Chuyên mục: NAM GIỚI

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.07.2024

in NAM GIỚI on 8 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 14.07.2024

  1. Đề tài: ĐẤNG CHRIST SỐNG TRONG TÔI.
  2. Kinh Thánh: Phi-líp 2:13, Thi Thiên 37:5, 2Tim 1:13, Giăng 14:1, Lu-ca 8:22-25.
  3. Câu Gốc: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi(Ga-la-ti 2:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 10-12.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

  1. Mời người chia sẻ (Mục sư, Truyền đạo) từ 2 tuần trước.
  2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ, để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Nam giới. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ngay từ sự cứu chuộc, Đấng Christ đã sống trong chúng ta, nhưng có thể một ai đó nói rằng: “Nhưng ngày qua ngày tôi vẫn như vậy! Làm thế nào mà tôi để Ngài thể hiện sự sống của Ngài qua tôi?” Chúng ta thường nhận biết rằng mình không có khả năng để vâng lời Đức Chúa Trời, cũng như từ bỏ thế gian và ý riêng của mình. Nhưng Chúa tác động đến chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng. Đó là sự cứu rỗi trọn vẹn. Sự cứu rỗi trọn vẹn không có nghĩa rằng, hôm nay Đấng Christ chấm dứt một tội, rồi hôm sau tội khác. Sự cứu rỗi trọn vẹn có nghĩa là chúng ta tiếp nhận một Đấng Christ toàn diện và đầy đủ. Sẽ không có sự cứu rỗi toàn diện nếu không có Đấng Christ.

Những Cơ Đốc nhân mà không chú ý Đấng Christ, sẽ khó thấy được điều này. Họ chỉ nhìn vào sự thuận lợi hay sự thiếu thốn của mình. Họ nhìn vào tội lỗi hoặc nan đề và cố gắng để vượt qua nó. Nhưng qua đó họ mắc một sai lầm lớn. Đức Chúa Trời hoàn toàn không có ý định là chúng ta vượt qua hoặc cải tiến điều này hay điều nọ. Ngài muốn chúng ta tiếp nhận một Đấng Christ toàn diện. Và qua Đấng Christ, Ngài tác động đến chúng ta để chúng ta muốn và hành động theo ý chỉ tốt lành của Ngài “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi-líp 2:13). Vì vậy mà có hai điều cần phải làm:

  1. a. Sự phó thác.

Trước hết chúng ta phải biết dâng chính mình, có nghĩa là từ bỏ cái tôi của mình. Đúng là Đấng Christ sống trong chúng ta, nhưng nếu chúng ta không để Ngài tác động, thì Ngài không thể làm gì được. “Từ bỏ cái tôi của mình và dâng mình cho Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì? Điều này không có nghĩa là chúng ta hứa hẹn hay cam kết với Ngài một điều gì đó, hay nói rằng sẽ làm theo ý của Ngài hoặc cố gắng làm mọi thứ, mặc dù chúng ta không có khả năng. Từ bỏ mình và dâng mình cho Ngài có nghĩa là chúng ta phó thác trọn vẹn mặt tốt, mặt xấu, quá khứ, cũng như hiện tại của chúng ta, và dâng mình trọn vẹn mình trong tay Đức Chúa Trời và để Ngài tác động. Nếu không, thì Ngài không thể sống cuộc sống của Ngài thông qua chúng ta được.

Hãy nghĩ xem, nếu chúng ta tặng ai đó một quyển sách mà không đưa quyển sách đó ra, như thế người đó không bao giờ nhận được quyển sách cả. Chúng ta có muốn dâng trọn vẹn chính mình và mọi việc làm của chúng ta cho Đức Chúa Trời không? Chúng ta đã sẵn lòng dâng sự không muốn lên bàn tay của Đức Chúa Trời không?

Sự phó thác bao gồm hai mặt: Đầu tiên chúng ta dâng mình để Đức Chúa Trời sử dụng. Thứ hai là dâng mình để Đức Chúa Trời tác động lên chúng ta. Nhiều người chỉ biết có mặt thứ nhất. Đức Chúa Trời muốn chúng ta dâng trọn vẹn chúng ta cho Ngài. Điều này có nghĩa là cái tôi của mình bị chết, và chúng ta từ bỏ chính mình. Khi làm được điều này, thì chúng ta đạt được tất cả.

Đức Chúa Trời không muốn sự tự cải thiện của chúng ta, mà Ngài muốn sự phó thác. Tôi phạm một tội mà tôi không thể vượt qua được trong vài tháng. Tôi đã thiếu lòng tin để đặt tội này lên bàn tay của Chúa. Tôi phạm một tội này nhiều lần. Cuối cùng tôi phó thác cho Chúa, và tôi đã từ bỏ được tội đó.

Điều quan trọng duy nhất ở đây là chúng ta đã sẵn lòng để thưa với Chúa một cách giản đơn như vầy hay chưa: “Lạy Chúa, con không thể từ bỏ được tội này; nhưng xin hãy tác động đến con cho đến khi con có thể bỏ được”. Như thế là đủ! Sự yếu đuối và sự thất bại của bạn không phải là trở ngại. Nó chỉ tùy thuộc vào sự phó thác của bạn, cho đến khi bạn sẵn lòng thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con xin phó thác con cho Ngài”. Cho sự phó thác này, chúng ta không cần phải làm hay phải đạt bất cứ điều gì cả, mà chúng ta chỉ cần một sự mong muốn biết vâng lời.

  1. b. Lòng tin.

Sau khi đã từ bỏ và phó thác chính mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải tin. “Hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, và tin cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy (Thi Thiên 37:5). Phó thác đường lối chúng ta cho Chúa có nghĩa là sự giao phó và tin cậy nơi Ngài, điều đó có nghĩa là lòng tin. Chúng ta phải thấy rằng sự phó thác và đức tin phụ thuộc lẫn nhau. Khi kết hợp cả hai điều này lại với nhau, chắc chắn chúng ta sẽ thắng. Chúng ta không thể thắng khi chỉ tin mà không từ bỏ cái tôi của chính mình và dâng mình cho Đức Chúa Trời.

Khi được tái sinh, chúng ta đã nhận được tất cả, nhưng chúng ta phải sẵn lòng dâng chính mình để Đấng Christ thể hiện sự sống của Ngài qua chúng ta. Mặt khác sự phó thác mà không có đức tin chỉ là một hành động chết. Vì thế chúng ta phải làm cả hai: thứ nhất, phó thác tất cả cho Chúa để Ngài tác động đến chúng ta, thứ hai tin rằng Đức Chúa Trời đã làm trọn vẹn tất cả theo Lời của Ngài.

Chúng ta hãy mạnh dạn lên và tin hoàn toàn vào những gì Chúa nói. Đừng để lệ thuộc vào cảm giác của chúng ta. Chúng ta chưa từng thấy Thiên đàng hay hỏa ngục; dựa vào Lời Chúa mà chúng ta tin là có Thiên đàng và hỏa ngục. Ngoài Lời Chúa ra, chúng ta không cần bất cứ bằng chứng nào cả.

Khi Chúa Giê-xu cùng môn đệ của Ngài đi thuyền qua bên kia bờ hồ, giông bão nổi lên và sóng gió vồ vập, đánh bạt con thuyền. Các môn đồ của Ngài thấy thế nên rất sợ hãi bèn đánh thức Ngài dậy: “Thầy ơi, Thầy ơi, chúng ta chết!” Ngài thức dậy, khiến gió yên sóng lặn và mặt hồ tĩnh lại như thể không có gì xảy ra. Và Ngài hỏi họ: “Đức tin các ngươi ở đâu?” (Lu-ca 8:22-25). Chúa đã nói: “Qua bên kia bờ hồ”. Họ không cần phải nghi ngờ gì cả vì Ngài đã nói điều đó. Tuy có bão tố nhưng Ngài vẫn mang họ qua được bên kia hồ. Chúng ta chỉ nên tin vào Lời Chúa mà thôi. Đừng lo quan tâm đến các việc khác. Lời Chúa là hoàn toàn trọn vẹn.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.07.2024

in NAM GIỚI on 5 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 07.07.2024

  1. Đề tài: CƠ ĐỐC NHÂN VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG TÂM LINH.
  2. Kinh Thánh: 1Phi-e-rơ 1Pr 2:2; Phi 3:12; GiăngGa 3:3; Giăng 1:12; Ê-phê-sô Ep 1:14, 2:19; 1Cô 12:21-25.
  3. Câu Gốc: “Cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Ê-phê-sô 4:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 7-9.
  5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

Đề tài 1: Cơ Đốc nhân chỉ cần tin nhận Chúa là được cứu rỗi.

Đề tài 2: Cơ Đốc nhân cần phải tăng trưởng tâm linh.

  1. Từ nhiều tuần trước, Ủy viên Linh vụ giao hai đề tài cho hai nhóm.
  2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.
  3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.
  4. Giờ thảo luận.
  5. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.
  6. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.
  7. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên Lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Người Cơ Đốc khỏe mạnh là người Cơ Đốc tăng trưởng (lớn lên) tâm linh. Tăng trưởng là điều phải có và cần thiết cho đời sống tâm linh, cũng như cho thể xác vậy. Khi được sinh lại vào “Gia đình của Đức Chúa Trời”, người tin Chúa là “Con đỏ trong Chúa Cứu Thế” (1Cô1Cr 3:1). Dù mới 15 tuổi hay đã 50 tuổi, người mới tin Chúa bắt đầu là trẻ con tâm linh và cần phải “Tăng trưởng trong sự cứu rỗi” (1Phi-e-rơ 1Pr 2:2 – Bản Diễn Ý), Đức Chúa Trời muốn và mong mỏi những người này lớn hơn. Để giúp đỡ họ trong quá trình tăng trưởng, Chúa chuẩn bị những người lãnh đạo có ân tứ của Chúa, như được nói đến trong Ê-phê-sô Ep 4:1-11, sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ chính của ông là “khuyên bảo và cố gắng huấn luyện mọi người để họ đạt đến mức toàn hảo (trưởng thành) trong Chúa Cứu Thế Giê-xu” (Cô-lô-se 1:28 – BDY).

Vì vậy, để giúp cho sự tăng trưởng, cần có các yếu tố sau:

  1. Được tái sinh và là thành viên trong gia đình mới của Chúa.

Khi nói chuyện với một lãnh tụ Do-thái giáo tên là Ni-cô-đem: Đức Chúa Giê-xu cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3). Đức Chúa Giê-xu quả quyết rằng tất cả mọi người phải kinh nghiệm một điểm bắt đầu mới, là tái sinh. Cũng như một người bắt đầu cuộc sống thể xác vào lúc được sinh ra đời, người được tiếp nhận vào gia đình Đức Chúa Trời cũng phải có điểm bắt đầu tâm linh là tái sinh. Đức Chúa Trời ban một sự sống mới, là sự sống vĩnh cửu cho người nào tin nhận Đức Chúa Giê-xu, (Giăng 3:16), tâm linh của người này được Đức Thánh Linh sinh lại (Giăng 3:5-6) và là một công cuộc sáng tạo mới của Đấng Christ (2Cô 2Cr 5:17). Từ đó người này hưởng được một sự sống có phẩm chất mới, trong “trật tự mới” của chính Đức Chúa Giê-xu ban cho. Sự sống mới này chẳng những bảo đảm cho người vô Thiên đàng, mà còn nhận lấy sự sống dư dật ngay trong đời này, như Chúa đã hứa trong GiăngGa 10:10. Sự tái sinh mang đến những thay đổi làm cho chúng ta tăng trưởng.

Người được tái sinh sẽ có các mối liên hệ với gia đình mới, vì người tin Chúa “là người nhà của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô Ep 2:19). Khi viết khúc Kinh Thánh này, sứ đồ Phao-lô nhắc cho các độc giả thuộc dân ngoại (ngoài Do Thái) nhớ rằng, các mối liên hệ gia đình mới là đặc quyền Chúa ban cho. Khi trước, các dân ngoại không thuộc thành phần tuyển dân của Đức Chúa Trời – dân Do Thái, không nhận được sứ điệp cứu rỗi cách trực tiếp và nhất là “không hy vọng, không Đức Chúa Trời”
(Ê-phê-sô 2:11,12). Nhưng Đức Chúa Trời đã dùng sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu mà phá đổ bức tường ngăn cách giữa người này với người khác, và giữa người với chính Đức Chúa Trời. Khi đã biết rõ địa vị mới của mình trong gia đình của Chúa, chúng ta mới ý thức người được Chúa cứu chuộc là người có giá trị và quan trọng dưới mắt của Chúa.

  1. 2. Mối liên hệ anh chị em trong Chúa với nhau.

Khi được sinh lại, người tin Chúa có Cha mới, là Đức Chúa Trời. Trên một khía cạnh, Đức Chúa Trời là Cha của toàn thể nhân loại vì Ngài sáng tạo tất cả, nhưng tội lỗi đã cắt đứt mối liên hệ Cha – Con nguyên thủy đó (GiăngGa 8:44), và người được tái sinh là người được tái lập mối liên hệ Cha – Con với Đức Chúa Trời Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời,là ban cho những kẻ tin danh Ngài (Giăng 1:12). Ngoài ra, Cơ Đốc nhân cũng được sự hỗ trợ trong gia đình từ các anh chị em trong Chúa Giê-xu. Gia đình tâm linh gồm có tất cả mọi người cũng đặt niềm tin vào Chúa (Ga-la-tiGl 6:10). Anh chị em cùng một niềm tin phải nâng đỡ chăm sóc lẫn nhau, để giúp nhau tăng trưởng (1Cô 12:25; Ê-phê-sô Ep 4:11-16). Vì Đức Chúa Trời không định cho Cơ Đốc nhân sống cô độc, các tín hữu đều cần đến nhau. Ngay từ khi Hội Thánh đầu tiên được thiết lập, các Cơ Đốc nhân đã nhóm họp với nhau để học hỏi, thông công, dự Tiệc Thánh và cầu nguyện (Công Cv 2:42). Ngoài việc học Kinh Thánh riêng tư, tín hữu cũng cần được những người có ân tứ dạy dỗ hướng dẫn việc học Lời Chúa, để tăng trưởng và có sự hiểu biết Lời Chúa sâu nhiệm hơn (Ê-phê-sô Ep 4:14). Việc các tín hữu trong một Hội Thánh làm quen qua mối thông công trong Chúa, sẽ đem lại cho họ nhiều cơ hội để giúp đỡ yêu thương nhau (1Cô1Cr 12:26). Qua sự thờ phượng tập thể, tín hữu sẽ khích lệ đức tin của nhau. Nhưng điều quan trọng hơn hết, là sự liên hệ có tính cách gia đình giữa các con cái của Đức Chúa Trời, phải thể hiện tình yêu huynh đệ và tình hiếu khách (Rô-maRm 12:10-13; HêDt 13:1-2). Tiêu chuẩn của tình yêu bất vụ lợi mà các tín hữu bày tỏ cho nhau, chính là tình yêu hy sinh tuyệt đối của Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Người ta chỉ có thể biết chúng ta là môn đệ thật của Chúa khi chúng ta yêu nhau (GiăngGa 13:3435).

Sinh hoạt trong gia đình Đức Chúa Trời nuôi dưỡng sự tăng trưởng tâm linh. Tín hữu sẽ có sự khích lệ lớn lao khi biết các anh chị em đều cần đến mình. Lời Chúa trong 1Cô1Cr 12:14-20 dạy rằng, mỗi Cơ Đốc nhân giống như mỗi bộ phận trong cơ thể, đều cần thiết và đều có sự đóng góp quan trọng vào phúc lợi chung của Hội Thánh. Mỗi cá nhân tín hữu đều cần các ân tứ tâm linh của các tín hữu khác cho sự tăng trưởng tâm linh của mình, vì vậy tất cả các tín hữu đều liên hiệp với nhau (1Cô 12:21-25). Cơ Đốc nhân được tăng trưởng là nhờ cả sự chia sẻ lẫn tiếp nhận.

  1. Đặc Quyền Của Công Dân Nước Trời.

Là công dân Nước Trời, Cơ Đốc nhân phải có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng luật pháp của nơi họ đang cư ngụ trên đất, nhưng đồng thời phải giữ lòng trung kiên với Đức Chúa Trời (Rô-maRm 13:1-7). Người được sinh lại có hy vọng về Nước Trời (2Phi 2Pr 1:3,4). Sự sốt sắng trông chờ ngày về Nhà Cha sẽ giúp tín hữu biết sắp đặt thứ tự ưu tiên cho cuộc sống trên trần gian (Phi-líp Pl 3:17-21).

Quan điểm về quyền công dân Nước Trời giúp ích rất nhiều cho sự tăng trưởng tâm linh của người Cơ Đốc. Cuộc sống tha hương, xa nước Trời không phải lúc nào cũng dễ dàng cả. Làm cách nào dân Chúa không chán nản khi đương đầu với các áp lực của đời? 2Cô 2Cr 4:14-16 dạy rằng “Mặc dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ ngày càng đổi mới”. Nhìn mọi vật với quan điểm của công dân nước Trời, người Cơ Đốc ý thức được các hoạn nạn ở đời chỉ là tạm bợ, còn phước hạnh họ sẽ hưởng trong nước Đức Chúa Trời là vĩnh cửu, bất tận. Một sự sống hướng về nước Trời, giúp cho người Cơ Đốc có đời sống trưởng thành tâm linh.

  1. 4. Cơ nghiệp mới.

Người được sinh lại vào gia đình Đức Chúa Trời, được tận hưởng một gia tài (cơ nghiệp) vô cùng phong phú. Việc thừa kế gia tài này được chính Đức Chúa Trời bảo đảm và Ngài là Đấng bảo vệ cả cơ nghiệp lẫn người thừa kế. Khi Chúa Cứu Thế trở lại lần thứ hai, Cơ Đốc nhân sẽ nhận lấy những tài sản tâm linh hiện đang được tồn trữ trong kho trên trời (2Phi 2Pr 1:3-5).

Cơ Đốc nhân cũng được nếm trước phước hạnh của Nước Trời khi được Thánh Linh ban cho những kết quả “yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ (Ga-la-tiGl 5:2223), trong cuộc sống của mình. Các đức tính này đến với người tin Chúa khi họ “Đầy dẫy Thánh Linh”, tức là khi họ để cho Thánh Linh hướng dẫn mọi sinh hoạt và không để cho các dục vọng của xác thịt điều khiển mình. Một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh được bày tỏ qua sự tôn vinh ca ngợi Chúa, sự vui mừng nội tâm, sự tạ ơn Chúa liên tục và qua các mối liên hệ hòa hợp với các anh chị em trong Chúa bằng sự thuận phục lẫn nhau (Ê-phê-sô Ep 5:18-21). Người tăng trưởng tâm linh chính là người biết áp dụng nguồn năng lực của Thánh Linh vào cuộc sống hằng ngày của mình.

* Tóm lược:

Một mục đích quan trọng cho tất cả Cơ Đốc nhân là trưởng thành tâm linh. Nhưng đạt đến địa vị trưởng thành đó, người Cơ Đốc phải trải qua một quá trình lâu dài và tăng tiến, để lớn lên trong sự hiểu biết nếp sống Cơ Đốc và sự hiểu biết chính Chúa Cứu Thế. Bước đầu tiên trong quá trình tăng trưởng tâm linh là sự tái sinh, vì phải có điểm bắt đầu này mới có đời sống mới trong Chúa Cứu Thế. Cơ Đốc nhân cũng phải ý thức được rằng, bây giờ họ thuộc về một gia đình mới và có mối liên hệ với gia đình đó, họ cũng có một quyền công dân mới là quyền phải được tôn trọng, và có một cơ nghiệp mới để vui hưởng.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Sự tăng trưởng của Cơ Đốc nhân là gì, và tại sao sự tăng trưởng nầy rất quan trọng?
  2. Xin cho biết hai lý do chính ngăn chặn sự tăng trưởng tâm linh.
  3. 3. Đời sống tâm linh bạn đã tăng trưởng như thế nào? Xin bạn chia sẻ kinh nghiệm.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 30.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 30.06.2024

in NAM GIỚI on 25 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 30.06.2024

  1. Đề tài: GẶP CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Giê-rê-mi 29:13, Ê-sai 55:6.
  3. Câu Gốc: “Các ngươi sẽ tìm Ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng” (Giê-rê-mi 29:13)
  4. Đố Kinh Thánh: Theo chủ đề.
  5. Thể loại: Sinh hoạt dã ngoại.

* CHỈ DẪN: Sinh hoạt dã ngoại.

  1. Chuẩn bị:

– Tùy theo điều kiện tổ chức, có thể mời các ban ngành trong Hội Thánh cùng tham dự (Thanh niên, Phụ nữ, Thiếu nhi…). Nên gửi thư mời các thân hữu cùng tham dự buổi thông công sinh hoạt, đây cũng là dịp có thể làm chứng về Chúa cho họ.

– Vì sinh hoạt ngoài trời, nên tìm hiểu kỹ khu vực sinh hoạt và cần có bảng thông báo những nơi nguy hiểm để tránh tai nạn có thể xảy ra (nếu sinh hoạt gần hồ, biển…). Thông báo rõ thời gian sinh hoạt để những người tham dự chuẩn bị vật dụng cá nhân, ẩm thực… Ban tổ chức cũng nên có kế hoạch dự phòng để có thể đáp ứng kịp thời trong trường hợp gặp mưa gió hay trở ngại nào khác vào giờ chót.

  1. Chương trình:
  2. Nhiều tuần lễ trước, BHD của các ban tham gia cùng họp lại để hoạch định chương trình: Chủ đề, địa điểm, thời gian, nội dung sinh hoạt, bầu ban tổ chức, soạn nội quy và phân chia trách nhiệm (người hướng dẫn chương trình, âm nhạc, ẩm thực, người soạn bài học và đố Kinh Thánh). Thành viên ban giám khảo cũng phải được mời trước và cần biết trước đáp án để có thể chấm điểm chính xác. Mỗi ban ngành nên có một thành viên trong ban giám khảo.
  3. Ban hướng dẫn chuẩn bị bài hát, trò chơi thích hợp cho chương trình sinh hoạt dã ngoại. Chuẩn bị các phần thưởng để khích lệ cho nhóm và cá nhân tham gia trong các tiết mụcđố Kinh Thánh, trò chơi (nhóm nào thắng sẽ có thưởng).
  4. Học Kinh Thánh theo chủ đề Gặp Chúa. Chọn phương pháp từ lòng đến lòng hay học Kinh Thánh nhóm, sau đó mời người đúc kết rút ra bài học dạy dỗ.
  5. Mỗi ban đều dự phần trong các tiết mục đố Kinh Thánh, sinh hoạt trò chơi, tôn vinh Chúa, kịch, làm chứng…
  6. Thông công – sinh hoạt tự do.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 23.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 23.06.2024

in NAM GIỚI on 21 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 23.06.2024

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ II.
  2. Kinh Thánh: Truyền đạo 7.
  3. Câu Gốc: “Vì nhờ Ta, các ngày con sẽ được thêm nhiều lên, và các năm tuổi con sẽ đặng gia tăng” (Châm Ngôn 9:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 4-6.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* Chỉ dẫn: Xem Chúa nhật 03.03.2024.

* Trò Chơi Dành Cho Người Có Sinh Nhật:

Chuẩn bị một số lời yêu cầu vui, mời những người có sinh nhật lên bốc thăm và thực hiện theo lời yêu cầu đó.

* Trò Chơi Tập Thể:

CHUẨN BỊ TIỆC SINH NHẬT

J Cách chơi:

NHD cho các bạn đứng thành vòng tròn, sau đó cho mỗi bạn tự chọn cho mình một con vật hoặc đồ vật.

NHD bắt đầu cuộc chơi bằng cách tuyên bố: “Để chuẩn bị cho buổi tiệc sinh nhật hôm nay, tôi cần mua một ít đồ”.

Các bạn bên dưới sẽ nói: “Mua gì, mua gì?”

NHD: “Thịt bò”; tất cả những bạn tự chọn là “bò” sẽ đi theo NHD trong tư thế giống con bò (bò hai tay, hai chân).

Cứ như thế cho đến khi người hướng dẫn cảm thấy khá đông, thì hô lên “hết tiền”. Tất cả phải chạy về chỗ của mình kể cả NHD. Ai không còn chỗ sẽ phải tiếp tục làm gia nhân đi chợ.

GẮP KẸO BẰNG MIỆNG

K Chuẩn bị:

– Một bịch kẹo, bột mì.

– 4 chiếc dĩa giấy (2 cái để ở điểm xuất phát, 2 cái để ở cuối hàng).

– Cho một ít bột mì ra dĩa, tiếp đến bỏ vài viên kẹo vào.
J Cách chơi:

Chia làm hai đội, khi trọng tài thổi còi là người đầu tiên phải chạy đến dĩa kẹo và ngậm nó vào miệng, chạy thật nhanh về đích nơi có chiếc dĩa nằm ở cuối hàng. Số kẹo trong dĩa đội nào nhiều nhất là thắng.

“TÔI BẢO”

J Cách chơi:

– Quản trò hô: “Tôi bảo, tôi bảo”.

Người chơi hỏi: “Bảo gì, bảo gì?”

– Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”.

Người chơi: Vỗ tay 2 lần.

Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 16.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 16.06.2024

in NAM GIỚI on 15 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 16.06.2024

  1. Đề tài: LỄ PHỤ THÂN.
  2. Kinh Thánh: Phục 5:16; Châm 23: 22, 24, 25.
  3. Câu Gốc: “Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa.Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng” (Cô-lô-se 3:20-21).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 1-3.
  5. Thể loại: Kịch.

* CHỈ DẪN: Kịch.

  1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban Nam giới và làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình:

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban Nam giới họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài «Lễ Phụ Thân». Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 5 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban Nam giới ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài «Lễ Phụ Thân». Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

 – Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ 1 điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* Những câu chuyện gợi ý:

TÌNH YÊU VĨNH CỬU

Ngày qua ngày, một người cha đầy lòng yêu thương thường xuyên đến bệnh viện với một bó hoa trên tay. Ông ngồi bên giường của đứa con gái 6 tuổi đang hôn mê. Rồi ông kể cho cô bé nghe về mọi việc xảy ra chung quanh, kể một cách tha thiết, dịu dàng. Nhưng trong tình trạng vô thức ấy, cô bé chỉ đáp lại bằng những nhịp thở nặng nề.

Một hôm, cô y tá chăm sóc cô bé đánh bạo nói với người cha:

– “Cô bé đang trong tình trạng hôn mê như thế, thật là khó để bác cứ ngồi kể chuyện từ ngày nầy qua ngày khác. Biết rằng bác thương cháu bé, nhưng làm như thế chỉ nhọc công mà thôi”.

Người cha nhẹ nhàng trả lời:

– “Nhưng tôi sẽ tiếp tục đem những bó hoa đến cho con tôi và kể chuyện cho cháu nghe, cho dù cháu mê man không nhận thức được gì cả. Tôi yêu thương cháu, tôi muốn làm như thế cho dù cháu có hiểu biết hay không. Làm như thế, lòng tôi mới thấy được ấm áp và an ủi khi cháu ở trong tình trạng nầy”.

Thật là một hình ảnh ngọt ngào, tiêu biểu cho tình yêu thương của Đức Chúa Trời! Ngài đã yêu chúng ta và bày tỏ tình yêu ấy cho dù ta ý thức hay không. Cũng không phải vì tình trạng chúng ta như thế nào, thì Ngài mới yêu. Sự bền bỉ của tình yêu dường như không có giới hạn. Người cha kiên nhẫn và không mệt mỏi, kể những câu chuyện dài bên một thân thể bất động, là hình ảnh của Chúa Cứu Thế với những lời mời gọi thiết tha êm dịu: “Hãy mở cửa lòng…” Thế giới như đang trong cơn hôn mê thuộc linh. Người ta đóng chặt lỗ tai, đóng chặt đôi mắt. Họ không muốn thấy, cũng chẳng muốn nghe bất cứ điều gì về tình yêu của Đức Chúa Trời. Dẫu thế Ngài vẫn kêu gọi và đợi chờ, với hy vọng một ngày nào đó, những đứa con yêu dấu của Ngài sẽ tỉnh khỏi sự hôn mê trần thế.

MÓN QUÀ CỦA TÌNH THƯƠNG

Gần đến lễ Giáng sinh mà trong văn phòng ông Giám đốc một xí nghiệp lớn, vẫn còn chồng chất bao công việc phải thu xếp. Hầu như ngày nào, cô thư ký cũng phải làm thêm giờ phụ trội.

Thấy giám đốc luýnh quýnh nhìn đồng hồ rồi nhìn lịch treo trên tường, cô thư ký hỏi: “Thưa ông, còn phải làm việc gì nữa không?”

Ông ta đáp: “Chúng ta phải về thôi, muộn rồi nên cũng chẳng làm thêm được việc gì nữa”.

Cô thư ký mỉm cười nói: “Thật ra còn một việc cần phải làm sớm, đó là món quà cho con gái cưng của ông chủ nữa, ông đừng quên là chỉ còn hai hôm nữa là đến lễ Giáng sinh rồi đó”.

Ông giám đốc giơ hai tay ôm đầu nói: “Thật may là cô giúp tôi, chớ suýt nữa là tôi quên; ngày nào cũng bao nhiêu công việc dồn dập thế này, có lẽ con bé sẽ giận tôi lắm.

 Nhưng cô cũng có lý, tôi dành quá ít thời giờ cho gia đình tôi. Mỗi tối khi tôi về đến nhà, thì nó đã ngủ say rồi, ít khi tôi có giờ nói chuyện hoặc chơi với con gái tôi. Nhân dịp lễ Giáng sinh này, nhưng tôi cũng không có thời giờ đi mua cho nó. Hay là cô mua dùm tôi nhé. Cô đọc dùm lá thư nó gửi cho tôi xem nó muốn gì, tốn kém bao nhiêu cũng được, nó thích gì cô cứ mua cho nó”.

Cô thư ký mở tờ giấy hồng mà cô bé nguệch ngoạc mấy hàng chữ, cô đọc qua rồi mỉm cười lắc đầu nói với ông giám đốc: “Thưa ông, từ trước đến nay, tôi vẫn trung thành mau lẹ thực thi mọi điều ông bảo tôi làm, nhưng lần này thì tôi đành chịu thua”.Ông giám đốc ngạc nhiên hỏi: “Có điều gì khó khăn đến nỗi không thể làm vui lòng một đứa trẻ 8 tuổi chăng? Nó muốn gì vậy? Đâu cô đưa thư của nó cho tôi xem”.

Cô thư ký đến gần trao cho ông giám đốc tờ giấy hồng, có mấy hàng chữ như sau: “Ba yêu dấu, con chỉ xin ba cho con một món quà Giáng sinh này, là bắt đầu từ năm mới, mỗi ngày xin ba dành ra ít là nửa giờ để chơi với con, con không xin gì hơn nữa đâu. Con cưng của ba.

                                                       Ký tên: “Mến Thương”.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 09.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 09.06.2024

in NAM GIỚI on 3 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 09.06.2024 (CN Âm nhạc & Truyền thông).

  1. Đề tài: CHUẨN BỊ CHU ĐÁO CHO THỜ PHƯỢNG.
  2. Kinh Thánh: 1Sử 15:16; Thi Thiên 150.
  3. Câu gốc: Thật là tốt đẹp khi ca hát cho Đức Chúa Trời chúng ta, thật là vui thỏa và xứng hợp khi chúc tụng Ngài!(Thi 147:1- BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 64-66.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.  

* CHỈ DẪN: Xem Chúa nhật 24.03.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

“Đa-vít truyền cho các trưởng tộc người Lê-vi; hãy cắt trong anh em họ những người hát xướng, cầm các thứ nhạc khí, ống quyển, đàn cầm, chập chỏa để cất tiếng vui mừng vang rền lên” (1Sử 15:16).

Tuy phân đoạn Kinh Thánh này liệt kê rất nhiều tên giống như một đoạn gia phả, nhưng khi xem kỹ chúng ta sẽ thấy qua việc ghi chép tỉ mỉ những tên này, trước giả muốn cho thấy sự chuẩn bị rất chu đáo của vua Đa-vít cho sự thờ phượng và ca ngợi Chúa khi rước Hòm Giao uớc về Giê-ru-sa-lem. Ông ra lệnh cho các trưởng tộc người Lê-vi chọn những người hát và đàn trong vòng anh em của họ. Người Lê-vi chọn những người chịu trách nhiệm cụ thể về từng loại nhạc khí như chập chỏa, đàn lia, đàn thụ cầm, phân chia người nào chơi theo điệu A-la-mốt, người nào chơi theo điệu Sê-mi-nít. Người giỏi âm nhạc được chọn để chỉ huy ban hát (câu 22). Họ cũng phân công bảy người thổi kèn trước Hòm Giao ước của Chúa khi di chuyển, bốn người canh gác hòm để không cho ai được chạm tay vào hòm dọc đường đi hay khi hòm đã được đặt trong lều tại Giê-ru-sa-lem.

Vua Đa-vít hiểu rằng, mọi sự phải được chuẩn bị tốt nhất đến từng chi tiết cho sự thờ phượng Chúa. Người hát, người đàn đều phải tập luyện nghiêm túc hòa hợp với nhau, không phải để trình diễn thật hay nhưng để “cất tiếng vui mừng vang rền lên” (câu 16) trước sự hiện diện của Chúa. Khi chuẩn bị mọi sự bằng tất cả tấm lòng yêu mến Chúa, thì người phục vụ và thờ phượng Chúa sẽ kinh nghiệm và thể hiện được sự vui mừng khi được ở trong sự hiện diện của Ngài.

Là người được giao trách nhiệm trong giờ thờ phượng, chúng ta cũng phải cầu nguyện nhiều để chuẩn bị tấm lòng, xin sự dẫn dắt của Chúa, và chuẩn bị chu đáo mọi sự để dâng lên Chúa điều tốt nhất. Như vậy chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự vui mừng và thỏa lòng của người hết lòng yêu mến Chúa, và muốn dâng lên Ngài điều tốt nhất. Chúng ta cũng sẽ giúp cho những người khác kinh nghiệm được sự vui mừng và thỏa lòng này trong giờ thờ phượng. Là người dự nhóm, chúng ta cũng cần chuẩn bị mọi sự cách chu đáo để bước vào sự thờ phượng Chúa cách hết lòng. Chúng ta cần chuẩn bị chu đáo cho sự thờ phượng Chúa trong ngày Chúa nhật ngay từ thứ bảy. Chuẩn bị quần áo sẵn sàng, không thức khuya để có thể dậy sớm đi thờ phượng, cầu nguyện cho sự nhóm họp ngày mai v.v… Trước giờ thờ phượng, nhóm nhau trong một nhóm nhỏ hoặc ngồi yên lặng một mình cầu nguyện, chuẩn bị tấm lòng, để ra mắt Chúa và dâng lên Chúa điều tốt nhất.

Bạn chuẩn bị ra sao cho thì giờ thờ phượng, khi sắp bước vào sự hiện diện thánh của Chúa?

“Lạy Chúa, trước sự hiện diện thánh của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, xin cho con bước vào sự thờ phượng Chúa với tấm lòng và mọi sự được chuẩn bị chu đáo nhất, để con có thể dâng lên Ngài những gì tốt đẹp nhất”.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Vua Đa-vít truyền cho người Lê-vi làm gì?
  2. Người Lê-vi chuẩn bị những gì để rước Hòm Giao Ước về Giê-ru-sa-lem?
  3. Bạn học được gì về cách chuẩn bị cho thờ phượng Chúa của Vua Đa-vít và người Lê-vi?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 2.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 2.06.2024

in NAM GIỚI on 27 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 02.06.2024

  1. Đề tài: ĐÔI DÉP CỦA CHÚA GIÊ-XU.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 1:67-80.
  3. Câu gốc: Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài” (1Phi-e-rơ 2:21).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 61-63.
  5. Thể loại: Tìm hiểu.  

* CHỈ DẪN: Tìm hiểu.

  1. Mời người đặc trách thể loại “Tìm hiểu”, nhằm giúp chương trình nhóm lại của ban có thêm nhiều khám phá sinh động trong đời sống.
  2. Trao đề tài cho người đặc trách trước để nghiên cứu.
  3. Rút ra bài học áp dụng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tại Cộng hòa Congo là một xứ rất nghèo (xứ Zaire trước đây), nơi đây chẳng có đồ phế thải. Mọi thứ đều được sử dụng và tái sử dụng cho đến khi chẳng có một món gì bỏ đi. Một trong những mặt hàng tái xử lý ấy là lốp xe cũ. Các loại lốp xe hơi và xe tải được người ta cắt ra để làm dép râu bán cho người nghèo nhất sử dụng. Ngôn ngữ bộ tộc Lingala gọi loại dép nầy là “dép Giê-xu” vì chúng rất quen thuộc với người nghèo, và vì chúng giống như loại dép được mô tả trong các hình ảnh nói về Chúa Giê-xu.

Chúa Giê-xu đã để lại nhiều dấu chân từ đôi dép của Ngài trên những con đường đầy bụi của xứ Palestine. Bất cứ nơi đâu Ngài tới, Ngài mang đến sự tự do và bình an. Ngài đã chữa lành cho người mù bên con đường ở thành Giê-ri-cô. Ở Ga-đa-ra, Ngài đã giải phóng cho một người bị quỉ ám. Ngài đã khiến cho người què đi được và người điếc nghe được. Ngài đã chữa lành cho nhiều người phung khỏi căn bệnh quái ác ấy. Ngài đã tha thứ tội lỗi của những kẻ tái phạm. Ngài đã làm cho một bé gái và người bạn thân của Ngài là La-xa-rơ được sống lại.

Trong bài ca ngợi Chúa Giê-xu, cụ già Xa-cha-ri đã kết thúc bằng câu nói Đấng Mê-si, là Đấng mà cụ cho là “mặt trời” sẽ “đưa chân chúng tôi đi đường bình an” (Lu-ca 1:79). Bài ca của cụ Xa-cha-ri đã mô tả những gì Đấng Christ sẽ làm để đem lại sự bình an cho dân Y-sơ-ra-ên. Thế nhưng cụ cũng đề cập tới cách chúng ta sẽ phục hòa lại với Đức Chúa Trời và làm sao chúng ta có được sự bình an của Ngài. Vì chúng ta đã kinh nghiệm sự tha thứ tội lỗi, chúng ta có được niềm vui của việc đem Tin Lành nói đến sự bình an cho nhiều người khác.

Nếu có ai đó chịu theo dấu đôi dép râu ngày hôm nay, có phải người ấy sẽ nhìn thấy nhiều người được yên ủi, được nâng đỡ, và được soi sáng không? Có phải người ấy sẽ nhìn thấy nhiều người bị ngã lòng, nhưng ai sẽ nhấc họ lên đây? Có người nào tấm lòng đầy phiền muộn nhưng hiện nay đã được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời nhờ những lời nói và sự giúp đỡ của tôi không?

Phải, chắc có người sẽ chịu noi theo đấy – nếu tôi chịu mang lấy đôi “dép Giê-xu” hôm nay.

                                                                        Dave Egner.

SUY GẪM

+ Trong những ngày qua, tôi có mang sự bình an đến cho tha nhân qua những lời nói tử tế, qua những việc làm chín chắn?

+ Tấm lòng tôi có chắc được đầy dẫy sự bình an của Ngài chưa? Liệu tôi có bằng lòng giúp đỡ, hay cứ miệt mài với những sở thích riêng của mình?

+ Tôi phải làm cách nào để nhận ra mọi nhu cầu của bạn bè tôi? Tôi có thông cảm với họ chăng?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 26.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 26.05.2024

in NAM GIỚI on 20 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 26.05.2024

  1. Đề tài: PHẦN THƯỞNG CỦA CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 19:1-48.
  3. Câu gốc: “Ta nói cùng các ngươi, ai có, thì sẽ cho thêm; song ai không có, thì sẽ cất luôn của họ đã có nữa” (Lu-ca 19:26).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 58-60.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: “Phần Thưởng Của Chúa”.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

– Thời gian: 90 phút.

  1. CHUẨN BỊ.

Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

 

 

 

     Ôn chữ.                                                         Các dấu.

     Â = AA                    Ê = EE                          – Sắc = S

     Ă = AW                   Ư = UW = W                – Huyền = F             Ô = OO           Đ = DD           – Hỏi = R

     Ơ = OW                   ƯƠ = UOW                  – Ngã = X

                                                                            – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên đọc trước Lu-ca 19:1-48.

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  3. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

  1. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên)…………… 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm……………………….. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận……………………. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.
  2. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: Phần Thưởng Của Chúa.

Thưa các bạn, từ khi nhận biết Chúa yêu và cứu chuộc chúng ta thì mỗi người chúng ta luôn muốn đi theo Chúa và phục vụ Ngài. Dầu trong sự phục vụ đó, chúng ta chỉ muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn của mình đối với Chúa, nhưng Kinh Thánh cho biết Chúa sẽ ban thưởng cho người trung tín phục vụ Ngài. Vì vậy, ước mong qua bài học này, mỗi người chúng ta thể hiện lòng biết ơn Chúa qua sự phục vụ Ngài; và sẽ là người phục vụ đắc lực trong nhà Chúa để được nhận phần thưởng xứng đáng từ nơi Ngà .

  1. Xuất phát.

Cho các nhóm tập trung tại điểm xuất phát, ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và phát cho mỗi nhóm một câu đố Kinh Thánh. Nhóm nào giải trước thì sẽ được nhận mật thư trước và được số điểm cao nhất.

Câu đố Kinh Thánh: Xin cho biết, khi Chúa trở lại thế gian, Ngài sẽ đem theo điều gì cho chúng ta? (Đáp án: Khải Huyền 22:12).

*Mật thư 1: GIF DDIEEUF VEEF TINS TRUNG TA CHUNGS MUOONS CHUAS BIEETS CHO HAYX.

Ñ: Cá lội ngược dòng.

Ö Trạm 1.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời bằng cách viết ra giấy:

  1. So sánh điểm tương đồng và điểm khác biệt của ví dụ về các ta-lâng giữa Lu-ca 19:12-14 với Ma-thi-ơ 25:14-30.
  2. Phần Kinh Thánh nầy cho biết hạng người nào sẽ nhận được phần thưởng của chủ?

Sau khi hoàn tất câu hỏi ở trạm 1, nhóm thực hiện tốt sẽ được nhận mật thư 2 và giải mật thư để tìm đến trạm 2.

* Mật thư 2: KHI MAF CHUNGS TOOI TA CUWS TRUNG VAF TINS VAANG PHUCJ DDEER VUJ CHUR CHUAS VAAYJ THIF BANJ SEX COS NHAANJ LANHX DDUOWCJ CACS DDIEEUF NAOF GIF.

Ñ:Ăn miếng nhả miếng.

Ö Trạm 2.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Xin mô tả 3 thái độ phục vụ của 3 hạng người được nhắc đến trong ví dụ (Lu-ca 19:15-19).
  2. Bạn học được điều gì qua sự ban thưởng của Chúa?

* Mật thư 3:   3 8 152 9 5 5 20 1920 1 98 1 9 10 3 21 1 1819 21 23 102 1 1 20 1920 18 21 14 722 1 62 1 1 20 1920 21 1 1 14

Ñ: A! Cô ấy luôn đứng đầu.

(Bật mí: Dùng mã chữ số thế mật thư trên theo thứ tự bảng chữ cái: A=1, B=2, C=3, D=4, E=5, F=6, G=7, H=8, I=9, J=10, K=11, L=12, M=13, N=14, O=15, P=16, Q=17, R=18, S=19, T=20, U=21, V=22, W=23, X=24, Y=25).

Ö Trạm 3.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Đọc Lu-ca 19:24-27 và cho biết cách Chúa đối xử với người thứ ba thế nào?
  2. Vì sao người thứ ba được Chúa đối xử như vậy?
  3. Bạn học được điều gì qua cách Chúa đối xử với người thứ ba nầy?

– NHD phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

  1. Kết thúc.

-NHD tóm lược bài học về sự ban thưởng của Chúa và kêu gọi ban viêntrung tín phục vụ Ngài để được Chúa ban thưởng.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Nhiều người Việt chúng ta bị mắc một căn bệnh trầm kha là bệnh “kiêu ngạo ngầm”. Một bà mẹ khoe về con mình như sau: “Trong gia đình tôi có hai con là bác sĩ, hai dược sĩ, một nha sĩ, một luật sư và một kỹ sư, nhưng đứa kỹ sư thì lại làm nhiều tiền nhất trong các anh chị em”. Bà cũng kể rằng đứa con kỹ sư khi làm việc thì rất hăng hái, lúc nào cũng làm vừa lòng chủ và hoàn tất các công việc, nên mỗi năm đều được lên lương, lên chức và bổng lộc rất nhiều. Tiếc rằng, khi hỏi tại sao bà không khích lệ con đi học thần học để làm mục sư, bà nói: “Học làm mục sư thì cực khổ mà chẳng được cả!”

Điều này cho thấy, phần lớn chúng ta có một cái nhìn sai lầm về Chúa và đạo của Ngài. Chúng ta luôn tìm kiếm các phần thưởng của thế gian này bằng tiền bạc, danh vọng và địa vị, nhưng chúng ta lại né tránh phục vụ Chúa vì không thấy phần thưởng cụ thể ngay trước mắt. (Cũng có thể là vì chúng ta ngại khổ chăng?) Thêm vào đó, một số con cái Chúa quan niệm sai lầm rằng phục vụ Chúa thì đừng tìm kiếm phần thưởng gì cả, chỉ làm vì yêu mến Chúa mà thôi. Điều này đi ngược lại với Lời Chúa dạy trong bài học mà chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây. Dĩ nhiên là khi được Chúa yêu và cứu chúng ta, thì chúng ta bày tỏ lòng biết ơn Chúa bằng cách phục vụ Ngài một cách vô vụ lợi. Dẫu vậy, tìm kiếm phần thưởng Chúa hứa cho những người trung tín phục vụ Ngài là điều tốt và hợp với Kinh Thánh.

  1. Chúa Muốn Chúng Ta Trung Tín Phục Vụ Ngài (Lu-ca 19:12-14).

Câu 11 cho chúng ta biết cách diễn dịch ví dụ này đúng theo ý Chúa muốn. Sau khi Chúa tuyên bố: “Hôm nay, sự cứu đã vào nhà này”, người nghe hiểu lầm rằng nước Chúa đã đến rồi, “Tưởng rằng nước Đức Chúa Trời sẽ hiện ra ngay”. Qua ví dụ này, Ngài cho họ biết là nước Chúa sẽ hoàn tất trong tương lai, khi Ngài trở lại thế gian lần thứ hai. Vì thế, những ai tin Chúa cần phải biết Chúa muốn họ làm gì cho đến khi Ngài trở lại. Ví dụ này tuy rằng có một vài điểm tương đồng với ví dụ về các ta-lâng trong Ma-thi-ơ 25:14-30, nhưng lại có một vài điểm khác biệt rất quan trọng. Ví dụ trong Ma-thi-ơ nói đến các sự ban cho khác nhau nhưng phần thưởng thì giống nhau, còn ví dụ trong đoạn này nói đến các sự ban cho giống nhau nhưng phần thưởng thì khác nhau.

Thêm vào đó, ví dụ trong Ma-thi-ơ nói đến các ân tứ và khả năng Chúa ban cho chúng ta nhiều hay ít tùy theo mỗi người, nhưng nếu chúng ta trung tín sử dụng những ân tứ này thì Chúa sẽ tưởng thưởng cho chúng ta. Chúng ta có thể dùng hình ảnh nào để diễn tả ví dụ trong đoạn này khi Chúa ban cho mỗi người chúng ta một thứ giống nhau? Có thể là thì giờ chăng? Vì tất cả chúng ta đều có 24 tiếng một ngày, 365 ngày một năm. Có thể đó là Tin Lành mà Chúa ban cho chúng ta và tùy theo cách chúng ta chia sẻ hay giấu kín Tin Lành Chúa giao chăng?

  1. Chúa Sẽ Ban Thưởng Cho Sự Trung Tín Của Chúng Ta (Lu-ca 19:15-19).

Trong mười người đầy tớ, Chúa Giê-xu nêu lên ba người và ba thái độ khác nhau, để dạy chúng ta bài học về sự vâng lời và sự trung tín hầu việc Ngài.

Người đầu tiên đã vâng lời chủ mình và trung tín trong sự phục vụ với kết quả là một lời mười (c.16), nên được gọi là “ngay lành”, “được lắm” và được thưởng 10 thành để cai trị. Người kế tiếp cũng trung tín phục vụ với kết quả là một lời năm (c.18), nên được giao cho 5 thành để cai trị. Chúng ta rút ra được điều gì qua Lời Chúa dạy trong phân đoạn này?

– Trước hết, chúng ta thấy Chúa giao việc nhỏ để thử chúng ta (mỗi người 1 nén bạc), nhưng phần thưởng cho sự trung tín thì rất lớn (cai trị 10 thành hay 5 thành).

– Điều thứ hai, khi chúng ta trung tín trong việc nhỏ, thì Chúa giao thêm việc lớn cho chúng ta. Có người hiểu lầm là Chúa thưởng chúng ta bằng sự nghỉ ngơi, thay vì giao thêm việc cho chúng ta làm. Chúa đối với chúng ta giống như chúng ta đối với con cái mình vậy. Khi con còn nhỏ, chúng ta giao việc nhỏ và đơn giản để nó tập làm. Khi con lớn hơn, chúng ta giao việc lớn hơn; và cứ như thế cho đến khi nó làm được nhiều điều lớn hơn chúng ta nữa.

– Điều thứ ba chúng ta học được là, hai đầy tớ này vẫn trung tín phục vụ, dù chủ không hứa hẹn thưởng gì cả, và ngay việc chủ trở lại cũng không có gì chắc chắn. Như thế, Lời Chúa hứa sẽ ban thưởng cho ai trung tín phục vụ Ngài là chắc chắn. Khải Huyền 22:12 nói như sau, “Nầy, Ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với Ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm”.

III. Hậu Quả Của Sự Bất Trung Và Bất Tuân (Lu 19:24-27).

Cách Chúa đối xử với người thứ ba cần được giải thích kỹ để tránh hiểu lầm Lời Chúa dạy. Trước hết, người này bất tuân vì chủ đã bảo “Hãy dùng bạc nầy sanh lợi cho đến khi ta trở về”. Nhưng đầy tớ này lại đem gói giữ trong khăn, bất tuân lời của chủ mình. Có thể, vì anh nghĩ chưa chắc gì chủ mình sẽ trở lại chăng? Thứ hai, cách trả lời của anh ta cho thấy anh chưa từng hiểu rõ chủ mình. Khi anh nói anh “sợ chúa, vì chúa là người nghiêm nhặt, hay lấy trong nơi không để, gặt trong chỗ không gieo”, có nghĩa là anh nghĩ xấu về chủ và vì sợ hãi nên trốn tránh, không hoàn thành trách nhiệm chủ giao phó. Đối với đầy tớ này, người chủ ra lệnh lấy lại nén bạc và giao cho người đầu tư thành công nhất.

Chúa Giê-xu đã phán về nước thiên đàng như sau, “Vì ai có sẽ được cho thêm để được dư dật, còn ai không có sẽ bị cất luôn điều chính mình đang có nữa” (Ma-thi-ơ 13:12). Thật vậy, phần thưởng cho sự trung tín hầu việc Chúa là có nhiều việc hơn để làm cho Chúa. Đây là một vinh dự lớn cho những ai được đồng công với Ngài, và phần thưởng Chúa cho họ là lớn lắm. Hậu quả của người đầy tớ bất trung và bất tuân này là ngay cả cái gì đang có Chúa cũng cất đi luôn.

Chúa cho chúng ta ai cũng có cùng một số lượng thì giờ như nhau, nhưng nếu chúng ta không biết cách đầu tư thì giờ mình thì Chúa có thể sẽ cất thì giờ chúng ta luôn. Có người có thể dành nhiều thì giờ cho Chúa, có người không. Nhưng nếu mỗi chúng ta nghiêm chỉnh tự hỏi xem mình có đang lãng phí thì giờ Chúa ban không và nếu có thì tìm cách điều chỉnh, Chúa sẽ ban phước lại cho chúng ta. Điều Chúa ban cho cũng có thể là Tin Lành của Ngài để chúng ta đầu tư. Nếu chúng ta xao lãng làm việc này thì Ngài sẽ dùng người khác hay Hội Thánh khác. Chẳng bao lâu nữa, nếu Chúa không dùng Hội Thánh chúng ta thì chúng ta sẽ trở thành một câu lạc bộ hơn là một Hội Thánh của Ngài. Sự khác biệt giữa một câu lạc bộ và một Hội Thánh là câu lạc bộ hiện hữu để phục vụ các hội viên câu lạc bộ, còn Hội Thánh hiện hữu để phục vụ Chúa, gây dựng tín hữu và phục vụ tha nhân.

Một Hội Thánh nọ, lúc đầu mới thành lập tuy ít người nhưng ai cũng làm việc siêng năng. Từ từ đông người hơn thì bắt đầu có nan đề. Một vài người có mặt từ lúc đầu, nay cảm thấy bị bỏ rơi vì có nhiều người mới hăng hái đóng góp trong Hội Thánh. Sau đó, họ bỏ đi nhóm vì tự ái và giận mục sư. Một Hội Thánh khác thì các vị lãnh đạo thụ động, không chịu cộng tác với mục sư để phát triển Hội Thánh, lúc nào cũng nói câu, “Thôi, tôi chỉ cần tin Chúa và được cứu là được rồi, được cứu dường như qua lửa cũng không sao”. Chúng ta nên nhớ rằng, Hội Thánh chúng ta đang sinh hoạt là Hội Thánh của Chúa và một ngày kia chúng ta sẽ đứng trước mặt Ngài, trả lời về những gì mình đã làm (hay không chịu làm) khi mình đang có trách nhiệm chăm sóc Hội Thánh của Chúa. Hy vọng rằng lúc đó, tất cả chúng ta đều được Chúa ban thưởng vì đã trung tín phục vụ Ngài khi còn ở thế gian này.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 19.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 19.05.2024

in NAM GIỚI on 13 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 19.05.2024 (Lễ Ngũ Tuần)

  1. Đề tài: “TIN TỨC TỐT LÀNH”.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 6:23, Rô-ma 7:18-21, Rô-ma 5:6.
  3. Câu Gốc: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Xem Chúa nhật 31.03.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phải chăng Đạo Tin Lành cũng là đạo tin theo để làm lành? Mọi người Việt Nam đều biết phân biệt điều lành, điều dữ. Ai cũng biết “Ở hiền gặp lành” Ai cũng muốn ăn ngay ở lành. Chịu ảnh hưởng của Nho Giáo, người Việt Nam còn biết quý trọng đạo làm người, biết ơn quân sư phụ, biết giữ nhân, nghĩa, lễ trí, tín. Đa số người Việt Nam đều sùng đạo, không theo tôn giáo này thì cũng theo tín ngưỡng khác. Từ đó có nhiều người quan niệm cho rằng Đạo nào cũng tốt, Đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành. Vậy Đạo Tin Lành cũng là Đạo tin theo để làm lành thì không cần theo, vì mình đã có đạo rồi, thậm chí đạo của mình đang có đông người theo.

Thật ra, chữ Tin Lành có nghĩa là “Tin Tức Tốt Lành” chứ không có nghĩa là tin theo để làm lành. Nếu truyền thêm cho người Việt một đạo dạy làm lành nữa thì cũng bằng thừa vì từ nhỏ cho đến lớn, ai cũng biết cần phải làm lành. Vấn đề ở đây là loài người dù ý thức cần làm lành nhưng không đủ khả năng làm lành cho trọn. Sứ đồ Phao-lô đã diễn tả sự thật này như sau: “Tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, bởi tôi có ý muốn làm điều lành nhưng không có quyền làm trọn, vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. Vậy tôi thấy có một luật này trong tôi: Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi” (Rô-ma 7:18-21). Sở dĩ chúng ta không làm lành trọn được là vì luật tội lỗi đang hiện diện và chế ngự trong mỗi con người chúng ta, khiến chúng ta không có khả năng làm lành cho trọn. Dù suốt đời ta cố làm lành nhưng chỉ một ngày ta lỡ làm ác thì cũng luống công. Kinh Thánh chép: “Người nào giữ toàn bộ luật pháp, nhưng chỉ phạm một điều là coi như đã phạm tất cả” (Gia-cơ 2:10).

Dù chúng ta chưa làm gì nên tội đối với luật pháp của loài người, thì trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta vẫn bị kể là tội nhân. Dù chúng ta có làm được bao nhiêu việc lành đối với đời, thì trước mặt Chúa vẫn còn thiếu hụt, không có gì đáng kể. Những việc công bình của loài người đều được Ngài xem như “áo nhớp”. Tiêu chuẩn của Chúa là trọn vẹn, mà loài người thì bất toàn. “Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” Sứ đồ Phao-lô làm chứng tiếp: “Thật bất hạnh cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát ách nô lệ của thể xác tội lỗi hư hoại này?” Rồi ông vui mừng thốt lên: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, tôi được giải cứu nhờ Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” (Rô-ma 7:24-25).

Cảm tạ Chúa, vì Chúa biết rõ loài người không có khả năng làm lành cho trọn, cũng không có khả năng tự mình giải thoát ra khỏi quyền lực ghê gớm của tội lỗi nên “đang khi chúng ta còn yếu đuối, Chúa Cứu Thế đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội” (Rô-ma 5:6). Nhờ sự chết đền tội của Chúa Cứu Thế Giê-xu và quyền năng của Đức Thánh Linh, khi một tội nhân ý thức tội lỗi và ăn năn, quyết tâm từ bỏ tội quay về cùng Chúa; thì Chúa ban quyền năng tái tạo người đó trở nên mới, đồng thời ban cho người đó có khả năng để làm những việc lành mà trước đó họ không làm được bằng sức riêng. Đây là một “Tin tức tốt lành”, là giải pháp tuyệt hảo cho mỗi chúng ta.

Nếu hiện nay quý vị đang theo một tôn giáo dạy người ta làm lành, đó là điều tốt vì đã nói lên quyết tâm làm lành lánh dữ của quý vị. Thế nhưng, chính trong quá trình cố gắng như thế, quý vị cũng đã nhận ra sự thật là mình làm lành không trọn, lòng không bình an, không biết chắc nỗ lực đến mức nào mới đủ để được lên thiên đàng. Tất cả mọi người đang tự tu, tự cứu rỗi đều có cùng một tâm trạng bất an như thế.

Người Tin Lành biết mình đã được cứu rỗi, với tâm trạng bình an, hy vọng. Người Tin Lành tin chắc khi qua đời là về ngay với Chúa trên thiên đàng. Vì sự cứu rỗi là quà tặng do Chúa Giê-xu đã làm xong và ban cho chúng ta. Quà tặng này không phải do chúng ta làm gì xứng đáng để nhận lãnh nhưng do lòng thương xót vô hạn của Chúa ban cho. “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là đời sống vĩnh cửu trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” Đức Chúa Trời đã tuyên hứa như thế vì Ngài là Đấng thành tín, không bao giờ thất hứa. Rất mong quý vị lấy lòng tin tiếp nhận Tin Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu để hưởng được ơn cứu rỗi, nhiên hậu mới được hưởng bình an, thỏa lòng, yên tâm và sự sống mới do Chúa ban cho.

Mục sư Nguyễn Văn Huệ

(Theo TinLanhHyvong.com)

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 12.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 12.05.2024

in NAM GIỚI on 6 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 12.05.2024 

  1. Đề tài: LỄ MẪU THÂN.
  2. Kinh Thánh: Châm 23:22,25, Ê-phê-sô 6:1.
  3. Câu Gốc: “Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa” (Cô-lô-se 3:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 55-57.
  5. Thể loại: Tâm tình.

* CHỈ DẪN: Tâm tình.

  1. Mời tất cả các bà mẹ của ban viên đến tham dự buổi nhóm.
  2. Mời một số bà mẹ có lời tâm tình gửi đến những người con.
  3. Mời một số ban viên nói lên cảm tưởng đối với mẹ.
  4. Chuẩn bị những phần quà gửi tặng các bà mẹ.
  5. Các ban viên chuẩn bị buổi thông công (các món ăn do chính tay mình nấu) để phục vụ các bà mẹ.

KÝ ỨC VỀ MẸ
“Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi” (Thi-thiên 139:13) 

Nếu bạn hỏi, tôi nhớ gì về mẹ?
Tôi nói rằng, nhớ nhiều lắm bạn ơi!
Nhớ chén cơm, nhớ bát nước, nụ cười
Nhớ đêm tối, mẹ canh cho tôi ngủ…
Tôi nhớ cả những mùa mưa nước lũ
Nhớ ngôi nhà, nơi quê cũ, bụi tre.
Nhớ đôi tay thật kiên nhẫn, chở che
Và tôi nhớ những chiều về bên mẹ…
Tôi vẫn nhớ, dù thời gian qua lẹ
Nhớ những năm mẹ vất vả hy sinh.
Lo cho tôi và hết cả gia đình
Được no ấm, bình yên qua gian khổ!
Tôi nhớ lúc đời gặp nhiều giông tố
Lòng vững tin vào nơi Đức Chúa Trời.
Mẹ cầu xin sự tiếp sức đời đời
Luôn trung tín, không bao giờ run sợ!
Nếu bạn hỏi, làm sao tôi mãi nhớ
Tôi thật lòng, hỏi bạn cớ sao quên?
Hạnh phúc nào bằng có mẹ cạnh bên
Bởi do Đấng Yêu Thương ban tặng mẹ!
Tôi xin Ngài, cho mẹ luôn mạnh khỏe
Ở nơi nào mẹ cũng được bình an.
Mẹ thương tôi, tình mẫu tử tuôn tràn.
Tôi nhớ mãi, tình mẹ hiền cao quý! 

Tiểu Minh Ngọc