Thẻ: BA-NA-BA NGƯỜI AN ỦI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BA-NA-BA NGƯỜI AN ỦI

I. KINH THÁNH: Công vụ 4:36,37; 9:1-30, 11:19-26.

II. CÂU GỐC:Thưa anh em, xin anh em hãy khuyên nhủ kẻ lười biếng, khích lệ người ngã lòng, nâng đỡ kẻ yếu đuối, kiên nhẫn với mọi người ” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Ai đã làm việc đó?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BA-NA-BA NGƯỜI AN ỦI

I. KINH THÁNH: Công vụ 4:36,37; 9:1-30, 11:19-26.

II. CÂU GỐC:Thưa anh em, xin anh em hãy khuyên nhủ kẻ lười biếng, khích lệ người ngã lòng, nâng đỡ kẻ yếu đuối, kiên nhẫn với mọi người ” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ba-na-ba tiếp nhận và đối đãi tốt với Phao-lô, khiến Phao-lô rất được yên ủi.

– Cảm nhận: Người có tình yêu thương mới có thể an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

– Hành động: Nói ra cảm giác khi được người khác yên ủi. Em có thể yên ủi người khác trong hoàn cảnh nào?

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Sinh hoạt thứ nhất: Em sẽ làm thế nào?

     a. Mục đích: Để các em nhận biết bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh này.

     b. Tài liệu: Trang tư liệu K sách học viên.

     c. Thực hiện: Phao-lô bắt bớ những người tin Chúa Giê-xu. Sau đó, ông tin nhận Chúa và thay đổi. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu K, và theo gợi ý làm bài tập.

     2. Sinh hoạt thứ hai: Bạn tốt của em.

     a. Mục đích: Để các em biết, bạn bè phải yêu thương và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.

     b. Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút.

     c. Thực hiện: Cho các em thảo luận: “Theo em, thế nào là người bạn tốt? Khi em gặp khó khăn, bạn của em giúp đỡ em như thế nào?” (Cho các em giới thiệu về người bạn tốt của mình). Sau đó, phát cho mỗi em một tờ giấy vẽ, để các em vẽ khuôn mặt người bạn tốt của mình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Ngoài tên ở trường, các em còn có tên nào khác nữa không? Các em có thích tên mình không? Nếu như được quyền đổi tên, các em thích tên mình là gì? Tại sao các em thích tên đó? (Cho các em tự do phát biểu).

Ngoài ra, có một số người có biệt danh xuất phát từ hình dáng, hoặc thói quen, hoặc tính tình của họ. Ví dụ: Đào điệu, Thanh trắng, Dũng mập… Nhân vật chính trong câu truyện Kinh Thánh hôm nay có tên là Giô-sép, nhưng mọi người gọi ông là Ba-na-ba, có nghĩa là “con trai của sự an ủi” (người an ủi khích lệ người khác). Tên gọi đó bày tỏ ông là người có lòng yêu thương, làm cho người khác được khích lệ. Chúng ta cùng xem Ba-na-ba đã làm gì nhé!

  1. Bài học.

Ba-na-ba sinh ra và lớn lên tại đảo Chíp-rơ, một đảo nhỏ của Địa Trung Hải (chỉ trên bản đồ). Vì ông luôn nói lời khích lệ, an ủi người khác, nên các sứ đồ đặt tên cho ông là Ba-na-ba, có nghĩa là gì các em còn nhớ không?

Lúc bấy giờ, Hội Thánh đầu tiên rất yêu thương nhau. Họ chia sẻ của cải mình có với người khác. Vì vậy, trong Hội Thánh không có ai nghèo thiếu. Có nhiều người bán ruộng đất, nhà cửa của mình đem tiền giao cho các sứ đồ, để họ tùy theo sự cần dùng của mỗi gia đình mà phân phát. Ba-na-ba có 1 đám ruộng, ông bán và giao tiền cho các sứ đồ. Chúng ta không biết số tiền ông bán ruộng được nhiều hay ít, nhưng điều chúng ta biết chắc là Ba-na-ba rất yêu mến Chúa, và có tình yêu thương.

Trong lúc đó tại Giê-ru-sa-lem, khi nhắc đến một người tên là Sau-lơ, ai nấy đều rất hoảng sợ, vì ông xông vào từng nhà, bắt những người tin theo Chúa Jêsusđể bỏ tù, thậm chí giết chết. Sau-lơ là người thuộc phái Pha-ri-si (phái giữ luật pháp Môi-se và tập tục truyền miệng). Sau-lơ cho rằng phải trừ khử tất cả các tín đồ của Chúa Giê-xu, bởi vì Tin Lành của Chúa Jêsuschống lại tôn giáo Giu-đa. Nếu như các em là tín đồ của Hội Thánh Giê-ru-sa-lem lúc đó, các em sẽ cảm thấy như thế nào trước hành động của Sau-lơ? (Cho các em hoàn thành phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ tình huống 1 và 2).

Một ngày nọ, Sau-lơ đang trên đường đi đến thành Đa-mách để bắt bớ các tín đồ, thì thình lình có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống chung quanh khiến ông ngã xuống. Sau đó, có một tiếng phán cùng ông. Các em đọc Công vụ 9:4-5, xem đó là ai và phán điều gì? Ông đã gặp Chúa Giê-xu! Sau sự kiện này, đời sống của Sau-lơ thay đổi hoàn toàn. Ông tin nhận Chúa Jêsuslà Con Đức Chúa Trời, và rao giảng cho mọi người biết về Ngài.

Việc Sau-lơ trở thành tín đồ của Chúa Jêsuskhiến Hội Thánh tại Đa-mách sửng sốt, còn các lãnh đạo tôn giáo Giu-đa thì rất tức giận. Họ tìm cách trừ khử Sau-lơ để ông không rao truyền Tin Lành nữa. Sau-lơ biết được ý xấu của họ nên trở về Giê-ru-sa-lem.

Các em có thể tưởng tượng cảm giác của người bị chối bỏ như thế nào không? (Cô đơn, mặc cảm, buồn…). Sau-lơ đang trải qua cảm giác này! Khi ông đến Giê-ru-sa-lem, thì không một tín hữu nào tiếp nhận ông. Họ nghi ngờ, sợ hãi và xa lánh ông. Các em có biết tại sao không? Các tín đồ vẫn còn kinh hãi khi nhớ lại việc bắt bớ của Sau-lơ. Người thân và bạn bè của họ đã bị bắt bỏ tù, thậm chí bị giết chết, nên họ nghĩ việc ông tin Chúa là một mưu kế. Nếu em là tín đồ tại Giê-ru-sa-lem thời bấy giờ, khi biết Phao-lô muốn tìm thăm em, em sẽ làm thế nào? (Cho các em chia sẻ tình huống thứ 3). Đọc Công vụ 9:26, xem các tín đồ lúc đó đối xử với Phao-lô như thế nào?

(Sau đó, Kinh Thánh dùng tên trong tiếng Gờ-réc của Sau-lơ là Phao-lô, nên từ bây giờ, chúng ta gọi ông là Phao-lô).

Trong hoàn cảnh đó, Ba-na-ba đứng ra tiếp nhận Phao-lô. Ông tin tưởng Phao-lô trong khi mọi người nghi ngờ, ông tiếp nhận Phao-lô trong khi mọi người từ chối, ông tiếp xúc với Phao-lô trong khi mọi người xa lánh. Các em nghĩ xem điều gì thúc đẩy Ba-na-ba làm như vậy? (Tình yêu thương). Ba-na-ba tin rằng Đức Chúa Trời đã thực sự thay đổi Phao-lô. Chắc Phao-lô đã rất sung sướng khi được Ba-na-ba tiếp nhận như thế.

Thế là Ba-na-ba dẫn Phao-lô đi gặp các sứ đồ, và giải thích với họ mọi việc xảy ra cho Phao-lô trên đường đến Đa-mách. Khi hiểu ra, các tín đồ không còn nghi ngờ Phao-lô nữa, mà vui mừng tiếp đón ông. Khi các lãnh đạo tôn giáo Giu-đa đến bắt Phao-lô, thì các tín đồ giúp Phao-lô chạy trốn. Phao-lô trở về Tạt-sơ, quê hương của ông.

Một thời gian sau, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem nhận được tin có một Hội Thánh mới thành lập tại thành An-ti-ốt (chỉ trên bản đồ). Các sứ đồ muốn cử một người đi đến thành An-ti-ốt để giúp đỡ những người mới tin Chúa tại đó. Các em đoán xem người được phái đi là ai? Đúng rồi, người đó là Ba-na-ba.

Ba-na-ba rất vui mừng khi thấy các tín hữu tại thành An-ti-ốt yêu mến Chúa Giê-xu. Ông khuyên bảo, khích lệ họ giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời. Vì nhu cầu phát triển của Hội Thánh, Ba-na-ba cần có một người phụ giúp ông. Các em đoán xem ông sẽ chọn ai?  Đọc Công vụ 11:25 xem Ba-na-ba chọn ai? (Phao-lô). Ba-na-ba đi đến Tạt-sơ tìm Phao-lô. Phao-lô rất sẵn lòng hầu việc Chúa với Ba-na-ba, vì Ba-na-ba là người bạn tốt của ông.

Phao-lô và Ba-na-ba đi đến An-ti-ốt và cùng làm việc chung với nhau khoảng 1 năm. Tại đó, hai người dạy bảo các tín đồ và rao giảng về Chúa Giê-xu. Hội Thánh tại An-ti-ốt rất phát triển. Ba-na-ba và Phao-lô cùng nhau đi nhiều nơi, rao truyền Tin Lành cho những ai chưa từng nghe về Chúa Giê-xu.

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài 12, và theo gợi ý làm bài tập “Ai đã làm việc đó?” Sau đó hỏi các em: “Tên Ba-na-ba có nghĩa là gì?” (người an ủi). “Ba-na-ba đã thể hiện ý nghĩa tên mình như thế nào qua hành động của ông?” (Đón tiếp Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem, tin lời Phao-lô nói, giúp giải tỏa nghi ngờ, xóa bỏ khoảng cách giữa Phao-lô với những người khác, cộng tác với nhau hầu việc Chúa). “Các em suy nghĩ xem, vì sao đời sống của Ba-na-ba có thể ảnh hưởng tốt đến những người khác?” (Cho các em trả lời).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc rồi thảo luận: “Trong trường hợp nào các em cần người khác an ủi?”, “Vì sao Phao-lô cần được an ủi?” “Vì sao Ba-na-ba có thể đối xử với Phao-lô như vậy?”, “Theo em, sự an ủi có tác dụng như thế nào đối với một người đang gặp khó khăn?”

     c. Áp dụng vào đời sống.

Cho các em theo gợi ý làm bài tập “Hãy là Ba-na-ba!”. Sau đó chia sẻ những gì đã viết. Giáo viên khích lệ các em trong tuần này, an ủi hoặc đối xử tốt với người khác.