Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13. BÀI TRẮC NGHIỆM

 

   Em thân mến!

   Em thật đáng khen khi đã trung tín học lời Chúa, và càng đáng khen hơn khi em luôn ghi nhớ và thực hành lời của Chúa trong đời sống hàng ngày. Bây giờ, em làm bài trắc nghiệm sau đây để ôn lại những gì đã học nhé! Chúc em làm bài tốt. Chúa ở cùng em.

I. Khoanh tròn câu trả lời đúng.

  1. Danh từ “Ba Ngôi Đức Chúa Trời” là chỉ về:
  1. Ba vị thần.
  2. Ba Ngôi hiệp một, bằng nhau.
  3. Ba Ngôi Đức Chúa Trời hoàn toàn khác nhau.

    2. Công tác của Đức Thánh Linh là:

  1. Thi hành sự cứu chuộc.
  2. Khuyên bảo, dạy dỗ.
  3. Nhắc nhở, cáo trách.
  4. Câu b và c.

    3. Đặc tính quan trọng nhất để sản sinh ra những đặc tính khác trong trái Thánh Linh là:

  1. Tình yêu thương.
  2. Tiết độ.
  3. Nhân từ.
  4. Nhịn nhục.

    4. Một trong những điều ngăn trở khiến đời sống không có sự vui mừng là:

  1. Tội lỗi.   b. Nghèo thiếu.
  2. Bệnh tật. d. Câu b và c đúng.  

    5. Lý do khiến em phải nhịn nhục người khác là vì:

  1. Không muốn gây gổ.
  2. Chúa đã nhịn nhục em.
  3. Sợ hãi.
  4. Không quan tâm.

    6. Một trong những biểu hiện của người trung tín là:

  1. Giữ lời hứa.
  2. Không hứa.
  3. Năng nỗ trong mọi việc.
  4. Câu b đúng.

    7. Phương cách có thể giúp em thực hành sự tiết độ là:

  1. Thời khóa biểu.
  2. Nhắc nhở của ba mẹ.
  3. Ý muốn của bản thân.
  4. Tất cả đều đúng.

    8. Một số tín hữu Hội Thánh Cô-rinh-tô công kích Phao-lô là giả dối, không phải là sứ đồ, Phao-lô đã:

  1. Không bao giờ trở lại.
  2. Bày tỏ lòng yêu thương, mềm mại, nhịn nhục.
  3. Viết thư khuyên bảo họ.
  4. Câu a và c đúng.
  5. Câu b và c đúng.

    9. Phao-lô viết thư Phi-líp khi ông:

  1. Truyền giáo tại Ma-xê-đoan.
  2. Về quê tại Tạt-sơ.
  3. Ở tù tại Rô-ma.
  4. Cả 3 đều sai.

    10. Mục tiêu trong đời sống của Phao-lô là:

  1. Đi vòng quanh thế giới.
  2. Đem nhiều người đến với Chúa.
  3. Địa vị và sự giàu có.
  4. Sự tôn trọng của mọi người.

II. Điền vào chỗ trống.

 

  1. Tình yêu thương không gây cớ _____ _______ cho anh em mình.
  2. Khi bất hòa xảy ra, thực hiện ba bước sau để có sự bình an: ______ tĩnh ____ lại, khiêm ______ suy _____, _____ động làm hòa.
  3. Nhân từ mang hình ảnh ______ _____, vì nó chất chứa ở trong lòng, còn hiền lành mang hình ảnh ____ ____, vì nó là hành vi.
  4. Lời Đức Chúa Trời ví như _____ ______ được gieo trong lòng, Đức Thánh Linh được ví như là ___ ______ trong hạt giống, khiến hạt giống nẩy mầm, lớn lên và ____ ______

III. Điền số thứ tự ở cột bên phải vào những đặc tính trái Thánh Linh ở cột bên trái sao cho phù hợp. 

 

   __ Yêu thương           1. Đáng tin cậy. 

   __ Vui mừng               2. Kiềm chế bản thân. 

   __ Bình an                  3. Hoà thuận với Chúa và người. 

   __ Nhịn nhục              4. Sức mạnh trong khó khăn.

   __ Nhân từ           5. Dễ dàng cảm thông với người khác.

   __ Hiền lành                6. Làm việc lành.     

   __ Trung tín                 7. Vì lợi ích của người khác.

   __ Khiêm nhu              8. Nhu mì, khiêm nhường.

   __ Tiết độ                    9. Chịu đựng người khác.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

 

   Bạn thân mến!

   Trong suốt thời gian 3 tháng, bạn hướng dẫn các em học Kinh Thánh chủ đề TRÁI THÁNH LINH, bạn có cảm thấy đời sống mình thật sự có bông trái Thánh Linh chưa? Bạn được sự nhắc nhở nào? Bạn có sự cảm tạ nào? Ngay bây giờ, bạn gác lại mọi việc và để thời gian tĩnh lặng suy nghĩ và nói với Chúa tất cả cảm xúc hiện có trong lòng bạn.

   Riêng các em thiếu nhi, bạn thấy qua quý nầy, các em có tiến bộ được bao nhiêu? Có thực hành không? Nếu trong lớp có em nào đời sống được thay đổi, thì bạn mời em đó làm chứng để khích lệ những em khác.

   Ôn lại cho các em nhớ 9 đặc tính của trái Thánh Linh. Mục tiêu của Cơ đốc nhân là kết trái Thánh Linh. Khích lệ các em phải nỗ lực theo đuổi mục tiêu nầy suốt đời.

   Sau cùng, cho các em làm bài trắc nghiệm trong sách học viên.

TRANG TÀI LIỆU 1.

TRANG TÀI LIỆU 2.

TRANG TÀI LIỆU 3.

TRANG TÀI LIỆU 4.

TRANG TÀI LIỆU 5.

TRANG TÀI LIỆU 6.

TRANG TÀI LIỆU 7.

TRANG TÀI LIỆU 8.


TRANG TÀI LIỆU 9.

ĐIỂM TÂM ĐỒ VUI MỪNG

NGÀY THÁNG:

 +10

 

HỌ VÀ TÊN:

                                   
+8

 

                                 
                                   
+6

 

                                 
                                   
+4

 

                                 
  +2

 

                                 
                                   
0

 

                                 
                                   
-2

 

                                 
                                   
-4

 

                                 
                                   
-6

 

                                 
                                   
-8

 

                                 
                                   
-10

 

                                 
                                   
11:00

 

9:00

 

7:00

 

5:00

 

3:00

 

1:00

 

11:00

 

9:00

 

7:00

 

 

O: Bày tỏ tâm trạng ổn định.

+: Bày tỏ mức độ vui mừng.

-: Bày tỏ mức độ không vui mừng.

 

CHỈ SỐ TÂM TRẠNG

 

THỜI GIAN

 

SỰ VIỆC XẢY RA

 

Cao nhất. (…..)

 

Thấp nhất. (…..)

 

TRANH TÀI LIỆU 10

TRANH TÀI LIỆU 11

TRANH TÀI LIỆU 12

MỜI BẠN NHẬN XÉT TÔI

Tôi là:……………………….

Mời bạn:……………………….(họ tên người nhận xét)

Nhận xét biểu hiện của tôi trong 5 đức tính sau đây. 10 là điểm số cao nhất, 1 là điểm số thấp nhất. Mời bạn khoanh tròn số điểm bạn chọn. Cảm ơn!

 

THÀNH THẬT:                      1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

ĐÚNG GIỜ:                           1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

GIỮ LỜI HỨA:                      1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

CÓ TRÁCH NHIỆM:              1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

TRUNG THÀNH VỚI BẠN:   1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

TRANH TÀI LIỆU 13

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 12. NỖ LỰC KẾT TRÁI THÁNH LINH

 

  1. KINH THÁNH: Phi-líp 3:12-16; 4:8-13.
  2. CÂU GỐC: “Nhưng tôi cứ làm một điều: quên đi những gì ở đằng sau, vươn tới những gì ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà theo đuổi để đoạt giải về sự kêu gọi trên cao của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus” (Phi-líp 3:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Chỉ có một điều.

“Chỉ có một điều” mà Phao-lô muốn nói đến là gì? Em viết điều đó vào trong ô trống. Phao-lô dùng hình ảnh một vận động viên để nói rõ thái độ của ông. Dựa theo thái độ của Phao-lô, em đoán xem vận động viên chạy trước trong hình đang nghĩ gì?

  1. Trái của sự sống.

Dựa vào thư của Phao-lô gởi cho Hội Thánh Phi-líp, em tìm ra 3 đặc tính của trái Thánh Linh. Vì sao em biết đặc tính đó?

 

   Chúa Jêsus yêu dấu!

   Con phải học tập thái độ của Phao-lô nỗ lực kết trái Thánh Linh trong đời sống. Cầu xin Ngài giúp đỡ con, để khi con gặp khó khăn hay thất bại cũng không nản lòng, mà cứ tiếp tục hướng tới mục tiêu làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Con cũng suy nghĩ về 6 điều tốt đẹp mà Phao-lô đã dạy bảo, xin Đức Thánh Linh giúp con thực hiện. Con cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus, A-men!

 

  1. Sáu việc tốt đẹp.

   Em ghi ra sự nhắc nhở qua sáu điều mà Phao-lô đã dạy.

 

 

VIỆC TỐT

 

Ý NGHĨA

 

SỰ NHẮC NHỞ

 

 

 

Chân thật

Ngay thẳng, thật thà, đáng tín cậy.

Ví dụ: Mình hứa với Huệ, chiều Chúa Nhật sẽ học chung. Chiều đó, ba muốn dẫn em đi chơi, nhưng Minh từ chối.

 

 

 

Đáng kính

Đoan trang, không cao ngạo.

Ví dụ: Quyên là đội trưởng đổi kỷ luật. Bạn ấy luôn tôn trọng, lễ phép với mọi người. Hanh vi cử chỉ rất đoan trang

 

 

Công bình

Không thiên vị, ngay thẳng.

Ví dụ: Trên xe buýt, Nam nhắc bác ngồi bên cạnh làm rớt tiền.

 

 

Thanh sạch

 

Trong sạch, không hổ thẹn về hành vi của mình.

Ví dụ: Kiệt tuyệt đối không tự ý sự dụng đồ của người khác, không ăn vụng dù ở nhà một mình…

 

 

 

 Đáng yêu

Hành vi cử chỉ duyên dáng, dễ mến, khiến người khác cảm thấy vui vẻ.

Ví dụ: Lài là một người thân thiện, luôn khích lệ người khác. Mọi người rất thích làm bạn với Lài.

 

Có tiếng tốt

Mọi người làm chứng tốt.

Ví dụ: Mọi người điều khen bác Trần là người tốt, luôn sẵn lòng giúp người khác.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 12. NỖ LỰC KẾT TRÁI THÁNH LINH

 

I. KINH THÁNH: Phi-líp 3:12-16; 4:8-13.

II. CÂU GỐC: “Nhưng tôi cứ làm một điều: quên đi những gì ở đằng sau, vươn tới những gì ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà theo đuổi để đoạt giải về sự kêu gọi trên cao của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus” (Phi-líp 3:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Khi Phao-lô viết thư gởi Hội Thánh Phi-líp, ông đang bị tù và có thể tử vì đạo. Nhưng ông không ngừng theo đuổi mục tiêu mà Chúa Jêsus giao phó, tiếp tục rèn luyện những phẩm đức tốt đẹp của một tôi tớ Đức Chúa Trời.

   – Cảm nhận: Những đặc tính trong trái Thánh Linh cần phải được tiếp tục rèn luyện đến suốt đời.

   – Hành động: Học tinh thần nỗ lực không ngừng kết trái Thánh Linh của Phao-lô, và định ra mục tiêu thực hiện một việc tốt.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Phi-líp là thành phố đầu tiên Phao-lô đến khi ông truyền giáo tại Châu Âu (CôngVụ 16:12), cũng có thể nói đó là cái nôi Cơ Đốc Giáo của Châu Âu. Trong số Hội Thánh mà Phao-lô đã thành lập, Hội Thánh Phi-líp có quan hệ thân thiết với ông hơn cả, và ông luôn khen họ nhiều lần cung cấp nhu cầu vật chất cho ông (2Cô-rinh-tô 11:9; Phi-líp4:15-16).

   Truyền thống cho rằng thư tín Phi-líp được viết khi Phao-lô ở tù tại Rô-ma (Phi-líp1:12-4:22), là thư tín viết sau cùng trong số thư tín trong tù của Phao-lô. Lúc đó, Phao-lô đã biết mình sẽ bị giết vì danh Chúa, nhưng trong thư gởi cho Hội Thánh Phi-líp, ông vẫn bày tỏ mình sẽ không ngừng theo đuổi mục tiêu mà Chúa Jêsus giao phó (Phi-líp 3:12-16). Vì thế, tuy cảm nhận ngày cuối cùng của cuộc đời mình đã đến gần, nhưng ông vẫn nỗ lực kết trái Thánh Linh (Phi-líp 4:10-13), đồng thời khích lệ tín hữu tại Phi-líp học theo ông, chú tâm và theo đuổi những phẩm đức tốt đẹp của trái Thánh Linh.

  1. Vẫn phải nỗ lực (Phi-líp 3:12-16).

   Dầu Phao-lô đã hầu việc Chúa nhiều năm, đời sống thuộc linh đạt đến mức độ cao, nhưng ông vẫn cho rằng mình cần phải nỗ lực không ngừng, bởi vì giữa cái đã có và chưa có vẫn còn khoảng cách (câu 12). Ngoài ra, trong câu 13, Phao-lô nói “Thưa anh em, tôi không nghĩ rằng mình đã đoạt được rồi”, để nói rằng ông không phải đã đến đích, mà là đang tập trung nỗ lực chạy đến đích. Ông lấy hình ảnh một vận động viên để minh họa. Một vận động viên nếu muốn đạt đến đích, thì phải “quên lửng sự ở đằng sau, bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đích mà chạy”. Nếu vận động viên quay đầu lại nhìn những vận động viên khác, thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chạy. Ý nghĩa của từ “quên lửng” là bỏ đi những việc làm mình phân tâm, làm lạc mục tiêu.

  1. Không ngừng kết trái Thánh Linh (Phi-líp 4:10-13).

   Phao-lô không ngừng kết trái Thánh Linh bởi ông suốt đời tin cậy và vâng theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Phao-lô không quan tâm đến hoàn cảnh tốt hay xấu (đặc biệt là ông đang ở trong tù), vì ông hiểu rõ rằng khi tin cậy Chúa thì sẽ có sự vui mừng. Đó là bí quyết mà ông đã tìm được trong từng trải của chức vụ.

  1. Khích lệ tín hữu không ngừng kết trái Thánh Linh (Phi-líp 4:8-9).

   Phao-lô nêu ra 6 điều và yêu cầu các Cơ đốc nhân phải luôn nghĩ đến và theo đuổi. Đó là:

  1. Chân thật.                       
  2. Đáng tôn (đáng kính)
  3. Công bình.                     
  4. Thanh sạch.
  5. Đáng yêu chuộng.

    g. Có tiếng tốt.

   Nói tóm lại, những phẩm đức tốt đẹp của trái Thánh Linh thì phải không ngừng theo đuổi. Phao-lô muốn các tín hữu Phi-líp hiểu rõ những phẩm đức tốt đẹp nầy có thể thấy nơi ông, bởi ông đang thực hành như vậy: “Những gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở với anh em.”(câu 9).

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Trò chơi: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT.

  1. Chuẩn bị: Trái cây (chuối, nhãn, mãng cầu, ổi, cóc…), một số ghế nhỏ làm chướng ngại vật, 2 trái banh nhựa (có thể thay thế bằng bong bóng).
  2. Thực hiện: Đặt trái cây tại điểm đích, cách điểm đích khoảng 15m là điểm xuất phát. Từ điểm xuất phát đến điểm đích, đặt những chướng ngại vật ngoằn ngoèo.

   – Chia các em làm hai đội, đứng hàng dọc trước vạch xuất phát. Khi nghe hiệu xuất phát, hai em đầu tiên của hai đội kẹp banh ở giữa lùi đi thật nhanh đến đích, bước qua những chướng ngại vật (nếu rơi banh thì phải quay lại điểm xuất phát). Khi đến đích thì lấy trái cây (mỗi lần chỉ được 1 trái). Trong thời gian quy định, đội nào lấy nhiều trái cây hơn thì đội đó thắng. Số trái cây mà đội lấy được cũng là phần thưởng của đội đó.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Các em vừa chơi xong trò chơi “Vượt chướng ngại vật”, các em thấy có khó không? Mục tiêu mà các em muốn đạt đến trong trò chơi nầy là gì? Các em cần phải như thế nào để đạt được mục tiêu đó? (Cho các em trả lời).

   Hôm nay, chúng ta sẽ học Kinh Thánh trong thư Phi-líp 3:12-16; 4:8-13 (cho các em thay phiên nhau đọc phân đoạn nầy). Các em biết không, sách Phi-líp mà chúng ta có trong Kinh Thánh Tân ước là thư của Phao-lô gởi cho Hội Thánh Phi-líp khi ông đang ở tù tại Rô-ma. Dù biết chắc hoàng đế Rô-ma sẽ kết ông án tử hình, nhưng Phao-lô vẫn tiếp tục nỗ lực để chạy đến đích mà Chúa Jêsus đã giao phó. Các em cùng chú ý theo dõi tâm tình của Phao-lô nhé.

  1. Bài học.

   (Giáo viên ghi âm nội dung dưới đây, rồi phát ra cho các em nghe, hoặc mời một giáo viên khác cùng cộng tác với mình).

   – Cai tù: Chào ông Phao-lô! Ông lại viết thư nữa à! Có phải lần nầy chống án, ông biết lành ít dữ nhiều nên viết di chúc để lại phải không?

   – Phao-lô: Anh cai tù ơi, tôi chống án lên hoàng đế Rô-ma là để chứng minh Tin Lành mà tôi rao truyền không chống đối đức vua, cũng không mưu toan lật đổ chính quyền. Vả lại…

   – Cai tù (xua tay): Thôi, thôi! Ông lại nói đến Jêsus nữa hả?

   – Phao-lô: Được rồi! Tôi không nói đến Chúa Jêsus nữa, nhưng anh hãy nghe tôi đọc những điều tôi đang viết nhé!

   – Cai tù: Thôi không cần…(Cai tù quay bỏ đi).

   – Phao-lô (hướng về các em): Hay là các con nghe thư của ông viết cho các tín đồ Phi-líp nghe! Trong thư bao gồm mục tiêu cuộc đời của ông, cùng với bí quyết để đạt đến mục tiêu đó.

   (Nội dung sau đây có thể do giáo viên đóng vai Phao-lô tiếp tục diễn giải, cũng có thể thu âm trước rồi phát ra. Đoạn văn sau đây căn cứ vào Phi-líp3:12-16; 4:8-13và bối cảnh thư tín mà viết ra).

   “Tôi bị giam cầm ở Rô-ma đã 2 năm rồi, xem ra việc chống án lên hoàng đế cũng sắp có kết quả. Tôi không sợ chết, nếu chết vì Chúa Jêsus tôi rất vui lòng. Nhưng nếu tôi còn sống, thì có thể sẽ tiếp tục dẫn dắt nhiều người đến với Chúa hơn.

    Hỡi anh em yêu dấu! Trong suốt 30 năm hầu việc Chúa, tôi đã thành lập không ít Hội Thánh, và cũng hưởng ân điển của Chúa rất nhiều. Bây giờ đã đến lúc cuối đời, nhưng tôi vẫn không cảm thấylà đã thànhcông. Tôi chỉ biết một điều, đó là quên lửng sự ở đằng sau, bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đích mà chạy, để nhận phần thưởng từ sự ban cho của Chúa Jêsus.

   Ngoài ra, trong lòng tôi rất vui mừng, không phải vì anh em đã cung ứng nhu cầu của tôi. Thật ra, cho dầu tôi ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng tập thỏa lòng, bởi vì tôi luôn tin cậy Đức Chúa Trời. Ngài sẽ ban thêm sức cho tôi vượt qua thử thách.

 

    Cho dù tôi có bị kết án như thế nào, anh em cũng nênhọc theo tôi, giống như lúc trước tôi ở với anh em vậy, hoặc sau nầy tôi không ở với anh em, anh em càng nên làm như vậy. Anh em phải luôn nghĩ đến điều gì chân thật, điều gì đáng tôn đáng kính, điều gì công bình, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì có tiếng tốt, đồng thời điều gì nhân đức đáng khen thì phải luôn tìm cơ hội thực hành. Tôi muốn anh em phải nghĩ tới những điều nầy, vì sự suy nghĩ rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến lời nói và hành vi của chúng ta.

   Nếu Chúa muốn, trong thời gian nhanh nhất, Ti-mô-thê sẽ đến cùng anh em, để tôi có thể biết được tình trạng hiện tại của anh em. Sau cùng, tôi cảm ơn anh em luôn chia sẻ khổ nạn cùng tôi”.

   Các em thân mến! Qua thư, chúng ta thấy mục tiêu đời sống của Phao-lô là gì? Ông làm thế nào để đạt đến mục tiêu nầy? Ông có bí quyết gì? (Cho các em thảo luận).

   Sau khi thảo luận xong, hướng dẫn các em làm bài tập phần 1“Chỉ có một điều”. (Đáp án: Suy nghĩ của vận động viên: Đừng quay đầu nhìn các vận động viên chạy sau. Nếu làm như vậy sẽ bị phân tâm, ảnh hưởng đến tốc độ chạy. Thái độ của Phao-lô: Quên sự ở đằng sau, nỗ lực bươn tới trước).

   Trong phần bài tập “Trái của sự sống”, có thể cho các em dựa vào phân đoạn Kinh Thánh bài nầy để thực hiện. (Đáp án: Vui mừng. Phao-lô tin cậy Chúa trong mọi sự, thỏa lòng trong mọi hoàn cảnh (Phi-líp 4:10). Tiết độ. Nếu không có thỏa lòng (Phi-líp 4:11) thì không có tiết độ. Nhân từ. Phao-lô luôn nghĩ đến tín hữu tại Hội Thánh Phi-líp, luôn khích lệ họ tăng trưởng, được phước trong Chúa (Phi-líp4:9).

  1. Ứng dụng.

     a. Giáo viên tham khảo phần “Giáo viên suy gẫm”để hướng dẫn các em làm bài tập phần 3: “Sáu điều tốt đẹp”. Sau đó cho các em chia sẻ điều được nhắc nhở qua sáu điều nầy. Giáo viên chia sẻ: “Nếu các em chú tâm và nỗ lực thực hành 6 điều tốt đẹp nầy, thì có thể kết trái Thánh Linh. Sau đó, cho các em kiểm điểm xem trong đời sống của mình đã có 6 điều tốt đẹp mà Phao-lô nói chưa? Và cho các em tự chọn 1 điều tốt đẹp để thực hiện, tuần sau trở lại chia sẻ mình đã nỗ lực để hoàn thành như thế nào.

    b. Cho các em đọc câu gốc và kết thúc bằng lời cầu nguyện.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 11. TRÁI THÁNH LINH TRONG ĐỜI SỐNG HAO-LÔ

I. KINH THÁNH: 2 Cô-rinh-tô 6:3-10.

II. CÂU GỐC: “Đừng để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, cách cư xử, lòng yêu thương, đức tin và sự trong sạch mà làm gương cho các tín hữu.”(1Ti-mô-thê 4:12).

III. BÀI TẬP.

  1. Lời biện hộ của Phao-lô.

   Em viết ra lời chỉ trích của một vài người trong Hội Thánh Cô-rinh-tô đối với Phao-lô, cách giải thích, lời biện hộ của ông và ông đánh giá mình như thế nào?

  1. Thất bại và thành công.

   Trong lời biện hộ của Phao-lô, em tìm ra:

  1. Ông đã gặp phải chuyện gì mà một số người cho là ông đã thất bại? (Viết vào chỗ có )
  2. Ông có những đặc tính nào của trái Thánh Linh? (Viết vào chỗ có )

   * Những khổ nạn xảy đến cho Phao-lô không thể là tiêu chuẩn để đánh giá ông, mà sự đánh giá ông thuộc về Đức Chúa Trời. Điều quan trọng là đời sống ông đẹp lòng Đức Chúa Trời, và nẩy nở bông trái Thánh Linh.

  1. Em làm gương sáng.

Trong 4 phạm vi dưới đây, em ghi ra làm thế nào để em có thể làm gương sáng cho những người ở đó.

   Chúa Jêsus yêu dấu!

   Con sẵn lòng học theo cách cư xử của Phao-lô, cầu xin Ngài giúp con có tình yêu thương đối xử với mọi người cách hòa thuận, chân thành, hiền lành… Xin Ngài giúp con có thể làm gương sáng cho mọi người xung quanh. Con cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 11. TRÁI THÁNH LINH TRONG ĐỜI SỐNG PHAO-LÔ

I. KINH THÁNH: 2 Cô-rinh-tô 6:3-10.

II. CÂU GỐC: “Đừng để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, cách cư xử, lòng yêu thương, đức tin và sự trong sạch mà làm gương cho các tín hữu.”(1Ti-mô-thê 4:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Phao-lô vâng phục Đức Thánh Linh trong lời nói việc làm, và đời sống được kết trái Thánh Linh.

   – Cảm nhận: Đời sống kết trái Thánh Linh sẽ làm gương và làm chứng về Chúa cho người khác.

   – Hành động: Bày tỏ đời sống có trái Thánh Linh trong Hội Thánh, gia đình, trường học, quan hệ bạn bè, để làm gương tốt cho mọi người.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Vào khoảng năm 50 S.C, Phao-lô đến thành phố Cô-rinh-tô. Thành phố nầy đầy dẫy những miếu thờ tà thần, đạo đức xuống thấp. Lúc đó, Phao-lô cộng tác với hai vợ chồng A-qui-la cùng lo công việc Chúa và thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô. Ông hầu việc Chúa tại đó hơn một năm rưỡi. Sau đó bị vu cáo và công kích, nên ông rời khỏi đó.

   Sau khi Phao-lô đi khỏi, Hội Thánh có sự lộn xộn. Các tín đồ chia bè kết đảng, hành vi bại hoại…Phao-lô đã viết một bức thư cho Hội Thánh Cô-rinh-tô nhưng tình trạng vẫn không thay đổi. Thế là ông đích thân đến giải quyết, nhưng kết quả là đôi bên đều không vui.

  1. Trong thư 1Cô-rinh-tô, Phao-lô từng xử lý một anh em trong Hội Thánh Cô-rinh-tô dâm loạn cùng mẹ kế mình. Có lẽ sau nầy, người nầy cùng với vài người nữa trả thù, công kích chức vụ sứ đồ của Phao-lô.
  2. Phao-lô hứa là sẽ đến thăm Hội Thánh Cô-rinh-tô, nhưng ông chưa thực hiện. Những người chống đối ông nói rằng, ông không đáng tin. Họ còn nói Phao-lô quyên góp tiền cứu trợ cho những tín đồ nghèo ở Giê-ru-sa-lem để bỏ túi riêng nữa.

   Phao-lô viết một lá thư khác cho Hội Thánh Cô-rinh-tô và nhờ Tít đem đi. Sau đó, Tít trở về đem theo tin tức các tín đồ đã ăn năn. Trong sự vui mừng, Phao-lô viết thư 2Cô-rinh-tô, giải thích nguyên nhân thay đổi hành trình, bênh vực chức vụ sứ đồ của mình, đồng thời đưa ra lời khuyên bảo các tín đồ.

   Phao-lô khuyên Hội Thánh Cô-rinh-tô phải trở lại hòa thuận với Đức Chúa Trời, dạy bảo họ đừng nhận lãnh ân điển của Chúa một cách vô ích, mà phải đáp ứng ngay, vì “hiện nay là thì thuận tiện” (2Cô-rinh-tô 6:2). Tiếp đến là nội dung khuyên bảo, cũng chính là phân đoạn Kinh Thánh của bài này (2Cô-rinh-tô 6:3 10). Qua phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy Phao-lô trung thành phục vụ Chúa, trau dồi những phẩm chất mà một tôi tớ Đức Chúa Trời phải có. Phối hợp với tư liệu bối cảnh, chúng ta có thể biết trái Thánh Linh được nẩy nở trong đời sống của Phao-lô.

   – Tình Yêu Thương: Phao-lô không nuông chiều tín đồ Cô-rinh-tô. Ông dùng lời lẽ nghiêm khắc khiển trách họ. Tuy nhiên, Phao-lô rất yêu thương họ. Ông luôn lấy tình yêu thương của Chúa để dạy bảo họ, đặc biệt là khi Hội Thánh có vấn đề, ông lập tức viết thư và đến thăm. Điều đó thể hiện tình yêu thương trong đời sống một cách cụ thể nhất (“lòng yêu thương thật tình”, câu 6).

   – Sự vui mừng: Phao-lô cũngcó lúc buồn rầu, nhưng buồn rầu không làmcho ông tuyệt vọng. Ngược lại, ông có cách chiến thắng sự buồn rầu. Đó là ông đặt lòng tin nơi Chúa để được vui mừng. “Ngó như buồn rầu, mà thường được vui mừng” (câu 10).

   – Hòa thuận: Chức vụ của Phao-lô là khuyên mọi người trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời, hầu hưởng được ân điển và sự bình an của Ngài. Ngoài ra, ông còn chủ động hòa thuận với các tín hữu Cô-rinh-tô bằng cách viết thư và đến thăm họ.

   – Nhịn nhục: Phao-lô từng bị một số tín hữu Cô-rinh-tô đối xử lạnh nhạt, nhưng ông không nản lòng từ bỏ, mà nhịn nhục chịu đựng sự đối đãi không tốt của người khác. Trong khi đi khắp nơi rao truyền Tin Lành, ông đã chịu đựng mọi thứ hoạn nạn (nhịn nhục, câu 4).

   – Nhân từ: Phao-lô không gây cớ vấp phạm cho người khác. Từ đó, chúng ta có thể thấy được, ông luôn mong muốn người khác được phước, được ích lợi (chẳng làm cho ai vấp phạm, câu 3).

   – Hiền lành: Vì cớ lòng nhân từ nên Phao-lô có những hành động rất hiền lành như: Viết thư khuyên bảo họ phải hòa thuận với Đức Chúa Trời, cải thiện mối quan hệ với nhau…

   – Trung tín: Phao-lô nói với các tín hữu Cô-rinh-tô rằng, ông lấy lòng chân thành, thật thà để đến với họ, hoàn toàn không có động cơ ích kỷ (là kẻ thật thà, câu 9).

   – Khiêm nhu: Sự khuyên bảo của Phao-lô đối với Hội Thánh Cô-rinh-tô hình dung như là người cha nói chuyện với con cái  (2Cô-rinh-tô 6:13).

   – Tiết độ: Phao-lô hạn chế bản thân, từ bỏ cuộc sống thoải mái để rao truyền Tin Lành (câu 3-6).

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Trò chơi: VU OAN NGƯỜI TỐT.

  1. Chuẩn bị: Vài cái đồ chơi, chọn 2 hoặc 3 em làm “nhân viên bảo vệ”.
  2. Mục đích: Cho các em có cảm nhận và phản ứng như thế nào khi bị người khác vu cáo.
  3. Thực hiện: Chia các em làm 3 hạng người: Nhân viên bảo vệ, nhóm người bình thường, nhóm người đặc biệt. Các em không biết mình ở trong nhóm người nào, chỉ có giáo viên và nhân viên bảo vệ biết mà thôi.

   – Giáo viên mời các em ở hai nhóm chơi đồ chơi đã chuẩn bị sẵn, và cho các em biết là nhân viên bảo vệ sẽ có trách nhiệm giữ trật tự. Nếu ai vi phạm quy tắc thì nhân viên bảo vệ sẽ tịch thu đồ chơi.

   – Nhân viên bảo vệ (theo sự sắp đặt trước của giáo viên) vô cớ chỉ trích nhóm “người bình thường”, cho rằng nhóm nầy đã vi phạm quy tắc. Sau đó tịch thu đồ chơi, trong khi đó “nhóm đặc biệt” không bị như vậy (giáo viên chú ý sự cảm nhận và phản ứng của các em).

   – Sau khi chơi, nói cho các em biết: “Nhóm bình thường” dù giữ quy tắc như thế nào cũng bị cho là phạm quy. Hỏi các em: “Khi bị người khác vu cáo, các em cảm thấy thế nào? Làm thế nào để nhân viên bảo vệ hiểu? Có cách giải quyết nào tích cực không?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Khi các embị người khác vu cáo, các em cảm thấy buồn, đôi khi tức giận nữa phải không? Sứ đồ Phao-lô cũng từng bị các tín đồ Hội Thánh Cô-rinh-tô vu cáo. Chúng ta xem ông có phản ứng như thế nào nhé!

  1. Bài học.

   Phao-lô là người đã thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô. Một năm rưỡi sau, ông phải rời khỏi đó vì bị các tín hữu Cô-rinh-tô vu cáo. Một thời gian sau, ông lại nghe trong Hội Thánh xuất hiện sự gian dâm, luông tuồng, tham lam, thờ hình tượng, chia rẽ…Ông liền viết thưc cho Hội Thánh Cô-rinh-tô, dạy họ cách xử lý và vạch kế hoạch trong thời gian sớm nhất sẽ đến với họ.

   Không ngờ, khi Phao-lô đích thân đến giải quyết thì không những họ không nghe, mà còn công kích, chống đối, chỉ trích Phao-lô là kẻ giả dối, không phải là sứ đồ, lấy tiền quyên góp cho các tín hữu nghèo tại Giê-ru-sa-lem để bỏ túi riêng…Nếu ở trong trường hợp của Phao-lô, các em cảm thấy thế nào? Và phản ứng ra sao? (Cho các em nói ra cảm nghĩ của mình).

   Trước tình hình đó, Phao-lô có phản ứng như thế nào? Ông có trái Thánh Linh trong đời sống như điều ông đã dạy trong Ga-la-ti 5:22 không? Chúng ta xem (2 Cô-rinh-tô 6:3-10) nhé! (Cho các em mở Kinh Thánh và đọc phân đoạn nầy).

   – Câu 3 “Chúng tôi không làm cớ vấp phạm cho ai, để chức vụ mình không bị chỉ trích”. Phao-lô nói ông cố gắng trong lời nói, hành vi không gây cớ vấp phạm cho người khác, không làm hòn đá vấp chân khiến họ không nhận lãnh được phước hạnh từ Đức Chúa Trời. Ông luôn quan tâm đến lợi ích của người khác, muốn người khác được phước. Qua đó, các em có thể nêu đặc tính trái Thánh Linh trong đời sống Phao-lô là gì? (Yêu thương, nhân từ).

   – Câu 4-5  “Nhưng trong mọi sự, chúng tôi chứng tỏ mình là đầy tớ của Đức Chúa Trời: rất mực kiên trì trong hoạn nạn, gian khổ, tai ương, đòn vọt, tù đày, loạn lạc, nhọc nhằn, mất ngủ, nhịn đói”. Mới đọc chúng ta thấy dường như Phao-lô đang “khoe” về công lao của mình vậy. Nhưng thực ra, Phao-lô đang khoe sự yếu đuối của mình để quyền phép của Đức Chúa Trời được tỏ ra một cách toàn vẹn nơi ông, và cũng bày tỏ ông là tôi tớ Đức Chúa Trời. Ông kể ra 10 điều mà ông đã trải qua (cho các em kể ra). Dù gặp rất nhiều khó khăn như bị đánh đập, ngồi tù, thiếu thốn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhưng Phao-lô vẫn trung tín với sứ mạng giảng Tin Lành mà Chúa Jêsus đã giao phó. Ông từ bỏ cuộc sống thoải mái, kiêng ăn, tỉnh thức để việc rao truyền Tin Lành được đẩy mạnh. Qua đó, các em có thể nêu ra 2 đặc tính trái Thánh Linh trong đời sống của Phao-lô không? (Trung tín, tiết độ).

   – Câu 6-7 “trong sự thanh sạch, tri thức, nhẫn nhục, nhân từ, trong Đức Thánh Linh, trong tình yêu thương chân thành, trong lời nói chân thật, và trong quyền năng của Đức Chúa Trời; cầm vũ khí công chính trong cả tay phải lẫn tay trái; ”. Ông muốn làm những việc đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên giữ lòng thanh sạch, nói lời chân thật và dùng hành động để bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, ông cũng khoan dung, nhẫn nhục với các tín hữu Cô-rinh-tô khi họ vu cáo ông. Những phẩm đức tốt đẹp nầy chỉ xuất phát từ Đức ThánhLinh. Các em có thể nêu ra đặc tính của trái Thánh Linh trong đời sống của Phao-lô là gì không? (Yêu thương, nhịn nhục).

   – Câu 9-10, “Bị xem như những kẻ xa lạ, nhưng lại được mọi người biết đến; bị xem như gần chết, nhưng thật chúng tôi vẫn sống; xem như bị hình phạt, nhưng không bị giết chết; xem như buồn bã, nhưng luôn vui mừng; xem như nghèo thiếu, nhưng lại làm cho nhiều người giàu có; xem như không có gì, nhưng lại có tất cả.” Một số tín hữu Cô-rinh-tô chỉ trích chức vụ sứ đồ của Phao-lô. Họ nhìn bên ngoài để đánh giá, nhưng Phao-lô không để ý đến sự đánh giá của người khác, mà chỉ để ý đến người khác có đượclợi ích của Tin Lành hay không mà thôi. Cho nên trong câu 9-10, các em thấy những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? (Ngó như… nhưng mà…). “Ngó như…”, Phao-lô muốn chỉ cách nhìn của vài người nào đó đối với ông, “nhưng mà…” sự thật thì ngược lại.

   Ví dụ “Ngó như kẻ phỉnh dỗ, nhưng là kẻ thật thà”. Một số tín hữu Cô-rinh-tô cho rằng Phao-lô là kẻ giả dối, nhưng Phao-lô nói ông thật thà làm tôi tớ của Đấng Christ. “Ngó như kẻ xa lạ, nhưng là kẻ (ĐứcChúaTrời) quen biết lắm”. Những người chống đối Phao-lô không nhận tư cách sứ đồ của ông, nhưng Đức Chúa Trời hoàn toàn biết ông. Ông tin chắc vào sự kêu gọi của Ngài: “Gần chết…vẫn sống, bị sửa phạt…không đến chịu chết, buồn rầu…thường được vui mừng, nghèo ngặt…làm cho nhiều người được giàu có, không có gì cả…có đủ mọi thứ”. Những điều nầy mới là sự đánh giá đúng đắn nhất về chức vụ của ông. Qua đó, các em có thể nêu ra những đặc tính trái Thánh Linh trong đời sống của Phao-lô là gì? (Vui mừng, bình an, hiền lành…).

   (Sau đó, hướng dẫn các em thực hiện bài tập phần 1 “Lời biện hộ của Phao-lô” và phần 2 “Thất bại và thành công”. Đáp án phần 1: Chịu sự chỉ trích: Kẻ giả dối, lấy tiền quyên góp để bỏ túi riêng, không phải là sứ đồ. Cách giải thích: Viết thư. Biện hộ: Giữ mình không gây cớ vấp phạm cho người khác; chịu khổ, nhịn nhục như là tôi tớ của Đức Chúa Trời, thành thật phục vụ Chúa và anh em…Đánh giá bản thân: Tôi tớ của Chúa, chỉ có Chúa mới đánh giá ông một cách chính xác nhất. Phần 2: Cho các em viết ra trước, sau đó cùng nhau thảo luận. Đáp án: Giáo viên tham khảo trong phần “Giáo viên suy gẫm”).

  1. Ứng dụng.

   – Cho các em đọc câu gốc, sau đó hỏi các em: “Trong Hội Thánh, gia đình, trường học, trong vòng bạn bè, ai là tấm gương cho em? Vì sao?”

   – Cho các em làm bài tập phần 3 “Em làm gương sáng”. Sau đó khích lệ các em chia sẻ và thực hiện trong tuần nầy.

   – Cầu nguyện kết thúc: Xin Chúa cho các em có trái Thánh Linh trong đời sống để làm gương sáng cho người khác, và làm vinh hiển danh Chúa.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Chín, 2024

BÀI 10. TIẾT ĐỘ

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo 1 Cô-rinh-tô 9:24-27; Tít 1:7-8).

II. CÂU GỐC: “Thêm cho tri thức tính tiết chế, thêm cho tiết chế tính kiên nhẫn, thêm cho kiên nhẫn lòng tin kính” (2 Phi-e-rơ 1:6).

III. BÀI TẬP.

  1. Tiết độ chính là…

   Trong những câu sau đây, câu nào miêu tả sự tiết độ? Em vẽ mặt cười trước câu có biểu hiện tiết độ, và mặt buồn trước câu không có biểu hiện tiết độ.

  1. Có sự tiết độ.

   Em đọc câu chuyện sau đây, và tìm xem câu Kinh Thánh nào giúp bạn Cường có sự tiết độ? (Ghi câu Kinh Thánh đó vào chỗ trống).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Chín, 2024

BÀI 10. TIẾT ĐỘ

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo 1 Cô-rinh-tô 9:24-27; Tít 1:7-8).

II. CÂU GỐC: “Thêm cho tri thức tính tiết chế, thêm cho tiết chế tính kiên nhẫn, thêm cho kiên nhẫn lòng tin kính” (2 Phi-e-rơ 1:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Tiết độ là tự hạn chế bản thân, bao gồm những việc nên làm và không nên làm.

   – Cảm nhận: Người không biết tiết độ sẽ dễ bị cám dỗ phạm tội.

   – Hành động: Sẵn lòng rèn luyện sự tiết độ trong ba phương diện: Ăn uống, công việc và cảm xúc.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Tiết độ là đặc tính cuối cùng mà Phao-lô nêu ra trong trái Thánh Linh. Phẩm đức tốt đẹp nầy chỉ về cách đối xử với bản thân. Tiết độ có nghĩa là tự kiềm chế những ham muốn, và cảm xúc của mình.

   Vận động viên là hình ảnh rõ ràng nhất để nói về sự tiết độ. Họ bắt buộc phải ở dưới kỷ luật. Vận động viên trước khi tham dự trận đấu phải nghiêm khắc tuân giữ mọi quy định về ăn uống, giờ giấc, tập luyện…để đạt kết quả cao nhất.

   Tiết độ cũng là một trong những điều kiện mà các mục sư và các trưởng lão trong Hội Thánh phải có (Tít 1:7-8). Theo 1Cô rinh-tô 7:5-9, tiết độ nói đến việc kiềm chế tình dục, nhưng trong Ga-la-ti 5:21 thì từ tiết độ không chỉ về mặt đạo đức, mà còn bao gồm việc ăn uống, giải trí, và mọi hoạt động của đời sống. Trái ngược với tiết độ là buông thả, tức là không kiềm chế, không tự kỷ luật bản thân. Phán đoán sáng suốt và nhận biết bản thân có thể giúp rèn luyện sự tiết độ. Vì vậy, mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta phải phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tiết độ mà Phao-lô nói đến là vâng theoý muốn của Chúa, hạn chế ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, khi xác thịt làm chủ thì con người không cách nào tiết độ. “Vậy tôi nói, hãy bước đi theo Thánh Linh, đừng thỏa mãn những dục vọng xác thịt. Vì xác thịt có những dục vọng trái ngược với Thánh Linh, và Thánh Linh có những ước muốn trái ngược với xác thịt; hai bên đối nghịch nhau như vậy, nên anh em không làm được điều mình muốn” (Ga-la-ti 5:16-17).

   Đối với các em thiếu nhi, nên cho các em học tiết độ trong ba phương diện: Ăn uống (tham ăn), công việc (lười biếng), và cảm xúc (nóng giận).

  1. Tham ăn.

    a. Cách đối phó.

   Giáo viên giúp các em nhận biết: Mọi sự đều có quy tắc của nó. Xã hội có luật pháp, trường học có nội quy, gia đình có gia quy. Những quy tắc nầy giúp con người sống tiết độ.

    b. Hành động tích cực.

   Giáo viên bảo các em ăn bất cứ vật gì phải được ba mẹ cho phép, và ăn vừa đủ. Khi ba mẹ không ở bên cạnh, cũng phải ghi nhớ và vâng giữ quy tắc mà ba mẹ đã đưa ra. Tiết độ là không ăn quá mức, không tùy tiện ăn bất cứ lúc nào. Ví dụ: Mẹ dặn là không nên ăn vặt trước khi ăn cơm, vì như thế sẽ bỏ bữa. Thói quen này sẽ không tốt cho sức khỏe.

  1. Lười biếng.

    a. Cách đối phó.

   Tội lỗi xuất phát từ trong lòng, khiến con người sống theo ý mình, làm thỏa mãn mình. Điều đó dẫn đến phạm tội với Đức Chúa Trời. Vì vậy, các em phải có thói quen cầu nguyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày, xưng nhận tội lỗi, mời Đức Thánh Linh làm chủ đời sống để cai quản tâm tư ý tưởng, và giúp các em biết kỷ luật bản thân.

   b. Hành động tích cực.

   Mỗi ngày phải làm xong bài tập, việc nhà, rồi mới được đi chơi, xem ti-vi…Tham khảo ý kiến ba mẹ để lập thời khóa biểu, và thực hiện “giờ nào việc đó” (bao gồm cả việc đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày).

  1. Nóng giận.

    a. Cách đối phó.

   Giúp các em nhận biết: Hành vi và sự chọn lựa của chúng ta đều có một kết quả tương xứng. Không tiết độ trong hành vi và thái độ sẽ đem lại hậu quả đáng tiếc. Vậy nên, trong mọi việc phải bình tĩnh, suy nghĩ kỹ mới làm, mới nói.

   b. Hành động tích cực.

   Khi cảm thấy bực mình, thì nhắm mắt lại 1phút. Khi sắp nổi giận thì nhanh chóng thở sâu 3 lần. Khi có ai muốn chọc tứ choặc khiêu khích, thì lập tức rời khỏi đó, thở sâu, và cầu nguyện thầm trong lòng xin Đức Thánh Linh giúp đỡ.

V.  PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Trò chơi: AI TIẾT ĐỘ.

  1. Chuẩn bị: 6 cái bong bóng được thổi hơi, 6 cây bút chì, tư liệu (phía dưới).
  2. Thực hiện: Vẽ mặt lên 6 bong bóng. Mỗi quả bóng được cột vào một miếng giấy (ghi nội dung trong cột thứ hai). Dùng dây thun cột 6 miếng giấy trong cột thứ nhất vào 6 cây bút chì.

   – Chia các em làm hai đội, mỗi đội cử hai em lên lấy bút chì và xem nội dung trên cây bút là gì. Sau đó, dựa vào nội dung tìm ra quả bóng có nội dung phù hợp. Sau khi tìm ra thì kết luận xem người đó có tiết độ không. Nếu khôngthì dùngbút chì đâm (hoặc ngồi lên) quả bóng để cho nổ, nếu có thì giữ nguyên. Đội nào thực hiện nhanh và có nhiều quả bóng không nổ hơn thì sẽ thắng.

 

CỘT SỐ 1 CỘT SỐ 2
Bạn của mẹ đến chơi và biểu một bịch trái vải lớn. Phong thích nhất là trái vải… Một mình Phong ăn hết nửa bịch. Hai ngày sau, Phong bị đau lưỡi, lỡ miệng và có nhiều mụn nổi lên trên mặt.
Chí rất thích ăn khoai tây chiên… Bạn ấy ghi nhớ lời mẹ dặn, mỗi lần chỉ ăn nửa gói, vì ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì thế Chí luôn được thương thức món khoái khẩu nầy.
Ngày mai thi kiểm tra nên Nhi phải ôn bài… Ba mẹ có việc phải ra ngoài. Nhi nhảy tót lên giường bật tivi lên xem. Khi Ba mẹ về thì đã gần đến giờ đi ngủ rồi.
Nhà trường cho phép nghỉ 3 ngày, nên giáo viên cho bài tập về nhà làm, hết nghỉ phép sẽ thi kiểm tra. Lực… Về thăm bà ngoại. Lực quyết định sẽ làm xong bài tập trước khi đi, và đem vở  theo để tiếp tục ôn trong thời gian rảnh.
Hoa đem đồ chơi yêu thích nhất của mình đến trường. Các bạn trong lớp đến mượn chơi… Hoa không muốn, nhưng vì các bạn nói là “ đồ ích kỷ” nên phải cho mượn. Kết quả là đồ chơi bị hư. Hoa rất tức giận, chửi các bạn một trận khiến ai nấy đều buồn bã.
Cuối tuần, Kiệt cùng ba mẹ và gian đình của dì đến  nhà hàng để ăn tối. Con của dì nhìn thấy Kiệt có đồ chời điện tử nên đòi chơi… Kiệt nhường cho em chơi và dặt em chơi cẩn thận, nhưng em ấy không biết sử dụng nên đã vặn gãy. Kiệt rất bực mình. Em rời khỏi bàn thở sâu 3 lần để lấy bình tĩnh, và cầu xin Chúa cho mình đừng nổi nóng. Khi em trở về chỗ ngồi, thì dì bảo em họ xin lỗi và còn cho tiền để Kiệt mua cái mới.

 

 

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Trong những tuần qua, chúng ta đã học rất nhiều về những “hương vị” của trái Thánh Linh. Các em còn nhớ chúnglà gì không? (Cho các em theo thứ tự kể ra). Hôm nay, chúng ta sẽ biết một “hương vị” mới, cũng là hương vị cuối cùng. Đó là tiết độ.

  1. Bài học.

   Chúng ta vừa chơi trò chơi “Ai tiết độ?” Qua đó, các em có thể định nghĩa tiết độ là gì không? Bài học nầy, các em sẽ được nhắc nhở để tiết độ trong 3 phương diện: Ăn uống, cảm xúc, hành động.

  1. Ăn uống.

  (Giáo viên cho các em xem hình tiết độ trong trang tài liệu 13 sách giáo viên).

   Các em ơi, các em quan sát kỹ hình nầy rồi mô tả nó được không? Các em xem “tiết độ” mặc quần áo như thế nào? Anh (chị) sẽ giải thích ý nghĩa tượng trưng của bộ trang phục nầy nhé! Tiết độ là một phẩm đức tốt. Nó có nghĩa là tự kiềm chế, tự kỷ luật bản thân mình. Chân nó mang giầy thể thao tượng trưng cho một vận động viên. Một cầu thủ bóng đá hay vận động viên của bất cứ môn thể thao nào cũng đều phải trải qua sự huấn luyện nghiêm khắc. Ngoài việc nỗ lực tập luyện ra, họ còn phải tuân thủ chặt chẽ một số quy tắc được đề ra trong vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ. Họ không được phép buông thả bản thân. Họ phải tiết độ trong ăn uống. Những vận động không thể muố ăn gì thì ăn, mà phải ăn theo chế độ dinh dưỡng mà huấn luyện viên đưa ra. Ví dụ: Họ không thể ăn tuỳ thích khoai tây chiên, thịt mỡ, bánh ngọt…, mà phải ăn có mức độ và không được bỏ bữa ăn chính. Các em tưởng tượng xem, nếu họ ăn uống tùy thích thì chuyện gì sẽ xảy ra? (Cho các em trả lời). Cùng với việc ăn uống, ngủ nghỉ tiết độ là sự rèn tập chăm chỉ, họ mới có thể đoạt chiếc huy chương vàng. Vì vậy, một vận động viên thành công phải là một người có tiết độ trong ăn uống. Nếu họ không tiết độ thì sẽ thế nào? (Bị đuổi ra khỏi đội).

    b. Cảm xúc.

   Bây giờ, các em cùng nhìn lại hình. Tiết độ mặc một bộ quần áo của người đánh võ. Các em đã biết những môn võ nào? (Cho các em kể ra). Ngoài thể thao, học võ là để rèn luyện sức khỏe và phòngvệ bảnthân. Điều đầu tiênngười học võ học không phải là những bí quyết đánh gục đối phương, mà là “đánh gục”chính bản thân mình, có nghĩa là biết kềm chế cảm xúc của mình. Mục đích của học võ không phải để có sức mạnh sát hại đối phương, mà để bảo vệ mình, và tránh cho đối phương bị tổn hại. Vì thế, khi đánh võ, người đó phải biết kềm chế cảm xúc của mình, tránh tức giận mà ra tay quá mạnh. Các em nghĩ xem nếu một người đánh võ không biết kềm chế cảm xúc sẽ như thế nào? Vì vậy, người đánh võ thành công nhất thiết phải tiết độ trong cảm xúc của mình.

    c. Hành động.

   Các em nhìn lại hình một lần nữa. Đầu đội mũ, tay cầm đồng hồ và sách. Các em đoán xem hình ảnh nầy chỉ về ai? (Học sinh). Các em thấy học sinh cần phải tiết độ trong học tập như thế nào? (Cho các em trả lời). Nếu học quá sức mà không chú ý đến sức khoẻ thì cũng không được, còn nếu chơi bời lêu lỏng, không chú tâm học hành thì càng không được. Vì vậy, các em học sinh cần phải tiết độ. Điều đó có nghĩa là phải tuân theo thời khoá biểu của thầy cô và ba mẹ đặt ra, và thực hiện “giờ nào việc nấy” như: Đến giờ học bài là phải học bài chứ không xem tivi, tới giờ ăn cơm thì ăn cơm chứ không ngủ… Cũng phải tập thói quen cầu nguyện, đọc Kinh Thánh mỗi ngày, không bê trễ. Một học sinh có kỷ luật, có tiết độ nhất định sẽ học tốt.

   Tóm lại, một Cơ đốc nhân cần phải tiết độ trong mọi sự, nhất là trong: Ăn uống, cảm xúc và hành động. Nếu các em không rèn luyện sự tiết độ, mặc sức ăn ngốn ngấu mọi thứcăn mình thích, tức giận khóc lóc gào thét, và lười biếng thì rõ ràng không phải là một thiếu nhi ngoan, không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Vì vậy, những người theo Chúa Jêsus, yêu mến Ngài phải rèn luyện sự tiết độ, vì tiết độ là bông trái của Đức Thánh Linh.

     3. Ứng dụng.

  1. Hướng dẫn các em làm bài tập “Tiết độ chính là…”, sau đó cho các em thảo luận đáp án.
  2. Cho các em làm bài tập “Có sự tiết độ”, bảo các em tìm câu Kinh Thánh điền vào chỗ trống, và cho các em chia sẻ vì sao chọn câu Kinh Thánh nầy?
  3. Giáo viên giải thích câu gốc: “Chế trị lòng mình” chính là tiết độ. Các em nên cầu xin Đức Thánh Linh chế ngự lòng các em, cai quản tâm tư ý tưởng, nhắc nhở, dạy dỗ để các em có đời sống tiết độ. Tiết độ giống như một bức tường vững chắc bảo vệ chúng ta khỏi cám dỗ phạm tội. Cho các em đọc câu gốc và kết thúc bằng lời cầu nguyện.
  4. Luyện tập khống chế cảm xúc: Khi các em cảm thấy bực mình, những cách sau đây giúp các em lấy lại bình tĩnh (có thể chọn lựa):

   – Nhắm mắt lại 1 phút, thả lỏng cơ thể (Giáo viên hướng dẫn các em cùng làm).

   – Hít thở sâu ba lần (Giáo viên cho các em đứng lên, nhắm mắt, hít thở sâu ba lần).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI TRẮC NGHIỆM

 

Em thân mến! Chúc mừng em đã học xong những bài học của qúy này. Em rất giỏi! Nhưng em sẽ giỏi hơn nếu ghi nhớ và làm theo lời Đức Chúa Trời. Em có biết ý muốn của Đức Chúa Trời đối với em là gì không? Đó là vâng lời! Vâng lời Chúa, vâng lời ba mẹ, vâng lời anh chị hướng dẫn… kính Chúa và yêu người.

Bây giờ, em đọc kỹ bài trắc nghiệm dưới đây và nhớ lại những gì đã học, rồi hoàn thành cho tốt nhé! Chúc em làm bài giỏi. Chúa ở cùng em.

I. Địa Điểm Và Sự việc.

Em đọc địa điểm ở cột bên trái và tìm sự việc đã xảy ra tại đó ở cột bên phải sao cho đúng nhé!

 

__ Ca-na-an.                                1. Dân sự dự lễ Vượt qua.

__ Sông Giô-đanh.                    2. Ba-rác đóng quân tại đây.              

__ Núi Nê-bô.                             3. Môi-se qua đời trên núi.

__ Núi Tha-bô.                                     4. Thành phố tội lỗi.

__ Khe Ki-sôn.               5. Tướng Si-sê-ra dàn quân tại đây.   

__ Ghi-hôn.                        6. Dân sự đi qua như đi trên đất.     

__ Đền thờ Giê-ru-sa-lem.                   7. Phao-lô gặp Chúa.  

__ Ni-ni-ve.                        8. Nơi có nhiều trái cây tươi tốt.

__ Đa-mách.                 9. Sa-lô-môn được xức dầu làm vua.

__ An-ti-ốt.     10. Phao-lô & Ba-na-ba gây dựng Hội Thánh.

 

II. Đúng Sai.

Em điền chữ Đ trước câu đúng và chữ S trước câu sai.

__ Đức Chúa Trời chọn các quan xét để thay thế Môi-se lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. 

__ Phạm tội, ăn năn, cầu xin, được Chúa giải cứu, là chu kỳ lập đi lập lại của dân Y-sơ-ra-ên trong thời các quan xét.

__ Dân Y-sơ-ra-ên đi lòng vòng trong đồng vắng 40 năm là do họ không tin cậy Đức Chúa Trời. 

__ Tất cả 12 chi phái Y-sơ-ra-ên đều qua sông Giô-đanh vào đất hứa. 

__ Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp bởi ông nhận được quá nhiều lễ vật từ Gia-cốp.

__ An-ne giữ lời hứa dâng Sa-mu-ên cho Đức Chúa Trời khi Sa-mu-ên trưởng thành.

__ Đa-vít truyền ngôi cho Sa-lô-môn là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời

__ Dây leo sớm mọc tối tàn là dụng cụ Chúa dùng để dạy Giô-na bài học về tình yêu thương. 

__ Sau khi lên ngôi, vua Ê-xê-chia hướng dẫn dân sự sửa lại đền thờ để thờ lạy thần tượng.

__ Trong lúc Phao-lô gặp khó khăn, ba-na-ba đã an ủi và giúp đỡ ông.

III. Điền vào chỗ trống.

  1. Lễ Vượt qua là lễ………………………………………………..

………………………………………………………………………..

  1. Đối với người Do thái, con trưởng nam được hưởng
  2. Thầy tế lễ và người Lê-vi là những người………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

  1. Sa-m-uên có nghĩa là…………………………………….

………………………………………………………………………..

  1. Ba-na-ba có nghĩa là…………………………………………..

………………………………………………………………………..

TRANG TƯ LIỆU A.

HƯỚNG DẪN CỦA LA BÀN.

Phát xuất từ khởi điểm, theo hướng dẫn em nhìn vào la bàn để xác định hướng đi, lấy từ trên mỗi nguồn nước rồi viết lên đường kẻ phía dưới.

TRANG TƯ LIỆU B.

CHỌN LỰA.

Em đoán xem những người trong hình vẽ sẽ mời em làm việc gì? Viết ra lời nói của họ và ở dưới hình vẽ, ghi ra sự chọn lựa của em.

TRANG TƯ LIỆU C.

QUYỀN LỢI ĐẶC BIỆT.

Mỗi ô vuông ký tự đều mang một chữ. Em dựa vào phần gợi ý để tìm ra những chữ cần tìm và điền vào chỗ trống.   

TRANG TƯ LIỆU D.

CHUYỆN HAI ANH EM.

Ê-sau và Gia-cốp có những nan đề khác nhau. Viết ra lời đề nghị của em cho trường hợp của họ.

TRANG TƯ LIỆU E.

TÌM RA ĐƯỜNG ĐI.

An-ne gặp phải chuyện buồn trong gia đình, cần được giúp đỡ. Em giúp An-ne thoát ra khỏi mê cung, để tìm được hướng giải quyết cho nan đề của mình.

TRANG TƯ LIỆU G.

VỊ VUA NÀY LÀ AI?

Em đọc đoạn Kinh Thánh trong vương miện, sau đó trả lời vào chỗ trống. Cuối cùng tìm ra tên của vị vua này là gì?

TRANG TƯ LIỆU H.

THÀNH NI-NI-VE.

Em dựa theo những ký tự trên cổng thành để tìm ra từ thích hợp điền vào chỗ trống.

  1. Thành Ni-ni-ve là một thành phố ___ ___, phải đi mất ___ ___ mới hết.
  2. Thành Ni-ni-ve là ___ ___ của ___ ___.
  3. Dân Ni-ni-ve thờ lạy ___ ___, còn phạm nhiều ___ ___.
  4. Dân Y-sơ-ra-ên xem dân Ni-ni-ve là ___ ___.

TRANG TƯ LIỆU I.

LỄ VƯỢT QUA.

Theo thứ tự của các ký hiệu, em tìm từ tương ứng điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn, và tìm xem ý nghĩa của Lễ Vượt qua.

Lễ Vượt qua là một lễ lớn đối với dân Y-sơ-ra-ên. Nó nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên nhớ lại………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

TRANG TƯ LIỆU K.

EM SẼ LÀM THẾ NÀO?

Em đọc ba tình huống dưới đây, rồi chọn ra câu trả lời của em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

 

Bạn thân mến!

Hãy cất tiếng ca ngợi Chúa và thưa với Ngài rằng: “Chúa ơi! Lòng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban ơn rất nhiều trên đời sống của con!” Hãy nói với Chúa mọi cảm xúc trong lòng bạn lúc này, và cảm tạ Ngài vì Ngài đã đồng hành cùng bạn trong suốt những ngày tháng qua. Sau đó, bạn để lòng yên tĩnh và suy nghĩ xem chính mình đã nhận được điều gì trong quý này. Lời Chúa có tác động như thế nào trên đời sống bạn? Sự dạy dỗ lớn nhất mà bạn nhận được là gì?…  

Tiếp đó, bạn hệ thống từ đầu đến cuối 12 bài học trong quý để chuẩn bị ôn tập cho các em. Trong giờ ôn tập, bạn giúp các em nhớ lại những nhân vật đã học, gương xấu để các em tránh và gương tốt để các em noi theo. Nhắc lại cho các em nhớ: Ý muốn của Đức Chúa Trời đối với em là vâng lời Ngài.        

Trong giờ tổng kết, bạn nên khích lệ tất cả học viên của bạn, khen thưởng những em trung tín, biểu dương những em có đời sống thay đổi, nâng đỡ những em cá biệt… để tất cả các em đều cảm thấy phấn khởi, bước tiếp với bạn trong quý sau.