Chuyên mục: Thanh niên

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 15.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 15.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.03.2015.

1. Đề tài: CÁC CUỘC PHÁN XÉT.

2. Kinh Thánh: Rô-ma 2:1-11; 4:10-12.

3. Câu gốc: “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt” (2Côr 5:10).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 19-23.

5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

1. Chọn một người đóng vai Phao-lô và một người làm phóng viên.

2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và câu trả lời cần phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.

3. Mời trước một người đúc kết buổi phỏng vấn và nêu lên những điều học hỏi được từ câu chuyện. Cầu nguyện kết thúc (có thể mời nhân vật được phỏng vấn cầu nguyện).

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

(Sau khi NHD giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới phòng nhóm đi lên và Phao-lô từ ngoài bước vào phòng nhóm).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Phao-lô!

– Phao-lô: Chào các cháu!

– PV: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho các bạn thanh niên trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy cụ có thể giúp chúng cháu tìm hiểu về các cuộc phán xét xảy ra trong tương lai không thưa cụ?

– Phao-lô: Được, các cháu cứ hỏi, ta sẽ giúp các cháu trong khả năng của ta.

– PV: Xin cụ vui lòng cho biết vì sao Chúa không phán xét ngay trong hiện tại mà phải chờ đợi phán xét trong tương lai?

– Phao-lô: Sự phán xét thuộc quyền tối cao của Chúa và Ngài có thời điểm cho công việc nầy.

– PV: Thì ra là vậy. Xin cụ vui lòng cho biết lý do Đức Chúa Trời thi hành sự phán xét?

– Phao-lô: Sự phán xét là điều phải có vì những lý do sau: (1) Thi hành sự công nghĩa của Ngài. (2) Làm rạng rỡ ơn cứu chuộc kỳ diệu của Đấng Christ mà hiện nay chưa được bày tỏ.

– PV: Cụ có thể cho cháu hiểu mục đích của sự phán xét là gì không?

– Phao-lô: Mục đích của sự phán xét là bày tỏ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời trong sự ban thưởng người công bình và hình phạt người ác.

– PV: Thưa cụ, có phải tất cả người công bình đều được thưởng và tất cả người công bình đều bị hình phạt không?

– Phao-lô: Không hề như vậy. Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng hay phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.

– PV: Thưa cụ, thế nào là người công bình và người không công bình?

– Phao-lô: Theo Kinh Thánh thì không có người công bình trên đất, sự công bình của con người như áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời. Người được Chúa xưng công bình là người tin nhận Giê-xu làm Chúa Cứu Thế và người không công bình là người chẳng tin.

– PV: Thưa cụ, vậy những người sống trong thời đại không có Kinh Thánh, không biết Đức Chúa Trời thì bị liệt vào hạng người không công bình và bị Đức Chúa Trời đoán phạt sao?

– Phao-lô: Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình. Sự phán xét của Ngài đặt trên những nguyên tắc căn bản sau:

(1) Với những người có luật pháp hay có Kinh Thánh thì dựa trên luật của Kinh Thánh mà bị xét đoán.

(2) Với những người không có luật pháp thì bởi lương tri và sự tỏ ra của Ngài trong cõi thiên nhiên mà bị xét đoán.

(3) Với những người ở dưới ân điển cứu rỗi thì bởi thái độ của họ tin nhận hay chối bỏ mà bị đoán xét.

– PV: Cám ơn Chúa về sự phán xét công bình của Ngài. Xin cụ vui lòng cho biết thêm về sự phán xét của Đức Chúa Trời.

– Phao-lô: Sự phán xét của Đức Chúa Trời có tính đặc biệt sau:

(1) Cá nhân: Mỗi người phải khai trình việc mình làm với Chúa.

(2) Phổ quát: Mọi người phải ứng hầu trước tòa án của Chúa.

       (3) Công bình: Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri, là Đấng thẩm định và thưởng phạt một cách tương xứng nên không có sự khiếu nại.

– PV: Xin cụ cho biết trong các cuộc phán xét nầy ai là quan tòa và ai là bị cáo?

-Phao-lô: Chúa Giê-xu là Quan tòa, còn bị cáo trong mỗi phiên tòa khác nhau.

– PV: Khác nhau như thế nào xin cụ giải thích cho cháu hiểu với.

– Phao-lô: Qua sự bày tỏ của Kinh Thánh, sự xét đoán được diễn tiến như sau:

(1) Phán xét Hội Thánh: Để xét thưởng người được xưng công bình.

(2) Phán xét các nước: Phán xét dân Do-thái và dân ngoại để phân chia người tin và người chẳng tin.

(3) Phán xét thiên sứ ác và sa-tan: Chúa nhốt sa-tan vào địa ngục vào thời đại ngàn năm bình an.

(4) Phán xét cuối cùng: Sau thời đại ngàn năm bình an, những người chẳng tin từ thời A-đam sống lại để chịu sự đoán phạt đời đời trong hỏa ngục, tức là sự chết thứ hai.

– PV: Cám ơn cụ đã giúp chúng cháu hiểu rõ hơn về các cuộc phán xét của Chúa trong tương lai. Biết rõ điều nầy chúng cháu hứa sẽ hầu việc Chúa cách trung tín để được Chúa ban thưởng và sốt sắng đi giải cứu người đang bị đùa đến nơi khổ hình.

NHD: Thưa các bạn! Chúng ta vừa nghe cụ Phao-lô giãi bày về các cuộc phán xét trong tương lai. Nguyện Chúa Thánh Linh ban năng lực để chúng ta làm trọn những điều mình hứa nguyện với Chúa qua bài học nầy. Mời các bạn đứng lên và mời cụ Phao-lô cầu nguyện cho chúng cháu.  

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một trong những vấn đề con người không thể giải quyết nổi là sự bất công trong xã hội. Với sự lan tràn của tội lỗi, thì thế gian không còn công lý! Tuy nhiên trong lương tri con người vẫn nhận biết có Đấng báo ân, báo oán, có luật công bình ở đời sau. Có những câu răn người ác được thấy trong ca dao Việt Nam như: “Lưới trời lồng lộng mà chẳng lọt ai” hoặc “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hay “Gieo gió gặt bão” v.v..

Kinh Thánh nói quả quyết về ngày phán xét công bình của Chúa trên người công bình và người ác. Sự phán xét của Ngài đặt trên tiêu chuẩn nào? Có tính chất gì? Và sẽ được xảy ra như thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CỦA SỰ PHÁN XÉT.

1. Lý do của sự phán xét.

a. Thi hành sự công nghĩa của Chúa.

Sự đoán xét là thuộc quyền tối cao của Chúa, và Ngài có thời điểm cho việc nầy. Luật của Đức Chúa Trời đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét (Hê-bơ-rơ 9:27). Phao-lô khuyên các tín hữu “chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến” (1Côr 4:5).

b. Thể hiện cách trọn vẹn sự công nghĩa của Đức Chúa Trời.

Mặc dầu người ác có hưng thạnh trong đời nầy, nhưng “luật báo ứng” cũng được thấy rõ. Tuy nhiên, điều đó chưa được đầy trọn theo công lý của Chúa. Cho nên sự phán xét chắc sẽ đến như lời Phao-lô cảnh cáo con người về thái độ khinh lờn sự công nghĩa của Chúa, là Đấng sẽ trả cho mỗi người tùy theo công việc mình (Rô-ma 2:5-6).

c. Làm rạng rỡ ơn cứu chuộc kỳ diệu của Đấng Christ mà hiện nay chưa được bày tỏ.

Vì trong ngày phán xét, công lao cứu chuộc của Ngài sẽ được chiếu rạng trong người được chuộc với sự ban thưởng mão miện sáng láng, đồng thời đoán phạt người chẳng tin: “Trong khi Đức Chúa Giê-xu từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù người chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng phục Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta. Khi Ngài sẽ đến trong ngày đó, để được sáng danh trong các thánh đồ, được khen ngợi trong mọi người tin…” (2Tês 1:7-8,10).

2. Mục đích của sự phán xét.

Các lý do nêu trên cho thấy điểm chính trong sự phán xét không phải tra xét để chứng tỏ người nầy có tội hay không có tội, cũng không phải để quyết định số phận của người ta. Vì án phạt đã quyết định từ khi con người còn sống trên cõi tạm, và số phận họ cũng đã được định sẵn lúc qua đời. Tuy nhiên án phạt của Chúa có thể bãi bỏ, số phận hư mất tương lai của con người có thể được thay đổi là tùy thái độ của mỗi cá nhân đối với Đức Chúa Trời trong hiện tại, tin hay chối bỏ Ngài, vì sẽ không có cơ hội thứ hai cho con người sau khi chết (Giăng 3:36; 5:24; Lu-ca 16:19-30).

Như vậy mục đích của sự phán xét sau cùng nói chung là bày tỏ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời trong sự ban thưởng người công bình và hình phạt người ác, để công khai biểu lộ điều kín giấu của con người và cả vũ trụ nhìn biết sự thưởng phạt của Đức Chúa Trời là công bình (Ma-thi-ơ 12:36; 2Côr 5:10; Lu-ca 12:2,8-9).

Nhà thần học L.C. Turner luận như sau: “Mục đích của sự phán xét là sự ban thưởng và hình phạt. Không phải tất cả người được cứu rỗi đều được thưởng giống nhau, và không phải người hư mất đều bị xử phạt như nhau. Đức Chúa Trời sẽ trả lại cho mỗi người thể theo việc làm của họ. Sự ban thưởng và sự xử phạt sẽ được áp dụng thể theo trường hợp và phẩm hạnh”.

B. TIÊU CHUẨN VÀ TÍNH CHẤT CỦA SỰ PHÁN XÉT.

Theo nhà giải kinh J. D. Olsen, những nguyên tắc trong sự phán xét nói chung được căn cứ trên hai thứ luật pháp của Đức Chúa Trời: Luật đạo đức và luật ân điển.

1. Luật đạo đức.

Luật “đạo đức” phản ảnh đức tánh công nghĩa thánh khiết của Đức Chúa Trời. Hay nói cách khác là do đức tánh nầy mà luật đạo đức được thiết lập và có tính chất bất biến (Ma-thi-ơ 5:17-18). Luật đạo đức phù hợp với con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, tức là được dựng nên trong sự công bình và thánh sạch của lẽ thật, được giống Ngài trong phần đạo đức (Ê-phê-sô 4:24). Cho nên nếu vi phạm luật đạo đức, có nghĩa là xúc phạm bản tánh công nghĩa của Đức Chúa Trời, và hậu quả là nhân cách của con người cũng bị méo mó, hư hỏng. Vì vậy vi phạm luật đạo đức của Chúa là một tội trọng trước mặt Ngài. Luật đạo đức được thể hiện trong ba hình thức.

a. Trong mười điều răn: Trong thời Cựu Ước, luật đạo đức đã đi vào lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Qua sự kiện Đức Chúa Trời ghi tạc trên bảng đá mười điều răn tại núi Si-nai và trao cho Môi-se truyền dạy dân sự Ngài (Xuất 24:12).

b. Trong Kinh Thánh: Chữ “luật pháp” thường được dùng chỉ về Ngũ Kinh Môi-se, tức là năm sách ghi chép mười điều răn và các mạng lịnh Đức Chúa Trời phán dạy qua Môi-se (Ma-thi-ơ 7:12; Lu-ca 16:16). Tuy nhiên chữ “luật pháp” cũng được dùng chỉ về cả bộ Kinh Thánh hay Lời Đức Chúa Trời. Và Lời Ngài chính là luật đạo đức, vì căn cứ theo Kinh Thánh mà người ta bị xét đoán (Hê-bơ-rơ 4:12-13; Rô 3:19-20).

c. Trong lương tri của con người.

Luật đạo đức của Đức Chúa Trời chẳng những được ghi khắc trên đá, được ghi chép trong Kinh Thánh, nhưng còn được ghi tạc trong lương tri của con người. Bằng chứng cho thấy dầu không có luật pháp bằng văn tự, nhưng trong con người vốn có bản tánh đạo đức của Chúa nên có thể phân biệt điều phải, điều trái. Ý tưởng họ khi thì cáo trách, khi thì bênh vực và lương tâm chính là chứng nhân cho luật pháp đặt trong họ (Rô-ma 2:12-16).

d. Trong cõi thiên nhiên: Thần tánh Đức Chúa Trời chẳng những được khải thị trong Kinh Thánh, nhưng còn được bày tỏ trong cõi thiên nhiên. Con người có thể nhận biết bản tánh thánh thiện, thấy rõ luật công lý “gieo gặt” của Ngài trong thiên nhiên (Rô-ma 1:20).

2. Luật ân điển.

Gọi là “Ân điển” vì luật nầy căn cứ trên công lao cứu chuộc của Đấng Christ. Bởi ân điển và đức tin mà người ta được sự tha tội, được cứu khỏi sự phán xét của Chúa, và được nhận vào sự sống đời đời. Luật ân điển bao gồm hai khía cạnh:

a. Với người tin: Luật ân điển là vầng đá của sự cứu rỗi.

b. Với người chẳng tin: Người chẳng tin tức là người chối bỏ ân điển của Tin Lành, thì luật ân điển sẽ là vầng đá của sự đoán phạt (Giăng 5:24; Rô-ma 8:1; Ma-thi-ơ 21:44; 2Côr 2:15-16). Căn cứ theo đó mà Đấng Christ sẽ xét đoán con người trong tương lai.

Tóm lại, hai thứ luật pháp kể trên cho thấy sự phán xét của Đức Chúa Trời được đặt trên những nguyên tắc căn bản sau đây:

Với những người có luật pháp, hay nói chung là có Kinh Thánh, thì bởi đó mà bị đoán xét.

Với những người không có luật pháp, thì bởi lương tri và sự tỏ ra của Ngài trong cõi thiên nhiên mà bị xét đoán.

Với người ở dưới ân điển cứu rỗi, thì bởi thái độ của họ tin nhận hay chối bỏ mà bị đoán xét.

Kinh Thánh thường nhắc đi nhắc lại rằng Đức Chúa Trời sẽ đoán xét mọi người “tùy theo công việc họ làm” lúc còn trong xác thịt (Rô-ma 2:6; Khải 20:13; 2Côr 5:10; Giăng 5:28-29). Điều này không có nghĩa nhờ việc lành mà chúng ta được cứu khỏi sự đoán phạt của Chúa. Nhưng “việc mình làm” ở đây có thể được hiểu trong hai điểm nầy: (1) Nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi người đều chịu trách nhiệm về việc mình làm (Ê-xê 18:4). (2) Việc làm bên ngoài là sự chứng nghiệm thực giả bên trong, và căn cứ theo đó Đức Chúa Trời định giá thưởng phạt. Thật ra, Đức Chúa Trời đoán xét từ cớ tích sâu thẳm trong lòng con người, và từ đó nẩy ra lời nói và hành động. Hành động hay việc làm bên ngoài chỉ là “trái” chứng tỏ chân tướng bên trong của con người. Vì trái tốt ra từ cây tốt và trái xấu ra từ cây xấu (Ma-thi-ơ 7:16-20; 1Côr 4:5).

Qua những nguyên tắc trên, chúng ta có thể tìm thấy vài tính chất đặc biệt trong sự phán xét của Đức Chúa Trời:

(1) Cá nhân (Rô-ma 14:12): Mỗi người phải khai trình việc mình làm trước mặt Chúa.

(2) Phổ quát: Mọi người đều phải ứng hầu trước tòa án của Chúa (Rô-ma 14:10-12).

(3) Công bình: Tiêu chuẩn đoán xét của Chúa không ai có thể đối nại. Vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri thấu biết tận đáy lòng người, nên không ai có thể binh vực mình. Vì Đức Chúa Trời là Đấng thẩm định nghiêm minh, thưởng phạt cách đầy đủ và tương xứng nên không có sự khiếu nại. Do đó đến thì giờ phán xét của Ngài đã định, khi cửa ân điển đã đóng, trước sự phán xét của Ngài, loài người chỉ biết cúi đầu nhận tội mà không cần có luật sư nào để biện hộ, cũng không có lời nào binh vực (Rô-ma 3:19-20; 2:11).

C. THỨ TỰ VÀ KẾT CUỘC TRONG SỰ ĐOÁN XÉT.

1. Đấng đoán xét.

Chúa Giê-xu là Đấng xét đoán (Giăng 5:22).

2. Chương trình xét đoán.

a. Sự xét đoán Hội Thánh.

Thời điểm xảy ra là khi Chúa hiện đến và Hội Thánh được cất lên gặp Ngài tại không trung. Hội Thánh sẽ chịu sự xét đoán của Đấng Christ (1Tês 4:17; 2Côr 5:10). Trong nguyên văn Hy-lạp từ “ngôi xét đoán” hay “tòa án” của Đấng Christ, có hai chữ: (1) Crierion, chỉ về chiếc ghế quan tòa ngồi để xét đoán theo một tiêu chuẩn đã định. (2) Bema, chỉ một nơi cao có nhiều bậc, tiêu biểu cho pháp đình. Theo Harrison, trong các cuộc tranh giải thể thao của người Hy-lạp xưa, vị chủ toạ ngồi ở chỗ gọi là “bema” để ban thưởng cho người thắng cuộc. Ý nầy được Phao-lô dùng trong phương diện thuộc linh. Trong 1Cô-rinh-tô 9:24, sứ đồ Phao-lô khuyên các tín hữu, hãy “chạy” thế nào cho được thưởng. Như vậy mục đích của sự xét đoán Hội Thánh là để ban thưởng cho người có lòng trung tín với Chúa trong thế gian, chớ không phải để đoán phạt họ trong hồ lửa (2Tim 4:6-8). Các việc làm của các con cái Chúa sẽ được Chúa định giá và ban thưởng hay quở trách. Công việc nào đặt nền tảng trên Đấng Christ, tức là việc làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, được ví sánh như vàng, bạc, bửu thạch sẽ còn lại sau ngọn lửa thử nghiệm, chỉ về sự đoán xét và được ban thưởng. Trái lại việc làm của người vì cớ tích của xác thịt, của ý riêng, thì ví như rơm rạ, sẽ bị cháy rụi trước ngọn lửa thử nghiệm. Như vậy họ sẽ bị mất phần thưởng (1Côr 3:11-15).

Có năm loại mão triều thiên mà Kinh Thánh nói đến dành cho ngày ban thưởng: Mão Triều Thiên Không Hay Hư Nát (1Côr 9:25); Mão Triều Thiên Của Sự Công Bình (2Tim 4:8); Mão Triều Thiên Của Sự Sống (Khải 2:10); Mão Triều Thiên Của Sự Vinh Hiển (1Phi 5:4); Mão Triều Thiên Bằng Vàng (Khải 4:4).

b. Sự xét đoán các nước (Ma-thi-ơ 25:21-46): Theo các nhà giải kinh, sự phán xét nầy bao gồm sự phán xét dân Do Thái và các dân ngoại, và trong sự phán xét nầy có sự tham dự của 12 sứ đồ (Lu-ca 22:30). Sự phán xét nầy xảy ra sau khi Đấng Christ từ trời hiện xuống. Mục đích của sự phán xét là để phân chia giữa “chiên”“dê”, tức giữa người tin và người chẳng tin. Người tin sẽ được vào hưởng phước trong nước ngàn năm bình an với Chúa, còn người ác sẽ bị đoán phạt đời đời.

c. Sự phán xét thiên sứ ác và sa-tan.

Kinh Thánh nói đến sự bỏ sa-tan vào địa ngục trong thời đại Thiên hi niên, trước ngày phán xét cuối cùng của thế giới (Khải 20:7-10). Kết cuộc là hồ lửa đời đời cho chúng.

d. Sự phán xét sau cùng (Khải 20:11-15).

Sự phán xét này xảy ra sau thời đại ngàn năm bình an, dành cho tất cả người chẳng tin từ đời A-đam. Họ sống lại để chịu phán xét. Kết cuộc là sự đoán phạt trong hồ lửa, tức là sự chết thứ hai.

Tóm lược.

1. Sự phán xét của Đức Chúa Trời là cần thiết, vì sự công nghĩa Ngài được bày tỏ đúng mức, đúng lúc, và công lao cứu chuộc của Đấng Christ phải được tôn vinh.

2. Sự phán xét của Chúa căn cứ trên luật đạo đức và luật ân điển. Tính chất của sự phán xét là: Cá nhân, phổ quát và công bình.

3. Mục đích của sự phán xét là thưởng người công bình, phạt người ác, Đấng đoán xét là Đức Chúa Giê-xu Christ.

4. Sự phán xét bao gồm: Hội Thánh, các dân tộc, thiên sứ ác, Sa-tan, và cuối cùng là cả nhân loại, tức người chẳng tin.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Trong những câu Kinh Thánh sau đây xin tìm ba lý do tại sao cần có sự phán xét? Hê-bơ-rơ 9:27; 1Cô-rinh-tô 4:5, Rô-ma 2:5-6, 2Tê-sa-lô-ni-ca 1:6,10.

2. Sự phán xét của Đức Chúa Trời có ý nghĩa và mục đích gì? (Xin xem thêm 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:24-25; Lu-ca 12:2, 8-9; 2Côr 5:10; Khải 20:12).

3. Sự đoán xét của Chúa được đặt trên những nguyên tắc nào? Và có nghĩa gì? Rô-ma 2:6-8,12; Rô-ma 2:12-13; 3:19; Rô-ma 2:14-15; Giăng 3:36; 5:24.

4. Những nguyên tắc trên được đặt trên hai tiêu chuẩn hay hai luật nào? Và được áp dụng cho những ai?

5. Qua những nguyên tắc trên, xin tìm hiểu tính chất của sự đoán xét (Rô-ma 2:6,11; 14:10,12; Ma-thi-ơ 12:36).

6. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu: 1Côr 3:11-15; 2Côr 5:10; 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:17; Ma-thi-ơ 25:21.

a. Cuộc đoán xét nầy dành cho ai?

b. Khi nào? Tại sao? Do ai phán xét?

c. Sự đoán xét được đặt trên tiêu chuẩn gì?

d. Với mục đích gì? Kết cuộc thế nào?

e. Xin kể tên những mão miện của sự ban thưởng: 1Côr 9:25; 2Tim 4:8; Khải 2:10;4:4; 1Phi 5:4.

7. Ma-thi-ơ 25:31-46: Sự đoán xét nầy dành cho ai? Khi nào? Do ai đoán xét? Và với mục đích gì?

8. 2Phi 2:4; Giu-đe 6; 1Côr 6:3; Khải 20:10: Sự đoán xét nầy dành cho ai? Khi nào? Và kết cuộc như thế nào?

8. Khải 20:11-15: Sự đoán xét nầy dành cho ai? Khi nào? Do ai đoán xét? Và kết cuộc là gì?

9. Qua sự ghi nhận trên:

a. Xin so sánh sự khác nhau giữa sự đoán xét người tin và người không tin.

b. Theo tiêu chuẩn xét đoán, chúng ta học biết gì về Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài?

10. Các công việc bạn đang làm sẽ được Chúa định giá thế nào trong sự xét đoán của Ngài? Được thưởng hay bị Chúa quở trách?

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.03.2015.

1. Đề tài: CHÚA NHẬT PHỤ NỮ TIN LÀNH.

2. Kinh Thánh: 1Phi-re-ơ 3:8-17.

3. Câu gốc: “Phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình mà đuổi theo” (1Phi 3:11).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 14-18.

5. Thể loại: Thi nấu ăn.

* CHỈ DẪN: Thi nấu ăn.

1. Mục đích: Tạo điều kiện cho nam thanh niên có cơ hội giúp đỡ  các bạn nữ trong ngày Phụ nữ Tin lành, yêu thương giúp đỡ qua các sinh hoạt cộng đồng, thêm khả năng tổ chức, thông công vui vẻ trong Chúa.

2. Ban hướng dẫn chuẩn bị.

a. Mời người trong ban chấp sự Hội Thánh làm giám khảo.

b. Thông báo thể lệ thi cho các bạn nam trong các nhóm. Yêu cầu họ chuẩn bị các vật dụng nấu ăn (bếp củi, nồi, dao, thớt…) và vật dụng ăn uống (tô, chén, dĩa, đũa…) cho nhóm của mình.

c. Lo sắm nhiều phần thức ăn bằng nhau (gạo, thịt, cá, tôm, rau cải, bột ngọt, dầu…). Số phần thức ăn tương ứng với số nhóm của ban thanh niên.

3. Thi nấu ăn.

a. Một người chia sẻ ngắn (10 phút) về ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh làm nền và câu gốc.

b. Trưởng ban thông báo thể lệ cuộc thi.

– Các nhóm tập trung hàng dọc trước ban hướng dẫn và sẽ được phân phát thức ăn giống nhau.

– Sau hiệu lệnh, các nhóm sẽ nấu ăn trong vòng 30 phút (cơm và 2-3 món ăn) và dọn ra trên dĩa hoặc tô.

– Đúng giờ, ban giám khảo sẽ chấm điểm:

4 Tổ chức qui củ: 10 điểm.

4 Sạch sẽ và ngăn nắp: 10 điểm.

4 Tinh thần làm việc hăng say, vui vẻ và đoàn kết: 10 điểm.

4 Thức ăn ngon, mỗi món (cả cơm): 10 điểm.

4 Bày biện thức ăn đẹp: 10 điểm.

c. Phát thưởng và thông công.

– Tuyên bố điểm và phát thưởng.

– Dọn và ăn chung với nhau.

4. Chỉ dẫn nấu ăn.

Sau đó, những người nấu ăn ngon sẽ lần lượt chỉ dẫn các chị em khác cách nấu ăn, để nam thanh niên trở thành những người biết giúp đỡ, chia sẻ những việc làm của phụ nữ trong gia đình.

* MÓN ĂN THAM KHẢO.

BÔNG CẢI CHIÊN GIÒN.

Nguyên liệu.

          – 250g bông cải, cắt miếng, rửa sạch.

– 1 gói bột chiên giòn.

– 2 lòng trắng trứng gà.

– Hạt nêm từ thịt, tiêu, dầu ăn.

Thực hiện.

          – Bông cải luộc chín, vớt ra để ráo.

– Cho bột chiên, lòng trắng trứng, hạt nêm, tiêu đánh trộn đều. Nếu thấy bột đặc cho thêm chút nước đá để bột được tan đều.

– Nhúng từng bông cải vào bột, cho vào chảo dầu nóng, chiên vàng, vớt ra giấy thấm dầu.

Làm nước sốt.

          – 40g đường vàng, 1 thìa canh giấm trắng, 1 tép tỏi đập giập, 1 quả ớt chẻ đôi bỏ hạt, 1 thìa canh nước cốt chanh, rau mùi thái nhuyễn, hạt nêm.

Hòa tan đường, giấm, nước cốt chanh, tỏi, ớt, rau mùi và muối, để lạnh.

Thưởng thức.

Dọn ăn nóng với sốt lạnh.

SÚP RAU CỦ THẬP CẨM.

Nguyên liệu:

                        – Xương sườn: 500g – Khoai tây: 200g – Khoai lang: 200g – Khoai sọ (khoai môn): 200g – Su hào: 1 củ – Đậu trắng: 200g – Hành, ngò, hạt nêm.

Cách làm:

                        Xương chọn phần sườn thăn, rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa phải rồi đổ vào soong ninh kỹ lấy nước ngọt. Hành ngò nhặt bỏ rễ, thái khúc.

Khoai tây, khoai lang, su hào, khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ vừa. Đậu trắng cho vào soong luộc qua rồi đem ra bóc vỏ. Khi xương đã nhừ thì cho khoai, đậu trắng đã bóc vỏ vào ninh cùng. Khi đậu và khoai đã nhừ thì dùng muỗng hoặc đũa khuấy thật kỹ để rau củ ra chất bột sánh là được. Nêm hạt nêm cho vừa ăn rồi cho hành ngò vào. Món nầy ăn nóng cùng với bánh mì.

CHÈ CHUỐI.

Nguyên liệu:

– Nước cốt dừa 400ml.

– 2-3 quả chuối sứ (xiêm).

– Đường, vừng, muối.

Cách làm:

– Chuối sứ (xiêm) chọn quả chín, có vị ngọt đậm, ăn không chát. Chuối bóc vỏ, chẻ làm tư theo chiều dọc và chiều ngang quả.

– Mè (hoặc đậu phộng) rang vàng, tẩy sạch vỏ, để riêng.

– Cho nước cốt dừa vào đun vừa lửa, nêm chút muối, đường vừa ăn (có thể cho rất ít muối, đường hoặc cho nhiều tùy theo khẩu vị), vừa đun vừa khuấy nhẹ đều tay, khi sôi cho chuối vào đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng lại khuấy nhẹ vài lần, đun cho đến khi chuối chín mềm (đun từ 6-8 phút tùy vào độ cứng của chuối) thì tắt bếp để nguội.

– Múc chè ra chén, rắc mè lên trên. Có thể ăn chè chuối ngay khi còn nóng cũng rất ngon, hoặc bỏ trong tủ lạnh.

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.03.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.03.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.03.2015.

1. Đề tài: SỰ SỐNG LẠI CỦA NGƯỜI CHẾT.

2. Kinh Thánh: Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai 26:19; Giăng 5:28-29.

3. Câu gốc: “Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi; ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán” (Giăng 5:28-29).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 9-13.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: SỰ SỐNG LẠI CỦA NGƯỜI CHẾT.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ.

                        – Thời gian: 1h30’.

I. CHUẨN BỊ.

– Ban tổ chức cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và dựa vào điều đó để tìm đến trạm. Sau khi thực hiện xong các yêu cầu của ban tổ chức, cả nhóm theo chỉ dẫn của mật thư thứ hai để đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… mà ban viên đã quen thuộc, đồng thời phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại điểm đặt trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường tùy theo địa điểm mỗi nơi.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên học thuộc lòng câu gốc tuần nầy và đọc trước Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai 26:19; Giăng 5:28-29.

II. THỰC HIỆN.

1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.

                                a. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải sắp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

          – Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) …………………………………….. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………………………………………………………. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm…………………………………………………… 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………………………………………………………. 10 điểm.

– Nội dung thảo luận thực hiện tốt……………………………………………….. 10 điểm.

2. Diễn tiến trò chơi.

             a. Mở đầu.

             Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người, xếp hàng dọc theo mỗi nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: Sự sống lại của người chết.

– Thưa các bạn! Sự sống lại của người chết là vấn đề vượt quá sự hiểu biết của con người. “Làm thế nào người chết từ hàng ngàn năm về trước sống lại được?” “Làm sao thân thể người chết đã trở thành cát bụi lại có thể vùng dậy thành nguyên trạng của con người như trước?” Đây là điều huyền nhiệm. Mời các bạn tham gia chương trình hôm nay để biết rõ về giáo lý nầy.

b. Xuất phát.

Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử ra hai người đọc thuộc lòng câu gốc Giăng 5:28-29. Nếu nhóm nào đọc đúng hoàn toàn sẽ được nhận mật thư thứ nhất; nếu đọc sai, phải đợi đến khi tất cả các nhóm kia đọc xong, sau đó mới được đọc lại, nhưng nhớ phải theo thứ tự.

* Mật thư 1: TÌM NGƯỜI ĐỨNG TRƯỚC CỬA NHÀ THỜ ĐỂ NHẬN CÂU HỎI.

± Chìa khóa: Hãy để chúng tôi được sống bên nhau.

Trạm 1.

± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

1. Đọc Gióp 19:25-17 và Hê-bơ-rơ 11:9 cho biết niềm tin của Gióp và Áp-ra-ham về sự sống lại.

2. Đọc Ê-sai 26:19; Đa-ni-ên 12:2; Ê-xê-chi-ên 37:1-14 cho biết Đức Chúa Trời khải thị điều gì cho các tiên tri?

3. Đọc 1Côr 15 cho biết sự sống lại của Chúa Giê-xu có ảnh hưởng gì trên niềm tin của Cơ đốc giáo?

* Mật thư 2: I Ơ H C C Ộ U C C Ụ T P Ế I T Ể Đ G N Ả I G A Ò T U A S G N Ứ Đ I Ờ Ư G N M Ì T

± Chìa khóa:   Cá lội ngược dòng.

Trạm 2.

± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

Đánh số vào ô ¨ theo thứ tự của sự sống lại.

¨ Sự sống lại của Cơ Đốc nhân.

¨ Sự sống lại của người không tin Chúa.

¨ Sự sống lại của Đấng Christ.

* Mật thư 3: T E I N M S C X A V U K H I O A I L D H U S O M I M B H U I C K H Q U P O M N Y G L D I A S N V Đ Y E X H Q O P A M N S T U A Y T N C A U X O S C H C E H L O Y I.

± Chìa khóa:   Ăn miếng nhả miếng.

Trạm 3.

± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

1. Đọc 1Cô-rinh-tô 15:24-29 cho biết hình thể của người tin khi sống lại có gì khác so với thể chất trước kia?

2. Đọc Đa-ni-ên 12:2 và 1Cô-rinh-tô 15:52 cho biết sự khác biệt giữa hình thể người ác và người công bình (người tin)?

3. Kết thúc.

                                Thưa các bạn!

                                Chúng ta biết sự sống lại của người chết là điều chắc chắn vì Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều nói đến. Sự sống lại của Chúa Giê-xu bảo đảm sự sống lại của người tin. Chính Ngài là Đấng khiến mọi người chết sống lại. Người công bình sống lại để được ban thưởng, và người ác sống lại bị đoán phạt.

                                Nguyện Chúa giúp mỗi người chúng ta sống làm theo Lời Chúa dạy để được ban thưởng trong ngày sau. 

                                – Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự sống lại của người chết là vấn đề vượt quá sự hiểu biết của con người. Dù loài người nói chung, có sự tin tưởng về đời sau, về sự bất diệt của linh hồn, nhưng sự sống lại của người chết là điều không bao giờ được nói đến. Mặc dầu y học tiến bộ như hiện nay, khả dĩ hứa hẹn cho con người một đời sống khỏe mạnh hơn, trường thọ hơn, tuy nhiên sự chết vẫn không thôi gieo rắc trong vòng loài người. Việc khiến người chết từ hàng ngàn năm về trước sống lại chẳng khác nào là chuyện giả tưởng! Thế nào xác thịt người chết đã trở thành cát bụi, lại có thể vùng dậy thành nguyên trạng của con người như trước?

Đây là điều huyền nhiệm, một giáo lý của Cơ Đốc giáo về sự sống lại của người chết trong ngày sau cùng. Tại sao chúng ta có thể nói cách quả quyết như vậy? Sự lạ lùng nầy sẽ xảy ra như thế nào? Có mục đích gì? Sự sống lại của người công bình và của người ác có sự khác nhau thế nào?

I. DẪN GIẢI.

A. DẪN CHỨNG VỀ SỰ SỐNG LẠI.

Sự sống lại của người chết là điều chắc chắn:

1. Niềm tin của các thánh xưa.

Giáo lý về sự sống lại sớm nhận biết bởi đức tin của hai nhân vật xa xưa nhất, đó là Áp-ra-ham và Gióp. Vì tin rằng Đức Chúa Trời Hằng Sống, Đấng có quyền khiến người chết sống lại, nên Áp-ra-ham dâng con mình là Y-sác làm sinh tế cho Ngài (Sáng 22:5-6; Hê-bơ-rơ 11:19). Còn Gióp trong hoạn nạn, thân xác bị hao mòn và tiêu tan, nhưng tin rằng nhờ Đức Chúa Trời Hằng Sống, ông sẽ được sống lại để chính mắt ông có thể nhìn xem Ngài (Gióp 19:25-27).

2. Sự khải thị của Đức Chúa Trời cho các tiên tri trong thời Cựu Ước.

Tiên tri Ê-sai, tiên tri Đa-ni-ên đã bày tỏ chân lý về sự sống lại của người chết trong bụi đất, cả người ác và người công bình (Ê-sai 26:19; Đa-ni-ên 12:2-3). Tiên tri Ê-xê-chi-ên được sự hiện thấy về trũng hài cốt sống lại (Ê-xê 37:1-14). Tiên tri Ô-sê cũng đã nói trước về sự chiến bại của sự chết bởi Đấng Mê-si (Ô-sê 13:14; 1Côr 15:55-57).

3. Sự tuyên bố của Chúa Giê-xu.

Trong Khải Huyền 1:17-18, Chúa Giê-xu phán rằng: “Đừng sợ chi, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, là Đấng Sống, Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và Âm phủ”. Ngài đã từng khiến người chết sống lại khi thi hành chức vụ trên đất, và chính Ngài cũng là Đấng kêu người chết từ trong mồ mả sống lại trong ngày đoán xét cuối cùng (Giăng 5:28-29).

4. Sự xác chứng của các sứ đồ.

Giáo lý về sự sống lại đã được nói đến rõ ràng trong Kinh Thánh Tân Ước. Đặc biệt trong các thơ tín của sứ đồ Phao-lô thường luận đến sự sống lại của người tin. Trong 1Cô-rinh-tô 15, Phao-lô trình bày giáo lý nầy với những lý luận vững chắc.

– Nếu Đấng Christ không sống lại, thì sự giảng dạy của các sứ đồ chỉ luống công! Vì sự giảng dạy của họ đặt nền trên sự chết và sự sống lại của Ngài.

– Nếu Đấng Christ không sống lại, thì các sứ đồ là người chứng dối cho Đức Chúa Trời!

– Nếu người chết không sống lại, thì Đấng Christ cũng không sống lại. Như thế đức tin của Cơ Đốc nhân sẽ ra vô ích, bởi vẫn sống trong tội lỗi và sự hư mất. Nhưng thực sự, hiện tại họ là người được đổi mới, và có sự sống bất diệt! Một bằng chứng sống động về Đấng Christ thật đã sống lại (c.12-19).

– Như vậy Đấng Christ thật sống lại, thì người ở trong Ngài cũng sẽ sống. Trong câu 22, Phao-lô viện dẫn định luật tất yếu về sự sống: “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại”. Vì Đấng Christ đã sống lại và trở thành “trái đầu mùa” của sự sống, do đó người chết trong Ngài cũng sẽ sống lại (c.23).

5. Các phép lạ về sự sống lại của người chết.

Cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều ghi nhận những phép lạ về sự sống lại của người chết:

2Các Vua 4:8-36: Tiên tri Ê-li-sê khiến con trai của người nữ Su-nem từ người chết sống lại. Trong Ma-thi-ơ 9:25; Lu-ca 7:15; Giăng 11:43-44, Chúa Giê-xu khiến con gái Giai-ru, con trai của bà góa thành Na-in và La-xa-rơ từ người chết sống lại. Công Vụ 9:21, sứ đồ Phi-e-rơ đã khiến bà Đô-ca sống lại.

Các phép lạ trên là bằng chứng cụ thể cho giáo lý về sự sống lại của người chết. Đây không phải là điều bất năng đối với quyền phép của Đức Chúa Trời.

6. Niềm tin của người Do Thái.

Trong thời Chúa Giê-xu, giáo lý về sự sống lại rất quen thuộc trong tín ngưỡng của Do Thái giáo. Mặc dầu phái cấp tiến Sa-đu-sê phủ nhận sự sống lại (Mat 22:23-33; Lu 20:27-38), nhưng giáo lý nầy đã đi vào nếp sống đạo của đại chúng. Chúng ta có thể thấy rõ qua sự xác tín của Ma-thê trước sự chết của người anh La-xa-rơ (Giăng 11:24).

7. Định luật về hạt giống trong cõi thiên nhiên.

Như hạt giống trước khi nảy mầm thành cây thì phải gieo xuống đất và chết đi. Thân thể người chết ví như “hạt giống” được chôn vùi trong lòng đất, đến một ngày chắc sẽ sống lại (Giăng 12:24-26; 1Côr 15:35-36).

Hơn nữa hãy nhìn cảnh vật chết lạnh trong mùa đông và được hồi sinh cách kỳ diệu vào mùa xuân. Sự kiện này đã làm sáng tỏ chân lý về sự sống lại mà Đức Chúa Trời sẽ thể hiện trong loài người.

Tóm lại, những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy rõ rằng lẽ đạo về sự sống lại là một thực sự đáng tin nhận. Chúng ta trả lời thế nào với những lý luận phủ nhận sự sống lại?

a. Chết là thể xác tiêu tán, làm thế nào sống lại được?

– Do quyền năng của Đức Chúa Trời: “Còn như vật ngươi gieo, ấy không phải là chính hình thể sẽ sanh ra, chẳng qua là cái hột, như hột lúa mì hay là giống nào khác. Đức Chúa Trời cho nó hình thể tùy ý Ngài lấy làm tốt, mỗi một hột giống, cho môt hình thể riêng… Sự sống lại của người chết cũng như vậy. Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát… đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng” (1Côr 15:37-38, 42, 44).

b. Nếu sống lại với một thân thể mới thì đâu phải là thật sống lại, đó chẳng qua là một sự tái tạo nên một loài mới mà thôi.

Chúa Giê-xu sống lại trong hình thể của thân thể Ngài đã chết, nhưng với thân thể được biến hóa. Trong thân thể mới nầy nhân cách của người được sống lại không bị mất, nghĩa là người ta có thể nhận biết chính mình và nhận biết lẫn nhau. Theo sự nghiên cứu của cơ thể học cho biết thể chất của con người mỗi bảy năm có sự biến đổi một lần. Nhưng chẳng phải bởi sự biến đổi trong các tế bào của cơ thể mà con người chúng ta bảy năm, mười bốn, hai mươi mốt năm về trước không còn là con người bây giờ của ta, mà đã trở thành môt con người mới hay sao?

Tóm lại, sự sống lại là điều khó hiểu theo sự phân tích của lý trí, và cũng khó giải nghĩa theo ngôn ngữ loài người. Đây là lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời bởi quyền năng siêu việt của Ngài: Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng loài người từ bụi đất, há chẳng có thể khiến người chết từ ngàn năm sống lại nguyên hình trạng cũ sao? Nhưng sở dĩ người sống lại với thể chất mới vì lý do để thích hợp với môi trường sống trong cõi đời đời vậy.

B. THỨ TỰ CỦA SỰ SỐNG LẠI.

1. Sự sống lại của Đấng Christ.

Đấng Christ được gọi là “trái đầu mùa” của sự sống lại. Nghĩa là Ngài là Đấng thứ nhất sống lại từ trong người chết (1Côr 15:20). Mặc dầu đã có những phép lạ khiến người chết sống lại, nhưng sự sống lại đó chỉ tạm thời với thể xác cũ hay chết. Nhưng Chúa Giê-xu là Đấng đầu tiên sống lại với thân thể chẳng hề chết.

2. Sự sống lại của người tin.

Kế đến là sự sống lại của người tin, tức người ở trong Đấng Christ khi Ngài hiện ra (1Côr 15:23; 1Tês 4:16). Người tin có thể gọi chung là người công bình. Theo một số nhà giải kinh, tất cả các thánh đồ trong thời Cựu Ước cũng sẽ sống lại cùng lúc với Hội Thánh Đấng Christ. Nhưng có số khác cho rằng các thánh đồ thời Cựu Ước sẽ sống lại cùng lúc với các thánh đồ chịu chết trong cơn đại nạn khi Chúa Giê-xu tái lâm, và sẽ được trị vì với Ngài trong nước ngàn năm bình an (Khải 20:4-5; Ê-sai 26:19; Đa-ni-ên 12:2-3).

3. Sự sống lại của người ác.

Sau cùng là sự sống lại của người ác trải qua các thời đại kể từ A-đam. Sự sống nầy sẽ xảy ra sau thời kỳ Thiên hi niên. Hết thảy người ác đều được sống lại để chịu sự phán xét (Khải 20:12-15).

C. HÌNH THỂ CỦA SỰ SỐNG LẠI.

Có hai sự sống lại cho toàn thể loài người: Sự sống lại của người tin, và sự sống lại của người chẳng tin.

a. Với người tin.

Sự sống lại trong thân thể được biến hóa. Với thân thể cũ được sanh trong dòng dõi A-đam là thân thể bởi khí huyết, hay hư nát, yếu đuối, nhục nhã, và thuộc về đất. So với thân thể mới được sống lại trong Đấng Christ, là thân thể thuộc linh không hay hư nát, vinh hiển, và thuộc về trời (1Côr 15:42-49).

b. Với người chẳng tin.

Người chẳng tin sống lại trong sự hổ thẹn vì tội lỗi và bị hình phạt (Đa-ni-ên 12:2-3).

Về bản chất của hình thể người ác sau khi sống lại, Kinh Thánh không nói đến. Tuy nhiên khi chúng ta biết rằng với người tin, sự sống lại trong thân thể được biến hóa để thích hợp với cảnh vinh hiển thể nào thì người chẳng tin sống lại với bản chất của thân thể thích hợp với cảnh vĩnh hằng trong hồ lửa đời đời thể ấy.

Tóm lược.

1. Sự sống lại của người chết là điều chắc chắn vì những dẫn chứng sau đây: Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều nói đến sự sống lại; Chúa Giê-xu là “trái đầu mùa của sự sống lại” bảo đảm cho sự sống lại của người tin. Chính Ngài là Đấng khiến mọi người chết sống lại để chịu sự xét đoán. Sự dạy dỗ của các sứ đồ, niềm tin của các thánh xưa nơi Đức Chúa Trời hằng sống, và vì lẽ cần của sự công bình, sự sống lại là để người công bình được ban thưởng, và người ác bị đoán phạt.

2. Sự sống lại được diễn ra theo thứ tự: Trước hết là Đấng Christ, kế đó là người tin và sau cùng là người ác.

3. Nói chung có hai sự sống lại: Sự sống lại của người ác trong sự hổ nhục. Khác hẳn với sự sống lại của người công bình trong thân thể thuộc linh được biến hóa vinh hiển.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Sáng 22:5; Hê-bơ-rơ 11:19: Sự dâng Y-sác bày tỏ Áp-ra-ham tin điều gì?

b. Gióp 14:14; 19:25-27: Gióp có câu hỏi gì và ông quả quyết điều gì?

c. Ê-sai 26:19; Ô-sê 13:14; Đa-ni-ên 12:1-3: Các tiên tri thời Cựu Ước được Đức Chúa Trời bày tỏ gì về sự sống lại của người chết?

d. Ma-thi-ơ 22:23-33; Giăng 11:24; Công Vụ 23:6-7: Giáo lý sống lại có ảnh hưởng thế nào trong niềm tin của người Do Thái?

e. 1Cô-rinh-tô 15:12-22; 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16 sứ đồ Phao-lô xác chứng với tín hữu thế nào về sự sống lại? Và dạy dỗ họ điều gì?

i. 2Các Vua 4:8-36; Ma-thi-ơ 9:15; 27:52-53; Lu-ca 7:15; Giăng 11:43-44; Công Vụ 9:21: Sự sống lại của người chết có xảy ra không? Như thế nào? Và có nghĩa gì đối với giáo lý về sự sống lại của người chết trong ngày sau cùng?

h. Khải Huyền 1:17-18; Giăng 5:28-29; 11:25: Chúa Giê-xu Christ là ai? Ngài tuyên bố điều gì?

g. Giăng 12:24-25: Có định luật nào trong cõi thiên nhiên làm sáng tỏ về sự sống lại không? Xin giải thích?

2. Xin tóm lược những điểm quan trọng chứng tỏ sự sống lại là điều chắc chắn.

3. Sự sống lại xảy ra cho những ai? Theo thứ tự nào? Và khi nào?

– 1Cô-rinh-tô 15:23, 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17, Đa-ni-ên 12:3; Khải Huyền 20:3-5, Khải Huyền 20:5, 12-14.

4. Xin tìm hiểu tại sao sự sống lại được diễn tiến theo thứ tự như thế? Điều nầy có nghĩa gì?

5. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. 1Cô-rinh-tô 15:24-29: Hình thể của người tin khi sống lại có gì khác so với thể chất trước kia?

b. Đa-ni-ên 12:2; 1Cô-rinh-tô 15:52: Sự sống lại của người ác trong hình thể nào so với người công bình, tức người tin?

6. Đa-ni-ên 12:2-3; Khải Huyền 20:14-15; Giăng 5:28-29: Người công bình và người ác sống lại nhằm mục đích gì? Điều nầy cho chúng ta học biết Đức Chúa Trời như thế nào? (Rô 2:5-6).

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 22.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 22.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 22.02.2015.

1. Đề tài: XUÂN TẠ ƠN.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 33.

3. Câu gốc: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!” (2Cô-rinh–tô 9:15).

4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.

5. Thể loại: Họp bạn – Đố Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban thanh niên của các Hội Thánh tham dự họp bạn.

2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện các ban thanh niên họp lại để cùng hoạch định chương trình và phân chia công tác:

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫn chương trình, ẩm thực… Mỗi ban chịu một số tiết mục, nên mời một người soạn và đố Kinh Thánh.

3. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Bài ca mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, kịch, trò chơi lớn…

4. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi nhóm để chuẩn bị các màu giấy thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi nhóm một màu. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh, để mọi người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư ký nhóm để điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.

5. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải sử dụng phù hợp cho giờ thông công sau đó.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh.

Họp bạn kỳ này đúng vào dịp đầu năm mới âm lịch,người đố Kinh Thánh nên soạn câu đố theo đề tài năm mới, nội dung phải phù hợp với trình độ của ban viên, nếu không đủ Kinh Thánh thì đố theo trí nhớ (xem cách đố Kinh Thánh trong “Phương Pháp Tổ Chức Các Ban Ngành Trong Hội Thánh”).

1. Mỗi ban thanh niên nên cử ra một đại diện tham gia ban giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm điểm được chính xác và công bằng.

2. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Sau đó tổng kết và phát thưởng.

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 15.02.2015.

1. Đề tài: VẤN ĐỀ CHÁN NẢN.

  1. Kinh Thánh: Thi Thiên 46:1; Ha-ba-cúc 3:17-19; Hê-bơ-rơ 12:1-5.

3. Câu gốc: “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Ê-sai 40:31).

4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 4-8.

5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

1. Chọn một người đóng vai Ê-li và một người làm phóng viên.

2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và câu trả lời cần phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.

3. Mời trước một người đúc kết buổi phỏng vấn và nêu lên những điều học hỏi được từ câu chuyện. Cầu nguyện kết thúc (có thể mời nhân vật được phỏng vấn cầu nguyện).

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

(Sau khi NHD giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới phòng nhóm đi lên và Ê-li từ ngoài bước vào phòng nhóm).

– Phóng viên: Dạ xin kính chào cụ Ê-li!

– Ê-li: Chào các cháu!

– PV: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho các bạn thanh niên trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy cụ có thể giúp chúng cháu tìm hiểu vấn đề chán nản trong đời sống không thưa cụ?

– Ê-li: Được, các cháu cứ hỏi, ta sẽ giúp các cháu theo kinh nghiệm của đời sống ta.

– PV: Thưa cụ, điều gì dễ khiến con người rơi vào tình trạng chán nản, ngã lòng?

– Ê-li: Lý do dẫn đến sự ngã lòng có thể tìm thấy trong ba khía cạnh sau: (1) Vì sự quá sức hay mòn mỏi của thân thể. (2) Vì sự khủng hoảng của tinh thần. (3) Vì sự khủng hoảng trong tâm linh.

– PV: Là người từng trải kinh nghiệm, xin cụ phân tích từng phần cho chúng cháu được biết với!

-Ê-li: Đọc 1Các Vua 18, các cháu sẽ thấy từ sáng sớm đến chiều tối, một mình ta phải dồn hết tâm tư, sức lực vào cuộc thách đố với 450 tiên tri Ba-anh và 400 tiên tri Át-tạt-tê! Sau cuộc thách đố, sự đắc thắng về danh Đức Chúa Trời, nhưng sức lực của ta bị mòn mỏi, cạn kiệt! Vì sự quá sức của cơ thể, đưa ta đến sự chán nản, ngã lòng.

– PV: Thưa cụ, lúc ấy thân thể cụ rã rời nhưng còn tinh thần cụ thì thế nào?

-Ê-li:Nhắc đến điều này ta thấy mắc cỡ quá! Tinh thần ta lúc đó xuống dốc lắm. Ta không mạnh mẽ như lúc sáng sớm, ta không can đảm như lúc đứng trước các tiên tri tà thần. Lúc đó ta thật thê thảm! Talo sợ bởi lời hăm dọa của hoàng hậu độc ác Giê-sa-bên. Ta thấy dường như thất bại và cô đơn, ta thấy tuyệt vọng trước nghịch cảnh…

– PV: Thưa cụ, nhưng cháu thấy sự việc xảy ra không như điều cụ lo sợ?

-Ê-li: Đúng vậy đó các cháu, khi bị khủng hoảng về tinh thần, con người thường suy nghĩ lung tung và lo sợ. Hơn thế nữa, ý nghĩ bi quan, tự ti mặc cảm, tự ái quá cao… khiến ta bị khủng hoảng.

– PV: Thể xác và tinh thần cụ bị khủng hoảng nhưng tâm linh cụ lúc ấy thế nào, thưa cụ?

-Ê-li: Ta ngã lòng không chỉ vì mệt mỏi trong thân thể, vì sự sợ hãi trong tinh thần, nhưng còn vì không để lòng tin cậy Chúa. Ta thấy dường như chỉ có một mình đơn độc chống lại kẻ tà thần. Ta không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị.

– PV: Theo sự trình bày của cụ thì sự chán nản đến từ nhiều nguyên nhân và có sự liên quan với nhau phải không thưa cụ?

– Ê-li: Phải rồi, người bị chán nản không chỉ vì một lý do, và còn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề khác, như từ sự chán nản vì mòn mỏi của thể xác, có thể dẫn chúng ta đến sự xao lãng trong sự cầu nguyện với Chúa, do đó tâm hồn bị khô héo và trở thành chán nản thuộc linh.

– PV: Thưa cụ, có dấu hiệu nào tỏ ra bên ngoài để nhận biết một người đang bị chán nản không?

-Ê-li: Có đấy các cháu. Các cháu có thể phân biệt qua những dấu hiệu sau: (1) Xao lãng, không quan tâm đến mình cũng như người khác. (2) Thu mình, tránh né, từ chối giao tiếp bên ngoài. (3) Thờ ơ, khước từ mọi trách nhiệm. (4) Bỏ cuộc, chịu thua trước mọi việc.

– PV: Theo cụ, sự chán nản thường đem lại điều gì?

-Ê-li: Sự chán nản ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì sự căng thẳng tinh thần làm cho người ta hay buồn giận, là yếu tố có thể dẫn đến tâm bệnh như nhức nửa bên đầu hay bị ung nhọt. Sự căng thẳng cảm xúc và tinh thần là một trong những lý do của bệnh tim mạch, huyết áp cao. Khi sự chán nản ở vào tình trạng tuyệt vọng có khi dẫn đến tự sát.

– PV: Khủng kiếp thật! Sự chán nản gây hại cho sức khỏe, thân thể con người. Nhưng về phần tâm linh thì bị ảnh hưởng thế nào thưa cụ?

– Ê-li: Các cháu biết không, sự chán nản chẳng những có hại cho sức khỏe của thân thể, nhưng còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm linh, khiến chúng ta trở thành người yếu đuối, như một dụng cụ không còn hữu hiệu trong công việc nhà Chúa.

– PV: Xin cụ cho chúng cháu biết có cách nào để giúp người chán nản ngã lòng không?

-Ê-li: Cách tốt nhất ta học được là cách của Chúa qua việc Ngài chăm sóc ta. Khi ta chán nản, ngã lòng vì quá sức, thì Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ mang bánh, nước chăm sóc ta. Nhờ thức ăn, nhờ giấc ngủ nghỉ ngơi mà ta được hồi sức.

– PV: Vậy thưa cụ, có cách nào ngăn ngừa sự chán nản xảy ra cho đời sống không?

– Ê-li: Để tránh sự chán nản vì quá sức nên lưu ý: Trừ trường hợp khẩn cấp, chớ nên “làm ráng… một chút!” Phải biết sức người có hạn, nên để thì giờ nghỉ ngơi bồi bổ sức lực. Trong sự giải trí chớ quên bồi bổ phần tâm linh, vì trong sự mòn mỏi của thể xác có thể có những “tội lỗi nho nhỏ” thừa dịp xen vào làm khô héo đời sống thuộc linh. Mỗi ngày để lòng nương cậy Chúa, sống trong sức mới của Ngài.

– PV: Với sự chán nản vì lý do khủng hoảng tinh thần thì làm thế nào thưa cụ? 

– Ê-li: Với người ở trong sự sợ hãi lo âu, các cháu giúp họ học biết lời hứa về sự hiện diện của Chúa, sự ban cho bình an và an nghỉ trong Ngài. Hãy đặt lòng nương cậy nơi lời hứa của Chúa trong các câu Kinh Thánh như Thi Thiên 46:1; Ê-sai 43:13; Ma-thi-ơ 11:28…

– PV: Với người chán nản vì ước mơ không thành, vì mất mát đau đớn thì làm thế nào thưa cụ?

– Ê-li: Các cháu giúp họ biết rằng: Trong mọi sự xảy ra Chúa có ý muốn tốt lành cho kẻ yêu mến Ngài. Chúa thông cảm với nỗi đau buồn của họ và ban cho họ sự giải cứu. Hãy phó thác mọi sự trong bàn tay chăm sóc yêu thương của Chúa, với lòng tin cậy nơi Ngài (Thi 68:19; 37:5; Rô 8:28).

– PV: Thưa cụ, với người chán nản vì tự ti mặc cảm, sự bất lực và vô vọng thì làm gì giúp họ?

– Ê-li: Hãy giúp họ nhận biết rằng họ là người được Chúa cứu chuộc để trở nên có giá trị trước mặt Ngài (Ê-sai 43:4-5). Hãy biết rằng trong Đấng Hằng Sống, chúng ta không bao giờ mất hy vọng. Hãy vững lòng tin cậy nơi Đấng thành tín, bất biến (Hêb 12:2; 13:8).

– PV: Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì khủng hoảng thuộc linh, thưa cụ?

– Ê-li: Trước tiên phải xưng tội với Chúa và tìm sự tha thứ của Ngài. Đây là điểm chính yếu để chúng ta được lập lại mối tương giao với Chúa và tìm lại được sự tươi mới, bình an cho tâm hồn (Thi 32:5; 1Giăng 1:7-8). Thứ hai dứt bỏ mọi tội lỗi, nhất là tội dễ vấn vương (Hê-bơ-rơ 12:1-5). Thứ ba cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta bền đỗ trong đức tin và có tấm lòng thuận phục Ngài trong mọi sự (Ha-ba-cúc 3:17-19).

– PV: Cám ơn cụ đã giúp chúng cháu hiểu rõ hơn về vấn đề chán nản trong đời sống. Biết rõ điều nầy, chúng cháu sẽ giúp mình, giúp người tránh rơi vào tình trạng chán nản và ra khỏi tình trạng chán nản, để đời sống hưởng được sự vui thỏa, phước hạnh.

NHD: Thưa các bạn! Chúng ta vừa nghe cụ Ê-li phân tích về sự chán nản, ngã lòng trong đời sống. Nguyện Chúa giúp chúng ta biết nhờ cậy Chúa trong mọi sự, lập mối tương giao với Chúa và tìm được sự tươi mới, bình an cho tâm hồn mỗi ngày. Mời các bạn đứng lên và mời cụ Ê-li cầu nguyện cho chúng cháu.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một trong những điểm nổi bật ở các xứ văn minh kỹ nghệ là sự tranh đua. Trong cuộc sống hằng ngày, sự tranh đua được thấy trong nhiều khía cạnh khác nhau. Người ta tranh đua trong việc kinh doanh, trong công danh sự nghiệp, trong công việc làm ăn sinh sống, trong sự học vấn…

Vì vậy phía sau cuộc sống bận rộn căng thẳng ấy, người ta không thể tránh khỏi những mệt mỏi, chán nản ngã lòng! Tại Hoa Kỳ số người chán nản, tức tối, bị xuống tinh thần càng gia tăng. Sự xuống tinh thần trong tình trạng nhẹ ảnh hưởng đến cảm xúc là chuyện thường xảy ra. Nhưng cũng có người xuống tinh thần ở mức độ trầm trọng, có thể gọi là bệnh chán nản. Theo các nhà nghiên cứu ước lượng, trong năm người thì có một người rơi vào “bệnh” chán nản trầm trọng!

Dĩ nhiên sự chán nản, ngã lòng có nhiều lý do của nó. Nhưng đây cũng là vấn đề người Cơ đốc đương đầu trong xã hội này. Thế nào chúng ta vượt thắng khi phải đối phó với sự ngã lòng?

I. DẪN GIẢI.

A. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ CHÁN NẢN.

Lý do dẫn đến sự chán nản có thể tìm thấy trong ba khía cạnh sau đây:

1. Vì sự quá sức, mòn mỏi của thân thể.

Trong 1Các Vua 18 cho thấy, suốt cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối, tiên tri Ê-li một mình phải dồn hết tâm tư, sức lực vào cuộc thách đố với 450 tiên tri Ba-anh và 400 tiên tri thần Át-tạt-tê! Khi cuộc thách đố xong, sự đắc thắng thuộc về danh Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, nhưng sức lực và cảm xúc của Ê-li bị mòn mỏi, cạn kiệt! Vì sự quá sức của cơ thể có thể làm xáo trộn luật quân bình về sinh lý là nguyên nhân đưa đến sự chán nản.

2. Vì sự khủng hoảng của tinh thần, tâm lý.

Sự chán nản có thể đến từ những lý do sau đây:

– Vì lo sợ: Tiên tri Ê-li chán nản chạy trốn vì lời hăm dọa của hoàng hậu ác độc Giê-sa-bên (1Vua 19:1-3).

– Vì mơ ước không thành: Ê-li với nhiệt tâm trừ diệt kẻ thờ tà thần, để đem dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng ông cảm thấy dường như thất bại và cô đơn (1Vua 19:10-11).

– Vì tuyệt vọng, cảm thấy bất lực trước mọi nghịch cảnh: Đây có thể nói là điểm chủ yếu khiến người ta chán nản, khi không còn thấy một tia sáng của hy vọng, khi cuộc đời là cả một màu đen! Tổng thống Abraham Lincoln khi còn là một luật sư trẻ tuổi, cũng có lần rơi vào tình trạng chán nản. Ông viết lại như sau: “Bây giờ tôi là người sống khốn khổ nhất!”

– Vì ý nghĩ bi quan, bất mãn nên nhìn cuộc sống với sự hoài nghi, vô nghĩa! Chuyện gì cũng có thể phê phán, chẳng có gì là hài lòng!

– Vì mặc cảm tự ti, suy nghĩ mình chẳng có giá trị chi, như người vô dụng bị loại ra ngoài. Sự chán nản này thường thấy trong vòng người hưu hạ, tuổi cao, không được gia đình, cộng đồng lưu ý tôn trọng.

– Vì tự ái cao, quá nóng nảy, không đủ kiên nhẫn chịu đựng một điều bất như ý nào!

– Vì mất mát tài sản, danh dự, sức khỏe hay phân rẽ người thân yêu như Gióp khi trải qua sự mất mát cả tài sản và con cái yêu quý (Gióp 1).

3. Vì sự khủng hoảng trong tâm linh.

Trong 1Các Vua 19 cho thấy tiên tri Ê-li ngã lòng chẳng phải vì mệt mỏi trong thân thể, vì sự sợ hãi trong tinh thần, nhưng còn vì không để lòng tin cậy Chúa. Ê-li thấy chỉ có một mình đơn độc chống lại kẻ tà thần, mà không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị (19:14-15).

Sự giấu kín tội lỗi trong lòng là nguyên nhân của sự chán nản, của đời sống bị héo hon và tuyệt vọng, như trong từng trải bản thân của vua Đa-vít (Thi 32:3-4; 38:3-8).

Tóm lại: Ba nguyên nhân nói trên thật ra đều có tương quan với nhau. Người bị chán nản không chỉ vì một lý do đơn độc, mà không ảnh hưởng đến các vấn đề khác, như từ sự chán nản vì mòn mỏi của thể xác, có thể dẫn chúng ta đến sự xao lãng trong sự cầu nguyện tương giao với Chúa, do đó tâm hồn bị khô héo và trở thành chán nản thuộc linh.

Trong tiếng Anh, một từ thông dụng là “burn out” chỉ về sự chán nản ngã lòng. Chữ “burn out” có hình ảnh của một cây nến cháy cạn dần. Chữ này dùng để nói đến tình trạng trống rỗng bên trong, khi nguồn suối tâm hồn bị khô hạn. Sự cháy cạn này gây nên mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần và tâm linh của con người. Theo tấn sĩ A. Hart, thì những lý do sau đây có thể đưa đến tình trạng “cháy cạn”:

– Bị mất quân bình vì hoạt động bên ngoài quá nhiều, mà không có sự củng cố bồi đắp bên trong.

– Mang cảm nghĩ thương hại mình, vì bị chỉ trích cách bất công!

– Che giấu một tội lỗi nào đó mà không thể nói ra.

– Ý kiến của mình xung khắc với kẻ khác (tự ái).

– Cố gắng giải quyết những vấn đề không bao giờ có thể giải quyết xong.

B. DẤU HIỆU VÀ HẬU QUẢ CỦA SỰ CHÁN NẢN NGÃ LÒNG.

Quan sát sự ngã lòng của tiên tri Ê-li và tâm trạng của người mệt mỏi chán nản mô tả trong Thi Thiên 102, chúng ta nhận thấy người ngã lòng có thể được thấy trong những dấu hiệu sau:

– Biếng ăn, bỏ mặc sự chăm sóc thân mình.

– Trằn trọc, thao thức, khó ngủ.

– Buồn thảm, héo hon.

– Rút lui, xa lánh đám đông.

– Thối thác trách nhiệm.

– Tuyệt vọng, không muốn tiếp tục cuộc sống.

Những dấu hiệu trên có thể tóm tắt trong những điểm này: (1) Xao lãng tức là không quan tâm đến mình cũng như người khác. (2) Thu mình, tránh né, từ chối giao tiếp bên ngoài. (3) Thờ ơ, khước từ mọi trách nhiệm. (4) Bỏ cuộc, chịu thua trước mọi việc.

Sự chán nản có thể nhẹ hay nặng, nhưng có thể gây hại cho sức khỏe. Vì sự căng thẳng tinh thần thường làm cho người ta hay buồn giận, là yếu tố có thể dẫn đến tâm bệnh như nhức nửa đầu, thậm chí dẫn đến ung thư. Tại Mỹ, người ta có câu nói “căng thẳng tinh thần làm cho đời sống ngắn hơn!” Trung bình hằng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 60.000 người chết vì cao huyết áp. Mặc dầu các nhà chuyên môn không thể xác định nguyên nhân của bệnh này; tuy nhiên càng ngày họ đồng ý rằng: Sự căng thẳng cảm xúc và tinh thần của người chán nản có thể là một trong những lý do của sự chết về bệnh ấy. Khi sự chán nản ở vào tình trạng tuyệt vọng trầm trọng thì có thể dẫn đến nguy cơ tự sát. Sự chán nản chẳng những có hại cho sức khỏe của thân thể, nhưng còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm linh, khiến chúng ta trở thành người yếu đuối, như dụng cụ không còn hữu hiệu trong công việc nhà Chúa.

C. BÍ QUYẾT ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SỰ CHÁN NẢN.

1. Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì quá sức?

Khi tiên tri Ê-li ngã lòng vì quá sức, Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ mang bánh, nước chăm sóc đầy tớ Ngài. Nhờ thức ăn, nhờ giấc ngủ mà tiên tri được hồi phục sức lực (1Vua 19:5-8). Như vậy, với sự chán nản vì quá sức, chúng ta nên lưu ý đến những điểm sau đây:

a. Trừ trường hợp khẩn cấp, thông thường chớ nên “làm ráng… một chút!” phải biết sức người có hạn với sự thêm lên của tuổi tác.

b. Khi bị chán nản vì quá sức, nên để thì giờ nghỉ ngơi, bồi bổ sức lực. Trong sự vui chơi giải trí chớ quên phần bồi bổ tâm linh. Vì sự mòn mỏi thể xác có thể có những “tội lỗi nho nhỏ” thừa dịp xen vào làm cho khô héo đời sống thuộc linh, như những chiếc thuyền cố gắng chống chọi với sóng gió bên ngoài, nhưng khi vào bờ thì bị chìm, vì trong lúc sóng gió có những sinh vật nhỏ sống dưới biển bám vào gặm nhấm làm mục ván thuyền!

c. Mỗi ngày với lòng nương cậy Chúa, sống trong sức mới của Ngài (Ê-sai 40:31).

2. Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì khủng hoảng tinh thần?

a. Với sự sợ hãi lo âu, chúng ta học biết lời hứa về sự hiện diện của Chúa, sự ban cho bình an và an nghỉ trong Ngài. Hãy đặt lòng nương cậy nơi Chúa (Thi 46:1; Ê-sai 43:13; Mat 11:28).

b. Với ước mơ không thành, với những mất mát đau đớn, chúng ta biết rằng trong mọi sự xảy ra, Chúa có ý muốn tốt lành cho kẻ yêu mến Ngài. Chúa thông cảm với nỗi đau buồn của chúng ta và ban cho chúng ta sự giải cứu. Hãy phó thác mọi sự trong bàn tay chăm sóc yêu thương của Chúa, với lòng tin cậy nơi Ngài (Thi 68:19; 37:5; Rô 8:28).

c. Với sự tự ti mặc cảm, sự bất lực và vô vọng, hãy nhận biết rằng chúng ta là người được Chúa cứu chuộc để trở nên có giá trị trước mặt Ngài (Ê-sai 43:4-5). Hãy biết rằng trong Đấng Hằng sống, chúng ta không bao giờ mất hy vọng. Hãy vững lòng tin cậy nơi Đấng Thành tín bất biến (Hê-bơ-rơ 12:2; 13:8).

d. Trong một khía cạnh khác, sự chán nản ngã lòng trong tình trạng trầm trọng đôi lúc cũng cần sự chữa trị chuyên môn theo phương pháp tâm bệnh học. Tuy nhiên, đây chỉ là phương cách mà thôi, nhưng cứu cánh phải là tấm lòng tin cậy Chúa. Cho nên nếu cần chữa trị, tốt hơn nên tìm một bác sĩ chuyên môn – cũng là người có niềm tin nơi Chúa.

e. Không nên dùng phương pháp “thiền” để trấn an!

Chữ “Yoga” có nghĩa là “hiệp một với thần”. Đây là một phương pháp tịnh tâm trong triết lý của đạo Hin-đu từ 5.000 năm về trước. Phép thiền thông dụng ngày nay được thấy trong các nơi giải trí, bồi dưỡng sức khỏe được gọi là “Hatha Yoga”. Một phương pháp luyện tập làm cho thân thể thư thả bằng cách hít thở để trút đổ những căng thẳng trong cơ thể, để tâm trí được nhẹ nhàng, thoải mái.

Tuy nhiên, thiền không phải đơn giản là thể dục sức khỏe, nhưng có sự kết hợp của tôn giáo thần bí. Nghĩa là từ chỗ tập chế ngự thân thể bằng cách ngồi yên lặng, hay trải dài người trên sàn nhà trong tư thế thả lỏng, đến chỗ tập hít thở là để người ta trút đổ nặng nề của thân thể, và hít vào luồng sinh khí từ vũ trụ bên ngoài, cộng thêm vài câu thần chú (là những bước dẫn đến tình trạng “xuất thần”).Nghĩa là người ta bước vào tình trạng tưởng tượng liên kết với thần bí của vũ trụ, nhờ đó mà tâm hồn cảm thấy lâng lâng nhẹ nhàng. Đây là trạng thái mà người ta dễ bị dẫn dụ vào quyền lực của ma quỉ.

Vì thế, người Cơ Đốc phải cẩn thận tránh thiền Yoga dưới hình thức là thể dục. Nên nhớ có nhiều phương cách thể dục lành mạnh bồi bổ sức khỏe chớ không phải chỉ có cách thiền! Hơn nữa, một cách đúng để tìm sự bình an tâm hồn là tấm lòng tin cậy Chúa, và sự yên tịnh suy gẫm lời hứa của Chúa trong sự soi dẫn của Đức Thánh Linh!

3. Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì khủng hoảng thuộc linh?

a. Xưng tội với Chúa và tìm sự tha thứ của Ngài. Đây là điểm chính yếu để chúng ta được lập lại mối tương giao với Chúa và tìm lại sự tươi mới, bình an cho tâm hồn (Thi 32:5; 1Giăng 1:7-8).

b. Dứt bỏ mọi tội lỗi, nhất là tội dễ vấn vương (Hê-bơ-rơ 12:1-5).

c. Cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta bền đỗ trong đức tin và có tấm lòng thuận phục Ngài trong mọi sự (Ha-ba-cúc 3:17-19).

Tóm lược.

1. Sự chán nản ngã lòng có thể đến từ ba nguyên nhân chính: Sự quá sức của cơ thể, sự khủng hoảng trong tinh thần và sự khủng hoảng trong tâm linh.

2. Sự chán nản ngã lòng có thể được thấy trong những dấu hiệu: Xao lãng với chính mình, thờ ơ với trách nhiệm, thu mình, xa lánh người khác và chủ động rút lui trước mọi sự. Sự chán nản trầm trọng có thể dẫn đến sự tự sát.

3. Những yếu tố cần để đối phó với sự chán nản: (1) Nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe. (2) Tin cậy Chúa và tìm sự bình an, sức mới nơi lời của Ngài. (3) Xưng tội, tìm sự tha thứ và cứ ở trong tình yêu thương của Chúa, học tập hài lòng trong mọi hoàn cảnh.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Sự chán nản đến từ đâu?

2. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

  1. Thi 32:3-4; 38:3-8: Tại sao vua Đa-vít buồn thảm ngã lòng?

b. 1Các Vua 19: Tại sao tiên tri Ê-li ngã lòng? (1-4, 5, 14-15).

3. Sự ngã lòng có thể đến từ những nguyên nhân nào? Và những nguyên nhân ấy có liên quan đến khía cạnh nào của đời sống?

4. Sự chán nản ngã lòng có thể được thấy trong những dấu hiệu nào? Và dẫn đến những hậu quả gì?

5. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. 1Các Vua 19:4: Trong sự ngã lòng, tiên tri Ê-li cầu xin Chúa điều gì? Tại sao?

b. Thi Thiên 102:3-11: Người chán nản thường có cảm nghĩ thế nào về mình? Về mối quan hệ với người chung quanh?

c. Sự chán nản có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?

6. Làm thế nào để vượt thắng sự chán nản?

7. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Thi 23:2-3; Ha-ba-cúc 3:17-19; Hê-bơ-rơ 12:1-5; 1Giăng 1:7-8: Làm thế nào để đối phó với sự chán nản vì lý do thuộc linh?

b. Thi 46:1; 68:19; Ma-thi-ơ 11:28; Rô-ma 8:38-39; Phi-líp 4:8; 1Phi-e-rơ 5:8: Làm thế nào để đối phó với sự ngã lòng vì tâm lý?

c. 1Các Vua 19:5-8; Ê-sai 40:31; 2Cô-rinh-tô 1:3-4: Làm thế nào để đối phó với sự ngã lòng vì mỏi mệt của thể xác?

8. Những yếu tố cần thiết nào để đương đầu với sự ngã lòng?

9. Theo bạn “thiền” có hợp lẽ với người Cơ Đốc không? Vì sao?

10. Trong cuộc sống hằng ngày, điều gì dễ khiến bạn ngã lòng? Bạn làm gì trong lúc ngã lòng?

 

 

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 08.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 08.02.2015.

1. Đề tài: SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH.

2. Kinh Thánh: 1Tês 4:13-17; Phi-líp 3:20-21; 1Côr 15:55-57.

3. Câu gốc: “Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn” (Khải 19:7).

4. Đố Kinh Thánh: Ca Thương 4-5, Ê-xê-chi-ên 1-3.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 04.01.2015.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Khi về trời, Chúa Giê-xu để các môn đồ lại với lời hứa sẽ trở lại. Trong thế gian, Hội Thánh được ví sánh như vị hôn thê của Đấng Christ, chịu nhiều khổ nạn, bị bách hại của người đời vì cớ Danh Ngài. Cho nên trong thế gian nầy, điều mong đợi lớn nhất của Hội Thánh là ngày Đấng Christ, Vị hôn phụ đến tiếp rước về trờ            i.

Sự đón tiếp nầy sẽ xảy ra như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với chương trình của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh?

I. DẪN GIẢI.

A. NGÀY TIẾP ĐÓN HỘI THÁNH.

1. Hai ngày quan trọng.

a. “Ngày Đức Giê-hô-va” hay “Ngày của Chúa”.

Trong Cựu Ước, từ “Ngày Đức Giê-hô-va” hay “Ngày của Chúa” được các tiên tri dùng để chỉ về ngày đoán xét của Đức Chúa Trời, ngày Chúa đổ thạnh nộ lớn trên tuyển dân Y-sơ-ra-ên và dân ngoại (Giô-ên 1:15; 3:1-2; A-mốt 5:18; Áp-đia 15; Sô-phô-ni 1:7-8; Xa-cha-ri 14:1; Ma-la-chi 4:5; Ê-sai 13:6; 34:2).

Trong Tân Ước, từ “Ngày của Chúa” được Phao-lô dùng nói đến sự hiện ra của Chúa Giê-xu (1Tês 5:2). Các nhà giải kinh cho rằng từ nầy đồng nghĩa với “Ngày Đức Giê-hô-va” trong Cựu Ước, tức chỉ về ngày Chúa giáng tai vạ trên thế gian (2Tês 2:1-4; Khải 3:10). Đó là ngày mà trong sự hiện thấy, sứ đồ Giăng thấy bảy bát thạnh nộ đổ xuống đất (Khải 16).

b. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ (Phil 1:6):

Chỉ về ngày Đấng Christ hiện đến giải cứu và tiếp đón Hội Thánh về nơi vinh hiển Ngài (1Tês 1:7-10; 4:16-17). Sự khác nhau giữa ngày của Đức Giê-hô-va và ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có thể được thấy trong những điểm sau đây.

– Cả hai “Ngày của Đức Giê-hô-va”“Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ” đều thuộc về tương lai.

– Ngày của Đức Giê-hô-va có liên quan đặc biệt với quốc gia Y-sơ-ra-ên và người chẳng tin trên đất. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có liên quan đặc biệt với người tin, tức là Hội Thánh Ngài trong thế gian.

– Ngày của Đức Giê-hô-va có tính cách khủng khiếp, run sợ. Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ có tính cách hân hoan, mừng rỡ.

Nói đến hai ngày quan trọng nầy, một vấn đề có thể nêu lên là: Hội Thánh sẽ được cất lên trời khi nào? Trước hay sau ngày của Đức Giê-hô-va?

Có ba quan điểm khác nhau về thời điểm của biến động Hội Thánh được cất lên trời.

(1) Quan điểm cuối cơn đại nạn: Cho rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trời sau thời gian đại nạn (Khải 3:10). Nghĩa là ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ sẽ đến sau ngày của Đức Giê-hô-va.

(2) Quan điểm giữa cơn đại nạn: Cho rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trời vào gần cuối của cơn đại nạn, là thời gian An-ti-christ hành quyền trên thế gian, và Hội Thánh sẽ phải trải qua một phần của sự bách hại như được nói đến trong Khải 7:9-17; 11:3-13. Điều đó có nghĩa là ngày của Đức Chúa Giê-xu sẽ xảy ra giữa hoặc gần cuối ngày của Đức Giê-hô-va.

(3) Quan điểm trước cơn đại nạn: Cho rằng ngày Đức Giê-hô-va có liên quan với dân Do Thái mà thôi (Giê-rê-mi 30:7), còn Hội Thánh là những người được cứu chuộc trong Đấng Christ, nên cũng được giải cứu khỏi cơn đoán xét của Đức Chúa Trời (1Tês 5:9).

Sự khác nhau của ba quan điểm trên là do cách giải nghĩa khác nhau của các nhà giải kinh về tuần lễ thứ 70 trong sự hiện thấy của tiên tri Đa-ni-ên (9:24-27). Các nhà giải kinh theo văn tự cho rằng tuần lễ thứ 70 tức là thời dấy lên của An-ti-christ chỉ có liên quan đến tuyển dân Y-sơ-ra-ên mà thôi, nên tin rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trước ngày của Đức Giê-hô-va, tức trước kỳ đại nạn. Nhưng trong các nhà giải kinh Tin Lành cũng có một số tin rằng Hội Thánh sẽ trải qua một phần khổ nạn trong thế gian trước khi được tiếp về trời, như Lời Chúa Giê-xu đã nói trước về sự chịu khổ của Hội Thánh trong thế gian. Tuy nhiên Ngài cũng có lời hứa về sự giải cứu (Giăng 16:33; Khải 3:10).

Tóm lại, không thể xác định cách rõ ràng về thời điểm của ngày Đức Giê-hô-va, và ngày của Đấng Christ. Vì cả hai ngày này còn trong dự ngôn, chưa được ứng nghiệm. Tuy nhiên có nhiều dẫn chứng Kinh Thánh bày tỏ về ngày Đấng Christ sẽ đến trước khi An-ti-christ hành quyền trên đất, và Đức Thánh Linh dừng công việc của Ngài trong sự ngăn chặn người đại ác. Trong lời giải đáp của sứ đồ Phao-lô cho các tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca khi họ nghĩ rằng ngày tai họa của Chúa đã đến, và lo sợ bị bỏ lại, cho chúng ta thấy Đấng Christ sẽ đến trước khi An-ti-christ cai trị thế gian (2Tês 1:5-7; 2:1-8). Vì vậy, với niềm tin trong Lời Kinh Thánh, chúng ta biết rằng Hội Thánh Chúa chắc sẽ được cứu trong ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời, và được tiếp đi với Đấng Christ trong sự vui mừng.

B. CÁC BIẾN ĐỘNG TRONG SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH.

1. Diễn biến về sự hiện đến của Chúa.

Sự hiện đến của Chúa để tiếp đón Hội Thánh sẽ xảy ra cách thình lình và nhanh chóng, với tiếng kêu lớn, tiếng của thiên sứ và tiếng kèn của Đức Chúa Trời (1Tês 4:16; Ma-thi-ơ 24:27). Tại sao xảy ra cách thình lình và nhanh chóng? Vì thì giờ Chúa đến là kín nhiệm, cho nên sự hiện đến của Chúa là điều không ai có thể biết trước. Mục đích của sự thình lình và nhanh chóng nầy là để cảnh tỉnh con cái Chúa chuẩn bị sẵn sàng đi với Chúa bất cứ lúc nào.

Ba tiếng kêu lớn mở đầu cho biến động hiện đến của Chúa có nghĩa gì?

– Tiếng kêu lớn, chỉ về tiếng gọi của mạng lịnh. Như tiếng kêu lớn của Chúa Giê-xu truyền lịnh cho La-xa-rơ ra khỏi mồ mả. Ngài là Đấng truyền lịnh người chết sống lại và làm nên sự đoán xét mọi người trong ngày sau rốt (Giăng 5:28-29).

– Tiếng của thiên sứ lớn: Thiên sứ lớn có thể ám chỉ thiên sứ trưởng Mi-chên (Giu-đe 9; Khải 12:7). Tiếng kêu của thiên sứ trưởng là tiếng gọi tập họp các thiên sứ để sẵn sàng thi hành mạng lịnh của Chúa. Điều nầy cho thấy thiên sứ đóng vai trò quan trọng trong sự nhóm họp người được chọn khắp mọi nơi trên đất khi Chúa hiện ra (Ma-thi-ơ 24:31).

– Tiếng kèn của Đức Chúa Trời: Đối với người Do Thái, tiếng kèn của Đức Chúa Trời được hiểu theo hai nghĩa: Chỉ về ngày đoán xét của Chúa, và cũng chỉ về ngày giải cứu của Chúa.

Tóm lại, ba tiếng kêu nói trên đã diễn tả biến động diệu kỳ về sự đến của Chúa, với lời tuyên bố của Đức Chúa Trời, sự thể hiện của Đấng Christ và sự thừa hành của các thiên sứ thánh trong sự tiếp đón Hội Thánh về trời.

Về sự hiện đến của Chúa Giê-xu, một câu hỏi có thể nêu lên là: Ngài có ngự xuống mặt đất hay chỉ hiện ra trên không trung?

Trong 1Tês 4:16-17: “…Thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống… tại nơi không trung mà gặp Chúa”. Hai câu Kinh Thánh nầy ám chỉ trong sự tái lâm, Chúa Giê-xu từ trời (Thiên đàng) hiện xuống nơi không trung và tại đó Hội Thánh được cất lên để gặp Chúa.

2. Các biến động xảy ra khi Hội Thánh được cất lên.

Trong ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ, tức là sự hiện ra của Ngài, có năm biến động liên quan đến Hội Thánh:

a. Người tin đã chết được sống lại.

Luật sự sống được nghiệm đúng cho người tin: Vì Đấng Christ là trái đầu mùa của sự sống lại (1Côr 15:20-23; 1Tês 4:16).

b. Người tin còn sống được biến hóa.

Đây là lẽ mầu nhiệm được Phao-lô bày tỏ trong 1Cô-rinh-tô 15:51-52. Sự kiện xảy ra cách kỳ diệu chỉ “trong nháy mắt”. Chữ “nháy mắt” trong nguyên văn Hy-lạp là atomos, nghĩa đen là nguyên tử, chỉ về một thời gian thật nhỏ không thể phân chia. Người chết sống lại được mặc lấy thân thể vinh hiển thể nào thì người còn sống, thân thể cũng được biến hóa vinh hiển thể ấy. Đây là giờ phút vinh diệu nhất của người tin về sự giải cứu khỏi sự hư mất của thân thể để bước vào sự sống vĩnh cửu với Chúa. Đây là giờ phút ứng nghiệm hoàn toàn Lời Kinh Thánh: “Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng”, và sự đắc thắng nầy là do chính Chúa Giê-xu chúng ta (1Côr 15:55-57).

Trong sự sống lại của người tin, các thánh trong thời Cựu Ước có được sống lại và cùng Hội Thánh tiếp rước lên trời không?

Có hai quan điểm trả lời cho câu hỏi trên. Một số các nhà giải kinh cho rằng những người chết trong Chúa, hoặc các thánh đồ trong thời Cựu Ước hay người tin trong thời Tân Ước đều được sống lại và được tiếp lên trời. Đó là “sự sống lại tốt hơn”, sự sống lại của người công nghĩa mà các thánh xưa hằng mong đợi bởi đức tin trong Đấng Christ (Hê-bơ-rơ 11:15-16,35; Lu-ca 14:14; Ê-phê-sô 4:8). Và Hội Thánh Đấng Christ gồm những người tin, cả dân Do Thái lẫn người ngoại bang. Cho nên, các thánh thời Cựu Ước cũng được dự phần vào Hội Thánh Ngài.

Tuy nhiên, một số nhà giải kinh khác cho rằng, chỉ những người tin Chúa trong thời Tân ước được sống lại và được tiếp lên trời, còn các thánh trong thời Cựu Ước sẽ sống lại vào thời điểm Đấng Christ tái lâm lập nước ngàn năm bình an (Đa-ni-ên 12:2-3; Ê-sai 26:19; Khải 20:3-5).

c. Hội Thánh được cất lên trời để gặp Chúa (1Tês 4:17).

Động từ “cất lên” trong nguyên văn Hy-lạp là harpazò. Chữ nầy có nghĩa đen chỉ về sự cuốn đi của một cơn bão. Nghĩa bóng chỉ về sự tiếp lên trời để gặp Chúa và được Ngài đón tiếp. Đó là một đại gia đình sum họp, vui mừng và được sống bên Chúa mãi mãi.

Điều này cho thấy Chúa Giê-xu thành tín với lời hứa của Ngài (Giăng 14:3).

d. Chúa xét đoán công việc của tín đồ (2Côr 5:10).

Sự xét đoán không phải để hình phạt, nhưng để quở trách người bê trễ, và ban thưởng cho người trung tín hầu việc Chúa (1Côr 3:11-15).

e. Lễ cưới Chiên Con (Khải 19:7-9).

Đây là cao điểm trong sự hiện ra của Đấng Christ. Trong trần gian, Hội Thánh là “Cô dâu”, được Đức Thánh Linh sửa soạn với những nét đẹp của sự tinh sạch tuyệt vời, và được trang điểm bởi chiếc áo công nghĩa sáng láng, để sẵn sàng ra mắt Tân lang trong lễ cưới Chiên Con. Đó là giờ phút Đấng Christ tiếp nhận Hội Thánh như món quà quí giá từ Chúa Cha, để Hội Thánh được trở nên “Vợ” yêu dấu của Ngài, được hưởng sự vinh hiển của Ngài mãi mãi, và được trị vì với Ngài trong nước ngàn năm bình an (Khải 20:6).

B. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ TIẾP RƯỚC HỘI THÁNH LÊN TRỜI.

1. Để làm trọn sự cứu rỗi toàn diện của Ngài, gồm có sự cứu chuộc linh hồn khỏi quyền lực của tội lỗi trong hiện tại, và sự giải cứu thân thể khỏi sự chết trong tương lai (Rô 8:23; Hê-bơ-rơ 9:28). Điều này thấy rõ trong việc khiến người tin đã chết sống lại, và biến hóa thân thể người tin còn sống.

2. Để làm thành lời hứa về sự trở lại tiếp rước người tin vào trong Nước Ngài; và ban thưởng cho người trung tín hầu việc Ngài (Giăng 14:3; Khải 2:10; 22:12).

3. Để làm vinh hiển Hội Thánh, như trong lễ cưới Chiên Con (Rô-ma 8:30).

Những điểm trên có liên quan đến chương trình Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh. Sự kiện tiếp rước Hội Thánh về trời để trở nên Tân phụ của Đấng Christ, đánh dấu việc hoàn tất mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh, để bày tỏ sự giàu có của ân điển vô hạn Ngài trong Chúa Giê-xu, để danh Ngài mãi mãi được tôn vinh, chúc tụng (Ê-phê-sô 2:6-7; Khải 5:13).

Tóm lược.

1. Ngày Chúa hiện ra tiếp đón Hội Thánh cũng được gọi là ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ. Khác với ngày của Chúa hay là ngày Đức Giê-hô-va là ngày giáng thạnh nộ trên thế gian.

2. Trong sự hiện đến của Chúa, trước hết Ngài hiện ra ở không trung để tiếp đón Hội Thánh.

3. Có 5 biến cố xảy ra trong sự tiếp đón Hội Thánh. Người tin đã chết được sống lại trong thân thể được biến hóa, thân thể của người tin hiện sống sẽ được biến hóa, Hội Thánh được cất lên trời gặp Chúa, sự xét đoán và ban thưởng; và lễ cưới Chiên Con.

4. Mục đích tiếp đón Hội Thánh là để giải cứu người tin khỏi sự chết của thân thể, để bước vào sự sống vĩnh cữu, để làm thành lời hứa về sự sắm sẵn chỗ ở cho người tin, và về sự ban thưởng cho người trung tín, để làm cho Hội Thánh được vinh hiển trong quyền năng vô hạn của Đấng Christ.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Giô-ên 1:15;3:1-2; A-mốt 5:18; Áp-đia 15; Sô-phô-ni 1:7-8; Xa-cha-ri 14:1; Ma-la-chi 4:5; Ê-sai 12:6; 34:2; 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-2; 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-4: “Ngày của Chúa” hay “Ngày của Đức Giê-hô-va” có nghĩa gì?

b. Phi-líp 1:6; 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-10; 4:17: “Ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ” có nghĩa gì?

2. Qua ý nghĩa tìm thấy trên, chúng ta nghĩ Hội Thánh được tiếp lên trời trước ngày của Chúa hay sau ngày của Chúa?

3. a. 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16; 5:2: Sự hiện đến của Chúa được xảy ra như thế nào? Tại sao?

b. Thiên sứ đóng vai trò gì trong sự hiện đến của Ngài? (Ma-thi-ơ 24:31).

4. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau và ghi nhận những sự kiện xảy ra trong sự hiện đến của Chúa Giê-xu: 2Tê-sa-lô-ni-ca 4:16c, 1Côr 15:51-52, 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:17, 2Cô-rinh-tô 5:10, Khải 19:7-9.

5. Xin tìm hiểu ý nghĩa của mỗi sự kiện xảy ra trong sự hiện đến của Chúa (Xem thêm Rô-ma 8:23; 1Cô-rinh-tô 15:53-57; 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:8-10; Khải Huyền 20:6).

6. Cho biết mục đích của sự tiếp đón Hội Thánh (Hê-bơ-rơ 9:28; Rô 8:30).

7. Những mục đích trên cho thấy sự tương quan thế nào với mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và thành lập Hội Thánh?

8. Cho biết những điểm quan trọng về sự tiếp rước Hội Thánh về trời.

9. Nếu Chúa đến hôm nay, bạn có được tiếp đi để gặp Chúa hay bị để lại? Vì sao bạn biết?

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.02.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 01.02.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 01.02.2015.

1. Đề tài: HÃY VÀO CỬA HẸP.

2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 7:13-14.

3. Câu gốc: “…Cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống” (Ma-thi-ơ 7:14a).  

4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.

5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:

a. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…

b. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin Lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…

2. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…

3. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HÃY VÀO CỬA HẸP.

Đây là lời mời gọi của Chúa Giê-xu khi Ngài còn ở thế gian. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ…

I. CỬA HẸP LÀ GÌ?

Cửa hẹp là cửa có bề ngang quá nhỏ.

Khi chúng ta muốn vào thành nào hay nhà nào thì phải đi qua cánh cửa, khi chúng ta muốn vào Thiên đàng cũng vậy. Chúa Giê-xu ví cửa Thiên đàng hay các sự dạy dỗ của Ngài về Thiên đàng giống như cửa hẹp. Tại sao Ngài phán câu nầy? Có lẽ vì trong vòng các thính giả có người cho rằng đạo lý cùng các sự dạy dỗ của Chúa là khó quá, nên Ngài dùng điều nầy để khuyên lơn họ.

Người muốn vào cửa hẹp thì không thể vừa đội trên đầu, vừa mang gánh trên vai, vừa ôm trong lòng đủ các thứ hành lý, mà phải đi mình không và còn phải nép mình mà đi mới được. Cũng vậy, người muốn vào Thiên đàng, hay muốn theo Chúa thì phải bỏ khỏi mình những tội lỗi dễ vấn vương, những sự mê tham của mắt, của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời, phải từ chối các điều ưa muốn của xác thịt mới được.

Bởi vậy xưa nay, có người cho rằng, theo Chúa là vào cửa hẹp và con đường quá chật vì phải bỏ các sự vui thú của trần gian. Họ ước ao tìm một tôn giáo nào cũng được, miễn là tự do làm những điều mình muốn, thỏa mãn sự ham muốn của tư dục mình. Đó là cửa rộng và đường khoảng khoát. Song Chúa Giê-xu biết đích đến của mỗi con đường, nên khuyên bảo rằng: “Hãy vào cửa hẹp!”

II. TẠI SAO NÊN VÀO CỬA HẸP?

Duyên cớ nào mà ta nên vào hay phải chọn lấy cửa hẹp?

Vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất”. Lẽ tự nhiên ai cũng muốn vào cửa rộng và đi trên con đường khoảng khoát, vì tại đó họ thấy dễ chịu. Nghĩa là theo con đường này thì họ được tự do sống theo tư dục, phóng túng, hoang đàng, thời gian đầu xem dường như sung sướng lắm, thể xác lấy làm ưa thích. Song điểm cuối của con đường nầy là đưa họ đến sự hư mất, trầm luân đời đời trong hỏa ngục. Lời Chúa phán: “Vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7b); “Đức Chúa Trời báo trả cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm” (Giê-rê-mi 17:10).

Dẫu có nhiều kẻ vào đó, song chớ thấy đông mà nghĩ là hay, là đúng. Chúng ta phải suy nghĩ: Con cá sống là con cá lội ngược dòng còn con cá chết là con cá trôi theo dòng nước. Chạy theo người khác, chạy theo hoàn cảnh thuận lợi đôi khi dẫn đến bại hoại, dẫn đến hư mất. Lời Chúa dạy: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết” (Châm 16:25).

“Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống…”. Cửa hẹp và đường chật thật khó đi, vì lẽ đó ít có người chịu đi vào cửa hẹp và đường chật. Người chọn đi trên đường nầy gặp nhiều khó khăn về thể xác, song sự khó khăn nầy chỉ tạm thời trên đất. Còn về phần tâm linh, người đó sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất là được sự sống đời đời! Như vậy, lấy sự khó khăn tạm thời so với sự vinh hiển đời đời, ta nên chọn đi trên con đường hẹp là hơn. Vì chẳng có gì đáng sánh với sự tốt đẹp trong nước vinh hiển của Chúa. “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự không thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (2Côr 4:16-18).

Bây giờ ta chịu khó gieo để tương lai được gặt. Bây giờ ta hãy chuẩn bị để tương lai được vui hưởng. Nếu không có tâm trí ấy thì trên đời nầy chẳng ai làm được một việc ích lợi nào cả.

“Mặc dầu kẻ kiếm được thì ít”.

Song khi biết rằng số ít người chọn đi trên con đường tốt đẹp thì ta nên chọn đi hơn, vì kết quả khả quan hơn. Ôi, ước gì mỗi người có mặt trong buổi nhóm nầy được dự phần vào số ít người ấy, vì là số Đức Chúa Trời lựa chọn làm dân sự của Ngài.

* Kết luận: Thưa quý vị! Đời người là một cuộc hành trình. Quý vị đang đi trên con đường nào? Lẽ nào quý vị cứ tiếp tục đi trên con đường khoảng khoát để đến sự hư mất linh hồn đời đời sao? Quý vị có muốn linh hồn mình trầm luân trong hỏa ngục, đời đời xa cách Đức Chúa Trời không? Nếu không, quý vị phải quay đầu lại, phải từ bỏ con đường cũ mà bước vào con đường mới, là con đường quý vị chọn tin Chúa Giê-xu để được sự cứu rỗi ngay hôm nay.

 

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 25.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 25.01.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 25.01.2015.

1. Đề tài: VẤN ĐỀ TUỔI TÁC.

  1. Kinh Thánh: Truyền Đạo 11:9; 12:1, 6-7, 13; Thi 91:16; 92:13-14.

3. Câu gốc: “Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan” (Thi 90:12).

4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 51-52- Ca Thương 1-3.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: VẤN ĐỀ TUỔI TÁC.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ.

– Thời gian: 1h30’.

I. CHUẨN BỊ.

– Ban tổ chức cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và dựa vào nội dung để tìm đến trạm. Sau khi thực hiện xong các yêu cầu của ban tổ chức, cả nhóm theo chỉ dẫn của mật thư thứ hai để đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… mà ban viên đã quen thuộc, đồng thời phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại điểm đặt trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường tùy theo địa điểm mỗi nơi.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên học thuộc lòng câu gốc tuần nầy và đọc trước Truyền Đạo 11:9; 12:1,6-7,13, Thi 91:16; 92:13-14.

II. THỰC HIỆN.

1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.

                        a. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải sắp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

       – Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ……………. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư……………………………………. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm………………………… 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất………………………………………… 10 điểm.

– Nội dung thảo luận thực hiện tốt………………………. 10 điểm.

2. Diễn tiến trò chơi.

                      a. Mở đầu.

       Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người, xếp hàng dọc theo mỗi nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: Vấn đề tuổi tác.

Thưa các bạn! Trong cuộc sống có hai điều con người thường lo sợ nhưng phải đối diện đó là sợ già và sợ chết. Thật ra, sự thêm lên của tuổi tác là lẽ đương nhiên của đời người. Tuy nhiên mỗi giai đoạn tuổi tác đều có giá trị và ý nghĩa nếu biết đặt mình trong bàn tay sử dụng của Đức Chúa Trời. Mời các bạn tham gia chương trình sinh hoạt hôm nay, để thấy được quan điểm của người đời và quan điểm của Cơ Đốc nhân về vấn đề tuổi tác.

       b. Xuất phát.

       Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử ra một người, đại diện nhóm để “Vượt chướng ngại vật”.

(“Chướng ngại vật” là những câu hỏi do ban tổ chức soạn ra như: Vì sao con người sợ già, sợ chết? Cách nào để con người thoát khỏi sự sợ hãi nầy???)

Đại diện nhóm nào vượt qua được “chướng ngại vật” mới được nhận mật thư.

* Mật thư 1: HAYX DDOOCS TIMF NHAAN QUAN VEEF DDIEEMR TUOOIR CUAR TACS COO.

Ñ: Cóc nhảy hai lần.

Trạm 1.

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

1. Theo thời gian, tuổi thọ con người như thế nào? Tại sao? (Sáng 5:27; 6:3; Thi 91:10).

2. Tiên tri Sa-mu-ên, Giê-rê-mi đã được Đức Chúa Trời kêu gọi hầu việc Chúa trong tuổi nào? (1Sa 3:1; Giê 1:6).

3. Trong tuổi nào Đa-vít, Đa-ni-ên đã được Chúa gọi làm công việc cho Ngài? (1Sa 16:11-13,18-23; 2Sa 5:3-4; Đa-ni-ên 1:8-17; 2:45).

4. Trong khoảng tuổi nào, Đức Chúa Trời dùng người Lê-vi hầu việc trong đền thờ? (Dân 4:2).

5. Tuổi lão niên có giá trị gì? Và được Chúa dùng trong công việc nào? (Phục Truyền 32:7; 21:20-21; Gia-cơ 5:14-15; 1Phi 5:1-2).

6. Con người theo tuổi tác được mô tả thế nào? Có sắc thái gì? (Truyền 12:3-5).

7. Song song với tuổi tác, Đức Chúa Trời có lời hứa gì cho con cái Ngài? Những lời hứa có nghĩa gì? (Thi 103:5; 92:13-14; Ê-sai 40:31; 46:4).

8. Tuổi tác với sự hao mòn thân xác bên ngoài, nhưng với Cơ đốc nhân, người bề trong như thế nào? (2Côr 4:16; 1Giăng 2:14-16).

* Mật thư 2:

 

 

TIMF QUYEETS THOAR TRONG TACS TUOOIR NGUYEENJ DDUOWCJ BIS

Ñ: Rắn ăn đuôi.

Trạm 2.

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

1. Kinh Thánh có lời khuyên dạy gì cho người trẻ tuổi? (Châm 3:5-6; Truyền 11:9-10; 12:1-13; Giô-suê 1:8).

2. Các ngày chúng ta phải được sử dụng thế nào? (Thi 90:12; Êph 5:15-19).

3. Trong tuổi về hưu, tiên tri Sa-mu-ên làm gì? (1Sa 12:23-24).

4. Người trong tuổi lão niên nên biết điều gì? Và có thái độ nào? (Xuất 20:12; Thi 91:16).

X
K S
T F I
T J I O
S R T W O
A C I E O D
U O O I E U D
H A C S B I G S
W R V O O I S N H
T I M F X E M C A C

* Mật thư 3:

Ñ:

 

 

 

Trạm 3.

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

1. Chúa dạy chúng ta có thái độ thế nào đối với người già cả? (Lê-vi 19:32; 1Phi 5:5).

2. Người lớn tuổi nên có thái độ thế nào đối với người trẻ tuổi? (1Tim 4:12-13).

3. Phao-lô dạy Ti-mô-thê điều gì? (1Tim 5:1-2).

4. Trong Hội Thánh, chúng ta nên đối xử với nhau như thế nào?

3. Kết thúc.

       Thưa các bạn!

       Người đời nhìn tuổi tác trong chiều hướng bi quan, nhưng người Cơ đốc nhìn trong chiều hướng lạc quan. Bởi vì người Cơ đốc biết rằng tuổi tác thể chất làm hao mòn con người bên ngoài, nhưng tuổi tác thuộc linh làm con người bề trong càng thêm tươi mới.

       Nguyện mỗi người chúng ta biết được những điều nầy để được thỏa nguyện qua các giai đoạn của đời sống và giúp đỡ những người có cái nhìn bi quan.

       – Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong cuộc sống chóng tàn, có hai điều con người hay lo sợ nhưng phải đối diện đó là sợ già và sợ chết. Một em bé chào đời… mới ngày nào mà đã trở thành một thiếu niên xinh đẹp như đóa hoa hồng chớm nở dưới nắng rực rỡ của buổi ban mai. Rồi đến tuổi thanh niên say sưa hướng nhìn về tương lai tươi đẹp, bận rộn trong giấc mơ xây dựng sự nghiệp… Rồi một ngày soi mình trước tấm gương, thấy mái tóc bắt đầu điểm bạc, da mặt nhăn nheo, báo hiệu tuổi về chiều sắp đến!

Thật ra, tuổi tác không phải là vấn đề, vì là lẽ đương nhiên của con người phải trải qua. Nhưng vấn đề là quan niệm của xã hội đối với tuổi tác và mặc cảm của con người trước tuổi tác. Trong xã hội văn minh kỹ nghệ, con người như bị đánh giá theo mức độ “sản xuất”. Khi người không còn sản xuất, thì kể là “vô dụng”, bị mặc cảm không đáng sống, chẳng khác nào bộ máy kia bị phế thải trong bóng tối!

Như thế trong niềm tin, người Cơ Đốc có quan điểm gì về tuổi tác? Và có thái độ nào đối với mỗi giai đoạn của tuổi tác, để cuộc sống được vui thỏa, có ý nghĩa thật sự?

I. DẪN GIẢI.

A. TUỔI TÁC TRONG QUAN ĐIỂM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN.

Cuộc sống con người là cuộc sống được gắn liền với tuổi tác. Từ khi sinh ra đã bắt đầu tính tuổi và khi cuộc đời chấm dứt cũng được tính với số tuổi thọ. Mặc dầu tuổi thọ ít hay nhiều, nhưng thời gian sống trên đất vẫn mang một ý nghĩa và giá trị cho mục đích của sự chào đời do Chúa định.

Cho dù sự tiến bộ của khoa học có thể kéo dài đời sống con người thêm một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên, cuộc sống con người vẫn là cuộc sống ngắn ngủi. Tuổi thọ của con người nói chung, thực ra là giảm dần vì sự gia tăng của tội lỗi theo như sự bày tỏ của Kinh Thánh (Sáng 5:27, 6:3; Thi 90:10). Đời sống chóng tàn của con người được Đa-vít mô tả trong hình ảnh của đời sống cây cỏ. Đời người về phương diện tuổi tác có thể được phân chia chi tiết trong năm giai đoạn như: Thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên và lão niên, hay theo cách tính tổng quát của Kinh Thánh gồm ba hạng tuổi: Thiếu niên, thanh niên và phụ lão (1Giăng 2:12-14). Như chu kỳ của cây cỏ, tăng trưởng, ra hoa và tàn héo, đời sống con người cũng trải qua tuổi trẻ, tuổi thanh xuân, tuổi già nua và cuối cùng là sự chết. Cây cỏ chịu luật đào thải của thiên nhiên và con người chịu định luật của sự chết. Vì vậy người ta sợ tuổi tác, sợ già, sợ bị xã hội loại bỏ vì vô dụng, bị đời quên lãng vì tàn tạ! Nhưng Đức Chúa Trời có cái nhìn thế nào với tuổi tác con người?

1. Giá trị của tuổi tác.

Theo sự ghi nhận của Kinh Thánh cho thấy mỗi giai đoạn tuổi đều có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời. Ngài đã kêu gọi Sa-mu-ên, Giê-rê-mi làm tiên tri từ lúc còn thiếu nhi (1Sa 3:1; Giê 1:6). Ngài đã dùng các thanh niên để làm công việc lớn lao cho danh Ngài như Đa-vít, Đa-ni-ên và các người Lê-vi (1Sa 16:11-13,18-23; 2Sa 5:3-4; Đa-ni-ên 1:8-17; 2:4; Dân Số Ký 4:2). Cũng như Ngài dùng những lão niên trong việc xét xử dân Y-sơ-ra-ên thời Cựu Ước, và trong sự chăm sóc Hội Thánh Chúa ngày nay (Phục 21:20-21; Gia-cơ 5:14-15; 1Phi 5:1-2). Môi-se, nhà lãnh đạo số một của Y-sơ-ra-ên đã được Chúa dùng từ tuổi 80 đến 120 tuổi. Tuổi thiếu nhi được Chúa Giê-xu khen ngợi về lòng đơn sơ khiêm nhu (Mat 18:3-4). Tuổi thanh xuân là tuổi cao điểm của đời người với sức mạnh như “chim ưng” và tài năng chớm nở, là tuổi đầy nhiệt huyết, có khả năng để làm công việc lớn. Tuổi lão niên là tuổi giàu kinh nghiệm và khôn ngoan trong cuộc sống để chia sẻ (Phục 32:7). Như vậy mỗi giai đoạn tuổi tác đều có giá trị nếu đặt trong bàn tay sử dụng của Chúa.

Ông W.A. Criswell nhà lãnh đạo của Hội Báp-tít Miền Nam, đã tin Chúa lúc 10 tuổi và trở thành mục sư lúc 17 tuổi. Ông đã giảng bài giảng đầu tiên tại nhà thờ Dallas, Texas vào năm 1944. Từ đó Hội Thánh tăng trưởng cách lạ lùng, số tín hữu từ 7.800 lên đến 20.500. Cũng như John Wesley vẫn còn đi giảng Tin Lành và viết sách lúc 88 tuổi.

2. Lời hứa thêm sức của Chúa.

Trong một phương diện, Kinh Thánh cũng cho chúng ta thấy hình ảnh thực sự của con người bên ngoài suy tàn theo thời gian tuổi tác như trong sự diễn tả của nhà truyền đạo Sa-lô-môn:

“Vì ai cũng vậy, sẽ đến lúc sức mạnh hao mòn với tuổi tác, chân tay run rẩy, lưng khòm cúp, răng rụng dần không còn đủ để nhai, mắt mờ đi, lúc ăn môi phải mím chặt vì răng không còn, giọng nói yếu ớt thều thào; trong giấc ngủ dễ bị đánh thức, dù chỉ bởi tiếng chim hót lúc rạng đông; sợ không dám lên cao, đi đứng dễ ngã, tóc bạc phơ, người khô héo cằn cỗi, tình dục tắt ngấm, và cứ thế đi dần vào cõi chết là nơi ở ngàn thu; rồi những người thân khóc thương khi đưa đám tang qua các đường phố” (Truyền 12:3-5 BDY).

Tuy nhiên Kinh Thánh cũng có lời hứa “hồi xuân” thật kỳ diệu của Chúa cho người hao mòn vì tuổi tác và Ngài sẽ chăm sóc họ: “Ngài cho miệng người được thỏa các vật ngon. Tuổi đang thì của ngươi trở lại như của chim phụng hoàng… Dầu đến buổi già bạc, họ sẽ còn sanh bông trái, được thạnh mậu và xanh tươi… Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng… Hãy nghe ta đã gánh vác các ngươi từ lúc mới sanh, bồng ẵm từ trong lòng mẹ. Cho đến chừng các ngươi già cả, đầu râu tóc bạc, ta cũng sẽ bồng ẵm các ngươi” (Thi 103:5; 92:14; Ê-sai 40:31; 46:3b,4).

Vì vậy, với lời hứa của Chúa, trong sự hao mòn của tuổi tác, người Cơ Đốc luôn nhận được sức sống của Chúa, khiến người bề trong càng thêm tươi mới, được trưởng thành về mặt thuộc linh với sự sanh bông trái Thánh Linh phản chiếu vẻ đẹp vinh quang của Thiên đàng (2Côr 4:16; 1Giăng 2:14-16). Cho nên, tuổi lão niên của người tin kính Chúa không phải là tuổi cạn tắt, nhưng là tuổi đầy trọn và tuôn trào. Dù bên ngoài tóc bạc, da đồi mồi, nhưng tóc bạc vẫn đẹp, là vinh hạnh, vì “tóc bạc là mão triều thiên vinh hiển, miễn là thấy ở trong đường công bình” (Châm 16:31).

Tóm lại, tuổi tác trong cái nhìn của người đời thật là bi quan, với sự tàn tạ và vùi sâu trong lòng đất lạnh! Nhưng tuổi tác trong cái nhìn của Cơ Đốc nhân là cái nhìn lạc quan. Người đời bi quan vì thấy sự hao mòn của con người theo tuổi tác, nhưng người Cơ đốc lạc quan vì biết được giá trị của mỗi giai đoạn tuổi tác trong mục đích tốt lành của Chúa và sự tươi mới càng thêm của con người bề trong vượt qua tuổi tác bởi ân sủng của Chúa. Vì vậy, chúng ta không bi quan với vấn đề tuổi tác, như Bosch nói rằng: “Đối với Cơ Đốc nhân, tuổi già là tuổi tiền phong của tuổi xuân bất diệt”. Nét bi quan về tuổi tác của người đời và nét lạc quan về tuổi tác của người Cơ Đốc được thấy rõ trong hai bài thơ sau đây:

Đời tôi như chiếc lá mùa thu,

Những bông trái yêu đã qua rồi!

Chỉ có sâu bọ gặm mòn và buồn thảm,

Và còn lại tôi một bóng đơn côi.

(Bá tước Byron lúc 37 tuổi).

Tôi đã trải qua mùa xuân của cuộc đời.

Tôi đã chống trả với sức nóng của mùa hạ.

Tôi đã hái trái của mùa thu.

Và bây giờ tôi vẫn kiên trì với tiết lạnh của mùa đông.

Nhưng chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ tiến gần đến mùa xuân bất tận.

Ha-lê-lu-gia!

(Adam Clark, lúc tuổi già nua).

B. BÍ QUYẾT ĐƯỢC THỎA NGUYỆN TRONG TUỔI TÁC.

1. Những vấn đề trong các giai đoạn tuổi tác.

Mỗi giai đoạn tuổi có điểm ưu, cũng như có vấn đề trong nhiều khía cạnh. Sau đây chúng ta lần lượt tìm hiểu:

a. Tuổi thiếu nhi: Đây là giai đoạn có thể nói là “lý tưởng” vì rất đơn sơ, hồn nhiên, không bận tâm về tiền bạc, tấm lòng rất thuận lợi cho sự gieo đạo sự sống, cần tình thương của xã hội và gia đình.

b. Tuổi thiếu niên: Tuổi nông nổi, có nhiều khủng hoảng nội tâm, vì ở giai đoạn chuyển đến tuổi trưởng thành, có sự thay đổi về cơ thể, tâm lý và tính tình. Tuổi thích tự do, xã giao bạn bè, muốn làm người lớn, hay chán nản, một vấn đề là hay nói dối… và cần tiền xài.

c. Tuổi thanh niên: Tuổi trưởng thành, thích tự do, tự lập, lý tưởng phục vụ Chúa. Vài nhược điểm là hay tự ái, hay cậy mình, khó vâng phục thẩm quyền là vấn đề của tuổi nầy! Có thể thành công trong việc học, nghề nghiệp, bạn bè… đôi lúc bị khủng hoảng về tài chánh.

d. Tuổi trung niên: Là tuổi có thể nói là “vững” về sự trưởng thành thuộc linh, kinh nghiệm trong nghề nghiệp và trong sự giao tế xã hội. Nhưng cũng có thể bị gãy đổ trong gia đình. Có những khủng hoảng khác nhau trong tuổi này. Về cơ thể, bệnh tật có thể xâm nhập, dễ lên cân. Về tâm lý, tính tình cũng thay đổi thất thường như hay buồn, hay giận, nóng nảy, hoặc có người trở lại “tuổi hồi xuân” vui vẻ, màu mè. Về tâm linh, có thể bị cám dỗ về tội lỗi không chung thủy. Theo một thăm dò gần đây cho biết trung niên ở tuổi từ 54-63, người nam phạm tội ngoại tình với tỷ số cao nhất là 37% so với phụ nữ chỉ có 12,4%, nhưng tỷ số này trong vòng người đi nhà thờ thường xuyên chỉ có 2,3%.

e. Tuổi lão niên: Tuổi này giàu kinh nghiệm sống đạo, sống đời thường. Cơ thể suy yếu, những bệnh tật thường phát sinh như khó thở, mắt mờ, tai nặng, huyết áp cao, đau khớp xương, yếu thận, hay quên… Giao tế bị thu hẹp. Về tâm lý cần tình yêu thương. Tính tình cũng thay đổi, có thể là tự ái, mặc cảm, khó tính… Tài chính cũng có thể là vấn đề nếu không có sự đề phòng khi có chuyện khẩn cấp.

2. Những nguyên tắc để được thỏa nguyện trong tuổi tác.

Sự phân tích trên và những nguyên tắc sau đây giúp chúng ta trau dồi hoặc chuẩn bị cho mỗi giai đoạn của tuổi tác để đời sống thật sự được thỏa nguyện trong ơn Chúa.

a. Tìm kiếm Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa trong lúc còn tuổi trẻ (Truyền 12:1): Vì tìm kiếm Đấng Tạo Hóa là tìm kiếm nguồn sống thật. Khi nguồn sống này được vun trồng trong tuổi thiếu nhi, thì sẽ cứ mãi tuôn tràn qua các giai đoạn tuổi tác, làm cho con người bề trong càng thêm tươi mới, làm nghịch đảo định luật hao mòn của tuổi tác bên ngoài. Chính nhờ nguồn sống dư dật của Chúa bên trong mà chúng ta được sự sung mãn qua mọi giai đoạn của cuộc sống. Thiếu điều căn bản này, cho dù bên ngoài chúng ta có đầy đủ vật chất, nhưng vẫn không bao giờ thỏa lòng.

b. Kính sợ Đức Chúa Trời và vâng giữ điều răn Ngài (Truyền 12:12-13). Vì kính sợ Chúa là khởi đầu của sự khôn ngoan (Châm 1:7), để giúp chúng ta biết cuộc sống có giá trị thật. Với sự kính sợ Chúa giữ người trẻ tuổi khỏi sự vấp ngã trong tội lỗi khi vui chơi, giữ người lớn tuổi khỏi sự ngã lòng trong sự cám dỗ (Truyền 11:9-10).

c. Học biết và cẩn thận làm theo Lời Chúa (Giô-suê 1:8): Để được thành công trong mỗi giai đoạn của cuộc sống.

d. Hết lòng tin cậy Chúa trong mọi sự (Châm 3:5-6): Để giúp người trẻ tuổi khỏi tự phụ, tự ái, biết nương dựa sức Chúa, hầu đời sống được thành công phước hạnh trong ơn Chúa.

e. Khôn ngoan trong sự sử dụng thì giờ (Thi 90:12; Êph 5:15-19): Sự biết tận dụng thì giờ cho mục đích thiên thượng sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những trống vắng, chán nản, nhưng tìm được niềm vui và ý nghĩa của mỗi giai đoạn trong cuộc sống. Như tiên tri Sa-mu-ên đã từng dùng thì giờ về hưu của ông để cầu thay cho dân Y-sơ-ra-ên (1Sa 12:23-24).

f. Hãy chấp nhận và sống vui với mỗi giai đoạn của tuổi tác.

Với tuổi trẻ, hãy vui vẻ hồn nhiên trong sự nhìn biết Đấng Tạo Hóa. Với tuổi thiếu niên, chúng ta hãy vui thỏa trong tuổi trẻ tươi đẹp, nhưng đừng quên kính sợ Chúa và vâng giữ điều răn Ngài. Với tuổi thanh xuân, hãy vui mừng trong đời sống tươi đẹp, nhưng đừng quên dâng tài năng phục vụ Chúa. Và cũng hãy chuẩn bị cho tuổi về hưu, thực tế là “quỹ hưu trí”! Với tuổi già nua, hãy xem đó là sự ban phước của Chúa (Thi 91:16). Đừng quá lo sợ sự tàn tạ bên ngoài, hãy ôn lại ơn phước Chúa cho, kinh nghiệm sống đạo và chia sẻ, khuyến khích con cháu trong niềm tin. Hãy làm cho chuỗi ngày hưu hạ của mình trở thành tươi vui và ý nghĩa đầy trọn.

C. SỰ ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHÁC BIỆT TUỔI TÁC.

1. Kính trọng người cao tuổi: Đây là lễ phép cần có trong người trẻ tuổi. Đây là mạng lịnh Chúa dạy cho dân sự Ngài (Lê 19:32). Sứ đồ Phi-e-rơ và Phao-lô cũng đã nhắc nhở người trẻ tuổi về sự vâng phục các trưởng lão trong Hội Thánh (1Phi 5:5; 1Tim 5:1-2).

2. Người cao tuổi biết quý trọng người trẻ tuổi: Đáp lại người trẻ tuổi phải có tư cách xứng đáng với sự quý trọng ấy.

Hai điều trên sẽ tạo nên sự cảm thông với nhau và nối liền khoảng cách giữa người khác biệt tuổi tác, đem lại sự hiệp một trong vòng con cái Chúa như trong một đại gia đình.

Tóm lược.

1. Người đời nhìn tuổi tác trong chiều hướng bi quan. Nhưng Cơ đốc nhân nhìn tuổi tác trong chiều hướng lạc quan.

2. Mỗi giai đoạn tuổi tác đều có giá trị và ý nghĩa trong bàn tay sử dụng của Đức Chúa Trời.

3. Tuổi tác thể chất làm hao mòn con người bên ngoài. Nhưng tuổi tác thuộc linh làm con người bề trong càng thêm tươi mới.

4. Những nguyên tắc để được thỏa nguyện qua các giai đoạn của đời sống: (1) Tìm kiếm Đấng Tạo Hóa khi còn trẻ. (2) Kính sợ và giữ điều răn Chúa. (3) Học và làm theo Lời Chúa. (4) Hết lòng tin cậy Chúa. (5) Khôn ngoan sử dụng thì giờ. (6) Chấp nhận và vui sống trong mỗi giai đoạn của tuổi tác.

5. Kính trọng, quý trọng và thông cảm là cách đối xử với người khác biệt tuổi với nhau.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Sáng Thế Ký 5:27; 6:3; Thi Thiên 91:10: Theo thời gian, tuổi thọ con người như thế nào? Tại sao?

b. 1Giăng 2:12-14: Kinh Thánh nói đến ba hạng tuổi nào của đời người?

c. Thi Thiên 103:15-16: Đời người được ví sánh như thế nào? Với sự ví sánh này, các giai đoạn tuổi của con người có thể mô tả trong hình ảnh nào của đời sống hoa cỏ?

d. 1Sa-mu-ên 3:1; Giê-rê-mi 1:6: Tiên tri Sa-mu-ên, Giê-rê-mi đã được Đức Chúa Trời kêu gọi hầu việc Chúa trong tuổi nào?

e. 1Sa-mu-ên 16:11-13, 18-23; 2Sa-mu-ên 5:3-4; Đa-ni-ên 1:8-17; 2:45: Trong tuổi nào Đa-vít, Đa-ni-ên đã được Chúa gọi làm công việc gì cho danh Ngài?

g. Dân Số Ký 4:2: Trong khoảng tuổi nào, Đức Chúa Trời dùng người Lê-vi hầu việc trong đền thờ?

h. Phục Truyền 32:7; 21:20-21; Gia-cơ 5:14-15; 1Phi 5:1-2: Tuổi lão niên có giá trị gì, và được Chúa dùng trong công việc nào?

i. Châm Ngôn 16:31: Tóc bạc của người già được diễn tả thế nào? Có nghĩa gì?

j. Truyền Đạo 12:3-5: Con người theo tuổi tác bên ngoài được mô tả thế nào? Có sắc thái gì?

k. Thi Thiên 103:5; 92:13-14; Ê-sai 40:31; 46:4: Song song với tuổi tác, Đức Chúa Trời có lời hứa gì cho con cái Ngài? Những lời hứa có nghĩa gì?

l. 2Cô-rinh-tô 4:16; 1Giăng 2:14-16: Tuổi tác với sự hao mòn thân xác bên ngoài, nhưng với Cơ đốc nhân, người bề trong như thế nào? Điều này có nghĩa gì?

2. Qua sự ghi nhận trên, chúng ta nhận thấy mỗi giai đoạn tuổi có giá trị gì? Xin diễn tả tuổi tác trong quan điểm của Cơ Đốc nhân. So sánh cái nhìn của người đời và của Cơ Đốc nhân về tuổi tác.

3. Theo bạn, mỗi giai đoạn tuổi cần được trau dồi và chuẩn bị thế nào về mọi phương diện để được thỏa nguyện trong cuộc sống?

4. Ê-phê-sô 5:15-19: Các ngày chúng ta phải được sử dụng thế nào?

a. 1Sa-mu-ên 12:23-24: Trong tuổi về hưu, tiên tri Sa-mu-ên làm gì?

b. Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12; Thi Thiên 91:16: Người trong tuổi lão niên nên biết điều gì? Và có thái độ nào?

5. Xin tìm hiểu những điểm quan trọng nào trong bí quyết để được thỏa nguyện qua các giai đoạn của đời sống?

6. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Lê-vi Ký 19:32; 1Phi-e-rơ 5:5: Chúa dạy chúng ta có thái độ thế nào đối với người già cả?

b. 1Ti-mô-thê 4:12-13: Người lớn tuổi nên có thái độ thế nào đối với người tuổi trẻ?

c. 1Ti-mô-thê 5:1-2: Phao-lô dạy Ti-mô-thê điều gì?

7. Trong Hội Thánh, chúng ta nên đối xử với nhau như thế nào?

8. Xin cho biết:

– Bạn có thỏa nguyện với mỗi giai đoạn của cuộc sống không?

– Bạn đang sử dụng các ngày Chúa cho như thế nào?

– Bạn có thái độ thế nào đối với người cách biệt tuổi với bạn?

 

 

 

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 18.01.2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh niên Chúa nhật 18.01.2015

in Thanh niên on 15 Tháng Tư, 2015

Chúa nhật 18.01.2015.

1. Đề tài: SỰ TÁI LÂM CỦA CHÚA GIÊ-XU.

2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 24:29-35; Giăng 14:1-3; Công Vụ 1:11.

3. Câu gốc: “…Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho người chờ đợi Ngài” (Hê-bơ-rơ 9:28).

4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 46-50.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

1. Từ nhiều tuần trước, ủy viên linh vụ giao đề tài cho hai nhóm.

Đề tài 1:Chúa Giê-xu không bao giờ tái lâm.

Đề tài 2: Chúa Giê-xu sẽ tái lâm.

2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.

3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.

4. Giờ thảo luận.

a. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.

b. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.

c. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên Lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một trong những giáo lý căn bản về niềm tin của Cơ Đốc nhân là sự tái lâm của Đấng Christ. Trải qua bao thế kỷ, giáo lý tái lâm đã phải đương đầu với nhiều thách thức của người chẳng tin, của những tiên tri giả. Có những giải luận sai lạc về lẽ đạo nầy, thậm chí có một số con cái Chúa bắt đầu hoài nghi về sự tái lâm của Chúa.

Trước những luồng sóng nghi ngờ và dấy lên của nhiều tà thuyết, thật rất cần cho Cơ Đốc nhân xác nhận niềm tin của mình về những giáo lý nầy, vì đây là lẽ trông cậy cho sự cứu rỗi của chúng ta.

Chúa Giê-xu sẽ tái lâm không? Sự tái lâm của Ngài sẽ xảy ra như thế nào? Và có mục đích gì?

I. DẪN GIẢI.

A. DẪN CHỨNG VỀ SỰ TÁI LÂM CỦA CHÚA GIÊ-XU.

Sự tái lâm của Chúa Giê-xu là điều chắc chắn:

1. Sự lặp đi lặp lại của Kinh Thánh.

Kinh Thánh Cựu Ước đã nói trước về sự tái lâm của Chúa Giê-xu (1Phi 1:10-11).

Trong Tân Ước, sự tái lâm của Chúa Giê-xu được nói đến nhiều hơn là sự giáng sanh của Ngài. Trong 27 sách Tân Ước, trung bình mỗi 25 câu có một câu nói đến sự tái lâm. Trong 216 đoạn của Tân Ước, sự tái lâm của Chúa Giê-xu được nói đến khoảng 318 lần và chừng 50 lần nhắc nhở con cái Chúa tỉnh thức chờ đón Chúa Giê-xu trở lại. Đặc biệt hai sách Tê-sa-lô-ni-ca, Khải Huyền, và bốn đoạn Mat 24, 25, Lu-ca 21, Mác 13, chỉ nói đến một đề tài là sự tái lâm.

2. Chính Chúa Giê-xu đã nói tiên tri về sự tái lâm, và hứa với các môn đồ về sự trở lại của Ngài (Ma-thi-ơ 24; Giăng 14:3).

3. Sự làm chứng của thiên sứ.

Khi Chúa Giê-xu thăng thiên, thiên sứ cũng đã quả quyết với các môn đồ đang chứng kiến rằng, Ngài sẽ trở lại (Công Vụ 1:11).

4. Sự tái lâm được các sứ đồ công bố và dạy dỗ các tín hữu hy vọng về sự cứu rỗi (1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16; 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1,8; 1Phi 5:4; 2Phi 3:9-10; Gia-cơ 5:7-8).

5. Niềm tin sống động của Hội Thánh đầu tiên.

Hội Thánh đầu tiên tin nhận giáo lý tái lâm, xem đó là giáo lý nền tảng như giáo lý về sự cứu chuộc của Đấng Christ. Mosheim ghi rằng: “Giáo lý về Đấng Christ tái lâm trước khi tận thế để trị vì một ngàn năm bình an đã được truyền bá khắp nơi, và trước đời Origène (185-254 S.C), chẳng ai phản đối gì cả”.

B. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ TÁI LÂM.

1. Để ban sự cứu rỗi cho người tin nhận Ngài, tức là sự cứu chuộc của thân thể.

Đấng Christ là trái đầu mùa của sự sống lại. Ngài sẽ khiến người tin sống lại, và thân thể họ được biến hóa vinh hiển khi Ngài tái lâm (Hê-bơ-rơ 9:28; Rô-ma 8:23; 1Côr 15:20-23; 1Tês 4:16).

2. Để ban thưởng cho người trung tín hầu việc Ngài (2Tim 4:1; Khải 22:12).

3. Để lập nước ngàn năm bình an, trị vì, đem lại sự hòa bình và công lý trên khắp đất (Khải 11:15; Ê-sai 11:3-5).

Ba điểm trên chứng tỏ sự tái lâm của Chúa Giê-xu là cần thiết.

– Vì đó là hi vọng của Cơ Đốc nhân về sự giải cứu thân thể khỏi sự chết.

– Vì đó là niềm mong đợi của tuyển dân Y-sơ-ra-ên về sự hiện đến của Đấng Mê-si, để giải cứu họ khỏi sự bách hại của thế giới.

– Vì đó là khát vọng của muôn dân về hòa bình và công lý thực sự trên đất.

C. BIẾN ĐỘNG CỦA SỰ TÁI LÂM.

1. Những dấu hiệu báo trước.

Trong Ma-thi-ơ 24:4-14,29-32, Chúa Giê-xu nói đến các biến cố xảy ra báo hiệu cho sự tái lâm sắp đến như: Sự xuất hiện của Christ giả, của An-ti-christ, sự gia tăng của các tai vạ, chiến tranh, đói kém, động đất, sự bách hại Hội Thánh Chúa. Bên cạnh sự gia tăng của tội lỗi; Tin Lành được rao giảng khắp đất; và một dấu hiệu rõ rệt nữa là sự đâm chồi của cây vả, chỉ về quốc gia Y-sơ-ra-ên trên đường phục hồi theo lời tiên tri đã dự ngôn.

Những điều kể trên đã, đang và sẽ ứng nghiệm, đồng thời cũng cho thấy rằng thời kỳ Hội Thánh hay cũng gọi là thời kỳ dân ngoại sắp điểm, số dân ngoại được tiếp nhận vào Hội Thánh Đấng Christ sắp đủ. Ngài sắp trở lại tiếp đón Hội Thánh và giải cứu dân sự Ngài (Rô-ma 11:25-26), cho nên hãy nhìn “cây vả” đang đâm chồi thì biết mùa hạ sắp tới, như lời cảnh báo của Chúa Giê-xu.

2. Thời điểm Chúa tái lâm là điều kín nhiệm (Ma-thi-ơ 24:36).

Kinh Thánh cho thấy trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, sự hoạch định chương trình và ấn định thời điểm là công việc của Đức Chúa Cha. Ga-la-ti 4:4 ghi rằng: “…Khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài…” giáng thế, thì sự ấn định thì giờ cho ngày Đức Chúa Con tái lâm cũng là công việc của Đức Chúa Cha. Sự kín nhiệm về thì giờ là điều thử nghiệm tấm lòng trung tín của con cái Chúa trong tinh thần tỉnh thức trông đợi Chúa, hầu việc Chúa cách dư dật luôn để được gặp Chúa trong sự vui mừng và ban thưởng.

3. Các diễn biến của sự tái lâm.

Kinh Thánh dùng ba từ để nói đến sự tái lâm của Chúa.

a. 1rinhtô 15:23: Sự hiện đến của Ngài. Chữ nầy trong nguyên văn Hy-lạp là Pararousia có nghĩa đen là “có mặt” hay sự hiện diện. Nghĩa bóng chỉ về sự hiện đến của Đấng Christ để tiếp rước Hội Thánh (1Tês 2:19; 3:13; 4:15).

b. 1Tim 6:14: Sự hiện ra của Ngài. Nghĩa đen của chữ “hiện ra” trong nguyên văn Hy-lạp là Epiphaneia, là chữ Kinh Thánh Tân Ước dùng để nói đến sự giáng thế của Đấng Christ, nhưng dùng nhiều hơn để chỉ về sự hiện ra lần thứ hai của Ngài trong sự đoán xét thế gian, và lập nước ngàn năm trên đất (2Tês 2:8; 2Tim 4:1,8).

c. 1Phi 4:13: Sự bày tỏ của Ngài. Trong nguyên văn Hy-lạp là Apokalypsis, nghĩa đen là “mặc khải” hay là khải thị. Nghĩa bóng chỉ về sự hiện ra của Đấng Christ cách hiển nhiên cho cả thế gian được thấy Ngài cách tỏ tường.

Sự tái lâm của Đấng Christ sẽ gồm hai giai đoạn:

(1) Giai đoạn thứ nhất – Tiếp rước Hội Thánh.

Sự hiện đến của Ngài có tính cách ẩn nhiên, liên quan đến người tin. Chúng ta không biết rõ khoảng thời gian bao lâu, nhưng trong giai đoạn nầy, trước hết Đấng Christ sẽ hiện ra trên không trung để tiếp đón Hội Thánh Ngài (1Tês 4:16-17).

(2) Giai đoạn thứ hai – Sự hiện ra cách hiển nhiên. Ngài hiện đến với các thánh đồ và thiên sứ để thể hiện sự công bình của Ngài trên đất (2Tês 1:7-8).

Hai giai đoạn của sự tái lâm không có nghĩa là có hai sự tái lâm, nhưng sự tái lâm xảy ra theo hai giai đoạn. Hai giai đoạn nầy được J. D. OIsen mô tả như sau:

“Chặng thứ nhất, Ngài hiện đến như “Sao Mai” (Khải 22:16). Chặng thứ hai, Ngài hiện đến như “Mặt trời công bình” (Ma-la-chi 4:1-2). Chặng thứ nhất, Ngài giáng lâm giữa không trung (1Tês 4:17); chặng thứ hai, Ngài giáng hạ tại núi Ô-li-ve (Xa-cha-ri 14:3-4). Chặng thứ nhất, Ngài hiện đến để tiếp rước tân phụ Ngài (Giăng 14:3); chặng thứ hai Ngài hiện ra để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên (Xa-cha-ri 11:10). Chặng thứ nhất, gọi là “chúng ta hội hiệp cùng Ngài” (2Tês 2:1); còn chặng thứ hai gọi là “Chúa Giê-xu từ trời hiện đến” (2Tês 1:7).

4. Ý nghĩa và lý do sự hiện đến lần thứ hai của Chúa Giê-xu.

Kinh Thánh nói rất rõ về hai lần hiện đến của Đấng Christ. Trong thời Cựu Ước, dự ngôn của tiên tri Ê-sai về Đấng Mê-si-a được mô tả trong hai hình ảnh khác nhau: Hình ảnh của đầy tớ chịu sỉ nhục (Ê-sai 53) và hình ảnh của vị Vua vinh hiển (Ê-sai 11). Hai hình ảnh nầy đã làm cho dân Do Thái lầm lẫn trong sự nhận diện Đấng Mê-si-a khi Ngài hiện đến. Tuy nhiên trong Tân Ước, hai hình ảnh của Đấng Mê-si-a nói đến trong Cựu Ước được bày tỏ trong hai lần hiện đến của Ngài. Lần thứ nhất, Ngài hiện đến trong sự giáng thế làm người, hạ mình chịu chết làm sinh tế chuộc tội loài người – ứng nghiệm Ê-sai 53. Lần thứ hai, Ngài hiện đến trong sự tái lâm, để làm Vua ban sự cứu rỗi cho người tin và đem lại hòa bình trên khắp đất, như điều đã nói trước trong Ê-sai 11 (Hê-bơ-rơ 9:28).

  Lần hiện đến lần nhất

– Sự giáng thế của Ngài.

– Làm đầy tớ, bị sỉ nhục.

– Dâng mình chuộc tội, trở nên sự cứu rỗi cho thế gian.

 

– Bị dân Ngài chối bỏ.

 

– Thần tánh Ngài ẩn giấu.

           Lần hiện đến lần hai

– Sự tái lâm của Ngài.

– Vua vinh hiển.

– Ban sự cứu rỗi cho người tin.

– Đem lại sự hòa bình và công chính trên đất.

– Giải cứu dân Y-sơ-ra-ên và được dân Ngài tiếp nhận.

– Thần tánh Ngài được bày ra.

5. Quang cảnh của sự thăng thiên và sự tái lâm.

Quang cảnh của sự thăng thiên và tái lâm có khác nhau không? Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, chúng ta được biết những điều sau:

(1) Công Vụ 1:11: Chúa sẽ trở lại như cách Ngài được tiếp lên trời.

(2) Ngài lên trời bằng thân thể phục sanh, thì Ngài cũng sẽ trở lại với thân thể của Đấng Thần Nhân. Mọi mắt sẽ trông thấy Ngài, cả đến những người đã đâm Ngài (Khải 1:7).

(3) Ngài lên trời từ núi Ô-li-ve, thì cũng sẽ trở lại tại hòn núi nầy (Xa-cha-ri 14:4).

Sự tái lâm của Chúa Giê-xu có thể giải đáp những thắc mắc sau:

1. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu không phải là sự chết của người tin Chúa. Vì sự chết của người tin Chúa không xảy ra biến động của sự tái lâm (1Tês 4:16-17).

2. Sự tái lâm không phải sự giáng lâm của Đức Thánh Linh. Vì trong ngày lễ Ngũ tuần, sự giáng lâm của Đức Thánh Linh để thành lập Hội Thánh. Nhưng sự tái lâm là sự hiện đến của Chúa để tiếp đón Hội Thánh về trời.

3. Sự tái lâm không phải là sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem. Vì sau biến cố hủy phá thành Giê-ru-sa-lem, dân Y-sơ-ra-ên tan lạc khắp đất, thay vì được phục hồi trong sự trị vì của Đấng Mê-si khi Ngài tái lâm như điều các tiên tri đã nói trước.

Tóm lược.

1. Sự tái lâm của Đấng Christ là chắc chắn; vì sự xác quyết của Kinh Thánh, thiên sứ, các sứ đồ, và chính Chúa Giê-xu.

2. Có những dấu hiệu báo ngày Chúa tái lâm sắp đến, nhưng thì giờ của sự hiện đến là điều kín giấu.

3. Sự tái lâm của Chúa gồm trong hai giai đoạn. Thứ nhất Ngài hiện đến tiếp rước Hội Thánh. Thứ hai, Ngài hiện đến cách hiển nhiên, làm vua cai trị Nước ngàn năm bình an.

4. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu sẽ như cách Ngài lên trời.

5. Mục đích của sự tái lâm là để ban sự cứu rỗi cho người tin, đem sự hòa bình trên đất và giải cứu dân sự Chúa.

6. Biến động tái lâm của Chúa Giê-xu có liên quan đến người tin, đến tuyển dân Y-sơ-ra-ên và cho cả thế giới.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. a. 1Phi-e-rơ 1:10-11: Các tiên tri trong Cựu Ước đã nói trước điều gì về Đấng Mê-si-a?

b. Ma-thi-ơ 24:30; Giăng 14:3: Chúa Giê-xu nói trước gì về Ngài? Và hứa gì với các môn đồ?

c. Công Vụ 1:11: Thiên sứ loan báo điều gì với những người chứng kiến Chúa Giê-xu về trời?

d. 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16; 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:1,8, 1Phi-e-rơ 5:4; 2Phi-e-rơ 3:9-10; Gia-cơ 5:7-8: Các sứ đồ dạy dỗ các tín hữu điều gì?

e. Khải Huyền 1:7: Sứ đồ Giăng bày tỏ điều gì khi ông gặp Chúa Giê-xu trong sự hiện thấy?

2. Xin tóm lược những điểm quan trọng, chứng tỏ sự tái lâm của Đấng Christ là điều chắc chắn.

3. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu có những mục đích nào?

a. Hê-bơ-rơ 9:28; 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:16.

b. 2Ti-mô-thê 4:1; Khải Huyền 22:12.

c. Khải Huyền 11:15; Ê-sai 11:3-5.

4. Với những mục đích trên, xin cho biết tại sao sự tái lâm của Chúa Giê-xu là cần thiết.

5. Ma-thi-ơ 24:4-14,29-32: Những dấu hiệu nào báo trước sự tái lâm?

6. Xin cho biết ý nghĩa những từ: Sự hiện đến của Ngài (1Cô-rinh-tô 15:23), sự hiện ra của Ngài (1Ti-mô-thê 6:14), sự bày tỏ của Ngài (1Phi-e-rơ 4:13).

7. Theo ý nghĩa của những từ trên, sự tái lâm của Đấng Christ được diễn ra như thế nào và có liên quan đến những ai? (1Tês 4:16; 2Tês 1:7-8; Ma-thi-ơ 24:30).

8. Trong Hê-bơ-rơ 9:28, sự tái lâm của Chúa Giê-xu được gọi là sự hiện đến lần thứ hai của Ngài. Điều nầy có nghĩa gì so với lần hiện đến thứ nhất của Ngài?

9. Xin cho biết những điểm quan trọng về giáo lý tái lâm của Chúa.

10. Bạn có biết chắc rằng Chúa Giê-xu sẽ trở lại không? Qua nếp sống đạo hằng ngày, người ta có thể thấy bạn là người đang trông đợi sự hiện đến của Chúa không?

 

 

 

 

Chương trình thờ phượng Ban Thanh Niên CN 11/1/2015

Chương trình thờ phượng Ban Thanh Niên CN 11/1/2015

in Thanh niên on 19 Tháng Ba, 2015

Chúa nhật 11.01.2015.
1. Đề tài: PHIÊN TÒA CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI.
2. Kinh Thánh: Khải Huyền 20:7-15.
3. Câu gốc: “Người nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (Khải 20:15).
4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 41-45.
5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.
* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.
Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:
– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).
– Câu hỏi giải nghĩa (tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).
– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).
Dựa vào Khải Huyền 20:7-15 soạn một số câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh.
(1.1) Xin cho biết biến cố gì xảy ra sau 1.000 năm bình an?
(1.2) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép biến cố nầy xảy ra?
(1.3) Qua biến cố nầy bạn học biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời như thế nào?
(2.1) Sự phán xét cuối cùng xảy ra như thế nào?
(2.2) Tại sao có sách sự sống và các loại sách khác? Kết cuộc của người có tên trong hai loại sách đó như thế nào?
(2.3) Học biết phiên tòa cuối cùng nầy, bạn thấy mình phải chuẩn bị điều gì trong hiện tại?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong nhân loại có rất nhiều phiên tòa lịch sử xét xử những phạm nhân “nổi tiếng” như tòa án xử các tội phạm chiến tranh thời đệ nhị thế chiến. Trong những phiên tòa của trần gian, có những bản án được tuyên bố khiến người ta vô cùng kinh khiếp. Nhưng dầu kinh khiếp, công lý trên đời chỉ có giới hạn, và không làm gì hơn nữa sau sự chết của phạm nhân. Tuy nhiên, có những bản án khiến người ta vô cùng ngạc nhiên vì thấy người ác có thể lọt lưới công lý một cách dễ dàng!
Nhưng đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cho biết có một phiên tòa cuối cùng mà cả nhân loại không một ai thoát khỏi, sẽ phải ứng hầu trước mặt Ngài. Phiên tòa nầy sẽ được xảy ra khi nào? Như thế nào? Và kết quả ra sao?
I. DẪN GIẢI.
A. SỰ CUỐI CÙNG CỦA SA-TAN.
Theo Khải 20:7-10, chúng ta ghi nhận những diễn biến sau đây:
1. Thời đại Thiên hi niên được kết thúc với biến cố của sự phóng thích sa-tan đã bị quản thúc ngàn năm trong vực sâu. Sự phóng thích nầy có thể nhằm mục đích thử nghiệm loài người lần chót xem có đủ điều kiện vào Nước vĩnh viễn của Đức Chúa Trời hay không. Đồng thời để cho sa-tan làm trọn việc ác của nó tới đúng mức bị hủy diệt.
2. Sau khi được thả ra, hoạt động của sa-tan là tạo chiến tranh để chống nghịch Đức Chúa Trời. Dấy nghịch Chúa và bách hại con cái Ngài là việc sa-tan chẳng bao giờ dừng! Bằng cách khéo léo quyến dụ, dỗ dành loài người trên đất, có thể sa-tan cổ võ một “phong trào cách mạng dân chủ” chống lại chính thể thần quyền của Đấng Christ. Nó qui tụ được một liên minh quân sự rất hùng hậu từ các dân trên thế giới. Gót và Ma-gót, tên nầy được thấy trong Sáng Thế Ký 10:2, là tên một người thuộc dòng dõi của Gia-phết. Vì trong Ê-xê-chi-ên 38:22 tên Gót và Ma-gót cũng có đề cập đến trong lời tiên tri về biến cố nầy. Theo các nhà giải kinh, hai tên nầy có thể tiêu biểu cho các dân từ bốn phương của thế giới.
Dưới quyền chỉ huy của sa-tan, chúng đổ quân bao vây thành các thánh đồ và thành yêu dấu, tức Giê-ru-sa-lem, thủ đô của nước Thiên hi niên. Sự vây thành nầy có nghĩa sa-tan muốn chiếm ngôi nước của Đức Chúa Trời.
3. Quân lực của sa-tan bị thảm hại. Đức Chúa Trời giáng lửa từ trời tiêu diệt chúng.
4. Sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời. Đó là số phận cuối cùng của nó, chung với tiên tri giả, và con thú, tức là An-ti-christ, là những người kết hợp với nó để chống nghịch Đức Chúa Trời.
Trong cuộc chiến cuối cùng của thế gian, câu hỏi có thể nêu lên là: Trong thời đại Thiên hi niên, dân cư sống trong nước Chúa đều là những người thuần phục Ngài. Nhưng tại sao sa-tan có thể lôi cuốn được số đông “như cát bãi biển” theo nó vào cuối thời đại nầy?
Câu hỏi trên có thể được cắt nghĩa trong hai điểm sau đây:
(1) Trong Nước ngàn năm, dân cư là những người tin kính Chúa. Nhưng những thế hệ sanh ra sau đó không phải hoàn toàn là những người thực sự tin Chúa.
(2) Môi trường tốt bên ngoài không thể cải thiện tấm lòng bên trong của con người. Dưới sự trị vì của Chúa, trong sự chánh trực công bình, luân lý đạo đức toàn vẹn, hòa bình, hạnh phúc khắp nơi nơi, là môi trường rất thuận lợi cho sự hướng thiện. Nhưng tâm tánh con người vốn sa ngã không thể nhờ môi trường bên ngoài mà được biến đổi nếu không nhờ quyền năng Thánh Linh đổi mới bên trong. Cho nên trong lúc vắng mặt sa-tan, và với sự cai trị bằng “cây gậy sắt” của Chúa, họ buộc phải thuần phục Ngài (Ê-sai 11:4). Vì vậy khi sa-tan được thả ra, thì rất dễ dàng mà theo sự dỗ dành của nó.
Tóm lại, những sự kiện xảy ra dẫn đến sự cuối cùng của sa-tan, chúng ta học biết những điều sau đây:
– Sự phóng thích của sa-tan vào cuối thời Thiên hi niên tỏ rằng Đức Chúa Trời không ép buộc người ta thờ phượng nếu họ không thật lòng.
– Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị: Với sự dấy nghịch của sa-tan, Ngài trừ diệt nó theo đúng thời điểm của Ngài.
B. SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.
Trong phiên tòa cuối cùng của nhân loại, chúng ta ghi nhận những điểm quan trọng sau đây:
1. Thời gian.
Vào cuối thời Thiên hi niên, sau cuộc chiến của sa-tan, và sa-tan bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:7-10).
2. Địa điểm.
Tòa lớn và trắng. Tòa án được diễn tả bằng hai hình dung từ “lớn” và “trắng”. Theo các nhà giải kinh, hai chữ nầy phản chiếu vẻ oai nghiêm công chính và thánh khiết của Đấng phán xét. Trước tòa án trắng tinh anh, tội nhân tự thấy rõ tội lỗi xấu xa của mình, không cần phải ai nói cho biết.
3. Đấng phán xét.
“Đấng đương ngồi ở trên” chính là Chúa Giê-xu Christ, Đấng đã được Cha ban quyền phán xét thế gian (Khải 20:11; Giăng 5:22). Trên ngôi thẩm phán, Ngài oai nghiêm biết bao. “Trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa”.
4. Tiêu chuẩn đoán xét.
Trong Khải Huyền 20:12-13 nói đến Sách của sự sống và những sách khác. Hai thứ sách nầy có nghĩa gì?
Sách của sự sống gọi là sách của Chiên Con, là sách của những người thuộc con cái Đức Chúa Trời, được cứu chuộc bởi huyết Chiên Con, được ghi tên từ trước buổi sáng thế do sự lựa chọn bởi tình yêu thương của Ngài. Quyển sách sự sống được mở ra trong phiên tòa cuối cùng. Những người ác chịu xét đoán không ai có tên trong sách nầy vì Chúa biết rõ người thuộc về Ngài (Giăng 10:14).
Sách sự sống chỉ có một mà thôi, còn những sách là chỉ về sự ghi chép các việc làm của người ác. Vì sự phán xét của Chúa sẽ được căn cứ tùy theo công việc làm của mỗi người lúc còn trong xác thịt.
Sự mở ra của sách sự sống và các sách ghi công việc làm của mỗi người cho thấy tính chất nghiêm trọng của phiên tòa cuối cùng, một sự luyện lọc giữa người ác và người công bình. Có thể người ta trốn thoát khỏi lưới công lý của trần gian. Nhưng trong ngày phán xét chung kết nầy không một ai có thể lọt khỏi mạng lưới công lý của Đức Chúa Trời.
5. Người chịu xét xử.
Người chịu xét xử gồm tất cả loài người từ thời A-đam, là người không được cứu. Theo lịnh của Chúa, biển sẽ trả những người chết mình chứa, âm phủ trả những người chết mình có và tất cả được sống lại rồi ứng hầu trước mặt Chúa. “Cả lớn và nhỏ” chỉ về người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi, hoặc người sang trọng hay người nghèo hèn, người tri thức hay người dốt nát đều được xét xử trên cùng một tiêu chuẩn như nhau vì Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai (Rô-ma 2:11).
6. Kết cuộc của sự phán xét.
Sự phán xét cuối cùng có tánh cách chung kết, nghĩa là không có sự xét xử thứ hai và lời thẩm phán trong ngày ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Vì không có cơ hội thứ hai trong cõi đời đời, nên mục đích của sự phán xét không phải để quyết định số phận của tội nhân bởi số phận họ đã được định rồi khi qua khỏi đời nầy (Giăng 3:36). Đó là một sự chính thức công bố của Quan tòa công bình về nơi ở vĩnh viễn của người ác là hồ lửa đời đời, tức là sự chết thứ hai (Khải 20:15).
C. SỰ CHUNG KẾT CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.
Ngày phán xét cuối cùng cũng là ngày đánh dấu chung kết của nhân loại. Có sự chia cách vĩnh viễn giữa người công bình với người ác. Họ vào hai nơi ở đời đời khác nhau. Trời mới đất mới, nơi vĩnh sanh phước hạnh dành cho người công bình, còn hồ lửa, nơi vĩnh hình dành cho người ác.
Trong ngày chung kết, sự công nghĩa của Đức Chúa Trời được chiếu rạng. Sa-tan và kẻ ác phải đền trả cách xứng đáng về việc ác của mình, còn người công bình sẽ được ban thưởng. Và những thắc mắc của công bình trên cõi đời nầy: Tại sao người ác hưng thạnh? Tại sao người nghĩa bị nạn, bị người ác gây họa, sẽ được giải đáp cách thỏa mãn trong ngày chung kết ấy.
Tóm lược.
1. Ngày phán xét cuối cùng xảy ra sau thời đại Thiên hi niên, và sau khi Sa-tan bị bỏ vào hồ lửa.
2. Tòa lớn và trắng là nơi phán xét, và Đấng phán xét là Đức Chúa Giê-xu.
3. Tiêu chuẩn của sự đoán xét căn cứ vào công việc của mỗi người, tức phẩm hạnh của mỗi người, được ghi chép trong những sách của Chúa.
4. Sự phán xét nầy dành cho người chẳng tin, gồm cả nhân loại kể từ đời A-đam.
5. Kết cuộc của sự phán xét là tất cả người không có tên trong sách sự sống đều đi vào hồ lửa đời đời.
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. Xin đọc Khải Huyền 20:7-10 ghi nhận những sự kiện sau đây:
a. Biến cố nào xảy ra trong 1.000 năm bình an và do ai chủ động?
b. Biến cố nầy được chấm dứt như thế nào?
2. a. Tại sao Đức Chúa Trời phóng thích sa-tan sau thời đại Thiên hi niên?
b. Trong biến cố phản nghịch của sa-tan và các dân trên đất, cho chúng ta học biết gì về quyền tể trị của Đức Chúa Trời?
3. Xin đọc Khải Huyền 20:11-15 và tìm hiểu:
a. Thời điểm của sự phán xét (20:1-11).
b. Địa điểm của sự phán xét.
c. Đấng phán xét (Giăng 5:22).
d. Sách của sự sống và những sách có nghĩa gì? Tại sao sách nầy được dùng trong sự phán xét?
e. Những người chịu phán xét là ai?
g. Mục đích của sự phán xét là gì và kết quả cuối cùng như thế nào?
4. Tại sao phiên tòa cuối cùng nầy rất là nghiêm trọng?
5. Khải Huyền 20:11,14-15;21:1; 2Phi-e-rơ 3:13. Trong ngày phán xét cuối cùng cho thấy điểm chung kết của thế giới loài người là gì? Có sự phân chia thế nào giữa người ác và người công bình sau khi bức màn lịch sử của thế giới loài người kết thúc? Điều ghi nhận trên cho chúng ta học biết gì về sự công bình của Đức Chúa Trời.
6. Xin tóm lược những lẽ thật của Kinh Thánh về sự cuối cùng của sa-tan và ngày phán xét cuối cùng của thế giới?