao, học võ là để rèn luyện sức khỏe và phòngvệ bảnthân. Điều đầu tiênngười học võ học không phải là những bí quyết đánh gục đối phương, mà là “đánh gục”chính bản thân mình, có nghĩa là biết kềm chế cảm xúc của mình. Mục đích của học võ không phải để có sức mạnh sát hại đối phương, mà để bảo vệ mình, và tránh cho đối phương bị tổn hại. Vì thế, khi đánh võ, người đó phải biết kềm chế cảm xúc của mình, tránh tức giận mà ra tay quá mạnh. Các em nghĩ xem nếu một người đánh võ không biết kềm chế cảm xúc sẽ như thế nào? Vì vậy, người đánh võ thành công nhất thiết phải tiết độ trong cảm xúc của mình.
c. Hành động.
Các em nhìn lại hình một lần nữa. Đầu đội mũ, tay cầm đồng hồ và sách. Các em đoán xem hình ảnh nầy chỉ về ai? (Học sinh). Các em thấy học sinh cần phải tiết độ trong học tập như thế nào? (Cho các em trả lời). Nếu học quá sức mà không chú ý đến sức khoẻ thì cũng không được, còn nếu chơi bời lêu lỏng, không chú tâm học hành thì càng không được. Vì vậy, các em học sinh cần phải tiết độ. Điều đó có nghĩa là phải tuân theo thời khoá biểu của thầy cô và ba mẹ đặt ra, và thực hiện “giờ nào việc nấy” như: Đến giờ học bài là phải học bài chứ không xem tivi, tới giờ ăn cơm thì ăn cơm chứ không ngủ… Cũng phải tập thói quen cầu nguyện, đọc Kinh Thánh mỗi ngày, không bê trễ. Một học sinh có kỷ luật, có tiết độ nhất định sẽ học tốt.
Tóm lại, một Cơ đốc nhân cần phải tiết độ trong mọi sự, nhất là trong: Ăn uống, cảm xúc và hành động. Nếu các em không rèn luyện sự tiết độ, mặc sức ăn ngốn ngấu mọi thứcăn mình thích, tức giận khóc lóc gào thét, và lười biếng thì rõ ràng không phải là một thiếu nhi ngoan, không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Vì vậy, những người theo Chúa Jêsus, yêu mến Ngài phải rèn luyện sự tiết độ, vì tiết độ là bông trái của Đức Thánh Linh.
3. Ứng dụng.
- Hướng dẫn các em làm bài tập “Tiết độ chính là…”, sau đó cho các em thảo luận đáp án.
- Cho các em làm bài tập “Có sự tiết độ”, bảo các em tìm câu Kinh Thánh điền vào chỗ trống, và cho các em chia sẻ vì sao chọn câu Kinh Thánh nầy?
- Giáo viên giải thích câu gốc: “Chế trị lòng mình” chính là tiết độ. Các em nên cầu xin Đức Thánh Linh chế ngự lòng các em, cai quản tâm tư ý tưởng, nhắc nhở, dạy dỗ để các em có đời sống tiết độ. Tiết độ giống như một bức tường vững chắc bảo vệ chúng ta khỏi cám dỗ phạm tội. Cho các em đọc câu gốc và kết thúc bằng lời cầu nguyện.
- Luyện tập khống chế cảm xúc: Khi các em cảm thấy bực mình, những cách sau đây giúp các em lấy lại bình tĩnh (có thể chọn lựa):
– Nhắm mắt lại 1 phút, thả lỏng cơ thể (Giáo viên hướng dẫn các em cùng làm).
– Hít thở sâu ba lần (Giáo viên cho các em đứng lên, nhắm mắt, hít thở sâu ba lần).