Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CHỨNG NHÂN NHỎ CỦA CHÚA

 

I. KINH THÁNH: Mat 28:16-20; Công1:8; 4:13-22; 11:19-26.

II. CÂU GỐC: “Tôi xin nhắc lại sự nhân từ của Đức Giê-hô-va, và sự ca ngợi Đức Giê-hô-va, Vì mọi điều Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng ta” (Ê-sai 63:7a).

III. BÀI TẬP.

  1. Làm chứng là gì?

   Khi em chứng kiến một việc xảy ra, em có thể kể lại việc đó một cách trung thực không? Khi xem một trận bóng đá hay, em có bàn luận và khen các cầu thủ giỏi không?

Vậy làm chứng là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Chứng nhân nhỏ của Chúa.

   Em có biết Cơ Đốc Nhân có nghĩa là “Người làm chứng cho Đấng Christ” không? Em chính là chứng nhân nhỏ của Chúa. Vậy em làm chứng điều gì về Chúa?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Kể với mọi người những việc Chúa đã làm.

   Em sẽ kể với ai những việc kỳ diệu mà Chúa Jêsus đã làm cho em? Bạn bè? Anh chị em? Cha mẹ? Cô chú?

Hãy viết tên họ dưới đây.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Em sẽ làm gì?

Ví dụ gặp tình huống dưới đây, em sẽ làm chứng cho Chúa bằng cách nào?

   Em và một người bạn đi tắm sông, bỗng bạn em bị chuột rút, chới với kêu cứu. Không có ai ở đó để giúp đỡ, em rất sợ nhưng vẫn cố bơi đến bên bạn và dìu bạn vào bờ, trong lòng thầm cầu nguyện xin Chúa cứu giúp. Bạn em được cứu sống, mọi người đều khen ngợi em dũng cảm và nhanh nhẹn. Lúc đó, em sẽ nói gì với mọi người?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CHỨNG NHÂN NHỎ CỦA CHÚA

 

I. KINH THÁNH: Mat 28:16-20; Công1:8; 4:13-22; 11:19-26.

II. CÂU GỐC: “Tôi xin nhắc lại sự nhân từ của Đức Giê-hô-va, và sự ca ngợi Đức Giê-hô-va, Vì mọi điều Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng ta” (Ê-sai 63:7a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Làm chứng về Chúa Jêsus là mệnh lệnh của Ngài. Các môn đồ đã vâng lệnh Chúa làm chứng về Ngài từ Giê-ru-sa-lem đến khắp thế giới.

– Cảm nhận: Nếu ai đã nhận được ơn thương xót của Chúa, thì sẽ thuật lại sự nhân từ của Ngài cho người khác.

– Hành động: Làm chứng cho Chúa Jêsus cho gia đình và bạn bè.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Hướng dẫn các em tự làm một tấm thiệp, mặt sau viết kinh nghiệm được cứu của mình và gởi đến một người bạn chưa biết Chúa, mời bạn ấy đến lớp Trường Chúa nhật.
  2. Mời một vài em chuẩn bị bài làm chứng ngắn về tình yêu thương của Chúa Jêsus dành cho mình, để tuần sau chia sẻ với các bạn trong lớp.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   (Ôn lại lời giải đáp cho câu hỏi Đức Chúa Trời muốn các em làm gì? Đức Chúa Trời muốn các em trở thành con cái Ngài, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày). Bài học hôm nay sẽ cho các em biết Đức Chúa Trời còn muốn các em làm gì nữa?

   Ví dụ như các em là một trong mười hai sứ đồ của Chúa Jêsus, các em đã ở cùng Chúa ba năm. Bây giờ các em có muốn làm chứng về sự dạydỗ và quyền phép của Ngài không? Các em sẽ kể về việc gì? (Giúp các em ôn lại các phép lạ Chúa Jêsus đã làm như: Khiến sóng gió yên lặng, chữa lành người bệnh, đuổi qủi, gọi La-xa-rơ sống lại, Chúa phục sinh…).

   Sau khi sống lại, Chúa Jêsus ở thế gian thêm 40 ngày nữa, rồi Ngài lên núi Ô-li-ve ở bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Tại đó Chúa Jêsus rời các môn đồ mà về trời. Trước khi về trời, Ngài để lại cho các môn đồ và cho cả các em nữa một mệnh lệnh! Đó là gì? (“Làm chứng về Ta”- CôngVụ 1:8).

   Làm chứng là gì? (Hướng dẫn các em viết câu trả lời vào sách Học Viên). Làm chứng là thấy rõ hoặc biết rõ các việc xảy ra, và nói lại cho người khác nghe).

   Chúa Jêsus dặn các môn đồ đi khắp các nơi làm chứng về Ngài. Chúng ta xem các môn đồ đã thực hiện mệnh lệnh của Chúa như thế nào nhé!

  1. Bài học.

(1) Đức Thánh Linh giúp đỡ cho sự làm chứng.

   Sau khi Chúa Jêsus về trời, các môn đồ trở về thành Giê-ru-sa-lem. Lúc đó, có một phép lạ xảy ra. Đức Thánh Linh giáng lâm, ngự vào lòng các môn đồ, làm thay đổi đời sống  của họ, làm họ can đảm, dũng cảm hơn. Các em còn nhớ khi Chúa Jêsus bị bắt, các môn đồ đã chạy trốn khắp nơi, thậm chí Phi-e-rơ còn chối Chúa nữa. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng lâm, đã ban cho họ sức mạnh, sự can đảm, và quyền năng để đi ra làm chứng về Chúa Jêsus. Phi-e-rơ lúc trước sợ hãi, không dám nhận mình là môn đồ của Chúa Jêsus, nhưng nay thì công khai làm chứng về Chúa Jêsus giữa đám đông. Các môn đồ đi đến đâu, giảng đến đó rằng: “Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, tin Ngài sẽ được cứu rỗi”.

   Không phải ai cũng tin, vì thế, các môn đồ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng họ đã nhờ cậy Đức Thánh Linh dẫn dắt họ hoàn thành sứ mệnh được giao, đến nỗi lời làm chứng của Phi-e-rơ đã đưa ba ngàn người tin nhận Chúa Jêsus.

(2) Làm chứng tại Giê-ru-sa-lem.

“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các con sẽ nhận lấy quyền năng và làm chứng nhân cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.” (Công Vụ 1:8). Đó là lời Chúa Jêsus dặn các môn đồ. Trước khi làm chứng khắp mọi nơi, họ phải làm chứng ngay tại nơi họ ở, là Giê-ru-sa-lem. Các môn đồ làm theo lời Chúa dạy, và Tin Lành được truyền giảng khắp thành phố Giê-ru-sa-lem (Giáo viên vừa nói vừa chỉ thành Giê-ru-sa-lem trên bản đồ).

   Phi-e-rơ cùng các môn đồ thường hay giảng đạo ở đền thờ. Một hôm, Phi-e-rơ và Giăng đến đền thờ cầu nguyện. Họ thấy một người què ngồi ăn xin nơi cửa đền thờ. Phi-e-rơ và Giăng thấy thương người què quá, hai ông tin chắc Chúa Jêsus có quyền năng chữa lành cho người què nầy. Đức Thánh Linh cảm động lòng Phi-e-rơ, ông cầu nguyện: “Nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, hãy bước đi!” Vừa cầu nguyện, ông vừa nắm tay người què kéo đứng lên. Bỗng nhiên, bàn chân và mắt cá chân của người què trở nên cứng cáp. Người què vùng đứng dậy, bước đi theo Phi-e-rơ và Giăng vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy, vừa ca ngợi Đức Chúa Trời. Mọi người chứng kiến đều kinh ngạc chạy theo xem. Nhân cơ hội đó, Phi-e-rơ làm chứng về Chúa Jêsus, số người tin Chúa tăng lên được năm ngàn người. Nhưng khi các thầy tế lễ, các thầy thông giáo biết được thì nổi giận, sai bắt giam Phi-e-rơ và Giăng vào ngục để hôm sau đem ra xét xử.

   Cuối cùng, Phi-e-rơ và Giăng được thả ra với lời cảnh cáo không được nhân danh Chúa Jêsus giảng đạo nữa, nếu không họ sẽ trừng phạt. Theo các em, hai sứ đồ nầy có thái độ thế nào trước lời đe dọa nầy? Sợ hãi chăng? Những Phi-e-rơ và Giăng trả lời: “Xin các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì chúng tôi không thể không nói về những điều mình đã thấy và nghe.” (CôngVụ 4:19-20). Họ thẳng thắn trả lời, vì Đức Thánh Linh cho họ sự can đảm.

   Thế là, dù bắt bớ, khó khăn nhưng các sứ đồ tiếp tục trung thành làm chứng về Chúa Jêsus. Ê-tiên vì rao giảng về Chúa Jêsus nên bị bắt giam, rồi sau đó bị đem ra ngoài thành ném đá chết. Kinh Thánh nói, trước khi chết, Ê-tiên cầu nguyện:  “Lạy Chúa là Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn con.” (Công Vụ 7:59). Chỉ có những người nhận biết và yêu Chúa Jêsus mới cầu nguyện cho kẻ giết hại mình (Giáo viên nhấn mạnh: Lời nói, hành động, việc làm của Ê-tiên đều làm chứng về Chúa Jêsus).

(3) Làm chứng khắp thế giới.

   Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các con sẽ nhận lấy quyền năng và làm chứng nhân cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.”  (CôngVụ 1:8).

   Nếu những người giết chết Ê-tiên tưởng rằng sẽ dập tắt Tin lành, thì họ đã sai lầm, vì nhiều sứ đồ vẫn tiếp tục truyền giảng Tin Lành ở thành Giê-ru-sa-lem. Càng bị bắt bớ, thì Tin Lành càng được truyền đi nhanh chóng. Một số người vì giảng đạo mà bị đuổi ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng Kinh Thánh nói: “Vậy, những người bị tan lạc đi từ nơi nầy đến nơi khác truyền giảng Tin Lành” (Công Vụ 8:4). Đúng như lời Chúa Jêsus đã dặn, Tin Lành được truyền đi từ Giê-ru-sa-lem. Các sứ đồ phái Phi-líp đến Sa-ma-ri truyền đạo, sau nầy Chúa sai ông đi đến thành Ga-xa (Giúp các em tìm xứ Sa-ma-ri và thành Ga-xa trên bản đồ).

   Trên đường đến thành Ga-xa, Phi-líp gặp quan thái giám nước Ê-thi-ô-bi đang ngồi trên xe đọc Kinh Thánh. Trước đây, vị thái giám nầy đã tin Đức Chúa Trời, nhưng chưa hiểu Kinh Thánh. Phi-líp liền giảng giải về Chúa Jêsus đã được chép trong Kinh Thánh Cựu ước. Quan thái giám Ê-thi-ô-bi cảm động và muốn làm phép báp-tem, nên khi gặp chỗ có nước, Phi-líp đã làm phép báp-tem cho ông, để ông mang Tin Lành về rao giảng ở quê hương của ông.

   Còn Phi-líp tiếp tục lên đường đến thành A-xốt, Giốp-bê, và Ly-đa. (Ghi những địa điểm nầy lên bảng). Ông giảng Tin Lành khắp các thành nào mình ghé qua.

   Trong lúc đó, Chúa sai Phi-e-rơ lên phía Bắc thành Sê-sa-rê. Trong thành Sê-sa-rê có một người tên là Cọt-nây, làm đội trưởng của một đội binh. Ông là người đạo đức, kính sợ Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ vâng lệnh Chúa đến truyền đạo cho ông, ông và nhiều người đã tin Chúa Jêsus.

   Tin Lành về Chúa Jêsus giống như hạt giống tốt được gió mang đi khắp nơi. Các sứ đồ đi đến đâu cũng truyền giảng Tin Lành đến đó. Kinh Thánh nói: “Số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều” (Công Vụ 11:21). Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem hay tin tại An-ti-ốt có nhiều người tin Chúa, nên phái Ba-na-ba đi đến đó. Sau-lơ (người lúc trước sốt sắng trong việc bắt bớ các tín đồ, sau nầy tin theo Chúa) cùng đi với Ba-na-ba. Hai người đã hầu việc Chúa tại An-ti-ốt được một năm.

   Trong lúc Ba-na-ba và Sau-lơ ở thành An-ti-ốt, một tiên tri tên là A-ga-bút  được Đức Thánh Linh hướng dẫn nói tiên tri rằng, sẽ có sự đói kém xảy ra trên khắp thế giới. Đúng như lời tiên tri, nạn đói kém xảy ra, các tín đồ liền quyên góp tiền bạc nhờ Ba-na-ba và Sau-lơ mang về giúp đỡ các tín hữu tại Giê-ru-sa-lem. Đây cũng là một cách làm chứng cho Chúa, thể hiện tình yêu thương và quan tâm lẫn nhau.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Nếu các em là con cái Đức Chúa Trời, thì hôm nay Chúa muốn nói với các em rằng: “Hãy theo Ta, làm chứng cho Ta, Ta sẽ ban sức mạnh cho con”.

   (Hướng dẫn các em làm bài tập trong Tập Học Viên. “Làm chứng là gì?”  “Làm chứng điều gì?”). Làm chứng là nói lên những điều mình thấy, mình cảm nhận, những điều mình biết rõ cho mọi người cùng biết. Con cái Chúa phải làm chứng về Chúa Jêsus cho mọi người. Như vậy, lời giải đáp của câu hỏi: “Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì?” được bổ sung thêm: Làm chứng cho Chúa Jêsus.

   Các em có ý nghĩ mình còn nhỏ, làm sao có thể làm chứng cho Chúa không? (Cho các em trả lời). Đức Chúa Trời không đòi hỏi các em phải đi khắp nơi như các sứ đồ. Chúng ta cùng xem câu gốc nói gì? (Mời một em đọc Ê-sai 63:7a, một em khác đọc Mác 5:19). Câu gốc dạy các em làm chứng bằng cách nào? (Nói ra và ca ngợi những việc Chúa đã làm cho các em).

   Nếu các em đã là con cái Đức Chúa Trời, thì việc làm, thái độ, lời nói của các em ảnh hưởng đến danh Chúa, cũng như con cái ảnh hưởng đến danh dự của gia đình vậy. Ví dụ: Khi các em làm điều sai trái, mọi người sẽ nói rằng: “Đó là con ông A, thật là xấu!”, ba mẹ em sẽ bị mọi người chê cười. Tương tự như vậy, khi một tín đồ làm chuyện sai trái, người khác cũng nói: “Nhìn kìa, tín đồ mà vậy đó hả?!” Điều nầy khiến người ta chê cười danh Chúa.

   Tóm lại, Lời Chúa dạy các em làm chứng bằng cách nào? (Cho các em trả lời). Các em có thể nói những gì? (Chúa đáp lại lời cầu nguyện của em, Chúa tha tội cho em, Chúa giúp em vượt qua mọi khó khăn…). Các em bày tỏ lòng yêu thương và quan tâm mọi người cũng là cách làm chứng về Chúa.

   Hướng dẫn các em làm bài tập “Em sẽ làm gì?” để các em hiểu rõ cách làm chứng cho Chúa Jêsus trong cuộc sống hằng ngày.

*Câu hỏi thảo luận.

Câu chuyện “Em sẽ làm gì?” Trong Tập Học Viên.

   Trong tình huống đó, em có thể làm chứng cho Chúa được không? Em sẽ làm gì? Nói gì? (Em cầu nguyện xin Chúa cho em sự can đảm và sức mạnh). Khi em cầu nguyện, mọi người có cười trêu chọc em không?

   Làm chứng cho Chúa Jêsus là nhiệm vụ của các sứ đồ ngày xưa, cũng là nhiệm vụ của các em ngày hôm nay. Khi Chúa Jêsus giao nhiệm vụ nầy, Ngài hứa ban cho các em sức mạnh (Công Vụ 1:8). Tuần nầy, các em nên làm chứng về Chúa Jêsus cho bạn! Mong các em sẽ là những chứng nhân nhỏ cho Chúa Jêsus trong thế gian nầy.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. HỌC TẬP CẦU NGUYỆN

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-15.

II. CÂU GỐC: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”(Phi-líp 4:6).

III. BÀI TẬP.

  1. Cầu nguyện là gì?

   Có lẽ em có nhiều suy nghĩ về sự cầu nguyện. Có cần dùng những câu, chữ đặc biệt để cầu nguyện với Chúa không? Có nhiều việc khó nói nên lời, làm sao cầu nguyện được? Cầu nguyện có thực sự là cách tốt nhất để giải quyết mọi khó khăn không?…

   Thật ra, cầu nguyện là thưa chuyện cùng Chúa, nói với Chúa cảm nghĩ vui buồn của em, nên không cần dùng những câu, chữ đặc biệt. Ngài sẵn lòng nghe em nói từ việc nhỏ nhặt nhất đến việc lớn nhất. Ngài là người bạn tốt, lúc nào cũng sẵn lòng chia sẻ cùng em mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày.

      a. Em cần phải tạ ơn Chúa những việc gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      b. Em mong muốn Chúa làm gì cho em?

……………………………………………………………………………………………

      c. Em mong muốn Chúa làm gì cho những người khác?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      d. Em có cần Chúa tha thứ cho em không? Tại sao?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     e. Em có cần Chúa giúp đỡ khi đối mặt với cám dỗ không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Em có thường hay buồn không?

   Rất nhiều người hay phiền muộn, sầu não. Kinh thánh nói khi đó, chỉ cần thưa với Chúa. Hiện giờ, em có nỗi buồn gì không? (Trong học tập, bạn bè, gia đình…)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Bảng cầu nguyện.

   Tuần nầy, em nói với Chúa mọi điều. Nên nhớ rằng không phải lúc nào Chúa cũng làm theo ý em, nhưng Ngài yêu thương em, và làm mọi việc vì ích lợi cho em. Bảng dưới đây nhắc nhở em trò chuyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày.

  Trò chuyện với Chúa Nơi trò chuyện với Chúa Việc ca ngợi Chúa Việc tạ ơn Chúa Việc cầu xin Chúa
Chủ nhật          
Thứ hai          
Thứ ba          
Thứ tư          
Thứ năm          
Thứ sáu          
Thứ bảy          
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. HỌC TẬP CẦU NGUYỆN

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-15.

II. CÂU GỐC: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”(Phi-líp 4:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus là Đấng lắng nghe và nhậm lời cầu nguyện của em.

– Hành động: Sửa chữa những sự sai trái trong khi cầu nguyện và trình dâng mọi điều cầu xin của em cho Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giúp các em vạch ra thời gian biểu cầu nguyện trong một tuần (theo mẫu trong Tập Học Viên, trang 26).
  2. Giáo viên sưu tầm một số câu chuyện về Chúa đáp lời cầu nguyện của các em thiếu nhi, để khích lệ các em trong sự cầu nguyện.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

(Cùng các em ôn lại câu hỏi tuần trước: Đức Chúa Trời muốn các em làm gì? Tuần nầy, Đức Chúa Trời còn muốn các em làm gì nữa?)

   Các em cần phải hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời đối với các em. Bằng cách nào? (Cho các em trả lời). Mời một em đọc 1Phi-e-rơ 2:2 Anh em hãy khao khát sữa thiêng liêng thuần khiết như trẻ sơ sinh, để nhờ đó anh em được lớn lên trong sự cứu rỗi”. Câu Kinh Thánh nầy khuyên các em nên đọc Kinh Thánh như thế nào? (Như trẻ con ham thích sữa). Trẻ con sinh ra cần sữa mẹ để sống và lớn lên. Còn đời sống thuộc linh của các emcó lớn lên hay không là nhờ đọc Kinh Thánh. Khi em bé lớn lên thì bắt đầu bập bẹ nói, cũng vậy, khi đời sống tâm linh của các em đã lớn lên, ngoài việc học Lời Chúa, em còn phải trò chuyện với Chúa nữa. Các em là con cái Chúa, Ngài mong muốn các em lớn lên một cách mạnh khỏe. Lớn lên ở đây không chỉ có nghĩa là cơ thể cao lớn mạnh khoẻ, mà còn có ý nghĩa gì nữa không? (Ngày càng hiểu và làm theo ý muốn của Chúa).

  1. Bài học.

(1) Noi gương cầu nguyện của Chúa Jêsus.

   Kinh Thánh nói: “Vậy, anh em hãy trở nên những người bắt chước Đức Chúa Trời như các con yêu dấu của Ngài” (Ê-phê-sô 5:1). Câu Kinh Thánh nầy dạy chúng ta phải noi gương Chúa Jêsus. Ngài đã để cho chúng ta một gương về sự cầu nguyện. Tuy Chúa Jêsu sở thế gian một thời gian ngắn ngủi và bận rộn, nhưng Ngài vẫn thường một mình cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết khi mọi người còn đang ngon giấc, thì Chúa Jêsus đã thức dậy và một mình đi đến nơi thanh vắng để cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Nhiều khi Ngài cầu nguyện vào chiều tối, thậm chí có khi suốt đêm, như khi chọn 12 sứ đồ. Trong tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn, các em phải cầu nguyện với Chúa, và khi cầu nguyện, các em cũng phải biết cách cầu nguyện như thế nào để đẹp lòng Chúa. Chúa Jêsus dạy các em cầu nguyện trong Ma-thi-ơ 6:5-15.

(2) Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện.

   Cầu nguyện là gì? (Hướng dẫn các em viết câu trả lời vào Tập Học Viên).

   Xem Ma-thi-ơ 6:5-8 (Giáo viên cho các em đọc kỹ phân đoạn Kinh Thánh đó, rồi để các em thảo luận với nhau về cách cầu nguyện).

   Các em thân mến! Có phải Chúa Jêsus dạy chúng ta không được cầu nguyện ở nơi đông người không? (Nói rõ nơi đông người là nơi nào, cầu nguyện trong Hội Thánh thì sao?) Chúa Jêsus dạy rằng cầu nguyện không phải để được người khác nghe thấy, hoặc khen ngợi. Vào thời Chúa Jêsus, các thầy tế lễ, các thầy thông giáo ưa dùng lời lẽ văn vẻ dài dòng để cầu nguyện trước mặt dân chúng. Chúa Jêsus nói: “Họ đã được phần thưởng của mình rồi”. Họ muốn mọi người khen ngợi thì họ đã được, Đức Chúa Trời không ban phước cho họ. Vì vậy, khi cầu nguyện, phải nhớ các em đang cầu nguyện với Chúa, chứ không phải với con người.

   Chúa Jêsus nói các em phải tìm nơi kín đáo, vắng vẻ để cầu nguyện, điều đó có nghĩa gì? (Chúng ta cần có thời gian để cầu nguyện một mình. Dĩ nhiên cầu nguyện với cha mẹ, bạn bè rất cần thiết, nhưng các em cũng phải có thời gian cầu nguyện riêngtưvới Chúa).

   Trong nhà các em có chỗ nào thích hợp để cầu nguyện không? (Các em có thể kể vài nơi như phòng ngủ, trên gác, vườn hoa…). Nếu các em không có phòng riêng, mà mấy anh chị em ở chung một phòng, thì nên sắp xếp thời gian với anh chị để mỗi người đều có thời gian cầu nguyện một mình trong phòng. Ngày xưa, Chúa Jêsus cũng không có nhà cửa, phòng riêng. Ngài thường lên núi hay ra vườn cầu nguyện.

   Tóm lại, các em cần nhớ hai vấn đề chính.

      a. Cầu nguyện là nói chuyện đơn giản và chân thật với Chúa chứ không phải bằng lời nói văn hoa, màu mè.

       b. Cần tìm một nơi yên tĩnh để cầu nguyện một mình.

   Ma-thi-ơ 6:7 còn nhắc các em một điều quan trọng, đó là “đừng dùng những lời sáo rỗng như dân ngoại”. Điều nầy có nghĩa gì? (Tức là lặp đi lặp lại một lời nói vô nghĩa, không nhớ đang nói với ai, nói cái gì…)

   Khi cầu nguyện, người nghe là Đức ChúaTrời vô cùng yêu thương các em và quyền năng, nên các em không cần phải lặp đi lặp lại một lời nói, vì Chúa là Đấng biết trước những lời các em cầu xin, chỉ cần nói với Chúa bằng lời nói chân thành, đơn giản, xem Chúa như người cha hoặc người bạn tốt. Hãy nói với Chúa về những cảm nghĩ trong lòng, và tạ ơn Chúa về những gì Ngài đã làm cho các em.

(3) Chúa Jêsus dạy bài cầu nguyện chung.

   Một hôm, các môn đồ thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Thế là Chúa Jêsus dạy họ bài cầu nguyện chung. Chúa phán: “Các con hãy cầu nguyện như thế nầy” (Gọi một em đọc Ma-thi-ơ 6:9-13).

   Nhiều khi các em chỉ cầu nguyện xin Chúa những gì các em muốn. Các em nên xem lời cầu nguyện của Chúa Jêsus dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” nhắc các em nhớ rằng Đức Chúa Trời giống như một người cha hết lòng yêu thương và chăm lo cho con cái mình.

  “Danh Cha được tôn thánh”. Các em đang cầu nguyện với một Đức Chúa Trời thánh khiết, và các em phải sống thế nào để Danh Ngài được tôn thánh.

    “Nước Cha được đến, ý Cha được nên…”, nghĩa là các em xin ý của Chúa được thực hiện trong đời sống của mình. Khi cầu nguyện “xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày”, các em không chỉ cầu xin Chúa ban cho đồ ăn thức uống, mà còn bao gồm quần áo, nhà cửa, và các nhu cầu khác nữa. Chúa là Đấng giàu có, mọi sự thuộc về Ngài, Ngài sẽ chu cấp đầy đủ mọi sự cần dùng cho các em.

   “Xin tha tội lỗi cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con”. Mỗi ngày, các em có thể làm nhiều việc sai trái như không vâng lời Chúa, cãi lời ba mẹ, nói dối, chưởi thề, giận hờn…Nếu các em ăn năn, xưng tội với Chúa, Chúa sẽ tha tội cho các em, nhưng các em cũng phải tha thứ cho người phạm lỗi với các em.

   “Xin chớ để chúng con bị cám dỗ, mà cứu chúng con khỏi điều ác”. Cuối cùng, các em cầu xin Chúa giúp các em vượt qua mọi sự cám dỗ. Chắc chắn Ngài sẽ giúp các em không làm những điều sai trái và đắc thắng sự cám dỗ.

   Qua bài cầu nguyện chung, Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện trong sự ca ngợi và tạ ơn Chúa. Khi các em cầu nguyện, các em có ca ngợi và tạ ơn Chúa không, hay chỉ cầu xin những gì mình muốn? (Cho các em vài giây để tra xét lòng mình).

(4) Chúa Jêsus dạy về thái độ cầu nguyện.

   Cầu nguyện là một việc hết sức quan trọng. Khi Chúa Jêsus còn ở thế gian, Ngài có kể câu chuyện về thái độ của hai người cầu nguyện (Gọi một em đọc Lu-ca 18:9-14).

   Có hai người cầu nguyện trong đền thờ. Đó là người Pha-ri-si và người thâu thuế. Lời cầu nguyện của người Pha-ri-si có giống với lời cầu nguyện mà Chúa Jêsus đã dạy không? Ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời những gì? Ông khoe khoang bản thân mình là người tốt, chứ không xấu xa như người thâu thuế kia. Ông còn khoe mình kiêng ăn hai lần mỗi tuần và dâng một phần mười đều đặn nữa. Các em thấy thái độ cầu nguyện của người Pha-ri-si có khiêm nhường và chân thành không? (Cho các em trả lời. Ông tôn cao mình lên và hạ thấp người bên cạnh).

   Còn người thâu thuế cầu nguyện ra sao? “Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!” (Lu-ca18:13). Người thâu thuế nhận biết mình là người có tội và cầu xin Đức Chúa Trời thương xót. Theo các em, Đức Chúa Trời đẹp lòng lời cầu nguyện của ai? Tai sao? (Của người thu thuế, vì người Pha-ri-si cho mình tốt hơn mọi người, nên không cần ai, thậm chí không cần Đức Chúa Trời giúp đỡ).

   Chúa Jêsus kể ví dụ nầyđể làm gì? (Cho các em suy nghĩ và trả lời). Người tốt hay người xấu cũng đều cần Chúa giúp đỡ, nên chúng ta phải thưa với Ngài mọi việc, với thái độ khiêm nhường, nhận biết mình là người có tội, yếu đuối cần được Chúa giúp đỡ. Kinh Thánh nói: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời” (Phi-líp 4:6).

  1. Ứng dụng.

   Hãy suy nghĩ câu gốc và bài cầu nguyện chung mà Chúa Jêsus đã dạy. Các em có thấy câu gốc hôm nay và bài cầu nguyện chung rất giống nhau không? Câu gốc nói: “trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”, tức là bao gồm những điều cần cầu nguyện trong bài cầu nguyện chung: Tạ ơn, thức ăn đủ mỗi ngày, xin tha tội và vượt qua cám dỗ.

   Đức Chúa Trời luôn quan tâm đến các em, nên các em không cần lo lắng, vì Ngài đã phán: “Chớ lo phiền chi hết…”.

   Các em nhớ cầu nguyện mỗi ngày, mọi việc dù nhỏ nhặt đến đâu. Chúa muốn các em giao hết mọi việc cho Chúa, Ngài sẽ giúp các em.

   Khi cầu nguyện, các em phải nhớ là mình cầu nguyện với Chúa chứ không phải nói cho mọi người nghe. Cuối cùng, các em không được quên tạ ơn Chúa vì tất cả mọi việc mà Chúa đã làm cho các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 9. ĐỜI SỐNG MỚI

 

I. KINH THÁNH: Giăng 3:1-21.

II. CÂU GỐC: “Vì nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều nầy không đến từ anh em mà là tặng phẩm của Đức Chúa Trời; cũng không do việc làm của anh em để không ai có thể tự hào”. (Ê-phê-sô 2:8-9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Muốn vào nước Đức Chúa Trời, phải có một đời sống mới.

– Cảm nhận: Đời sống được đổi mới là nhờ ân điển Chúa ban cho, chứ không phải bởi sức mình.

– Hành động: Ăn năn, xưng tội với Chúa và mời Chúa Jêsus ngự vào lòng, để đời sống được đổi mới.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giáo viên làm thí nghiệm để minh họa cho các em hiểu thêm về “tái sinh”. (Xem Tập Học Viên, trang 23).
  2. Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi dành cho các em đã thực sự tin Chúa, để các em nói lên cảm nghĩ của mình khi được Chúa đổi mới.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Nếu có ai tặng quà cho các em, các em có vui không? Các emcó tìm dịp khác tặng quà lại cho họ không? Ví dụ một người tặng quà sinh nhật cho em, em sẽ làm gì khi đến sinh nhật của họ? (Cho các em trả lời).

   Mấy tuần vừa qua, chúng ta đã học về Chúa Jêsus chịu chết và phục sinh, Ngài làm tất cả mọi điều đó là vì chúng ta. Chúng ta phải tạ ơn Ngài thế nào? Đức Chúa Trời muốn các em làm gì? Đó là câu hỏi quan trọng trong suốt chương III nầy.

   (Giáo viên viết một số câu hỏi thảo luận lên bảng, ví dụ như: Đức Chúa Trời muốn các em trở thành một người như thế nào? Các em lớn lên trong Chúa Jêsus như thế nào??? Nên viết ý kiến của các em lên bảng để cùng thảo luận).

  1. Bài học.

(1) Một người Pha-ri-si muốn có đời sống mới.

   Vài năm trước khi Chúa Jêsus chịu chết, có một người đi tìm gặp Ngài vào một đêm tối trời. Chúng ta không biết vì sao ông không đến gặp Chúa Jêsus vào ban ngày mà lại đến vào ban đêm, chỉ biết rằng tối hôm đó ông đã học được một bài học quí giá.

   Người đó tên là Ni-cô-đem, một trong những người lãnh đạo dân Giu-đa và là một người Pha-ri-si giàu có.

   Các em đã từng được biết người Pha-ri-si là người như thế nào rồi phải không? (Cho các em nhắc lại). Người Pha-ri-si vâng giữ nghiêm ngặt luật pháp Môi-se. Nhiều người Pha-ri-si cho rằng mình tuân giữ đúng luật của Đức Chúa Trời nên tỏ ra kiêu ngạo, cho mình là người tốt. Tuy nhiên, cũng có những người Pha-ri-si như Ni-cô-đem, không tự cao tự đại mà hết lòng vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời.

   Ni-cô-đem nghe mọi người đồn đại về những phép lạ và sự dạy dỗ của Chúa Jêsus, nên một buổi tối nọ, ông tìm gặp Ngài. “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến. Nếu Đức Chúa Trời không ở cùng thì không ai làm được những dấu lạ mà Thầy đã làm.” (Giăng 3:2).

   Chúa Jêsus nhìn con người trầm lặng, nghiêm trang đang ngồi trước mặt Ngài, Ngài biết Ni-cô-đem luôn giữ luật pháp Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem chưa nêu lên câu hỏi của mình, thì Chúa Jêsus đã phán “Thật, Ta bảo thật ngươi, nếu một người không được sinh lại, thì không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời.”  (Giăng 3:3). Chúa Jêsus muốn Ni-cô-đem hiểu điều quan trọng không phải là các phép lạ, làm người tốt hay vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời, mà quan trọng là sự thay đổi trong nơi sâu thẳm nhất của tấm lòng. Đó là sự tái sinh mà Chúa Jêsus phán là “sinh lại”.

   Ni-cô-đem không hiểu lời Chúa Jêsus phán. Từ trước đến nay ông cứ nghĩ rằng, chỉ cần vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời, thì được vào nước thiên đàng. Vì vậy, Ni-cô-đem ngạc nhiên khi nghe Chúa Jêsus nói vâng giữ luật pháp không đủ để vào nước Đức Chúa Trời, mà phải được sinh lại mới có thể trở thành một người con trong gia đình Đức Chúa Trời. Ông tưởng Chúa Jêsus nói “sinh lại” là trở vào lòng mẹ và sinh lần thứ hai, nên ông hỏi: “Người đã già thì sinh lại làm sao được?”

   Chúa Jêsus giảng cho ông hiểu, muốn trở thành con dân trong nước Đức Chúa Trời, thì người đó phải có một đời sống mới. “Điều gì do xác thịt sinh ra là xác thịt, điều gì bởi Thánh Linh sinh ra là linh”. (Giăng 3:6).

   Ni-cô-đem vẫn còn chưa hiểu, thì bỗng đâu một làn gió nhẹ thổi qua, Chúa Jêsus mượn ngay hình ảnh gió để tiếp tục giảng cho Ni-cô-đem hiểu: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng gió, nhưng không biết gió đến từ đâu và đi đâu. Người nào sinh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.” (Giăng 3:8).

   Các em có thể nhìn hình dáng của gió như thế nào không? Thế tại sao các em biết có gió? (Cho các em trả lời). Các em thấy gió thổi căng cánh buồm, gió nâng con diều lên cao, gió đung đưa câycối xào xạc, gió thổi tóc em bay bay…nhưng các em chỉ cảm nhận như thế thôi, chứ không thể nhìn thấy hình dạng và sờ gió được. Cũng vậy, chúng ta không thể nhìn thấy một người được sinh lại như thế nào, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy người đó có một đời sống mới, nghĩa là được tái sinh, được thay đổi. Đức Thánh Linh có quyền phép làm thay đổi một người tin Chúa, nhưng chúng ta không thấy Ngài. Thật ra, một đời sống được tái sinh cũng là một phép lạ.

(2) Chúa Jêsus là nguồn sự sống mới.

   Tuy Ni-cô-đem là người có học thức, nhưng ông vẫn không hiểu hết lời dạy của Chúa Jêsus. Ni-cô-đem thắc mắc: “Làm saocó thể thực hiện được điều đó?” Chúa Jêsus liền nhắc cho ông nhớ lại đêm mà Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập. Việc nầy được ghi chép trong Kinh Thánh mà Ni-cô-đem đã học biết.

   Khi dânY-sơ-ra-ên tiến đến vùng đất hứa, Đức Chúa Trời muốn họ tin cậy Ngài. Điều nầy thật không dễ dàng với những người vừa mệt mỏi vừa gặp nhiều khó khăn. Họ than van trách móc Đức Chúa Trời và Môi-se, thậm chí còn muốn quay về Ai-cập, trở lại cuộc đời nô lệ.

   Những người nầy đã phạm tội vì họ oán trách và không tin cậy Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời sửa phạt họ. Ngài sai những con rắn lửa đến cắn dân Y-sơ-ra-ên đến nỗi chết rất nhiều. Dân chúng đến với Môi-se và nói: “Chúng tôi phạm tội vì đã xúc phạm đến Đức Giê-hô-va và ông. Xin ông kêu cầu Đức Giê-hô-va khiến rắn lìa xa chúng tôi.” Vậy Môi-se cầu nguyện cho dân chúng. (Dân Số Ký 21:7). “Vậy Môi-se làm một con rắn bằng đồng rồi treo lên một cây sào. Người nào bị rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng thì được sống.” (Dân Số Ký 21:9).

   Chúa Jêsus phán cùng Ni-cô-đem: “Như Môi-se treo con rắn lên trong hoang mạc thể nào thì Con Người cũng phải bị treo lên thể ấy, để ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.” (Giăng 3:14-15).

   Chúa Jêsus nói như vậy là có ý gì? Theo các em, con rắn bằng đồng treo trên cây sào đó có quyền phép chữa trị không? Tại sao dân chúng được cứu sống? (Vì họ tin cậy và vâng lời Đức Chúa Trời nhìn lên con rắn treo trên cây sào). Chúa Jêsus lấy hình ảnh con rắn treo trên cây sào ở thời Cựu ước để chỉ về Ngài. Chúa Jêsus nói: “Con người cũng phải bị treo lên dường ấy” Lời nói nầy có ý nghĩa gì? (Hướng dẫn các em trả lời).

   Dù Đức Chúa Trời yêu thương con người, nhưng họ vẫn không hoàn toàn nhờ cậy Ngài. Khi họ phạm tội và ăn năn xin Đức    Chúa Trời thatội, thì vì yêu họ nên Ngài chuẩn bị cho họ cách để được cứu sống. Chúa Jêsus cho Ni-cô-đem biết muốn có được sự sống mới, thì phải nhìn lên Chúa Jêsus, vì Ngài là nguồn của sự sống. Nếu dân Y-sơ-ra-ên không nhìn lên con rắn bằng đồng, thì họ sẽ chết, cũng vậy, nếu chúng ta không nhìn lên Chúa Jêsus, thì chúng ta không nhận được sự sống mới, điều đó có nghĩa là không được trở thành người trong nhà Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

   Sau khi nghe xong câu chuyện giữa Ni-cô-đem và Chúa Jêsus, các em đã biết Chúa Jêsus muốn các em làm gì rồi phải không? (Lắng nghe ý kiến của các em, nhấn mạnh rằng Chúa Jêsus yêu các em, Chúa muốn tất cả các em đều được tái sinh để trở thành con cái Ngài).

   Ngày xưa, những người bị rắn lửa cắn phải tin chắc rằng chỉ cần họ nhìn lên con rắn trên sào thì sẽ được cứu. Chúa Jêsus nói với Ni-cô-đem cũng như nói với hết thảy chúng ta rằng: “Các ngươi phải sinh lại” (Giăng 3:7b). Đó là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng để được vào nước Đức Chúa Trời. Chúng ta tìm hiểu xem tại sao phải tái sinh và làm thế nào để được tái sinh?

    – Trước hết các em cần hiểu tại sao phải sinh lại? Rô-ma 3:23 nói tất cả chúng ta đều phạm tội với Chúa và hễ ai phạm tội thì không thể trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu các em nên Ngài đã sai Chúa Jêsus đến trần gian, chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho các em. Em tin Chúa thì sẽ được Ngài tha tội. Ngay lúc đó, quyền năng của Ngài sẽ ban cho em một tấm lòng mới –sinh lại – và em sẽ nên con cái của Ngài.

   – Thứ hai, làm thế nào để được sinhlại? (Mời các em cùng đọc Ê-phê-sô 2:8-9). Trong hai câu Kinh Thánh nầy có những chữ hết sức quan trọng, đó là: “ân điển”, “đức tin”, “được cứu”.

+Thế nào là “ân điển?”

– “Ân điển”là một từ quen thuộc nhưng có ý nghĩa sâu sắc.

“Ân điển” là Đức Chúa Trời ban cho các em món quà vô giá, nhưng không có điều kiện dù các em không xứng đáng được nhận.

+ “Đức tin”là gì?

– “Đức tin”là đặt lòng tin hoàn toàn vào một người. Các em Tin Chúa có nghĩa là các em hoàn toàn tin cậy Ngài, tin Ngài là Đức Chúa Trời, tin Ngài yêu các em và đã chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho các em và các em tận hiến cho Ngài.

+ “Được cứu”

– Đây là từ chỉ về những người được ở trong nhà Đức Chúa Trời. Khi các em thành thực tin Chúa, Chúa sẽ tha tội cho các Em (Giăng 3:16). Các em được cứu khỏi sự hình phạt của tội lỗi, khỏi địan gục.

   Phần cuối câu gốc có nói: “…không phải đến từ anh em mà là sự ban cho của Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời ban cho các em một đời sống mới không phải vì các em tốt, giỏi, nên đừng kiêu ngạo, khoe mình. Các em phải tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa và tạ ơn Ngài đã cho các em trở thành con cái Đức Chúa Trời.

(Giáo viên cần lưu ý quan sát em nào được Đức Thánh Linh cảm động tiếp nhận Chúa, hoặc muốn dâng đời sống của mình cho Ngài).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. CHÚA JÊSUS, ĐẤNG SỐNG ĐỜI ĐỜI

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:13-53; Giăng 20:19-29; Công1:6-11.

II. CÂUGỐC: “Đức Chúa Trời đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ khiến chúng ta sống lại bởi quyền năng của Ngài.” (1Cô-rinh-tô 6:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Trò chơi thú vị!

   Em sẽ được chơi trò chơi nầy dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

   Ngài thắng hơn sự chết.                        1 Cô-rinh-tô 6:14

   Ngài là Cứu Chúa của chúng ta.            Ma-thi-ở 28:20

   Chúng ta cũng sẽ sống lại.                    Giăng 14:3

   Ngài chuẩn bị nơi ở cho chúng ta.         Rô-ma 6:9

   Ngài luôn ở cùng chúng ta.                   Công-vụ 1:11

   Ngài sẽ trở lại.                                       Giăng 14:6

  1. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.
  2. Ai đã khiến Chúa Jêsus sống lại?

……………………………………………………………………………………………

  1. Nêu những bằng chứng, chứng tỏ Chúa Jêsus sống lại?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Chúa sống cho em hy vọng gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Chúa Jêsus và em.

   Tin Chúa Jêsus hằng sống giúp em vui sướng, vì em có thể nhờ cậy Ngài, Ngài sẽ giúp em mọi việc. Tuần nầy, em làm những việc để chứng tỏ em tin Chúa Jêsus sống mãi và yêu Ngài.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. CHÚA JÊSUS, ĐẤNG SỐNG ĐỜI ĐỜI

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:13-53; Giăng 20:19-29; Công1:6-11.

II. CÂUGỐC: “Đức Chúa Trời đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ khiến chúng ta sống lại bởi quyền năng của Ngài.” (1Cô-rinh-tô 6:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus không hề chết, Ngài là Đấng sống đời đời.

– Cảm nhận: Chúa là Đấng sống đời đời, nên Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời.

– Hành động: Tạ ơn Chúa và hy vọng về sự sống đời đời.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

Giúp các em ôn bài cũ bằng bản đồ ở Tập HọcViên, bài 3.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Chúa Jêsus đã chết. Mộ Ngài đã đóng kín và có quân lính canh gác. Các môn đồ và người thân của Ngài buồn bã, không còn hy vọng gì nữa, vì Chúa Jêsus đã chết thật rồi. Các em thấy suy nghĩ của họ như vậy có đúng không? Tại sao? (Cho các em trả lời).

  1. Bài học.

(1) Bằng chứng Chúa sống đời đời.

     a. Ngôi mộ trống.

   Sáng sớm Chúa nhật (ba ngày sau khi Chúa Jêsus chịu chết), có mấy bà đem theo thuốc thơm đến mộ Chúa. Nhưng khi đến nơi, họ thấy tảng đá lớn chặn trước cửa mộ đã lăn qua một bên. Các bà không biết việc gì đã xảy ra nên vội bước vào trong mộ và kinh ngạc vì không thấy xác Chúa Jêsus đâu cả. Đang hoang mang không biết phải tính sao, thì thình lình có hai người nam mặc áo sáng ngời xuất hiện trước mặt họ, phán: “Chúa không ở đây đâu, Ngài đã sống lại rồi!” (Lu-ca24:6). Các bà nhớ lại lời Chúa đã phán khi Ngài còn sống rằng, Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá, đến ngày thứ ba sẽ sống lại. Các bà vui mừng chạy về báo tin cho mọi người biết Chúa Jêsus đã sống lại. Nhưng các môn đồ nghi ngờ, không tin đó là sự thật. Mọi người nhóm nhau lại bàn tán về việc đó.

     b. Với hai môn đồ trên đường về Em-ma-út.

   Đến chiều, có hai môn đồ đi về làng Em-ma-út, cách thành phố Giê-ru-sa-lem khoảng mười hai km. Họ vừa đi vừa bàncãi việc Chúa Jêsus sống lại, phần mộ trống không, thì Chúa Jêsus hiện ra đi bên cạnh họ, nhưng họ không nhận ra Ngài. (Cho các em suy đoán tại sao hai môn đồ nầy không nhận ra Chúa Jêsus? Chúa Jêsus hiện ra với hình dạng khác chăng?). Vì tâm trí họ đầy sự lo âu, bối rối, buồn bã và nghi ngờ Chúa sống lại, nên không thể nhận ra người đi bên cạnh mình là Chúa Jêsus.

   Chúa Jêsus hỏi: “Các anh đang bàn luận chuyện gì vậy?”

    Hai môn đồ dừng lại, nét mặt buồn bã, một trong hai người nói: “Trong cả thành Giê-ru-sa-lem, chắc chỉ có mình ông không biết việc gì xảy mấy ngày nay?” Chúa Jêsus hỏi: “Việc gì vậy?” Họ kể cho Chúa nghe tất cả mọi việc xảy ra: Chúa Jêsus là Đấng quyền năng, nhưng đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Một người nói tiếp: “Chúng tôi luôn tin Ngài là Chúa CứuThế đến để giải cứu dân tộc chúng tôi. Nhưng bây giờ Ngài đã chết ba ngày rồi. Sáng sớm hôm nay có mấy người đàn bà đến thăm mộ, họ nói thi hài của Ngài đã biến mất, rồi có hai thiên sứ báo với họ là Chúa đã sống lại. Một vài môn đồ chạy đến mộ, đúng như lời các bà nói, chẳng thấy xác Ngài đâu”.

   Hai môn đồ vừa nói vừa đi tiếp đến làng Em-ma-út. Suốt đoạn đường đi, Chúa Jêsus giảng giải cho hai môn đồ những lời tiên tri đã nói về Ngài trong Kinh Thánh.

   Đến chiều tối, họ đến làng Em-ma-út. Chúa Jêsus muốn đi tiếp, nhưng hai môn đồ cố nài Ngài ở lại, vì trời đã gần tối. Hành động đó biểu hiện lòng mến khách, vì để một người đi trên đường vào ban đêm là việc hết sức nguy hiểm.

   Chúa Jêsus nhận lời. Họ mời Chúa vào nhà và cùng ăn tối. Khi ngồi vào bàn ăn, Ngài cầm bánh, tạ ơn Đức Chúa Trời rồi bẻ ra trao cho họ. Ngay lúc đó, họ mới nhận ra Chúa Jêsus. Đó không phải là lời đồn đại nữa, mà là tận mắt họ nhìn thấy Chúa Jêsus sống lại. Nhưng Chúa đã biến mất.

   Hai môn đồ vừa kinh ngạc và vừa mừng rỡ biết bao. Chúa Jêsus thực đã sống lại! Họ nói với nhau: “Dọc đường, Chúa nói chuyện và giải nghĩa Kinh Thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?”(Lu-ca24:32). Họ quyết định trở về Giê-ru-sa-lem ngay, để chia sẻ niềm vui đó với các môn đồ khác, mà không hề nghĩ đến nguy hiểm có thể xảy ra khi trời đã tối.

     c. Với các môn đồ ở trong phòng cao.

   Hai môn đồ về đến Giê-ru-sa-lem, gặp các môn đồ khác đang nhóm lại trong phòng cao. Họ khóa chặt các cửa vì sợ hãi. Hai người vừa tới, các môn đồ khác vội vàng báo tin: “Chắc chắn Chúa đã sốnglại rồi! Ngài vừa hiện ra với Phi-e-rơ !”Hai người liền thuật lại mọi việc vừa xảy ra với họ. Đang nói, bỗng Chúa Jêsus hiện ra đứng chính giữa các môn đồ và phán rằng: “Bình an cho các con”.

   Thật quá sức tưởng tượng của họ! Các môn đồ đều sửng sốt rụng rời, họ tưởng là thần linh. Chúa Jêsus nhìn sắc mặt các môn đồ và phán: “Tại sao các con bối rối, và lòng các con vẫn còn hoài nghi như thế? Hãy nhìn tay và chân Ta, thật chính Ta! Hãy chạm đến Ta xem! Thần linh thì không có thịt xương, mà các con thấy Ta có đây!” (Lu-ca 24:38-39).

  Họ thấy bàn tay, bàn chân của Ngài có dấu đinh. Các môn đồ mừng rỡ đến nỗi không nói nên lời Chúa Jêsus hỏi: “Các con có gì ăn không? ”Các môn đồ dâng cho Ngài miếng cá nướng và tận mắt nhìn thấy Chúa Jêsus ăn trước mặt họ.

   Chúa Jêsus nhẫn nại nhắc lại lời Kinh Thánh để củng cố đức tin của các môn đồ và căn dặn họ làm chứng về sự chết, sự sống lại của Ngài (Lu-ca24:46-48).

      d. Với Thô-ma.

   Khi Chúa Jêsus hiện ra với các môn đồ ở phòng cao, thì Thô-ma không có ở đó. Các môn đồ đi báo tin cho Thô-ma: “Thô-ma, chúng tôi mới gặp Chúa”, nhưng Thô-ma nói: “Chúng tôi đã thấy Chúa.” Nhưng Thô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu tôi không đặt ngón tay tôi vào chỗ dấu đinh, và không đặt bàn tay tôi vào sườn Ngài thì tôi sẽ không tin.” (Giăng 20:25).

   Tám ngày sau, các môn đồ lại nhóm với nhau trong nhà, lần nầy có Thô-ma ở đó. Họ cũng khóa các cửa lại. Đột nhiên, các môn đồ nghe một giọng nói quen thuộc, thì ra Chúa Jêsus đã đứng giữa họ. Chúa Jêsus biết Thô-ma đang nghi ngờ, nên phán cùng ông rằng: “Hãy đặt ngón tay con vào đây và xem bàn tay Ta. Hãy đưa bàn tay con ra và đặt vào sườn Ta. Đừng vô tín, nhưng hãy tin!” (Giăng20:27).

   Tận mắt chứng kiến Chúa Jêsus sống lại và đứng trước mặt mình, không còn nghi ngờ gì nữa, Thô-ma thưa rằng: “Lạy Chúa của con và Đức Chúa Trời của con!”. Bây giờ, Thô-ma tin chắc Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời.

(2) Đấng sống đời đời về trời.

   Sau khi sống lại, Chúa Jêsus còn ở lại thế gian bốn mươi ngày nữa. Trong thời gian đó, Ngài thường gặp gỡ các môn đồ, dạy dỗ, dặn dò, thậm chí còn ăn uống với họ vài lần nữa. Chúa Jêsus giảng cho họ nghe về nước Đức Chúa Trời và dặn họ tạm thời đừng rời khỏi Giê-ru-sa-lem. Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời sắp giáng xuống, Đức Thánh Linh sẽ ban cho họ sức mạnh để làm công việc của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các con sẽ nhận lấy quyền năng và làm chứng nhân cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.” (Công Vụ 1:8).

   Khi Chúa Jêsus giao sứ mệnh cho các môn đồ xong, Ngài cùng họ lên núi Ô-li-ve. Chúa Jêsus đưa tay lên ban phước cho họ. KinhThánh ghi rằng: “Đang khi ban phước, Ngài lìa các môn đồ và được đem lên trời” (Lu-ca 24:51). Khi các môn đồ còn đang ngó chăm chăm lên trời, bỗng có hai người nam mặc áo trắng hiện ra trước mặt họ và nói rằng: “Hỡi người Ga-li-lê, sao các ông cứ đứng nhìn lên trời như thế? Đức Chúa Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi các ông, cũng sẽ trở lại như cách các ông đã thấy Ngài lên trời vậy.” (Công Vụ 1:11).

   Từ trên núi Ô-li-ve, Chúa Jêsus rời các môn đồ về trời. Khi Ngài ra đi, Ngài cho chúng ta một tin vui: Ngài sẽ trở lại. Tuy bây giờ Ngài chưa trở lại, nhưng chúng ta tin chắc Chúa Jêsus sẽ trở lại, vì Chúa đã hứa như thế. Khi Chúa trở lại thế gian, chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến, cũng giống như ngày xưa các môn đồ đã tận mắt nhìn thấy Chúa lên trời. Khi Ngài trở lại, Ngài sẽ đón tất cả những người tin Chúa lên thiên đàng để ở cùng Ngài mãi mãi.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Nếu mỗi em tự đặt mình là Thô-ma, khi nghe tin Chúa Jêsus sống lại, em sẽ nghĩ gì? (Khuyến khích các em nói lên suy nghĩ của mình). Lúc đầu các môn đồ còn bối rối, nhưng theo các em, Chúa Jêsus đã làm những việc gì để các môn đồ tin chắc Ngài thật sự sống lại? (Chúa Jêsus cùng ăn uống, nói chuyện, mọi người sờ được Ngài, nhiều người thấy Ngài…)

   Nếu Chúa Jêsus không sống lại mà kết thúc cuộc đời trong phần mộ, thì đời sống của chúng ta có thay đổi gì không? (Câu hỏi nầy quá rộng đối với các em thiếu nhi, giáo viên cần nói rõ một số thay đổi lớn trong cuộc sống chúng ta nhờ Chúa phục sinh. Sau đó hướng dẫn các em làm bài tập trong Tập Học Viên. Các em sẽ lần lượt đọc các câu ở cột bên trái và nối vào địa chỉ ở cột bên phải sao cho thích hợp).

Tham khảo các đoạn Kinh Thánh sau.

   1Cô-rinh-tô 15:14: Chúa Jêsus chứng tỏ Ngài là ĐứcChúa Trời qua sự sống lại từ cõi chết. Nếu Ngài không phục sinh, chúng ta sẽ không có một Cứu Chúa, chúng ta vẫn phải chịu hình phạt của Đức Chúa Trời vì tội lỗi của chúng ta, nhưng Chúa Jêsus đã sống lại để gánh thay hình phạt cho chúng ta.

   Rô-ma 6:9: Chúa Jêsus sống lại chứng tỏ Ngài có quyền năng thắng hơn sự chết. Rô-ma 6:9 chép: “Chúng ta biết rằng Đấng Christ đã sống lại từ cõi chết thì sẽ không bao giờ chết nữa; sự chết không còn cai trị Ngài”. Những người tin Chúa Jêsus khi chết đi sẽ được ở cùng Chúa.

   1Cô-rinh-tô 15:17Giăng 14:6: Chúa Jêsus sống lại chứng tỏ Ngài có quyền cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, ban cho chúng ta địa vị làm con cái Đức Chúa Trời.

   1Cô-rinh-tô 6:14: Chúa Jêsus sống lại bảo đảm cho chúng ta về sự sống lại. Nếu chúng ta qua đời, chúng ta sẽ được sống lại, ở với Chúa đời đời.

   Giăng 14:3: Chúa Jêsus đã sắm sẵn một chỗ tốt đẹp cho chúng ta ở trên trời. Vì vậy, sau khi chết, chúng ta sẽ ở với Chúa trong nơi tốt đẹp đó.

   Ma-thi-ơ 28:20: Chúa Jêsus luôn ở cùng chúng ta cho đến tận thế.

   Công Vụ 1:11: Chúa sẽ trở lại thế gian, chúng ta chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng tiếp đón Chúa.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 23:26-55, Giăng19:17-42.

II. CÂU GỐC:Chính Đấng Christ cũng đã vì tội lỗi chịu chết một lần đủ cả, là Đấng công chính thay cho kẻ bất chính, để đem chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; Ngài đã chịu chết về phần thể xác, nhưng được sống về phần tâm linh” (1Phi-e-rơ 3:18).

III. BÀI TẬP.

  1. Em có biết (?!)

   Em biết không, khi trở thành con cái của Chúa, em sẽ được quyền lợi đặc biệt, vì sau khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá và sống lại, Ngài ban cho em sự sống mới.

   Hãy đọc các câu Kinh Thánh và viết trên các dòng kẻ bên dưới, các quyền lợi mà em có được khi trở nên con cái Chúa.

     a. Rô-ma 8:16: “Chính Thánh Linh làm chứng với tâm linh chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời”.

……………………………………………………………………………………………

     b. Ê-phê-sô 1:7: “Vì trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội theo sự phong phú của ân điển Ngài”.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      c. 1 Phi-e-rơ 1:23: “Anh em đã được tái sinh, không phải bởi hạt giống dễ hư hoại, nhưng bởi hạt giống không hề hư hoại, đó là lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời”

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     d. Giăng 10:29: “Cha Ta, Đấng vĩ đại hơn tất cả, đã cho Ta những chiên ấy, và chẳng ai cướp được chúng khỏi tay Cha”.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Rao truyền tin tức tốt lành.

   Giả sử em là một phóng viên có mặt tại thành Giê-ru-sa-lem lúc Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá. Khi trở về, em sẽ viết bản tin như thế nào? Tham khảo Ma-thi-ơ 27:32-56.

Tin Tức                         TIN TỐT LÀNH
Khi nào?…………………………………………………………………………….
Em thấy gì?………………………………………………………………………..
Tại sao đó là tốt lành?…………………………………………………………
Việc gì?…………………………………………………………………………
Ở đâu?…………………………………………………………………………
Sự việc xảy ra thế nào?…………………………………………………….
Em cảm thấy thế nào?……………………………………………………

 

     3. Vẽ cảnh đồi Gô-gô-tha, nơi Chúa Jêsus chịu đóng đinh.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 23:26-55, Giăng19:17-42.

II. CÂU GỐC:Chính Đấng Christ cũng đã vì tội lỗi chịu chết một lần đủ cả, là Đấng công chính thay cho kẻ bất chính, để đem chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; Ngài đã chịu chết về phần thể xác, nhưng được sống về phần tâm linh” (1Phi-e-rơ 3:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá để đưa các em đến với Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus yêu các em vô cùng, đến nỗi hi sinh chính mạng sống của Ngài vì các em.

– Hành động: Biết ơn và ca ngợi Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. CHUẨN BỊ.

   Hướng dẫn các em chơi trò chơi để ôn lại các sự kiện trong tuần lễ cuối cùng trước khi Chúa Jêsus chịu chết.

   Chuẩn bị các tờ bìa 4x6cm, trên mỗi tờ, giáo viên viết những việc xảy ra trong tuần lễ cuối cùng, như các môn đồ đi dắt lừa con, Chúa Jêsus vào thành Giê-ru-sa-lem, dân chúng reo hò đón Ngài, Chúa Jêsus dẹp sạch đền thờ, bữa tiệc cuối cùng, vườn Ghết-sê-ma-nê, Giu-đa Ích-ca-ri-ốt phản Chúa, Phi-e-rơ chối Chúa…

  1. Chia lớp thành hai nhóm, các em sẽ thi đua xếp các tấm bìa theo đúng trình tự đã xảy ra.
  2. Cũng chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm lần lượt rút thăm 1 tấm bìa, rồi diễn kịch câm để nhóm kia đoán xem việc gì.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

   (Cho các em chơi trò chơi trong phần chuẩn bị).

   Sau khi kết án Chúa Jêsus, Phi-lát giao Ngài cho dân chúng. Lúc đó vào khoảng 8-9 giờ sáng, Chúa Jêsus bị giải đi hành hình.

    Rất nhiều người đi theo xem Chúa Jêsus bị hành hình, trong đó có cả quân lính, các thầy tế lễ, và các thầy thông giáo. Cùng bị hành hình với Chúa Jêsus là hai tên cướp. Quân lính giải Chúa Jêsus ra ngoài thành Giê-ru-sa-lem (giúp các em xác định đường đi trên bản đồ), đến một cái đồi hoang vắng, đây là một nơi dùngđể xử tử phạm nhân. Suốt đêm qua Chúa Jêsus không được ngủ, nay lại phải vác cây thập tự bước đi trên đường gập ghềnh. Những người lính thấy Ngài kiệt sức, không thể vác được nữa, thì ngay lúc đó có một người nông dân tên là Si-môn đi ngang qua. Họ bắt Si-môn vác cây thập tự giúp Ngài.

  1. Bài học.

(1) Địa điểm Chúa Jêsus chịu thương khó.

   Kinh Thánh nói: “Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả” (Lu-ca 23:33). (Gọi theo tiếng La-tinh là đồi Sọ, nhưng theo tiếng Hê-bơ-rơ là Gô-gô-tha.

   Chỉ trên bản đồ). Gô-gô-tha là một núi đá nhỏ, ít gập ghềnh và tương đối bằng phẳng, cao khoảng chừng mười thước và đặc biệt hình dáng của núi nầy rất giống cái sọ người, có lẽ vì vậy mà người ta gọi nó là đồi Sọ.

  Theo tục lệ thời đó, Phi-lát phải ghi tội trạngcủa Chúa Jêsus trên miếng gỗ gắn phía sau đầu Ngài, vì vậy phía trên đầu Ngài có ghi rằng: “JÊSUS NGƯỜI NA-XA-RÉT, LÀ VUA DÂN GIU-ĐA” (Giăng19:19). Để tất cả mọi người đều có thể đọc và hiểu được, nên câu ấy được viết bằng ba thứ tiếng: Hê-bơ-rơ, La-tinh và Hy-lạp (Giăng19:20).

(2) Tình yêu của Chúa khi chịu thương khó.

   Dân chúng đứng đó xem cuộc hành hình. Các thầy tế lễ, thầy thông giáo chế nhạo Ngài: “Nó đã cứu kẻ khác. Nếu nó thật là Đấng Christ, người được chọn của Đức Chúa Trời, thì hãy để nó tự cứu mình đi!” (Lu-ca 23:35). Cùng lúc đó, quân lính phụ trách việc hành hình Giành nhau áo xống của Ngài. Họ định xé áo Ngài ra thành bốn phần, mỗi người một phần. Nhưng sau họ nghĩ lại: “Đừng xé áo nầy ra, chúng ta hãy bắt thăm, ai trúng nấy được”. Họ làm như vậy mà không hề biết rằng điều nầy đã ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh (tham khảo Thi Thiên 22:18).

   Trong khi đó, Chúa Jêsus trên cây thập tự cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì”.

   Một tên trộm cướp bị đóng đinh bên cạnh cũng chế nhạo Ngài rằng: “Anh không phải là Chúa Cứu Thế sao? Hãy tự giải thoát và cứu bọn tôi với”. Nhưng tên kia trách nó rằng: “Hình phạt chúng ta chịu thật xứng đáng với việc chúng ta làm, còn người nầy vô tội”. Xong, anh ta quay sang thưa với Chúa: “Thưa Chúa, khi về Nước Chúa, xin nhớ đến con”. Chúa Jêsus thấy người nầy ăn năn tội, tin nhận Ngài, thì đáp lời cầu xin: “Hôm nay, con sẽ ở với Ta trên thiên đàng”.

   Khoảng từ giữa trưa cho đến ba giờ chiều hôm ấy, khắp xứ đều tối tăm mù mịt, mặt trời bị che khuất, không gian như một màn đen bao phủ.

   Bỗng nhiên, Chúa Jêsus phán lớn: “Mọi việc đã trọn” (Giăng19:30). “Thưa Cha! Con xin giao linh hồn trong tay Cha” (Lu-ca23:46). Lúc Chúa Jêsus chết, cả không gian chấn động, bức màn ngăn nơi thánh và nơi chí thánh trong đền thờ thình lình xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Chúa Jêsus đã làm trọn phận sự mà Đức Chúa Trời giao cho Ngài ở thế gian.

   Đám đông lúc nảy còn nhạo báng, cười cợt Chúa Jêsus, giờ họ sững sờ kinh ngạc. Một viên đại đội trưởng La-mã đứng gần cây thập tự thấy trời tối sầm lại, thấy Chúa Jêsus chết như vậy, thì nói: “Thật chính người là người công bình” (Lu-ca 23:47), “Người nầy quả thật là Con Đức Chúa Trời” (Mác 15:39).

   Dân chúng tận mắt chứng kiến Chúa Jêsus trút hơi thở cuối cùng đều đấm ngực ra về, còn những người bạn của Ngài đứng ngó từ xa.

(3) Chúa Jêsus được chôn sau khi chịu thương khó.

    Chúa Jêsus có nhiều kẻ thù, nhưng cũng có nhiều bạn. Trong đó, Giô-sép là một người bạn tốt của Chúa Jêsus. Sau khi Chúa Jêsus chết, ông đến gặp Phi-lát xin xác Chúa để chôn, dù việc nầy có thể khiến ông bị bắt vì tự nhận là bạn của Chúa Jêsus. Giô-sép là người giàu có, ông có một ngôi mộ mới trong sườn núi, chưa chôn ai hết (Mộ giống như cái động được đục trong đá, có thể chôn đến tám người).

   Phi-lát đồng ý. Ngay lập tức, Giô-sép và Ni-cô-đem (Các em còn nhớ Ni-cô-đem không?) hạ xác Chúa xuống. Họ gấp rút làm xong trước khi trời tối, vì ngày mai là ngày Sa-bát, không ai được chạmvàongười chết. Hai người lấy vải gai mịn và thuốc thơm tẩm liệm thi hài Chúa, rồi sau đó cẩn thận đặt vào trong mộ.

   Có mấy người phụ nữ đến xem Giô-sép và Ni-cô-đem đặt xác Chúa Jêsus vào mộ, rồi lấy đá lấp cửa mộ lại. Khi trở về, họ sắm sửa thuốc thơm và sáp thơm để sau ngày Sa-bát sẽ mang đến mộ.

   Ngày hôm sau, các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si đến gặp Phi-lát xin rằng: “Chúng tôi nhớ người nầy khi còn sống nói rằng: Sau ba ngày, Ta sẽ sống lại. Vậy xin tổng trấn ra lệnh canh gác mộ thật nghiêm nhặt suốt ban gày, kẻo môn đồ nó đến lấy trộm xác đi rồi phao tin nó sống lại”.

   Được Phi-lát đồng ý, họ cho niêm phong cửa mộ, và cắt lính canh gác cẩn thận.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Có lẽ các em thường nghe câu chuyện nầy, nhất là vào dịp Lễ Thương khó và Phục sinh, nhưng thật ra các em không nên chỉ nhớ đến sự thương khó của Chúa khi nghe đến chuyện ấy, mà luôn biết ơn sự hy sinh của Ngài.

   Tuy các em không có mặt trong đám đông chứng kiến Chúa Jêsus chịu thương khó, nhưng các em nên biết chắc rằng Chúa Jêsus chết là vì các em (Tham khảo câu gốc tuần nầy). Sự hy sinh của Chúa Jêsus có liên quan gì đến sự sống của các em không? (Cho các em trả lời). Sự hy sinh của Chúa đưa các em đến với Đức Chúa Trời và hưởng được nhiều ơn của Ngài.

   Ê-phê-sô 1:7 chép:  “Chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài”.

   Rô-ma 8:16: “Chúng ta là con cái Đức Chúa Trời”.

   Các em suy gẫm tình yêu của Chúa Jêsus đã dành cho các em, và có hành động xứng đáng với tình yêu ấy như: Tin nhận Ngài, quyết là con ngoan của Chúa, biết ơn Chúa, nói về sự chết của Chúa cho bạn bè.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 26:30-75; 27:11-31.

II. CÂU GỐC:Không ai cất mạng sống Ta đi được, nhưng Ta tự nguyện hi sinh. Ta có quyền hi sinh mạng sống và có quyền lấy lại. Ta đã nhận mệnh lệnh nầy từ nơi Cha Ta.” (Giăng 10:18).

III. BÀI TẬP.

  1. Môn đồ của Chúa Jêsus.

   Giả sử em là một trong các môn đồ có mặt tại vườn Ghết-sê-ma-nê vào tối hôm đó, chứng kiến Chúa Jêsus bị bắt. Bây giờ, em kể lại cho bạn em nghe! Viết mọi việc đã xảy ra và cảm nghĩ của

  1. Cùng đi với Chúa.

   Chúa Jêsus đã tự nguyện đi trên con đường đau khổ để gánh thay tội lỗi cho em. Ngày hôm nay, để đáp lại tình yêu của Chúa, em có bằng lòng cùng đi với Chúa không, hay chỉ theo Ngài “xa xa” như Phi-e-rơ? Em bày tỏ tấm lòng em bằng cách trả lời những câu hỏi sau.

  1. Sự chết của Chúa Jêsus có ảnh hưởng gì đến em?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Em hứa nguyện gì sau khi học bài học nầy?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….