Thẻ: CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 1, 2:1-11,18-21.

II. CÂU GỐC: “Lạy Đức Chúa Trời, con kêu cầu với Ngài vì Ngài sẽ nhậm lời con. Xin Chúa nghiêng tai nghe lời cầu nguyện của con.” (Thi thiên 17:6).

III. BÀI TẬP.

     1. Nặng quá!

Viết ra hai nan đề gia đình của hai người bạn mà em biết, rồi viết ra nan đề mà gia đình em gặp phải gần đây nhất. Sau đó cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp đỡ.

  1. Trước và sau khi cầu nguyện.

Em tô màu đỏ lên những ô có hình         , rồi lấy các chữ trong ô đó điền vào chỗ trống trong phần “Trước khi cầu nguyện”. Tô màu xanh lên các ô có hình           , rồi lấy các chữ trong ô đó điền vào chỗ trống trong phần “Sau khi cầu nguyện”. Sau đó trả lời câu hỏi.   

Một cái. Gia đình. Con trai. Vào. Ban cho. Nói cho. Bình an. Lấy đi. Có được. Dịu dàng. Lên. Cầu nguyện. Vui mừng. Hoà bình. Hy vọng. Dài. Vuông. An uống. Sầu khổ. Tròn. Tin tưởng. Đừng quên. Trả lời. Yêu.

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 1, 2:1-11,18-21.

II. CÂU GỐC: “Lạy Đức Chúa Trời, con kêu cầu với Ngài vì Ngài sẽ nhậm lời con. Xin Chúa nghiêng tai nghe lời cầu nguyện của con.” (Thi thiên 17:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: An-ne có sự buồn khổ trong lòng, nên đến đền thờ cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện khi em hết lòng cầu nguyện với Ngài. 

– Hành động: Cầu nguyện cho những người thân trong gia đình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tìm ra đường đi.

  1. Mục đích: Cho các em tự tìm ra hành động quan trọng của nhân vật chính trong câu chuyện Kinh Thánh này.
  2. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu E.
  3. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay kể về người phụ nữ tên là An-ne. Bà gặp một khó khăn rất lớn, cần phải được giải quyết. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu E, và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Khi sống chung trong một mái nhà, chắc chắn gia đình nào cũng gặp rắc rối. Trong bài học tuần trước, các em còn nhớ gia đình của ai đã gặp rắc rối giữa con cái trong nhà không? (Cho các em nhắc lại bài cũ). Hôm nay, các em sẽ thấy một người vợ trong gia đình đang gặp nỗi buồn khổ rất lớn. Bà rất cần được giúp đỡ. Nỗi buồn khổ của bà có được giải quyết không? Các em cùng nghe câu chuyện này nhé!

  1. Bài học.

Bà An-ne là vợ của ông Ên-ca-na. Đáng lẽ bà An-ne sống rất hạnh phúc, nhưng vì bà không có con nên bà rất buồn. Vào thời đó, người phụ nữ có chồng mà không có con là một sự sỉ nhục. Vì vậy, An-ne rất đau khổ.  

Nỗi đau khổ của bà càng lớn hơn khi người vợ thứ hai của ông Ên-ca-na là Phê-ni-na thường hay châm chọc chuyện không có con của bà (vào thời đó, một người đàn ông có hai vợ là chuyện bình thường). Bà Phê-ni-na có nhiều con, nên mỗi dịp cả gia đình đi thờ phượng Đức Chúa Trời, bà Phê-ni-na đều châm chọc An-ne. Các em nghĩ xem An-ne cảm thấy thế nào trước lời châm chọc của Phê-ni-na?

An-ne đau khổ đến phát khóc. Dù ông Ên-ca-na rất yêu thương bà, nhưng tình yêu của ông cũng không thể nào bù đắp nỗi đau khổ của bà. Bà đau buồn đến nỗi không muốn ăn uống gì hết.

Sau khi mọi người ăn uống xong, An-ne lẳng lặng đi vào đền thờ. Bà đến đó làm gì? (Cho các em đã hoàn thành phần sinh hoạt đầu giờ chia sẻ).

An-ne vừa thì thầm cầu nguyện vừa khóc. “Đức Chúa Trời ôi! Xin Ngài đoái xem nỗi sầu khổ của con! Xin Ngài đừng quên con! Nếu Ngài ban cho con một đứa con trai, con sẽ dâng nó cho Ngài. Trọn đời nó sẽ hầu việc Ngài”.

Lúc ấy, thầy tế lễ Hê-li ngồi gần đó thấy dáng điệu của An-ne thì tưởng bà say rượu. Các em đọc 1Sa-mu-ên 1:14 xem Hê-li nói gì với An-ne?

Hê-li quở trách vì ông không biết An-ne đang cầu nguyện, bà chỉ nói thầm thì trong miệng thôi. Vì thế, khi Hê-li hiểu ra, ông đã chúc phước cho bà.

Sau khi cầu nguyện xong, An-ne cảm thấy lòng nhẹ nhàng. Các em đọc 1:18 xem tâm trạng của An-ne lúc này như thế nào? (Vui vẻ, bình an, và muốn ăn uống). Trong lòng bà tràn ngập hy vọng, vì bà tin Đức Chúa Trời nghe và nhậm lời cầu nguyện của bà.

Sáng hôm sau, cả gia đình trở về nhà. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời thực sự nghe lời cầu nguyện của An-ne. Không bao lâu sau đó, An-ne có thai và sanh một con trai. Bà đặt tên con là Sa-mu-ên, có nghĩa là “Đức Chúa Trời nhậm”.

Dĩ nhiên An-ne rất yêu thương Sa-mu-ên, không muốn rời xa con một giây phút nào. Nhưng các em còn nhớ bà đã hứa gì khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong đền thờ không? (Dâng con cho Đức Chúa Trời). An-ne nhất định thực hiện lời hứa của mình. Đợi khi Sa-mu-ên dứt sữa, bà đem con đến đền thờ và dâng cho Đức Chúa Trời. Bé Sa-mu-ên ở lại với thầy tế lễ Hê-li trong đền thờ. Kinh Thánh không cho chúng ta biết chính xác lúc đó Sa-mu-ên bao nhiêu tuổi, chỉ cho biết “đứa trẻ hãy còn nhỏ lắm” (1Sa-mu-ên 1:24b). Sau khi thờ phượng Đức Chúa Trời xong, An-ne và Ên-ca-na trở về nhà, với lòng tin Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc con mình.

Sa-mu-ên thơ ấu phục sự Đức Giê-hô-va. Đức Chúa Trời đã ban thưởng cho An-ne, bà có thêm 3 con trai và 2 con gái, còn Sa-mu-ên cứ phục sự Đức Giê-hô-va, trở thành quan xét của dân Y-sơ-ra-ên, và là tiên tri của Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

         a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 7 và theo gợi ý làm bài tập: “Trước và sau khi cầu nguyện”. Sau đó hỏi các em: “Nguyên nhân nào khiến bà An-ne trút đổ tâm sự của mình với Đức Chúa Trời?” “Bà An-ne bày tỏ sự yêu thương đối với Sa-mu-ên như thế nào?” (May áo cho con). Đối với những người thân sống xa nhà, em nên làm thế nào để bày tỏ tình yêu thương?  

         b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc bài này, rồi hỏi các em: “Vì sao các em bày tỏ nỗi lòng của mình với Đức Chúa Trời?” (Đức Chúa Trời sẽ nghe và giúp đỡ). “Các em nghĩ sau khi Đức Chúa Trời ban Sa-mu-ên cho An-ne, bà sẽ còn cầu nguyện với Đức Chúa Trời điều gì nữa?”

          c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên chia sẻ: “Mỗi gia đình đều có những khó khăn riêng. Người thân hoặc bản thân em gặp khó khăn gì trong gia đình? (Cho các em tự do chia sẻ, có thể có những vấn đề phức tạp như: Ba mẹ thường xuyên gây gỗ nhau, ba mẹ ly dị, không phải ba mẹ ruột…). Sau đó, cho các em theo gợi ý làm bài tập: “Nặng quá!” và khuyến khích các em đem tất cả mọi khó khăn, cùng niềm vui lẫn nỗi buồn kể cho Đức Chúa Trời nghe. Chắc chắn, Ngài sẽ an ủi và giúp đỡ các em.