Chuyên mục: NHI ĐỒNG

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. YÊU CHÚA VÀ YÊU NGƯỜI

I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:33-49, Giăng 20:19-29.

II. CÂU GỐC: “Chúng ta yêu thương vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước.” (1Giăng 4:19).

III. BÀI HỌC.

   Một buổi tối kia, trong khi các môn đồ đang nhóm họp, Chúa Jêsus xuất hiện. Ngài nói cùng Thô-ma: “Ta muốn ngươi tin Ta đã sống lại”. Thô-ma thưa: “Lạy Chúa, bây giờ con tin rồi”. Chúa Jêsus bảo các môn đồ: “Các con hãy rao truyền Tin Lành, bày tỏ tình yêu thương của Ta cũng như của các con cho người khác, để họ tin nhận Ta như các con vậy”.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

  1. Xem hình và trả lời câu hỏi:

     1. Hình bên cho thấy có việc gì xảy ra? ……………………………………………..

………………………………………………

  1. Hãy kể tên những người trong hình? ……………………………………………..

………………………………………………

  1. Em nghĩ Thô-ma đang nói gì?

……………………………………………..

………………………………………………

 

EM LÀM CHO CHÚA

 (Tô đậm nét chữ những điều em sẽ làm).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. YÊU CHÚA VÀ YÊU NGƯỜI

I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:33-49, Giăng 20:19-29.

II. CÂU GỐC: “Chúng ta yêu thương vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước.” (1Giăng 4:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus ở cùng những ai yêu thương Ngài và thương yêu người khác.

– Cảm nhận: Chúa muốn các em yêu thương người khác bằng tình yêu của Ngài.

– Hành động: Theo gương Chúa Jêsus, em bày tỏ tình thương trong cuộc sống như Lời Chúa dạy.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Ghép hình trái tim.

  1. Mục đích: Giúp các em biết Chúa Jêsus yêu thương các em.
  2. Vật liệu: 1 tờ giấy cứng màu hồng 45x40cm, viết lông màu xanh, băng keo, kéo.
  3. Cách làm: Cắt giấy cứng màu hồng theo hình trái tim rồi viết câu gốc bằng bút lông màu xanh lên.

   Cho các em xem hình trái tim rồi cắt thành nhiều mảnh trước mặt các em. Sau đó, cho các em ghép lại thành hình trái tim (dán những mối ghép bằng băng keo trong).

   Hướng dẫn các emhọc thuộc câu gốc, giải thích Chúa Jêsus đã yêu các em như thế nào và các em phải yêu thương nhau ra sao.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Những sự việc xảy ra dồn dập khiến các môn đồ rất bối rối. Bây giờ các em cùng đến thăm một nơi mà các môn đồ nhóm hiệp lại với nhau để xem tâm trạng họ như thế nào nhé.

  1. Bài học.

   Trong một căn nhà đóng chặt cửa tại thành phố Giê-ru-sa-lem, các môn đồ của Chúa Jêsus đang ở trong đó. Họ không dám ra ngoài vì sợ những kẻ giết Chúa Jêsus sẽ hãm hại họ. Những sự việc vừa mới xảy ra làm họ xôn xao bàn tán: Nào là ngôi mộ trống, nào là việc Ma-ri đã gặp Chúa sống lại. Nhưng một số môn đồ không được tận mắt chứng kiến thì còn hoang mang. Người đã chết làm sao có thể sống lại? Chẳng lẽ việc Chúa Jêsus phục sinh là có thật sao?

   Ngay lúc đó, có tiếng chân chạy thình thịch đến gần, các môn đồ hốt hoảng nghĩ thầm: “Chắc lính đang đến bắt chúng ta”. Vừa mở cửa, hai môn đồ ở xa chạy ào vào, vừa thở hổn hển vừa nói đứt quãng: “Chúng tôi vừa… vừa gặp Chúa Jêsus”. Họ kể lại chuyện gặp Chúa Jêsus trên đường về Giê-ru-sa-lem cho những người ở trong nhà nghe và nói thêm: “Chúng tôi đã nói chuyện với Chúa”. Mọi người rất vui mừng khi nghe tin nầy.

   Các môn đồ chăm chú nghe kể chuyện đến nỗi Chúa Jêsus xuất hiện mà họ không hề hay biết. Đến khi nhìn thấy, mọi người đều im bặt. Họ kinh ngạc, sợ hãi vô cùng! Chúa Jêsus hỏi: “Tại sao các con sợ? Ta đã sống lại rồi! Hãy xem tay chân Ta! Chính Ta đây”. Các môn đồ lại gần nhìn thấy dấu đinh nơi tay Chúa. Ngài bảo: “Các ngươi hãy sờ vào người Ta để biết rằng Ta đã thật sự sống lại rồi!”

   Mãi đến lúc ấy, các môn đồ vẫn chưa dám tin vào những gì mắt nhìn thấy. Lòng bối rối, họ nửa tin nửa ngờ. Chúa Jêsus biết điều đó. Ngài muốn giúp họ biết rõ là Ngài đã thật sự sống lại. Ngài hỏi: “Các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Ngài một miếng cá nướng, Chúa Jêsus cầm lấy và ăn trước mặt mọi người.

   Sau khi ăn xong, Chúa Jêsus nói với các môn đồ: “Ta muốn các con hiểu rằng mọi việc xảy ra đều nằm trong chương trình của Đức Chúa Trời. Vì yêu con người nên Ngài sai Ta đến thế gian chịu chết trên thập tự giá để chịu tội thay cho loài người. Ta muốn con người biết rằng nếu ai tin Ta, tội lỗi sẽ được tha”.

   Chúa Jêsus nói tiếp: “Các con đã biết điều nầy và Ta muốn các con rao truyền lời Ta ra, giúp mọi người biết sự cứu rỗi mà Ta ban cho loài người”.

   Hôm ấy, Thô-ma không có mặt lúc Chúa đến thăm. Các môn đồ kể lại cho ông nghe việc họ gặp Chúa Jêsus phục sinh, nhưng Thô-ma trả lời: “Nếu tôi không thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu tôi không đặt ngón tay tôi vào chỗ dấu đinh, và không đặt bàn tay tôi vào sườn Ngài thì tôi sẽ không tin”.

   Một tuần lễ sau, lúc các môn đồ đang nhóm với nhau trong nhà ấy, Thô-ma cũng có mặt. Chúa Jêsus lại xuất hiện. Ngài bảo Thô-ma: “Hãy đặt ngón tay con vào đây và xem bàn tay Ta. Hãy đưa bàn tay con ra và đặt vào sườn Ta. Đừng vô tín, nhưng hãy tin!”.

   Thô-ma thưa: “Lạy Chúa của con và Đức Chúa Trời con!”

Đức Chúa Jêsus nói: “Có phải vì thấy Ta nên con tin chăng? Phước cho những người không thấy mà tin!”

   Từ đó, Chúa Jêsus thường xuất hiện nơi các môn đồ nhóm họp để dạy dỗ họ về tình yêu thương kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Chẳng bao lâu sau, môn đồ Ngài thuật lại điều nầy cho người khác. Chúa Jêsus biết hễ nơi nào các môn đồ đi qua, nơi đó có nhiều người vui mừng vì nhận biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời.

   Những người đã tin nhận Chúa thì phải làm theo Lời Chúa. Chúa muốn các em hết lòng yêu mến Chúa và yêu thương người khác, các em có làm được như điều Chúa muốn không?

  1. Ứng dụng.

   Cho các em mở sách học viên, cùng đọc rập ràng phần bài học, dùng phần: “Cùng nhau suy nghĩ” để giúp các em ôn bài.

   Hướng dẫn các em tô rõ nét chữ in mờ để biết Chúa Jêsus nói gì. Sau khi làm, hỏi các em: “Các em bày tỏ lòng yêu thương đối với người khác như thế nào?” Cho các em tự do trả lời.

   – Cho các em đọc phần: “Em hỏi…”. Giáo viên đọc phần: “Ngài trả lời…”. Giải thích Chúa Jêsus muốn các em sống như thế nào.

   – Sau đó cả lớp cầu nguyện cảm ơn Chúa về tình yêu của Ngài dành cho các em. Xin Chúa cho các em biết yêu mến Chúa và yêu thương người khác, sống xứng đáng với tình yêu Chúa dành cho các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. CHÚA SỐNG LẠI

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 26:20, 36-40, 47, 56-57; 27:1-2, 22, 27-37, 45-50, 57-60; 28:1-10; Giăng 20:1-19.

II. CÂU GỐC: “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ cõi chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.” (1Cô-rinh-tô 15:20).

III. BÀI HỌC.

   Trống không! Ngôi mộ trống không. Chúa Jêsus không ở trong đó. Chúa Jêsus đã sống lại rồi!

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

   Xem hình và trả lời các câu hỏi:

  1. Ma-ri đang làm gì vậy?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Theo em nghĩ, tâm trạng của Ma-ri lúc đó ra sao? Tại sao bà lại kinh ngạc?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Nếu em ở đó với Ma-ri, em sẽ nói gì? Sau khi rời ngôi mộ, em sẽ kể lại cho bạn bè nghe những gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

MỖI HÌNH MỘT CHỮ.

Đây là câu nói bà ytỏ sự vui mừng, em hãy nhìn và giải mã nhé.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. CHÚA SỐNG LẠI

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 26:20, 36-40, 47, 56-57; 27:1-2, 22, 27-37, 45-50, 57-60; 28:1-10; Giăng 20:1-19.

II. CÂU GỐC: “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ cõi chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.” (1Cô-rinh-tô 15:20).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá và đã sống

lại.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus sốnglại đem đến cho em sự vui mừng.

– Hành động: Ghi nhớ sự chết và sống lại của Chúa Jêsus; vui mừng vì hôm nay Ngài vẫn còn sống mãi.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Tranh phục sinh.

  1. Mục đích: Cho các em kể lại câu chuyện Chúa Jêsus chịu chết và sống lại.
  2. Vật liệu: Phụ trang“Tranh Phục sinh” (tập học viên), mỗi em một 2 tấm bìa cứng, keo dán, kéo.
  3. Cách làm: Mở trang hướng dẫn ở cuối tập học viên. Phát vật liệu và hướng dẫn các em làm “Tranh Phục sinh” theo tập học viên.

  Khi các em làm xong, hỏi các em diễn tiến của câu chuyện Phục sinh xem các em có hiểu và nhận biết việc Chúa Jêsus chịu chết và sống lại không?

  Nói với các em: “Câu chuyện cô kể hôm nay có liên quan

đến những bức tranh nầy. Các em hãy lắng nghe xem cô đang nói về bức tranh nào, rồi cho cô biết”.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Những ngày chuẩn bị cho kỳ đại lễ Vượt qua sắp diễn ra tại Giê-ru-sa-lem thật nhộn nhịp. Chúa Jêsus được dân chúng tại đây đón rước rất đặc biệt.

  1. Bài học.

   Thành phố Giê-ru-sa-lem vẫn tấp nập khách phương xa, nhưng phần đông đã quên hẳn việc họ tung hô đón rước Chúa Jêsus một tuần trước đây.

   Những kẻ ghét Chúa Jêsus vẫn không quên việc xảy ra hôm đó. Họ nhớ nhữnglời dânchúngtunghô Ngài: “Chúa Jêsus là Vua của chúng ta! Chúa Jêsus là do Đức Chúa Trời sai đến!”

   Họ bàn với nhau: “Chúng ta phải đối phó với Jêsus như thế nào đây? Dân chúng tưởng ông ta là vua, nhưng ông ta chỉ gây phiền phức mà thôi. Chúng ta phải giết ông ấy!”. Thế là họ bắt đầu tìm mọi cách ngăn trở việc giảng dạy của Chúa Jêsus. Họ không dám làm hại Chúa khi Ngài ở giữa đám đông. Họ chờ đợi cơ hội để ra tay mà không bị chống đối.

   Một ngày kia, sau khi rời khỏi đám đông, Chúa Jêsus cùng các môn đồ dùng bữa tối tại một căn gác nọ. Ngài nhìn từng môn đồ cách yêu thương và nói: “Đây là bữa ăn cuối cùng của thầyvới các con. Thầy sắp phải đối mặt với cái chết rồi”.

   Các môn đồ đều buồn rầu khi nghe như vậy. Họ tự hỏi: “Tại sao Chúa Jêsus lại nói như thế? Tại sao Ngài phải chịu chết?” Chúa Jêsus bảo: “Đừng bối rối, vì điều nầy nằm trong ý muốn

của Đức Chúa Trời. Mọi sự Ta làm vì cớ Ta yêu thương các con”. (Cho các em chỉ ra tấm hình có liên quan). Chúa vừa nói dứt lời, họ cùng nhau cầu nguyệnvà ca hát. Sau đó, Ngài và các môn đồ cùng đến vườn Ghết-sê-ma-nê.

   Chúa Jêsus bảo các môn đồ: “Các con chờ thầy ở đây. Thầy

phải đi cầu nguyện riêng một lúc”. Thế là Ngài lặng lẽ đến cầu nguyện nơi góc vườn (gọi một em chỉ vào tấm hình có liên quan).

   Lát sau, một đám đông với quân lính cầm gươm, giáo, gậy, đèn đuốc sáng trưng ào đến làm huyên náo cả khu vườn yên tĩnh. Chúa Jêsus biết những người nầy muốn giết Ngài. Quân lính bắt trói Ngài dẫn đi, trong khi các môn đồ hoảng sợ bỏ trốn.

   Sáng hôm sau, họ đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự và đến chiều thì Ngài chết. Môn đồ đến nhận xác Ngài đem chôn trong mộ. (Chúa Jêsus gánh chịu hình phạt và chết vì tội lỗi của chúng ta. Đó là kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho con người – Cho các em chỉ vào tấm hình có liên quan).

   Bạn bè của Chúa Jêsus buồn lắm. Họ không hiểu vì sao Ngài phải chết. Chúa Jêsus mà họ yêu mến đã mãi mãi xa lìa, không bao giờ họ có thể gặp lại Ngài nữa rồi.

   Đến sáng Chúa Nhật, một việc không thể ngờ đã xảy ra, khiến bạn bè của Chúa Jêsus từ buồn bã trở nên vui mừng. Sáng sớm hôm đó, những người phụ nữ yêu mến Chúa đến thăm mộ Ngài. Nhưng thật kỳ lạ, họ thấy ngôi mộ mở toang! Bà Ma-ri Ma-đơ-len lập tức đi báo cho Phi-e-rơ và Giăng, các phụ nữ còn lại đi vào trong mộ xem thế nào. Họ chẳng thấy xác Chúa, mà thấy thiên sứ đang ngồi trong mộ. Những người đàn bà rất sợ hãi, nhưng thiên sứ nói: “Đừng sợ! Chúa Jêsus đã sống lại rồi!”. Nghe như vậy, các bà vui mừng vô cùng, liền chạy đi báo tin cho các môn đồ.

   Cùng lúc đó, bà Ma-ri Ma-đơ-len tìm được Phi-e-rơ và Giăng. Bà vừa thở vừa nói: “Có người lấy trộm xác Chúa Jêsus rồi!”. Phi-e-rơ và Giăng vội vã chạy đến, thấy ngôi mộ trống rỗng. Họ trở về vừa đi vừa suy nghĩ về việc đã xảy ra.

   Một lát sau, Ma-ri Ma-đơ-len đến quì khóc bên mộ. Đang lúc đó, Chúa Jêsus đến bên bà hỏi: “Tại sao con khóc?” Mắt đẫm lệ, bà tưởng là người làm vườn. Chúa Jêsus ôn tồn gọi: “Nầy Ma-ri!”. Ma-ri ngẩng đầu lên, nhìn thấy Chúa Jêsus, bà liền quì xuống, lòng tràn đầy vui mừng. Giờ đây, Ma-ri biết rằng Chúa Jêsus đã sống lại.

   Trước khi về trời, Chúa Jêsus gặp các môn đồ và bạn bè nhiều lần. Họ đều vui mừng vì Ngài đã sống lại. Đó là ngày lễ Phục sinh đầu tiên. Ngày nay, Chúa Jêsus muốn các em biết rằng Ngài đã sống lại rồi và Ngài vẫn sống mãi trong lòng mỗi con cái Chúa.

  1. Ứng dụng.

   Cho các em đọc cách rập ràng phần bài học của tập học viên, dùng câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ” giúp các em ôn bài.

– Các em nghĩ xem, khi Chúa Jêsus sống lại thì mọi người cảm thấy như thế nào? Ca hát là cách để bày tỏ niềm vui. Các embiết Chúa Jêsus đã sống lại nên mừng vui ca hát. Các em ghi tên các bạn có tham gia ban hát vào những hình vẽ trong sách rồi tô màu.

   Hướng dẫn các em cầu nguyện tạ ơn Chúa vì sự sống mới mà Chúa Jêsus phục sinh đã mang lại.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 17 Tháng Tám, 2024

BÀI 13: BÀI ÔN

I. KINH THÁNH: Tất cả những đoạn Kinh Thánh đã học trong quý.

II. CÂU GỐC: Tất cả các câu gốc đã học trong quý.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

  1. Biết: Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đi trong đường lối của

Ngài.

  • Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn ở cùng, dẫn dắt các em sống xứng

Đáng là con cái của Ngài.

  • Hành động: Em luôn đi theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.

IV. ÔN CÂU GỐC: Chuẩn bị 12 tờ giấy nhỏ, ghi vào đó địa chỉ của các câu gốc đã học trong quý, cho các em lần lượt lên bốc thăm, các em sẽ đọc câu gốc có địa chỉ như đã ghi trong tờ giấy.

V. ÔN BÀI.

  1. Dùng hình vẽ hoặc thị trợ: Dùng những hình hoặc thị trợ đã sử

dụng khi dạy bài học để ôn lại bài thì có hiệu quả hơn. Nên xen lẫn

ca hát vào lúc ôn bài để tạo sự thu hút cho các em.

  1. Dùng những câu gợi ý cách gián tiếp: Giúp các em đoán ra

Nhân vật.

Ví dụ: Nhờ hết lòng tin cậy, trung tín theo Chúa, tôi đã nhận được

phần đất Chúa hứa ban cho. Vậy tôi là ai?

VI. SINH HOẠT.

*Vệ sinh lớp học.

  1. Mục đích: Giúp các em có tinh thần phục vụ người khác, qua việc

Tham gia vệ sinh lớp học.

  1. Chuẩn bị: Viết lên bảng một số công việc mà em có thể làm.

Ví dụ: Lau chùi bàn ghế, bảng, dọn dẹp đồ chơi, thu xếp đồ dùng.

  1. Vật liệu: Một số đồ dùng cần thiết cho việc vệ sinh lớp học.

Ví dụ: khăn lau, chổi, nước…

  1. Thực hiện: Nói với các em: “Theo gương Chúa Jêsus, chúng ta

học tập phục vụ người khác qua việc vệ sinh lớphọc”. Đem những công việc được ghi lên bảng, phân công cho các em làm, sao cho mỗi em đều có cơ hội tham gia vào công việc.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 17 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. SỐNG HÒA THUẬN

 

I. KINH THÁNH: Giô-suê 22:1-34.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết sứ hòa thuận với mọi người” (Rô-ma 12:18).

III. BÀI TẬP.

A. Trò Chơi Phim.

Dựa theo thứ tự của câu chuyện, sắp xếp lại số thứ tự cho mỗi tấm phim sau đây. (Tô màu vào số thích hợp).

B. Xảy Ra Chuyện Gì?

Những bạn nhỏ trong hình đã làm gì để sống hòa thuận với mọi người?

C. Em Có Thể Làm Gì?

Em sẽ làm gì để có thể sống hòa thuận với mọi người?

Hãy kể hoặc vẽ ra đáp án của em.

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 17 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CA-LÉP NHẬN ĐƯỢC ĐẤT

 

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13:17-14:38; Giô-suê 14:6-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va và vâng giữ đường lối Ngài Thì Ngài sẽ nâng ngươi lên để hưởng được đất đai.” (Thi Thiên 37:34a).

III. BÀI TẬP.

A. HỒ SƠ VỀ CA-LÉP.

Dựa theo gợi ý sau đây viết ra ba phẩm chất của Ca-lép.

B. Người Trợ Giúp Tốt.

Em xem hình và nếu thấy việc nào khó thì vẽ L vào ngôi sao (nhớ vẽ ngôi sao vào đây).

Nếu việc nào dễ dàng thì vẽ J vào ngôi sao. 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. SỐNG HÒA THUẬN

I. INH THÁNH: Giô-suê 22:1-34.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết sức hòa thuận với mọi người” (Rô-ma 12:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Dân Y-sơ-ra-ên giải quyết sự hiểu lầm với nhau cách hòa thuận.

– Cảm nhận: Chúa vui lòng khi các em sống hoà thuận với nhau.

– Hành động: Em quyết tâm sống hòa thuận với mọi người.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Sau khi vào đất hứa, dân Y-sơ-ra-ên ở bên nầy và bên kia sông Giô-đanh có sự hiểu lầm nhau. Trong cơn tức giận, mười chi phái ở bên nầy sông định đem quân đánh hai chi phái ở bên kia sông! Nếu họ không tìm hiểu vấn đề cách ôn hòa và giải quyết sự hiểu lầm với nhau cách hòa thuận, thì trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên đã xảy ra cảnh huynh đệ tương tàn.

Hòa thuận với mọi người là điều Chúa muốn chúng ta thực hiện và đó cũng là mong muốn của tất cả những người theo Chúa. Nhưng đôi khi trong cuộc sống lại xảy ra những hiểu lầm, gây ra sự tranh cãi không đáng có. Kinh nghiệm của dân Y-sơ-ra-ên là bài học cho chúng ta. Trước khi quyết định bất cứ việc gì, chúng ta phải tìm hiểu cặn kẽ, giải quyết vấn đề trong sự ôn hòa. Kinh Thánh nhiều lần đề cao sự hòa thuận, coi sự hòa thuận như mật ngọt của tàng ong. Hòa thuận với mọi người có nghĩa là gì? (Không để những hận thù trong lòng, quan tâm đến người khác v.v… Từ “hoà thuận” trong Kinh Thánh có nhiều nghĩa: Bỏ đi sự tranh chấp, tranh cãi và ẩu đả). Trước khi dạy bài học nầy, bạn suy gẫm lại chính đời sống mình. Có thể chia sẻ lại từng trải, khi bất hòa với một người nào đó, bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có hết sức hòa thuận với mọi người không? Xin Chúa cho bạn biết sống hòa thuận với mọi người để làm sáng danh Chúa và làm gương cho các em noi theo.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Vị Trí Trên Bản Đồ.

  1. Vật liệu: Trang tư liệu trong sách học viên, bút màu, kéo.
  2. Thực hiện: Giáo viên cho các em đọc những chữ trên bản đồ. Sau đó, hướng dẫn các em tô màu vào các hình vẽ phía dưới rồi cắt ra, dán vào bản đồ. Trong giờ học Kinh Thánh, chúng ta sẽ sử dụng bản đồ nầy. Sau khi học bài nầy xong, hỏi các em: Đa số dân Y-sơ-ra-ên sống ở đâu? Còn một số ít dân Y-sơ-ra-ên sống chỗ nào? Đức Chúa Trời dặn bảo dân Y-sơ-ra-ên phải thờ lạy Ngài tại đâu? Vì sao một số người Y-sơ-ra-ên lập bàn thờ? Chuyện gì đã xảy ra?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Hình phụ trợ 1-4 trong phần phụ lục).

  1. Vào đề.

Có khi nào các em tức giận vì tranh cãi một việc gì đó không? Trong tình huống đó em sẽ làm gì? (Cho các em chia sẻ). Theo em, tranh cãi tốt hay xấu? Chúa muốn em sống như thế nào? Mời các em cùng nghe câu chuyện Kinh Thánh hôm nay để biết dân Y-sơ-ra-ên làm thế nào trước sự tức giận nhé.

  1. Bài học.

(Lần lượt cho các em xem hình vẽ theo nội dung câu chuyện).

Trong vòng bảy năm, người Y-sơ-ra-ên đã chiếm được tất cả các thành trong vùng đất hứa. Giờ đây họ có thể xây cất nhà cửa, sống ổn định cùng gia đình rồi.

Có một số quân lính Y-sơ-ra-ên sống cùng gia đình bên kia sông Giô-đanh. (Cho các em chỉ vào bản đồ, chỗ dân Y-sơ-ra-ên có vẽ hình tam giác). Con sông nầy chia cách họ với những người Y-sơ-ra-ên khác (cho các em chỉ ra chỗ dân Y-sơ-ra-ên có vẽ hình ngôi sao). Sau khi chào tạm biệt nhau, quân lính Y-sơ-ra-ên ai về nhà nấy. Những người lính ở bên kia sông Giô-đanh vừa đi vừa bàn với nhau: “Chúng ta hãy lập một bàn thờ tại đây trước khi qua sông đi. Bàn thờ nầy có lẽ sẽ giúp dân Y-sơ-ra-ên ở bên nầy nhớ đến chúng ta. Tuy sống bên kia sông, nhưng chúng ta vẫn là dân Y-sơ-ra-ên, cùng thờ lạy Đức Chúa Trời. Và cả chúng ta, khi nhìn thấy bàn thờ nầy, chúng ta cũng nhớ đến họ”. Thế là họ tìm những hòn đá to, dựng lên một bàn thờ vừa cao vừa lớn. Xong rồi họ vượt qua sông về nhà.

Khi người Y-sơ-ra-ên sống ở bên nầy sông (chỉ vào bản đồ chỗ dân Y-sơ-ra-ên ở bên cạnh ngôi sao) nhìn thấy bàn thờ đó, thì rất tức giận. Họ hỏi nhau: “Tại sao họ lại lập bàn thờ? Chắc họ muốn thờ lạy Đức Chúa Trời tại bàn thờ nầy! Họ có biết, Đức Chúa Trời đã phán dặn rằng, chỉ có thể thờ lạy Ngài tại một bàn thờ duy nhất, đó là Đền Tạm tại Si-lô hay sao?” Có người nói trong lo âu: “Có lẽ những người Y-sơ-ra-ên dựng bàn thờ nầy không còn yêu mến và vâng phục Đức Chúa Trời nữa!” Một số người Y-sơ-ra-ên ở bên nầy sông muốn kéo sang đánh người Y-sơ-ra-ên ở bên kia sông Giô-đanh một trận để dạy họ một bài học. Nhưng cuối cùng, họ quyết định phái người qua sông để hỏi mọi việc cho rõ ràng.

Phi-nê-a dẫn đầu một đoàn mười người qua sông. Có lẽ trên đường đi, ông suy nghĩ làm thế nào để thảo luận với người Y-sơ-ra-ên bên kia sông một cách hòa bình để cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. Khi đến nơi, họ trực tiếp hỏi dân Y-sơ-ra-ên tại đó: “Tại sao anh em không vâng phục Đức Chúa Trời? Sao anh em dám lập bàn thờ riêng để thờ lạy? Chẳng lẽ anh em không biết rằng làm như thế là phạm tội với Đức Chúa Trời sao?” Tiếp đó, Phi-nê-a nói: “Chúng tôi mong muốn anh em yêu mến Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài biết bao. Nếu anh em cho rằng sống gần chúng tôi sẽ giúp anh em được điều đó thì anh em hãy dọn sang, chúng tôi sẽ chia sẻ mảnh đất của chúng tôi cho anh em”.

“Xin lỗi, anh em hiểu lầm rồi”, những người Y-sơ-ra-ên đã dựng bàn thờ lên tiếng: “Chúng tôi vẫn hết lòng yêu mến Chúa và vâng lời Ngài. Sở dĩ chúng tôi lập bàn thờ là muốn cho mọi người nhớ rằng, chúng ta là dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta đều yêu mến Đức Chúa Trời. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục thờ lạy Đức Chúa Trời với anh em tại Đền Tạm”. Phi-nê-a rất vui khi nghe xong những lời nầy. Ông biết rằng, vâng theo lời Đức Chúa Trời phán dặn là quan trọng vô cùng.

Sau đó, Phi-nê-a và mười người kia trở về thuật lại cho mọi người rằng: “Dân chúng bên kia sông vẫn yêu mến và vâng phục Đức Chúa Trời”. Dân Y-sơ-ra-ên bên nầy sông vui mừng cảm tạ Đức Chúa Trời vì tin tức tốt lành nầy.

  1. Ứng dụng.

Nếu trong cơn tức giận, người Y-sơ-ra-ên ở bên nầy sông kéo sang đánh người Y-sơ-ra-ên ở bên kia sông Giô-đanh thì hậu quả sẽ như thế nào? Nhờ tìm hiểu tường tận mà họ đã giải quyết được sự hiểu lầm một cách thuận hòa. Đây là bài học cho các em để có thể sống hòa thuận với nhau.

Giáo viên hướng dẫn các em xem và kể lại chuyện xảy ra của mỗi hình vẽ. Sau đó cho các em tìm ra câu chuyện xảy ra.

VI. PHỤ LỤC.

* Hình 1-4.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CA-LÉP NHẬN ĐƯỢC ĐẤT

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13:17-14:38; Giô-suê 14:6-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va và vâng giữ đường lối Ngài Thì Ngài sẽ nâng ngươi lên để hưởng được đất đai.” (Thi Thiên 37:34a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Sau một thời gian dài trung tín theo Chúa và tin cậy Ngài, Ca-lép nhận được phần đất Chúa hứa ban cho.

– Cảm nhận: Hết lòng tin cậy Chúa, chắc chắc sẽ nhận được điều Chúa hứa cho mình.

– Hành động: Hết lòng tin cậy Chúa trong mọi việc.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Cuộc đời của Ca-lép là một tấm gương sáng cho chúng ta. Ông hết lòng tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài từ tuổi thanh xuân cho đến khi về già. Trong suốt bốn mươi năm trong đồng vắng, ông bền lòng chờ đợi Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa cho mình.

Dù đã tám mươi lăm tuổi, nhưng Ca-lép không muốn an nhàn. Ông không đòi lấy vùng đất dễ chiếm hay thung lũng phì nhiêu. Ông xin Giô-suê cho ông tiến lên núi để chiến đấu với người khổng lồ. Ca-lép muốn nhận lấy phần đất tốt có đồn lũy kiên cố nhất với lòng tin cậy và ao ước lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện.

Sức lực của Ca-lép là ở trong Chúa và ông biết Đức Chúa Trời luôn ở cùng ông. Bí quyết của cuộc đời Ca-lép là hết lòng tin cậy Chúa và trung tín theo Ngài. Không dưới sáu lần cụm từ được lặp lại trong Kinh Thánh nói về Ca-lép rằng: “Người trung thành làm theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (Giô-suê 14:14; Dân số ký 14:24;32:12; Phục truyền 1:36; Giô-suê 14:8-9, 1Giăng 5:4).

Nhờ sự tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài mà Ca-lép có sự khác biệt rõ rệt so với sự vô tín của người Y-sơ-ra-ên. Những người Y-sơ-ra-ên vô tín đều chết tại đồng vắng còn Ca-lép nhận lãnh được tất cả ân điển của Đức Chúa Trời đã hứa ban cho.

Cuộc đời của Ca-lép là bài học cho chúng ta noi theo. Những người tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài, ắt không ngừng tăng trưởng trong đời sống thuộc linh và cuối cùng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. 

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG BÀI DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Về Miền Đất Hứa.

  1. Vật liệu: Trang tư liệu I trong sách học viên, bút màu.
  2. Thực hiện: Giới thiệu với các em: Ông lão trong hình tên là Ca-lép. Ông đã trải qua một cuộc hành trình dài trong nhiều năm với lòng tin cậy Đức Chúa Trời và cuối cùng đã đến được nơi mà Đức Chúa Trời hứa ban cho ông. Dựa theo gợi ý trong sách học viên, em vẽ ra con đường mà Ca-lép đã đi qua.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

   (Chuẩn bị hai người đóng vai nhân vật Giô-suê và Ca-lép).

  1. Vào đề.

Các em ơi, ngày Chúa nhật các em có được nghỉ học không? Các em làm gì trong ngày Chúa nhật? Đúng rồi, đến Hội Thánh để thờ phượng Chúa. Sau ngày Chúa nhật là đến ngày thứ mấy? À, thứ Hai. Ngày thứ Hai các em có đi học không? Các em biết không, tối thứ Hai, ba của Gia Ân hứa rằng thứ Bảy sẽ đưa cả nhà đi Đầm Sen chơi. Gia Ân trông đợi từng ngày, mong chóng đến thứ Bảy để được xem sư tử, chim, khỉ… và chơi những trò chơi thú vị trong Đầm Sen. Gia Ân cảm thấy ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm trôi qua thật là chậm chạp. Cuối cùng, ngày thứ Bảy mong chờ đã đến, Gia Ân mừng vô cùng vì hôm nay được đi Đầm Sen rồi!

Dù chỉ chờ đợi có bốn ngày, nhưng Gia Ân cảm thấy phải chịu đựng quá lâu. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một người, ông đã chờ đợi rất nhiều năm mới đạt được mong ước của mình. Các em cùng theo dõi câu chuyện nầy để biết ông là ai nhé.

  1. Bài học.

Trải qua một thời gian dài, cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên cũng đã chiếm được Đất Hứa. Dân chúng được phân chia đất để cất nhà, trồng trọt và chăn nuôi. Khi Giô-suê đang phân chia cho từng gia tộc biết nơi họ sẽ định cư, một ông lão đến nói cùng Giô-suê: “Thưa ông, ông còn nhớ lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi từ nhiều năm trước không?” Giô-suê nhận ra Ca-lép ngay, ông nhớ lại lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Ca-lép và lý do mà Đức Chúa Trời ban lời hứa đó cho Ca-lép.

Lúc đó, Giô-suê và Ca-lép đều còn rất trẻ và được giao cho một công việc rất quan trọng. Chúng ta cùng nghe họ nhắc lại chuyện xưa nhé! (Có thể mời hai thanh niên hóa trang thành Giô-suê và Ca-lép).

– Giô-suê: Ngày ấy, Môi-se là lãnh đạo của chúng tôi, ông bảo tôi cùng Ca-lép và mười người nữa đi do thám Đất Hứa để xem đất đai nơi đó như thế nào, dân cư ở đó mạnh hay yếu. Chúng tôi đã sử dụng thời gian bốn mươi ngày để tìm hiểu những điều mà Môi-se cần biết.

  – Ca-lép: Cho đến hôm nay tôi vẫn nhớ như in phần đất mà chúng tôi đã do thám. Đó là vùng đất rất tốt, có núi đồi, thung lũng và nhiều nguồn nước trong lành. Các vườn cây trái ở đó xanh tươi, trĩu quả. Thật là vùng đất màu mỡ, đẹp đẽ. Tôi cũng nhìn thấy dân chúng tại đó cao to, khỏe mạnh. Thành phố của họ có tường thành bao quanh rất chắc chắn.

– Giô-suê: Trong bốn mươi ngày ở đó, mười hai người chúng tôi nhìn xem khắp vùng Đất Hứa. Khi trở về, mười người kia tường trình: “Đó là vùng đất rất phì nhiêu, trái cây ngon ngọt, nhưng dân chúng nơi ấy rất đáng ngại! So với chúng ta, họ là những người khổng lồ! Xung quanh thành phố của họ có đều có tường thành chắc chắn”.

– Ca-lép: Khi nghe họ nói như vậy, tôi biết họ rất sợ dân chúng nơi đó nên nói chen vào: “Đừng sợ, chúng ta có thể chiếm được nơi ấy”. Nhưng mười người kia phản đối, họ than thở đủ điều, khiến dân Y-sơ-ra-ên không dám tiến về Đất Hứa. Họ nói với Môi-se: “Chúng tôi thà trở về Ai-cập còn hơn là phải chết dưới tay những người khổng lồ nơi đó”.

– Giô-suê: Ca-lép và tôi cố gắng thuyết phục dân chúng: “Chúng tôi thấy vùng đất đó rất tốt. Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta, Ngài sẽ giúp chúng ta chiếm lấy vùng đất tốt đẹp nầy”. Nhưng dân chúng vẫn cứ la hét: “Không, không, chúng ta không thể thắng họ được”.

Ngay hôm đó, Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se: “Bởi vì Ca-lép tin cậy Ta, nên Ca-lép sẽ được sống trên mảnh đất mà mình đã do thám”.

– Ca-lép: Đức Chúa Trời cũng cho biết, vì dân Y-sơ-ra-ên không tin nên họ phải sống suốt bốn mươi năm trong sa mạc cho đến khi những người từ hai mươi tuổi trở lên khi ra khỏi Ai-cập lần lượt qua đời. Chỉ có tôi và Giô-suê là ngoại lệ mà thôi.

– Giô-suê: Từ khi Chúa phán cùng Môi-se rằng, Ca-lép và tôi có thể tiến vào đất hứa cho đến nay đã trải qua rất nhiều năm. Đức Chúa Trời vẫn giữ đúng lời hứa của Ngài. Tôi và Ca-lép vẫn còn sống đến ngày nay!

(Hai nhân vật Giô-suê và Ca-lép vào trong).

Giờ đây, Ca-lép có thể nhận được phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa. Ca-lép tin rằng dưới sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, ông sẽ chiếm được nơi đó. Giô-suê chúc phước cho Ca-lép và chia cho ông phần đất tại Hếp-rôn. Kể từ đây, Ca-lép và cả gia đình được sống trên mảnh đất tốt đẹp nầy.

  1. Ứng dụng.

Ca-lép đã phải chờ đợi một thời gian rất dài để nhận được phần đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho ông. Trong suốt thời gian đó, Ca-lép vẫn hết lòng tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài và cuối cùng ông đã nhận được phần đất mong chờ bấy lâu.

Xin Chúa giúp em có lòng tin cậy Chúa, biết vâng phục và yêu mến Ngài như Ca-lép.

Sau đó hỏi các em Môi-se giao nhiệm vụ quan trọng gì cho Ca-lép? Giữa Ca-lép, Giô-suê và mười thám tử kia có gì khác nhau? Theo em, giữ ý kiến ngược lại với mười thám tử kia có phải là dễ dàng không? Vì sao? 

Sau đó, cho các em mở sách học viên bài 11 làm bài tập. Dựa theo gợi ý trong phần A, hướng dẫn các em tìm ra ba phẩm chất đáng quý của Ca-lép. (Tin cậy, vâng phục và yêu mến Đức Chúa Trời).

Hướng dẫn các em chia công việc trong hình vẽ của phần B ra làm hai loại: Dễ dàng và gian khó. Sau khi các em phân chia xong, hỏi các em: Thế nào là một người trợ giúp tốt? Những em nhỏ trong hình vẽ đang biểu hiện mình là người trợ giúp đáng tín nhiệm. Vậy, em có sẵn lòng làm một người trợ giúp đáng tín nhiệm không?

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. TỘI LỖI CỦA A-CAN

 

I. KINH THÁNH: Giô-suê 6:18-19; 7:1 – 8:10-26.

II. CÂU GỐC: “Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta.” (Rô-ma 5:8).

 

 III. BÀI TẬP.

A. XEM HÌNH TRẢ LỜI.

Em cho biết người trong hình là ai và đang làm gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. EM CÓ VÂNG LỜI KHÔNG?

Đức Chúa Trời dạy: “Chớ trộm cắp”. Các bạn trong hình vẽ này có vâng lời Chúa không?

Ai không vâng lời Chúa là phạm tội. Xem những từ dưới đây, từ nào là “tội”, dùng bút khoanh tròn từ ấy lại.

Trộm cắp – Giúp đỡ – Nói dối – Vâng lời – Đánh lộn.

C. KINH THÁNH CHO BIẾT.