Thẻ: SỐNG THA THỨ

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. SỐNG THA THỨ

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 32:3-23, 33:1-16.

II. CÂU GỐC: “Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Cô-lô-se 3:13).

III. BÀI TẬP.

  1. Hành động hạ nhiệt.

Em đọc các tình huống sau đây và tô màu lên nhiệt kế bày tỏ cảm nhận của em. Màu đỏ: Rất tức giận. Màu vàng: Không vui. Màu xanh: Không có vấn đề gì. Sau đó viết ra lời cầu nguyện của em xin Chúa giúp em tha thứ.

  1. Trên đường về nhà.

Em theo số thứ tự xem câu đó đúng hay sai, rồi chọn hướng đi. Nếu câu đúng thì đi theo hướng phải, còn nếu câu sai thì đi theo hướng trái.

Khởi hành

 

  • Đúng Hoặc Sai.
  1. Gia-cốp rời khỏi nhà nên mãi mãi nghèo khổ.
  2. Gia-cốp lo sợ Ê-sau sẽ giết mình.
  3. Gia-cốp cầu xin Chúa giúp đỡ.
  4. Gi-cốp tặng lễ vật của Ê-sau.
  5. Cuối cùng, Ê-sau nhất định không nhận lễ vật.
  6. Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp.
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. SỐNG THA THỨ

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 32:3-23, 33:1-16.

II. CÂU GỐC: “Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Cô-lô-se 3:13).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ê-sau đã tha thứ cho Gia-cốp.

– Cảm nhận: Tha thứ cho người khác là bày tỏ tình yêu thương. 

– Hành động: Nhường nhịn và tha thứ cho anh chị em trong gia đình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuyện hai anh em.

  1. Mục đích: Khơi cho các em sự thích thú để học tập câu chuyện Kinh Thánh này.
  2. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu D.
  3. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay tiếp tục nói về hai anh em Ê-sau và Gia-cốp. Giáo viên cùng các em ôn lại trọng tâm câu chuyện Kinh Thánh bài trước. Sau đó, cho các em theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập trong trang tư liệu D.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có những lúc chúng ta làm một việc gì đó nhưng không nghĩ đến hậu quả, nên đôi lúc cảm thấy hối tiếc (Giáo viên chia sẻ kinh nghiệm của mình). Tình trạng của Gia-cốp bây giờ cũng như vậy. Có lẽ Gia-cốp rất nhớ nhà, nhất là mẹ, nhưng chàng không dám trở về. Hai mươi năm đã trôi qua. Gia-cốp đã có vợ và con cái.

Một ngày nọ, Đức Chúa Trời phán với Gia-cốp đã đến lúc trở về quê nhà. Các em đoán xem Gia-cốp suy nghĩ như thế nào? Nếu Ê-sau biết Gia-cốp trở về, thì anh ta cảm thấy thế nào? (Cho các em đã thực hiện xong phần sinh hoạt đầu giờ chia sẻ). Bây giờ, các em xem Kinh Thánh kể về câu chuyện này như thế nào nhé!

  1. Bài học.

Có một đoàn người đang đi trên đường, đàn súc vật đi theo sau. Đó là gia đình của Gia-cốp và những tôi tớ đang trên đường trở về nhà. Bây giờ, Gia-cốp đã trở nên giàu có. 20 năm qua, Gia-cốp sống trong gia đình của cậu mình, và ông vẫn luôn tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời, sẽ có một ngày ông được trở về quê hương. Bây giờ, lời hứa đó đã thành hiện thực. Dầu vậy, Gia-cốp vẫn cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

Gia-cốp cho một vài người đi trước gặp Ê-sau. Các em đọc Sáng thế ký 32:4-5 xem Gia-cốp dặn các đầy tớ mình nói gì?

Gia-cốp hy vọng những lời chào hỏi trước sẽ khiến anh trai mình nguôi giận và tha thứ cho. Nhưng khi các tôi tớ về thuật lại là Ê-sau sẽ đem 400 người đi đón, thì Gia-cốp rất sợ hãi. Các em thấy 400 người giống một đội quân không? Ê-sau có ý định gì đây? Gia-cốp rất lo lắng! Ông nghĩ cách làm thế nào để tránh bị thiệt hại nếu Ê-sau tấn công. Vì vậy, ông chia những người đi theo làm hai đội, súc vật cũng chia làm hai. Nếu Ê-sau tấn công 1 trong 2 đội thì đội còn lại có thể chạy thoát. Tiếp đến, Gia-cốp làm một việc khôn ngoan hơn, đó là cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ gia đình của mình.

Đến tối, Gia-cốp chọn những súc vật mập nhất và chia ra ba bầy để làm quà cho Ê-sau. Các em đọc Sáng 32:17,18 xem lần này Gia-cốp dặn các đầy tớ mình nói gì? Gia-cốp nghĩ rằng gởi quà đi trước sẽ khiến Ê-sau vui lòng, không tấn công mình nữa.

Sáng hôm sau, Gia-cốp nhìn thấy từ xa có rất nhiều người đi về phía mình. Đúng là đoàn người của Ê-sau rồi! Gia-cốp lập tức bảo phụ nữ và trẻ em đi ra phía sau, còn chính ông đi trước. Khi đến gần anh trai, Gia-cốp cúi mình xuống liên tiếp 7 lần, bày tỏ sự hạ mình. Các em nghĩ Ê-sau có thấy tấm lòng của Gia-cốp không?

Kinh Thánh cho chúng ta biết, Ê-sau chạy đến ôm choàng lấy em mà hôn. Một hình ảnh rất cảm động, phải không? Chắc nhiều người chứng kiến cảnh đó đã khóc, nhất là phụ nữ. Không những các bà thôi đâu, mà chính Ê-sau và Gia-cốp cũng khóc. Các em thấy hình ảnh hai anh em ôm nhau khóc nói lên điều gì? (Cho các em nói ra suy nghĩ của mình). Gia-cốp biết Ê-sau đã thực sự tha thứ cho mình.

Gia-cốp giới thiệu vợ con của mình cho Ê-sau biết, và nài xin Ê-sau vui lòng nhận lễ vật của mình. Vậy là sau 20 năm xa cách, tình yêu thương và sự tha thứ đã nối họ lại với nhau. Nếu không có sự tha thứ, chắc chắn sẽ không có cuộc gặp mặt cảm động ngày hôm nay, và mãi mãi họ sống trong hận thù.

  1. Ứng dụng.

      a. Ôn lại bài học.

Cho các em mở sách học viên bài số 6 và theo chỉ dẫn làm bài tập “Trên đường về nhà”. Sau đó cho các em thảo luận: “Gia-cốp đã có những hành động gì chứng tỏ ông rất muốn làm hòa với Ê-sau?” “Ê-sau đã bày tỏ tình yêu thương và sự tha thứ đối với Gia-cốp như thế nào?” “Nếu Ê-sau không chịu tha thứ thì sẽ ra sao?” (Cho các em trả lời).

      b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc rồi thảo luận: “Thế nào là phàn nàn?” “Có từ nào đồng nghĩa với nó không?”, “Thế nào là sự nhịn nhục?” (Chịu đựng sự quấy phá của người khác với tinh thần cảm thông, cho người đó có cơ hội sửa đổi). “Thế nào là tha thứ?” (Không nhớ đến lỗi lầm của người khác, trở lại mối quan hệ như trước). Vì sao chúng ta phải tha thứ cho người khác? (Vì Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta).

     c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên: “Có lúc người khác không cố ý làm những việc khiến cho các em buồn. Vì vậy, các em cần phải học tập tha thứ, cho dù người đó có cố ý làm cho các em buồn đi nữa, thì cũng phải tha thứ. Các em nên ghi nhớ: Chúa đã và luôn luôn tha thứ cho các em. Ngài muốn các em tha thứ cho người khác. Việc làm đó bày tỏ các em có tình yêu thương, và là con cái của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, tha thứ không phải là việc dễ làm, nhất là người khác làm cho em bị tổn thương quá nhiều. Phải mất 20 năm, Ê-sau mới có thể tha thứ cho Gia-cốp. Các em có thể tha thứ được không? Nếu các em thật lòng muốn tha thứ, Đức Chúa Trời sẽ giúp các em”.

Sau đó cho các em theo gợi ý làm bài tập: “Hành động hạ nhiệt” rồi thảo luận: “Trong tình huống nào, người thân của các em làm cho các em rất tức giận?” “Em đã làm gì?” (Cho các em chia sẻ những gì đã viết).