Thẻ: BÀI ÔN

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

 

   Bạn thân mến!

   Trong suốt thời gian 3 tháng, bạn hướng dẫn các em học Kinh Thánh chủ đề TRÁI THÁNH LINH, bạn có cảm thấy đời sống mình thật sự có bông trái Thánh Linh chưa? Bạn được sự nhắc nhở nào? Bạn có sự cảm tạ nào? Ngay bây giờ, bạn gác lại mọi việc và để thời gian tĩnh lặng suy nghĩ và nói với Chúa tất cả cảm xúc hiện có trong lòng bạn.

   Riêng các em thiếu nhi, bạn thấy qua quý nầy, các em có tiến bộ được bao nhiêu? Có thực hành không? Nếu trong lớp có em nào đời sống được thay đổi, thì bạn mời em đó làm chứng để khích lệ những em khác.

   Ôn lại cho các em nhớ 9 đặc tính của trái Thánh Linh. Mục tiêu của Cơ đốc nhân là kết trái Thánh Linh. Khích lệ các em phải nỗ lực theo đuổi mục tiêu nầy suốt đời.

   Sau cùng, cho các em làm bài trắc nghiệm trong sách học viên.

TRANG TÀI LIỆU 1.

TRANG TÀI LIỆU 2.

TRANG TÀI LIỆU 3.

TRANG TÀI LIỆU 4.

TRANG TÀI LIỆU 5.

TRANG TÀI LIỆU 6.

TRANG TÀI LIỆU 7.

TRANG TÀI LIỆU 8.


TRANG TÀI LIỆU 9.

ĐIỂM TÂM ĐỒ VUI MỪNG

NGÀY THÁNG:

 +10

 

HỌ VÀ TÊN:

                                   
+8

 

                                 
                                   
+6

 

                                 
                                   
+4

 

                                 
  +2

 

                                 
                                   
0

 

                                 
                                   
-2

 

                                 
                                   
-4

 

                                 
                                   
-6

 

                                 
                                   
-8

 

                                 
                                   
-10

 

                                 
                                   
11:00

 

9:00

 

7:00

 

5:00

 

3:00

 

1:00

 

11:00

 

9:00

 

7:00

 

 

O: Bày tỏ tâm trạng ổn định.

+: Bày tỏ mức độ vui mừng.

-: Bày tỏ mức độ không vui mừng.

 

CHỈ SỐ TÂM TRẠNG

 

THỜI GIAN

 

SỰ VIỆC XẢY RA

 

Cao nhất. (…..)

 

Thấp nhất. (…..)

 

TRANH TÀI LIỆU 10

TRANH TÀI LIỆU 11

TRANH TÀI LIỆU 12

MỜI BẠN NHẬN XÉT TÔI

Tôi là:……………………….

Mời bạn:……………………….(họ tên người nhận xét)

Nhận xét biểu hiện của tôi trong 5 đức tính sau đây. 10 là điểm số cao nhất, 1 là điểm số thấp nhất. Mời bạn khoanh tròn số điểm bạn chọn. Cảm ơn!

 

THÀNH THẬT:                      1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

ĐÚNG GIỜ:                           1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

GIỮ LỜI HỨA:                      1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

CÓ TRÁCH NHIỆM:              1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

TRUNG THÀNH VỚI BẠN:   1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

TRANH TÀI LIỆU 13

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13.                             BÀI ÔN

 

I. KINH THÁNH: Tất cả các phần Kinh Thánh đã học.

II. CÂU GỐC: Chọn 3 câu gốc trong những câu gốc đã học cho các em thi.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em nhớ lại những gì mình đã học.

IV. BÀI ÔN: Bạn có thể chọn một trong những cách sau đây:

  1. Dùng hình vẽ (nếu có) để gợi ý cho các em nhớ lại một nhân vật hay một câu chuyện các em đã học. Yêu cầu các em nói về nhân vật hay thuật lại câu chuyện đó.
  2. Dùng câu hỏi: Lấy từ mỗi bài học một câu hỏi. Khích lệ các em trả lời bằng kẹo hay bánh.

V. SINH HOẠT.

            * Trò chơi: SÂU RÓM BÒ THI.

            Chia các em làm hai đội, đứng hàng dọc trước NHD. Điểm đích cách điểm xuất phát 4m (nếu sân hẹp thì có thể cho đi vòng tròn). Em đứng đầu của hai đội cúi mình xuống, hai tay nắm lấy hai đầu gối. Các em phía sau đưa hai tay ôm bụng người trước mặt cho thật chặt. Khi nghe hiệu lịnh, hai đội cứ thế mà đi đến đích. Đội nào đi đến đích trước mà không đứt khúc là đội thắng.

VI. THỦ CÔNG.

– Bài tập số 13 đã làm sẵn.

– Cắt sẵn hình búp bê và chiếc áo.

– Bút chì màu.

* Cách thực hiện: Giáo viên cho các em xem bài tập đã làm sẵn, rồi cho các em dán hình búp bê và chiếc áo vào đúng vị trí của bài tập số 13 của tập học viên. Cho các em tô màu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

 

Bạn thân mến!

Hãy cất tiếng ca ngợi Chúa và thưa với Ngài rằng: “Chúa ơi! Lòng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban ơn rất nhiều trên đời sống của con!” Hãy nói với Chúa mọi cảm xúc trong lòng bạn lúc này, và cảm tạ Ngài vì Ngài đã đồng hành cùng bạn trong suốt những ngày tháng qua. Sau đó, bạn để lòng yên tĩnh và suy nghĩ xem chính mình đã nhận được điều gì trong quý này. Lời Chúa có tác động như thế nào trên đời sống bạn? Sự dạy dỗ lớn nhất mà bạn nhận được là gì?…  

Tiếp đó, bạn hệ thống từ đầu đến cuối 12 bài học trong quý để chuẩn bị ôn tập cho các em. Trong giờ ôn tập, bạn giúp các em nhớ lại những nhân vật đã học, gương xấu để các em tránh và gương tốt để các em noi theo. Nhắc lại cho các em nhớ: Ý muốn của Đức Chúa Trời đối với em là vâng lời Ngài.        

Trong giờ tổng kết, bạn nên khích lệ tất cả học viên của bạn, khen thưởng những em trung tín, biểu dương những em có đời sống thay đổi, nâng đỡ những em cá biệt… để tất cả các em đều cảm thấy phấn khởi, bước tiếp với bạn trong quý sau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

I. KINH THÁNH: Tất cả những đoạn Kinh Thánh đã học.

II. CÂU GỐC: Ôn lại 12 câu gốc đã học, chọn ra 3 câu cho các em thi.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Nhớ lại những điều đã học trong quí.

– Biết Chúa Jêsus là người bạn tốt của em.

– Biết noi gương Chúa đối xử tốt với mọi người.

– Biết cảm tạ Chúa, cảm ơn khi người khác làm điều tốt cho mình.

IV. CÁCH ÔN.

  1. Dùng hình vẽ hoặc thị trợ: Dùng những hình hoặc thị trợ đã sử dụng khi dạy bài học để ôn lại bài thì có hiệu quả hơn. Trong một thời gian ngắn, phải ôn cả 12 bài học thì rất khó, trẻ em 4-5 tuổi sẽ thấy chán, giáo viên nên thay đổi cách ôn và xen lẫn ca hát vào lúc ôn để tạo sự thu hút các em.
  2. Dùng những câu gợi ý cách gián tiếp: Giúp các em đoán ra nhân vật.

Ví dụ:

  1. Tôi là người được Chúa giúp đỡ.

Tôi biết cảm tạ Chúa.

Vậy, “Tôi” là ai? (Người phung).

  1. Tôi là người cần được giúp đỡ.

    Tôi có 12 người bạn thường giúp tôi trong công việc.         

    “Tôi” là ai? (Chúa Jêsus).

V. SINH HOẠT.

* Trò chơi: THIẾU AI?

– Chuẩn bị: Mỗi em một cái khăn.

– Số lượng: Số học viên có trong lớp.

– Cách chơi: Các em đi theo vòng tròn. Khi nghe hiệu lịnh “Bịt mắt lại”, thì mỗi em vừa đi vừa phải lấy khăn che mắt lại. Giáo viên kéo một em ra khỏi vòng tròn và cho ra ngoài. Sau đó ra lịnh “Dừng lại, đổi chỗ cho nhau!” Các em vẫn bịt mắt, đổi chỗ cho nhau (hai em gần nhau đổi chỗ cho nhau). Khi nghe “Mở mắt ra!” Tất cả các em mở mắt ra và giáo viên yêu cầu bất kỳ một em nào đó cho biết thiếu bạn nào trong lớp, nếu đáp được, em đó sẽ được tiếp tục chơi, còn nếu không, thì bị đứng riêng ra, chờ phạt. Cho em ở bên ngoài trở vào vòng tròn, trò chơi lại tiếp tục.

TRANG TÀI LIỆU 1

TRANG TÀI LIỆU 2

Ho, Sổ mũi.

TRANG TÀI LIỆU 3

Sốt, Đau bụng.

TRANG TÀI LIỆU 4

TRANG TÀI LIỆU 5

Gặp cướp, Thầy tế lễ đi qua

TRANG TÀI LIỆU 6

Người Lê-vi, Thầy Sa-ma-ri đi qua.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

BÀI KHẢO SÁT.

(Khoanh tròn câu trả lời đúng).

  1. Trong ví dụ “Người gieo giống”, hạt giống rơi vào bụi gai tượng trưng cho:
  1. Người không hiểu Lời Chúa.
  2. Người tạm thời tin Chúa.
  3. Người có niềm tin bị lụi tàn bởi cuộc sống bận rộn.

    2. Loại đất tốt tượng trưng cho:

  1. Người nghe hiểu, tin, làm theo Lời Chúa.
  2. Người tin theo Lời Chúa.
  3. Cả hai đều đúng.

    3. Người Giu-đag hét người Sa-ma-ri vì họ:

  1. Nghèo.
  2. Dân lai.
  3. Tàn bạo.

    4. Theo em, bí quyết để trở thành người lân cận tốt là:

  1. Có lòng nhân ái.
  2. Sửa đổi tâm tính.
  3. Hết lòng yêu mến Chúa.

    5. Khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, người con trai hoang đàng đã:

  1. Mặc cảm xa lánh mọi người.
  2. Quyết định quay trở về nhà.
  3. Trộm cắp.

    6. Trong ví dụ “Tình cha con”, qua hình ảnh người cha, em thấy Đức Chúa Trời:

  1. Yêu thương, tha thứ.
  2. Sẵn sàng tiếp nhận người có tội ăn năn.
  3. Cả hai đều đúng.

    7. Chúa Jêsus kể ví dụ về “Người trồng nho độc ác”với mục đích cho dân chúng biết:

  1. Ngài chính là Con Đức Chúa Trời xuống thế gian chết thay tội lỗi cho nhân loại.
  2. Nhân loại không tiếp nhận Ngài.
  3. Cả hai đều đúng.

    8. Chúa Jêsus cưỡi lừa tiến vào thành phố Giê-ru-sa-lem như một:

  1. Vị anh hùng.
  2. Vị vua.
  3. Vị tướng.

    9. Dân chúng mong muốn Chúa Jêsus:

  1. Giải cứu họ ra khỏi tội lỗi.
  2. Giải phóng họ ra ách thống trị của người La-mã.
  3. Cho họ cuộc sống giàu sang.

    10. Quân lính La-mã dễ dàng bắt Chúa Jêsus vì:

  1. Chỉ có Ngài và 11 sứ đồ.
  2. Các sứ đồ sợ hãi không bảo vệ Chúa.
  3. Ngài tự nguyện nộp mình.

    11. Bảng định tội Chúa Jêsus được gắn phía trên đầu thập tự giá, ghi bằng các thứ tiếng:

  1. La-tinh, Gờ-réc, Hê-bơ-rơ.
  2. La-tinh, Hy-lạp, Hê-bơ-rơ.
  3. Gờ-réc, Hê-bơ-rơ, Hy-lạp.

    12. Trong giờ phút đau thương trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã tha thứ cho:

  1. Những người đóng đinh Ngài.
  2. Cho một tên cướp.
  3. Câu a đúng.
  4. Câu a và b đúng.

    13. Chúa Jêsus cùng đi với hai môn đồ về làng Em-ma-út, nhưng họ không nhận biết Ngài, vì:

  1. Họ bận cãi nhau.
  2. Lòng buồn rầu, thất vọng.
  3. Cả hai đều đúng.

    14. Chúa Jêsus phục sinh, chứng tỏ Ngài là:

  1. Con Đức Chúa Trời.
  2. Đấng sống đời đời.
  3. Cả hai đều đúng.

    15. Muốn trở thành người trong nhà Đức Chúa Trời, phải:

  1. Đi nhà thờ thường xuyên.
  2. Đời sống được đổi mới.
  3. Tham gia ban hát.

    16. Chúa Jêsus dạy khi cầu nguyện:

  1. Không lặp đi lặp lại.
  2. Không nói cố ý cho người khác nghe.
  3. Không nói nhỏ quá.
  4. Câu a, b đúng.

    17. Khi cầu nguyện, em nên:

  1. Thực lòng.
  2. Nhận biết sự yếu đuối của mình.
  3. Tin cậy Chúa.
  4. Cả ba đều đúng.

    18. Em làm chứng về Chúa bằng cách:

  1. Thuật lại ơn phước của Chúa cho người khác.
  2. Không phạm tội.
  3. Cầu nguyện giữa đám đông.

    19. Chúa Jêsus thẩm định giá trị của sự dâng hiến qua:

  1. Số tiền dâng nhiều hay ít.
  2. Tấm lòng yêu mến Chúa.
  3. Cả hai đều sai.

    20. Em có thể dâng hiến cho Chúa:

  1. Tiền bạc.       b. Thời gian.

    c. Khả năng.       d. Tấm lòng em.         

    e. Tất cả.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

   Bạn thân mến!

   Trước hết, bạn dâng lời cảm ơn Chúa vì ba tháng đã trôi qua nhanh chóng, bạn đã trực tiếp cho các em“ăn thức ăn thuộc linh”. Bây giờ là lúc bạn nhìn xem thành quả của mình như thế nào? Các em có nhớ những gì bạn đã dạy không? Và một việc quan trọng là các em có làm theo Lời Đức Chúa Trời không? Thiết nghĩ, các em làm theo Lời Chúa là phần thưởng vô giá dành cho bạn.

   Bạn sẽ tuần tự ôn lại mười hai bài học qua bằng những cách sau.

  1. Chia tổ cho các em bắt thăm đóng kịch.
  2. Kể chuyện tiếp sức.
  3. Đố Kinh Thánh bằng trí nhớ.

   Bằng cách nào cũng được, miễn sao trong giờ ôn tập, các em vừa được vui chơi, vừa nhớ lại những gì đã học, đừng để quá căng thẳng trong giờ nầy. Nên chia làm hai tổ để thi đua.

   Sau khi ôn xong, bạn cho các em làm BÀI KHẢO SÁT trong Tập Học Viên. Khi chấm bài của các em, bạn cần chú ý học lực và khả năng của từng em. Có em làm bài nhanh và đúng, cũng có em làm chậm và sai sót. Bạn cần giúp đỡ các em yếu kém, và khen ngợi tất cả các em đã cố gắng làm bài.

   Bạn chính là động lực, là tấm gương sáng cho các em noi theo. Sự giảng dạy nhiệt tình, sự giúp đỡ tận tình, khen thưởng thật lòng của bạn là nguồn động viên cho các em làm theo lời Chúa. Bạn nên làm một bản “Tìm hiểu học sinh của bạn”, tham khảo mẫu dưới đây.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 17 Tháng Tám, 2024

BÀI 13: BÀI ÔN

I. KINH THÁNH: Tất cả những đoạn Kinh Thánh đã học trong quý.

II. CÂU GỐC: Tất cả các câu gốc đã học trong quý.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

  1. Biết: Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đi trong đường lối của

Ngài.

  • Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn ở cùng, dẫn dắt các em sống xứng

Đáng là con cái của Ngài.

  • Hành động: Em luôn đi theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.

IV. ÔN CÂU GỐC: Chuẩn bị 12 tờ giấy nhỏ, ghi vào đó địa chỉ của các câu gốc đã học trong quý, cho các em lần lượt lên bốc thăm, các em sẽ đọc câu gốc có địa chỉ như đã ghi trong tờ giấy.

V. ÔN BÀI.

  1. Dùng hình vẽ hoặc thị trợ: Dùng những hình hoặc thị trợ đã sử

dụng khi dạy bài học để ôn lại bài thì có hiệu quả hơn. Nên xen lẫn

ca hát vào lúc ôn bài để tạo sự thu hút cho các em.

  1. Dùng những câu gợi ý cách gián tiếp: Giúp các em đoán ra

Nhân vật.

Ví dụ: Nhờ hết lòng tin cậy, trung tín theo Chúa, tôi đã nhận được

phần đất Chúa hứa ban cho. Vậy tôi là ai?

VI. SINH HOẠT.

*Vệ sinh lớp học.

  1. Mục đích: Giúp các em có tinh thần phục vụ người khác, qua việc

Tham gia vệ sinh lớp học.

  1. Chuẩn bị: Viết lên bảng một số công việc mà em có thể làm.

Ví dụ: Lau chùi bàn ghế, bảng, dọn dẹp đồ chơi, thu xếp đồ dùng.

  1. Vật liệu: Một số đồ dùng cần thiết cho việc vệ sinh lớp học.

Ví dụ: khăn lau, chổi, nước…

  1. Thực hiện: Nói với các em: “Theo gương Chúa Jêsus, chúng ta

học tập phục vụ người khác qua việc vệ sinh lớphọc”. Đem những công việc được ghi lên bảng, phân công cho các em làm, sao cho mỗi em đều có cơ hội tham gia vào công việc.